You are on page 1of 42

Tua-bin điện gió ba cánh nhờ sự phân bố đều về lực trong diện

tích vòng quay nên họat động ổn định hơn tua-bin điện gió một
hoặc hai cánh và có tỉ lệ công suất cao hơn khoảng 3-4% so với
tua-bin điện gió hai cánh.
Ngòai ra độ rung hệ thống ít bi xáo động nên hạn chế được
những ảnh hưởng cơ tác động đến những chi tiết khác trong tua-
bin.
Trong hai thập niên vừa qua vì yếu tố kinh tế cũng như kỹ thuật,
tua-bin địện gió trục ngang 3 cánh đã dần thay thế tất cả những
loại tua-bin khác.
Số cánh quạt và hệ số tốc độ gió tại đầu cánh với cấu hình thường sử dụng.

Số cánh quạt n λ n ở Hệ số Betz lý tưởng


1 ≈ 15
2 ≈ 10
3 ≈ 6-8
Việc nâng số cánh quạt của tua-bin điện gió lên bốn cánh hoặc
nhiều hơn chỉ đạt được công suất thêm tối đa là 1 đến 2% so
với tua-bin điện gió ba cánh nên những tua-bin loại nhiều cánh
chỉ tồn tại trong quá trình thử nghiệm vì không kinh tế.

λ = vtop/v
trong đó:
vtop : tốc độ tốc gió tại đầu
cánh (m/s).
v : tốc độ gió (m/s).

Hệ số tốc độ gió tại đầu cánh λ và cấu hình NACA 4415 theo số cánh quạt.

Hội đồng cố vấn hàng không Mỹ – NACA –(National Advisory Committee for Aeronautics)
Phần lớn những tua-bin điện gió hiện nay trên thế giới được thiết
kế theo loại trục ngang và có công suất từ vài kW đến 10 MW.

Tua-bin điện gió hai cánh lắp Tua-bin điện gió trục Tua-bin điện gió trục ngang 4
đặt trên biển ngang 3 Cánh - 1987 cánh (thử nghiệm) - 1942
Đùm và hệ thống nối cánh quạt - Rotor và máy phát điện vòng.

Hệ thống đùm nối cánh quạt - Rotor


và máy phát điện vòng.

Hệ thống nối cánh quạt - Rotor.


5. Cân bằng năng lượng.
Vì tốc độ gió luôn thay đổi nên trong thiết kế, để có một
công suất ổn định, tua-bin chỉ có thể hoạt động tối ưu với
một tốc độ gió nhất định. Để đạt được những yêu cầu
này, hệ thống Rotor phải có những chức năng tự điều
chỉnh theo tốc độ và hướng gió và tự ngưng hoạt động
bằng những hệ thống thắng để bảo đảm an toàn.

5.1 Điều chỉnh dòng gió thổi trượt vào cánh quạt (Stall control).

Việc điều chỉnh hệ thống Rotor trước đây thường theo


nguyên tắc điều chỉnh tình trạng gió trượt của cánh quạt
(Stall control – pasiv hoặc activ).
Tốc độ gió trung bình ổn định Tốc độ gió cao

v: Tốc độ gió ổn định. Tùy theo tốc độ gió v và vtr mà góc


vtop: Tốc độ tại đầu cánh không đổi. α, δ thay đổi. Khi tốc độ gió lên
vtr: Tốc độ tại tình trạng gió trượt. cao, góc δ sẽ lớn hơn và dòng gió
vrel: Tốc độ gió tương đối. phía trên bề mặt cánh quạt sẽ bị
α: Góc cánh quạt tại vị trí ổn định. nhiễu động và trượt đi, lực chuyển
δ: Góc cánh quạt khi điều chỉnh. động kinetic giảm và cơ năng tác
F: Lực tác động. động vào cánh quạt ít hơn, tua-bin
F1: Lực đẩy. điện gió vì thế giữ được công suất
Fc: Lực cản. ổn định.

Nguyên tắc điều chỉnh tình trạng gió trượt thụ động của
cánh quạt (Stall control – pasiv).
Nguyên tắc Điều chỉnh tích cực tình trạng gió trượt của
cánh quạt (Activ stall control).

Vì cấu hình cánh quạt không thể thay đổi được mặt
đón gió, lượng tránh gió không thể điều chỉnh được
chính xác. Khi tốc độ gió lên cao trong lúc tốc độ
quay của cánh quạt cố định sẽ gây ra những lực
xoắn cao truyền vào hệ thống trục và những chi tiết
cơ khác của tua-bin điện gió, ngoài ra việc điều
chỉnh tình trạng gió trượt của cánh quạt thường phát
sinh ra tiếng ồn rất cao.
Để hạn chế ảnh hưởng này, một số nhà sản xuất đã ứng
dụng Nguyên tắc điều chỉnh tích cực tình trạng gió trượt
(Activ stall control) là áp dụng hệ thống thắng tại đầu cánh
quạt (Tip brake) bằng cách thiết kế thêm thanh cản gió tại
đầu cánh hoặc thêm nắp chỉnh tại thân cánh hoặc thiết kế
bộ phận chỉnh quay góc đến 90 độ tại đầu cánh.

Chỉnh mở nắp cản tại thân cánh Chỉnh mở thanh cản tại đầu cánh.
Chỉnh góc quay đầu cánh quạt
5.2 Chỉnh mặt đón gió của cánh quạt.

Việc điều chỉnh mặt đón gió của cánh quạt (Pitch control)
thực sự là để điều chỉnh số vòng quay của hệ thống rotor.
Tốc độ gió luôn thay đổi nên việc điều chỉnh, tăng và giới
hạn cơ năng từ dòng gió là yếu tố quan trọng để tua-bin
điện gió có thể hoạt động lâu dài và ổn định.
Khi dòng gió có tốc độ thấp, hệ thống cánh quạt phải
chỉnh mặt diện tích đón gió cao để có được công suất tối
ưu. Khi tốc độ gió lên cao, hệ thống cánh quạt phải giảm
mặt đón gió để tiếp tục hoạt động. Khi tốc độ gió lên quá
cao, hệ thống cánh quạt phải tự chỉnh góc không đón gió
để ngưng hoạt động, tránh hư hại cho tua-bin điện gió.
Hệ thống rotor không hoạt Hệ thống rotor bắt đầu
động, cánh quạt quay chỉnh hoạt động, cánh quạt quay
mặt không đón gió (90°) ở tốc chỉnh mặt đón gió tối ưu
độ <3m/s hoặc >25m/s (0°) ở tốc độ >3m/s
Hệ thống Rotor hoạt động, cánh quạt Hệ thống Rotor hoạt động, mặt cánh quạt
quay chỉnh mặt đón gió tối ưu (0°) ở tốc chỉnh góc đón gió từ 0 - 90° ở tốc độ gió
độ gió từ 4 đến 11 m/s. từ 12 đến 25 m/s.
Cánh quạt quay quanh thân
cánh để chỉnh mặt đón gió và
điều chỉnh số vòng quay của
hệ thống rotor.
5.3 Chỉnh tua-bin theo hướng gió. (Yaw control)

Hướng gió thay đổi tùy theo từng thời điểm, vị trí và
theo mùa. Tua-bin điện gió muốn đạt được hiệu quả về
công suất cũng phải chỉnh theo hướng gió, đặc biệt là
những tua-bin điện gió trục ngang. Phương pháp chỉnh
tua-bin theo hướng gió gồm hai loại: phương pháp chỉnh
thụ động và phương pháp chỉnh tích cực.
Trong phương thức chỉnh thụ động, hệ thống cánh quạt
khi quay sẽ tùy theo hướng gió và quay đến vị trí có
hướng gió mạnh nhất nhờ đuôi chong chóng gió (weather
vane) gắn trên thùng Nacelle. Tuy nhiên phương pháp
này chỉ có thể áp dụng được đối với những tua-bin điện
gió có trọng lượng thấp, công suất đến 10 kW và đường
kính cánh quạt khoảng 10 mét.
Hầu hết tua-bin điện gió cỡ trung và lớn hiện nay đều áp
dụng phương pháp chỉnh tua-bin theo hướng gió tích cực,
với phương pháp này, việc quay hệ thống rotor về hướng
gió thổi được thực hiện bằng những động cơ thủy lực hoặc
động cơ điện và được gọi là động cơ góc phương vị
(Azimuth motor hoặc Yaw motor).
Hệ thống chỉnh hướng gió - Tua-bin
Westinghouse WTG-0600
A4

Động cơ góc phương vị


(Azimuth motor) tua-bin
Multibrid 5MW .
Động cơ góc phương vị Bánh răng có hai lớp Trụ
(azimuth motor) vòng bi 4 điểm tiếp xúc

Động cơ chỉnh tua-bin theo hướng gió và


bánh răng vòng.
6. Những hệ thống chính trong tua-bin điện gió.
 Vào đầu những năm 80, khái niệm công nghệ tua-bin,
được gọi là “Khái Niệm Đan-Mạch”. Trong công nghệ
này tua-bin họat động với một tốc độ nhất định để giữ
tần số điện phù hợp với lưới điện.
  Cho đến nay, phần lớn những tua-bin lắp đặt trên thế
giới sử dụng hộp số để chuyển tốc độ số vòng quay của
cánh quạt lên cao và truyền đến máy phát điện.
Vestas V90
Hộp số.
Hệ thống cánh quạt của tua-bin điện gió có tốc độ số vòng quay
thấp và thông thường từ 3,5 đến 22 vòng trong một phút, những
tua-bin điện gió lọai hai cánh cũng chỉ họat động tối đa đến tốc độ
số vòng quay là 49 vòng trong một phút. Tốc độ số vòng quay của
máy phát điện (ngọai trừ máy phát điện nam châm vĩnh cửu) thông
thường từ 900 đến 2000 vòng trong một phút.

Để chuyển tốc độ số vòng quay của hệ thống Rotor lên cao, hộp số
được lắp đặt sau trục chính của Rotor. Hộp số có chức năng
chuyển tốc độ số vòng quay thấp từ hệ thống cánh quạt lên tốc độ
số vòng quay cao của máy phát điện.
Tỉ lệ truyền động của hộp số có thể lên đến 1:100, thí dụ như tốc
độ số vòng quay của hệ thống Rotor là 10 vòng trong một phút thì
tốc độ chuyển đổi sau hộp số sẽ là 1000 vòng trong một phút.
Nguyên tắc hộp số kết hợp 3 bộ bánh răng xếp đặt vòng và 1 bộ bánh răng trụ.
Công nghệ này vì thế cần rất nhiều chi tiết cơ họat động với tốc độ
cao nên việc bảo trì cần thưc hiện thường xuyên.
Hộp số dễ bị hư hại vì trục quay dễ bị cong do trọng lượng hệ
thống cánh quạt cao, ổ lăn dễ bị hư hại và một yếu tố quan trọng
nữa là tốc độ gió luôn thay đổi.
Ngòai ra vì họat động với tốc độ cao, cơ năng một phần chuyển qua
nhiệt năng nên hộp số phải bôi trơn và làm mát bằng dầu. Khi nhiệt
độ tăng cao tua-bin phải ngưng họat động.
Sau những sự cố của nhiều Tua-bin điện gió Clipper Windpower
2,5 MW sử dụng hộp số tại Mỹ, báo cáo năm 2007 của Viện Năng
lượng tái tạo quốc gia Mỹ - NREL National Renewable Energy
Laboratory thuộc Bộ Năng Lượng Mỹ (US DOE) đã xác định hộp
số trong Tua-bin điện gió là một bộ phận có tỉ lệ gây ra sự cố cao
nhất làm tăng chi phí cho ngành năng lượng điện gió.
Báo cáo này cũng nhấn mạnh là tuổi thọ ít nhất 20 năm mà nhà
sản xuất đưa ra đều không thể đạt được.
Một trường hợp khác là 30 Tua-bin điện gió Vestas V90-3MW lắp
đặt ngòai biển của Trang trại điện gió Kentish Flats tại Thames
Anh quốc năm vào 2005 đã phải thay mới hòan toàn sau hai năm
họat động.
Theo như báo cáo năm 2008 của Viện Năng lượng tái tạo thế giới -
(Renewable Energy World) thì nhiều sự cố xảy ra làm Cánh đồng
điện gió phải ngưng hoạt động là do hệ thống hộp số bị hư hại. Việc
bảo trì, sửa chữa hộp số chiếm một tỉ lệ từ 15 đến 20 phần trăm tiền
đầu tư.
Để khắc phục và giải quyết những nhược điểm cơ bản từ Tua-bin
điện gió sử dụng hộp số, đầu năm 2011 Bộ năng lượng Mỹ đã
quyết định hỗ trợ 700 triệu USD cho việc nghiên cứu và thử
nghiệm Tua-bin điện gió không dùng hộp số.
Ổ bi và ổ lăn trong công nghiệp điện gió.
Từ lực tác động của gió vào bề mặt cánh quạt, cơ năng sẽ truyền
đến những ổ vòng bi (Ball roller bearings) và làm quay hệ thống
rotor. Những vòng bi này thường có một hoặc nhiều lớp. Cánh quạt
của những tua-bin điện gió có công suất cao thường sử dụng vòng
bi 2 lớp có 4 điểm tiếp xúc (Four point contact bearings).

Vòng bi 4 điểm tiếp xúc loại 1 lớp. Vòng bi 4 điểm tiếp xúc loại 2 lớp.
Trục tua-bin điện gió với ổ lăn lắp rời

Trục rotor với hai ổ lăn theo nguyên tắc xếp đặt rời - Tua-bin điện gió Vestas V66
Trục tua-bin điện gió với ổ bi đỡ tại một trục ống cố định

Ổ lăn tại bộ phận giữ trục cố định - Tua-bin Bonus MkV


Trục tua-bin điện gió với ổ lăn đỡ tại 3 điểm

Tua-bin với ổ bi đỡ trục tại 3 điểm - Tua-


bin Nordex N 80

Tua-bin với ổ bi đỡ trục tại 3 điểm - Tua-bin Nordex N 80


Hệ thống thắng.
Hệ thống thắng của tua-bin điện gió có hai chức năng,
chức năng giảm tốc độ để ngưng hoạt động và chức năng
giữ hệ thống rotor ở vị trí an toàn. Trong thiết kế hệ thống
thắng, yếu tố tốc độ gió cao nhất khi rotor hoạt động là cơ
sở để tính lực giảm tốc độ số vòng quay của cánh quạt và
dừng lại, ngoài ra khi tua-bin điện gió cần bảo trì hoặc sửa
chữa, hệ thống rotor phải được giữ ở vị trí an toàn.

Tùy theo nguyên tắc điều chỉnh hệ thống rotor, chiều dài
cánh quạt, tốc độ số vòng quay và công suất mà việc thiết
kế hệ thống thắng có những điểm khác biệt.
Hệ thống thắng.

Đối với tua-bin điện gió thiết kế theo nguyêntắc điều chỉnh
thụ động tình trạng gió trượt (Passive stall control), hệ
thống thắng phải chịu được tất cả cơ năng từ rotor ở tốc
độ gió cao nhất. Hệ thống thắng này thường sử dụng
những bánh thắng có đường kính lớn.

Đối với tua-bin điện gió thiết kế theo nguyên tắc điều
chỉnh tích cực tình trạng gió trượt của cánh quạt (Active
stall control) thì hệ thống thắng thường được thiết kế tại
đầu cánh quạt (Tip brake).
Đối với tua-bin điện gió có đường kính cánh quạt từ 100
đến 164 mét, tốc độ vòng quay tại đầu cánh rất cao, đặc
biệt khi hệ thống rotor hoạt động đạt công suất thiết kế,
việc thắng cánh quạt ngay lại cần một lực thắng rất lớn
nên có thể gây hư hại cho những chi tiết cơ của hệ thống
rotor, vì thế hệ thống rotor chỉ có thể giảm tốc độ số vòng
quay và ngưng lại tại vị trí an toàn sau một thời gian và
thông thường là 20 giây.

Bộ phận chốt thắng giữ cánh quạt tại vị trí an toàn


Bộ phận nối trục
Hệ thống rotor của tua-bin điện gió hoạt động với tốc độ
số vòng quay thấp. Đối với tua-bin điện gió sử dụng hộp
số, trục hệ thống rotor phải nối với trục của hộp số để
truyền chuyển động có tốc độ số vòng quay thấp qua tốc
độ số vòng quay cao.

Bộ phận nối trục từ hệ thống với trục của hộp số phải là


một bộ phận nối cứng (Rigid coupling). Đường kính của
trục hộp số nhỏ hơn đường kính của trục chính, trục sau
của hộp số có tốc độ số vòng quay cao được nối với trục
của máy phát điện bằng một vòng nối đàn hồi.
Bộ phận nối thủy động tại phần trục quay
nhanh của hộp số
Bánh thắng, bộ phận nối trục với
vòng nối GRP
(glass-reinforced plastic).
Hệ thống làm mát.
Trong tua-bin điện gió, hệ thống làm mát gồm làm mát
bên trong thùng Nacelle bằng sự chuyển đội nhiệt năng từ
luồng không khí bên ngoài thông qua những kẽ hở tại
thân hoặc dưới sàn thùng.

Đối với tua-bin điện gió có công suất dưới 1 MW, nguồn
không khí thiên nhiên bên ngoài được dẫn đến nơi có
nguồn toả nhiệt lớn nhất của tua-bin điện gió là bề mặt
của máy phát điện, hộp số và những tủ điện của hệ thống
đổi tần.
Nguyên tắc làm mát bằng dầu, nước và không khí
Hệ thống thủy lực
Trong tua-bin điện gió áp dụng phương thức điều chỉnh
tích cực tình trạng gió trượt của cánh quạt (Activ stall
control) bằng:

• Thanh cản gió tại đầu cánh hoặc


• Nắp chỉnh tại thân cánh hoặc
• Bộ phận chỉnh quay góc tại đầu cánh để thắng (Tip
brake) thường được thiết kế hoạt động với ống thủy lực.
Ống thủy lực cũng có thể được áp dụng cho hệ thống
chỉnh mặt đón gió của cánh quạt, hệ thống chỉnh tua-bin
theo hướng gió và bộ phận thắng của những tua-bin điện
gió sử dụng hộp số. Trong hệ thống chỉnh mặt đón gió của
cánh quạt, việc điều khiển bằng thủy lực có thể áp dụng
cho từng cánh quạt hoạt động độc lập hoặc cả ba cánh
cùng hoạt động
Bộ phận thủy lực điều chỉnh mặt đón gió của cánh quạt
Hệ thống bôi trơn và dầu.

Tua-bin điện gió hoạt động liên tục trong điều kiện thời tiết
thay đổi ảnh hưởng đến sản lượng điện và độ bền của hệ
thống. Việc bôi trơn ổ lăn, vòng bánh răng điều chỉnh hệ
thống cánh quạt, vòng bánh răng điều chỉnh tua-bin theo
hướng gió cũng như bôi trơn và làm mát trục và hộp số là
yêu cầu kỹ thuật quan trọng của mỗi tua-bin điện gió.
Hệ thống dầu và bộ
phận lọc trong tua-bin
điện gió Pi 8300

You might also like