You are on page 1of 6

Câu 1.

Trình bày bằng sơ đồ các hệ quả chuyển

động của Trái Đất.


Câu 2. Phân biệt chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh
Mặt Trời của TĐ.
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là chuyển động xoay của Trái
Đất quanh trục của nó. Chuyển động này tạo ra sự thay đổi giữa ngày và đêm và có
thời gian hoàn thành một vòng xoay trong khoảng 24 giờ.
Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất là chuyển động quỹ đạo của Trái Đất
quanh Mặt Trời. Chuyển động này tạo ra sự thay đổi giữa các mùa trong năm và có
thời gian hoàn thành một vòng quỹ đạo trong khoảng 365 ngày.
Câu 3 Trình bày và giải thích hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt trời chỉ chiếu được một nửa Trái
Đất. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa bị che khuất gọi là đêm.
Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi
trên Trái Đất lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.
Câu 4: Trình bày các khái niệm: giờ địa phương (giờ Mặt Trời), giờ múi, giờ GMT.
Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau đó là giờ
địa phương thay giờ Mặt Trời)..
Giờ địa phương không thuận tiện trong các hoạt động kinh tế – xã hội, vì thể,
người ta chia Trái Đất làm 24 múi giờ (khu vực giới, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh
tuyến) . Các địa phương nằm trong cùng một mũi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ
múi.
Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean
Time). Số thứ tự các múi giờ được đánh từ kinh tuyến gốc sang phía đông.
Câu 5: Vì sao có đường chuyển ngày quốc tế? Nêu quy ước về đổi ngày.
Theo cách tỉnh giờ múi như vậy, trên Trái Đất luôn có mùi giờ mà ở đó có hai
ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đối ngày. Người ta
quy định lấy kinh tuyến 180 qua ghía mùi gia số 12 ở Thái Bình Dương làm đường
chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ tây sang đông qua kính tuyến trở thì lùi 1 ngày lịch,
còn nếu đi từ đông sang tây, qua kinh tuyến 180 thì tăng 1 ngày lịch.
Câu 6. Trình bày bằng hình vẽ hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ của ngày
22/6, 22/12 và nêu các hiện tượng địa lí chỉ diễn ra vào những ngày này.

Câu 7: Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự
quay quanh trục thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất?
– Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Một năm chỉ có một ngày và một đêm.
– Ngày dài sáu tháng, đêm dài sáu tháng.
– Ban ngày, mặt đất sẽ tích tụ một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Ban đêm
trở nên rất lạnh.
– Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí
áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm. Từ đó, hình thành những luồng gió cực mạnh.
– Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống.
Câu 8: Những nơi nào trên TĐ có thể nhìn thấy MT ở đúng đỉnh đầu vào lúc 12h
trưa?
Các địa điểm từ vĩ tuyến 23027'N (ngày 22/12) đến 23027'B (ngày 22/6) rồi lại xuống
vĩ tuyến 23027'N
Câu 9: Ngày nào trong năm mọi địa điểm ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất, đêm
ngắn nhất trong năm? Ngày nào trong năm mọi địa điểm ở bán cầu Nam có ngày
dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm? Tại sao?
Ngày 22/6, ở Bắc bán cầu có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn
nhất trong năm.
 Ngày 22/12, ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn
nhất trong năm.
Câu 10: Tại sao quanh năm ở xích đạo và vào các ngày Xuân phân, Thu phân ở mọi
địa điểm trên TĐ có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
Vì ở xích đạo, ngày Xuân phân, Thu phân tia sáng MT chiếu thẳng góc vào xích
đạo, cả 2 bán cầu hướng về phía MT với khoảng cách bằng nhau => thgian chiếu sáng
cho 2 bán cầu là như nhau => ngày dài bằng đêm
Câu 11: Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí trên TĐ
Phân bố theo vĩ độ địa lí
- Đặc điểm:
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao).
+ Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng
lớn.
- Nguyên nhân: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng
của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt nhận được giảm.
Phân bố theo lục địa và đại dương
-Đặc điểm:
   + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
   + Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.
   + Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng.
- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau và càng xa đại dương
tính chất lục địa càng tăng dần.
Phân bố theo địa hình
- Đặc điểm:
   + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C.
   + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.
- Nguyên nhân: Góc nhập xa khác nhau, tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ
thực vật và các hoạt động sản xuất của con người,…
Câu 12. Khí áp là gì? Nguyên nhân thay đổi khí áp.
-Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.
– Nguyên nhân thay đổi của khí áp:
+ Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ,
do đó khí áp giảm.
+ Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:
• Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.
• Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
+ Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Vì
thế, không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước
bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy
ra ở vùng áp thấp xích đạo.
Câu 13. Trình bày sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên TĐ (có thể trình bày
bằng hình vẽ)
Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:
Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ
không khí rất thấp, quanh năm băng giá).
Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và 30 - 35°N (do
nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và
bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén
xuống)
Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và 60°N
(do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).
Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí
cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp
xích đạo).
1. Gió Tây ôn đới:
- Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đối
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng tây là chủ yếu.
- Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều

2. Gió mậu dịch:

- Phạm vi hoạt động: Thổi từ áp cao cận chí tuyến về khu vực áp thấp Xđạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng : Đông Bắc (Bán cầu bắc) Đông Nam (Bán cầu nam).
- Tính chất của gió: Khô, ít mưa .

3. Gió Mùa:

- Là loại gió thổi 2 mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau.
- Loại gió này không có tính vành đai.
- Thường có ở đới nóng ( Ấn Độ, ĐNA…) và phía Đông các lục địa thuộc vĩ độ trung
bình như Đông Á , Đông nam Hoa Kỳ…
- Có 2 loại gió mùa:
+ Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa 2 bán cầu( vùng
nhiệt đới).

Câu 14 Trình bày phạm vi hoạt động, thời gian hoạt động, hướng và tính chất của
gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch, gió mùa. Liê n hệ Việt Nam.

1. Gió Tây ôn đới


- Phạm vi hoạt động: 30 – 600 ở mỗi bán cầu (từ áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).
- Thời gian: Gần như quanh năm.
- Hướng: Tây là chủ yếu (Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu).
- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.
2. Gió Mậu dịch
- Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo.
- Thời gian: Quanh năm.
- Hướng: Đông là chủ yếu (Đông Bắc ở Bắc bán cầu, Đông Nam ở Nam bán cầu).
- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Gió mùa
- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục
địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Khu vực có gió mùa:
+ Thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.
+ Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình: phía Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang
Nga, phía Đông Nam Hoa Kì.

Câu 15 Trình bày hoạt động của gió phơn (bằng hình vẽ). Liên hệ Việt Nam.
Câu 16. Trình bày phạm vi hoạt động, thời gian hoạt động, hướng và tính chất của
gió đất, gió biển. Liên hệ Việt Nam.
Gió địa phương
a) Gió biển, gió đất
- Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ
biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ
nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
- Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.
b) Gió fơn
- Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.
Câu 17. So sánh sự giống nhau và khác nhau của gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.
Liên hệ Việt Nam.

– Giống nhau: Gió thổi quanh năm


– Khác nhau:
*  Phạm vi hoạt động:
+ Gió Mậu dịch: Từ các khu áp cao ở hai chí tuyến về Xích đạo.
+ Gió Tây ôn đới: Từ các khu áp cao chí tuyến về phía áp thấp ôn đới.
* Hướng gió:
+ Gió Mậu dịch: Ở bán cầu Bắc hướng đông bắc, ở bán cầu Nam hướng đông nam.
+ Gió Tây ôn đới: Ở bán cầu Bắc hướng tây nam, ở bán cầu Nam hướng tây bắc.
* Tính chất: Gió Mậu dịch: khô. Gió Tây ôn đới: ẩm, mưa nhiều.

Câu 18. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
-Mưa là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất.
-Khí áp:
Vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn (hút gió, có không khí ẩm bốc lên cao,
ngưng tụ =>mây =>mưa)
Vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi =>mưa rất ít hoặc không
mưa.
-Frông: là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.
Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí =>các
nhiễu loạn không khí =>mây =>mưa
Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt.
Frông lạnh thường có mưa rào, mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.
Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều
-Gió:
Mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa
càng ít.
Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô.
Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều vào mùa hè (gió mùa mùa hạ, thổi từ
đại dương vào lục địa)
Câu 19 Trình bày và giải thích sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
-Phân bố theo vĩ độ: 
+Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ. 
+Mưa nhiều nhất ở Xích đạo (khí áp thấp, dải hội tụ nđới, gió mùa mùa hạ,
dòng biển nóng)→hai vùng ôn đới (khí áp thấp, gió Tây ôn đới)
+Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (áp cao, diện tích lục địa
lớn)
+Khu vực gần cực Bắc và cực Nam mưa rất ít (áp cao, dòng biển lạnh, không
có gió, nhiệt độ thấp=> nước không bốc hơi, ngưng tụ được)
-Phân bố theo địa hình:
+Các khu vực giáp hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua => lượng mưa
nhiều
+Các khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua =>
lượng mưa ít.
-Phân bố theo địa hình: Các khu vực giáp hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua
=> lượng mưa nhiều Các khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy
qua => lượng mưa ít.

You might also like