You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA TIẾNG PHÁP

Họ và tên người thực hiện: Vũ Thu Hà


Nguyễn Hà Hương
Mai Thị Phương Linh
Lớp : K70A

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN CÁ


NHÂN THEO CÁC CHỦ ĐIỂM PHỤC VỤ BIÊN DỊCH
PHÁP - VIỆT VÀ VIỆT - PHÁP

Hà Nội, 04/2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TIẾNG PHÁP

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN CÁ


NHÂN THEO CÁC CHỦ ĐIỂM PHỤC VỤ BIÊN DỊCH
PHÁP - VIỆT VÀ VIỆT - PHÁP

Họ và tên người thực hiện: Vũ Thu Hà


Nguyễn Hà Hương
Mai Thị Phương Linh
Lớp : K70A
Người hướng dẫn: Thạc sỹ Hà Minh Phương

Hà Nội, 04/2022
LỜI CẢM ƠN

Bài báo cáo nghiên cứu khoa học này là thành quả của quá trình cố gắng của cả
nhóm, chúng tôi xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi
trong thời gian thực hiện nghiên cứu vừa qua.

Đầu tiên, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc và lòng kính trọng đến ThS. Hà
Minh Phương. Cô đã hướng dẫn tận tình, đưa ra lời khuyên, góp ý giúp chúng tôi hoàn
thành bài nghiên khoa học này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến các giảng viên Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện bài
nghiên cứu.

Cuối cùng, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên K69, Khoa
Tiếng Pháp, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các bạn đã giúp chúng tôi thu thập dữ
liệu khảo để chúng tôi hoàn thành trọn vẹn bài nghiên cứu khoa học này.

Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã cố gắng hết sức
nhưng sẽ không tránh được còn nhiều thiếu sót, nên chúng tôi mong muốn nhận được
những góp ý đề bài nghiên cứu khoa học này đạt kết quả tốt nhất.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 0

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

Chương 1. Cơ sở lý thuyết 4

1.1. Khái niệm, phân loại và các đặc tính của các loại từ điển 4

1.1.1. Khái niệm “từ điển” 4

1.1.2. Phân loại các loại từ điển 5

1.1.3. Các đặc tính tiêu biểu của từ điển 6

1.2. Vai trò của từ điển trong quá trình biên dịch 7

Chương 2. Khảo sát thực tế 8

2.1. Giới thiệu khảo sát 8

2.1.1. Mục đích khảo sát 8

2.1.2. Đối tượng khảo sát 9

2.1.3. Cấu trúc phiếu khảo sát 9

2.2. Kết quả khảo sát 10

2.3. Tổng kết khảo sát 13

Chương 3: Đề xuất 14

3.1. Gợi ý phương pháp xây dựng từ điển cá nhân theo chủ điểm 15

3.2. Đề xuất bộ từ điển tự tạo theo chủ điểm Ngoại giao 16

3.2.1. Chủ điểm: Hội đàm về hợp tác quốc tế 16

3.2.2. Chủ điểm: Các chuyến thăm song phương 27

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 41
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Môn Dịch thực hành là một trong những môn học thuộc khối kiến thức
chuyên ngành trong chương trình đào tạo của Khoa Tiếng Pháp, Trường
ĐHSPHN. Theo chương trình hiện nay, môn Dịch thực hành có thời lượng là 02
tín chỉ, như vậy sinh viên sẽ có 30 giờ học môn học này. Trong 30 giờ đó, sinh
viên có 2 giờ kiểm tra giữa kỳ và 4 giờ để học tổng quan về lý thuyết dịch như:
Định nghĩa Biên dịch, phiên dịch; các loại hình biên dịch và phiên dịch; sự khác
nhau giữa biên dịch và phiên dịch; các kỹ thuật biên dịch cơ bản và các bước
biên dịch 1 văn bản hoặc tài liệu. 24 giờ còn lại được chia đều ra để sinh viên học
3-4 chủ điểm bao gồm: Ngoại giao; Văn hóa- xã hội; Du lịch và Các văn bản
hành chính. Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ nắm được những kiến
thức cơ bản nhất về dịch thuật, các kỹ thuật dịch và tích lũy được lượng từ vựng
lớn.

Từ điển được chia thành nhiều loại khác nhau, song mục tiêu chung của nó
vẫn hướng đến việc giúp con người tra cứu thông tin nhanh và thuận tiện. Đầu
tiên, từ điển chính là một công cụ sử dụng với mục đích tra cứu và giải thích
nghĩa theo cách phổ biến trong đời sống. Từ điển giúp sinh viên tìm hiểu và vận
dụng từ, chữ, khái niệm, thuật ngữ, thành ngữ hay cấu trúc của từ một cách chính
xác nhất. Mặt khác, từ điển trực tuyến còn có thêm một số công dụng khác như
giúp sinh viên luyện phát âm và luyện nhiều ví dụ trong các tình huống khác
nhau. Kế tiếp, từ điển giúp sinh viên trau dồi vốn từ vựng, kích thích kỹ năng tư
duy và vận dụng ngôn ngữ ở nhiều trình độ khác nhau trong mọi hoàn cảnh. Cuối
cùng, từ điển góp phần hình thành và rèn luyện thói quen học tập tự giác, tích cực
với phương pháp khoa học và hiệu quả. Từ điển giúp người học tích luỹ một
lượng từ vựng đa dạng, nền tảng để phân tích và diễn đạt ngôn ngữ linh hoạt và
logic. Từ điển đóng vai trò quan trọng đối với bộ môn Dịch thực hành tiếng. Tóm
lại, khi dịch một văn bản nước ngoài, từ điển như là một phần thiết yếu trong
việc dịch chuyển ngôn ngữ.

1
Từ điển là công cụ tra cứu từ phổ biến, đắc lực đối với người học ngoại ngữ
nói chung và người học tiếng Pháp nói riêng, đặc biệt đối với kỹ năng dịch. Tuy
nhiên, từ điển chuyên ngành không phổ biến và dễ tìm như từ điển thông thường.
Một số từ điển có thể bị lỗi thời do sự biến đổi của ngôn ngữ trong quá trình diễn
tiến của xã hội loài người. Điều này có thể gây ra việc sinh viên dịch không sát
nghĩa với văn bản gốc. Còn ở từ điển tự tạo, người học/người dùng có thể chủ
động lựa chọn, thêm chuyên ngành và các thuật ngữ theo nhu cầu sử dụng
(thường dùng). Ngoài ra, từ điển tự tạo cũng cho phép người dùng sắp xếp bố
cục, nội dung sao cho thuận tiện với thói quen tra cứu. Những điểm này sẽ giúp
sinh viên dễ dàng tìm kiếm và tích lũy từ vựng trong quá trình học tập. Bởi vậy,
việc xây dựng từ điển cá nhân là phù hợp và cần thiết với nhu cầu của sinh viên.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn “Đề xuất phương pháp xây dựng từ
điển cá nhân theo các chủ điểm phục vụ biên dịch Việt - Pháp và Pháp - Việt ”
làm đề tài nghiên cứu với mục đích giúp người học biên dịch tiếng Pháp nói
chung và sinh viên Khoa Pháp Trường ĐHSPHN nói riêng cải thiện và nâng cao
chất lượng học và tự học môn Dịch thực hành.
2. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm giúp người học xây dựng
được từ điển cá nhân dựa theo các chủ điểm, từ đó nâng cao chất lượng học và tự
học môn Dịch thực hành của sinh viên Khoa Tiếng Pháp, Trường ĐHSPHN.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng học và thực hành kỹ năng
biên dịch của sinh viên năm 3, bao gồm:
- Những chủ điểm thường học
- Phương pháp thống kê hệ thống từ vựng, cấu trúc
- Khó khăn gặp phải khi dịch văn bản của các chủ điểm thường gặp
- Đề xuất phương pháp xây dựng từ điển cá nhân cho các chủ điểm hỗ trợ
sinh viên trong quá trình biên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược
lại.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Sinh viên năm 3- K69 Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu

2
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích
6. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã đặt ra các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
- Các chủ điểm của môn học Dịch thực hành tại Khoa Tiếng Pháp,
ĐHSPHN?
- Cách thức người học tích lũy từ vựng, cách diễn đạt của các chủ điểm
này?
- Cách xây dựng từ điển cá nhân theo chủ điểm?
7. Cấu trúc đề tài
Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 3 phần:
Ở phần 1 của nghiên cứu, chúng tôi giúp người đọc có cái nhìn khái quát và
khách quan về từ điển nói chung bằng cách cung cấp khái niệm, cách phân loại
và các đặc tính của từ điển nói chung. Đây là tiền đề cơ bản và cần thiết không
chỉ đối với bản thân người làm nghiên cứu mà còn với cả người đọc, để ta có thể
phân tích, nhìn nhận đối tượng nghiên cứu cũng như tổng thể bài nghiên cứu một
cách phù hợp.
Phần 2, chúng tôi đưa ra những câu hỏi khảo sát nhằm tìm hiểu sâu hơn về
kiến thức biên dịch trong các chủ điểm đa dạng. Từ đó, chúng tôi đánh giá mức
độ hiệu quả việc rèn luyện kỹ năng biên dịch rành mạch và thống kê kỹ lưỡng
những vấn đề mà sinh viên gặp phải qua những câu trả lời thực tế.
Ở phần 3, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò của từ điển trong quá trình biên
dịch nói chung và trong môn dịch thực hành nói riêng, làm rõ những khó khăn
của sinh viên năm 3 gặp phải trong quá trình học và dịch văn bản, để từ đó đề
xuất và xây dựng từ điển cá nhân theo các chủ điểm nhằm giúp đỡ người học
biên dịch tiếng Pháp, cũng như sinh viên Khoa Pháp, Trường ĐHSPHN cải thiện
và nâng cao chất lượng học môn Dịch thực hành.

3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. Cơ sở lý thuyết

1.1. Khái niệm, phân loại và các đặc tính của các loại từ điển
1.1.1. Khái niệm “từ điển”
Trong quá trình học tập, người học đều sẽ có lúc gặp những tri thức mới, cần
được tìm hiểu, phân tích và tiếp thu. Đối với hoạt động tự học, việc này thường
mất nhiều thời gian hơn so với khi có người dạy, thậm chí, nếu khả năng sắp
xếp, chọn lọc thông tin của người học chưa tốt còn có thể dẫn đến việc hiểu sai,
dùng sai kiến thức. Bởi vậy, một tài liệu tổng hợp đã được kiểm chứng, xác
thực như từ điển là một công cụ cần thiết và hữu ích cho người học.
Theo GT.TS. Nguyễn Văn Lợi : “Từ điển là một dạng công trình tra cứu,
lưu chứa các từ ngữ tách rời của vốn từ ngữ chung [...[của ngôn ngữ, kèm theo
các thông tin [...]về chính tả, cách phát âm, ý nghĩa, cách dùng, từ đồng nghĩa,
sự phái sinh và lịch sử của từ ngữ đó. ” [1]
Từ điển phổ thông là tài liệu cung cấp sự mô tả về góc độ của ngôn ngữ như
thông tin về ý nghĩa, chính tả, cách sử dụng thành ngữ của từ đó,... với mục
đích đáp ứng được các nhu cầu tra cứu khác nhau của người dùng. Điển hình
của loại từ điển này là từ điển đơn ngữ, từ điển đơn ngữ có một vài điểm chung
với từ điển song ngữ. Thay vì đưa ra nghĩa của từ như từ điển đơn ngữ, từ điển
song ngữ đưa ra từ tương đương với từ gốc. [4]
Từ điển song ngữ hay từ điển ngôn ngữ là bộ sách cung cấp danh sách các từ
được sắp xếp theo thứ tự alphabet, thường giải thích ý nghĩa, từ nguyên, cách
dùng, dịch, cách phát âm và thường kèm theo các ví dụ về cách sử dụng từ đó.
Từ điển có thể gồm nhiều hơn một ngôn ngữ giúp người đọc có thể dịch nghĩa
của mỗi từ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia.
Từ điển cá nhân (hay từ điển tự tạo) là từ điển được tổng hợp theo từng chủ
đề, phiên âm và ví dụ (bao gồm từ, cụm từ, cách diễn đạt dùng cho từng chủ
điểm),...xuất phát từ nhu cầu sử dụng của cá nhân người học và rộng ra có thể
dùng để chia sẻ, trao đổi kiến thức với người học khác.

4
1.1.2. Phân loại các loại từ điển
Thông thường, ta có 2 cách phân loại từ điển như sau:
a. Phân loại theo dạng từ điển: từ điển dạng giấy, từ điển trực tuyến.
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật tiến bộ, các sản phẩm lao động của con người
có thể tồn tại ở dạng phi vật chất, trong đó bao gồm từ điển. Trước đây, chúng ta
chỉ biết đến từ điển ở dạng giấy, là một sự vật xác định; còn hiện nay, con người
đã sáng tạo thêm từ điển trực tuyến.
Từ điển giấy là danh sách các từ, ngữ được sắp xếp thành các từ vị chuẩn. Một
từ điển thông thường cung cấp các giải nghĩa các từ ngữ đó hoặc các từ ngữ
tương đương trong một hay nhiều thứ tiếng khác. Ngoài ra còn có thể có thêm
thông tin về cách phát âm, các chú ý ngữ pháp, các dạng biến thể của từ, lịch sử
hay từ nguyên, cách sử dụng hay các câu ví dụ, trích dẫn. Thông thường từ điển
được trình bày dưới dạng sách, ngày nay từ điển còn được số hóa và cung cấp
dưới nhiều dạng khác nhau.
Từ điển trực tuyến là một trang web hoặc ứng dụng cho phép người dùng tra
cứu các từ hoặc cụm từ theo nhiều ngôn ngữ khác nhau. Theo sự phát triển không
ngừng của công nghệ thông tin, đa phần các từ điển trực tuyến được tích hợp với
các chức năng khác nhằm nâng cấp trải nghiệm và hỗ trợ quá trình tra cứu, học
tập của người dùng một cách hiệu quả hơn. Ví dụ như trò chơi, dịch văn bản,...
Cả hai loại hình trên đều có những điểm thuận lợi và bất tiện khác nhau trong
quá trình tra cứu. Người dùng có thể linh hoạt trong việc lựa chọn sử dụng dạng
từ điển nào, tùy vào nhu cầu cá nhân.
b. Phân loại theo lĩnh vực
Nếu xét theo nội dung mà từ điển cung cấp, ta có thể chia thành 2 loại, gồm:
Từ điển bách khoa có mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về đất
nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ Việt Nam xưa và
nay và những tri thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật của thế giới. Vì cũng là từ điển
nên từ điển bách khoa có một vài điểm chung giống với từ điển ngôn ngữ như từ
mục từ được sắp xếp theo thứ tự alphabet, điển bách khoa hướng sự tập trung của
mình vào định nghĩa khái niệm, sự vật, hiện tượng…. Ngoài ra lượng thông tin
được từ điển bách khoa đưa vào còn có giới hạn chưa đủ sâu và rộng.

5
Và từ điển chuyên ngành cung cấp những kiến thức riêng biệt về mỗi ngành
khác nhau mang tính chuyên sâu và có tính độc lập do cơ sở giáo dục đại học
quyết định.
1.1.3. Các đặc tính tiêu biểu của từ điển
Để xây dựng từ điển cá nhân, trước hết ta cần nắm rõ các đặc tính của từ điển,
từ đó đảm bảo hiệu quả sử dụng cho bộ từ điển được tạo ra.
a. Tính chuẩn mực
Từ điển là nơi cung cấp thông tin hoặc giải thích một sự vật và hiện tượng nào
đó một cách ngắn gọn, dễ hiểu và chuẩn xác nhất. “Từ điển là công cụ dùng để
giải nghĩa, tra cứu, cung cấp thông tin khách quan, chuẩn mực nhất; là sản
phẩm khoa học có tính ổn định, cập nhật và phát triển.” [2] Thông tin trong từ
điển phải được công nhận và kiểm chứng bởi cộng đồng.
b. Tính tương đối
Thông tin trong từ điển được thay đổi hoặc bổ sung theo thời gian, cùng với sự
biến đổi của sự vật, hiện tượng mà nó đề cập. Trong quá trình nguyên cứu và
thực hiện và nghiên cứu các nhà khoa học ít trao đổi với nhau nên gây ra hiện
tượng bất đồng trong một vấn đề của nội dung. Không những vậy, do quá trình
hình thành, phát triển xã hội nên tính tương đối của một khái niệm có sự khác
nhau ở các loại từ điển.
c. Tính đa dạng
Do sự thay đổi xã hội và văn hóa nên thông tin trong từ điển được nhìn nhận
và vận dụng theo nhiều góc độ khác nhau.
d. Tính trung lập
Do tính đa dạng của từ điện nên yêu cầu từ điện phải thể hiện quan điểm trung
lập để giúp người dùng có cái nhìn khách quan về các vấn đề mà nó đề cập, từ đó
tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa các nền văn hóa, văn minh trên thế
giới.
e. Tính lịch sử
Từ điển ghi chép quá trình hình thành và phát triển của một khái niệm hoặc một
phạm trù nào đó, cho phép người dùng tiếp cận cách sử dụng từ ngữ từ lúc sơ
khai đến hiện tại.

6
1.2. Vai trò của từ điển trong quá trình biên dịch
Khi chúng ta muốn dịch một đoạn văn bản từ tiếng Việt sang ngôn ngữ
nước ngoài hoặc ngược lại, người dịch cần phải có những hiểu biết, kinh nghiệm
về ngôn ngữ đó cùng với những kiến thức thực tiễn liên quan đến đời sống như
kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, các lĩnh vực khác. Người dịch phải am hiểu
ngôn ngữ, văn hoá của ngôn ngữ nước ngoài và cả cộng đồng.
Đối với yếu tố về mặt ngôn ngữ, từ vựng là đơn vị nhỏ nhất, mục đích là
công cụ để dịch, kết hợp với những cấu trúc, cách diễn đạt về mặt ý nghĩ, sự biểu
lộ về mặt tình cảm thông qua ngôn ngữ.
Từ vựng là nền tảng cho các kỹ năng phát triển đa dạng. Trong quá trình nghe,
hiểu và nói đọc từ giúp trôi chảy và dùng trong đúng ngữ cảnh, không bị sai
chính tả.
Song, vai trò của từ vựng trong giao tiếp giúp người sử dụng diễn đạt suy
nghĩ, tư tưởng, tình cảm một cách chính xác.
Để có thể hoàn toàn hiểu nghĩa và ghi nhớ được từ, người dịch phải sử dụng từ
đó nhiều lần trong mọi ngữ cảnh tương ứng. Từ vựng phải được sử dụng hầu hết
trong ba kỹ năng nghe, nói và viết. Qua đó, người dịch đạt được sản phẩm dịch
thuật không bị nhàm chán, khô khan thay vào đó mang tính chiều sâu, tính mạch
lạc và bám sát vào ngữ cảnh.
Từ điển là một trong những công cụ hữu ích và không thể thiếu của những bạn
đang theo học ngoại ngữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để sử dụng từ
điển một cách hiệu quả. Việc tra cứu những từ chưa biết có thể sẽ tốn nhiều thời
gian, đặc biệt là khi người tra cứu không biết chọn định nghĩa nào phù hợp. Vì
vậy, việc hiểu được khi nào cần tra một từ, cách mà từ điển sắp xếp, và cách
chọn định nghĩa sao cho phù hợp sẽ giúp người học tối ưu hóa việc sử dụng từ
điển, từ đó, cải thiện khả năng đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Pháp của mình.
Đối với sinh viên, từ điển còn là một công cụ góp phần hình thành và rèn
luyện thói quen học tập chủ động, tích cực với phương pháp học tập khoa học
một cách hiệu quả. Qua đó, sinh viên sử dụng từ điển phục vụ cho công việc và
học tập cũng như là trong cuộc sống.

7
Một số từ điển thông dụng hiện nay đa phần đều có phiên âm; nghĩa của từ
nhưng một điểm cần quan tâm nhất là không có hướng dẫn về cách diễn đạt cụ
thể về phần ngữ pháp kết hợp và nhiều từ bị hạn chế. Chúng ta có thể thấy một số
từ điển đó có thể là do lỗi thời chưa tái bản hoặc do sự biến đổi về mặt ngôn ngữ
theo quá trình biến đổi của xã hội loài người. Ngôn ngữ luôn biết cách thay đổi
theo từng giai đoạn thời gian kể cả trong những cuộc trò chuyện mua vui giữa
bạn bè của một người. Chính vì nguyên do này có thể dẫn đến một số ít hoặc
nhiều trường hợp sinh viên dịch không sát nghĩa với bản gốc, hoặc có thể hiểu là
sinh viên chưa bám sâu vào mạch chính của văn bản gốc để dịch thoát ý và biểu
đạt được thành câu văn cho người đọc hiểu nội dung của bản gốc.
Cách giải quyết chính là một cuốn sổ tay; một quyển thẻ từ vựng; một bảng
từ vựng;... Tất cả những cách trên đều tạo nên một cuốn từ điển do chính
người học tạo ra nhằm nâng cao vốn từ vựng của bản thân. Đối với từ điển tự
tạo, các vấn đề khúc mắc từ trước đều có thể sẽ được giải quyết và khắc phục
những điểm thiếu sót trong các cuốn từ điển thông thường. Điều này, giúp
sinh viên giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập và
thực hành biên dịch.
Ngoài ra, khi kết hợp với các phương pháp học tập khoa học, người học sẽ tích
lũy được một lượng lớn từ vựng, làm nền tảng cho tư duy, phân tích, diễn đạt
ngôn ngữ linh hoạt và logic.
Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người học trong quá trình học môn Dịch
thực hành nói riêng và dịch văn bản Pháp - Việt nói chung. Cuối cùng, chúng tôi
nhận thấy rằng việc nghiên cứu đề xuất các phương pháp xây dựng từ điển cá
nhân theo các chủ điểm phục vụ biên dịch tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược
lại là vô cùng cần thiết với mức độ khảo sát của mà chúng tôi thu thập được.

Chương 2. Khảo sát thực tế

2.1. Giới thiệu khảo sát


2.1.1. Mục đích khảo sát
Cuộc khảo sát này được chúng tôi tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu khả năng
biên dịch và những khó khăn gặp phải trong quá trình học các chủ điểm môn

8
Dịch thực hành của sinh viên năm 3 Khoa Tiếng Pháp. Thông qua những câu trả
lời thực tế, chúng tôi tiếp tục đánh giá những khó khăn, mức độ hiệu quả việc rèn
luyện kỹ năng biên dịch trong quá trình học tập và rèn luyện của các sinh viên.
Để từ đó. chúng tôi tiến hành nghiên cứu phương pháp nâng cao khả năng biên
dịch bằng từ điển tự tạo giúp đỡ người học biên dịch tiếng Pháp, cũng như sinh
viên Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong môn Dịch thực
hành.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
Dịch thực hành một trong những môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành
ở kỳ học thứ 6 trong chương trình đào tạo của Khoa Tiếng Pháp, Trường
ĐHSPHN. Lúc này, sinh viên đã có 5 học kỳ để làm quen và tích lũy một lượng
từ vựng tiếng Pháp nhất định. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với môn học yêu cầu
nhiều về từ vựng có rất nhiều sinh viên gặp không ít khó khăn. Do vậy, chúng tôi
quyết định tiến hành khảo sát trên 25 sinh viên năm 3 khoa tiếng Pháp - những
sinh viên đang học môn Dịch thực hành.
2.1.3. Cấu trúc phiếu khảo sát
Ở câu hỏi đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát câu hỏi về những chủ điểm
mà sinh viên năm 3 đã từng học qua những chủ đề sau đây: ngoại giao, hợp tác
quốc tế, văn hoá - xã hội, du lịch, kinh tế và một số chủ điểm khác nếu có.
Mục tiêu của câu hỏi thứ hai, để nắm bắt những loại hình văn bản mà sinh
viên năm 3 đã từng dịch qua như dịch từ văn bản, giấy tờ hành chính; bài báo; tác
phẩm văn học; hướng dẫn sử dụng; hoặc một số những loại hình văn bản khác
nếu có. Nhằm đưa ra kết quả chính xác về độ tiếp cận các loại hình văn bản mà
sinh viên năm 3 đã từng dịch trong bộ môn Dịch thực hành.
Đối với câu hỏi thứ ba, chúng tôi đưa ra câu hỏi chủ điểm nào khiến cho bạn
gặp nhiều khó khăn khi dịch nhất. Mục tiêu của câu hỏi này nhằm đưa ra những
giải pháp giúp cho các bạn sinh viên năm 3 có một cái nhìn tích cực, hứng thú
hơn với bộ môn này.
Ngoài ra, chúng tôi còn hỏi thêm một câu hỏi khác về khó khăn khi dịch từ
tiếng Việt sang tiếng Pháp hay Tiếng Pháp sang tiếng Việt. Để nhìn nhận rõ

9
những vấn đề mà sinh viên năm 3 đang gặp khó khăn trong cách diễn đạt ngôn
từ.
Cuối cùng, với câu hỏi thứ năm, chúng tôi đã hỏi ý kiến của các sinh viên năm
3 về các thống kê từ vựng/cấu trúc của mỗi chủ điểm khi học xong bộ môn này
nhằm đề xuất bộ từ điển cá nhân phù hợp và tiện ích đối với người học.

2.2. Kết quả khảo sát


Trải qua quá trình khảo sát trực tiếp và trực tuyến trên 25 sinh viên K69 Khoa
Tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả dưới
đây:

3 chủ điểm được học nhiều nhất trong học phần Dịch thực hành của sinh viên
K69 gồm Ngoại giao (96%), Hợp tác quốc tế (92%) và Kinh tế (60%). Bên cạnh
đó, sinh viên còn được làm quen với chủ điểm Văn hóa - xã hội (64%) và Du lịch
(52%). Nhìn chung, trong quá trình học môn Dịch thực hành, sinh viên K69 đã
được tiếp cận với nhiều chủ điểm khác nhau và lượng từ vựng lớn, đa dạng.
Những chủ điểm đó cũng có tính thiết thực cao, giúp sinh viên dễ dàng vận dụng
vào thực tế bởi chúng chính là các lĩnh vực trong cuộc sống của con người.

10
Để thực hành dịch, có 92% sinh viên lựa chọn các bài báo, 80% chọn các văn
bản, giấy tờ hành chính và 28% chọn các tác phẩm văn học. Hướng dẫn sử dụng
là loại văn bản ít được dịch nhất với 8% lựa chọn. Điều này thể hiện sinh viên đã
biết lựa chọn nhiều nguồn tài liệu liên quan từng chủ điểm để luyện tập và nâng
cao vốn từ vựng của bản thân trong quá trình học và thực hành dịch.
Các tài liệu có tính chính thống là loại văn bản được ưu tiên nhiều hơn, song,
những loại hình khác vẫn được lựa chọn, dù tỷ lệ thấp hơn khá lớn. Sự chênh
lệch trên xuất phát từ việc khối lượng thuật ngữ chuyên ngành xuất hiện ở văn
bản, giấy tờ hành chính hay bài báo nhiều hơn, giúp sinh viên dễ phát triển vốn
từ vựng của bản thân. Chưa kể, từ, cụm từ trong các loại văn bản này được sử
dụng với nghĩa gốc chứ không có nghĩa bóng như ở tác phẩm văn học. Đây là
điều kiện thuận lợi để sinh viên hiểu sát nghĩa và tích lũy từ vựng, tránh trường
hợp sử dụng từ ngữ không phù hợp ngữ cảnh. Còn các tác phẩm văn học chứa
đựng nhiều văn phong khác nhau, giúp người đọc có thể làm phong phú thêm
cách diễn đạt của bản thân, sẽ phù hợp hơn khi kỹ năng biên dịch của sinh viên
đã vững vàng.

11
Kết quả khảo sát chỉ ra 3 chủ điểm khiến sinh viên gặp nhiều khó khăn nhất là
Ngoại giao (64%), Hợp tác quốc tế (48%) và Kinh tế (44%). Đây là những chủ
điểm có nhiều thuật ngữ chuyên ngành, bao gồm tiếng Việt và tiếng Pháp, nên
đều tạo thành rào cản cho sinh viên trong quá trình học môn Dịch thực hành và
thực hành biên dịch. Trong thực tế, từ vựng chuyên ngành vốn đã khó tra cứu mà
độ phổ biến của tiếng Pháp ở Việt Nam hiện nay thì không quá cao nên tình trạng
sinh viên còn gặp nhiều vướng mắc là khó tránh khỏi.

Mặc dù có sự chênh lệch rõ ràng ở số liệu thống kê nhưng ta cũng thấy tỷ lệ


đánh dấu của mỗi lựa chọn đều không nhỏ (≥60%). Minh chứng là có 92% sinh
viên thực hiện khảo sát cho biết khó khăn họ gặp phải là còn hạn chế về vốn từ
vựng, cấu trúc câu, trong khi vấn đề chưa nắm chắc được kiến thức chuyên môn

12
của nguyên bản chiếm 64%. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hành biên dịch
song ngữ, sinh viên còn gặp một số khó khăn như dịch chưa thoát ý (76% sinh
viên) và dịch còn sót ý, lệch ý so với văn bản nguồn (60%). Tựu chung, hầu hết
khó khăn bắt nguồn từ thực trạng kiến thức của sinh viên ở chủ điểm cần biên
dịch chưa nhiều. Bởi vậy, nắm chắc từ vựng thôi là chưa đủ, sinh viên còn cần
trau dồi theo kiến thức về các lĩnh vực giúp bản dịch tự nhiên hơn.

Kết quả tổng hợp của câu hỏi này biểu thị sinh viên đã biết đa dạng cách thống
kê từ vựng trong quá trình học. Có 64% sinh viên sử dụng cách ghi chép từ vựng
truyền thống bao gồm từ vựng, nghĩa của từ, loại từ, ví dụ và 44% sinh viên
thống kê từ vựng theo từng chủ điểm đã học. Cùng với đó là 16% sinh viên sử
dụng những ứng dụng khác hỗ trợ ghi chép và học từ vựng. Và 16% sinh viên
chọn sử dụng cách thống kê khác. Như vậy, ngoài phương pháp ghi chép truyền
thống thì cách thống kê từ vựng theo từng chủ điểm cũng được sinh viên sử dụng
thường xuyên. Đây có thể xem như một tiền đề khẳng định sự phù hợp của
phương pháp xây dựng từ điển cá nhân theo các chủ điểm phục vụ biên dịch
Pháp - Việt và Việt - Pháp đối với sinh viên K69 Khoa Tiếng Pháp trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.

2.3. Tổng kết khảo sát

Sau khi tiến hành khảo sát và phân tích chúng tôi đưa ra một số kết luận như
sau:

13
Môn Dịch thực hành là một môn học khó trong chương trình đào tạo của Khoa
Tiếng Pháp, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Với chủ điểm đa dạng và lượng từ
vựng lớn đòi hỏi sự chăm chỉ, cần cù của sinh viên trong quá trình học và thực
hành. Mặc dù đã được tiếp xúc với nhiều bản dịch nguồn khác nhau song đa số
các sinh viên đều gặp những khó khăn giống nhau:
Đầu tiên, sinh viên chưa thực sự tìm được cách học phù hợp với môn học này,
thiếu kỹ năng biên dịch. Không chỉ vậy, sinh viên còn chưa có kỹ năng phân tích
và suy luận từ gốc dựa vào văn cảnh của từ khiến cho bản dịch địch kém chất
lượng.
Vốn từ vựng, cấu trúc câu có hạn chế và chưa nắm chắc được kiến thức
chuyên môn của nguyên bản là nguyên nhân cơ bản khiến bản dịch của sinh viên
gặp nhiều vấn đề. Điều này cho thấy, sinh viên chưa biết cách học thuộc từ vựng
hiệu quả và thiếu kiến thức chuyên ngành của bản dịch nguồn phục vụ quá trình
thực hành biên dịch. Mỗi chuyên ngành đều có những thuật ngữ, phong cách và
cách diễn đạt khác nhau trong quá trình dịch điều tối thiểu nắm được là nội hàm
và ý nghĩa của từ đó.
Tiếp theo, vấn đề sinh viên chưa nắm chắc nghĩa của từ vựng chuyên ngành
mà chỉ sử dụng nghĩa được cho là thông dụng nhất, không phù hợp với văn cảnh
gây ra hiện tượng dịch chưa thoát ý, lệch ý của nguyên bản. Trong quá trình thực
hành sinh viên cần kết hợp hòa giữa nhiều loại kiến và kiến thức ngoại ngữ, từ đó
xây dựng được nền tảng vững chắc, dễ dàng xử lý các văn bản nguồn, nắm được
định nghĩa của thuật ngữ đó và hạn chế dịch từ đối từ, giúp văn phong được trau
chuốt, tự nhiên, thể hiện được rõ ý của bản dịch nguồn.

Chương 3: Đề xuất
Từ việc phân tích và tổng kết kết quả khảo sát, chúng tôi xin đề xuất phương
pháp xây dựng từ điển cá nhân (hay từ điển tự tạo) theo các chủ điểm nhằm giúp
sinh viên K69 Khoa Tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và
người học tiếng Pháp nói chung trau dồi kỹ năng biên dịch Pháp - Việt và Việt -
Pháp. Từ điển tự tạo có thể khắc phục được các khó khăn của sinh viên đã nêu ở
phần trên nhờ tính linh hoạt, thuận tiện khi tra cứu và sử dụng lâu dài. Thông qua

14
việc tự tra cứu, chọn lọc và hệ thống hóa từ vựng, sinh viên còn có thể học được
hình thái của từ và các từ có liên quan. Đồng thời, từ điển cá nhân giúp bạn dễ
dàng thêm từ vựng mới và lưu trữ nguồn từ phong phú theo các chủ điểm.

3.1. Gợi ý phương pháp xây dựng từ điển cá nhân theo chủ điểm
Trước khi bắt tay vào xây dựng từ điển, ta cần lựa chọn công cụ ghi chép phù
hợp. Sở dĩ chúng tôi đặt việc này làm bước đầu tiên bởi lựa chọn một phương
tiện ghi chép phù hợp với thói quen tra cứu sẽ giúp sinh viên sử dụng từ điển tự
tạo thuận tiện và hiệu quả hơn.
Sau đó, nếu muốn tra cứu được nhanh chóng, sinh viên cần có thao tác
khoanh vùng phạm vi từ vựng, cũng là bước tiếp: xác định chủ điểm muốn xây
dựng từ điển, từ đó sắp xếp thành các chủ điểm nhỏ để chia nhỏ nguồn từ vựng.
Vì không ít chủ điểm mang tính chuyên ngành, có nhiều thuật ngữ chuyên môn
nên việc xác định này giúp sinh viên không chỉ thu gọn nguồn tài liệu tham khảo
mà còn tập trung vào một chủ điểm nhất quán, không bị rối hay nhầm lẫn trong
quá trình xây dựng từ điển. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ tiết kiệm thời gian khi
muốn tra cứu do các từ đã được chia theo từng chủ điểm cụ thể.
Thứ ba, ta sẽ chọn nguồn tra cứu có tính xác thực cao. Mục đích của bước này
là nhằm đảm bảo các thông tin được tổng hợp trong từ điển tự tạo không bị sai
lệch. Chúng tôi đề xuất một số nguồn tra cứu đáng tin cậy sau đây:

Nguồn tra cứu Đặc điểm

1. Cambridge Dictionary Tra phiên âm và nghĩa của từ (Pháp -


https://dictionary.cambridge.org/fr/ Anh).

2. La rousse Tra nghĩa của từ và từ đồng nghĩa, từ


https://www.larousse.fr/ trái nghĩa.

3. Linternaute Tra nghĩa của từ và từ đồng nghĩa.


https://www.linternaute.com/

15
4. Le contraire Tìm từ trái nghĩa.
http://lecontraire.com/

Cuối cùng, bước thứ tư, tra cứu và chọn lọc, tổng hợp thông tin bao gồm
phiên âm, nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, ví dụ.
Sinh viên còn một nguồn tài liệu nữa đó là các văn bản được dịch trong suốt
quá trình học. Trong đó sẽ bao gồm: từ vựng, cấu trúc câu, cách diễn đạt cho
từng chủ điểm cụ thể.

3.2. Đề xuất bộ từ điển tự tạo theo chủ điểm Ngoại giao


Sau khi tiến hành nghiên cứu, phân tích câu hỏi khảo sát dành cho sinh viên
K69 Khoa Tiếng Pháp, chúng tôi thấy được những khó khăn chung của sinh viên
thường mắc phải trong quá trình học môn Dịch thực hành. Dẫu vậy, do khuôn
khổ thời gian có hạn nên trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xây
dựng mẫu từ điển cá nhân cho 01 chủ điểm là Ngoại giao với 2 chủ điểm con:
Hội đàm về hợp tác quốc tế, Các chuyến thăm song phương.
3.2.1. Chủ điểm: Hội đàm về hợp tác quốc tế

1. Adhésion /adezjɔ/̃ (n.m) Tham gia, gia nhập

*Définition: Action d'adhérer à un organisme.


(Hành động tham gia một tổ chức)
*Synonymes: accession - affiliation - inscription - participation - appartenance
*Exemple: Après son adhésion aux Nations Unies, le Vietnam a toujours été un
membre actif et proactif des activités de l’organisation.
(Sau khi gia nhập Liên Hợp Quốc, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, chủ động
trong các hoạt động của tổ chức.)
*D’autres mots: adhérent(e) (n.f) - adhérence (n.f) - adhérer (v)

2. Pourparler /puʀpaʀle/ (n.m) Đàm phán, tranh luận


*Définition: Entretiens préalables à la conclusion d'une entente, d'un traité ou en
vue de régler une affaire.
(Các cuộc thảo luận trước khi ký kết một thỏa thuận, một hiệp ước hoặc nhằm giải
quyết một vấn đề)

16
*Synonymes: débats - discussions - échanges de vues - négociations - tractations
*Antonymes: mutisme - monologue - silence - silences
*Exemple: Les pourparlers de paix ont des chances de réussir.
(Cuộc đàm phán hòa bình có cơ hội thành công.)
*D’autre mot: pourparlers (n.m)
3. Neutralité /nøtʀalite/ (n.f) Trung lập
*Définition: État d'une puissance qui ne prend pas parti lors d'une guerre.
(Nhà nước của một cường quốc không đứng về phía nào trong cuộc chiến tranh
*Synonymes: abstention - objectivité
*Antonymes: belligérance - intervention - iniquité - partialité
*Exemple: Ce pays resté dans la neutralité.
(Đất nước này vẫn trung lập)
*D’autres mots: neutre (adj/ n.m) - neutraliser (v) - neutralisation (n.f)
4. Coopération /kɔɔpeʀasjɔ/̃ (n.f) Sự hợp tác, sự cộng tác
*Définition: Politique d'aide économique, technique et financière des pays
développés en faveur des pays en développement.
(Chính sách viện trợ kinh tế, kỹ thuật và tài chính từ các nước phát triển cho các
nước đang phát triển)
Action de coopérer, de participer à une œuvre commune ; collaboration, concours
( Hành động hợp tác, cùng tham vào công việc chung, hợp tác, cạnh tranh)
*Synonymes: aide - appui - collaboration - concours - contribution - service -
soutien
*Antonymes: opposition - rivalité
*Exemple: La coopération entre les deux pays a été couronnée de succès.
(Sự hợp tác giữa hai nước đã thành công tốt đẹp.)
*D’autres mots: coopérer(v) - coopératif (adj)
5. Intégration /ɛt̃ eɡʀasjɔ/̃ (n.f) Hội nhập, sáp nhập
*Définition: C’est le processus de liaison et de mise en relation d'acteurs
internationaux par la participation à des organisations, mécanismes et activités de
coopération internationale à des fins de développement.
(Đây là quá trình liên kết, liên kết các chủ thể quốc tế thông qua việc tham gia các

17
tổ chức, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển.)
*Synonymes: incorporation
*Exemple: Le Vietnam est sur la voie de l’innovation et de l’intégration
internationale.
(Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế.)
*D’autres mots: intégrer (v) - intégrationniste (adj)
6. Accord global /akɔʀ ɡlɔbal/ (n): Hiệp định toàn cầu
* Définition: Aboutissement d’une négociation qui a porté sur de multiples aspects
des relations entre deux ou plusieurs États.
(Kết quả của một cuộc đàm phán bao gồm nhiều khía cạnh của mối quan hệ giữa
hai hoặc nhiều quốc gia.)
* Exemple: Dans le domaine des investissements, l'accord global UE-Chine sur les
investissements (AGI) sera l'accord le plus ambitieux jamais conclu par la Chine
avec un pays tiers.
(Trong lĩnh vực đầu tư, Hiệp định Đầu tư Toàn diện EU-Trung Quốc (AGI) sẽ thỏa
thuận tham vọng nhất mà Trung Quốc từng ký kết với một nước thứ ba.)

7. Liaison /ljɛzɔ/̃ (n.f) Sự giao thiệp

*Définition: Lien, contact établi entre différents secteurs, entre diverses personnes,
pour la communication des ordres, des informations, etc.
(Liên kết, liên hệ được thiết lập giữa các lĩnh vực khác nhau, giữa những người
khác nhau, để giao tiếp các đơn đặt hàng, thông tin, v.v.)
*Synonymes: relation – rapport – commerce – fréquentation
*Antonymes: séparation – rupture
*Exemple: Les pays d’Asie du Sud-Est ont des liaisons les uns avec les autres.
(Các nước ở Đông Nam Á có sự giao thiệp với nhau.)
*D’autres mots: se lier à (v)

8. Intervention /ɛt̃ ɛʀvɑ̃sjɔ̃/ (n.f) Sự can thiệp

*Définition: Action d'intervenir dans les affaires intérieures d'un pays étranger, en
particulier, envoi de forces militaires en pays étranger.

18
(Hành động can thiệp vào công việc nội bộ của nước ngoài, đặc biệt là gửi lực
lượng quân sự đến nước ngoài.)
*Synonymes: immixtion – intrusion – ingérence
*Antonymes: abstention – neutralité – non-intervention
*Exemple: Il ne s'agit pas d'une intervention humanitaire.
(Đây không phải là sự can thiệp nhân đạo.)
*D’autres mots:
intervenir (v) - intervenant (adj/ n.m)
interventionnisme (n.m). interventionnisme (adj n.m):

9. Apaisement /apɛzmɑ̃/ (n.m) Nhân nhượng, ổn định


*Définition: Fait de s'apaiser, retour à la stabilité
(Bình tĩnh, quay trở lại ổn định)
Céder pour arriver à un accord
(Nhường nhịn để đi tới một thỏa hiệp)
*Synonymes: calme - paix - quiétude - sérénité - soulagement - tranquillité
*Antonymes: agacement - déchaînement - exaspération - fermentation - fomentation
- irritation - provocation - surexcitation
*Exemple: Ils ont fait des progrès considérables ont été accomplis sur la voie de
l'apaisement en Europe.
(Họ đã đạt được những tiến bộ đáng kể trên con đường đi đến ổn định ở Châu Âu.)
*D’autres mots: apaisant (adj) - apaiser (v)
10. Secrétaire général /lə səkʀetɛʀ Tổng thư ký / Tổng bí thư
ʒeneʀal/ (n.m)
*Définition: Dans l'administration, c'est le nom donné au fonctionnaire qui organise
les groupes de travailleurs en syndicats et qui s'occupe des mesures administratives
(correspondance, ordre...)
(Trong chính quyền, nó là tên được đặt cho viên chức tổ chức các nhóm công nhân
thành các công đoàn và người thực hiện các biện pháp hành chính (thư từ, mệnh
lệnh, v.v.))
*Synonymes: premier secrétaire

19
*Exemple: Ce nouveau secrétaire général est un débutant dans le domaine.
(Vị tổng thư ký mới này là một người mới bắt đầu trong lĩnh vực này.)
11. Nations Unies /nasjɔz̃ ‿y.ni/ (n.p) Liên Hợp Quốc
*Définition: Association des Etats de la planète pour la paix internationale et la
coopération dans les domaines du droit, de l'économie, de la sécurité, etc.
(Hiệp hội các quốc gia trên hành tinh vì hòa bình và hợp tác quốc tế trong các lĩnh
vực luật pháp, kinh tế, an ninh, v.v.)
*Exemple: L’Organisation des Nations Unies (ONU) est une organisation
internationale regroupant actuellement 193 États membres.
(Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế hiện bao gồm 193 quốc gia thành viên.)
12. Renforcement /ʀɑ̃fɔʀsəmɑ̃/ (n.m) Sự củng cố, sự tăng cường
*Définition: Une action qui rend les relations entre les pays plus fortes, plus fermes,
plus stables.
(Hành động làm cho các mối quan hệ giữa các nước trở nên mạnh mẽ, vững chắc,
ổn định hơn)
*Synonymes: consolidation - durcissement
*Antonymes: abaissement - diminution - écroulement - affaiblissement -aggravation
*Exemple: Le renforcement de la coopération entre les pays est essentiel.
(Việc củng cố hợp tác giữa các nước là điều cần thiết.)
*D’autres mots: renforcer (v)
13. Égal(e) /eɡal/ (adj) Bình đẳng, tương đương
*Définition: Qui sont traitées de la même manière, sans donner d’effet sur leurs
besoins et leurs demandes
̣(Người
̣ được đối xử theo cùng một cách, mà không đưa ra bất kỳ ảnh hưởng nào
đến nhu cầu và yêu cầu của họ)
*Synonymes: pair - pareil
*Antonymes: différent - dissemblable
*Exemple: Dans le cadre du droit international, tous les Etats participants ont des
droits et devoirs égaux.
(Theo luật quốc tế, tất cả các Quốc gia tham gia đều có quyền và nghĩa vụ

20
ngang nhau.)
*D’autres mots: égale (adj/ v) - égaler (v)
14. Diplomatie multilatérale Ngoại giao đa phương
/diplɔmasi myltilateʀal/ (n.f)
* Définition: Forme de diplomatie s’exerçant dans le cadre de rencontres où sont
représentés plusieurs pays, le plus souvent sous l’égide d’une organisation
internationale, et dans la perspective d’une action commune.
(Một hình thức ngoại giao được thực hiện trong bối cảnh các cuộc họp trong đó một
số quốc gia được đại diện, thường là dưới sự bảo trợ của một tổ chức quốc tế, và với
mục đích hành động chung.)
* Exemple: Au 20ème siècle, la diplomatie multilatérale au Vietnam avait
beaucoup changé.
(Bước sang thế kỷ 20, ngoai giao đa phương ở Việt Nam có nhiều sự thay đổi.)
15. Occident /ɔksidɑ̃/ (n.m) Phương Tây
*Définition: Appellation regroupant l'Europe, l'Amérique du Nord, et l'ensemble
des pays développés de ces régions du monde qui fait partie du Traité de
l'Atlantique Nord.
(Tên gọi bao gồm Châu Âu, Bắc Mỹ và tất cả các quốc gia phát triển của các khu
vực này trên thế giới nơi thuộc Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.)
*Synonyme: ouest
*Antonymes: orient
*Exemple:Les relations diplomatiques du Vietnam avec les Occidentaux se sont
fortement améliorées.
(Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước phương Tây được cải thiện mạnh
mẽ. )
*D’autres mots: occidentalisation (n.f) - occidentaliser (v)
16. Envoyé(e) /ɑ̃vwaje/ (n) Công sứ, đặc phái viên, đại diện ngoại
giao
* Définition: Qui est envoyé par le chef de l'État dans un autre pays ou État pour
accomplir des missions diplomatiques.
(Người được nguyên thủ quốc gia cử đến một đất nước khác hoặc một tiểu bang để

21
thực hiện nhiệm vụ ngoại giao)
là người
* Synonymes: délégué - député - émissaire - mandataire - messager -
plénipotentiaire – représentant
* Exemple: Le 22 mars 2022, l’envoyé John Kerry s’est rendu au Vietnam..
(Ngày 22/3/2022, Đặc phái viên John Kerry đã đến thăm Việt Nam.)
*D’autres mots: envoyer (v) - s'envoyer (v) - envoyeur (n.m)

17. Négociation /neɡɔsjasjɔ/̃ (n.f) Sự đàm phán, sự thương lượng

*Définition: Discussions, pourparlers entre des personnes, des partenaires sociaux,


des représentants qualifiés d'États menés en vue d'aboutir à un accord sur les
problèmes posés.
(Các cuộc thảo luận, đàm phán giữa người dân, các đối tác xã hội, đại diện đủ điều
kiện của các quốc gia được thực hiện nhằm đạt được thỏa thuận về các vấn đề được
nêu ra.)
*Synonyme: concertation – pourparlers – tractation
*Exemple: La négociation entre les gouvernements vietnamien et allemand sur la
coopération au développement ont été couronnées de succès..
(Cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam và Đức về hợp tác phát triển đã thành
công tốt đẹp.)
*D’autres mots:
Négocier (v): thương lượng, đàm phán
Négociateur /neɡɔsjatœʀ/ (n.m): người thương lượng, người đàm phán
Négociant /neɡɔsjatœʀ/ (n.m): thương gia
Négociable /neɡɔsjabl/ (adj): có thể chuyển dịch
Négociabilité (n.f): khả năng chuyển dịch
Négociations diplomatiques: Đàm phán ngoại giao
Négociation collective: Thương lượng tập thể
Négociations commerciales multilatérales (N.C.M): Đàm phán thương mại đa
phương

18. Loi /lwa/ (n.f) Pháp luật, phép tắc, quy tắc, uy lực

22
*Définition: Règle, édictée par une autorité, que toute personne doit suivre.
(Quy tắc, được ban hành bởi một cơ quan có thẩm quyền, rằng mọi người phải tuân
theo.)
*Synonyme: législateur – législation – constitution
*Exemple: Les citoyens qui enfreignent la loi seront mis à l’épreuve.
(Các công dân vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm)

19. Vice-consul(e) /vis-kɔ̃syl/ (n) Phó lãnh sự

*Définition: Personne qui aide un consul ou qui en tient lieu dans un pays où il n'y a
pas de consul.
(Một người hỗ trợ hoặc hành động thay cho một lãnh sự ở một quốc gia không có
lãnh sự.)
*Exemple: C'est le vice-consul qui s'est occupé des préparatifs du 14 juillet.
(Phó Lãnh sự chịu trách nhiệm chuẩn bị cho ngày 14 tháng 7.)

20. Représentant permanent Đại diện thường trực


/ʀ(ə)pʀezɑ̃tɑ̃ pɛʀmanɑ̃/ (n.m)
*Définition: Le représentant diplomatique de l’État membre auprès de
l’organisation internationale chargé d’assurer les relations entre le pays et cette
organisation internationale.
(Người đại diện ngoại giao của quốc gia thành viên tại tổ chức quốc tế để thực hiện
các quan hệ giữa quốc gia này với tổ chức quốc tế đó.)
*Exemple:En janvier 2014, Mme Flores a été nommée Représentante permanente
auprès des Nations Unies.
(Vào tháng 1 năm 2014, bà Flores được bổ nhiệm làm Đại diện thường trực cho
Liên hợp quốc.)
21. Menace /mənas/ (n.f) Mối đe dọa
*Définition: Signe qui indique quelque chose que l'on doit craindre, dangereux.
(Một dấu hiệu cho thấy điều gì đó đáng sợ, nguy hiểm)
*Synonymes: danger - péril - risque
*Antonymes: espoir
*Exemple: Aucune considération ne peut être invoquée pour servir à justifier le

23
recours à la menace ou à l'emploi de la force en violation de ce principe.
(Không một sự cân nhắc nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc sử dụng
vũ lực hoặc đe dọa vi phạm nguyên tắc này.)
*D’autres mots: menacer (v) - menaçant (adj)

22. Sanction /sɑ̃ksjɔ/̃ (n.m) Lệnh/biện pháp trừng phạt

*Définition: Biện pháp trừng phạt bao gồm việc cắt đứt quan hệ ngoại giao, cấm
thương mại hoặc can thiệp quân sự, được một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia áp
dụng nhằm chống lại một quốc gia khác vì lý do chính trị.
*Exemple: Comment la Russie a-t-elle fait face aux sanctions?
(Nước Nga đã đối mặt như thế nào với các lệnh trừng phạt?)
*D’autre mot: sanctionner (v)

23. Enjeu global /ɑ̃ʒø ɡlɔbal/ (n.m) Vấn đề toàn cầu


*Définition: Les problèmes qui touchent les intérêts de toute l’humanité et qui
veulent être résolus nécessitent des activités internationales étroitement
coordonnées à l’échelle mondiale.
(Các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của toàn nhân loại và cần được giải quyết đòi hỏi
phải có các hoạt động phối hợp quốc tế trên phạm vi toàn cầu.)
*Exemple: La résolution des conflits entre pays est un enjeu global.
(Giải quyết mâu thuẫn giữa các nước là một vấn đề toàn cầu.)
24. Pacte de non-agression /pakt də Hiệp ước không xâm phạm/ hiệp ước
nɔnaɡʀesjɔ̃/ (n.f) trung lập
*Définition: Hiệp ước không xâm lược là một hiệp ước quốc tế, giữa hai hoặc nhiều
quốc gia, nhằm mục đích tránh xung đột vũ trang giữa họ và giải quyết những mâu
thuẫn của họ thông qua đàm phán ngoại giao.
*Synonyme: pacte de stabilité
*Exemple: Le 31 mai 1939, l'Allemagne et le Danemark signent un pacte de non-
agression.
(Ngày 31 tháng 5 năm 1939 Đan Mạch và Đức Quốc xã đã ký kết "Hiệp ước không
xâm phạm Đan Mạch-Đức năm 1939".)
25. Tiraillement /tiʀɑjmɑ̃/ (n.m) Sự tranh chấp, sự phân chia

24
*Définition: Difficulté, tension nées d'opinions ou de désirs, de volontés
contradictoires.
(Mâu thuẫn, căng thẳng sinh ra từ ý kiến hoặc mong muốn, ý chí trái ngược nhau.
*Synonyme: conflit - désunion - heurt.)
*Exemple: Ils sont aujourd'hui tiraillés entre la Russie et la Chine.
(Hòn đảo hiện bị phân chia giữa Trung Quốc và Nga.)
*D’autres mots: tirailler (v) - tirailleur (n.m)
26. Alliance /aljɑ̃s/ (n.f) Liên minh, đồng minh
*Définition:L’engagement formel entre les États à se coordonner ou à se soutenir
mutuellement pour faire face aux questions de sécurité, en luttant contre les
menaces communes.
(Sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương trợ lẫn nhau để
đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung.)
*Synonymes: accord - association - coalition - communion - concorde
*Antonymes: désaccord - mésentente - mésintelligence - rupture
*Exemple: L'ASEAN est une alliance solide.
(Asean là một khối liên minh vững mạnh)
*D’autres mots: allié (adj/ n.m) - allier (v/ n.m)
27. Dénouement /denumɑ̃/ (n.m) Bãi ước
*Définition: La déclaration unilatérale par laquelle l’État fait une déclaration afin de
mettre fin à la validité de certains traités internationaux pour son État.
(Tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của
điều ước quốc tế nào đó đối với quốc gia mình.)
*Exemple: A partir du 8 janvier 2020, la Jordanie a déclaré la dénonciation du
traité.
(Từ ngày 8/1/2020, Jordan đã tuyên bố bãi ước.)
*D’autre mot: dénouer (v) - dénonciation ( n.f)
28. Accord de libre-échange /akɔʀ Hiệp định thương mại tự do
də libʀeʃɑ̃ʒ/ (n.m)
*Définition: un accord entre deux ou plusieurs membres en vue d’éliminer les

25
obstacles à la majorité des échanges commerciaux entre membres.
(Một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều thành viên nhằm loại bỏ những trở ngại đối với
phần lớn thương mại giữa các thành viên.)
*Exemple: Un accord de libre-échange est généralement la première étape vers
une intégration plus forte des marchés.
(Một hiệp định thương mại tự do thường là bước đầu tiên hướng tới hội nhập thị
trường mạnh mẽ hơn.)
29. Charte /ʃaʀt/ (n.f) Hiến chương
*Définition: Ecrit solennel contenant les règles, les lois fondamentales d'un
organisme.
(Văn bản trang trọng chứa các quy tắc, các quy luật cơ bản của một sinh vật.)
*Synonymes: statut - règlement - traité - traite
*Antonymes: dérèglement - aphorisme
*Exemple: La charte des Nations Unies.
( Hiến chương Liên Hợp Quốc)
*D’autres mots: chartisme (n) - chartiste (adj/ n.m)
30. Amitié /amitje/ (n.f) Hữu nghị
*Définition: Affection réciproque, attachement mutuel entre pays.
(Tình cảm qua lại, gắn bó lẫn nhau giữa các quốc gia.)
*Synonymes: entente -intimité - camaraderie - alliance
*Antonymes: antipathie défaveur désaffection discorde
*Exemple: L’amitié entre le Vietnam et Cuba est très spéciale.
̣(Mối
̣ quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cuba vô cùng đặc biệt.)

3.2.2. Chủ điểm: Các chuyến thăm song phương

1.Approfondir /aprɔfɔ̃diʀ/ (v) Sâu sắc, đào sâu

*Définition: Au sens figuré, le terme qualifie le fait de réfléchir et d'élargir sa


connaissance d'une chose ou d'un domaine afin de mieux le comprendre.
(Theo nghĩa bóng, thuật ngữ này thể hiện thực tế là phản ánh và mở rộng kiến thức
của một người về một sự vật hoặc một lĩnh vực để hiểu rõ hơn về nó.)

26
*Synonymes: fouiller - creuser
*Antonymes: combler - effleurer - glisser
*Exemple: Au cours de cette discussion, l’importance de la coopération entre le
Vietnam et la Thaïlande a été approfondi.
(Trong cuộc thảo luận này, tầm quan trọng của việc hợp tác giữa Việt Nam và Thái
Lan đã được làm sâu sắc hơn.)
*D’autre mots: approfondissement (n.m) - approfondi (n.m)

2. Coopération décentralisée Hợp tác phi tập trung


/kɔɔpeʀasjɔ̃ desɑ̃tʀalize/ (n.f)

*Définition: La coopération décentralisée est comprise simplement comme une


coopération entre localités et localités, avec le soutien de deux États.
(Hợp tác phi tập trung hiểu đơn giản là hợp tác giữa địa phương với địa phương, có
sự ủng hộ của hai nhà nước.)
*Exemple: De nombreux pays sont intéressés par des plans de coopération
décentralisée dans l’épidémie actuelle de covid.
(Nhiều quốc gia quan tâm đến kế hoạch về hợp tác phi tập trung trong thời đại dịch
covid hiện nay.)

3. Accord bilatéral /akɔʀ bilateʀal/ (n) Thỏa thuận song phương

*Définition: Un accord bilatéral est un accord dans lequel deux parties


reconnaissent ou acceptent les résultats des évaluations de conformité de l’autre.
(Thỏa thuận song phương là thỏa thuận mà hai bên thừa nhận hoặc chấp nhận các
kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau.)
*Exemple: Les accords bilatéraux normalisent tous les réglementations, les
normes du travail et la protection de l’environnement.
(Các hiệp định song phương đều tiêu chuẩn hóa các qui định, tiêu chuẩn lao động
và bảo vệ môi trường.)

4. Multilatéralisme /myltilateʀalism/ chủ nghĩa đa phương; đa chiều


(n.m)

27
*Définition: Les multilatéralisme ce sont des actes de coopération collective entre
les États - avec des acteurs non étatiques
(Chủ nghĩa đa phương là những hành động mang tính hợp tác tập thể giữa các quốc
gia - cùng với các chủ thể phi nhà nước.)
*Exemple: Le multilatéralisme à grande échelle se heurte à certaines difficultés..
(Chủ nghĩa đa phương quy mô lớn gặp một số khó khăn.)
*D’autre mot: multilatéral (adj)

5. Partenaire stratégique Đối tác chiến lược


/paʀtenɛʀ stʀateʒik/ (n.m)

*Définition: Une personne associée à d'autres pour organiser une action, réaliser un
projet.
(Một người liên kết với người khác để tổ chức một hành động, thực hiện một dự
án.)
*Exemple: Le partenaire stratégique global dans ce cas est la coopération liée à
la politique et à la sécurité d’un pays.
(Đối tác chiến lược toàn diện trong trường hợp này là sự hợp tác liên quan đến
chính trị, an ninh của một quốc gia.)

6. Solidarité /sɔlidaʀite/ (n.f) Tinh thần đoàn kết

*Définition: La solidarité est le sentiment de responsabilité et de dépendance


réciproque au sein d'un groupe de personnes qui sont moralement obligées les unes
par rapport aux autres.
(Đoàn kết là tinh thần trách nhiệm và sự phụ thuộc qua lại trong một nhóm người
có nghĩa vụ luân lý với nhau.)
*Synonymes: altruisme – camaraderie – charité – entraide – philanthropie – unité
*Antonymes: indépendance – individualisme
*Exemple: Nous étions un pays qui bénéficiait de la solidarité de l'Union
Européenne.
(Chúng tôi là một quốc gia được hưởng lợi từ sự đoàn kết của Liên minh Châu

28
Âu.)
*D’autres mots: solidairement (adv) - solidaire (adj/ n.m) - solide (adj/ n.m)

7. Délégation /deleɡasjɔ̃/ (n.f) Phái đoàn, đoàn đại biểu, sự cử đại biểu

* Définition: Groupe de personnes chargées de représenter une collectivité dans


une circonstance donnée.
(Một nhóm người chịu trách nhiệm đại diện cho một cộng đồng trong một hoàn
cảnh nhất định.)
* Synonymes: répartition - authorization- engagement
* Exemple: Hier, le ministre des Affaires étrangères a reçu une délégation
parlementaire des pays baltes.
(Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã tiếp đoàn đại biểu quốc hội các nước vùng
Baltic.)
*D’autres mots: déléguer (v) - délégué (v/ n.m) - délégataire (n.m)

8. Liaison /ljɛzɔ̃/ (n.f) Sự giao thiệp

*Définition: Des liens et des contacts sont établis entre les pays, pour
communiquer sur la question des relations de coopération entre les deux pays.
(Liên kết, liên hệ được thiết lập giữa các quốc gia, để giao tiếp về vấn đề quan hệ
hợp tác giữa hai nước, v.v.)
*Synonymes: relation – rapport – commerce – fréquentation
*Antonymes: séparation – rupture
*Exemple: Est - il plus difficile ou plus facile de se lier en connaissance de cause
avec un anonyme ?
(Phát triển mối quan hệ gần gũi, sáng suốt với một người vô danh là dễ hơn hay
khó hơn?)
*D’autre mot: se lier (v)

9. Mission /misjɔ̃/ (n.f) Sứ mệnh, nhiệm vụ

*Définition: Charge donnée à quelqu'un d'accomplir une tâche définie.


(Chỉ định ai đó hoàn thành một nhiệm vụ đã xác định.)

29
*Synonymes: travail – charge – tâche – objectif – occupation
*Antonymes: chômage – non-emploi
*Exemple: Faites part de votre plan d’action à votre collègue, aux dirigeants de
mission et à votre président de mission.
(Chia sẻ kế hoạch của mình với bạn đồng hành, những người lãnh đạo trong phái
bộ truyền giáo, chủ tịch phái bộ truyền giáo.)
*D’autres mots: missionnaire (n/adj)

10. Ministre /ministʀ/ (n.m) Bộ trưởng

*Définition: Membre d'un gouvernement à la tête d'un secteur des services publics.
(Thành viên của một chính phủ đứng đầu một khu vực dịch vụ công cộng.)
*Synonyme: pasteur
*Exemple: Voici un de mes collègues du ministre de l'Intérieur.
(Đây là một trong những đồng nghiệp của tôi từ Bộ Nội vụ.)
*D’autres mots: ministrable (adj/ n.m) - ministériel (adj/ n.m)

11. Chef d’État /ʃɛf eta/(n.m) Chủ tịch nước/ Tổng thống/ Người đứng
đầu 1 quốc gia.

*Définition: Le chef d'État est la personne qui exerce l'autorité suprême d'un Etat,
qui représente l'ensemble de la nation dans le pays et dans les relations
internationales.
(Người đứng đầu nhà nước là người thực hiện quyền lực tối cao của một quốc gia,
đại diện cho toàn bộ quốc gia trong nước và trong quan hệ quốc tế.)
*Synonymes: gouvernant – prince – souverain - président
*Exemple: Quelle part les chefs d’État prendront-ils dans cette proclamation ?
(Những nhà lãnh đạo chính trị liên quan thế nào đến lời tuyên bố này?)

12. Relation bilatérale Quan hệ song phương


/ʀ(ə)lasjɔ̃ bilateʀal/ (n.adj)

*Définition: Organisation des échanges internationaux fondée sur des accords


directs entre les États pris deux à deux.

30
(Tổ chức trao đổi quốc tế dựa trên các thỏa thuận trực tiếp giữa các Quốc gia thực
hiện hai bên.)
*Exemple: Les relations bilatérales constituent l’élément fondateur des relations
internationales, ou, comme le suggère Thomas Gomart, « la forme élémentaire du
jeu diplomatique » (Gomart, 2002, 65).
(Quan hệ song phương là yếu tố cơ bản của quan hệ quốc tế, hay như Thomas
Gomart gợi ý, là “hình thức cơ bản của trò chơi ngoại giao” (Gomart, 2002, 65).)

13. Négotiations bilatérales Đàm phán FTA song phương


d’ALE /neɡɔsjasjɔ̃ bilateʀal/ (n.pl)

*Définition: Les négociations bilatérales menées par les Etats-Unis se centrent


essentiellement sur l’accès aux marchés étrangers par des entreprises étasuniennes.
(Các cuộc đàm phán song phương do Hoa Kỳ dẫn đầu tập trung chủ yếu vào việc
tiếp cận thị trường nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ.)
*Exemple: Les négociations bilatérales traditionnelles d’ALE du Vietnam ne
comprennent que l’engagement de libéraliser le commerce des marchandises
(Đàm phán FTA song phương truyền thống của Việt Nam chỉ bao gồm cam kết tự
do hoá thương mại hàng hoá.)

14. Conférence /kɔf̃ eʀɑ̃s/ (n.f) Hội đàm, hội nghị, hội thảo

*Définition: Assemblée de personnes discutant d'un sujet important, officiel,


politique,...
(Mọi người thảo luận về một chủ đề quan trọng, quan chức, chính trị, ...)
*Synonymes: colloque – congrès – forum – meeting – rencontre – séminaire –
sommet – symposium – table ronde
*Antonymes: éparpillement
*Exemple: La conférence intergouvernementale pour le Marché commun et
l'Euratom, qui s'est tenue au château de Val Duchesse en 1956, a permis de rédiger
les éléments essentiels du nouveau traité.
(Hội nghị liên chính phủ về Thị trường chung và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử
châu Âu tại Lâu đài Val Duchesse (Bỉ) năm 1956 đã soạn thảo các nét chính cần

31
thiết của các hiệp ước mới.)
*D’autre mot: conférencier (n.m)

15. Première visite /pʀəmje vizit/ (n.f) Chuyến công du, chuyến thăm đầu tiên

*Définition: Partir en voyage d'affaires, aller travailler dans un endroit éloigné


(généralement à l'étranger)
(Đi công tác, đi công tác xa (thường là ở nước ngoài))
*Exemple: Le voyage de travail du Premier visite Pham Minh Chinh et d'une
délégation vietnamienne de haut rang du 31 octobre au 5 novembre en Europe,
pour participer à la 26e Conférence
(Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt
Nam từ ngày 31/10 đến ngày 5/11 tới châu Âu tham dự Hội nghị lần thứ 26)

16. Signé /siɲe/ (n.m) Ký tên

*Définition: Signé est l'acte d'écrire son nom.


(Ký tên là hành động viết tên của mình xuống)
*Exemple: La Convention de Montevideo sur les droits et les devoirs des États est
un traité signé à Montevideo (Uruguay) le 26 décembre 1933.
(Công ước Montevideo về Quyền và nghĩa vụ của các Quốc gia là một hiệp ước
được ký kết tại Montevideo (Uruguay) vào ngày 26 tháng 12 năm 1933)
*D’autres mots: signer (v) - signature (n.f) - signataire (n.m)

17. Potentiel /pɔtɑ̃sjɛl/ (adj/ n.m) Tiềm năng, tiềm lực

*Définition: Qui est concerné ou traite du futur.


(Ai đang quan tâm hoặc đối phó với tương lai)
*Synonymes: virtuel – conditionnel – hypothétique
*Antonymes: actuel – effectif – effective
*Exemple: "Chaque être humain recèle enfoui en lui tout le potentiel pour réaliser
ses rêves et ses objectifs les plus ambitieux." Henri Suso
("Mỗi con người đều chứa đựng tất cả tiềm năng để đạt được những ước mơ và

32
mục tiêu tham vọng nhất của họ." Henry Suso)
*D’autres mots: potentialité (n.f) - potentiellement (adv)

18. Président de la République Tổng thống Cộng hòa


/pʀezidɑ̃ ʀepyblik/(n)

*Définition: Le président de la République est un titre utilisé pour les chefs d’État
et/ou de gouvernement dans les pays avec des gouvernements républicains.
(Tổng thống Cộng hòa là chức danh dùng cho các nguyên thủ quốc gia và / hoặc
người đứng đầu chính phủ ở các nước có chính thể cộng hòa.)
*Exemple: Le président de la République française est le chef de l'État en France,
exerçant les plus hautes fonctions du pouvoir exécutif de la République.
(Tổng thống Cộng hòa Pháp là nguyên thủ quốc gia ở Pháp, thực hiện các chức
năng cao nhất của quyền hành pháp của nước Cộng hòa.)

19. L’Union européenne Liên minh Châu Âu


/ynjɔ̃ øʀɔpeɛ/̃ (n.f)

*Définition: L'Union européenne est une association volontaire interétatique de


pays européens dans les domaines économique et politique ayant pour but de
garantir la paix en Europe et d'assurer le progrès économique et social.
(Liên minh châu Âu là một hiệp hội tự nguyện giữa các tiểu bang của các quốc gia
châu Âu trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị với mục đích đảm bảo hòa bình ở
châu Âu và đảm bảo tiến bộ kinh tế và xã hội.)
*Exemple: Quelle est la nature de l’Union européenne ?
(Bản chất của Liên minh Châu Âu là gì?)

20. Humaniste /ymanist/ (n.m) Chủ nghĩa nhân văn

*Définition: L’humanisme est un courant culturel européen qui s'est développé à la


Renaissance.
(Chủ nghĩa nhân văn là một dòng chảy văn hóa châu Âu phát triển trong thời kỳ
Phục hưng.)
*Exemple: Leonardo da Vinci représente l’humaniste par excellence puisqu’il

33
s’est intéressé aux arts, aux sciences, au corps humain et aux technologies.
(Leonardo da Vinci đại diện cho sự xuất sắc của chủ nghĩa nhân văn vì ông quan
tâm đến nghệ thuật, khoa học, cơ thể con người và công nghệ.)

21. Dialogue /djalɔɡ/ (n.m) Đối thoại

*Définition: Conversation entre deux ou plusieurs personnes sur un sujet défini: Le


dialogue entre les deux chefs d'État a duré plusieurs heures.
(Đối thoại giữa hai hoặc nhiều người về một chủ đề xác định: Cuộc đối thoại giữa
hai Nguyên thủ quốc gia kéo dài vài giờ.)
*Synonymes: conversation – conférence
*Antonymes: monologue – soliloque
*Exemple: Nous avons appris à rechercher sans cesse le consensus et privilégier le
dialogue. “Journal La Prospérité (2020)”
(Chúng tôi đã học cách không ngừng tìm kiếm sự đồng thuận và ủng hộ đối thoại.
“Tạp chí La Prospérité (2020)”)
*D’autres mots: dialogique (adj) - dialoguer (v)

22. Prérogative /pʀeʀɔɡativ/ (n.f) Đặc quyền

*Définition: Une prérogative est un privilège ou un avantage lié à une fonction ou


à une situation définie par la Loi, par un acte règlementaire ou par une convention.
(Đặc quyền là một đặc quyền hoặc lợi thế liên quan đến một chức năng hoặc một
tình huống được xác định bởi pháp luật, bởi một đạo luật hoặc một thỏa thuận.)
*Synonyme: privilège
*Antonyme: confirmer – infirmer
*Exemple: Une des prérogatives du président de la République est d’être le
protecteur de l’Académie française et d’en approuver les nouveaux membres élus.
(Một trong những đặc quyền của Tổng thống Cộng hòa là trở thành người bảo vệ
Viện Hàn lâm Pháp và chấp thuận các thành viên mới được bầu của nó.)

23. Conseiller/chargé d'affaires Đại biện (tham tán)


/kɔs̃ eje/ (v/ n.m)

34
*Définition: Le chargé d'affaires est la personne chargée de présenter les vues du
pays étranger.
(Đại biện là người đảm nhận việc trình bày quan điểm của nước khách.)
*Exemple: Le chargé d'affaires sait faire preuve de dynamisme, de créativité et
n'a pas peur de prendre des responsabilités.
(Người quản lý dự án biết cách thể hiện sự năng động, sáng tạo và không ngại chịu
trách nhiệm.)
*D’autre mot: conseilleur (n)

24. Visite officielle /vizit ɔfisjɛl/ (n.adj) Chuyến thăm chính thức

*Définition: Un voyage officiel ou visite officielle est un voyage organisé,


généralement d’une durée de plusieurs jours, pour les journalistes et conçu par une
agence gouvernementale.
(Chuyến đi chính thức hay chuyến thăm chính thức là một chuyến đi có tổ chức,
thường kéo dài vài ngày, dành cho các nhà báo và do một cơ quan chính phủ thiết
kế.)
*Exemple: 2007-05-28 Activités du Président Visite officielle au Moyen-Orient.
(2007-05-28 Các hoạt động của Tổng thống thăm chính thức Trung Đông.)

25. Interdépendance /ɛt̃ ɛʀdepɑ̃dɑ̃s/ Phụ thuộc lẫn nhau


(n.f)

*Définition: C’est l’état de la relation entre deux parties dans lequel le préjudice
causé par la rupture des liens ou la réduction des échanges est égal à chaque partie.
(Đây là tình trạng của mối quan hệ giữa hai bên mà trong đó thiệt hại của việc cắt
đứt quan hệ hay giảm bớt các trao đổi là tương đương nhau đối với mỗi bên.)
*Synonymes: interaction - dépendance - corrélation
*Antonymes: indépendance - autonomie
*Exemple: Comment la mondialisation a-t-elle favorisé l’interdépendance entre
les nations?
(Toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia như thế nào?)

35
*D’autre mot: interdépendant (adj)

Trên đây là gợi ý cách tiến hành tạo từ điển cá nhân và ví dụ 01 từ điển mẫu
mà chúng tôi đề xuất với sinh viên K69 Khoa Tiếng Pháp trường Đại học Sư
phạm Hà Nội cũng như với người học tiếng Pháp. Dựa vào chương này, người
đọc có thể tự thực hành xây dựng từ điển cá nhân theo chủ điểm phục vụ cho học
tập và trau dồi vốn từ.

KẾT LUẬN
Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm giúp người học xây dựng
được từ điển cá nhân dựa theo các chủ điểm, từ đó nâng cao chất lượng học và tự
học môn Dịch thực hành của sinh viên Khoa tiếng Pháp, Trường ĐHSPHN. Với
mục đích như vậy, chúng tôi đã triển khai bài nghiên cứu gồm 3 phần như sau:
Phần 1 là tiền đề cơ bản và cần thiết không chỉ đối với bản thân người làm
nghiên cứu chúng tôi mà còn với cả người đọc. Ở phần này, chúng tôi cung cấp
khái niệm, cách phân loại và các đặc tính của từ điển nói chung để mọi người có
thể phân tích, nhìn nhận đối tượng nghiên cứu cũng như tổng thể bài nghiên cứu
một cách phù hợp. 
Đến phần 2, chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi khảo sát nhằm tìm hiểu sâu
hơn về kiến thức biên dịch trong các chủ điểm đa dạng. Từ kết quả khảo sát thực
tế, chúng tôi đánh giá được mức độ hiệu quả việc rèn luyện kỹ năng biên dịch
rành mạch và thống kê kỹ lưỡng những vấn đề mà sinh viên gặp phải.  
Phần 3, nhờ phân tích số liệu khảo sát, chúng tôi đã đề xuất các bước để xây
dựng từ điển cá nhân và làm mẫu 01 từ điển với chủ điểm Ngoại giao để giúp
sinh viên có thể hình dung rõ hơn cách thực hiện. Qua đó, chúng tôi nhấn mạnh
vào vai trò của phương pháp xây dựng từ điển cá nhân theo chủ điểm trong quá
trình biên dịch nói chung và trong môn dịch thực hành nói riêng.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Lợi, 2013, Từ điển học và Bách khoa thư học (phạm vi, đối
tượng và quan hệ), Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, Số 3,
http://www.vietlex.com/ngon-ngu-hoc/125 Tu_dien_hoc_va_Bach_khoa
_thu_hoc_(ipham_vi,_doi_tuong/i_va_iquan_he/i), truy cập ngày
15/4/2022.
2. Xuân Giang, 2014, Chuẩn mực từ điển, Báo Quân đội nhân dân,
https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/chuan-muc-tu-dien-460573, truy
cập ngày 15/4/2022.

Tiếng Pháp

3. 1975, Conférence sur la sécurité et la coopération en europe, Helsinki,

https://www.osce.org/files/f/documents/5/c/39502.pdf, consulté le 15 avril


2022.
4. Thierry Balzacq, Frédéric Charillon, Frédéric Ramel, 2018, Manuel de

diplomatie, Presses de Sciences Po, pp. 23-41. https://www.cairn. Info


/manuel-de-diplomatie--9782724622904-page-23.htm, consulté le 15 avril
2022.

Tiếng Anh

5. Hartmann, R. R. K. and Gregory, James, 2001. Dictionary of


Lexicography, London & New York, pp. 61.
Trang web:
1. https://www.rung.vn/
2. http://lecontraire.com/
3. https://dictionary.cambridge.org/fr/
4. https://dictionnaire.lerobert.com/

37
5. https://dictionnaire.reverso.net/
6. https://glosbe.com/
7. https://vi.vdict.pro/
8. https://vi.wiktionary.org/wiki/Wiktionary:Trang_Chính
9. https://www.babla.vn/
10. https://www.collinsdictionary.com/
11. https://www.dictionnaire-juridique.com/
12. https://www.larousse.fr/
13. https://www.linternaute.com/
14. https://www.toupie.org/index.html
15. https://www.wordreference.com/
16. https://vn.ambafrance.org/-Francais-
17. https://www.tv5monde.com/
18. https://www.quebec.ca/
19. https://www.vie-publique.fr/
20. https://www.alloprof.qc.ca/fr/eleves
21. https://www.leparisien.fr/
22. http://www.moit.gov.vn

38
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
THỰC TRẠNG HỌC VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG BIÊN DỊCH CỦA
SINH VIÊN

Cuộc khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu khả năng biên dịch và những khó
khăn gặp phải trong quá trình học các chủ điểm môn Dịch thực hành của sinh
viên năm 3 Khoa Tiếng Pháp - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Ý kiến của anh/chị là tiền đề để sử dụng nâng cao khả năng biên dịch để tạo
nên từ điển cá nhân. Cảm ơn anh chị (bạn) đã giúp chúng em (mình) điền đơn
biểu mẫu này.

Câu 1. Bạn đã học những chủ đề nào trong học phần Dịch thực hành? (có
thể chọn nhiều đáp án)
- Ngoại giao
- Hợp tác quốc tế
- Văn hoá – Xã hội
- Du lịch
- Kinh Tế
- Khác, vui lòng nêu rõ:…………………………………………
Câu 2. Bạn đã từng dịch những loại hình văn bản nào? (có thể chọn nhiều
đáp án)
- Văn bản, giấy tờ hành chính
- Bài báo
- Tác phẩm văn học
- Hướng dẫn sử dụng
- Khác, vui lòng nêu rõ:…………………………………………

39
Câu 3. Đối với các chủ điểm nêu trên ở Câu 1, chủ điểm nào bạn gặp nhiều
khó khăn khi dịch nhất?
- Ngoại giao
- Hợp tác quốc tế
- Văn hoá – Xã hội
- Du lịch
- Kinh tế
- Khác, vui lòng nêu rõ:………………………………………………
Câu 4. Bạn thường gặp khó khăn khi dịch Việt - Pháp hay Pháp - Việt?
- Vốn từ vựng/ cấu trúc câu có hạn chế
- Chưa nắm được hết kiến thức chuyên môn của nguyên bản
- Dịch chưa thoát hết ý của nguyên bản
- Dịch sót ý, lệch ý văn bản bản
Câu 5. Cách bạn thống kê từ vựng cấu trúc của mỗi chủ điểm là gì?
- Ghi chép truyền thống (nghĩa, từ loại, cấu trúc, ví dụ)
- Thống kê theo từng chủ điểm
- Sử dụng ứng dụng hỗ trợ ghi chép
- Khác, vui lòng nêu rõ: ………………………………………………

40

You might also like