You are on page 1of 17

GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO

Giảng viên: SƠ CẤP NGHỀ


VẬN HÀNH NỒI HƠI

Đơn vị thực hiện

Công ty Cổ Phần Quốc Tế BHL Group


Add: Số 33-C2, KĐT Nam Trung Yên, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 0243 2056 889 Hotline: 0962 959 868
Email: info@bhlgroup.vn Website: www.BHLGRROUP.vn
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
* ĐỂ NỒI HƠI VẬN HÀNH AN TOÀN VÀ ĐẠT CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ
THUẬT, KHÔNG PHẢI NGỪNG NGOÀI LỊCH VÌ SỰ CỐ.
* Việc vận hành nồi hơi phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
1. Đảm bảo an toàn tối đa và thường xuyên cho người vận hành và thiết bị
2. Tiết kiệm nhiên liệu
3. Không gây ăn mòn hóa học hoặc mài mòn các chi tiết áp lực.
4. Hạn chế đến mức thấp nhất cáu bẩn, bùn đóng ở các bề mặt truyền nhiệt phía tiếp
xúc với nước
5. Không đóng xỉ, tro, chất lạ trên bề mặt truyền nhiệt tiếp xúc với khói.
6. Hạn chế thấp nhất tro, bụi, vật lạ đóng trên đường khói hoặc thải ra môi trường bên
ngoài.
7. Bảo đảm chất lượng hơi nước
8. Giảm đến mức thấp nhất số thao tác cho người vận hành
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
* Để đảm bảo các yêu cầu trên, ngoài điều kiện kỹ thuật thiết bị bảo đảm tốt.
Người công nhân vận hành phải am hiểu cấu tạo và cách vận hành từng thiết bị
một của nồi hơi.
* Trong lúc vận hành, người công nhân vận hành phải đặc biệt chú ý các dữ kiện
ghi nhận từ thiết bị đo kiểm và từ các nguồn khác theo thứ tự:
1. Luôn theo dõi mức nước
2. Hình thái và màu sắc ngọn lửa
3. Áp suất hơi nước và nước cấp
4. Áp suất không khí và khói vào và ra khỏi buồng đốt
5. Tình hình nước
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
6. Nhịp độ chạy và ngừng:
+ Bơm cấp nước;
+ Các quạt: Quạt hút, Quạt đẩy
+ Hệ thống đốt nhiên liệu: Băng tải, hệ thống cấp bã….
7. Tỉ lệ hợp lý giữa nhiên liệu và không khí cần cho sự cháy
8. Nhiệt độ của:
+ Nước cấp
+ Khói thoát
+ Không khí
+ Nhiên liệu đầu vào và khỏi các thiết bị trung gian
9. Lưu lượng nước cấp
10. Lưu lượng nhiên liệu.
11. Lưu lượng hơi nước
12. Hiểu rõ các thao tác đồng bộ liên động và thao tác bị cấm khi qui trình chưa đồng bộ.
13. Hiểu rõ các thiết bị hoạt động tự động.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
I. CHUẨN BỊ ĐỐT LÒ: (Lưu ý: Dọn dẹp sạch sẽ khu vực thao tác trong nhà lò)
Trước khi đốt lò phải kiểm tra kỹ nồi hơi và các thiết bị phụ thuộc, cụ thể:
1) Kiểm tra kim áp kế có ở vị trí “0” không, van 3 ngả có bị kẹt không? Thao tác thử
vặn van 3 ngả theo 3 hướng xem có bị kẹt không.
2) Kiểm tra van an toàn “ súp páp an toàn” xem quả tạ của van có ở đúng vị trí qui
định không? Niêm chì có còn không?.
Đối van an toàn kiểu lò xo thì cần kiểm tra mũ van an toàn có lắp đậy không và còn
niêm chì không ?
3) Kiểm tra kính thủy, xem mức nước trong nồi hơi và mức nước trong bồn/bể cấp
(chất lượng nước cấp – bộ xử lý nước cấp).
4) Kiểm tra các dụng cụ thao tác các trang thiết bị an toàn bảo hộ lao động như: Xẻng,
búa, dao, găng tay, giầy, mũ, kính
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
5) Kiểm tra bên trong và bên ngoài:
+ Buồng lửa, mương khói, chân ống khói
+ Các ống sinh hơi, các ống góp, các cửa chắn lửa, chắn khói…
+ Thao tác, kiểm tra các van chặn, van khóa… Van hơi tổng đã khóa chưa?
Kiểm tra xem có hiện tượng khác thường không, có hoạt động nhẹ nhàng không.
6) Kiểm tra nguồn điện và hệ thống chiếu sáng bao gồm: Hệ thống chiếu sáng chính và dự
phòng
7) Kiểm tra dầu bơi trơn hệ thống quạt gió, quạt khói của nồi hơi, kiểm tra các cầu chì của
động cơ điện (môtơ) và các bộ phận nối đất bảo vệ cũng như các bộ phận bao che dây curoa.
Cho kiểm tra chạy thử quạt gió, quạt hút, các lá chắn gió, chắn khói (Chạy trong vòng 5 đến
10 phút).
8) Kiểm tra bơm điện cung cấp nước vào nồi hơi:
+ Bơm cấp nước chạy thử
+ Hệ thống đường ống cấp nước
9) Kiểm tra nhiên liệu dùng cho nồi hơi có đúng và đủ cho vận hành
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
II. NHÓM LÒ:
- Sau khi tiến hành kiểm tra kỹ như các bước nêu trên thì bắt đầu tiến hành nhóm lửa,
tùy theo từng loại nhiên liệu mà tiến hành nhóm lửa khác nhau
- Khi nhiên liệu đã cháy đều tiến hành mở van xả khí để cho không khí thoát ra khỏi lò
- Khi nồi hơi bắt đầu có áp suất thì công nhân vận hành phải hết sức tập trung theo dõi
các hiện tượng bất thường xảy ra ở các bộ phận của nồi:
+ Hiện tượng xì nước ở các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi
+ Xì khói ở buồng đốt và các bộ phận sau đuôi lò
- Khi nồi hơi có hơi thoát ra khỏi van xả khí thì tiến hành đóng van xả khí lại và nâng
áp.
- Đối với nồi hơi có bộ sấy hơi (bộ quá nhiệt) thì phải xả hết nước đọng trong bộ sấy
- Khi áp suất lò đạt từ 1 đến 3 kG/cm2 thì tiến hành thông rửa ống thủy để kiểm tra mức
nước.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
QUY TRÌNH THÔNG RỬA KIỂM TRA ỐNG THỦY
A-THÔNG RỬA ĐƯỜNG HƠI (GỌI HƠI):
1- Đóng van nước thông ra ống thủy
2- Mở van xả đáy ống thủy cho nước, hơi và cặn thoát ra
3- Đóng kín van xả đáy lại
4- Mở từ từ van nước cho nước thông ra ống thủy

B-THÔNG RỬA ĐƯỜNG NƯỚC (GỌI NƯỚC):


1- Đóng van hơi thông ra ống thủy
2- Mở van xả đáy ống thủy cho nước, hơi và cặn thoát ra
3- Đóng kín van xả đáy lại
4- Mở từ từ van hơi cho nước thông ra ống thủy
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
- Kiểm tra độ kín ở toàn bộ các mặt bích, cửa người chui, hệ thống các van…
- Trong quá trình nâng áp cho nồi hơi đến áp suất làm việc, nếu xảy ra hư hỏng gì ở
các bộ phận chủ yếu của nồi hơi thì phải tiến hành ngừng lò, hạ áp suất về 0 sau đó mới
tiến hành sửa chữa.
Chú ý: Tuyệt đối cấm siết ốc hay sửa chữa các bộ phận của nồi hơi khi nồi hơi đã có
áp suất cao
- Khi đã đủ áp suất làm việc thì tiến hành mở hé van hơi chính để tiến hành sấy toàn
bộ đường ống, đuổi khí và xả nước đọng (tránh hiện tượng thủy kích).
- Trước khi cấp hơi cho các nơi tiêu thụ toàn bộ nhà máy thì phải tiến hành thông báo.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
III- TRÔNG NOM VÀ VẬN HÀNH NỒI HƠI KHI ĐANG HOẠT ĐỘNG
A- Theo dõi áp suất và mực nước:
Khi nồi hơi đang làm việc, công nhân vận hành nồi hơi phải thường xuyên xem xét áp kế ,
mức nước trên ống thủy và phải đảm bảo:
+ Kim áp kế luôn phải ở dưới vạch đỏ quy định và đảm bảo đủ hơi cho các hộ tiêu thụ
+ Mức nước ở ống thủy phải nằm giữa 2 mức tối thiểu và tối đa

Chú ý: Mỗi ca phải thông rửa kiểm tra ống thủy từ 1 lần và luôn giữ ống thủy sạch, kín, dễ
thấy.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
B. Buồng lửa:
Phải thường xuyên chú ý đến lượng gió cung cấp vào buồng lửa ( Dương, âm lò)
Không được hoạt động quạt gió (quạt đẩy) trước quạt hút
C. Các loại van: Trong ca phải thường xuyên kiểm tra các loại van như
+ Van cấp hơi
+ Van cấp nước
+ Các van của bộ sấy hơi, bộ hâm nước
+ Van xả đáy của nồi và van xả ống góp
Khi thao tác các van đóng hoặc mở phải tiến hành từ từ tránh làm lỏng tay van.
Việc đóng, mở van không nên quá chặt
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
D- Van an toàn: Mỗi ca phải kiểm tra van an toàn 1 lần, kiểm tra niêm trì, kiểm tra vị trí
quả đối trọng.
E- Các thiết bị có dẫn động:
Phải thường xuyên xem xét cho dầu mỡ vào các lỗ bôi trơn của bơm quạt, các bộ phận
truyền động khác.
Những bơm dự phòng cũng phải chạy thử ít nhất 1, 2 lần trong 1 ca, mỗi lần chạy 1, 2
phút.
F- Lưu ý về sửa chữa:
Khi nồi hơi đang làm việc, tuyệt đối cấm sửa chữa 1 bộ phận chịu áp lực nào đó của nồi
hơi.
G- Xả bẩn: Công nhân vận hành lò hơi phải thực hiện xả liên tục và xả bẩn định kỳ:
+ Xả liên tục nhằm mục đích khống chế độ kiềm của lò không tăng quá qui định, gom lớp
dầu mỡ nổi trên mặt bốc hơi ra khỏi nồi hơi
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
+ Xả bẩn định kỳ nhằm đẩy bớt cáu cặn lắng ở đáy bao lông và ống góp
Chú ý: Bộ phận hóa nghiệm phải kiểm nghiệm phẩm chất nước cung cấp trong nồi hơi ít
nhất 2 lần trong ca. Đảm bảo nước được làm mềm.
Xả bẩn thường tiến hành xả vào cuối mỗi ca sản xuất.
Kỳ hạn xả bẩn tuỳ theo chất lượng nước cấp mà trưởng ca quy định nhưng ít nhất một ca 1
lần.
Chú ý:
Trước khi tiến hành xả bẩn cần phải kiểm tra
1- Ống thủy báo mức nước nồi hơi có đúng không
2- Bơm cấp nước có hoạt động tốt không
3- Thử các van xả và đường ống xả có tốt không
4- Bơm nước đến vạch mức nước cao nhất cho phép trên ống thủy
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
Trình tự xả bẩn như sau:
1- Mở hoàn toàn van khóa
2- Mở hé van xả nhanh để sấy ống thoát khoảng 1 phút, sau đó tiến hành thao tác van xả
nhanh chia làm 3 hồi, mỗi hồi cách nhau từ 5 đến 10 giây. Thời gian xả mỗi hồi từ 5 đến
10 giây
3- Khi ngừng xả thì đóng van xả nhanh trước sau đó đóng van khóa lại.
Chú ý:
Trong quá trình xả bẩn phải thường xuyên chú ý theo dõi mức nước trong ống thủy
Nếu thấy mức mước sụt xuống quá nhanh phải ngừng ngay việc xả bẩn để kiểm tra lại
nồi
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI

IV- NGỪNG LÒ:


1. Ngừng lò bình thường: Ngừng lò theo kế hoạch, theo lệnh đã có từ trước, việc ngừng lò
sẽ tiến hành từ từ đúng thời cho phép
2. Ngừng lò sự cố: Ngừng khi xẩy ra những sự cố nguy hiểm phải tiến hành nhanh để hạn
chế tổn thất về con người và thiết bị.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
1. Ngừng lò bình thường:
- Tổ trưởng lò phải nhận được lệnh ngừng lò của cấp trên ít nhất nửa giờ để kịp phổ
biến cho công nhân đốt lò, chuẩn bị các phương tiện .
- Ngừng cấp nhiên liệu vào buồng đốt. Tùy theo tình hình cháy của nhiên liệu trong
buồng đốt mà giảm dần lượng gió, nếu có thể tắt quạt và đóng kín các lá gió.
- Giảm dần lượng hơi sang sản xuất, đồng thời giảm dần áp suất, khi áp suất giảm
xuống quá mức quy định thì đóng hẳn van cấp hơi, nếu có hơi thừa thì xả ra ngoài trời
theo đường van xả khí hoặc van an toàn.
- Cấp nước đến mức cao của ống thủy. Tiếp tục cho nước qua bộ hâm tránh làm cho bộ
hâm nước bị đốt nóng quá mức.
- Suốt quá trình ngừng lò phải luôn luôn theo dõi mức nước ở ống thủy, có thể hàng
giờ xả bẩn 1 lần và tiếp tục bơm nước vào nồi hơi đến mức cao nhất.
- Khi nước trong nồi nguội xuống còn 50-600C mới được xả nước ra khỏi lò để tiến
hành bảo dưỡng và sửa chữa
QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
2. Ngừng lò sự cố:
Phải lập tức đình chỉ vận hành nồi hơi khi gặp các trường hợp sau đây.
1) Áp suất trong nồi tăng quá mức cho phép mặc dù van an toàn vẫn làm việc
2) Cạn nước nghiêm trọng.
3) Mức nước trong nồi giảm nhanh khi bơm cấp nước vẫn hoạt động bình thường.
4) Các bơm cấp nước bị hư hỏng mà không có khả năng sửa chữa kịp thời hoặc không có
bơm dự phòng thay thế kịp.
5) Tất cả các ống thủy, áp kế hoặc van an toàn ngừng hoạt động
6) Các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi như: Bao lông hơi, nước, ống góp, các ống sinh
hơi… bị xì hở
7) Khi có hỏa hoạn đe dọa gần nhà nồi hơi
8) Khi hỏng các bộ phận của nồi hơi mà có thể gây ra nguy hiểm cho công nhân phục vụ
và an toàn thiết bị

You might also like