You are on page 1of 10

Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1 (3 đ)
a. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động
của gió Mậu dịch?
Bài làm.
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra hệ quả hiện tượng chuyển động
biểu kiến của Mặt Trời, có ảnh hưởng đến hoạt động của gió mậu dịch.
- Chuyển động biểu kiến làm thay đổi lượng nhiệt, bức xạ ở mỗi bán cầu qua đó làm
thay đổi các vành đai chí tuyến, xích đạo; làm thay đổi hoạt động các gió mậu dịch.
- Chuyển động biểu kiến Mặt Trời tạo ra sự dịch chuyển các vành đai khí áp (áp thấp
xích đạo, áp cao cận chí tuyến), qua đó làm thay đổi phạm vi hoạt động của gió mậu dịch,
- Bán cầu mùa hạ: Áp thấp xích đạo phát triển về phía bán cầu này, bán cầu mùa đông
có áp cao cận chí tuyến hoạt động mạnh tạo động lực cho gió mậu dịch vượt xích đạo hình
thành gió mùa mùa hạ cho nhiều khu vực nội chí tuyến.
- Bán cầu mùa đông: Khu vực nội chí tuyến thường có gió mậu dịch hoạt động mạnh
do áp cao cận chí tuyến phát triển, không còn gió thổi từ xích đạo đến.

b. Phân tích tác động của khí hậu đến quá trình hình thành đất ở khu vực Xích đạo.
Bài làm.
* Quá trình hình thành đất ở khu vực xích đạo chịu tác động tổng hợp và đồng thời
của nhiều nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người. Trong đó khí hậu
là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất ở khu vực này. Khu vực xích đạo
có khí hậu xích đạo với đặc điểm nhiệt độ cao, ẩm lớn… là điều kiền thuận lợi cho quá trình
feralit diễn ra mạnh, hình thành đất feralit đỏ vàng đặc trưng cho khu vực này.
* Khí hậu xích đạo rất thuận lợi cho quá trình feralit do:
- Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo
nên một lớp đất dày.
- Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca 2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có
sự tích tụ ôxit sắt (Fe203) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế, loại đất này được
gọi là đất feralit đỏ vàng.

Câu 2 (2 đ)
a.Giải thích vì sao dân cư tập trung đông đúc ở khu vực Châu Á gió mùa...
Bài làm.
* Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ
nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. Sự phân bố dân cư chịu tác
động của nhiều nhân tố: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế,
điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, nhân tố khác (chuyển cư, gia tăng dân số…).
Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

* Khu vực Châu Á gió mùa dân cư tập trung đông đúc do hội tụ nhiều thuận lợi của
các điều kiện trên.
- Tính chất sản xuất: Đây là khu vực trồng lúa nước phát triển từ lâu. Hoạt động này
vừa đòi hỏi tập trung lao động, vừa có thể nuôi được nhiều người trên một đơn vị diện tích
đất đai. Những tập trung đông nhất hoạt động này cũng là những nơi có mức độ tập trung dân
cư cao nhất.
- Lịch sử cư trú: Là những nơi cư dân cư trú ổn định từ hàng ngàn năm.
- Gia tăng dân số: Khu vực này luôn duy trì mức sinh khá cao. Trong thế kỉ XX, phần
lớn các quốc gia ở đây đều có tỉ lệ gia tăng dân số cao.
- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện thuận lợi cho cư trú và sản xuất (đất đai màu mỡ, khí
hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, giàu tài nguyên thiên nhiên…).
- Khác: Gia tăng cơ học cao, ít di cư, tập trung nhiều điều kiện hấp dẫn dân cư.

b.Tại sao công nghiệp điện tử - tin học phát triển mạnh ở các nước phát triển?
Bài làm.
- Ngành công nghiệp điện tử - tin học đã không ngừng góp phần to lớn trong sự phát
triển kinh tế quốc dân của nhiều quốc gia.Trở thành một ngành quan trọng chiếm vị trí cao
nhất trong nhiều nước phát triển. Là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của các quốc
gia vì để tạo ra một sản phẩm cần nhiều thời gian, chi phí cao, đòi hỏi chất xám và trình độ kĩ
thuật cao. Vì thế nước nào có ngành công nghiệp này càng phát triển càng chứng tỏ Ɩà một
quốc gia có nền kinh tế – kĩ thuật phát triển ở trình độ cao (các nước phát triển).
- Đặc điểm sản xuất của ngành yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ
thuật cao, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển và vốn đầu tư nhiều.
- Đặc điểm sản phẩm (máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn
thông…) được tiêu thụ chủ yếu ở các nước phát triển, nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp,
dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng chất lượng cao…

Câu 3 (3 đ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Phân tích các yếu tố thuộc về hoàn lưu khí quyển tác động đến chế độ mưa của
nước ta.
Bài làm.
Các yếu tố hoàn lưu khí quyển có tác động đến chế độ mưa nước ta gồm: gió thường
xuyên, gió mùa (gió mùa Đông Bắc, gió Tây Nam TBg, gió mùa Tây Nam), dải hội tụ nhiệt
đới, bão, áMột trong những nhân tố quan trọng tác động đến chế độ mưa của nước ta chính là
hoàn lưu khí quyển, cụ thể:
- Gió thường xuyên: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có Tín
Phong Bắc bán cầu hoạt động quanh năm nhưng gió mùa hoạt động mạnh đã lấn át gió Tín
Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

Phong. Vì vậy, gió Tín phong chỉ thổi xen kẽ với gió mùa và có tác động mạnh lên và thời kì
chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
+ Vào mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến tây
Thái Bình Dương thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn đã gây mưa
cho vùng ven biển Trung Bộ là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây
Nguyên. Ở miền Bắc, khi gió mùa Đông Bắc hoạt động yếu, Tín phong hoạt động xen kẽ,
mạnh lên, gây thời tiết khô ấm.
+ Vào mùa hạ, Tín Phong BBC kết hợp với GMTN (hình thành nên dải hội tụ nhiệt
đới) đã gây nhiễu loạn thời tiết như bão, mưa, áp thấp, sấm sét…
- Gió mùa: Do nước ta nằm trong khu vực ảnh hưởng của gió mùa Châu Á nên nước
ta có lượng mưa lớn hơn các nước ở cùng vĩ độ tại khu vực Tây Nam Á và Bắc Phi, Đông
Phi.
+ Gió mùa mùa hạ có tính chất nóng ẩm là nguyên nhân chính tạo nên mùa mưa ở hầu
hết các khu vực lãnh thổ nước ta:
. Đầu hạ (từ tháng 5 đến tháng 7): gió mùa mùa hạ có nguồn gốc từ áp cao Bắc Ấn Độ
Dương phía Tây vịnh Bengan (TBg) xâm nhập trực tiếp vào nhước ta gây mưa lớn cho Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới
Việt – Lào thì gió trở nên khô nóng gây nên hiệu ứng phơn cho vùng đồng bằng ven biển
Trung Bộ và phía nam khu vực Tây Bắc
. Giữa và cuối hạ (từ tháng 8 đến tháng 10): gió mùa mùa hạ xuất phát từ áp cao cận
chí tuyến Nam thổi vào nước ta gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở đồng bằng
Nam Bộ và Tây Nguyên. Kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Do sức hút của áp thấp Bắc Bộ gió này chuyển thành hướng đông nam gây mưa cho Bắc Bộ.
+ Gió mùa mùa đông:
. Nửa đầu mùa đông (từ tháng 11 – tháng 1): khối không khí lạnh di chuyển qua lục
địa Á-Âu và Trung Hoa đại lục thổi vào nước ta có tính chất lạnh, khô, ít gây mưa gây ra kiểu
thời tiết hanh, khô và lạnh.
. Nửa sau mùa đông (Từ tháng 2 – tháng 4): Khối khí lạnh di chuyển qua biển được
tăng ẩm nên có tính chất lạnh ẩm gây mưa phùn cho đồng bằng Bắc Bộ và ven biển Bắc
Trung Bộ.
- Frông cực: Hình thành do sự lấn sâu của khối khí NPc xuống phía Nam, gặp khối
khí Tm tại cùng chí tuyến. Chủ yếu hoạt động ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ vào mùa đông
(phạm vi hoạt động không quá 16 độ B). Mỗi khi hoạt động chỉ theo đợt và tạo mưa đầu thời
kì hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
- Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh vào mùa hạ mang đến cho nước ta một lượng
mưa lớn:
+ Đầu mùa hạ là dải hội tụ nhiệt đới chạy theo phương kinh tuyến giao giữa gió Tín
phong Đông Bắc và gió Tây Nam TBg gây mưa đầu mùa cho cả nước, mưa Tiểu mãn cho
Trung bộ.
Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

+ Giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam gặp Tín phong bán cầu Bắc tạo nên dải hội
tụ nhiệt đới, chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ này
vắt ngang qua Bắc Bộ vào tháng VIII, theo chuyển động biểu kiên của Mặt Trời lùi dần vào
Trung Bộ và Nam Bộ vào tháng IX, X, sau đó lùi xuống vĩ độ trung bình ở xích đạo. Dải hội
tụ gây mưa lớn, áp thấp, bão; nên tháng đỉnh mưa và áp thấp, bão cũng lùi dần từ bắc vào
nam theo sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới.

b. Chứng minh địa hình và khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sông ngòi vùng Bắc Trung
Bộ.
Bài làm.
* Tác động của địa hình đến sông ngòi vùng Bắc Trung Bộ. Địa hình nhân tố rất quan
trọng của tự nhiên. Điều đó được thể hiện ở chỗ địa hình làm nền và tác động mạnh tới các
yếu tố khác, trong đó có sông ngòi.
- Hướng nghiêng của địa hình (tây bắc - đông nam) nên sông ngòi đều bắt nguồn từ
vùng đồi núi phía tây và đổ ra biển Đông.
- Hướng núi (tây - đông) có tác động lớn trong việc quy định hướng sông, làm cho
sông ngòi trong vùng chảy theo hướng tây – đông là chính: sông Chu, sông Cả, sông Gianh,
sông Bến Hải, sông Bồ…
- Địa hình có độ dốc lớn (do không có bộ phận chuyển tiếp) nên độ dốc của sông ngòi
cũng lớn.
- Địa hình núi tập trung ở phía tây, kết hợp với hình dáng lãnh thổ làm chiều dài sông
nhỏ, ngắn, dốc.
- Địa hình có độ dốc lớn (kết hợp với cấu trúc nham thạch cứng) nên khả năng bồi lấp
phù sa ở vùng hạ nguồn hạn chế.
* Tác động của khí hậu đến sông ngòi Bắc Trung Bộ:
- Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi Bắc Trung Bộ theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ
tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Mùa lũ chiếm khoảng 70-80%
tổng lượng nước cả năm.
- Sông ngòi Bắc Trung Bộ: mùa lũ vào thu - đông (từ tháng 9 đến tháng 12), đỉnh lũ
vào tháng 10,11.
- Chế độ mưa diễn biến thất thường (do ảnh hưởng của bão, áp thấp…) làm cho chế
độ dòng chảy sông ngòi cũng thất thường.

Câu 4 (3đ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, hãy:
a.Giải thích tại sao cùng thuộc sườn đông của dãy Trường Sơn nhưng dải đồng bằng
ven biển Bắc Trung Bộ và dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ không cùng nằm trên một
miền khí hậu?
Bài làm.
Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

Cùng thuộc sườn đông của dãy Trường Sơn nhưng dải đồng bằng ven biển Bắc Trung
Bộ và dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ không cùng nằm trên một miền khí hậu, được
ngăn cách bởi dãy Bạch Mã do có sự khác biệt về đặc điểm chế độ nhiệt giữa hai vùng:
- Dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ: Mùa đông, vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp
của gió mùa Đông Bắc, lấn át gió Tín phong, mùa đông tương đối lạnh, có 2 – 3 tháng nhiệt
độ xuống dưới 200C, có những năm nhiệt độ xuống thấp dưới 180C.
- Trong khi đó, dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ hầu như không chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió này suy yếu hoàn toàn và ngừng hẳn. Vì thế vùng này chỉ
chịu ảnh hưởng của gió Tín phong Đông Bắc, mùa đông ấm hơn, nhìn chung cả năm nắng
nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 210C.

b. Phân tích đặc điểm thổ nhưỡng của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Bài làm.
* Đặc điểm thổ nhưỡng của vùng núi Trường Sơn Bắc (từ phía nam sông Cả đến dãy
Bạch Mã): gồm 3 nhóm đất với nhiều loại đất.
- Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất với đặc điểm chua, nghèo mùn, đất có màu
đỏ vàng… thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng, chăn nuôi gia súc.
Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía tây:
+ Đất feralit trên đá badan phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng
Bình, Quảng Trị,...
+ Đất feralit trên đá vôi rải rác ở vùng đồi núi, cao nguyên đá vôi ở Quảng Bình.
+ Đất feralit trên các loại đá khác chiếm diện tích lớn và phân bố rộng khắp vùng.
- Nhóm đất khác và núi đá gồm các loại đất feralit có mùn, đất mùn thô… rất nghèo
dinh dưỡng, thích hợp để trồng rừng. Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao phía tây.
- Nhóm đất phù sa chiếm diện tích nhỏ, tập trung ở dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
+ Đất phù sa sông chiếm diện tích nhỏ, giàu dinh dưỡng, thích hợp trồng các loại cây
lương thực, thực phẩm. Phân bố tập trung ở hai đồng bằng lớn Thanh Hoá và Nghệ An, rải
rác ở các đồng bằng còn lại.
+ Đất cát biển chiếm diện tích khá lớn, phân bố rải rác ở dải đồng bằng ven biển,
thành phần cơ giới từ cát đến cát pha, nghèo mùn, thích hợp trồng một số cây công nghiệp
ngắn ngày như lạc, mía, thuốc lá, đậu tương…
+ Đất xám phù sa cổ chiếm diện tích rất nhỏ, phân bố ở vùng đồi trung du hẹp.
* Đặc điểm thổ nhưỡng của vùng núi Trường Sơn Nam (từ dãy Bạch Mã đến khối núi
cực Nam Trung Bộ): gồm 3 nhóm đất với nhiều loại đất.
- Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất với đặc điểm chua, nghèo mùn, đất có màu
đỏ vàng… thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng, chăn nuôi gia súc.
Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía tây:
+ Đất feralit trên đá badan chiếm diện tích lớn, phân bố tập trung ở các cao nguyên
Plêiku, cao nguyên Đắk Lắk,...
Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

+ Đất feralit trên các loại đá khác tập trung ở khu vực đồi núi như Ngọc Krinh, Kon
Ka Kinh.
- Nhóm đất khác và núi đá gồm các loại đất feralit có mùn, đất mùn thô… rất nghèo
dinh dưỡng, thích hợp để trồng rừng. Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao ở Kon Tum và cực
Nam Trung Bộ.
- Nhóm đất phù sa chiếm diện tích nhỏ, tập trung ở dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
+ Đất xám trên phù sa cổ phân bố ở các vùng núi thấp.
+ Dọc các thung lũng sông và các cánh đồng giữa núi (An Khê, Ayun Pa…) có đất
phù sa sông.
+ Ven biển có đất mặn, đất cát biển.

Câu 5 (3đ)
a.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao sự phân
bố mạng lưới đô thị nước ta không đều giữa các vùng?
Bài làm.
- Mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đều trong phạm vi cả nước. Những vùng có
mạng lưới đô thị dày đặc là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ… Mạng lưới đô thị thưa
thớt ở Tây Nguyên, Tây Bắc…
- Sự phân bố mạng lưới đô thị nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: Trình độ
phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật, quá trình đô thị hoá, nhân tố khác (vị trí địa
lí, điều kiện tự nhiên…). Các nhân tố này có sự phân hoá khác nhau giữa các vùng.
+ Những vùng kinh tế phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, cơ sở vật chất kĩ thuật
và cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện thì mạng lưới đô thị phân bố dày đặc với nhiều đô thị
qui mô lớn, chức năng chủ yếu là công nghiệp như Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng…
+ Những vùng kinh tế chậm phát triển, mạng lưới đô thị thưa thớt, phân tán qui mô
nhỏ, chức năng đơn giản như Tây Bắc, Tây Nguyên…

b. Phân tích tác động của đại dịch Co-vid 19 đến tình hình lao động và việc làm ở
nước ta hiện nay.
Bài làm.
* Đại dịch Covid-19 là đại dịch bệnh truyền nhiễm, tác nhân là virut SARS-CoV-2,
đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, bắt đầu từ tháng 12/2019, tại thành phố Vũ Hán thuộc
miền Trung của Trung Quốc, xuất hiện ở nước ta từ ngày 23/1/2020. Đại dịch này là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến nhiều vấn đề về lao động và việc làm trên thế giới và trong đó có Việt
Nam.
* Tác động của đại dịch Covid-19 đến tình hình lao động và việc làm ở nước ta hiện
nay:
- Tác động của dịch Covid-19 đến lực lượng lao động:
Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

+ Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã
hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiều doanh nghiệp đến phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu
hẹp quy mô... điều này ảnh hưởng trực tiếp tình hình lao động và việc làm.
+ Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu
vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tiếp tục diễn ra.
+ Đại dịch Covid -19 đã làm cho đa số người lao động bị mất việc phải tạm thời rời
khỏi thị trường lao động trong thời gian dịch bệnh lây lan khi các biện pháp giãn cách xã hội
được áp dụng nghiêm túc và triệt để. 2.3. Tác động của dịch Covid -19 đến thất nghiệp và
thiếu việc làm
- Tác động của đại dịch Co-vid 19 đến vấn đề việc làm:
+ Tình trạng thiếu việc làm hiện nay không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản mà đang tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
+ Sản xuất bị đình trệ, nền kính tế bị đình đốn khi thực hiện giãn cách, phong tỏa
những nơi dịch bệnh xuất hiện và bùng phát nên lao động có nguy cơ bị mất việc, đặc biệt ở
các thành thị, do đó tỷ lệ thất nghiệp vào năm 2020 gia tăng đột biến, cả ở khu vực thành thị
và khu vực nông thôn.

Câu 6 (3đ)
a.Căn cứ vào bảng số liệu sau đây:
TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO KHỐI NƯỚC.
Đơn vị: triệu USD
Năm 2017 2018 2019 2020
TỔNG SỐ 215 118,6 243696,8 264267,2 282628,9
ASEAN 21 680,2 24854,2 25266,5 23132,4
APEC 148891,3 170305,8 188872,3 212577,4
EU 38286,4 41986,0 41536,4 35075,4
OPEC 6128,4 6231,3 5832,8 5530,0
Các khối và quốc gia 132,3 319,5 2759,2 6313,7
khác
(Nguồn:Niên giám thống kê Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Thống kê, 2021)
Hãy rút ra nhận xét và giải thích về tình hình xuất khẩu của nước ta.
Bài làm.
* Nhận xét:
- Tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của nước ta phân theo khối nước liên tục tăng trong
giai đoạn 2017-2020, tăng từ 215118,6 triệu USD lên 282628,9 triệu USD, tăng 1,31 lần.
- Trị giá xuất khẩu hàng hoá của nước ta phân theo các khối nước ASEAN, APEC,
EU, OPEC còn biến động.
Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

+ Trị giá xuất khẩu hàng hoá của nước ta theo khối nước APEC có xu hướng tăng liên
tục qua các năm.
+ Trị giá xuất khẩu hàng hoá của nước ta phân theo các khối nước ASEAN, EU,
OPEC tăng trong giai đoạn 2017-2019, giảm trong giai đoạn 2019-2020.
BẢNG CƠ CẤU TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA PHÂN
THEO KHỐI NƯỚC. Đơn vị: %
Năm 2017 2018 2019 2020
TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 282628,9
ASEAN 10,1 10,2 9,6 8,2
APEC 69,2 69,9 71,5 75,2
EU 17,8 17,2 15,7 12,4
OPEC 2,8 2,6 2,0 2,0
Các khối và quốc gia 0,1 0,1 1,2 2,2
khác
- Cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hoá còn nhiều biến động:
+ Khu vực APEC chiếm tỉ trọng cao nhất, có xu hướng tăng.
+ Khu vực ASEAN, EU, OPE có xu hướng giảm tỉ trọng.
+ Các khối và quốc gia khác có xu hướng tăng tỉ trọng.
* Giải thích:
- Tình hình xuất khẩu phát triển là do cơ chế quản lí thay đổi của tích cực, hiện nay
mở rộng quyền tự chủ cho các ngành các doanh nghiệp và các địa phương; Xoá bỏ cơ chế tập
trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lý của nhà nước và
pháp luật; Đổi mới toàn diện nền kinh tế, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực; Chính sách
mở cửa hội nhập (gia nhập ASEAN năm 1995, bình thường hóa quan hệ ngoại giao thương
mại với Hoa Kỳ năm 1995, gia nhập APEC năm 1998, gia nhập WTO năm 2007…)
- Năm 2020 trị giá xuất khẩu của nhiều khối nước có xu hướng giảm do tác dồng của
đại dịch Covid-19.

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao hoạt động vận
tải biển ở nước ta hiện nay được chú trọng phát triển?
Bài làm.
Hoạt động vận tải biển ở nước ta hiện nay được chú trọng phát triển do:
* Giao thông vận tải biển có vai trò quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
- Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích
cực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng các nguồn lực trong nước và nước ngoài; Có tác
động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp,
thương mại…).
Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

- Xã hội: Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động, nâng cao chất lượng cuộc
sống, giảm sự chênh lệch giữa đất liền và hải đảo.
- Chính trị - an ninh quốc phòng: Tăng cường hội nhập, mở rộng quan hệ giao lưu hợp
tác quốc tế; Góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển.
* Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành hàng hải.
- Nước ta nằm ở gần trung tâm khu vực ĐNA, phía đông bán đảo ĐD, vừa gắn với lục
địa vừa thông ra đại dương. Nằm ở ngã tư đường hàng hải quốc tế (tuyến hàng hải quốc tế từ
Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương) với nhiều cảng biển quốc tế (Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài
Gòn…
- Vùng biển rộng, nước biển ấm, đường bờ biển dài 3260km, khúc khuỷu nhiều vũng
vịnh kín gió, nhiều đảo che chắn ven bờ là điều kiện thuận lợi để xây dựng hải cảng, nhất là
cảng nước sâu: Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh…Vùng biển rộng, giáp với nhiều nước,
thông ra Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương hàng hải quốc tế. Thủy triều lên cao 3-
4m, tạo điều kiện cho tàu lớn cập bến thuận lợi.
- Nước ta hiện đang trong quá trình công nghiệp hoá, nền kinh tế đang phát triển
mạnh mẽ nên yêu cầu hàng hải phải đi trước một bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
- Đã hình thành mạng lưới giao thông đường biển trong nước và quốc tế, cơ sở vật
chất tương đối hoàn chỉnh, đa dạng.
- Chính sách ưu tiên phát triển dịch vụ hàng hải, những đổi mới trong cơ chế quản lí,
nguồn nhân lực hàng hải…

Câu 7 (3đ)
a. Tại sao vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải chủ động thích ứng với biến đổi khí
hậu?
Bài làm.
* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện
tích 40 nghìn km2, chiếm 12% diện tích cả nước. Đây là vùng trọng điểm lương thực - thực
phẩm lớn nhất của cả nước, đảm bảo an ninh trong cả nước và xuất khẩu.
* Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu ở
nước ta:
- Khí hậu nóng lên, băng tan, mực nước biển dâng làm gia tăng tần suất của các thiên
tai, thời tiết bất thường.
- Ở đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, có một số nơi chỉ cao 0,5 m so với
mặt nước biển và nước biển dâng, thủy triều lấn sâu vào đất liền và một số khu vực ngập
trong nước, biển xâm nhập sâu làm biến đổi hệ sinh thái đất liền.
* Đồng bằng sông Cửu Long phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu
- Do vùng phát triển chưa tương xứng so với tiềm năngvaf đầu tư và mong muốn.
Tiềm năng, lợi thế lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. Hạ tầng chiến lược phát triển
Đặng Tuấn Minh THPT Chuyên

chưa tương xứng với tiềm năng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn hạn chế so
với nhiều khu vực khác.
- Đẩy mạnh phát triển toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững, nâng
cao đời sống của nhân dân, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo bước đột phá nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
- Nhằm tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, dựa dẫm, vươn
lên; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định (gồm dân cư lao động,
tài nguyên thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa); nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột
phá (nguồn vốn, quản trị, khoa học công nghệ...). Đẩy mạnh liên kết vùng.

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Đông Nam Bộ
là vùng có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu nước ta.
Bài làm.
Đông Nam Bộ là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta:
- Có nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. So với cả nước Đông Nam Bộ có
1/2 số trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng) là TP. Hồ Chí Minh,
có 3/4 số trung tâm công nghiệp có quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).
- Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước. Tính
chung cả vùng, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 Đạt 53,2%
+ TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta
(trên 10%)
+ Có hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu trong khoảng từ 2,5 đến 10%.
- Cơ cấu ngành đa dạng và hoàn chỉnh nhất cả nước, trong đó có những ngành mà các
vùng khác không có như khai thác dầu khí, nhiệt điện chạy bằng tuốc bin khí, luyện kim màu,
sản xuất phân, điện, đạm từ khí…
- Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung theo tứ giác tăng trưởng (TP. Hồ Chí
Minh - Thủ Dầu Một - Biên Hòa - Vũng Tàu).

----Hết-----

You might also like