You are on page 1of 54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

KHẢO SÁT VỀ KỲ THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT VÀ


ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THI HIỆU QUẢ

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Liên


Họ và tên sinh viên:Nguyễn Thị Thanh Thương
Nguyễn Thị Mai Lan
Tạ Thu Thủy
Nguyễn Trà My
Phùng Thị Phương Thảo
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nhật
Khoa: Khoa tiếng Nhật – Trường Đại học Hà Nội

Hà Nội, năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

KHẢO SÁT VỀ KỲ THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT VÀ


ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THI HIỆU QUẢ

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Liên


Họ và tên sinh viên:Nguyễn Thị Thanh Thương
Nguyễn Thị Mai Lan
Tạ Thu Thủy
Nguyễn Trà My
Phùng Thị Phương Thảo
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nhật
Khoa: Khoa tiếng Nhật – Trường Đại học Hà Nội

Hà Nội, năm 2022


Bảng phân công công việc:

STT Họ và tên Phụ trách

1 Nguyễn Thị Thanh Thương Nội dung

2 Nguyễn Thị Mai Lan Thuyết trình, nội dung

3 Tạ Thu Thủy Nội dung

4 Nguyễn Trà My Nội dung

5 Phùng Thị Phương Thảo Powerpoint


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................1
1.1. Tầm quan trọng, vai tò của đề tài nghiên cứu ......................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................3
4. Lịch sử nghiên cứu...........................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................5
5.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................5
5.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................5
7. Kết cấu/ cấu trúc của bài tiểu luận...................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Tổng quan về kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT
1. Kỳ thi JLPT là gì........................................................................7
2. Giới thiệu chung.........................................................................7
2.1. Lịch sử của kỳ thi JLPT..................................................7
2.2. Các cấp độ và cấu trúc của kỳ thi JLPT........................12
3. Thời gian, địa điểm tổ chức và lệ phí tại Việt Nam.................15
3.1. Thời gian tổ chức kỳ thi JLPT.......................................15
3.2. Địa điểm tổ chức kỳ thi JLPT tại Việt Nam..................15
3.3. Lệ phí thi JLPT..............................................................15
4. Vai trò của kỳ thi JLPT............................................................15
5. Tiểu kết.....................................................................................17
CHƯƠNG 2: Kết quả và thực trạng khảo sát......................................18
1. Thực trạng.............................................................................18
2. Những khó khăn trong quá trình luyện thi............................19
3. Tiểu kết.................................................................................23
CHƯƠNG 3: Đề xuất phương pháp luyện thi.....................................24
1. Những điều cần làm trước khi luyện thi...............................24
1.1. Xác định trình độ hiện tại của bản thân.....................24
1.2. Lập lộ trình ôn thi phù hợp........................................25
2. Phương pháp luyện thi từng phần theo cấu trúc đề thi.........26
2.1. Từ vựng – Kanji.........................................................26
2.2. Ngữ pháp - Đọc hiểu.................................................29
2.3. Nghe hiểu...................................................................32
3. Phương pháp luyện đề..........................................................34
3.1. Từ vựng – Kanji.........................................................34
3.2. Ngữ pháp - Đọc hiểu.................................................34
3.3. Nghe hiểu...................................................................35
4. Giới thiệu một số phương tiện luyện đề JLPT......................36
5. Tiểu kết.................................................................................38
Kết luận, kiến nghị.......................................................................................39
1. Kết luận......................................................................................39
2. Kiến nghị....................................................................................39
Tài liệu tham khảo........................................................................................40
Phụ lục.........................................................................................................41
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Tầm quan trọng, vai trò của đề tài nghiên cứu:

Thứ nhất, trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay, mỗi người đều có mong
muốn vươn lên, kết nối với cộng đồng quốc tế. Vì thế, ngôn ngữ đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong việc giao tiếp và tăng sự kết nối giữa người với người.
Samuel Johnson- một nhà văn Anh đã từng nói: “Language is the dress of
thought.” (Ngôn ngữ là trang phục của tư duy). Chính ngôn ngữ là chìa khóa để
mở ra cánh cửa của tri thức của nhân loại, bởi muốn tiếp cận nguồn tri thức
(sách, vở, tài liệu,...) cần phải có hiểu biết nhất định về ngôn ngữ đó. Hay như
Federico Fellini từng nói: “A different language is a different vision of
life”( Tạm dịch: Một ngôn ngữ mới là một thế giới mới). Ngôn ngữ mở ra cho ta
những chân trời mới, mang lại cho ta cơ hội việc làm tốt, tạo dựng các mối quan
hệ trong tương lai, đặc biệt giúp hoàn thiện, phát triển bản thân. Như vậy, việc
trang bị cho mình một ngôn ngữ thứ hai rất được coi trọng.

Hiện nay thì ngoài ngoài tiếng Anh, tiếng Trung, Tiếng Hàn thì tiếng Nhật
cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người bởi Việt Nam – Nhật Bản đang
trong một mối quan hệ vô cùng tốt. Kinh tế của Nhật Bản là một nền kinh tế thị
trường tự do phát triển, có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới theo GDP danh
nghĩa và lớn thứ tư theo danh nghĩa sức mua. Đặc biệt Nhật Bản còn có một nền
văn hóa vô cùng rực rỡ và lâu đời, một nền giáo dục vô cùng tốt. Vì vậy tiếng
nhật vẫn luôn nằm trong top những ngoại ngữ được nói nhiều nhất ở Việt Nam
(theo trang QTS_ENGLISH). Tại Nhật Bản hàng năm có hàng trăm lao động đến
làm việc. Do đó nhu cầu tìm hiểu về ngôn ngữ quốc gia này ngày càng tăng lên.

Ở Việt Nam có 4 kỳ thi có thể lấy chứng chỉ tiếng Nhật quốc tế là kỳ thi
năng lực tiếng Nhật Nat-test, kỳ thi năng lực tiếng Nhật TopJ, kỳ thi năng lực
tiếng Nhật BJT và kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT. Trong đó JLPT là kỳ thi lâu

1
đời nhất, có uy tín nhất và phổ biến rộng rãi tại hơn 50 quốc gia trên thế giới,
thích hợp với tất cả những người học tiếng Nhật và muốn kiểm tra và đánh giá
năng lực trình độ tiếng Nhật của mình.

Thứ hai, không phải ai cũng hiểu biết và chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng cho kỳ
thi JLPT (về cách thức, cơ cấu tổ chức, lịch trình....của kỳ thi JLPT), vậy nên đề
tài nghiên cứu này là để chuẩn bị cho mọi người một kiến thức đầy đủ về JLPT,
từ đó lựa chọn cách học phù hợp và tận dụng thời gian cũng như sự sẵn sàng về
mặt tinh thần cho kỳ thi này.

Thứ ba, khi đã hiểu biết kỹ về kỳ thi thì việc lập ra cho mình một lộ trình
ôn thi hợp lý chính là con đường để vượt qua kỳ thi năng lực này. Vì kỳ thi có
nhiều kỹ năng phải ôn luyện (như từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng
đọc hiểu,....) cũng như phân thành nhiều cấp độ (N5, N4, N3, N2, N1), mỗi cấp
độ đều có lượng kiến thức khác nhau và được nâng cấp trong quá trình học tập,
nên cần phải chia nhỏ quá trình và có phương pháp ôn luyện cụ thể đối với từng
kỹ năng. Đây không phải là một yêu cầu dễ dàng cho những ai đang và sắp bước
chân vào kỳ thi quan trọng này bởi mỗi phần đều có đặc thù riêng.

1.2. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tiên, vì đây là một kỳ thi mang tính quyết định với những ai đang học
tiếng Nhật, nên trên thị trường có rất nhiều loại sách ôn thi, dẫn đến việc tài liệu
quá nhiều, tràn lan, mất định hướng cho người đọc, khiến nhiều người bị mơ hồ
không biết đâu là thứ mình thực sự cần cho việc luyện thi.

Thứ hai, đây là văn bằng quan trọng và cần thiết trong công việc hoặc đáp
ứng các nhu cầu đầu ra của các trường cao đẳng đại học trên toàn quốc. Bên
cạnh đó, nhiều loại chứng chỉ sẽ là yêu cầu đầu vào tại rất nhiều công ty và
doanh nghiệp, đồng thời cũng là yêu cầu cần có để bạn đạt được các cơ hội mới
như du học, định cư,…

2
Bên cạnh đó, những đề tài trước vẫn còn nhiều cái bất cập hạn chế nên đặt
ra yêu cầu cấp thiết cần có một nghiên cứu khái quát đầy đủ về JLPT và phương
pháp luyện thi hiệu quả.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Đưa ra những kiến thức cơ bản và khái quát nhất về JLPT để người học
có cái nhìn đầy đủ nhất về kỳ thi này
- Tìm hiểu về những khó khăn gặp phải trong quá trình luyện thi JLPT
- Phân tích, làm rõ để đề xuất giải pháp cho phương pháp luyện thi JLPT
của sinh viên một cách phù hợp và hiệu quả.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Kỳ thi JLPT là gì? Cấu trúc của kỳ thi theo từng mức độ như thế nào? Kỳ
thi có những phần nào?
- Những khó khăn mà sinh viên hay gặp phải trong quá trình luyện thi và
tham dự kỳ thi là gì?
- Có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn đó?
- Đề xuất một số phương pháp luyện thi hiệu quả?

4. Lịch sử nghiên cứu:

Hiện nay vẫn còn hạn chế về số lượng những bài nghiên cứu vì JLPT và
phương pháp luyện thi hiệu quả vì đây là một đề tài khá mới. Vì vậy, lịch sử
nghiên cứu của đề tài này cũng khá hẹp. Những vẫn có một số nghiên cứu liên
quan đến JLPT và phương pháp luyện thi JLPT:

- Phạm Khánh Ly (2018), Khó khăn khi làm bài thi Đọc hiểu kỳ thi Năng
lực tiếng Nhật JLPT cấp độ N1, N2 và một số giải pháp khắc phục - Đối tượng là
sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trường ĐHNN – ĐHQGHN

3
- Dũng Mori, (2019, tháng 04 ngày 03). Chiến Lược Làm Bài Đạt Điểm
Cao Khi Thi JLPT. Trích xuất từ

https://dungmori.com/bai-viet/140-chien-luoc-lam-bai-dat-diem-cao-khi-thi-jlpt

Chìa khóa của một kết quả cao trong kỳ thi JLPT chắc chắn là học tập chăm
chỉ và đúng phương pháp. Bài viết này giới thiệu chiến lược làm bài thi JLPT để
tránh mất điểm và đạt kết quả như ý. Điển hình như các chiến lược thi nghe,
chiến lược thi từ vựng, chiến lược thi đọc hiểu và cách phân bổ thời gian làm bài.

- Dũng Mori, (2021,tháng 10 ngày 5). Cấu trúc đề thi JLPT từ N5-N1 và
cách phân bổ thời gian làm bài theo chuẩn mới nhất. Trích xuất từ

https://dungmori.com/bai-viet/826-phan-bo-thoi-gian-lam-bai-thi-jlpt-n5-n1-nhu-
the-nao-cho-hop-ly

Tóm gọn thành những bảng số liệu về cấu trúc đề thi theo từng cấp độ giúp
ta có cái nhìn tổng quan nhất, xác định được các dạng bài, số câu hỏi xuất hiện
trong đề thi và yêu cầu của đề thi là gì.

- Kosei, (2016, tháng 6 ngày 27) Bí kíp luyện thi JLPT trong giai đoạn
nước rút. Trích xuất từ

https://kosei.vn/bi-kip-luyen-thi-jlpt-trong-giai-doan-nuoc-rut-n775.html

Bài viết đưa ra những cách để chuẩn bị sẵn sàng về cả kiến thức và tinh thần
cho kỳ thi JLPT.

- Nhật Ngữ Shinzen, (2020, tháng 10 ngày 13). Bí kíp luyện thi JLPT –
phương pháp ôn thi hiệu quả. Truy xuất từ

https://shizen.edu.vn/bi-kip-luyen-thi-jlpt-phuong-phap-on-thi-hieu-qua/

Bài viết khái quát tất cả những vấn đề liên quan đến JLPT, cho ta những
kiến thức chung nhất về kỳ thi này một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Đồng thời,
còn cho ta những bí kíp luyện thi hiệu quả.

4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu:


- Chủ thể nghiên cứu: kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT.
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên khoa tiếng Nhật trường Đại học Hà Nội
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Trường đại học Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Bài nghiên cứu khoa học được thực hiện từ tháng 11
năm 2022 đến tháng 12 năm 2022.
- Phạm vi nội dung: Bài nghiên cứu khoa học sẽ tập trung khảo sát về kỳ
thi JLPT và đề xuất phương pháp luyện thi hiệu quả.

6. Phương pháp nghiên cứu.


- Phương pháp luận: Sử dụng hệ thống các luận điểm, lý luận làm cơ sở, có
chức năng làm nền tảng cho những luận điểm trong nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua kết quả bài khảo sát nghiên cứu
dựa trên các sinh viên khoa tiếng Nhật đại học Hà Nội, qua số liệu trên internet,
tham khảo kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học khác, thông qua điều tra và
phỏng vấn,...
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này là phương pháp
thu thập, học tập và gom lại những kết quả từ những nghiên cứu khoa học trước
từ đó làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học đang thực hiện.
- Tài liệu tham khảo: Căn cứ vào các tài liệu tham khảo để rút ra phương
pháp luyện thi hiệu quả.

7. Kết cấu/ cấu trúc của bài tiểu luận:

Tiểu luận này gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về kỳ thi đánh giá năng lực JLPT

Đưa ra những kiến thức chung nhất về kỳ thi JLPT để người đọc có thể nắm
rõ mức độ, thời gian, địa điểm cũng như những lưu ý về kỳ thi này.

5
Chương 2: Thực trạng và kết quả khảo sát

Đưa ra thực trạng về những bất cập, khó khăn của kỳ thi JLPT kết hợp với
việc đưa ra những số liệu nghiên cứu của bài khảo sát. Từ đó tăng tính chính xác
cho vấn đề.

Chương 3: Đề xuất phương pháp luyện thi

Giải quyết câu hỏi về các phương pháp và giải pháp hiệu quả cho quá trình
luyện thi bằng cách tìm hiểu qua các tài liệu đi trước và kinh nghiệm thực tế. kết
hợp việc nghiên cứu với kết quả khảo sát. Từ đó tăng tính thuyết phục cho bài
nghiên cứu.

6
PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG


LỰC JLPT

1. Kỳ thi JLPT là gì?

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật( JLPT) dưới sự đồng tổ chức của Quỹ Nhật Bản
và Tổ chức trao đổi và dịch vụ giáo dục Nhật Bản( trước đây là Hiệp hội giáo
dục quốc tế, Nhật Bản) bắt đầu vào năm 1984 như một kỳ thi để đo lường và
chứng nhận trình độ tiếng Nhật của những người bản xứ ngôn ngữ không phải là
tiếng Nhật. Trong năm đầu tiên, kỳ thi JLPT đã trở thành kỳ thi tiếng Nhật lớn
nhất thế giới, với khoảng 610.000 người dự thi ở 62 quốc gia và khu vực trên
toàn thế giới vào năm 2011. Thành công này hoàn toàn nhờ vào sự hỗ trợ và hợp
tác của tất cả những bên liên quan.

Tháng 5, 2012

Quỹ Nhật Bản Dịch vụ và Trao đổi Giáo dục Nhật Bản

( Message from Organizers. Truy xuất từ

https://www.jlpt.jp/e/about/message.html)

2. Giới thiệu chung về kỳ thi JLPT:

2.1. Lịch sử kỳ thi JLPT:

Kỳ thi JLPT lần đầu được tổ chức vào năm 1984 với sự thử nghiệm của
7,000 người nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cấp giấy chứng nhận tiêu
chuẩn hóa ngôn ngữ Nhật Bản. Cho đến năm 2003, chứng chỉ JLPT là một trong
những yêu cầu đối với người nước ngoài du học tại các trường đại học Nhật Bản.
Năm 2004, chứng chỉ JLPT được cung cấp tại 40 quốc gia, bao gồm cả Nhật
Bản. Trong số 302.198 thí sinh dự thi trong năm đó, 47%( khoảng 140.000
người) đã được chứng nhận cho mức độ tương ứng của họ. Năm 2008 tăng lên

7
559.056 thí sinh và số thí sinh đạt được chứng chỉ khoảng 36%. Năm 2009, tổng
cộng 768.114 thí sinh với sự tham gia của các nước Đông Á. Và đến năm 2010,
số lượng là 610.000 thi lấy chứng chỉ JLPT.

BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ SỰ THAY ĐỔI VỀ SỐ LƯỢNG ỨNG VIÊN( 1984-


2021)

( Thay đổi về số lượng ứng viên 1984- 2021. Truy xuất từ


https://www.jlpt.jp/e/statistics/index.html)

Theo như bảng thống kê có thể thấy từ một số lượng ứng viên vô cùng
nhỏ( năm 1984) cho đến năm 2017, số lượng ứng viên vượt quá 1 triệu và năm
2019, khoảng 1,36 triệu ứng viên. Số lượng ứng viên qua từng năm luôn phát
triển theo chiều hướng tăng lên vô cùng đáng kể cho thấy tầm quan trọng và vị
thế của kỳ thi JLPT. Năm 2022 số ứng viên giảm mạnh do sự lây lan của
COVID- 19, kỳ thi JLPT vào tháng 7 đã bị hủy bỏ trên toàn thế giới, vì vậy nó
chỉ được tổ chức vào tháng 12. Dưới đây là một bảng thống kê dữ liệu của kỳ thi
JLPT được tổ chức vào tháng 7 năm 2022.

8
( Dữ liệu của bài kiểm tra năm 2022- tháng 7. Truy xuất từ
https://www.jlpt.jp/e/statistics/archive/202201.html)

Mức
N1 N2 N3 N4 N5 Tổng cộng
độ

Ứng viên 46.964 53.872 37.595 17.542 2.520 158.493

Thí sinh 41.076 48.551 36.949 15.424 2.156 141.153


Chứng nhận 9.964 12.828 14.274 5.934 1.367 44.367
Tỷ lệ phần
Nhật Bản trăm được
24.3% 26.4% 42.0% 38.5% 63.4% 31.4%
chứng
nhận( %)

Ứng viên 52.735 50.508 38.118 267.732


59.348 67.023

Thí sinh 41.264 40.120 30.203 215.352


49.223 54.542

Chứng nhận 21.508 19.389 16.132 99.538


17.282 25.677
Tỷ lệ phần
Nước trăm được
ngoài chứng 35.1% 47.1% 51.0% 48.3% 53.4% 46.2%
nhận( %)

9
BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ THUỘC TÍNH CỦA ỨNG VIÊN

(Thuộc tính của ứng viên. Truy xuất từ


https://www.jlpt.jp/e/statistics/index.html)

Biểu đồ là kết quả khảo sát những ứng viên nước ngoài trong kỳ thi diễn ra
vào tháng 12- năm 2018 trên 232 thành phố ở 76 quốc gia ngoài Nhật Bản được
thực hiện bởi Japan Foundation. Kết quả cho thấy các ứng viên JLPT bao gồm
nhiều độ tuổi, từ học sinh tiểu học đến người lớn đã đi làm, trong đó chiếm phần
lớn là sinh viên học đại học hoặc là sinh viên đã tốt nghiệp, chiếm 42%; tiếp theo
sau đó là 27.6% là những ứng viên trong những ngành nghề như nhân viên công
ty, công chức nhà nước, giáo dục hay là tự lập nghiệp,...; 11.7% là những ứng
viên đang học cấp hai và cấp ba; 6% là những sinh viên của một số cơ sở giáo
dục khác như là học sinh của các Trường Ngoại Ngữ; học sinh tiểu học chiếm
2,3%; 10% còn lại là những ứng viên thuộc đối tượng khác. Qua biểu đồ thống
kê có thể thấy ở bất kỳ đối tượng nào, đa dạng những ngành nghề, lĩnh vực khác
nhau thì cũng đều muốn tham dự kỳ thi JLPT và có trong tay tấm bằng quý giá
ấy bởi lợi ích của chứng chỉ JLPT đem lại là vô cùng đáng kể.

10
BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ NHỮNG LÝ DO THAM DỰ KỲ THI JLPT

( Lý do làm bài kiểm tra. Truy xuất từ


https://www.jlpt.jp/e/statistics/index.html)

Biểu đồ là kết quả khảo sát những ứng viên nước ngoài trong kỳ thi diễn ra
vào tháng 12- năm 2018 trên 232 thành phố ở 76 quốc gia ngoài Nhật Bản được
thực hiện bởi Japan Foundation. Kỳ thi JLPT được thực hiện vì nhiều lý do, bao
gồm cả việc nhập học vào chương trình giáo dục nâng cao, tìm việc làm và kiểm
tra khả năng của bản thân. Trong đó theo biểu đồ thống kê cho thấy lý do chiếm
số phần trăm lớn nhất đó chính là để đánh giá trình độ của bản thân, chiếm
33.2%. Bên cạnh đó là nhằm phục vụ cho công việc của bản thân như tìm kiếm
việc làm, tăng mức lương hiện tại lên cao hơn hay là thúc đẩy tạo cơ hội thăng
tiến, mục đích này ở Nhật Bản chiếm 33.2% và ở trong nước chiếm 10.3%.
17.5% thi chứng chỉ JLPT nhằm mục đích dành cho việc học, chứng chỉ này cần
thiết khi nhập học đại học hoặc sau đại học ở trong nước cũng như ở Nhật Bản,
Nhật Bản chiếm số phần trăm lớn hơn là 10%. Tiếp theo sau đó, chứng chỉ JLPT
cũng dùng để chứng minh trình độ của bản thân cho tổ chức giáo dục khác ở
trong nước chiếm 4.6% và ở Nhật Bản chiếm 4.5%. Và 6.8% còn lại là ở những
lý do khác.

11
2.2. Các cấp độ và cấu trúc đề thi JLPT:

JLPT có 5 cấp độ: N1, N2, N3, N4 và N5. Cấp độ dễ nhất là N5 và cấp độ
khó nhất là N1.

Năm 2009 là năm đầu tiên kỳ thi được tiến hành hai lần một năm và
cũng là năm cuối cùng của kỳ thi JLPT cũ. Đặc biệt nhiều thí sinh đã làm
bài kiểm tra năm đó. Bắt đầu từ năm 2010 Nhật Bản bắt đầu thực hiện đổi
mới kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT nhằm đánh giá lại năng lực của thí
sinh theo tiêu chí mới. Kỳ thì mới có 5 cấp độ (N), còn kỳ thi cũ chỉ có 4
cấp độ (Kyu). Kỳ thi mới chú trọng vào việc đánh giá khả năng ứng dụng
những kiến thức tiếng Nhật vào trong giao tiếp của bạn như thế nào. Cấu
trúc đề thi mới có thay đổi và có thêm các dạng câu hỏi mới để phù hợp với
tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng vào giao tiếp của thí sinh.

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC CÁC CẤP ĐỘ

JLPT cũ

Cấp độ 4 3 2 1

Kanji ~100( 103) ~300( 284) ~1000( 1023) ~2000( 1926)

Từ vựng ~800( 728) ~1500( 1409) ~6000( 5035) ~10000( 8009)

Nghe Vỡ lòng Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

Giờ học ~150 giờ ~300 giờ ~600 giờ ~900 giờ

12
Vượt qua 60% 70%
mốc

( About the JLPT. Truy xuất từ http://www.tanos.co.uk/jlpt/aboutjlpt/)

JLPT mới

Cấp độ N5 N4 N3 N2 N1

Kanji ~110 ~320 ~670 ~1100 >2000

Từ vựng ~750 ~1500 ~3800 ~6000 >10000

Nghe Vỡ lòng Sơ cấp Sơ- Trung cấp Trung cấp Cao cấp

Giờ học ~150 giờ ~320 giờ ~450 giờ ~650 giờ ~900 giờ

JLPT mới
JLPT cũ

( Bằng JLPT và những gì cần biết về kỳ thi tiếng Nhật- Shizen Nihongo.
Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/ )

Qua bảng thống kê khối lượng kiến thức ở các cấp độ ở cả kỳ JLPT cũ và
kỳ thi JLPT mới có thể thấy rằng lượng kiến thức không chênh lệch nhau là mấy.
Cấp độ N1 sẽ giống với cấp độ 1-Kyuu về điểm đỗ nhưng trình độ cần được nâng
cao hơn một chút. Cấp độ N2 sẽ hầu như là giống hoàn toàn với cấp độ cũ 2-

13
Kyuu. N3 lại là tổng hợp kiến thức cấp độ trung gian giữa 2-Kyuu và 3-Kyuu cũ.
N4 thì hầu như cũng giống như cấp độ 3-Kyuu cũ. Cuối cùng, cấp độ tiếng Nhật
N5 hoàn toàn giống với cấp độ 4-Kyuu.

NỘI DUNG THI VÀ THỜI GIAN THI CÁC CẤP ĐỘ CỦA BẰNG JLPT

( Kỳ thi JLPT là gì? Cấp độ, cấu trúc, cách tính điểm và lịch thi. Truy xuất
từ https://www.nhhk.com.vn/blogs/tin-tuc/ky-thi-jlpt)

N5 Kiến thức ngôn ngữ Ngữ pháp- Đọc Nghe

(Hán tự- Từ vựng) (25 phút) (50 phút) (30 phút)

N4 Kiến thức ngôn ngữ Ngữ pháp- Đọc Nghe

(Hán tự- Từ vựng)(30 phút) (60 phút) (35 phút)

N3 Kiến thức ngôn ngữ Ngữ pháp- Đọc Nghe

(Hán tự- Từ vựng)( 30 phút) (70 phút) (40 phút)

N2 Kiến thức ngôn ngữ (Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp)- Nghe
Đọc(105 phút)
(50 phút)

N1 Kiến thức ngôn ngữ (Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp)- Nghe
Đọc(110 phút)
(60 phút)

14
CÁCH TÍNH ĐIỂM THI JLPT

( Bằng JLPT và những gì cần biết về kỳ thi tiếng Nhật- Shizen Nihongo.
Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/ )

CẤP ĐỘ CÁCH PHÂN ĐIỂM ĐIỂM

Tổng điểm 180

N5
(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp)- Đọc 0~ 120

Nghe 0~ 60

Tổng điểm 180

N4
(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp)- Đọc 0~ 120

Nghe 0~ 60

Tổng điểm 180

N3
(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp) 0~ 60

Đọc 0~ 60

Nghe 0~ 60

Tổng điểm 180


15
N2
(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp) 0~ 60

Đọc 0~ 60

Nghe 0~ 60

Tổng điểm 180

(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp) 0~ 60


N1
Đọc 0~ 60

Nghe 0~ 60

16
ĐIỂM ĐẬU JLPT

( Bằng JLPT và những gì cần biết về kỳ thi tiếng Nhật- Shizen Nihongo.
Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/ )

Điểm tổng: Trên 80 điểm( Tối đa: 180)

N5 Điểm kiến thức ngôn ngữ và Đọc hiểu: Trên 38 điểm( Tối đa 120)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)

Điểm tổng: Trên 90 điểm( Tối đa: 180)

N4 Điểm kiến thức ngôn ngữ và Đọc hiểu: Trên 38 điểm( Tối đa 120)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)

Điểm tổng: Trên 95 điểm( Tối đa: 180)

N3 Điểm kiến thức ngôn ngữ( Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm( Tối đa 60)

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)

Điểm tổng: Trên 90 điểm( Tối đa: 180)

N2 Điểm kiến thức ngôn ngữ( Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm( Tối đa 60)

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)

17
Điểm tổng: Trên 100 điểm( Tối đa: 180)

N1 Điểm kiến thức ngôn ngữ( Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm( Tối đa 60)

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)

Mức độ điểm sàn để đậu các cấp độ sẽ tăng dần từ N5 đến N1, tuy nhiên cần phải
chú ý đến phần điểm liệt. Nếu như có tổng điểm Đạt hay thậm chí là vượt mức
điểm chuẩn để đậu cấp độ dự thi, tuy nhiên lại có phần thi bị “liệt” (dưới 19
điểm) thì vẫn sẽ trượt kỳ thi JLPT.

3. Thời gian, địa điểm tổ chức và lệ phí tại Việt Nam:

3.1. Thời gian tổ chức kỳ thi JLPT:

Kỳ thi được tổ chức 2 lần trong 1 năm, vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng
7 và tháng 12.

Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT không có thời hạn hiệu lực, có giá trị
vô hạn.

3.2. Địa điểm tổ chức kỳ thi JLPT tại Việt Nam:

Kỳ thi JLPT được tổ chức trên 3 khu vực:

 Khu vực Hà Nội:


- Tiếp nhận hồ sơ JLPT N1- N2 tại Đại học Hà Nội
- Tiếp nhận hồ sơ JLPT N3- N5 tại Đại học Ngoại Ngữ - ĐH Quốc Gia HN
 Khu vực Đà Nẵng:
Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng
 Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn HCM

18
 Khu vực Huế:
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế

3.3. Lệ phí thi JLPT:

● N1- N2- N3: 550.000 đồng/ thí sinh


● N4- N5: 500.000 đồng/ thí sinh

4. Vai trò của kỳ thi JLPT:

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các nhà đầu tư Nhật Bản đã bắt
đầu đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, học tiếng Nhật và
kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT cũng vì thế mà trở nên phổ biến và được nhiều
người lựa chọn, cơ hội thăng tiến và cơ hội việc làm cũng vì thế gia tăng. Hiện
tại, Nhật Bản đã có trên 3,400 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với
tổng vốn đăng ký gần 44 tỷ USD, là đối tác đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam, đã
triển khai trên 19 ngành lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.568 dự
án; kinh doanh bất động sản 58 dự án; sản xuất, phân phối, điện khí, nước,... 14
dự án. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam một tăng cao, kéo theo
khách hàng là người Nhật cũng vì thế mà tăng lên. Lúc này, nhu cầu tuyển dụng
nhân sự biết tiếng Nhật hay có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT trong nhiều
ngành nghề với mức lương hấp dẫn. Nhật Bản hiện nay đang là một thị trường có
tiềm năng cực lớn, nếu học tiếng Nhật và nắm trong tay tấm bằng JLPT từ bây
giờ, tương lai sẽ ngày càng rộng mở hơn.

Bên cạnh đó chỉ cần sở hữu vốn tiếng Nhật ở cấp độ N5 (giao tiếp cơ bản)
là bạn đã có thể có được mức thu nhập cao hơn so với những người không biết
tiếng, kể cả ở vị trí thực tập sinh. Mức thu nhập tỉ lệ thuận với trình độ tiếng
Nhật, cụ thể: Chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N3 cơ bản mức lương có thể là từ 600-
1000$ (tương đương 1,8 triệu – 20 triệu), mức lương tương ứng với chứng chỉ
năng lực tiếng Nhật JLPT N2 là 1000-1500$ (tương đương 20 triệu – 30 triệu) và
cao nhất là chứng chỉ N1 mức lương lên đến 1000-2000$ (tương đương 20 triệu
– 40 triệu). Khi làm tại các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, mức lương trung

19
bình hàng tháng được nhận là khoảng 4 triệu – 5 triệu đồng đối với nhân viên,
còn cấp cao hơn thì lương có thể lên tới chục triệu đồng. Với công việc vẫn thế,
khi biết thêm tiếng Nhật và làm công ty của Nhật lương của bạn có thể gấp đôi,
hay gấp 3 so với mức lương sẽ đã được nhận ở kia. Bởi lẽ là vì sao, vì công ty
Nhật đang rất cần nhân sự, mà những người biết tiếng Nhật hay có chứng chỉ
JLPT ở Việt Nam thì không có nhiều, cung không đủ cầu. Nếu nắm trong tay tấm
bằng JLPT thì không có lý do gì các công ty ở Nhật lại không trả lương cao để
kéo bạn về công ty trợ giúp cho doanh nghiệp của họ. Số lượng người biết ngôn
ngữ này rất ít và nếu bạn biết tiếng Nhật, dù chỉ ở cấp độ N5 có thể giao tiếp
được, cũng đã trở thành một ngôi sao sáng trong mắt nhà tuyển dụng rồi và mức
lương sẽ cao hơn những ứng viên khác cùng trình độ nhưng họ không có chứng
chỉ JLPT. Nắm trong tay chứng chỉ tiếng Nhật JLPT sẽ thúc đẩy cơ hội thăng tiến
trong công việc. Các công ty ở Việt Nam được khá nhiều doanh nghiệp Nhật Bản
đầu tư và họ có mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản cả về mặt kinh tế, chính trị.

Nhật Bản là một trong những đất nước chiêu mộ nhân tài. Vì vậy, hàng
năm, có rất nhiều học bổng du học toàn phần và bán phần được các trường đại
học Nhật tài trợ. Nếu mong muốn được du học và có trải nghiệm tuyệt vời về nền
văn hóa mới ở Nhật Bản thì việc học tiếng Nhật là một điều không thể thiếu. Đặc
biệt, bắt đầu học tiếng Nhật và thi lấy chứng chỉ năng lực JLPT ngay từ lúc này
không chỉ giúp dễ trúng tuyển vào các trường đại học ở Nhật mà còn tiết kiệm
được một khoản chi phí. Có tiếng Nhật, việc xin visa của bạn sẽ dễ dàng hơn hay
cũng sẽ được cộng điểm ưu tiên trong việc xét nhập cư tại Nhật Bản, khi xét nhập
cư ở Nhật Bản sở hữu chứng chỉ N1 hoặc N2 thì sẽ được xét vào diện nhân lực
chất lượng cao và khả năng nhập cư Nhật Bản sẽ cao hơn rất nhiều.

Chứng chỉ JLPT cũng là điều kiện để tham dự các kỳ thi quốc gia tại Nhật
Bản. Trong đó bao gồm kỳ thi dành cho Bác sỹ, Nha sỹ, Điều dưỡng, nhân viên
nha khoa, bác sĩ vật lý trị liệu, nhân viên y tế,… Hay khi là người nước ngoài có
chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT thì sẽ được miễn môn thi quốc ngữ trong các
kỳ thi tốt nghiệp trung học Nhật Bản.

20
5. Tiểu kết:

Như vậy, từ ba biểu đồ thống kê ở bên trên về số lượng ứng viên, những
thuộc tính của ứng viên hay là những lý do tham dự kỳ thi JLPT có thể thấy rằng
JLPT là một kỳ thi có vị thế, tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng vô cùng lớn.
Những con số biết nói đã cho thấy sự phổ biến của kỳ thi JLPT rộng rãi đến mức
nào. Qua những con số ấy có thể thấy được vai trò vô cùng lớn của kỳ thi năng
lực tiếng Nhật JLPT là vô cùng lớn, có một vị thế vô cùng quan trọng khiến cho
nó trở thành chứng chỉ uy tín nhất và có quy mô lớn nhất trên thế giới. Dù là
trình độ từ N5 đến N1 cũng sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn cho những người sở
hữu chứng chỉ JLPT dù ít hay nhiều, có giá trị khi chứng minh năng lực tiếng
Nhật và tạo ra lợi thế vô cùng tốt trong mọi khía cạnh cuộc sống ở trong nước
cũng như ở Nhật Bản. Nhưng kỳ thi năng lực tiếng Nhật cũng còn có những hạn
chế khi không có phần thi đánh giá kỹ năng nói và viết của thí sinh. Những thông
tin nhóm nghiên cứu đã khảo sát và nghiên cứu được trong chương 1 sẽ làm cơ
sở lý luận cho đề tài mà nhóm đã lựa chọn nghiên cứu.

21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1. Thực trạng

Để điều tra về hiểu biết về kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT của các sinh
viên Trường Đại học Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 40
sinh viên khoa tiếng Nhật của trường từ năm nhất đến năm 4.

Qua khảo sát, có thể nhận thấy mục đích chủ yếu của đa số sinh viên khi lựa
chọn kỳ thi JLPT là kiểm tra trình độ hiện tại với 24/40 lượt chọn, và đặc biệt là
lấy chứng chỉ phục vụ học tập, làm việc, được tới 87,5% người tham gia khảo
sát chọn lựa. Như vậy, bên cạnh một bộ phận nhỏ thi vì đam mê, phần lớn sinh
viên đều mang một tinh thần nghiêm túc đến với kì thi, để thử thách, hỗ trợ tương
lai của chính mình. Vì vậy, đòi hỏi phải tìm ra những khó khăn sinh viên gặp
phải trong quá trình luyện thi, từ đó đưa ra những phương pháp phù hợp có thể
giúp thí sinh đạt thành tích tốt.

22
Nhận rõ tác dụng to lớn mà kỳ thi JLPT đem lại, dù năm nhất và năm 2
chiếm khoảng ¾ người tham gia khảo sát nên quá nửa số sinh viên chưa từng thi
JLPT, nhưng mọi sinh viên học tiếng Nhật đều đã xác định mục tiêu sắp tới đối
với kỳ thi hay khoảng thời gian của quá trình luyện thi của bản thân.

2. Những khó khăn trong quá trình luyện thi:

“There is no road of flowers leading to glory” (La Fontaine) – Không có con


đường nào dẫn tới vinh quang lại trải đầy hoa. Quá trình luyện thi năng lực tiếng
Nhật JLPT cũng vậy, bước đi trên con đường này, ta sẽ gặp phải không ít khó
khăn, thử thách. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát nhỏ trên 40 sinh
viên khoa tiếng Nhật trường đại học Hà Nội để tìm hiểu những khó khăn thực tế
mà sinh viên gặp phải trong quá trình ôn luyện kỳ thi.

Dựa trên khảo sát, có thể nhận thấy các khó khăn thường gặp của sinh viên
từ năm nhất đến năm 4, những người đã hoặc dự định đăng ký dự thi kỳ thi này,
khi bắt đầu luyện thi là không xây dựng được lộ trình học hợp lý (24/40 lượt
chọn) hoặc không tìm ra cách học phù hợp cho từng phần (24/40 lượt chọn) hay
đặc biệt là không chọn lọc được tài liệu luyện thi (26/40). Mỗi khó khăn đều
được từ 60% người tham gia khảo sát chọn lựa, đây cũng là những khó khăn cơ
bản khi bắt đầu ôn luyện các kỳ thi nói chung. Các khó khăn đó không dễ dàng gì
có thể thực hiện, người luyện thi cần phải có đầu óc sắp xếp, kỹ năng chọn lọc và
kinh nghiệm đối với kỳ thi. Bên cạnh đó, có 15 sinh viên, chiếm 37,5% , nêu ra

23
một khó khăn khác là điều kiện luyện thi không đáp ứng toàn vẹn. Như vậy, trở
ngại sinh viên gặp phải khi bắt đầu quá trình luyện thi chủ yếu xuất phát từ lý do
chủ quan, bên cạnh một số lý do khách quan.

Cấu trúc bài thi gồm 3 phần, cụ thể như nhóm nghiên cứu đã trình bày ở
trên, dù ở cấp độ nào cũng đều gồm 3 phần Chữ Hán - Từ vựng, Ngữ pháp – Đọc
hiểu và Nghe hiểu. Tuy phần nào, sinh viên cũng sẽ gặp những trở ngại riêng,
nhưng bài khảo sát đã cho thấy phần thi Nghe hiểu được nhiều sinh viên coi là
phần khó nhằn nhất của kỳ thi JLPT. Cụ thể, với câu hỏi “bạn nhận thấy phần
nào là khó nhất trong kì thi JLPT?”, có đến 65% số người tham gia khảo sát chọn
Nghe hiểu, trong khi Ngữ pháp – Đọc hiểu chỉ chiếm 25 % và cuối cùng là Chữ
Hán – Từvựng, chiếm 10 %. Còn số quá nửa 26/40 đã nói lên hiện trạng rằng
sinh viên khoa ngôn ngữ Nhật còn yếu kém ở kỹ năng nghe hiểu.

24
Với phần Chữ Hán – Từ vựng, ¾ số người tham gia khảo sát đưa ra trở ngại
chính là không đủ vốn từ. Các giáo trình hay các bài thi thử bạn tiếp xúc nhiều
lúc sẽ không bao quát hết những chữ Hán, từ vựng ở trình độ bạn dự thi, vì vậy,
Không tích lũy đủ vốn từ trong thời gian ôn luyện do chưa tiếp xúc đủ, hoặc học
trước quên sau, trở thành khó khăn lớn nhất đối với người dự thi. Bên cạnh đó,
khi làm phần này, trên 50% người làm bài còn dễ nhầm lẫn các nét chữ Hán, các
từ hoặc không hiểu rõ cách sử dụng từ trong các trường hợp cụ thể.

Sau khi kiểm tra kiến thức của mình về chữ Hán và từ vựng, người dự thi sẽ
thử sức mình với phần Ngữ pháp – Đọc hiểu. Ở phần Ngữ pháp, các khó khăn
được người tham gia khảo sát đưa ra là nhiều mẫu ngữ pháp có nét giống nhau dễ
gây nhầm lẫn với 32/40 lượt chọn, hệ thống kính ngữ phức tạp, khó thành thạo -
27/40 lượt, trợ từ gây nhiều hoang mang -23/40 lượt và cuối cùng là chưa tiếp
xúc đủ nhiều với các mẫu ngữ pháp – 21/40 lượt. Do các đặc điểm của ngữ pháp
tiếng Nhật, càng học tiếng Nhật cao hơn, người học sẽ bắt gặp càng nhiều các
mẫu ngữ pháp có chức năng, ý nghĩa mang nét tương tự nhau, kính ngữ và trợ từ
dần dần không còn đơn giản, sinh viên khó có thể dung nạp hoàn toàn các mẫu
ngữ pháp. Lý do đó cộng thêm việc chưa tiếp xúc đủ nhiều làm cho các thí sinh
không khỏi phân vân chọn đáp án nào mới chính xác khi làm phần này.

25
Khi làm Phần đọc hiểu, bạn có cảm thấy hầu như bài đọc nào cũng có từ
mới? Đó chắc chắn là do bạn thiếu vốn từ vựng, yếu tố quan trọng để bạn có thể
hiểu nội dung mà người viết muốn truyền tải. Đó cũng là ý kiến được 31/40 sinh
viên đưa ra (77,5%) khi nói về khó khăn khi làm bài thi JLPT phần Đọc hiểu. Kế
sau đó, không thể phủ nhận rằng các bài đọc từ đoản văn, trung văn cho đến
trường văn, mô hình chung tạo nên một phần thi vô cùng “nhiều chữ” mà nhiều
người dự thi vừa nhìn đã choáng váng. Do vậy, có đến 27/40 người tham gia
khảo sát (67,5%) cho rằng đề thi có nhiều bài đọc, nên trông rất dài gây bối rối,
mất tập trung khi làm bài. Ngoài ra, 55% số sinh viên gặp khó khăn vì không
phân tích được ngữ pháp dù hiểu từ. Bên cạnh đó, 2 nội dung ngữ pháp và đọc
hiểu được xếp vào 1 khoảng thời gian làm bài, đòi hỏi người dự thi không chỉ
cần phương pháp cho từng phần mà còn phải cân nhắc thời gian phân chia làm

26
sao để kịp thời hoàn thành phần thi. Vì vậy, không đủ thời gian làm trọn vẹn các
bài đọc là khó khăn được 42% sinh viên đưa ra.

Cuối cùng, ở phần Nghe hiểu, có đến 33/40 sinh viên, tức 82,5% người
tham gia khảo sát cho rằng khó khăn khi làm bài phần này là chỉ được nghe 1 lần
nên khó ăn điểm. Dễ hiểu khi đây là ý được nhiều sinh viên lựa chọn nhất cho
câu hỏi khó khăn bạn gặp phải khi ôn và làm phần Nghe hiểu, bởi nếu được nghe
đến lần thứ 2, những trở ngại như tốc độ nhanh nên không nắm bắt được nội
dung bài nghe với tỉ lệ chọn cao 77,5% hay ngữ pháp ngược nên phải nghe hết
câu mới hiểu được 45% sinh viên đưa ra hoặc kiện khách quan như thiết bị, tạp
âm trong phòng được 10 sinh viên chọn lựa sẽ có thể được khắc phục. Đó cũng là
lý do mà 17,5% đưa ra đề xuất nghe 2 lần cho câu hỏi “bạn cảm thấy kỳ thi
JLPT nên sửa đổi, bổ sung gì để hoàn thiện và phản ánh đúng thực lực của người
dự thi hơn?” của bài khảo sát này. Không thể không kể đến thiếu vốn từ, trong
phần này cũng là cản trở mà sinh viên gặp phải, nhưng so với những phần khác
của đề thi, ý kiến này đã trở nên lép vế hơn.

3.Tiểu kết:

Qua khảo sát, có thể nhận thấy, sinh viên khoa tiếng Nhật Trường Đại học
Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn trong việc luyện thi nói chung và ôn từng phần
của đề, đặc biệt là phần Nghe hiểu. Đương nhiên, đúng như câu nói nổi tiếng của
nhà văn Lỗ Tấn: “trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng”,

27
nếu tự bản thân người luyện thi không chịu cố gắng thì đó chính là trở ngại lớn
nhất, khiến cho quá trình ôn thi chắc chắn không thể có kết quả tốt. Khảo sát
được hoàn thành với những số liệu cụ thể càng thôi thúc nhóm nghiên cứu tìm
kiếm và đề xuất cho mọi người.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THI

1. Những điều cần làm trước khi luyện thi

1.1. Xác định trình độ hiện tại của bản thân

Kỳ thi JLPT được tổ chức vào tháng 09 và tháng 12 hằng năm. Chính vì
vậy, bạn nên bắt đầu bước vào giai đoạn ôn luyện càng sớm càng tốt, nếu không
bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái stress nặng nề khi nhận ra còn quá nhiều kiến thức
mà bản thân chưa nắm vững và còn nhiều vấn đề khác. Mỗi cấp độ đều có rất
nhiều mẫu ngữ pháp, từ vựng và kanji nên bạn không thể kịp ôn tập lại tất cả
trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, bạn cần xác định thời gian ôn luyện phù
hợp để tránh trường hợp không đủ thời gian ôn tập dẫn đến kết quả thi không như
mong muốn.

Đối với những người vẫn còn hoang mang chưa rõ năng lực mình tới đâu,
kiến thức mình có đã đủ để đạt được mốc N tiếp theo hay chưa, hãy thực hiện
bước đầu tiên của quá trình ôn thi. Chính là đánh giá lại hiệu quả học tập của bản
thân, xác định được năng lực của bản thân hiện đang ở mức độ nào, xem xét và
phân tích trước lập kế hoạch luyện thi. Người học nên tự đặt ra những câu hỏi
như: Bản thân đang yếu kỹ năng nào? Tìm ra nguyên nhân vì sao các kỹ năng đó
của bạn lại chưa đạt? Thời gian luyện thi JLPT của bản thân là bao lâu?

Một cách để bạn có thể xác định được trình độ hiện tại của bản thân là làm
thử đề thi như khi đi thi thật. Bạn có thể tìm những đề thi này từ trong những
cuốn sách luyện thi hoặc từ những đề thi của các năm trước. Khi làm đề thi hãy
bấm thời gian thi thử. Hãy làm thử khoảng hai đề và chấm điểm. Từ đó, phân tích
những phần thi còn chưa tốt, đạt điểm thấp và kỹ năng nào còn yếu. Nếu không

28
xác định được mình cần học phần nào kĩ hơn để nâng cao trình độ thì phần yếu
vẫn mãi yếu. Nên bước xác định này sẽ rất quan trọng.

Ngoài ra, bạn có thể lên các trang web như Riki Nihongo,
chuyenngoaingu.com, lophoctiengnhat.com, v.v... Các trang web này sẽ cung cấp
cho bạn những đề kiểm tra theo từng trình độ khác nhau và đánh giá năng lực của
bạn một cách nhanh và chính xác nhất. Đồng thời cũng cung cấp những bài giảng
từ vựng, ngữ pháp, các bài đọc – hiểu, nghe – hiểu và các lộ trình ôn thi rất đầy
đủ và hữu ích cho việc luyện thi.

1.2. Lập lộ trình ôn thi phù hợp

Trước tiên chúng ta nên biết vì sao phải cần lập kế hoạch học và ôn thi tiếng
Nhật? Lập kế hoạch giúp bạn rất nhiều điều - nhất là giúp bạn quản lý lượng kiến
thức đầu vào khi học tiếng Nhật. Lập kế hoạch rõ ràng sau khi đã xác định được
khuyết điểm trong trình độ tiếng Nhật của mình và tìm ra nguyên nhân sẽ giúp
bạn theo dõi được sự tiến bộ của bản thân, đảm bảo được lộ trình học tiếng Nhật
đúng hướng phù hợp với chính mình.

Khi lập kế hoạch học tiếng Nhật hay ôn thi JLPT, bạn hãy nhớ luôn ghi rõ
mục tiêu mình mong muốn đạt được và lập cho bản thân một lịch trình cố định,
phân bổ thời gian luyện tập từng phần thật hợp lý. Ví dụ như phần Từ vựng,
Kanji sẽ học khoảng 1 tiếng vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau đó dành 2 tiếng
để tổng hợp lại các mẫu ngữ pháp. Buổi chiều bạn có thể làm các bài đọc - hiểu
và làm các bài nghe - hiểu hoặc nghe đài, thời sự vào buổi tối. Như vậy, bạn cần
lên một lịch trình phù hợp để tránh trong quá trình luyện thi bị quá tải cũng như
quá sa đà vào một phần nào đó.

Một điều khá quan trọng khác đó là bạn nên ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để
tạo cho mình một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo và thoải mái nhất. Học tập
là cả một quá trình dài vậy nên không cần phải cố gắng nhồi nhét hết mọi thứ
cùng một lúc.

29
2. Phương pháp luyện thi từng phần theo cấu trúc đề thi

2.1. Từ vựng - Kanji

Một trong các câu nói khá nổi tiếng của David A. Wilkins : “Không có ngữ
pháp thì ít thông tin truyền đạt. Không có từ vựng thì không có một thông tin nào
được truyền đạt cả.” Trong bài thi JLPT, từ vựng và kanji là yếu tố cơ bản ảnh
hưởng tới các kỹ năng khác. Vì chỉ khi bạn có một lượng từ vựng phong phú, bạn
mới có thể hiểu được nội dung được đề cập đến trong phần ngữ pháp, đọc – hiểu
và nghe – hiểu. Vì vậy, chúng ta cần có một phương pháp đúng đắn, phù hợp để
học từ vựng và kanji.

2.1.1. Từ vựng

● Flashcard

Một phương pháp ôn tập lại từ vựng khá hiệu quả đó chính là sử dụng
flashcard. Bạn có thể ghi từ vựng vào các tấm thẻ hoặc có thể sử dụng các ứng
dụng trên điện thoại. Vì flashcard có hai mặt nên bạn có thể học từ vựng theo hai
chiều. Bạn cũng có thể sắp xếp các thẻ từ vựng theo cùng một chủ đề cũng như
xáo trộn các thẻ để tránh gây nhàm chán và giúp tăng sự phản xạ.

Do đó, việc học từ vựng Tiếng Anh qua flashcard này giúp bạn nhớ lâu hơn .
Chúng cũng khá rẻ và tiện lợi, bạn có thể mang chúng đi bất cứ đâu và học được
mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, việc làm flashcard khá tốn thời gian và sẽ khiến cho
bạn quá đắm chìm mà quên đi mục đích ban đầu. Các ứng dụng học từ vựng
bằng flashcard trên điện thoại cũng có sự hạn chế về số lượng từ vựng nên cần
chú ý khi học.

30
● Theo chủ đề, ngữ cảnh

Từ vựng tiếng Nhật rất đa dạng và phong phú nên người học có thể cảm
thấy khó khăn khi tiếp thu một lượng kiến thức lớn như vậy. Ôn tập từ vựng lan
man, không hệ thống sẽ bị thiếu trọng tâm khi học từ và làm giảm hiệu suất ghi
nhớ từ. Vậy nên để học từ vựng trở nên dễ dàng hơn, bạn nên chia từ vựng theo
các chủ đề như: cơ thể, phương tiện, thời tiết, v.v, hoặc theo chủ đề bạn yêu thích
như màu sắc, ẩm thực, mua sắm, v.v. Giả sử như khi bạn học về chủ đề 体 (Cơ
thể) sẽ gồm có 頭 (Đầu), お腹 (Bụng), 手 (Tay), 足 (Chân), 髪 (Tóc), 背中
(Lưng), v.v.

Sau đó hãy liên kết những từ ngữ ấy trong một ngữ cảnh chung, l uôn tưởng
tượng các ngữ cảnh trong đầu khi học từ sẽ giúp bộ não của bạn nhớ thông tin
qua hình ảnh thay vì qua chữ viết. Cách học từ vựng theo ngữ cảnh ứng dụng các
kích thích và dấu hiệu ghi nhớ để khiến việc nhớ từ vựng nhanh và hiệu quả hơn,
cũng như giúp việc tái tạo lại thông tin tốn ít thời gian và công sức hơn.

● Cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Không chỉ vậy, việc ôn tập từ vựng bằng cách học các cặp từ đồng nghĩa,
trái nghĩa cũng là một cách làm hữu hiệu. Cách này giúp cho người học nắm
vững và hiểu rõ bản chất của từ vựng.

Sau đây là một số app, sách rất hữu ích trong việc học từ vựng:

● Japanese Dictionary Takoboto:

Takoboto là từ điển Nhật-Anh, Anh-Nhật


ngoại tuyến có ví dụ các ngữ cảnh sử dụng từ
nên dễ hiểu bản chất và cách sử dụng.

Trang web của app: https://takoboto.jp/

● Sách luyện thi Mimikara Oboeru Từ vựng:

31
Sách Luyện Thi Mimikara Oboeru Từ Vựng tổng hợp từ vựng phân chia
theo loại từ để học như danh từ, tính từ, động từ, phó từ, hiragana… Hơn nữa,
sách có phần nghe đi kèm các từ mới và tại cuối mỗi bài có rất nhiều bài tập cho
các bạn học luyện tập với phần đáp án rõ ràng và chi tiết.

2.1.2. Kanji:

 Ôn kanji qua từ vựng

Kanji luôn luôn là một phần gây trở ngại trong quá trình học tiếng cho
không chỉ cho người học nước ngoài mà ngay cả người bản ngữ cũng gặp không
ít khó khăn khi đối mặt với kanji. Bởi vì chúng có quá nhiều âm đọc và nhiều
nghĩa trong cùng một từ, hay những từ có nhiều nét dễ gây nhầm lẫn và khó ghi
nhớ. Vậy nên khi bạn ôn tập lại từ vựng, hãy xem lại cả phần kanji của từ vựng
đó. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian trong quá trình luyện thi.

 Liên tưởng đến những hình ảnh biểu trưng cho ý nghĩa của từ đó

Trong tiếng Nhật có 214 bộ thủ cơ bản và các chữ kanji đều chứa các bộ thủ
vậy nên bạn có dựa vào bộ thủ để nhớ lại từ đó. Hoặc bạn cũng có thể liên tưởng
đến những hình ảnh mà bạn cảm thấy giống với chữ kanji đó cũng là một cách
khá thú vị để ghi nhớ. Ví dụ như:

o Chữ 秋 được liên


tưởng tới hình ảnh cây
lúa và ngọn lửa: “Thu
đến, lúa trổ bông, lá
chuyển sang màu lửa
(火)” (Nguồn ảnh: Sách
Kanji Look and Learn)

Một số app và sách học kanji:

32
● Poro Nihongo:

Ứng dụng Kanji tiếng Nhật Poro


bao gồm 2500 chữ Kanji các cấp độ từ
Kanji N5, Kanji N4 đến Kanji N3, Kanji
N2, Kanji N1 được chia thành 231 chủ
đề, bao gồm hầu hết các chữ Hán của các
cấp độ với thông tin chi tiết về ý nghĩa, kunyomi, onyomi và nhiều ví dụ, giúp
luyện tập và củng cố vốn Hán ngữ của bạn.

● Sách Kanji Look and Learn:

Sách Kanji Look and Learn sử dụng hình ảnh minh họa và gợi ý ghi nhớ để
giúp người học dễ dàng ghi nhớ hình dạng và ý nghĩa của 512 chữ kanji cơ bản
trình độ N5 – N3, có thể hoạt động như một từ điển kanji.

2.2. Ngữ pháp – Đọc hiểu:


2.2.1. Ngữ pháp

Ngữ pháp cũng là một phần khá khó


nhằn và quan trọng, bạn nên học thật kỹ
càng và cẩn thận phần này. Hãy dành thời
gian thống kê lại một lượt tất cả những
ngữ pháp trong cấp độ của bạn một cách
nhanh nhất (chỉ xem lại cấu trúc, ý nghĩa,
văn cảnh). Sắp xếp các ngữ pháp có ý
nghĩa gần giống nhau vào một nhóm cũng
là một cách ôn tập hiệu quả vì các bài tập
đòi hỏi phân biệt các mẫu giống nhau cũng xuất hiện rất nhiều trong bài thi
JLPT. Trong khi học ngữ pháp, bạn có thể ôn tập lại được nhiều từ mới. Nhờ có
ngữ pháp sẽ khiến việc học từ vựng trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy hãy kết hợp học
từ vựng và ngữ pháp cùng một lúc để tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhất.

Giới thiệu app và sách ôn ngữ pháp:

33
● App Poro Nihongo về ngữ pháp tiếng Nhật:

Hơn 700+ điểm ngữ pháp, bao


quát toàn bộ ngữ pháp N5, ngữ pháp
N4, ngữ pháp N3, ngữ pháp N2, ngữ
pháp N1. Luyện tập cùng với hơn
1300 câu hỏi và 20 bài test mô phỏng bài thi JLPT. Tuy nhiên phần ví dụ của app
học tiếng Nhật này được cho là hơi khó hiểu 1 chút.

● Sách Mimikara Oboeru Ngữ pháp:

Được trang bị với khoảng 110 mẫu ngữ pháp


trình độ trung cấp, bám sát kiến thức JLPT và các
mẫu câu giao tiếp hàng ngày, được phân biệt một
cách mạch lạc, rõ ràng, kèm theo các câu ví dụ để
bạn học dễ dàng phân biệt và hiểu sâu hơn, đặc biệt
có file nghe đính kèm.

2.2.2. Đọc – hiểu

Đây thường là kỹ năng tiêu tốn thời gian của bạn nhất trong lúc ôn tập và
cũng có thể là trong khi làm bài thi. Bởi bài đọc – hiểu trong các bài thi JLPT bao
giờ cũng dễ khiến chúng ta phát hoảng vì độ dài hay mật độ chữ Hán của nó.
Nhưng mấu chốt vấn đề của các bài đọc – hiểu thường không nằm ở việc bạn
phải hiểu hết từng từ từng câu của bài mà nắm được những thông tin cốt lõi mà
đề bài yêu cầu. Vậy nên, chúng ta có thể áp dụng kết hợp 2 phương pháp:
Skimming và Scanning trong khi ôn luyện cũng như lúc thi thật.

Skimming là kỹ năng đọc lướt nhanh chóng, để tìm nội dung chính.
Scanning là kỹ năng đọc lướt nhanh chóng, để tìm chi tiết cụ thể, mà không cần
hiểu nội dung bài đọc. Cả hai kỹ năng đọc này không đi sâu vào chi tiết của nội
dung, do đó tốc độ đọc được đẩy nhanh. Tuy nhiên, sự khác biệt đầu tiên và lớn
nhất giữa hai kỹ năng đọc này là mục đích thu thập thông tin được sau khi đọc.

34
Dạng bài đọc – hiểu có thể kết hợp cả 2 phương pháp này đó là dạng câu hỏi
trắc nghiệm. Chúng ta có thể làm theo các bước như sau:

Bước 1: Skim bài văn để nắm thông tin chính của cả bài và của từng đoạn văn

Bước 2: Đọc câu hỏi, xác định từ khóa để khoanh vùng thông tin

Bước 3: Scan từ khóa cần tìm trong vùng thông tin đã xác định

Bước 4: Đọc chi tiết, phân tích và lựa chọn đáp án đúng

Khi thực hiện 2 phương pháp này, chúng ta cần thêm các kỹ thuật như kỹ
thuật nhóm từ: các từ trong câu nên được nhóm lại thành các cụm theo chức
năng, thành phần của câu như chủ ngữ, cụm động từ, tân ngữ. Điều này không
chỉ giúp cải thiện kĩ năng đọc hiểu mà còn giúp người học đọc lướt được nhanh
hơn. Hay kỹ thuật di chuyển mắt: Đọc bắt đầu từ cuối lên đối với đoạn văn chứa
thông tin đã khoanh vùng, và theo trình từ từ phải qua trái. Lý do cho việc cần áp
dụng kỹ năng chuyển động mắt này là vì: Khi đọc từ trên xuống dưới và từ trái
qua phải, thí sinh sẽ dễ bị cuốn vào việc đọc hiểu văn bản và khiến cho việc tìm
kiếm từ khóa lâu hơn.

Cuối cùng là bạn phải làm thật nhiều bài đọc để luyện tập nhuần nhuyễn 2
phương pháp trên. Chỉ có luyện đọc thật nhiều mới thể thấm nhuần được các kiến
thức kỹ năng, rút ra được bí kíp làm bài cho riêng mình để khi bước vào thi thật
không bị bất ngờ, bối rối.

● App Todai:

App luyện đọc JLPT tiếng Nhật


Easy Japanese News có các bài đọc cập
nhật thường xuyên từ các nguồn tin
chính thống của Nhật Bản: NHK NEWS
WEB EASY, CNN, MBC… App học tiếng Nhật TODAI cho phép vừa đọc báo,
vừa luyện nghe, tra cứu từ ngay trên bài báo, ẩn hiện Furigana, dữ liệu với hơn
31076 bài báo, 173386 từ vựng, 6355 kanji, 169736 ví dụ và hơn 2000 ngữ pháp
sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục tiếng Nhật.

35
Trang web của app: https://easyjapanese.net/

● Sách Shinkanzen Đọc hiểu:


- Giúp người đọc nâng cao tốc độ đọc hiểu.
- Giúp bạn luyện được tất cả các kỹ năng cần thiết
cho các loại câu hỏi xuất hiện trong đề thi.
- Cung cấp hàng loạt các bài tập giúp bạn luyện tập.
Bài đọc bám sát kỳ thi thực tế, kèm theo giải thích cụ
thể.

2.3. Nghe – hiểu:

Phần cuối cùng là Nghe – hiểu. Đây được coi là một trong những phần thi
khó nhất vì chúng ta chỉ có thể nghe một lần. Chính vì vậy, nên cần có một
phương pháp phù hợp để khắc phục khó khăn này. Bạn hãy luyện cách nghe các
bài tập trong đề thi của những năm trước, đề thi thử theo đúng tốc độ khi bạn
tham gia kỳ thi để luyện tập phản xạ, cố gắng nghe – đoán – suy luận vì bạn đã
không còn nhiều thời gian để nghe đi nghe lại nhiều lần. Thụ động và chủ động
là hai phương pháp giúp bạn có thể cải thiện kỹ năng nghe của mình một cách
nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Việc nghe thụ động khá là dễ dàng, bạn chỉ cần
bỏ ra khoảng 15 phút mỗi ngày, bật một đoạn video về tin tức hay bất cứ thứ gì
bạn thích bằng tiếng Nhật, sau đó cứ làm những việc riêng của mình như: làm
việc nhà, lướt facebook, đọc báo, chơi game,… thậm chí là ngủ.

Ngoài việc cũng nghe một video mỗi ngày, nghe chủ động là phương pháp
chính giúp bạn tăng cường vốn từ vựng và nghe hiểu. Để nghe chủ động một
cách hiệu quả, bạn phải tự tìm kiếm và chọn lọc ra những video khơi nguồn hứng
thú, phù hợp với khả năng nghe của mình.

Bạn nên chọn lọc những video phù hợp với trình độ hiện tại của bản thân.
Hãy bắt đầu từ những video ngắn, đơn giản, đặc biệt là các kênh truyền hình trẻ
em. Đừng ép bản thân phải nghe những video quá khó hiểu, và đừng quên tạo

36
hưng phấn cho bản thân khi nghe. Và cuối cùng, hãy nhớ ghi chép lại từ mà bạn
nghe được hoặc thậm chí là cả đoạn hội thoại nghe.

App và kênh youtube hỗ trợ luyện nghe:

● App Voiky:

Voiky với tên gọi cũ là


Japanese Voice chính là app luyện
nghe JLPT tiếng Nhật cực hiệu quả,
chuyên để luyện nghe và nói, giúp
bạn nhanh chóng giao tiếp với người nước ngoài. Voiky chứa hơn 3000 video
đầy đủ phụ đề và lời dịch, giọng đọc chuẩn của người bản ngữ. Video đa dạng từ
hoạt hình, âm nhạc, khám phá cuộc sống cho tới các video luyện nghe JLPT N5 –
N1.

Trang web của app: https://voiky.net/

Kênh youtube: Akane’s Japanese Class (Lớp học tiếng Nhật của Akane)

Đây là kênh lý tưởng nếu bạn muốn biết thêm về những gì người Nhật nói
chuyện hằng ngày với nhiều đối tượng khác nhau ở đa dạng ngữ cảnh.

Bạn có thể tìm được những video để nghe cuộc hội thoại ở cửa hàng, khi gọi
món, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, và nhiều tình huống giao tiếp khác. Nội dung
của Akane bao gồm nhiều chủ đề mà người nước ngoài sống ở Nhật hay gặp.

37
3. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN ĐỀ:

3.1. Từ vựng - Kanji:

Bạn nên làm thật nhanh phần từ vựng. Nếu câu nào bạn chưa hiểu thì nên ghi
số của câu đó vào giấy nháp để quay lại sau. Nhìn chung, nếu có câu khiến bạn
lăn tăn thì nên ghi chú vào giấy nháp. Nếu bạn không ghi thì việc tìm lại để làm
tiếp nhiều khi rất mất thời gian.

3.2. Ngữ pháp – Đọc hiểu:

3.2.1. Ngữ pháp

Đối với phần ngữ pháp bạn cần đọc hiểu câu để hiểu được ngữ cảnh. Tuy
nhiên có 1 số câu có thể trả lời nhanh khi có các mẫu luôn đi với nhau các bạn
cần chú ý.

Với bài sắp xếp từ trong câu, các bạn có thể sắp xếp từ cuối lên, chú ý đến
các từ luôn đi cùng nhau theo cấu trúc ngữ pháp.

Bài điền từ, cần chú ý đến đoạn trước và sau chỗ điền vì câu sau liên quan
đến câu trước và được nối bởi từ đó.

38
3.2.2. Đọc hiểu:

Một số mẹo làm đọc hiểu:

- Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở
ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới.
- Các dạng câu liên quan đến nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”

Đây là dạng câu hỏi diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng
mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”

- Câu hỏi xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì chính vì
vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là đáp án.
- Lưu ý những đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải
là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội
dung chính.
- Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, sẽ nhất định sẽ
có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó.
- Từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa
đa số là giải thích về từ khóa hoặc là quan điểm của tác giả nên tuyệt đối không
được bỏ qua những đoạn văn như thế.
- Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía
sau.
- Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội
dung tác giả đang đề cập thì giống nhau”, đều là nội dung rất quan trọng. Nên
phải xem kỹ.

3.4. Nghe hiểu:

Phần nghe hiểu trong các bài thi JLPT thường có 5 dạng đề như sau:

Dạng đề 1: Thông thường các câu hỏi sẽ xoay quanh việc hỏi xem người con trai
hoặc con gái sẽ làm gì ngay sau đây, chú ý đến các từ: まず、このあと. Do đó bạn
cần chú ý xem hành động của nhân vật

39
Dạng đề 2: Chú ý vào các từ hỏi như: ai, ở đâu, cái gì, khi nào, tại sao, phương
pháp cách thức.

Dạng đề 3: Câu hỏi khi cần làm 1 việc gì đó thì sẽ phải nói gì.

Dạng đề 4: Các câu hỏi liên quan khi được hỏi 1 câu thì phải trả lời như thế nào.
Với dạng câu hỏi này cần bạn phải phản xạ nhanh, lựa chọn ngay câu trả lời để
chuyển sang câu sau. Lưu ý bạn cần chú ý âm điệu của câu, kính ngữ… kiến thức
dạng bài này rất đa dạng.

Dạng đề 5: Những câu hỏi này liên quan đến việc bạn hiểu nội dung của bài nghe
để chọn đáp án, những phần không liên quan đến câu hỏi thì không cần quan tâm,
phần quan trọng thì hãy nghe thật kỹ.

4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN LUYỆN ĐỀ JLPT:

4.1. App:

● Migii:
- Ưu điểm:
+ Tổng hợp đề luyện thi JLPT 50
full test như đề thi thật, luyện thi từ
JLPT N5 đến N1
+ Làm đề luyện thi JLPT theo từng kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để đánh giá
từng kỹ năng của bạn, chỉ ra điểm yếu cần khắc phục khi học tiếng Nhật
- Nhược điểm:
Một số phần bạn được làm bài tập miễn phí nhưng cần phải trả phí để xem đáp
án.
Trang web: https://ldp.page/6280ae482930d0002256997c

● Mazii:

Từ điển Mazii - ứng dụng từ


điển tiếng Nhật được sử dụng nhiều
nhất tại Việt Nam với kho dữ liệu
40
khổng lồ với vô vàn tính năng kèm theo như xem video, đọc báo, flashcard, tra
cứu.

Trang web của app: https://mazii.net/vi-VN

● Dũng Mori:

Trên App Dũng Mori các bạn có thể


học đầy đủ các kiến thức từ N5 đến N1
thông qua các video bài giảng với đầy đủ
các kiến thức và kỹ năng như: Chữ Hán, Từ
vựng, Ngữ pháp, Nghe hiểu, Đọc hiểu, Phần bài test và luyện đề thi.
Mỗi một cấp độ sẽ có lộ trình học đi kèm.
Trang web: https://dungmori.com/
● Riki Nihongo:
Ứng dụng có đầy đủ các khóa học từ N5
đến N1, Kinh doanh, giao tiếp, phân chia lộ
trình học rõ ràng. Các tính năng chính bao gồm:
xem video bài giảng; làm bài dễ dàng trên app,
tính điểm và đánh giá kết quả; flashcard từ vựng chuyên ngành, dành riêng cho
nền tảng APP dễ dàng ghi nhớ.
Trang web: https://riki.edu.vn/

4.2. Sách:
Sách Goukaku Dekiru:

- Ưu điểm:
+ Tổng hợp được rất nhiều kiến thức: tích hợp các
đề thi của trình độ sơ cấp, không chỉ dừng lại ở N4 mà
của cả N5, giúp việc ôn tập được tiết kiệm và thuận lợi
hơn.

41
+ Bao quát nội dung thi: Các đề tổng hợp trong sách đảm bảo đã được chọn
lọc kỹ lưỡng bám sát với đề thi thực tế.
+ Bố cục sách rõ ràng: Bộ tài liệu này được biên soạn khoa học, lượng kiến
thức có trong sách cung cấp đi vào trọng tâm cũng như bố cục sách phân chia
trình độ rõ ràng.
+ Kiến thức trọng tâm: Bộ tài liệu đã tổng hợp lại các kiến thức dễ bị phạm
phải sai lầm để bạn đọc có thể ôn luyện lại thêm một lần nữa cho thật thuần thục.
+ Đáp án chi tiết, rõ ràng: không chỉ có đáp án cho các phần khác thì phần
Đọc hiểu ở cuối sách sẽ có lời thoại, giúp cho việc chinh phục một cách dễ dàng
hơn về phần Đọc hiểu.
- Nhược điểm:
+ Không có phần phụ đề tiếng Việt đi kèm, toàn bộ nội dung của sách
được viết bằng tiếng Nhật. Đây sẽ là một khó khăn đối với một số bạn thích đọc
tiếng Việt cho nhanh, ngại nghiên cứu trực tiếp từ tiếng Nhật.
+ Sách 20 nichi de goukaku:

Sách được chia thành 20 ngày tương ứng với 20


bài, mỗi bài 9 mondai mô phỏng giống cấu trúc phần
moji goi và bunpou trong đề thi thật JLPT. Với số
lượng câu hỏi và mức độ khó tương tự như đề thi, đây
quả là một lựa chọn rất tuyệt vời cho các bạn muốn ôn
lại kiến thức đã học và ứng dụng vào làm đề để nhớ
kiến thức một cách hiệu quả.

5. TIỂU KẾT

Như vậy, có rất nhiều phương pháp cũng như phương tiện giúp bạn có thể ôn thi,
luyện đề một cách hiệu quả. Mỗi phần đều có một phương pháp riêng, nhưng
cũng cần biết kết hợp chúng trong quá trình học. Hãy tìm ra cho bản thân một
phương pháp phù hợp nhất với mình để có một quá trình ôn thi đạt hiệu quả cao
nhất. Quan trọng nhất vẫn là chăm chỉ luyện đề, làm nhiều bài tập để quen với

42
các dạng bài có trong đề thi. Tuy quá trình ôn thi rất vất vả và đầy khó khăn
nhưng hãy nghĩ đến mục đích của bản thân và không ngừng cố gắng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Bài nghiên cứu đã cung cấp một cách toàn diện nhất những kiến thức cơ
bản về kỳ thi JLPT, hiểu rõ tầm quan trọng của kỳ thi này đối với người học
tiếng Nhật nói chung và học sinh sinh viên khoa tiếng Nhật nói riêng. Đồng thời
đem lại cho người học có cái nhìn khách quan nhất về kỳ thi này, từ đó có sự
chuẩn bị tốt nhất về mặt tinh thần cũng như kiến thức để tham dự kỳ thi.

Không chỉ cần có những hiểu biết cơ bản mà người học còn cần tìm ra
phương pháp học tập và ôn thi một cách có hiệu quả nhất cho bản thân. Vì mỗi
người có một phương pháp học khác nhau, nên bài nghiên cứu này đã đưa ra một
số phương pháp để người học có thể áp dụng và tìm ra phương pháp phù hợp
nhất.

2. Kiến nghị

Trước tiên là về phía chủ quan, người học cần tạo cho mình một động lực để
ôn thi hiệu quả. Mỗi người phải tự nhận thức rõ về trình độ của bản thân đang ở
đâu và mong muốn đạt đến trình độ nào của bài thi. Từ đó, đưa ra những phương
pháp phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, chăm chỉ là yếu tố tiên quyết để đạt
được kết quả tốt, tránh thói trì hoãn. Nhưng vẫn phải tạo cho bản thân một tinh

43
thần thoải mái và tự tin khi đứng trước những khó khăn, đồng thời cũng kết hợp
với việc nghỉ ngơi hợp lý.

Về yếu tố khách quan, để kỳ thi JLPT mang tính hoàn thiện hơn cho các học
sinh, sinh viên thì nên có phần thi nói trong bài thi để có thể bao quát hết 4 kỹ
năng nghe-nói-đọc-viết, và cũng bởi vi kỹ năng nói là kỹ năng vô cùng quan
trọng trong vấn đề giao tiếp. Thêm nữa, ởi vì câu trả lời bằng bảng đánh giá trắc
nghiệm nên khả năng viết và đàm thoại không được kiểm tra nên không thể nói
JLPT đánh giá được một cách toàn diện các kỹ năng của tiếng Nhật. Cũng nên
cho phần nghe được nghe 2 lần thay vì 1 lần để tránh các lý do khách quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Ayako Ichikawa & Aya Setoguchi (2010). Goukaku Dekiru Nihongo
Nouryoku Shiken (合格できる日本語能力試験) NXB ALC, 2010
[2] Nhiều tác giả, (2012). 20 Nichi De Goukaku N1, N2, N3 (日本語能
力試験 20 日で合格 N3 文字・語彙・文法). Nơi xuất bản: NXB Dân Trí, 2012.
[3] Nhiều tác giả, (2018) Chokuzen taisaku. NXB Amacom, 2018.
[4] Toshiya Nishikuma (2010). Pattern Betsu Tettei Doriru (パターン別徹底ド
リル). NXB ALC (Phường Chiyoda), 2010.
[5] Trường nhật Ngữ Kokusho (2010). Nihongo Nouryoku Shiken Yosou
Mondaishuu ( 日 本 語 能 力 試 験 予 想 問 題 集 ). NXB: Hiệp hội xuất bản
Kokusho, 2010.
[6] Bikae, (2018), Đánh giá các bộ sách luyện thi tiếng nhật JLPT. Địa chỉ:
https://bikae.net/hoc-tieng-nhat/danh-gia-cac-bo-sach-luyen-thi-tieng-nhat-jlpt/
[Truy cập: 12/12/2022].
[7] Dũng Mori, Cấu trúc đề thi JLPT từ N5-N1 và cách phân bố thời gian làm
bài thi theo chuẩn mới nhất. Địa chỉ:
https://dungmori.com/bai-viet/995-cap-nhat-cau-truc-de-thi-jlpt-tu-n5-n1-theo-
chuan-moi-nhat [Truy cập: 12/12/2022]
[8] Dũng Mori, Top 5 bộ sách luyện thi JLPT cực sát, giúp bạn tự tin thi đỗ điểm
cao. Địa chỉ: https://dungmori.com/bai-viet/1114-top-5-bo-sach-luyen-thi-jlpt-
cuc-sat-giup-ban-tu-tin-thi-do-diem-cao [Truy cập: 12/12/2022].[9] Kohi vn,
44
Tổng hợp kinh nghiệm học và ôn thi JLPT mọi cấp độ. Địa chỉ:
https://kohi.vn/blog/tong-hop-kinh-nghiem-hoc-va-on-thi-jlpt-moi-cap-do-xq5ix
[Truy cập: 12/12/2022]
[10] Kosei, Bí kíp luyện thi JLPT trong giai đoạn nước rút. Địa chỉ:
https://kosei.vn/bi-kip-luyen-thi-jlpt-trong-giai-doan-nuoc-rut-n775.html [truy
cập: 12/12/2022].

PHỤ LỤC

1. Phiếu điều tra khảo sát

Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy?*

o Năm 1 o Năm 2 o Năm 3 o Năm 4

Câu 2: Bạn đã từng thi JLPT chưa?*

o Rồi o Chưa

Câu 3: Trình độ bạn dự định đăng ký thi trong thời gian sắp tới là?*
o N5 o N4 o N3 o N2 o N1

Câu 4: Mục đích bạn lựa chọn thi JLPT là gì?*

o Kiểm tra trình độ hiện tại o Đam mê

o Lấy chứng chỉ phục vụ học tập, làm việc

Câu 5: Bạn đã hoặc dự định luyện thi trong thời gian bao lâu?*

o Hơn 1 năm o 10 - 12 tháng o 6 - 9 tháng

o 4 - 6 tháng o 2 - 3 tháng o Dưới 2 tháng

Câu 6: Trong quá trình luyện thi, bạn gặp khó khăn gì?*

o Không xây dựng được lộ trình học hợp lý

o Không tìm ra cách học phù hợp cho từng phần

o Không chọn lọc được tài liệu luyện thi

o Điều kiện luyện thi không đáp ứng toàn vẹn

45
o Other:

Câu 7: Bạn nhận thấy phần nào là khó nhất trong kì thi JLPT?*

o Chữ Hán - Từ vựng o Ngữ pháp - Đọc hiểu o Nghe hiểu

Câu 8: Bạn gặp khó khăn gì khi ôn và làm bài thi JLPT phần Chữ Hán - Từ
vựng?*

o Dễ nhầm lẫn các nét chữ Hán, các từ o Không đủ vốn từ

o Không hiểu rõ cách sử dụng từ trong trường hợp cụ thể o Other:

Câu 9: Bạn gặp khó khăn gì khi ôn và làm bài thi JLPT phần Ngữ pháp?*

o Nhiều mẫu ngữ pháp có nét giống nhau dễ gây nhầm lẫn

o Trợ từ gây nhiều hoang mang

o Hệ thống kính ngữ phức tạp, khó thành thạo

o Chưa tiếp xúc đủ nhiều các mẫu ngữ pháp

o Other:

Câu 10: Bạn gặp khó khăn gì khi ôn và làm bài thi JLPT phần Đọc hiểu?*

o Bài đọc nhiều, dài gây bối rối, mất tập trung

o Thiếu vốn từ vựng

o Biết từ nhưng đọc không hiểu vì không phân tích được ngữ pháp

o Không đủ thời gian làm trọn vẹn các bài đọc

o Other:

Câu 11: Bạn gặp khó khăn gì khi ôn và làm bài thi JLPT phần Nghe hiểu?*

o Thiết bị chưa đáp ứng tốt, trong phòng còn nhiều tạp âm

o Tốc độ quá nhanh, không kịp nắm bắt đầy đủ nội dung

o Chỉ được nghe 1 lần nên khó ăn điểm

o Thiếu vốn từ

o Ngữ pháp ngược nên phải nghe hết câu mới có thể hiểu

o Other:

46
Câu 12: Bạn thường sử dụng phương tiện gì để luyện thi?*

o Sách, giáo trình o App trau dồi các kỹ năng, app luyện thi

o Web học các phần, luyện đề o Other:

Câu 13: Bạn có thể gợi ý cho chúng mình 1 số phương pháp hoặc nguồn luyện
thi bạn đã và đang sử dụng không?

Câu 14: Bạn thấy kỳ thi JLPT nên sửa đổi, bổ sung gì để hoàn thiện và phản ánh
đúng thực lực của người dự thi hơn không?*

o Thêm phần đánh giá kỹ năng nói o Thêm một số câu tự luận

o Không cần bổ sung gì o Other:

2. Kết luận

Đề tài nghiên cứu của chúng em đã dựa trên khảo sát 40 sinh viên khoa
ngôn ngữ Nhật trường đại học Hà Nội, qua đó thấy rằng hầu như các sinh viên đã
có hiểu biết nhất định về JLPT và vai trò của JLPT đối với người học tiếng
Nhật.Tuy nhiên thì sinh viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc luyện thi do
chưa có phương pháp học tập và tài liệu ôn luyện đúng đắn. Trong 3 kỹ năng ngữ
pháp – từ vựng, đọc hiểu, nghe hiểu, sinh viên thấy phần nghe hiểu là kỹ năng
khó nhất trong đề thi (65%). Trong phần từ vựng thì phần lớn sinh viên gặp khó
khăn trong việc ôn luyện do không đủ vốn từ (75%). Cũng vì thiếu vốn từ vựng
(77,5%) nên phần đọc hiểu còn nhiều khó khăn. Đứng đầu trong những khó khăn
trong phần Ngữ pháp là do những nét ngữ pháp có nét giống nhau dễ gây nhầm
lẫn (80%) và theo sau đó là hệ thống kính ngữ phức tạp, khó thành thạo (67,5%).
Có một hạn chế trong kỳ thi JLPT là kỹ năng nghe hiểu chỉ được nghe một lần
cho nên nó trở thành một điểm cực kỳ khó khăn cho sinh viên trong thi nghe
(chiếm đến 82,5%).

Vì thời gian chuẩn bị không nhiều cho nên số lượng người tham gia khảo sát vẫn
còn hạn chế, tuy nhiên thì bài khảo sát vẫn phản ánh đủ những vấn đề các bạn
gặp phải trong việc ôn luyện JLPT, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp.

3. Thống kê bảng dữ liệu

47
Biểu đồ thống kê sự thay đổi về số lượng ứng viên( 1984- 2021) ( thay đổi về số
lượng ứng viên 1984- 2021. Truy xuất từ
(https://www.jlpt.jp/e/statistics/index.html)

( Dữ liệu của bài kiểm tra năm 2022- tháng 7. Truy xuất từ
https://www.jlpt.jp/e/statistics/archive/202201.html)

Biểu đồ thống kê thuộc tính của ứng viên (thuộc tính của ứng viên. Truy
xuất từ https://www.jlpt.jp/e/statistics/index.html)

Biểu đồ thống kê những lý do tham dự kỳ thi jlpt ( lý do làm bài kiểm tra.
Truy xuất từ https://www.jlpt.jp/e/statistics/index.html)

JLPT cũ ( About the JLPT. Truy xuất từ


http://www.tanos.co.uk/jlpt/aboutjlpt/)

JLPT mới ( Bằng JLPT và những gì cần biết về kỳ thi tiếng Nhật- Shizen
Nihongo. Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/ )

Nội dung thi và thời gian thi các cấp độ của bằng jlpt ( kỳ thi jlpt là gì? Cấp
độ, cấu trúc, cách tính điểm và lịch thi. Truy xuất từ
https://www.nhhk.com.vn/blogs/tin-tuc/ky-thi-jlpt)

Cách tính điểm thi jlpt ( bằng jlpt và những gì cần biết về kỳ thi tiếng
nhật- shizen nihongo. Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/ )

Điểm đậu jlpt ( bằng jlpt và những gì cần biết về kỳ thi tiếng nhật- shizen
nihongo. Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/ )

48

You might also like