You are on page 1of 93

CHƯƠNG IV

HTĐK QUÁ TRÌNH LẠNH & ĐHKK

Lương Thế Ngọc - 2021


1
Nội dung
4.1. HTĐK quá trình lạnh
4.1.1. Sơ lược về HT lạnh công nghiệp
4.1.2. HTĐK năng suất lạnh máy nén (pittông,
trục vít)
4.1.3. HTĐK năng suất máy lạnh hấp thụ
4.1.4. HTĐK TB ngưng tụ (giải nhiệt bằng nước,
không khí và hỗn hợp)
4.1.5. HTĐK TB bay hơi
4.1.6. HTĐK buồng lạnh
4.2. HTĐK quá trình ĐHKK

2
4.2.1. Sơ lược về HT ĐHKK công nghiệp
4.2.2. HTĐK trong HT ĐHKK làm lạnh bằng nước
VWV (Water Chiller)
4.2.3. HTĐK trong HT ĐHKK kiểu VRV
4.2.4. HT tự động hóa tòa nhà

3
4.1. HTĐK QUÁ TRÌNH LẠNH

4
4.1.1. SƠ LƯỢC VỀ HT LẠNH CÔNG NGHIỆP
I- Các p/p làm lạnh nhân tạo cơ bản
 Bằng hiệu ứng tiết lưu:
+ Dãn nở đoạn nhiệt, không sinh ngoại công;
+ Dãn nở đoạn nhiệt, sinh ngoại công (m/c lạnh ko biến
đổi pha,TB tiết lưu thay bằng máy giãn nở);
 Bằng hiệu ứng hấp thụ;
 Bằng hiệu ứng xoáy;
 Bằng hiệu ứng nhiệt điện (hiệu ứng Peltier);
 Bằng hiệu ứng từ nhiệt (Magnetocaloric Effect - MCE).
 Hiện nay trong công nghiệp áp dụng phổ biến là p/p tiết
lưu không sinh ngoại công & p/p hấp thụ.
5
1- Làm lạnh bằng p/p tiết lưu

6
Biểu diễn nguyên lý làm việc của HT trên đồ thị lgp - h

1-2: q/t nén m/c 3-3’: q/t quá lạnh


2-3: q/t ngưng tụ (nhả nhiệt) 1-1’: q/t quá nhiệt
3-4: q/t tiết lưu
4-1: q/t bay hơi (nhận nhiệt)
7
2- Làm lạnh bằng p/p hấp thụ

8
II- Tự động hóa Hệ thống lạnh
 TĐH HT lạnh:
Là trang bị các thiết bị giúp cho HT vận hành một cách
tự động, ổn định, an toàn, với độ tin cậy cao (không cần sự
tham gia trực tiếp của người vận hành).
 HT TĐH quá trình lạnh bao gồm:
- HTĐK các quá trình công nghệ (nội dung chính trong học
phần sẽ đề cập);
- HT bảo vệ (P, to đầu đẩy quá cao, P đầu hút quá thấp,
Pdầu quá thấp,…, dòng khởi động quá cao, mất pha,…);
- HT giám sát đo lường (các thông số đặc trưng của quá
trình, báo hiệu chế độ dừng, chế độ báo động,…);
- HTĐK hỗ trợ (khởi động hoặc dừng), HT xả băng,…
9
 Khi thiết kế HT Lạnh, các TB thường được lựa chọn, TK
theo phụ tải lạnh cao nhất (ở chế độ vận hành không thuận
lợi nhất) + dự trữ.
- Thực tế không phải lúc nào cũng vận hành máy lạnh ở
chế độ này;
- Khi vận hành, các đ/k thời tiết và phụ tải luôn thay đổi
làm các thông số của HT cũng thay đổi.
 Khi thiết kế HT Lạnh, phần lớn các TB được lựa chọn từ
các sản phẩm chế tạo sẵn, sự phù hợp giữa các TB chỉ ở
mức độ nhất định.
 HTĐK tự động cần tạo ra sự hoạt động hài hòa giữa các
TB đã chọn, đáp ứng nhu cầu lạnh tương xứng với các đ/k
thay đổi: phụ tải, thời tiết,…

10
HTĐK các q/t công nghệ trong HT lạnh bao gồm:
1. HTĐK năng suất lạnh máy nén;
2. HTĐK thiết bị ngưng tụ;
3. HTĐK thiết bị bay hơi;
4. HTĐK buồng lạnh.

11
4.1.2. HTĐK NĂNG SUẤT LẠNH MÁY NÉN
P/p đ/k năng suất lạnh máy nén phụ thuộc chủ yếu vào
dạng máy nén (cấu tạo) và công suất của nó.
Phân loại máy nén lạnh
1- Theo dạng (cấu tạo) máy nén:
 Máy nén piston;
 Máy nén rôto;
 Máy nén trục vít;
 Máy nén ly tâm;
 Máy nén cánh xoắn.
2- Theo năng suất lạnh Q0 (năng suất lạnh hữu ích thu
được ở dàn bay hơi)
 Máy lạnh công suất nhỏ: Q0 ≤ 15 kW;
 Máy lạnh công suất vừa: 15 kW < Q0 ≤ 120 kW
 Máy lạnh công suất lớn: Q0 > 120 kW.
12
I- Các p/p đ/k năng suất lạnh máy nén piston

13
Có nhiều p/p đ/k năng suất lạnh máy nén piston:
 Đóng - Ngắt động cơ máy nén (On - Off);
 Tiết lưu đường hơi hút của máy nén;
 Xả hơi nén về phía hút của máy nén;
 Vô hiệu hóa từng xilanh hoặc từng cụm xilanh;
 Thay đổi số vòng quay trục khủyu của máy nén thông
qua thay đổi tốc độ động cơ (sử dụng bộ biến tần, sử
dụng đai truyền từ động cơ, thay đổi số đôi cực từ bằng
cách thay đổi đấu nối các cuộn dây);
Chọn p/p đ/c năng suất lạnh nào là tùy thuộc vào t/c của
đối tượng làm lạnh, độ chính xác to cần duy trì trong buồng
lạnh, công suất máy nén, phương pháp truyền động, đặc
điểm cấu tạo máy nén,…

14
1- Đ/k năng suất lạnh bằng Đóng - Ngắt máy nén trực tiếp
(đ/c hai vị trí On - Off)
 Thường sử dụng trong các HT lạnh nhỏ và trung bình,
động cơ máy nén thường < 20 kW. Ứng dụng đặc biệt
rộng rãi cho các tủ lạnh gia đình, thương nghiệp, buồng
lạnh lắp ghép, các loại máy điều hòa to phòng,…
 Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, lắp đặt bảo dưỡng sửa chữa
dễ dàng;
 Nhược điểm: có tổn thất do khởi động động cơ nhiều lần,
chỉ sử dụng cho các loại máy nén nhỏ. Độ dao động SS
lớn, không áp dụng được cho y/c chính xác cao;
 Các thiết bị đ/c hai vị trí cho máy nén thường là rơle to
hoặc rơle P thấp.
15
 Sử dụng rơ le to đóng-ngắt trực tiếp động cơ máy nén
Trong các HT lạnh nhỏ, TB tiết lưu là ống mao thì rơle to
TC làm nhiệm vụ đóng ngắt trực tiếp động cơ máy nén.

16
 Sử dụng rơ le áp suất thấp đóng-ngắt trực tiếp động cơ
máy nén
Đối với các HT có CS trung bình và lớn (có van tiết lưu
và bình chứa) thì rơle to TC đóng ngắt van điện từ cấp lỏng
và rơle áp suất thấp PC làm nhiệm vụ đóng ngắt máy nén.

17
2- Đ/k năng suất lạnh bằng tiết lưu hơi hút
Năng suất lạnh của máy nén:
V
Q  m.q  . h . q , [kW ]
0 0 1 0
m - lưu lượng m/c qua máy nén, kg/sec
q0 - năng suất lạnh riêng của 1kg m/c lạnh sau khi qua tiết
lưu, kJ/kg
 - hệ số cấp (hệ số tổn thất, hệ số nạp), phụ thuộc vào tỷ
số nén Pk / P0 (theo chiều ngược)
v1 - thể tích riêng hơi hút về máy nén, m3/kg
Vh - thể tích hút lý thuyết của máy nén, m3/sec
 d 2
V  .l.z.n
h 4
d - đường kính piston, m z - số lượng piston (xylanh)
l - hành trình piston, m
n - tốc độ vòng quay trục khuỷu, vg/sec.
18
 Để đ/k năng suất lạnh bằng tiết lưu hơi hút có thể thay đổi
v1 và λ. Khi tiết lưu hơi hút v1 tăng lên, λ giảm nên m giảm
và Q0 giảm.

19
 Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, dễ lắp đặt vận hành và
bảo dưỡng sửa chữa.
 Nhược điểm: tổn thất tiết lưu lớn, HS lạnh giảm. P.p đ/c
năng suất lạnh này thường gắn liền với quá trình đ/c P bay
hơi, gây ra tổn thất áp suất ngay trên vít đ/c làm cho P hút
giảm xuống. Nếu chấp nhận tác động đó, cần phải thiết kế
thiết bị đ/c cùng với tổng thể HT lạnh.

20
3- Đ/k năng suất lạnh bằng xả hơi nén về phía hút
a. Xả hơi nén về đường hút qua đường bypass

 Bypass là một đường ống thông giữa đầu đẩy và đầu hút
của máy nén, trên đó bố trí một van ổn áp (OP) duy trì P
bay hơi theo yêu cầu.
21
 Khi năng suất lạnh y/c giảm, P bay hơi giảm, van ổn áp
sẽ mở tương ứng xả hơi nóng từ đường đẩy trở lại
đường hút. Hơi nóng hòa trộn với hơi lạnh ra từ dàn bay
hơi đi vào máy nén. Như vậy, lưu lượng m/c thực chất đi
vào dàn ngưng tụ và bay hơi giảm, năng suất lạnh giảm.
Khi van OP đóng hoàn toàn máy lạnh đạt năng suất lạnh
cao nhất. Van OP mở càng to, năng suất lạnh càng nhỏ.
 Ưu điểm: Đơn giản.
 Nhược điểm: Do hoà trộn với hơi nóng nên to hơi hút vào
máy nén cao, to cuối tầm nén cao, làm cho dầu bị lão hoá
nhanh, các chi tiết máy nén dễ mài mòn, biến dạng, gẫy
hỏng…. Cần phải khống chế to đầu đẩy < 140 oC, do đó
cũng phải hạn chế hơi nóng xả về đường hút, vì vậy p/p
này cũng chỉ được ứng dụng hạn chế.
P/p này không sử dụng cho môi chất NH3 và R22 cũng
như các m/c có to cuối tầm nén cao.
22
b. Xả hơi nén về đường hút kết hợp phun lỏng bổ sung
 Để bảo vệ to đầu đẩy không quá cao người ta bố trí phun
lỏng trực tiếp vào đường hút, thông qua van tiết lưu tay và
van điện từ.
 Van điện từ được đ/k bởi rơle nhiệt độ TC.

23
c. Xả hơi từ bình chứa cao áp về đường hút

24
 Do hơi ở bình chứa chỉ có to ngưng tụ nên khi hòa trộn với
hơi ra từ bình bay hơi có to thấp hơn nhiều so với xả hơi
nóng trực tiếp từ đầu đẩy về. Như vậy có thể tiết kiệm
được toàn bộ HT phun lỏng với van tiết lưu tay, van điện
từ và rơle to.
 Van OP được đ/k bởi rơle áp suất PC.
 Tuy nhiên, do thiếu thiết bị đ/k to đầu đẩy nên HT lạnh có
thể rơi vào tình trạng to đầu đẩy vượt mức cho phép khi
hơi từ bình chứa đến quá nhiều. Vận hành an toàn phụ
thuộc vào kinh nghiệm của người vận hành.

25
d. Xả hơi từ đường đẩy máy nén về trước dàn bay hơi
 Đây là một giải pháp rất hợp lý để hạn chế to đầu đẩy quá
cao vì độ quá nhiệt của hơi hút về máy nén do van TL đ/k.

26
 Nếu độ quá nhiệt cao, van TL điện từ sẽ mở rộng hơn cho
lưu lượng m/c lỏng đi qua nhiều hơn. Một ưu điểm khác
của p/p này là lưu lượng qua dàn giữ ở mức độ bình
thường, tốc độ đủ lớn của m/c lạnh cuốn dầu về máy nén,
không có nguy cơ đọng dầu lại dàn bay hơi do lưu lượng
qua nhỏ khi đ/c năng suất lạnh.
 Cần lưu ý, nếu trước dàn bay hơi có đầu phân phối lỏng
thì phải xả trước đầu phân phối lỏng.

27
e. Xả ngược hơi trong đầu xylanh

28
 P/p này cũng giống như xả hơi nén về đường hút theo
bypass nhưng quá trình xả hơi được tiến hành ngay trong
đầu xilanh không cần có van ổn áp và chỉ thực hiện cho
từng xilanh hoặc từng cụm xylanh bằng cách mở thông
khoang nén và khoang hút nối từng xylanh hoặc từng cụm
xilanh tương ứng.
 Khi cần giảm tải người ta mở van điện từ, lúc này hơi nén
sẽ quay về đầu hút, pít tông sẽ chạy không tải nhưng do
còn tổn thất ma sát nên năng lượng vẫn tổn thất. Người ta
còn dùng p/p này để giảm tải khi khởi động.

29
f. Vô hiệu hóa từng xylanh hoặc từng cụm xylanh
 Khóa đường hút

 Khi có nhu cầu giảm tải, bộ đ/k xuất tín hiệu mở van điện
từ, làm m/c từ đầu đẩy máy nén ép lên đỉnh van giảm tải,
nó sẽ đóng lại không cho m/c hút vào máy nén. Lúc này,
piston - xylanh không thể thực hiện quá trình hút và nén
được vì thiếu môi chất.
30
 Khi có nhu cầu tăng tải, van điện từ đóng lại không cho hơi
m/c từ đầu đẩy ép lên đỉnh van giảm tải. Do không có lực
tác động lên đỉnh van, van giảm tải mở ra cho phép m/c đi
vào xylanh thực hiện quá trình hút và nén.

31
 Nâng van hút
 Các loại máy nén lớn, có van hút dạng vòng thường người
ta bố trí các cơ cấu để nâng van hút, vô hiệu hoá từng
xilanh hay từng cụm xilanh. Cơ cấu nâng van hút thường
hoạt động bằng áp lực dầu và được đ/k nhờ van điện từ và
dùng để đ/c năng suất lạnh cũng như giảm tải máy nén khi
khởi động.
 Để nâng van hút có thể dùng p/p điện từ nhưng phần lớn
hiện nay sử dụng cơ cấu cơ khí hoạt động nhờ áp lực dầu.
 Các nhà chế tạo máy nén lạnh nổi tiếng trên thế giới đều
có những thiết kế cơ cấu nâng van hút riêng. Như các
hãng MYCOM, YORK, CARRIER, TRANE, BRISSONEAU
– LOTZ, STAL (Thụy Điển)
32
33
4- Đ/c năng suất lạnh bằng thay đổi số vòng quay của trục
khuỷu
 Năng suất lạnh máy nén kiểu piston tỷ lệ với thể tích hút ký
thuyết của nó Vh:
V nđc
2
Q  m.q  . h .q , [kW ] V   d .l.z.n Qđc  Q0
0 0 1 0 h 4 n0
 Tốc độ vòng quay trục khuỷu n tỷ lệ với tốc độ vòng quay
động cơ n1
f
n1  1  s 
p
n1 - số vòng quay động cơ;
f - tần số dòng điện;
p - số đôi cực từ của động cơ;
s - hệ số trượt của tốc độ.
34
Các phương pháp đ/k:
a. Thay đổi vòng quay trục khuỷu qua đai truyền
 Đối với các loại máy nén hở công nghiệp, có thể bố trí
các cặp bánh đai khác nhau với các tỷ số truyền động
khác nhau để thay đổi năng suất lạnh của máy nén.
Về lý thuyết có thể thay đổi nhiều bậc, thậm chí vô
cấp với các loại bánh đai đặc biệt.
 Ưu điểm: đơn giản
 Nhược điểm: chỉ sử dụng cho máy nén hở truyền
động đai. Bộ phận thay đổi tốc độ cồng kềnh, tháo lắp
phức tạp.

35
b. Thay đổi vòng quay động cơ
 Thay đổi vòng quay động cơ thông qua thay đổi số
đôi cực từ nhờ thay đổi cách đấu nối các cuộn dây,
vd. động cơ Dahlander với vài cấp tốc độ:
Đấu hình tam giác Đấu hình sao

36
f
n1  1  s 
p
n1 - số vòng quay động cơ;
f - tần số dòng điện;
p - số đôi cực từ của động cơ;
s - hệ số trượt của tốc độ.
Ví dụ: thay đổi tốc độ bằng cách thay đổi cách đấu của
hai mạch sao (tương tự như vậy đối với mach tam giác)

37
Ví dụ: thay đổi cách đấu dây - thay đổi số đôi cực từ

38
 Thay đổi vô cấp tốc độ động cơ thông qua thay đổi tần số
điện áp nguồn cung cấp nhờ sử dụng bộ biến tần.
 Đ/c chính xác và kịp thời năng suất lạnh và các TB kèm
theo vừa đúng phụ tải y/c, là biện pháp TKNL tối ưu. Chỉ
có p/p thay đổi tốc độ qua máy biến tần mới đáp ứng được
y/c trên. Cùng một lúc có thể thay đổi tốc độ vô cấp máy
nén lạnh, quạt dàn lạnh, dàn ngưng hoặc bơm nước giải
nhiệt, bơm nước lạnh các loại.
 Hiện tại giá thành của bộ biến tần đã giảm khá nhiều so
với vài năm trước đây, do khả năng TKNL lớn nên chắc
chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai. Thông
thường, thời gian hoàn vốn do TKNL chỉ từ 1 đến 1,5 năm.

39
II- Các p/p đ/k năng suất lạnh máy nén trục vít:
 Hiện nay thường sử dụng loại máy nén 2 trục vít

1- Ưu điểm của máy nén lạnh trục vít:


 Hiệu suất máy nén ít phụ thuộc vào tỷ số nén, hệ số COP
cao hơn so với máy nén piston;
 Hiệu quả KT cao trong đ/k năng suất bằng van piston trượt;

40
 Do tốc độ cao nên kết cấu gọn nhẹ;
 Độ cân bằng cao do ít có bộ phận chuyển động tịnh tiến
qua lại;
 Tuổi thọ cao do các chi tiết không cọ xát trực tiếp mà việc
chèn kín nhờ các màng dầu;
 Khả năng chịu được va đập thủy lực cao.
2- Nhược điểm của máy nén lạnh trục vít:
 Độ ồn cao, khó chế tạo và khó sửa chữa;
 Hệ thống bôi trơn cồng kềnh.
3- Các p/p đ/k năng suất lạnh máy nén lạnh trục vít:
 Đóng-Ngắt động cơ máy nén;
 Tiết lưu đường hơi hút của máy nén (p/p thường dùng);
 Xả hơi từ đường đẩy về đường hút thông qua thay đổi vị
trí van trượt (p/p thường dùng);
 Thay đổi vận tốc quay trục vít thông qua tốc độ động cơ;
41
 Đ/k năng suất lạnh máy nén bằng p/p thay đổi vị trí
van trượt
Van trượt (slide van) được bố trí nằm phía dưới và song
song với 2 trục vít.

42
43
4.1.3. HTĐK NĂNG SUẤT MÁY LẠNH HẤP THỤ
(SV tự tham khảo thêm TL và viết Chuyên đề - cộng 1
điểm quá trình)

44
4.1.4. HTĐK THIẾT BỊ NGƯNG TỤ
 Nhiệm vụ: Đảm bảo P ngưng tụ và to ngưng tụ không
đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho phép.
- Nếu cao: giảm năng suất lạnh, tiêu tốn điện năng
(máy nén và bơm, quạt trong HT làm mát). HT lạnh
làm việc không KT, hơn nữa có thể dẫn tới quá tải
cho động cơ máy nén, to đầu đẩy tăng, tiêu hao dầu
tăng, độ tin cậy và tuổi thọ các chi tiết giảm.
(Theo kinh nghiệm khi vận hành máy lạnh trong đ/k
bình thường, to ngưng tụ tăng lên 1oC, năng suất lạnh
giảm đi 1,5%, công suất điện tiêu tốn tăng khoảng 1%).

45
- Nếu thấp: ảnh hưởng đến q/t cấp lỏng cho TB bay
hơi. Lỏng cấp ít, chập chờn không đều và có thể
ngừng trệ vì P ngưng tụ quá thấp (đặc biệt đối với
ống mao dẫn) dẫn đến năng suất lạnh của HT giảm.
Về lý thuyết, khi to và P ngưng tụ giảm, năng suất lạnh
tăng, nhưng đối với một máy lạnh cụ thể, tất cả các TB đã
được thiết kế hiệu chỉnh đồng bộ thì to và P ngưng tụ giảm,
năng suất lạnh giảm.
Nếu to ngưng tụ giảm nhiều (chế độ vận hành mùa
đông), P bay hơi sẽ giảm quá mức cho phép và rơle
áp suất thấp sẽ ngắt, ngừng máy nén để bảo vệ. Nếu
vận hành lâu ở chế độ này máy nén có thể bị hư hỏng
nhanh chóng do thiếu dầu bôi trơn.

46
 Có 3 loại TB ngưng tụ chính:
- Loại làm mát (giải nhiệt) bằng nước (bình ngưng);
- Loại làm mát bằng kk (dàn ngưng);
- Loại làm mát bằng hỗn hợp nước + kk.
I- HTĐK thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước
Các khu vực khan hiếm nước và thiếu nước, đối với
các HT lạnh cũng như ĐHKK lớn người ta sử dụng nước
tuần hoàn qua tháp giải nhiệt.
1- HTĐK TB ngưng tụ làm mát bằng nước tuần hoàn
 Sử dụng 3 p.a đ/c để khống chế to và P ngưng tụ:
- Bypass nước giải nhiệt;
- Đ/c lưu lượng nước giải nhiệt;
- Đ/c tốc độ quạt gió tháp giải nhiệt.
 Có thể lấy tín hiệu đ/k là Pbình ngưng hoặc to nước làm mát.
47
a- Phương án đ/c bằng bypass nước giải nhiệt

 Nếu to nước vào bình ngưng ko đủ cao, van bypass sẽ


mở cho 1 phần nước quay lại bình ngưng, giảm lưu
lượng nước qua tháp giải nhiệt.
 Chế độ này phù hợp khi máy lạnh chỉ chạy với một phần
tải hoặc khi độ ẩm kk bên ngoài rất nhỏ. 48
b- Phương án đ/c lưu lượng nước giải nhiệt

WP- rơle áp suất nước (bảo vệ bơm);


HP- rơle áp suất cao (bảo vệ máy nén);
Van phao- tự động đ/c mức nước trong bể chứa.

49
c- Phương án đ/c tốc độ quạt gió tháp giải nhiệt
 P.p đóng - ngắt động cơ quạt (đơn giản nhất);
 P.p sử dụng động cơ có nhiều cấp tốc độ bằng cách thay
đổi số đôi cực từ (vd. động cơ Dahlander);
 P.p đ/c tốc độ vô cấp cho cả động cơ quạt gió và động cơ
bơm bằng bộ biến tần (P.p này có giá thành cao).

50
2- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước không tuần hoàn

B1- bơm làm mát chính, WP bảo vệ B1;


B2 và B3- bơm bổ sung, được đ/k nhờ các rơle hiệu nhiệt độ
T1 và T2 ;
HP- rơle áp suất cao (bảo vệ máy nén).
(P.a này hay áp dụng cho bình ngưng của HT C.S. lớn)
51
II- HTĐK thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí
 Để đ/k áp suất ngưng tụ có 2 p/p:
- Đ/k về phía không khí;
- Đ/k về phía m/c lạnh.
1- Điều khiển về phía không khí
 Thay đổi lưu lượng kk qua dàn ngưng tụ:
- Thay đổi tốc độ động cơ quạt;
- Thay đổi độ đóng mở cửa gió (damper - thay đổi trở lực)
ở đầu hút hoặc đầu đẩy;
- Thay đổi số quạt gió vận hành (khi bố trí nhiều quạt vận
hành song song).
 Tín hiệu đ/k có thể dùng là P ngưng tụ hoặc to môi trường
(to ngưng tụ thường cao hơn to kk bên ngoài khoảng 15
°C).
52
a- Dàn ngưng sử dụng 1 quạt có 3 tốc độ
 Có 3 rơle áp suất tương ứng HP để đ/k 3 tốc độ quạt khác
nhau,vd:
- Khi Pngưng tụ ≤ 14 kG/cm2 thì quạt chạy tốc độ 1
- Khi 14 kG/cm2 < Pngưng tụ ≤ 15 kG/cm2 thì quạt chạy tốc độ 2
- Khi 15 kG/cm2 < Pngưng tụ ≤ 16 kG/cm2 thì quạt chạy tốc độ 3
- Khi Pngưng tụ > 16 kG/cm2 thì máy nén dừng, khi Pngưng tụ <
14 kG/cm2 thì máy nén chạy lại.

53
b- Dàn ngưng sử dụng 3 quạt có 1 tốc độ
 Có 3 rơle áp suất HP tương ứng, đ/k 3 quạt khác nhau, vd.:
- Khi Pngưng tụ ≤ 14 kG/cm2 thì quạt 1 chạy;
- Khi 14 kG/cm2 < Pngưng tụ ≤ 15 kG/cm2 thì quạt 2 chạy;
- Khi 15 kG/cm2 < Pngưng tụ ≤ 16 kG/cm2 thì quạt 3 chạy;
- Khi Pngưng tụ > 16 kG/cm2 thì máy nén dừng, khi Pngưng tụ <
14 kG/cm2 thì máy nén chạy lại.

54
c- Đ/k vô cấp tốc độ quạt gió
 Do các nhược điểm của việc đ/k đóng - ngắt quạt nên xu
hướng đ/k vô cấp tốc độ quạt qua bộ biến tần ngày càng
được chú ý. P/p này có thể đ/k P và to ngưng tụ với độ
chính xác cao, không gây tiếng ồn lớn. Đặc biệt, xóa bỏ
được tiếng ồn chu kỳ bất thường do đóng - mở quạt và
có thể TKNL một cách đáng kể, tăng tuổi thọ và độ tin cậy
của động cơ quạt.
 Tín hiệu đưa vào bộ biến tần có thể là P hoặc to ngưng tụ.
Do đ/k vô cấp nên loại trừ được sự biến động đột ngột
của P ngưng tụ và qua đó VTL có thể làm việc một cách
tin cậy hơn, luôn đảm bảo sự cấp lỏng đều đặn tối ưu cho
dàn bay hơi.

55
d- Đ/k lưu lượng kk bằng độ mở cửa gió quạt hút (damper)
 Khi P ngưng tụ giảm, các tấm chắn mở to hơn để kk đi qua
trao đổi nhiệt nhiều hơn. Khi P ngưng tụ tăng lên, quá trình
ngược lại. Nếu máy nén dừng, quạt dừng và của gió cũng
khép lại;
 P/p này không KT vì quạt phải chạy liên tục nên tổn hao
năng lượng lớn. Tuổi thọ quạt giảm và không giảm được
tiếng ồn.

56
57
2- Điều khiển về phía m/c lạnh
 Trong KT lạnh, để tăng cường khả năng trao đổi nhiệt của
dàn ống xoắn đến mức tối đa, người ta bố trí bình chứa
và các dàn ống sao cho nhanh chóng giải phóng bề mặt
trao đổi nhiệt khỏi bị ứ lỏng.
 Ngược lại, khi đ/k P và to ngưng tụ, trong trường hợp chỉ
chạy một phần tải hoặc điều kiện thời tiết bên ngoài thuận
lợi (vd. mùa đông), phải che bớt một phần dàn ngưng
hoặc giảm tốc độ quạt gió. Che bớt một phần dàn ngưng
là cho ngập lỏng một phần dàn ngưng để giảm quá trình
trao đổi nhiệt của nó. P/p này gọi là đ/k về phía m/c lạnh.

58
Ví dụ:
Một HT lạnh, mùa hè Qk y/c là 20 kW, to ngoài trời là 35
oC, to ngưng tụ là 50 oC. Mùa đông Q y/c là 10 kW, to
k
ngoài trời là 15 oC. Nếu muốn giữ nguyên to ngưng tụ, theo
tính toán lỏng phải ngập khoảng 78% dàn ngưng.
 P/p này có nhược điểm: phải sử dụng một bình chứa lớn
để chứa lượng m/c chỉ cần đến để làm ngập lỏng trong
mùa đông. Khi làm việc trong mùa hè, toàn bộ phần lỏng
đó phải chứa tại bình chứa lỏng để giải phóng toàn bộ bề
mặt dàn ngưng tụ.
 Có 2 p/p khả thi để làm ngập lỏng một phần dàn là:
a. P/p của hãng Alco
b. P/p của hãng Danfoss

59
a- P/p của hãng Alco

 Thiết bị Alco là van 3 ngả có 2 đường vào và 1 đường ra.


 Nếu P và to ngưng tụ giảm quá giới hạn cho phép, van đ/c
Alco tác động, dẫn hơi nóng thẳng vào bình chứa BC. Điều
đó gây nên sự ứ đọng môi chất lạnh lỏng ở dàn ngưng tụ
và do thiếu diện tích trao đổi nhiệt, P và to ngưng tụ lại
tăng lên. 60
 Chú ý:
Người vận hành không thể đ/c P ngưng tụ được, nó đã
được t/k và ấn định tại nhà máy và van Alco sẽ tác động
đ/c khi to kk bên ngoài giảm xuống dưới 32°C. Sau khi lắp
đặt xong cũng không cần một sự hiệu chỉnh bất kỳ nào.
 P/p này sử dụng khi các TB lạnh hoạt động suốt năm.
Hãng đưa ra 2 thiết bị HP8 và HP14. Năng suất của HP8
là Qk = 30,6 ÷ 47,5 kW và HP14 với Qk = 80,9 ÷ 118,9 kW,
tùy theo từng m/c lạnh. Nếu cần năng suất lớn hơn có thể
lắp 2 thiết bị song song với nhau.

61
b- P/p của hãng Danfoss

KVR - Van đ/c Pngưng tụ. Khi Pngưng tụ ≥ Pđịnh trị thì van mở (hết cỡ).
NRD - Van đ/c Pbình chứa, đủ cho van tiết lưu hoạt động bình thường. NRD
chịu sự đ/k của ΔP trước và sau van. Khi ΔP lớn thì van mở to và
ngược lại. Khi ΔP nhỏ hơn định trị thì van đóng kín.
62
 Sự kết hợp của 2 van KVR và NRD đảm bảo đạt được
sự đ/c Pngưng tụ theo ý muốn, đảm bảo Pngưng tụ luôn luôn
lớn hơn chút ít so với Pbình chứa, đảm bảo lỏng ngưng ở
dàn ngưng chảy được về bình chứa và duy trì P trước
van tiết lưu đủ lớn, đảm bảo lượng m/c phun vào dàn
bay hơi.

63
III- HTĐK thiết bị ngưng tụ làm mát bằng hỗn hợp
nước và không khí
1- TB ngưng tụ làm mát bằng hỗn hợp nước và kk đối lưu
cưỡng bức (kiểu bay hơi) còn gọi là tháp ngưng tụ
 Đ/c phía gió
 Đ/c phía nước
 Đ/c gió và nước

64
2- TB ngưng tụ làm mát hỗn hợp nước và kk đối lưu tự nhiên
(kiểu tưới)

65
4.1.5. HTĐK THIẾT BỊ BAY HƠI
I- Khái niệm chung
1- Nhiệm vụ HTĐK:
 Đảm bảo năng suất lạnh y/c của HT;
 Đảm bảo hiệu suất trao đổi nhiệt cao nhất:
- Khi q/t trao đổi nhiệt kém, thời gian làm lạnh tăng, t0
của buồng lạnh không đảm bảo y/c;
- Khi TB bay hơi có diện tích quá lớn so với y/c, chi phí
đầu tư cao, độ quá nhiệt hơi ra lớn, to cuối q/t nén tăng
cao, tăng công suất nén;
 Đảm bảo AT để ẩm và lỏng không quay trở về máy nén;
 Đảm bảo Phút không quá thấp (giảm mức dầu trong
cacte, giảm bôi trơn).
Dù toàn bộ HT tốt đến đâu nhưng TB bay hơi làm việc
kém hiệu quả thì tất cả trở nên vô ích;
66
2- Phân loại:
a- Theo p/p làm lạnh, chia ra:
 TB bay hơi làm lạnh trực tiếp: sử dụng khi sản phẩm làm
lạnh hoặc lạnh đông có hình dạng kích thước hợp lý.
- Thường dùng dàn lạnh kiểu tấm: vd. tấm lắc trong tủ
cấp đông tiếp xúc, trống làm đá trong tủ đá vảy,…
 TB bay hơi làm lạnh gián tiếp: sử dụng khi không gian
làm lạnh phức tạp, hình dáng và kích thước sản phẩm
phức tạp, m/c lạnh có tính độc hại ảnh hưởng đến m/t và
sản phẩm, nơi bảo quản và tiêu thụ lạnh ở khá xa trạm
lạnh,…. Lúc này, cần sử dụng chất tải lạnh trung gian:
kk, nước, nước muối, glycol, alcol,…
- Thường sử dụng trong các tủ cấp đông gió, trong các
băng chuyền lạnh đông nhanh và cực nhanh IQF, trong
NM sản xuất nước đá cây,… 67
- TB bay hơi có thể là loại dàn (làm lạnh kk hoặc chất lỏng
như dàn xương cá hoặc panen trong các HT lạnh máy đá
cây) hoặc loại bình (làm lạnh chất lỏng như nước, nước
muối, glycol,..).
- Bình bay hơi có cấu tạo tương tự bình ngưng tụ ống
chùm nằm ngang. Có thể chia bình bay hơi thành 2 loại:
+ Bình bay hơi NH3: Đặc điểm cơ bản của kiểu này là
m/c lạnh bay hơi bên ngoài các ống trao đổi nhiệt, tức
khoảng không gian giữa các ống, chất lỏng cần làm lạnh
chuyển động bên trong các ống trao đổi nhiệt.
+ Bình bay hơi frêôn: ngược lại m/c lạnh có thể bay hơi
ở bên trong hoặc ngoài ống trao đổi nhiệt, chất lỏng cần
làm lạnh chuyển động dích dắc bên ngoài hoặc bên trong
các ống trao đổi nhiệt.
68
b- Theo mức độ chứa dịch trong dàn lạnh, chia ra:
 Dàn lạnh kiểu ngập lỏng
 Dàn lạnh kiểu không ngập lỏng

69
3- HTĐK TB bay hơi:
HTĐK cấp lỏng cho TB bay hơi là quan trọng nhất.
 Nhiệm vụ giữ cho lượng lỏng đi vào TB là tối ưu:
- Đáp ứng nhu cầu phụ tải lạnh cho HT;
- Đảm bảo hiệu quả trao đổi nhiệt của TB bay hơi là tốt
nhất (nếu thấp sẽ giảm trao đổi nhiệt);
- Đảm bảo AT cho máy nén (nếu cao sẽ có nguy cơ tràn
ẩm và lỏng về máy nén gây va đập thủy lực
 Để đ/k cấp lỏng có thể dựa vào:
- to hơi thoát khỏi TB bay hơi (toqn );
- Áp suất đầu hút của máy nén;
- Mức chất lỏng trong bình.
 P/p đ/k phụ thuộc vào p/p cấp lỏng cho TB bay hơi (phụ
thuộc vào loại TB tiết lưu).
70
II- Các p/p cấp lỏng cho TB bay hơi và HTĐK

71
1- Phương pháp dùng cáp tiết lưu (Capillary tubes):
 Cáp tiết lưu (ống Kapie, ống mao): một đoạn ống đồng đỏ
rất nhỏ (d = 0,6 - 2 mm, L = 0,5 - 5 m).
 Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, giá thành thấp, độ tin cậy cao.
Sau khi ngừng máy chỉ cần vài phút thì HT tự cân bằng P
nên khởi động lại dễ dàng, giảm nhẹ phu tải điện của
động cơ máy nén.
 Nhược điểm: dễ tắc ẩm, không thể đ/c lưu lượng m/c lỏng
qua ống mao theo các chế độ làm việc khác nhau.
 Chỉ sử dụng cho máy lạnh công suất thấp và trung bình (<
24.000 Btu/h), ít thay đổi phụ tải hoặc phụ tải tương đối ổn
định (tủ lạnh, tủ đá, máy kem, máy lạnh ĐHKK công suất
nhỏ,…).
72
 Cáp tiết lưu

73
2- Phương pháp dùng VTL tay (Expansive Valve - EV):
 Kết cấu tương tự van chặn bình thường, nhưng trụ van
dài và có bước ren nhỏ để có độ đ/c cao. Đĩa van thường
có 3 dạng chính (a), (b), (c).
 Lưu lượng m/c lỏng đ/c bằng tay, vận hành khó khăn,
không AT và không TĐH được, phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm của người vận hành.
 Trước đây sử dụng phổ biến trong các HT lạnh CN (NM
nước đá, NM chế biến thủy sản). Hiện nay ít sử dụng,
thường dùng như VTL phụ để dự phòng.

74
3- Phương pháp dùng VTL nhiệt (Thermostatic EV - TEV):
 Có 2 loại: cân bằng trong và cân bằng ngoài
a- P/p dùng VTL nhiệt cân bằng trong:

Nếu: p1 <= p0 + plx van tiết lưu đóng


p1 > p0 + plx van tiết lưu mở

75
76
b- P/p dùng VTL nhiệt cân bằng ngoài:

Nếu: p1 <= ph + plx van tiết lưu đóng


p1 > ph + plx van tiết lưu mở
 VTL nhiệt cân bằng ngoài dùng cho dàn lạnh lớn

77
Thể hiện trên sơ đồ nguyên lý

78
4- Phương pháp dùng VTL điện tử (Electronic EV - EEV):
 VTL nhiệt truyền thống ứng dụng trong HT lạnh tồn tại
một số vấn đề sau:
- Phạm vi đ/k lưu lượng không lớn, độ chính xác không
cao. Độ quá nhiệt ở đầu ra TB bay hơi có sai lệch tương
đối lớn;
- Khi HT lạnh khởi động hoặc thay đổi tải đột ngột q/t đ/k
lưu lượng theo độ quá nhiệt phát sinh dao động có chu
kỳ do có độ trễ lớn. Ở tobốc hơi thấp, độ quá nhiệt lớn,
nếu tobốc hơi không ổn định thì hiệu suất HT lạnh giảm;
- Không kết hợp được với đ/k bằng máy tính.
 VTL điện tử (EEV) xuất hiện khoảng 1980. Là 1 loại van
tiên tiến, có thể khắc phục các nhược điểm trên. Thường
được sử dụng trong các HT ĐHKK Inverter.
79
 Thiết bị tiết lưu điện tử

80
 Căn cứ vào phương thức truyền động, có 2 loại:
- VTL điện tử dạng điện từ;
- VTL điện tử dạng điện động (truyền động trực tiếp và
truyền động gián tiếp).
a- VTL điện tử dạng điện từ (van tương tự, van xung):
 Loại van này về cơ bản t/k giống như van từ loại on-off.
Sự khác biệt chính là cuộn dây và lõi từ được t/k đặc biệt
để tạo ra các từ trường khác nhau. Từ trường mạnh hơn
sẽ mở van lớn hơn và ngược lại.
 Sự lập trình để có các vị trí khác nhau của lõi từ rất phức
tạp.
 Các van này có độ trễ, nội ma sát và độ từ dư lớn; khả
năng lặp lại kém, dải đ/c hẹp.
 Van xung: đ/k theo độ rộng xung (van PWM).
 Van tương tự (van analog): đ/k theo U đặt lên cuộn dây.
81
 Sơ đồ kết cấu và đặc tính lưu lượng của van tương tự

82
b- VTL điện tử dạng điện động:
- Đ/c độ đóng mở của van bằng động cơ bước, chiều quay
(đóng hay mở) phụ thuộc vào dấu của xung điện áp.
 Loại tác động trực tiếp:
- Kim van được đ/k trực tiếp bơi sự chuyển động của
động cơ bước.
- Chỉ sử dụng với lưu lượng nhỏ.
- Sơ đồ kết cấu và đặc tính lưu lượng:

83
 Loại tác động gián tiếp:
- Sự truyền động của động cơ bước đến kim van thông
qua bộ giảm tốc.
- Do có bộ giảm tốc nên tăng mômen quay, với lực từ
nhỏ có thể cho lực tác động lớn. Do đó, thường dùng đối
với lưu lượng lớn.
- Van được tổ hợp từ 2 phần: động cơ và thân van. Khi
cần thay đổi dải lưu lượng chỉ cần thay đổi thân van nên
rất thuận tiện.

84
- Sơ đồ kết cấu và đặc tính lưu lượng của VTL điện tử
dạng điện động, loại tác động gián tiếp

85
 Sơ đồ cấp lỏng cho TB bay hơi bằng VTL điện tử EEV

VXL - Bộ vi xử lý
PT - Bộ chuyển đổi áp suất
 Cấp lỏng cho TB bay hơi có thể đ/c theo áp suất hút về
máy nén hoặc to quá nhiệt (đo bằng NKĐT Pt 100).

86
5- P/p cấp lỏng cho bình bay hơi bằng rơle hiệu to:

 Khi hiệu to giảm (độ quá nhiệt hơi hút giảm), rơle hiệu to
ngắt mạch, van điện từ ngừng cấp lỏng vào bình bay hơi
và ngược lại.

87
6- P/p cấp lỏng cho bình bay hơi dựa theo mức chất lỏng:

 Mức chất lỏng trong bình được duy trì trong giới hạn cho
phép nhờ bộ đ/k mức LC loại rơle 2 vị trí.
 Khi mức ở vị trí cao, rơle sẽ ngắt van điện từ ngưng cấp
lỏng vào bình và ngược lại.
 Trong HT cấp lỏng lớn, bộ đ/k LC sử dụng loại liên tục.
88
7- P/p cấp lỏng cho dàn bay hơi có bình tách lỏng:

 Bình tách lỏng (BTL) phải đặt cao hơn các dàn bay hơi,
chất lỏng sẽ tự chảy vào các dàn.
 Cấp lỏng vào BTL thông qua rơle mức kiểu phao và van
điện từ SV.
 to các buồng lạnh được khống chế bởi các rơle TH1, TH2,
TH3 và các van từ SV1, SV2, SV3.
 Tương tự như trên khi cấp lỏng cho các dàn xương cá
trong HT làm đá.
89
4.1.6. HTĐK BUỒNG LẠNH
Khái niệm chung
HTĐK BL thực hiện đ/k các thông số sau:
- Nhiệt độ;
- Độ ẩm;
- Lượng không khí tươi (nồng độ khí: CO2, O2).
I- Đ/k to buồng lạnh
1- Đóng - ngắt trực tiếp máy nén (đối với máy lạnh nhỏ
giống như tủ lạnh gia đình,…).
2- Đ/k lưu lượng lỏng cấp vào dàn bay hơi
 Đ/k bằng thermostat + van từ theo qui luật on-off;
 Đ/k liên tục thông qua van TL điện tử để đ/c lưu lượng
lỏng cấp vào dàn bay hơi, kết hợp với ổn định P bay hơi.

90
II- Đ/k độ ẩm buồng lạnh
1- Khái quát:
 Nhiều trường hợp, chỉ quan tâm đến to, ko quan tâm đến
độ ẩm: bảo quản các sản phẩm có bao gói, bao bì ko thấm
ẩm như nilon, đồ hộp, lọ thủy tinh,…
 Nhiều BL có y/c rất khắt khe về độ ẩm: các sản phẩm hô
hấp như rau, hoa, quả, trứng,…
 To bay hơi ở dàn lạnh << to đọng sương của kk trong BL
nên luôn xảy ra q/t ngưng đọng hơi nước vào dàn lạnh.
Do đó, việc khử ẩm trong BL dễ dàng hơn rất nhiều so với
việc tăng ẩm.
2- Khử ẩm: (Bảo quản thịt bò, lợn lạnh và kết đông y/c độ
ẩm thấp)
 Hạ to bay hơi trong dàn lạnh:
- Giảm diện tích bề mặt trao đổi nhiệt;
- Giảm tốc độ quạt dàn lạnh hoặc chạy theo chế độ On-Off91
 Có thể dùng máy hút ẩm (thường dùng trong HT ĐHKK):
- Máy hút ẩm bằng máy lạnh: KK đưa qua dàn lạnh, hơi
nước sẽ ngưng tụ lại trên bề mặt lạnh, chảy vào thùng
nước ngưng. KK đã khử ẩm đưa qua dàn ngưng sưởi
nóng lên làm độ ẩm tương đối giảm xuống để quay lại
phòng.
- Máy hút ẩm bằng chất hấp thụ rắn.
3- Tăng ẩm: (Bảo quản các loại rau, hoa quả, khoai tây y/c
độ ẩm cao 90% - 95%)
 Đ/c hiệu to BL và to bay hơi nhỏ (đối với các BL to < +3o C);
 Sử dụng máy phun ẩm (đối với các BL to > +3o C):
- Cho nước bay hơi từ các tấm chăn hoặc các đĩa hút
nước (p/p này chỉ dùng cho nhà ở, công xưởng, bảo tàng,
phòng máy, kho,… Ko sử dụng cho BL vì hiệu suất thấp).
92
- Các vòi phun sương, các máy phun quay kiểu ly tâm (có
thể ứng dụng cho các ngành CN nhẹ: giấy, gỗ, vải sợi, may
mặc, in ấn, chất dẻo,…và có thể cho BL to > +3o C).
- Phun hơi nước (hơi trực tiếp từ mạng lò hơi hoặc từ máy
phun hơi dùng điện trở đốt nóng nước).
III- Đ/k lượng không khí tươi
 Các BL có người làm việc ở trong hoặc các BL bảo quản
các sản phẩm hô hấp: rau, hoa, quả, trứng,…ngoài việc đ/c
to, độ ẩm, còn phải đ/c lượng khí tươi cần thiết (xác định
qua giới hạn nồng độ CO2 cho phép. Đối với bảo quản lạnh
khí, phòng cần kín do đó y/c cả nồng độ O2 ).
 Ko đưa gió tươi trực tiếp vào BL, phải đưa qua dàn lạnh để
xử lý ẩm, tránh gây ra đọng sương trên bề mặt sản phẩm.
93

You might also like