You are on page 1of 10

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 11. CẤU TẠO HÓA HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ


Môn học: Hóa học Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 1 tiết

Sinh viên thực Mai Thanh Duy Khoa: Hóa Học


hiện:
Mã số sinh 46.01.201.028
viên:
HP: CHEM144202 – Rèn luyện nghiệp vụ
Giáo viên sư phạm thường xuyên
hướng dẫn: Nguyễn Thị Phượng
Liên

I.MỤC TIÊU DẠY HỌC

NĂNG LỰC HÓA HỌC


1. Trình bày được nội dung của thuyết cấu tạo hóa học.
2. Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ
Nhận thức hóa
học đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu
gọn).

Vận dụng kiến


3. Giải quyết được các dạng bài tập giáo viên yêu cầu từ kiến
thức, kĩ năng đã
thức đã học
học

NĂNG LỰC CHUNG

Giao tiếp và hợp 4. Hoạt động nhóm theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các
tác thành viên trong nhóm đều được tham gia hoạt động hiệu quả.
5. Chủ động, tích cực tìm và giải thích một số kiến thức liên
Tự chủ và tự học quan đến ý nghĩ của các công thức cấu tạo của hợp chất hữu
cơ.
PHẨM CHẤT
6. Thật thà, ngay thẳng trong học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến
Trung thực của mình trong thảo luận nhóm và trong nhận xét bài làm của
các học sinh khác.
7. Có trách nhiệm tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp
Trách nhiệm
đôi phù hợp với khả năng của bản thân.

8. Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt
Chăm chỉ
qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


a. Thiết bị dạy học
• Máy tính xách tay (Laptop).
• Phấn, bảng.
• Máy chiếu, tivi để trình chiếu.
b. Học liệu
• Phiếu ghi bài.
• Kế hoạch bài dạy, ppt.
• Sách giáo khoa chương trình 2018 lớp 11 bộ môn hoá học – NXB Chân trời sáng
tạo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học Đáp ứng Nội dung dạy PP/KTDH chủ Phương
(Thời gian) mục tiêu học trọng đạo pháp và
tâm công cụ
đánh giá

HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu Giới thiệu vào Phương pháp: Phương
Mở đầu nội dung bài học mới. Đàm thoại, gợi pháp: Hỏi
bài học mở. đáp, quan sát.
(5 phút) mới. Công cụ:
Câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG 2: (1), (4), (6), Thuyết cấu tạo Phương Phương
Tìm hiểu về thuyết (7), (8) hóa học trong pháp: Thảo pháp: Hỏi
cấu tạo hóa học hóa học hữu luận nhóm đôi. đáp và viết.
trong hóa học hữu cơ. Công cụ:
cơ (15 phút) Phiếu ghi bài.

HOẠT ĐỘNG 3: (2), (4), Biểu diễn cấu Phương pháp: Phương
Tìm hiểu về biểu (5),(6), (7), tạo của hợp Thảo luận pháp: Hỏi
diễn cấu tạo phân (8) chất hữu cơ . nhóm. đáp và viết.
tử của hợp chất hữu
cơ (15 phút)
Công cụ:
Phiếu ghi bài.

HOẠT ĐỘNG 4: (3),(4), (6), Luyện tập lại Phương pháp: Phương
Củng cố (7), (8) kiến thức trọng Thảo luận nhóm pháp: Hỏi
tâm trong buổi đáp, quan sát.
(10 phút) Công cụ: Bài
học.
tập củng cố.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC


HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu:
Giới thiệu nội dung bài học mới.
2. Nội dung: Xem video, tham gia hoạt động “trả lời câu hỏi” của GV.
3. Sản phẩm:
Câu trả lời dự kiến:
Công thức phân tử: có cùng công thức phân tử là C2H5OH
Các tính chất khác nhau:
Ethanol: dễ cháy, dễ bay hơi, ở nhiệt độ phòng là chất lỏng không màu, có mùi
đặc trưng..
Dimethyl ether: chất khí, không màu ở nhiệt độ phòng, là ether.
4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA


HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Gv yêu cầu Hs xem video về ethanol và dimethyl HS nhận nhiệm vụ và trả
ether. lời câu hỏi của GV đưa
GV đặt câu hỏi: “Hãy nhận xét công thức phân tử của ra.
ethanol và dimethyl ether, sự khác nhau về tính chất
của chúng.”
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành câu
hỏi được giao.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoàn thành nhiệm
• GV cho HS làm việc cá nhân.
vụ GV đưa ra.
• Theo dõi và hỗ trợ cho HS nếu có khó khăn.

Bước 3: Báo cáo kết quả HS xung phong trả lời


GV cho HS xung phong trả lời, HS khác nhận xét. câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định HS theo dõi.


GV nhận xét phần trình bày của HS, dẫn dắt vào bài
mới.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ THUYẾT CẤU TẠO TRONG HÓA HỌC
HỮU CƠ.
1. Mục tiêu: (1), (4), (6), (7), (8)
2. Nội dung:
• GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK và cung cấp cho HS GV cung cấp cho
HS các luận điểm chính của thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ, HS
thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung ở mục II trong phiếu ghi bài.
• Trình bày kết quả của mình để các HS khác nhận xét, bổ sung.
3. Sản phẩm:

Câu 1: Hãy cho biết dạng mạch carbon tương ứng với các chất sau:

Mạch nhánh Mạch không


nhánh Mạch vòng Mạch vòng

Câu 2: Quan sát Bảng 11.1, so sánh thành phần phân tử, cấu tạo hóa học và
tính chất của các chất sau:
a) CH4 và CCl4

CH4 CCl4

Thành phần phân tử Chứa 4 nguyên tử H và 1 Chứa 4 nguyên tử Cl và


nguyên tử C trong phân tử . 1 nguyên tử C trong
phân tử.
Cấu tạo hóa học 1 nguyên tử C liên kết với 4 1 nguyên tử C liên kết
nguyên tử H tạo thành 1 phân với 4 nguyên tử Cl tạo
tử CH4. thành 1 phân tử CCl4.
Tính chất:
Nhiệt độ sôi(oC) -161,5 76,7
Nhiệt độ nóng chảy -182,46 -22,8
(oC)
Một số tính chất Chất khí, dễ cháy, không tan Chất lỏng, không cháy,
khác trong nước. không tan trong nước.

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS trả lời câu hỏi của GV.
• GV cung cấp cho HS các luận điểm chính
của thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học
hữu cơ.
• GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn
thành câu hỏi số 1- mục II trong phiếu ghi Nhận nhiệm vụ thảo luận nhóm.
bài.
• Yêu cầu mỗi HS tự hoàn thành phiếu ghi
bài cá nhân sau khi xong phần thảo luận
nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhiệm vụ thảo luận và hoàn
• GV cho HS thảo luận nhóm. thành nội dung ở mục II trong phiếu
• Thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 5 phút ghi bài.
• Theo dõi và hỗ trợ cho HS

Bước 3: Báo cáo kết quả


Học sinh trình bày kết quả của mình.
GV gọi ngẫu nhiên vài HS báo cáo kết quả
Các học sinh khác theo dõi để nhận
thảo luận.
xét góp ý.
GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận vấn Học sinh đưa ra nhận xét góp ý.
đề.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Thuyết cấu tạo hóa học bao gồm những luận điểm chính sau:
• Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo
đúng hóa trị và thứ tự liên kết.
• Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị 4 và các nguyên tử
carbon có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác hoặc liên kết
với nhau tạo thành những dạng mạch carbon khác nhau.
• Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản
chất, số lượng nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết giữa các
nguyên tử).

HOẠT ĐỘNG 3: BIỂU DIỄN CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Mục tiêu: (2), (4), (5),(6), (7), (8)
2. Nội dung:
• GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK và cung cấp cho HS các dạng công thức
cấu tạo của hợp chất hữu cơ, HS thảo luận nhóm để hoàn thành mục II trong
phiếu ghi bài.
3. Sản phẩm:

Câu 1. Sự khác nhau của công thức cấu tạo thu gọn và công thức cấu tạp đầy
đủ:
Công thức cấu tạo đầy đủ: biểu diễn đầy đủ tất cả liên kết trên một mặt phẳng.
Công thức cấu tạo thu gọn: các nguyên tử, nhóm nguyên tử cùng liên kết với một
nguyên tử carbon được viết thành một nhóm.

Câu 2. Viết công thức khung phân tử của những hợp chất hữu cơ sau:
Câu 3. Viết công thức cấu tạo đầy đủ của những hợp chất hữu cơ sau:

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
• GV cung cấp cho HS các dạng
công thức cấu tạo của hợp chất
hữu cơ. Nhận nhiệm vụ thảo luận nhóm.
• GV yêu cầu HS đọc SGK và
hoàn thành mục III trong phiếu
ghi bài.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


Nhóm HS phân chia nhiệm vụ thảo luận và
• GV cho HS thảo luận nhóm.
hoàn thành nội dung ở mục III trong phiếu
• Thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 7
ghi bài.
phút.
• Theo dõi và hỗ trợ cho HS nếu có
khó khăn bằng những gợi ý phù
hợp.

Bước 3: Báo cáo kết quả


• GV gọi ngẫu nhiên đại diện nhóm
• Đại diện nhóm trình bày kết quả của
lên trình bày sản phẩm của nhóm.
nhóm mình.
• GV mời nhóm khác nhận xét.
• Nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét phần trình bày của HS,
• Nhận xét sản phẩm của nhóm khác.
kết luận kiến thức trọng tâm.
• Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức
trọng tâm.

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


• Cấu tạo của hợp chất hữu cơ có thể biểu diễn dưới 3 dạng: công thức cấu tạo
đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn và công thức khung phân tử.

HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ (10 phút)


1. Mục tiêu: (3), (4), (6), (7), (8)
2. Nội dung: Tổ chức giải bài tập củng cố lại kiến thức.
3. Sản phẩm:

CÂU HỎI BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1: Cho công thức khung phân tử của các chất hữu cơ sau:

a) Viết công thức cấu tạo đầy đủ của các hợp chất trên.

b) Cho biết công thức phân tử và công thức đơn giản nhất ứng với
mỗi hợp chất.
4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS nhận nhiệm vụ, nêu thắc mắc
• GV chia nhóm, mỗi nhóm gồm 2 HS.
nếu có trước khi thực hiện nhiệm
Nhiệm vụ học sinh là hoàn thành yêu cầu
vụ.
của bài tập củng cố.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoàn thành mục IV ở phiếu học
• GV cho HS hoàn thành bài tập.
tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày kết quả của mình. Các
GV gọi ngẫu nhiên HS lên bảng giải bài tập để
học sinh khác theo dõi để nhận xét
các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
góp ý.
Bước 4: Kết luận và nhận định
• GV lưu ý về một công thức cấu tạo HS còn HS lắng nghe và ghi nhận lại kiến
nhầm lẫn. thức.

You might also like