You are on page 1of 62

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin khẳng định rằng khoá luận có tiêu đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến động
lực học Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang” là bài làm nghiên cứu của
nhóm tôi là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
các cá nhân thu thập từ các nguồn khác nhau và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Khánh Hoà, ngày 6 tháng 1 năm 2024


Tác giả
(ký và ghi rõ họ tên)

1
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh của
sinh viên trường Đại học Nha Trang”, với tình cảm chân thành, nhóm tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện cho
chúng tôi có môi trường học tập tốt, cung cấp những kiến thức và kỹ năng bổ ích giúp
chúng tôi thực hiện tốt bài nghiên cứu.

Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình và tâm huyết của Thầy TS. Trương Ngọc
Phong, thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhóm chúng tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến sự giúp đỡ của thầy.
Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong bộ môn Phương Pháp Nghiên
Cứu Khoa Học trong thời gian qua đã truyền đạt và trang bị cho chúng tôi kiến thức
giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài.

Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài Tiểu luận..

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SPSS: Statistic Packages of Social Science

EFA: Exploratory Factor Analysis

KMO: Kaiser Meyer Olkin

3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Tổng hợp các thang đo nghiên cứu................................................................22

Bảng 4.1. Thống kê tóm tắt các quan sát đo lường cho thang đo.................................30

Bảng 4.2. Kết quả của thang đo “Bản thân sinh viên”..................................................33

Bảng 4.3. Kết quả của thang đo “Chất lượng giảng viên”............................................34

Bảng 4.4. Kết quả của thang đo “Tài liệu học tập”.......................................................35

Bảng 4.5. Kết quả của thang đo “Môi trường học tập”.................................................35

Bảng 4.6. Kết quả của thang đo “Hoạt động phong trào”.............................................36

Bảng 4.7. Kết quả của thang đo “Động lực chung”......................................................37

Bảng 4.8. Kết quả KMO và kiểm định Bartlett............................................................37

Bảng 4.9. Kết quả ma trận xoay nhân tố của các biến độc lập.....................................38

Bảng 4.10. Kết quả ma trận xoay nhân tố của các biến độc lập-Sau khi loại biến TL2,
BT1 và GV4..................................................................................................................39

Bảng 4.11. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc................................................41

Bảng 4.12. Bảng ma trận tương quan............................................................................42

Bảng 4.13. Hệ số Tolerance của mô hình......................................................................44

Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy của mô hình......................................................45

Bảng 4.15. ANOVA trong phân tích hồi quy................................................................45

Bảng 4.16. Kết quả phân tích hồi quy đa biến..............................................................46

Bảng 4.17. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với động lực học tiếng Anh của
sinh viên........................................................................................................................49

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Quy trình thực hiện.......................................................................................19
Hình 3. 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu.....................................................................22
Hình 4. 1 Biểu đồ mẫu theo giới tính............................................................................30
Hình 4. 2 Biểu đồ mẫu theo bậc học.............................................................................31
Hình 4. 3 Biểu đồ mẫu theo chuyên ngành học.............................................................32
Hình 4. 4 Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh........................................................43
Hình 4. 5 Đồ thị tần suất phân phối phần dư.................................................................45
Hình 4. 6 Đồ thị kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.........................................46

5
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Thời đại hiện nay, việc hội nhập và giao lưu với nền văn hóa các nước trên thế
giới để mở rộng mối quan hệ và hợp tác cùng nhau phát triển không còn quá xa lạ đối
với Việt Nam nói chung và mỗi công nhân Việt Nam nói riêng. Sự phát triển của công
nghệ trong thời đại 4.0 đã mang đến nhiều công cụ tiện ích để bổ trợ cho con người
mở rộng khả năng giao tiếp cũng như hòa nhập với nền văn hóa thế giới để tìm kiếm
cơ hội trong công việc và học tập. Sau những tiện ích đó, nó còn một khía cạnh khác
khá là quan trọng như làm thay đổi mạnh mẽ về hình thức giao tiếp giữa một cá nhân,
một nhóm và các quốc gia với nhau – đó chính là khả năng kết nối. Việc kết nối giữa
con người với con người từ các quốc gia với nhau phải thống nhất về mặt ngôn ngữ.
Theo thống kê năm 2023, Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng rộng rãi
tại nhiều quốc gia nhất. Bên cạnh đó, việc có trong tay một ngôn ngữ mới, cụ thể là
tiếng Anh chứng tỏ đang mang trong mình một lợi thế cạnh tranh so với các bạn cùng
trang lứa. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và nắm bắt được cơ hội trong công
việc cũng như du nhập “văn hóa nước ngoài” thì việc cấp thiết là phải tạo ra động lực
học tiếng Anh ngay từ bây giờ.

Với sự phát triển của thế giới hiện nay, việc học tiếng Anh là vô cùng quan
trọng không chỉ đối với sinh viên mà còn của công dân trong một đất nước. Nếu biết
tiếng Anh bạn sẽ rất dễ tiếp cận với những tài liệu học tập của các trường đại học lớn,
từ đó bạn sẽ được học những kiến thức hay và bổ ích. Khi ra trường đi làm, bạn sẽ dễ
được sắp xếp để làm việc với các đối tác nước ngoài, các mảng về quốc tế và rất dễ
thăng tiến trong sự nghiệp cùng với mức lương cao ngất ngưởng.

Học tiếng Anh không khó, tuy nhiên để thành thạo và có thể áp dụng phục vụ
cho việc học tập thì không dễ. Trong quá trình giảng dạy và học tiếng Anh, có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc học ngôn ngữ như tuổi tác, thái độ, tính
cách và động lực, trong đó yếu tố động lực là quan trọng nhất. Thông qua những cuộc
6
khảo sát cho thấy, có rất nhiều lý do để sinh viên không học tốt tiếng Anh: không xác
định được mục đích sử dụng ngôn ngữ này sau khi ra trường, mất gốc cơ bản của môn
học, không tìm được cách học phù hợp, thiếu động lực học tập... Rất nhiều sinh viên
của trường Đại học Nha Trang gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với các tài liệu học tập
bằng tiếng Anh, nhiều sinh viên ra trường không đúng hạn vì thiếu chứng chỉ tiếng
Anh theo yêu cầu của ngành. Nếu không tìm ra những phương pháp giúp sinh viên
học tốt tiếng Anh hơn thì rất khó để sinh viên có thể tìm được công việc tốt sau khi ra
trường và phát triển bản thân. Khi tạo được động lực cho sinh viên học tốt tiếng Anh
thì chất lượng đầu ra của sinh viên trường sẽ rất tốt, sinh viên của trường sẽ tìm được
công việc tốt và góp phần giúp cho đất nước phát triển. Đây là điều mà nhà trường
đang hướng đến.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếng Anh trở thành ngôn
ngữ giao tiếp phổ biến trên thế giới. Việc học tiếng Anh trở thành một nhu cầu thiết
yếu đối với mọi người, đặc biệt là đối với người lao động. Người lao động có trình độ
tiếng Anh tốt sẽ có nhiều cơ hội việc làm, thăng tiến trong công việc, mở rộng các mối
quan hệ quốc tế, tiếp cận với nền văn hóa mới,... Nhất là các bạn sinh viên đang còn
ngồi trên ghế nhà trường - là những người lao động trong tương lai, cần không ngừng
học và trao dồi kiến thức, kĩ năng đặc biệt là tiếng anh để chuẩn bị cho mình đầy đủ
hành trang bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng có động lực
học tiếng anh và thành công chinh phục được tiếng anh.

Vì vậy việc nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh
của sinh viên đại học Nha Trang” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những yếu tố tác
động đến việc học tiếng Anh của sinh viên. Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng sinh
viên ĐH Nha Trang nói riêng và nguồn nhân lực Việt Nam nói chung.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

● Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh của sinh
viên Trường Đại học Nha Trang.
7
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

● Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh của sinh viên
Trường Đại học Nha Trang.
● Đánh giá các nhân tố về mặt khách quan và chủ quan.
● Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến động lực học Tiếng Anh
của sinh viên Trường Đại học Nha Trang.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: Nghiên cứu định tính và
Nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tập trung vào khảo sát thông tin từ Sinh viên
Trường Đại học Nha Trang về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh. Để
đảm bảo tính khoa học, nghiên cứu được thực hiện qua hai phương pháp:

1.3.1. Nghiên cứu định tính

Lập bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành chọn mẫu và khảo sát chuyên sâu Sinh
viên Trường Đại học Nha Trang, thu nhập dữ liệu, mã hóa và đưa ra kết quả.

1.3.2. Nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng chính là phương pháp khảo
sát, điều tra bằng bảng câu hỏi. Mục đích nhằm đánh giá mức độ nhận thức, thái độ
của sinh viên về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh của Trường Đại
học Nha Trang. Dựa trên số liệu đã thu nhập được, nhóm nghiên cứu sử dụng phần
mềm SPSS để xử lý dữ liệu và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với
động lực học Tiếng Anh của Sinh viên Trường Đại học Nha Trang.

1.4. Đối tượng nghiên cứu

- Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh của sinh viên trường Đại
học Nha Trang.
- Đối tượng khảo sát: sinh viên đang theo học tại trường Đại học Nha Trang.

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu

8
Về mặt thực tiễn: Đưa ra được các giải pháp giúp cải thiện và duy trì động lực
học tiếng Anh từ đó sinh viên có thể đọc các tài liệu nước ngoài và có được nhiều cơ
hội việc làm sau khi ra trường.

9
TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu như: tính cấp thiết của đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
ý nghĩa của đề tài và kết cấu của đề tài.

10
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1. Lý thuyết về động lực học Tiếng Anh

2.1.1. Khái niệm

Động lực được hiểu là những tác động lớn đến sự thành công, thất bại của
người học ngôn ngữ mới, cụ thể là học tiếng Anh.“Động lực” tưởng chừng đơn giản
nhưng lại khó định nghĩa. Các nhà lý luận về động lực dường như không thống nhất về
một định nghĩa duy nhất. Trong nhiều nghiên cứu khoa học cho đến nay, các nhà lý
luận đã nghiên cứu và thảo luận nhiều khái niệm liên quan đến động lực. Các nhà
nghiên cứu có những khái niệm khác nhau về động lực.

Theo Gardner (1985) cho rằng “Động lực là sự kết hợp giữa nỗ lực và mong
muốn đạt được mục tiêu học ngôn ngữ cùng với thái độ tích cực đối với việc học ngôn
ngữ”. Động lực của Gardner bao gồm bốn khía cạnh: mục tiêu, nỗ lực, mong muốn đạt
được mục tiêu và thái độ tích cực đối với hoạt động học.

Littlewood, W. (1998) nhận định: “Động lực là một hiện tượng phức tạp và bao
gồm nhiều thành phần: động lực của cá nhân, nhu cầu đạt được thành tích và thành
công, sự tò mò, mong muốn được kích thích và trải nghiệm mới, v.v.”. Hơn nữa, ông
nhấn mạnh tầm quan trọng của động lực trong việc học ngôn ngữ thứ hai rằng “động
lực là là động cơ quan trọng quyết định liệu người học có bắt tay vào thực hiện một
nhiệm vụ hay không, người đó dành bao nhiêu năng lượng cho việc đó và người đó
duy trì được bao lâu”.

Theo Harmer (2001) cho rằng “động lực là nội lực thúc đẩy con người làm một
việc gì đó để đạt được thành quả”. Động lực được hiểu là một tác nhân thúc đẩy hành
vi của con người để hoàn thành một mục tiêu nào đó, đó có thể coi là nộ lực bên trong
con người. Gắn vào quá trình học tập, thì động lực chính là mấu chốt để đưa con người
tới sự thành công và đạt được nhiều thành quả xứng đáng. Nếu thiếu động lực thì dù
công việc có thuận lợi đến đâu, con người vẫn dễ yếu lòng, khó khăn và thất bại.

11
Theo William và Burden (1997), “động lực là một trạng thái kích thích nhận
thức và cảm xúc; dẫn đến một quyết định có ý thức để hành động và điều này tạo sự cố
gắng về trí tuệ và thể chất để đạt được mục tiêu hoặc các mục tiêu đã đặt ra trước đó”

2.1.2. Các lý thuyết giải thích về động lực

2.1.2.1. Thuyết tư duy của Dweck và Legget (1988)

Thuyết tư duy cho rằng cách tư duy của một người sẽ cho ta thấy kết quả cuộc
sống của người đó có thành công hay không. Theo Dweck, tư duy của con người được
chia thành hai loại đó là: Tư duy cố định (fixed mindset) và tư duy phát triển (growth
mindset). Những người có tư duy cố định tin rằng năng lực và tính cách của con người
là không thể thay đổi. Vì thế mặc dù họ có đủ khả năng nhưng họ vẫn sẽ cố tránh
những thách thức hoặc bỏ cuộc dễ dàng khi gặp một trở ngại nào đó và cho rằng mình
không đủ năng lực để làm việc đó. Lỗi tư duy này là một đe dọa trong quá trình học và
tăng trưởng của họ. Ngược lại, những người sở hữu tư duy phát triển sẽ tin rằng khả
năng, sự thông minh của con người có thể cải thiện được thông qua nỗ lực và rèn
luyện. Họ sẵn sàng đối mặt với những thử thách, các lời chỉ trích và phản hồi tiêu cực.
Nếu thất bại họ sẽ xem đó là một cơ hội để học hỏi và phát triển.

Với cách nhìn mới mẻ này, ta thấy có rất nhiều cách nhìn về việc học ngoại
ngữ. Ngoài động lực của người học thì cách tư duy của họ đóng vai trò then chốt trong
việc học ngoại ngữ và cụ thể ở nghiên cứu này là tiếng Anh

2.1.2.2. Lý thuyết về sự tự quyết của Edward Deci và Richard Ryan (1980)

Theo Edward Deci và Richard Ryan một người có sự tự quyết sẽ thấy rằng
mình có sự chọn lựa trong công việc bắt đầu và hoạch định hành động của chính mình.
Nói cách khác, người đó sẽ thấy bản thân mình có sự tự chủ, tức là làm chủ hành vì
của mình. Để có được sự tự quyết, con người cần phải đáp ứng đủ ba nhu cầu cơ bản
là: Nhu cầu tự chủ (need for autonomy), nhu cầu năng lực (need for competence) và
nhu cầu kết nối (need for relatedness). Mức độ thỏa mãn ba nhu cầu này sẽ tác động
vào động lực của con người. Nếu một người được thỏa mãn ba nhu cầu cơ bản này thì
họ sẽ chủ động tham gia vào hoạt động, ngược lại nếu chưa thỏa mãn ba nhu cầu cơ
bản này thì động lực của người đó sẽ bị tác động tiêu cực. Với lý thuyết này giáo viên
12
sẽ là mắt xích quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải có các phương pháp giảng dạy hợp lý,
cách phối hợp với các học sinh nhịp nhàng nhằm tạo hứng thú cũng như các bài tập
phải có nhiều độ khó khác nhau cho sinh viên có quyền tự quyết nhằm đáp ứng đủ ba
nhu cầu cơ bản của sinh viên. Từ đó giúp sinh viên tạo thêm động lực học tiếng Anh.

2.1.2.3. Thuyết kỳ vọng - giá trị của Jacquelynne Eccles (1980)

Theo Jacquelynne Eccles Mức độ mà cá nhân kỳ vọng họ sẽ thành công và


những giá trị mà họ gắn với nhiệm vụ học là các nhân tố cơ bản đưa họ tới các sự
quyết định liên quan tới việc học của các nhân họ. Kỳ vọng thành công là niềm tin vào
việc họ sẽ thực hiện tốt một nhiệm vụ học tập tới mức nào. Giá trị của nhiệm vụ là các
lý do chủ quan sẽ ảnh hưởng tới năng lực cá nhân thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Giá
trị của nhiệm vụ có bốn loại: Giá trị nội tại (intrinsic value), giá trị sử dụng (utility
value). giá trị thành tự (attainment value) và chi phí (cost). Mối quan hệ giữa kỳ vọng
thành công và giá trị đó là bổ trợ cho nhau. Một người sẽ quyết định tham vào các hoạt
động mà họ nhìn thấy có giá trị và khi họ tham gia các hoạt động này, kỳ vọng thành
công của họ sẽ thay đổi và sự thay đổi này sẽ làm thay đổi giá trị mà cá nhân đã gắn
với hoạt động. Áp dụng lý thuyết này giáo viên có thể tạo điều kiện cho sinh viên nhìn
ra các giá trị của việc học ngoại ngữ bằng cách cho họ viết một bài luận nói về lý do
tại sao việc học tiếng Anh lại quan trọng đối với bản thân họ. Việc làm này có thể giúp
sinh viên thêm hứng thú với việc tiếng Anh.

2.2. Các nghiên cứu có liên quan

2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Anjomshoa và Sadighi (2015). Nghiên cứu được thực hiện
với sự tham gia của 200 sinh viên đại học tại một trường đại học ở Iran. Các sinh viên
được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi về động lực học tiếng Anh bao gồm các
câu hỏi về mục tiêu học tập, niềm tin, thái độ và cảm xúc liên quan đến việc học tiếng
Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:

● Mục tiêu học tập: Sinh viên có mục tiêu học tập cụ thể và rõ ràng có xu hướng
có động lực học tiếng Anh cao hơn.

13
● Niềm tin: Sinh viên có niềm tin vào khả năng học tiếng Anh của mình có xu
hướng có động lực học tiếng Anh cao hơn.
● Thái độ: Sinh viên có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh có xu hướng
có động lực học tiếng Anh cao hơn.
● Cảm xúc: Sinh viên cảm thấy hứng thú và thích thú với việc học tiếng Anh có
xu hướng có động lực học tiếng Anh cao hơn.

Nghiên cứu của Anjomshoa & Sadighi (2015) Cung cấp những hiểu biết sâu
sắc về các yếu tố động lực ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh ở sinh viên đại học.
Những hiểu biết này có thể được sử dụng để thiết kế các chương trình học tiếng Anh
hiệu quả hơn và giúp sinh viên duy trì động lực học tập trong suốt quá trình học.

Nghiên cứu của Uttal (1997). Vấn đề nghiên cứu là thái độ và niềm tin của các
bà mẹ châu Á và các bà mẹ ở Mỹ và con cái của họ về năng lực toán học bằng cách
đánh giá tầm quan trọng của bốn khía cạnh trong học tập của học sinh. các yếu tố là nỗ
lực, khả năng tự nhiên, khó khăn trong công việc ở trường và may mắn hoặc cơ hội.
Kết quả cho thấy các bà mẹ Mỹ đánh giá khả năng tự nhiên có ý nghĩa hơn đối với
thành tích học tập của con cái họ (một tư duy cố định). Ngược lại, các bà mẹ châu Á
đánh giá hiệu suất là quan trọng hơn (tư duy phát triển). Uttal lập luận rằng nhận thức
của các bà mẹ châu Á và Mỹ giải thích cho sự khác biệt về thành tích giữa người Mỹ
và người châu Á trong các đánh giá toán học quốc tế.

Nghiên cứu của Jin-Jun (2012). Thực hiện nghiên cứu tại Trường Cao đẳng
nghề Đài Loan đã kết luận không có sự khác biệt về động cơ học tập của sinh viên ở
các phân khoa khác nhau trong trường cao đẳng nghề, giữa giới tính và nền tảng tiếng
Anh từ thời trung học. Ông cũng nhận thấy tầm quan trọng của các số liệu thống kê so
sánh giữa động cơ học tập và thành tích học tập của sinh viên. Từ đó ông đưa ra kết
luận rằng, sinh viên có nỗ lực phấn đấu và đạt thành tích cao khi họ có động cơ học tập
cụ thể, rõ ràng và điều này đúng với sinh viên của tất cả các khoa trong trường Cao
đẳng nghề Đài Loan.

Nghiên cứu của Gottfried, et al.(2001), Murdok và Miller,(2008). Nghiên


cứu đã chỉ ra rằng: việc học được thúc đẩy bởi sự tham gia và cam kết. của người học

14
và đạt được thành tích học tập sự xuất sắc có thể giúp họ trong tương lai nghề nghiệp
của họ.

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Ngô (2015). Nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết về quyền tự
quyết để điều tra động cơ học Tiếng Anh của sinh viên trong giáo dục đại học Việt
Nam. Cô đã sử dụng các phương pháp hỗn hợp để giải quyết 5 mục tiêu chính. Mục
tiêu nghiên cứu cuối cùng khám phá nhận thức của sinh viên về cách giảng viên, đồng
nghiệp và phụ huynh ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh của họ.

Nguyễn Thùy Dương và Phan Thục Anh (2012) tin rằng động lực là một yếu
tố quan trọng trong sự thành công của việc học ngoại ngữ. Bài viết này trình bày tổng
quan về động cơ học tiếng Anh của sinh viên Việt Nam và nhiệm vụ của giáo viên liên
quan đến động cơ, báo cáo kinh nghiệm của tác giả trong các tình huống giảng dạy
thực tế và trình bày một số hàm ý sư phạm.

Dương Thị Kim Oanh (2013). Động lực học tập là một khái niệm đa chiều, sự
biểu hiện phong phú, nó được đánh giá bởi nhiều tiêu chí hữu hình và vô hình cũng
như có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Vì thế, việc xác định toàn diện các nhân tố có
tác động đến động lực học tập của sinh viên là không dễ dàng.

Theo Hoàng Thị Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016) “động lực là một yếu tố
quan trọng của việc giảng dạy hiệu quả và là nền tảng cho quá trình học tập ( Slavin,
2008). Động lực tạo ra nguồn năng lượng mạnh mẽ khiến người học hành động và duy
trì hành động để đạt được mục tiêu học tập. Kết quả học tập, những điều học được và
áp dụng vào thực tế sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sau này của người học.

Theo Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004) “Động lực làm việc là
sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới mục
tiêu, kết quả nào đó”

2.3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết

2.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu

15
2.3.1.1. Bản thân sinh viên tác động đến động lực học Tiếng Anh

Nhân tố từ chính bản thân sinh viên có thể coi là yếu tố “then chốt” tác động
lớn đến động lực học Tiếng Anh. Thứ nhất, để học tập tốt hoặc làm một việc tạo ra
năng suất cao phải xuất phát từ động lực nội tại bằng cách thể hiện sự yêu thích và
quan tâm. Theo Gardner (1985) “động lực trong việc học ngoại ngữ là mức độ mà cá
nhân nỗ lực hoặc cố gắng học ngôn ngữ vì mong muốn được học nhằm đạt mục tiêu và
cảm thấy hài lòng với việc làm này”. Học tiếng Anh cũng vậy, phải tạo mức độ quan
tâm và sự kiên trì đối với việc học,điều này sẽ ảnh hưởng đến động lực rất lớn. Một
sinh viên thành công luôn có sự nỗ lực, cần cù từng ngày hơn là trí thông minh sẵn có
đối với học tập và cải thiện kỹ năng Tiếng Anh của mình. Thứ hai, phải định hướng
mục tiêu rõ ràng và tin vào năng lực của bản thân. Theo Williams và Williams (2011)
cho thấy rằng: “Yếu tố bản thân sinh viên như việc sinh viên có định hướng mục tiêu
học tập rõ ràng sẽ góp phần ảnh hưởng đến động lực học tập”. Khi sinh viên tin tưởng
rằng mình có thể tiến bộ, họ sẽ có động lực và sẵn sàng đối mặt với những thách thức.
Thứ ba, sinh viên cần một thái độ tích cực và đón nhận kiến thức một cách tự nhiên,
có nghĩa là không dồn ép bản thân phải “nhồi nhét” một mớ sách vở trong vòng một
ngày hay thậm chí một giờ. Sinh viên nên có tinh thần cởi mở và yêu Tiếng Anh nhiều
hơn, tự khắc Tiếng Anh sẽ là người bạn đồng hành và không còn là nỗi sợ, đồng thời
cần định hình mục tiêu và có kế hoạch học tập cụ thể để tiếp thu kiến thức một cách tốt
nhất.
Giả thuyết H1: “Nhân tố từ chính bản thân sinh viên tác động đến động lực
học Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang”.

2.3.1.2. Chất lượng giảng viên ảnh tác động đến động lực học Tiếng Anh của sinh
viên

Chất lượng giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
động lực học tập của sinh viên nói chung và động lực học tiếng Anh nói riêng. Một
giảng viên giỏi, nhiệt tình, có phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ giúp sinh viên tiếp
thu kiến thức một cách hiệu quả, từ đó tạo động lực để họ tiếp tục học tập. Thứ nhất
về kiến thức chuyên môn, kiến thức chuyên môn là yếu tố quan trọng nhất quyết định
chất lượng giảng dạy của giảng viên. Một giảng viên có kiến thức chuyên môn vững

16
vàng sẽ có thể truyền đạt kiến thức một cách chính xác và đầy đủ cho sinh viên. Khi
sinh viên cảm thấy giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, họ sẽ tin tưởng
vào giảng viên và có động lực để học tập. Thứ hai là Kỹ năng sư phạm, một giảng
viên có khả năng truyền đạt kiến thức một cách hấp dẫn, lôi cuốn, tạo hứng thú cho
sinh viên sẽ giúp sinh viên đó tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả. Thứ
ba, phương pháp giảng dạy là cách thức mà giảng viên truyền đạt kiến thức đến cho
sinh viên. Một phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức
một cách dễ dàng và hiệu quả. Cuối cùng, Thái độ giảng dạy của giảng viên là yếu tố
tác động trực tiếp đến cảm xúc của sinh viên. Giảng viên có thái độ giảng dạy nhiệt
tình, tận tâm, yêu nghề, yêu học sinh sẽ tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với sinh viên,
từ đó giúp sinh viên cảm thấy thoải mái và có động lực để học tập.

Giả thuyết H2: “Nhân tố từ giảng viên ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh
của sinh viên trường Đại học Nha Trang”.

2.3.1.3. Tài liệu học tập tác động đến động lực học tiếng Anh của sinh sinh viên

Tài liệu học tập được hiểu là các phương tiện vật chất để lưu giữ, mang hoặc
phản ánh nội dung học tập, nghiên cứu. Các trường Đại học trên thế giới nói chung và
trường Đại học Nha Trang nói riêng đều chú trọng vào kho tàng tài liệu để có thể tạo
môi trường tốt nhất cho sinh viên, giảng viên học hỏi và tìm tòi nghiên cứu. Việc được
cung cấp nguồn học liệu dồi dào sẽ giúp các giảng viên cập nhật được những bài giảng
hoặc các phương pháp giảng dạy mới từ đó có thể tạo nên những tiết học thú vị để thúc
đẩy động lực học tập của sinh viên. Đối với sinh viên, tài liệu học tập là người bạn
không thể thiếu vì bằng cách hỗ trợ học tập, chúng có thể gia tăng thành tích học tập
của sinh viên một cách đáng kể, giúp sinh viên nắm chắc, mở rộng kiến thức nhằm
thúc đẩy vốn hiểu biết của bản thân sinh viên.Và tiếng Anh là môn học ngôn ngữ đòi
hỏi tinh thần tự học cao và tài liệu chính xác. Vì thế sinh viên muốn học tập tốt trên
lớp và tự học tốt thì phải tìm đến các tài liệu học tập. Muốn làm được điều này, một
trường đại học cần phải tích cực xây dựng nguồn học liệu khoa học một cách dồi dào
phong phú là điều cần thiết để cho việc học và dạy trở nên hiệu quả, Tóm lại. yếu tố tài
liệu học tập được xem là một trong các yếu tố có sức ảnh hưởng đến động lực học tập
tiếng Anh của sinh viên.

17
Giả thuyết H3: “Tài liệu học tập dồi dào có tác động tích cực lên động lực học
tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang”.

2.3.1.4. Môi trường học tập tác động đến động lực học tiếng Anh của sinh viên

Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới động cơ
học tiếng Anh của sinh viên. Theo Hinde-McLeod và Reynoldss (2007):”Việc tạo ra
một môi trường học tập phù hợp có thể hỗ trợ sự phát triển của sinh viên trong lớp
học”. Một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ có thể nâng cao động lực, trong khi
một môi trường tiêu cực hoặc không tạo cảm hứng có thể cản trở nó. Đồng quan điểm
này Williams (2011) cho rằng môi trường là thành phần quan trọng nhằm gia tăng
động lực học tập của sinh viên. Một số yếu tố chính làm nổi bật ảnh hưởng của môi
trường học tập đến động lực học tiếng Anh chẳng hạn như: Không khí lớp học, môi
trường giảng dạy, yếu tố liên quan đến nội dung, hỗ trợ và sự phản hồi của giảng viên,
tài liệu và thiết bị hỗ trợ,...Bầu không khí lớp học tích cực sẽ thúc đẩy động lực. Khi
sinh viên cảm thấy thoải mái, được khuyến khích và được tôn trọng, sinh viên sẽ có
nhiều khả năng tham gia tích cực vào việc học tiếng Anh hơn. Một môi trường hòa
nhập coi trọng sự đa dạng và khác biệt về văn hóa có thể khiến sinh viên cảm thấy gắn
kết hơn với quá trình học tập. Vì vậy, việc tạo ra một môi trường học tập tích cực, toàn
diện và hấp dẫn là điều cần thiết để nâng cao động lực học tiếng Anh của sinh viên.
Giảng viên, nhà quản lý và các tổ chức giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành môi trường này và nuôi dưỡng niềm yêu thích học ngôn ngữ.

Giả thuyết H4: “Môi trường học tập có tác động tích cực đến động lực học
Tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nha Trang”.

2.3.1.5 Hoạt động phong trào tác động đến động lực học tiếng Anh của sinh viên

Những hoạt động phong trào trong và ngoài trường học cũng là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới động cơ học tiếng Anh của sinh viên Đại học.
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh tương tác với nhau bằng ngôn ngữ mới trong môi
trường tự nhiên, sáng tạo, năng động, đồng thời giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một
cách tự nhiên thì bản thân sinh viên học ngôn ngữ mới nên tham gia những câu lạc bộ
tiếng Anh trong và ngoài trường học, điều này giúp sinh viên có thể giao tiếp nhiều

18
hơn với giảng viên và bạn bè. Với tinh thần vừa học vừa chơi sẽ tạo cho sinh viên một
không gian thoải mái để giao tiếp với nhau và thoải mái bộc lộ khả năng của mình mà
không sợ sai giống như trên lớp học sẽ là một động lực lớn giúp sinh viên tự tin cải
thiện trình độ tiếng Anh của bản thân mình hơn. Đồng thời sinh viên cũng có thể tham
gia các hoạt động ở những câu lạc bộ ngoài trường, tiếp cận với người bản xứ và học
hỏi được nhiều hơn.

Giả thuyết H5: “Hoạt động phong trào có tác động tích cực đến động lực học
Tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nha Trang”.

2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết

Từ các bài luận án, khóa luận đã nghiên cứu trước đó. Tác giả đã có những giả định về
những yếu tố ảnh hưởng đến động lực trong việc học tiếng Anh. Với sự nghiên cứu và
phân tích dữ liệu, tác giả đã tổng hợp được năm yếu tố tác động đến động lực học
tiếng Anh gồm có: “bản thân sinh viên”; “chất lượng giảng viên”; “môi trường học
tập”; “tài liệu học tập”; “hoạt động phong trào” tại trường Đại học Nha Trang. Dưới
đây là mô hình nghiên cứu

Hình 2. 1. Quy trình thực hiện

19
TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 đã trình bày những lý thuyết nền tảng về động lực, động lực
học tập, cũng như lược khảo các nghiên cứu có liên quan. Lược khảo các nghiên cứu
trong và ngoài nước có liên quan nhằm đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu lý
thuyết. Bao gồm 5 biến độc lập: Bản thân sinh viên, chất lượng giảng viên, tài liệu học
tập, môi trường học tập và hoạt động phong trào. Nội dung của chương 2 là cơ sở của
để hình thành nên các bước nghiên cứu sau này.

20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Quy trình thực hiện

Nghiên cứu được thực hiện với sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Trong đấy, giai đoạn đầu tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng
việc tổng quan các tài liệu có liên quan, đưa ra mô hình lý thuyết. Đồng thời nghiên
cứu áp dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung và soạn thảo sẵn dàn ý. Mục đích
của việc làm này là để kiểm tra mô hình nghiên cứu và xây dựng các thang đo nghiên
cứu phù hợp để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh
viên trường Đại học Nha Trang.

Tiếp đó, nghiên cứu thực hiện một cuộc khảo sát thử nghiệm với 10 sinh viên
của trường Đại học Nha Trang. Mục tiêu của bước này nhằm kiểm tra độ phù hợp của
thang đo trong mô hình nghiên cứu. Qua cuộc khảo sát, nhóm tiến hành tổng hợp,
điều chỉnh và cập nhật các thang đo cùng với mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đưa
ra mô hình và thang đo nghiên cứu chính thức.

Cùng với đó, nghiên cứu định lượng được sử dụng bằng việc khảo sát bảng câu
hỏi. Thực hiện bằng cách gửi link khảo sát được xây dựng trên google form, bảng câu
hỏi đã được nhóm phân phối đến các sinh viên trường Đại học Nha Trang. Ngoài ra,
nhóm cũng sử dụng các phương pháp như: hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA,
thống kê mô tả, phân tích hồi quy đa biến và phân tích tương quan nhằm góp phần đạt
được mục tiêu mà nghiên cứu đề ra.

Dưới đây là quy trình thực hiện nghiên cứu:

(cái hình vẽ sau)

21
Hình 3. 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Xây dựng thang đo

Các thang đo trong nghiên cứu này được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây
có sự liên quan đến đề tài. Nghiên cứu đã tổng hợp được 27 biến quan sát để đo lường
5 nhân tố. Trong đó, Vì bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng
đến động lực học tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang nên nhóm đã tổ
chức một cuộc thảo luận với 5 sinh viên khóa 63 trường Đại học Nha Trang.

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy các biến quan sát được đưa ra thảo luận một
cách rõ ràng và cụ thể. Hầu hết mọi người đều cho rằng các yếu tố: bản thân sinh viên,
chất lượng giảng viên; tài liệu học tập; môi trường học tập; hoạt động phong trào đều
có ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh.

Tiếp đó, nhóm thực hiện nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ và tiến
hành khảo sát thử với 10 sinh viên để kiểm tra mức độ phản ứng của sinh viên với
bảng câu hỏi. Cuối cùng bài nghiên cứu sử dụng 27 biến quan sát, trong đó có 23 biến

22
độc lập và 4 biến phụ thuộc. Dưới đây là các chỉ tiêu thành phần dùng để đo lường 5
nhân tố tác động đến động lực học tiếng Anh được trình bày dưới đây.

Bảng 3.1.Tổng hợp các thang đo nghiên cứu

Kí hiệu Nội dung Nguồn tham khảo

Bản thân sinh viên

BT1 Bạn muốn được thường xuyên sử dụng Tiếng Al-Tamimi và Shuib
Anh trong công việc tương lai (2009); Al-Qahtani
(2013)

BT2 Sinh viên có định hướng mục tiêu học tập rõ Klein và cộng sự
ràng sẽ góp phần ảnh hưởng đến động lực (2006), Williams và
Williams (2011)

BT3 Nhận thức, ý chí của bản thân Đỗ Thanh Loan, Đỗ


Thanh Huyền (2021)

BT4 Những sinh viên có động lực học tập thường học Ushida E.,2005
một cách đều đặn và hiệu quả để hoàn thiện các
kỹ năng ngôn ngữ

BT5 Bản thân bạn có hứng thú, mong muốn được học Bùi Thị Lan (2018)
môn Ngoại ngữ.

Chất lượng giảng viên

GV1 Phương pháp giảng dạy linh hoạt Keller (1984),


(Nguyễn Thị Bích
Trâm, 2021

GV2 Giảng viên nhiệt tình, chu đáo trong giờ dạy Nguyễn Đình Như
Hà , Trần Quốc Thảo
(2019)

GV3 Giảng viên sử dụng tốt các phương tiện dạy học Nguyễn Đình Như

23
hiện đại: máy chiếu, laptop và các phần mềm hỗ Hà , Trần Quốc Thảo
trợ trong mỗi bài học (2019)

GV4 Giảng viên sử dụng thường xuyên tiếng Anh Nguyễn Đình Như
trong khi giảng bài Hà , Trần Quốc Thảo
(2019)

GV5 Giảng viên thường xuyên cập nhật thông tin và Nguyễn Đình Như
kiến thức chuyên ngành cho bài học Hà , Trần Quốc Thảo
(2019)

Tài liệu học tập

TL1 Sinh viên thích sử dụng tài liệu tham khảo trực Julie (2012)
tuyến hơn là tài liệu in ấn

TL2 Bài giảng được chuẩn bị kỹ và giải thích bài học Lê Thị Tuyết Hạnh
cẩn thận và Nguyễn Lê Hoài
Thu (2019)

TL3 Giáo trình, tài liệu học mới phù hợp với trình độ Bùi Thị Lan (2018)
của bạn

TL4 Sinh viên được cung cấp và hướng dẫn cách tìm Bùi Thị Kim Phúc,
tài liệu tham khảo Đặng Thị Mỹ Dung
(2018)

Môi trường học tập

MT1 Quy mô lớp học phù hợp Ullah và cộng sự


(2013)

MT2 Sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong lớp Ullah và cộng sự
(2013)

MT3 Sự tích cực khi tham gia vào bài giảng của các Ullah và cộng sự
sinh viên trong lớp (2013)

24
MT4 Các yếu tố bối cảnh trong lớp học có thể có tác Posner và cộng sự
động đáng kể đến niềm tin và động lực của sinh (1982)
viên

Hoạt động phong trào

HĐ1 Lớp tổ chức nghe nhạc hoặc xem phim tiếng Lâm Thị Hương
Duyên, La Hoàng
Anh vào cuối tuần
Kim Yến Phượng,
Nguyễn Lê Ánh
Tuyết, Trần Thụy
Vân Anh (2014)
HĐ2 Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh ThS. Nguyễn Hoàng
Uyên Châu, ThS. Lê
Thị Thùy Trang,
ThS. Trần Thị Ân
(2022)

HĐ3 Nhà trường và khoa có nhiều hoạt động liên ThS. Nguyễn Hoàng
quan đến sử dụng và học tập tiếng Anh như các Uyên Châu, ThS. Lê
cuộc thi Thị Thùy Trang,
ThS. Trần Thị Ân
(2022)

HĐ4 Giao lưu với người nước ngoài Lâm Thị Hương
Duyên, La Hoàng
Kim Yến Phượng,
Nguyễn Lê Ánh
Tuyết, Trần Thụy
Vân Anh (2014)
HĐ5 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sân chơi M Yuseano
tiếng Anh như ngày hội tiếng Anh, trại hè tiếng Kardiansyah, Laila
Anh, cuộc thi hùng biện tiếng Anh. Ulsi Qodriani (2018)

Động lực chung

ĐLC1 Nói chung học tiếng Anh cho tôi cảm giác hứng Nguyễn Việt Nga
thú (2020)

25
ĐLC2 Nói chung học tiếng Anh cho tôi cảm giác mạnh Nguyễn Hoàng Uyên
dạng giao tiếp hơn Châu, Lê Thị Thùy
Trang, Trần Thị Ân
(2022)
ĐLC3 Nói chung học tiếng Anh cho tôi công việc tốt Nathan Edgerton
(2016)
ĐLC4 Nói chung học tiếng Anh giúp tôi tiếp cận tài Lâm Thị Hương
liệu nước ngoài dễ dàng Duyên, La Hoàng
Kim Yến Phượng,
Nguyễn Lê Ánh
Tuyết, Trần Thụy
Vân Anh (2014)

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm, với số từ 1 đến 5 lần lượt là rất
không đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý. Nghiên cứu đã được tác giả tổng hợp từ các
nghiên cứu đi trước có liên quan và thông qua quá trình thảo luận nhóm đã lựa chọn ra
thang đo phù hợp với nghiên cứu.

3.2.2. Các phương pháp phân tích

Sau khi xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo để thực hiện các bước
nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được chọn để đo lường động lực học Tiếng Anh
của sinh viên trường Đại học Nha Trang. Sau khi có kết quả nghiên cứu, các đánh giá
sẽ được thực hiện dựa trên lý do này về mức độ tác động từ các yếu tố này đến động
lực học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Nha Trang.

Phương pháp thống kê sử dụng: tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

Đánh giá độ tin cậy: Hệ số Cronbach’s Alpha.

Phương pháp phân tích đa biến dựa vào mối tương quan giữa các biến quan sát
(EFA): Trong phân tích nhân tố được coi là phù hợp nếu đáp ứng được các yêu cầu
sau: giá trị hệ số KMO đạt giá trị >= 0,6, hệ số Factor Loading giá trị ≥ 0,5, giá trị
Total Inital Eigenvalues ≥ 1 , tích tổng phương sai phải ≥ 50%. Các yêu cầu trên đồng
thời đáp ứng được các điểm của bảng câu hỏi của được coi là phù hợp với mô hình.
Nếu không phù hợp, bộ lọc sẽ lọc dần cho đến khi nhận kết quả phù hợp.

26
Phân tích tương quan Pearson: Hệ số tương quan Pearson được thực hiện nhằm
xác định mức độ ảnh hưởng quan trọng của các nhân tố. Trong nghiên cứu này, chúng
ta sử dụng r…[-1,+1]

Phân tích hồi quy đa biến: Sau khi phân tích các bước nghiên cứu để đảm bảo
độ tin cậy, các nhân tố sẽ được phân tích bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến.
Phân tích này nhằm đi tới mục đích dự đoán được cường độ tác động của các nhân tố
lên động lực học tiếng Anh của sinh viên. Trong phần này, số liệu của các biến đại
diện được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp trung bình giản đơn. Ngoài ra,
nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến cũng phải kiểm định các hiện tượng như tự
tương quan, đa cộng tuyến, tính phân phối chuẩn của phần dư và hiện tượng phương
sai không đổi.

27
TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 trình bày một cách tổng quan về những nhân tố ảnh hưởng
đến động lực học tiếng anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang . Bên cạnh đó,
phương pháp nghiên cứu của đề tài cũng được trình bày trong chương này gồm
phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Cách xác định và thu thập mẫu
cũng được tác giả trình bày trong chương này.

28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

4.1.1. Giới tính của sinh viên

Hình 4. 1 Biểu đồ mẫu theo giới tính

Nguồn: kết quả phân tích từ SPSS

Trong 160 mẫu, ta thu được kết quả khảo sát: Nam chiếm 50,6% và nữ chiếm
49,4%. Tỷ lệ được xem là không có sự chênh lệch quá lớn và được cho là phù hợp với
đối tượng khảo sát là sinh viên trường Đại học Nha Trang. Nhìn chung nam giới và nữ
giới đều đều quan tâm và hiểu rõ tầm quan trọng, chủ động hoàn thành mục tiêu của
việc học tập nói chung và động lực học tiếng Anh nói riêng.
29
4.1.2. Bậc học của sinh viên

Hình 4. 2 Biểu đồ mẫu theo bậc học

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Theo kết quả khảo sát, đại đa số sinh viên thực hiện khảo sát là sinh viên năm 3
chiếm tỷ lệ 51,2%. Tiếp sau đó là sinh viên năm 4 sắp tốt nghiệp chiếm tỉ lệ là 20,6%.
Sinh viên năm 2 và sinh viên đã tốt nghiệp chiếm tỷ lệ là 11,9%. Còn lại là sinh viên
năm nhất. Kết quả trên cho thấy đa số sinh viên quan tâm và khảo sát là sinh viên năm
3. Vì đây là năm học mà sinh viên bắt đầu học các môn học chuyên ngành có tính chất
thực tiễn cao, đòi hỏi sinh viên phải có nền tảng kiến thức tiếng Anh vững chắc để có
thể tiếp thu tốt. Do đó, sinh viên năm 3 có nhu cầu học và nâng cao trình độ tiếng Anh
cao hơn so với các năm học khác.
30
4.1.3. Chuyên ngành đang học yêu cầu đầu ra tiếng Anh

Hình 4. 3 Biểu đồ mẫu theo chuyên ngành học

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Từ biểu đồ có thể thấy nhóm chuyên ngành của sinh viên có yêu cầu đầu ra
tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao nhất, với 85,6% mẫu nghiên cứu. Cùng với đó, 14,4% là tỷ
lệ của chuyên ngành sinh viên không yêu cầu đầu ra tiếng Anh. Thông tin từ số liệu
phân tích cho thấy đa số các chuyên ngành yêu cầu đầu ra tiếng Anh, hầu hết sinh viên
ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Chính điều nào đã tạo
động lực thúc đẩy cho sinh viên học tiếng Anh.

4.2. Mô tả thang đo nghiên cứu

31
Bảng 4.1. Thống kê tóm tắt các quan sát đo lường cho thang đo

TT Ký Biến đo lường Trung Độ lệch


hiệu bình chuẩn
Bản thân sinh viên (BT)
1 BT1 Bạn muốn được thường xuyên sử dụng 3.61 1.18
Tiếng Anh trong công việc tương lai

2 BT2 Sinh viên có định hướng mục tiêu học tập rõ 3.78 1.15
ràng sẽ góp phần ảnh hưởng đến động lực

3 BT3 Nhận thức, ý chí của bản thân 3.79 0.14

4 BT4 Những sinh viên có động lực học tập thường 3.59 1.28
học một cách đều đặn và hiệu quả để hoàn
thiện các kỹ năng ngôn ngữ

5 BT5 Bản thân bạn có hứng thú, mong muốn được 3.84 1.13
học môn Ngoại ngữ.

Chất lượng giảng viên (GV)


6 GV1 Phương pháp giảng dạy linh hoạt 3.64 1.28

7 GV2 Giảng viên nhiệt tình, chu đáo trong giờ dạy 3.91 1.09

8 GV3 Giảng viên sử dụng tốt các phương tiện dạy 3.73 1.15
học hiện đại: máy chiếu, laptop và các phần
mềm hỗ trợ trong mỗi bài học

9 GV4 Giảng viên sử dụng thường xuyên tiếng Anh 3.67 1.08
trong khi giảng bài

10 GV5 Giảng viên thường xuyên cập nhật thông tin 3.64 1.24
và kiến thức chuyên ngành cho bài học

Tài liệu tham khảo (TL)


11 TL1 Sinh viên thích sử dụng tài liệu tham khảo 3.41 1.16
trực tuyến hơn là tài liệu in ấn
32
12 TL2 Bài giảng được chuẩn bị kỹ và giải thích bài 3.92 1.02
học cẩn thận

13 TL3 Giáo trình, tài liệu học mới phù hợp với trình 3.76 1.1
độ của bạn

14 TL4 Sinh viên được cung cấp và hướng dẫn cách 3.64 1.14
tìm tài liệu tham khảo

Môi trường học tập (MT)


15 MT1 Quy mô lớp học phù hợp 3.39 1.38

16 MT2 Sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong lớp 3.55 1.11

17 MT3 Sự tích cực khi tham gia vào bài giảng của 3.68 1.11
các sinh viên trong lớp

18 MT4 Các yếu tố bối cảnh trong lớp học có thể có 3.71 1.1
tác động đáng kể đến niềm tin và động lực
của sinh viên

Hoạt động phong trào (HĐ)


19 HĐ1 Lớp tổ chức nghe nhạc hoặc xem phim tiếng 3.28 1.35
Anh vào cuối tuần

20 HĐ2 Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh 3.54 1.15

21 HĐ3 Nhà trường và khoa có nhiều hoạt động liên 3.68 1.16
quan đến sử dụng và học tập tiếng Anh như
các cuộc thi

22 HĐ4 Giao lưu với người nước ngoài 3.89 1.18

23 HĐ5 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sân chơi 3.46 1.31
tiếng Anh như ngày hội tiếng Anh, trại hè
tiếng Anh, cuộc thi hùng biện tiếng Anh.

Động lực chung (ĐLC)


33
24 ĐLC1 Nói chung học tiếng Anh cho tôi cảm giác 3.38 1.36
hứng thú
25 ĐLC2 Nói chung học tiếng Anh cho tôi cảm giác 3.61 1.18
mạnh dạng giao tiếp hơn
26 ĐLC3 Nói chung học tiếng Anh cho tôi công việc 3.77 1.29
tốt
27 ĐLC4 Nói chung học tiếng Anh giúp tôi tiếp cận tài 3.74 1.19
liệu nước ngoài dễ dàng

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Sau khi thống kê các thang đo nghiên cứu thì kết quả cho thấy giá trị trung bình
của các biến từ khoảng từ 3,2 đến 3,9. Giá trị trung bình cao nhất là 3,92 (TL2), cho ta
thấy khi bài giảng của giảng viên được chuẩn bị kỹ càng và sinh viên được giải thích
bài học một cách cẩn thận và rõ ràng sẽ tạo ra động lực cho sinh viên. Tuy nhiên biến
quan sát HĐ1 cho ra kết quả giá trị trung bình khá thấp (3,28). Điều này cho thấy sinh
viên không hứng thú với việc xem phim và nghe nhạc tiếng Anh.

4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo nghiên cứu

4.3.1. Đánh giá hệ số Cronbach's Alpha cho thang đo “Bản thân sinh viên”

Bảng 4.2. Kết quả của thang đo “Bản thân sinh viên”

Biến Thang đo trung Phương sai khi Tương quan Hệ số Cronbach’s


quan bình khi loại loại biến với biến tổng Alpha khi loại
sát biến biến
Cronbach’s alpha = 0.832
BT1 15 13.899 0.617 0.802

BT2 14.83 13.852 0.647 0.794

BT3 14.82 14.225 0.602 0.806

BT4 15.03 12.93 0.673 0.786

BT5 14.78 14.213 0.618 0.802

34
Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Kết quả đánh giá độ tin cậy cho thang đo bản thân sinh viên là 0,832 lớn hơn
mức tối thiểu để đảm bảo độ tin cậy thang đo là 0,6. Đồng thời, cả 5 biến quan sát của
nhóm nhân tố bản thân sinh viên đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3
(mức yêu cầu tối thiểu) và 5 biến cũng có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến nhỏ
hơn hệ số chung của thang đo. Vì vậy, tất cả 5 biến quan sát trên đều đảm bảo được độ
tin cậy của thang đo.

4.3.2. Đánh giá hệ số Cronbach's Alpha cho thang đo “Chất lượng giảng viên”

Bảng 4.3. Kết quả của thang đo “Chất lượng giảng viên”

Biến Thang đo trung Phương sai khi Tương quan Hệ số Cronbach’s


quan bình khi loại loại biến với biến tổng Alpha khi loại
sát biến biến
Cronbach’s alpha = 0.83
GV1 14.96 13.174 0.602 0.806

GV2 14.69 13.99 0.641 0.794

GV3 14.87 13.31 0.69 0.779

GV4 14.93 14.58 0.565 0.814

GV5 14.96 13.011 0.654 0.789

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày là 0,83 lớn hơn mức tối thiểu
để đảm bảo độ tin cậy thang đo là 0,6. Đồng thời, cả 5 biến quan sát của nhóm nhân tố
chất lượng giảng viên đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3 (mức yêu cầu
tối thiểu) và 5 biến cũng có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến nhỏ hơn hệ số chung
của thang đo. Vì vậy, tất cả 5 biến quan sát trên đều đảm bảo được độ tin cậy của
thang đo.

4.3.3. Đánh giá hệ số Cronbach's Alpha cho thang đo “Tài liệu học tập”

35
Bảng 4.4. Kết quả của thang đo “Tài liệu học tập”

Biến Thang đo trung Phương sai khi Tương quan Hệ số Cronbach’s


quan bình khi loại loại biến với biến tổng Alpha khi loại
sát biến biến
Cronbach’s alpha = 0.753
TL1 11.31 7.323 0.403 0.778

TL2 10.81 6.874 0.62 0.661

TL3 10.97 6.747 0.571 0.684

TL4 11.09 6.344 0.625 0.652

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Kết quả đánh giá độ tin cậy cho thang đo tài liệu học tập là 0,753 lớn hơn mức
tối thiểu để đảm bảo độ tin cậy thang đo là 0,6. Đồng thời, cả 4 biến quan sát của
nhóm nhân tố tài liệu học tập đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3 (mức
yêu cầu tối thiểu) và 4 biến cũng có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến nhỏ hơn hệ
số chung của thang đo. Kết luận rằng, tất cả 4 biến quan sát trên đều đảm bảo được độ
tin cậy của thang đo.

4.3.4. Đánh giá hệ số Cronbach's Alpha cho thang đo “Môi trường học tập”

Bảng 4.5. Kết quả của thang đo “Môi trường học tập”

Biến Thang đo trung Phương sai khi Tương quan Hệ số Cronbach’s


quan bình khi loại loại biến với biến tổng Alpha khi loại
sát biến biến
Cronbach’s alpha = 0.803
MT1 10.93 7.561 0.599 0.771

MT2 10.77 8.619 0.642 0.742

MT3 10.64 9.231 0.719 0.706

MT4 10.61 9.233 0.535 0.79

36
Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Kết quả đánh giá độ tin cậy cho thang đo môi trường học tập là 0,803 lớn hơn
mức tối thiểu để đảm bảo độ tin cậy thang đo là 0,6. Đồng thời, cả 4 biến quan sát của
nhóm nhân tố môi trường học tập đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3
(mức yêu cầu tối thiểu) và 4 biến cũng có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến nhỏ
hơn hệ số chung của thang đo. Vì vậy, tất cả 4 biến quan sát trên đều đảm bảo được độ
tin cậy của thang đo.

4.3.5. Đánh giá hệ số Cronbach's Alpha cho thang đo “Hoạt động phong trào”

Bảng 4.6. Kết quả của thang đo “Hoạt động phong trào”

Biến Thang đo trung Phương sai khi Tương quan Hệ số Cronbach’s


quan bình khi loại loại biến với biến tổng Alpha khi loại
sát biến biến
Cronbach’s alpha = 0.844
HĐ1 14.56 15.492 0.567 0.837

HĐ2 14.3 15.821 0.674 0.806

HĐ3 14.17 15.235 0.748 0.787

HĐ4 13.96 16.294 0.596 0.826

HĐ5 14.38 14.766 0.683 0.803

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Hệ số Cronbach’s Alpha đánh giá độ tin cậy cho thang đo hoạt động phong trào
là 0,844 lớn hơn mức tối thiểu để đảm bảo độ tin cậy thang đo là 0,6. Đồng thời, cả 5
biến quan sát của nhóm nhân tố hoạt động phong trào đều có hệ số tương quan với
biến tổng lớn hơn 0,3 (mức yêu cầu tối thiểu) và 5 biến cũng có hệ số Cronbach’s
Alpha khi loại biến nhỏ hơn hệ số chung của thang đo. Vì vậy, tất cả 5 biến quan sát
trên đều đảm bảo được độ tin cậy của thang đo.

4.3.6. Đánh giá hệ số Cronbach's Alpha cho thang đo “Động lực chung”

37
Bảng 4.7. Kết quả của thang đo “Động lực chung”

Biến Thang đo trung Phương sai khi Tương quan Hệ số Cronbach’s


quan bình khi loại loại biến với biến tổng Alpha khi loại
sát biến biến
Cronbach’s alpha = 0.875
ĐLC1 11.11 10.428 0.693 0.858

ĐLC2 10.89 10.994 0.77 0.826

ĐLC3 10.73 10.301 0.776 0.821

ĐLC4 10.76 11.38 0.697 0.853

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Kết quả đánh giá độ tin cậy cho thang đo động lực chung của sinh viên là 0,875
lớn hơn mức tối thiểu để đảm bảo độ tin cậy thang đo là 0,6. Đồng thời, cả 4 biến quan
sát của nhóm nhân tố đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3 (mức yêu cầu
tối thiểu) và 4 biến cũng có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến nhỏ hơn hệ số chung
của thang đo. Vì vậy, tất cả 4 biến quan sát trên đều đảm bảo được độ tin cậy của
thang đo.

4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

4.4.1. Đối với các biến độc lập

Bảng 4.8. Kết quả KMO và kiểm định Bartlett

KMO và Bartlett’s Test


Chỉ số KMO 0.904
Kiểm định Bartlett Chi - Bình phương (Chi square) 2034.575
Bậc tự do (df) 253
Mức ý nghĩa (Sig,) 0.000

Nguồn: kết quả phân tích từ SPSS

38
Sau khi kiểm định KMO và kiểm định Bartlett kết quả cho ra rằng chỉ số KMO
là 0,904 lớn hơn 0,5 (mức yêu cầu) thêm vào đó mức ý nghĩa thống kê (Sig.) là 0,000
bé hơn mức yêu cầu tối thiểu là 0,05. Vì vậy các biến quan sát con sự tương quan lẫn
nhau trong tổng thể.

Bảng 4.9. Kết quả ma trận xoay nhân tố của các biến độc lập

Thành phần
1 2 3 4 5
GV1 0.759
GV2 0.715
GV3 0.699
GV5 0.561
TL2
HĐ3 0.826
HĐ2 0.759
HĐ5 0.668
HĐ4 0.661
HĐ1 0.504
TL3 0.744
MT3 0.609
TL4 0.598
MT4 0.577
BT2 0.561
BT4 0.803
BT5 0.721
BT3 0.602
BT1
GV4

39
TL1 0.811
MT2 0.643
MT1 0.611

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Kết quả của bảng xoay cho ta thấy, các biến quan sát TL2, BT1 và GV4 có hệ
số tải bé hơn hệ số tải tiêu chuẩn của bài nghiên cứu là 0,5. Với 20 biến quan sát còn
lại nhóm tiếp tục phân tích lần thứ 2. Kết quả hiển thị chia thành 5 nhóm với
eigenvalue là 1,015 và phương sai trích được là 67,658% cùng với chỉ số KMO là
0,894 và mức ý nghĩa (Sig.) là 0,000. Kết luận, các biến quan sát đều đạt yêu cầu lớn
hơn hệ số tải của nghiên cứu là 0,5 vì vậy kết quả phân tích các nhân tố là thích hợp.
Sau đây là bảng kết quả ma trận xoay sau khi loại biến TL2, BT1 và GV4.

Bảng 4.10. Kết quả ma trận xoay nhân tố của các biến độc lập-Sau khi loại biến
TL2, BT1 và GV4

Thành phần
1 2 3 4 5
HĐ3 0.83
HĐ2 0.767
HĐ4 0.659
HĐ5 0.659
HĐ1 0.521
TL3 0.76
MT3 0.611
TL4 0.604
MT4 0.569
BT2 0.563
GV1 0.777
GV2 0.716

40
GV3 0.701
GV5 0.543
BT4 0.794
BT5 0.735
BT3 0.643
TL1 0.776
MT2 0.679
MT1 0.665

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Theo kết quả phân tích EFA, với 5 nhóm nhân tố và 20 biến quan sát thỏa yêu
cầu được điều chỉnh lại như sau:

● Hoạt động phong trào (5 biến): HĐ1, HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5.
● Năng lực và trình độ tiếng anh (5 biến): TL3, TL4. MT3, MT4, BT2.
● Chất lượng giảng viên (4 biến): GV1, GV2, GV3, GV5.
● Bản thân sinh viên (3 biến): BT3, BT4, BT5.
● Môi trường học tập (3 biến): MT1, MT2, TL1.

Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh

41
Hình 4. 4 Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh

4.4.2. Đối với biến phụ thuộc

Kết quả kiểm định cho ra hệ số KMO là 0.806 lớn hơn 0,5 và mức ý nghĩa là
sig. = 0,000. Thêm vào đó, eigenvalue bằng 2,658 lớn hơn 1, phương sai trích là
66,456% (>50%) và tất cả quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5. Như vậy, công việc
phân tích EFA là phù hợp.

Bảng 4.11. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Thành phần
1
ĐLC3 0.759
ĐLC2 0.715
ĐLC1 0.699
ĐLC4 0.561

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh:

42
4.5. Phân tích tương quan

Ta cần phải phân tích tương quan trước khi thực hiện hiện phân tích hồi quy để
xem xét sự tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc.

Bảng 4.12. Bảng ma trận tương quan

Hoạt Năng Chất Bản thân Môi


động lực và lượng sinh viên trường
phong trình giảng học tập
trào độ viên
tiếng
Anh
Động lực Pearson 0.767 0.742 0.649 0.646 0.645
Correlation
Sig. 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 160 160 160 160 160

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Sau khi thực hiện phân tích đã cho ra kết quả như sau: Các nhân tố ảnh hưởng
và động lực chung có sự tương quan tuyến tính với nhau. Trong đó, những biến có hệ
số tương quan cao với biến phụ thuộc là: Hoạt động phong trào (0.767), năng lực và
trình độ tiếng Anh (0.742) và chất lượng giảng viên (0.649).

4.6. Phân tích hồi quy

4.6.1. Kiểm định mô hình ước lượng

4.6.1.1. Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư

43
Hình 4. 5 Đồ thị tần suất phân phối phần dư

Đối với biểu đồ Histogram, giá trị trung bình Mean là 2,29E-16 xấp xỉ bằng 0,
độ lệch chuẩn gần bằng 1 (Std.Dev = 0,984), đường cong phân phối cố dạng hình
chuông các giá trị tập trung trong khoảng -2 đến 2. Chính vì vậy có thể kết luận rằng
phần dư có phân phối chuẩn,

4.6.1.2. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

44
Hình 4. 6 Đồ thị kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Hình trên cho thấy các điểm phân vị phân tán ngẫu nhiên và tập trung xung
quanh đường trục số 0. Vì vậy, giả định liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập với biến
phụ thuộc không bị vi phạm

4.6.1.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4.13. Hệ số Tolerance của mô hình

Các biến Tolerance


MT 0.325
HĐ 0.319
GV 0.338
BT 0.438
NL 0.213

45
Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Kết quả bảng 4. , hệ số Tolerance của 5 biến độc lập trong mô hình phân tích
đều nhỏ 0,5. Do đó, mô hình hình ko xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.6.1.4. Kiểm tra sự phù hợp mô hình

Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy của mô hình

R R Square Adjusted R Sai số ước Durbin -


Square lượng Watson
0.812 0.659 0.648 0.62058 2.071

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Bảng 4.15. ANOVA trong phân tích hồi quy

Tổng bình Bậc tự do Bình Kiểm định Mức ý


phương phương (F nghĩa (Sig.)
trung bình
Hồi quy 114.868 5 22.974 59.653 0.000
Phần dư 59.309 154 0.385
Tổng 174.178 159

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Kết quả cho ta thấy mô hình có hệ số Adjusted R Square là 0,648 nằm trong
khoảng từ 0,5 đến 1 (mức ý nghĩa mạnh) chứng tỏ rằng các biến có mối tương quan
thuận chặt chẽ với nhau. Thêm vào đó, hệ số mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 nhỏ hơn mức
yêu cầu là 0,05. Kết hợp những dữ liệu vừa phân tích nhóm tác giả kết luận kết quả
của dữ liệu là phù hợp với mô hình.

Cùng với đó hệ số Durbin - Watson của mô hình là 2,071 giá trị này trong
khoảng từ 1 đến 3 do đó khẳng định rằng không có hiện tự tương quan trong mô hình.

4.7. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả phân tích

46
Kết quả ước lượng của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng
anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 4.16. Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số Kiểm Mức ý nghĩa


chuẩn hóa định t (Sig.)
B Độ lệch Beta
chuẩn
Hằng số 0.066 0.218 0.301 0.764
MT 0.003 0.092 0.003 0.038 0.97
HĐ 0.522 0.093 0.467 5.610 0.000
GV 0.019 0.087 0.017 0.214 0.831
BT 0.293 0.092 0.225 3.164 0.002
NL 0.213 0.113 0.192 1.889 0.061

a. Biến phụ thuộc: ĐLC

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

ĐLC=0.066+0.003MT+0.522HĐ+0.019GV+0.293BT+0.213NL

Trong đó:

● ĐLC: Động lực chung


● BT: Bản thân sinh viên
● MT: Môi trường học tập
● HĐ: Hoạt động phong trào
● GV: Chất lượng giảng viên
● NL: Năng lực và trình độ tiếng anh

Sau khi phân tích mô hình trên bảng 4.16, xét đến cột giá trị Sig. ta thấy có 2 biến có
sig. < 5% là biến BT và HĐ, có 3 biến có sig.>5% là không có nghĩa về mặt thống kê
là biến MT, GV và NL. Tất cả được trình bày cụ thể như sau:

47
Giả thuyết H1: “Bản thân sinh viên có tác động tích cực đến động lực học Tiếng Anh
của sinh viên Trường Đại học Nha Trang”.

Theo kết quả ước lượng mô hình thì ta thấy biến bản thân sinh viên tác động
dương đến động lực học Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang với mức
ý nghĩa (Sig.) = 0.002<0.05. Giá trị hệ số hồi quy của biến bản thân là 0.293, có thể
hiểu rằng, nhân tố bản thân sinh viên tăng lên 1 đơn vị thì sẽ tác động tới động lực học
Tiếng Anh của sinh viên Đại học Nha Trang tăng lên 0,293 trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi. Biến bản thân được hình thành từ các biến quan sát: (1) Nhận thức, ý
chí của bản thân, (2) Những sinh viên có động lực học tập thường học một cách đều
đặn và hiệu quả để hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ, (3) Bản thân bạn có hứng thú,
mong muốn được học môn Ngoại ngữ. Kết quả này cho thấy, bản thân sinh viên sẽ ý
thức đến việc tạo ra động lực học Tiếng Anh một cách hiệu quả. Kết quả này tương tự
so với nghiên cứu trước đây của Võ Lê Thúy Nga (2022) chỉ ra: “bản thân sinh viên
luôn phải có ý thức học tập, phương pháp học tập phù hợp thì mới đạt được kết quả
mong muốn” nên bản thân sinh viên có ảnh hưởng tích cực tác động đến động lực học
Tiếng Anh. Chấp nhận giả thuyết H1.

Giả thuyết H2: “Nhân tố từ chất lượng giảng viên ảnh hưởng đến động lực học Tiếng
Anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang”.

Theo kết quả ước lượng mô hình thì ta thấy biến giảng viên tác động dương đến
động lực học Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang nhưng với mức ý
nghĩa (Sig.) = 0.831>0.05 thì nhân tố chất lượng giảng viên không ảnh hưởng đến
động lực học Tiếng Anh của sinh viên. Vì vậy, bác bỏ giả thuyết H2.

Giả thuyết H3: “Năng lực và trình độ có tác động tích cực lên động lực học tiếng Anh
của sinh viên trường Đại học Nha Trang”.

Theo kết quả ước lượng mô hình thì ta thấy biến năng lực và trình độ Tiếng
Anh tác động dương đến động lực học Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nha
Trang nhưng với mức ý nghĩa (Sig.) = 0.061>0.05 thì nhân tố năng lực và trình độ
không tác động tích cực ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh của sinh viên. Vì vậy,
bác bỏ giả thuyết H3.

Giả thuyết H4: “Môi trường học tập có tác động tích cực đến động lực học Tiếng Anh
của sinh viên Trường Đại học Nha Trang”.

Theo kết quả ước lượng mô hình thì ta thấy biến môi trường học tập tác động
dương đến động lực học Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang nhưng
với mức ý nghĩa (Sig.) = 0.97>0.05 thì nhân tố môi trường học tập không ảnh hưởng
đến động lực học Tiếng Anh của sinh viên. Bác bỏ giả thuyết H4.

Giả thuyết H5: “Hoạt động phong trào có tác động tích cực đến động lực học Tiếng
Anh của sinh viên Trường Đại học Nha Trang”.

Theo kết quả ước lượng mô hình thì ta thấy biến hoạt động phong trào tác động
dương đến động lực học Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nha Trang với mức
48
ý nghĩa (Sig.) = 0.000<0.1. Giá trị hệ số hồi quy của biến hoạt động phong trào là
0,522, có thể hiểu rằng, nhân tố từ các hoạt động tăng lên 1 đơn vị thì sẽ tác động tới
động lực học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Nha Trang tăng lên 0.522 trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi. Biến hoạt động phong trào được hình thành từ các
biến quan sát: (1) Lớp tổ chức nghe nhạc hoặc xem phim tiếng Anh vào cuối tuần, (2)
Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, (3) Nhà trường và khoa có nhiều hoạt động liên
quan đến sử dụng và học tập tiếng Anh như các cuộc thi, (4) Giao lưu với người nước
ngoài, (5) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sân chơi tiếng Anh như ngày hội tiếng
Anh, trại hè tiếng Anh, cuộc thi hùng biện tiếng Anh. Kết quả này tương tự so với kết
quả nghiên cứu trước đây của Trần Thúy Nhiệm (2018) chỉ ra rằng: “ Nhiều hoạt động
phong trào của lớp được tổ chức để sinh viên có dịp vui chơi, rèn luyện bản thân. Điều
đó sẽ giúp sinh viên cảm thấy an tâm và hứng thú trong học tập” nên động lực sẽ giúp
cho sinh viên kích thích, khơi dậy khả năng tự học một cách hiệu quả. Chấp nhận giả
thuyết H5.

4.8. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với động lực học tiếng Anh của sinh
viên

Trong 5 nhân tố được nghiên cứu thì hoạt động phong trào ảnh hưởng cao nhất
đến động lực học tiếng Anh của sinh viên. Điều này thực tế rất đúng khi một người
muốn có động lực để học một ngôn ngữ thì phải được tiếp xúc với ngôn ngữ đó một
cách thường xuyên qua các cuộc thi để có được sự thực hành do đó yếu tố hoạt động
phong trào có ảnh hưởng rất lớn đến động lực học tiếng Anh của sinh viên. Xếp ngay
phía sau là ảnh hưởng của các nhân tố khác đến động lực học học tiếng Anh lần lượt
xếp từ cao xuống thấp như sau: bản thân sinh viên (0.225), năng lực và trình độ tiếng
Anh (0.192), chất lượng giảng viên (0.017) và môi trường học tập (0.003).

Bảng 4.17. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với động lực học tiếng Anh của
sinh viên

Nhân tố Hệ số Beta đã chuẩn hóa Thứ tự ảnh hưởng


Hoạt động phong trào 0.467 1
Bản thân sinh viên 0.225 2

49
0.192 3
Năng lực và trình độ
tiếng Anh

Chất lượng giảng viên 0.017 4


Môi trường học tập 0.003 5

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

50
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4, kết quả dựa trên bộ dữ liệu khảo sát của 160 sinh viên trường
Đại học Nha Trang về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh. Ta thấy,
các kết quả nghiên cứu đều có ý nghĩa và đáp ứng các yêu cầu kiểm định một cách hợp
lý. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học Tiếng Anh thì có 3 trong 5 mô hình
nghiên cứu tác động đến động lực, trừ 2 yếu tố Môi trường học tập và Chất lượng
giảng viên, nhân tố “Hoạt động phong trào” có sự tác động mạnh nhất.

51
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT

5.1. Kết luận

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được các nhân tố ảnh hưởng và đo
lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến động lực học tiếng Anh của sinh viên
Trường Đại học Nha Trang. Cùng với đó, dựa trên kết quả nghiên cứu có được đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao động lực học tiếng anh của sinh viên Đại Học Nha
Trang.

Các thang đo được tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra những đánh giá về các nhân
tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh. Trong đó, nghiên cứu định tính được áp
dụng để đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, xây dựng các thang đo nghiên cứu và
bảng câu hỏi dựa trên các cơ sở lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu đi trước có liên
quan. Nghiên cứu định lượng được áp dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực học tiếng anh của sinh viên Đại Học Nha
Trang bằng các phương pháp sau: hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA.

Sau khi thực hiện tất cả các bước trong quy trình nghiên cứu đề ra, kết quả
nghiên cứu này cho thấy: độ tin cậy của các thang đo đều đạt yêu cầu khi tất cả các
thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6; kết quả phân tích EFA cho thấy
các biến của mô hình (trừ biến TL2, BT1 và GV4) đều phù hợp khi có hệ số nhân tố
tải lớn hơn 0,5; kết quả kiểm định hồi quy cho thấy không có hiện tượng tự tương quan
cũng như hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các nhân tố. Cùng với đó, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng 5 nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu đều có tính tác
động đến động lực học tiếng Anh của sinh viên, trong đó nhân tố hoạt động phong trào
chiếm sức ảnh hưởng lớn nhất trong các nhân tố còn lại và nhân tố môi trường học tập
là nhân tố có sự ảnh hưởng yếu nhất đến động lực học tiếng anh của sinh viên Đại Học
Nha Trang.
52
Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Gardner (1985), nghiên cứu
của ông chỉ ra rằng yếu tố bản thân mới là nhân tố có tác động cao nhất đến việc học
học tiếng Anh. Trong khi nghiên cứu của Williams (2011) cho rằng môi trường là
thành phần quan trọng nhằm gia tăng động lực học tập của sinh viên. Nhìn lại thấy
rằng, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng
Anh với các nghiên cứu trước, mặt dù thứ tự mức độ ảnh hưởng các nhân tố là khác
nhau. Điều này là do tính chất và môi trường mà mỗi nghiên cứu chọn làm mẫu là
khác nhau.

5.2. Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao động lực học tiếng anh của sinh viên
Đại Học Nha Trang
5.2.1. Đề xuất tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tăng động lực học tiếng
anh cho sinh viên Đại Học Nha Trang
Thông qua kết quả nghiên cứu có thể thấy được rằng “Hoạt động phong trào” là nhân
tố có mức ảnh hưởng cao nhất đến “Động lực học tiếng anh” của sinh viên Đại học
Nha Trang. Đây là nhân tố tiên quyết trong công tác cải thiện và nâng cao động lực
học tiếng anh của sinh viên, vì vậy các thầy cô nên đề ra nhiều hoạt động ngoại khóa
sao cho phù hợp với sinh viên. Việc nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp
rất nhiều trong việc nâng cao động lực học tiếng Anh của sinh viên. Các hoạt động
ngoại khóa là cơ hội để sinh viên thực hành tiếng Anh trong môi trường tự nhiên, thoải
mái. Điều này giúp sinh viên cảm thấy hứng thú hơn với việc học tiếng Anh và có cơ
hội cải thiện khả năng giao tiếp, phản xạ tiếng Anh của mình. Hơn nữa các hoạt động
ngoại khóa thường có tính cạnh tranh, hấp dẫn, giúp sinh viên có động lực học tập tích
cực. Ví dụ, các cuộc thi tiếng Anh, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật bằng tiếng
Anh... sẽ tạo cho sinh viên động lực để học tập và rèn luyện tiếng Anh.
Để giúp sinh viên không ngừng phát triển và nâng cao động lực học tiếng Anh thì nhà
trường cần có những đề xuất trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Để sinh
viên có hứng thú tham gia các hoạt động ngoại khóa, nhà trường cần lựa chọn các hoạt
động phù hợp với nhu cầu và sở thích của sinh viên. Ví dụ, đối với những sinh viên
yêu thích văn hóa, có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật bằng tiếng Anh.
Đối với những sinh viên yêu thích thể thao, có thể tổ chức các hoạt động thể thao bằng
Tiếng Anh. Để đạt được hiệu quả cao, nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại
khóa thường xuyên, liên tục. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa thường xuyên sẽ
53
giúp sinh viên có nhiều cơ hội hơn từ đó tạo động lực thực hành tiếng Anh thường
xuyên cho sinh viên. Tuy nhiên để thu hút sự tham gia của sinh viên thì hoạt động cần
được tổ chức có tính cạnh tranh, hấp dẫn. Ví dụ, có thể tổ chức các cuộc thi tiếng Anh,
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật bằng tiếng Anh có tính cạnh tranh cao và không
thiếu phần thưởng khuyến khích tinh thần cho sinh viên. Đây được xem là một việc
quan trọng trong việc động viên và khuyến khích tinh thần của sinh viên, tiếp thêm
động lực để họ có thể phấn đấu và học tập một cách tốt nhất.
5.2.2 Đề xuất tổ chức các hoạt động nâng cao trình độ của bản thân sinh viên
nhằm tăng động lực học tiếng anh cho sinh viên Đại Học Nha Trang
“Bản thân sinh viên” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai sau nhân tố “Hoạt động
phong trào”. Học tốt được tiếng Anh thì bản thân của mỗi sinh viên phải tự tạo động
lực cho mình, động lực này xuất phát từ sự yêu thích của sinh viên đối với ngôn ngữ
mới. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng tự tạo được động lực cho bản thân mà
ham muốn học hỏi một ngôn ngữ mới, vì vậy Nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động
khuyến khích sinh viên tham gia.
Những hoạt động đó có thể là: mở những buổi Workshop của những diễn giả, những
diễn giả này có thể là những anh chị đã tốt nghiệp của trường, của giảng viên bộ môn
và đặc biệt là của những người nổi tiếng có sự ảnh hưởng nhất định đến sinh viên,..
Những buổi workshop như thế sẽ chia sẻ với sinh viên những cách vượt qua khó khăn
và trao đổi kinh nghiệm của họ trong quá trình học tiếng Anh, đồng thời truyền cảm
hứng và động lực rất lớn đến với sinh viên.
Bên cạnh đó Nhà trường có thể khuyến khích sinh viên đến các buổi tuyển dụng của
các doanh nghiệp về thăm trường, vì kỹ năng thành thạo tiếng Anh là yêu cầu không
thể thiếu của các nhà tuyển dụng, từ đó các bạn sinh viên sẽ thấy được tầm quan trọng
của nó và có thêm động lực để học tiếng Anh.
5.2.3. Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực và trình độ tiếng anh của sinh
viên Đại học Nha Trang góp phần giúp sinh viên tăng động lực học tiếng anh

“Nâng cao năng lực và trình độ” là nhân tố có tác động mạnh thứ ba đến động lực học
tiếng anh của sinh viên. Đây được xem là phù hợp với tình hình của sinh viên hiện nay
khi mà lượng kiến thức tiếng anh chiếm rất nhiều trong chương trình học. Đặc biệt là
lứa sinh viên từ năm 3 trở đi, khi mà đã tiếp xúc sâu vào chuyên ngành yêu cầu người
54
học có được kĩ năng đọc hiểu các tài liệu học từ tiếng anh. Từ đó đòi hỏi năng lực và
trình độ tiếng anh của sinh viên phải vững chắc ngay từ năm một thì mới có thể theo
kịp và học một cách hiệu quả được. Nếu không có nền tảng vững chắc, năng lực và
trình độ tiếng anh của sinh viên không được củng cố ngay từ ban đầu thì sinh viên sẽ
rất dễ nản chí và mất động lực học. Chính vì thế mà vấn đề nâng cao năng lực và trình
độ tiếng anh của sinh viên trường Đại Học Nha Trang cần được quan tâm đến. Nhà
trường và các thầy cô cần có những giải pháp giúp sinh viên có thể củng cố kiến thức,
nâng cao năng lực và trình độ tiếng anh của mình bằng cách đổi mới phương pháp
giảng dạy tiếng Anh. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh truyền thống thường tập trung
vào việc truyền thụ kiến thức lý thuyết, ít chú trọng đến việc phát triển kỹ năng thực
hành. Do đó, sinh viên thường cảm thấy nhàm chán, thụ động trong học tập và dẫn đến
thiếu động lực và mang lại hiệu quả thấp. Để nâng cao năng lực và trình độ tiếng Anh
của sinh viên, cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, chú trọng phát
triển kỹ năng thực hành bằng một số phương pháp như: học tập theo nhóm, học tập
dựa trên dự án, học tập từ những trải nghiệm cá nhân. Các phương pháp này giúp sinh
viên trao đổi, thảo luận và giúp đỡ lẫn nhau, phát triển kỹ năng thực hành, tư duy sáng
tạo và giải quyết vấn đề thông qua quá trình học.
5.2.4 Đề xuất tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giảng viên và môi
trường học tập nhằm tăng động lực học tiếng anh cho sinh viên Đại Học Nha
Trang
Đối với “Chất lượng giảng viên” và “Môi trường học tập”, như đã phân tích ở chương
4, hai nhân tố này không ảnh hưởng nhiều đến động lực học tập của sinh viên. Qua đó
trong thời gian tới Nhà trường nên cải thiện chất lượng giảng dạy và môi trường học
tập. Giảng viên nên tổ chức nhiều hoạt động học tập ở lớp như tạo những buổi đối
thoại giữa sinh viên với nhau, hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập như hướng dẫn
sinh viên khai thác các tài liệu học hay và thúc đẩy tinh thần học hỏi của sinh viên.
Nhà trường cải thiện cơ sở vật chất của các phòng học, tạo môi trường học tập thoải
mái, bầu không khí tích cực sẽ thúc đẩy động lực học tập của sinh viên.

55
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TÊN NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM

TÊN NHÓM

Tên các thành viên trong nhóm

56
Nha Trang – Năm 2022

MỤC LỤC (Thoa)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT (Phương)

DANH MỤC BẢNG BIỂU (Phượng) VÀ HÌNH ẢNH (Vy))

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

Chương này phải trình bày được các nội dung sau:

1. Sự cần thiết hay lý do nghiên cứu được thực hiện (Phương, Thoa, Vy)

2. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của nghiên cứu(Phượng)

3. Phương pháp nghiên cứu(Phượng)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu(Phong)

5. Ý nghĩa của nghiên cứu(Phong)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Chương này phải trình bày được các nội dung sau:

1. Lý thuyết nền tảng được áp dụng để phân tích trong nghiên cứu là lý thuyết
nào, nội dung chính của lý thuyết đó là gì?

57
Mỗi người tìm một cái lý thuyết liên quan đến động lực tiếng anh hoặc liên quan
đến việc học tiếng Anh (ai tìm được cái lý thuyết nào thì đưa tên lý thuyết vào để
không trùng nhen)

2. Tổng quan được các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, bao gồm hai nội
dung (1) các nghiên cứu trong nước và (2) các nghiên cứu ngoài nước. Yêu cầu
mỗi phần phải tóm lược được ít nhất 5 nghiên cứu.

Tổng cộng có 10 nghiên cứu (mỗi người 2 nghiên cứu)

Vy (2 cái trong nước)

Thoa (2 cái trong nước)

Phượng (1 cái trong nước 1 cái nước ngoài)

Phương (2 cái nước ngoài)

Phong ( 2 cái nước ngoài)

DEADLINE: 22/12/2023

3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và hình thành mô hình phân tích

a) Bản thân sinh viên (Phương)


b) Chất lượng giảng viên (Vy)
c) Tài liệu học tập (Phong
d) Môi trường học tập (Phượng)
e) Hoạt động phong trào (Thoa)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này phải trình bày được các nội dung sau

1. Quy trình thực hiện nghiên cứu

2. Trình bày chi tiết và phương pháp thực hiện các phân tích trong nghiên cứu
58
Xây dựng thang đo (Phong, Vy)

Xây dựng cái gg form để khảo sát (Thoa)

Viết chi tiết các phương pháp nghiên cứu(Phượng, Phượng)

Deadline 8h sáng ngày 28/12/2023

3. Trình bày phương pháp xác định cỡ mẫu, phương pháp thu mẫu nghiên cứu

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này cần trình bày được các nội dung sau

1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Xác định cỡ mẫu với phương pháp (Phong)

Cam đoan, cảm ơn (Thoa)

Phân tích 3 cái biểu đồ (Phượng còn lại, Vy Năm mấy, Phương giới tính)

Tóm tắt từng chương:

Chương 1 (Thoa)

Chương 2 (Phượng)

Chương 3 (Vy)

Chương 4 (Phương)

Chương 5 (Phong)

DEADLINE: 31/12/2023

2. Phân tích số liệu và thảo luận các kết quả phân tích

Chú ý, nên dành nhiều dung lượng của báo cáo cho nội dung này, hãy dành cho nội
dung này từ 15 đến 20 trang trong tổng số 40 trang của báo cáo.

59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

Chương này cần trình bày các nội dung sau:

1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính và kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu

2. Đề xuất các hàm ý chính sách, hoặc giải pháp. Chú ý rằng các hàm ý chính sách
hay các giải pháp phải được xây dựng từ các kết quả nghiên cứu đã trình bày trong
chương 4.

5 cái H (Phương)

Kết luận (Phượng)

Đề xuất giải pháp (Thoa, Vy)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phần này phải liệt kê tất cả các tài liệu tham khảo đã trích dẫn trong báo cáo. Trong
nội dung từ chương 1 đến chương 5 có bao nhiêu tài liệu được nhắc đến thì phải có
từng đó tài liệu được đề cập trong mục này.

PHỤ LỤC

Trình bày tất cả các phụ lục, trong đó bắt buộc phải có phụ lục cho các kết quả phân
tích, xử lý dữ liệu.

Ghi chú: Một số yêu cầu hình thức cho báo cáo như sau (chú ý xóa hết các phần dưới
đây sau khi hoàn thành báo cáo):

1. Font chữ: Time New Roman

2. Cỡ chữ: 13, trong các bảng biểu có thể để cỡ chữ 12, hoặc 11 nếu bảng quá
nhiều thông tin.

3. Giãn dòng (dòng cách dòng) 1.5 lines, không được nén chữ.

60
4. Định dạng trang A4, canh lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên 2,5cm, và lề dưới
3cm

5. Số trang đánh ở lề dưới, canh giữa trang giấy.

6. Báo cáo có độ dài không quá 40 trang, không tính các nội dung như trang bía,
mục lục, danh mục bảng và hình ảnh, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và
phục lục. Có nghĩa là từ Chương 1 đến Chương 4 sẽ được viết tối đa 40 trang.

7. Báo cáo được in và đóng tập để nộp cho GV, và phải được gửi lên elearning
theo thời gian qui định, và sẽ được kiểm tra đạo văn nên SV chú ý không copy.

8. Dữ liệu và kết quả phân tích phải được nộp cùng với báo cáo trên elearning.

61
62

You might also like