You are on page 1of 8

Báo cáo tìm hiểu thiết kế máy bay cho tương lai

Môn học: Cơ sở thiết kế máy bay


Mẫu máy bay: Airbus Bird of Prey
Giảng viên hướng dẫn: thầy Đinh Tấn Hưng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Tùng - 20186079
I. Giới thiệu
Tại triển lãm hàng không Royal International Air Tattoo ở Anh, Airbus đã
tiết lộ một thiết kế máy bay giống như một con chim với mục tiêu thúc đẩy thế hệ
kỹ sư hàng không tiếp theo, nhấn mạnh cách họ có thể tạo ra sự khác biệt bằng
cách áp dụng các công nghệ được nghiên cứu tại công ty trong động cơ đẩy hybrid-
điện, hệ thống điều khiển chủ động và cấu trúc tổng hợp tiên tiến.
Đây là 1 chiếc máy bay được lên ý tưởng và thiết kế bởi các kỹ sư ở Filton,
Anh với mục đích hướng đến những chuyến bay “sạch hơn, xanh hơn và yên tĩnh
hơn”.
Các kỹ sư công ty Airbus cho biết rằng thiết kế kỳ lạ của máy bay lấy cảm
hứng từ một con chim khổng lồ. Chiếc máy bay này có thể chở 80 hành khách trên
quãng đường 1500 km, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 30-50% so với các phiên bản hiện
tại.
II. Công nghệ sử dụng
1. Kĩ thuật Biomimicry
Đây là kĩ thuật nhằm mục đích lấy cảm hứng từ các giải pháp chọn lọc tự nhiên
được tự nhiên áp dụng và chuyển các nguyên tắc sang kỹ thuật của con người. Khi
ngành công nghiệp hàng không đối mặt với thách thức to lớn là làm thế nào để làm
cho hàng không bền vững hơn, thiên nhiên đang ngày càng chứng tỏ có một số
hiểu biết vô giá về cách làm cho máy bay nhẹ hơn, nhanh hơn và tiết kiệm nhiên
liệu hơn.
Airbus đã và đang có 1 vài dự án thiết kế được lấy cảm hứng từ thiên nhiên như
chiếc AlbatrossOne hay wingtip của A330neo.
2. Thiết kế
Chúng ta có thể thấy ngay chiếc máy bay này có thiết kế mới lạ và có thể gọi là
đột phá đến từ đầu cánh và đuôi.
Bird of prey sẽ sử dụng lông ở đầu cánh kết hợp chức năng giảm lực cản của
các cánh nhỏ truyền thống, được thấy trên nhiều máy bay ngày nay, với chức năng
kiểm soát và ổn định của lông chim, thay thế các cánh liệng và các cánh tà để kiểm
soát đường bay, cũng như định hình cánh cho các giai đoạn bay khác nhau. Việc
điều khiển bằng cách sử dụng các thiết bị đầu cánh chủ động này và lực đẩy phân
tán sẽ cho phép giảm kích thước và trọng lượng phần đuôi → được mô phỏng lại
hoàn toàn thành lông cánh và đuôi của con chim để cung cấp khả năng điều khiển
chính xác.
Đầu cánh có hình dạng như các sợi lông cho phép các đầu cánh tự do vỗ, có tác
dụng cắt giảm tác động và ảnh hưởng của sự nhiễu loạn hay gió giật, đồng thời
giảm trọng lượng tổng thể. Ví dụ khi có gió giật hoặc nhiễu động, cánh của một
chiếc máy bay thông thường sẽ truyền tải trọng rất lớn lên thân máy bay, vì vậy
phần cánh phải được gia cố rất nhiều; tuy nhiên với những cánh nhỏ linh hoạt ở
đầu mút cánh thì những tác động này được giảm đi đáng kể → giúp giảm được
trọng lượng của máy bay do không cần nhiều gia cố.
Hơn nữa, việc cho phép các đầu cánh phản ứng và linh hoạt với gió giật làm
giảm tải trọng và cho phép chế tạo các cánh nhẹ hơn và dài hơn. Như chúng ta đã
biết, cánh càng dài thì lực cản hình dạng tạo ra càng ít, vì vậy sẽ có nhiều khả năng
tiết kiệm nhiên liệu hơn để khai thác.
Đặc biệt là với việc không có đuôi thẳng đứng, sẽ cho phép giảm lực cản và
tăng hiệu quả khí động học.
3. Sử dụng cánh nằm trên thân
Sự kết hợp giữa cánh và thân máy bay trong một vòm giúp thiết kế phản chiếu
chính xác cách cơ thể của một con chim và cánh của nó và mang lại hiệu quả khí
động học tối đa. Qua đó hướng đến việc thiết kế giống với con chim nhất có thể,
đồng thời nó cũng có những ưu điểm sau:
+) Thuận lợi trong việc chất, dỡ hàng hóa lên và xuống máy bay
+) Giúp có thể lắp đặt thiết bị làm giảm tác động của ứng suất kéo lên cánh, khiến
cho cấu trúc máy bay nhẹ hơn
+) Phi công có nhiều tầm nhìn (toàn bộ tầm nhìn phía dưới)
+) Với việc động cơ được lắp ở dưới cánh thì việc cánh ở trên thân làm giảm nguy
cơ cát, sỏi và những vật thể lạ nằm ở đường băng gây hỏng hóc cho cánh quạt
+) Tăng sự an toàn cho nhân viên hàng không (giảm nguy cơ tai nạn từ việc nhân
viên hàng không bị cuốn hoặc hút vào động cơ đang hoạt động
+) Có nhiều không gian thân máy bay hơn để chứa hàng hóa hoặc hành khách
+) Cánh sinh ra nhiều lực nâng hơn
+) Ổn định theo phương ngang tốt. Đây là 1 điều kiện thuận lợi khác để có thể cắt
bỏ cánh đuôi đứng.
4. Lực đẩy phân tán
*) Khái niệm:
Lực đẩy phân tán nghĩa là tạo ra lực đẩy bằng nhiều động cơ nhỏ được đặt
dọc theo chiều dài sải cánh.
*) Đặc điểm:
Sự phân bố lực đẩy trên sải cánh sẽ làm tăng tổng diện tích cánh quạt (tăng
hiệu suất đẩy) và tăng lực nâng của cánh bằng cách tăng tốc độ không khí qua
cánh. Thiết kế này sẽ là một cách tự nhiên để vô hiệu hóa hiệu ứng mô-men xoắn
bằng cách sử dụng các cánh quạt quay ngược chiều nhau trên hai cánh, và cũng có
thể giảm dòng xoáy ở đầu cánh bằng cách làm cho các cánh quạt ngoài cùng quét
xuống phía bên ngoài. Đây thực sự là một cách rất tốt để cải thiện hiệu quả của các
máy bay vận tải phản lực cánh quạt lớn sử dụng động cơ phản lực turbofan và cần
các vỏ động cơ rất lớn để có được tỷ lệ bypass cao, nhưng các vỏ động cơ lớn làm
tăng thêm lực cản và trọng lượng, cộng với các cánh quạt lớn cũng rất nặng. Một ví
dụ: Máy bay phản lực cánh quạt Airbus A400M có thể bay với vận tốc 780 kph là
bằng chứng cho thấy động cơ turboprop có thể bay nhanh. Tuy nhiên, các cánh
quạt lớn tạo ra nhiều rung động, tiếng ồn hơn và dễ bị hỏng hơn do kích thước
khổng lồ của chúng và các hộp số cơ khí cũng là điểm yếu của chúng, cần bảo
dưỡng nhiều hơn và nguy cơ hỏng hóc cao hơn. Tỷ lệ rủi ro cũng thấp hơn vì nếu
có một motor điện hỏng hóc thì chúng ta vẫn còn nhiều động cơ để tạo ra đủ lực
đẩy cho máy bay.
Lực nâng phân bố đều trên cánh → tăng hiệu quả khí động → có thể thực
hiện hạ cánh và cất cánh ngắn (do lực nâng trên cánh đc phân bố đều → hệ số lực
nâng tăng) → cho phép nó hoạt động ở các sân bay nhỏ hoặc có đường băng ngắn.
Nhờ bản chất độc lập của chúng, lực đẩy có thể được phân phối giữa các
cánh quạt để cung cấp hướng. Điều này cho phép giảm kích thước cho mặt phẳng
đuôi thẳng đứng ở phía sau.
Với sức mạnh được phân bổ, các cánh quạt cũng có thể hoạt động như một
bộ điều khiển ngáp, cho phép hạ cánh mượt mà và ổn định hơn trong những cơn
gió ngang. Đồng thời 4 động cơ hybrid-điện phân tán cũng sẽ cung cấp thêm mức
độ dự phòng và an toàn cho hệ thống.
5. Hybrid-electric power
Động cơ Hybrid là động cơ sử dụng từ 2 nguồn năng lượng trở lên, ở đây là
xăng và điện. Có hai yếu tố lớn thúc đẩy đầu tư cho máy bay điện và lai điện
(hybrid):
+) Thứ nhất, ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đang thải ra 3% tổng mức
thải khí carbon dioxide (CO2) trên toàn cầu mỗi năm, gây ra các lo ngại về biến
đổi khí hậu. Tỷ lệ này được dự báo tăng mạnh trong những năm tới khi lượng máy
bay mới đi vào hoạt động không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại bằng
đường hàng không.
+) Thứ hai, ngành hàng không thế giới đang tốn quá nhiều chi phí nhiên liệu với
ngân sách mua nhiên liệu khoảng 180 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
So với máy bay chạy thuần điện, máy bay sử dụng công nghệ hybrid - lai
điện sẽ có ưu điểm: Gia tăng khả năng tích trữ năng lượng. Hệ thống pin sẽ thường
nặng hơn khoảng 30 lần so với một thể tích nhiên liệu phản lực cung cấp cùng một
lượng năng lượng . Máy bay thuần điện cỡ nhỏ Alice được công bố là có thể chở 9
hành khách với tầm bay lên đến gần 600 dặm, tức là hơn 1000km, nhưng để một
chiếc máy bay lớn chở đầy người di chuyển hàng nghìn km như nhu cầu hiện nay
thì phần pin để có thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết sẽ khiến máy bay quá nặng
để cất cánh. Vậy nên công nghệ hybrid sẽ vẫn kết hợp sử dụng một phần nhiên liệu
để vận hành 1 động cơ turboprop đồng thời vận hành máy phát, cung cấp năng
lượng cho các động cơ điện, giải quyết được vấn đề cân nặng của pin và phạm vi
hoạt động (tầm bay).
Bird of Prey sẽ sử dụng một hệ thống động cơ điện hybrid thế hệ tiếp theo
để tạo ra sức mạnh tiết kiệm sinh thái, sử dụng 4 cánh quạt có hình dạng giống
chiếc A400M (động cơ cánh quạt đường kính 5.33 m, 8 cánh composite có công
suất mỗi động cơ là 8.250 kW)
Lợi ích của động cơ hybrid-điện:
+) Có thể thay đổi được công suất lực đẩy để tối ưu hóa cho giai đoạn hành trình
của chuyến bay. Do đó, mức tiết kiệm nhiên liệu có thể lên tới 30% so với các thiết
kế ngày nay (1 bước nhảy lớn so với mức trung bình 1% mà các nhà sản xuất động
cơ có thể thu được từ các kiến trúc tuốc bin phản lực mỗi năm)
+) Tăng độ tin cậy: Các động cơ điện có cấu tạo đơn giản hơn, ít các bộ phận
chuyển động hơn động cơ đốt trong, nên sẽ bền bỉ, ít hao mòn hơn và đáng tin cậy
hơn, giảm thời gian bảo trì bảo dưỡng, từ đó giảm chi phí vận hành.
+) Động cơ hybrid sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu.
+) Động cơ hybrid vận hành êm ái hơn, giảm đáng kể tiếng ồn, có thể vận hành các
sân bay ở gần các thành phố lớn vào mọi khung giờ mà không gây ảnh hưởng đến
cộng đồng.
6. Vật liệu
Một tiến bộ khác có thể được sử dụng trên Bird of Prey là in 3D và vật liệu tổng
hợp tiên tiến để tạo ra một bộ xương và cấu trúc siêu nhẹ, thay cho khung thân máy
bay truyền thống, hoặc các cánh và cấu trúc. Các bộ phận được làm bằng sản xuất
lớp phụ gia (ALM) hoặc in 3D có khả năng nhẹ hơn tới 55% so với các bộ phận
truyền thống. Airbus Bird of Prey được khẳng định là có các cánh quạt làm bằng
sợi carbon và khung máy bay hoàn toàn bằng composite.
*) Đặc điểm công nghệ in 3D
+) Có thể sản xuất thành công các cấu trúc nhẹ với trọng lượng ít hơn 40-60%
+) Có thể cho phép các máy bay trong tương lai phân phối khung thân máy bay và
dây buộc để tạo ra 'bộ khung' in 3D siêu nhẹ
+) Nhanh chóng: thời gian phát triển, sản xuất và giao linh kiện bộ phận giảm đáng
kể.
+) Linh hoạt: tự do thiết kế rất cao.
+) Tiết kiệm chi phí: sử dụng vật liệu và công cụ thấp, giảm đáng kể chi phí phát
triển và sản xuất.

III. Ưu - nhược điểm


1. Ưu điểm:
 Thân thiện với môi trường (tiết kiệm NL → giảm lượng khí thải)
 Có thể sử dụng 100% lực đẩy từ điện khi bay hành trình
 Giảm được khoảng 50% tiếng ồn so với máy bay thông thường
 Tích hợp nhiều công nghệ mới hiện đại
 Có khả năng cất và hạ cánh ở những sân bay và đường băng nhỏ
2. Nhược điểm:
 Hiện nay các pin có dung lượng lớn để có thể cung cấp đủ lực đẩy cho 1
chiếc máy bay lớn cỡ này khá nặng, hơn thế còn vô cùng đắt đỏ → làm tăng
khối lượng máy bay.
 Ổn định hướng.

IV. Đánh giá tính khả thi


Chưa khả thi do yêu cầu về công nghệ khá cao mà ngày nay mới chỉ đáp ứng
được một phần. Mặc dù có khả năng tiết kiệm đáng kể nhiên liệu đốt, song việc
đưa chiếc máy bay này lên không trung lại tốn cực kỳ nhiều năng lượng, khi mà
các thỏi pin có trọng lượng nặng, hơn thế còn vô cùng đắt đỏ. Sự thật là nhiên liệu
mà máy bay phản lực sử dụng hiện nay tạo ra một nguồn năng lượng mạnh gấp 43
lần so với thỏi pin cùng dung tích.
Nhà phát triển là Airbus cũng tuyên bố là chiếc máy bay này mới dừng ở
mức ý tưởng nhằm truyền cảm hứng cho các thế hệ kỹ sư hàng không trong tương
lai, đồng thời cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về chiếc máy bay trong khu vực trong
tương lai có thể trông như thế nào dựa trên nền tảng các công nghệ hiện đang được
phát triển như là động cơ hybrid-điện, hệ thống điều khiển chủ động và cấu trúc
tổng hợp tiên tiến.

V. Đề xuất cải tiến


 Nếu như hướng tới chế tạo sớm thì có thể giảm kích cỡ máy bay và chuyển
hướng sang máy bay tư nhân có tầm bay ngắn hơn.
 Cung cấp thêm khí nén ở mũi máy bay để hỗ trợ thêm cho việc chuyển
hướng.

You might also like