You are on page 1of 54

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH


Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Nhiệm vụ Tiến độ
Lê Viết Đạt (Nhóm trưởng) 2113134 A.I, A.II 100%
Phạm Hoàng Khang 2113678 A.II, B.I 100%
Nguyễn Thanh Phương Duy 2113026 B.II 100%
Nguyễn Thế Hiển 2013186 B.III 100%
Đỗ Phúc Đăng 2113169 B.IV 100%

LỚP: L12 – NHÓM: 2

GVHD: LẠI VĂN QUÍ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


MỤC LỤC

A. THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG ..........................................2


I. THÍ NGHIỆM XUYÊN TIÊU CHUẨN SPT ...........................2
1. Mục đích ...............................................................................3
2. Nguyên lý .............................................................................3
3. Dụng cụ ................................................................................3
4. Trình tự .................................................................................4
5. Hiệu chỉnh số đọc .................................................................5
6. Tương quan giữa các chỉ tiêu cơ lý của đất và kết quả
SPT .........................................................................................7
7. Kết quả thí nghiệm ...............................................................11
II. THÍ NGHIỆM XUYÊN TĨNH CPT..........................................19
1. Giới thiệu phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh CPT...........19
2. Các thiết bị thí nghiệm xuyên tĩnh CPT ...............................20
3. Tiến hành thí nghiệm xuyên tĩnh CPT .................................27
4. Diễn giải kết quả thí nghiệm ................................................29
5. Một số hình ảnh thực hiện thí nghiệm .................................31
6. Nhận xét về thí nghiệm ........................................................35
B. THÍ NGHIỆM NGOÀI HIỆN TRƯỜNG .............................36
I. THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH CỞ HẠT ..............................36
1. Tiêu chuẩn áp dụng ..............................................................36
2. Mục đích ...............................................................................36
3. Dụng cụ thí nghiệm ..............................................................36
4. Thí nghiệm............................................................................37

1
5. Tính toán kết quả ..................................................................38
6. Vẽ đường cong cấp phối hạt.................................................39
II. THÍ NGHIỆM ĐẦM CHẶT ...................................................40
1. Tiêu chuẩn áp dụng ..............................................................40
2. Mục đích ...............................................................................40
3. Dụng cụ thí nghiệm ..............................................................40
4. Thí nghiệm............................................................................41
5. Tính toán kết quả ..................................................................42
III. THÍ NGHIỆM GIỚI HẠN ATTERBERG ...............................45
1. Tiêu chuẩn áp dụng ..............................................................45
2. Mục đích ...............................................................................45
3. Dụng cụ thí nghiệm ..............................................................45
4. Thí nghiệm............................................................................47
5. Tính toán kết quả ..................................................................48
6. Nhận xét của sinh viên .........................................................49
IV.THÍ NGHIỆM CẮT TRỰC TIẾP .............................................50
1. Mục đích ...............................................................................50
2. Dụng cụ thí nghiệm ..............................................................50
3. Thí nghiệm............................................................................50
4. Tính toán kết quả ..................................................................51

2
A. THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG
I. THÍ NGHIỆM XUYÊN TIÊU CHUẨN SPT
• Hình ảnh thí nghiệm

1. Mục đích
Thí nghiệm dùng để đánh giá:
- Sức chịu tải của đất nền
- Độ chặt tương đối của nền đất cát
- Trạng thái của đất loại sét
- Độ bền nén một trục (qu) của đất sét
- Kết hợp lấy mẫu để phân loại đất
2. Nguyên lý thí nghiệm
Thí nghiệm sử dụng một ống mẫu thành mỏng với đường kính ngoài 51 mm, đường
kính trong 35 mm, và chiều dài 650 mm. Ống mẫu này được đưa đến đáy lỗ khoan sau
đó dùng búa trượt có khối lượng 63,5 kg cho rơi tự do từ khoảng cách 760 mm. Việc
đóng ống mẫu được chia làm ba nhịp, mỗi nhịp đóng sâu 150 mm tổng cộng 450 mm,
người ta sẽ tính số búa trong mỗi nhịp và chỉ ghi nhận tổng số búa trong hai nhịp cuối
và hay gọi số này là "giá trị N".
Trong trường hợp sau 50 búa đầu mà ống mẫu chưa cắm hết 150 mm thì người ta
chỉ ghi nhận 50 giá trị này. Số búa phản ảnh độ chặt của nền đất và được dùng để tính
toán trong địa kỹ thuật.

3
3. Dụng cụ thí nghiệm
- Ống mẫu: đường kính ngoài 50,8mm, đường kính trong 34,9mm, chiều dài ống
chẻ: 609mm, chiều dài mũi đóng là 57,1mm.
- Tạ có trọng lượng 63,5kg, rơi tự do trên đế nện.
- Đế nện.
- Cần trượt định hướng.

4. Trình tự thí nghiệm


- Bước 1: Khoan tạo lỗ đến độ sâu dự định thí nghiệm, vét sạch đáy, hạ ống mẫu
SPT và lắp đặt đế nện, cần, tạ…
- Bước 2: vạch lên cần đóng 3 khoảng, mỗi khoảng 15cm (tổng chiều sâu đóng
45cm).
- Bước 3: Cho tạ rơi tự do ở độ cao 76cm, đếm và ghi số tạ đóng cho từng khoảng
15cm.
- Bước 4: lấy chỉ số tạ đóng của 30cm cuối cùng làm chỉ số SPT.
Khoảng cách thí nghiệm SPT thông thường từ 1 – 3m, tùy theo độ đồng nhất của
đất nền.

4
5. Hiệu chỉnh số đọc:
Sức kháng xuyên (N) phụ thuộc vào năng lượng hữu ích của búa và chiều sâu của
điểm thí nghiệm, do đó sau khi thí nghiệm xong cần phải hiệu chỉnh số đọc khi thí
nghiệm.
Năng lượng toàn phần do búa rơi là: E=63,5*0,76 ≈ 48.3 kg.m
Tuy nhiên, năng lượng E này không hoàn toàn truyền tới ống lẫy mẫu, mà nó còn
mất mát năng lượng xảy ra ở các phần sau:
- Mất mát năng lượng do ma sát giữa búa rơi và trục hướng dẫn, ma sát giữa dây
kéo với ròng rọc
- Mất mát năng lượng do người thí nghiệm (loại búa kéo dây qua ròng rọc): Khi thả
dây để búa rơi, người thí nghiệm không thả tự do mà vẫn hơi níu dây lại (sợ văng dây,
gây nguy hiểm…)
- Mất mát năng lượng do ma sát giữa đất lỗ khoan với cần xuyên
Ở các nước đang phát triển, thiết bị SPT phổ biến vẫn là loại nhẫn (donut), sử dụng
dây kéo trên ròng rọc. Với loại này ở các nước tiên tiến, năng lượng hiệu quả là 45%-
65%. Tại Việt Nam, chúng ta chưa có thống kê, nhưng để an toàn, có thể tạm lấy năng
lượng hữu ích từ 30% đến 55%
Năng lượng hiệu quả (%) của một số thiết bị SPT.

5
Loại nhẫn (donut) Loại an toàn (safety)
Loại
Dây + Ròng Dây + Ròng
SPT Tự động Tự động
rọc rọc
Bắc Mỹ 45 70-80 80-100
Nhật 67 78
Anh 50 60
Ngoài ra, cùng một loại đất, nếu N60=10 tại chiều sâu 1m, thì tại chiều sâu 30m có
thể, N60=20. Đó là do tại 30m, áp lực ngang lớn hơn rất nhiều so với 1m, cho nên cần
phải đập nhiều nhát đập hơnDo đó, phải chuẩn hóa N về một giá trị có cùng năng
lượng hiệu quả. Ở các nước tiên tiến, người ta coi 60% là năng lượng hữu ích trung
bình. Vì vậy thường quy đổi N về N60 (60% năng lượng hữu ích)
Như vậy, ta cần hiệu chỉnh theo 2 hệ số chuẩn hóa dưới đây:
N’60 = N60*CN = N*CE*CN
Trong đó:
CE = EH/60; với CE là hệ số hiệu quả và EH là năng lượng hiệu quả có thực của thiết
bị
60 – Năng lượng hiệu quả tiêu chuẩn (60%)
Ở nước ta, có thể lấy CE = 0,5÷0,9
CN – Hệ số độ sâu. Hệ số này được nhiều tác giả kiến nghị như sau:
Liao và Whitman (1986): CN = (0,9576/ σ’vo)0,5
Peck (1974): CN = 0,77*log(20/1,05/ σ’vo)
Skempton (1986): CN = 2/(1+ σ’vo)
Ở đây, σ’vo là ứng suất hữu hiệu theo phương thẳng đứng (bar)

6
6. Tương quan giữa các chỉ tiêu cơ lý của đất và kết quả SPT
6.1. Đánh giá một số chỉ tiêu cơ lý của đất dựa vào kết quả SPT
- Đánh giá độ chặt tương đối của đất rời dựa trên kết quả SPT:

N60 <2 2-8 5-15 15-30 >30


B >0÷0,5 0,25÷0,5 0÷0,25 -0,5÷0 <-0,5
Dẻo Nửa
Trạng thái Mềm Cứng Rất rắn
cứng cứng

Terzaghi và Peck (1967) đầu tiên đưa ra tương quan Dr – N ( với Dr là độ chặt
tương đối và N là số đọc SPT thô, chưa hiệu chỉnh)

- Đánh giá trạng thái của đất dính dựa trên kết quả SPT
N 0÷4 4÷10 10÷30 30÷50 >50
Dr (%) 0÷15 15÷35 35÷65 65÷85 85÷100
Trạng thái Rât rời Rời Chặt vừa Chặt Rất chặt
Szechy và Varga ( 1978) đưa ra tương quna giữa độ sệt (B) và chỉ số N60, tuy nhiên
độ tin cậy của bảng này không cao lắm, vì các đất có độ nhạy cảm khác nhau sẽ có
tương quan khác đi
- Đánh giá tính biến dạng của đất dựa trên kết quả SPT
+ Đánh giá mô đun biến dạng của cát dựa trên kết quả SPT
Ohya và cộng sự (1982) cho rằng, thông qua kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn,
ta có thể sơ bộ dự báo mô đun biến dạng như sau:
E = k.N60`(bar)
Trong đó: k = 5 với đất cát lẫn bụi, sét;
k = 10 với đất cát sạch, cố kết thường
k = 15 với đất cát sạch, quá cố kết
+ Đánh giá mô đun đàn hồi tức thời của sét dựa trên kết quả SPT
Ohya và cộng sự (1982) cho rằng có thể tạm tính mô đun đàn hồi tức thời:
Eu ≈ (6 đến 50)*N600,63 (bar)
Giá trị trung bình là: Eu ≈ 19,3*N600,63

7
+ Đánh giá mô đun biến dạng của sét dựa trên kết quả SPT
Stroud (19740 kiến nghị cách ước tính mô đun biến dạng không nở hông như sau:
M = 4,1*N60 nếu Ip ≥ 30 (chỉ số dẻo)
M = (8,6 – 0,15Ip)*N60 nếu Ip < 30
+ Đánh giá mô đun cắt của đất dựa trên kết quả SPT
Worth và cộng sự (1979) cho rằng mô đun cắt tức thời Gmax (để tính toán kháng
chấn) có thể tạm tính
Gmax ≈ (60÷350) N600,77 (bar)
Giá trị trung bình là Gmax ≈ 120 N600,77
Mô đun cắt (dưới tải trọng tĩnh lâu dài) thông thường chỉ bằng 5%-10% mô đun cắt
cực đại Gmax
+ Đánh giá sức kháng cắt của đất cát dựa trên kết quả SPT
Cách tính của Peck và công sự:
φ ≈ 54 – 27,6034 e-0,14N60’
Cách tính của Schmertmann
φ ≈ arctg [N60/(12,2 + 20,3 σ’vo)] 0,34
Ta có bảng tương quan giữa N và φ
N 0÷4 4÷10 10÷30 30÷50 >50
Theo Peck và cộng sự < 28 28÷30 30÷36 34÷41 >41
Theo Mayerhof < 30 30÷35 35÷40 40÷45 >45
Độ chặt tương đối Rất rời Rời Chặt vừa Chặt Rất chặt
+ Đánh giá sức kháng cắt của đất sét dựa trên kết quả SPT
Các quan hệ giữa sức chống cắt không thoát nước Su và thí nghiệm SPT thường có
độ tin cậy thấp. Trong đó, hai quan hệ phổ biến là:
Terzaghi và Peck (1976): Su= 0,06*N60 (bar)
Hara (1974): Su = 0,29*N600,72 (bar)
Nên lưu ý rằng, tương quan N và Su phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, ví dụ như
tính nhạy cảm của đất sét.
+ Đánh giá khả năng biến loãng của đất dựa trên kết quả SPT
Dựa vào các số liệu thu thập và thống kê, Seed và De Alba đã thiết lập nên mối
tương quan giữa N’60 với khả năng biến loãng của đất rời. Kết quả đưa ra được đồ thị

8
liên quan giữa 2 đại lượng là: N’60 và tỷ số của τ1/ σ’vo ; ta thấy cùng với giá trị N’60,
đất tốt hơn ( có khả năng kháng chấn cao hơn) là đất có hàm lượng hạt mịn nhiều hơn
trong cấp phối của cát.
6.2. Đánh giá một số chỉ tiêu cơ lý của đất dựa vào kết quả SPT theo
tiêu chuẩn hiện hành tại Việt Nam (TCVN (9351-2012)
- Quan hệ giữa sức kháng xuyên tiêu chuẩn NSPT và sức kháng xuyên tĩnh đầu mũi
qc
Thứ tự Loại đất Tỷ số qc/NSPT
1 Sét 2
2 Sét pha 3
3 Cát hạt mịn 4
4 Cát hạt trung, thô 5÷6
5 Cát hạt trung lẫn sạn sỏi >8

Từ mối quan hệ trên, ta có thể thành lập biểu đồ mối tương quan giữa tỷ số
qc/NSPT và thành phần hạt của mẫu đất
- Đánh giá một số chỉ tiêu cơ lý của đất theo kết quả SPT
+ Đối với đất rời:
Trạng thái Dr (%) NSPT φ (ͦ)
Xốp <30 <10 25,00÷30,00
Chặt vừa 30÷60 10÷30 30,00÷32,30
Chặt 60÷80 30÷50 32,30÷40,00
Rất chặt >80 >50 40,00÷45,00

Quan hệ giữa góc ma sát trong và sức kháng xuyên tiêu chuẩn, có thể như sau:
φ = (12+NSPT)0,5 + a
Mô đun biến dạng E (MPa):
E = [a +c (NSPT +6)]/10

9
Trong đó: a là hệ số, được lấy bằng 40 khi NSPT> 15; lấy bằn 0 khi NSPT<15
c là hệ số, được lấy phụ thuộc vào loại đất:
• c = 3,0 với đất loại sét;
• c = 3,5 với đất cát mịn;
• c = 4,5 với đất cát trung;
• c = 7,0 với đất cát thô;
• c = 10,0 với đất cát lẫn sỏi sạn
• c = 12,0 với đất sạn sỏi lẫn cát
• Đối với đất dính:
Quan hệ giữa NSPT với độ sệt và độ bền nén có nở hông (qu)

NSPT Độ sệt qu, MPa


<2 Chảy <0,025
2÷4 Dẻo – chảy 0,025÷0,050
4÷8 Dẻo 0,050÷0,100
8÷10 Cứng 0,100÷0,200
15÷30 Rất cứng 0,200÷0,400
>30 Rắn >0,400

10
7. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Chi tiết hố khoan 2

11
12
13
14
15
Chi tiết mặt cắt 1-3

16
NHẬN XÉT
- Theo Kulhawy và Trautmann (1996) và nhiều tác giả khác, trong tất cả các thí
nghiệm hiện trường, thí nghiệm SPT là thí nghiệm có độ tin cậy kém nhất. Các chỉ tiêu
ước tính từ thí nghiệm SPT thường cũng có độ tin cậy thấp.
- Thí nghiệm SPT dễ làm, thuận tiện, vì thực hiện ngay trong hố khoan thăm dò,
kết hợp lấy mẫu không nguyên dạng dùng mô tả và thí nghiệm phân loại đất, thí
nghiệm thực hiện được ở độ sâu đủ lớn. Chi phí cho thí nghiệm không quá đắt; Thí
nghiệm có thể thực hiện với hầu hết các loại đất.( có ưu thế so với các thì nghiệm hiejn
trường khác)
- Số đo sức kháng xuyên tiêu chuẩn NSPT cung cấp được thông số cần thiết để tính
toán nhiều chỉ tiêu cơ lý; đặc biệt phù hợp với những ứng dụng ước tính sức chịu tải,
ước tính chỉ tiêu kháng cắt. Tuy nhiên do sai số và độ tin cậy thấp nên lưu ý sử dụng
17
thông số này cho phù hợp.
- Việc hiệu chỉnh và xử lí sai số của kết quả NSPT đã giúp nâng cao độ tin cậy của
thí nghiệm hơn. Những cải tiến mới của thí nghiệm, đó là SPT-T (Standard Penetration
Test with Torque), sau khi đếm số nhát đập N, người ta xoắn cần và lấy ống mẫu, từ
đó đo được lực ma sát giữa đất và thành ống mẫu (thiết bị cần quay và hộp đo biến
dạng chuyên dụng). Như vậy, ta có thêm được một thông số của đất nền.
- Tựu chung lại, để có được kết quả khảo sát chính xác và phù hợp phục vụ cho
công tác thiết kế và giải pháp xử lí nền móng; thì không thể sử dụng đơn lẻ các thì
nghiệm hiện trường như thí nghiệm Xuyên tiêu chuẩn SPT được, cần kết hợp thí
nghiệm SPT với các thí nghiệm hiện trường khác, để thu được kết quả và thông số
chính xác nhất và có độ tin cậy cao.

18
II. THÍ NGHIỆM XUYÊN TĨNH CPT
1. Giới thiệu phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh CPT:
Đối với phương pháp xuyên tĩnh, mũi xuyên được đưa vào đất nhờ lực ép tĩnh bởi
cơ cấu thủy lực, lực ép tối đa có thể là 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn hoặc thậm chí là lớn hơn.
Xuyên tĩnh là phương pháp xuyên hiệu quả nhất được sử dụng để nghiên cứu đất nền ở
trạng thái tự nhiên. Các thông tin thu nhận được từ xuyên tĩnh rất phong phú và đạt độ
chính xác cao. Phương pháp xuyên tĩnh cho phép giải quyết tốt các nhiệm vụ địa chất
công trình sau:
- Phân chia chi tiết địa tầng thành các lớp đất có chất lượng xây dựng khác nhau,
đánh giá được mức độ đồng nhất của đất nền.
- Đánh giá được độ chật cảu đát loại cát, trạng thái của đất loại sét.
- Xác định được một số đặc trưng về độ bền và biến dạng của đất nền.
- Cho phép xác định được chiều sâu lớp đặt mũi cọc. Tài liệu xuyên tĩnh thường
được sử dụng để tính toán sức chịu tải của cọc.
Việc áp dụng phương pháp xuyên tĩnh trong khảo sát ĐCCT cho phép bổ sung đầy
đủ các thông tin ĐCCT của đất nền phục vụ thiết kế công trình cũng như nâng cao độ
chính xác và chất lượng của tài liệu khảo sát ĐCCT.

19
2. Các thiết bị thí nghiệm xuyên tĩnh CPT:
Bộ thí nghiệm xuyên tĩnh CPT gồm các bộ phận chủ yếu sau:
❖ Mũi xuyên:
Là bộ phận trực tiếp xuyên vào đất được cấu tạo với phần đầu mũi côn có góc đỉnh
60o. đường kính đáy mũi là 35.7 mm, diện tích tiết diện ngang là 10 cm2. Mũi xuyên
được ấn vào trong đất cùng với cần xuyên. Việc đo sức kháng xuyên đầu mũi và ma
sát bên được tiến hành liên tục và đồng thời. Mũi xuyên thường được gắn cảm biến
các thông tin về sức kháng xuyên, ma sát thành, lực ấn được chuyển thành tín hiệu
điện và truyền qua cáp đặt trong cần xuyên về bộ phận đo ghi.

Mũi xuyên CPT

20
Mũi xuyên CPT Gouda-Geo

Mũi xuyên với đá thấm đo áp lực nước lỗ rỗng

21
Đá thấm CPT để đo áp lực nước lỗ rỗng
❖ Cần xuyên:
Cần xuyên là bộ phần tuyền lực đến mũi xuyên để đưa mũi xuyên vào đất. Cần
xuyên thường có đường kính bằng đường kính mũi xuyên, dài 1000 mm, được cấu tạo
bằng thép đặc biệt, bên trong rỗng để luồn dây cáp tín hiệu qua.

Cần xuyên CPT

22
Cần xuyên CPT Gouda-Geo

Cần xuyên CPT Gouda-Geo

❖ Hệ thống truyền lực:


Dùng bơm thủy lực, pittong để ấn mũi xuyên và cần xuyên xuống đất.

23
Hệ thống truyền lực ấn CPT

24
❖ Hệ thống Interface gồm có các module điều khiển, màn hình hiển thị,…

Hệ thống Interface CPT Geomil

Hệ thống Interface CPT Gouda-Geo

25
❖ Cáp tín hiệu:

Dây cáp tín hiệu CPT

Đầu cáp tín hiệu CPT

26
❖ Hệ thống đổi tải: sử dụng neo hoặc các khối bê tông đổi tải.

Chất đổi tải cho hệ thống xuyên tĩnh CPT

3. Tiến hành thí nghiệm xuyên tĩnh CPT:


Trước khi tiến hành thí nghiệm, chúng ta cần kiểm tra toàn bộ thiết bị, xác định
27
chính xác vị trí xuyên đúng thiết kế và neo chắc chắn vào đất, tránh để nhổ neo trong
quá trình xuyên.
Tiến hành xuyên bằng cách tăng áp lực xuyên lên đầu cần xuyên. Tốc độ hạ xuyên
là 2cm/s. Độ sâu xuyên được hiển thị trực tiếp trên hệ thống Interface. Quá trình xuyên
phải thực hiện liên tục, chỉ được phép dừng xuyên để nối cần. Khi xuyên phải xuyên
thẳng, tránh xuyên chéo gây cong cần, kết quả xuyên sẽ không được chính xác.
Các thống số lưu ý cần xác định khi xuyên tĩnh:
• Sức kháng xuyên đầu mũi (Cone Resistance) qc: Là sức kháng xuyên của
đất tác dụng lên mũi xuyên, được xác định bằng tỷ số giữa lực tác dụng lên
mũi côn và diện tích tiết diện đáy mũi

qc=Qc/Fc
Trong đó:
qc: Sức kháng xuyên đơn vị (kG/cm2)
Qc: Lực tác dụng lên đáy mũi xuyên (kG)
Fc: Diện tích tiết diện đáy mũi xuyên (cm2)
• Ma sát thành đơn vị (Sleeve Friction) fs: Là sức kháng của đát tác dụng lên
bề mặt của ống đo ma sát, được xác định bằng tỷ số giữa lực tác dụng lên
bề mặt ống đo ma sát Qs và diện tích bề mặt ống đo Fs.

fs = Qc/Fs

Trong đó:
fs: Ma sát thành đơn vị (kG/cm2)
Qs: Lực tác dụng lên ống đo ma sát (kG)
Fs: Diện tích bề mặt ống đo ma sát (cm2)
• Sức kháng xuyên tổng: Là tổng lực tác dụng lên mũi côn và lực tác dụng lên
ống đo ma sát.
Qt = Q c + Q s
Trong đó:
Qt: Sức kháng xuyên tổng (kG)

28
Qc: Lực tác dụng lên đáy mũi xuyên (kG)
Qs: Lực tác dụng lên ống đo ma sát (kG)
• Tỷ sức kháng xuyên Fr: Là tỷ số giũa ma sát thành đơn vị fs và sức kháng
xuyên đầu mũi qc.
Fr = fs/qc
• Ngoài ra còn có thêm thống số đo áp lực nước lỗ rỗng u (kPa), đo mức độ
tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng.

4. Diễn giải kết quả thí nghiệm:


Kết quả thí nghiệm

29
Kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh được mô tả trên biểu đồ xuyên tĩnh theo chiều sâu.
Trục hoành mô tả sự biến đổi qc, fs và u. Trục tung mô tả độ sâu xuyên.

Biểu đồ thí nghiệm CPT


Dựa vào kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh có thể phân loại đất, đánh giá độ chặt của
đất loại cát, trạng thái của đất loại sét và một số đặc trưng cơ lý của đất nền theo các
bảng sau:

30
5. Một số hình ảnh thực nghiện thí nghiệm:

31
Mũi xuyên CPT Geomil

32
Bộ máy xuyên tĩnh CPT tự hành

33
Thí nghiệm xuyên tĩnh tại nhà máy nhiệt điện Hải Dương

34
6. Nhận xét về thí nghiệm CPT:
- Qua kết quả trên cho thấy, tính chuyển đổi từ qc ra R, E (tính theo phần phụ lục
của “Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh 20TCN - 174 - 89”) cho giá
trị tương đối sát với tính từ các chỉ tiêu cơ lý khác.
- Quá trình xuyên được đo liên tục nên cho ta dự đoán được biến đổi của trạng thái
(một cách tương đối), mức độ đồng nhất của các lớp đất, kết hợp với công tác thí
nghiệm trong phòng cho được kết quả chính xác hơn, dự đoán được phạm vi biến đổi
của các chỉ tiêu R, E trong từng lớp đất.
- Giá trị qc, fs có quan hệ khá rõ ràng với các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất. Phạm
vi biến động của giá trị qc, fs với từng loại đất, với từng trạng thái thường dao động
trong phạm vi nhất định. Tuy nhiên với một số loại đất đặc biệt như sét xám xanh tầng
Hải hưng cho giá trị qc, fs khá nhỏ so với đất cùng tên ở các tầng khác.

35
B. THÍ NGHIỆM NGOÀI HIỆN TRƯỜNG
I. THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH CỞ HẠT (GRAIN SIZE ANALYSIS)
PHƯƠNG PHÁP RÂY SÀNG (d ≥ 0,074 MM - # 200)
• Hình ảnh thí nghiệm

1. Tiêu chuẩn áp dụng : 4198 -1995


2. Mục đích:
- Thí nghiệm phân tích thành phần hạt (cở hạt): Xác định tỉ lệ tương đối tính theo
phần trăm các nhóm cở hạt khác nhau trong đất.
- Dựa vào thành phần hạt và đường cấp phối hạt để đánh giá mức độ đồng đều và
cấp phối; tính thấm nước; chọn vật liệu xây dựng; dự đoán sự biến đổi tính chất cơ lý;
xác định độ lớn nhóm các cở hạt; sự phân bố hạt và phân loại đất.
3. Dụng cụ thí nghiệm:
Dùng cho phương pháp rây sàng

- Bộ rây: nắp rây, rây, đáy rây

36
Cở rây / Số Đường kính d
hiệu (mm)
4’’ (cở rây) 101,6
2’’ 50,8
Rây 1’’ 25,4
khô 3/4 ’’ 19,1
1/2 ’’ 12,7
3/8’’ 9,51
# 4 (số hiệu) 4,76
#6 3,36
# 10 2,00
# 20 0,84
# 40 0,42
Rây # 60 0,25
rửa # 100 0,149
# 200 0,074

- Cân (độ chính xác 1g đối với cân lớn, 0,1 g đối với cân tiểu).
- Dụng cụ chia đất, muỗng xúc đất, chày cao su, lò sấy (1050C), máy rây …
4. Thí nghiệm:
Phương pháp rây sàng:

- Lấy 1 lượng đất vừa đủ đã sấy khô. Lấy đất bằng phương pháp chia đôi hay chia
tư. Khối lượng đất được lấy như sau:

+ Đất hạt mịn: 100 – 200 g


+ Đất cát pha: 300 – 500 g
+ Đất hạt lớn nhất 3/8’’: 1000 g
+ Đất hạt lớn nhất 1/2’’: 3 kg
+ Đất hạt lớn nhất 3/4’’: 5 kg
+ Đất hạt lớn nhất 1’’: 10 kg

37
- Dùng chày cao su để tách rời hạt
- Xếp bộ rây thứ tự từ lớn đến nhỏ (lật ngược rây)
- Đổ mẫu đất vào bộ rây, đặt lên máy rây khoảng 10 phút (chú ý rây sao cho các rây
nằm trên mặt phẳng ngang, không làm rơi rải đất ra ngoài).
- Cân đất cộng dồn (cân khối lượng đất từ rây lớn, cân dồn tiếp đến rây nhỏ), hàm
lượng thất thoát < 1%.

5. Tính toán kết quả:


Tính % trọng lượng đất giữ lại cộng dồn trên mỗi rây:
A% = (Khối lượng đất giữ lại cộng dồn trên mỗi rây x 100%) / M
M là khối lượng đất đem làm thí nghiệm
- Tính % trọng lượng đất lọt qua rây:
B% = 100% - A%

6. Vẽ đường cong cấp phối cỡ hạt:

38
Kết quả phân tích hạt được trình bày dưới dạng đường cong cấp phối hạt, trên hệ
thống nửa trục logarite. Trục hoành biểu diễn đường kính hạt, trục tung biểu diễn phần
trăm trọng lượng hạt lọt qua rây hay % mịn hơn.
- Biểu đồ trên có dạng dốc đứng : cấp phối xấu

39
II. THÍ NGHIỆM GIỚI HẠN ATTERBERG (ATTERBERG LIMITS)
1. Tiêu chuẩn áp dụng : 4201 -1995
2. Mục đích
Xác định giới hạn Atterberg là xác định các giới hạn dẻo và giới hạn nhão; tức xác
định các giá trị độ ẩm, từ đó xác định được trạng thái và tên của đất.
wP : độ ẩm giới hạn dẻo (từ trạng thái cứng sang trạng thái dẻo)
wL : độ ẩm giới hạn nhão hay chảy (từ trạng thái dẻo sang trạng thái nhão)
+ Chỉ số nhão/chảy (Độ sệt):

+ Chỉ số dẻo:
IP (A) = wL – wP
3. Dụng cụ thí nghiệm
(Dùng cho TN giới hạn nhão)
- Dụng cụ Casagrande (chiều cao nâng
chỏm cầu là 1 cm)
- Dao cắt rãnh
- Dao trộn, kính trộn, muỗng xúc đất,
rây N40 (đk hạt 0,42 mm), bình nước,
lon đựng mẫu, cân (độ chính xác 0,1 g), lò sấy …
Vít A

Vít B
Choûm caàu

8 mm
1 cm

Tay quay
2 mm

Ñeá baèng DAO CAÉT RAÕNH


cao su cong

Hình 5.1 Duïng cuï giôùi haïn nhaõo

40
4. Thí nghiệm

4.1. TN giới hạn nhão:


- Dùng khoảng 100 g đất lọt qua rây N40, trộn với nước vừa đủ nhão
- Lấy đất vừa trộn trét vào khỏang 2/3 chỏm cầu (tránh bọt khí)
- Dùng dao cắt rãnh, chia đất trong chỏm cầu thành 2 phần bằng nhau (khoảng cách
khe hở 2 mm, dày 8 mm)
- Cho chỏm cầu nâng lên và rơi xuống hr = 1 cm, vận tốc v = 1 lần/30s, đếm số lần
rơi N cho đến khi đất ở 2 phần chỏm cầu khép lại

- Lấy đất nơi khép lại trong chỏm cầu bỏ vào lon, cân, đem mẫu sấy khô (24h), cân
mẫu đất khô; xác định độ ẩm.
- Lấy đất trong chỏm cầu ra, trộn đều cho bốc bớt hơi nước, làm lại TN như trên.
- Làm TN tương tự khoảng 3-4 lần, xác định số lần rơi Ni-1 < 25 < Ni

4.2. TN giới hạn dẻo:


- Lấy phần đất dư từ TN giới hạn nhão, trộn đều, để cho bốc hết hơi nước
- Sau đó dùng tay ve tròn thành những con lăn (dùng 4 đầu ngón tay để lăn). Khi

41
thấy những que đất d = 3 mm và bắt đầu nứt thì đem những mẫu đất đó cân, sấy khô
để xác định độ ẩm (Nếu d > 3 mm, nứt thì thêm nước; d < 3 mm, chưa nứt thì gấp lại
xe tiếp).
Đối với TN dẻo thì làm 2 lần song song và lấy kết quả trung bình; sai số 2 lần TN <
2%.
5. Tính toán kết quả

Xác định giới hạn nhão: vẽ biểu đồ quan hệ giữa w ~ logN; wL tương ứng với w tại
N = 25
- Xác định giới hạn dẻo bằng trung bình cộng của kết quả TN dẻo

42
Biểu đồ xác định giới hạn nhão

Ta sử dụng hồi quy, tìm ra được WL=53,7353

- Xác định chỉ số nhão (độ sệt):

- Xác định chỉ số dẻo: IP (A) = wL – wP =53.73 – 28.57 = 25.16


* Xác định tên và trạng thái đất theo TCVN:
Chỉ số nhão IL(B) Trạng thái của đất Chỉ số dẻo IP (A) Tên đất
IL > 1 Nhão, loãng, sệt 1  IP  7 Đất cát pha sét
0  IL  1 Dẻo 7 < IP < 17 Đất sét pha cát
IL < 0 Cứng IP > 17 Đất sét

Chỉ số nhão IL Trạng thái của


(B) đất
<0 Cứng
0 – 0,25 Nửa cứng
0,25 – 0,50 Dẻo cứng
0,50 – 0,75 Dẻo mềm
0,75 – 1,0 Dẻo nhão
>1 Nhão

43
➔ Trạng thái của đất là đất dẻo mềm
* Xác định tên và trạng thái đất theo ASTM:

+ Tên (phân loại) dựa theo wL, IP và đường A = 0,73 (wL – 20)
+ Trạng thái:
IL < 1 : Trạng thái cứng
IL = 0 - 1 : Trạng thái dẻo
IL > 1 : Trạng thái chảy
Chỉ số dẻo IP
60
Đất sét rất dẻo
CH
50 IP = 0,73(WL-20)

40

30 Đất sét ít dẻo


Đất hữu cơ rất dẻo
CL
MH
20

Đất hữu cơ rất dẻo


10 Đất bụi ML
OH
CL-ML và đất hữu
cơ rất dẻo
OL
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Giới hạn chảy wL
Giản đồ Cassagrande

➔ Trạng thái đất là Đất sét rất dẻo

44
III. THÍ NGHIỆM ĐẦM CHẶT (COMPACTION TEST)

• Hình ảnh thí nghiệm

3.1. Tiêu chuẩn áp dụng : 4201 -1995


3.2. Mục đích:
- Những công trình như: đắp nền đường, nền nhà, đê, đập, sân bay, công trình san lắp,
hay những công trình tương tự cần phải lu lèn hay đầm chặt thì trước khi thiết kế cần
phải xác định dung trọng khô max và wopt để tối ưu hóa cho công tác lu lèn.
- Những công trình đã thi công (đã lu lèn) cần phải kiểm tra chất lượng và độ chặt nền;
cần phải TN đầm chặt để xác định hệ số đầm chặt k.
- Mục đích chính của việc đầm chặt:
+ Làm giảm độ lún của nền công trình trong tương lai
+ Làm tăng khả năng chịu tải của đất nền
+ Làm tăng sức chống cắt của đất
+ Làm giảm độ thấm nước qua công trình
3.3. Dụng cụ thí nghiệm:
- Khuôn Proctor tiêu chuẩn V = 944 cm3
- Búa dầm (độ rơi h = 30,48 cm = 12 in, Q = 2,5 kg)
- cân lớn (cân kl đất + khuôn), cân nhỏ (xác định độ ẩm)
- Dụng cụ chia đất, muỗng xúc đất, dao gạt đất, dụng cụ xác định độ ẩm, …

45
Hình 13: Búa dầm

Hình 12: Cối đầm

Hình 14: Cân điện tử Hình 15: Rây N0.40

46
Hình 16: Cốc đựng mẫu đất Hình 17: Một số dụng cụ khác

3.4. Thí nghiệm:


- Làm khô mẫu đất hoặc sấy khô t < 500C, dùng chày để
làm tơi đất, cho lọt qua rây N4, lấy khoảng 3 kg đất.
- Sau đó thêm nước vào rồi trộn đều
Cách thêm nước:

Trong đó: q: lượng nước phun thêm (g)


w: độ ẩm yêu cầu (%)
wh: độ ẩm của đất trước khi phun thêm nước (%)
Q : trọng lượng đất trước khi phun thêm nước
(w – wh): độ tăng độ ẩm (khoảng 2-3%)
- Cân trọng lượng khuôn, dùng muỗng xúc đất đổ vào khuôn, chia thành 3 lớp, mỗi lớp
đầm n chày phân bố đều trong khuôn.
+ Đất cát & cát pha sét : n = 25
+ Đất sét pha cát & sét có Ip < 30 : n = 30 – 40
+ Đất sét có Ip > 30 : n = 40 – 50
* Công đầm: (N.cm/cm3)

47
Trong đó: n: số lần đầm mỗi lớp
m: khối lượng búa đầm (2,5 kg)
g: = 981 cm/s2
h: chiều cao rơi = 30,48 cm
f: diện tích mặt cắt ngang khuôn (cm2)
a: chiều dày lớp đất đầm (cm)
- Dùng dao gạt bằng phía trên, cân trọng lượng khuôn và đất (G)
- Lấy mẫu đất ra khỏi khuôn
- Lấy mẫu đất ở 3 lớp đầm để xác định độ ẩm (cân trọng lượng long và mẫu, sấy khô,
cân lại trọng lượng lon và mẫu đất khô => xác định được độ ẩm)
- Làm tơi mẫu đất và thêm nước vào ( độ tăng độ ẩm 2-3%) và lập lại TN như trên.
- Cứ như thế, lặp lại TN đến khi nào cân thấy trọng lượng đất và khuôn giảm hay tốc
độ tăng của (đất + khuôn) < tốc độ tăng của độ ẩm.
3.5. Tính toán kết quả:
Các chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Số thứ tự lần đầm
đo
1 2 3 4 5
A Trọng lượng đất ẩm + khuôn g 5941 6023 6154 6234 6225
B Trọng lượng khuôn g 4250 4250 4250 4250 4250
C thể tích khuôn cm3 944 944 944 944 944
g/cm3 1.791 1.878 2.017 2.102 2.092
Dung trọng ẩm =
Kí hiệu lon chứa 6 18 3 50 22
A Trọng lượng đất ẩm + lon g 94.3 106.5 119.4 71.2 89.8
B Trọng lượng đất khô + lon g 91.0 100.5 109.7 64.5 79.0
C Trọng lượng lon g 13.8 14.65 12.77 11.76 11.8
% 4.3 7.0 10.0 12.7 16.1
Độ ẩm W= 100
g/cm3 1.717 1.755 1.834 1.865 1.802
Dung trọng khô

48
Dựa vào đồ thị ta thấy:
Dung trọng khô lớn nhất: 1.8656 g/cm3
Độ ẩm tốt nhất: W=12.253%
3.6. Nhận xét của SV:
Với độ ẩm của đất từ 0% đến 12.253% thì ta sẽ có được dung trọng khô tăng dần cho
tới khi đạt cực đại tại W=12.253%. Khi đó đất sẽ liên kết với nhau tốt nhất. Qua
ngưỡng độ ẩm này thì dung lượng khô giảm, sự liên kết cũng giảm dần và đất trở nên
nhão.

49
IV. THÍ NGHIỆM CẮT TRỰC TIẾP (DIRECT SHEAR TEST)

I/ Mục đích

- Thí nghiệm cắt trực tiếp để xác định các đặc trưng độ bền của đất (tính chất cơ học;
c, ), từ đó đánh giá:
Sức chống cắt của đất:
S =  tan + c

Khả năng chịu tải của đất nền:

Trong đó A, B, D là các hệ số phụ thuộc vào c, .


- Ngoài ra c,  còn có thể xác định bằng những TN khác:
+ Nén đơn (Unconfined compression test): áp dụng cho đất dính, đơn giản, cho
kết quả trực tiếp, mặt phá hoại sẽ là mặt yếu nhất.
+ Cắt trực tiếp (Direct shear test): áp dụng cho cả đất dính và đất rời, đơn giản,
cho kết quả trực tiếp, mặt phá hoại là mặt nằm ngang giữa 2 thớt của hộp cắt được ấn
định trước.
+ Nén 3 trục (Triaxial compression test): áp dụng cho cả các loại đất, thí nghiệm
phức tạp nhưng cho đầy đủ các chỉ tiêu, có 3 pp TN; Undrains – Unconsolidation
(UU), Undrains – Consolidation (CU), Drains – Consolidation (CD).

II/ Dụng cụ thí nghiệm


- Máy cắt trực tiếp
- Dao vòng (để tạo mẫu đất thí nghiệm)
- Đồng hồ đo chuyển vị ngang, đồng hồ đo
ứng lực ngang; 2/1000 mm:1 vạch = 0,002
mm – đh đo ứng lực ngang, 1/100 mm: 1
vạch = 0,01 mm – đh đo chuyển vị ngang.
- Đồng hồ đo chuyển vị đứng (chỉ sử dụng
khi nào dùng để cắt cố kết)
- Dao, bình nước, các quả cân dùng làm tỷ
trọng
- Mẫu đất nguyên dạng hoặc chế bị.

III/ Thí nghiệm

- Cắt 3 mẫu đất (dày 30 cm) cho 3 lần thí nghiệm với 3 cấp tải trọng khác nhau
- Bôi trơn nhớt vành trong hộp cắt
- Dùng dao vòng ấn vào mẫu đất và gạt bằng hai mặt
- Đặt mẫu đất vào hộp cắt ở giữa 2 tấm đá bọt và khóa chốt cẩn thận
- Đặt hộp cắt vào máy cắt, điều chỉnh đồng hồ về 0, lấy các chốt ở hộp cắt ra

50
- Đặt tải trọng đứng theo đúng với cấp tải
- Cho máy cắt cho đến khi nào mẫu bị phá hoại; ghi lại giá trị () ứng với lúc đồng hồ
đo ứng lực ngang đạt giá trị max.

* Hệ số máy (hệ số vòng lực) 0,004


 = 0,5 kg/cm2 => quả cân 1,6 kg
 = 0,75 kg/cm2 => quả cân 2,37 kg
 = 1 kg/cm2 => quả cân 3,12 kg
 = 2 kg/cm 2
=> quả cân 6,24 kg

IV/ Tính toán kết quả

- Vẽ biểu đồ quan hệ giữa  (kg/cm2) và  (kg/cm2)

 (kG/cm2)

 =  tan + c


c
 (kG/cm2)

Quan hệ lực cắt và áp lực thẳng đứng

- Xác định giá trị c và 

51
Chúng ta dùng hồi quy trên máy tinh CASIO để tính toán:

Trong đó: a là c=0,3623333333 kPa, b là tan=0,243 ➔  =13o 39’29,33’’

Biểu đồ quan hệ lực cắt và áp lực thẳng đứng để xác định c, 

52
53

You might also like