You are on page 1of 4

II. Thí nghiệm khảo sát va chạm.

2.Thí nghiệm khảo sát va chạm.

Va chạm đàn hồi:

+ Động lượng của hệ luôn được bảo toàn.

+ Động năng của hệ trước va chạm bằng động năng của hệ sau va chạm.

Va chạm mềm:

+ Động lượng của hệ luôn được bảo toàn.

+ Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm

III.ỨNG DỤNG KIẾN THỨC ĐỘNG LƯỢNG VÀO CUỘC SỐNG

1. Cách thức giảm chấn thương não trong quyền anh.

- Để giảm nguy cơ gây chấn thương, các võ sĩ quyền anh sẽ đeo găng tay bảo hộ và thường có
phản xạ “dịch chuyển theo cú đấm” của đối thủ khi bị tấn công.

- Ngoài việc bảo vệ cho đối phương trong quá trình thi đấu, găng tay bảo hộ còn bảo vệ cổ tay
cho võ sĩ khi ra đòn. Trong các hệ xương của tay thì xương cổ tay rất dễ bị chấn thương nếu
chịu lực tác động đủ lớn. Găng tay bảo hộ làm cho thời gian tương tác của tay võ sĩ ra đòn và
đối phương tăng lên, từ đó làm giảm đáng kể lực tác dụng lên cổ tay.

=> Kết luận: Việc đeo găng tay bảo hộ hay phản xạ “dịch chuyển theo cú đấm” của đối thủ khi
bị tấn công đều nhằm mục đích là tăng thời gian tương tác của cú đấm, giảm độ lớn lực tương
tác. Từ đó giảm thiểu chấn thương.

2. Vai trò của đai an toàn và túi khi trong ô tô.

- Khi xảy ra tai nạn ô tô, xe chuyển về trạng thái v=0, trong khi người vẫn tiếp tục chuyển động
với vận tốc cũ do quán tính (vài chục km/h). Điều này có thể dẫn đến chấn thương đặc biệt là ở
đầu.
-Nếu tài xế không thắt đai an toàn thì sẽ đập vào vô lăng. Lúc này lực do vô lăng tác dụng vào
|∆ p| |0−70.20|
tài xế có độ lớn là F= = =140 000 N
∆t 0,01

Lúc này, độ lớn của lực vượt quá giới hạn 90 kN để làm gãy xương chày (xương có kích thước
lớn nhất và rất quan trọng của chân người), do đó gây nguy hiểm cho tài xế.

=> Kết luận: Đai an toàn và túi khí trong ô tô có tác dụng làm tăng thời gian va chạm của tài xế
với các vật dụng trong xe từ 10 – 100 lần. Dẫn đến làm giảm đáng kể độn lớn của lực tác dụng
lên tài xế. Từ đó làm giảm thiểu khả năng chấn thương của tài xế.

???.
Đệm hơi cứu hộ có vai trò giảm thiểu lực tác dụng vào người khi người nhảy từ một độ cao
nhất định xuống. Khi người thoát hiểm tiếp xúc với phao cứu hộ, phao sẽ lún xuống và thời
gian tương tác sẽ tăng đáng kể. Vì vậy lực do phao hơi tác dụng lên người thoát hiểm được
giảm xuống đến ngưỡng an toàn.

C3.
a. Khi máy bay đang bay và va vào một chú chim, ta phải xét chuyển động của chú chim trong
hệ quy chiếu gắn với máy bay. Khi đó, vận tốc tương đối của chú chim đối với máy bay là rất
lớn. Như vậy dù cho khối lượng của chú chim là không lớn nhưng do vận tốc tương đối của nó
so với máy bay là rất lớn nên độ lớn động lượng của chú chim trong hệ quy chiếu này là đáng
kể. Đồng thời, thời gian tương tác là rất nhỏ, nên khi áp dụng công thức liên hệ giữa tốc độ
biến thiên động lượng và lực, ta có thể thấy lực do chú chim tác dụng lên máy bay là đủ lớn để
gây ra sự cố nguy hiểm cho máy bay.
b. Tên lửa lúc đầu đứng yên, sau đó phụ khí về phía sau. Theo định luật bảo toàn động lượng,
tên lửa sẽ chuyển động về phía trước (giống hiện tượng giật lùi của súng).
c. Vì cát mềm, nên khi va chạm, tốc độ của vận động viên được giảm chậm do thời gian tương
tác tăng lên. Do đó, lực do cát tác dụng lên người vẫn nằm trong khả năng chịu đựng.
?Giả sử trong nhà có em bé nhỏ, hãy đề xuất phương án xử lí nền nhà để hạn chế tối thiểu chấn
thương khi em bé ngã. Giải thích tại sao chọn phương án đó.
TL:
Thay vì lát sàn bằng gạch hoặc đá, ta có thể lát sàn gỗ hoặc dùng tấm lót sàn bằng xốp để
tăng thời gian tương tác khi em bé bị ngã. Từ đó lực tác dụng của mặt sàn lên em bé có độ lớn
giảm đi đáng kể.

LUYỆN TẬP : Trang 124/sgk

Quan sát Hình 19.10, dựa vào kiến thức động lượng để:
a) Giải thích tại sao một chú chim nhỏ lại có thể gây ra sự cố lớn cho máy bay như vết lõm ở
Hình 19.10a trong sự cố ngày 30/9/2015 gần sân bay Nội Bài, Hà Nội.

b) Phân tích định tính cơ chế chuyển động của tên lửa (Hình 19.10b).

c) Giải thích tại sao bãi cát giúp giảm chấn thương cho vận động viên khi tiếp đất (19.10c).

HD

a) Tốc độ bay của máy bay rất lớn nên máy bay va chạm với chim trời trong thời gian rất ngắn,
dẫn đến việc lực tác dụng giữa máy bay và chim rất lớn, vì vậy trên đầu máy bay có vết lõm lớn
như vậy.

b) Cơ chế chuyển động của tên lửa:

- Ở Trái Đất, tên lửa chuyển động nhờ vào lực đẩy của khí phụt ra. Khi nhiên liệu được đốt
cháy trong buồng đốt, nó tạo ra áp suất lên thành buồng đốt cân bằng về mọi phía. Ở vị trí ống
phụt, áp suất bị giảm, vì thế áp suất ở phía đối diện sẽ đẩy tên lửa về phía trước.

- Ở ngoài không gian, tên lửa tuân theo nguyên tắc chuyển động bằng phản lực do nhà vật lí
Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky (người Nga) đưa ra. Giả sử ban đầu tên lửa đứng yên.
Động lượng ban đầu của cả tên lửa bằng 0. Sau khi lượng khí phụt ra phía sau thì tên lửa sẽ
chuyển động lên trước với vận tốc ngược hướng với hướng của vận tốc khí phụt ra.

c) Bãi cát giúp tăng lực ma sát, kéo dài thời gian vận động tiếp đất, từ đó làm giảm lực tiếp đất,
giúp giảm chấn thương.

You might also like