You are on page 1of 59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA ĐIỆN

Học phần: KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ


CẢM BIẾN

Giảng viên: Ts. Nguyễn Văn Vụ

Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến Chương: 1 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Học phần KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ


CẢM BIẾN

Giảng viên: Ts. Nguyễn Văn Vụ


Email: nvvu@uneti.edu.vn
DD: 0916.915.337
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
- Thực hiện theo phương pháp học tập hỗn hợp Bleaded-Learning:
+ Học trực tiếp tại các tuần 1,3,5,7,9,11,13,15 ( GV giữ vai trò chủ đạo)
+ Học trực tuyến tại các tuần: 2,4,6,8,10,12,14 ( SV giữ vai trò chủ đạo)
- Phương pháp dạy được sử dụng: Thuyết trình, thảo luận, hướng dẫn, phát vấn, giao bài
tập, chữa bài tập….)
CÔNG CỤ VÀ DẠY HỌC
- GV: máy tính, tài liệu học tập, đầy đủ HSBG ( BG Slide, BG word), google biểu mẫu, LMS,
Google meet,.
- SV: Tài liệu học tập, máy vi tính hoặc điện thoại, máy tính cầm tay,

Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến Chương: 1 3


MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Kiến thức
- Cung cấp kiến thức cơ sở của kỹ thuật đo lường, các phương pháp đo các đại
lượng điện, đo thông số của mạch điện, đo các đại lượng không điện dùng cảm
biến.
- Trang bị kiến thức về nguyên lý cấu tạo, làm việc và tính năng của máy đo,
các thao tác kỹ thuật để đạt được những yêu cầu cần thiết của phép đo.
Kỹ năng
- Nắm được nguyên lý và phương pháp để đo các đại lượng điện và không điện.
- Thiết kế mạch và lựa chọn máy đo phù hợp với đối tượng đo và cách sử dụng
máy đo để thực hiện một phép đo.

4
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đọc trước bài giảng Chương 1: Khái niệm cơ bản về kỹ thuật đo lường
điện

- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm


- Hoàn thành các bài tập cuối chương
- Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên liên hệ với giảng viên qua địa chỉ
email: nvvu@uneti.edu.vn để được hỗ trợ

5
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:

- Đánh giá điểm chuyên cần


- Đánh giá thường xuyên trên bài tập sinh viên nộp hàng ngày và bằng trình bày
trước lớp
- Đánh giá quyển báo cáo và trình bày báo cáo
- Đánh giá bằng điểm thi kết thúc học phần

Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến Chương: 1 6


 YÊU CẦU HỌC TRỰC TUYẾN (ONLINE)

1. Vào lớp trước 5 phút theo đường link meet: meet.google.com/irr-zwdf-hni


2. Luôn bật camera, tắt míc, trong quá trình học
3. Có ý kiến trao đổi với giảng viên thì giơ tay. Không được bật mic phát biểu tự do.
4. SV sử dụng máy vi tính cá nhân hoặc điện thoại
5. SV phải có tài liệu học tập (GV đã up lên LMS)
6. SV nộp bài đúng thời gian yêu cầu sau mỗi bài học

Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến Chương: 1 7


 TÀI LIỆU HỌC TẬP
Tài liệu học tập:
[1]. Đinh Thị Hằng, Phạm Ngọc Khánh, Vũ Duy Hưng, Đỗ Quang Hiệp; Giáo
trình Kỹ thuật đo lường; Trường Đại học KT - KTCN; 2016..
(https://lib.uneti.edu.vn/KMETSNAVI/TocBookReader.aspx?mets_id=2254&dmd_id=24
336&locale=vi-VN)
- Bài giảng điện tử Slide
- Bộ câu hỏi TN Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến (phục vụ cho sinh viên luyện tập sau
mỗi bài học)
Tài liệu tham khảo:
[2]. Đinh Thị Hằng, Roãn Văn Hóa, Phạm Văn Minh; Kỹ thuật cảm biến; Trường
Đại học KT - KTCN; 2018.
[3]. Nguyễn Văn Hòa, Bùi Đăng Thảnh, Hoàng Sỹ Hồng; Giáo trình đo lường điện
và cảm biến đo lường; NXB Giáo Dục; 2010.

[4]. Lê Chí Kiên; Giáo trình đo lường cảm biến; NXB ĐH Quốc gia TP.HCM; 2005.

Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến Chương: 1 8


HỌC PHẦN: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến
Phần I: Kỹ thuật đo lường
Chương 1: Khái niệm cơ bản về kỹ thuật đo lường điện
Chương 2: Các cơ cấu chỉ thị
Chương 3: Đo các thông số của mạch điện
Chương 4: Đo công suất và năng lượng
Phần II: Kỹ thuật cảm biến
Chương 5: Các khái niệm và đặc trưng cơ bản của cảm biến
Chương 6: Cảm biến đo quang
Chương 7: Cảm biến đo nhiệt độ
Chương 8: Cảm biến đo vị trí và dịch chuyển
Chương 9: Cảm biến thông minh và các ứng dụng

9
NỘI DUNG BÀI MỚI

CHƯƠNG 1

Khái niệm cơ bản về kỹ thuật đo lường điện

Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến) Chương: 1 10


CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG

1.1. Khái niệm chung về đo lường

1.2. Các đặc trưng của kỹ thuật đo lường

1.3. Phương pháp đo

1.4. Sai số của phép đo

Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến Chương: 1 11


CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG

MỤC TIÊU. BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ nắm được các vấn đề sau:
- Hiểu được các khái niệm chung về đo lường.
- Biết cách phân loại các phép đo, các đặc trưng của kỹ thuật đo lường
và các phương pháp đo.
- Biết cách tính các sai số của phép đo.

Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến Chương: 1 12


NỘI DUNG BÀI HỌC
“Bài giảng đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển”
1.1. Khái niệm chung về đo lường
1.1.1 Định nghĩa:
- Đo lường là quá trình đánh giá định lượng đại lượng cần đo để có
kết quả bằng số so với đơn vị đo.

X  AX .X 0
Trong đó: X: Đại lượng cần đo
X0: Đơn vị đo
AX: Kết quả đo ( Bằng số cụ thể).
- Đo lường học:
Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các phương pháp để
đo các đại lượng khác nhau, nghiên cứu về mẫu và đơn vị đo.
Chương 1: Khái niệm cơ bản về kỹ thuật đo lường điện

- KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG.
Ngành kỹ thuật chuyên nghiên cứu và áp dụng các thành
quả đo lường học vào phục vụ sản xuất và đời sống.
1.1.2.Phân loại phép đo
1. Phép đo trực tiếp: Là phép đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ
một lần đo duy nhất. Nghĩa là kết quả của phép đo chính là giá trị
của đại lượng cần đo.

i
u A
Ztải
Ví dụ: Đo dòng điện bằng ampemét.
2. Đo gián tiếp: Là cách đo mà kết quả nhận được từ hai hay nhiều
phép đo trực tiếp.

Ví dụ: xác định công suất trên một điện trở thông qua
kết quả đo dòng và áp qua điện trở đó.

Dùng Ampe kế đo được cường độ dòng điện là I


Dùng Vôn kế đo được sụt áp trên trở là U
Áp dụng công thức: P = I. U để xác định được công
suất tiêu thụ của điện trở

Nhược điểm: Sai số lớn, sai số là tổng sai số của các phép
đo trực tiếp.
3. Phép đo hợp bộ: Là cách đo gần giống như phép đo gián tiếp nhưng
số lượng phép đo theo cách trực tiếp nhiều hơn và kết quả đo nhận được
thường phải thông qua giải một phương trình hay một hệ phương trình
mà các thông số đã biết chính là các số liệu đo được.
Ví dụ: Xác định đặc tính của dây dẫn điện. Biết trị số điện trở của dây dẫn phụ thuộc
vào nhiệt độ thông qua phương trình sau:

rt = r20 [ 1+(t - 20) + (t-20)2 ] ,  chưa biÕt.

Đo ®iÖn trë ë nhiÖt ®é 200C, t1 vµ t2  HÖ 2 phư¬ng trinh 2 Èn  vµ .


 rt  r20 1   t1  20   t1  202
 1

, 

 t2 20 
r  r 1   t  20   t  202
2 2 
17
4. Phép đo thống kê: Là phép đo được thực hiện
nhiều lần sau đó lấy giá trị trung bình hoặc áp dụng
lý thuyết của xác suất thống kê để tìm ra kết quả đo
một cách chính xác nhất.
Phép đo này tuy mất nhiều thời gian nhưng
đem lại kết quả chính xác và thường được sử dụng
khi đo các đại lượng ngẫu nhiên hoặc khi kiểm định
thiết bị đo.
Hình bên là lưu đồ thuật toán của quá trình
xử lý kết quả đo để tăng độ chính xác. Quá trình này
có thể dừng ở việc tính giá trị trung bình hoặc thêm
sai số trung bình bình phương
18
1.2. Các đặc trưng của kỹ thuật đo lường

KTĐL gồm các đặc trưng sau:

- Đại lượng đo

- Điều kiện đo

- Đơn vị đo

- Người quan sát


1.2.1. Đại lượng đo

Đại lượng đo: Là thông số xác định quá trình vật lý của tín hiệu đo.

Do quá trình vật lý có thể có nhiều thông số nhưng trong mỗi trường hợp

cụ thể người ta chỉ quan tâm đến một hoặc một vài thông số nhất định.

Ví dụ: để xác định độ rung có thể xác định thông qua một trong các thông

số như: biên độ rung, gia tốc rung, tốc độ rung…

Có nhiều cách phân loại đại lượng đo, dưới đây là một số cách thông

dụng:
* Phân loại theo tính chất thay đổi của đại lượng đo:

- Đại lượng đo tiền định: là đại lượng đo đã biết trước được quy
luật thay đổi theo thời gian của chúng.

- Đại lượng đo ngẫu nhiên: là đại lượng đo mà sự thay đổi theo


thời gian không theo một quy luật nhất định nào. Nếu ta lấy bất kỳ giá
trị nào của tín hiệu ta đều nhận được đại lượng ngẫu nhiên.

* Phân loại theo cách biến đổi tín hiệu đo: Có hai loại tín hiệu đo là
tín hiệu đo liên tục hay tương tự và tín hiệu đo rời rạc hay số. Khi đó
ứng với hai tín hiệu đo này có hai loại dụng cụ đo là dụng cụ đo tương
tự và dụng cụ đo số.
* Phân loại theo bản chất của đại lượng đo
- Đại lượng đo năng lượng: là đại lượng mà bản thân nó mang năng lượng

Ví dụ: dòng điện, điện áp, công suất, sức điện động…

- Đại lượng đo thông số: là đại lượng đo các thông số của mạch

Ví dụ: điện trở, điện cảm, điện dung...

- Đại lượng phụ thuộc vào thời gian

Ví dụ: tần số, góc pha, chu kỳ…

- Đại lượng không điện. Để đo các đại lượng này bằng phương pháp điện cần biến
đổi chúng thành các đại lượng điện.

Ví dụ: để đo độ co giãn của vật liệu có thể sử dụng chuyển đổi Tenzo để chuyển
sự thay đổi của hình dạng thành sự thay đổi của điện trở và đo giá trị điện trở này để
suy ra sự biến đổi về dạng
1.2.2. Điều kiện đo

Các thông tin đo lường bao giờ cũng gắn với môi trường sinh ra

đại lượng đo. Môi trường ở đây có thể điều kiện môi trường tự nhiên và

cả môi trường do con người tạo ra.

Khi tiến hành phép đo cần tính đến ảnh hưởng của môi trường tự

nhiên đến kết quả đo và ngược lại. Ví dụ: điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm,

áp suất, độ rung…


1.2.3. Đơn vị đo
- Đơn vị đo lường hợp pháp là đơn vị đo lường được Nhà nước công
nhận và cho phép sử dụng.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận Hệ đơn vị
đo lường quốc tế (viết tắt theo thông lệ quốc tế là SI).
- Chính phủ quy định đơn vị đo lường hợp pháp phù hợp với Hệ đơn vị
đo lường quốc tế.

* Hệ thống đơn vị quốc tế SI


Bao gồm hai nhóm đơn vị sau:
• 7 Đơn vị cơ bản: được thể hiện bằng các đơn vị chuẩn với độ chính xác
cao nhất mà khoa học kỹ thuật hiện đại có thể đạt được.
• 102 Đơn vị kéo theo (đơn vị dẫn xuất): là đơn vị có liên quan đến các
đơn vị đo cơ bản thể hiện qua các biểu thức.

24
Bảng 7 đơn vị đo cơ bản:

Ví dụ:
mét (m) – là quãng đường ánh sáng đi được trong chân không trong khoảng
thời gian 1/29979258 giây (CGMP lần thứ 17 năm 1983)
Chuẩn chiều dài mét hiện nay có sai số = 0,002 mm ( = 2.10-9 m)

Ampe là cường độ dòng điện một chiều chạy qua 2 dây dẫn song song dài vô
hạn, có diện tích mặt cắt nhỏ không đáng kể, được đặt trong chân không
cách nhau 1m và trên mỗi đoạn chiều dài 1m của dây dẫn xuất hiện lực tương
tác bằng 2.10-7N.
25
Bảng một số đơn vị đo dẫn xuất điện từ:

26
Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các đơn vị

27
1.2.4. Người quan sát

- Là người tiến hành đo hoặc gia công kết quả đo.

- Yêu cầu nắm được phương pháp đo, hiểu biết về thiết bị đo và lựa chọn

dụng cụ đo hợp lý, kiểm tra điều kiện đo (phải nằm trong chuẩn cho phép

để sai số chấp nhận được) và biết cách gia công số liệu thu được sau khi

đo.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế nào là phép đo trực tiếp?

A.Là phép đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ một lần đo duy nhất

B.Là phép đo mà kết quả nhận được từ hai phép đo trực tiếp.

C.Là phép đo phải tiến hành nhiều lần đo trực tiếp

D.Là phép đo mà kết quả đo nhận được thường phải thông qua giải

một phương trình hay một hệ phương trình.

29
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Thế nào là phép đo gián tiếp?

A.Là phép đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ một lần đo duy nhất

B.Là phép đo mà kết quả nhận được từ hai phép đo trực tiếp.

C.Là phép đo phải tiến hành nhiều lần đo trực tiếp

D.Là phép đo mà kết quả đo nhận được thường phải thông qua giải

một phương trình hay một hệ phương trình.

30
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Thế nào là phép đo hợp bộ?

A.Là phép đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ một lần đo duy nhất

B.Là phép đo mà kết quả nhận được từ hai phép đo trực tiếp.

C.Là phép đo phải tiến hành nhiều lần đo trực tiếp

D.Là phép đo mà kết quả đo nhận được thường phải thông qua giải

một phương trình hay một hệ phương trình.

31
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Thế nào là phép đo thống kê?

A.Là phép đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ một lần đo duy nhất

B.Là phép đo mà kết quả nhận được từ hai phép đo trực tiếp.

C.Là phép đo phải tiến hành nhiều lần đo trực tiếp

D.Là phép đo mà kết quả đo nhận được thường phải thông qua giải

một phương trình hay một hệ phương trình.

32
1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐO
Phương pháp đo là việc phối hợp các thao tác cơ bản trong quá trình đo bao
gồm các thao tác: xác định mẫu và thành lập mẫu, so sánh, biến đổi, thể hiện
kết quả hay chỉ thị. Có nhiều cách phân loại phương pháp đo nhưng phổ biến
nhất là phân thành 2 loại: phương pháp đo biến đổi thẳng và phương pháp đo
kiểu so sánh.
1.3.1. Phương pháp đo biến đổi thẳng
- Định nghĩa: là phương pháp đo có sơ đồ cấu trúc theo kiểu biến đổi
thẳng, nghĩa là không có khâu phản hồi.
-Sơ đồ khối:
X
NX A
NX
X0 CĐSC BĐ CT N0
N0

CĐSC: bộ chuyển đổi sơ cấp nếu X là đại lượng không điện
BĐ: bộ biến đổi tín hiệu, có thể là nhiều mạch mắc nối tiếp, khâu cuối cùng là
mạch chuyển giá trị liên tục sang số (A/D)
CT: bộ chỉ thị thực hiện việc so sánh giá trị của NX và N0 để xác định kết quả
33
đo
1.3.1. Phương pháp đo biến đổi thẳng (tiếp)
- Quá trình thực hiện:
* Đơn vị của đại lượng đo X0 được biến đổi thành con số N0, đây chính là
quá trình khắc độ cho thang đo. Đại lượng cần đo X cũng qua các khâu biến
đổi để biến đổi thành con số NX
* Tiến hành quá trình so sánh giữa đại lượng đo và đơn vị (thực hiện phép
chia NX/N0) Bắt đầu
NX
• Thu được kết quả đo: A
N 0
X0->N0 (khắc độ)
X -> Nx

Tính Nx/N0

Đưa ra kết quả

Kết thúc 34
Chuyển đổi A/D và lưu đồ thuật toán của phương pháp đo
biến đổi thẳng
1.3.2. Phương pháp đo kiểu so sánh

Định nghĩa: là phương pháp đo có sơ đồ cấu trúc theo kiểu mạch vòng,
nghĩa là có khâu phản hồi.

Sơ đồ khối:
Y X ∆X
CĐSC SS BĐ CT

Nk
Xk
BĐN

CĐSC: bộ chuyển đổi sơ cấp nếu đại lượng cần đo là đại lượng không điện, đại
lượng điện sau chuyển đổi thường là dòng hoặc áp.
BĐ: bộ biến đổi tín hiệu, có thể là nhiều mạch mắc nối tiếp, khâu cuối cùng là
mạch chuyển giá trị liên tục sang giá trị dưới dạng con số (A/D)
BĐN: bộ biến đổi ngược để chuyển giá trị con số sang giá trị liên tục (D/A)
SS: bộ so sánh đại lượng điện cần đo X và đại lượng mẫu Xk
CT: bộ chỉ thị hiển thị kết quả đo là Nk 35
1.3.2. Phương pháp đo kiểu so sánh (tiếp)

Quá trình thực hiện:


* Đại lượng cần đo và đại lượng mẫu được biến
Bắt đầu
đổi thành một đại lượng vật lý nào đó thuận tiện N =0
cho việc so sánh (dòng hoặc áp)
* Quá trình so sánh X và tín hiệu Xk (tỉ lệ với X0) Nk+1 = Nk+1
diễn ra trong suốt quá trình đo, khi hai đại lượng Nk = (0Nn)
bằng nhau đọc kết quả Xk sẽ có được kết quả đo.
Biến đổi Nk Xk

Đúng
X – Xk > 0
Sai
Đưa ra kết quả
X = Nk.X0

Chuyển đổi D/A và lưu đồ thuật toán của phương pháp đo Kết thúc
kiểu so sánh
1.3.2. Phương pháp đo kiểu so sánh (tiếp)
Tùy vào cách so sánh mà có 4 loại sau:
So sánh cân bằng:
* Trong quá trình đo, Xk phải thay đổi để bám theo
X cho tới khi ΔX = 0 từ đó suy ra kết quả đo:
X = XK = NK.X0
* Độ chính xác: phụ thuộc vào độ chính xác của XK
và độ nhạy của thiết bị chỉ thị cân bằng (độ chính xác
khi nhận biết ΔX = 0).
Ví dụ: cầu đo, điện thế kế cân bằng
So sánh không cân bằng:
* Đại lượng tỉ lệ với mẫu Xk là không đổi và biết trước, qua bộ so
sánh có được ΔX = X - XK, đo ΔX để có được đại lượng cần đo X =
ΔX + XK từ đó có kết quả đo: A = X/X0 = (ΔX + XK)/X0.
* Độ chính xác: độ chính xác của phép đo chủ yếu do độ chính xác của
XK quyết định, ngoài ra còn phụ thuộc vào độ chính xác của phép đo
ΔX, giá trị của ΔX so với X (độ chính xác của phép đo càng cao khi
ΔX càng nhỏ so với X).
Chương 1: Khái niệm cơ bản về kỹ thuật đo lường điện
1.4. Sai số của phép đo

Sai số là sai lệch giữa giá trị đo được với giá trị thực của đại
lượng cần đo.

Sai số:
- Theo cách thể hiện bằng số
- Theo nguyên nhân gây ra sai số
- Theo quy luật xuất hiện sai số
1.4.1. Theo cách thể hiện bằng số
- Sai số tuyệt đối: Là sai lệch giữa giá trị đo được và giá trị thực của
đại lượng đo.

X  X do  X th

- Sai số tương đối: Là tỉ số của sai số tuyệt đối và giá trị thực của
đại lượng cần đo.
X
 x%  .100%
X th

- Độ chính xác được xác định theo CT: (100 - sai số tương đối)(đơn
vị %)
- Sai số tương đối quy đổi: Là tỉ số của sai số tuyệt đối lớn nhất và
giá trị cực đại của thang đo  Quy về cấp chính xác của dụng cụ
đo.

X max
 qd  100%
X max
41
1.4.2. Theo nguyên nhân xuất hiện sai số

- Sai số phương pháp: Do sự không hoàn thiện phương pháp và sự


thiếu chính xác của biểu thức lý thuyết.
- Sai số thiết bị: Do tình trạng (tốt, xấu – chính xác hay không chính
xác) của thiết bị gây ra.
- Sai số chủ quan: Do người sử dụng thiết bị gây ra.
- Sai số bên ngoài: Do ảnh hưởng của môi trường.
1.4.3. Theo quy luật xuất hiện sai số

Sai số hệ thống


Sai số của phép đo luôn không đổi hay là thay đổi có quy luật
khi đo nhiều lần một đại lượng đo.
Sai số hệ thống không đổi bao gồm sai số do khắc độ thang
đo, sai số do hiệu chỉnh dụng cụ đo không chính xác, sai số nhiệt độ
tại thời điểm đo...
Sai số hệ thống thay đổi có thể là sai số do sự biến động của
nguồn cung cấp, do ảnh hưởng của các trường điện từ hay những yếu
tố khác.
Sai số ngẫu nhiên
Sai số thay đổi không theo một quy luật nào cả mà là ngẫu
nhiên.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để đảm bảo độ chính xác nhiều khi ta phải đo nhiều lần

sau đó lấy giá trị trung bình phương pháp đo này gọi là:

A. Đo trực tiếp

B. Đo gián tiếp

C. Đo thống kê

D. Đo tương quan

44
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Điện áp 2 đầu điện trở có trị số “tin cậy” là 50V. Ta dùng

vôn kế đo được 49V. Vậy độ chính xác của phép đo này là:

A. 99%

B. 98%

C. 97%

D. 96%

45
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Điện áp 2 đầu điện trở có trị số “tin cậy” là 50V. Ta dùng

vôn kế đo được 49V. Vậy sai số tương đối của phép đo này là:

A. 99%

B. 98%

C. 2%

D. 1V

46
Chương 2: Các cơ cấu chỉ thị
Chương 2: Các cơ cấu chỉ thị
2.1. Các bộ phận chung của cơ cấu chỉ thị

2.1.1. Trục - trụ 

- Chức năng: Đảm Bảo cho phần


động quay ổn định

- Cấu tạo: (b)


+ Trục: thép tròn có:   0,8  1,5(mm)
  450  600
800
R  0,05  0,3(mm)
Do ứng suất đầu trục lớn cỡ 5.107 N/m2
nên trục làm bằng thép cứng
(c)
+ Trụ đỡ làm bằng đá cứng, mặt khoét
lõm hình nón có:   800 (a)
D  0,15  0,5(mm)
Chương 2: Các cơ cấu chỉ thị
2.1.2. Lò xo phản kháng
- Chức năng:
+ Tạo mômen cản.
- Lò xo được chế tạo từ những vật liệu có khả
năng đàn hồi lớn như đồng phốt pho hoặc
đồng thiếc kẽm.
- Lò xo có hình xoắn ốc, đầu trong gắn với trục
quay, đầu ngoài gắn với bộ phận điều chỉnh
không
2.1.3. Dây căng - dây treo
- Chức năng: Thay thế cho trục trụ, lò xo
phản Kháng trong những cơ cấu cần độ
nhạy và độ chính xác cao. (a) (b)
Chương 2: Các cơ cấu chỉ thị

2.1.4.Kim chỉ thị

6
6 4
Hệ thống chỉ thị quang

1 3
2
Chương 2: Các cơ cấu chỉ thị

2.1.5. Thang đo

Thang đo là mặt khắc độ. Trên mặt màu trắng người ta khắc hoạ

màu đen (hoặc nếu màu đen thì chữ trắng). Đặc biệt đối với các loại

dụng cụ đo làm việc cả ban đêm (dụng cụ đo gắn trên máy bay, ôtô, tàu

hoả …) thường mặt số được kẻ bằng chất phát quang trong buồng tối.

Có nhiều loại thang đo khác nhau tuỳ thuộc vào cấp chính xác và

bản chất của cơ cấu chỉ thị.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điện áp 2 đầu điện trở có trị số “tin cậy” là 50V. Ta dùng

vôn kế đo được 49V. Vậy sai số tuyệt đối của phép đo này là.

A. 99%

B. 98%

C. 2%

D. 1V

52
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Dùng 2 Volt kế A, B lần lượt đo điện áp. Khi Volt kế A đo

được 300V thì sai số 3V; khi Volt kế B đo được 50V thì sai số 2,5V.

Vậy phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Độ chính xác của Volt kế A cao hơn

B. Độ chính xác của Volt kế A thấp hơn

C. Sai số tuyệt đối của Volt kế A thấp hơn

D. Sai số tương đối của Volt kế A cao hơn

53
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Thế nào là sai số tuyệt đối:

A. Hiệu giữa trị số chỉ thị của đồng hồ đo với trị số chỉ thị của

đồng hồ chuẩn

B. Tỉ số phần trăm so sánh giữa sai số tương đối với trị số chỉ thị

của đồng hồ chuẩn

C. Số phần trăm giữa trị số tương đối so với trị số lớn nhất trên

bảng chia độ đồng hồ đo

D. Là giá trị của 100% trừ cho trị số tương đối

54
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Kết thúc buổi học Sinh viên


- Hiểu được các khái niệm chung về đo lường.
- Biết cách phân loại các phép đo, các đặc trưng của kỹ thuật đo
lường và các phương pháp đo.

- Biết cách tính các sai số của phép đo.

55
GIAO NHIỆM VỤ CHUẨN BỊ CHO BUỔI HỌC SAU

- Hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu: Câu hỏi ôn tập tuần 1(từ
18/9 đến 21/9)
-Sinh viên đọc trước: Trong tài liệu học tập trang (26-37)
2.2. Cơ cấu chỉ thị cơ điện
2.3. Cơ cấu chỉ thị số
Bài giảng đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển. Nếu có thắc mắc liên
hệ qua email: nvvu@uneti.edu.vn
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!
BÀI TẬP TỰ HỌC Ở NHÀ
• + Ôn lại nội dung trong trong TLHT [1, chương 1]
• + Trả lời các câu hỏi
1. Đại lượng điện tác động là gì?
2. Đại lượng điện thụ động là gì?
3. Đại lượng không điện là gì
4. Sai số tương đối của phép đo là gì ?

57
BÀI HỌC TIẾP THEO

• Các nội dung cần chuẩn bị: THLT[1, chương 2, mục


2.1, 2.2, 2.3]
1) Nhược điểm của cơ cấu chỉ thị từ điện là gì?
2) Cơ cấu từ điện có chỉnh lưu bằng diode dùng để đo đại
lượng nào?
3) Cơ cấu chỉ thị từ điện có đặc điểm gì?

• Sinh viên đọc thêm TLTK [2], [3], [4],[5]


Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến 58
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường & Cảm biến Chương:4 59

You might also like