You are on page 1of 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TRƯỜNG CƠ KHÍ -------o0o-------
BÀI TẬP MÔN HỌC
(Thay cho bài kiểm tra giữa kỳ)
Nhóm: VI. Lò đốt đốt chất thải rắn sinh hoạt không thồi nhiệt
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp - Khóa: ……………………….
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp - Khóa: ……………………….
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp - Khóa: ……………………….
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp - Khóa: ……………………….
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp - Khóa: ……………………….
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp - Khóa: ……………………….
Trường Cơ khí. Khoa/Viện: ………………………………. Ngành: …………………………….
1. Đề bài
Tìm hiểu, lựa chọn phương án xử lý và tính toán vật tư, hóa chất tiêu hao nhằm khử nồng độ các chất ô nhiễm
của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt không thu hồi nhiệt về dưới ngưỡng cho phép.
Bài tập được chia thành 2 phần:
Phần 1: Tìm hiểu về các thiết bị chính của dây chuyền thiết bị lò đốt chất thải rắn sinh hoạt có công suất xử lý 120 tấn/ngày đêm,
không thu hồi nhiệt thừa nói chung (hệ thống chuẩn bị chất thải, hệ thống tiếp nhận chất thải, lò đốt, thiết bị giải nhiệt khói thải,
và đi sâu trọng tâm về hệ thống xử lý khói thải của lò đốt.
Phần 2: Tổng hợp cơ sở lý thuyết và lựa chọn phương án phù hợp để xử lý, tính toán vật tư tiêu hao để đưa nồng độ các chất ô
nhiễm theo giá trị tính toán về dưới giá trị như sau: 1) Bụi tổng < 100 [mg/Nm 3]; 2) SOx < 50 [mg/Nm3]; 3) NOx < 250
[mg/Nm3]; 4) CO < 200 [mg/Nm3];
Lưu ý:
- Mỗi sinh viên phụ trách tính, thiết kế sơ bộ đối với việc xử lý nồng độ một chất ô nhiễm nêu trên.
- Với nhóm có trên 4 sinh viên, sinh viên còn lại sẽ phụ trách tìm hiểu thiết kế tổng thể thiết bị giải nhiệt cho khói thải.
Với các thông tin khác của đầu bài được cho như sau:
- Loại nhiên liệu:
Cp Hp Np Op Sp Ap Wp Cl Tổng %
28,5 6,5 11,0 7,5 1,85 13,0 30,15 1,5 100
- Lượng nhiên liệu đốt trong một giờ: B = 5.000 kg/h.
- Hệ số không khí thừa: α = 1,65.
- Hệ số cháy không hoàn toàn: η = 2,5%.
- Hệ số tro bụi bay theo khói: a = 30%.
- Nhiệt độ khói thải: tkhoi = 200 0C.
- Các hệ số khác, sinh viên chủ động lựa chọn và giả thiết sao cho phù hợp.
2. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
- Phần 1: Tìm hiểu về các thiết bị chính của dây chuyền lò đốt nói chung và tự lựa chọn một cấu hình lò đốt khoảng 120
tấn/ngày đêm mà các em cho là phù hợp (điểm chung cho mỗi sinh viên trong nhóm).
o Tóm tắt sơ đồ khối các công đoạn chính trong dây chuyền thiết bị, tối thiểu cần nêu được các nội dung sau:
tóm tắt về chức năng, nhiệm vụ, sơ đồ nguyên lý và cấu tạo của từng thiết bị trong hệ thống (3/10 điểm).
o Cơ sở lý thuyết quá trình cháy nhiên liệu (thực hiện quá trình tính lý thuyết cháy, tính toán và xác định nồng
độ các chất ô nhiễm. So sánh nồng độ chất ô nhiễm theo tính toán và yêu cầu bài ra, đề xuất phương án xử lý
(2/10 điểm).
- Phần 2: Tổng hợp cơ sở lý thuyết và lựa chọn phương án phù hợp để xử lý triệt để, tính toán vật tư tiêu hao để đưa nồng
độ các ô nhiễm theo giá trị tính toán theo yêu cầu. Tính độc lập cho từng sinh viên.
o Đề xuất lựa chọn phương án xử lý phù hợp theo sơ đồ công nghệ được lựa chọn. Tính toán vật tư, hóa chất
tiêu hao để đảm bảo nồng độ chất ô nhiễm theo yêu cầu. (4/10 điểm).
o Kết luận, nhận xét, đánh giá và các đề xuất kỹ thuật nếu có (1/10 điểm).
Tổng bài tập cả hình ảnh, phần thuyết minh và phụ lục nên vào khoảng: 60 trang.
3. Ngày giao bài tập: Ngày 24 tháng 6 năm 2022.
4. Ngày hoàn thành và nộp: trước ngày thi học kỳ đối vối môn học này.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)

You might also like