You are on page 1of 135

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

THỰC HÀNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

Tác giả: TS. Nguyễn Duy Phương


ThS. Đào Xuân Dương

Hà Nội, 2022

1
Lời nói đầu

Vật lý là môn khoa học cơ bản nghiên cứu các quy luật vận động, tương tác
và biến đổi của vật chất trong thế giới tự nhiên. Môn Vật lý đại cương ở bậc Đại
học bao gồm các học phần Lý thuyết Cơ - Nhiệt, Điện - Từ, Quang, Vật lý nguyên
tử, Vật lý hạt nhân và một học phần thực hành các nội dung cơ bản đã học ở phần
lý thuyết. Sinh viên Đại học chính quy KTMM, CNTT, ĐTVT của Học viện
KTMM được thực hành Vật lý đại cương với thời lượng 02 tín chỉ. Các bài thực
hành VLĐC của Bộ môn Lý - Khoa Cơ bản được xây dựng trên cơ sở các mẫu
thực hành cơ bản của các hãng LD – Didactic, Phywe… Sau một thời gian khai
thác, sử dụng, chúng tôi thấy cần phải tổng hợp các tài liệu hướng dẫn thực hành
Vật lý đại cương thành bộ giáo trình để tiện cho sinh viên học tập.

Do thời gian có hạn nên trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi những sai
sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn
HVSV - Học viện KTMM để lần tu chỉnh sau được hoàn thiện hơn.

Các tác giả

1
MỤC LỤC

Phần 1. Lý thuyết phép đo và sai số


§1 Phép đo và sai số 5
§2 Cách xác định sai số của phép đo trực tiếp 9
§3 Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp 16
§4 Phương pháp biểu diễn kết quả bằng đồ thị 22

Phần 2. Các bài thực hành


§1 Làm quen với các dụng cụ đo độ dài và đồng hồ đo điện đa năng 29
§2 Khảo sát va chạm trên đệm không khí 36
§3 Con lắc thuận nghịch 46
§4 Sóng dừng trên dây 52
§5 Đo điện trở bằng mạch cầu Wheastone 59
§6 Từ trường của dây dẫn thẳng 65
§7 Xác định điện tích riêng của electron 72
§8 Nhiễu xạ ánh sáng 81
§9 Đương lượng cơ nhiệt 89
§ 10 Đo từ trường Trái Đất 97
§ 11 Định luật Malus 106
§ 12 Tụ điện 113
Phụ lục 1. Vài nét về hệ đo lường SI 124
Phụ lục 2. Một số bảng thông tin hữu dụng 130
Tài liệu tham khảo 133

2
PHẦN I

LÝ THUYẾT PHÉP ĐO VÀ SAI SỐ

3
MỞ ĐẦU VỀ PHÉP ĐO VÀ SAI SỐ
Vật lý học về cơ bản là một khoa học thực nghiệm. Đã nói đến thực nghiệm là
nói đến đo đạc. Nhưng trong thực tế, đo một đại lượng vật lý không có nghĩa là tìm
được giá trị thực của nó mà tìm một khoảng trong đó chứa giá trị thực của đại lượng
cần đo. Khoảng này càng nhỏ, phép đo càng chính xác.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thiết bị đo lường ngày càng
được hoàn thiện, phép đo ngày càng chính xác. Nhưng dù các thiết bị có hoàn thiện,
hiện đại đến đâu thì bản thân dụng cụ đo cũng không thể có độ nhạy nhỏ tùy ý, không
thể có độ tin cậy tuyệt đối. Ngoài ra, các yếu tố khách quan của môi trường cũng luôn
luôn thường trực tác động lên quá trình đo, làm kết quả đo bị sai lệch. Vì vậy mọi
phép đo đều có sai số, nghĩa là chúng ta không thể tìm được chính xác giá trị thực của
bất kỳ một đại lượng nào mà chúng ta chỉ có thể tìm được một khoảng trong đó có
chứa giá trị thực cần đo, với một xác suất nào đó.
Lý thuyết phép đo và sai số sẽ chỉ ra cách đo và xử lý số liệu đo để thu được kết
quả chính xác nhất. Trong phần này, chúng tôi chỉ xin giới thiệu về lý thuyết phép đo
và sai số được ứng dụng phổ biến trong thực hành Vật lý đại cương, mà không đề cập
đến phương pháp xử lý sai số trong các nghiên cứu khoa học yêu cầu độ chính xác cao
hơn.

4
§1. PHÉP ĐO VÀ SAI SỐ
1. Phép đo các đại lượng vật lý
Mỗi tính chất vật lý của các đối tượng vật chất được đặc trưng bởi một đại lượng vật
lý (ví dụ: độ dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, vận tốc, gia tốc …). Để xác định giá
trị của các đại lượng vật lý, người ta phải tiến hành phép đo các đại lượng vật lý.
Phép đo một đại lượng vật lý là phép so sánh nó với một đại lượng cùng loại được quy
ước chọn làm đơn vị đo.
Kết quả của phép đo một đại lượng vật lý được biểu diễn bởi một giá trị bằng số kèm
theo đơn vị tương ứng, gọi là danh số. Ví dụ: chiều cao của một người nào đó là
h = 1,72 m hay h = 172 cm (trong đó 172 là số còn cm là danh số chỉ đơn vị được
dùng để đo chiều dài); khối lượng của một vật m = 1516 g hay m = 1,516 kg; cường độ
dòng điện I = 250 mA hay I = 0,25 A; v.v...
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật chúng ta ngày càng
phát hiện ra nhiều hiện tượng vật lý mới và do đó ngày càng xuất hiện thêm nhiều đại
lượng vật lý và các đơn vị đo chúng. Có bao nhiêu đại lượng vật lý thì có bấy nhiêu
các đơn vị tương ứng. Vì vậy, để cho đơn giản người ta chia các đơn vị của các đại
lượng vật lý thành các đơn vị cơ bản và các đơn vị dẫn xuất.
- Các đơn vị cơ bản: Người ta chọn một số đại lượng vật lý được xem là độc lập so
với các đại lượng khác còn lại của hệ làm các đại lượng cơ bản. Đó là các đại lượng
không đòi hỏi phải đưa ra định nghĩa, chẳng hạn như chiều dài, khối lượng, thời
gian,… Đơn vị đo các đại lượng cơ bản gọi là đơn vị cơ bản. Trong hệ đo lường quốc
tế (Système International d’Unites - hệ SI) có 7 đơn vị cơ bản, gồm: chiều dài: mét
(m), khối lượng: kilôgam (kg), thời gian: giây (s), nhiệt độ: Kenvin (K), cường độ
dòng điện: ampe (A), cường độ sáng: candela (cd), lượng chất: mole (mol); 2 đơn vị
bổ sung là góc phẳng: radian (rad), góc khối: steradian (sr).
- Các đơn vị dẫn xuất: Các đại lượng vật lý được xác định như hàm của các đại lượng
cơ bản của hệ gọi các đại lượng dẫn xuất, chẳng hạn vận tốc, gia tốc, thể tích…. Đơn
vị đo các đại lượng dẫn xuất gọi là đơn vị dẫn xuất, ví dụ đơn vị đo vận tốc là mét trên
giây (m/s), đơn vị đo thể tích là mét khối (m3), đơn vị đo cường độ điện trường là vôn
trên mét (V/m), …
Muốn thực hiện các phép đo, người ta phải xây dựng lý thuyết của các phép đo và sử
dụng các công cụ đo (thước milimet, cân kĩ thuật, đồng hồ đo thời gian, nhiệt kế,
ampe kế, vôn kế, áp kế …). Tùy theo phương pháp tiến hành mà người ta chia phép
đo thành hai loại: phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.

5
1.1. Phép đo trực tiếp
Phép đo trực tiếp là phép đo mà giá trị của đại lượng đo được xác định trực tiếp theo
số chỉ hoặc số đo trên dụng cụ đo. Chẳng hạn, chiều dài được đo bằng thước milimet,
nhiệt độ đo bằng nhiệt kế, thời gian đo bằng đồng hồ, …
1.2. Phép đo gián tiếp
Phép đo gián tiếp là phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được suy ra từ các đại
lượng đo trực tiếp khác có liên quan, thông qua một biểu thức toán học.
Ví dụ: phép đo thể tích của một hình hộp chữ nhật thông qua các phép đo trực tiếp các
cạnh a, b và c của hình hộp đó (V = a.b.c), phép đo điện trở của một đoạn mạch thông
qua các phép đo hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I của đoạn mạch (R = U/I),
phép đo độ cao của viên đạn được bắn lên xiên góc  so với phương nằm ngang với
1
vận tốc ban đầu là vo ( h = vosinα.t − gt 2 ),…
2
Tuy nhiên, cùng một đại lượng vật lý có thể đo trực tiếp hay đo gián tiếp, tùy thuộc
vào phương pháp đo.
2. Sai số của phép đo các đại lượng vật lý
Khi làm thí nghiệm vật lý, giác quan của người làm thí nghiệm thiếu nhạy cảm, điều
kiện các lần đo không thật ổn định, độ nhạy của các dụng cụ đo bị giới hạn, lý thuyết
của phương pháp đo có tính chất gần đúng, … vì vậy mọi phép đo đều có sai số, nghĩa
là ta không thể đo chính xác tuyệt đối giá trị thực của một đại lượng vật lý nào. Do đó,
khi tiến hành phép đo không những ta phải xác định giá trị của đại lượng cần đo, mà
phải xác định cả sai số của kết quả đo đại lượng đó. Dựa vào nguyên nhân gây ra sai
số, người ta phân thành 3 loại sai số sau:
2.1. Sai số hệ thống
Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống: Sai số hệ thống xuất hiện do dụng cụ đo chưa
được điều chỉnh đúng, hoặc do lý thuyết phép đo chưa hoàn thiện, chưa tính hết các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo, …
Đặc điểm của sai số hệ thống: Sai số hệ thống luôn có giá trị xác định nên kết quả đo
luôn lệch về một phía của giá trị thực, tức là kết quả đo luôn luôn lớn hơn hoặc luôn
luôn nhỏ hơn giá trị thực của đại lượng cần đo.
Cách khắc phục: Sai số hệ thống là loại sai số có thể khử được. Tùy thuộc vào nguyên
nhân gây ra sai số mà ta đưa ra cách khắc phục cụ thể. Chẳng hạn, sai số do dụng cụ
đo thì người làm thí nghiệm phải kiểm tra, điều chỉnh lại dụng cụ trước khi đo, đối với
phương pháp đo thì ta phải thay đổi hoặc hoàn thiện lý thuyết phương pháp đo, đưa

6
vào các số hiệu chỉnh. Có thể đưa ra một số ví dụ để thấy rõ việc hoàn thiện phương
pháp đo để loại trừ sai số hệ thống.
* Phép cân khối lượng thông thường: Phép cân thông thường chỉ cho giá trị biểu kiến
của khối lượng vật vì theo định luật Acsimet, trọng lượng của một vật trong chất lưu
bao giờ cũng giảm đi một lượng đúng bằng trọng lượng của phần chất lưu đã bị vật
chiếm chỗ. Do đó, khối lượng biểu kiến mà ta thu được bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị
của khối lượng thực. Ở đây, sức đẩy Acsimet là nguyên nhân gây ra sai số hệ thống
của phép đo. Để loại trừ sai số hệ thống này, người ta đưa vào số hiệu chỉnh sức đẩy
Acsimet.
* Phương pháp Vôn-Ampe: Để xác định điện
trở R của một đoạn mạch AB, người ta dùng
một Ampe kế mắc nối tiếp với R và một Vôn
kế mắc song song với R (gọi là phương pháp
Vôn-Ampe). Có hai cách mắc Ampe kế và
Vôn kế vào đoạn mạch AB (hình 1a, b). Điện
trở R trong hai cách mắc lần lượt được tính như
sau:
U (R ) U (R )
Ra =   R a  R th
I(R ,V) I(R )

U (A,R ) U (R )
Rb =   R b  R th
I(A) I(A)
Như vậy, cả hai cách mắc dụng cụ trên đều mắc phải những sai số hệ thống. Trong sơ đồ
a, kết quả đo điện trở luôn nhỏ hơn giá trị điện trở thực (Ra < Rth) và trong sơ đồ b, kết
quả đo điện trở luôn lớn hơn giá trị điện trở thực (Rb > Rth). Nguyên nhân gây ra sai số
hệ thống ở đây là do hạn chế của phương pháp đo. Trong phương pháp vôn-ampe, ta
chỉ có hai cách mắc Vôn kế và Ampe kế vào mạch điện, ngoài ra không còn cách mắc
nào khắc. Để khắc phục sai số hệ thống này, người ta dùng phương pháp cầu đo
Wheaston (phần điện từ quang).
2.2. Sai số ngẫu nhiên
Sai số ngẫu nhiên là loại sai số không có giá trị xác định, làm cho kết quả đo khi thì lớn
hơn khi thì nhỏ giá trị thực của đại lượng cần đo. Nguyên nhân gây ra sai số ngẫu nhiên
là do các yếu tố khách quan của môi trường làm thí nghiệm tác động một cách ngẫu
nhiên đến quá trình đo. Sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật thống kê. Ví dụ: khi đo
thời gian chuyển động của vật rơi tự do ta không thể bấm đồng hồ đúng lúc thời điểm
vật bắt đầu rơi và thời điểm vật chạm đất, mà thường bấm đồng hồ sớm hơn hoặc chậm
7
hơn các thời điểm này. Rõ ràng không thể khử được sai số ngẫu nhiên, nhưng ta có thể
giảm giá trị của nó bằng cách thực hiện phép đo cẩn thận nhiều lần trong cùng điều kiện
và xác định giá trị trung bình của nó dựa trên cơ sở của phép tính xác suất thống kê.
2.3. Sai số dụng cụ
Sai số dụng cụ là sai số do bản thân dụng cụ, thiết bị đo gây ra. Độ nhạy của dụng cụ
không thể nhỏ tùy ý do đó dụng cụ đo không thể có độ chính xác tuyệt đối. Trong các
dụng cụ đo mà thang đo có chia vạch, vạch chia đánh dấu đến số nguyên, các giá trị
nhỏ hơn phải ước lượng bằng mắt nên dẫn đến sai số.
Sai số dụng cụ luôn có giá trị xác định và độ chính xác của dụng cụ được lấy làm sai
số giới hạn của dụng cụ. Thiết bị càng hiện đại, càng hoàn thiện thì độ nhạy càng cao
tức là sai số dụng cụ càng nhỏ, nhưng về nguyên tắc cho đến nay chưa thể khử được
sai số dụng cụ.
Như vậy, trong ba loại sai số trên thì chỉ có sai số hệ thống là có thể loại trừ được, còn
sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ thì không loại trừ được. Khi làm thí nghiệm chúng
ta cần biết cách xử lý kết quả đo để sai số của phép đo là nhỏ nhất. Lý thuyết về phép
đo và sai số sẽ chỉ ra cách xử lý kết quả đo để có được kết quả đo chính xác nhất.

8
§2. CÁCH XÁC ĐỊNH SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO TRỰC TIẾP
Như chúng ta đã biết, trong phép đo trực tiếp kết quả đo được đọc trực tiếp ngay trên
thang đo của dụng cụ.
1. Sai số của phép đo trực tiếp
Giả sử đại lượng A cần đo có giá trị thực (chính xác) là Ath. Phép đo đại lượng A được
thực hiện n lần trong cùng một điều kiện, ta sẽ nhận được các giá trị A1, A2, …,
Ai,…,An. Nói chung, giá trị Ai của lần đo thứ i khác với giá trị thực Ath, nghĩa là mỗi
lần đo đều có sai số. Theo lý thuyết xác suất thống kê, nếu số lần đo n lớn thì các giá
trị A1, A2 , …, Ai,…,An được phân bố đều về cả hai phía lớn hơn và nhỏ hơn giá trị
thực Ath. Khi đó, giá trị trung bình của đại lượng A trong n lần đo đó là:

A1 +A 2 +.....+A n 1 n
A= =  Ai (1)
n n i=1

Số lần đo n càng lớn, A càng gần với giá trị thực Ath và khi n = ∞ thì A = Ath. Giá trị
tuyệt đối của các hiệu số giữa những giá trị đo được A1, A2,…, Ai,…,An và giá trị
trung bình A :
A1 − A =  A1 ,

A 2 − A =  A2 ,

……………………….

A i − A =  Ai (2)

……………………….

A n − A =  An

được gọi là sai số tuyệt đối của đại lượng A trong mỗi lần đo.  Ai là sai số tuyệt đối
của đại lượng A trong lần đo thứ i.
Giá trị trung bình số học của các sai số tuyệt đối:
ΔA1 +ΔA 2 +.....+ΔA n 1 n
ΔA = =  ΔA i (3)
n n i=1
được gọi là sai số tuyệt đối trung bình của phép đo đại lượng A trong n lần đo, đó
cũng là sai số ngẫu nhiên (trung bình) của phép đo.
Sai số tuyệt đối  A của phép đo đại lượng A được xác định bằng tổng số học của sai
số tuyệt đối trung bình A và sai số dụng cụ ( A )dc:

A = A + ( A )dc (4)

9
Kết quả đo đại lượng A được biểu diễn như sau:
A= A  A (5)
Nó cho biết giới hạn của khoảng giá trị trong đó chứa giá trị thực của đại lượng cần đo
A, nghĩa là:
̅ − ΔA ≤ A
A ̅≤A ̅ + ΔA (6)

ΔA ΔA

̅ − ΔA
A ̅ + ΔA
A
̅
A

Độ chính xác của kết quả phép đo đại lượng A được đánh giá bằng sai số tương đối
của phép đo. Đó là tỷ số giữa sai số tuyệt đối A của phép đo với giá trị trung bình
A:
ΔA
δ= 100% (7)
A
Sai số tương đối δ được tính theo tỷ lệ phần trăm (%). Giá trị của nó càng nhỏ thì phép
đo càng chính xác. Kết quả phép đo đại lượng A biểu diễn theo sai số tương đối như
sau:
A= A  δ (8)
Chú ý: trong nghiên cứu khoa học, khi số lần đo lớn, người ta còn dùng sai số toàn
phương trung bình  thì kết quả đo sẽ có độ tin cậy cao hơn. Theo lý thuyết xác suất:

 ( A )
2
i
= i =1
(9)
n(n − 1)

Từ công thức (9) ta thấy, sai số toàn phương trung bình σ có đơn vị giống như đơn vị
của đại lượng A. Khi đó kết quả phép đo được viết thành:

A= A  σ (10)

Công thức (10) có nghĩa là: giá trị của đại lượng A với một xác suất  sẽ nằm trong
khoảng từ ( A - σ) đến ( A + σ). Khoảng giá trị [ A - σ, A + σ] gọi là khoảng tin cậy,
 gọi là xác suất tin cậy hay độ tin cậy.

10
Ví dụ 1: Dùng thước kẹp có độ chính xác (tức độ chia nhỏ nhất) là 0,1 mm để đo
đường kính D của một ống hình trụ kim loại. Kết quả của 7 lần đo đường kính ta được
các giá trị ghi trong bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Kết quả đo đường kính của ống hình trụ

Lần đo D (mm) Di (mm)


1 21,5 0,03
2 21,4 0,07
3 21,4 0,07
4 21,6 0,13
5 21,5 0,03
6 21,4 0,07
7 21,5 0,03
Trung bình 21,47 0,06

Giá trị trung bình của đuờng kính D tính theo công thức (1) bằng được ghi trong bảng
1 cột 2:
21,5 + 21,4 + 21,4 + 21,6 + 21,5 + 21,4 + 21,5
D= = 21,471 mm
7
Sai số tuyệt đối của lần đo thứ i là D i tính theo công thức (2) được ghi trong bảng 1
cột 3:

Sai số tuyệt đối trung bình của đường kính D tính theo công thức (3) bằng:

0,03 + 0,07 + 0,07 + 0,13 + 0,03 + 0,07 + 0,03


D = = 0,06143  0,06
7

Thước kẹp có độ chính xác là 0,1 mm, tức là sai số dụng cụ trong trường hợp này là
0,1 mm nên sai số tuyệt đối của phép đo xác định theo công thức (4) bằng:

ΔD = 0,06 mm + 0,1 mm = 0,16 mm

Ở đây kết quả đã được làm tròn. Kết quả phép đo đường kính D được viết:

D = 21,47  0,16 mm

Giá trị chính xác (giá trị thực) của đường kính D nằm trong khoảng giá trị:
21,31 mm  D  21,63 mm

Sai số tương đối của phép đo:


11
0,16
= = 0,00745  0,0075 = 0,75%
21,47

Ví dụ 2 : Phép đo cường độ dòng điện I trong mạch điện được thực hiện 5 lần. Ampe
kế có độ nhạy 0,01 A, kết quả 5 lần đo như sau :

Bảng 2: Kết quả đo cường độ dòng điện trong mạch

Lần đo I (A) I i (A)


1 2,52 0,00
2 2,54 0,02
3 2,48 0,04
4 2,50 0,02
5 2,58 0,06
Trung bình 2,52 0,03

Cường độ dòng điện trung bình bằng:


1 5
I =  Ii = 2,524  2,52 (A)
5 i=1
Sai số tuyệt đối trung bình bằng :
1 5
I =  Ii = 0,028  0,03 (A)
5 i=1
Sai số tuyệt đối của phép đo :
I = I + ( I )dc = 0,03 + 0,01 = 0,04 (A)

Sai số tương đối bằng :


I 0,04
= = = 0,01587  0,016 = 1,6%
I 2,52
Kết quả phép đo cường độ dòng điện được viết:
I = (2,52  0,04) A hay: I = 2,52 A  1,6%
Để biết cách làm tròn các sai số chúng ta cần nhớ các quy tắc sau:
a) Sai số tuyệt đối của phép đo không được nhỏ hơn sai số của dụng cụ. Trong ví dụ 1
thước kẹp chỉ đo được chính xác đến 0,1 mm, nghĩa là các số thuộc bậc 0,1 mm và
nhỏ hơn (0,01 mm, 0,001 mm …) đều là các số không chắc chắn, nói cách khác là các

12
số trong miền sai số. Trong kết quả D = 21,47 mm các số 4 và 7 sau dấu phẩy là các
số không chắc chắn, và giá trị 21,47 mm có thể sai đến 0,16 mm (sai số dụng cụ là 0,1
mm).

b) Việc làm tròn các sai số theo qui ước sau: các phần bỏ đi hoặc thêm vào phải nhỏ
hơn 1/10 giá trị của phần gốc. Việc bỏ bớt hay thêm vào được thực hiện sao cho số
được làm tròn sai khác ít nhất so với số trước khi làm tròn. Thường thì các số  4
được bỏ đi, còn với các số  5 thì được thêm vào cho thành 10. Ví dụ:

0,7328 làm tròn thành 0,7 vì phần bỏ đi bằng 0,0328 < 1/10 của 0,7328;

0,2674 làm tròn thành 0,27 vì phần thêm vào bằng 0,0026 < 1/10 của 0,2674 (không
thể làm tròn thành 0,3 vì phần thêm vào bằng 0,0326 > 1/10 của 0,2674).

Ta thấy rằng, sau khi tính toán các sai số tuyệt đối và tương đối được làm tròn và chỉ
viết tối đa với 2 chữ số có nghĩa. Giá trị trung bình của đại lượng cần đo phải làm tròn
đến chữ số có nghĩa cùng hàng với chữ số có nghĩa cuối cùng của sai số tuyệt đối.

Định nghĩa chữ số có nghĩa: Tất cả các chữ số tính từ trái qua phải, kể từ chữ số khác
không đầu tiên đều là chữ số có nghĩa. Ví dụ: số 0,23 có hai chữ số có nghĩa là số 2 và
số 3; số 0,104 có ba chữ số có nghĩa là số 1, số 0 và số 4; số 2,30560 có sáu chữ số có
nghĩa là số 2; 3; 0; 5; 6 và số 0.

Việc giữ lại một hoặc hai chữ số có nghĩa trong sai số tuyệt đối tùy thuộc vào giá trị
cụ thể của sai số. Thông thường, sai số tuyệt đối được làm tròn đến chữ số có nghĩa
đầu tiên nếu số này > 2 và được làm tròn đến chữ số có nghĩa thứ hai nếu chữ số có
nghĩa đầu tiên  2. Ví dụ: kết quả đo cường độ dòng điện I có I = 6,665527 A và
I = 0,076412 A thì không thể viết là: I = (6,665527  0,076412) A, mà phải viết là:
I = (6,67  0,08) A hoặc I = 6,67 A  1,2%.

2. Cách xác định sai số dụng cụ

a) Mỗi dụng cụ đo đều có một độ chính xác nhất định. Độ chính xác của phép đo
đương nhiên không thể cao hơn độ chính xác của dụng cụ đo. Trong bất cứ trường
hợp nào người ta cũng cố gắng lặp lại phép đo nhiều lần để hạn chế sai số ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó phép đo chỉ được tiến hành một lần duy nhất hoặc kết
quả của tất cả các lần đo trùng nhau. Khi đó sai số của phép đo phải dựa vào độ nhạy
của dụng cụ đo (sai số giới hạn của dụng cụ ΔAdc).

b) Thông thường, sai số dụng cụ (không kể thiết bị đo điện và thiết bị đo hiện số)
được lấy bằng giá trị một độ chia nhỏ nhất (độ nhạy) của dụng cụ đo. Tuy nhiên,
trường hợp khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp của dụng cụ là khá lớn so với
13
khả năng phân giải của mắt người làm thí nghiệm, thì sai số dụng cụ có thể lấy bằng
nửa giá trị của một độ chia nhỏ nhất.

c) Đối với các đồng hồ đo điện có dạng kim (ampe kế, vôn kế,. . .) thì sai số dụng cụ (
 A)dc được tính theo công thức:
(ΔA)dc = δ.Amax (11)

trong đó Amax là giá trị cực đại của thang đo,  là cấp chính xác của đồng hồ đo điện
(ghi trên thang đo) và nó biểu thị sai số tương đối (tính ra phần trăm) của giá trị cực
đại Amax của đồng hồ đo điện.

Ví dụ : Một miliampe kế có cấp chính xác  = 1,5 và thang đo sử dụng có giá trị cực
đại Imax = 100 mA, thì sai số dụng cụ của bất kỳ giá trị nào mà nó đo được trên thang
đo này cũng có giá trị bằng:
( I )dc = 1,5% .100 mA = 1,5 mA

Nếu thang đo của miliampe kế có 50 vạch chia thì giá trị mỗi độ chia bằng 2 mA. Khi
đó sai số dụng cụ bằng 1,5 mA chứ không phải là 2 mA (giá trị một độ chia nhỏ nhất).

Đối với các đồng hồ đo điện, khi đo lưu ý phải chọn thang đo hợp lý để sai số của
phép đo là nhỏ nhất. Thang đo được chọn sao cho kim điện kế lệch càng nhiều càng
tốt, thường lệch quá nửa thang đo là được. Chẳng hạn, vôn kế có cấp chính xác  = 2,
thang đo có giá trị lớn nhất Umax = 250 V thì sai số giới hạn của dụng cụ là:
ΔUdc = 2%.250 = 5 V. Nếu kim của vôn kế chỉ điện áp U1 = 200 V thì sai số tương đối
là δ1 = 2,5%. Nếu kim của vôn kế chỉ điện áp U2 = 50 V thì sai số tương đối là
δ2 = 10%. Như vậy trong trường hợp này, với các giá trị điện áp thấp U2 ta phải chọn
thang đo có cực đại thang đo nhỏ hơn.

d) Đối với các dụng cụ đo hiện số như đồng hồ đo điện đa năng (Multimeter digital)
hoặc nhiệt kế số (Thermometer digital) …, sai số dụng cụ được xác định bằng công
thức sau:

( ΔA )dc = δ ( % ).A + n.α (12)

trong đó  là cấp chính xác của thang đo (tính ra %), A là giá trị đo hiển thị trên màn
hình,  là độ phân giải của thang đo, còn n là số nguyên phụ thuộc vào dụng cụ đo và
được quy định bởi nhà sản xuất. Độ phân giải  phụ thuộc vào thiết bị, chẳng hạn đối
với thiết bị đo hiện số với 4 chữ số (loại 2000 digit hay 31/2 digit), độ phân giải
 = Amax/2000, trong đó 2000 là số điểm đo.

14
Ví dụ: Một Vôn kế hiện số loại 31/2 digit (với n = 2 ) có cấp chính xác là 1
(  = 1%) ứng với thang đo 20 V (Umax = 19,99 V), giá trị thực tế hiện trên màn hình
tinh thể lỏng là 5,7 V. Khi đó, sai số dụng cụ được tính như sau:

U max 19,99
α= =  0,01V
2000 2000

( U )dc = 1%.5,7V + 2.0,01V = 0,077.V  0,08.V


Nếu giá trị điện thế hiện trên đồng hồ này là 15,78 V, thì sai số dụng cụ là:

( U )dc = 1%.15,78 V + 2.0,01 V = 0,1778 V  0,18 V


e) Đối với các hộp điện trở mẫu và tụ điện mẫu..., sai số của các phần tử (điện) mẫu
này là: (ΔA)dc = δ.A, trong đó A là giá trị đo được trên dụng cụ, δ là cấp chính xác của
thang đo lớn nhất đang được sử dụng. Ví dụ, hộp điện trở mẫu 0  9999,9  có cấp
chính xác δ = 0,2 đối với thang đo 1000 . Giả sử điện trở đo được là R = 820,0  thì
sai số dụng cụ bằng:

(ΔR)dc = 0,2% . 820,0  = 1,64   1,6 

15
§3. CÁCH XÁC ĐỊNH SAI SỐ ĐỐI VỚI PHÉP ĐO GIÁN TIẾP
Phép đo gián tiếp là phép đo mà kết quả của nó được xác định gián tiếp thông qua
công thức biểu diễn quan hệ hàm số giữa đại lượng cần đo với các đại lượng đo trực
tiếp khác.

Ví dụ: vận tốc v của chuyển động thẳng đều được xác định gián tiếp qua công thức
s
v = , trong đó quãng đường s có thể đo trực tiếp bằng thước milimét và thời gian
t
chuyển động t đo trực tiếp bằng đồng hồ bấm giây.

1. Cách tính sai số của phép đo gián tiếp


Giả sử đại lượng F cần đo liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp x, y, z theo hàm số:

F = f(x, y, z) (13)

x = x  Δx
Với: y = y ± Δy
z = z ± Δz
Khi đó, giá trị trung bình của đại lượng F được tính thông qua giá trị trung bình của
các đại lượng đo trực tiếp, theo hàm số f(x, y, z).

F = f (x, y, z) (14)

Tùy theo hàm số f(x, y, z) có dạng là hàm tổng hay hàm tích mà sai số của phép đo
gián tiếp đại lượng F có thể được xác định theo một trong hai quy tắc sau:

a) Quy tắc 1: (Áp dụng cho các hàm tổng, hiệu)


Giả sử hàm f có dạng: f(x, y, z) = x + y + z. Sai số của phép đo được thực hiện theo
ba bước sau:

* Bước 1: Tính vi phân toàn phần hàm f(x, y, z), tức đại lượng F theo tất cả các
biến x, y, z (tương ứng với các đại lượng đo trực tiếp), sau đó gộp các số hạng có
chứa vi phân của cùng một biến với nhau.

* Bước 2: Lấy trị tuyệt đối của biểu thức trước các dấu vi phân (dx, dy, dz) và thay dấu
vi phân “d” thành dấu Δ, ta có sai số tuyệt đối ΔF.

ΔF
* Bước 3: Tính sai số tương đối δ: δ= (%)
F

16
Ví dụ 1: Độ cao của một vật được ném xiên lên một góc  so với phương nằm ngang
được xác định theo công thức (khi vật đang đi lên):

1 2
h = (vo sin )t - gt
2
v o = 39,2 ± 0,2 m/s
α = 30 ± 1o
trong đó:
t = 2,0 ± 0,2 s
g = 9,8 m/s 2

Theo công thức (14), độ cao của vật tại thời điểm t = 2s bằng:

1
() 1
= ( 39,2.sin 30 ).2,0 − .9,8 ( 2, 0 ) = 19,61 ( m )  19,6 ( m )
2
h = (vo .sin ).t -
2
g. t
2 2

Bây giờ ta tính sai số của phép đo độ cao h. Áp dụng quy tắc 1 ta có:

- Bước 1:
1
dh = sin.t.dvo + vo.sin.dt + vo.t.cos.d - g.2t.dt
2

1
= sin.t.dvo + (vo.sin - g.2t )dt + vo.t.cos.d
2
- Bước 2:
dh = |sin.t|dvo + |vo.sin - g.t |dt + |vo.t.cos|d
Δh = |sin.t|Δvo + |vo.sin - g.t |Δt + |vo.t.cos|Δ

Δh = |sin30.2,0|.0,2 + |39,2.sin30 – 9,8.2,0 |.0,2 + |39,2.2,0.cos30|.1 = 1,41

Theo quy ước làm tròn, ta có: Δh = 1,4 m

- Bước 3: Tính δ

Δh 1,4
δ= = = 0,071428  0,071 = 7,1%
h 19,6

Vậy, kết quả phép đo gián tiếp độ cao của vật được viết như sau:

h = 19,6  1,4 m

hay: h = 19,6 m  7,1%


17
b) Quy tắc 2: (Áp dụng cho các hàm tích, thương, lũy thừa …)
* Bước 1: Lấy loga nêpe hai vế của hàm số: F = f(x, y, z)

* Bước 2: Tính vi phân toàn phần hàm lnF = ln[f(x, y, z)], sau đó gộp các số hạng có
chứa vi phân của cùng một biến với nhau.

* Bước 3: Lấy trị tuyệt đối của biểu thức trước các dấu vi phân (dx, dy, dz) và thay dấu
vi phân “d” thành dấu Δ, ta có sai số tương đối δ (%).

* Bước 4: Tính sai số tuyệt đối ΔF = δ. F

Ví dụ 2: Lực hướng tâm của một vật rắn chuyển động tròn được cho bởi biểu thức:

mv 2
F=
R
trong đó, m là khối lượng của vật, v là vận tốc chuyển động của vật và R là bán kính
quỹ đạo. Kết quả đo các đại lượng trực tiếp m, v và R như sau:

m = m ± Δm (kg)
v = v ± Δv (m/s)
R = R ± ΔR (m)

Từ các giá trị trung bình của các đại lượng đo trực tiếp, ta tính giá trị trung bình
của lực hướng tâm theo công thức:

( )
2
m. v
F=
R

Sai số của phép đo lực hướng tâm F được tính theo quy tắc 2:

- Bước 1: Lấy loga nêpe hai vế


mv 2
ln F = ln = ln m + ln v 2 − ln R
R

........ = ln m + 2ln v − ln R

- Bước 2: Tính vi phân toàn phần

18
d ( ln F ) = d ( ln m + 2ln v − ln R )

dF dm dv dR
= +2 −
F m v R
- Bước 3: Lấy trị tuyệt đối của biểu thức trước dấu vi phân và thay dấu d thành
dấu Δ, ta có sai số tương đối .
dF dm dv dR
= +2 +
F m v R
F m v R
= +2 +
F m v R
F m v R
= = +2 +
F m v R
- Bước 4: Tính sai số tuyệt đối và viết kết quả:
ΔF = δ. F

F = F ± ΔF hay F = F ± δ

Ví dụ 3: Phép đo gián tiếp lực ma sát của các ổ trục quay theo công thức:

h 1 −h 2
fms = mg
h1 + h 2

trong đó, m là khối lượng quả nặng, h1 và h2 là độ cao của quả nặng ở hai vị trí tương
ứng. Kết quả đo các đại lượng đo trực tiếp như sau:

m = m ± Δm (kg)

h1 = h1 ± Δh1 (m)

h 2 = h 2 ± Δh 2 (m)

và g (m/s2) là gia tốc trọng trường (là hằng số cho sẵn).

h1 − h 2
Ta có, giá trị trung bình của lực ma sát: f ms = m.g.
h1 + h 2
Theo quy tắc 2, ta tính được sai số của phép đo lực ma sát:

lnf ms = lnm + lng + ln(h1 − h 2 ) – ln (h1 + h 2 )

19
df ms dm dg d ( h1 − h 2 ) d ( h1 + h 2 )
= + + −
f ms m g h 1 −h 2 h 1 +h 2

df ms dm dg 2 ( h 2 .dh1 − h1.dh 2 )
= + +
f ms m g h12 − h 2 2

= = + +
(
f ms m g 2 h 2 .h1 + h1h 2 )
f ms m g h12 − h 2 2

f ms = .f ms

2. Một số chú ý:
a) Trong một tổng nhiều sai số, nếu sai số nào nhỏ hơn một phần mười sai số khác thì
ta có thể bỏ qua sai số đó.

b) Nếu trong công thức tính đại lượng F cần đo có chứa những đại lượng đo trực tiếp
không ghi sai số kèm theo hoặc chứa những hằng số thì sai số của chúng được xác
định theo nguyên tắc sau:

- Sai số tuyệt đối của đại lượng cho sẵn lấy bằng một đơn vị của chữ số có nghĩa
cuối cùng của nó.
Ví dụ: khi cho đường kính trung bình D = 12,0 mm thì lấy ΔD = 0,1 mm, nhưng nếu
cho D = 12 mm thì lấy ΔD = 1 mm.

- Cách chọn các hằng số: Các hằng số thường có giá trị rất dài, nhiều khi bất tận
(không tuần hoàn). Tuy nhiên, khi tính toán trong các biểu thức người ta chỉ lấy giá trị
của các hằng số với một số chữ số có nghĩa nhất định.

Chẳng hạn:

π = 3,14

e = 2,7

g = 9,81 m/s2

h = 6,625.10-34 Js

k = 1,38 .10-23 J/K

Người ta chọn giá trị của hằng số sao cho sai số do việc bỏ bớt các số trong hằng số
đó nhỏ hơn một phần mười sai số khác có mặt trong biểu thức.

20
Ví dụ: Khi tính sai số tương đối của phép đo đại lượng A, ta gặp biểu thức sau:

A  3 0,5 0,5
= + + +
A  150 20 498

= + 0,02 + 0,025 + 0,001


 + 0,02 + 0,025

 1
Ta phải chọn  .0,02 = 0,002 .
 10

+ Lấy π = 3,1 → Δπ = 3,14159 - 3,1 = 0,04159

 0,04159
= = 0,013416  0,01  0,002
 3,1

Do đó không thể chọn π = 3,1.

+ Lấy π = 3,14 → Δπ = 3,14159 - 3,14 = 0,00159

 0,00159
= = 0,00050636  0,0005  0,002
 3,14

Vậy ta chọn π = 3,14.

Lưu ý: đây chỉ là một ví dụ về cách lấy giá trị của hằng số siêu việt.

21
§4. PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN KẾT QUẢ BẰNG ĐỒ THỊ

Sau khi thực hiện phép đo các đại lượng vật lý, người ta thường tìm cách mô tả
mối quan hệ giữa các đại lượng đó với nhau. Cách đơn giản nhất để làm việc đó là
phương pháp đồ thị. Ưu điểm của phương pháp biểu diễn kết quả phép đo bằng đồ thị
là thể hiện một cách trực quan sự phụ thuộc hàm số của một đại lượng vật lý này vào
đại lượng vật lý khác. Từ đồ thị thực nghiệm có thể suy ra một số đại lượng có ý nghĩa
vật lý khác.

1. Phương pháp chung: Giả sử đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo hệ thức: y =
f(x). Bằng thực nghiệm, ta đã xác định được các đại lượng xi và yi tại n vị trí tương
ứng (Ai với i = 1, 2, …n):

 x = x1  x1  x = x 2  x 2  x = x n  x n
A1  1 ........A 2  2 ..............................A n  n
 y1 = y1  y1  y 2 = y 2  y 2  y n = y n  y n

- Trên giấy kẻ ô milimet ta vẽ hệ tọa độ vuông Oxy. Chọn trục Ox để thể hiện các giá
trị đo được của đại lượng x (kèm theo đơn vị) và trục Oy để thể hiện các giá trị đo
được của đại lượng y (kèm theo đơn vị). Chọn tỉ lệ xích thích hợp để đồ thị vẽ được rõ
ràng và cân đối.

- Vẽ các dấu  hoặc ô chữ nhật  mà tâm là tọa độ các điểm A1( x1 , y1 ),
A2( x 2 , y 2 ),….An( x n , y n ) và các cạnh tương ứng là 2Δx1, 2Δy1; 2Δx2, 2Δy2 ….và
2Δxn, 2Δyn.

- Đồ thị thực nghiệm là đường biểu diễn sự phụ thuộc của đại lượng y vào đại lượng
x. Đó là một đường cong hoặc thẳng trơn, liên tục được vẽ sao cho nó đi qua hầu hết
các điểm A1, A2,…, Ai, … Các điểm còn lại có thể không nằm trên đường cong này,
nhưng phải phân bố khá đều hai phía của đường cong. Đường cong này được gọi là
đường cong trung bình hay đường cong phù hợp nhất với thực nghiệm.

- Nếu có điểm thực nghiệm nào nằm tách biệt rất xa với đường cong trung bình thì
phải kiểm tra lại bằng thực nghiệm. Nếu thấy sai thì loại bỏ, nếu vẫn thấy đúng thì
phải đo các điểm lân cận để phát hiện các điểm bất thường (điểm kỳ dị). Các điểm bất
thường này rất có ý nghĩa trong vật lý.

2. Một số lưu ý khi vẽ đồ thị thực nghiệm:

- Đồ thị thực nghiệm là một đường cong trơn hoặc thẳng, liên tục. Tuyệt đối không
được nối các điểm thực nghiệm với nhau để được đường gấp khúc (ziczắc).

22
- Chọn trục Ox và Oy thích hợp để đường cong thực nghiệm có dạng đơn giản nhất có
thể. Dạng đường cong đơn giản nhất là dạng đường thẳng vì đường thẳng là đường dễ
vẽ chính xác và từ đồ thị ta có thể thu được nhiều thông tin vật lý khác.

Ví dụ: Khi khảo sát cường độ dòng điện trong


một mạch điện kín, nguồn điện có suất điện
động là E (V), điện trở trong là r, Ampe kế có
điện trở là RA (hình 2). Điện trở mạch ngoài là
một biến trở R.

Theo Định luật Ôm, ta có:

E
I= .................(*) Hình 2
R + RA + r

Bằng thực nghiệm, ta đo được các cặp giá trị của cường độ dòng điện I ứng với giá trị
điện trở R. Từ phương trình (*), nếu trục hoành ta đặt các giá trị của điện trở R, trục
tung đặt các giá trị của cường độ dòng điện I thì ta sẽ thu được một đường hypecbôn
(hình 3a).

Nếu trên trục hoành ta đặt các giá trị của R, trục tung đặt các giá trị nghịch đảo của I,
ta sẽ nhận được một đường thẳng, độ dốc của đường thẳng cho ta giá trị của suất điện
động E của nguồn điện (hình 3b). Giao điểm của đường thẳng với trục hoành cho ta
giá trị của (RA+r), từ đó suy ra giá trị của điện trở trong của nguồn, theo công thức
biến đổi:

E
R= − ( R A + r ) .................(**)
I

a) b)

Hình 3.

23
- Ngoài trục tọa độ có tỉ lệ xích chia đều, người ta còn dùng hệ trục bán logarit và hệ
trục logarit. Khi đó ta có thể chuyển đồ thị từ một đường cong thành một đường thẳng
(sẽ đề cập ở mục 4).

3. Cách xác định sai số bằng đồ thị

Như trên đã nói, trong mọi trường hợp có thể người ta luôn cố gắng biểu diễn đồ thị
các kết quả thực nghiệm dưới dạng một đường thẳng: y = a.x + b.

Giả sử các giá trị cần tìm là đại lượng xác định bởi độ dốc a của đường thẳng và đại
lượng xác định bởi giá trị b là tung độ điểm cắt của đường thẳng với trục tung. Khi đó
sai số trên đồ thị được xác định theo cách sau:

+ Trước hết ta xác định miền chứa các điểm thực nghiệm, đó là một tứ giác ABCD
(hình 4). Sau đó, trong miền chứa các điểm thực nghiệm dựng các đoạn thẳng sau:

- Đoạn thẳng MN đi qua hầu hết các điểm thực nghiệm, các điểm còn lại phân bố đều
về hai phía của đường thẳng này. Đây chính là đường cong phù hợp nhất với thực
nghiệm đã nói ở trên. Gọi độ dốc của đường thẳng này là a = m, giao điểm của MN
với trục tung là b = ℓ.

- Đoạn thẳng AC có độ dốc là m1, đoạn thẳng DB có độ dốc là m2. Giao điểm của các
đường thẳng chứa AC và DB với trục tung lần lượt là ℓ1 và ℓ2.

Hình 4.

+ Tính các độ lệch: |m – m1| và |m – m2|. Giả sử |m – m2| > |m – m1|, khi đó sai số
tương đối của độ dốc bằng:

24
m − m2
m = .100% (15)
m

+ Tính các độ lệch: |ℓ-ℓ1| và |ℓ-ℓ2| và giả sử |ℓ-ℓ1| < |ℓ-ℓ2|, khi đó sai số tương đối của
tung độ điểm cắt b bằng:


l = 2
.100% (16)

Sau khi vẽ được đồ thị y = f(x) theo các số liệu đo từ thực nghiệm (bảng các giá trị xi
và yi), ta có thể nội suy các giá trị yj tương ứng với giá trị xj (j  i), tức là suy ra các giá
trị mà thực nghiệm không đo hoặc có thể không đo được. Cách làm như sau: đặt giá
trị xj lên trục hoành, qua vị trí xj kẻ đường thẳng song song với trục tung cắt đồ thị tại
điểm M. Từ điểm M kẻ đường thẳng song song với trục hoành, cắt trục tung tại vị trí
có tung độ là yj. Muốn xác định sai số Δy1 của điểm y1 nào đó, ta kẻ hai đường thẳng
song song với trục tung tại hai vị trí x1- Δx1 và x1+ Δx1. Từ giao điểm của hai đường
này với đồ thị ta kẻ hai đường thẳng song song với trục hoành, chúng cắt trục tung Oy
tại hai vị trí y1- Δy1 và y1+ Δy1. Và Δy1 chính là sai số tuyệt đối của điểm y1 mà ta cần
tính.

4. Phép Quy hồi tuyến tính hay Phép tuyến tính hóa

Trong toán học, người ta thường sử dụng phép Quy hồi tuyến tính hay Phép tuyến tính
hóa để chuyển từ dạng không tuyến tính về dạng tuyến tính. Tùy theo hàm số ban đầu
mà ta có thể đổi biến để thu được một hàm số mới có dạng phương trình của một
đường thẳng: y = ax + b. Ta xét một số trường hợp:

4.1. Giả sử đại lượng vật lý y phụ thuộc vào đại lượng vật lý x theo hàm số y = a x (a
là một hằng số). Nếu chọn trục hoành Ox mô tả đại lượng x, trục tung Oy mô tả đại
lượng y thì ta sẽ nhận được một đường cong của hàm số mũ. Nhưng nếu ta logarit hai
vế của hàm số y = a x và đặt biến số mới thì ta sẽ nhận được đồ thị thực nghiệm là
một đường thẳng.

y = ax
log y = x.log a
 t = log y 
 ...  t = b.x
 b = log a = con st 

25
Chọn trục tung là t = log(y), trục hoành là x, ta sẽ thu được đường thẳng đi qua gốc
tọa độ, có hệ số góc bằng log(a). Ở đây, một trục là tuyến tính, một trục là loga (gọi là
hệ trục bán logarit).

4.2. Đối với hàm lũy thừa:

y = xn
log y = n log x 
 
 t = log y ....  ....t = n.z
z = log x 
 

ta cũng thu được đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ, hệ số góc chính là bậc lũy
thừa n trong hàm số gốc. Trong trường hợp này, hai trục đều là trục loga (gọi là hệ
trục logarit).

4.3. Trong chuyển động biến đổi đều có vận tốc ban đầu bằng 0, chẳng hạn:

 1
 + y = s; ..x = t 2
; ..a = g..........  ....y = a.x
2

1 2  g
s = gt  parapôn + y = s; ..x = t; ..b = ........  ....y = b.x
2  2
+ y = ln s;..x = ln t;..c = ln g....  ....y = x + c

Đường cong thực nghiệm nhận được cũng sẽ là các đường thẳng tương ứng.

4.4. Trong bài khảo sát sóng dừng trên dây, vận tốc sóng liên hệ với lực treo vào đầu
dây theo công thức:

F
v2 = (m* là khối lượng của một đơn vị chiều dài của sợi dây).
m*
Nếu đặt v2 = y; F = x và a = (m*)-1 thì ta có y = a.x là phương trình của đường thẳng có
phương đi qua gốc tọa độ, hệ số góc a bằng nghịch đảo của khối lượng của một mét
dây treo.

Ta có thể vận dụng phép tuyến tính hóa này cho nhiều bài toán vật lý khác và sẽ nhận
được kết quả rất nhanh và rất lý thú.

26
BÀI TẬP CHO SINH VIÊN TỰ LÀM

1. Kiểm tra lại các công thức tính sai số tuyệt đối và sai số tương đối của các hàm
số cho trong bảng 3.

2. Tìm sai số tương đối của phép đo thể tích hình trụ rỗng, biết thể tích của nó được
tính theo công thức:

V=
4
(
 2 2
D − d .h )
trong đó, D, d và h lần lượt là đường kính ngoài, đường kính trong và chiều cao của
hình trụ rỗng (được đo trực tiếp bằng thước).

3. Chọn giá trị của hằng số π trong bài toán sau: Thể tích của khối trụ tính theo công
thức V = R 2h , biết bán kính đáy trụ R = (30,2  0,1) mm và chiều cao của trụ h =
(50,1  0,1) mm. Tính thể tích của hình trụ và sai số của phép đo trên?

4. Thực hiện phép tuyến tính hóa đường cong: Theo định luật Maluýt, cường độ sáng
sau kính phân tích (ánh sáng) bằng:

I = Io.cos2

trong đó, Io là cường độ sáng trước kính phân tích và  là góc giữa hai quang trục của
kính phân cực và kính phân tích.

27
PHẦN II

CÁC BÀI THỰC HÀNH

28
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI CÁC DỤNG CỤ ĐO
ĐỘ DÀI VÀ ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN ĐA NĂNG

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Thước kẹp
Thước kẹp (hình 1) là dụng cụ đo độ dài chính
xác tới 0,1 ÷ 0,02 mm. Cấu tạo của nó gồm một
thước chính T được chia đều thành từng milimet và
một thước du xích T ′ có thể trượt dọc theo thân
thước chính. Để thuận tiện, khi sử dụng thước kẹp,
người ta làm thêm các đầu kẹp: đầu kẹp cố định 1-
Hình 1
2 gắn liền với thước chính T và đầu kẹp di động
1′ − 2′ gắn với du xích T ′ . Kích thước ngoài của vạt đo bằng hai đầu 1 − 1′ , kích
thước trong của vật đo bằng hai đầu 2 − 2′ . Muốn hãm cố định du xích T ′ trên
thân của thước chính T, ta vặn nhẹ vít hãm 3.
Du xích được chế tạo sao cho N độ chia của
nó có độ dài đúng bằng N − 1 độ chia của thước
chính. Nếu giá trị của mỗi độ chia trên thước
chính là a và của mỗi độ chia trên du xích là b thì
ta có điều kiện: Hình 2

N. b = (N − 1). a (1)
Suy ra:
a
a−b= =Δ (2)
N
Đại lượng Δ được gọi là độ chính xác của du xích (ghi trên du xích).
Thí dụ: với a = 1 mm, nếu N = 10 thì Δ = 0,1 mm; nếu N = 50 thì Δ =
0,02mm
Muốn đo độ dài L của vật AB bằng thước kẹp, ta đặt đầu A của vật trùng với số
0 của thước chính T. Khi đó, ta đẩy du xích T’ trượt dọc thước chính T để đầu B
của vật trùng với số 0 của du xích. Giả sử đầu B của vật nằm trong khoảng giữa
vạch thứ n và n + 1 của thước chính T (hình 2). Nếu vạch thứ m của du xích trùng
đúng với vạch thứ n+m của thước chính T thì theo hình 2 ta có:
(n + m). a = L + m. b (3)
Suy ra:
L = n. a + m. (a − b) = n. a + m. Δ (4)

29
Thí dụ: Nếu n = 2, a = 1 mm, m = 4, N = 10 thì Δ = 0,1 mm và độ dài của vật
AB bằng:
L = 2.1 + 4 . 0,1 = 2,4 mm
Như vậy, vạch chia thứ n của thước chính nằm ở phía trước số 0 của du xích cho
biết số nguyên lần của milimet, còn vạch chia thứ m của du xích trùng với vạch
chia n + m trên thước chính cho biêt số phần mười hoặc phần trăm của milimet.
2. Thước panme
Thước panme (hình 3) là dụng
cụ dùng đo độ dài chính xác
tới 0,01 mm. Cấu tạo của nó
gồm: một cán thước hình chữ
U mang trục vít vi cấp 1 và
Hình 3 đầu tựa cố định 2; một thước
kép có các độ chia bằng 0,50
mm nằm so le nhau một nửa
độ chia ở hai phía của đường chuẩn ngang trên thân trụ 3 của vỏ trục vít 1 (hình 4);
một thước tròn có 50 độ chia bằng nhau nằm trên mép trái của trụ rỗng 4 bao
quanh thân trụ 3. Khi vặn đầu 5 của trục vít 1, thước tròn sẽ quay và dịch chuyển
tịnh tiến theo bước ren h = 0,50 mm của trục vít 1.
Như vậy, khi thước tròn quay đúng 1 vòng ứng với N = 50 độ chia thì nó đồng
thời tịnh tiến một đoạn h = 0,50 mm dọc theo thước kép và mỗi độ chia của thước
tròn có giá trị bằng:
h 0,50
Δ= = = 0,01 mm (5)
N 50
Giá trị Δ này gọi là độ chính xác của panme (ghi
ngay trên cán thước panme).
Muốn đo đường kính D của viên bi, ta đặt viên bi Hình 4
tựa vào đầu cố định 2, rồi vặn từ từ đầu 5 của trục
vít 1 để đầu bên trái của vít này đến tiếp xúc với viên bi cho tới khi nghe thấy tiếng
“lách tách” của lò xo hãm trục vít 1 thì ngừng lại. Gọi N là số nguyên milimet trên
thước kẹp nằm ở phía bên trái thước tròn và n là số thứ tự của vạch chia trên thước
tròn nằm trùng với đường chuẩn ngang của thước kép. Khi đó, số đo đường kính D
của viên bi trên thước panme tính ra milimet được xác định theo công thức:
- Nếu mép thước tròn nằm bên phải gần vạch chia phía trên của thước kép thì:
D = N + 0,01. n (mm) (6)
- Nếu mép thước tròn nằm bên phải gần vạch chia phía dưới của thước kép thì:
30
D = N + 0,50 + 0,01. n (mm) (7)
3. Đồng hồ đo điện đa năng
Đồng hồ đo điện đa năng (hình 5) được
dùng để đo điện áp một chiều (DCV), điện
áp xoay chiều (ACV), dòng điện một chiều
(DCA), dòng điện xoay chiều (ACA) và
điện trở.
Khi đồng hồ được dùng là một vôn kế thì ta
dùng hai cổng: cổng COM và cổng V và
mắc nó song song với dụng cụ cần đo điện
áp. Khi đồng hồ được dùng là một ampe kế
thì ta dùng hai cổng: cổng COM và cổng A
và mắc nó nối tiếp với dụng cụ cần đo dòng
điện.
Trên mặt đồng hồ đa năng có gương phản
chiếu giúp ta đọc kết quả đo được chính
xác. Kết quả đo sẽ chính xác khi mắt nhìn
kim đồng hồ trùng với ảnh của nó qua
Hình 5 gương phản chiếu. Trên mỗi thang đo (V,
A) của đồng hồ đa năng có 2 hệ thống vạch
chia giúp ta đọc kết quả một cách dễ dàng hơn. Hệ thống vạch chia phía trên gồm
0, 2, 4, 6, 8, 10; hệ thống vạch chia phía dưới gồm 0, 10, 20, 30. Ví dụ đo điện áp
DC đặt ở thang 1, 10, 100, 1000 thì ta nhìn hệ thống vạch chia phía trên; đo điện áp
DC đặt ở thang 30, 300 thì ta nhìn hệ thống vạch chia phía dưới.
II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Số
STT Tên thiết bị ĐVT
luợng
1 Panme Cái 1
2 Thước kẹp Cái 1
3 Hộp thử đồng hồ đa năng Cái 1
4 Đồng hồ đo điện đa năng (dạng kim) Analog 10 Cái 1
5 Đồng hồ đo điện đa năng (dạng số) GDM - 357 Cái 1
6 Dây nối Cái 1
7 Vật mẫu Cái 1
8 Dây đồng Cuộn 2

31
II. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
1. Đo đường kính ngoài D, đường kính trong d và độ cao h của trụ rỗng kim
loại bằng thước kẹp:
- Kiểm tra vị trí số 0 của thước kẹp: khi hàm kẹp 1 − 1′ áp sát nhau, số 0 của du
xích phải trùng đúng với số 0 của thước chính. Nếu các số 0 này không trùng nhau
thì phải thay thước kẹp bằng một thước kẹp mới hoặc có thể hiệu chỉnh các số đọc
trên thước kẹp bằng cách xác định sai số hệ thống. Đọc và ghi độ chính xác của
thước kẹp vào bảng 1.
- Thực hiện 5 lần đối với mỗi phép đo của D, d và h tại các vị trí khác nhau của
trụ rỗng. Đọc và ghi các giá trị đo của chúng vào bảng 1.
2. Đo đường kính của sợi dây đồng và độ dày của tấm nhựa bằng thước
panme:
- Kiểm tra số 0 của thước panme: vặn đầu 6 của trục vít vi cấp 1 để đầu bên trái
của nó tiếp xúc với đầu tựa cố định 2. Khi đó, số 0 của thước tròn phải trùng với số
0 của thước kép tại vị trí đường chuẩn ngang. Nếu chúng không trùng nhau thì cần
phải hỏi thầy giáo hướng dẫn cách hiệu chỉnh lại vị trí này bằng một chìa khóa đặt
trong hộp đựng thước panme. Đọc và ghi độ chính xác của thước panme vào bảng
2.
- Thực hiện 5 lần đối với mỗi phép đo đường kính Dđ của sợi dây đồng và độ dày
dn của tấm nhựa tại các vị trí khác nhau của nó. Đọc và ghi giá trị đo của chúng
vào bảng 2.
3. Đo dòng điện và điện áp dùng đồng hồ đo điện đa năng:
Để làm quen với đồng hồ đo điện đa năng ta dùng hộp thử đồng hồ đo điện đa
năng. Hộp thử đồng hồ đo điện đa năng là một mạch được mô tả như hình 6.
a. Đo điện áp và dòng điện một chiều dùng đồng hồ đo điện đa năng
- Công tắc chuyển mạch để chế độ
DC, chiết áp để ở vị trí tận cùng bên
trái.
- Muốn đo U của bóng đèn, ta nối
đoản mạch 2 cực đo I rồi cắm đồng
hồ vào 2 chốt đo U. Đồng hồ để ở chế
độ DC thang 10V.
- Cắm phích điện của hộp vào, vặn
chiết áp dịch dần sang bên phải, mỗi
lần vặn nhìn đồng hồ đo U, kết quả
Hình 6 ghi vào bảng 3. (Chú ý khi kết quả đo

32
U dưới 1 V ta chuyển đồng hồ sang thang 1V).
- Rút phích điện của hộp ra, vặn chiết áp để ở vị trí tận cùng bên trái.
- Muốn đo I đi qua bóng đèn, ta rút dây cắm đoản mạch ở 2 cực đo I ra, cắm đồng
hồ vào 2 cực đo I đó. Đồng hồ để ở chế độ DC thang 1A.
- Cắm phích điện của hộp vào, vặn chiết áp dịch dần sang bên phải, mỗi lần vặn
nhìn đồng hồ đo I, kết quả ghi vào bảng 3.
b. Đo điện áp và dòng điện xoay chiều dùng đồng hồ đo điện đa năng
- Làm tương tự như phần a và chú ý công tắc chuyển mạch và đồng hồ đa năng
để chế độ AC.
- Đo điện áp ta để ở chế độ AC thang 10V. (Chú ý khi kết quả đo U dưới 1 V ta
chuyển đồng hồ sang thang 1V).
- Đo dòng điện ta để ở chế độ AC thang 0,3A.
- Kết quả ghi vào bảng 3

33
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI CÁC DỤNG CỤ ĐO
ĐỘ DÀI VÀ ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN ĐA NĂNG

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………… Nhóm………Ca………
Họ tên:…………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1. Kết quả đo độ dài bằng thước kẹp

Bảng 1
Độ chính xác của thước kẹp:……………….(mm)
Lần D ΔD d Δd h Δh
đo (𝟏𝟎−𝟑 𝐦) (𝟏𝟎−𝟑 𝐦) (𝟏𝟎−𝟑 𝐦) (𝟏𝟎−𝟑 𝐦) (𝟏𝟎−𝟑 𝐦) (𝟏𝟎−𝟑 𝐦)
1
2
3
4
5
̅ = …… ̅̅̅̅
D ΔD = … d̅ = …… ̅̅̅̅
Δd = ……. h̅ = …… ̅̅̅̅
Δh = …….
−3
(10 m) (10−3 m) (10−3 m) (10−3 m) (10 m) (10−3 m)
−3

- Tính sai số tuyệt đối của các đường kính D, d và độ cao h (đo trực tiếp):
ΔD = (ΔD)dc + ΔD ̅̅̅̅ = …………………………… = ……………………(10−3 m)
Δd = (Δd)dc + ̅̅̅̅
Δd = …………………………….. = ………………… (10−3 m)
Δh = (Δh)dc + ̅̅̅̅
Δh = …………………………….. = ………………… (10−3 m)
- Biểu diễn kết quả phép đo:

D=D̅ ± ΔD = ……………………… ± …………………… (10−3 m)


d = d̅ ± Δd = ……………………… ± …………………… (10−3 m)
h = h̅ ± Δh = ……………………… ± …………………… (10−3 m)
34
2. Kết quả đo độ dài bằng panme
Bảng 2
Độ chính xác của panme: ……….. (mm)
Lần đo 𝐃đ 𝚫𝐃đ 𝐝𝐧 𝚫𝐝𝐧
−𝟑
(𝟏𝟎 𝐦) (𝟏𝟎−𝟑 𝐦) (𝟏𝟎−𝟑 𝐦) (𝟏𝟎−𝟑 𝐦)
1
2
3
4
5
Trung bình ̅ đ = ……… ΔD
D ̅̅̅̅đ = ……… d̅n = ……… ̅̅̅̅n = ………
ΔD
(10−3 m) (10−3 m) (10−3 m) (10−3 m)

- Tính sai số tuyệt đối của đường kính sợi dây đồng Dđ và độ dày của tấm nhựa dn :
ΔDđ = (ΔDđ )dc + ̅̅̅̅
ΔDđ = ………………………… = ………………… (10−3 m)
Δdn = (Δdn )dc + ̅̅̅̅
Δdn = …………………………. = ……………… (10−3 m)
- Biểu diễn kết quả phép đo:

̅ đ ± ΔDđ = …………………… ± …………………… (10−3 m)


Dđ = D
dn = d̅n ± Δdn = ……………..…… ± …………………… (10−3 m)

3. Đo điện áp và dòng điện dùng đồng hồ đo điện đa năng


Bảng 3
- Thang đo DC: Imax = ……….. (A), δ = ……………….
- Thang đo AC: Umax = ……… (V), δ = ……………….
Vị trí chiết áp 𝐔𝐃𝐂 (𝐕) 𝐈𝐃𝐂 (𝐀) 𝐔𝐀𝐂 (𝐕) 𝐈𝐀𝐂 (𝐀)
1
2
3
4
5
6
7
8
9

35
BÀI 2. KHẢO SÁT VA CHẠM TRÊN ĐỆM KHÔNG KHÍ

Mục đích:
- Khảo sát bài toán va chạm đàn hồi và va chạm mềm.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Va chạm là một sự cố độc lập, trong đó các vật tác dụng lên nhau một lực rất
lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Trong va chạm, các vật có thể trao đổi vận
tốc, động lượng và động năng cho nhau. Va chạm được gọi là va chạm đàn hồi nếu
động năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn. Va chạm được gọi là va
chạm mềm nếu một phần động năng của hệ bị tiêu hao dưới dạng nhiệt hoặc năng
lượng làm biến dạng. Để đơn giản, ta xét va chạm xuyên tâm của hai vật trên mặt
phẳng nằm ngang. Trong trường hợp này hai vật đều chuyển động trên một đường
thẳng nằm ngang đi qua khối tâm của chúng. Xét một hệ cô lập gồm hai vật có
khối lượng m1 và m2 , chuyển động đều với vận tốc tương ứng là v1 và v2 . Sau va
chạm vận tốc của chúng sẽ là v1′ và v2 ’ tương ứng. Ta xét mối liên quan giữa các
vận tốc, giữa các năng lượng của các vật trước và sau va chạm trong hai trường
hợp:
1. Va chạm đàn hồi:
Trong trường hợp này, phương trình đại số biểu diễn định luật bảo toàn động
lượng áp dụng đối với hệ hai vật m1 và m2 có dạng:
m1 v1 + m2 v2 = m1 v1′ + m2 v2′ (1)
Tổng động năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn:
2 2
m1 v12 m2 v22 m1 v1′ m2 v2′
+ = + (2)
2 2 2 2
Giải hệ (1) và (2) ta có:
(m1 − m2 )v1 + 2m2 v2
v1′ =
m1 + m2
(3)
(m2 − m1 )v 2 + 2m1 v1
v2′ =
{ m1 + m2
Nếu biết được khối lượng và vận tốc của các chúng trước va chạm, ta có thể tính
được vận tốc của chúng sau va chạm.
2. Va chạm mềm:
Sau va chạm, hai vật m1 và m2 gắn chặt vào nhau và chuyển động với cùng vận
⃗ ′ . Trong trường hợp này, phương trình đại số biểu diễn định luật bảo toàn
tốc v
động lượng áp dụng đối với hệ hai vật m1 và m2 có dạng:
m1 v1 + m2 v2 = (m1 + m2 )v ′ (4)
36
Từ (4) ta có:
m1 v1 + m2 v2
v′ = (5)
m1 + m2
Phần năng lượng bị tiêu hao trong va chạm mềm là:
2
m1 v12 m2 v22 (m1 + m2 )v ′
ΔE = + − (6)
2 2 2
Từ (5) và (6) ta có:
m1 m2
ΔE = (v1 − v2 )2 (7)
2(m1 + m2 )
Trong thí nghiệm này, các vật tham gia va chạm là hai xe nhỏ có khối lượng thay
đổi được. Các xe có thể chuyển động trên ray thẳng. Ở đây các ray thẳng còn giữ
chức năng của một đệm không khí để khử ma sát giữa xe và ray.
Thiết bị đệm không khí gồm một hộp H bằng kim loại (dài 1,5 m), một đầu bịt kín
và đầu còn lại nối thông với một bơm nén không khí P. Mặt trên của hộp H phẳng
và có hai dãy lỗ nhỏ phân bố đều nhau. Hai xe trượt X1 và X2 được đặt tiếp xúc
trên mặt của hộp H.
Khi cho bơm nén P thổi không khí vào trong hộp H, các luồng không khí thoát ra
từ lỗ nhỏ, nâng hai xe trượt X1 và X2 lên khỏi mặt của ống H, tạo ra một lớp đệm
không khí (dày khoảng 0,5÷1 mm). Khi đó các xe trượt này có thể chuyển động
trên lớp đệm không khí với ma sát không đáng kể. Trên mỗi xe trượt được lắp một
tấm chắn nhỏ có độ rộng d.
Muốn xác định vận tốc của các xe trượt X1 và X2 chuyển động trên đệm không khí,
người ta dùng hai cảm biến quang học chữ U để đo tự động khoảng thời gian chắn
sáng t của tấm chắn khi chúng đi qua cảm biến.
Thời gian chắn sáng của thanh được ghi lại trên máy tính thông qua giao diện
Sensor-CASSY 2. Các kết quả được xử lý và tính toán bằng chương trình
“Conservation of momentum and energy (collision)”. Giá trị các đại lượng vận
tốc vi , động lượng pi , động năng Ei của các xe xác định bởi:
d mi vi2
vi = ; pi = mi vi ; Ei =
t 2
Trong đó:
d: độ rộng thanh chắn sáng;
t: khoảng thời gian chắn sáng.
mi: khối lượng của xe;
vi: vận tốc xe i

37
II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

Số
STT Tên thiết bị ĐVT
luợng
1 Đệm không khí dài 1,5m Bộ 1
2 Bơm khí Cái 1
3 Bộ điều khiển bơm Cái 1
4 Cảm biến quang học chữ U Cái 2
5 Giao diện Sensor-CASSY 2 Cái 1
6 Phần mềm CASSY Lab 2 Cái 1
7 Modul thời gian Timer S Cái 1
8 Cáp 6 cực, 1,5 m Cái 2
9 Cảm biến quay Cái 1

m = 0.5g
Rộng: 5mm

m = 88g

m = 4g m = 4g

m = 1g m = 100g

m = 4g

m = 4g m = 4g

38
III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
1. Kiểm tra sự lắp đặt và điều chỉnh điệm không khí
Nối máy bơm với bộ điều khiển.
Nối bộ điều khiển với nguồn điện.
Bật công tắc máy bơm và bật bộ điều khiển.
Đặt một xe nhỏ lên ray, vặn từ từ núm điều chỉnh (đến khoảng vạch chia thứ 7) sao
cho xe nhỏ được nâng không tiếp xúc với thành đệm không khí, nhằm khử ma sát
trong chuyển động.
Điều chỉnh mặt phẳng của ray xuống thấp bằng các núm vặn ở 4 chân sao cho xe
nhỏ đứng yên trong khoảng giữa trên đường ray.
2. Khảo sát va chạm đàn hồi giữa hai vật 𝐦𝟏 và 𝐦𝟐
Lắp đặt thí nghiệm như hình dưới:

Sensor E (có giắc cắm vào kênh E của giao diện) được đặt cách đầu bơm một
khoảng 60 cm.
Sensor F (có giắc cắm vào kênh F của giao diện) được đặt cách Sensor E một
khoảng 60 cm.
a. Va chạm đàn hồi.
- Gắn các lò xo 2k vào hai xe
- Gắn 2 miếng cản sáng 2f vào hai xe
- Thêm gia trọng để 2 xe có khối luợng 100g.
- Đặt 2 xe lên đường ray sao cho các đầu có gắn lò xo hướng về phía nhau.
- Bật máy tính
- Trên màn hình Window dùng chuột kích đúp nhanh vào biểu tượng phần mềm
Cassy lab lên.
39
- Ấn F5, ấn tiếp “Load example”, chọn “Physics”, chọn “Conservation of
momentum and energy (collision)”, chọn “Load example”, chọn biểu tượng
hình trang giấy ở dưới chữ “File”.
- Nhập thông số thí nghiệm:
+ Cắm adapter cho CASSY
+ Click chuột phải vào ô cửa sổ mass m1, mass m2 để nhập khối luợng các xe vào ô
“value”.
+ Click chuột phải vào ô “linear collision” để nhập thống số (Bảng bên phải):
# Range: 1;
# Flag: 10mm (bề rộng của 2 chắn sáng 2f);
# Ở mục “trolley position before impact” có 4 tình huống xảy ra để ta lựa chọn:
Nháy chuột phải vào ô linear collision 𝐮𝟏
Tình huống 1 (Approaching each other) là 2 xe từ ngoài cảm biến quang lao vào va
chạm với nhau ở giữa 2 cảm biến.
Tình huống 2 (Trolley 1 at rest): Xe 1 đứng yên ở giữa 2 cảm biến, xe 2 lao đến va
chạm.
Tình huống 3 (Trolley 2 at rest): Xe 2 đứng yên ở giữa 2 cảm biến, xe 1 lao đến va
chạm.
Tình huống 4 (explosion): cả 2 xe đứng yên và ép vào nhau ở giữa 2 cảm biến. Thả
tay ra thì cả 2 xe sẽ bị lò xo làm bật ra 2 bên.
- Ta làm thí nghiệm với tình huống 3 nên ta click vào “trolley 2 at rest”. Đặt xe
1 bên ngoài 2 cảm biến, xe 2 đứng yên ở giữa hai cảm biến.
- Click vào biểu tuợng → 0 .
- Đẩy nhẹ xe 1 để tiến về phía xe 2 và va chạm với xe 2. Sau khi xe 2 đi qua
Sensor F, ta click vào “end of collision”. Ấn “Single Measurement” để ghi số
liệu. Kết quả ghi vào bảng 1. Phép đo lặp lại 5 lần.
- Ta thay đổi khối lượng 2 xe (bằng cách đặt các vật nặng lên xe) và lặp lại thí
nghiệm trên với các trường hợp:
m1 = 200g; m2 = 100g kết quả ghi vào bảng 2.
m1 = 100g; m2 = 200g kết quả ghi vào bảng 3.
Chú ý:
- Khi m1 > m2 , chỉ click vào “end of collision” khi mà sau va chạm cả 2 xe đều đã
đi qua Sensor F.
- Khi m1 < m2 , chỉ click vào “end of collision” khi mà sau va chạm xe 1 đã đi qua
Sensor E và xe 2 đã đi qua Sensor F.

40
2. Khảo sát va chạm mềm (va chạm không đàn hồi) giữa hai vật m1 và m2
- Ta gắn chốt 3b vào xe 1, 3a vào xe 2, nhét đất nặn mềm vào lỗ của chốt 3a.
- Đặt 2 xe sao cho 2 chốt 3a, 3b hướng vào nhau.
- Ta vẫn làm thí nghiệm với tình huống 3.
- Làm thí nghiệm tương tự với va chạm đàn hồi bên trên.
- Khối lượng các xe trong các trường hợp:
m1 = 100g; m2 = 100g kết quả ghi vào bảng 4.
m1 = 200g; m2 = 100g kết quả ghi vào bảng 5.
m1 = 100g; m2 = 200g kết quả ghi vào bảng 6.
Chú ý: Chỉ click vào “end of collision” khi xe 1 đã đi qua Sensor F

41
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 2. KHẢO SÁT VA CHẠM TRÊN ĐỆM KHÔNG KHÍ

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:……… Nhóm………Ca…………
Họ tên:…………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. VA CHẠM ĐÀN HỒI
Bảng 1
m1 = 100g m2 = 100g v2 = 0 m/s
Lần đo 1 2 3 4 5
v1 (m/s)
v1′ (m/s)
v2′ (m/s)
p = p1 + p2 (kg.m/s)
p′ = p1′ + p′2 (kg.m/s)
Δp |p−p′ |
δp = = (%)
p p

E = E1 + E2 (J)
E ′ = E1′ + E2′ (J)
ΔE |E−E′ |
δE = = (%)
E E

42
Bảng 2
m1 = 200g m2 = 100g v2 = 0 m/s
Lần đo 1 2 3 4 5
v1 (m/s)
v1′ (m/s)
v2′ (m/s)
p = p1 + p2 (kg.m/s)
p′ = p1′ + p′2 (kg.m/s)
Δp |p−p′ |
δp = = (%)
p p

E = E1 + E2 (J)
E ′ = E1′ + E2′ (J)
ΔE |E−E′ |
δE = = (%)
E E

Bảng 3
m1 = 100g m2 = 200g v2 = 0 m/s
Lần đo 1 2 3 4 5
v1 (m/s)
v1′ (m/s)
v2′ (m/s)
p = p1 + p2 (kg.m/s)
p′ = p1′ + p′2 (kg.m/s)
Δp |p−p′ |
δp = = (%)
p p

E = E1 + E2 (J)
E ′ = E1′ + E2′ (J)
ΔE |E−E′ |
δE = = (%)
E E

Kết luận: Từ các kết quả khảo sát va chạm đàn hồi:
+ Động lượng có bảo toàn trong va chạm đàn hồi không ? Vì sao ?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
43
+ Năng lượng có bảo toàn trong va chạm đàn hồi không ? Vì sao ?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

2. VA CHẠM MỀM
Bảng 4
m1 = 100g m2 = 100g v2 = 0 m/s
Lần đo 1 2 3 4 5
v1 (m/s)
v1′ (m/s)
v2′ (m/s)
p = p1 + p2 (kg.m/s)
p′ = p1′ + p′2 (kg.m/s)
Δp |p−p′ |
δp = = (%)
p p

E = E1 + E2 (J)
E ′ = E1′ + E2′ (J)
ΔE |E−E′ |
δE = = (%)
E E

Bảng 5
m1 = 200g m2 = 100g v2 = 0 m/s
Lần đo 1 2 3 4 5
v1 (m/s)
v1′ (m/s)
v2′ (m/s)
p = p1 + p2 (kg.m/s)
p′ = p1′ + p′2 (kg.m/s)
Δp |p−p′ |
δp = = (%)
p p

E = E1 + E2 (J)
E ′ = E1′ + E2′ (J)
ΔE |E−E′ |
δE = = (%)
E E
44
Bảng 6
m1 = 100g m2 = 200g v2 = 0 m/s
Lần đo 1 2 3 4 5
v1 (m/s)
v1′ (m/s)
v2′ (m/s)
p = p1 + p2 (kg.m/s)
p′ = p1′ + p′2 (kg.m/s)
Δp |p−p′ |
δp = = (%)
p p

E = E1 + E2 (J)
E ′ = E1′ + E2′ (J)
ΔE |E−E′ |
δE = = (%)
E E

Kết luận: Từ các kết quả khảo sát va chạm mềm:


+ Động lượng có bảo toàn trong va chạm mềm không ? Vì sao ?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
+ Năng lượng có bảo toàn trong va chạm mềm không ? Vì sao ?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

45
BÀI 3. CON LẮC THUẬN NGHỊCH

Mục đích
a. Xác định chu kỳ dao động T1 , T2 của con lắc thuận nghịch
b. Điều chỉnh để chu kỳ T1 = T2
c. Xác định gia tốc trọng trường
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Với một con lắc vật lý nói chung, khi nó dao động quanh 1 trục với góc lệch φ đủ
nhỏ, ta có phương trình dao động:
mgs
φ′′ + φ=0 (1)
I
Trong đó:
I: Mô men quán tính của con lắc đối với trục dao động.
s: Khoảng cách từ tâm vật nặng đến trục dao động.
g: Gia tốc trọng trường.
m: khối lượng con lắc.
Chiều dài rút gọn sr của con lắc được định nghĩa bởi phương trình sau:
I
sr = (2)
ms
Chu kỳ dao động của con lắc là:

sr
T = 2π√ (3)
g

và lúc đó, con lắc vật lý được coi là


một con lắc đơn có chiều dài sr
Theo định lý Huyghen – Steiner,
mômen quán tính của con lắc là:
I = Is + ms 2 (4)
Trong đó: Is : là mômen quán tính
của con lắc đối với trọng tâm con lắc.
Do đó:
Is
sr = +s (5)
ms

46
Với con lắc thuận nghịch.
Con lắc thuận nghịch là một loại của con lắc vật lý. Có 2 trục dao động H1 và H2 .
Hai gia trọng m1 = 1000g và m2 = 1400g có thể dịch chuyển được. Do đó chu
kỳ dao động thay đổi theo. Mục đích của việc làm thay đổi chu kỳ là để tìm vị trí
mà hai chu kỳ thuận và nghịch bằng nhau.
Khi T1 = T2 , lúc đó, chiều dài rút gọn của thuận và nghịch bằng nhau:
Is Is
+ s1 = + s2 (6)
ms1 ms2
s1 và s2 là khoảng cách từ tâm gia trọng đến trục dao động. Và:
s1 + s2 = d (7)
Từ phương trình (6) và (7), xác định được:

d d2 I s
s1 = ± √ − (8)
2 4 m
Nếu thế s1 vào s ở phương trình (5) ta được:
sr = d (9)
Xác định gia tốc trọng trường bởi công thức:
d
T 2 = 4π2 (10)
g
II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
STT Tên thiết bị Mã số SL
1 Đồng hồ bấm giây LDS00001 1
2 Thước dây, ℓ = 2 m 31177 1
3 Con lắc thuận nghịch 346111 1

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


- Lắp như hình dưới: Gắn con lắc vào tường để tránh rung, lắc.
- Đánh dấu vị trí x1 = 25cm, x2 = 10cm, 15cm, 20cm, ….
- Ở vị trí H1 , gia trọng có bán kính r = 5cm.
- Cố định gia trọng m1 tại x1 = 25cm.
Tiến hành thí nghiệm:
- Cẩn thận treo con lắc ở vị trí H1 , x2 = 20cm, đặt gia trọng m2 ở vị trí x2
- Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ. Lưu ý: tránh để con lắc lắc
ngang.

47
- Lưu ý: Nhìn kỹ hình minh họa để xác định 𝐱 𝟐 tính từ đâu đến đâu.

- Dùng đồng hồ bấm giây đo 20 chu kỳ dao động: 20T1 . Số liệu ghi vào bảng1.
- Treo con lắc sang vị trí H2 , đo 20 chu kỳ dao động: 20T2 .
- Dịch chuyển m2 sang vị trí x2 = 25cm, ta lại đo 20T1 và 20T2 .
- Tiếp tục dịch chuyển m2 để đo.
- Ghi kết quả vào bảng số liệu

48
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 3. CON LẮC THUẬN NGHỊCH

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp: ………… Nhóm………Ca……….
Họ tên:…………………………………..

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Xác định chu kỳ dao động T1, T2 của con lắc thuận nghịch

Bảng 1
- Độ chính xác của thước milimét: …………… (mm)
- Độ chính xác của đồng hồ bấm giây: …………… (s)
- Khoảng cách giữa hai trục dao động H1 và H2 : d = .….. ± ...... (mm)
𝐱 𝟐 (cm) 20𝐓𝟏 (s) 𝐓𝟏 (s) 𝐓𝟏𝟐 (s2) 20𝐓𝟐 (s) 𝐓𝟐 (s) 𝐓𝟐𝟐 (s2)
20
25
30
35
40
45
50
55
60
65
70
75
80
85

49
2. Tìm vị trí chu kỳ thuận bằng chu kỳ nghịch
Từ số liệu bẳng 1, vẽ đồ thị T12 (s 2 ) và T22 (s 2 ) phụ thuộc vào x2 (cm) trên cùng một
trục tọa độ.

Đánh dấu vị trí tọa độ 2 đường cong cắt nhau, đó chính là vị trí mà chu kỳ thuận
bằng chu kỳ nghịch.
Hai đường cong cắt nhau tại vị trí:
2
x = ……………. (cm) với T01 = ………………….. (s)
2
x = ……………. (cm) với T02 = ………………….. (s)
Khi đó chu kỳ dao động của con lắc được tính bằng:
2 2
̅̅̅
2
T01 + T02
T = =. … … … … (s)
2
50
3. Xác định gia tốc trọng trường
Giá trị trung bình của gia tốc trọng trường
4π2 d̅
g̅ = 2 =. … … … … … … … … =. … … … … (m/s 2 )
̅̅̅
T
Sai số tương đối của gia tốc trọng trường:
Δg Δπ Δd ΔT
δ= =2 + +2 =. … … … … … … … … … … … =. … … … … (%)
g̅ π
̅ d̅ ̅
T
Sai số tương đối của gia tốc trọng trường:
Δg = δ. g̅ =. … … … … … … … … =. … … … … (m/s 2 )
Kết quả của phép đo gia tốc trọng trường:
g = g̅ ± Δg =. … … … … … … … … (m/s 2 )

51
BÀI 4. SÓNG DỪNG TRÊN DÂY
Mục đích
a. Tạo sóng dừng trên dây, khảo sát sự hình thành nút sóng phụ thuộc vào lực căng
dây F, độ dài dây và mật độ khối lượng dây m∗ = m/ℓ
b. Xác định bước sóng λ phụ thuộc vào lực căng dây F, độ dài dây ℓ và mật độ
khối lượng dây m∗ = m/ℓ.
c. Xác định vận tốc truyền sóng c bằng Stroboscope.

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tốc độ lan truyền của sóng trong một môi trường được tính toán bằng cách sử
dụng hàm sóng d’Alembert. Đối với một dây đàn hồi căng, tốc độ lan truyền này
là:

F
v=√
S. ρ

F: lực căng dây,


S: Tiết diện ngang dây, thiết diện dây,
ρ: khối lượng riêng theo chiều dài dây.
Tương ứng:

F ∗
m
v=√ với m = (1)
m∗ ℓ
(m là khối lượng dây, ℓ là độ dài dây)
Lực căng F được thay đổi cho đến khi hình thành sóng dừng với bước sóng:
2s
λn = (2)
n
n: số bụng dao động
Việc xác định tần số f sử dụng một stroboscope cho phép tính toán tốc độ lan
truyền dựa theo công thức
v = λ. f (3)
Stroboscope được sử dụng không chỉ để đo tần số: Khi xuất hiện sóng dừng, ánh
sáng nháy của stroboscope ở một tần số xấp xỉ tần số sóng, dao động của dây
dường như chậm lại.

52
II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Tên thiết bị Mã số SL


1 Thiết bị tạo dao động cho dây 40103 1
2 Thước dây 31177 1
3 Đèn nhấp nháy HELIO-STROB 451281 1
4 Cân điện tử SPS602F, 600g OHCS-600E 1

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


Chuẩn bị thí nghiệm
Cắt dây thành 3 phần với độ dài khác nhau:
• Cắt 1 đoạn đây dài 0.65m là đoạn 1 cho phần a
• Cắt 1 đoạn dây dài 0.50 m là đoạn 2 cho phần b
• Cắt 1 đoạn khoảng 2.60m là đoạn 3, gấp lại làm 4 lần, quấn các đoạn dây lại
với nhau và thắt các đầu dây lại.
Lưu ý: Thay đổi độ căng của dây bằng cách nâng hạ thanh treo (e).
Lắp đặt và tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được lắp đặt như hình dưới đây:

53
a. Khảo sát bước sóng λ và vận tốc pha phụ thuộc vào lực căng F
- Lắp tay cầm (e) của thiết bị rung dây tại vị trí (c)
- Thắt 1 đầu của dây vào móc (a)
- Thắt đầu còn lại thành thong lọng và treo vào cái lực kế (f)
- Đo khoảng cách giữa (a) và tâm của ròng rọc (d) (chiều dài dây s) và ghi giá trị
này vào bảng 1.
- Bật motor của thiết bị
- Vặn các vít điều chỉnh nới lỏng, thay đổi lực F bằng cách thay đổi chiều cao của
tay cầm (e) đến khi một sóng đứng với biên độ lớn nhất với bước sóng λ = 2s
được hình thành (một bụng sóng dao động)
- Đọc các giá trị F1 tương ứng và ghi các giá trị này vào trong bảng 1.
- Bằng cách thay đổi từ từ và cẩn thận độ cao của tay cầm (e), tính các lực Fn tại
vị trí sóng đứng với bụng sóng n = 2, 3, 4 và 5 được hình thành.
- Với mỗi sóng đứng, sử dụng stroboscope để xác định tần số kích thích f. Để làm
được việc này, bắt đầu từ tần số stroboscope lớn nhất và từ từ giảm tần số cho đến
khi 1 sóng dừng hình sin đầu tiên trở nên nhìn thấy rõ.
- Ghi lại các số n của nút sóng, lực F tương ứng và tần số f vào bảng 1.
- Tắt mô tơ
- Tháo dây, đo khối lượng m0 và độ dài ℓ0 của dây, ghi vào bảng 1.
b. Sự ảnh hướng của độ dài dây s và khối lượng dây m:
- Cài đặt tay cầm (e) của thiết bị rung dây tại vị trí (b).
- Gắn dây 2.
54
- Đo khoảng cách giữa (a) và tâm của ròng rọc (d) (chiều dài dây s) và ghi giá trị
này vào bảng 2.
- Bật mô tơ của thiết bị.
- Xác định lực Fn và tần số f của sóng dừng với bụng sóng n = 1,2,3 và 4 được
hình thành. Số liệu ghi vào bảng 2.
- Tắt mô tơ.
- Tháo dây, đo khối lượng m0 và chiều dài ℓ0 của dây, ghi vào bảng 2.

c. Khảo sát bước sóng λ và vận tốc pha c phụ thuộc vào mật độ m*
- Cài đặt tay cầm (e) của thiết bị rung dây tại vị trí (c)
- Gắn dây 3
- Bật motor
- Xác định lực Fn và tần số f tạo sóng dừng với bụng sóng n = 1,2,3,4 và 5 được
hình thành. Số liệu ghi vào bảng 3.
- Tắt motor
- Đo khối lượng m0 và chiều dài ℓ0 của dây, ghi vào bảng 3

55
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 4. SÓNG DỪNG TRÊN DÂY

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm……….Ca………
Họ tên:………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Khảo sát sóng dừng đối với đoạn dây 1

Bảng 1
- Khoảng cách giữa a và tâm ròng rọc: ℓ = ……….. (m)
- Khối lượng dây m0 = ………. (g)
- Độ dài của dây ℓ0 = ………… (m)
- Mật độ khối lượng dây
m0
m∗ = = … … … … … … (kg/m)
ℓ0
N f (Hz) F (N) λ (m) v (m/s) √𝐅/𝐦∗ (𝐦/𝐬)
1
2
3
4
5

56
2. Khảo sát sóng dừng đối với đoạn dây 2
Bảng 2
- Khoảng cách giữa a và tâm ròng rọc: ℓ = ……….. (m)
- Khối lượng dây m0 = ………. (g)
- Độ dài của dây ℓ0 = ………… (m)
- Mật độ khối lượng dây
m0
m∗ = = … … … … … … (kg/m)
ℓ0
n f (Hz) F (N) λ (m) v (m/s) √𝐅/𝐦∗ (𝐦/𝐬)
1
2
3
4
5

3. Khảo sát sóng dừng đối với đoạn dây 3


Bảng 3
- Khoảng cách giữa a và tâm ròng rọc: ℓ = ……….. (m)
- Khối lượng dây m0 = ………. (g)
- Độ dài của dây ℓ0 = ………… (m)
- Mật độ khối lượng dây
m0
m∗ = = … … … … … … (kg/m)
ℓ0
n f (Hz) F (N) λ (m) v (m/s) √𝐅/𝐦∗ (𝐦/𝐬)
1
2
3
4
5

Trong đó bước sóng và vận tốc truyền sóng được tính theo công thức:
2ℓ
λn =
n
v = λ. f
Từ bảng số liệu 1, 2 và 3 vẽ đồ thị:
F
v = f (√ )
m∗

57
(Vẽ cả 3 đồ thị trên cùng 1 hệ trục tọa độ)

Nhận xét đồ thị:


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
58
BÀI 5. ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG MẠCH CẦU WHEASTONE

Mục đích
− Tìm hiểu phương pháp cầu cân bằng Wheastone
− Áp dụng phương pháp để đo điện trở

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Mạch cầu được giới thiệu bởi Charles
Wheastone năm 1843 được dùng để đo điện
trở. Một điện trở chưa biết có thể được xác
định chính xác bằng cách so sánh với một
điện trở mẫu (đã biết).
Một hiệu điện thế U được đặt vào 2 đầu một
dây điện trở dài 1m. Một đầu được nối với
một điện trở chưa biết Rx và một đầu được
nối với một dãy các điện trở mẫu R (như Sơ đồ cấu tạo mạch cầu
hình bên).
Một con chạy tiếp xúc chia dây điện trở thành 2 phần có chiều dài s1 và s2 . Con
chạy được nối với điểm nối giữa R x và R thông qua một điện kế chính xác. Khi
điện kế chỉ giá trị “0”, ta có phương trình sau:
s1
Rx = R (1)
s2
Với phương pháp này thì không cần thiết phải dùng đến một nguồn điện ổn định
cao.
Trong cách đo này thì độ chính xác đạt cao nhất khi con chạy ở chính giữa dây
điện trở, có nghĩa là điện trở cần đo bằng điện trở mẫu.
Rx = R (2)
II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

STT Tên thiết bị Mã số SL


1 Cầu điện trở U8551002[1009885] 1
2 Nguồn điện AC/DC U117601[1002776] 1
3 Điện kế số “0” CA 403 U11170 [1002726] 1
4 Hộp điện trở mẫu 1 Ω U11180 [1002730] 1
5 Hộp điện trở mẫu 10 Ω U11181 [1002731] 1
6 Hộp điện trở mẫu 100 Ω U11182 [1002732] 1
59
7 Điện trở chính xác 1 Ω U51004 [1009843] 1
8 Điện trở chính xác 10 Ω U51005 [1009844] 1
9 Bộ dây dẫn xanh, đỏ (15 cái), 75 cm, chốt cắm U13801 [1002843] 1

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM

1. Lắp đặt thí nghiệm


Như hình dưới đây:

Sơ đồ mạch điện

Các điện trở mẫu mắc nối tiếp với nhau.


Trong thí nghiệm này, hai điện trở chưa biết đặt tên là R x1 và R x2 (R x1 < R x2 )
2. Tiến hành thí nghiệm
Lưu ý: Điện kế rất nhạy nên tránh để quá thang (dẫn đến hỏng). Trước khi đo ta để
điện kế ở thang 1A, sau đó hạ dần thang đo.

a. Điều chỉnh con chạy để kim điện kế về “0”


- Ta mắc điện trở R x2 cần đo vào mạch.
- Thay đổi tổng cả 3 điện trở mẫu về giá trị 5 Ω.
- Di chuyển con chạy về giữa ray.
- Đặt một hiệu điện thế khoảng 1V.
- Dịch chuyển con chạy sao cho kim điện kế về “0”.
- Thay đổi điện trở mẫu ở các giá trị R = 5; 10; 15; 20; 30 Ω, với mỗi giá trị ta di
chuyển con chạy sao cho điện kế chỉ giá trị “0”.
Ghi số liệu đo được vào bảng 1
- Ngắt nguồn điện. Ta đo điện trở R x1 .
- Đăt điện trở mẫu về giá trị tổng cộng là 0.5 Ω.

60
- Lặp lại các bước như đo điện trở R x2 (điện trở mẫu ở các giá trị R = 1; 1.5; 2; 3
Ω)
- Ghi số liệu đo được vào bảng 2

b) Điều chỉnh điện trở mẫu để kim điện kế về “0”


- Ta lặp lại phép đo bằng cách lắp điện trở Rx2 chưa biết vào mạch. Điều chỉnh
điện trở mẫu R = 10 Ω.
- Di chuyển con chạy về vị trí giữa thang.
- Đặt một hiệu điện thế 1V.
- Thay đổi điện trở mẫu (từng nấc 0,1 Ω) sao cho kim điện kế về vị trí “0”. Ghi
lại giá trị của điện trở mẫu R. Từ công thức (2) ta tính được R x2 .
- Lặp lại phép đo từ 5 đến 7 lần và ghi các giá trị vào bảng 3

61
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 5. ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG MẠCH CẦU WHEASTONE

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm…………Ca………
Họ tên:…………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


Bảng 1
𝐬𝟏
𝐑 (𝛀) 𝐬𝟏 (𝐜𝐦) 𝐬𝟐 (𝐜𝐦) 𝐑 𝐱𝟐 = . 𝐑 (𝛀)
𝐬𝟐
5.00
10.00
15.00
20.00
30.00

Xác định sai số của R x2

Biểu diễn kết quả phép đo R x2


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
62
Bảng 2
𝐬𝟏
𝐑 (𝛀) 𝐬𝟏 (𝐜𝐦) 𝐬𝟐 (𝐜𝐦) 𝐑 𝐱𝟏 = . 𝐑 (𝛀)
𝐬𝟐
0.5
1
1.5
2
3
Xác định sai số của R x1

Biểu diễn kết quả phép đo R x1


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Bảng 3

𝐑 (𝛀) 𝐑 𝐱𝟐 (𝛀) 𝚫𝐑 𝐱𝟐 (𝛀)

̅ x2 =
R ̅̅̅̅
ΔR X2 =

Biểu diễn kết quả phép đo R x2


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

63
Nhận xét: So sánh kết quả của Bảng 1 và Bảng 3
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

64
BÀI 6. TỪ TRƯỜNG CỦA DÂY DẪN THẲNG
Mục đích
- Đo từ trường của 1 dòng điện thẳng và ống dây ở các giá trị dòng điện khác
nhau.
- Đo từ trường của 1 dòng điện thẳng phụ thuộc vào khoảng cách.
- Xác định hằng số từ thẩm
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Theo định luật Biot-Savart-Laplace, từ tường tại
một điểm do 1 dây dẫn bất kỳ có dòng điện I chạy
qua là:
μ0 I r
⃗ =
dB . 2 . ds × (1)
4π r r
Trong đó hằng số từ µ0 = 4π. 10−7 (Vs/Am).
Với 1 dây dẫn dài vô hạn (khoảng cách từ điểm đo Minh hoạ đường sức từ gây bởi dây
đến đây dẫn thẳng nhỏ hơn rất nhiều so với chiều dẫn thẳng.
dài đoạn dây thì cũng có thể coi là dây dài vô hạn)
ta có công thức:
μ0 I
B= (2)
2πr
Trong đó r là khoảng cách từ điểm cần đo đến dây dẫn.
Trong thí nghiệm này, từ trường của dây dẫn thẳng được đo bằng một cảm biến từ
trường rất nhạy, cảm biến này không những đo được cường độ từ trường mà còn
xác định được hướng của từ trường B.

II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM


STT Tên thiết bị Mã số SL
1 Vật dẫn điện (bộ 4 vật) 516235 1
2 Giao diện Mobile-CASSY 524005 1
3 Cảm biến Combi B sensor S 5240381 1
4 Cáp mở rộng, 15 cực, dài 2m 50111 1
5 Nguồn dòng 521546 1
6 Giá đỡ linh kiện 46021 1
7 Ray đỡ linh kiện 46043 1
8 Kẹp đa năng 30101 2
9 Chân đế chữ V loại lớn 30001 1

65
10 Jack cắm chuyển đổi, đen, bộ 6 cái 501644 1
11 Dây dẫn 32 A, 100 cm, đỏ 50130 1
12 Dây dẫn 32 A, 100 cm, xanh 50131 1

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


1. Lắp đặt thí nghiệm đo từ trường của một dây dẫn thẳng
Thí nghiệm được lắp đặt như hình dưới đây:

Sơ đồ thí nghiệm đo từ trường của ống dây điện thẳng.

Lưu ý: Lắp sao cho đầu của cảm biến từ trường ở giữa đoạn dây, cách dây 1mm,
đầu cảm biến và dây dẫn tạo thành 1 mặt phẳng song song với trục quang.
2. Tiến hành thí nghiệm
+ Khi chưa có dòng điện, ta điều chỉnh trên Mobile Cassy để từ trường về “0”.
+ Tăng dòng điện từng 0,5 A một qua dây dẫn từ 0 đến 5 A.
+ Ghi giá trị từ trường đo được vào bảng 1.
+ Khi từ trường đạt 5A, ta thay đổi khoảng cách giữa cảm biến và dây dẫn từng
mm một từ 1mm ÷ 20mm.
+ Lập bảng số liệu 2, lưu ý bán kính dây dẫn là r0 = 2 mm, do đó khoảng cách
r = s + r0
Vẽ đồ thị B = f(I), B = f(r) và B −1 = f(r).
Từ đó khẳng định B tỷ lệ thuận với I và tỉ lệ nghịch với r.
Từ hệ số góc của đồ thị, ta tính được độ từ thẩm µ0 , so sánh với giá trị lý thuyết.

66
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 6. TỪ TRƯỜNG CỦA DÂY DẪN THẲNG

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm………….Ca……
Họ tên:………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Đo từ trường của một dây dẫn thẳng


Bảng 1. Sự phụ thuộc của từ trường vào dòng điện.

I (A) B (mT) I (A) B (mT)

Bảng 2. Sự phụ thuộc của từ trường vào khoảng cách giữa ống dây dẫn thẳng và cảm
biến.

r (mm) B (mT) r (mm) B (mT) r (mm) B (mT)

67
Đồ thị B = f (I)

Nhận xét:
+ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cảm ứng từ B vào cường độ dòng điện I là đường
………….. (thẳng/cong/parabol/…), điều này chứng tỏ sự phụ thuộc của B vào I là
hàm ………….. (bậc nhất/ bậc hai/không kết luận được).

68
Đồ thị B = f (r)

Nhận xét:
+ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cảm ứng từ B vào khoảng cách r là đường
………….. (thẳng/cong/parabol/…), điều này chứng tỏ sự phụ thuộc của B vào r là
hàm …………….. (bậc nhất/ bậc hai/không kết luận được).

69
Đồ thị B-1 = f (r)

Nhận xét:
+ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc B-1 vào khoảng cách r là đường …………..
(thẳng/cong/parabol/…), điều này chứng tỏ sự phụ thuộc của B-1 vào r là hàm
…………….. (bậc nhất/ bậc hai/không kết luận được), hay là sự phụ thuộc của B
vào r là hàm …………….. (bậc nhất/ bậc hai/không kết luận được).

70
2. Tính độ từ thẩm µ𝟎
+ Từ hệ số góc của đồ thị: Tính giá trị độ từ thẩm µ0 .
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
+ So sánh µ0 tính được với giá trị lý thuyết.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

71
BÀI 7. XÁC ĐỊNH ĐIỆN TÍCH RIÊNG CỦA ELECTRON
Mục đích
a. Biểu diễn sự lệch quỹ đạo của electron trong từ trường đều. Chuyển quỹ đạo của
electron về quỹ đạo tròn.
b. Xác định điện tích riêng e/m.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Một electron được tăng tốc bởi một hiệu điện thế U từ nghỉ sẽ có vận tốc

mv 2 2eU
= eU → v = √
2 m
Cho electron chuyển động với vận tốc ⃗v
theo hướng vuông góc với từ trường B ⃗ sẽ
chịu tác động bởi lực Lorentz ⃗FL , lực ⃗FL
vuông góc với cả vận tốc và từ trường (hình
bên).
Lực Lorentz F = evB
e: điện tích electron.
Lực Lorentz đóng vai trò là lực hướng tâm
mv 2
FL =
r
m: là khối lượng electron.
r: bán kính quỹ đạo electron.
Khi quỹ đạo ổn định, ta có:
mv 2 e v
evB = → =
r m Br
2eU
Mà v = √ nên
m
e 2U
=
m (Br)2
Mô tả thí nghiệm
+ Katot được đốt nóng và phát ra electron, số lượng electron nhiều – ít được đặc
trưng bởi điện thế đốt nóng.
+ Electron sau khi được phát ra được tăng tốc bởi hiệu điện thế UAK .
+ Electron được cho chuyển động trong từ trường B ⃗ được phát ra từ cuộn
Helmholtz. Từ trường này có độ lớn tỷ lệ thuận với dòng điện IH qua 2 vòng dây.

72
B = k. IH
3
4 2 N
trong đó: k = (5) . 4π . 10−7 . = 0.756 mT/A
R
Ở đây, cuộn dây có N = 124 vòng/cuộn, bán kính cuộn dây R = 147,5mm
+ Độ “mảnh”, “nét” của chùm electron được điều chỉnh bởi điện thế Wehnelt.
+ Quỹ đạo của electron có dạng tròn, ta có thể quan sát được bán kính quỹ đạo r
trên thước, từ trường B và hiệu điện thế gia tốc U tính được. Từ đó ta tính được
e
điện tích riêng của electron.
m

II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM


STT Tên thiết bị Mã số SL
1 Ống phóng điện tử U8481430 1
2 Cặp cuộn Helmholtz 300mm U8481500 1
3 Đồng hồ đo điện đa năng 1035 U11806 1
4 Nguồn điện DC 0 – 500V U33000-230 1
5 Bộ dây nối chống giật 75cm U13801 1

Ống phóng điện tử:


Trong ống có khí Neon áp suất thấp, có đầu phát
electron, Katot nhiệt, Anot và ống Wehnelt để
chỉnh cho dòng electron nhỏ và rõ nét.
Khi electron chuyển động làm ion hóa các khí
Neon này, tạo ra 1 dòng ánh sáng có thể quan
sát được.
Trong ống còn có 1 thước thẳng đứng để đo bán
kính quỹ đạo electron.
Ống được gắn lên một đế, trong đế là các mạch
điện bảo vệ ống.
Thông số kỹ thuật: 1. Ống phóng
+ Áp suất khí −5
1,3.10 Bar 2. Đế (có mạch bảo vệ)
3. Nối với Anot
+ Điện thế đốt nóng H 5V – 7 V DC
4. Nối với Katot
+ Dòng điện đốt nóng H < 150 mA 5. Nối với ống Wehnelt
+ Thế Anot 200V – 300V 6. Nối với đầu phát electron, đốt
+ Dòng Anot < 0,3 mA nóng đầu phát.
+ Thế Wehnelt −50V – 0V Cấu tạo ống phóng điện tử
73
Cuộn Helmholtz
Cặp cuộn dây Helmholtz được dùng để tạo ra một từ trường đều trong khoảng
không gian giữa hai cuộn.
Thông số kỹ thuật:
+ Số vòng dây mỗi cuộn 124
+ Đường kính ngoài 311mm
+ Đường kính trong 287mm
+ Khoảng cách giữa 2 cuộn 150mm
+ Điện trở 1,2 Ω
+ Dòng điện giới hạn 5A
+ Điện thế giới hạn 6V
+ Từ trường lớn nhất tạo ra 3,7mT

Hai cuộn dây Helmholtz với bán kính R được đặt


song song đồng trục với nhau, cách nhau một
khoảng R. Từ trường được tạo ra thực ra là không
đồng đều, nhưng nếu bán kính của cuộn là đủ lớn
thì tại tâm khoảng không gian giữa hai cuộn dây
có thể được coi là đều.
Cho dòng điện IH chạy trong cuộn dây, mật độ từ
trường B được tính:
Cuộn Hemholtz
3
42 N
B = ( ) μ0 IH
5 R
với N là số vòng dây trên mỗi cuộn
R là số bán kính của cuộn
μ0 là hằng số từ
Với các thông số của cuộn dây Helmholtz, ta tính
được
𝐁 = 𝟕, 𝟓𝟔𝟎. 𝟏𝟎−𝟒 . 𝐈𝐇

Đồng hồ đo điện đa năng


Đọc lại cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng

Đồng hồ đo điện đa năng

74
Nguồn điện DC 0 – 500 V
Chú ý cách mắc dây, các thang đo
và lưu ý về giới hạn các thang đo.

Nguồn điện DC 0-500V

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


Chú ý:
+ Ống thủy tinh rất mỏng và độ chân không cao, nên rất cẩn thận, khi vỡ sẽ phát
tiếng nổ lớn.
+ Dòng điện và hiệu điện thế quá cao sẽ dẫn đến nhiệt độ Katot quá nóng. Ống sẽ
hỏng. Do đó không được đặt các thông số lớn hơn giá trị cho phép.
+ Trong quá trình hoạt động, thế ở các đầu đo lớn, nên tránh tiếp xúc trực tiếp.
+ Vặn tất cả nấc đồng hồ về mức 0, rồi mới được bật, nếu không vặn đồng hồ mà
đã bật sẽ làm hỏng thiết bị.

Sơ đồ thí nghiệm

75
Lắp đặt thí nghiệm như hình dưới:

Katot
Đốt nóng Anot

Wehnelt

Sơ đồ thí nghiệm

Sau khi mắc mạch điện xong, mời giáo viên đến bàn, kiểm tra lại mạch điện.

Để nhìn rõ quỹ đạo electron, ta tắt điện để phòng tối.


+ Đặt thế đốt nóng đầu phát là 7,5V (không được vượt quá thế Cut off).
+ Đợi 1 phút cho ổn định nhiệt độ.
+ Tăng thế Anot lên 300V (lúc đầu dòng
electron nằm ngang và hơi xanh).
+ Điều chỉnh thế Wehnelt để cho dòng
electron rõ nét và mảnh.
+ Điều chỉnh thế đốt nóng để quan sát tối
ưu hơn (không được vượt quá thế Cut off).
+ Tăng dòng IH , quan sát sự cong lên của
chùm electron.
+ Nếu chùm electron không bị lệch, thay
Hình 13.8. Kết quả thí nghiệm

76
đổi cực của 1 cuộn Helmholt.
+ Nếu chùm electron không cong lên, ta đổi cực nguồn điện cho cuộn Helmholt.
+ Tăng dòng IH cho đến khi quỹ đạo là hình tròn.
+ Nếu quỹ đạo không thể hình tròn kín, ta tháo vít xoay nhẹ ống phóng vào đế.
(Nhờ giáo viên làm)
+ Điều chỉnh sao cho bán kính quỹ đạo r = 5cm. Ghi lại giá trị IH .
+ Giảm thế Anot từng bước 20V một từ 300V đên 200V. Mỗi lần ta lại điều chỉnh
IH để quỹ đạo không đổi. Ghi tại những giá trị đó.
+ Ta làm tương tự với quỹ đạo r = 4cm, r = 3cm.

77
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 7. XÁC ĐỊNH ĐIỆN TÍCH RIÊNG CỦA ELECTRON

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm……….Ca………
Họ tên:………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Với 𝐫 = ⋯
𝐈𝐇 ( ) U( ) B( ) (𝐫𝐁)𝟐

Với 𝐫 = ⋯
𝐈𝐇 ( ) U( ) B( ) (𝐫𝐁)𝟐

78
Vẽ đồ thị 2U = f(r 2 . B 2 ) .
2U (V)

𝐫 𝟐 𝐁 𝟐 (𝐦𝐓 𝟐 . 𝐜𝐦𝟐 )

e
Từ độ dốc của đồ thị, ta tính được tỷ số .
m
e
=. . . … … … … ….
m
Theo lý thuyết, ta có
e =. . … … … … … …
m =. . … … … … … …
nên

79
e
=. . . … … … … ….
m
So sánh với lý thuyết:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

80
BÀI 8. NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG

Mục đích
a. Khảo sát nhiễu xạ qua 1 khe hẹp (với kích thước khác nhau).
b. Khảo sát nhiễu xạ qua 1 vật chắn.
c. Khảo sát nhiễu xạ qua 1 lỗ tròn (với kích thước khác nhau).
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Bản chất của ánh sáng là một vẫn đề gây tranh cãi trong một thời gian dài. Năm
1690, Christian Huygens giải thích ánh sáng như một sóng, đến năm 1704, Isaac
Newton mô tả các chùm ánh sáng như một tập hợp các hạt. Đến nay, mâu thuẫn
này được giải quyết bằng cơ học lượng tử với ý tưởng về lưỡng tính sóng hạt.
Thí nghiệm nhiễu xạ này là một trong những bằng chứng thực nghiệm chứng minh
tính chất sóng của ánh sáng. Hiện tượng nhiễu xạ xảy ra khi đường truyền của ánh
sáng bị thay đổi do những vật cản có kích thước nhỏ như lỗ tròn nhỏ hoặc một khe
hẹp.
Nhiễu xạ qua khe hẹp:
Nhiễu xạ này còn gọi là nhiễu xạ Fraunhofer, sóng ánh sáng được coi là những
sóng phẳng, hay nói cách khác nguồn sóng được coi là cách xa từ vô hạn.
Để tạo ra sóng phẳng, người ta sự dụng một thấu kính hội tụ được đặt giữa nguồn
sáng và khe hẹp.
Hình dưới mô tả thí nghiệm nhiễu xạ ánh sáng qua một khe hẹp.
Trên màn hứng, ta thu được các vân sáng và tối. Vân sáng nhất là vân trung tâm.
Các vân sáng còn lại nằm đối xứng qua vân trung tâm và có độ sáng thấp dần.

81
b: Độ rộng khe nhiễu xạ;
L: Khoảng cách từ khe đến màn hứng;
x2 : Vị trí từ vân tối thứ 2 đến vân trung tâm;
s2 : Hiệu quang trình giữa tia truyền thẳng và tia đến vân tối thứ 2.
α2 : Phương của cực tiểu thứ 2 quan sát được

Để vị trí là vân tối, thì hiệu quang trình


phải là một số nguyên của nửa bước sóng:
λ
∆sn = n n = 1, 2, 3 …. (1)
2

Nếu góc  rất nhỏ (khi khoảng cách L đủ


lớn), ta coi gần đúng:
2. ∆sn xn
≈ αn ≈ (2)
b L
Ta suy ra:
xn b
λ= . (3)
n L

Nhiễu xạ qua lỗ tròn:


Ánh sáng được coi là một sóng cầu, và
nguồn sáng được đặt cách khe hẹp một
khoảng hữu hạn. Khi tăng khoảng cách
giữa nguồn sáng và các khe hẹp, sóng
gần giống như trường hợp Fraunhofer.
Bằng phương pháp đới cầu Fresnell, ta
được:
dn λ
= kn . (4)
2 .L D
trong đó:
k1 = 1.220, k 2 = 2.232, k 3 = 3.238, …
D: Đường kính lỗ
dn : Đường kính vân tối thứ n
L: Khoảng cách từ lỗ đến màn hứng.

82
II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
STT Tên thiết bị Mã số SL
1 Màn chắn 3 khe hẹp 46991 1
2 Màn chắn 3 lỗ nhỏ 46996 1
3 Màn chắn 3 vật nhiễu xạ 46997 1
4 Bộ gá có kẹp 46022 1
5 Nguồn laser He-Ne phân cực thẳng 471830 1
6 Thấu kính f = +5 mm 46001 1
7 Thấu kính f = +50 mm 46002 1
8 Ray quang học tiết diện chữ V dài 2 m 46033 1
9 Giá đỡ linh kiện quang loại lớn 60/34 460370 6
12 Màn chắn mờ 30 cm x 30 cm 44153 1
11 Cảm biến quang điện Si Photocell STE 2/19 57862 1
12 Chân đế tròn 30011 1
13 Đồng hồ đa năng 531183 1

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


Lưu ý: Đèn Laser He-Ne có cường độ sáng tương đối mạnh nên để đảm bảo an
toàn:
+ Không nhìn trực tiếp vào đèn
+ Không quan sát màn nếu nhìn lâu thấy lóa
Thí nghiệm được lắp đặt như hình dưới đây.

83
Thí nghiệm nên che bớt ánh sáng để quan sát được rõ hơn.
L1: Thấu kính có f = +5mm
L2: Thấu kính có f = +50mm
H: Kẹp giữ vật gây nhiễu xạ
S: Màn chắn
Thấu kính L1 làm cho chùm Laser mở rộng ra, thấu kính L2 làm nhiệm vụ tạo
chùm sáng song song. Ta có thể kiểm tra lại xem chùm có song song hay không
bằng cách dùng tờ giấy trắng di chuyển dọc theo đường truyền ánh sáng.
- Kẹp một tờ giấy lên màn hứng
- Đặt màn chắn cách nguồn sáng khoảng 190cm.
- Điều chỉnh chiều cao của laser sao cho tia sáng của laser đi qua chính giữa khe
hẹp (lỗ tròn).
- Đặt thấu kính L1 ở phía trước laser ở khoảng cách khoảng 1cm.
- Đặt thấu kính L2 sao cho cách thấu kính L1 khoảng 5cm, thay đổi khoảng cách
của nó một chút sao cho thu được chùm tia laser trên màn là mạnh nhất.
• Kiểm tra xem tia sáng đã song song với nhau chưa bằng cách dùng một tờ giấy
chắn tia sáng, di chuyển xem kích thước của chùm laser có bị thay đổi không.
- Đặt khe hẹp vào vị trí H, cách nguồn sáng khoảng 50cm
- Có thể thay đổi một chút các thấu kính L1 , L2 để cho hình ảnh nhiễu xạ trên
màn là rõ nhất.
1. Nhiễu xạ qua một khe hẹp
- Thay các khe A (b = 0,12mm), khe B (b = 0,24mm), khe C (b = 0,48mm)
để thấy sự phụ thuộc của hiện tượng nhiễu xạ vào độ rộng các khe.
- Thay lại một trong các khe A, B hoặc C vào giá đỡ.
- Dùng bút chì đánh dấu những vân tối.
- Dùng thước để đo khoảng cách xn từ vấn sáng đó đến vân trung tâm.
- Lập bảng số liệu:
xn xn
Vân sáng thứ xn (mm) (mm) Vân sáng thứ xn (mm) (mm)
n n
n n
1 5
2 6
3 7
4 8

- Ta tính giá trị trung bình của xn /n.


- Nhận xét.
- Tính bước sóng λ từ công thức (3).
84
2. Nhiễu xạ tại của một vật có kích thước nhỏ
- Đặt các vật chắn có kích thước nhỏ lên giá đỡ. Vật A (b = 0,2mm) và vật B
(b = 0,4mm)
- Quan sát hiện tượng nhiễu xạ, so sánh chúng với trường hợp 1 khe hẹp.

3. Nhiễu xạ qua một lỗ tròn


- Lần lượt thay các lỗ tròn nhỏ C (D = 0,48mm), B (D = 0,24mm) và A
(D = 0,12mm) vào giá đỡ. Quan sát hiện tượng nhiễu xạ phụ thuộc vào đường
kính lỗ D.
- Thay trở lại một trong các lỗ A, B hoặc C vào giá đỡ, điều chỉnh sao cho hình
ảnh hiện trên màn chắn là rõ nét nhất.
- Dùng bút chì, đánh dấu những vị trí cho cường độ tối nhất (vân tối).
- Dùng thước kẹp, đo đường kính dn của các vân tối, tính giá trị dn /n. Lập bảng
số liệu
85
Vân tối thứ dn (mm) dn /n (mm)
1
2
3

- Ta tính giá trị trung bình của dn /n.


- Nhận xét.
- Tính bước sóng λ từ công thức (4).

86
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 8. NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:…….Nhóm……….Ca……………
Họ tên:…………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Nhiễu xạ qua một khe hẹp.
- Nhận xét sự phụ thuộc của hệ vân nhiễu xạ vào độ rộng của khe
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Bảng số liệu
+ Bề rộng khe hẹp: b = . … … … mm
+ Khoảng cách từ hai khe đến màn: L = … … . . cm
xn xn
Vân sáng thứ n xn (mm) (mm) Vân sáng thứ n xn (mm) (mm)
n n
1 5
2 6
3 7
4 8

xn
+ Nhận xét giá trị qua các phép đo: ………………………………………………
n
xn
+ Giá trị trung bình của :
n
xn
= … … … … … . ..
n
+ Thay lên công thức (3) để tìm bước sóng:
xn b xn b
λ= . →λ= . = … … … … … … … … … … … … … … … … … ..
n L n L
87
2. Nhiễu xạ do một vật nhỏ
+ Nhận xét hình ảnh của hệ vân nhiễu xạ so với trường hợp nhiễu xạ qua một khe
đơn lẻ:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Nhiễu xạ qua một lỗ tròn.
- Nhận xét sự phụ thuộc của hệ vân nhiễu xạ vào đường kính lỗ tròn
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Bảng số liệu
+ Đường kính lỗ: D = … … mm
+ Khoảng cách từ hai khe đến màn: L = … … cm

Vân tối thứ dn (mm) dn /n (mm)


1
2
3

dn
+ Nhận xét giá trị qua các phép đo: ………………………………………………
n
dn
+ Giá trị trung bình của :
n
dn
= … … … ….
n
+ Thay lên công thức (3) để tìm bước sóng:
dn λ dn D
= n. →λ= . = … … … … … … … … … … … … … … … ….
2 .L D n 2L

88
BÀI 9. ĐƯƠNG LƯỢNG CƠ NHIỆT
Mục đích
a. Đo sự thay đổi nhiệt độ của các vật thể nhôm, đồng do ma sát khi quay bộ
chuyển đổi cơ nhiệt.
b. Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ tỷ lệ thuận với công của ma sát. Từ đó nghiệm lại
nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học.
c. Xác định nhiệt dung riêng của các bình nhiệt lượng kế: đồng, nhôm.

I. LÝ THUYẾT
Thí nghiệm này khảo sát sự tăng nội năng bởi ma sát của các vật thể bằng nhôm và
đồng. Sự tăng nội năng này có thể quan sát được từ sự tăng nhiệt độ của vật thể
(với giả thiết không có bất kỳ phản ứng và kết tủa nào trong quá trình thí nghiệm).
Lưu ý: để giảm bớt sự trao đổi nhiệt giữa vật thể và môi trường, ta bắt đầu thí
nghiệm từ nhiệt độ hơi thấp hơn nhiệt độ môi trường ~3 ÷ 50 C (nhúng vào nước
lạnh) cho đến nhiệt độ hơi cao hơn nhiệt độ môi trường ~3 ÷ 50 C.
Theo nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học, sự thay đổi nội năng U bằng
tổng công thực hiện A và nhiệt lượng truyền Q. Nó tỷ lệ với sự thay đổi nhiệt độ
T.
Vật thể thí nghiệm được dùng là các bình nhiệt lượng kế bằng nhôm và đồng. Một
sợi dây được quấn qua bình và quay bình để tạo ra ma sát. Do đó công thực hiện n
vòng quay là:
An = F. π. d. n (1)
F: Lực ma sát.
d: đường kính bình nhiệt lượng kế
Lực ma sát bằng trọng lực của gia trọng bị treo lơ lửng.
F = mtreo . g (1′ )
mtreo là khối lượng gia trọng treo lơ lửng.
Trong suốt quá trình quay n vòng quay, công của lực ma sát làm tăng nhiệt độ của
bình từ T0 đến Tn và làm tăng nội năng lên:
∆Un = m . c . (Tn − T0 ) (2)
m: khối lượng bình nhiệt lượng kế
c: Nhiệt dung riêng của bình
Giả thiết là không có sự trao đổi nhiệt với môi trường và không xảy ra phản ứng
hóa học, ta có:
89
ΔUn = An (3)
Từ phương trình (2) và (3), ta suy ra:
1
Tn = T0 + . A (4)
m. c n

II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM


STT Tên thiết bị Mã số SL
1 Bộ đương lượng nhiệt U10365 1
2 Bình nhiệt lượng kế bằng nhôm U10367 1
3 Bình nhiệt lượng kế bằng đồng U10366 1
4 Đồng hồ đo điện đa năng 1035 U11806 1
5 Dây nối 1017718 1

Thông số kỹ thuật các xylanh


Đường kính D: 48mm
Chiều cao: 50 mm
Xylanh nhôm: Khối lượng mA = 250g, nhiệt dung riêng cA = 0,86 kJ/kg. K
Xylanh đồng: Khối lượng mK = 750g, cK = 0,41 kJ/kg. K

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


1. Lắp đặt thí nghiệm
Sơ đồ lắp đặt bộ thí nghiệm đương lượng cơ nhiệt

90
- Bộ đương lượng nhiệt được gắn vào 1 cái bàn làm việc sử dụng kẹp bàn. Sau đó
dây ma sát được cuốn quanh xy lanh ma sát từ 4,5 đến 5,5 vòng với đối trọng treo
ở phía sau và đầu lỏng của sợi đây được thõng xuống ở đằng trước.
Một cái xô chứa đầy nước hoặc cát (tổng khối lượng khoảng 5kg) được sử dụng
như 1 gia trọng. Để đảm bảo khi quay thì cái xô đó nó không bị cuốn lên theo.
- Cảm biến nhiệt độ phải được giữ ẩm bởi một giọt dầu (quan trọng) và được cắm
(đủ tầm) vào bình nhiệt lượng theo hình 1. Kết nối của cảm biến nhiệt độ với đồng
hồ vạn năng (hay điện trở kế). Điều chỉnh dải đo điện trở trên đồng hồ vạn năng
cho phù hợp. Sự thay đổi của điện trở tương ứng với sự thay đổi nhiệt độ (xem
bảng chuyển đổi ở trang cuối) của hướng dẫn này bằng cách sử dụng phương
trình sau:
217
T = 0,13 − 151 (5)
R
Với R có đơn vị là kΩ, T đơn vị là 0C. Phương trình này phù hợp với bảng được
cung cấp bởi các nhà sản xuất điện trở nhiệt NTC trong phạm vi 10 − 400 C với độ
chính xác xấp xỉ ± 0,050 C
- Trước thí nghiệm thì bình nhiệt lượng phải được làm mát khoảng 5 − 100 C
dưới nhiệt độ môi trường xung quanh. Ta có thể cho nó vào tủ lạnh hoặc nhúng
trong nước lạnh. Trong trường hợp nhúng vào nước, lỗ của cảm biến nhiệt độ nên
được ngửa lên trên và chỉ được nhúng đến độ sâu 2/3 của bình (Nên quấn bình
bằng nilong trong quá trình nhúng để đỡ mất thời gian làm khô bình).
- Ta làm thí nghiệm cho đến khi nhiệt độ của bình nhiệt lượng kế lên đến khoảng
từ 5-10o C so với nhiệt độ môi trường xung quanh. Sự càng chính xác sự chênh
lệch nhiệt độ cho sự nóng lên và làm mát là như nhau (so với nhiệt độ môi trường),
sự trao đổi nhiệt của nhiệt lượng ra môi trường càng nhỏ.

2. Tiến hành thí nghiệm


a. Đo sự thay đổi nhiệt độ của các vật thể nhôm, đồng do ma sát khi quay bộ
chuyển đổi cơ nhiệt.
- Sau khi làm mát bình nhiệt lượng kế, ta gắn nó vào hệ thí nghiệm và quấn dây
quanh nó (khoảng 4,5÷5,5 vòng).
- Gắn cảm biến nhiệt độ.
- Reset lại bộ đếm.
- Sau khoảng vài phút để tránh sốc nhiệt, ta bắt đầu đọc điện trở R1 trên đồng hồ.
- Ta quay n = 200, 250, 300, 350, 400, 450 vòng và đọc các giá trị Rn, ghi vào
bảng 1
- Chú ý: quay sao cho xô nước lơ lửng khỏi mặt đất
91
b. Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ tỷ lệ thuận với công của ma sát. Từ đó
nghiệm lại nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học.
- Từ phương trình (1) và (1’) ta tính được công của lực ma sát An.
- Ghi số liệu vào bảng 2
c. Xác định nhiệt dung riêng của các bình nhiệt lượng kế: đồng, nhôm.
Từ phương trình (4) và đồ thị T = f(An ) ta tính độ dốc của đồ thị.
Từ đó tính nhiệt dung riêng c của bình nhiệt lượng kế.

Câu hỏi và phụ lục


1) Giải thích nguyên nhân vật lý của hiện tượng nhiệt độ của xylanh tăng khi có
ma sát với dây quấn khi quay.
2) Tại sao để giảm thiểu khả năng trao đổi nhiệt giữa bộ đương lượng và môi
trường ta nên làm thí nghiệm bắt đầu với nhiệt độ thấp hơn môi trường một
ít và kết thúc sau khi nhiệt độ của bộ đương lượng lớn hơn so với nhiệt độ
môi trường giá trị xấp xỉ với độ chênh khi bắt đầu ?
3) Các nhà sản xuất thường khuyên giá trị d trong công thức (1) nên lấy theo
công thức :
d1 + d2
d=
2
với d1 và d2 tương ứng với đường kính xylanh và đường kính xylanh gồm
cả dây quấn. Tại sao họ khuyên như vậy ?

92
93
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 9. ĐƯƠNG LƯỢNG CƠ NHIỆT

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm…………Ca…………
Họ tên:……………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Bảng 1
N 𝐑𝐧 N 𝐑𝐧

Bảng 2
T 𝐀𝐧 T 𝐀𝐧

94
Vẽ đồ thị T = f(R n ).

95
Vẽ đồ thị T = f(An )

Giá trị nhiệt dung riêng của vật rắn


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

96
BÀI 10. ĐO TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
Mục đích
- Dùng cuộn dây Helmholtz để đo góc quay của kim la bàn khi thành phần nằm
ngang của từ trường Trái Đất trùng khớp với từ trường ngoài.
- Từ trường Trái Đất theo phương ngang.
- Từ góc nghiêng của đường sức từ. Tính từ trường theo phương thẳng đứng

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Nguồn gốc từ trường Trái đất.
Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt bao quanh dòng điện, trong đó có từ lực
tác dụng. Tính chất căn bản của từ trường là luôn tác dụng từ lực lên dòng điện đặt
trong đó. Như vậy, bất kỳ dòng điện nào (và cả nam châm) đặt trong từ trường đều
bị tác dụng của một từ lực.
Từ trường Trái đất là từ trường bao quanh Trái đất, gọi là từ quyển, xuất hiện do
tính chất từ của vật chất cấu tạo nên Trái đất sinh ra. Gần đây, các nhà khoa học
cho rằng ngoài từ trường do chính Trái Đất sinh ra (chiếm 98%), còn có phần từ
trường với nguồn gốc bên ngoài Trái đất (khoảng 2%). Như vậy, từ trường xung
quanh Trái đất mà chúng ta đo được, tác động lên cơ thể sống và mọi vật là tổng
hợp của hai thành phần trên. Phần từ trường có nguồn gốc bên ngoài Trái đất tuy
chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại hay biến đổi và là thành phần quan trọng gây ra những
tác động đối với cơ thể sống. Từ trường của Trái đất cũng rất quan trọng với cuộc
sống trên hành tinh. Từ quyển cùng với khí quyển coa tác dụng bảo vệ sự sống trên
Trái đất, giúp ta tránh được những tác động có hại của các tia vũ trụ và gió Mặt
trời. Từ trường Trái đất bị ảnh hưởng nhiều khi có bão từ. Nếu không có từ trường
Trái đất, chúng ta sẽ không ngừng bị các vật chất độc hại tấn công và cuộc sống
không thể duy trì trên Trái đất.
Theo thuyết Geodynamo, nguyên nhân bên trong gây ra từ trường Trái đất là do
cấu tạo vật chất của Trái đất. Cấu tạo của trái đất được tạo bởi các lớp vật chất:
- Lớp vỏ đá silic hóa, tính từ mặt đất (0 km) đến độ sâu khoảng 2900km.
- Lõi cứng ở tâm, bán kính cỡ 1300km. Nhân nằm giữa lõi là sắt nóng chảy, có độ
sâu từ 2900 km đến 5100km. Nhân có thể chia 2 phần:
+ Phần ngoài là một chất dẫn điện rất tốt, nhiệt độ tới 3000 oC và áp suất hơn một
triệu at.
+ Phần trong áp suất lớn hơn 3 triệu at khiến cho lõi trở thành cực kỳ cứng.
Sự truyền tải nhiệt trong nhân lỏng thực hiện bằng chuyển động đối lưu. Vật chất
nóng chuyển lên trên mặt, vật chất lạnh chuyển xuống dưới sâu. Nguồn gốc của từ
97
trường gắn liền với chuyển động đối lưu của chất lỏng dẫn điện này. Hoạt động đối
lưu không có sự tham gia của các hiện tượng bên ngoài.
Như vậy, Trái đất có thể xem như một “Nam châm khổng lồ” với 2 cực địa từ (Nm
và Sm ), không trùng với 2 cực địa lý (Ng và Sg ). Cực từ Bắc có tọa độ 700 vĩ Bắc
và 960 kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Cực từ Nam
có tọa độ 730 vĩ Nam và 1560 kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý
1000 km. Trục từ cực Bắc-Nam (trục Nm − Sm ) tạo với trục quay của Trái đất một
góc θ11,3°. Cực từ có vị trí không ổn định và có thể đảo ngược theo chu kỳ
(trung bình khoảng 450.000 năm). Do đó, bản đồ địa từ trên thế giới được cập nhật
5 năm một lần.

Trục cực từ (Nm-Sm)


Mô hình cấu tạo địa lý Trái đất.
và trục địa lý (Ng-Sg) của Trái đất.
Từ trường Trái đất có cường độ khá yếu, trên mặt đất cảm ứng từ B nằm trong
khoảng 25÷60 μT (~25÷60 Gauss). Kinh tuyến từ là các đường sức từ của Trái đất
vẽ trên mặt đất. Góc hợp bởi Kinh tuyến từ và Kinh tuyến địa lý gọi là Độ từ thiên
⃗ tại một điểm nào đó trên mặt đất với phương
(D). Góc hợp bởi vector cảm ứng từ B
nằm ngang gọi là Độ từ khuynh (I) hay còn gọi là góc nghiêng của từ trường tại
điểm đó.
2. Nguyên lý đo: Thí nghiệm này dùng để xác định hướng và độ lớn của từ trường
Trái đất theo phương ngang và phương thẳng đứng tại 1 điểm cho trước trong
phòng thí nghiệm. Từ trường bên ngoài được tạo ra bởi cặp cuộn Helmholtz.
Thành phần nằm ngang được xác định bằng la bàn đo độ nghiêng khi ta đặt một từ
trường ngoài vào la bàn. Đo góc nghiêng của la bàn ta tính được thành phần thẳng
đứng và do đó xác định được từ trường tổng cộng của Trái đất.

98
Đường sức từ trường Trái Đất Cách xác định các thành phần nằm ngang và

thẳng đứng của 𝐵
Cuộn Helmholtz (do Hermann von Helmholtz sáng chế ra vào năm 1849), là hai
vòng dây dẫn điện có mục đích tạo ra từ trường đều ở giữa hai vòng dây, khi
cho dòng điện chạy qua các vòng dây. Cuộn Helmholtz có hai vòng tròn dẫn
điện giống nhau đặt đối xứng quanh một trục chung, cách nhau một khoảng R đúng
bằng bán kính của các vòng tròn. Mỗi vòng tròn mang dòng điện giống nhau chạy
theo cùng chiều. Vùng có hình trụ nằm tại tâm đối xứng có kích thước khoảng
1/5 đường kính của các vòng tròn sẽ có từ trường khá đều.

Hình 12.5. Cuộn Helmholtz Hình 12.6. Từ trường của cuộn Helmholtz

Từ trường chính xác nằm giữa các cuộn dây có công thức khá phức tạp, liên quan
đến các hàm Bessel. Tuy nhiên, có thể tính gần đúng từ trường tại tâm đối xứng
theo công thức thực nghiệm sau:
BHH = k . I (1)
99
trong đó: I là cường độ dòng điện qua cuộn Helmholtz, k là hệ số của cuộn
Helmholtz do nhà sản xuất cung cấp. Trong bài thí nghiệm này, các thông số kỹ
thuật được cho như sau:
3
4 2 N
k = ( ) . 4π . 10−7 . (2)
5 R
N = 124 vòng dây, bán kính cuộn dây R = 147,5 mm.
Từ hình ta có công thức sau:
Bv = Bh . tgα (3)
trong đó: α là góc nghiêng (Độ từ khuynh), Bh là thành phần nằm ngang của từ
trường Trái đất, Bv là thành phần thẳng đứng của từ trường Trái đất (hình vẽ).
Từ trường tổng hợp củaTrái đất được tính bởi:

B = √Bh2 + Bv2 (4)

Ta có thể đo được giá trị Bh và α, do đó ta có thể tính được từ trường Trái đất. Từ
trường ngoài BHH gây bởi cuộn Helmholtz làm lệch kim la bàn khỏi phương nằm
ngang một góc β (hình vẽ). Ta có công thức:
BHH
= tgβ (5)
Bh
suy ra:
BHH
Bh = (6)
tgβ
II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
STT Tên thiết bị Mã số SL
1 Cặp cuộn Helmholtz 300mm U8481500 1
2 Nguồn điện 1 chiều 0-20V, 0-5A U33020-230 1
3 Đồng hồ đo điện đa năng 1035 U11806 1
4 Thiết bị đo độ nghiêng của từ trường trái đất. U8495258 1
5 Biến trở con chạy 100 Ω U17354 1
6 Dây nối 75mm (bộ) U13801 1

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


a. Làm quen với la bàn và tìm góc nghiêng của từ trường trái đất
Trước tiên ta tìm phương và góc nghiêng của từ trường.
+ Trước hết ta xoay la bàn sao cho vòng chia độ nằm ngang.

100
+ Xoay đế của la bàn sao cho kim la bàn chỉ giá trị “0”. Lúc này kim la bàn hoàn
toàn song song với phương ngang của từ trường trái đất.
+ Giữ nguyên đế la bàn, xoay vòng chia độ theo phương thẳng đứng. Lúc đó kim la
bàn sẽ nghiêng một góc α chính là góc nghiêng của từ trường trái đất (hình 12.4).
Ta ghi lại góc đó.

1. Chân đế
2. Trụ đỡ
3. Ốc xoay
4. Vòng chia độ
5. Kim la bàn
6. Thanh gắn la bàn
7. Ốc vít
Cách đặt la bàn tìm góc nghiêng của
từ trường Trái Đất.

Xác định thành phần nằm ngang của từ trường trái đất.
+ Đặt la bàn vào cuộn dây Helmholtz, xoay la bàn để vòng chia độ nằm ngang.
Xoay toàn bộ hệ thống gồm la bàn và cuộn Helmholz sao cho kim la bàn chỉ vị trí
“0”.
+ Ta mắc mạch điện như hình dưới, 2 vòng dây của cuộn Helmholtz mắc nối tiếp
với nhau.

Sơ đồ mạch xác định thành phần


101nằm ngang của từ trường Trái Đất.
Lưu ý: Không để dòng điện quá 3A và thế quá 6V. Vì sẽ làm cháy cuộn
Helmholtz.
+ Kéo biến trở con chạy về vị trí lớn nhất (kéo hết về cuối biến trở).
+ Vặn hết núm trên nguồn về bên trái (về 0).
+ Bật nguồn. Vặn núm hiệu điện thế V lên ~2.5V. Vặn núm dòng điện lên khoảng
0.02A.
+ Chuyển đồng hồ sang thang đo dòng 200mA. Chốt cắm đồng hồ ở VΩmA.
+ Đo góc lệch β.
+ Từ từ kéo biến trở giảm dần (lưu ý không để dòng qua cuộn dây >3A và thế
>6V), mỗi một giá trị dòng điện đo được ta lại đọc β.
+ Ta lập bảng số liệu 1.
+ Từ công thức (5) và (6) ta lập bảng sau 2.
+ Vẽ đồ thị BHH = f (tan β).
Từ độ dốc của đồ thị, ta tính được thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất
𝐁𝐡 .
c. Tính từ trường trái đất theo phương thẳng đứng và từ trường tổng cộng
Từ công thức (1) và giá trị α đo được, ta tính được từ trường theo phương thẳng đứng
Bv ; Từ trường tổng cộng B được tính từ công thức (2). Giá trị B tính được ghi vào
bảng 3.

102
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 13. ĐO TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm……….Ca…………
Họ tên:…………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

a. Làm quen với la bàn và tìm góc nghiêng của từ trường trái đất
Góc lệch α : α = ………
b. Xác định thành phần nằm ngang của từ trường trái đất.
Bảng 1. Góc lệch β phụ thuộc vào cường độ dòng điện
I (A) β (độ)

Ta xác định BHH bằng công thức sau:


BHH = k. I (5)
Trong đó: I là cường độ dòng điện qua cuộn Helmholt, k là hệ số của cuộn
Helmholtz.
3
4 2 N
k = ( ) . 4π . 10−7 . (6)
5 R
N = 124 vòng dây, R = 147,5 mm (bán kính cuộn)

103
Bảng 2. Sự phụ thuộc của từ trường cuộn Helmholz vào góc lệch β.
BHH (µT) tan β

Vẽ đồ thị BHH = f(tan β).

104
Từ độ dốc của đồ thị, ta tính được thành phần nằm ngang của từ trường trái đất
Bh.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
c. Tính từ trường trái đất theo phương thẳng đứng và từ trường tổng cộng
Từ công thức (1) và giá trị α đo được, ta tính được từ trường theo phương thẳng đứng
Bv .
Và từ trường tổng cộng B được tính từ công thức (2):
Bv = Bh . tan α (1)

B = √Bh2 + Bv2 (2)

Bảng 3. Giá trị từ trường trái đất.


𝐁𝐡 (𝐓) 𝛂𝟎 𝐁𝐲 (𝐓) 𝐁 (𝐓)

Nhận xét kết quả đo được. So sánh kết quả đo với các số liệu được công bố trong
các tài liệu mà em tìm được.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

105
BÀI 11. ĐỊNH LUẬT MALUS
Mục đích
a. Đo cường độ ánh sáng truyền qua phụ thuộc vào góc quay kính phân cực
b. Kiểm nghiệm lại định luật Malus: Cường độ ánh sáng truyền qua phụ thuộc vào
góc của kính lọc phân cực.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khi ánh sáng phân cực thẳng đi qua kính lọc phân cực, cường độ ánh sáng I phụ
thuộc vào góc Φ như sau:
E = E0 . cos Φ
E0 là cường độ ánh sáng tới
Φ là góc giữa mặt phẳng phân cực của ánh sáng và mặt phẳng phân cực của kính
lọc.

Ánh sáng ló

Mặt phẳng phân


cực của kính lọc
Mặt phẳng phân
cực của kính lọc

ϕ E
Ánh sáng tới E0

Có nghĩa là kính lọc phân cực chỉ cho thành phần điện trường theo phương mặt
phẳng phân cực của kính lọc truyền qua. Thành phần này tỷ lệ thuận với cos Φ.
Bởi vì cường độ ánh sáng tỷ lệ thuận với bình phương cường độ ánh sáng, nên
cường độ ánh sáng I tỷ lệ thuận với cos 2 Φ:
I = I0 cos 2 Φ
Trong thí nghiệm này, cường độ ánh sáng được đo bằng cảm biến quang điện.

106
Ta đo dòng điện quang điện trên cảm biến tại góc IΦ , tuy nhiên ở đây chưa có tỷ lệ
IΦ = I0 cos 2 Φ ngay được do tại vị trí góc phân cực, vẫn có ánh sáng từ môi
trường bên ngoài.
Vì vậy ta cần phải tìm vị trí tại đó ánh sáng bị phân cực toàn phần Φ = 900 , đo
cường độ sáng tại đó, gọi là Inền .
Sau đó kiểm tra xem
IΦ − Inền = I0 cos 2 Φ
Iϕ là dòng điện quang điện của ánh sáng khi qua kính phân cực (ánh sáng ló)
I0 là cường độ dòng điện của ánh sáng tới.

II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM


STT Tên thiết bị Mã số SL
1 Hộp đèn Halogen, 12 V 45064 1
2 Bóng đèn Halogen, 12 V 45063 1
3 Khung ảnh đa năng 45066 1
4 Máy biến thế, 2 ... 12 V, 120 W 52125 1
5 Chắn sáng hình mống mắt 46026 1
6 Kính lọc phân cực 472401 2
7 Thấu kính có khung f = +100 mm 46003 1
8 Trục quang học loại nhỏ 460310 1
9 Kẹp đa năng 30101 6
10 Chân đế chữ V loại lớn 30001 1
11 Dây nối, 100 cm, đen 50133 2
12 Cảm biến quang điện 57862 1
13 Bộ gá linh kiện quang 46021 1
14 Đồng hồ đa năng 531183 1
15 Cáp, 100 cm, Xanh/đỏ 50146 1
16 Giá đỡ linh kiện quang loại nhỏ 460311 6

107
III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được
lắp đặt như hình
dưới đây:

(1): Đèn Halogen (4): Thấu kính f = 100mm (7): Kẹp giữ
(2): Khung ảnh (5): Kính phân cực (8): Đồng hồ đo điện
(3): Chắn sáng mống mắt (6): Kính phân tích

a. Kiểm tra mặt phẳng phân cực của nguồn Halogen.


+ Đợi khoảng 5 phút để cho đèn sáng ổn định.
+ Điều chỉnh màn chắn mống mắt và thang của đồng hồ đo sao cho dòng trên cảm
biến hiển thị trên đồng hồ đo có giá trị phù hợp.
+ Ta bỏ kính phân tích ra, xoay kính phân cực từ 0 đến 90 độ, từng 10 một, quan
sát trên đồng hồ ta không thấy thay đổi giá trị.
+ Kết luận: Ánh sáng phát ra từ nguồn halogen không phải là ánh sáng phân cực.

108
Vậy, để tạo ánh sáng phân cực, ta phải dùng 2 kính phân cực, kính đầu tiên gần
nguồn tạo ánh sáng phân cực thẳng (ánh sáng qua kính là ánh sáng phân cực, có
phương phân cực là phương của kính lọc), kính còn lại dùng để phân tích ánh sáng
phân cực đó.
b. Khảo sát định luật Malus
+ Điều chỉnh vị trí của bóng đèn bên trong đèn sao cho lỗ của màn chắn mống mắt
có anh rõ nét trên cảm biến.
+ Đặt về “00 ” của cả hai kính phân cực. Ta đặt tên như sau: Kính phân cực gần
nguồn là kính phân cực, còn kính gần cảm biến là kính phân tích.
+ Điều chỉnh màn chắn mống mắt và thang của đồng hồ đo sao cho dòng trên cảm
biến hiển thị trên đồng hồ đo có giá trị phù hợp.
+ Hạn chế độ sáng của phòng.
+ Thay đổi góc của kính phân tích từ 0 đến 3600 , từng bước 100 một.
+ Ghi giá trị vào bảng số liệu.
+ Nhận xét kết quả thu được.
+ Kết luận

109
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 11. ĐỊNH LUẬT MALUS

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm…………Ca……………
Họ tên:………………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

ϕ 𝐈𝛟 𝐈𝛟 − 𝐈𝐧ề𝐧 ϕ 𝐈𝛟 𝐈𝛟 − 𝐈𝐧ề𝐧 ϕ 𝐈𝛟 𝐈𝛟 − 𝐈𝐧ề𝐧


0 130 260
10 140 270
20 150 280
30 160 290
40 170 300
50 180 310
60 190 320
70 200 330
80 210 340
90 220 350
100 230 360
110 240
120 250

110
Lưu ý: Nguồn điện cho đèn có thể thăng giáng, do đó độ sáng cũng thăng giáng.
nên ta phải làm thì nghiệm càng nhanh càng tốt.
Nhìn vào bảng kết quả đo, ta gán cho giá trị nền Inền = I90 .
Do đó, để chính xác, giá trị đo được nên trừ đi giá trị nền.
Dựa vào bảng số liệu, ta vẽ đồ thị sự phụ thuộc vào hệ số truyền qua
IΦ − Inền
= f(ϕ)
I0

Nhận biết dạng đường cong.


- Đường cong trên có dạng hàm …………………………….. (bậc 1/bậc 2/tuần
hoàn/điều hòa ...)

111
Từ dạng đường cong trên, ta chỉ cần khảo sát trong khoảng số liệu từ 0 đến 90o.
Ta vẽ đồ thị
IΦ − Inền
= f(cos 2 Φ)
I0

Nhận biết dạng đường cong.


- Đường cong trên có dạng hàm …………………………….. (bậc 1/bậc 2/tuần
hoàn/điều hòa ...)
Nhận xét kết quả.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

112
BÀI 12. TỤ ĐIỆN
Mục đích
- Xác định điện dung của 2 tụ mắc song song. So sánh với từng tụ riêng biệt
- Xác định điện dung của 2 tụ mắc nối tiếp. So sánh với từng tụ riêng biệt
- Khảo sát sự phụ thuộc của điện tích vào thế giữa 2 bản cực
- Khảo sát sự phụ thuộc của điện tích vào diện tích 2 bản cực
- Đo diện dung của chất điện môi khác nhau
- Khảo sát sự phụ thuộc của điện tích vào khoảng cách 2 bản cực
I. LÝ THUYẾT
Thiết kế đơn giản nhất của một tụ điện là
một tụ phẳng. Điện dung của nó:
Q
C= (1)
U
Q: điện tích trên tụ, U: Điện áp đặt vào
Điện dung phụ thuộc vào diện tích A của
tụ phẳng, khoảng cách d giữa tụ phẳng và
vật liệu không dẫn điện giữa hai bản cực
tụ.
Điện dung của một tụ phẳng là:
A
C = εr ε0 (2)
d
ε0 = 8,85 . 10−12 As/Vm: hằng số điện Cấu tạo đơn giản của tụ điện

môi của chân không


εr : hằng số điện môi của vật liệu giữa 2 bản cực tụ.
Khi khoảng cách giữa 2 bản là nhỏ hơn nhiều so với kích thước của các tấm thì
điện trường E giữa các tấm được coi là “đều”.
Công thức (2) được nghiên cứu trong thí nghiệm này bằng tụ điện có thể tháo lắp
được và kích thước hình học có thể thay đổi được. Ta có 2 loại tụ phẳng với diện
tích A = 40cm2 và A = 80cm2 . Khoảng cách d giữa các tụ có thể thay đổi được
từng 1mm bằng các miếng đệm. Trước hết điện tích Q ở trên tụ được đo phụ thuộc
vào của điện áp U. Điện dung C sau đó được xác định là độ dốc của đương thẳng đi
qua gốc và thông qua các điểm thực nghiệm. Để xác nhận tỉ lệ:
C~A (3)
được suy ra từ phương trình (2), các phép đo được thực hiện ở khoảng cách cố định
d với các diện tích A khác nhau của các tụ phẳng.

113
Ngoài ra, các hằng số điện môi εr của các chất điện môi
khác nhau được xác định bằng cách đặt các chất điện
môi đó ở giữa các tụ điện phẳng. Các giá trị khác nhau
của khoảng cách d giữa các bản với các giá trị diện tích
không đổi A cho phép chúng ta xác nhận tỷ lệ:
1
C~ (4)
d
Các điện tích được đo với với một bộ khuếch đại điện
kế hoạt động như một máy đo coulomb
(coulombmeter). Một vôn kế bất kỳ có thể được sử
dụng để hiển thị điện áp đầu ra UA . Ta có công thức:
Q = CA . U A (5) Tụ nối tiếp – song song

Khi hai tụ điện với điện dung C1 và C2 được nối song song, tổng điện tích của
chúng là :
Q = Q1 + Q 2 (6)
Và ta có:
C = C1 + C2 (7)
Khi hai tụ điện với điện dung C1 và C2 được mắc nối tiếp, ta có :
U = U1 + U2 (8)
Do đó ta có:
1 1 1
= + (9)
C C1 C2
Trong thí nghiệm này, các mối liên hệ được nghiên cứu bằng hai bản tụ với điện
dung khác nhau C1 và C2 khác nhau. Các tụ được đặt liền kề nhau, và có thể được
mắc song song hoặc nối tiếp. Một tấm cách điện giữa tụ để đảm bảo rằng điện tích
trên hai tụ không thể ảnh hưởng lẫn nhau thông qua hiệu ứng tính điện. Điện tích
được tính với một bộ điện kế khuếch đại điện kế. Một vôn kế được sử dụng để hiện
thị điện áp đầu ra UA .
II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
STT Tên thiết bị Mã số SL
1 Tụ điện tháo lắp được 54423 1
2 Nguồn điện, 450 V 52227 1
3 Công tắc 2 chiều 50448 1
4 Đồng hồ đo điện đa năng LDanalog 20 531120 2
5 Bộ khuếch đại điện kế 53214 1

114
6 Tụ điện 100 nF, STE 2/19 578 25 1
7 Tụ điện 10 nF, STE 2/19 578 10 1
8 Thanh tiếp xúc 53216 1
9 Cáp, 50 cm, Xanh/đỏ 50145 5
10 Cáp, 100 cm, Xanh/đỏ 50146 2

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM

A. Xác định điện dung của tụ phẳng


1. Lắp đặt thí nghiệm

Sơ đồ mạch điện

115
- Gắn các đôi bản tụ nhỏ (A = 400cm2 ) và thiết lập khoảng cách d giữa các bản
là 4mm với các miếng đệm (spacers)
- Kết nối cực âm của nguồn điện 450 V đến bản tụ bên phải và nối đất với điện
kế khuếch đại. Kết nối các thanh tiếp xúc (connection rod) với đất.
- Kết nối cực dương của nguồn điện 450V ổ cắm B của công tắc 2 chiều.
- Kết nối ổ cắm A của công tắc 2 chiều vào bản tụ bên trái và ổ cắm C vào đầu
vào của điện kế khuếch đại.
- Cắm tụ điện so sánh CA = 10 nF vào bộ điện kế khuếch đại, và kết nối vôn kế
với đầu ra.
- Kết nối vôn kế khác với nguồn điện 450V để đo điện áp U.

2. Tiến hành thí nghiệm


a) Đo điện tích của tụ điện phụ thuộc vào điện áp.
- Thiết lập kết nối A − C với công tắc 2 chiều, phóng điện hết ở tụ điện bằng
thanh tiếp xúc.
- Giữ thanh kết nối trong tay, chuyển công tắc sang A-B, và điều chỉnh điện áp
đầu ra U = 50V
- Chuyển công tắc sang A − C, đo hiệu điện thế U10nF giữa 2 cực tụ CA với bộ
điện kế khuếch đại, và lại phóng hết điện ở tụ
- Lặp lại phép đo với những giá trị điện áp khác.
- Thay thế các cặp bản tụ nhỏ với cặp bản tụ lớn (A = 800cm2 , d = 4mm) và lập
lại các bước tương tự như trên.
Ghi số liệu theo bảng A1.

b) Đo điện tích phụ thuộc vào điện áp với những chất điện môi khác nhau
- Đặt một tấm polystyrene ở giữa cặp bản tụ lớn, sao cho bề mặt của tụ điện
phẳng tiếp xúc với tấm polystyrene.
- Chuyển công tắc sang A-C, và lại phóng hết điện ở tụ
- Giữ thanh tiếp xúc trong tay, và đo hiệu điện thế U10nF phụ thuộc vào điện áp U.
- Cắm tụ CA = 100nF (0,1 μF) vào bộ điện kế khuếch đại.
- Thay thế tấm polystyrene bằng tấm kính, Chuyển công tắc sang A-C, lại phóng
hết điện ở tụ.
- Cầm thanh tiếp xúc ở trong tay, ta lập lại thí nghiệm bên trên, đo U100nF phụ
thuộc vào U
- Ghi số liệu theo bảng A2
c) Xác định điện dung phụ thuộc vào khoảng cách giữa các bản tụ.
- Đặt điện áp U là 300V

116
- Bỏ tấm kính ra và thiết lập khoảng cách d giữa các bản tụ là 6mm với các miếng
đệm (spacers)
- Chuyển công tắc sang A − C, và lại phóng hết điện ở tụ.
- Giữ thanh tiếp xúc ở trong tay, chuyển công tắc sang A-B để nạp điện cho bản
tụ, sau đó thay đổi lại thành kết nối A − C để đo hiệu điện thế.
- Đọc giá trị hiệu điện thế hiển thị và ghi lại.
- Sau đó giảm khoảng cách giữa các bản tụ thành 4,3,2,1 mm, nạp lại điện cho tụ
điện, và Hiệu điện thế U100nF .
- Ghi số liệu theo bảng A3

117
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 12. TỤ ĐIỆN

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm…………Ca……………
Họ tên:………………………………………

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


Bảng A1

U(V) 𝐔10nF (A = 400cm2 ) 𝐔10nF (A = 800cm2 )


50
100
150
200
250
300

Từ công thức Q = CA . UA , ta lập bảng số liệu điện tích Q phụ thuộc vào U

118
Vẽ đồ thị Q = f(U).

Ta tính điện dung C từ độ dốc của đồ thị.


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Khẳng định mối quan hệ C ~ A .


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

119
Bảng A2
U (V) 𝐔𝟏𝟎𝐧𝐅 (Polystyren) 𝐔𝟏𝟎𝟎𝐧𝐅 (Thủy tinh)
50
100
150
200
250
300
Từ công thức Q = CA . UA , ta lập bảng số liệu điện tích Q phụ thuộc vào U

Vẽ đồ thị Q = f(U).

120
Ta tính điện dung C từ độ dốc của đồ thị.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Nhận xét điện dung của tụ khi có chất điện môi. Tính hằng số điện môi.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Bảng A3
𝐝 (𝐦𝐦) 𝐔𝟏𝟎𝟎𝐧𝐅 𝐂 (𝐩𝐅)
1
2
3
4
6

Từ công thức Q = CA . UA , ta lập bảng số liệu điện tích Q phụ thuộc vào d.

121
Vẽ đồ thị C = f (1/d).

1
Khẳng định mối quan hệ C ~ .
d
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

122
PHỤ LỤC

123
PHỤ LỤC 1: VÀI NÉT VỀ HỆ ĐO LƯỜNG SI

Như chúng ta đã biết, đơn vị đo của các đại lượng vật lý rất lớn và phức tạp. Các
nước khác nhau có thể dùng các hệ đơn vị đo khác nhau, thậm trí trong cùng một
nước, một đại lượng có thể có rất nhiều đơn vị đo khác nhau. Để thống nhất đơn vị
đo các đại lượng vật lý trên phạm vị toàn thế giới, các Hội nghị toàn thể về đo
lường Quốc tế lần thứ XI (1960), lần thứ XIII (1967) và lần thứ XIV (1971) đã
quyết định công nhận các định nghĩa hiện đại dưới đây cho các đơn vị đo của hệ
SI. Trong hệ SI người ta định nghĩa bảy đơn vị cơ bản và hai đơn vị bổ sung. Tất
cả các đơn vị dẫn xuất đều được suy ra từ các đơn vị này.

I. CÁC ĐƠN VỊ ĐO CƠ BẢN

1. Mét: Mét là một chiều dài bằng 1650763,73 bước sóng của bức xạ trong chân
không ứng với chuyển dời giữa hai mức năng lượng 2p10 và 5d5 của nguyên tử
kripton 86 (86Kr).

Số bước sóng cho trong định nghĩa phản ánh đủ chính xác chiều dài của mẫu chuẩn
mét đã được công nhận từ trước bằng khoảng cách giữa vạch thứ 2 và vạch thứ 5
trên thanh hợp kim platin - iriđi hiện đang được lưu hành tại Trụ sở của Văn phòng
Tiêu chuẩn và Đo lường Quốc tế tại Sèvres (ngoại ô Paris).

Đơn vị mét được định nghĩa theo bước sóng của bức xạ kripton 86 có một ưu điểm
nổi bật so với bức xạ của nhiều nguyên tử khác ở chỗ kripton 86 cho các vạch phổ
rất sắc nét và đây là điều kiện cho phép thực hiện các phép đo đạt độ chính xác cao
nhất. So với mẫu chuẩn trên thanh vật liệu platin - iriđi, đơn vị mét này hoàn toàn
không phụ vào nhiệt độ và các điều kiện khác từ bên ngoài.

Định nghĩa về mét trên đây cho phép tái tạo lại độ dài của mét với sai số tương đối
không vượt quá 2.10-11 hay 0,02nm/m, tức cao hơn độ chính xác thu được từ mẫu
chuẩn hợp kim platin - iridi hàng trăm lần.

2. Kilôgam: Kilôgam là khối lượng của mẫu chuẩn quốc tế của đơn, khối lượng
này hiên đang được lưu giữ tại Văn phòng Quốc tế về Đo lường ở Sèvres (cùng với
mẫu hợp kim của mét).

Mẫu chuẩn quốc tế kilôgam cũng được tạo ra từ hợp kim platin - iriđi có dạng hình
trụ với đường kính và chiều cao đều gần bằng 39mm, dựa trên định nghĩa ban đầu:
124
kilôgam là đơn vị đo khối lượng bằng khối lượng của 1dm3 nước tinh khiết tại
nhiệt độ 3,98oC.

3. Giây: Giây là khoảng thời gian bằng 9192631770 chu kỳ của bức xạ ứng với
chuyển dời giữa hai mức siêu tinh tế thuộc trạng thái cơ bản của nguyên tử xesi
133 (133Cs).

Có lẽ ở đây ta cần biết thêm, ban đầu người ta định nghĩa giây như là 1/86400
phần của ngày mặt trời trung bình, nhưng vì mẫu giây này không ổn định nên Hội
nghị Toàn thể về Đo lường lần thứ X (năm 1954) đã quyết định đưa ra định nghĩa
đơn vị giây như sau:

Giây là 1/31556925,9747 phần của tropic. Năm tropic là khoảng thời gian cần thiết
để Trái đất chuyển động dọc theo Hoàng đạo được một vòng khép kín.

Về sau nhờ các nghiên cứu về cấu trúc vật chất, định nghĩa đơn vị thời gian theo
mẫu thiên văn đã bị loại bỏ và Hội nghị Toàn thể về Đo lường lần thứ XIII (năm
1968) đã công nhận định nghĩa về giây theo chu kỳ bức xạ.

4. Ampe: Ampe là cường độ của một dòng điện chạy qua hai dây dẫn thẳng song
song nhau dài vô hạn, có tiết diện ngang vô cùng nhỏ, được đặt trong chân không
cách nhau một mét, tạo ra giữa hai giây dẫn này trên mỗi mét chiều dài (của dây)
một lực bằng 2.10-7N (niutơn).

Định nghĩa của ampe dựa trên định luật Ampe về tương tác giữa các dây dẫn, khi
có dòng điện chạy qua. Về lý thuyết nó xác định chính xác được giá trị của ampe,
nhưng việc thực hiện mẫu chuẩn theo định nghĩa là điều không thể. Bởi vậy trong
thực tế người ta thay mẫu lý thuyết này bằng một hệ bằng hai cuộn dây: một
chuyển động và một không chuyển động được mắc nối tiếp vào một mạnh điện.
Dòng điện chạy qua mạch tạo ra một lực tương tác giữa hai cuộn dây chuyển động
móc vào, bị lệch xuống. Đây là phép đo cường độ bằng phép cân dòng. Sai số
tương đối của ampe được tạo ra bằng cách này xấp xỉ bằng 10-5, tức sai số tuyệt đối
bằng gần 10A.

5. Kenvin: Kenvin là 1/273,16 phần nhiệt độ nhiệt động lực học điểm ba của nước
(tinh khiết).

125
Điểm ba của nước biểu thị trạng thái của nước có thể xuất hiện đồng thời cả ba
trạng thái rắn, lỏng và hơi. Đối với nước, điểm ba ứng với nhiệt độ và áp suất: Tđb
= 273,16K Pđb = 609,282Pa.

6. Canđela: Canđela là cường độ sáng mà diện tích 1/6.105m2 (mét vuông) của
mặt vật đen tuyệt đối tại nhiệt độ kết tụ của platin và dưới áp suất 101325Pa
(pascan) phát ra theo chiều vuông góc, (đến diện tích đó).

Mỗi vật chiếu sáng phát ra ánh sáng theo mọi phương tạo ra trong phạm vi một đơn
vị góc khối (một steradian) một luồng sáng. Ta gọi cường độ chiếu sáng của luồng
sáng này là cường độ sáng và đơn vị của nó là canđela, ký hiệu là cd.

Theo định nghĩa vật đen tuyệt đối là một vật lý tưởng có khả năng hấp thụ toàn bộ
những bức xạ chiếu lên nó, đồng thời nó cũng là nguồn phát xạ mạnh nhất trong số
tất cả các vật. Trong tự nhiên không tồn tại vật đen tuyệt đối, song một cách gần
đúng có thể thay thế nó bằng một vật không trong suốt dạng quả cầu bị khoét rỗng
bên trong và có một lỗ vô cùng nhỏ xuyên qua lớp vỏ này (Lúc này ta có thể xem
bên trong quả cầu là đen tuyệt đối). Khi bị đốt nóng, các tia xạ được phát ra và đi
từ bên trong quả cầu qua lỗ nhỏ sẽ ứng gần đúng với bức xạ phát ra từ vật đen tuyệt
đối lý tưởng.

7. Mol: Mol hay phân tử gam là lượng vật chất của hệ có số hạt bằng số nguyên
tử chứa trong trong khối lượng 0,012kg cacbon 12(12C).

Các hạt ở đây có thể là các nguyên tử, các phân tử, các ion, các electron và các hạt
khác hoặc hỗn hợp các loại hạt trên.

II. CÁC ĐƠN VỊ BỔ SUNG

1. Radian: Rađian là một góc phẳng có đỉnh đặt tại tâm vòng tròn và (hai cạnh của
nó) cắt vòng tròn một cung có chiều dài bằng bán kính vòng tròn đó.

2. Sterađian: Sterađian là một góc khối có đỉnh đặt tại tâm quả cầu một diện tích
bằng bình phương bán kính quả cầu đó .

III. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ CÁC ĐƠN VỊ ĐO TRONG HỆ SI

Tuy hệ SI là hệ đơn vị đo lường hợp pháp quốc tế, song do thói quen và có phần tiện
lợi nên một số các đơn vị đo truyền thống của từng nước vẫn được dùng (tuy phạm vi

126
hạn chế và bị thu hẹp dần). Các đơn vị này gọi là đơn vị tạm hợp pháp. So với các hệ
đo khác, hệ SI có một số điểm thay đổi sau:

1.Trong phạm vi các đơn vị chiều dài

- Mét (m) là đơn vị cơ bản và cũng là đơn vị chính đo chiều dài.

- Angstrom (1Å = 10-10 m) là đơn vị bậc bội con của mét, nhưng không phải đơn vị
đo của hệ SI. Tuy vậy, người ta vẫn xem Å là đơn vị đo hợp pháp (thường được
dùng trong các công trình nghiên cứu khoa học).

- inch: là đơn vị đo độ dài của Anh và một số nước khác (1 inch = 2,54 cm).

2. Trong phạm vi các đơn vị diện tích

- Đơn vị chính đo diện tích là mét bình phương - m2 (mét vuông).

- Ở nhiều nước để đo diện tích đất, người ta sử dụng phổ biến các đơn vị đo là a và
hecta (1a = 100 m2 và 1ha = 104m2). Ở Việt Nam ngoài hecta ra, tùy theo từng
vùng miền, ta dùng các đơn vị khác để đo diện tích như: công (ở Nam Bộ, 1 công
=103 m2); mẫu Trung Bộ (1 mẫu Trung Bộ = 4970 m2); mẫu Bắc Bộ (1 mẫu Bắc
Bộ = 3600 m2). Ngoài ra, ở Bắc Bộ và Trung Bộ ta còn dùng đơn vị đo nhỏ hơn là
sào và thước (mỗi thước bằng 1/15 sào, mỗi sào bằng 1/10 mẫu).

3. Trong phạm vi các đơn vị thể tích

- Đơn vị chính đo thể tích là mét khối - m3

- Lít, chính xác bằng 1dm3 chỉ có thể sử dụng như một đơn vị đo hợp pháp vào việc đo
thể tích các chất lỏng và dung tích của các bình hoặc bể chứa.

1 m3 = 1000 dm3 = 1000 ℓ

4. Trong phạm vi các đơn vị khối lượng

- Kilôgam (kg) là đơn vị cơ bản, đồng thời cũng là đơn vị đo chính của khối lượng.

- Tấn, tạ, yến, cara không phải là các đơn vị đo của hệ SI, nhưng trong thực tế
người ta vẫn xem chúng như những đơn vị tạm hợp pháp.

5. Trong phạm vi các đơn vị thời gian

- Đơn vị cơ bản giây (s) cũng là đơn vị chính đo thời gian.

127
- Phút (min) và giờ (h) không phải là các đơn vị đo của SI, mặc dù vẫn được sử
dụng như những đơn vị đo hợp pháp.

6. Trong các đơn vị đo nhiệt độ

- Kenvin (K) là đơn vị cơ bản của nhiệt độ, mặc dù độ Celsius (oC) vẫn được công
nhận là đơn vị đo hợp pháp.

- Các khoảng (hiệu) nhiệt độ (trên các thang đo nhiệt độ tuyệt đối và nhiệt độ nhiệt
động Celsius) :1K và 1oC là bằng nhau (một số nước trên thế giới ký hiệu là deg).

7. Trong phạm vi các đơn vị góc

- Ngoài đơn vị đo góc phẳng rađian (rad) và góc khối sterađian (sr), hệ SI không
công nhận đơn vị độ góc (o), nhưng đơn vị này vẫn được coi là đơn vị hợp pháp.

8. Trong phạm vi các đơn vị đo lực

- Niutơn (N) là đơn vị đo chính của lực. Lực bằng 1N gây ra cho vật có khối lượng
1kg một gia tốc bằng 1m/s2, tức là:

1N = 1kg .1m/s2 = 1kgm/s2.

- dyn (1dyn = 10-5N) và kilôgam lực (1kG = 9,81N) không xuất hiện trong hệ SI,
nhưng người ta vẫn xem là các đơn vị tạm hợp pháp.
9. Trong phạm vi các đơn vị áp suất

- Pascan (1Pa = 1N/m2) là đơn vị chính của áp suất trong hê SI.


- Atmôtphe vật lý (1atm = 101325Pa), atmôtphe kỹ thuật (1at = 1kG/m2 =
98100 Pa), bar (1bar =105Pa), mmHg và mmH2O không phải là các đơn vị của hệ
SI, chúng được xem như những đơn vị tạm hợp pháp.
10. Trong phạm các đơn vị công, công suất

- Jun (1J = 1m2.kg.s-2) là đơn vị chính của công, năng lượng và lượng nhiệt
trong hệ SI.
- Kilôoát giờ (1kw.h = 3,6.106J = 3,6MJ không phải là đơn vị của SI, nhưng là
đơn vị hợp pháp.
- Calo (1cal = 4,1868 J) không xuất hiện trong hệ SI, nhưng vẫn được xem là
các đơn vị tạm hợp pháp.

128
- Oát (1W = 1J/s = 1m2. kg.s-3) là đơn vị chính của công suất cơ học, đồng
thời oát cũng là đơn vị chính của công suất điện.
- Mã lực (1ML = 735,5W) và calo trên giây (cal/s = 4,1868 W) đều không
phải là các đơn vị đo của hệ SI, nhưng hiện nay vẫn được xem là tạm hợp pháp.
12. Trong lĩnh vực các đại lượng điện và từ

- Cường độ dòng điện là ampe (A).

- Công thức W = J/s là quan trọng trong hệ đơn vị cơ học cũng như trong hệ đơn
vị điện, nên nó là chiếc cầu nối, giúp hai nhóm đơn vị đo điện và cơ trở nên phù
hợp nhau và do đó hệ SI trở thành hệ phổ biến.
13. Trong phạm vi các đại lượng lý - hóa

Thời gian đầu, đơn vị lượng chất (mol) cùng các đơn vị liên quan đến mol, ví dụ
như khối lượng mol (kg/mol, g/mol), thể tích mol (m3/mol, ℓ/mol), … đều xem
như các đơn vị đo ngoài hệ SI. Nhưng Hội nghị toàn thể về Đo lường lần XIV tại
Paris năm 1971 đã công nhận mol là đơn vị cơ bản thứ bảy của hệ SI, do đó các
đơn vị đo khác liên quan với mol đều trở thành các đơn vị đo của hệ SI.

129
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BẢNG THÔNG TIN HỮU DỤNG

BẢNG 1. SAI SỐ CỦA MỘT SỐ HÀM SỐ THÔNG DỤNG

Hàm số Sai số tuyệt đối Sai số tương đối

A = x+y−z A = x + y + z x + y + z
=
x+y−z

kx kx x / x

ln x x x
/ x.ln x
x x

sin mx m cos mx x m cotg(mx) x

cos mx m sin mx x m tg(mx) x

m m
x x
tg(mx) cos 2 mx cosmx.sin mx

cotg(mx) m
x m
x
sin 2 mx cosmx.sin mx

x y
x.y x.y + y.x +
|x| | y|

x y
x x.y + y.x +
|x| | y|
y y2

m x
m
m m−n .
x n
x n
.x n x
n

130
BẢNG 2.
CÁC TIỀN TỐ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ TẠO RA TÊN KÝ HIỆU CÁC ĐƠN VỊ BỘI

Thừa số Tiền tố Ký hiệu Ví dụ ứng dụng

1018 ecxa E ecxagam – Eg = 1018g

1015 pêta P pêtagam – Pg = 1015g

1012 têra T têragam – Tg = 1012g

109 giga G gigagam – Gg = 109g

106 mêga M mêgagam – Mg = 106g

103 kilô k kilôgam – kg = 103g

102 hectô h hectôgam – hg = 102g

101 đêca da đêcagam – dag = 10g

1 - gam – g

10-1 đêxi d đêxigam – dg =10-1g

10-2 xenti c xentigam – cg = 10-2g

10-3 mili m miligam – mg = 10-3g

10-6 micrô  micrôgam – g = 10-6g

10-9 nanô n nanôgam – ng = 10-9g

10-12 picô p picôgam – pg = 10-12g

10-15 femtô f femtôgam – fg = 10-15g

10-18 attô a attôgam – ag = 10-18g

131
BẢNG 3. MỘT SỐ HẰNG SỐ TOÁN HỌC VÀ VẬT LÝ HAY DÙNG
STT Tên hằng số Giá trị

1. Pi () 3,141592653589793238…

2. Hằng số e (e) 2,718281828459045235...

3. Gia tốc hấp dẫn chuẩn (g) 9,80665 m/s2

4. Hằng số hấp dẫn (G) 6,6742(10).10−11m3/kg.s2

5. Hằng số Stefan-Boltzmann () 5,670400(40) × 10−8 W/m2.K4

6. Hằng số khí (R) 8,314472(15) J/mol.K

7. Hằng số Boltzmann (kB) 1,3806505(24).10−23 J/K

8. Hằng số Planck (h) 6,6260693(11).10−34 J.s

9. Hằng số Avogadro (NA) 6,0221415(10).1023

10. Vận tốc ánh sáng trong chân không (c) 299792458 m/s  3.108m/s

11. Điện tích nguyên tố (e) 1,60217653(14).10−19 C

12. Khối lượng điện tử (me) 9,1093826(16).10−31 kg

13. Bước sóng Compton cho e- (c) 2,426 310 238(16).10−12 m

14. Khối lượng prôtôn (mp) 1,67262171(29).10−27 kg

15. Khối lượng nơtrôn (mn) 1,674 92728(29).10−27 kg

(Ghi chú: trong phần giá trị, các số in đậm là giá trị của hằng số dùng trong các
phép đo thông thường)

132
Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Thanh Bình (Chủ biên), “Thực tập Vật lý đại cương”, T1, 2, 3, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

2. Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương T1, 2, 3, NXB Giáo dục,
2010.

3. Trần Quốc Bình, “Lý thuyết sai số và phương pháp bình phương nhỏ nhất”,
Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005.

4. Nguyễn Văn Hướng, “Sổ tay tra cứu Vật lý”, NXB Giáo dục, Hà Nội - 2006.

5. Viện Vật lý Kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà Nội, “Bộ tài liệu Hướng dẫn thí
nghiệm Vật lý đại cương”, 2002

133

You might also like