You are on page 1of 7

\

Đại Học Quốc Gia TP.HCM Vietnam National University – HCMC


Trường Đại Học Bách Khoa Ho Chi Minh City University of Technology
Khoa: Kỹ thuật Hóa học Faculty of Chemical Engineering
Bộ môn: Quá trình và Thiết bị

Đề cương Môn học Đại học

QÚA TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT

Mã số MH:………………
- Số tín chỉ : 3 (3.1.6) TCHP:
- Số tiết - Tổng: LT: 45 BT: TH: ĐA: BTL/TL:

- Đánh giá : Quá trình: 40% Kiểm tra viết - 90’


Thang điểm 10/10 Thi cuối kỳ: 60% Thi viết - 120’
- Môn tiên quyết :
- Môn học trước :
- Môn song hành : Các quá trình cơ học
- CTĐT ngành : Đề cương được xây dựng áp dụng cho sinh viên ngành công nghệ hóa
học (thông tin về các CTĐT tham chiếu đã sử dụng khi lập đề cương)
- Trình độ : Học kỳ 4
Thuộc khối KT: Cơ sở ngành.
- Ghi chú khác :

1. Mô tả môn học:
Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên khối ngành công nghệ hóa học (CNHH) những kiến thức
căn bản về Truyền nhiệt và kỹ năng tính toán, thiết kế, vận hành Quá trình và Thiết bị truyền nhiệt
ứng dụng trong CNHH.

Nội dung môn học gồm 2 phần chính:


Phần I – Cơ sở kỹ thuật nhiệt và đại cương về thiết bị truyền nhiệt (TBTN)
Phần I gồm 7 chương tập trung vào những nội dung sau:
- Đại cương về nhiệt động lực học kỹ thuật
- Các phương thức truyền nhiệt cơ bản
- Truyền nhiệt tổng quất (truyền nhiệt phức tạp)
- Đại cương về cấu tạo TBTN
- Thiết bị truyền nhiệt vỏ - ống kiểu i – j
- Thiết bị truyền nhiệt có sự chuyển pha (ngưng tụ - bốc hơi)
- Thiết bị đun nóng và làm nguội không ổn định thường gặp
Phần II – Quá trình và thiết bị truyền nhiệt trong CNHH gồm 8 chương, tập trung vào những nội
1
dung sau:
- Quá trình và thiết bị cô đặc bằng phương pháp nhiệt
- Máy và thiết bị lạnh
- Quá trình và thiết bị cô đặc bằng phương pháp lạnh
- Bơm nhiệt và ứng dụng của bơm nhiệt
- Các thiết bị nhiệt sử dụng các nguồn năng lượng mới
- Lò đốt công nghiệp
- Vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng ở các thiết bị nhiệt
- Vấn đề thiết kế và vận hàh hệ thống nhiết bị nhiệt trong CNHH

2. Tài liệu học tập:


[1] – Trần Văn Phú – Giáo trình Kỹ thuật nhiệt, NXB Giáo dục, 2008.
[2] – Phạm Văn Bôn (Chủ biên), Nguyễn Đình Thọ - Quá trình và Thiết bị công nghệ hóa học
và thực phẩm, Tập 5 - QT&TB truyền nhiệt, Quyển 1: TN ổn định, NXB Đại học Quốc Gia
TP.HCM, 2006
[3] – Phạm Văn Bôn – Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, Quyển 2 – TN
không ổn định, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2004
[4] – Phạm Văn Bôn – Bài tập truyền nhiệt, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2006
[5] – Bộ môn Máy và Thiết bị - Bảng tra cứu quá trình cơ học, truyền nhiệt, truyền khối, NXB
Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2006.
[6] – Hoàng Đình Tín, Bùi Hải - Bài tập Nhiệt động học kỹ thuật và Truyền nhiệt, NXB Đại học
Quốc Gia TP.HCM, 2006.
[7] – D. Reay, D. Mcmichael – Heat pumps: Design and Applications – Pergamon Press, 1979
[8] – Tài liệu bài giảng và tài liệu bổ sung do CBGD cung cấp.

3. Mục tiêu môn học


STT Chuẩn đầu ra môn học CDIO
L.O.1 Hiểu các khái niệm cơ bản trong nhiệt động lực học kỹ thuật để vận
dụng trong việc giải các bài tập về truyền nhiệt.
L.O.2 Nắm vững các phương thức truyền nhiệt cơ bản để giải bài toán cụ
thể về dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt.
L.O.3 Biết tính toán sự truyền nhiệt tổng quát qua vách phẳng và vách trụ
thường gặp trong thực tế
L.O.4 Biết tính toán xác định mật độ dòng nhiệt và hệ số truyền nhiệt tổng
quát cho trường hợp truyền nhiệt qua vách có sự tiếp xúc với dòng
lưu chất chuyển pha (Bài toán truyền nhiệt ở TB ngưng tụ, TB bốc
hơi và TB ngưng tụ - bốc hơi) theo nhiều phương pháp khách nhau
(phương pháp giải tích và phương pháp đồ thị)
L.O.5 Biết tính toán truyền nhiệt và tính thiết kế các TBTN đặc trưng trong
ngành công nghệ hóa học như: TB cô đặc 1 nồi, nhiều nồi bằng
phương pháp nhiệt; TB cô đặc bằng phương pháp kết tinh 1 cấp, 2
cấp.
L.O.6 Biết tính toán truyền nhiệt và tính thiết kế TB đun nóng và làm nguội
thường gặp trong ngành CNHH
L.O.7 Hiểu cơ bản về hệ thống thiết bị lạnh 1 cấp nén và 2 cấp nén thông
dụng trong ngành CNHH – dựng và tính chu trình lạnh; chọn chế độ
làm việc và tính toán nhiệt cho hệ thống lạnh 1 cấp nén và 2 cấp nén

2
thường gặp.
L.O.8 Hiểu rõ về bơm nhiệt và các loại bơm nhiệt thường được áp dụng
trong ngành CNHH, biết tính toán bơm nhiệt thông dụng trong quá
trình và thiết bị truyền nhiệt như cô đặc, kết tinh…
L.O.9 Nắm vững cơ sở, yêu cầu và quy trình thiết kế vận hành Hệ thống
quá trình và TB truyền nhiệt trong CNHH

4. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:
a) Quy định về việc học môn học:
- Sinh viên phải đi học đầy đủ ( tối thiểu đảm bảo 80% giờ học trên lớp, vắng mặt từ 20% giờ
lên lớp trở lên sẽ bị cấm thi theo quy chế học vụ)
- Sinh viên phải làm đầy đủ các bài ví dụ, bài tập và bài kiểm tra thực hiện tại lớp theo yêu
cầu của CBGD
- Sinh viên phải làm đầy đủ các bài tập bắt buộc, các bài tập lớn do CBGD giao
b) Cách thi, kiểm tra và tính điểm:
Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo 3 hình thức: kiểm tra tại lớp, kiểm tra giữa kỳ
và thi cuối kỳ:
- Kiểm tra tại lớp: mỗi nửa học kỳ (trước và sau kiểm tra giữa học kỳ) có 2 bài kiểm tra tại
lớp, điểm kiểm tra được tính chung vào điểm kiểm tra giữa kỳ (đối với nửa đầu của học kỳ)
và điểm thi cuối kỳ (đối với nửa sau của học kỳ)
- Kiểm tra giữa học kỳ: Tổng thời gian kiểm tra tối đa 90 phút
+ Hình thức kiểm tra: lý thuyết và bài toán
Lý thuyết: Thi viết, thời gian làm bài 30 phút, không được sử dụng tài liệu và máy tính.
Bài toán: Thời gian làm bài 60 phút, được sử dụng tài liệu
+ Cách tính điểm:
Bài kiểm tra tại lớp, kiểm tra học kỳ phần lý thuyết và phần bài toán đều chấm theo thang
điểm 10/10.
Trong đó: Điểm kiểm tra tại lớp (2 bài) tính 20%
Điểm kiểm tra giữa kỳ phần lý thuyết tính 30%
Điểm kiểm tra giữa kỳ phần bài toán tính 50%
Cột điểm trên phiếu ghi điểm giữa học kỳ được làm tròn đến 0,5 điểm hoặc điểm nguyên/10.
Tỷ lệ điểm giữa kỳ: 40% điểm tổng kết môn học.
- Thi cuối kỳ: Tổng thời gian làm bài tối đa 120 phút
+ Hình thức thi: lý thuyết và bài toán, cách thi như kiểm tra giữa kỳ
Lý thuyết: thi viết, thời gian làm bài 40 phút, không được sử dụng tài liệu và máy tính.
Bài toán: Thời gian làm bài 75 phút, được sử dụng tài liệu
+ Cách tính điểm:
Bài kiểm tra tại lớp, điểm thi phần lý thuyết và phần bài toán đều chấm theo thang điểm
10/10.
Trong đó: Điểm kiểm tra tại lớp (2 bài) tính 20%
Điểm thi phần lý thuyết tính 30%
Điểm thi phần bài toán 50%
Cột điểm trên phiếu ghi điểm cuối kỳ được làm tròn đến 0,5 điểm hoặc điểm nguyên/10.
Tỷ lệ điểm giữa kỳ: 60% điểm tổng kết môn học.
- Cách tổng kết điểm: 40% điểm giữa kỳ và 60% điểm cuối kỳ (điểm tổng kết môn học do
phòng đào tạo thực hiện, làm tròn số theo quy định của trường).

3
 Đối với lớp kỹ sư tài năng ( sẽ cụ thể hóa sau)

5. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy:


 GVC, TS. Trần Văn Ngũ - Khoa KT Hóa học
 GV, TS. Trần Tấn Việt - Khoa KT Hóa học
 GV, ThS. Hoàng Trung Ngôn - Khoa KT Hóa học
 GVC, TS. Nguyễn Thanh Quang - Khoa KT Hóa học
 PGS, TS. Phạm Văn Bôn - Cán bộ mời giảng

6. Nội dung chi tiết:

Chương Nội dung chi tiết TLTK Ghi chú


Mở đầu Giới thiệu môn học Giới thiệu
Phần I CƠ SỞ KỸ THUẬT NHIỆT VÀ ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾT
BỊ TRUYỀN NHIỆT
Chương 1: Đại cương về nhiệt động lực học kỹ thuật
1.1- Khái quát [1] Giới thiệu
1.2- Các định luật cơ bản của nhiệt động lực học Giới thiệu
1.3- Một số khái niệm cơ bản (môi chất và môi trường, Giảng
trạng thái nhiệt động, quá trình nhiệt động, hệ thống
nhiệt động)
1.4- Trạng thái của môi chất, các thông số của môi chất và Giới thiệu,
cách xác định hướng dẫn
1.5- Các giản đồ nhiệt động và cách biểu diễn các quá trình Giới thiệu,
và chu trình nhiệt động hướng dẫn
1.6- Trạng thái không khí ẩm, giản đồ không khí ẩm và Giảng,
cách sử dụng hướng dẫn
1.7- Nhiệt và công, các phương pháp tính nhiệt lượng Giảng,
hướng dẫn
Chương 2: Các phương thức truyền nhiệt cơ bản [1, 2]
2.1- Dẫn nhiệt
2.1.1- Một số khái niệm cơ bản Giảng
2.1.2- Phương trình vi phân dẫn nhiệt Giảng
2.1.3- Điều kiện đơn trị Giảng
2.1.4- Các chuẩn số đồng dạng trong truyền nhiệt Giảng
2.1.5- Dẫn nhiệt ổn định với q=0 Giới thiệu
2.1.6- Dẫn nhiệt ổn định với q≠0 Giới thiệu
2.1.7- Dẫn nhiệt không ổn định Giới thiệu

2.2- Đối lưu nhiệt (ĐLN) [1, 2] Giảng


2.2.1- Một số khái niệm cơ bản
2.2.2- Đối lưu nhiệt ở môi trường lưu chất một pha (ĐLN tự Giới thiệu
nhiên, ĐLN cưỡng bức)
2.2.3- ĐLN ở môi trường lưu chất chuyển pha (ĐLN ở môi Giới thiệu
trường hơi bão hòa ngưng tụ và ĐLN ở môi trường lỏng sôi
hóa hơi)

2.3- Bức xạ nhiệt (BXN) [1, 2]


2.3.1- Khái quát Giảng
2.3.2- Các định luật cơ bản về BXN HD tự NC
4
2.3.3- BXN giữa hai tấm phẳng song song Giới thiệu
2.3.4- Các dạng BXN khác Giới thiệu
2.3.5- Vấn đề khai thác, ứng dụng và hạn chế BXN Giới thiệu

Chương 3: Truyền nhiệt tổng quát (truyền nhiệt phức tạp) [1, 2, 7] Giảng
3.1 Khái quát Hướng dẫn
3.2- Bài toán truyền nhiệt qua vách phẳng
3.2.1- Truyền nhiệt qua vách phẳng 1 lớp
3.2.2- Truyền nhiệt qua vách phẳng nhiều (n) lớp
3.3- Bài toán truyền nhiệt qua vách trụ
3.3.1- TN qua vách trụ 1 lớp
3.3.2- TN qua vách trụ nhiều (n) lớp

3.4- Các phương pháp tăng cường sự truyền nhiệt [1, 7] Giới thiệu
3.4.1- Truyền nhiệt qua vách có cánh tản nhiệt
3.4.2- Các biện pháp khác tăng cường sự TN
Chương 4: Đại cương về cấu tạo TBTN [2] Giới thiệu
4.1- Khái niệm về TBTN
4.2- Các loại TBTN
4.2.1- TBTN vỏ-ống
4.2.2- TBTN vỏ-áo
4.2.3- TBTN kiểu ống xoắn
4.2.4- TBTN kiểu khung bản
4.2.5- Các loại TBTN khác
Chương 5: Thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống kiểu i-j [2] Giới thiệu
5.1- Khái quát, những nét đặc trưng của TBTNvỏ-ống kiểu i-j và hướng
5.2- TBTNvỏ-ống kiểu 1-1 dẫn tính
5.3- TBTNvỏ-ống kiểu 1-2 toán
5.4- TBTNvỏ-ống kiểu i-j khác

Chương 6: Thiết bị truyền nhiệt có sự chuyển pha [2, 7] Giới thiệu


6.1- TB ngưng tụ (TBNT) và hướng
6.1.1- TBNT kiểu bề mặt dẫn tính
6.1.2- TBNT kiểu tiếp xúc toán
6.1.3- TBNT hỗn hợp hơi
6.1.4- Tính toán truyền nhiệt ở TBNT
6.1.5- Vấn đề tách khí không ngưng
6.2- TB bốc hơi (TBBH)
6.2.1- Phân loại
6.2.2- Tính toán truyền nhiệt ở TBBH
6.3- Thiết bị ngưng tụ- bốc hơi
6.3.1- Khái quát
6.3.2- Tính toán truyền nhiệt ở TBNT-BH
Chương 7: Thiết bị đun nóng và làm nguội thường gặp [3] Giới thiệu
7.1- Khái quát về TBĐN và làm nguội và hướng
7.1.1- Đun nóng và làm nguội bằng buồng đốt trong loại 1 và dẫn tính
loại 2 toán
7.1.2- Đun nóng và làm nguội bằng buồng đốt ngoài loại 1 và
loại 2

Phần II QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT TRONG


CNHH
5
Chương 8: Quá trình và thiết bị cô đặc bằng phương pháp [2, 4, 5] Giảng, giới
nhiệt thiệu và
8.1- Khái quát và phân loại TBCĐ hướng dẫn
8.2- Tính toán hệ thống thiết bị cô đặc 1 nồi trong CNHH tính toán
8.3- Tính toán hệ thống thiết bị cô đặc nhiều nồi trong CNHH

Chương 9: Máy và thiết bị lạnh [6,7] Giới thiệu


9.1- Khái quát (các phương pháp sinh lạnh, môi chất lạnh, và hướng
môi trường lạnh và chất tải lạnh) dẫn tính
9.2- Máy lạnh nén hơi 1 cấp toán
9.2.1- Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động
9.2.2- Các loại chu trình lạnh – cách dựng và tính toán
9.2.3- Các TBTN trong hệ thống lạnh
9.2.4- Chọn chế độ làm việc cho máy lạnh
9.2.5- Tính toán nhiệt cho hệ thống lạnh
9.3- Máy lạnh nén hơi 2 cấp
9.3.1- Khái quát (lý do và điều kiện sử dụng máy lạnh 2 cấp
nén
9.3.2- Dựng và tính chu trình lạnh 2 cấp nén

Chương 10: Cô đặc bằng phương pháp lạnh [2,7] Giảng,


10.1- Cơ sở lý thuyết cô đặc bằng phương pháp lạnh hướng dẫn
10.2- Các phương pháp cô đặc bằng kết tinh dung môi tính toán
10.3- Tính toán TB cô đặc bằng phương pháp kết tinh dung
môi

Chương 11: Bơm nhiệt và ứng dụng [7] Giảng,


11.1- Khái quát và phân loại bơm nhiệt hướng dẫn
11.2- Bơm nhiệt Ezectơ tính toán
11.3- Bơm nhiệt dùng turbin hơi
11.4- Máy lạnh có chức năng bơm nhiệt
11.5- Tính toán ứng dụng bơm nhiệt trong hệ thống QT&TB
truyền nhiệt

Chương 12: Vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng [7] Giới thiệu,
ở các thiết bị nhiệt hướng dẫn
12.1- Khái quát
12.2- Thiết bị nhiệt sử dụng năng lượng mặt trời
12.3- Các giải pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả
khác

Chương 13: Lò đốt công nghiệp


13.1- Khái quát [2] Giảng
13.2- Đặc điểm và cấu tạo LĐCN Giới thiệu
13.3- Một số tính toán cơ bản về LĐCN Giới thiệu
13.4- Vấn đề sử dụng và xử lý khói lò Giới thiệu

Chương 14: Vấn đề thiết kế và vận hành hệ thống thiết bị [7] Giới thiệu,
nhiệt trong CNHH hướng dẫn
14.1- Khái quát
14.2- Vấn đề thiết kế hệ thống quá trình và thiết bị truyền
nhiệt trong CNHH
6
14.3- Vấn đề vận hành, bảo dưỡng hệ thống thiết bị nhiệt
trong CNHH

Tổng kết môn học

7. Thông tin liên hệ:


Bộ môn/Khoa phụ Quá trình và thiết bị/ Khoa Kỹ thuật hóa học
trách
Văn phòng 110-111 B2
Điện thoại 38650484 hoặc 38647256 (số nội bộ: 5890)
Giảng viên phụ trách
Điện thoại 38650484 hoặc 38647256 (số nội bộ: 5680)

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014

TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

GVC, TS. Trần Văn Ngũ

You might also like