You are on page 1of 5

Bài tổng kết môn THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG

Họ tên SVTH:

MSSV :

NHÓM :

LỚP :

NGÀNH :

………o0o………

Bài 1: Đo khối lượng riêng của vật rắn đồng chất

Khối lượng riêng của một vật là đại lượng vật lý biểu thị phân bố khối lượng tại từng vị
trí trên vật, có trị số bằng khối lượng của một đơn vị thể tích. Công thức là:
M
ρ=
V
Mục đích: Làm quen với thước kẹp, cân kỹ thuật và biết cách xác định khối lượng
riêng của vật rắn đồng chất.

Dụng cụ: vòng đồng, bi thép, thước kẹp, cân kỹ thuật, hộp quá cân
Tóm tắt thí nghiệm:
 Đo kích thước và xác định thể tích của các vật rắn có hình dạng đối xứng
 B1: Đo kích thước dễ xác định thể tích của một chiếc vòng đồng bằng thước kẹp.
 B2: Xác định thể tích của khối hình hộp bằng thép đặc biệt.
 B3: Xác định thể tích của viên bi thép.
 Cân khối lượng của một vật trên cân kỹ thuật
 B1: Xác định độ nhạy S và chính xác α của cân.
 B2: Cân đơn.
Qua bài thí nghiệm trên, sinh viên học được:
 Cách sử dụng các dụng cụ đo độ dài có độ chính xác tương đối cao được sử dụng
rộng rãi trong kỹ thuật (thước kẹp, panme) để đo kích thước một số vật mẫu
 Xác định được khối lượng vật thông qua cân kỹ thuật
 Viết được báo cáo và tính được sai số theo yêu cầu
 Nắm được cách làm thí nghiệm với cân kỹ thuật và đo kích thước vật 
Bài 2: Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch

Mục đích: Sử dụng được đồng hiện số MC-963A và xác định được gia tốc trọng
trường bằng con lắc thuận nghịch

Dụng cụ: con lắc, giá treo con lắc, thước milimet, thước kẹp, cổng quang điện,
đồng hồ thời gian hiện số MC- 963A, giấy vẽ đồ thị
Tóm tắt thí nghiệm:
 Vặn gia trọng C về sát quả nặng 4. Dùng thước cặp đo khoảng cách x0 giữa chúng.
Ghi giá trị x0 vào bảng 1. Đặt con lắc lên giá đỡ theo chiều, đo thời gian 50 chu kỳ
dao động .
 Đảo ngược con lắc, và đo thời gian 50 chu kỳ nghịch.
 Vặn gia trọng C về vị trí cách quả nặng 4 một khoảng x' = x0 + 40mm. Đo thời gian
50 chu kỳ thuận và 50 chu kỳ nghịch ứng với vị trí này.
 Biểu diễn kết quả đo trên đồ thị.
 Dùng thước cặp đặt gia trọng C về đúng vị trí x1. Đo 50T1 và 50T2.
 Cuối cùng, khi đã xác định được vị trí tốt nhất của gia trọng C, ta đo mỗi chiều từ 3
đến 5 lần.
 Dùng thước 1000mm đo khoảng cách L giữa hai lưỡi dao O1, O2.
 Thực hiện xong thí nghiệm, tắt máy đo và rút phích cắm điện của nó ra khỏi nguồn ~
220V.
Qua bài thí nghiệm trên, sinh viên học được:
 Kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực nghiệm để xác định gia tốc trọng trường bằng
con lắc thuận nghịch.
 Nắm được cấu tạo và hoạt động của con lắc thuận nghịch.
 Biết cách sử dụng con lắc và máy đo thời gian.
 Viết được báo cáo, cách làm thí nghiệm và tính được sai số theo yêu cầu

Bài 3: Xác định momen quán tính của trục đặc và lực ma sát trong ổ trục quay

Momen quán tính đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của 1 vật quay quanh trục trong
chuyển động, đơn vị đo là kg . m2 .
⃗M
Phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn: ⃗β =
I
Mục đích: Làm quen với bộ thí nghiệm vật lý MC-965
Tóm tắt thí nghiệm:
 Kiểm tra bộ dụng cụ thí nghiệm.
 Đo thời gian chuyển động t và độ cao h1 , h2 .
Qua bài thí nghiệm trên, sinh viên học được:
 Cách lắp ráp, sử dụng và điều chỉnh thiết bị như đồng hồ, cổng quang điện,.v.v..
 Khi cuốn bánh xe lên cần quấn sợi dây sát nhau nhằm tránh xảy ra sai số
 Cần tập trung quan sát bấm đồng hồ thật nhanh vì sai số chủ yếu là sai số ngẫu nhiên,
thường việc đo đạc h₁, h₂ bằng mắt thường khó chính xác.

Bài 6: Khảo sát mạch dao động tích phóng dung đèn neon đo điện trở và điện dung

Mạch dao động tích phóng dùng đèn neon là mạch dao động điện đơn giản gồm: đèn neon
Ne, điện trở bảo vệ R mắc nối tiếp đèn neon Ne, tụ điện C mắc song song với đèn neon Ne,
nguồn điện không đổi Un.
Khi  U = US: đèn neon sáng, tụ C tích điện sau đó phóng.
          U = UT (hiệu điện thế tắt): đèn neon tắt, trở thành vật cách điện.
          T = t2 – t1 : thời gian sáng 2 lần liên tiếp ( chu kỳ dao động ).
Dụng cụ: Bộ TNVL -958 , điện trở mẫu ,tụ điện mẫu, điện trở cần đo,tụ điện cần đo
Tóm tắt thí nghiệm:
 Đo hiệu điện thế sáng U S và hiệu điện thế tắt U T của đèn Neon.
 Nghiệm công thức xác định chu kỳ τ của mạch dao động tích phóng đèn Neon.
 Xác định điện trở R x.
 Xác định điện dung C x .
Qua bài thí nghiệm trên, sinh viên học được:
 Cách sử dụng bộ thí nghiệm vật lý MC – 958
 Hiểu được mạch dao động tích phóng dùng đèn neon là như thế nào
 Biết được tác dụng của tụ C đối với đèn neon: khi tụ phóng điện và không phóng điện
thì giá trị của U như thế nào và từ đó ảnh hưởng đến đèn tắt và sáng như thế nào.

Bài 7: Làm quen sử dụng dụng cụ đo điện khảo sát các mạch điện một chiều và xoay
chiều

Theo định luật Ôm đối với mạch điện một chiều, cường độ dòng điện I chạy qua mạch tỉ
lệ với hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch:
U
I= . 
R
Mục đích: Làm quen và sử dụng đồng hồ đa năng hiện số
Tóm tắt thí nghiệm:
 Xác định nhiệt độ nóng sáng của dây tóc đèn.
 Kiểm tra hoạt động của bộ nguồn 12V-3A.
 Vẽ đặc tuyến volt-ampe của bóng đèn dây tóc.
Qua bài thí nghiệm trên, sinh viên học được:
 Làm quen và sử dụng đồng hồ đa năng hiện số để đo hiệu điện thế và cường độ dòng
điện trong các mạch điện một chiều và xoay chiều hoặc đo điện trở của các vật dẫn.
 Biết được sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở kim loại.
 Biết được phương pháp giản đồ Fresnel, biết các xác định tổng trở cảm kháng, dung
kháng của mạch điện dựa vào định luật Ôm. 
 Xác định được điện dung của tụ điện và hệ số tự cảm của cuộn dây tóc bóng đèn.

Bài 8: Xác định chiết suất của thủy tinh bằng kính hiển vi

Mục đích: Sử dụng thành thạo thước pame, kính hiển vi và xác định chiết suất
của thủy tinh bằng kính hiển vi.

Dụng cụ: Thước pame, kính hiển vi, bản thủy tinh cần đo
Tóm tắt thí nghiệm:

 Đo độ dày thực của bản thủy tinh bằng thước Panme.


 Đo độ dày biểu kiến của bản thủy tinh bằng kính hiển vi.
 Ghi nhận kết quả và hoàn thành bảng số liệu.

Qua bài thí nghiệm trên, sinh viên học được:


 Làm quen với loại kính hiển vi quang học thông dụng biết cấu tạo và cách sử dụng.
 Dùng kính hiển vi để đo chiết suất của hai bản thuỷ tinh có độ dày khác nhau.
 Cách sử dụng thước Panme

Bài 9: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ

Mục đích: Xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ
Tiêu cự f của thấu kính liên hệ với các khoảng cách d và d ' tính từ quang tâm của thấu
1 1 1 d d'
kính đến vật AB và đến ảnh A’B’ của vật theo công thức: f d ' . Từ đó suy ra:
= + f =
d d +d '

Tóm tắt thí nghiệm:

 Đo tiêu cự bằng thấu kính hội tụ


 Đo tiêu cự bằng thấu kính phân kì

Qua bài thí nghiệm trên, sinh viên học được:


 Sự tạo ảnh của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì trong thực tế
 Làm thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ dựa trên 2 phương pháp Silberman và
Bessei.
 Làm thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính phân kì dựa bằng phương pháp điểm liên kết
 Viết được báo cáo thí nghiệm và tính toán sai số của phép đo.

You might also like