You are on page 1of 46

Trường Đại học Hoa Sen

Khoa Khoa học Xã hội

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Học kỳ 1 (2019-2020)
Môn học: Triết học trong cuộc sống

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Tùng, e-mail: tung.nguyenthanh@hoasen.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ................................................................................................... 2

1. Trích dẫn các tài liệu triết học theo chủ đề ................................................................... 7

Dẫn nhập .......................................................................................................................... 7

1.1. Hiểu hậu cảnh ............................................................................................................ 9

1.2. Quyết định có cơ sở ................................................................................................. 19

1.3. Hành động có trách nhiệm ....................................................................................... 23

1.4. Hoạt động có hiệu quả ............................................................................................. 27

1.5. Truyền thông rõ ràng ............................................................................................... 31

1.6. Sống thanh thản, hạnh phúc ..................................................................................... 36

2. Một số sách tham khảo cho bài KT2 – Tóm tắt, bình luận sách ................................ 37

3. Một số đề tài gợi ý cho sinh viên làm đề tài nhóm ...................................................... 38

4. Lịch làm việc, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ của sinh viên ........................................... 39

5. Hướng dẫn cách trình bày và tiêu chí chấm điểm các bài thuyết trình nhóm, tóm tắt
bình luận sách (cá nhân) và đề tài nhóm ........................................................................ 41

6. Những lưu ý khi sử dụng Turnitin .............................................................................. 46

1
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MSMH Tên môn học Số tín chỉ
TRIẾT HỌC TRONG CUỘC SỐNG
DC121DV02 3
PHILOSOPHY IN PRACTICE

A. Quy cách môn học:


Số tiết Số tiết phòng học
Tổng số Lý Thực Đi thực Tự Phòng lý Phòng
Bài tập Đi thực tế
tiết thuyết hành tế học thuyết thực hành
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
45 45 0 0 0 90 45 0 0

B. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:
Liên hệ Mã số môn học Tên môn học
Môn tiên quyết: không có
Môn song hành: không có
Điều kiện khác: không có

C. Tóm tắt nội dung môn học:


Khoa học phát triển không thay thế triết học, trái lại, càng đặt ra nhiều câu hỏi triết học mới
mẻ. Cuộc sống sôi động, phức tạp, càng cần tư duy tự chủ, sâu sắc và phê phán để tự định hướng cho
mình. Môn học cung cấp cho sinh viên những nhận thức cơ bản chung quanh một số khái niệm và
vấn đề được chọn lọc như: triết học, khoa học, lý tính, tự nhiên, văn hóa, cái chân, cái thiện, cái đẹp,
công lý, con người, ý thức, ngôn ngữ, tồn tại v.v.. Qua môn học, sinh viên bước đầu làm quen và thấy
thích thú với hoạt động triết lý, vì nó mang lại lợi ích thiết thực: hiểu hậu cảnh, quyết định có cơ sở,
hành động có trách nhiệm, hoạt động có hiệu quả, truyền thông rõ ràng và sống thanh thản, hạnh
phúc.

D. Mục tiêu của môn học:


Stt Mục tiêu của môn học
1 Giúp sinh viên nắm bắt một số khái niệm và vấn đề cơ bản của triết học
2 Nhận thức tầm quan trọng của triết học trong mối liên hệ với đời sống và nghề nghiệp
3 Ứng dụng được tư duy và cái nhìn triết học vào các môn học khác
4 Rèn luyện kỹ năng đọc sách, năng lực tư duy nói chung và tư duy phản biện nói riêng

2
E. Kết quả đạt được sau khi học môn học:
Stt Kết quả đạt được
1 Hiểu được một số khái niệm và vấn đề cơ bản của triết học
2 Hiểu được tầm quan trọng của lối tư duy triết học trong đời sống và nghề nghiệp
3 Biết xem xét các môn học khác dưới lăng kính triết học
4 Nắm được kỹ năng đọc sách và có ý thức rèn luyện tinh thần phản biện
F. Phương thức tiến hành môn học:
Loại hình phòng Số tiết
1 Phòng lý thuyết 45
Tổng cộng 45
Yêu cầu :
+ Ngôn ngữ sử dụng giảng dạy, học tập: tiếng Việt
+ Các yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia môn học: tham gia đầy đủ và tích cực trong giờ học
+ Cách tổ chức giảng dạy môn học:
STT Cách tổ chức giảng dạy Mô tả ngắn gọn Số tiết Sĩ số SV tối đa
1 Giảng trên lớp (lecture) Thuyết trình 36 40
2 Chia nhóm (group work) Tập thuyết trình và 9 5
thảo luận/bài tập/thực hành thảo luận

G. Tài liệu học tập:


1. Tài liệu bắt buộc: Đề cương môn học, Tài liệu hướng dẫn học tập.
2. Tài liệu không bắt buộc (tham khảo):
1. Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, Hà Nội.
2. Luc Ferry (2010), Học cách sống – khái luận triết học dành cho thế hệ trẻ, Lê Hồng
Sâm dịch, Nxb Hội Nhà văn và Nhã Nam.
3. Jostein Gaarder (2006), Thế giới của Sophie, Trần Minh Châu dịch, Nxb Tri thức.
[Sách tiểu thuyết lịch sử triết học]
4. Hermann Hesse (1994), Nhà khổ hạnh và gã lang thang, Phùng Khánh dịch, Nxb Hội
Nhà văn/ Hesse, Hermann (2001): Đôi bạn chân tình, Vũ Đình Lưu dịch, Nxb Hội
Nhà văn. [Sách tiểu thuyết triết lý]
5. John Stuart Mill (2012), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, Hà Nội.
6. Richard David Precht (2012), Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu, Nhã Nam – Nxb
Dân trí.
7. Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh. [Sách tranh]
8. Trần Văn Toàn (2009), Hành trình đi vào triết học, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
9. Kim Sang Bong (2014), Homo ethicus – sự ra đời của con người luân lý, Nxb
Chính trị Quốc gia.
10. Alain de Botton (2014), Luận về yêu, Nxb Lao động – Nhã Nam.
11. Website chuyên ngành triết học: http://triethoc.edu.vn

3
H. Đánh giá kết quả học tập môn học:
1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
1.1. – Thuyết trình nhóm
Đánh giá theo nhóm. Mỗi nhóm sinh viên (từ 3 – 5 SV) sẽ được giảng viên giao cho một đề tài
dựa trên các chủ đề liên quan đến môn triết học trong cuộc sống. Mỗi nhóm trình bày trước lớp và
trao đổi với sinh viên trong lớp. Bài trình bày phải thể hiện được quá trình tìm hiểu, đọc sách, nghiên
cứu của sinh viên về vấn đề nhóm trình bày. Bài thuyết trình nhóm được thực hiện trong suốt tiến
trình học từ tuần/buổi 5 trở đi.
1.2. - Đọc sách và viết tóm tắt – bình luận
Đánh giá cá nhân. Thực hiện ngoài giờ học. Ngay từ buổi học đầu tiên, mỗi sinh viên được yêu
cầu chọn đọc 1 cuốn sách trong danh mục các sách nền tảng về triết học mà giảng viên đề nghị hoặc
các tài liệu khác do giảng viên gợi ý trong quá trình học. Sau đó, sinh viên viết một tóm tắt – bình
luận về sách đã đọc. Bài tóm tắt – bình luận sách này nộp vào tuần/buổi 10.
1.3. - Viết đề tài tự chọn theo nhóm
Đánh giá theo nhóm. Thực hiện ngoài giờ học. Mỗi nhóm sinh viên (từ 3 – 5 SV) sẽ tự chọn một
đề tài tự do dựa trên các chủ đề trong chương trình. Chủ đề phải được phân tích trong dưới góc nhìn
của triết học. Sinh viên nộp đề tài vào tuần/buổi 14.
2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập
Thành Tóm tắt biện
Thời lượng Trọng số Thời điểm
phần pháp đánh giá
Kiểm tra 1 25-30 phút Thuyết trình 30% Trong suốt tiến trình học từ
tuần/buổi 5 trở đi
Kiểm tra 2 Thực hiện Viết tóm tắt và Tuần/buổi 10
30%
ngoài giờ học bình luận sách.
Thi cuối kỳ Thực hiện Viết đề tài tự do 40% Tuần/buổi 14
ngoài giờ học theo nhóm.
Tổng 100%

3. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)


Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại
học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại
Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:
3.1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá
nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài
tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn
khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự
làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.
3.2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người
khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn
nếu:
i. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không
có trích dẫn phù hợp.
ii. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.
iii. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không
có trích dẫn phù hợp.
4
iv. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của
một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác
nhau.
3.3. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo
nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ
của sinh viên phải có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này.
Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào
(kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần
kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách
Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-dao-van ). Để nêu
cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và
Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được.
I. Phân công giảng dạy:
STT Họ và tên Email, Điện thoại, Lịch tiếp SV Vị trí giảng
Phòng làm việc dạy
1 Nguyễn Thanh Tùng Đại học Hoa Sen – Lô 10 – Công bố đầu Quản lý môn
CCVPM Quang Trung – học kỳ tại học, GVCH
Q.12 văn phòng
tung.nguyenthanh@hoasen.edu.vn

J. Kế hoạch giảng dạy:


* Kế hoạch giảng dạy này áp dụng cho cả học kỳ chính và học kỳ phụ: Tiến trình tuần dành cho
học kỳ chính và tiến trình buổi dành cho học kỳ phụ.
Tuần/ Tựa đề bài giảng Tài liệu Công việc
Buổi bắt buộc sinh viên phải
/tham khảo hoàn thành
1 Bài 1 - Giới thiệu môn học Giảng viên Phân nhóm,
gởi tài liệu nhận đề tài
- Mục tiêu và lợi ích của môn học
các tuần thuyết trình
- Dẫn nhập: Sức mạnh của tư tưởng; Triết học và việc
tổ chức cuộc sống
2 Bài 2 - Tóm lược chủ đề: Đọc trước TL
ở nhà; làm
- Hiểu hậu cảnh
việc nhóm tại
- Quyết định có cơ sở lớp về kế
- Hành động có trách nhiệm hoạch làm bài
thuyết trình
- Hoạt động có hiệu quả
- Truyền thông rõ ràng
- Sống thanh thản, hạnh phúc
3 Bài 3 - Hiểu hậu cảnh Đọc trước TL
ở nhà; triển
- Bản thể: sự vật/sự việc có bản chất không?
khai dàn ý bài
- Sự biến dịch: nhận thức và quản lý sự thay đổi thuyết trình

5
4 Bài 3 - Hiểu hậu cảnh (tt) Đọc trước tài
- Tính phổ biến và tính cá biệt: cái cá biệt (cá nhân) liệu ở nhà;
quan hệ với cái phổ biến (tập thể) như thế nào? thảo luận với
GV về bài
- Con người: con người là con vật có lý tính?
thuyết trình
5 Bài 3 - Hiểu hậu cảnh (tt) Đọc trước tài
liệu ở nhà;
- Cái Tốt: Tất cả đều hướng đến cái Tốt (cái Thiện).
Thuyết trình
- Phạm trù: các phạm trù là những cách tồn tại và
và thảo luận
những cách phát biểu cơ bản về tồn tại.
6 Bài 4 - Quyết định có cơ sở Đọc trước tài
liệu ở nhà;
7 - Chân lý: có chân lý không?
Thuyết trình
- Cái đẹp: Sở thích có cơ sở không?
và thảo luận
- Tri thức: Biết khác với tưởng thật và với tin như thế
nào? Tính có thể kiểm sai của tri thức.
- Không tưởng và hy vọng: Các kịch bản làm thay đổi
hiện trạng.
8 Bài 5 - Hành động có trách nhiệm
9 - Quyền lực: chỉ có lý của kẻ mạnh? Đâu là dũng khí
của người lãnh đạo? Trách nhiệm của quyền lực. Đọc trước tài
- Đạo lý và các giá trị: tại sao các quy phạm phải có liệu ở nhà;
cơ sở? Thuyết trình
- Con người và tự nhiên và thảo luận
- Con người và tình yêu
10 Bài 6 - Hoạt động có hiệu quả Đọc trước tài
- Sự tự do: Muốn làm gì thì làm? Hành động theo liệu ở nhà;
“ý chí phổ biến”? Thuyết trình
- Ý tưởng/ Ý niệm: Ý niệm là bản chất và nguyên và thảo luận;
nhân của sự vật; lãnh đạo là hiện thực hóa ý Nộp bài viết
tưởng. tóm tắt và bình
luận sách
11 Bài 7 - Truyền thông rõ ràng Đọc trước tài
- Phép biện chứng hay nghệ thuật đối thoại: thuyết liệu ở nhà;
phục hoặc chinh phục? Thuyết trình
- Khái niệm: Từ ngữ và lời nói để hiểu nhau hoặc gây và thảo luận
ngộ nhận? Có nên trọn tin vào lời nói và văn bản?
12 Bài 7 - Truyền thông rõ ràng (tt) Đọc trước tài
- Ý hệ: quan điểm của ta có thể hoàn toàn sai hay liệu ở nhà;
không? Thuyết trình
và thảo luận
- Ký hiệu: ký hiệu và biểu trưng có khác nhau không?

6
13 Bài 8 - Sống thanh thản, hạnh phúc Đọc trước tài
liệu ở nhà;
- Tình cảm, xúc cảm: Cách nào để “điều tâm”?
Thuyết trình
- Hạnh phúc: Ai lo phận nấy?
và thảo luận
- Sứ mệnh làm người
14-15 Ôn tập Nộp đề tài

1. Trích dẫn các tài liệu triết học theo chủ đề

Dẫn nhập

Triết học bắt đầu từ chỗ ngạc nhiên. (Plato)

[Bryan Magee (2003), Câu chuyện triết học, Nxb Thống kê, tr.8]

Những câu hỏi đơn giản, nhưng để trả lời thì không hề đơn giản. Con người thật sự là
gì? Ta có thể biết chắc về bất kỳ điều gì không? Ta có thực sự tự do để lựa chọn ta là ai và ta
làm gì không? Nhận thức khoa học có tốt hơn các loại nhận thức khác không? [Dave Robinson
& Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.3]

Thuật ngữ “triết học” có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại “philosophia”, có nghĩa là “yêu
mến sự thông thái” (love of wisdom). [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương
Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb CTQG, tr.9]

Công việc của triết học là làm sáng tỏ loại câu hỏi nào được đặt ra, rồi kế là xác định
câu trả lời nào có thể chấp nhận được. Đó là một quá trình để làm sáng tỏ hơn là khám phá.
[Dave Robinson & Judy Groves (2006), Nhập môn Plato, Nxb Trẻ, tr.24]

Đối tượng nghiên cứu của triết học: (1) Bản chất của tồn tại (thế giới) và mối quan hệ
giữa tư duy với tồn tại, giữa con người với thế giới; (2) Những nguyên lý, quy luật chung nhất
chi phối thế giới, hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người; (3) Vấn đề đạo lý làm
người và mưu cầu hạnh phúc. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ
triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb CTQG, tr.10]

Đặc điểm của triết học: (1) Triết học chỉ đề cập đến những tri thức chung nhất, trong
khi khoa học tự nhiên và xã hội chỉ nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể của tồn tại hay hoạt động
của con người; (2) Triết học cung cấp những tri thức chung và những kỹ năng trí tuệ, chứ
không phải là những kỹ năng chuyên môn hay nghề nghiệp. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch
sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb CTQG,
tr.11]

7
Triết học có thể tạo nên tiến bộ thực sự trong việc săn đuổi tri thức. Triết học không
làm gì hơn là giúp sáng tỏ những tư tưởng và dẹp bỏ những ngộ nhận. [Dave Robinson &
Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.5]

Các chuyên ngành của triết học

Theo truyền thống, triết học được chia thành nhiều chuyên ngành: siêu hình học, lý
luận nhận thức, logic học, đạo đức học, mỹ học, triết học chính trị, triết học xã hội.

Siêu hình học (metaphysics): ngành triết học nghiên cứu bản chất của tồn tại (bản chất
của thế giới). Lĩnh vực nghiên cứu chính của của siêu hình học thường được gọi là bản thể
luận, nghiên cứu về bản chất của thực tại.

Lý luận nhận thức: nghiên cứu bản chất của nhận thức, quá trình nhận thức và vấn đề
chân lý. Các câu hỏi của nhận thức luận liên quan đến khả năng, bản chất, nguồn gốc, cấp độ
của nhận thức, tiêu chuẩn của chân lý.

Logic học: nghiên cứu những hình thức và quy luật của tư duy, những nguyên tắc của
suy luận đúng đắn.

Đạo đức học (hay triết học đạo đức): nghiên cứu những vấn đề đạo đức: bản chất của
đạo đức là gì, cái gì quyết định giá trị đạo đức, cái thiện và cái ác, đức hạnh và thói hư tật xấu
được xác định như thế nào.

Mỹ học: tìm cách xác định bản chất của cái đẹp, tiêu chuẩn của sự phán xét thẩm mỹ.

Triết học chính trị: nghiên cứu những vấn đề căn bản về nhà nước, pháp luật, tự do, sở
hữu, quyền và nghĩa vụ.

Triết học xã hội: nghiên cứu những vấn đề triết học về bản chất, cấu trúc, quy luật biến
đổi của xã hội và hành vi xã hội của con người.

Ngoài những chuyên ngành truyền thống trên, còn có triết học tôn giáo, triết học khoa
học, triết học văn hóa,…

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.4-5; Nguyễn
Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ
điển Đức, Nxb CTQG, tr.16-17]

8
1.1. Hiểu hậu cảnh

- Bản thể: sự vật/sự việc có bản chất không?

- Sự biến dịch: nhận thức và quản lý sự thay đổi

Phật Giáo

Thích Ca Mâu Ni (563-483 tr.CN)

Cốt lõi trong triết lý của bản thể luận được tập trung là các phạm trù: Vô ngã – Vô
thường – Duyên.

Vô ngã

Thế giới được cấu tạo từ yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Danh và sắc được
chia làm 5 yếu tố (gọi là ngũ uẩn):

1. Sắc (vật chất)

2. Thụ (cảm giác, cảm thụ về sự khổ hay sướng)

3. Tưởng (suy nghĩ, tư tưởng)

4. Hành (do ý muốn thúc đẩy hành động)

5. Thức (nhận thức, ý thức về ta)

Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta. Duyên tan ngũ uẩn ra thì không còn là ta, là diệt. Quá
trình tan hợp, hợp tan của ngũ uẩn do nhân duyên tác động là vô cùng.

[Doãn Chính (2010), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb CTQG, tr.285-287]

Vạn vật chỉ là dòng biến hóa hư ảo vô cùng, không có gì là thường định, là thực. Cho
nên không có cái tôi siêu việt (vô ngã). Vì vậy, theo Phật giáo, mọi mưu toan làm cho cái ta
(ngã) trường tồn đều là mê lầm, trái với chân lý của Phật.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.40-41]

Vô thường

Phật giáo cho rằng bản chất của sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên
tục (vô thường), không do một vị thần linh nào sáng tạo ra vạn vật và cũng không có cái gì
vĩnh hằng tuyệt đối.

Phật giáo bác bỏ quan niệm về Brahman và Atman của kinh Upanishad.

9
Duyên

Duyên là điều kiện giúp cho nhân biến thành quả.

Mọi sự vật, hiện tượng luôn biến hiện theo chu trình: sinh – trụ – dị – diệt, do nguyên
nhân nội tại của bản thân nó, tuân theo luật nhân – quả mãi mãi.

Nhờ có duyên, nguyên nhân mới sinh ra kết quả.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.40-42]

Thuyết Âm – Dương

Âm – Dương là cặp phạm trù của triết học phương Đông cổ đại, tương tự như hai mặt
đối lập cấu thành sự vật trong triết học phương Tây. Dù khác nhau đến đâu, suy cho cùng là
do Âm – Dương kết hợp, chuyển hóa mà thành. Âm – Dương vừa có xu hướng bài trừ nhau,
vừa có xu hướng làm tiền đề cho nhau tồn tại, là động lực của mọi vận động, phát triển. Người
Trung Hoa cho rằng tốt nhất là đạt được sự cân bằng Âm – Dương, mọi sự thái quá về Âm
hay Dương đều có hại; hơn nữa phải xem xét trong những mục đích, điều kiện, không gian,
thời gian cụ thể.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.66-68]

Đạo gia (Đạo giáo)

Lão Tử (604-531tr.CN)

Lão Tử chủ trương “xuất thế”, trong khi Khổng Tử chủ trương “ nhập thế”. Lão Tử
kêu gọi hãy trả con người cho tự nhiên.

Thuyết vô danh: cái danh (tên) mà có thể nói (hay đã gọi ra) được thì không phải là cái
tên vĩnh hằng (tức là đúng tuyệt đối) nữa, cái tên (danh) không nói ra mới là vĩnh hằng, đúng
nhất.

Vô vi: (1) sống theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không trái với bản tính của mình và bản
tính của tạo hóa, nếu trái với tự nhiên là giả tạo; (2) từ bỏ tính tham lam, ích kỷ để không làm
mất đức, trừ bỏ tư lợi mới nhận thấy đạo; (3) xóa bỏ mọi ràng buộc con người bởi quy phạm
đạo đức, pháp luật, trả lại cho con người bản tính tự nhiên vốn có.

Vô vi không có nghĩa là hoàn toàn không làm gì, mà hòa nhập với tự nhiên, đừng làm
gì thái quá. Nó dẫn đến triết lý lấy nhu thắng cương của Đạo giáo.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.115-123]
10
Thuyết ngũ hành

Bản chất thế giới là tổng hòa của 5 yếu tố nguyên thủy của tự nhiên. Những yếu tố này
được xem là các dạng khác nhau của vật chất và vận động: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ngũ hành/ Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ

Sự vật

Vật chất Nước Lửa Gỗ, cây cối Kim loại Đất

Phương hướng Bắc Nam Đông Tây Trung ương

Thế đất Ngoằn ngoèo Nhọn Dài Tròn Vuông

Mùa Đông Hạ Xuân Thu Tháng cuối mỗi


mùa

Màu sắc Đen Đỏ Xanh Trắng Vàng

Mùi vị Mặn Đắng Chua Cay Ngọt

Loài vật Có mai cứng Có lông vũ Có vẩy Có lông mao Da nhẵn trơn

Tương sinh: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh
Thổ… Tương khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc
khắc Thổ…

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.68-72]

Heraclite (520-460 tr.CN)

Người ta không thể tắm hai lần trên cùng cùng một dòng sông.

Học thuyết dòng chảy hay vận động là phổ biến: thế giới là một chỉnh thể, nó không
do một thần thánh nào tạo ra và cũng không do một người nào tạo ra, thế giới đã, đang và sẽ
là ngọn lửa muôn đời sinh động, cháy bùng lên và tắt đi theo những quy luật nhất định.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.159-161]

Empedocles (490-430 tr.CN): Thế giới được tạo thành bởi đất, khí, lửa và nước. Nó
được ngự trị bởi hai lực: yêu và ghét, hay hút và đẩy.

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.14]

Democrite (460-370 tr.CN)

Vũ trụ được cấu tạo từ hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không, khởi nguyên
của thế giới không phải là một sự vật cụ thể nào đó (như nước, lửa,…) mà là nguyên tử.
Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất, không mùi vị, âm thanh, màu sắc,…tồn tại vĩnh viễn và vận

11
động không ngừng trong chân không. Linh hồn cũng gồm có những nguyên tử đặc biệt nóng
rực, nhẹ và hình cầu tạo thành.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr. 165]

Georg Wilhem Friedrich Hegel (1770-1831) cho rằng tất cả mọi vật đều có tính chất
mâu thuẫn trong bản thân nó. Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi vận động và của tất cả
mọi sức sống; chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì
nó mới vận động, mới có xung lực và hoạt động.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.477]

Những gì mắt thấy tai nghe đều là khả biến, vô thường, vậy có thể xem những gì khả
biến, vô thường là bản chất của sự vật? Nói thế cũng có nghĩa là sự vật không hề có bản chất!
Song, thực tế cãi lại: khi mua một món hàng, ta muốn mua một món hàng thật, dù “cái thật”
ấy ẩn sâu trong món hàng, khó nhận thấy. Gia đình, xã hội cũng thế. Sống trong một gia đình,
một tổ chức, một xã hội, đâu phải ai lo phận nấy mà còn có một mục tiêu chung. Khi mục tiêu
này mất đi, gia đình, tổ chức, xã hội không còn là chính nó nữa. Vậy, ta phải có ý thức về một
cái bản thể thường tồn thì mới có thể nhận ra lúc nào nó bị đe doạ chứ? Hai cách đặt vấn đề
tương phản như thế làm các triết gia điên đầu trong hơn hai ngàn năm nay!

Ở phương Tây, Aristoteles là người nỗ lực giải quyết vấn đề này. Ông khẳng định: bản
chất của sự vật là bản thể của nó. Vậy bản thể là gì? Là cái gì “nằm bên dưới” sự vật, là cái
gì bền vững mà nếu không có nó, không còn sự vật nữa.

[Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.17]

Sự biến dịch là thách thức hàng ngày hàng giờ đối với con người, và về lâu dài, nó trở
thành một nhiệm vụ văn hoá. Một văn hoá tổ chức thù địch với sự biến dịch nhất định sẽ thất
bại, vì nó đi ngược lại nguyên tắc tự nhiên cơ bản: “Không có gì bền vững ngoài sự biến
dịch”. Con người không thể hoàn toàn chi phối tiến trình biến dịch, nhưng ít ra, vẫn có thể tự
quyết định về phản ứng của mình…

[Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.78]

12
- Tính phổ biến và tính cá biệt: cái cá biệt (cá nhân) quan hệ với cái phổ biến (tập
thể) như thế nào?

- Con người: con người là con vật có lý tính?

Hãy thử đọc hai cặp lục bát sau đây trong Truyện Kiều theo kiểu… triết học:

(1) Thuý Kiều sắc sảo, khôn ngoan

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành

(2) Thịt da ai cũng là người

Lẽ nào hồng rụng thắm rời chẳng đau!

Câu (1) cho biết cô Kiều là như thế nào. Nhưng, các đặc điểm ấy không ổn định (cô
Kiều có khi cũng… dại dột!) và nhất là, không thể tồn tại độc lập mà không gắn với cô Kiều.
Chúng có thể thay đổi, nghĩa là, không nhất thiết cứ như thế mãi (hậu vận cô Kiều đâu có…
vô duyên!). Vì thế, Aristoteles bảo: Thuý Kiều (như là cái gì cá biệt) là bản thể, còn “sắc sảo,
khôn ngoan, vô duyên…” là những tuỳ thể (accidents, từ nghĩa gốc là ngẫu nhiên, tình cờ).
Nhưng câu (2) thì khác, con người không thể lúc thì có “thịt da”, lúc thì không. Vậy nó nói
lên con người là gì. Cái không thể thay đổi ấy được gọi là những thuộc tính. Thuộc tính thì
tất nhiên không tồn tại độc lập, nhưng những thuộc tính nào thuộc về bản chất của sự vật thì
cũng là bản thể, thậm chí còn là bản thể theo nghĩa cao hơn cả những sự vật cá biệt. Vậy, theo
Aristoteles, ta có hai loại bản thể: cái cá biệt (Thuý Kiều) và cái phổ biến (“thịt da”,
“người”…). Ông gọi cái trước là bản thể số một, cái sau là bản thể số hai. Tưởng xong, nhưng
rồi lại thấy không ổn! Việc phân biệt ấy chẳng rõ ràng chút nào. Khi Thuý Kiều khen Từ Hải:
“Rằng: Từ là đấng anh hùng!”, thì nếu rút bỏ thuộc tính “anh hùng” đi, có còn là Từ Hải hay
chỉ là một người trùng tên?

Platon, thầy của Aristoteles, làm ngược lại; ông chỉ quan tâm đến một phương diện
thôi. Chỉ có cái phổ biến (“người”, “thịt da”, “sắc sảo”, “khôn ngoan”…) mới là những cái
duy nhất có thật. Ông là tổ sư của thuyết duy tâm khách quan, vì theo ông, những cái phổ biến
ấy là thuần tuý, hoàn hảo, mẫu mực chứ không nhếch nhác khi trở thành những thuộc tính ở
trần gian, vì thế, chúng ở một thế giới khác, trong khi những sự vật cá biệt trên thế gian này
chỉ là những bản sao tồi tàn, mờ nhạt của chúng.

[Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.17-18]

13
Nhân sinh quan Phật giáo

Thuyết luân hồi

Phật giáo bác bỏ Brahman và Atman nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân hồi và nghiệp
báo của Upanishad. Luân hồi (samsara): bánh xe quay tròn, khi con người chết đi, lại đầu thai
(có thể là người, loài vật, cây cỏ,…) và cứ thế mãi mãi như bánh xe quay, chỉ những người tu
hành đắc đạo, được vào cõi Phật mới thoát khỏi luân hồi. Nghiệp (karma): do hành động của
ta gây ra. Con người hiện tại phải gánh chịu hậu quả hành vi của kiếp trước. Sự gánh chịu hậu
quả đó gọi là nghiệp báo. Con đường giải thoát (moska): thành tâm, làm điều thiện, sẽ được
giải thoát khỏi bánh xe nghiệp báo, luân hồi bất tận.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.42-44]

Nho gia (Nho giáo): học thuyết về đạo xử thế của người quân tử: tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ.

Khổng Tử (551-479 tr.CN)

Học thuyết Nhân – Lễ – Chính danh, ba phạm trù quan trọng trong học thuyết của
Khổng Tử. Theo ông, Nhân là nội dung, Lễ là hình thức của Nhân và Chính danh là con đường
đạt đến điều Nhân.

Thuyết về chữ Nhân

Đức nhân trong Nho giáo không chỉ là thương người mà thực chất là đạo làm người,
dựa trên 2 nguyên tắc: (1) Cái gì mình mong muốn thì cũng mong muốn cho người khác và
ngược lại; (2) Mình lập thân bằng cách giúp người lập thân. Muốn có nhân thì phải: (1) Trừ bỏ
tính tham lam, ích kỷ, hạn chế dục vọng; (2) Phải biết nhận ra chân lý và hành động theo chân lý;
(3) Phải có sức khỏe, can đảm bảo vệ chân lý. Người quân tử phải có 3 điều: nhân, trí, dũng.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.77-85]

Thuyết Chính danh

“Chính danh” là danh (tên gọi, chức vụ, địa vị, thứ bậc của một người) và thực (phận
sự của người đó, bao gồm cả nghĩa vụ và quyền lợi) phải phù hợp với nhau. Nếu danh không
chính thì ngôn không thuận thì việc không thành. Để chính danh, không dùng pháp trị mà
phải dùng đức trị.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.85-87]

14
Thuyết về Lễ

Lễ: nghi lễ, thể chế chính trị, quy phạm đạo đức. Nhân gắn chặt với Lễ, Lễ là hình thức
của nội dung Nhân. Lễ là phương tiện đạt được tới chữ Nhân. Lễ là toàn bộ nghi lễ, chuẩn
mực trong quan hệ giữa người với người, từ hành vi ngôn ngữ cho đến trang phục, nhà cửa,…

Khổng Tử khẳng định học tập là tiền đề quan trọng của việc giáo dục; đạo đức cũng
như tri thức là do học mà có; muốn trở thành người thì phải học tập.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.87-92]

Mạnh Tử (371-289 tr.CN)

Chủ trương thuyết “Tính thiện”, khẳng định “thiện” là bản tính của con người, khi mới
sinh ra ai cũng có.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.93-95]

Tuân Tử (298-238 tr.CN)

Trời, đất, người là ba bộ phận cấu thành vũ trụ. Con người khác loài động vật là ở chỗ
sống tập thể theo xã hội có tổ chức, có lễ nghĩa trên dưới. Tuân Tử đưa ra thuyết “Tính ác”
để phản đối thuyết “Tính thiện” của Mạnh Tử. Ông cho rằng bản tính của con người vốn là
ác. Bởi vậy, con người ai cũng có lòng ham lợi, con người ta ai cũng có dục vọng. Vì vậy,
phải lấy hình phạt để giáo hóa cái ác.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.95-98]

Đổng Trọng Thư (180 – 105 tr.CN)

Thuyết “Thiên nhân hợp nhất”. Người do trời tạo ra, tất phải do trời điều hành, chi
phối. Trời thông qua vua để thể hiện ý chí, sự thống trị của mình đối với con người. Vì vậy,
làm người thì phải phục tùng ý trời, có nghĩa là phục tùng quân vương.

Xây dựng hệ thống các phạm trù: ngũ thường, tam cương, ngũ luân.

Ngũ luân gồm quan hệ: vua-tôi; cha-con; chồng-vợ; anh-em; bạn-bè.

Tam cương: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ (vua, cha, chồng có vai trò chủ chốt, quyền uy
tuyệt đối)

Ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.100-104]

15
Plato (427-347 tr.CN)

Khi sinh ra, tất cả chúng ta đều được phú cho một số loại tri thức nào đó. Mọi người
đều có linh hồn bất tử vốn đã có ở kiếp sống trước đây, nên mọi sự học hỏi thực ra chỉ là “hồi
tưởng” (anamnesis). Tôi có thể thấy một cái bàn và một cái cốc, tôi không thể thấy “bàn” và
“cốc”. Chính xác! Để thấy một cái bàn và một cái cốc, ngươi cần có đôi mắt và quả là ngươi
có chúng. Còn để nhìn “bàn” và “cốc”, ngươi cần có trí tuệ và ngươi lại không có
cái đó!

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.22-23]

Dụ ngôn hang động: Chúng ta giống như những người tù này, bị nhồi sọ từ nhỏ để tin
rằng kinh nghiệm thường ngày là tất cả những gì tồn tại. Nhưng một người tù nổi loạn, trốn
ra được với ánh sáng ban ngày, sẽ thấy ngay rằng có một thế giới bên ngoài tốt hơn và “thực
hơn nhiều”.

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.24]

Theo Socrates, để hoàn toàn hiểu thế giới, chúng ta phải hiểu chính mình trước.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.96]

Rene Descartes (1596-1650) sử dụng phương pháp nghi ngờ, đặt ra câu hỏi liệu có
phải tôi đang nằm mơ về sự tồn tại của cơ thể tôi và của toàn bộ thế giới bên ngoài. Tôi có
thể nghi ngờ mọi tất cả mọi cái, trừ tư duy của tôi. “Tôi tư duy, vậy thì tôi tồn tại”. Descartes
kết luận rằng mình tồn tại vì mình là một thực thể đang tư duy.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.327]

Định nghĩa con người là “con vật có trí khôn”, là “con vật biết suy nghĩ”, là “cây sậy
biết tư tưởng”, chỉ là định nghĩa một chiều, chưa nói lên hết thực chất của con người. Tư
tưởng, tri thức không phải là tất cả thực chất con người.

[Trần Văn Toàn (2012), Hành trình đi vào triết học, Nxb Tri thức, tr.199, 200]

Người ta yêu vì yêu, cần gì phải có lý do.

[Paulo Coelho (2015), Nhà giả kim, Nxb Văn học, tr.163]

16
Tình yêu là vị tha; tình yêu là ích kỷ. Tình yêu là nhân từ; tình yêu là tàn nhẫn. Tình
yêu hay thay đổi; tình yêu là mãi mãi…. Tình yêu giao tiếp với thiêng liêng; tình yêu biện
bạch cho tội ác.

[Ronald de Sausa (2016), Dẫn luận về tình yêu, Nxb Hồng Đức, tr.13]

- Cái Tốt: Tất cả đều hướng đến cái Tốt (cái Thiện)

Các nhà sophist (biện sĩ) tin rằng hầu như không có gì về bản tính là tốt hay xấu mà
chỉ có tập quán hay sở thích.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.86]

Theo Socrates (470-399 tr.CN), nếu một người hoàn toàn hiểu biết thế nào là thiện thì
anh ta sẽ làm điều thiện. Nói cách khác Socrates đồng nhất cái thiện với tri thức, cho rằng
hiểu biết điều thiện thì sẽ làm điều thiện… Thói hư tật xấu là do thiếu hiểu biết… Những
người được gọi là “ác” trên thực tế chỉ là những người dốt nát, cái ác bị quy về sự sai lầm.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.86]

Chủ nghĩa khoái lạc (hedonism), thuật ngữ chung chỉ bất kỳ triết lý nào nói rằng khoái
lạc là đồng nhất với cái thiện và đau đớn đồng nhất với cái ác (khoái lạc=thiện, đau đớn=ác).
Aristippus (430-350 tr.CN) cho rằng khoái lạc là động lực căn bản của cuộc sống và khoái
lạc luôn luôn là tốt bất kể nguồn gốc nào.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.130]

Mặc dù Socrates không phản đối khoái lạc, nhưng theo Socrates, khoái lạc không phải
là cái tốt nhất và để hưởng thụ khoái lạc chân chính, con người phải có tri thức và sự tự kiềm
chế, nhưng Aristippus trái lại cho rằng khoái lạc là cái tốt nhất và cao nhất.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.131]

Đức hạnh, theo quan niệm của Aristotle (384-322 tr.CN), không thể được nhận thức
bằng lý luận, mà là sản phẩm của kinh nghiệm và hành động trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện
của cái thiện. Aristotle cho rằng cái thiện không phải là cái vốn có trong bản tính tự nhiên của

17
con người, nhưng cũng không đi ngược lại cái bản tính tự nhiên đó. Theo Aristotle, “cái
thiện” là “cái mà tất cả đều hướng tới”.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.153-154]

Con người theo bản năng là ích kỷ và tàn nhẫn nên mọi cố gắng làm cho họ trở nên
những con người luân lý là mắc công vô ích. (Thomas Hobbes, 1588-1679)

[Dave Robinson & Judy Groves (2006), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.51]

Immanuel Kant (1724-1804) cho rằng nguồn gốc của cái thiện không nằm bên ngoài
chủ thể, cũng không nằm trong tự nhiên hay được Thượng đế ban cho, mà xuất phát từ ý chí
làm điều thiện. Kant tin rằng lý trí không đủ để chứng minh cho hành vi đạo đức. Sự chứng
minh cho hành vi đạo đức phải xuất phát từ ý thức nghĩa vụ của con người, được ông gọi là
mệnh lệnh tuyệt đối. Mệnh lệnh tuyệt đối là nghĩa vụ không điều kiện, nghĩa là nó có sức
mạnh của một nghĩa vụ bất chấp ý chí và mong muốn của chúng ta. Chính từ mệnh lệnh tuyệt
đối mà tất cả những nghĩa vụ đạo đức khác được sinh ra và nhờ đó mà được kiểm tra.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.470]

Chẳng có chuyện người nào ngay từ đầu vốn đã tốt hay xấu. Chỉ có mối quan hệ của
ta và người đó tốt hay xấu mà thôi. Nếu người ác là ân nhân cứu ta thì họ sẽ trở thành người
tốt. Nếu người thiện đi trên đường xô vào vai ta thì họ sẽ trở thành kẻ xấu.

[Hae Min (2017), Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Nxb Hội Nhà văn, tr.53-54]

- Phạm trù: các phạm trù là những cách tồn tại và những cách phát biểu cơ bản
về tồn tại

John Locke (1632-1704) cho rằng khi sinh ra, tinh thần con người chính là một tờ giấy
trắng và chỉ có thể sở đắc được nhận thức cơ bản về thế giới thông qua các giác quan. Sau
tiến trình đầu tiên này, các kinh nghiệm có thể được phạm trù hóa và tàng trữ trong
trí nhớ. [Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.64]

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử triết học thì Aristotle ((384-322 tr.CN)
là người đầu tiên đưa thuật ngữ phạm trù (category) vào triết học, ông cố gắng xây dựng quan
niệm về phạm trù như là một học thuyết triết học. Theo Aristotle, hiện thực vốn phong phú
và đa dạng nhưng bằng sự khái quát, con người có thể quy sự phong phú và đa dạng đó thành
18
những ngôn từ chung, tức là các phạm trù. Trên quan điểm đó, Aristotle tiến hành phân loại
các các sự vật, hiện tượng và xây dựng một hệ thống bao gồm 10 phạm trù sau: (1) Bản chất;
(2) Số lượng; (3) Chất lượng; (4) Quan hệ; (5) Vị trí (không gian); (6) Thời gian; (7) Tình
trạng; (8) Sở hữu; (9) Hành động; (10) Chịu đựng.

[Lê Công Sự (2007), Học thuyết phạm trù trong triết học Kant, Nxb Chính trị Quốc
gia, tr.45-49]

1.2. Quyết định có cơ sở

- Chân lý: có chân lý không?

- Cái đẹp: Sở thích có cơ sở không?

Các nhà triết học kinh viện định nghĩa chân lý là sự phù hợp của sự vật với lý tính (tri
thức, trí tuệ).

[Đỗ Minh Hợp (2010), Lịch sử triết học đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
tr.291]

Proragoras (490-420 tr.CN) bảo rằng: “Con người là thước đo của vạn vật”, có nghĩa
là không có những chân lý khách quan mà chỉ có những lòng tin hữu hạn của con người
mà thôi.

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.18]

Mục đích mang tính cứu cánh của con người là tra vấn mọi sự và tranh luận với những
người khác để ngày một tiến gần hơn tới chân lý.

[Dave Robinson & Judy Groves (2006), Nhập môn Plato, Nxb Trẻ, tr.23]

Gottfried Wilhem Leibniz (1646-1716) viết: “Có hai loại chân lý, chân lý của lý tính
(truth of reasoning) và chân lý của sự kiện (truth of fact). Chân lý của lý tính là tất yếu và mặt
đối lập của nó (tức sai lầm) là không thể có được; còn chân lý của sự kiện là ngẫu nhiên nên
mặt đối lập của nó là cái có thể có. Khi chân lý là tất yếu, ta có thể tìm ra lý do bằng cách
phân tích, chia tách nó thành những tư tưởng và chân lý nhỏ hơn cho tới khi đạt đến chân lý
cơ sở”.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.338]

19
Những chân lý của con người là gì? Chỉ đơn thuần là những sai lầm không thể chối cãi
được. (Friedrich Wilhelm Nietzche, 1844-1900)

[Dave Robinson & Judy Groves (2006), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.157]

Socrates (470-399 tr.CN): “Tôi chỉ biết một điều, đó là tôi không biết gì hết”.

[Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, tr.170]

Democrite (460-370 tr.CN) cho rằng nhận thức bắt nguồn từ cảm giác tiến lên tư duy.
Ông chia nhận thức làm hai dạng: (a) Nhận thức mờ tối: dạng nhận thức thông qua cảm giác
do các giác quan mang lại; (b) Nhận thức chân lý: dạng nhận thức thông qua những phán đoán
logic, dạng nhận thức này đem lại kết quả đáng tin cậy. [Hà Thiên Sơn (2004), Lịch sử triết
học, Nxb Trẻ, tr. 168]

Ta không thể nào biết được chân lý tối hậu, và không nên tin vào cái gì tự xưng là chân
lý tối hậu, bất biến, vậy chỉ có thể nỗ lực không ngừng để đạt tới sự đồng thuận, và cũng cần
không ngừng xét lại sự đồng thuận ấy. [Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb
Tri thức, tr.48-49]

Tri thức của chúng ta bị giới hạn trong phạm vi tri giác và cảm giác và không có gì
đảm bảo những thứ này phù hợp với bất kỳ thực tại “khách quan” nào.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.128-129]

Francis Bacon (1561-1626) cho rằng “tri thức là sức mạnh” và năng lực hành động của
con người tỷ lệ thuận với tri thức của anh ta. Khoa học không chỉ là lý thuyết và biện luận,
mà là thực tiễn. F.Bacon đặt cơ sở cho việc nhận thức của con người dựa trên quan sát và kinh
nghiệm, được diễn đạt dưới hình thức ngụ ngôn con kiến, con nhện và con ong.

Con kiến thực nghiệm bằng cách cóp nhặt và sử dụng. Phương pháp này được coi là
tượng trưng cho khuynh hướng cóp nhặt và sử dụng sự kiện mà không hiểu thấu chúng. Con
nhện không thực nghiệm nhưng sản xuất ra tơ từ chất liệu bên trong của chính nó, tượng
trưng cho khuynh hướng tạo ra tư tưởng và sự kiện từ chính tư tưởng. Con ong thu thập phấn
hoa từ các loại hoa, chế biến bằng công sức của chính mình, cho phép nó có thể sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau. F.Bacon lập luận rằng con người nên học con ong để nhận thức
thế giới xung quanh. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy
Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.311-313]

20
Immanuel Kant (1724-1804) cho rằng cái đẹp không phải là một thuộc tính hay một
công trình mỹ thuật của tự nhiên, mà trái lại, là ý thức về trạng thái cảm nhận sự khoái lạc
xuất phát từ một phán quyết của sở thích. Một phán quyết của sở thích trên thực tế là là thuần
túy chủ quan và không dựa vào cái gì khác ngoài sự quý trọng của một đối tượng. Nó là một
khoái cảm vô vị lợi…Kant xác định cái cao thượng là một chất lượng thẩm mỹ, nó giống cái
đẹp ở tính chủ quan, nhưng khác với cái đẹp vì nó có tính chất của những phán quyết đạo đức
và thuộc về năng lực lý tính.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.470-471]

Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất hài hòa trong đa dạng. (W.Somerset Maugham)

[Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa (2014), Hạnh phúc tại tâm, Nxb Tôn giáo, tr.130]

Cái đẹp thường không cố định…. Vẻ đẹp tùy thuộc vào văn hóa.

[Fabienne Brugere (2013), Thật là quá đẹp, Nxb Tri Thức, tr.18, 54]

Đẹp không đúng chỗ thì không còn đẹp nữa. (Voltaire)

[P.S.Taranov (2012), 106 nhà thông thái, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.582]

Chỉ cái gì mang tính tự nhiên thì mới đẹp. (Voltaire)

[P.S.Taranov (2012), 106 nhà thông thái, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.582]

- Tri thức: Biết khác với tưởng thật và với tin như thế nào? Tính có thể kiểm sai
của tri thức.

Augustine (354-430) cho rằng lý trí con người nói chung và triết học nói riêng chỉ phát
huy tác dụng đối với những người đã có một đức tin, “tôi tin để tôi có thể hiểu”. Augustine
đưa ra quan điểm cho rằng không nên giải thích Kinh thánh theo nghĩa đen thuần túy, mà
phải theo nghĩa ẩn dụ, nếu nó mâu thuẫn với khoa học và lý trí được Thiên Chúa ban cho
chúng ta. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.235]

Thomas Aquinas (1225-1274) cho rằng niềm tin không mâu thuẫn với lý trí, trái lại,
chúng hỗ trợ và bổ sung cho nhau. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây
từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.251]

21
David Hume (1711-1776) cho rằng mọi phát kiến khoa học đều dựa trên sự quan sát
và quy nạp mãi mãi vẫn là những phỏng chừng và tạm thời. Nếu mọi con thiên nga do đích
thân bạn quan sát đều màu trắng, thì về mặt khoa học, rất có thể mọi con thiên nga trong thế
giới đều màu trắng cho đến khi bạn đến thăm nước Úc và gặp một con thiên nga đen. Vậy,
điều gì xảy ra? [Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.68]

Việc đầu tiên là phải phân biệt giữa điều mình biết và điều mình tin. Cái biết có thể
nảy sinh từ cảm hứng và sự bừng tỉnh nội tâm, nhưng nó vẫn chưa phải là tri thức cho tới khi
được chứng minh và kiểm nghiệm có phương pháp. [Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện
triết học, Nxb Tri thức, tr.141]

Charles Sanders Peirce (1839-1914) cho rằng triết học không thể xác lập những “chân
lý tối hậu” về bản tính của “thực tại”. Những tư tưởng cá nhân phải được kiểm nghiệm bằng
những hiệu quả mà chúng tạo ra. [Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học,
Nxb Trẻ, tr.108]

Karl Popper (1902-1994) cho rằng thuyết kiểm sai (falsificationism) là một trắc
nghiệm “canh cổng” đánh tin cậy để phân biệt khoa học đích thực với “khoa học giả mạo”.
Trong cách nhìn của ông, những lý thuyết khoa học phải luôn có tính tạm thời. Nhà khoa học
chân chính bao giờ cũng đề nghị những phương cách để lý thuyết của mình có thể được “kiểm
sai” bằng sự quan sát nào đó vừa mới vừa trái ngược. Bằng cách tìm ra một con ếch không
biết bơi, có lẽ thế! [Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ,
tr.150]

Paul Feyerabend (1924-1994) cho rằng nếu bảo khoa học có chút gì là “tiến bộ”, thì
đó là nhờ các nhà khoa học “vô-tổ-chức” dám chống lại những phương pháp đã được
xác lập. [Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.154]

- Không tưởng và hy vọng: Các kịch bản làm thay đổi hiện trạng

Nếu toàn bộ giới tự nhiên là một sự phát triển từ chỗ chưa hoàn thiện đến chỗ ngày
càng hoàn thiện, thì quy luật cơ bản được rút ra là: tự nhiên cũng như con người luôn ở trong
một diễn trình hoàn thiện dần để thực hiện trọn vẹn đích đến hay sứ mệnh của mình. Nhưng,
vì con người là sinh vật hướng đến xã hội, nên chỉ có thể đạt tới cấp độ hoàn thiện và hạnh
phúc cao hơn ở trong cộng đồng với những con người khác. Tài năng cá nhân chỉ có thể tồn
tại, phát triển và hoàn thiện trong một cộng đồng. Tuy nhiên, khác với thú vật, con người có

22
nhiều khả năng lựa chọn để thi thố tài năng của mình. Nếu thú vật thường chỉ bị ngoại cảnh
chi phối và cản trở, thì con người còn có thể bị chính bản thân kìm hãm và gây hại.

Vì thế, theo Aristoteles, để sống tốt và hạnh phúc, cần phải tránh những thái cực. Tiền
bạc, quyền lực vừa có thể hữu ích và có giá trị, vừa có thể gây họa cho cộng đồng, gieo rắc
sự thù địch và huỷ hoại. Xác định mục đích để sống một cách đúng mực ở “trung đạo” là quy
tắc vàng của đạo đức học Aristoteles…. Như thế, theo Aristoteles, ta có hai đức hạnh: đức
hạnh của lý trí và đức hạnh của tính cách. Sáng suốt là kết hợp được cả hai trong những
quyết định của mình. …Quyết định tốt là khi nó mang lại lợi ích cho cộng đồng về lâu dài.
Muốn thế, quy trình lấy quyết định phải thoả ứng hai tính chất: khoa học và nhân bản.
Aristoteles khiêm tốn và thiết thực hơn Platon: hãy tập quyết định sáng suốt từ những việc
nhỏ! [Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.59-60]

Khi chúng ta chìm trong khổ đau, thay đổi cách nhìn và quan điểm đối với khổ đau
cũng sẽ không làm thay đổi hiện thực đau khổ. Bởi khi ta thay đổi cách suy nghĩ thì hiện thực
cũng không thay đổi ngay tức thì. Dẫu vậy, việc ta nhìn nhận nỗi khổ mà mình phải trải qua
từ quan điểm hay góc độ nào là vấn đề quan trọng. Lý do là bởi cùng một đau khổ nhưng nó
có thể làm cho con người ta trở nên ích kỷ, nhưng cũng có thể khiến con người ta trở nên sâu
sắc và trưởng thành hơn. [Kim Sang Bong (2014), Homo ethicus – sự ra đời của con người
luân lý, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.279]

1.3. Hành động có trách nhiệm

- Quyền lực: chỉ có lý của kẻ mạnh? Đâu là dũng khí của người lãnh đạo? Trách
nhiệm của quyền lực

Niccolo Machiavelli (1469-1527) cho rẳng bản tính con người là tham của, hám lợi,
hoàn toàn ích kỷ, nên ông đề xuất sự cai trị xảo quyệt tàn bạo là thích hợp cho hành vi của
chính phủ. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ
đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.280]

Bản chất con người là hay thay đổi. Thuyết phục thì dễ nhưng duy trì niềm tin mới là
điều khó. Bởi vậy, cần phải đảm bảo rằng khi người ta không còn tin nữa thì phải dùng vũ lực
buộc người ta phải tin. [Niccolo Machiavelli (2012), Quân vương, Nxb Lao động – Xã hội,
tr.184]

23
Quyền lực của kẻ cai trị được xem là cần thiết, nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm; kẻ cai
trị có thể mưu toan sử dụng nó như một vũ khí chống lại dân chúng giống như chống lại kẻ
thù bên ngoài. [John Stuart Mill (2012), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, tr.20]

Chúng ta không bao giờ chắc chắn được rằng cái ý kiến mà chúng ta đang cố gắng dập
tắt là một ý kiến sai lầm; ngay cả nếu như chúng ta tin chắc đi nữa thì việc dập tắt nó vẫn là
một điều xấu xa. [John Stuart Mill (2012), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, tr.52]

Mục đích duy nhất mà nhân loại, cá nhân hay tập thể nhắm tới trong việc can thiệp vào
quyền tự do hành động của bất cứ số thành viên nào, phải là sự tự-bảo-hộ. Tức là quyền lực
có thể được thực thi chính đáng đối với bất cứ thành viên nào của một cộng đồng văn minh
chống lại ý chí của anh ta, chỉ khi nó nhằm mục tiêu ngăn chặn tổn hại cho những người
khác. [John Stuart Mill (2012), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, tr.36]

- Đạo lý và các giá trị: tại sao các quy phạm phải có cơ sở?

Aristotle (384-322 tr.CN) cho rằng làm một người có luân lý thì không chỉ biết điều
gì là đúng mà còn phải lựa chọn nữa. Những cá nhân phải nhận trách nhiệm về những hành
động tùy tiện của mình đối với người khác. [Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập
môn triết học, Nxb Trẻ, tr.34]

Không một kỹ thuật quản trị nào có thể thay thế con người sáng tạo. Và không một sự
thông minh tài trí nào có thể định hướng con người về mặt đạo đức cả. Con người càng hiện
đại càng nhớ đến hai lời dặn dò và cảnh báo sau đây của Aristotle: “Ai muốn nhận thức đúng
đắn thì trước đó phải biết nghi ngờ đúng cách”, và “Điều mà ngay cả thần linh cũng phải bó
tay: đã lỡ làm rồi thì ân hận cũng đã muộn!” [Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học,
Nxb Tri thức, tr.68]

Nguyên tắc trách nhiệm

Hans Jonas (1903-1993) xuất phát từ sự kiện hiển nhiên: nghĩa vụ của con người đối
với sự tồn tại của bản thân và vạn vật. Lý do thật giản dị: con người là sinh vật duy nhất chịu
trách nhiệm về hành động của mình, do đó cũng phải có trách nhiệm giữ cho loại sinh vật có
năng lực “đặc biệt” ấy được trường tồn. Một sự tự sát tập thể của nhân loại là một nghịch lý,
phải bị bác bỏ về mặt đạo đức. Bên cạnh thế giới hữu sinh, cần vượt bỏ quan niệm dửng dưng
đối với thế giới vô cơ. Không thể có một triết lý hay một chính sách bảo vệ thiên nhiên và
bảo vệ môi trường đúng đắn, nếu cứ thẳng tay bóc lột thiên nhiên vô độ, nhân danh lợi ích
kinh tế thiển cận và tham lam. Nỗ lực đặt cơ sở “bản thể học” cho một giá trị nội tại của thế
24
giới hữu cơ lẫn vô cơ của Jonas không khỏi gây nhiều tranh cãi, nhưng tác phẩm của Jonas
quả thật có tác dụng cảnh tỉnh và buộc mọi người phải xét lại nếp nghĩ và cách làm đầy bạo
lực của mình.

Nguyên tắc hy vọng

“Nguyên tắc trách nhiệm” của Hans Jonas thực ra là để đáp lại “Nguyên tắc hy vọng”
nổi tiếng không kém trong tác phẩm cùng tên của triết gia tân – Mácxít Ernst Bloch (1885 –
1977). Bloch cũng lo âu về nguy cơ của nền công nghệ hiện đại, của lối “tư duy – hàng hoá”,
chỉ muốn nhìn mọi việc bằng con mắt định lượng đơn thuần. Bloch hiểu con người là kẻ sáng
tạo nên giá trị, và cũng hiểu tự nhiên là cái gì có năng lực sáng tạo… Vì lẽ rất khó đạt được
sự an toàn trong việc đánh giá những hậu quả phức tạp của khoa học công nghệ, nên cần ưu
tiên xem trọng và xuất phát từ những kịch bản, những tình huống xấu nhất, những dự báo
khôn lường về tác hại (thậm chí có thể dẫn đến sự tiêu huỷ một bộ phận lớn con người và cả
loài người). Lòng tin mơ hồ về “những con người ngày càng tốt lành hơn”, niềm hy vọng về
một “liên minh hài hoà” giữa con người và tự nhiên không khéo chỉ tiếp tục tạo nên tác động
lừa mị và sẽ dẫn con người xuống hố. Do đó, khẩu hiệu của Hans Jonas là: “Hãy biết sợ!”
trước những viễn cảnh đen tối và nguy hiểm, vì chỉ có như thế ta mới thấm thía gánh nặng
trách nhiệm đang đặt trên vai để biết phải bảo vệ những gì và phải từ bỏ những gì.

[Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.118-120]

Con người có khả năng sửa chữa sai lầm của mình bằng thảo luận và trải nghiệm.
Không phải chỉ có bằng trải nghiệm. Phải có thảo luận để biết trải nghiệm cần được suy đoán
ra sao…Sự suy xét của con người có một đặc tính: nó có thể cho một điều là đúng khi thực ra
là sai trái, và chỉ khi nào nắm chắc được các phương tiện xác định đúng sai trong tay thì sự
suy xét mới đáng tin cậy. [John Stuart Mill (2012), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, tr.58]

- Con người và tự nhiên

Theo Bacon, tri thức và sức mạnh của con người hợp lại làm một, bởi vì bất cứ ở nơi
nào mà nguyên nhân không được nhận thức thì hiệu quả không được đem lại. Muốn điều
khiển giới tự nhiên thì phải phục tùng giới tự nhiên; và cái gì là nguyên nhân trong sự quan
sát thì cũng là quy luật trong quá trình hoạt động.

[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại
đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.312]

25
Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) nhận thấy có sự phân chia căn bản giữa xã hội và
bản tính tự nhiên của con người. Ông cho rằng con người có bản chất tốt khi sống ở trạng thái
tự nhiên, nhưng con người đã bị xã hội làm cho đồi bại. Ông coi xã hội là nhân tạo và cho
rằng sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội là có hại đối với chất lượng cuộc sống của con người.
[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết
học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.428]

Theo Paul-Henri d’Holbach (1723-1789), “Con người là tác phẩm của tự nhiên, anh ta
tồn tại trong tự nhiên và phục tùng quy luật của tự nhiên, không thể thoát khỏi tự nhiên, thậm
chí về mặt tư tưởng cũng không thể vượt khỏi tự nhiên được”. [Nguyễn Tấn Hùng (2012),
Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, tr.436]

“Sài Gòn đang lún”, “Mekong sẽ chết”, “thảm hoạ bùn đỏ”, “lỗ tử thần”, “thực phẩm
nhiễm độc”, “đạo đức xuống cấp”… Chúng ta đang bị bao vây bởi những nguy cơ rình rập.
Một “xã hội nguy cơ” đã có mặt ở một đất nước chưa hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa,
sớm hơn dự kiến và phân tích của nhiều nhà khoa học, tiêu biểu là Ulrich Beck (Xã hội nguy
cơ. Trên đường đến một hiện đại khác, 1986). Luận điểm chính yếu của Ulrich Beck là: chúng
ta đang chứng kiến bước ngoặt của xã hội hiện đại, đi từ xã hội công nghiệp cổ điển chuyển
sang hình thái mới: xã hội (công nghiệp) nguy cơ, giống như xã hội công nghiệp đã thế chỗ
xã hội nông nghiệp trước đây để hình thành nền “hiện đại thứ nhất”. Nếu nền hiện đại thứ
nhất tuân theo logic của việc sản xuất sự giàu có, thì nền hiện đại thứ hai tuân theo logic của
sự sản xuất nguy cơ. Và, đi liền với nó là sự thay đổi từ logic của sự phân phối sự giàu có
sang logic của sự phân phối nguy cơ. Con người trước đây là nạn nhân của nền kinh tế khan
hiếm và các nguy cơ chủ yếu đến từ các thảm hoạ tự nhiên. Con người hiện nay thường trở
thành nạn nhân của những nguy cơ do chính con người gây ra. [Bùi Văn Nam Sơn (2012),
Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.112-114]

- Con người và tình yêu

Khi ta bắt đầu yêu lấy chính bản thân mình, thì thế gian cũng bắt đầu yêu lấy ta.

[Hae Min (2017), Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Nxb Hội Nhà văn, tr.5]

Nếu tình yêu không được trao tặng tự do, nó hầu như không được xem là tình yêu.

[Ronald de Sausa (2016), Dẫn luận về tình yêu, Nxb Hồng Đức, tr.30]

26
Tình yêu là sự quan tâm đến hạnh phúc và phúc lợi của người mình yêu… Tình yêu là
niềm vui khi chiêm ngưỡng sự tự chủ của người mình yêu… Tình yêu là chấp nhận những
cảm giác của người được yêu. [Ronald de Sausa (2016), Dẫn luận về tình yêu, Nxb Hồng
Đức, tr.184-185]

Tình yêu cốt yếu bao hàm sự ham muốn….Tình yêu cần có một đối tượng. Đối tượng
này phải được xem là hấp dẫn, ngoài ra không có nhiều đòi hỏi khác. [Ronald de Sausa (2016),
Dẫn luận về tình yêu, Nxb Hồng Đức, tr.69, 96]

Khi bạn yêu, nếu bạn yêu bằng những điều kiện mình định ra thì sau này bạn sẽ chia
tay chính vì những điều kiện đó, vì tình yêu là vô điều kiện. [Hae Min (2017), Bước chậm lại
giữa thế gian vội vã, Nxb Hội Nhà văn, tr.155]

Có những lúc bạn cảm thấy bối rối, không biết cảm xúc của mình lúc này có phải là
tình yêu hay không, có một câu hỏi sẽ giúp bạn đưa ra lời đáp, tương tự như phép thử với giấy
quỳ. “Mình có thể trao hết mọi thứ của mình đi mà không thấy tiếc nuối gì không?”. Nếu câu
trả lời là không tiếc bất cứ thứ gì, thì đó chính là tình yêu. [Hae Min (2017), Bước chậm lại
giữa thế gian vội vã, Nxb Hội Nhà văn, tr.142-143]

1.4. Hoạt động có hiệu quả

- Sự tự do: Muốn làm gì thì làm? Hành động theo “ý chí phổ biến”?

Tự do nghĩa là không ai khác đưa ra đưa ra quyết định của bạn thay bạn. Ý chí của bạn
là tự do nếu những gì quyết định điều đó đến đến từ bên trong bạn, không phải từ một sức
mạnh hay ý chí bên ngoài. [Ronald de Sausa (2016), Dẫn luận về tình yêu, Nxb Hồng Đức,
tr.27]

Baruch Spinoza (1632-1677) cho rằng vì mọi vật phải tất yếu xảy ra theo cách của nó,
do vậy, con người cũng không có tự do ý chí. Tuy nhiên, chúng ta cần phải phấn đấu nhận
thức thế giới xung quanh, và bằng cách làm đó chúng ta mới có được sức mạnh ngày càng
tăng, cho phép chúng ta năng động hơn là thụ động và đó là ý nghĩa thực sự của tự do.
[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết
học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.333]

Charles Montesquieu (1689-1755) cho rằng trong xã hội có hai loại quyền lực chính
trị: chủ quyền tối cao và quyền quản trị. Quyền quản trị bao gồm có quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp. Những quyền này cần phải được chia tách ra và độc lập với
nhau, để cho ảnh hưởng của bất cứ quyền nào cũng không vượt quá hai quyền kia. Ông nói:
27
“Không thể có tự do ở nơi nào mà quyền lập pháp và hành pháp hợp nhất lại trong cùng một
người, hoặc trong một cơ quan tư pháp…(hoặc) nếu quyền tư pháp không được tách ra khỏi
quyền lập pháp và hành pháp”. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ
triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.424]

Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) cho rằng luật lệ xã hội phải là một sự diễn đạt
của “ý chí chung” vốn lúc nào cũng đúng đắn. [Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập
môn triết học, Nxb Trẻ, tr.72]

Immanuel Kant (1724-1804) cho rằng ta chỉ được phép hành động dựa theo nguyên
tắc rằng ta có thể muốn nó trở thành quy luật phổ biến. Quy luật ấy vận hành như thế này:
nếu ta quyết định nói dối, ta hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu ai ai cũng nói dối. [Dave
Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.76]

Georg Wilhem Friedrich Hegel (1770-1831) cho rằng lịch sử của thế giới không là
cái gì khác hơn là sự tiến bộ của ý thức tự do. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học
phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr.479]

Thuyết vị lợi/công lợi (utilitarianism) do Jeremy Bentham (1748-1832) sáng lập và


sau đó được John Stuart Mill (1806-1873) cải tiến. Jeremy Bentham (1748-1832) cho rằng
mọi con người đều là những cơ thể sống biết sướng-khổ. Vì thế, triết học luân lý và chính
trị phải tìm cách gia tăng sự vui sướng và giảm thiểu sự đau khổ. Do đó, nhiệm vụ của bất
kỳ chính quyền nào được bầu lên là phải đảm bảo sự hạnh phúc lớn nhất cho số đông người
nhất. John Stuart Mill (1806-1873) lo ngại thuyết vị lợi sẽ dẫn đến tự động dẫn tới một “sự
độc tài của đa số”. Trong quyển Bàn về tự do, ông biện hộ cho một sự bao dung đối với
những ý kiến và lối sống của thiểu số, miễn chúng không làm tổn hại đến những người khác.
[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.99-101]

Theo Jean Paul Sartre (1905-1980), không ai có thể biện minh khi bảo rằng: “tôi là
kẻ lười biếng trời sinh”, vì chính người ấy đã lựa chọn việc lười biếng. Đó là một ví dụ về
sự ngụy tín (hay “lòng tin sai lầm”). Sự tự do lựa chọn mình là ai là một ý tưởng thật
đáng sợ. [Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.123]

Theo Kant, tuy ta không thể chứng minh sự tồn tại của tự do bằng mắt thường, nhưng
ta phải thừa nhận nó là có thật như một phẩm cách đặc sắc của con người. Chẳng hạn, trong
việc cứu người chết đuối, ta chỉ thấy những hành vi (nhảy xuống nước, đưa người bị nạn

28
lên bờ, cấp cứu…), nhưng không thấy được quyết định của người cứu nạn. Chính ý chí tự
do ấy (quyết định cứu người) mới nói lên giá trị luân lý (và cả việc tự chịu trách nhiệm) của
người hành động. Kant dùng một hình ảnh rất đẹp: con người đồng thời là công dân của hai
thế giới: thế giới khả giác (có thể nhìn thấy được) và thế giới khả niệm (có thể dùng đầu óc
suy tưởng được). Cả hai không mâu thuẫn nhau mà thống nhất ở trong con người. [Bùi Văn
Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.96-97]

Quyền của thiểu số: thước đo của tự do

Nền dân chủ với nguyên tắc đa số là một bước tiến lịch sử. Nhưng, bản thân nguyên
tắc đa số không tự động bảo vệ được sự tự do, vì nó dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho
những kẻ mị dân. Biết bao chế độ độc tài, phát xít lên cầm quyền hợp pháp bằng con đường
đa số! John Stuart Mill (1806 – 1873) và Alexis de Tocqueville (1805 – 1859) là hai người
lên tiếng cảnh báo sớm nhất về nguy cơ “độc tài của đa số”. Ngày nay, việc bảo vệ sự tự do
và những quyền hạn chính đáng của thiểu số ngày càng trở thành thước đo đích thực cho chất
lượng của một nền dân chủ.

[Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.103]

Chỉ có tự do xứng đáng với tên gọi, ấy là tự do mưu cầu hạnh phúc riêng của ta theo
cách của riêng ta, trong chừng mực ta không mưu toan xâm hại đến hạnh phúc của người
khác hoặc ngăn trở những nỗ lực của người khác đạt được hạnh phúc…Bằng cách cho phép
mỗi người sống hạnh phúc theo ý họ, loài người được lợi nhiều hơn là bắt họ hạnh phúc
theo ý những người xung quanh. [John Stuart Mill (2012), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, tr.43]

Nếu ai đó mưu cầu khoái lạc và quyết tâm sống đời vui tươi thì trong giới hạn người
ấy không gây hại cho người khác, không ai có thể phê phán người ấy….Thế kỷ XXI của
chúng ta cần phải bắt đầu bằng sự đấu tranh tinh thần để cắt đứt xiềng xích vô hình khiến ta
không có tự do. Khi mọi sự tự do không bắt nguồn từ tự do ý chí và lương tâm, chúng sẽ
giống như cái cây lơ lửng trong không trung mà không có gốc rễ, bởi nền tự do bị bật gốc
phải tìm kiếm chất dinh dưỡng từ nơi khác ấy, kết cục chắc chắn sẽ lại chết khô mà thôi. [Kim
Sang Bong (2014), Homo ethicus – sự ra đời của con người luân lý, Nxb Chính trị Quốc gia,
tr.209, 408-409]

29
- Ý tưởng/ Ý niệm: Ý niệm là bản chất và nguyên nhân của sự vật; lãnh đạo là
hiện thực hóa ý tưởng

Plato (428-348 tr.CN) chia thế giới thành hai lĩnh vực riêng biệt: thế giới của những ý
niệm được nhận thức bằng trí tuệ và thế giới cảm tính mà chúng ta nhìn thấy ở chung quanh
chúng ta. Những ý niệm này là bất biến và hoàn thiện, chỉ được nhận thức bằng việc sử dụng
trí năng, nghĩa là năng lực của lý trí không thuộc về tri giác cảm tính hay trí tưởng tượng. Thế
giới nhận thức bằng cảm tính chỉ là “cái bóng”, một bản sao của’thế giới ý niệm” nhận thức
bằng lý trí. Ông khẳng định rằng có một thế giới của những “ý niệm” (idea) hay “hình dạng”
(Form) tồn tại độc lập trong đầu óc con người. Ví dụ: những cái que hay hòn đá bằng nhau,
chúng là bằng nhau vì chúng “tham dự” hay “chia sẻ” đặc điểm của “ý niệm về sự bằng nhau”,
ý niệm này nói lên sự bằng nhau một cách tuyệt đối, bất biến, hoàn thiện và về căn bản. Tương
tự: “ý niệm về cái đẹp”, “ý niệm công bằng”, “ý niệm lòng nhân ái”,…Một hành vi cụ thể là
dũng cảm hay hèn nhát trong chừng mực nó tham dự vào ý niệm của nó. [Nguyễn Tấn Hùng
(2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.128-129]

Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ “idealism” (chủ nghĩa duy tâm) bắt nguồn từ
thuật ngữ “idea” (ý niệm) của Plato. Còn theo Karl Max, ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất
được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó. [Nguyễn Tấn
Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển
Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.143]

Theo Platon, thế giới đích thực gồm những ý niệm, tức những bản chất có giá trị vĩnh
hằng và bất biến, là cơ sở cho thế giới khả giác của chúng ta. Chẳng hạn, những con vật trên
thế gian chia sẻ cùng một ý niệm “động vật”. Dù khác nhau về loài, con voi và con kiến đều
là động vật.

Platon, hơn ai hết, tin vào sức mạnh kiến tạo của những ý niệm và vào sự thống nhất
giữa thế giới quan, tư duy và hành động. Vì thế, ông đặc biệt quan tâm đến chất lượng và
phong cách lãnh đạo. Không có bài bản nào có sẵn để điều tiết công việc ấy cả, ngoài việc
dày công xây dựng một văn hoá tổ chức và văn hoá cá nhân, vừa bám rễ trong thực tại,
vừa chắp cánh cho tương lai. Ai xem thường nguyên tắc này, sẽ tự mình đánh mất lòng tin
cậy nơi người khác: “Sự bất công ghê gớm nhất là sự công bằng giả tạo, đạo đức giả”.

[Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.38-40]

30
Thuyết thực dụng (pragmatism) của Mỹ, với các nhà triết học tiêu biểu như Charles
Sanders Peirce (1839-1914) và William James (1842-1910), cho rằng một ý tưởng có thể
được lập luận thật chặt chẽ, nhưng nếu nó không tạo ra được sự khác biệt nào cho cuộc sống
hằng ngày thì cũng sẽ không quan trọng hay không “đúng” nữa. Những lý thuyết của con
người chỉ có ý nghĩa nếu chúng có “giá trị tiền mặt” về mặt ích lợi.

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.107]

1.5. Truyền thông rõ ràng

- Phép biện chứng hay nghệ thuật đối thoại: thuyết phục hoặc chinh phục?

Có lẽ đóng góp quan trọng nhất của Socrates (470-399 tr.CN) cho tư tưởng phương
Tây là phương pháp Socrates hay phương pháp elenchus (phương pháp phản bác). Đây được
coi là một phương pháp biện chứng, thường có sự tham gia tranh luận giữa các quan điểm đối
lập; người tham gia có thể làm cho người khác phản biện lại mình, nhờ đó mà củng cố được
quan điểm của chính mình.

Một khía cạnh trọng yếu trong phương pháp giảng dạy của Socrates là kích thích sự
tham gia của người nghe (học trò, thính giả), nhờ việc dùng các câu hỏi thay cho bài giảng
trực tiếp. Ông nói: “Tôi không thể dạy cho ai điều gì cả, tôi chỉ làm cho họ biết suy nghĩ”.
[Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết
học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.95]

Aristotle (384-322 tr.CN) phát triển một loại suy luận logic, gọi là tam đoạn luận, hình
thức suy luận diễn dịch trong đó kết luận được rút ra từ hai mệnh đề đã cho (gọi là tiền đề).
Ví dụ: Mọi người đều phải chết. Socrates là một người.Vậy, Socrates phải chết. [Nguyễn Tấn
Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển
Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.155-156]

Dựa theo phương pháp hộ sinh của bà mẹ, Socrates tiến hành nghệ thuật đối thoại bằng
bốn bước:

– Giả vờ không biết để nhờ người đối thoại giảng cho. Rồi bằng những câu hỏi trúng
đích (có khi châm biếm, mỉa mai) chứng minh rằng người đối thoại thật ra chẳng biết gì!

Khôn ngoan là kẻ biết điều mình không biết!

Không biết không đáng trách, đáng trách là không chịu học

31
– Tiếp theo là dùng phương pháp quy nạp để xây dựng từng bước cái biết vững chắc.
Đó là phân tích chính xác những ví dụ cụ thể trong đời thường, từ đó rút ra những kết luận và
định nghĩa tạm thời.

– Bằng phương pháp định nghĩa, làm cho những khẳng định tạm thời ấy ngày càng
tinh vi và chính xác hơn.

– Sau cùng, có được những định nghĩa rõ ràng, phổ quát về vấn đề đang bàn.

Phương pháp đối thoại ấy trở thành cơ sở cho sự phát triển triết học và khoa học của
bao thế hệ về sau. Ta học được gì từ Socrates? Bên cạnh tấm gương chính trực và dũng cảm
mà mỗi khi nản lòng, ta hãy nhớ đến để còn vững tin vào giá trị của con người, còn có thể rút
ra mấy kinh nghiệm hay:

– Biết nghe và biết hỏi là yếu tố cơ bản để thành công. Nhưng, hỏi không phải để truy
bức, để bắt bí mà để người được hỏi có dịp suy nghĩ và tự trả lời: câu trả lời và giải pháp là
do chính họ tìm ra.

– Kiểm tra có phê phán sự hiểu biết của chính mình.

– Nền móng của đối thoại là sự trung thực và minh bạch, là sự tin cậy lẫn nhau: “Quan
toà phải có bốn đức tính: lắng nghe một cách lễ độ, trả lời một cách rõ ràng, cân nhắc một
cách hợp lý, và quyết định một cách vô tư”.

– Tránh mọi sự cực đoan: “Sự cực đoan bao giờ cũng tạo ra sự cực đoan ngược lại.
Thời tiết cũng thế, thân thể ta cũng thế, nhà nước, quốc gia đều thế cả”.

[Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.24-25]

- Khái niệm: Từ ngữ và lời nói để hiểu nhau hoặc gây ngộ nhận? Có nên trọn tin
vào lời nói và văn bản?

Theo Peter Abelard (1079-1144), “từ ngữ chỉ là những tên gọi hay những “cái biểu đạt”….
Immanuel Kant (1724-1804) cho rằng nhiều khái niệm được ta áp dụng vào cho những kinh
nghiệm hiện nay của nó đến từ những kinh nghiệm đã qua, nhưng những khái niệm quan trọng
nhất lại có trước kinh nghiệm. Chúng là tiên nghiệm, nghĩa là có trước kinh nghiệm của chúng
ta.

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr. 45,74]

32
Gottlob Frege (1848-1925) cho rằng trước hết ngôn ngữ bao gồm “nghĩa” (sense) hay
“ý nghĩa” (meaning) là những gì chúng ta hiểu. Thứ hai, nó “quy chiếu” hay “chỉ ra” những
sự vật và khái niệm… Ludwig Wittgenstein (1889-1951) cho rằng những giới hạn của ngôn
ngữ tôi là những giới hạn của thế giới tôi. Tiền đề này có ý nghĩa rằng: có những giới hạn cho
các loại tư tưởng có ý nghĩa mà ta có thể có được với ngôn ngữ. Những vấn đề siêu hình học
chỉ nảy sinh vì các triết gia luôn cố “nói những gì không thể nói được”. Cái gì ta không nói
được, ta phải làm thinh.

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.131, 138-139]

Jacques Derrida (1930-2004) cho rằng nghĩa không bao giờ cố định mà luôn bị khác
đi. Triết học dựa trên mối quan hệ một-một (sao chụp y nguyên) giữa từ ngữ và nghĩa như là
một sự đảm bảo cho chân lý. Đó là sai lầm của thuyết lấy ngôn ngữ làm trung tâm
(logocentrism) và theo Derrida, nó có thể làm cho “ngôn ngữ của lý tính” trở nên “toàn trị”,
nó áp chế và loại trừ tất cả những gì là khác và không hợp.

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.163]

Muốn xác định khái niệm, cần tối thiểu một năng lực trừu tượng hoá nào đó để từ
những cái cá biệt rút ra cái chung, cái phổ biến. Cái phổ biến buộc lòng phải gạt bỏ nhiều nét
phong phú trong sự vật; nó luôn là sự giản lược, và đó là chỗ yếu của nó. Khái niệm “chó”
bao hàm mọi con chó, mọi loại chó, nhưng không thể cho biết những đặc điểm riêng có của
chú chó cưng của tôi. Nhưng, bù lại, nó giúp người ta đi sâu hơn vào sự vật, vì sự vật có thể
còn là cái gì nhiều hơn vẻ bề ngoài, hay còn là cái gì khác hơn điều nó bộc lộ ra.

[Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.52-53]

Ngôn ngữ càng có sức biểu cảm bao nhiêu, càng dễ mang tính bạo lực bấy nhiêu. Ca
tụng lên tận mây xanh hoặc vùi dập xuống bùn đen, ngôn ngữ đều phô bày tính bạo lực của
nó: gây ảo tưởng và khổ đau cho người khác. Xin cảnh giác: tiếng Việt đẹp đẽ và thâm thuý
của chúng ta cũng là một ngôn ngữ rất giàu tính biểu cảm!

[Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.138]

Từ ngữ chỉ là hình ảnh của vật thể, bị hấp dẫn bởi từ ngữ là bị hấp dẫn bởi một bức
tranh. (Francis Bacon)

[Bryan Magee (2003), Câu chuyện triết học, Nxb Thống kê, tr.95]

33
- Ý hệ: quan điểm của ta có thể hoàn toàn sai hay không?

Protagoras (490-420 tr.CN)

Nếu dân tộc khác tin vào những điều khác với anh, vậy làm sao anh biết rằng những
niềm tin của anh là đúng? Làm sao anh biết những niềm tin của một ai đó là đúng? Từ đó dẫn
đến thuyết tương đối về văn hóa. Người ta bao giờ cũng dễ dàng tin rằng những niềm tin của
mình là “tự nhiên”, trong khi thực ra chúng chỉ là “do văn hóa”. [Dave Robinson & Judy
Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.17]

Proragoras bảo rằng: “Con người là thước đo của vạn vật”, có nghĩa là không có những
chân lý khách quan mà chỉ có những lòng tin hữu hạn của con người mà thôi. [Dave Robinson
& Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.18]

Chuyện ngụ ngôn hang động của Plato có thể dược giải thích bằng nhiều cách, một
trong những cách đó là so sánh giữa câu chuyện với cách suy nghĩ của những cá nhân trong
một xã hội khép kín, nói lên tình trạng dốt nát của chúng ta cho đến khi chúng ta được giáo
dục để rời khỏi cái hang cá nhân của mình để nhận thức về thế giới chung quanh.

Những ẩn dụ trong câu chuyện: (1) Cái hang = thế giới vật chất mà chúng ta cảm nhận
được bằng giác quan; (2) Tù nhân = đại đa số nhân dân; (3) Xiềng xích = những trói buộc bởi
đam mê, ngụy biện ngăn cản nhận thức chân lý; (4) Những cái bóng = tồn tại không chân thật;
(4) Ánh sáng ban ngày bên ngoài hang = thực tại được nhận thức bằng lý trí, thế giới chân
thực, thế giới ý niệm; (5) Mặt trời = ý niệm về cái thiện, sự thông thái và khai sáng hoàn toàn;
(6) Người tù trốn được ra ngoài hang = nhà triết học. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết
học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr.139-140]

Friedrich Nietzsche (1844-1900) cho rằng mọi nhận thức về khái niệm đều dựa trên
những sự khái quát hóa bị quy định bời các “ý thức hệ” và các hệ thống phân loại của từng
thời kỳ. Chúng không tránh khỏi việc loại bỏ hết tính cá nhân và tính độc đáo. Chân lý cũng
giống như luân lý, là chuyện tương đối. Không có những sự kiện mà chỉ có những sự lý giải.
[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.86]

Nguy hiểm hơn cả, theo Bacon, là quá xem trọng kinh nghiệm bản thân. Một mặt, kinh
nghiệm bản thân là quan trọng, vì không có gì thay thế được nó cả. Nhưng mặt khác, nó trở
nên nguy hại khi ta dùng nó để tự bịt mắt mình và phê phán tất cả những gì bản thân mình
chưa nếm trải. Kinh nghiệm bản thân là con dao hai lưỡi. Nó vừa giúp ta không ngây thơ trở
34
thành nạn nhân của những huyền thoại, nhưng cũng cản trở không cho ta kịp thời nhận ra
những chân trời mới, những giải pháp mới. Biết bao những “trò lập dị thời thượng” vốn bị
chế nhạo hay khinh miệt lúc ban đầu rút cục đã trở thành những đôi hài bảy dặm mang lại
những tiến bộ vượt bực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. [Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò
chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.133]

Loài người không phải là bất khả sai lầm; chân lý của họ phần nhiều chỉ là các chân-
lý-một-nửa; sự thống nhất ý kiến, nếu không phải là kết quả của sự so sánh đầy đủ nhất và tự
do nhất với các ý kiến đối lập, thì không phải là điều đáng hoan nghênh, sự đa dạng ý kiến
không phải là điều xấu mà là điều tốt, chừng nào mà loài người còn chưa đạt tới khả năng cao
hơn hiện tại để nhận ra được tất cả mọi phương diện của chân lý…Bởi loài người không hoàn
hảo nên có nhiều ý kiến khác nhau là điều hữu ích. [John Stuart Mill (2012), Bàn về tự do,
Nxb Tri thức, tr.132-133]

- Ký hiệu: ký hiệu và biểu trưng có khác nhau không?

Ký hiệu học (semiotics): lý thuyết về những ký hiệu.

Charles Sanders Peirce (1839-1914) phân loại những ký hiệu thành : ký hiệu tự nhiên
(mây là dấu hiệu của mưa, các đốm là dấu hiệu của bệnh sởi); ký hiệu hình tượng (khi ký hiệu
giống với cái mang ý nghĩa, vd: hình những hạt đậu trên thùng đậu đông lạnh) và ký hiệu quy
ước (khi ký hiệu chỉ do phát minh mà ra, là kết quả của một sự thỏa thuận hay quy ước, vd:
màu đỏ là dấu hiệu của sự nguy hiểm ở các nước phương Tây). Peirce gọi những ký hiệu sau
cùng này là “những biểu trưng”. Chúng là những cái kỳ khôi nhất vì chúng được tạo ra chỉ
đơn thuần do việc chúng được sử dụng hay được hiểu với tư cách ấy.

Từ ngữ và ngôn ngữ được cấu tạo nên từ những biểu trưng như thế. Những ký hiệu tự
nhiên và hình tượng thường báo hiệu sự hiện diện của cái chúng quy chiếu. Còn những biểu
trưng – như các từ chẳng hạn – lại hiếm khi như thế.

[Dave Robinson & Judy Groves (2009), Nhập môn triết học, Nxb Trẻ, tr.109]

35
1.6. Sống thanh thản, hạnh phúc

- Tình cảm, xúc cảm: Cách nào để “điều tâm”?

- Hạnh phúc: Ai lo phận nấy?

- Sứ mệnh làm người

Democritus (460 – 370 tr.CN) cho rằng: “Cách sống tốt nhất của một con người là làm
thế nào để được vui vẻ càng nhiều càng tốt và đau khổ càng ít càng tốt. Điều này chỉ có thể
xảy ra nếu một người không đi tìm những khoái lạc của mình ở những thứ tạm bợ. Người có
đầu óc đúng đắn là người không buồn phiền về những gì mà anh ta không có, nhưng lại biết
hưởng thụ những cái mà anh ta đang có. Người hạnh phúc là người sống với những phương
tiện vừa phải, bất hạnh khi sống với những tài sản kếch xù”. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch
sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr.93]

Những nguyên tắc căn bản của triết học Cynic, thường được dịch là phái Khuyển nho,
do Antisthenes (445-365 tr.CN) sáng lập vào cuối thế kỷ V tr.CN: (1) Mục đích của cuộc đời
là hạnh phúc, đó là sống trong sự hòa hợp với tự nhiên; (2) Hạnh phúc phụ thuộc vào khả
năng tự làm chủ của tinh thần; (3) Sự tự mãn nguyện chỉ có thể có được bằng cuộc sống có
đạo đức; (4) Con đường đi đến đạo đức là giải phóng cá nhân khỏi mọi ảnh hưởng, như sự
giàu có, danh vọng hay quyền lực, vì những thứ này không có giá trị trong tự nhiên; (5) Đau
khổ bị gây ra bởi những phán xét sai lầm về những giá trị, tạo ra những tình cảm tiêu cực và
tính cách xấu xa. Vì vậy, không sở hữu tài sản và vứt bỏ mọi giá trị đời thường về tiền bạc,
quyền thế, danh vọng, nên rèn luyện cơ thể vì mục đích của linh hồn. [Nguyễn Tấn Hùng
(2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.93]

Plato (428-348 tr.CN) quan niệm linh hồn cá thể có ba phần: phần lý tính (biết yêu
chân lý, thống trị tất cả các phần khác thông qua lý trí), phần tinh thần (yêu chuộng danh dự
và chiến thắng) và phần ham muốn vật chất (ham thích ăn, uống, tình dục). Một linh hồn chân
chính (lành mạnh, tốt, có đạo đức) là một linh hồn trong đó các bộ phận của nó hoạt động
một cách hài hòa. [Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy
Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.136-137]

Ở nơi nào lề thói ứng xử không phải là tính cách riêng của con người mà là truyền
thống hay thói quen của những người khác, thì ở đó thiếu mất một trong các thành tố chính
36
của hạnh phúc con người, một thành tố rất chủ chốt cho sự tiến bộ cá nhân và xã hội. [John
Stuart Mill (2012), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, tr.133]

Khi chúng ta chìm trong khổ đau, thay đổi cách nhìn và quan điểm đối với khổ đau
cũng sẽ không làm thay đổi hiện thực đau khổ. Bởi khi ta thay đổi cách suy nghĩ thì hiện thực
cũng không thay đổi ngay tức thì. Dẫu vậy, việc ta nhìn nhận nỗi khổ mà mình phải trải qua
từ quan điểm hay góc độ nào là vấn đề quan trọng. Lý do là bởi cùng một đau khổ nhưng nó
có thể làm cho con người ta trở nên ích kỷ, nhưng cũng có thể khiến con người ta trở nên sâu
sắc và trưởng thành hơn. [Kim Sang Bong (2014), Homo ethicus – sự ra đời của con người
luân lý, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.279]

Sống trong một gia đình, một tổ chức, một xã hội, đâu phải ai lo phận nấy mà còn có
một mục tiêu chung. Khi mục tiêu này mất đi, gia đình, tổ chức, xã hội không còn là chính nó
nữa. [Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, Nxb Tri thức, tr.17]

Nếu bạn muốn làm một công việc lâu dài, chứ không chỉ làm trong một thời gian ngắn,
đừng chỉ cố gắng làm việc chăm chỉ, mà hãy tìm kiếm niềm vui trong công việc ấy. Nếu bạn
chỉ lo làm việc mà không nghỉ ngơi, bạn sẽ đánh mất nhịp điệu của mình và cuối cùng chẳng
thể làm công việc ấy được lâu. [Hae Min (2017), Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Nxb
Hội Nhà văn, tr.23]

Con đường tắt đến với hạnh phúc. Thứ nhất, hãy dừng việc so sánh mình với người
khác. Thứ hai, đừng cố gắng tìm kiếm ở bên ngoài mà hãy tìm ngay trong chính lòng mình.
Thứ ba, hãy tìm nét đẹp của thế gian này ngay khoảnh khắc này và tận hưởng nó. [Hae Min
(2017), Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Nxb Hội Nhà văn, tr.42]

2. Một số sách tham khảo cho bài KT2 – Tóm tắt, bình luận sách

1. Dale Carnegie (2008), Đắc nhân tâm. Nxb Trẻ.

2. Minh Niệm (2010), Hiểu về trái tim, Nxb Trẻ.

3. Michael Sandle (2014), Tiền không mua được gì?, Nxb Trẻ.

4. Michael Sandle (2014), Phải trái đúng sai, Nxb Trẻ.

5. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa (2014), Hạnh phúc tại tâm, Nxb Tôn giáo.

6. Osho (2012), Hạnh phúc tại tâm, Nxb Hồng Đức.

7. Ciline Spector (2013), Thật không công bằng, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

37
8. Fabienne Brugere (2013), Thật là quá đẹp, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

9. Paulo Coelho (2015), Nhà giả kim, Nxb Văn học.

10. Ronald de Sousa (2016), Dẫn luận về tình yêu, Nxb Hồng Đức.

11. Alubomulle Sumanasara (2016), Giải thoát khỏi sân hận, Nxb Hồng Đức.

12. Robin Sharma (2016), Đời ngắn, đừng ngủ dài, Nxb Trẻ.

13. Marietta McCarty (2017), Nói chuyện triết học trên bàn ăn, Nxb Hồng Đức.

14. Lama Surya Das (2017), Buông bỏ con người cũ, Nxb Hồng Đức.

15. Daniel Tatarsky (2017), Triết học kỳ thú, Nxb Thế giới.

16. Hae Min (2017), Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Nxb Hội Nhà văn.

17. Hae Min (2018), Yêu những điều không hoàn hảo, Nxb Thế giới – Nhã Nam.

18. Mariru Harada (2018), Tôi là Nietzche – Tôi đến đây để gặp em, Nxb Công Thương.

19. Takeshi Furukawa (2017), Mình là cá – việc của mình là bơi, Nxb Thế giới.

20. Sasaki Fumio (2018), Lối sống tối giản của người Nhật, Nxb Lao động.

21. Sungbong Choi (2017), Dù thế nào cũng phải sống, bởi chúng ta chỉ sống một lần,
Nxb Lao động.

22. Sunmyo Masuno (2018), Sống đơn giản cho mình thanh thản, Nxb Lao động.

23. Ken Mogi (2018), Ikigai – Bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật,
Nxb Thế giới – Nhã Nam.

24. Geshe Michael Roach (2017), Luận về tình yêu (Karma of love), Nxb LĐXH.

25. Mari Tamagawa (2018), Mặc kệ thiên hạ - sống như người Nhật, Nxb Hà Nội.

…………

3. Một số đề tài gợi ý cho sinh viên làm đề tài nhóm

Bàn về con người/ tình yêu/ cái đẹp/ tự do/ hạnh phúc/ sự sống – cái chết,…

Triết lý về tình yêu/ hôn nhân/ con người của Phật giáo, Ki-tô giáo,…

Phân tích các chủ đề triết học qua bộ phim……

…….

38
4. Lịch làm việc, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ của sinh viên

Tuần/Buổi 1, 2, 3, 4: Chia nhóm ở tuần/buổi 1. Các nhóm có khoảng 15-20 phút/buổi


học để thảo luận tại lớp với sự trợ giúp của GV về các đề tài thuyết trình nhóm, để làm bài
KT1, được trình bày ở các tuần/buổi 5, 6, 7, 8. Cụ thể:

Tuần/buổi 1: GV chia nhóm, giao đề tài thuyết trình cho các nhóm. SV thảo
luận với các thành viên nhóm với sự hỗ trợ của GV về ý tưởng làm bài thuyết trình;

Tuần/buổi 2: thống nhất dàn ý bài thuyết trình, phân công công việc nhóm;

Tuần/buổi 3: thảo luận những vấn đề khó khăn (nếu có) với các thành viên
nhóm và GV, triển khai các ý chính cho bài thuyết trình. SV báo cáo tiến độ thực hiện
bài thuyết trình.

Tuần/buổi 4: thảo luận lần cuối với các thành viên nhóm và GV về những vấn
đề liên quan đến bài thuyết trình. SV báo cáo tiến độ thực hiện bài thuyết trình, mang
theo laptop, trình bày các slide chính của bài thuyết trình bao gồm slide đầu tiên, slide
bảng phân công công việc và slide giới thiệu dàn ý bài thuyết trình.

Vào buổi học tuần/buổi 4, mỗi SV phải đăng ký tên sách được chọn để làm bài KT2
– Tóm tắt bình luận sách (nộp vào tuần/buổi 10).

Từ tuần/buổi 2 đến tuần/buổi 9, GV sẽ giới thiệu các bài Tóm tắt bình luận sách của
các SV khóa trước vào đầu giờ học (khoảng 5 phút đầu tiên của buổi học). SV nào đi đúng
giờ sẽ được tham khảo bài làm của các SV các khóa trước. Lịch cụ thể:

Tuần/Buổi Giới thiệu bài Tóm tắt bình luận sách của SV khóa trước, tên sách:

2 (1) Đời ngắn đừng ngủ dài

3 (2) Luận về yêu; (3) Đắc nhân tâm

4 (4) Bước chậm lại giữa thế gian vội vã; (5) Thật không công bằng

5 (6)Thật là quá đẹp

6 (7) Nhà giả kim

7 (8) Hiểu về trái tim

8 (9) Hạnh phúc tại tâm

9 (10) Thế giới của Sophie

39
SV có thể chọn những sách nằm ngoài danh mục mà GV giới thiệu ở trang 3, 37, 38
của Tài liệu hướng dẫn học tập nhưng cần phải có sự đồng ý của GV (GV sẽ thẩm định quyển
sách có phù hợp với yêu cầu môn học hay không). SV có thể tìm thêm sách ngoài danh mục
sách mà giảng viên đã giới thiệu thông qua website của thư viện HSU.

Tuần/Buổi 5: Thuyết trình nhóm: (a) Bàn về Thiện – Ác; (b) Bàn về sự sống – cái chết.
Nhóm a và b tự do chọn một vấn đề cụ thể có liên quan đến chủ đề. SV báo cáo tiến độ làm
bài Tóm tắt bình luận sách.

Tuần/Buổi 6: Thuyết trình nhóm: (c) Bàn về cái đẹp; (d) Bàn về tri thức khoa học và
niềm tin tôn giáo. Nhóm c và d tự do chọn một vấn đề cụ thể có liên quan đến chủ đề. SV báo
cáo tiến độ làm bài Tóm tắt bình luận sách.

Tuần/Buổi 7: Thuyết trình nhóm: (e) Bàn về quyền lực; (f) Bàn về tình yêu. Nhóm e
và f tự do chọn một vấn đề cụ thể có liên quan đến chủ đề. SV báo cáo tiến độ làm bài Tóm
tắt bình luận sách.

Tuần/Buổi 8: Thuyết trình nhóm: (g) Bàn về tự do; (h) Bàn về hạnh phúc. Nhóm g và
h tự do chọn một vấn đề cụ thể có liên quan đến chủ đề. SV báo cáo tiến độ làm bài Tóm tắt
bình luận sách và nộp bản nháp bài KT 2 lên Turnitin (SV được phép resubmit nhiều lần
lên Turnitin cho đến deadline) để kiểm tra tài khoản Turnitin và cũng để lưu bài làm online.
Bản nháp bài KT 2 phải có ít nhất 25 ký tự theo yêu cầu của Turnitin. Việc nộp bản nháp bài
KT 2 lên Turnitin được tính điểm thành phần vào bài KT2.

Các công việc nhóm liên quan đến kiểm tra cuối kỳ:

Tuần/Buổi 9: (1) Các nhóm thảo luận về đề tài nhóm cho kiểm tra cuối khóa, thống
nhất tên đề tài cuối khóa ; (2) SV báo cáo tiến độ làm bài Tóm tắt bình luận sách.

Tuần/Buổi 10: Thống nhất dàn ý, phân công công việc cho mỗi thành viên nhóm;
SV tìm tư liệu; Nộp bài Kiểm tra 2 (Tóm tắt, bình luận sách) qua Turnitin (dùng file
word).

Tuần/Buổi 11: Thống nhất các ý tưởng chính trong mỗi mục, tiểu mục của dàn ý ;
Thảo luận với GV về các vấn đề khó khăn (nếu có) khi làm đề tài; Các nhóm báo cáo tiến độ
thực hiện đề tài.

Tuần/Buổi 12: Các nhóm hoàn tất 3 trang đầu của bài nhóm (bao gồm trang bìa, bảng
phân công công việc và mục lục); GV góp ý trong giờ làm việc nhóm tại lớp cho các phần

40
viết đã hoàn tất của các nhóm và 3 trang đầu tiên của bài nhóm (các nhóm mang laptop theo
để GV góp ý trực tiếp tại nhóm); Các nhóm báo cáo tiến độ thực hiện đề tài.

Từ tuần/buổi 9 đến 12, SV làm việc nhóm tại lớp cùng với các thành viên nhóm và
GV về đề tài nhóm. SV nào vắng mặt trong giờ làm việc nhóm tại lớp (từ tuần/buổi 9 đến
tuần/buổi 12) thì bị trừ 0,5 điểm/buổi. SV nào vắng mặt nhưng có liên lạc, thảo luận với nhóm
(nhóm có thể liên lạc online với thành viên vắng mặt trong giờ làm việc nhóm tại lớp) về bài
nhóm và phần viết của mình trong bài nhóm thì bị trừ 0,2 điểm/buổi.

Tuần/Buổi 13: Nhóm trưởng gởi bài cuối kỳ hoàn chỉnh bằng file word lên Turnitin
trễ nhất là 2 ngày trước buổi học của tuần/buổi 13 để GV góp ý cho các nhóm tại lớp vào
tuần/buổi 13. Các nhóm mang theo laptop để chỉnh sửa hoặc tham khảo thêm ý kiến GV tại
lớp. GV sẽ không góp cho những bài không hoàn chỉnh hoặc nộp trễ.

Sau khi nhận được góp ý của GV tại lớp vào tuần/buổi 13, các nhóm chỉnh sửa theo
góp của GV và resubmit bài lên Turnitin sau khi chỉnh sửa.

Tuần/Buổi 14: (a) Các nhóm có thể mang theo laptop, trình bày các nội dung đã được
chỉnh sửa theo góp ý của GV nếu như chưa kịp làm vào tuần/buổi 13 tại lớp ; (b) GV trao đổi,
giải đáp những thắc mắc của SV về các nội dung góp ý; (c) Sau khi trao đổi với GV tại lớp,
các nhóm chỉnh sửa lần cuối và nhóm trưởng resubmit lên Turnitin trễ nhất là buổi tối của
ngày học tuần/buổi 14; (d) GV sẽ tải bài cuối cùng của nhóm từ Turnitin để chấm điểm.

Tuần/Buổi 15: SV ký tên vào danh sách dự thi, GV công bố điểm kiểm tra cuối kỳ và
tổng kết môn học.

5. Hướng dẫn cách trình bày và tiêu chí chấm điểm các bài thuyết trình nhóm,
tóm tắt bình luận sách (cá nhân) và đề tài nhóm

5.1. Hình thức trình bày các slide trong file PowerPoint và tiêu chí chấm điểm bài
thuyết trình nhóm (KT1)

Các yêu cầu khi thuyết trình

- Thuyết trình vào đầu buổi học ; Tất cả các thành viên đều phải tham gia
thuyết trình trước lớp; Thời gian thuyết trình tối đa là khoảng 25 - 30 phút/nhóm.

- SV sử dụng PowerPoint để thuyết trình.

- Trễ nhất là trước ngày thuyết trình 3 ngày, trưởng nhóm phải gởi file pp bài
thuyết trình hoàn chỉnh cho GV, để GV góp ý cho SV nếu bài làm còn thiếu sót.
41
- Cách đặt tên cho file PowerPoint: tên lớp(viết tắt).tên nhóm. tên đề tài. Ví dụ: lớp
sáng thứ 2, ca 2 (ST2.2), nhóm G, đề tài Bàn về tự do, thì tên file là ST2.2.NhomG.Banvetudo;
lớp chiều thứ 3, ca 3 (CT3.3), nhóm G, đề tài Bàn về tình yêu, thì tên file là
CT3.3.NhomG.Banvetinhyeu.

- Nội dung (chấm theo nhóm: 5,5 đ)

Bài thuyết trình phải được sắp xếp theo thứ tự trình bày như sau :

(1) Slide đầu tiên giới thiệu tên môn học, tên đề tài thuyết trình, tên
nhóm, tên và mã số SV của các thành viên nhóm; (0,25 đ)

(2) Slide Bảng phân công công việc ghi rõ công việc mỗi thành viên và
mức độ hoàn thành công việc; (0,25 đ)

(3) Slide giới thiệu dàn ý chính của bài thuyết trình (mục lục); (0,5 đ)

(4) Các slide nội dung (đánh số thứ tự trước các tiêu đề); (3,5 đ,
bao gồm nêu các khái niệm và/hoặc giải thích nội dung vấn đề được chọn: 1 đ;
trình bày các khía cạnh của vấn đề: 1 đ; nêu và phân tích các ví dụ/ trường hợp
minh chứng cho quan điểm (nội dung, hình ảnh, video clip,…) : 1,5 đ)

(5) Slide Kết luận; (0,5 đ)

(6) Slide Danh mục tài liệu tham khảo (0,5 đ)

- Kỹ năng thuyết trình (chấm theo cá nhân : 4,5đ)

+ Sự lưu loát (3 đ), bao gồm: (a) Không nhìn tài liệu trong khi thuyết
trình (1 đ); (b) Nắm rõ nội dung trình bày/ trả lời câu hỏi (1 đ) ; (b) Đủ thời
lượng quy định (1 đ).

+ Phong cách trình bày (1,5 đ): (a) Giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ khi
thuyết trình (1 đ); (b) Trang phục (0,5 đ).

Ngoài ra, điểm cá nhân sẽ được tính bổ sung dựa theo:

+ Điểm cộng/ trừ cá nhân được đánh giá trong Bảng phân công công việc
nhóm. Yêu cầu đánh giá : (a) Mức độ tham gia công việc nhóm (tham gia, đóng
góp ý kiến khi làm việc nhóm tại lớp hoặc qua trao đổi liên lạc với nhóm ngoài
giờ học): 30% ; (b) Nộp bài đúng deadline cho nhóm trưởng: 20%; (c) Chất
42
lượng bài nộp cho nhóm trưởng đạt yêu cầu so với dàn ý bài thuyết trình nhóm :
30% (c) Thông tin liên lạc với nhóm trong giờ làm việc nhóm tại lớp: 20%.

Trường hợp vắng trong giờ làm việc tại nhóm tại lớp nhưng có thông tin
liên lạc bị trừ - 0,2 đ/ buổi ; vắng trong giờ làm việc tại nhóm tại lớp nhưng
không có thông tin liên lạc bị trừ - 0,5 đ/ buổi. Thành viên nào vắng mặt và
không có thông tin liên lạc với nhóm trong giờ làm việc nhóm sẽ phải chịu sự
phân công, quyết định của các thành viên có mặt.

5.2. Hình thức trình bày và tiêu chí chấm điểm bài KT2 - Tóm tắt và bình luận
sách (cá nhân)

SV nộp bài KT2 - Tóm tắt, bình luận sách lên Turnitin bằng file word. Cỡ chữ: 13/14,
font chữ: Times New Roman ; Canh lề: top: 3,5 cm, bottom: 3cm, left: 3,5cm, right: 2 cm
(Lưu ý đơn vị tính: cm); Line spacing: 1,5.

Cách đặt tên cho file word: tên SV.mã số SV.tên sách. Ví dụ: Nguyễn Văn A, MSSV:
1823, chọn sách Luận về yêu để làm bài KT2, thì tên file word là:
nguyenvana.1823.luanveyeu.

Cách đặt tên Submission title khi nộp bài lên Turnitin: giống như cách đặt tên file word
(tên SV. mã số SV.tên sách). Ví dụ: Nguyễn Văn A, MSSV: 1823, chọn sách Luận về yêu, thì
Submission title là: nguyenvana.1823.luanveyeu.

Tiêu chí chấm điểm bao gồm:

(1) Hình thức

+ Dàn ý: 3 phần (mở bài, thân bài, kết luận). Trang đầu của bài làm ghi
rõ họ tên, mã số SV, lớp, tên sách và tác giả mà SV chọn làm bài tóm tắt, bình luận.
Phần mở bài phải giới thiệu tên sách và tên tác giả. (1 đ)

+ Trình bày đẹp, không viết tắt, không lỗi chính tả. (1 đ)

(2) Nội dung

+ Giới thiệu bố cục/ dàn ý chính của sách (1 đ)

+ Tìm hiểu nội dung chính của sách, bao gồm: tóm tắt, khái quát toàn bộ
nội dung của quyển sách, nêu các luận điểm chính của tác giả. (2 đ)

43
+ Bình luận về nội dung của sách/ phân tích quan điểm của tác giả, bao
gồm: phân tích các khía cạnh khác nhau của vấn đề, nêu quan điểm cá nhân về các vấn đề
được chọn để bình luận/ phân tích, rút ra bài học/ kinh nghiệm cho bản thân (3 đ).

+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, logic (1 đ)

(3) Quá trình học tập

+ Nộp bản nháp bài KT2 vào tuần/buổi 8 (1 đ). Lưu ý: Bản nháp bài KT
2 phải có ít nhất 25 ký tự theo yêu cầu của Turnitin.

Trình bày ngắn gọn và đủ ý trong khoảng 3-4 trang A4, tránh dài dòng.

5.3. Hình thức trình bày và tiêu chí chấm điểm Đề tài nhóm

Nhóm trưởng đại diện nhóm nộp đề tài nhóm lên Turnitin bằng file word. Cỡ chữ:
13/14, font chữ: Times New Roman ; Canh lề: top: 3,5 cm, bottom: 3cm, left: 3,5cm, right: 2
cm (Lưu ý đvt: cm); Line spacing: 1,5.

Cách đặt tên cho file word: tên lớp(viết tắt).tên nhóm. tên đề tài. Ví dụ: lớp sáng thứ
2, ca 2 (ST2.2), nhóm A, đề tài Bàn về tình yêu, thì tên file là ST2.2.NhomA.Banvetinhyeu;
lớp chiều thứ 3, ca 3 (CT3.3), nhóm B, đề tài Bàn về cái đẹp, thì tên file là
CT3.3.NhomB.Banvecaidep.

Cách đặt tên Submission title khi nộp bài lên Turnitin: giống như cách đặt tên file
word. Ví dụ: lớp chiều thứ 2, ca 3 (CT2.3), nhóm A, đề tài Bàn về tình yêu, thì Submission
title là CT2.3.NhomA.Banvetinhyeu.

Thứ tự trình bày đề tài nhóm như sau:

(1) Trang bìa ghi thông tin tên nhóm, slogan nhóm, họ tên các thành viên, mã
số SV của các thành viên, tên lớp, môn học, GVHD, tên đề tài.

(2) Bảng phân công công việc ghi rõ công việc cụ thể, đóng góp các phần viết
cụ thể/ ý tưởng cụ thể trong bài, thời gian nộp bài cho nhóm trưởng, mức độ hoàn thành công
việc của từng thành viên trong nhóm.

(3) Mục lục

(4) Dẫn nhập: giới thiệu đề tài nhóm, lý do chọn đề tài nhóm và dàn ý bài.

(5) Nội dung: giải thích nội dung vấn đề, nêu ra và phân tích các luận điểm.

(6) Kết luận: tổng kết toàn bài, nêu quan điểm nhóm.
44
(7) Danh mục tài liệu tham khảo

(8) Phụ lục (nếu có)

Trước các tiêu đề Dẫn nhập, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo không đánh số thứ
tự. Phần nội dung cần đánh số thứ tự (1,2,3,… ở các mục chính và 1.1, 1.2,… ở các tiểu mục)
trước các tiêu đề trong bài.

Tiêu chí chấm điểm bao gồm:

(1) Hình thức

+ Dàn ý: đủ 7 phần (Trang bìa, Bảng phân công công việc, Mục lục,
Dẫn nhập, Nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo) và Phụ lục nếu có (0,5 đ)

+ Hình thức trình bày đẹp, không viết tắt, không lỗi chính tả (0,5 đ)

(2) Nội dung

+ Trình bày, phân tích nội dung của đề tài được chọn, bao gồm giải thích
nội dung vấn đề, nêu ra và phân tích các luận điểm (2,5 đ)

+ Lập luận chặt chẽ, mạch lạc bao gồm nêu dẫn chứng phù hợp, phân
tích dẫn chứng và văn phong (cách diễn đạt) (2,5 đ)

+ Trình bày nhận định của nhóm ở phần Dẫn nhập (giới thiệu đề tài
nhóm, lý do chọn đề tài nhóm và dàn ý bài) và Kết luận (tổng kết toàn bài, nêu quan điểm
nhóm) (2 đ)

+ Trích dẫn, tài liệu tham khảo (1 đ). Ghi chú: SV có 2 lần trích dẫn, lần
thứ nhất là trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo ngay tại phần nội dung viết của mình, lần thứ
hai ở cuối bài nhóm, mục Tài liệu tham khảo, liệt kê lại toàn bộ nguồn tài liệu đã sử dụng
trong cả bài.

(3) Quá trình học tập

+ Tham gia đầy đủ các buổi làm việc nhóm tại lớp từ tuần/buổi 9 đến

tuần/buổi 12 (1đ)

+ Từ tuần/buổi 9 đến 12, SV làm việc nhóm tại lớp cùng với các thành
viên nhóm và GV về đề tài nhóm. SV nào vắng mặt trong giờ làm việc nhóm tại lớp (từ tuần
9 đến tuần 12) thì bị trừ 0,5 điểm/buổi. SV nào vắng mặt nhưng có liên lạc, thảo luận với

45
nhóm (nhóm có thể liên lạc online với thành viên vắng mặt trong giờ làm việc nhóm tại lớp)
về bài nhóm và phần viết của mình trong bài nhóm thì bị trừ 0,2 điểm/buổi.

+ Điểm cộng/trừ căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, thời hạn nộp
bài cho nhóm trưởng, đóng góp cho những phần viết chung và/hoặc công việc chung của
nhóm theo bảng phân công công việc nhóm.

Đánh giá cao những đề tài có dung lượng ngắn gọn và đủ ý, trong khoảng 20 trang A4,
tránh dài dòng.

6. Những lưu ý khi sử dụng Turnitin

7.1. GV sẽ gởi thông tin Tên, Mật khẩu lớp học vào e-mail Hoa Sen của SV vào khoảng
tuần 3 hoặc 4 cho sinh viên nộp bài:

7.1.1. SV chưa có tài khoản Turnitin: dùng Tên và Mật khẩu lớp học do GV cấp
để tạo tài khoản, đồng thời đăng ký vào lớp và nộp bài.

7.1.2. SV đã có tài khoản Turnitin: dùng Tên và Mật khẩu lớp học do GV cấp
để đăng ký vào lớp và nộp bài.

7.2. SV vào website thư viện Hoa Sen (http://thuvien.hoasen.edu.vn), mục Hướng dẫn
sử dụng Turnitin (click vào phần Sinh viên), để tham khảo thêm nếu gặp vấn đề khi sử dụng,
hoặc gặp trực tiếp nhân viên thư viện HSU.

46

You might also like