You are on page 1of 17

Tên thành viên:

Hồ Thanh Trúc- 46.01.401.301


Nguyễn Hồ Phước- 46.01.401. 199
BÁO CÁO THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM LỚP 9
Thí nghiệm: Định luật khúc xạ ánh sáng
1. Mục đích thí nghiệm: Đo góc tới và góc khúc xạ tương ứng để rút ra nội dung của định
luật khúc xạ ánh sáng.
2. Dụng cụ, vật liệu
- Thước đo góc.
- Đèn lazer.
- Bảng trắng.
- Khối lăng kính hình bán nguyệt.

3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm


- Đặt lăng kính hình bán nguyệt lên thước đo góc, chiếu tia lazer từ môi trường không khí
sang môi trường có lăng kính và quan sát hiện tượng, quan sát sự thay đổi của góc khúc xạ r khi
góc tới i thay đổi.

Lần 1 Lần 2 Lần 3


Lần 4 Lần 5 Lần 6
Bảng số liệu
Lần đo 1 2 3 4 5 6
Góc tới i 30o 40o 50o 55o 60o 70o
Góc khúc
20o 26o 33o 34o 37o 41o
xạ r
Sin i 0,5 ≈ 0,642 ≈ 0,766 ≈ 0,819 ≈ 0,866 ≈ 0,939
Sin r ≈ 0,342 ≈ 0,438 ≈ 0,544 ≈ 0,559 ≈ 0,601 ≈ 0,656
𝐬𝐢𝐧 𝒊
1,462 1,466 1,408 1,465 1,440 1,431
𝐬𝐢𝐧 𝒓
4. Nhận xét
- Góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
- Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy Sini/Sinr xấp xỉ nhau, nếu bỏ qua sai số thì Sini/Sinr bằng
hằng số.
Trong hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin i và sin r là một hằng số.
Thí nghiệm: Hiện tượng phản xạ toàn phần – xác định góc tới giới hạn phản xạ toàn phần
1. Mục đích thí nghiệm
- Quan sát thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Xác định
được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần.
2. Dụng cụ, vật liệu
- Thiết bị chiếu tia laze.
- Khối lăng kính hình bán nguyệt.
- Thước đo góc 360 độ.

3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm


➢ Cách bố trí
Lấy khối lăng kính hình bán nguyệt để lên thước đo góc và dùng tia laze chiếu vào như hình bên:

➢ Các bước tiến hành


- Điều chỉnh góc tới i tăng thì góc r cũng tăng
(với r > i).
- Khi r đạt giá trị cực đại 90o như hình bên:
4. Kết luận
➢ Kết quả

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Lần 4
Khi r đạt giá trị cực đại 90o → i đạt igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần, còn gọi là
góc tới hạn.
➢ Kết luận: Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là ánh sáng truyền từ môi trường
chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém; góc tới lớn hơn góc giới hạn.
Thí nghiệm: Đường đi của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song
song trục chính).
1. Mục đích thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm để rút ra quy luật về đường đi của các tia sáng
đặc biệt qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song trục chính).
2. Dụng cụ, vật liệu
Bộ thí nghiệm về đường đi của các tia sáng đặc biệt
qua thấu kính hội tụ:
- Nguồn sáng.
- Tấm chắn để tạo 1 tia sáng và 3 tia sáng.
- Bảng từ để gắn các dụng cụ quang học.
- Bút lông, thước kẻ 20 cm.
3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm
- Gắn 1 thấu kính hội tụ lên bảng từ để gắn dụng cụ quang học .
- Sau đó, chiếu 1 nguồn sáng với 3 tia sáng tới qua thấu kính. Quan sát đưa ra kết luận.
➢ Tia sáng tới đi qua quang tâm:

➢ Tia sáng tới song song trục chính:

4. Kết luận
- Tia sáng tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương
của tia tới.
- Tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
Thí nghiệm: Chứng tỏ ảnh thật hứng được trên màn, ảnh ảo không hứng được trên màn
1. Mục đích thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận “Ảnh thật hứng được trên
màn, ảnh ảo không hứng được trên màn”.
2. Dụng cụ, vật liệu
- Giá quang học.
- Nguồn sáng, vật sáng hình số 1.
- Màn ảnh.
- Thấu kính hội tụ (bộ thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ).
3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Đặt số 1 ở một vị trí trước thấu kính hội tụ.
Bước 2: Đặt màn hứng ở trước thấu kính. Từ từ đưa màn ra xa thấu kính và quan sát xem có ảnh
trên màn hay không.
Bước 3: Thay đổi vị trí của vật và cũng làm tương tự, ta vẫn được kết quả là không có vị trí nào
của vật để thu được ảnh trên màn quan sát.

4. Kết luận
- Ảnh xuất hiện ở trên màn là ảnh thật và ngược chiều so với vật.
- Khi đặt vật nằm trong tiêu cự, màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu
kinh, không hứng được ảnh ở trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan
sát thấy ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. Đó là là ảnh ảo không hứng được trên màn.
Thí nghiệm: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
1. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát sự tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ.
- Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
2. Dụng cụ, vật liệu
- Một thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo.
- Một vật sáng có hình dạng chữ L hoặc F...
- Một màn ảnh.
- Một giá quang học thẳng trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh.
- Một thước thẳng chia độ đến millimeter.
3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm
➢ Cách bố trí:
- Dựng ảnh của một vật AB có độ cao là h và vuông góc với trục chính của TKHT và cách
thấu kính một khoảng d = 2f

- Dựa vào hình vẽ để chứng minh rằng trong trường hợp này thì ta thu được ảnh ngược
chiều cao bằng vật và khoảng cách từ vật và từ ảnh đến thấu kính là bằng nhau
➢ Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Đo chiều cao vật (chữ F).
Bước 2: Dịch chuyển đồng thời vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính cho đến khi thu được ảnh rõ
nét. Kỹ thuật dịch chuyển: mỗi lần dịch chuyển màn ảnh 1cm thì đồng thời dịch chuyển nến và
chữ F 1cm
Bước 3: Khi đã thấy ảnh rõ nét, cần kiểm tra lại xem hai điều kiện d = d’, h = h’ có được thoả
mãn hay không.
Bước 4: Nếu hai điều kiện trên đã được thoả mãn thì đo khoảng cách từ vật đến màn ảnh và tính
tiêu cự của thấu kính theo công thức: F= (d+d’)/4

4. Kết quả thí nghiệm và kết luận


Bảng kết quả
Khoảng cách từ vật Chiều cao của Chiều cao của Tiêu cự của thấu kính
Stt
đến màng ảnh (mm) vật (mm) ảnh (mm) (mm)
1 198 20 19 49,5
2 200 20 20 50
3 202 20 20 50,5
4 201 20 21 50,25
- Giá trị trung bình của tiêu cự thấu kính đo được:
→ f = (49,5+ 50+50,5+50,25)/4= 50.0625 mm
- Từ kết quả trên, ta suy ra cách đo f.
+ Thoạt tiên đặt vật và màn ảnh khá gần thấu kính, cách thấu kính những khoảng bằng nhau
d = d'.
+ Xê dịch đồng thời vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính, nhưng phải luôn luôn giữ sao cho d
= d', cho đến khi thu được một ảnh rõ nét, cao vằng vật. Lúc này ta sẽ có d = d' = 2f và d + d' =
4f.
Thí nghiệm: Tác dụng cản trở dòng điện của điện trở
1. Mục đích thí nghiệm: Đo cường độ dòng điện ứng với các điện trở khác nhau, từ đó rút ra
kết luận về tác dụng cản trở dòng điện của điện trở.
2. Dụng cụ, vật liệu
- Nguồn điện 12 Vôn một chiều.
- Biến trở núm xoay.
- Ampe kế 1 chiều, dây nối, khóa k.
3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm
Bước 1: vẽ sơ đồ mạch điện ra giấy

Bước 2: Tìm kiếm dụng cụ có trong sơ đồ mạch điện đã vẽ và đem lại sắp xếp theo thứ tự.
Bước 3: Lắp ráp các dụng cụ vào bảng lắp ráp mạch điện thành 1 hệ hoàn chỉnh như sơ đồ đã vẽ
vào giấy.
+ Đầu tiên ta sẽ nối hai dây điện đang cấm ở trên bảng vào nguồn với dây màu đỏ là cực dương
và màu xanh là cực âm.
+ Sau đó cho dòng điện theo chiều dương cùng với dây màu đỏ nối vào cực dương của Ampe kế
và dây màu xanh cấm vào chổ cấm có giá trị lớn nhất.
+ Tiếp theo t gắn khoá k như hình .
+ Tiếp tục lắp 1 biến trở có núm xoay 1 dây nối vào cực dương và 1 dây nối nào cực âm và tiếp
tục nối đi vào cực âm nguồn.
+ Cuối cùng bật nguồn và xoay biến trở đến các giá trị khác nhau ta sẽ thấy sự thay đổi ampe kế.
1. Kết quả thí nghiệm và kết luận
➢ Kết quả:

R () 10 20 30 40
I (mA) 150 120 100 90
➢ Kết luận: Điện trở và cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với nhau
Thí nghiệm: Định luật Ohm
1. Mục đích thí nghiệm
Đo cường độ dòng điện và HĐT tương ứng của một vật dẫn trong mạch điện, lập tỉ số U và I để
rút ra nội dung của định luật Ohm.
2. Dụng cụ, vật liệu
- Nguồn điện 12 volt.
- Đế đặt pin.
- Điện trở 10 Ohm.
- Ampe kế 1 chiều, vôn kế 1 chiều.
- Dây nối, khóa k.
1. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm
Bước 1: vẽ sơ đồ mạch điện ra giấy
Bước 2: Tìm kiếm những dụng cụ có trong sơ đồ mạch điện đã vẽ và đem lại sắp xếp theo thứ
tự.
Bước 3: Lắp ráp các dụng cụ vào bảng lắp ráp mạch điện thành 1 hệ hoàn chỉnh như sơ đồ đã vẽ
vào giấy.
+ Đầu tiên ta sẽ nối hai dây điện đang cấm ở trên bảng vào nguồn với dây màu đỏ là cực dương
và màu xanh là cực âm.
+ Sau đó cho dòng điện theo chiều dương cùng với dây màu đỏ nối vào cực dương của Ampe kế
và dây màu xanh cấm vào chổ cấm có giá trị lớn nhất.
+ Tiếp rheo t gắn khoá k như hình .
+ Tiếp tục ta lắp 1 điện trở 10 ohm và một vôn kế mắc ở 2 đầu điện trở với sợi dây màu đỏ dẫn
theo dòng điện đi từ cực dương nguồn cấm vào ổ cấm cực dương của vôn kế và dây còn lại cấm
vào vị trí có giá trị hiệu điện thế gần giá trị hiệu điện thế nguồn đầu còn lại đi cấm vào vị trí có
dòng điện đang đi về cực âm nguồn như hình.
+Cuối cùng bật nguồn đo nếu không nhận được giá trị của ampe kế thì ta có thể dời vị trí chổ
cấm mức cao nhất xuống vị trí tiếp theo thì ta sẽ đo được.
2. Kết quả thí nghiệm và kết luận
U (V) 2,9 4,5 5,9
I (mA) 360 400 450
Tỉ số U/I 8,05 11,25 13,33
➢ Kết luận: Ta có thể thấy giá trị của tỉ số U/I gần bằng với giá trị của điện trở nên ta có thể
hiểu là điện trở có sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
Thí nghiệm: khảo sát sự phụ thuộc giữa cường độ dòng điện toàn mạch và cường độ dòng
điện thành phần trong mạch điện: nối tiếp và song song.
1. Mục đích thí nghiệm
Đo cường độ dòng điện toàn mạch và cường độ dòng điện của các mạch thành phần trong đoạn
mạch nối tiếp và song song, từ đó rút ra kết luận về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện toàn
mạch và cường độ dòng điện thành phần trong mạch điện: nối tiếp và song song.
2. Dụng cụ, vật liệu
- Nguồn điện 12 Vôn.
- 3 Đồng hồ đo đa năng.
- 2 điện trở (10ohm và 20ohm) dây nối.
3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm
➢ Mạch mắc nối tiếp:
Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện ra giấy (Áp dụng tương tự cho mạch mắc song song)

Bước 2: Tìm kiếm những dụng cụ có trong sơ


đồ mạch điện đã vẽ và đem lại sắp xếp theo
thứ tự. (Áp dụng tương tự cho mạch mắc song
song)
Bước 3: Lắp ráp các dụng cụ vào nhau thành
1 hệ hoàn chỉnh như sơ đồ đã vẽ vào giấy.
- Đầu tiên dây đỏ nối từ cực dưng nguồn
đến cực dương đồng hồ đo đa năng và sẽ có 1 sợi dây đỏ khác mắc nối tiếp từ cực âm đồng
hồ vào điện trở và sợi dây điện màu đỏ tiếp theo sẽ được nối từ điện trở đến cực dương máy
đo đa năng tiếp theo và từu cực âm sẽ có 1 dây điện đỏ khác mắc nối tiếp vào 1 điện trở khác
và từ điện trở đó sẽ có 1 dây điện màu xanh mắc nối tiếp và cực dương của 1 đồng hồ khác
và cuối cùng dây màu xanh nối từ cực âm đồng hồ đến cực âm nguồn. Cuối cùng chỉ điến vị
trí Ampe để đồng hồ trở thành 1 ampe kế và đo cường độ dòng điện.

* Mắc song song

Lắp ráp các dụng cụ vào nhau thành 1 hệ hoàn chỉnh như sơ đồ đã vẽ vào giấy.
- Đầu tiên nối dây đỏ từ cực dương nguồn đến cực dương đồng hồ đo sau đó nối tiếp 1 dây đỏ
vào cực âm của dồng hồ rồi câm vào bảng lắp ráp máy này đông vai trò là ampe đo toàn mạch
- Sau đó nối tiếp 1 sợi dây đỏ vào điện trở thứ nhất và dây đỏ
mắc vào đầu còn lại điện trở tiếp tục được mắc nối tiếp vào cực
dương của 1 ampe kế khác.
- Tiếp theo sẽ có 1 hệ gồm ampe kế và 1 điện trở khác mắc nối
tiếp y như hệ lúc đầu và sẽ được mắc vào 2 đầu hệ lúc đầu tạo
đoạn mạch mắc song song
- Tiếp tực mắc sợ dây màu xang về cực âm nguồn như hình.
- Cuối cùng chỉnh đồng hồ đến vị trí ampe để đồng hồ trở thành
1 ampe kế và đo cường độ dòng điện.
4. Kết quả thí nghiệm và kết luận
* Mắc nối tiếp
I qua toàn mạch (A) I qua R1 (A) I qua R 2 (A)
0.27 0.26 0.27
*Mắc song song:
I qua toàn mạch (A) I qua R1 (A) I qua R 2 (A)
1.23 0,78 0,38
➢ Kết luận:
- Cường độ dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp bằng nhau.
- Cường độ dòng điện qua mạch song song bằng tổng cường độ dòng điện qua hai điện trở.
Thí nghiệm: Khảo sát sự phụ thuộc giữa hiệu điện thế toàn mạch và hiệu điện thế thành
phần trong mạch điện: nối tiếp và song song.
1. Mục đích thí nghiệm
Đo hiệu điện thế toàn mạch và hiệu điện thế của các mạch thành phần trong đoạn mạch nối tiếp
và song song, từ đó rút ra kết luận về mối liên hệ giữa hiệu điện thế toàn mạch và hiệu điện thế
thành phần trong mạch điện: nối tiếp và song song.
2. Dụng cụ, vật liệu
Nguồn điện12V, đế để pin, 3 vôn kế 1 chiều; 2 điện trở (10 Ohm và 20 Ohm) dây nối, khóa k.
3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm
➢ 3.1 Mạch điện nối tiếp
Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện ra giấy

Bước 2: Tìm kiếm dụng cụ có trong sơ đồ mạch điện đã vẽ và đem lại sắp xếp theo thứ tự.
Bước 3: Lắp ráp các dụng cụ vào bảng lắp ráp mạch điện thành 1 hệ hoàn chỉnh như sơ đồ đã vẽ
vào giấy.
Đầu tiên dây đỏ nối từ cực dưng nguồn đến cực dương
đồng hồ đo đa năng và sẽ có 1 sợi dây đỏ khác mắc nối
tiếp từ cực âm đồng hồ vào điện trở và sợi dây điện màu
đỏ tiếp theo sẽ được nối từ điện trở đến cực dương máy
đo đa năng tiếp theo và từu cực âm sẽ có 1 dây điện đỏ
khác mắc nối tiếp vào 1 điện trở khác và từ điện trở đó
sẽ có 1 dây điện màu xanh mắc nối tiếp và cực dương
của 1 đồng hồ khác và cuối cùng dây màu xanh nối từ
cực âm đồng hồ đến cực âm nguồn.Cuối cùng chỉnh
đồng hồ đến vị trí vôn để đồng hồ trở thành 1 Vôn kế và
đo hiệu điện thế qua toàn mạch và 2 đầu điện trở
➢ Mạch điện song song

Lắp ráp các dụng cụ vào bảng lắp ráp mạch điện thành 1 hệ hoàn chỉnh như sơ đồ đã vẽ vào giấy.
- Đầu tiên nối dây đỏ từ cực dương nguồn đến cực dương đồng hồ đo sau đó nối tiếp 1 dây đỏ
vào cực âm của dồng hồ rồi câm vào bảng lắp ráp máy này đông vai trò là ampe đo toàn mạch
- Sau đó nối tiếp 1 sợi dây đỏ vào điện trở thứ nhất và
dây đỏ mắc vào đầu còn lại điện trở tiếp tục được mắc
nối tiếp vào cực dương của 1 ampe kế khác.
- Tiếp theo sẽ có 1 hệ gồm ampe kế và 1 điện trở khác
mắc nối tiếp y như hệ lúc đầu và sẽ được mắc vào 2
đầu hệ lúc đầu tạo đoạn mạch mắc song song
- Tiếp tực mắc sợ dây màu xang về cực âm nguồn như
hình.
- Cuối cùng chỉnh đồng hồ đến vị trí vôn để đồng hồ
trở thành 1 Vôn kế và đo hiệu điện thế qua toàn mạch
và 2 đầu điện trở.
4. Kết quả thí nghiệm và kết luận
➢ Mạch điện nối tiếp
Hiệu điện thế toàn mạch Hiệu điện thế giữa hai đầu Hiệu điện thế giữa hai đầu
điện trở R1 (10ohm) điện trở R2(20ohm)
8,98V 2,36 V 5,30 V
➢ Mạch điện song song
Hiệu điện thế toàn mạch Hiệu điện thế giữa hai đầu Hiệu điện thế giữa hai đầu
điện trở R1 (10ohm) điện trở R2(20ohm)
0.08V 0.08V 0.08 V
➢ Kết luận:
- Trong mạch điện nối tiếp hiệu điện thế toàn mạch bằng tổng hiệu điện thế thành phần
trong mạch điện.
- Trong mạch điện nối tiếp hiệu điện thế toàn mạch bằng các hiệu điện thế thành phần
trong mạch điện.
Thí nghiệm: Hiện tượng cảm ứng điện từ
1. Mục đích thí nghiệm
Quan sát hiện tượng trong thí nghiệm rút ra khái niệm về hiện tượng cảm ứng điện từ và điều
kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Dụng cụ, vật liệu
Nam châm thẳng, nam châm điện, vòng dây có gắn 2 đèn LED mắc xung đổi (song song nhưng
cực dương của LED này nối với cực âm của LED kia) và nguồn cấp điện cho nam châm điện.
3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm
Cho nam châm SN dịch chuyển lại gần (C), sau đó ngừng
dịch chuyển, rồi đưa nam châm ra xa khung dây. Quan sát
sự sáng, tắt của 2 đèn khi nam châm và khung dây chuyển
động tương đối.
4. Kết luận
+ Khi cho nam châm dịch chuyển lại gần (C) thì thấy: đèn
đỏ sáng.
+ Nếu ngừng dịch chuyển nam châm thì: 2 đèn không sáng
+ Khi cho nam châm dịch chuyển ra xa (C) thì thấy: đèn xanh sáng.
- Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên
qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.
Thí nghiệm: Tạo ra dòng điện xoay chiều
1. Mục đích thí nghiệm: Vận hành mô hình máy phát điện xoay chiều để giải thích nguyên tắc
hoạt động của nó.
2. Dụng cụ, vật liệu: Máy phát điện

3. Cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm


- Cách 1: Đặt cuộn dây dẫn quay bên trong từ trường: Cho 1 cuộn dây dẫn kín quay quanh
1 trục thẳng trong từ trường của 1 nam châm
- Cách 2: Đặt nam châm quay xung quanh trước cuộn dây dẫn kín.
4. Kết quả thí nghiệm và kết luận
➢ Kết quả:

Chiều thuận Chiều ngược


+ Quay theo chiều Thuận – đèn xanh sáng
+ Quay ngược lại -đèn đỏ sáng
➢ Kết luận: Máy phát điện xoay chiều Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi
số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm thì
dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều.

You might also like