You are on page 1of 11

CHỦ ĐỀ: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

Bài học: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (2 tiết)

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Nhận thức khoa 1. Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm
học tự nhiên 2. Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử
chất đầu và sản phẩm.
3. Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy
ra.
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực giao tiếp 4. Tương tác và chia sẻ tích cực với các thành viên trong nhóm để
và hợp tác xác định và làm rõ những vấn đề liên quan đến phản ứng hóa học.
Năng lực tự học 5. Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để
và tự chủ hiểu rõ được nội dung bài học phản ứng hóa học.
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ 6. Có ý thức trong học tập, tích cực và tự giác trong bài học phản
Trách nhiệm ứng hóa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Thiết bị dạy học
- Thiết bị công nghệ: Laptop, máy chiếu, phần mềm Powerpoint.
- Sách giáo khoa: Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
- Phiếu học tập.
2. Học liệu
Hoạt động Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1: Mở đầu Thiết bị công nghệ: Laptop, Đồ dùng học tập, sách giáo
máy chiếu, phần mềm khoa Khoa học tự nhiên 8
Powerpoint. Sách giáo Chân trời sáng tạo.
khoa Khoa học tự nhiên 8
Chân trời sáng tạo.
Hoạt động 2.1:Tìm hiểu Thiết bị công nghệ: Laptop, Đồ dùng học tập, sách giáo
khái niệm phản ứng hóa máy chiếu, phần mềm khoa Khoa học tự nhiên 8
học, chất đầu và sản phẩm. Powerpoint. Sách giáo Chân trời sáng tạo.
khoa Khoa học tự nhiên 8
Chân trời sáng tạo.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu Thiết bị công nghệ: Laptop, Đồ dùng học tập, sách giáo
sự sắp xếp của các nguyên máy chiếu, phần mềm khoa Khoa học tự nhiên 8
tử trong phân tử. Powerpoint. Sách giáo Chân trời sáng tạo.
khoa Khoa học tự nhiên 8
Chân trời sáng tạo.
Hoạt động 2.3: Chỉ ra được Thiết bị công nghệ: Laptop, Đồ dùng học tập, sách giáo
một số dấu hiệu chứng tỏ có máy chiếu, Sách giáo khoa khoa Khoa học tự nhiên 8
phản ứng hóa học xảy ra Khoa học tự nhiên 8 Chân Chân trời sáng tạo.
trời sáng tạo, dụng cụ thí
nghiệm
Hoạt động 3: Luyện tập Thiết bị công nghệ: Laptop, Đồ dùng học tập, sách giáo
máy chiếu, phần mềm khoa Khoa học tự nhiên 8
Powerpoint. Sách giáo Chân trời sáng tạo, phiếu
khoa Khoa học tự nhiên 8 học tập.
Chân trời sáng tạo.
Hoạt động 4: Vận dụng Thiết bị công nghệ: Laptop, Đồ dùng học tập, sách giáo
máy chiếu, phần mềm khoa Khoa học tự nhiên 8
Powerpoint. Sách giáo Chân trời sáng tạo, phiếu
khoa Khoa học tự nhiên 8
học tập.
Chân trời sáng tạo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Mô tả chung
Hoạt động học Đáp ứng Nội dung dạy Phương pháp và
PP, KTDH
(thời gian) mục tiêu học trọng tâm công cụ đánh giá
Tạo tình
huống/vấn
đề dẫn dắt Phân biệt hiện PPDH: Trò Phương pháp: Hỏi
Hoạt động 1: chơi. đáp
vào nội tượng vật lý, hóa
Mở đầu KTDH: Công cụ: Câu hỏi.
dung học.
Động não
chính bài
học
Hoạt động 2.1:
Tìm hiểu khái PPDH: Trực Phương pháp: Đánh
niệm phản ứng quan. giá qua câu trả lời.
Khái niệm phản
(1) KTDH: Làm Công cụ: Phiếu đánh
hóa học, chất ứng hóa học.
việc theo giá.
đầu và sản nhóm nhỏ.
phẩm.
Hoạt động 2.2: (2) Sự sắp xếp của PPDH: Dạy Phương pháp Đánh
Tìm hiểu sự các nguyên tử học nhóm, giá qua hồ sơ học
sắp xếp của các trong phân tử Trực quan. tập.
KTDH:
nguyên tử trong
Công cụ: Phiếu học
phân tử. Động não tập.

Hoạt động 2.3:


Phương pháp đánh
Chỉ ra được PPDH: Dạy
giá qua hồ sơ học
một số dấu hiệu Thí nghiệm học sử dụng
tập và quan sát.
(3) chứng tỏ có phản thí nghiệm.
chứng tỏ có Công cụ: Phiếu học
ứng hóa học. KTDH: Đặt
phản ứng hóa tập.
câu hỏi.
học xảy ra.
Phương pháp đánh
Một số dấu hiệu PPDH: Trực giá qua hồ sơ học
Hoạt động 3: (4)
chứng tỏ có phản quan. tập.
Luyện tập ứng hóa học xảy KTDH: Công cụ: Phiếu học
ra. Động não. tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC


HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU ( 10 phút)
1. Mục tiêu hoạt động:
Tạo tình huống/vấn đề dẫn dắt vào nội dung chính bài học nhằm tạo sự lôi cuốn, từ đó
kích thích học sinh có nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
2. Nội dung hoạt động:
GV đưa ra một số câu hỏi để phân biệt các hiện tượng và hướng dẫn HS trả lời trong
trò chơi “ Vật lý hay Hóa Học”.
Câu 1: Đốt gas để thu nhiệt
Câu 2: Mực hòa tan vào nước.
Câu 3: Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét.
Câu 4: Băng tan.
Câu 5: Cho vôi sống (CaO) vào nước được canxi hiđroxit (Ca(OH)2).
Câu 6: Khí metan (CH4) cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
3. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời của học sinh
HS đưa ra đáp án đâu là hiện tượng hóa học đâu là hiện tượng vật lý.
Giải thích được vì sao biết được hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý.
Câu 1: Hiện tượng hóa học (Do chất biến đổi tạo thành chất mới).
Câu 2: Hiện tượng vật lý (Do không có sự tạo thành chất mới).
Câu 3: Hiện tượng hóa học (Do chất biến đổi tạo thành chất khác).
Câu 4: Hiện tượng vật lý (Do không có sự tạo thành chất mới).
Câu 5: Hiện tượng hóa học (Do chất biến đổi tạo thành chất khác).
Câu 6: Hiện tượng hóa học (Do chất biến đổi tạo thành chất khác).
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
Đặt câu hỏi và cho HS khơi gợi lại kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS nhận nhiệm vụ và thực hiện trả lời câu hỏi theo cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS hoàn thành xong câu trả lời, xung phong phát biểu.
- GV mời ngẫu nhiêm 1-2 bạn, các bạn còn lại góp ý và nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
- GV dẫn dắt phần kiến thức HS chưa rõ vào nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1.Tìm hiểu khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm.
1. Mục tiêu hoạt động (1)
2. Nội dung hoạt động. GV chia hai bạn một nhóm và HS làm việc nhóm,
nghiên cứu thông tin để trả lời các câu hỏi sau:
C1: Khái niệm phản ứng hóa học là gì?
C2: Khái niệm chất đầu là gì?
C3: Khái niệm chất sản phẩm là gì?
3. Sản phẩm học tập.
Câu trả lời của học sinh
C1: Khái niệm phản ứng hóa học là gì?
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
C2: Khái niệm chất đầu là gì?
Là chất ban đầu khi chưa tác dụng với chất khác trong phản ứng
C3: Khái niệm chất sản phẩm là gì?
Là chất được tạo thành sau khi phản ứng
4. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

2.1.Tìm hiểu khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm.

(15 phút)
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: I.Khái niệm phản ứng hóa học, chất
GV chia hai bạn một nhóm và HS làm đầu và sản phẩm.
việc nhóm, nghiên cứu thông tin để trả
lời các câu hỏi sau: 1. Khái niệm phản ứng hóa học
C1: Khái niệm phản ứng hóa học là gì?
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi
C2: Khái niệm chất đầu là gì?
từ chất này thành chất khác.
C3: Khái niệm chất sản phẩm là gì?
2.Khái niệm chất đầu
Là chất ban đầu (biến đổi trong phản
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: ứng) gọi là chất phản ứng (hay chất tham
gia)
HS thực hiện theo nhiệm vụ được phân
công. 3.Khái niệm chất sản phẩm
Là chất sinh ra sau phản ứng (hay chất
*Báo cáo kết quả và thảo luận: tạo thành)
GV gọi ngẫu nhiên mỗi nhóm trình bày
1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung (nếu
có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung về C1:


C1: Khái niệm phản ứng hóa học là
gì?
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi
từ chất này thành chất khác.
C2: Khái niệm chất đầu là gì?
Là chất ban đầu khi chưa tác dụng với
chất khác trong phản ứng
C3: Khái niệm chất sản phẩm là gì?
Là chất được tạo thành sau khi phản ứng

2.2. Tìm hiểu sự sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử. (20 phút)
1. Mục tiêu hoạt động: (2)
2. Nội dung hoạt động: Hs quan sát hình ảnh được GV trình chiếu và làm việc
nhóm để trả lời các câu hỏi được đặt ra.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
4. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV chia hs thành các nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên.


- GV trình chiếu các hình ảnh về sự biến đổi hóa học
của các chất trong các phản ứng.

Hình 1. Phản ứng hóa học giữa Hydrogen và Oxygen.

Hình 2. Phản ứng hóa học giữa Iron và Oxygen.

Hình 3. Phản ứng phân hủy của nước.


- GV yêu cầu HS quan sát, lắng nghe và làm việc
nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
+ C1: Lần lượt trong 3 phản ứng trên, chất nào là
chất phản ứng (chất đầu) và chất nào là chất sản
phẩm?
- HS quan sát các hình ảnh và trả lời các câu hỏi
được GV đưa ra
+ C1:
Nội Phản ứng Phản ứng 2 Phản ứng 3
dung 1
+ C2: Lần lượt trong 3 phản ứng trên:
a. Các phân tử trước và sau phản ứng có khác Chất Hydrogen Iron và Nước
phản và Oxygen
nhau không?
ứng Oxygen
b. Trong quá trình phản ứng, số các nguyên tử
Hydrogen và số nguyên tử Oxygen và nguyên Chất sản Nước Iron (III) Hydrogen
tử Iron có giữ nguyên không? phẩm Oxide và Oxygen
+ C3: Quan sát mô hình phản ứng trong phản ứng + C2:
3 và điền vào bảng sau: a. Các phân tử trước và sau phản ứng có khác
Nội dung Trước Trong Sau phản nhau.
thảo luận phản ứng phản ứng ứng b. Số lượng nguyên tử trước và sau phản ứng
của các nguyên tố là không đổi.
Số phân tử
Số nguyên
tử mỗi + C3:
nguyên tố

Nguyên tử Trước
Nội dung Trong phản Sau phản
nào liên phản
thảo luận ứng ứng
kết với ứng
nhau?
Không có 2 H2
Số phân tử 2 H2O
phân tử nào 1 O2
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày câu trả lời. Các Số nguyên tử
4H 4H 4H
mỗi nguyên
nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung. 2O 2O 2O
tố
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, chốt lại kiến thức chính: Nguyên tử
H-O- Không có H-H
“Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nào liên kết
H liên kết O-O
phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành với nhau?
phân tử khác”

2.3. Một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học.


1. Mục tiêu hoạt động: Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy
ra.
2. Nội dung hoạt động: HS quan sát GV thực hiện thí nghiệm, làm việc nhóm đôi để trả
lời câu hỏi GV đặt ra.
3. Sản phẩm học tập: Kết quả sau thí nghiệm và câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện.(15p)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV thực hiện thí nghiệm: Trộn đều một


lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ
bột sắt, được hỗn hợp hai chất. Đun nóng - HS quan sát GV làm thí nghiệm, làm việc
mạnh đáy ống nghiệm rồi ngừng đun. nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và làm
việc nhóm đôi trả lời các câu hỏi: + Để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
+ Tại sao phải đun nóng lên mà không làm + Chất xúc tác. 
lạnh? + Làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và 
+ Chất cho thêm vào được gọi là gì? lượng chất xúc tác không thay đổi trong quá
+ Chất xúc tác có đặc điểm gì? trình phản ứng.
  + Phản ứng hoá học xảy ra khi các chất
phản ứng được tiếp xúc với nhau. Có phản
+ Qua đó cho biết, khi nào phản ứng hoá học ứng cần đun nóng, có phản ứng cần chất
xảy ra? xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
+ Có chất mới sinh ra, có tính chất khác với
chất ban đầu hay không; dựa vào màu sắc,
+ Dựa vào dấu hiệu nào chứng tỏ có phản trạng thái của chất; dựa vào phản ứng có toả
ứng hoá học xảy ra hay không? nhiệt hay phát sáng hay không.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện 3-4 nhóm trình bày, các


nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, chốt lại kiến thức chính.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (15’)


1. Mục tiêu hoạt động: (4)
2. Nội dung hoạt động: HS trả lời vào phiếu học tập các câu hỏi liên quan đến
bài học.

PHIẾU HỌC TẬP 1


- Phản ứng hóa học là quá trình ……………. từ …………….. này thành
………… khác.
- Chất phản ứng (chất tham gia) là ……………, chất sản phẩm (chất tạo thành)
là…………..
- Trong quá trình phản ứng lượng chất tham gia …………, lượng chất sản phẩm
……………

PHIẾU HỌC TẬP 2


Câu 1. Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí N2 và H2 tạo ra
amoniac NH3.

Hãy cho biết:


a) Tên các chất tham gia và sản phẩm?
b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi
phân tử nào được tạo ra?
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng là bao nhiêu có giữ
nguyên không?
……………………………………………………………………………………...
...................................................................................................................................
Câu 2. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
……………………………………………………………………………………..
………….…………………………………………………………………………..

3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của học sinh đã trả lời

PHIẾU HỌC TẬP 1


- Phản ứng hóa học là quá trình ………biến đổi……. từ ………chất…….. này
thành ……chất…… khác.
- Chất phản ứng (chất tham gia) là ………chất ban đầu……, chất sản phẩm (chất
tạo thành) là……chất mới sinh ra……..
- Trong quá trình phản ứng lượng chất tham gia ……giảm dần……, lượng chất
sản phẩm ……tăng dần………

PHIẾU HỌC TẬP 2


Câu 1:
a) Chất tham gia: khí N2, khí H2
Chất phản ứng: khí amoniac
b) Trước phản ứng 2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử N liên
kết với nhau. Sau phản ứng 3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N.
Phân tử H2 phân tử N2 biến đổi tạo thành phân tử amoniac.
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng. Số
nguyên tử H là 6 , N là 2.
Câu 2:
+ Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng.
+ Những tính chất khác dễ nhận biết : Màu sắc, tính tan, trạng thái.

4. Tổ chức thực hiện.


Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập.
Giáo viên phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho học sinh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh tự làm cá nhân trả lời câu hỏi trong phiếu học tập trong thời gian 10 phút
Giáo viên hỗ trợ HS khi cần thiết ( giải thích những thắc mắc học sinh chưa rõ về
nhiệm vụ).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
Giáo viên thu phiếu học tập 5-7 bạn.
Mời 3 học sinh ghi câu trả lời lên bảng
Bước 4: Kết luận, nhận định.
Giáo viên nhận xét, kết luận và cộng điểm khuyến khích cho HS.
Học sinh lắng nghe và tự đánh giá kết quả của mình.
B. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM


Mức độ MỨC 4 MỨC 3 MỨC 2 MỨC 1
(Tốt) (Khá) (Trung bình) (Kém)
Tiêu chí 10 – <15 điểm
20 − 25 điểm 15 – <20 điểm 0 − <10 điểm

Thái độ tham Tích cực, sôi Tích cực, thực Thực hiện không Không thực
gia nhiệm vụ cá nổi, thực hiện hiện tốt nhiệm tốt nhiệm vụ cá hiện nhiệm vụ
nhân được giao tốt nhiệm vụ vụ cá nhân nhân, trễ hạn. cá nhân.
(25 điểm) cá nhân và nhưng trễ hạn.
đúng hạn.
Phối hợp với Hợp tác tốt, Hợp tác tốt, Hợp tác chưa tốt, Có mâu thuẫn
những cá nhân không mâu không mâu có và đã giải và không giải
khác trong thuẫn, chủ thuẫn, chủ quyết được mâu quyết được,
nhóm động tham gia động tham gia thuẫn, ít chủ động không tham gia
(25 điểm) hoạt động. hoạt động. tham gia hoạt hoạt động
động. nhóm.
Ý kiến đóng góp Đề xuất ý kiến Đề xuất ý kiến Có đóng góp, đề Không đề xuất
(25 điểm) rất sáng tạo. phù hợp. xuất ý kiến ý kiến.
nhưng chưa phù
hợp.
Chất lượng sản Đáp ứng tốt Đáp ứng khá Đáp ứng chưa tốt Không đáp
phẩm cá nhân yêu cầu, mục tốt yêu cầu, yêu cầu, mục tiêu ứng được yêu
(25 điểm) tiêu của nhóm mục tiêu của của nhóm, cần cầu, mục tiêu
nhóm chỉnh sửa bổ của nhóm.
sung.
(Thang điểm 100, sau khi chấm sẽ quy đổi sang thang điểm 10)

You might also like