You are on page 1of 7

CHƯƠNG 3.

TỰ ĐỘNG HÓA MÁY NÉN LẠNH

Máy nén giữ vai trò quyết định đối với năng suất lạnh, suất tiêu hao điện năng, tuổi
thọ, độ tin cậy và an toàn của hệ thống lạnh. Vì vậy, tự động hóa máy nén lạnh đóng vai
trò quan trọng nhất đối với việc tự động hóa hệ thống lạnh. Tự động hóa máy nén lạnh
bao gồm:
- Điều chỉnh tự động năng suất lạnh
- Điều khiển và bảo vệ động cơ máy nén
- Bảo vệ máy nén khỏi các chế độ làm việc nguy hiểm như áp suất đầu đẩy quá cao,
áp suất đầu hút quá thấp, hiệu áp suất dầu quá thấp, nhiệt độ đầu đẩy quá cao,…
Phương pháp tự động hóa máy nén lạnh phụ thuộc vào loại máy nén sử dụng trong hệ
thống lạnh. Có nhiều loại máy nén sử dụng trong hệ thống lạnh như máy nén pit tông, máy
nén trục vít, máy nén xoắn ốc, máy nén turbin.
2.1. Tự động điều chỉnh năng suất lạnh máy nén
2.1.1. Điều chỉnh năng suất lạnh máy nén Pit tông
2.1.1.1. Phương pháp điều chỉnh hai vị trí ON – OFF
Điều chỉnh hai vị trí còn được gọi là điều chỉnh không liên tục theo bậc (điều chỉnh phi
tuyến tính). Theo đó, hệ thống sẽ vận hành ở hai trạng thái: trạng thái mở (ON) và trạng
thái tắt (OFF). Điển hình về điều chỉnh hai vị trí trong kỹ thuật lạnh là điều chỉnh nhiệt độ
trong buồng lạnh bằng rơ le nhiệt độ hoặc kết hợp rơ le nhiệt độ và rơ le áp suất thấp.

a. Sử dụng rơ le nhiệt độ b. Sử dụng rơ le nhiệt độ và rơ le áp suất


Hình 3.1. Điều chỉnh năng suất thấp
lạnh bằng điều chỉnh hai vị trí
Trong các hệ thống lạnh nhỏ mà thiết bị tiết lưu là ống mao thì rơ le nhiệt độ làm nhiệm
vụ đóng ngắt trực tiếp động cơ máy nén (hình 3.1a); đối với hệ thống lạnh có van tiết lưu
và bình chứa thì rơ le nhiệt độ làm nhiệm vụ đóng ngắt van điện từ còn rơ le áp suất thấp
sẽ đóng ngắt trực tiếp động cơ máy nén (hình 3.1b). Như vậy, so với sơ đồ hình 3.1a, sơ

1
đồ hình 3.1b sẽ hút kiệt được môi chất lạnh ra khỏi dàn bay hơi khi hệ thống làm việc theo
chu kỳ.
Sự biến thiên nhiệt độ trong buồng lạnh theo thời gian khi sử dụng phương pháp điều
chỉnh hai vị trí được biểu diễn trên hình 3.2.

t,oC

tdt X

tđt – nhiệt độ cài đặt X - vi sai 

Hình 3.2. Đặc tính nhiệt độ theo thời gian của buồng lạnh điều chỉnh hai vị trí
Phương pháp điều chỉnh hai vị trí ON – OFF thường sử dụng cho các hệ thống lạnh
nhỏ và rất nhỏ, động cơ máy nén thường nhỏ hơn 20 kW. Phương pháp điều chỉnh này có
ưu điểm là đơn giản, lắp đặt bảo dưỡng dễ dàng nhưng có nhược điểm là có tổn thất do
khởi động động cơ nhiều lần, chỉ sử dụng cho máy nén có công suất nhỏ, độ dao động sai
số lớn, không áp dụng cho các yêu cầu có độ chính xác cao.
Đối với hệ thống lạnh sử dụng phương pháp điều chỉnh hai vị trí, người ta quan tâm
đến hệ số thời gian làm việc. Hệ số thời gian làm việc được xác định như sau:

Trong đó:
lv – thời gian làm việc của máy lạnh
n – thời gian nghỉ của máy lạnh
2.1.1.2. Phương pháp tiết lưu hơi hút
Năng suất lạnh của máy nén được tính theo công thức sau:
𝑉𝑙𝑡
𝑄𝑜 = 𝑚. 𝑞𝑜 = 𝜆. . 𝑞𝑜 , kW
𝑣1

Trong đó:
Qo – năng suất lạnh của máy nén, kW
qo – năng suất lạnh riêng khối lượng, kJ/kg
v1 – thể tích riêng hơi hút về máy nén, m3/kg

2
m – lưu lượng khối lượng môi chất qua máy nén, kg/s
 - hệ số cấp
𝜋.𝑑2
Vlt – thể tích hút lý thuyết của máy nén, 𝑉𝑙𝑡 = . 𝑠. 𝑧. 𝑛, m3/s
4

d – đường kính pít tông, m


s – khoang chạy pít tông, m
z – số xi lanh
n – tốc độ vòng quay trục khuỷu, vòng/s
Để điều chỉnh năng suất lạnh ta có thể thay đổi  và v1. Khi tiết lưu hơi hút thì v1 tăng
lên,  giảm nên lưu lượng môi chất qua máy nén giảm dẫn tới Qo giảm. Hình 3.3 và hình
3.4 biểu diễn chu trình và sơ đồ thiết bị quá trình tiết lưu hơi hút về máy nén.

Hình 3.3. Chu trình tiết lưu hơi hút Hình 3.4. Sơ đồ thiết bị chu trình tiết lưu hơi hút

Sự thay đổi năng suất lạnh của hệ thống khi áp suất hút thay đổi được thể hiện trên đồ
thị hình 3.5 dưới đây.

Hình 3.5. Sự phụ thuộc của năng suất lạnh vào hiệu áp suất hút
Ở vị trí 100% năng suất lạnh, hiệu áp suất ph là tổn thất áp suất ngay trong dàn bay
hơi. Khi điều chỉnh áp suất hút ph xuống, năng suất lạnh giảm tương ứng. Ví dụ, khi mở
hoàn toàn toàn van ổn áp, năng suất lạnh đạt 100%. Khi điều chỉnh áp suất hút trên van

3
ổn áp xuống ph1 thì áp suất bay hơi giảm xuống po1 và năng suất lạnh giảm xuống còn
75%. Khi điều chỉnh áp suất xuống ph2 thì áp suất bay hơi giảm xuống po1 và năng suất
lạnh giảm còn 50%.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ lắp đặt vận hành nhưng có nhược điểm là
tổn thất tiết lưu lớn, hệ số lạnh giảm.
2.1.1.3. Phương pháp xả hơi nén về phía đường hút
a. Xả hơi nén về đường hút theo bypass

Bypass là một đường ống thông giữa đầu đẩy và


đầu hút của máy nén, trên đó bố trí một van ổn áp
duy trì áp suất bay hơi theo yêu cầu. Khi năng suất
lạnh yêu cầu giảm, áp suất bay hơi giảm, van ổn
áp sẽ mở tương ứng xả hơi nóng từ đường đẩy về
đường hút. Hơi nóng hòa trộn với hơi môi chất ra
từ dàn bay hơi đi vào máy nén. Như vậy, lưu lượng
môi chất thực chất đi vào dàn ngưng tụ và bay hơi
giảm, năng suất lạnh giảm. Khi van ổn áp OP đóng Hình 2.6. Xả hơi nén về đường hút
hoàn toàn là lúc qua bypass

máy lạnh đạt năng suất lạnh cao nhất. Van ổn áp OP mở càng to, năng suất lạnh càng nhỏ.
Phương pháp này có ưu điểm đơn giản nhưng có nhược điểm là hơi hút vào máy nén có
nhiệt độ cao do hòa trộn với hơi nóng từ đầu đẩy máy nén nên nhiệt độ cuối tầm nén cao
làm cho dầu nhanh bị lão hóa. Vì vậy, phương pháp này ít được sử dụng hoặc không sử
dụng đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất có nhiệt độ cuối tầm nén cao như NH3.
b. Xả ngược trong đầu xi lanh
Phương pháp xả ngược trong đầu xi lanh cũng giống như phương pháp xả hơi nén về
phía đường hút theo bypass nhưng quá trình xả hơi nén được tiến hành ở ngay trong đầu
xi lanh mà không cần có van ổn áp và chỉ thực hiện cho từng xi lanh hoặc từng cụm xi lanh
bằng cách nối thông khoang hút và khoang nén nối từng xi lanh hoặc từng cụm xi lanh
tương ứng. Ví dụ, máy nén có 4 xi lanh chia làm 2 cụm thì chỉ có thể điều chỉnh theo bậc
0 – 50 – 100%, máy nén 8 xi lanh chia làm 4 cụm thì có thể điều chỉnh theo bậc 0 – 25 –
50 – 75 – 100%. Xả ngược trong đầu xi lanh không chỉ để điều chỉnh năng suất lạnh mà
còn để giảm tải khi khởi động.
2.1.1.4. Thay đổi tốc độ động cơ máy nén
a. Thay đổi tốc độ động cơ qua đai truyền
Đối với các máy nén hở, có thể thay đổi tốc độ vòng quay trục khuỷu máy nén qua tỷ số
truyền động của đai truyền, từ đó thay đổi được năng suất lạnh của máy nén. Về lý thuyết,
có thể thay đổi nhiều bậc thậm chí vô cấp với các loại bánh đai đặc biệt.
Năng suất lạnh điều chỉnh có thể được xác định như sau:

4
𝑛đ𝑐
𝑄đ𝑐 = 𝑄𝑜
𝑛
Trong đó:
Qo – năng suất lạnh của máy nén trước điều chỉnh
Qđc – năng suất lạnh của máy nén sau điều chỉnh
n – tốc độ chuyển động của động cơ trước điều chỉnh
nđc – tốc độ chuyển động của động cơ sau điều chỉnh.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nhưng có hạn chế là chỉ sử dụng cho máy
nén hở truyền động bằng đai truyền, bộ phận thay đổi tốc độ cồng kềnh, lắp phức tạp.
b. Thay đổi tốc độ vô cấp qua bộ biến tần
Điều chỉnh năng suất lạnh của máy nén phù hợp với phụ tải yêu cầu là một trong những
biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh. Phương pháp dùng phổ biến
hiện nay là điều chỉnh tốc độ chuyển động của động cơ bằng bộ biến tần (Inverter).
Bộ biến tần làm việc làm việc như sau: Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều AC một pha
hay ba pha được cấp vào biến tần qua bộ lọc chỉnh lưu thành điện áp DC bởi một bộ mạch
điện tử. Điện áp một chiều này được biến đổi nghịch lưu thành điện áp xoay chiều ba pha
đối xứng. Nhờ đó mà hệ số công suất cos của bộ biến tần không phụ thuộc vào tải và có
giá trị rất cao (khoảng 0,96). Như vậy, bằng cách thay đổi tần số dòng diện trong bộ biến
tần có thể thay đổi được tốc độ chuyển động của động cơ máy nén, động cơ quạt, bơm,…
trong hệ thống lạnh và điều hòa không khí.
Động cơ khởi động bằng biến tần cho dòng khởi động nhỏ hơn rất nhiều so với khởi
động trực tiếp hay khởi động sao – tam giác, đây là một ưu điểm rất lớn đối với các động
cơ khởi động với công suất lớn vì không gây hiện tượng sụt áp cho toàn mạch điện hệ
thống và qua đó không bị tổn hao năng lượng trong quá trình khởi động động cơ.
Sử dụng bộ biến tần có thể thay thế được các bộ điều khiển khởi động động cơ truyền
thống như khởi động sao – tam giác, khởi động mềm
2.1.2. Điều chỉnh năng suất lạnh máy nén trục vít
Đối với máy nén trục vít, năng suất lạnh có thể điều chỉnh được vô cấp từ 100% xuống
10% nhờ điều chỉnh con trượt bố trí bên dưới song song với hai vít.

Hình 2.7. Điều chỉnh năng suất lạnh bằng con trượt

5
Khi con trượt di chuyển càng nhiều sang bên phải, lưu lượng hơi nén quay lại cửa hút càng
lớn, năng suất lạnh càng nhỏ. Khi con trượt được điều chỉnh về tận cùng bên trái, năng suất
lạnh đạt 100%, lượng hơi môi chất quay trở lại đường hút bằng không.
2.2. Tự động bảo vệ máy nén lạnh
Tự động bảo vệ máy nén lạnh là giữ an toàn cho máy nén khỏi sự cố khi làm việc ở chế
độ nguy hiểm. Hệ thống thiết bị tổng thể để thực hiện chức năng đó gọi chung là hệ thống
tự động bảo vệ.
2.2.1. Bảo vệ áp suất đầu đẩy
Rơ le áp suất cao lấy tín hiệu là áp suất đầu đẩy
máy nén được sử dụng để bảo vệ áp suất ngưng tụ
không vượt quá giá trị cho trước trong hệ thống. Tất
cả các máy lạnh công nghiệp đều được trang bị thiết
bị bảo vệ này. Đối với các máy nén lớn có thể là các
thiết bị tác động một lần, đối với các máy nhỏ có
thể là loại tự động đóng mạch trở lại.
Hình 2.7. Bảo vệ áp suất đầu đẩy
2.2.2. Bảo vệ áp suất đầu hút
Khi áp suất đầu hút giảm quá thấp, máy nén làm
việc ở chế độ không thuận lợi, đặc biệt là điều kiện
bôi trơn sẽ rất kém. Để bảo vệ áp suất đầu hút,
người ta dùng rơ le áp suất thấp, lấy tín hiệu là áp
suất đầu hút máy nén.

Hình 2.8. Bảo vệ áp suất đầu hút


2.2.3. Bảo vệ hiệu áp suất dầu
Để đảm bảo điều kiện bôi trơn trong máy nén, áp suất
dầu của máy nén cần được bảo vệ. Để bảo vệ áp suất
dầu bôi trơn động cơ máy nén, sử dụng rơ le áp suất
dầu. Trong đó, tín hiệu để rơ le tác động là hiệu áp suất
dầu tức là hiệu số giữa áp suất tuyệt đối của dầu bôi
trơn và áp suất trong khoang các te máy nén. Hiệu áp
suất dầu cần thiết do nhà chế tạo máy nén quy định,
thường Δpoil ≥ 0,7 bar. Khi hiệu áp dầu thấp hơn quy Hình 2.8. Bảo vệ áp suất dầu
định, rơ le áp suất dầu sẽ ngắt mạch điện để bảo vệ máy nén. Khi khởi động máy nén, hiệu
áp dầu bằng 0 nên lúc này có bộ phận nối tắt qua rơ le áp suất, khoảng 45 giây sau khởi
động, hiệu áp dầu được xác lập, bộ phận nối tắt sẽ ngắt mạch.
2.2.4. Bảo vệ nhiệt độ đầu đẩy máy nén

6
Nhiệt độ đầu đẩy cao quá mức cho phép sẽ
làm dầu bôi trơn trong máy nén nhanh bị
lão hõa, môi chất lạnh có thể bị phân hủy.
Nhiệt độ quá cao ở đầu xi lanh còn làm máy
nén tiêu hao năng lượng tăng lên do tỷ số
nén cao. Bảo vệ nhiệt độ đầu đẩy đơn giản
nhất là sử dụng rơ le nhiệt độ Hình 2.9. Bảo vệ nhiệt độ đầu đẩy

2.2.5. Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây động cơ máy nén


Khi làm việc quá tải hoặc mất pha, lệch pha làm nhiệt độ cuộn dây động cơ tăng lên,
nếu vượt quá giá trị cho phép (khoảng 1300C) có thể cháy lớp sơn cách điện và cháy động
cơ. Vì vậy, cần bảo vệ nhiệt độ cuộn dây không được vượt quá giá trị này. Dạng bảo vệ
này chỉ sử dụng cho máy nén kín và nửa kín. Để bảo vệ nhiệt độ cuộn dây, thường sử dụng
khí cụ điện Thermistor. Thermistor có các đầu cảm PTC mắc nối tiếp với rơ le K và được
gắn trực tiếp ngay trên cuộn dây quấn động cơ nhằm lấy tín hiệu kịp thời.
Nguyên lý làm việc của mạch bảo vệ như
sau: Ở nhiệt độ làm việc bình thường của
động cơ, các đầu cảm PTC có điện trở rất
nhỏ, nhỏ hơn rất nhiều so với điện trở cuộn
dây RK. Chính vì vậy, điện áp đi qua PTC rất
nhỏ và khi đó điện áp chủ yếu nằm trên cuộn
dây. Từ lực sinh ra ở cuộn dây không Hình 2.10. Mạch bảo vệ động cơ bằng
Thermistor
đủ lớn để kéo lõi thép của rơ le K, đóng mạch cho động cơ làm việc. Nếu nhiệt độ cuộn
dây động cơ tăng quá mức cho phép (động cơ bị quá tải) thì điện trở PTC tăng lên rất
nhanh, lớn hơn nhiều so với điện trở RK, khi đó điện áp qua PTC lớn và điện áp qua rơ le
K nhỏ. Lực điện từ của rơ le không đủ giữ lõi thép làm cho rơ le ngắt mạch động cơ để bảo
vệ động cơ không bị cháy.

You might also like