You are on page 1of 164

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Sổ tay
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC
VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ
DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
LIÊN TRƯỜNG

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


LỜI GIỚI THIỆU

T rong bối cảnh học tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng môi trường học tập
tích cực ngoài lớp học thông qua các tình huống thực tế đang thu hút sự quan tâm
của các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cộng đồng xã hội. Môi trường học tập
tích cực qua các tình huống thực tế đem lại nhiều lợi ích cho người học như tạo điều kiện
cho người học rèn luyện các kĩ năng thực hành tiếng, áp dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống, nâng cao sự tự tin, năng động, hứng thú trong việc học và sử dụng
tiếng Anh. Môi trường học tập này góp phần tạo dựng phong cách học và chiến lược học
của người học, qua đó nâng cao nhận thức, thái độ học tập tích cực đối với việc học ngoại
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
Với mục đích giúp người học có cơ hội thực tế trải nghiệm với tiếng Anh, cuốn Sổ tay
hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ dành cho các hoạt
động liên trường đã được các chuyên gia và những nhà quản lý tâm huyết, có nhiều kinh
nghiệm về xây dựng cộng đồng thực hành sử dụng ngoại ngữ biên soạn. Cuốn sổ tay bao
gồm những thông tin chính sau:
Về cấu trúc, cuốn sổ tay tập trung giới thiệu 10 hoạt động. Mỗi hoạt động được trình
bày theo các mục chính như: Giới thiệu chung về hoạt động, Các bước tổ chức thực hiện, Một
số hình ảnh minh hoạ, Danh mục kiểm soát tổ chức hoạt động, và Một số biểu mẫu sử dụng
cho hoạt động. Danh mục kiểm soát tổ chức hoạt động và Một số biểu mẫu được đặt riêng
trong phần Phụ lục. Các biểu mẫu được thiết kế thuận lợi để các địa phương tham khảo
tổ chức các hoạt động liên trường.
Về nội dung, cuốn sổ tay giới thiệu các hoạt động giúp các cơ quan quản lý giáo dục
hướng dẫn các đơn vị giáo dục tổ chức các hoạt động. Hầu hết các hoạt động được tổ
chức theo cấp liên trường. Các hoạt động không chỉ đảm bảo việc nâng cao năng lực sử
dụng tiếng Anh cho học sinh và giáo viên mà còn giúp mở rộng vốn hiểu biết về văn hoá,
hình thành năng lực tự học, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm, quản lý thời gian,
rèn luyện sự tự tin trong mỗi học sinh. Cụ thể, học sinh có thể:
● Chia sẻ và học hỏi các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả từ các giáo viên và học
sinh khác;

Lời giới thiệu | 3


● Củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng tiếng Anh thông qua các cuộc thi, hội thi,
các hoạt động giao lưu;
● Tiếp cận với nguồn tài liệu tiếng Anh phong phú, tiết kiệm chi phí và thời gian tìm
kiếm tài liệu khi học môn tiếng Anh, tích luỹ thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản
thân thông qua việc chia sẻ bài viết và tài liệu thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng và công nghệ thông tin.
Về phương thức triển khai, các hoạt động được giới thiệu dưới hình thức cuộc thi,
hội thi, giao lưu hoặc chia sẻ kinh nghiệm. Các hoạt động này cần có sự tham gia chủ
động, tích cực và năng động của nhiều bên liên quan như các cơ quan quản lý giáo dục,
hiệu trưởng các trường, đội ngũ giáo viên tiếng Anh, phụ huynh học sinh và học sinh.
Chúng tôi hi vọng cuốn sổ tay này sẽ là một người bạn đồng hành hữu ích, giúp các
nhà trường, địa phương áp dụng linh hoạt, sáng tạo các hoạt động vào thực tế, hướng
đến việc xây dựng cộng đồng học ngoại ngữ tích cực tại Việt Nam.
Trong quá trình biên soạn và biên tập, cuốn sổ tay không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý cũng như những chia sẻ về kiến
thức, kinh nghiệm và bài học thực tế áp dụng tại các trường về Ban quản lý đề án
Ngoại ngữ Quốc gia theo địa chỉ email: dean2080@moet.gov.vn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
M Ụ C L Ụ C
Lời giới thiệu..................................................................................... 3

Danh mục các từ, cụm từ viết tắt..................................................... 6

PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN


MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG TIẾNG ANH ..................................... 7
PHẦN II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG TIẾNG ANH LIÊN TRƯỜNG............. 14

1 Hội thi Hùng biện tiếng Anh........................................................... 18

2 Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh................................................. 26

3 Hội thi Viết bằng tiếng Anh............................................................ 33

4 Hội thi Phóng viên học đường........................................................ 38

5 Ngày hội tiếng Anh liên trường...................................................... 45

6 Câu lạc bộ giáo viên tiếng Anh....................................................... 58

7 Trò chơi lớn bằng tiếng Anh........................................................... 64

8 Tạp chí tiếng Anh............................................................................. 69

9 Diễn đàn/Nhóm học trực tuyến...................................................... 75

10 Giao lưu trực truyến liên trường.................................................... 81

Phụ lục chung cho 10 hoạt động. . ................................................. 87

Phụ lục riêng cho từng hoạt động................................................. 91

Mục lục | 5
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt
BGH Ban giám hiệu
BGK Ban giám khảo
BTC Ban tổ chức
CLB Câu lạc bộ
CSVC Cơ sở vật chất
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GVTA Giáo viên tiếng Anh
HS Học sinh
PH Phụ huynh
SGK Sách giáo khoa
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TH Tiểu học

6 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG TIẾNG ANH
A. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG TIẾNG ANH

T rong thế kỷ 21, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trở thành một xu hướng tất yếu và
đang diễn ra ngày một sâu rộng. Cùng với đó là sự phát triển ồ ạt của khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội, vừa
là thách thức; là cơ hội nếu chúng ta biết nắm bắt để đáp ứng các mục tiêu phát triển của
mình, nhưng sẽ là thách thức nếu nguồn nhân lực không đáp ứng được các yêu cầu về
nhận thức, trình độ và kỹ năng, trong đó có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.
Khi đề cập đến ngoại ngữ, tiếng Anh gần như đã trở thành một ngôn ngữ toàn cầu
trong mọi lĩnh vực. Nó được chọn là một ngoại ngữ quan trọng nhất ở hầu hết các quốc
gia nơi mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ thứ nhất. Thế mạnh về ngoại ngữ nói chung
và tiếng Anh nói riêng đối với lực lượng lao động là vô cùng quan trọng, khi mà sự cạnh
tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày một gay gắt hơn. Ngay cả trong đời
sống hằng ngày, người biết ngoại ngữ cũng có nhiều cơ hội hơn người chỉ biết tiếng mẹ
đẻ của mình. Người biết ngoại ngữ có cơ hội tiếp cận giáo dục, mở mang kiến thức, phục
vụ cho các nhu cầu của bản thân như du lịch, giải trí, chăm sóc sức khỏe, v.v.
Đối với Việt Nam, hầu hết HS, sinh viên đều chọn tiếng Anh là ngoại ngữ chính. Trong
nhiều năm qua, tiếng Anh là một trong những môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp trung
học phổ thông. Nhà nước cũng đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng
Anh thông qua đầu tư cho công tác bồi dưỡng GV, đổi mới chương trình và kiểm tra đánh giá,
đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho việc dạy và học tiếng Anh.
Tuy nhiên, chất lượng dạy và học đối với bộ môn tiếng Anh nhìn chung vẫn chưa
được cải tiến đáng kể và có sự chênh lệch giữa các địa phương khác nhau. Mặt bằng trình
độ tiếng Anh của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. (Theo đánh giá của Education First,
năm 2018 trình độ tiếng Anh của Việt Nam ở vị trí thứ 41/88 quốc gia và vùng lãnh thổ).
Nhiều HS, sinh viên không sử dụng được tiếng Anh ở mức độ yêu cầu sau khi tốt nghiệp.
Ở nhiều nơi, nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh vẫn còn hạn chế. Nhiều người
học vẫn xem tiếng Anh là một môn học bắt buộc phải hoàn thành chứ chưa nhận thức
được đó là một kỹ năng thiết yếu cần phải chuẩn bị cho tương lai. Đối với những người
học nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh thì họ cũng không có môi trường
thuận lợi để sử dụng.

Phần I. Một số vấn đề về xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh | 7
Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp căn cơ, có sự chung tay của toàn
xã hội. Quyết định 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2017-2025 đã chỉ ra một trong những giải pháp đó là “Phát triển và nhân rộng
mô hình tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường sử dụng
ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và
hỗ trợ kết nối việc làm; phát động các phong trào học và sử dụng ngoại ngữ (giáo viên và học
sinh cùng học ngoại ngữ, câu lạc bộ ngoại ngữ, Olympic ngoại ngữ...); xây dựng các chương
trình ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ trên các phương tiện thông tin truyền
thông đại chúng, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau”.
Việc xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh có những ý nghĩa
sau đây:
●● Giúp toàn thể cộng đồng nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh. Từ đó
các cá nhân có động lực để học và sử dụng tiếng Anh, biến tiếng Anh thành lợi thế của
bản thân;
●● Giúp người học sử dụng ngôn ngữ mình đã học thay vì ghi nhớ ngôn ngữ như một
kiến thức. Bản chất của việc học ngoại ngữ là để sử dụng, để giao tiếp chứ không phải để
ghi nhớ như một sự kiện, một công thức;
●● Môi trường học và sử dụng tiếng Anh giúp gián tiếp nâng cao chất lượng dạy và
học bộ môn này trong chương trình, giúp đổi mới cách dạy và cách học từ phương pháp
truyền thống sang phương pháp dạy và học theo định hướng giao tiếp.
Từ những ý nghĩa đó, có thể thấy việc xây dựng và phát triển môi trường học và sử
dụng tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Nó đặt ra yêu cầu về trách nhiệm của các cấp, các
ngành và toàn xã hội, đặc biệt là các cấp quản lý giáo dục trong việc xây dựng các cộng
đồng học tập ngoại ngữ cũng như những cách thức dạy và học phong phú, đa dạng để
tạo điều kiện cho người học sử dụng và giao tiếp bằng ngoại ngữ mình đã học.

B. TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN


MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

I. ĐỐI VỚI SỞ GD&ĐT VÀ PHÒNG GD&ĐT


1. Công tác lãnh đạo xây dựng môi trường sử dụng tiếng Anh tại các trường phổ
thông hằng năm
Công tác lãnh đạo của Sở/Phòng GD&ĐT đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng
và phát triển môi trường sử dụng tiếng Anh tại các trường phổ thông. Một số nội dung
của công tác lãnh đạo bao gồm:

8 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
a. Ban hành các văn bản chỉ đạo: Trong văn bản hướng dẫn triển khai kế hoạch năm
học, cần gắn trách nhiệm xây dựng và phát triển môi trường sử dụng tiếng Anh cho
các trường; hướng dẫn các hình thức hoạt động, thiết lập tiêu chí đánh giá và thi
đua liên quan đến hoạt động này nếu cần thiết;

b. Tổ chức các hoạt động liên trường: Các hoạt động liên trường (hội thi cấp tỉnh/
huyện, v.v.) là động lực, là điểm đến để các trường tổ chức hoạt động tại cơ sở. Vì
vậy, hằng năm tối thiểu 1–2 hoạt động liên trường cần được tổ chức theo sự chỉ
đạo và có vai trò tổ chức của Sở/Phòng GD&ĐT;

c. Tạo cơ chế thuận lợi cho các nhà trường: Điều này bao gồm cơ chế huy động các
nguồn lực xã hội hoá; những chính sách khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợ các
hoạt động có yếu tố nước ngoài, v.v.;

d. Xây dựng nhóm chuyên môn tiếng Anh cốt cán: Nhóm chuyên môn cốt cán là
tập hợp những GV có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt huyết, hoạt động theo cơ chế
khoán việc và trên tinh thần tình nguyện nhằm hỗ trợ thiết kế ý tưởng, kế hoạch và
đánh giá cho hoạt động xây dựng môi trường sử dụng tiếng Anh.

2. Tổ chức tập huấn, giao lưu GV về xây dựng môi trường sử dụng tiếng Anh tại các
trường phổ thông

Bản thân việc tập huấn, giao lưu GV chính là một hoạt động phát triển môi trường
sử dụng tiếng Anh. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động này, GVTA có cơ hội tìm nguồn
cảm hứng để làm mới bản thân, học tập và chia sẻ những kinh nghiệm từ đồng nghiệp,
từ đó áp dụng cho việc giảng dạy và tổ chức hoạt động tiếng Anh ngoài lớp học tại đơn
vị mình. Vì vậy hoạt động này cần được tổ chức một cách thường xuyên, ở những cấp độ
khác nhau và theo những mô hình khác nhau. Sau đây là một số mô hình tập huấn, giao
lưu GVTA:

a. Mô hình hội thảo tập huấn

Hội thảo tập huấn là hình thức sinh hoạt có sự hướng dẫn của chuyên gia. Khác với
bồi dưỡng thường xuyên, hội thảo tập huấn nên được tổ chức với nội dung hấp dẫn, thời
lượng vừa phải và có các yếu tố mới lạ. Đặc biệt, ở những địa phương có điều kiện, cần
huy động sự tham gia của GV bản ngữ từ các trường đại học, các trung tâm Anh ngữ hoặc
các tổ chức quốc tế khác.

Ưu điểm của mô hình hội thảo tập huấn là có tính chuyên môn cao. Tuy nhiên hạn chế
là chỉ tổ chức được ở quy mô nhỏ, khó tạo cơ hội cho số lượng lớn GV.

Phần I. Một số vấn đề về xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh | 9
b. Mô hình tập huấn qua diễn đàn hoặc hội thảo chuyên đề
Diễn đàn hoặc hội thảo chuyên đề là hình thức tập huấn thông qua chia sẻ kinh
nghiệm của chính GV. GV các trường mang đến diễn đàn những bài trình bày sáng kiến
kinh nghiệm từ 20–30 phút hoặc áp phích mô tả các mô hình hoạt động của đơn vị mình.
Người tham dự có cơ hội để trao đổi, thảo luận về các ý tưởng và mô hình. Để tăng thêm
tính hấp dẫn, diễn đàn có thể mời chuyên gia trình bày đề dẫn. Mô hình này huy động sự
tham gia của nhiều GV, có thể được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện hoặc theo cụm trường.
Về phương thức tổ chức, đây là hình thức tổ chức Hội thảo TESOL ở quy mô nhỏ dành cho
GV phổ thông tại địa phương.
c. Mô hình tập huấn lồng ghép trong sinh hoạt của CLB GVTA
Hoạt động tập huấn cũng có thể được tổ chức lồng ghép trong sinh hoạt của CLB
GVTA. Khác với hình thức hội thảo, sinh hoạt CLB được tổ chức theo cụm trường hoặc
theo địa bàn (thường là cấp huyện, thị xã, thành phố). Vì vậy tính chuyên môn của việc tập
huấn không cao và dễ gây nhàm chán. Tuy nhiên, GV vẫn có thể học tập lẫn nhau thông
qua các bài trình bày chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn hoặc làm việc cùng nhau
để thiết kế hoạt động.
Để thực hiện được mô hình này, vai trò tổ chức của Sở/Phòng GD&ĐT và BGH các
trường rất quan trọng, đặc biệt trong việc xây dựng đội ngũ chuyên môn cốt cán ở cơ sở
và hỗ trợ các nguồn lực.

II. ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG


1. Tổ chức xây dựng môi trường học và sử dụng tiếng Anh trong nhà trường thông
qua các CLB, hội nhóm
Đặc điểm của câu lạc bộ hoặc hội nhóm là tập hợp của những người có cùng sở thích
và nhu cầu và hướng đến một mục đích nhất định. Như vậy, để câu lạc bộ hoặc hội nhóm
hoạt động hiệu quả và bền vững, cần phải lưu ý:
●● Câu lạc bộ, hội nhóm là hình thức sinh hoạt tự nguyện, do đó yếu tố kỷ luật phải được
chú trọng. Theo đó, câu lạc bộ và hội nhóm phải xác định mục tiêu, phương cách tổ chức,
quy định về tư cách thành viên, nội quy, kinh phí và các quy định khác để đảm bảo tính
quy củ của tổ chức.
Việc xây dựng tổ chức câu lạc bộ hoặc hội nhóm một cách bài bản, quy củ là rất quan
trọng để duy trì tính bền vững. Từ đó giúp thành viên thấy được trách nhiệm và quyền lợi
của mình khi tham gia và tự nguyện đóng góp cho hoạt động của hội, nhóm.
●● Câu lạc bộ hoặc hội nhóm phải tạo ra những hình thức sinh hoạt phong phú để thu hút
người học tự nguyện tham gia, có kế hoạch hành động rõ ràng, cụ thể, được đặt trong không
gian và thời gian nhất định để duy trì tính bền vững.

10 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Các hình thức sinh hoạt tiếng Anh nếu không phong phú sẽ dễ gây nhàm chán. Hoạt
động có thể sôi động lúc đầu nhưng rời rạc và tan rã trong thời gian ngắn. Để cải thiện
thực trạng này, các hoạt động nên được tổ chức kết hợp giữa gặp mặt trực tiếp và hoạt
động trực tuyến, đồng thời kết hợp giữa các đợt sinh hoạt nhỏ (ví dụ các buổi sinh hoạt
định kỳ) với sự kiện sinh hoạt lớn (ví dụ như hội thi, hội trại, ngày hội tiếng Anh, v.v.).
Các đợt sinh hoạt nhỏ được tiến hành như là các bước chuẩn bị cho sự kiện sinh hoạt lớn.
Sự kiện sinh hoạt lớn thường phải có vai trò tổ chức của nhà trường/địa phương, cần đến
kinh phí và các điều kiện khác; trong khi các đợt sinh hoạt nhỏ ít cần đến các điều kiện
khác như CSVC, kinh phí, v.v., thậm chí nếu được tổ chức tốt có thể không cần sự tham
gia của GV. Xen kẽ giữa các đợt sinh hoạt nhỏ phải có các hoạt động cụ thể để thành viên
tương tác thông qua các phương tiện trao đổi trực tuyến.

Với cách thức tổ chức như vậy, các hoạt động tránh sự nhàm chán do không có mục
tiêu, mục đích rõ ràng, tránh lặp lại những cách sinh hoạt quen thuộc dễ làm thành viên
mất hứng thú. Đồng thời, với những phương thức sinh hoạt đa dạng, thành viên có thể
rèn luyện được nhiều kỹ năng ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn kỹ năng nghe nói thông
qua các buổi sinh hoạt trực tiếp, kỹ năng đọc viết thông qua các hoạt động trực tuyến.
Thậm chí các thành viên có thể có các hoạt động giúp nhau với các bài tập trong chương
trình chính khoá. Bên cạnh đó, thành viên còn vận dụng và phát huy các kỹ năng mềm
khác trong môi trường ngoại ngữ.

●● Một lưu ý quan trọng là để khuyến khích thành viên sử dụng tiếng Anh, người hướng
dẫn cần hạn chế sửa lỗi ngôn ngữ của thành viên, thay vào đó chú trọng hơn đến sự tự tin
trong giao tiếp.

Mục tiêu đề ra là tạo ra môi trường và động lực để người học sử dụng tiếng Anh. Đây
là mô hình học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy các hoạt động cần được tiến hành sao cho
tăng cường tính giao tiếp, ít chú trọng tới lỗi ngôn ngữ như trong các giờ học chính khoá.
●● Tạo ra yếu tố cạnh tranh, thi đua. Để tạo ra yếu tố cạnh tranh, trong một nhà trường
có thể có nhiều câu lạc bộ, hội nhóm sinh hoạt tiếng Anh cộng đồng để thi đua học hỏi
lẫn nhau, hoặc trong một câu lạc bộ có thể tổ chức thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm
được giao nội dung và cách thức sinh hoạt khác nhau.

Yếu tố này rất đáng lưu ý vì nó phù hợp với tâm lý lứa tuổi của HS, giúp tạo ra
động lực và sự hứng thú để các thành viên tham gia. Theo đó, trong một nhà trường,
có thể tổ chức câu lạc bộ theo nhóm cùng sở thích, lớp, khối, v.v. phù hợp với tình
hình thực tiễn.

Phần I. Một số vấn đề về xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh | 11
●● Giảm tối đa vai trò của GV, tăng tối đa vai trò của thành viên, từng bước xây dựng
các hạt nhân nòng cốt trong số các thành viên. Với nguyên tắc này, GV đóng vai trò người
hướng dẫn, cụ thể là người đề ra chủ trương, tư vấn cách thức tổ chức, giới thiệu tài liệu
học tập. Thành viên là người tự xây dựng kế hoạch, tự triển khai và kể cả tự đánh giá.
Để làm được như vậy, GV với vai trò là người hướng dẫn có thể giao nhiệm vụ cho
các thành viên nòng cốt điều hành toàn bộ sinh hoạt của câu lạc bộ. Người hướng dẫn
chỉ tư vấn về kế hoạch, cách thức tổ chức, giao các nhiệm vụ cụ thể và đánh giá. GV có thể
vận dụng các phương pháp dạy học như lập dự án (project-based learning) hoặc dạy học
dựa trên vấn đề (problem-based learning) để các nhóm thực hiện. Ví dụ, mỗi nhóm trong
câu lạc bộ được giao thực hiện một nghiên cứu về một vấn đề nào đó và trình bày bằng
tiếng Anh thành dạng báo cáo, báo tường, video hoặc hình ảnh về vấn đề đó. Các đợt
sinh hoạt nhỏ là thời gian để các thành viên gặp mặt thực hiện dự án, trong khi các sự
kiện sinh hoạt lớn là thời gian để các nhóm trình bày sản phẩm. Trong quá trình thực
hiện dự án, các thành viên có thể tương tác qua các phương tiện giao tiếp trực tuyến.
Với cách thức tổ chức hiện đại như vậy, chúng ta đã giải quyết vấn đề thời gian, công
sức của GV, đồng thời đã giải quyết vấn đề làm thế nào để thu hút, kích thích nhu cầu sử
dụng ngoại ngữ và không phải mất nhiều đầu tư về mặt chuyên môn của giảng viên, GV
do HS, sinh viên đã tự làm chủ quá trình tự học, tự sinh hoạt câu lạc bộ của mình.

2. Tận dụng tối đa điều kiện tại chỗ hiện có và công nghệ thông tin để phục vụ cho
việc xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh
Hầu hết các địa phương đều gặp phải vấn đề kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết
bị. Tuy nhiên, kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị mặc dù vô cùng cần thiết,
nhưng không phải là yếu tố quyết định cho sự hiệu quả và bền vững.
Thực tế mỗi cơ sở giáo dục hiện nay luôn có đủ những điều kiện tối thiểu phục vụ cho
hoạt động tiếng Anh cộng đồng như trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, bảng tin, lớp học,
hội trường, sân trường hoặc thậm chí bất cứ địa điểm nào ngoài nhà trường có thể tập
hợp các hội, nhóm. Việc tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, các mạng xã hội, các
nguồn học liệu trực tuyến cũng ngày càng dễ dàng ở hầu hết các địa phương.
Nhiều địa phương không cần nhiều điều kiện kinh phí vẫn có thể triển khai thực hiện
rất nhiều hoạt động phong phú và hiệu quả. Ví dụ:
●● Hoạt động tập thể dục giữa giờ trên nền bài hát tiếng Anh: không cần kinh phí;

●● Hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh: Nhà trường chỉ hỗ trợ phòng họp, sân bãi, kinh phí
do thành viên đóng góp;

12 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
●● Hoạt động thi viết bằng tiếng Anh: Nhà trường chỉ hỗ trợ một khoản kinh phí khen
thưởng nhỏ, có thể huy động xã hội hoá.
●● v.v.

3. Tận dụng tối đa các tổ chức, đoàn thể hiện có trong mỗi cơ sở giáo dục để hỗ trợ
cho hoạt động tiếng Anh cộng đồng
Một đặc điểm thuận lợi trong các nhà trường là khả năng tập hợp thành viên do HS
được biên chế thành lớp học. Ngoài ra, trong mỗi nhà trường còn có tổ chức Đoàn thanh
niên, hội liên hiệp thanh niên, hội sinh viên, hội khuyến học, v.v. Tổ chuyên môn tiếng Anh
cần phối hợp với các tổ chức này để tạo ra các phong trào tăng tính cạnh tranh, thi đua và
cộng tác giữa các thành viên trong tổ chức.

4. Đa dạng hoá và kết nối các hình thức sinh hoạt tiếng Anh cộng đồng trong nhà trường
Mỗi hình thức sinh hoạt tiếng Anh đều có ưu nhược điểm của nó. Cho dù hình thức
sinh hoạt có hấp dẫn như thế nào, nếu lặp đi lặp lại sẽ gây nhàm chán. Do đó, trong kế
hoạch hoạt động cho mỗi năm học hoặc học kỳ, cần thiết kế nhiều hoạt động phù hợp
với điều kiện thực tế. Ngoài mô hình sinh hoạt câu lạc bộ và hội nhóm, có thể tham khảo
các hình thức như: thảo luận trực tuyến, tổ chức hội thi nói/viết, triển lãm, sinh hoạt văn
nghệ. Đặc biệt các hình thức sinh hoạt này cần được kết nối với nhau theo một kế hoạch
chặt chẽ để đem lại sự hứng thú cho HS. Ví dụ, để tổ chức ngày hội tiếng Anh vào đầu học
kỳ II, trong học kỳ I có thể được tổ chức các cuộc thi nhỏ hơn như thi viết, vẽ tranh, làm
video clip, ảnh phóng sự, v.v. Sản phẩm của các cuộc thi này sử dụng làm nội dung cho
ngày hội tiếng Anh.

Phần I. Một số vấn đề về xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh | 13
PHẦN II
GIỚI THIỆU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC
VÀ SỬ DỤNG TIẾNG ANH LIÊN TRƯỜNG

A. KHÁT QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG


Hoạt động liên trường được hiểu là hoạt động có ít nhất 02 trường trở lên tham gia.
Hoạt động liên trường có thể được tổ chức ở quy mô cụm trường (những trường trong
cùng một địa bàn), trường kết nghĩa (những trường bạn ở địa bàn khác hoặc ở nước
ngoài), hoặc ở quy mô cấp huyện, cấp tỉnh, cấp khu vực hoặc toàn quốc có sự điều phối,
chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Có nhiều vấn đề đặt ra đối với hoạt động liên
trường trong việc xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh như sự cần
thiết của nó, vấn đề thành tích, cách thức tổ chức hoạt động liên trường sao cho tiết kiệm
và hiệu quả, và cách thức để giảm tải công việc của các cấp quản lý, cán bộ phụ trách,
chuyên viên mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả của phong trào. Sau đây là một số lưu ý chung
về hoạt động liên trường:
Thứ nhất, về sự cần thiết của hoạt động liên trường: Hoạt động liên trường, nhất
là các hoạt động do Sở/Phòng GD&ĐT chủ trì tổ chức, là tiền đề, động lực và định hướng
để các trường tổ chức hoạt động tại đơn vị, giúp lan toả môi trường học và sử dụng tiếng
Anh ở phạm vi nhiều trường. Vì vậy các hoạt động này có ý nghĩa rất lớn và cần được tổ
chức thường xuyên mỗi năm học hoặc học kỳ.
Thứ hai, về vấn đề tổ chức các hội thi: Về mặt tâm lý lứa tuổi, HS sẽ hăng hái tham
gia các hoạt động nếu có các tính chất cạnh tranh, thi đua. Vì vậy việc tổ chức các hội thi là
cần thiết. Tuy nhiên, các cơ quan giáo dục và nhà trường không nên sử dụng kết quả các
hội thi làm tiêu chí đánh giá thi đua. Mục đích lớn nhất của các hoạt động này là tạo môi
trường nhằm khuyến khích HS sử dụng tiếng Anh. Do đó, không nên đặt ra thành tích,
tránh gây áp lực cho GV, HS và kể cả PHHS.
Thứ ba, về mô hình tổ chức hoạt động theo cụm trường: Hoạt động liên trường
thường yêu cầu kinh phí lớn do những người tham gia thường phải di chuyển đến một
địa phương khác. Vì vậy các địa phương nên khuyến khích tổ chức hoạt động theo cụm
trường, ví dụ các trường THPT trên địa bàn huyện A, v.v. Mô hình này đặc biệt có ý nghĩa
ở những địa phương có địa bàn rộng, vùng sâu, vùng xa. Hoạt động theo cụm trường
không những tiết kiệm chi phí mà còn huy động được đông đảo HS và PH trong địa bàn
cùng tham gia.

14 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Thứ tư, vấn đề vai trò của cán bộ quản lý, chuyên viên Sở/Phòng GD&ĐT: Để giảm
thiểu công việc của cán bộ, chuyên viên Sở/Phòng GD&ĐT trong việc tổ chức các hoạt
động, các địa phương cần thành lập các nhóm chuyên môn nòng cốt theo từng địa bàn
để luân phiên chủ trì các hoạt động. Vai trò của chuyên viên chủ yếu là tham mưu cấp
trên ban hành quyết định, đề ra kế hoạch năm học, giao nhiệm vụ và đề ra ý tưởng. Cần
phát huy tối đa vai trò của nhóm chuyên môn trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch
hoạt động.

B. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG TIÊU BIỂU

Những hoạt động được chọn lọc giới thiệu trong mục này là một số hoạt động tiêu
biểu để tham khảo. Tùy theo điều kiện của các nhà trường và địa phương, đặc điểm vùng
miền và mặt bằng trình độ của HS, những hoạt động này có thể được điều chỉnh một
cách linh động, sáng tạo.

Tên Thành
Phạm vi Tần suất/
STT hoạt Mô tả phần chính
thực hiện Thời lượng
động tham gia

NHÓM HOẠT ĐỘNG THEO HÌNH THỨC HỘI THI

Hội thi dành cho đội nhóm hoặc cá Cấp Sở, HS cấp 1 lần/1
nhân HS được tuyển chọn từ các cấp Phòng THPT và năm học
Hội thi
học Trung học cơ sở và Trung học GD&ĐT THCS
Hùng
phổ thông tại các trường. HS trau dồi hoặc
1 biện
kỹ năng nói tiếng Anh, các kỹ năng trường
tiếng
mềm và các kiến thức văn hoá, xã hội
Anh
thông qua hội thi theo hình thức sân
khấu hoá.

HS kể những câu chuyện mà mình Cấp HS cấp 1 lần/1


Hội thi yêu thích bằng tiếng Anh với những Phòng TH năm học
Kể chủ đề gần gũi với đời sống hằng GD&ĐT
chuyện ngày hay những câu chuyện cổ tích hoặc
2
bằng đã học, đã đọc. HS có thể tự thiết trường/
tiếng kế các đạo cụ, thuê hoặc may trang cụm
Anh phục hoặc dàn dựng diễn xuất minh trường
hoạ.

Phần II. Giới thiệu một số hoạt động xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh liên trường | 15
HS trau dồi kỹ năng viết và nâng cao Cấp Sở, HS các 1 lần/1
Hội thi nhận thức về các vấn đề xã hội thông Phòng cấp học năm học
Viết qua hội thi viết thư hoặc tùy bút theo GD&ĐT TH, THCS,
3 bằng các chủ đề cho sẵn bằng tiếng Anh. hoặc cấp THPT
tiếng Bài viết dự thi ở cấp Sở/Phòng Giáo trường
Anh dục và Đào tạo được tuyển chọn từ
cuộc thi ở cấp trường.

Hội thi Nhóm HS tham gia thực hiện các hoạt Sở, Phòng Chủ yếu 1 lần/1
Phóng động của phóng viên như phỏng vấn, GD&ĐT HS cấp năm học
4 viên đọc bản tin, chia sẻ những vấn đề xã và các THCS,
học hội, thực hiện loạt ảnh phóng sự kèm trường THPT
đường bình luận bằng tiếng Anh. phổ thông

NHÓM HOẠT ĐỘNG THEO HÌNH THỨC GIAO LƯU VÀ CHIA SẺ KINH NGHIỆM

Ngày hội tiếng Anh liên trường là một Cấp Sở, HS các 1-2 lần/1
loại hình hoạt động tập thể, là cầu Phòng cấp học năm học
nối mang mọi người đến gần nhau GD&ĐT
để cùng đạt được mục tiêu chung. hoặc cụm
Tại Ngày hội tiếng Anh liên trường, trường
Ngày
các trò chơi tuy đơn giản nhưng có ý
hội
nghĩa giáo dục cao, được thiết kế theo
tiếng
5 hệ thống cùng chơi, cùng học, cùng
Anh
thảo luận và cùng giải quyết vấn đề.
liên
Ngoài ra, các hoạt động còn thể hiện
trường
tính thử thách, tinh thần tập thể, các
dẫn chứng trong cuộc sống về các
cá nhân, tổ chức, từ đó thực hiện các
định hướng về tổ chức, đội nhóm
được tốt hơn.

Câu GVTA sinh hoạt chuyên môn theo Cấp Sở, GV Hằng
lạc bộ hình thức câu lạc bộ để giao lưu, Phòng tháng,
giáo học hỏi, giao tiếp, thể hiện khả năng GD&ĐT hằng quý,
6 tiếng Anh của mình với nhiều hoạt hoặc cụm hoặc học
viên
tiếng động khác nhau. trường kỳ
Anh

16 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Trò chơi lớn hay có tên gọi khác là trò Cấp HS THCS 1 lần/năm
chơi “Đi tìm kho báu” là trò chơi đồng trường, và THPT học (với
đội, trong đó yêu cầu các đội/nhóm cụm CLB tiếng
Trò đi qua một hành trình từ điểm A đến trường Anh trong
chơi điểm B. Trên hành trình đó đội/nhóm hoặc giao nhà trường
lớn phải vượt qua các “trạm” bằng cách lưu CLB có thể tổ
7 giải các “mật thư” hoặc thực hiện các
bằng tiếng chức trò
yêu cầu của Ban quản trò. Đây là trò
tiếng Anh liên chơi này
chơi phổ biến trong sinh hoạt Đoàn/
Anh trường nhiều lần
Đội và các hội đoàn tôn giáo, được cải
trong các
tiến, thiết kế bằng tiếng Anh để tạo
môi trường sử dụng tiếng Anh. kỳ sinh
hoạt)

Tạp chí GV chia sẻ bài viết về cảm xúc, kỷ niệm Cấp Sở, GVTA 1-2 lần/1
tiếng nghề nghiệp, kể chuyện, sáng tác văn Phòng năm học
Anh học, kinh nghiệm về mô hình giảng GD&ĐT
(Đặc dạy và những sáng kiến trong công hoặc cụm
8 san/ tác giảng dạy bằng tiếng Anh, v.v. để trường
kỷ yếu xuất bản lưu hành nội bộ trong phạm
vi Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, và
lưu
kết hợp chia sẻ trực tuyến.
hành
nội bộ)

NHÓM HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

Diễn Diễn đàn/nhóm học trực tuyến xây Cấp Sở, GV và HS Liên tục
dựng trên nền tảng mạng xã hội hoặc Phòng
đàn/
trang mạng nhằm giúp người tham GD&ĐT
nhóm
9 gia (GV/HS) có nơi để tự tin giao lưu, hoặc cụm
học
chia sẻ, học hỏi, giao tiếp, thể hiện trường
trực
khả năng tiếng Anh của mình với
tuyến nhiều hoạt động khác nhau.

Thiết lập kênh giao lưu sử dụng các Cấp GV và HS 01-02 lần/
Giao công nghệ video truyền trực tiếp để trường năm học
một trường ở địa phương này giao lưu ở địa
lưu
với một trường ở địa phương khác hoặc phương
trực
10 một trường quốc tế. Hoạt động giao lưu này với địa
tuyến
bao gồm một số hoạt động như giới phương
liên
thiệu trường, giới thiệu văn hoá, và chia khác hoặc
trường sẻ những kinh nghiệm trong tổ chức trường
hoạt động dạy và học. quốc tế

Phần II. Giới thiệu một số hoạt động xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh liên trường | 17
HOẠT ĐỘNG 1
HỘI THI HÙNG BIỆN TIẾNG ANH
ENGLISH SPEAKING CONTEST

Mô tả chung Hội thi dành cho đội nhóm hoặc cá nhân học sinh được tuyển
chọn từ các cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
tại các trường. Học sinh trau dồi kỹ năng nói tiếng Anh, các kỹ
năng mềm và các kiến thức văn hoá, xã hội thông qua hội thi
theo hình thức sân khấu hoá.

Mục tiêu ● Tạo sân chơi để bồi dưỡng và phát triển tài năng đối với học
sinh khá giỏi;
● Giúp học sinh phát triển kỹ năng nói tiếng Anh trước đám
đông, đồng thời phát triển các kỹ năng mềm, nâng cao nhận
thức và kiến thức về các vấn đề xã hội.

Thời gian và phạm vi 1 lần/năm học, thường vào học kỳ I ở cấp trường và Phòng Giáo
thực hiện dục và Đào tạo, và đầu học kỳ II ở cấp Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần tham gia ● Các Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu các
trường;
● Các đoàn thể (Đoàn/Đội);

● Phụ huynh học sinh;

● Các nhà tài trợ;

● Giáo viên tiếng Anh;

● Học sinh Trung học cơ sở , Trung học phổ thông.

Điều kiện thực hiện ● Có hội trường với sân khấu phù hợp với quy mô hội thi, được
trang bị âm thanh, ánh sáng, trang trí;
● Có nguồn hỗ trợ kinh phí.

18 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ

Bước 1: Ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức hội thi
ở các cấp bao gồm cấp trường, cụm trường, cấp huyện (đối với bậc THCS) và cấp tỉnh
(đối với bậc THPT). (Phụ lục 1.1)
Bước 2: Căn cứ kế hoạch của Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT và các trường THPT lập kế
hoạch tổ chức hội thi tại đơn vị và phổ biến thông tin.
Bước 3: Thành lập BTC, Ban nội dung, BGK, Ban truyền thông, Ban hậu cần, v.v., đồng
thời chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, CSVC, trang thiết bị, kêu gọi tài trợ, v.v. để tổ
chức hội thi.
Bước 4: Đưa ra chủ đề cuộc thi và tiêu chí cho mỗi vòng thi. (Phụ lục 1.2, 1.4)

THỰC HIỆN

Đối với cấp trường


Bước 1: Tổ chức các hình thức thi tuyển để chọn học sinh hoặc nhóm học sinh vào vòng
chung kết.
Bước 2: Tổ chức thi chung kết theo hình thức sân khấu hoá để tuyển chọn học sinh
hoặc đội tuyển tham dự hội thi ở cấp trên.
Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh hoặc đội tuyển để dự thi hội thi cấp trên.
Đối với cấp tỉnh/huyện/cụm trường

Bước 1: Tổng hợp kết quả tuyển chọn và đăng ký tham gia của cấp dưới để xây dựng
kịch bản hội thi.

Bước 2: Tổ chức hội thi theo kế hoạch đầu năm học và kịch bản đã xây dựng.

TỔNG KẾT

Bước 1: Lấy ý kiến phản hồi của người tham gia về hiệu quả hoạt động.

Bước 2: Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Hoạt động 1 ● Hội thi Hùng biện tiếng Anh | 19


Hình thức tổ chức

Tùy theo điều kiện của địa phương, Hội thi Hùng biện tiếng Anh có thể được tổ chức
theo một trong hai hình thức: cá nhân hoặc đội nhóm.
1. Hội thi theo hình thức thi cá nhân
Kịch bản cho hội thi này đơn giản, tiêu chí chấm điểm dễ dàng và ít mất thời gian
chuẩn bị của BTC. Hình thức này giúp phát hiện những cá nhân học sinh tiêu biểu nhất để
tham gia hội thi cấp trên.
Hình thức này có thể tổ chức ở cả cấp trường và cấp liên trường.
Điểm hạn chế của hình thức này là chỉ phát huy tài năng của một vài cá nhân xuất sắc,
không phát huy tính đồng đội, ít thu hút cổ động viên tham gia học hỏi. Nếu tổ chức lặp
đi lặp lại dễ gây nhàm chán cho người xem.
Kịch bản gợi ý hội thi theo hình thức thi cá nhân

Mỗi thí sinh sẽ tham gia 03 phần thi:


●● Chào hỏi, giới thiệu ngắn gọn về bản thân (1 phút);

●● Hùng biện về 1 chủ đề theo quy định (thời lượng tối đa: 4 phút);

●● Trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo xoay quanh chủ đề thí sinh trình bày (thời
lượng tối đa: 4 phút).
Để hội thi thêm phong phú và thu hút, thí sinh có thể được yêu cầu thiết kế trước
1 video clip giới thiệu khoảng 1-2 phút để trình chiếu trước khi dự thi.

Về chủ đề, một hoặc một vài chủ đề có thể được đưa ra để thí sinh chuẩn bị trước
hoặc để thí sinh bốc thăm khi dự thi. Điểm hạn chế của việc chuẩn bị trước là thí sinh viết
bài sẵn và khi thuyết trình chỉ trình bày những điều mình đã viết, sử dụng từ vựng quen
thuộc trong phạm vi chủ đề. Điều này dễ gây nhàm chán và khó đánh giá chính xác kỹ
năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh. Tuy nhiên nếu mặt bằng trình độ thí sinh không
cao, hoặc mục đích tổ chức để tuyển chọn ở cấp trường thì có thể đưa ra chủ đề trước. Vì
vậy, tùy theo từng trường hợp mà BTC quy định chuẩn bị đề tài trước hay cho thí sinh bốc
thăm khi dự thi.
Một số chủ đề thi hùng biện gợi ý:
● My school in my heart (Ngôi trường trong trái tim tôi)
● Family and friends (Gia đình và bè bạn)
● My hometown, my love (Quê hương của tôi, tình yêu của tôi)
● Our future (Tương lai của chúng ta)
v.v.

20 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Để tránh lặp lại tên gọi “Hội thi Hùng biện tiếng Anh” nếu hoạt động được tổ chức
hằng năm, BTC có thể sử dụng ngay chủ đề đã xác định làm tên gọi cho hội thi nhằm thu
hút sự quan tâm của đông đảo PH, HS.

2. Hội thi theo hình thức thi đội nhóm


Kịch bản cho hội thi này khá phức tạp, phải tổ chức qua vòng loại, vòng bán kết và
vòng chung kết. Vì thi theo hình thức đội nhóm, các phần thi (như phần thi giới thiệu,
phần thi tranh luận, v.v.) phải được thiết kế sao cho các đội cạnh tranh điểm số với nhau.
Do đó, một buổi thi lý tưởng thường có tối đa 04 đội thi. Ưu điểm nổi bật của hình thức
này là tinh thần đồng đội, không những với những HS dự thi mà còn với cổ động viên.
Hình thức này chỉ nên tổ chức ở cấp liên trường và rất phù hợp cho các liên hoan liên
trường (ví dụ liên hoan các trường THPT trên địa bàn huyện A, liên hoan các trường chuyên
khu vực Đông Nam Bộ, v.v.). Các Sở GD&ĐT có thể tổ chức vòng loại theo nhiều cụm trường,
từ đó chọn những đội xuất sắc nhất ở mỗi cụm trường vào thi vòng bán kết/chung kết.
Điểm hạn chế của hình thức này là cần nhiều thời gian, chi phí và công sức thiết kế
kịch bản của BTC.

Kịch bản gợi ý hội thi theo hình thức thi đội nhóm

VÒNG TUYỂN CHỌN / BÁN KẾT


Cách thức tổ chức:
Mỗi đội gồm 03 thí sinh và trải qua 03 phần thi.
Phần 1: Giới thiệu
03 thành viên của đội chào hỏi, giới thiệu về bản thân và về trường trong vòng 4 phút.
Phần 2: Miêu tả tranh/hình
Mỗi đội xem 1 bức tranh và có 90 giây hội ý. Sau đó, các thí sinh của đội miêu tả
lại bức tranh/hình cũng như phát biểu cảm nghĩ của mình về bức tranh/hình trong
vòng 4 phút.
Phần 3: Hùng biện
Mỗi đội sẽ bốc thăm 1 câu hỏi và có 90 giây để chuẩn bị. Sau đó, 1 thí sinh đại diện
trả lời trong vòng 3 phút; 2 thí sinh còn lại có thể bổ sung trong vòng 1 phút. Sau phần
hùng biện, BGK sẽ đặt 01 hoặc một số câu hỏi bổ sung.
Cách thức chọn đội vào vòng tiếp theo: 4 đội xuất sắc nhất được chọn để vào
vòng chung kết.

Hoạt động 1 ● Hội thi Hùng biện tiếng Anh | 21


VÒNG CHUNG KẾT
Cách thức tổ chức:
Mỗi đội gồm 03 thí sinh và trải qua 04 phần thi.
Phần 1: Giới thiệu
03 thành viên của đội chào hỏi, giới thiệu về bản thân và về trường trong vòng
4 phút.
Phần 2: Xem một đoạn video và phát biểu cảm nghĩ
Mỗi đội xem 1 đoạn video ngắn và có 90 giây hội ý. Sau đó mỗi đội sẽ tường thuật
lại nội dung chính/vấn đề chính trong video và nêu quan điểm của mình về vấn đề
đó trong vòng 3 phút.
Phần 3: Tranh luận
04 đội bốc thăm chia làm 02 cặp đấu cho phần tranh luận.
Mỗi cặp đấu sẽ được đưa 1 chủ đề mang tính tranh luận (ví dụ: nên hay không
nên, đồng ý hay không đồng ý, v.v.). Mỗi đội sẽ có 90 giây để chuẩn bị cho phần tranh
luận và bảo vệ quan điểm của mình trong vòng 4 phút. Mỗi đội được phép đặt 01 câu
hỏi cho đội bạn.
Phần 4: Thuyết trình
Mỗi đội chuẩn bị sẵn một bài thuyết trình về một chủ đề tự chọn trong số các chủ
đề do BTC đưa ra từ trước. 03 thí sinh sẽ cùng biểu diễn phần thuyết trình này. Các đội
có thể sử dụng người/hình ảnh/video clip, v.v. để minh hoạ cho bài thuyết trình. BGK
sẽ đặt 01 câu hỏi cho mỗi đội sau phần trình bày.

Lưu ý:
* Đối với cấp trường, các trường có thể thi theo hình thức cá nhân, từ đó chọn ra các
cá nhân xuất sắc nhất để thành lập đội tuyển.
* Để tạo không khí sinh động theo hình thức sân khấu hoá, các tiết mục văn nghệ của
đơn vị tham gia (không nhất thiết phải là thành viên đội thi biểu diễn) nên được đưa vào
xen kẽ giữa các phần thi.
* Người dẫn chương trình có vai trò rất quan trọng cho sự thành công của hội thi. GV
có thể làm người dẫn chương trình, tuy nhiên cần bồi dưỡng cho HS để các em làm người
dẫn chương trình, làm chủ cuộc chơi của chính các em.

22 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Một số hình ảnh minh hoạ

Vòng chung kết Hội thi Hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh trung học
theo hình thức cá nhân do Sở GD&ĐT Bắc Ninh tổ chức năm 2018
(Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Ninh)

Phần thi tranh luận trong đêm chung kết Hội thi Hùng biện tiếng Anh theo hình thức đội
nhóm giữa Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
(TP. Hồ Chí Minh) do Trung tâm SEAMEO RETRAC tổ chức năm 2016
(Nguồn: Trung tâm SEAMEO RETRAC)

Hoạt động 1 ● Hội thi Hùng biện tiếng Anh | 23


Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động và truyền thông đến các


1
đơn vị/cá nhân.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng


2
phân công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

Tổ chức xây dựng nội dung chương trình chi tiết, đưa ra
4
chủ đề cuộc thi và tiêu chí cho các vòng thi.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Vận động HS/GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia hoạt động/
6
công tác tổ chức.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra
7
như mong muốn (kinh phí, CSVC, nhân sự, v.v.).

Phân công, hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức độ tham gia của
8
các đơn vị trong quá trình diễn ra hoạt động.

9 Lấy ý kiến của người tham gia.

10 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

24 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Hùng biện
Phụ lục 1.1
tiếng Anh

Thể lệ Hội thi Hùng biện tiếng Anh Phụ lục 1.2

Chương trình tham khảo Hội thi Hùng biện tiếng Anh (theo
Phụ lục 1.3
hình thức cá nhân)

Tiêu chí chấm điểm Hội thi Hùng biện tiếng Anh Phụ lục 1.4

Phiếu chấm điểm Hội thi Hùng biện tiếng Anh Phụ lục 1.5

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 1.6

Hoạt động 1 ● Hội thi Hùng biện tiếng Anh | 25


HOẠT ĐỘNG 2
HỘI THI KỂ CHUYỆN BẰNG TIẾNG ANH
ENGLISH STORY-TELLING CONTEST
Thường dành cho học sinh tiểu học

Mô tả chung Học sinh kể những câu chuyện mà mình yêu thích bằng tiếng
Anh với những chủ đề gần gũi với đời sống hằng ngày hay
những câu chuyện cổ tích đã học, đã đọc. Học sinh có thể tự
thiết kế các đạo cụ, thuê hoặc may trang phục hoặc dàn dựng
diễn xuất minh hoạ.

Mục tiêu ● Giúp học sinh có cơ hội giao lưu và phát triển kỹ năng diễn
đạt bằng tiếng Anh thông qua kể chuyện;
● Giúp học sinh tự tin, phát triển các kỹ năng mềm, nâng cao
nhận thức thông qua các câu chuyện kể.

Thời gian và phạm vi 1 lần/năm học, thường vào học kỳ I ở cấp trường và Phòng
thực hiện Giáo dục và Đào tạo hoặc cụm trường vào học kỳ II.

Thành phần tham gia ● Phòng Giáo dục và Đào tạo;


● Ban giám hiệu các trường;

● Giáo viên tiếng Anh, giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể, phụ
huynh học sinh;
● Học sinh tiểu học.

Điều kiện thực hiện ● Có hội trường với sân khấu phù hợp với quy mô hội thi, được
trang bị âm thanh, ánh sáng, trang trí;
● Có nguồn hỗ trợ kinh phí.

26 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ
Bước 1: Ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức hội
thi ở các cấp bao gồm cấp trường, cụm trường. (Phụ lục 2.1)
Bước 2: Căn cứ kế hoạch của Phòng GD&ĐT, các trường TH lập kế hoạch tổ chức hội thi
tại đơn vị và phổ biến thông tin.
Bước 3: Lập Ban nội dung, chấm thi và khen thưởng, Ban truyền thông, Ban hậu cần,
đồng thời chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, CSVC, trang thiết bị, kêu gọi tài trợ, v.v. để
tổ chức hội thi.
Bước 4: Chuẩn bị các tài liệu truyền thông phục vụ hội thi; vận động GV, PH, HS tham
gia vào các hoạt động/công tác tổ chức.
Bước 5: Đưa ra chủ đề hội thi và tiêu chí cho mỗi vòng thi.

THỰC HIỆN
Đối với cấp trường
Bước 1: Tổ chức các hình thức thi tuyển để chọn HS hoặc nhóm HS vào vòng chung kết.
Bước 2: Tổ chức thi chung kết theo hình thức sân khấu hoá để tuyển chọn HS hoặc đội
tuyển tham dự hội thi ở cấp trên.
Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng cho HS hoặc đội tuyển để dự thi hội thi cấp trên.
Đối với cấp tỉnh/huyện/cụm trường
Bước 1: Tổng hợp kết quả tuyển chọn và đăng ký tham dự của cấp dưới để xây dựng
kịch bản hội thi.
Bước 2: Tổ chức hội thi theo kế hoạch đầu năm học và kịch bản đã xây dựng.

TỔNG KẾT

Bước 1: Lấy ý kiến phản hồi của người tham gia về hiệu quả hoạt động.

Bước 2: Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Hoạt động 2 ● Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh | 27


Hình thức tổ chức

Về hình thức, Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng với Hội thi
Hùng biện bằng tiếng Anh. Cụ thể tổ chức theo hình thức sân khấu hoá. Tuy nhiên hội thi
kể chuyện phù hợp hơn với đối tượng HS TH vì ở lứa tuổi này, HS học và phát triển nhận
thức thông qua ghi nhớ và trình bày những câu chuyện về cuộc sống xung quanh. Để hội
thi phù hợp với lứa tuổi và tạo hứng thú cho các em, các tiết mục thi nên được khuyến
khích có thêm phần minh hoạ như đóng vai, diễn con rối. Phần minh hoạ, hoá trang cũng
chính là điểm đặc sắc của hội thi này, bên cạnh việc phát triển kỹ năng kể chuyện của
người dự thi.
Một buổi thi trên sân khấu lý tưởng có từ 6 đến 10 câu chuyện dự thi; mỗi câu chuyện
được kể trong khoảng thời gian 7–10 phút. Xen kẽ trong chương trình là các tiết mục văn
nghệ. Do đó, tùy theo đặc điểm của địa phương, trường học, số lượng đơn vị dự thi, BTC
có thể tổ chức vòng loại, vòng bán kết/chung kết để những buổi thi sân khấu hoá diễn
ra thành công, chất lượng, tập hợp được nhiều cổ động viên và thu hút sự quan tâm của
nhà tài trợ.
Về chủ đề, BTC có thể đưa ra danh mục một số chủ đề để HS chọn lựa và chuẩn bị
trước tùy theo mục tiêu của hội thi. Một số chủ đề gợi ý:
●● Kể về một chuyến đi mà em nhớ nhất.

●● Kể về kỷ niệm đáng nhớ với một người thân/người bạn.

●● Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em đã học, đã đọc.

●● v.v.
Có thể nói, kể chuyện là một trong những phương thức giáo dục yêu thích nhất của
thiếu nhi, giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh và phát triển ngôn ngữ. Do đó,
phương thức này nên được tận dụng để tạo môi trường học tiếng Anh cho HS, đặc biệt
với đối tượng HS TH.

28 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Một số hình ảnh minh hoạ

Phần hoạt cảnh tại Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh do Phòng GD&ĐT Quận Bình Thạnh
(TP. Hồ Chí Minh) tổ chức năm 2016

Phần trả lời câu hỏi của giám khảo tại Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh do Phòng GD&ĐT
Quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức năm 2016

Hoạt động 2 ● Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh | 29


Cổ động viên tham gia cổ vũ tại Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh do Phòng GD&ĐT
Quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức năm 2016

Phần thi kể chuyện bằng hoạt cảnh trong ngày hội tiếng Anh liên trường
tổ chức tại Trường THCS Thái Nguyên, Tỉnh Khánh Hoà, năm 2019
(Nguồn: Trường THCS Thái Nguyên, Tỉnh Khánh Hoà)

30 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động và truyền thông đến các
1
đơn vị/cá nhân.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng
2
phân công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân
3
chuyên trách.

4 Xây dựng nội dung chương trình chi tiết.

5 Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông phục vụ hội thi.

Vận động HS/GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia vào hoạt
6
động/công tác tổ chức.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra
7
như mong muốn (kinh phí, CSVC, nhân sự, v.v.).

Tổ chức, giám sát và hỗ trợ xuyên suốt quá trình diễn ra
8
hoạt động.

Lấy ý kiến người tham gia về hội thi sau khi kết thúc
9
chương trình.

10 Họp tổng kết và rút kinh nghiệm.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.

..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

Hoạt động 2 ● Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh | 31


Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Kể chuyện
Phụ lục 2.1
bằng tiếng Anh

Bảng danh sách học sinh tham gia cuộc thi Phụ lục 2.2

Kịch bản dẫn chương trình Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh Phụ lục 2.3

Phiếu lấy ý kiến của các cá nhân tham gia cuộc thi Phụ lục 2.4

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 2.5

32 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 3
HỘI THI VIẾT BẰNG TIẾNG ANH
ENGLISH WRITING CONTEST

Mô tả chung Học sinh trau dồi kỹ năng viết và nâng cao nhận thức về các
vấn đề xã hội thông qua hội thi viết thư hoặc tùy bút theo các
chủ đề cho sẵn bằng tiếng Anh. Bài viết dự thi ở cấp Sở/Phòng
Giáo dục và Đào tạo được tuyển chọn từ cuộc thi ở cấp trường.

Mục tiêu Giúp học sinh trau dồi kỹ năng viết thông qua các hình thức
viết thư, viết luận, viết câu chuyện, v.v.

Thời gian và phạm vi 1 lần/năm học. Bài viết được tổ chức ở cấp trường và chọn lọc
thực hiện để dự thi ở cấp cao hơn.

Thành phần tham gia ● Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo;


● Nhà tài trợ (Trung tâm ngoại ngữ, Công ty về giáo dục, v.v.);

● Ban giám hiệu liên trường;

● Giáo viên tiếng Anh;

● Học sinh.

Điều kiện thực hiện ● Có diễn đàn trực tuyến, trang mạng hoặc tập san, đặc san
(trong trường hợp muốn giới thiệu bài viết đến công chúng);
● Nguồn nhân lực cho công tác chấm thi.

Hoạt động 3 ● Hội thi Viết bằng tiếng Anh | 33


Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ

Bước 1: Thành lập BTC (đại diện cấp Sở, BGH các cụm trường tham gia, GVTA, v.v.).

Bước 2: Lập bảng kế hoạch, phân công nhiệm vụ và bảng dự trù kinh phí cho hội thi.
(Phụ lục 3.1)

Bước 3: Lập Ban nội dung, chấm thi và khen thưởng, Ban truyền thông, Ban hậu cần.

Bước 4: Đưa ra chủ đề hội thi và tiêu chí cho mỗi vòng thi. (Phụ lục 3.2)

Bước 5: Thiết kế, in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ các nội dung hoạt động.

Bước 6: Vận động HS, GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia hoạt động/công tác tổ chức.

THỰC HIỆN

Bước 1: Triển khai nội dung và thể lệ hội thi đến các đơn vị trường.

Bước 2: Lập danh sách các đơn vị trường và các thành viên đăng ký tham gia cuộc thi.

Bước 3: Theo dõi và giúp đỡ các đơn vị trường hướng dẫn các em thực hiện bài viết và
nộp bài viết đúng theo thể lệ yêu cầu của hội thi.

Bước 4: Lần lượt đăng tải các bài viết hay lên các trang thông tin truyền thông hoặc
chọn lọc để đăng tập san.

Bước 5: Tổ chức chấm điểm bài viết.

Bước 6: Tổng kết điểm và trao giải thưởng.

TỔNG KẾT

Bước 1: Lấy ý kiến phản hồi của người tham gia về hiệu quả của hoạt động.

Bước 2: Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

34 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Hình thức tổ chức

Hình thức của hội thi này là tuyển chọn bài viết hay và chia sẻ sản phẩm. Khác với các
hình thức sinh hoạt sân khấu hoá, Hội thi này không đòi hỏi nhiều về công tác chuẩn bị
của BTC. Thay vào đó, BTC cần huy động đội ngũ giám khảo để chấm bài viết.

Đối với cấp trường, BTC cần khuyến khích càng nhiều cá nhân tham gia viết càng tốt,
thay vì giao chỉ tiêu theo đơn vị lớp học. Các bài viết sau khi được tuyển chọn có thể đăng
tải trên diễn đàn trực tuyến của Đoàn trường hoặc kết hợp đăng trên báo tường, tập san
của lớp nhân các ngày lễ lớn.

Đối với cấp huyện/tỉnh, BTC có thể quy định mỗi đơn vị trường nộp 01 hoặc một vài
bài viết đã qua tuyển chọn ở cấp trường để tham gia hội thi cấp huyện/tỉnh. Các bài viết
hay có thể được lần lượt giới thiệu trên mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin đại
chúng khác.

Về cách thức viết và chủ đề, ở những cuộc thi khác nhau, BTC nên quy định những
cách thức và chủ đề khác nhau. Một số cách thức và chủ đề gợi ý:

●● Viết một lá thư cho một người nào đó nói về mong ước của em về một môi trường
giáo dục lý tưởng, nói về môi trường sống quanh em, nói về lối sống, v.v. (giống như cuộc
thi UPU);

●● Viết một câu chuyện về một kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời;

●● Viết một bài giới thiệu về quê hương em, những nét đẹp và tiềm năng phát triển.

Về thể lệ hội thi, nên BTC giới hạn số từ tối thiểu và tối đa của một bài viết để dễ dàng
trong việc chấm thi.

Một trong những vấn đề đặt ra khi tổ chức hội thi viết là làm sao để kiểm soát lỗi đạo
văn hoặc thiếu trung thực (ví dụ nhờ người khác viết). Do đó, BTC cần có những quy định
khắt khe, yêu cầu người dự thi có những cam kết đối với sản phẩm của mình.

Giá trị lớn nhất của hội thi này là việc chia sẻ sản phẩm đến công chúng và khuyến
khích HS phát triển kỹ năng viết bằng tiếng Anh. Do đó khi tổ chức hội thi, BTC cần
chuẩn bị kế hoạch phổ biến bài viết với các hình thức phong phú, đa dạng. Bản thân
HS tham gia cũng có được niềm vui lớn khi sản phẩm của mình được chia sẻ đến
mọi người.

Hoạt động 3 ● Hội thi Viết bằng tiếng Anh | 35


Một số hình ảnh minh hoạ

Triển lãm bài viết tại Trường THPT Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An, năm 2019
(Nguồn: Trường THPT Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An)

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng


2
phân công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

4 Tổ chức xây dựng thể lệ hội thi và phổ biến thông tin.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Phổ biến về kế hoạch, chủ đề, thể lệ và truyền thông về


6
hội thi đến các trường.

36 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Vận động HS/GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia hoạt động/
7
công tác tổ chức.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra
8
như mong muốn, bao gồm các hình thức phổ biến bài viết.

Phân công, hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức độ tham gia
9
của các trường trong quá trình diễn ra hoạt động.

Đăng tải các bài viết lên các trang thông tin truyền thông
10
hoặc đăng tập san.

11 Khảo sát ý kiến các cá nhân/đơn vị tham gia.

12 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Viết bằng tiếng Anh Phụ lục 3.1

Thể lệ hội thi Phụ lục 3.2

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 3.3

Hoạt động 3 ● Hội thi Viết bằng tiếng Anh | 37


HOẠT ĐỘNG 4
HỘI THI PHÓNG VIÊN HỌC ĐƯỜNG
SCHOOL JOURNALISM CONTEST

Mô tả chung Nhóm học sinh tham gia thực hiện các hoạt động của phóng
viên như phỏng vấn, đọc bản tin, chia sẻ những vấn đề xã hội,
thực hiện loạt ảnh phóng sự kèm bình luận bằng tiếng Anh.

Mục tiêu ● Giúp học sinh trau dồi các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc,
viết) thông qua làm phóng sự, từ đó nâng cao sự tự tin khi sử
dụng ngôn ngữ;
● Giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng ghi hình ảnh, khả năng tư duy sáng tạo,
khả năng diễn đạt, khả năng tra cứu thông tin.

Thời gian và phạm vi 1 lần/năm học. Có thể tổ chức ở cấp trường vào học kỳ I và
thực hiện tuyển chọn để tổ chức cấp huyện/tỉnh vào học kỳ II.

Thành phần tham gia ● Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo;

● Nhà tài trợ (Trung tâm ngoại ngữ, doanh nghiệp giáo dục, v.v.);

● Ban giám hiệu các trường;

● Giáo viên tiếng Anh;

● Học sinh (chủ yếu là đối tượng học sinh Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông).

Điều kiện thực hiện ● Có trang thiết bị đảm bảo (máy ảnh, máy quay phim, máy
chiếu, v.v.);
● Có diễn đàn trực tuyến, trang mạng (nếu chia sẻ sản phẩm).

38 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ

Bước 1: Ngay từ đầu năm học, Sở GD & ĐT ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức hội
thi ở các cấp bao gồm cấp trường, cấp huyện (đối với bậc THCS) và cấp tỉnh (đối với
các bậc THPT). (Phụ lục 4.1)

Bước 2: Căn cứ kế hoạch của Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và trường lập kế hoạch tổ
chức hội thi tại đơn vị và bảng phân công nhiệm vụ tại đơn vị.

Bước 3: Thông báo về hội thi (mục tiêu, đối tượng, thể lệ, cách thức triển khai, v.v.) đến
các đơn vị và HS. (Phụ lục 4.2)

Bước 4: Lập BTC, Ban nội dung, BGK, Ban truyền thông, Ban hậu cần.

Bước 5: Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ các nội dung hoạt động.

Bước 6: Mời tham gia tài trợ chương trình; vận động GV, PH, HS tham gia.

THỰC HIỆN
Đối với cấp trường
Bước 1: Tổ chức các hình thức tuyển chọn để chọn sản phẩm của HS hoặc nhóm HS
vào vòng chung kết.
Bước 2: Tổ chức triển lãm, trình chiếu sản phẩm để HS bình chọn.
Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm được chọn để dự thi hội thi cấp trên.
Đối với cấp tỉnh/huyện/cụm trường
Bước 1: Tổng hợp kết quả tuyển chọn và đăng ký tham dự của cấp dưới để xây dựng
kịch bản, hình thức hội thi.
Bước 2: Tổ chức hội thi theo kế hoạch đầu năm học và kịch bản đã xây dựng.
Bước 3: Tùy theo điều kiện của địa phương, thực hiện chia sẻ sản phẩm dự thi lên diễn
đàn trực tuyến, phương tiện thông tin đại chúng hoặc in ấn phát hành.

TỔNG KẾT
Bước 1: Lấy ý kiến phản hồi của người tham gia về hiệu quả của hoạt động.
Bước 2: Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Hoạt động 4 ● Hội thi Phóng viên học đường | 39


Hình thức tổ chức
Hình thức của hội thi này là tuyển chọn những tác phẩm hay (như hình ảnh, video) và
chia sẻ sản phẩm lên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội hoặc trình chiếu,
triển lãm, đăng ảnh lên tập san, báo tường. Khác với hình thức sân khấu hoá, hội thi này
không đòi hỏi nhiều về sự chuẩn bị của BTC, nhưng đòi hỏi nhiều thời gian của người
tham gia. Hình thức thi này khá phù hợp và có sức lôi cuốn đối với HS.
Đối với cấp trường, có thể khuyến khích nhiều cá nhân tham gia thay vì giao chỉ tiêu
theo lớp. Đối với cấp huyện/tỉnh, BTC có thể quy định số lượng tác phẩm dự thi của mỗi
đơn vị. Điều quan trọng là từ những tác phẩm dự thi, BTC phải có hình thức phổ biến tác
phẩm đến công chúng một cách hiệu quả để lan toả đến nhiều đối tượng.
Một số ưu điểm của hội thi:
●● Tận dụng công nghệ hiện đại và phương tiện truyền thông để làm lan toả môi
trường sử dụng tiếng Anh;
●● Giúp HS tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ;

●● Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, làm việc theo dự án;

●● Rèn luyện HS tính tự lập, sáng tạo và có trách nhiệm với công việc.

Một số nhược điểm của hội thi:


●● Chi phí cho hoạt động tương đối tốn kém, như trang bị máy quay phim, trường
quay, việc di chuyển đến cảnh quay minh hoạ, v.v.;
●● Mất nhiều thời gian để hoàn thiện sản phẩm.

Hội thi này nếu được tổ chức tốt có thể kết hợp với các hoạt động mở rộng như:
●● “Spring/Summer/Fall/ Winter Festival” (Lễ hội mùa xuân/mùa hạ/mùa thu/mùa
đông): Hoạt động này có thể được thiết kế kết hợp nhằm xây dựng nội dung cho ngày
hội tiếng Anh trong năm của nhà trường/địa phương. Theo đó hoạt động trình chiếu,
triển lãm, v.v. là một nội dung của ngày hội, giúp ngày hội thêm sinh động và phong phú.
●● “School picnic” (Dã ngoại): Hoạt động này có thể thực hiện kết hợp trong chuyến
đi dã ngoại của trường.
Các chủ đề gợi ý:
Với mỗi hội thi, BTC cần đưa ra một nhóm chủ đề cụ thể, ví dụ:
●● Ngôi trường trong trái tim tôi.

●● Các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, văn hoá ứng xử
học đường.

40 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
●● Gương người tốt việc tốt, câu chuyện thành công.

●● Phóng sự ảnh về cuộc sống quanh ta. HS thực hiện 1 loạt ảnh về cùng chủ đề và
viết bài bình luận về vấn đề thể hiện từ các bức ảnh.
Có thể nói, Hội thi Phóng viên học đường là một hình thức sinh hoạt mới mẻ, tạo
hứng thú cho giới trẻ và đem lại sức lan toả rất lớn nhờ vào công nghệ thông tin hiện đại.
Ngoài việc tạo điều kiện cho HS nâng cao các kỹ năng tiếng Anh của mình, hội thi còn
giúp phát hiện nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện sự quan sát tinh tế của HS.

Một số hình ảnh minh hoạ

Học sinh phỏng vấn người dân và du khách quốc tế về văn hoá Việt Nam
trong dịp lễ, Tết năm 2019
(Nguồn: Trường THPT Chuyên Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang)

Hoạt động 4 ● Hội thi Phóng viên học đường | 41


Không gian làm phim ảnh, năm 2018
(Nguồn: Trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Tỉnh Nghệ An)

Hình ảnh khi thực hiện phóng sự của học sinh, sinh viên, năm 2019
(Nguồn: Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên)

42 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng


2
phân công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

4 Tổ chức xây dựng thể lệ hội thi và phổ biến thông tin.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Phổ biến về kế hoạch, chủ đề, thể lệ hội thi và truyền


6
thông về hoạt động đến các trường.

Vận động HS, GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia hoạt động/
7
công tác tổ chức.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra như
8
mong muốn, bao gồm các hình thức phổ biến bài viết.

Phân công, hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức độ tham gia
9
của các trường trong quá trình diễn ra hoạt động.

Tuyển chọn bài dự thi và chia sẻ sản phẩm được bình chọn
10
trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

11 Khảo sát ý kiến các cá nhân/đơn vị tham gia.

12 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

Hoạt động 4 ● Hội thi Phóng viên học đường | 43


Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Phóng viên
Phụ lục 4.1
học đường

Thể lệ hội thi Phụ lục 4.2

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 4.3

44 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 5
NGÀY HỘI TIẾNG ANH LIÊN TRƯỜNG
INTER-SCHOOL ENGLISH FESTIVAL

Mô tả chung Ngày hội tiếng Anh liên trường là một loại hình hoạt động tập
thể, là cầu nối mang mọi người đến gần nhau để cùng đạt được
mục tiêu chung. Tại Ngày hội tiếng Anh liên trường, các trò chơi
tuy đơn giản nhưng có ý nghĩa giáo dục cao, được thiết kế theo
hệ thống cùng chơi, cùng học, cùng thảo luận và cùng giải quyết
vấn đề. Ngoài ra, các hoạt động còn thể hiện tính thử thách, tinh
thần tập thể, các dẫn chứng trong cuộc sống về các cá nhân, tổ
chức, từ đó thực hiện các định hướng về tổ chức, đội nhóm được
tốt hơn.

Mục tiêu ● Tạo môi trường tích cực cho học sinh sử dụng tiếng Anh mọi
lúc, mọi nơi;
● Tăng cường sự tương tác cao giữa học sinh với nhau, giúp học
sinh phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh cũng như kỹ năng
mềm.

Thời gian và phạm 1-2 lần/ năm học, phù hợp với mô hình giao lưu theo cụm trường,
vi thực hiện thường vào giữa học kỳ I và II hoặc nhân các ngày lễ lớn (20/11,
Tết Nguyên đán, 26/3, trại hè) hoặc Lễ hội Văn hoá các nước nói
tiếng Anh như Lễ hội Halloween, Lễ hội Giáng sinh).

Thành phần ● Ban giám đốc Sở/Ban giám hiệu liên trường;
tham gia ● Các đoàn thể (Đoàn, Đội);
● Chuyên viên tiếng Anh, nhóm chuyên môn cốt cán của Sở/
Phòng Giáo dục và Đào tạo;
● Giáo viên tiếng Anh;
● Học sinh các cấp học.

Điều kiện thực hiện ● Có không gian đủ rộng để tổ chức các hoạt động;
● Có trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, trang trí;
● Có nguồn hỗ trợ kinh phí.

Hoạt động 5 ● Ngày hội tiếng Anh liên trường | 45


Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ

Bước 1: Vào đầu mỗi học kỳ, Sở GD&ĐT hoặc BGH liên trường ban hành văn bản tổ
chức Ngày hội tiếng Anh liên trường. (Phụ lục 5.1)

Bước 2: Căn cứ kế hoạch, các trường lập kế hoạch tổ chức ngày hội tại đơn vị (nếu có).

THỰC HIỆN

Bước 1: Phổ biến kế hoạch và phát động phong trào vào đầu năm học.

Bước 2: Nhận đăng ký từ các trường.

Bước 3: Phân công nhiệm vụ cho công tác chuẩn bị các hoạt động và các nguyên vật
liệu, CSVC. (Phụ lục 5.2)

Bước 4: Triển khai hoạt động theo nội dung chương trình.

TỔNG KẾT

Bước 1: Lấy ý kiến phản hồi của người tham gia về hiệu quả của hoạt động.

Bước 2: Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Hình thức tổ chức


Hình thức tổ chức của Ngày hội tiếng Anh khá phong phú, đa dạng, đòi hỏi sự chuẩn
bị chu đáo, kịch bản khoa học của BTC. Hình thức này có thể tổ chức ở cấp trường, đồng
thời phù hợp với hoạt động theo cụm trường (ví dụ giao lưu các trường THPT/THCS trên
địa bàn huyện A, v.v.) với số lượng người tham gia từ 50-100 người/1 đơn vị. Đối với cấp
tỉnh, huyện, có thể kết hợp tổ chức trại hè cháu ngoan Bác Hồ, trại hè tập huấn kỹ năng
dành cho cán bộ đoàn, đội, v.v.
Dưới đây là danh sách các hoạt động gợi ý có thể lựa chọn các hoạt động khác nhau
tùy vào độ tuổi, trình độ tiếng Anh của HS, CSVC và kinh phí của địa phương.

46 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
1. Trại hè tiếng Anh
Trại hè tiếng Anh là hội trại kết hợp các hoạt động thể thao, giải trí giúp kết nối giao
lưu giữa HS các trường với nhau nhằm mục đích nâng cao năng lực tiếng Anh; tạo sự tự
tin trong giao tiếp và ứng xử; đồng thời hỗ trợ phát triển tinh thần, thể chất cho HS.
1.1. Trại hè kỹ năng
Mục tiêu: Tăng cường sử dụng tiếng Anh giao tiếp tối đa trong chuỗi các hoạt động
của hội trại; phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho người học; gắn kết người học giữa
các trường với nhau nhằm tạo phong cách học, chiến lược học tiếng Anh hiệu quả.
Nguyên tắc hoạt động:
●● Đảm bảo tính đơn ngôn (chỉ sử dụng tiếng Anh trong tương tác, từ khâu chuẩn bị
cho đến khi kết thúc chuỗi hoạt động);
●● Lồng ghép trò chơi theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”, qua đó trại sinh
sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau, thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với các
hoạt động;
●● Tổ chức các hoạt động tương tác cho trại sinh về nhiều chủ điểm nhằm tạo điều
kiện cho người học thể hiện góc nhìn giới trẻ về cuộc sống xung quanh bằng tiếng Anh,
từ đó góp phần nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh.
Thời lượng: 1 ngày (tổ chức ngay sau khi kết thúc thi học kỳ II của năm học).
Đối tượng: HS giữa các trường (2-3 trường); GV, tổ chức Đoàn/Đội, nhà tài trợ (nếu có)
cũng có thể tham gia các hoạt động cùng HS trong ngày hội trại.
Nội dung hoạt động:
Hoạt động 1: Thiết kế logo cá nhân
●● Mỗi trại sinh tự thiết kế một logo cho cá nhân mình, thể hiện cá tính, màu sắc và
các đặc điểm, tính cách nổi bật của mình để tạo màu sắc cho hội trại;
●● Mỗi logo yêu cầu có hình ảnh hay thông tin tùy thuộc vào sự sáng tạo của trại sinh
nhưng sau khi thiết kế xong, các trại sinh phải thể hiện được nội dung logo của mình
bằng tiếng Anh;
●● BTC sẽ lựa chọn hỏi ngẫu nhiên các logo. Đến cuối hội trại BTC sẽ trao thưởng cho
một số logo đặc sắc và có ý nghĩa của các trại sinh.
●● Thời gian thiết kế: 10 phút/1 logo/1 trại sinh.
●● Hội trại sẽ sử dụng hình thức “Speed Dating” của Không gian Anh ngữ sau khi các
trại sinh hoàn thành logo của mình. Qua đó, các trại sinh có thể trao đổi thông tin cá nhân
với nhau, chia sẻ ý nghĩa logo của mình và chụp hình lưu niệm các logo mà họ yêu thích
để đăng tải lên ‘Diễn đàn’ của hội trại trên mạng xã hội, kèm theo một số thông tin chi tiết
minh hoạ bằng tiếng Anh về logo đó.

Hoạt động 5 ● Ngày hội tiếng Anh liên trường | 47


Hoạt động 2: Thuyết minh cổng lều trại
●● Mỗi đơn vị tiểu trại được yêu cầu chuẩn bị và dựng cổng trại cho tiểu trại của
mình theo chủ đề do BTC đưa ra. Các tiểu trại dựng cổng trại dựa trên ý tưởng đã được
chuẩn bị kể từ khi BTC phát hành thông báo triển khai kế hoạch giao lưu trại hè tiếng
Anh liên trường.
●● Hình thức thuyết minh:
■■ Sau
khi dựng cổng trại và hoàn thành lều trại, các tiểu trại chuẩn bị nội dung
thuyết minh về ý nghĩa và hình thức thực hiện cổng trại của đơn vị mình bằng tiếng
Anh;
■■ Nội
dung thuyết minh cần được cung cấp đến BTC một ngày trước đó để BTC
nắm nội dung làm cơ sở minh chứng đánh giá cổng trại;
■■ Đại diện tiểu trại thuyết minh bằng tiếng Anh về nội dung trên trong thời gian
tối đa 5 phút cho Ban chấm trại (gồm: GV đại diện Bộ môn tiếng Anh từ các trường, đại
diện Đoàn thanh niên (biết tiếng Anh), đại diện tổ chức Đoàn cấp huyện (biết tiếng
Anh), đại diện nhà tài trợ (nếu có), đại diện nhóm HS cốt cán).
●● Tiêu chí đánh giá thuyết minh: (1) Thông điệp, ý nghĩa của cổng trại; (2) Năng lực
ngôn ngữ; (3) Kỹ năng thuyết trình; (4) Sự mạch lạc/trôi chảy; (5) Tính liên kết giữa ý nghĩa
và thẩm mỹ nghệ thuật của cổng trại. Mỗi tiêu chí tối đa 2 điểm. Điểm tối đa của mỗi
thành viên chấm là 10.
Hoạt động 3: Làm đồ dùng thủ công
●● Hình thức: Hoạt động theo nhóm đã phân chia.
●● Yêu cầu: Mỗi tiểu trại làm một đồ dùng hữu ích (tùy thuộc vào chủ đề sinh hoạt) từ
một nguyên liệu nhất định.
●● Thời gian chuẩn bị và thực hiện: 45 – 60 phút/mỗi đội (tùy vào điều kiện thực tế).
●● Hoàn thành xong, các đội lần lượt thuyết trình về sản phẩm bằng tiếng Anh(công
dụng, cách dùng, ý nghĩa thực tế, ý nghĩa văn hoá, lý do vì sao nhóm chọn ý tưởng đó).
●● Hình thức bình chọn và xét chọn giải thưởng:
■■ Ban chấm trại chấm trên thực tế các sản phẩm theo tiêu chí: Thẩm mĩ, tính khả
dụng, tính thân thiện với môi trường;
■■ Bìnhchọn bằng biểu thị giơ tay kết hợp đánh giá của Ban chấm trại: Các đội
sẽ trưng bày sản phẩm của mình tại một không gian riêng của hội trại. Khán giả đi
lại xem sản phẩm và nghe phần thuyết mình bằng tiếng Anh (dạng thức như Gallery
Walk). Ban chấm trại sẽ tổ chức bình chọn bằng cách lấy biểu quyết giơ tay của khán
giả kết hợp phần chấm điểm độc lập của Ban chấm trại để quyết định trao giải (Nhất,
Nhì, Ba).

48 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Hoạt động 4: Bảo vệ môi trường – Thời trang mới
●● Yêu cầu: Mô phỏng hoạt động thiết kế thời trang giấy/nguyên liệu tái chế, thân
thiện với môi trường.
●● Hình thức thể hiện: Mỗi đội được giao một gói nguyên vật liệu tái chế để thiết kế
một bộ trang phục. BTC cũng có thể yêu cầu các đội tự chuẩn bị nguyên vật liệu trước
ngày diễn ra hội trại và thiết kế theo chủ đề để trình diễn tại hội trại.
●● Thời gian thực hiện: 60 phút/1 bộ/tiểu trại.
●● Sau thời gian 60 phút, BTC yêu cầu các đội trình diễn trang phục đó trên sân khấu
kèm theo lời thuyết minh bằng tiếng Anh về bộ trang phục của tiểu trại. Nội dung thuyết
minh gồm: Ý nghĩa, tính ứng dụng và tính thời trang của sản phẩm.
●● BTC sẽ dựa vào các tiêu chí của phần thuyết minh, sản phẩm và khả năng diễn xuất
của tiểu trại để đánh giá cho điểm và trao giải.
Hoạt động 5: Người dẫn đầu thông thái
●● Mỗi tiểu trại chọn 10 trại sinh, trong đó có 1 nhóm trưởng (tiếng Anh tốt, linh hoạt
và hiểu ý đồng đội mình);
●● 9 thành viên còn lại trong đoàn bị bịt mắt và cột lại với nhau bằng dây vải theo hàng dọc;
●● Đội trưởng dùng các cụm từ được quy định sẵn: di chuyển trái (turn left)/phải (turn
right), tiến lên … bước (move forward … step), lùi về … bước (move backward … step),
v.v., để hướng dẫn đoàn đội di chuyển qua các chướng ngại vật do BTC sắp xếp sẵn;
●● Đội về đích trước là đội chiến thắng.
* Yêu cầu: Mỗi đội có 1 tình nguyện viên giám sát việc sử dụng từ hướng dẫn của đội
trưởng.
Hoạt động 6: Thử thách giác quan
●● Mỗi tiểu trại chọn 5 người chơi theo từng chặng thử thách các giác quan: xúc giác,
thị giác, vị giác, khứu giác;
●● BTC chuẩn bị sẵn 4 hộp (mỗi hộp 5 sự vật) và định danh tên hộp: Hộp “xúc giác”,
hộp “thị giác”, hộp “vị giác”, hộp “khứu giác”;
●● Mỗi chặng chơi gồm 2 đội thi đấu (2 tiểu trại). Lần lượt các đội đoán vật do BTC
cung cấp bằng các giác quan được yêu cầu theo thứ tự. Ví dụ: 2 trại sinh đại diện 2 đội
chơi lượt đầu tiên của chặng “xúc giác”. BTC sẽ dùng khăn bịt mắt 2 trại sinh này và yêu
cầu lần lượt từng trại sinh thò tay vào hộp “xúc giác”, sờ vào một vật bất kỳ và đưa vật đó
ra khỏi hộp. 2 trại sinh lần lượt đưa ra gợi ý/khái niệm hoặc mô tả sự vật để 4 trại sinh của
đội mình (không được nhìn sự vật) đoán tên sự vật đó. Chặng thử thách “thị giác” được
tiến hành cho 2 trại sinh tiếp theo của 2 đội. Quy trình các chặng thử thách còn lại diễn ra
tương tự (trừ chặng “thị giác”, không dùng khăn bịt mắt);

Hoạt động 5 ● Ngày hội tiếng Anh liên trường | 49


●● BTC cử người giám sát, tính điểm từng lượt chơi. Đội nào đưa ra nhiều đáp án đúng
nhất là đội chiến thắng.
* Lưu ý:
■■ Tùy vào số lượng tiểu trại để BTC có thể lựa chọn phương thức cho phù hợp. Nếu
số tiểu trại giữa 2 trường nhiều thì BTC chỉ yêu cầu 2 trại sinh đại diện 2 tiểu trại sẽ thử
thách tất cả 4 lượt giác quan trên và để dành thời gian cho 2 tiểu trại tiếp theo.
■■ Người chơi phải sử dụng tiếng Anh để mô tả đồ vật cho thành viên còn lại của
đội đoán tên chính xác đồ vật bằng tiếng Anh.
■■ Các vật thể BTC đưa ra phải đảm bảo tính an toàn và phù hợp với cấp độ ngôn
ngữ để người chơi có thể đoán được.
1.2. Trại hè tri thức
Bên cạnh chuỗi hoạt động vui chơi, các trại sinh được yêu cầu tham gia các hoạt
động học thuật để giao lưu, học hỏi và thể hiện quan điểm của mình từ góc nhìn là tri
thức trẻ.
Hoạt động 1: “Góc nhìn trẻ”
●● Yêu cầu: Tổ hỗ trợ chuyên môn là đội ngũ GV tiếng Anh giúp thiết kế các nội dung
không nặng nề về lý thuyết.
●● Mỗi tiểu trại cử 3 cá nhân có năng lực sử dụng tiếng Anh tốt, đặc biệt là về kỹ năng
nghe, nói để tham gia hoạt động. Đại diện của nhóm bốc thăm chủ đề từ BTC.
●● Thời gian suy nghĩ: 3 phút/1 đội.

●● Thời gian trình bày: Tối đa 5 phút/1 đội. Sau đó các đội chơi còn lại cùng lắng nghe,
đặt câu hỏi và phản biện. Thời gian trao đổi: 15phút/1 lượt.
Hoạt động 2: “Suy nghĩ trẻ”
●● Thời gian, địa điểm: Tại sân khấu chính, kéo dài khoảng 60 phút.

●● Thành phần tham gia:


■■ Đại diện từ các tiểu trại và tất cả trại sinh;

■■ Khách mời: Những người quan tâm đến chủ đề hoặc đại diện đơn vị tài trợ, thầy
cô giáo tại các trường, chuyên gia người nước ngoài.
●● Hình thức (như hình thức buổi “Toạ đàm”): Khách mời lắng nghe quan điểm của
HS, cùng chia sẻ và trao đổi về chủ đề của buổi thảo luận do BTC chuẩn bị; các trại sinh
còn lại là khán giả cũng có thể nêu ý kiến và trao đổi với các khách mời, đại biểu tham gia
trên sân khấu.

50 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Hoạt động 3: “Hiểu biết trẻ”
●● Đối tượng: Trại sinh quan tâm từ mỗi tiểu trại.
●● Hình thức:
■■ Mô phỏng hoạt động “Rung chuông vàng”, trại sinh tham gia trả lời các câu hỏi
kiến thức chung về văn hoá các nước trên thế giới, kiến thức cơ bản về khoa học - xã
hội, khoa học tự nhiên, nghệ thuật, giải trí, v.v.;
■■ Mỗi tiểu trại cử đại diện (tùy thuộc vào số lượng thực tế), tổng số 80–100 thí sinh
tham gia thi đấu loại trực tiếp;
■■ Vòng
cứu trợ từ đội hình GV trẻ. Các GV tham gia thi đấu trò chơi vận động để
cứu nhiều nhất thí sinh vào sân có thể;
■■ Thísinh còn lại duy nhất tiếp tục trả lời câu hỏi đến mốc cao nhất của chương
trình (câu hỏi thứ 20) có cơ hội rung chuông vàng.
●● Phân chia nội dung câu hỏi:
■■ Số
lượng câu hỏi trong chương trình là 20 câu hỏi và được chia làm hai vòng:
Chặng 1 (10 câu) và chặng 2 (10 câu).
■■ Cácthí sinh tham gia phải trả lời nhanh 20 câu hỏi trong thời gian 20 giây mỗi
câu. Số lượng câu hỏi có thể phân chia như sau:

Nội dung câu hỏi Số lượng

Khởi động (Kiến thức về trường, địa phương) 8 câu

Khoa học tự nhiên 2 câu

Kiến thức chung 5 câu

Khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Văn học) 2 câu

Việt Nam – Đất nước tôi 2 câu

Câu hỏi tự chọn cuối cùng thuộc 1 trong 4 lĩnh vực sau: Kiến thức
1 câu
chung, khoa học xã hội, âm nhạc, thể dục thể thao

Hoạt động 4: “Tin tức trẻ”


●● Mỗi tiểu trại thu thập các thông tin diễn ra trong hội trại.
●● Hình thức thể hiện: Trại sinh chụp hình ảnh diễn ra trong hội trại, tích hợp với các
ghi chú đơn giản, dễ hiểu. Trại sinh dán hình ảnh kèm ghi chú tại không gian “Bản tin trại”
để mọi người cùng đọc. Trại sinh có thể quay video các hoạt động và đăng các hình ảnh,
video clip ghi lại quá trình diễn ra hoạt động trên trang mạng của nhà trường, v.v.

Hoạt động 5 ● Ngày hội tiếng Anh liên trường | 51


1.3. Đêm liên hoan tổng kết trại hè
Đêm Gala tổng kết ngày hội trại hè sẽ vinh danh các trại sinh và tiểu trại đạt kết quả
cao trong ngày hội trại. Tại đây, trại sinh sẽ thể hiện năng khiếu, sở trường cá nhân với
chương trình biểu diễn kịch nói tiếng Anh, hoá trang thành các nhân vật văn học/lịch sử
(có gợi ý hướng dẫn từ chuyên gia hoặc thầy cô Tổ tư vấn), ca hát, biểu diễn nghệ thuật.
Sau phần tổng kết là chương trình lửa trại.
* Trại hè tiếng Anh là hình thức giáo dục kết hợp giải trí, sáng tạo để HS có cơ hội mở
rộng giao lưu, tăng cường giao tiếp tiếng Anh, phát triển kỹ năng mềm và kết nối cộng
đồng học tiếng Anh giữa các trường với nhau. Do vậy, để chương trình Ngày hội trại diễn
ra thành công, nội dung và hình thức giải trí kết hợp học thuật cần được cố vấn và chuẩn
bị kĩ lưỡng với sự phối hợp giữa Ban kỹ năng tổ chức trò chơi, đội ngũ GV tiếng Anh,
Đoàn thanh niên, chuyên gia, nhóm HS cốt cán, v.v. để xây dựng, điều chỉnh nội dung cho
phù hợp với đối tượng tham gia ngày hội trại.

2. Gala/Lễ hội tiếng Anh


Yêu cầu: Tất cả thành viên tham gia sử dụng tiếng Anh (Gọi đồ uống, trò chuyện,
tham gia trò chơi, v.v.).
Địa điểm: Chương trình Gala/Lễ hội yêu cầu một không gian khá rộng để có khoảng
trống thoải mái cho nhiều người học tham gia. Do vậy, chương trình nên được tổ chức ở
sân trường hoặc nhà đa năng.
Đối tượng: Người học từ các trường (khuyến khích cán bộ, GV cùng tham gia với HS).
Các công tác chuẩn bị:
●● Phân chia các lớp phụ trách các gian hàng theo hình thức và quy mô nhất định;
●● Chuẩn bị các phần quà cho các trò chơi cũng như các gian hàng;
●● Thông báo – Tuyên truyền – Quảng bá – Vận động tài trợ (nếu cần);
●● Trang thiết bị: Sân khấu, loa máy, micro, máy chiếu Projector;
●● Thành lập đội tình nguyện viên hỗ trợ và giám sát việc sử dụng tiếng Anh trong
suốt quá trình diễn ra sự kiện.
Nội dung:
a. Buổi sáng
●● Các lớp chuẩn bị các gian hàng, bài trí trang trí.
●● BTC chỉ đạo chuẩn bị sân khấu, trang thiết bị cần thiết.

b. Buổi chiều
Các gian hàng tổ chức bán các sản phẩm đơn giản như đồ thủ công, quà lưu niệm, đồ
ăn, uống đơn giản với giá cả phù hợp.

52 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
* Lưu ý:
●● Các đồ thủ công đơn giản có thể làm như mô hình giấy đơn giản, thú bông nhỏ
(giá từ 5-10 nghìn đồng); Các món quà nhỏ như móc dán treo tường, bút, văn phòng
phẩm khác.
●● Các mặt hàng đồ ăn, uống như: Nước ngọt, bắp chiên, v.v (BTC có thể liên hệ với
các công ty tổ chức sự kiện để tổ chức các gian hàng này).
●● Tổ chức các gian hàng trò chơi và các phần thưởng hấp dẫn. Các gian hàng do
người học từ các trường tự chuẩn bị.
●● Trưng bày các tựa sách, truyện bằng tiếng Anh cho người học yêu sách tại gian riêng.
Trong quá trình diễn ra các hoạt động trên, BTC tổ chức các trò chơi xung quanh địa điểm
diễn ra Gala/Lễ hội như:
●● “Tìm báu vật”: Cho đá lạnh vào 2 thùng bằng nhau, sau đó cho một vật tròn rất
nhỏ vào đáy thùng. 2 người chơi sẽ dùng tay trần để tìm vật đó. Ai tìm ra trước sẽ là người
chiến thắng. Phần thưởng nhỏ do BTC tự chuẩn bị.
●● “Cắn táo”: 2 quả táo sẽ được treo lên, người chơi sẽ tham gia theo cặp. 2 cặp sẽ cố
gắng ăn 2 quả táo đó trong 1 phút mà không được dùng tay. Cặp nào ăn được nhiều nhất
sẽ thắng cuộc.
●● “Ném bóng”: Thiết kế 1 rổ nhỏ tương tự rổ chơi bóng rổ. Người chơi sẽ phải cố gắng
ném bóng nhựa vào trong rổ đó. Nếu thành công 3/5 lần sẽ được phần thưởng.
●● “Gắp táo”: BTC sẽ chuẩn bị 2 chậu nước đá cho sẵn táo nhỏ ở trong. 2 người chơi
trong vòng 30 giây dùng miệng gắp táo. Ai gắp được nhiều hơn sẽ là người chiến thắng.
●● “Đi tìm kho báu”:
■■ Mục đích: Tạo sân chơi vui vẻ, bổ ích, tinh thần làm việc nhóm, phát triển kỹ năng
nghe-nói tiếng Anh.
■■ Địa điểm: khuôn viên trường.

■■ Công
tác chuẩn bị: Bản đồ cho các đội chơi, các mẩu giấy hướng dẫn, bảng
hướng dẫn (mũi tên dán dưới đất), bút, giấy, “kho báu” (quà bằng hiện vật hoặc giải
thưởng cho đội thắng cuộc).
■■ Luật chơi:
++Tất cả các đội chơi sẽ bắt đầu cùng từ một địa điểm với các tấm bản đồ khác
nhau và hướng đi khác nhưng đều cùng đến một đích, đó là “kho báu”;
++Mỗi đội sẽ được cấp một bản đồ bao gồm tất cả các địa điểm trong khuôn viên
nơi tổ chức hoạt động;
++Bắt đầu trò chơi, mỗi đội sẽ nhận được gợi ý đầu tiên và sau đó các đội sẽ phải
thu thập tất cả các gợi ý hoặc chỉ dẫn để tìm được kho báu.

Hoạt động 5 ● Ngày hội tiếng Anh liên trường | 53


++Gợi ý (mật mã) sẽ được giấu ở mọi nơi có thể trong khuôn viên trường;
++Các câu đố để tìm ra gợi ý cần đảm bảo tính phong phú, hấp dẫn.
* Lưu ý: BTC tự phân bổ thời lượng cho hoạt động này tùy điều kiện thời gian thực
tế. Quá trình tìm kiếm giải mã thông tin cần có sự hỗ trợ, góp ý của đội tình nguyện viên.
Ngoài ra cần đảm bảo tất cả các thành viên đều phải sử dụng tiếng Anh.
Bên cạnh đó, BTC cũng tổ chức các trò chơi bằng tiếng Anh trên sân khấu chính như:
●● Hát tiếng Anh: BTC sẽ bật lần lượt một số bài hát tiếng Anh. Khán giả nào đoán
đúng tên bài hát và thể hiện được ít nhất một đoạn trong bài hát đó sẽ nhận được quà.
●● Đập bóng: Mời lên sân khấu ngẫu nhiên 4-5 cặp nam và nữ. BTC chuẩn bị sẵn bóng
bay trên sân khấu. Trong thời gian 2 phút, không dùng tay chân, đội nào đập vỡ nhiều
bóng nhất là cặp thắng cuộc.
●● Chuyền bóng: Mời lên sân khấu ngẫu nhiên 4-5 cặp nam và nữ (8-10 người, chia
làm 2 đội). Mỗi cặp sẽ được phát 2 cái thìa cùng bóng bàn. Bạn nam có nhiệm vụ ngậm
thìa giữ bóng, đưa từ bên này qua bên kia sân khấu, chuyển bóng qua thìa bạn nữ đang
ngậm mà không dùng tay. Bạn nữ có nhiệm vụ bỏ bóng vào rổ. Đội nào chuyển được
nhiều bóng nhất là đội thắng cuộc.
●● Tranh ghế: Chọn ra 8 người chơi lên sân khấu. Trên sân khấu chuẩn bị 7 ghế xếp
thành hình tròn. BTC bật nhạc và 8 người chơi sẽ đi vòng quanh 7 chiếc ghế đó. Nhạc sẽ
dừng lại đột ngột và 8 người sẽ phải tìm được ghế cho mình. Người không dành được ghế
ngồi sẽ phải rời sân khấu. Tương ứng với mỗi người bị loại, một chiếc ghế sẽ được cất đi.
Tương tự như vậy cho đến 2 người chơi cuối cùng giành một chiếc ghế.
c. Buổi tối: Dạ vũ
●● Thi thời trang:
■■ Mỗi lớp hoặc khối lớp từ các trường sẽ cử ra 1 cặp nam và nữ tham gia trình diễn
thời trang. Trang phục biểu diễn thời trang do các lớp/khối lớp tự chuẩn bị. BTC sẽ
chấm điểm và trao giải vào cuối chương trình;
■■ Kèm theo phần trình diễn thời trang là phần giới thiệu bằng tiếng Anh về ý
nghĩa của bộ thời trang đó. BTC sẽ chấm điểm cả phần trình diễn thời trang và phần
thuyết trình.
* Lưu ý: Có thể áp dụng thi thời trang vui mang ý nghĩa tuyên truyền. Ví dụ về chủ đề
môi trường: Mỗi lớp/khối lớp từ các trường sẽ cử 1 cặp nam và nữ trình diễn thời trang
làm bằng các chất liệu như bao mì tôm, bao bì, bao xi măng, v.v.
●● Thi tài năng:
Các cặp đôi tham dự sẽ thể hiện tài năng của mình trên sân khấu với các hình thức
như: Hát tiếng Anh, múa, khiêu vũ, diễn kịch bằng tiếng Anh, kể chuyện bằng tiếng Anh,
diễn giả tiếng Anh, v.v.
●● Khiêu vũ tập thể (dành cho toàn bộ người tham dự Gala):

54 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
BTC sẽ có 5 cặp đôi khiêu vũ mẫu trên sân khấu. Mỗi người sẽ tự chọn cặp đôi cho
riêng mình để cùng nhảy.
* Lưu ý:
●● Trước khi đến hoạt động khiêu vũ tập thể, BTC tổng kết các chuỗi hoạt động trong
ngày, công bố và trao giải cho các đội chiến thắng ở các các nội dung hoạt động tập thể
trong ngày (kể cả hoạt động diễn ra tại mục Dạ vũ).
●● Song song với chương trình trên sân khấu, các gian hàng vẫn sẽ tiếp tục hoạt động
nhằm thu hút nhiều người học tham gia tùy theo sở thích.
Một số hình ảnh minh hoạ

Hoạt động trò chơi tại Lễ hội Giáng sinh tại Trung tâm SEAMEO RETRAC, năm 2008
(Nguồn: Trung tâm SEAMEO RETRAC)

Hoạt động 5 ● Ngày hội tiếng Anh liên trường | 55


Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng


2
phân công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

Xây dựng kịch bản ngày hội tiếng Anh liên trường gồm
4
mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức thực hiện.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Phổ biến kế hoạch và truyền thông về hoạt động đến các


6
trường.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết (kinh phí, CSVC, trang thiết
7
bị, v.v.) để ngày hội tiếng Anh diễn ra như mong muốn.

Phân công các GV cốt cán hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức
8 độ tham gia của các trường trong quá trình diễn ra hoạt
động.

9 Tổ chức lấy ý kiến của những người tham gia.

10 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

56 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Ngày hội tiếng Anh
Phụ lục 5.1
liên trường

Chương trình Ngày hội tiếng Anh liên trường Phụ lục 5.2

Ví dụ về hoạt động tại Ngày hội tiếng Anh liên trường nhân dịp
Phụ lục 5.3
Giáng sinh

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 5.4

Hoạt động 5 ● Ngày hội tiếng Anh liên trường | 57


HOẠT ĐỘNG 6
CÂU LẠC BỘ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH
ENGLISH TEACHER CLUB

Mô tả chung Giáo viên tiếng Anh sinh hoạt chuyên môn theo hình thức câu lạc
bộ để giao lưu, học hỏi, giao tiếp, thể hiện khả năng tiếng Anh của
mình với nhiều hoạt động khác nhau.

Mục tiêu ● Giúp giáo viên phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng
thảo luận, tranh biện, giải quyết vấn đề;
● Tạo môi trường thực hành giảng dạy tiếng Anh tích cực để giáo
viên học tập, chia sẻ những hiểu biết, ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm
của bản thân về phương pháp dạy tiếng Anh;
● Chia sẻ nguồn tài liệu giảng dạy và giới thiệu các cơ hội học tập
phát triển chuyên môn.

Thời gian và Hằng tháng, hằng quý, hoặc học kỳ, theo cụm trường, Phòng Giáo
phạm vi thực hiện dục và Đào tạo hoặc cấp Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần ● Ban giám đốc Sở/Ban giám hiệu;


tham gia ● Ban chủ nhiệm câu lạc bộ;
● Chuyên viên tiếng Anh;
● Giáo viên tiếng Anh.

Điều kiện ● Có phòng học rộng/phòng đa năng;


thực hiện ● Có các thiết bị hỗ trợ (máy tính, máy chiếu, USB, thiết bị thu-phát
thanh, micro, v.v.);
● Phiếu tài liệu, phiếu bài tập, hình ảnh, PowerPoint;
● Có nguồn kinh phí hỗ trợ duy trì hoạt động câu lạc bộ.

58 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ

Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động, nhận đăng ký từ các trường và phân công
nhiệm vụ. (Phụ lục 6.1, 6.3)

Bước 2: Thông báo chủ đề ít nhất 3 tuần trước hoạt động của CLB.

Bước 3: Xây dựng nội dung, hình thức hoạt động cho chủ đề đã thông báo. (Phụ lục 6.4)
Các hình thức tổ chức có thể bao gồm:
●● thi nói tiếng Anh bằng nhiều hình thức khác nhau (thi hùng biện, hát, kể chuyện,
đóng kịch, v.v bằng tiếng Anh);
●● trình bày/báo cáo chuyên đề;
●● xây dựng kế hoạch tổ chức cho GV đi dã ngoại hoặc giao tiếp với người nước ngoài;
●● thực hành các kỹ năng tiếng Anh qua các bài viết, bài phỏng vấn, phát biểu hay
diễn văn nổi tiếng;
●● chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ chuyên môn cho CLB tiếng Anh HS các trường TH,
THCS, v.v.

Bước 4: Mời diễn giả/báo cáo viên.

Bước 5: Phân công nhân sự tiến hành công tác truyền thông cho chủ đề hoạt động;
chuẩn bị điều kiện CSVC.

THỰC HIỆN

Bước 1: Triển khai hoạt động theo nội dung chương trình.

Bước 2: Phân công GV cốt cán hướng dẫn, hỗ trợ GV trong quá trình diễn ra hoạt động.

TỔNG KẾT

Bước 1: Lấy ý kiến phản hồi của người tham gia về hiệu quả của hoạt động.

Bước 2: Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Hoạt động 6 ● Câu lạc bộ giáo viên tiếng Anh | 59


Hình thức tổ chức

CLB GVTA là một loại hình sinh hoạt có tổ chức, theo đó câu lạc bộ có điều lệ hoạt
động quy định Ban chủ nhiệm, tư cách thành viên và định hướng nội dung, cách thức
sinh hoạt. Do đó, việc xây dựng tổ chức và tuân thủ các quy định có ý nghĩa quyết định
đến sự hiệu quả và tính bền vững của CLB.
Vai trò của Ban chủ nhiệm CLB (liên trường) là rất quan trọng. Họ đề ra những hoạt
động sáng tạo và không ngừng đổi mới, từ đó thu hút GVTA trong địa bàn tham gia.
Một số hình thức sinh hoạt của CLB như hội thảo chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm,
các hình thức sinh hoạt khác như hội thi, văn nghệ, v.v. để khuyến khích GV giao tiếp
bằng tiếng Anh và phát triển chuyên môn của mình.
Ban chủ nhiệm CLB có thể phân công mỗi đơn vị (trường) phụ trách nội dung cho mỗi
đợt sinh hoạt để gắn quyền lợi với trách nhiệm, đồng thời luôn tạo ra tính mới và sáng
tạo. Để hoạt động không nhàm chán, CLB cần xác định số lần họp mặt hợp lý trong mỗi
năm học, lý tưởng là từ 2-3 lần/năm học.
Một số chủ đề, hình thức sinh hoạt CLB gợi ý:
●● Hội thảo chuyên đề: Mời chuyên gia tiếng Anh đến tổ chức hội thảo về một đề tài
mà giáo viên quan tâm.
●● Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm: Một số GV trong CLB trình bày những kinh nghiệm,
những chia sẻ về các vấn đề dạy và học tiếng Anh (như hình thức hội thảo TESOL).
●● Tổ chức liên hoan dã ngoại với GVTA trên địa bàn kết hợp các trò chơi, hoạt động
theo mô hình hoạt động nhóm trong đó có sử dụng tiếng Anh.
●● Hợp tác làm đặc san, kỷ yếu sinh hoạt CLB TA để lưu niệm về nghề dạy học.

●● v.v.

Có thể nói mô hình CLB TA hay giao lưu GVTA theo cụm trường là một mô hình có
ý nghĩa rất lớn để phát triển chuyên môn cho GV, bên cạnh đó tạo ra mạng lưới đồng
nghiệp giúp GV thêm yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp. Để thực hiện được mô hình
này, vai trò kết nối của chuyên viên, lãnh đạo các nhà trường và các GV cốt cán có ý nghĩa
quyết định.

60 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Một số hình ảnh minh hoạ

Sinh hoạt câu lạc bộ giáo viên Huyện Yên Lạc


tại Trường Tiểu học Tam Hồng 1, Yên Lạc, Vĩnh Phúc, năm 2018
(Nguồn: Trường Tiểu học Tam Hồng 1, Yên Lạc, Vĩnh Phúc)

Sinh hoạt giáo viên theo cụm trường bằng hình thức giao lưu với giáo viên bản ngữ,
tổ chức tại Trường THPT Lê Hồng Phong, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng, năm 2018
(Nguồn: Trường THPT Lê Hồng Phong, Lâm Đồng)

Hoạt động 6 ● Câu lạc bộ giáo viên tiếng Anh | 61


Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng


2
phân công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

Xác định hình thức hoạt động và xây dựng nội dung
4
chương trình chi tiết cho buổi sinh hoạt CLB.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Phổ biến về kế hoạch, chủ đề CLB và truyền thông về hoạt


6
động của CLB đến các trường.

Nhận đăng ký giam gia từ các trường và mời diễn giả/báo


7
cáo viên.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra
8
như mong muốn.

Phân công các GV cốt cán hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức
9
độ tham gia của GV trong quá trình diễn ra hoạt động.

Tổ chức lấy ý kiến của người tham gia CLB về mức độ hài
10
lòng đối với hoạt động của CLB.

11 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Ban chủ nhiệm CLB ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho
lần sau.
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

62 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Câu lạc bộ giáo viên
Phụ lục 6.1
tiếng Anh

Bảng danh sách giáo viên tham gia câu lạc bộ Phụ lục 6.2

Bảng phân công nhiệm vụ Phụ lục 6.3

Nội dung chương trình buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ giáo viên
Phụ lục 6.4
tiếng Anh

Phiếu lấy ý kiến của người tham gia Phụ lục 6.5

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 6.6

Hoạt động 6 ● Câu lạc bộ giáo viên tiếng Anh | 63


HOẠT ĐỘNG 7
TRÒ CHƠI LỚN BẰNG TIẾNG ANH
TEAM GAME IN ENGLISH

Mô tả chung Trò chơi lớn hay có tên gọi khác là trò chơi “Đi tìm kho báu” là trò
chơi đồng đội, trong đó yêu cầu các đội/nhóm đi qua một hành
trình từ điểm A đến điểm B. Trên hành trình đó đội/nhóm phải
vượt qua các “trạm” bằng cách giải các “mật thư” hoặc thực hiện
các yêu cầu của Ban quản trò. Đây là trò chơi phổ biến trong sinh
hoạt Đoàn/Đội và các hội đoàn tôn giáo, được cải tiến, thiết kế
bằng tiếng Anh để tạo môi trường sử dụng tiếng Anh.

Mục tiêu ● Tạo môi trường tiếng Anh thông qua trò chơi thực tế, giúp học
sinh tăng cường kỹ năng giao tiếp cũng như vận dụng kỹ năng và
kiến thức tiếng Anh để giải quyết vấn đề;
● Giúp học sinh tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh
đạo và các kỹ năng mềm khác.

Thời gian và phạm vi ● 1 lần/năm học với thời lượng từ 3-4 giờ;
thực hiện ● Trò chơi rất phù hợp trong các ngày hội tiếng Anh trong nhà
trường, theo cụm trường hoặc giao lưu các câu lạc bộ tiếng Anh
liên trường.

Thành phần ● Ban giám hiệu liên trường;


tham gia ● Ban tổ chức liên trường (giáo viên tiếng Anh và cán bộ Đoàn/
Đội);
● Nhóm học sinh hoặc câu lạc bộ tiếng Anh tại trường Trung học
cơ sở và Trung học phổ thông.

Điều kiện thực hiện ● Đội ngũ giáo viên tiếng Anh được tập huấn kỹ năng tổ chức
trò chơi;
● Các trường tham gia đã có câu lạc bộ tiếng Anh hoặc nhóm
học sinh đã được tập huấn các kỹ năng về trò chơi này.

64 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ

Bước 1: Xây dựng kịch bản, thể lệ trò chơi lớn và hướng dẫn các hình thức tổ chức
trò chơi nhỏ sẽ tiến hành trong trò chơi lớn. Kịch bản này lồng ghép trong chuỗi hoạt
động ngày hội tiếng Anh liên trường. (Phụ lục 7.1)

Bước 2: Các đơn vị tham gia tổ chức tập huấn trò chơi lớn tại đơn vị, chơi thử và rèn
luyện các kỹ năng theo hướng dẫn của BTC.

Bước 3: Các đơn vị tham gia chuẩn bị các điều kiện trang thiết bị và hậu cần theo
hướng dẫn của BTC (giấy, viết, nước uống, thức ăn nhẹ, vật dụng khác, v.v.), đến thời
gian đã được ấn định tập trung đến địa điểm tổ chức trò chơi.

THỰC HIỆN

Bước 1: Khi bắt đầu trò chơi, các đội tham gia sinh hoạt nhóm, bầu trưởng nhóm, phó
trưởng nhóm, thư ký, v.v. Nhóm học tập thể lệ và nội quy trò chơi theo hướng dẫn của
Ban quản trò.

Bước 2: Trưởng Ban quản trò tuyên bố bắt đầu trò chơi và tiến hành tổ chức trò chơi
theo kịch bản đã định sẵn.

Bước 3: Các đội nhóm thực hiện hành trình trò chơi theo hướng dẫn của Ban quản trò
cho đến khi về đích.

TỔNG KẾT

Bước 1: Tập hợp, tổng kết điểm, nhận xét và trao giải thưởng cho các đội và cá nhân
có thành tích xuất sắc.

Bước 2: Lấy ý kiến người tham gia để cải tiến hoạt động (nếu cần thiết).

Hoạt động 7 ● Trò chơi lớn bằng tiếng Anh | 65


Hình thức tổ chức
Trò chơi lớn có thể là một hoạt động đặc sắc trong ngày hội tiếng Anh liên trường
hoặc ngày hội giao lưu CLB tiếng Anh từ các trường. Ngoài ra, trò chơi lớn cũng có thể tổ
chức như một hoạt động độc lập.
Một trò chơi lớn tiêu biểu có các đặc điểm sau đây:
●● Số đội/nhóm tham gia: Từ 4 đến 10 đội/nhóm;
●● Số thành viên đội/nhóm: Nhóm nhỏ từ 5–10 người hoặc nhóm lớn từ 10–30 người.
Tùy theo số lượng thành viên trong đội mà trò chơi được thiết kế với những thử thách
phù hợp.
●● Thời gian tổ chức trò chơi: Từ 3–4 giờ;
●● Lộ trình trò chơi: Trong khuôn viên địa điểm tổ chức nếu địa điểm có diện tích đủ
rộng, hoặc ngoài khuôn viên địa điểm tổ chức với hành trình từ 2–5km. Nếu tổ chức ngoài
khuôn viên địa điểm tổ chức, cần lưu ý đến yếu tố an toàn đối với người chơi.
Khi thiết kế trò chơi bằng tiếng Anh, các kiến thức và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng
Anh đương nhiên là các thử thách chính đối với các đội chơi. Tuy nhiên không thể bỏ qua
các kỹ năng đặc sắc của trò chơi lớn là truyền tin bằng các ký hiệu Morse, Semaphore, giải
mật thư và tuân thủ dấu đi đường. Các ký hiệu Morse, Semaphore và dấu đi đường là các
quy ước quốc tế, người chơi cần được tập huấn và luyện tập để nắm vững các ký hiệu này.
(Phụ lục 7.2, 7.3, 7.4)
Một số hình ảnh minh hoạ

Hình ảnh giải mật thư tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2017
(Nguồn: Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên)

66 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Nhật ký hành trình trên đường tìm kho báu
tổ chức tại Trường THCS Nha Trang, Thái Nguyên, năm 2017
(Nguồn: Trường THCS Nha Trang, Thái Nguyên)

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

Lập kế hoạch tổ chức trò chơi lớn (có thể kết hợp trong
1
ngày hội tiếng Anh liên trường).

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng


2
phân công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

Xây dựng kịch bản trò chơi lớn (gồm mục đích, thời gian,
4
địa điểm, lộ trình, nội quy, cách thức thực hiện, v.v.).

Thiết kế các tài liệu phục vụ trò chơi (gồm giấy thông
hành qua các trạm để chấm điểm các đội nhóm, nội
5
dung truyền tin, nội dung mật thư, nội dung thử thách
để người chơi vui học tiếng Anh, v.v.).

Hoạt động 7 ● Trò chơi lớn bằng tiếng Anh | 67


Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ
6
các nội dung hoạt động.

Phổ biến kế hoạch và truyền thông về hoạt động đến các


7
trường/đội nhóm.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết (kinh phí, CSVC, trang
8 thiết bị như còi, cờ, vật dụng tổ chức trò chơi, v.v.) để trò
chơi diễn ra như mong muốn.

Phân công các GV cốt cán có kỹ năng tốt để làm trưởng


9
trạm trên hành trình trò chơi lớn.

10 Tổ chức lấy ý kiến của những người tham gia.

11 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Kịch bản trò chơi lớn bằng Tiếng Anh Phụ lục 7.1

Bảng ký hiệu Morse quốc tế Phụ lục 7.2

Bảng ký hiệu Semaphore quốc tế Phụ lục 7.3

Bảng dấu đi đường quy ước quốc tế Phụ lục 7.4

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 7.5

68 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 8
TẠP CHÍ TIẾNG ANH
JOURNAL OF ENGLISH TEACHING AND LEARNING

Mô tả chung Giáo viên chia sẻ bài viết về cảm xúc, kỷ niệm nghề nghiệp, kể
chuyện, sáng tác văn học, kinh nghiệm về mô hình giảng dạy và
những sáng kiến trong công tác giảng dạy bằng tiếng Anh, v.v.
để xuất bản lưu hành nội bộ trong phạm vi Sở/Phòng Giáo dục
và Đào tạo, và kết hợp chia sẻ trực tuyến.

Mục tiêu ● Giúp giáo viên học tập, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, cập
nhật kiến thức và tham khảo những cách thức, phương pháp
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh;
● Tạo điều kiện cho giáo viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng đọc
và viết tiếng Anh;
● Chia sẻ nguồn tài liệu giảng dạy và giới thiệu các cơ hội học
tập phát triển chuyên môn.

Thời gian và phạm vi 1 – 2 lần/năm; cấp Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, hoặc cụm
thực hiện trường.

Thành phần ● Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo;


tham gia ● Ban giám hiệu các nhà trường;

● Nhóm công tác chuyên môn;

● Giáo viên tiếng Anh.

Điều kiện thực hiện ● Có một đội ngũ chuyên môn được hỗ trợ một số chính sách ưu
đãi để làm công tác biên tập;
● Có kinh phí in ấn, xuất bản để lưu hành nội bộ hoặc đăng tải
sản phẩm lên các phương tiện thông tin đại chúng, chia sẻ trên
diễn đàn trực tuyến.

Hoạt động 8 ● Tạp chí tiếng Anh | 69


Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ

Bước 1: Thành lập nhóm công tác chuyên môn thực hiện tạp chí tiếng Anh, và thông
báo, phát động chương trình. (Phụ lục 8.1)

Bước 2: Họp và thống nhất cách thức thực hiện, hình thức và nội dung tạp chí.

Bước 3: Xác định mục đích, phạm vi thực hiện, đối tượng phục vụ, thể thức xuất bản
và phương thức phát hành; xây dựng bộ công cụ hướng dẫn thực hiện. (Phụ lục 8.3)

Bước 4: Chọn lựa và thống nhất chủ đề của từng số tạp chí thực hiện trong năm.

Bước 5: Lên kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ. (Phụ lục 8.2, 8.4)

THỰC HIỆN

Bước 1: Liên hệ và mời GV tham gia viết bài chia sẻ hoặc phát động phong trào viết bài.

Bước 2: Tổng hợp bài viết và gửi Ban chuyên môn đọc, góp ý nội dung và đề xuất điều
chỉnh bổ sung.

Bước 3: Chọn lọc tin tức về hội thảo, các bài báo cáo, nghiên cứu cập nhật mới nhất,
có liên quan đến chủ đề đã được chọn và phân công nhiệm vụ tóm tắt nội dung, viết
bản tin.

Bước 4: Biên tập các bài viết, các thông tin về hội thảo, nghiên cứu.

Bước 5: Chọn lọc hình ảnh, màu sắc và thiết kế cách trình bày phù hợp với nội dung
chủ đề và hình thức đã thống nhất.

TỔNG KẾT

Bước 1: Trình duyệt bản thảo đã hoàn chỉnh.

Bước 2: Xuất bản, phát hành tạp chí và lưu hành nội bộ.

Bước 3: Đưa thông tin tạp chí lên trang mạng của trường.

70 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Hình thức tổ chức

Tạp chí tiếng Anh là sân chơi ý nghĩa để GV phát triển chuyên môn, khuyến khích GV
ghi lại những ý tưởng, kinh nghiệm, trăn trở của mình đối với công tác dạy và học. Ở một
số quốc gia, số lượng bài viết được xuất bản là một trong những chỉ số đánh giá phát
triển chuyên môn của GV. Đối với GV, việc có được những ấn phẩm, bài viết do chính
mình làm ra cũng chính là động lực, nguồn cảm hứng giúp họ phát triển chuyên môn
và yêu nghề hơn.
Hoạt động tạp chí tiếng Anh (hay đặc san/kỷ yếu lưu hành nội bộ) ở đây không đề cao
tính học thuật và thành tích thi đua. Tuy nhiên, hoạt động này hết sức cần thiết để GVTA
có điều kiện trau dồi kỹ năng viết và chia sẻ những trải nghiệm của mình trong nghề
nghiệp. Do đó, tạp chí hay đặc san lưu hành nội bộ cho phép đăng tải những bài viết với
những nội dung và hình thức khác nhau, bao gồm cả tranh/ảnh phóng sự về những điều
GV quan sát. Ngoài ra những bài viết chọn lọc cũng có thể được đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng, trang mạng hoặc diễn đàn trực tuyến.
Tùy theo từng địa phương, thời điểm hoặc yêu cầu về tính hiệu quả và bền vững của
tạp chí/đặc san, việc kêu gọi viết bài có thể trên tinh thần tự nguyện hoặc giao chỉ tiêu
theo đơn vị.
Những nội dung và hình thức bài viết gợi ý:
●● Kỷ niệm trong nghề dạy học.
●● Giới thiệu những mô hình giảng dạy sáng tạo và đổi mới.
●● Sáng kiến kinh nghiệm, bài báo khoa học về các vấn đề dạy học tiếng Anh.
●● Tùy bút, cảm xúc, văn, thơ.
●● Kể chuyện nghề nghiệp.
●● Phóng sự ảnh kèm bình luận về những vấn đề xã hội, vấn đề giáo dục, môi trường
sư phạm, v.v.
●● Giới thiệu sự kiện, hoạt động xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng
tiếng Anh tại các nhà trường, địa phương.
●● Kết nối giao lưu mạng lưới GVTA tại địa phương.
●● Các bài/hình ảnh sưu tầm về dạy và học tiếng Anh.
v.v.
Với cách tiếp cận và hình thức xây dựng tạp chí hay đặc san lưu hành nội bộ như vậy,
hoạt động này đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho công tác phát triển chuyên môn của
GVTA. Hoạt động này tạo ra môi trường phong phú và đa dạng cho GV thể hiện những
ý tưởng, quan điểm và kinh nghiệm của mình, thông qua đó tăng cường khả năng sử
dụng tiếng Anh phục vụ nâng cao chuẩn năng lực tiếng cũng như nâng cao chất lượng
giảng dạy.

Hoạt động 8 ● Tạp chí tiếng Anh | 71


Một số hình ảnh minh hoạ

Ảnh chụp một số mẫu trang tin tiếng Anh nội bộ của Trung tâm SEAMEO RETRAC, năm 2017
(Nguồn: Trung tâm SEAMEO RETRAC)

72 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng


2
phân công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

Tổ chức xây dựng định hướng, chủ đề, thể loại bài viết, quy
4
định bài viết, v.v.

Phổ biến về kế hoạch và truyền thông về tạp chí/đặc san


5
đến các trường.

6 Liên hệ mời/vận động GV tham gia viết bài chia sẻ.

7 Tổng hợp bài viết và gửi về Ban chuyên môn.

Tổng hợp và phân công viết tóm tắt bản tin theo từng
8
chuyên đề.

9 Biên tập bài viết, bản tóm tắt, chọn lọc hình ảnh minh hoạ.

Phân công các GV cốt cán hướng dẫn, hỗ trợ các trường
10
trong quá trình diễn ra hoạt động.

11 Truyền thông và in ấn, phát hành tạp chí/đặc san.

Tổ chức lấy ý kiến của người viết và đọc giả về mức độ hài
12
lòng đối với tạp chí, đặc san.

13 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

Hoạt động 8 ● Tạp chí tiếng Anh | 73


Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Thông báo tham gia viết bài cho Tạp chí tiếng Anh Phụ lục 8.1

Bảng phân công nhiệm vụ Phụ lục 8.2

Hướng dẫn viết bài cho Tạp chí tiếng Anh Phụ lục 8.3

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức hoạt động Phụ lục 8.4

Phiếu trình duyệt nội dung tờ tạp chí tiếng Anh Phụ lục 8.5

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 8.6

74 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 9
DIỄN ĐÀN/NHÓM HỌC TRỰC TUYẾN
ONLINE FORUMS/STUDY GROUPS

Mô tả chung Diễn đàn/nhóm học trực tuyến xây dựng trên nền tảng mạng xã
hội hoặc trang mạng nhằm giúp người tham gia (giáo viên/học
sinh) có nơi để tự tin giao lưu, chia sẻ, học hỏi, giao tiếp, thể hiện
khả năng tiếng Anh của mình với nhiều hoạt động khác nhau.

Mục tiêu ● Phát triển kỹ năng thảo luận, tranh biện trực tuyến, kỹ năng
tiếng Anh cho giáo viên/học sinh;
● Tạo môi trường thực hành tiếng Anh tích cực để giáo viên/học
sinh học tập, chia sẻ những hiểu biết, ý kiến, quan điểm, kinh
nghiệm của bản thân về phương pháp dạy/học tiếng Anh;
● Cung cấp nguồn tài liệu, các thông tin cập nhật về dạy/học
tiếng Anh.

Thời gian và phạm vi ● Cập nhật liên tục thông tin để thu hút người tham gia (ít nhất
thực hiện 1 bài/thông tin mới được đăng/chia sẻ trên diễn đàn/nhóm mỗi
ngày);
● Phạm vi thực hiện cấp Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc cụm
trường.

Thành phần ● Sở Giáo dục và Đào tạo , Ban giám hiệu các trường;
tham gia ● Ban chủ nhiệm diễn đàn/nhóm học trực truyến;
● Chuyên viên tiếng Anh;
● Giáo viên tiếng Anh;
● Học sinh.

Điều kiện thực hiện ● Máy tính được kết nối mạng, các trang thiết bị ghi phát hình,
tai nghe, loa ngoài, v.v.;
● Hình ảnh, video, PowerPoint.

Hoạt động 9 ● Diễn đàn/Nhóm học trực tuyến | 75


Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ
Bước 1: Thành lập Ban chủ nhiệm diễn đàn/nhóm học trực tuyến.
Bước 2: Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ.
Bước 3: Tìm nền tảng trực tuyến thích hợp để xây dựng diễn đàn/nhóm. Có thể lựa
chọn Wordpress hoặc Facebook.
Bước 4: Xây dựng giao diện và đặt tên cho diễn đàn/nhóm.
Bước 5: Xây dựng quy chế hoạt động (Phụ lục 9.1), kế hoạch nội dung các bài đăng/
hoạt động định kỳ.
Bước 6: Thông báo đến Ban giám hiệu các trường để động viên GV/HS tham gia.

THỰC HIỆN
Bước 1: Kiểm soát duyệt các bài đăng.
Bước 2: Đăng bài viết/chia sẻ nội dung về dạy/học tiếng Anh. Các loại bài đăng có thể
bao gồm:
●● Bài viết về phương pháp dạy/học hiệu quả;
●● Đường dẫn đến trang mạng hữu ích;
●● Đường dẫn đến các video (YouTube) hay về dạy/học tiếng Anh;
●● Hình ảnh lớp học hoặc bài giới thiệu/giải thích từ vựng;
●● Tài liệu dạy/học tiếng Anh;
●● Thông tin về cơ hội học tập/phát triển chuyên môn.

Bước 3: Bình luận hoặc phản hồi về các yêu cầu, ý kiến liên quan đến dạy/học
tiếng Anh.
Bước 4: Định kỳ khảo sát ý kiến (ngắn & trực tuyến bằng Google Forms hoặc công cụ
Poll) của người tham gia.

TỔNG KẾT
Bước 1: Tổng kết ý kiến/gợi ý của người tham gia qua khảo sát để xây dựng diễn đàn/
nhóm tốt hơn.
Bước 2: Họp định kỳ để rút kinh nghiệm và đề ra kết hoạch phát triển diễn đàn/nhóm.

76 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Hình thức tổ chức

Diễn đàn/nhóm học trực tuyến được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin
như mạng xã hội, trang mạng. Diễn đàn phải được quản lý bởi nhóm quản trị, điều phối.
Do đó nhóm quản trị và điều phối đóng vai trò quyết định cho sự hiệu quả và bền vững
của diễn đàn. Vai trò đó bao gồm đăng bài, duyệt bài, định hướng các bài đăng, quản lý
bình luận sao cho mục tiêu của diễn đàn được đáp ứng.

Về hình thức và nội dung hoạt động của diễn đàn có những gợi ý sau đây:
●● Diễn đàn/nhóm dành riêng cho GVTA hoặc dành cho HS theo cấp lớp/cụm trường
có hướng dẫn, quan sát của GV;
●● Câu hỏi đố vui/câu hỏi trắc nghiệm giúp nâng cao kỹ năng dạy/học tiếng Anh;

●● Trò chơi trực tuyến;

●● Các cuộc thi trực tuyến (theo sự kiện trong nước/quốc tế: Ngày Quốc tế Phụ nữ, Lễ
Lao động, Lễ Nhà giáo Việt Nam, v.v);
●● Chia sẻ bài viết/đoạn phim hay;

●● Chia sẻ tài liệu dạy/học tiếng Anh.

●● Ngoài ra diễn đàn trực tuyến có thể là nơi chia sẻ, phổ biến sản phẩm của các hoạt
động khác như Hội thi Viết bằng tiếng Anh, Hội thi Phóng viên học đường, Tạp chí tiếng
Anh.

Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay là nhóm trang mạng xã hội hoặc
trang mạng (fanpage). Tùy theo cách thức quản trị mà chủ nhiệm diễn đàn có thể thiết
lập nhóm (nơi các thành viên có thể chia sẻ bài) hoặc fanpage (nơi ban quản trị chia sẻ
bài). Ngoài ra cũng có thể thiết lập trang mạng (tương tự thư viện điện tử Violet) để chia
sẻ tài liệu giảng dạy và học tập.

Hạn chế của hoạt động này là khó kiểm soát thành viên, đôi khi dẫn tới những vấn đề
về giao tiếp trong diễn đàn. Do đó, diễn đàn nên được tổ chức trong phạm vi hợp lý để
có thể kiểm soát và để người tham gia diễn đàn có trách nhiệm đối với những hoạt động
của mình.

Nếu hoạt động được kiểm soát tốt, hoạt động này có lợi thế rất lớn giúp xây dựng và
phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh hiệu quả nhờ ứng dụng các thành tựu
công nghệ thông tin.

Hoạt động 9 ● Diễn đàn/Nhóm học trực tuyến | 77


Một số hình ảnh minh hoạ

Nhóm “Innovative Teachers of English” trên trang mạng xã hội Facebook


(Nguồn: Internet)

Nhóm “CLB giáo viên tiếng Anh toàn quốc” trên mạng xã hội Facebook
(Nguồn: Internet)

78 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Trang (fanpage) “CLB giáo viên tiếng Anh toàn quốc” trên mạng xã hội Facebook
(Nguồn: Internet)

Thư viện bài giảng điện tử violet.vn


(Nguồn: Internet)

Hoạt động 9 ● Diễn đàn/Nhóm học trực tuyến | 79


Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Thành lập Ban chủ nhiệm diễn đàn/nhóm học trực tuyến.

Lập kế hoạch, thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách


2
và lập bảng phân công nhiệm vụ.
Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân
3
chuyên trách.
Tổ chức thiết kế kỹ thuật (tìm nền tảng trực tuyến, xây dựng
4
giao diện, v.v.), xây dựng nội dung, quy chế hoạt động.

5 Truyền thông, vận động người tham gia.

Kiểm duyệt, kiểm soát các bài đăng, bình luận trên diễn
6
đàn.

7 Quản lý bình luận trên diễn đàn.

Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của người tham gia về


8
mức độ hài lòng đối với diễn đàn/nhóm học trực tuyến.

9 Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Ban chủ nhiệm diễn đàn/nhóm học trực tuyến ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động
để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.
Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Quy định tham gia diễn đàn/nhóm học trực tuyến Phụ lục 9.1

Cuộc thi ảnh trực tuyến Phụ lục 9.2

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 9.3

80 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 10
GIAO LƯU TRỰC TUYẾN LIÊN TRƯỜNG
INTERSCHOOL ONLINE EXCHANGE

Mô tả chung Thiết lập kênh giao lưu sử dụng các công nghệ video truyền
trực tiếp để một trường ở địa phương này giao lưu với một
trường ở địa phương khác hoặc một trường quốc tế. Hoạt
động giao lưu bao gồm một số hoạt động như giới thiệu
trường, giới thiệu văn hoá, và chia sẻ những kinh nghiệm
trong tổ chức hoạt động dạy và học.

Mục tiêu ● Mở rộng giao lưu với học sinh quốc tế hoặc học sinh ở
địa phương khác nhằm tăng cường hiểu biết về văn hoá,
con người và các bối cảnh giáo dục ở nơi khác cho học sinh
các trường;
● Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, thảo luận, trình bày
trực tuyến cho học sinh;
● Tạo môi trường thực hành tiếng Anh tích cực để giáo viên/học
sinh chia sẻ những hiểu biết, ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm về
các vấn đề xã hội, văn hoá và giáo dục, v.v.

Thời gian và phạm vi


1-2 lần/năm học với 1-2 trường trong nước và ở nước ngoài.
thực hiện

Thành phần tham gia ● Ban giám hiệu;

● Giáo viên tiếng Anh;

● Học sinh.

Điều kiện thực hiện ● Máy tính được kết nối mạng, các trang thiết bị ghi phát hình,
tai nghe, loa ngoài, v.v.;
● Hình ảnh, video, PowerPoint.

Hoạt động 10 ● Giao lưu trực tuyến liên trường | 81


Các bước tổ chức thực hiện

CHUẨN BỊ

Bước 1: Kết nối với một trường ở địa phương khác hoặc ở nước ngoài.

Bước 2: Làm thủ tục xin phép các cơ quan chức năng (nếu giao lưu với trường nước
ngoài). (Phụ lục 10.2)

Bước 3: Lập kế hoạch, nội dung chi tiết và chương trình được hai trường tham gia
thống nhất; Phân công nhiệm vụ triển khai kế hoạch. (Phụ lục 10.1)

Bước 4: Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật.

Bước 5: Phổ biến và truyền thông về hoạt động đến HS toàn trường.

THỰC HIỆN

Bước 1: Mở kênh giao lưu trực tuyến, kiểm tra kỹ thuật, chạy thử nghiệm.

Bước 2: Tập hợp học sinh như đã phân công theo kế hoạch.

Bước 3: Tiến hành giao lưu theo chương trình đã thống nhất.

TỔNG KẾT

Bước 1: Báo cáo tổng kết gửi cơ quan cấp trên (đối với hoạt động giao lưu với nước ngoài).

Bước 2: Viết thư cảm ơn cho đơn vị bạn, duy trì kết nối, liên hệ để tạo mối quan hệ giao
lưu lâu dài.

82 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Hình thức tổ chức

Về hình thức tổ chức, hoạt động này sử dụng kênh giao lưu trực tuyến để kết nối, giao
lưu một trường ở địa phương này với một trường ở địa phương khác hoặc một trường
quốc tế.
Ưu điểm của hoạt động này là giúp HS vừa học tiếng Anh, vừa mở mang kiến thức,
tầm nhìn về bối cảnh văn hoá, giáo dục ở một địa phương, quốc gia khác ngoài những
hiểu biết thông thường hằng ngày với chi phí tiết kiệm nhờ ứng dụng các nền tảng công
nghệ thông tin.
Tuy nhiên, tổ chức hoạt động này không đơn giản, đòi hỏi sự cam kết, hỗ trợ của lãnh
đạo nhà trường. Đặc biệt khi giao lưu với trường quốc tế, một số thủ tục xin phép theo
quy định hiện hành của mỗi địa phương cần được thực hiện. Nhà trường có thể liên hệ
các tổ chức quốc tế tại Việt Nam giúp kết nối với các trường học tại nước ngoài để thực
hiện hoạt động này vì bản thân các trường cũng rất mong muốn HS có cơ hội giao lưu với
HS từ các nền văn hoá khác. Ngoài ra hoạt động đòi hỏi kỹ năng kết nối, lập kế hoạch của
đội ngũ GV sao cho đảm bảo hoạt động được thực hiện thành công cả về mặt kỹ thuật
quay phim, âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật kết nối trình chiếu và nội dung.
Thông thường hoạt động giao lưu trực tuyến liên trường diễn ra trong khoảng thời
gian 1 – 2 giờ với sự tham gia của từ 20 – 100 GV và HS. Bối cảnh của buổi giao lưu diễn
ra trong hội trường.
Nội dung giao lưu gồm một số hoạt động như:
●● Giới thiệu trường;

●● Giới thiệu lịch sử và danh lam thắng cảnh của địa phương/quốc gia;

●● Phỏng vấn, thảo luận trực tiếp về các vấn đề giáo dục, học tập hoặc vấn đề xã hội
mà hai bên cùng quan tâm;
●● Lồng ghép các tiết mục giao lưu văn hoá, văn nghệ;

●● Trình chiếu hình ảnh, video về các hoạt động của mỗi nhà trường;

●● Đề ra các chương trình hợp tác liên trường, kết nối cơ hội hợp tác trong tương lai,
kết nối mạng lưới HS có chung những quan tâm và sở thích.
Hoạt động giao lưu trực tuyến liên trường đã được triển khai khá phổ biến ở một số
nền giáo dục tiên tiến. Với trình độ phát triển công nghệ thông tin hiện nay, các trường
học ở Việt Nam hoàn toàn có khả năng triển khai hoạt động này.

Hoạt động 10 ● Giao lưu trực tuyến liên trường | 83


Một số hình ảnh minh hoạ

Học sinh Trường THPT Số 1 Thành phố Lào Cai giao lưu trực tuyến
với các trường từ các nước Nga, Philippines và Indonesia, năm 2018
(Nguồn: Sở GD&ĐT Tỉnh Lào Cai)

84 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

Giao cho tổ Anh văn liên hệ với trường bạn (trong nước
hoặc quốc tế), sau đó lập văn bản thoả thuận giữa hai
1
trường về việc phối hợp tổ chức hoạt động giao lưu trực
tuyến.

Lập tờ trình xin phép các cơ quan chức năng (Sở GD&ĐT
2 nếu giao lưu với trường trong nước, Sở GD&ĐT và Sở
Ngoại vụ nếu giao lưu với trường ở nước ngoài).

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động sau khi được cơ quan


3
chức năng chấp thuận.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chuyên môn,


4 các đoàn thể, các lớp có HS tham gia, thành lập nhóm
phụ trách.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn, các


5
đoàn thể và cá nhân phụ trách.

Xây dựng kịch bản giao lưu, nội dung và chương trình
6
giao lưu chi tiết sau khi thống nhất với trường bạn.

Chuẩn bị các bài trình bày, câu hỏi và dự kiến các câu trả
7
lời đối với câu hỏi của trường bạn.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


8
các nội dung hoạt động.

Phổ biến về kế hoạch và truyền thông về hoạt động đến


9
HS toàn trường.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết (hạ tầng, phần mềm
10 trực tuyến, âm thanh, ánh sáng, v.v.) để hoạt động diễn
ra như mong muốn.

Hoạt động 10 ● Giao lưu trực tuyến liên trường | 85


11 Kiểm tra kỹ thuật, chạy thử nghiệm.

12 Tập hợp HS và tiến hành giao lưu.

13 Viết thư cảm ơn trường bạn.

Tổ chức lấy ý kiến của người tham gia về mức độ hài lòng
14
đối với hoạt động.

Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt
15
động.

Nhóm phụ trách ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

Một số biểu mẫu sử dụng cho hoạt động (để tham khảo)

Giấy chứng nhận tham gia hoạt động Phụ lục chung

Giấy chứng nhận đạt giải Phụ lục chung

Phiếu lấy ý kiến người tham gia (GV/HS/PH) Phụ lục chung

Các nội dung cơ bản của kế hoạch triển khai hoạt động Phụ lục 10.1

Thủ tục xin phép cơ quan chức năng Phụ lục 10.2

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 10.3

86 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
PHỤ LỤC CHUNG
CHO 10 HOẠT ĐỘNG

PHỤ LỤC | 87
MẪU CHỨNG NHẬN THAM GIA

GIẤY CHỨNG NHẬN


CERTIFICATE OF RECOGNITION

(Logo của trường)

TRƯỜNG ..............................
University/ School ...........

CHỨNG NHẬN
Presents this certificate of recognition to
(Họ và tên của người được khen tặng)

..............................................................
Vì tham gia tích cực hoạt động
for the active participation in the event
(Tên hoạt động tiếng Việt và tiếng Anh, chữ in hoa, khổ lớn)

“................................................................................”
được tổ chức tại ................. trong năm học ..........
held at ............................ in the school year ..........


Ngày/Date: .................................
Đã ký/Signatory: ........................
(Họ tên và chức danh người ký)

88 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
MẪU CHỨNG NHẬN ĐẠT GIẢI

GIẤY CHỨNG NHẬN


CERTIFICATE OF AWARD

(Logo của trường)

TRƯỜNG ..............................
University/ School ...............

CHỨNG NHẬN
Certifies that
(Họ và tên của người được khen tặng)

..............................................................
đã đạt giải (Nhất/Nhì/Ba) trong hoạt động/cuộc thi
is awarded THE FIRST/SECOND/THIRD PRIZE
(Tên hoạt động/cuộc thi tiếng Việt và tiếng Anh, chữ in hoa, khổ lớn)

“................................................................................”
được tổ chức tại ................. trong năm học ..........
held at ............................ in the school year ..........

Ngày/Date: ................................
Đã ký/Signatory: .........................
(Họ tên và chức danh người ký)

PHỤ LỤC | 89
PHIẾU LẤY Ý KIẾN NGƯỜI THAM GIA (GV/HS/PH)
VỀ HOẠT ĐỘNG: ..............................................................

STT Nội dung Đồng ý Không đồng ý

1 Thời gian tổ chức phù hợp với người tham gia

2 Thời lượng tổ chức đủ và phù hợp với người tham gia

3 Địa điểm tổ chức phù hợp với yêu cầu của hoạt động

4 Thành phần tham gia đúng và đủ

5 Quy mô tổ chức phù hợp

6 Công tác tổ chức chu đáo

7 Hoạt động được tổ chức hấp dẫn

8 Hoạt động góp phần tạo môi trường học và sử dụng


tiếng Anh cho người tham gia

Các ý kiến khác:


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

90 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
PHỤ LỤC RIÊNG
CHO TỪNG HOẠT ĐỘNG

PHỤ LỤC | 91
HOẠT ĐỘNG 1
HỘI THI HÙNG BIỆN TIẾNG ANH
ENGLISH SPEAKING CONTEST

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Hùng biện
Phụ lục 1.1
tiếng Anh

Thể lệ Hội thi Hùng biện tiếng Anh Phụ lục 1.2

Chương trình tham khảo Hội thi Hùng biện tiếng Anh (theo
Phụ lục 1.3
hình thức cá nhân)

Tiêu chí chấm điểm Hội thi Hùng biện tiếng Anh Phụ lục 1.4

Phiếu chấm điểm Hội thi Hùng biện tiếng Anh Phụ lục 1.5

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 1.6

92 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 1.1. Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Hùng biện tiếng Anh

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI HÙNG BIỆN TIẾNG ANH

BẬC ... NĂM HỌC ...


_________________________

Thực hiện nhiệm vụ năm học ..., Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức
Hội thi Hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh bậc ... năm học ... với những nội dung
như sau:

I. Mục đích
●● Thúc đẩy phong trào thi đua nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, đặc biệt khả
năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh;
●● Tạo môi trường cho học sinh trao đổi, học hỏi, trau dồi tiếng Anh theo từng chủ điểm
đã học để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày; khơi dậy trong học sinh đam mê và hứng thú
đối với môn học;
●● Tạo cơ hội để các trường ... giao lưu trao đổi kinh nghiệm dạy và học tiếng Anh, đặc
biệt là kỹ năng nghe và nói.

II. Nội dung thực hiện


1. Chủ đề hội thi
2. Hình thức hội thi
(Thi theo đội nhóm hay cá nhân, thi tuyển các cấp như thế nào, v.v.)
3. Đối tượng tham gia
●● Học sinh tại các trường ... trên địa bàn tỉnh ...

●● Thí sinh/đội dự thi dự vòng thi cấp tỉnh phải là thí sinh/đội dự thi đã tham dự vòng thi
cấp trường/huyện.

4. Thể lệ hội thi


(Đính kèm thể lệ chi tiết của hội thi)
5. Thời gian
●● Tháng .../năm ...: Tổ chức hội thi cấp trường, huyện, thành phố;

●● Tháng .../năm ...: Tổ chức hội thi cấp tỉnh.

PHỤ LỤC | 93
III. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo


●● Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi Hùng biện tiếng Anh năm ..., ban hành thể lệ của
hội thi;
●● Tổ chức Hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh (lập dự toán chi phí, thành lập Ban tổ
chức, Ban giám khảo): Hoàn thành trong tháng .../năm ...

2. Các phòng Giáo dục và Đào tạo


●● Triển khai, chỉ đạo các trường ... hưởng ứng Hội thi Hùng biện tiếng Anh năm ... theo
kế hoạch và thể lệ hội thi do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành;
●● Xây dựng kế hoạch, tổ chức hội thi cấp huyện, thành phố;

●● Tuyển chọn đội dự thi hội thi cấp tỉnh.

* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

94 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 1.2. Thể lệ Hội thi Hùng biện tiếng Anh

THỂ LỆ HỘI THI HÙNG BIỆN TIẾNG ANH


BẬC... NĂM....
(Kèm theo Kế hoạch số .../KH-GD&ĐT ngày .../.../... của Sở GD-ĐT)

I. Đối tượng, cách thức tuyển chọn đội tham gia hội thi
●● Học sinh tại các trường ... trên địa bàn tỉnh ...;
●● Các trường tuyển chọn, thành lập đội thi tham dự hội thi cấp huyện, thành phố;
●● Căn cứ vào kết quả thi cấp huyện, thành phố, Phòng GD&ĐT tuyển chọn, thành lập
đội thi tham dự hội thi cấp tỉnh.

II. Nội dung, hình thức thi


(Trình bày kịch bản chi tiết hội thi, tham khảo kịch bản mẫu trong phần giới thiệu)

III. Thời gian, địa điểm tổ chức hội thi


1. Hội thi cấp trường, huyện, thành phố: Tổ chức trong tháng .../..., do Phòng GD&ĐT
lập kế hoạch tổ chức.
2. Hội thi cấp tỉnh: Tổ chức trong tháng .../... tại thành phố ...(ngày, địa điểm cụ thể sẽ thông
báo sau)

IV. Hồ sơ, đăng ký tham dự


1. Hội thi cấp trường, huyện, thành phố
●● Phòng GD&ĐT / trường THPT ra Quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo
hội thi, lập dự toán chi phí;
●● Lập kế hoạch tổ chức hội thi cấp huyện (quy mô, thời gian, v.v.) theo điều kiện cụ thể
của địa phương.
2. Hội thi cấp tỉnh
●● Nhận hồ sơ đăng ký dự thi cấp tỉnh của trường THPT và Phòng GD&ĐT bao gồm:
■■ Danh sách đội dự thi (Giáo viên cố vấn và học sinh)
■■ Họ tên cán bộ đại diện Phòng GD&ĐT (chức vụ, số điện thoại) phụ trách tổ chức hội
thi.
●● Thời gian nhận hồ sơ: Chậm nhất ngày...
●● Các thông tin liên quan đến hội thi (nếu cần), vui lòng liên hệ ông/bà..., số điện thoại...
* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

PHỤ LỤC | 95
Phụ lục 1.3. Chương trình tham khảo Hội thi Hùng biện tiếng Anh (theo hình
thức cá nhân)

Thời gian Nội dung Người phụ trách

7:30 – 8:00 Ổn định hội trường, sinh hoạt tập thể MC

8:00 – 8:05 Tiết mục văn nghệ chào mừng HS

8:05 – 8:10 Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự MC

8:10 – 8:15 Phát biểu chào mừng của BGH/đại diện Sở BGH/Đại diện Sở
GD&ĐT GD&ĐT

8:15 – 8:20 Thông qua tóm tắt thể lệ hội thi và tiêu chí Đại diện BTC
chấm thi

8:20 – 8:25 Phát biểu động viên của đại diện Ban giám khảo MC

8:25 – 8:30 Tiết mục văn nghệ mở đầu HS

8:30 – 8:45 Thí sinh thứ nhất dự thi: MC


●● Trình chiếu clip (3 phút)

●● Thuyết trình (5 phút)

●● Hỏi đáp (3–4 phút)

●● Nhận xét của giám khảo (2 phút)

8:45 – 9:00 Thí sinh thứ hai dự thi: MC


●● Trình chiếu clip (3 phút)

●● Thuyết trình (5 phút)

●● Hỏi đáp (3–4 phút)

●● Nhận xét của giám khảo (2 phút)

96 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
9:00 – 9:15 Thí sinh thứ ba dự thi: MC
●● Trình chiếu clip (3 phút)

●● Thuyết trình (5 phút)

●● Hỏi đáp (3–4 phút)

●● Nhận xét của giám khảo (2 phút)

9:15 – 9:45 Trò chơi cho khán giả GV

9:45 – 10:00 Thí sinh thứ tư dự thi: MC


●● Trình chiếu clip (3 phút)

●● Thuyết trình (5 phút)

●● Hỏi đáp (3–4 phút)

●● Nhận xét của giám khảo (2 phút)

10:00 – 10:15 Thí sinh thứ năm dự thi: MC


●● Trình chiếu clip (3 phút)

●● Thuyết trình (5 phút)

●● Hỏi đáp (3–4 phút)

●● Nhận xét của giám khảo (2 phút)

10:15 – 10:30 Thí sinh thứ sáu dự thi: MC


●● Trình chiếu clip (3 phút)

●● Thuyết trình (5 phút)

●● Hỏi đáp (3–4 phút)

●● Nhận xét của giám khảo (2 phút)

10:30 – 10:45 Trò chơi cho khán giả (tiếp theo) GV


– BGK và thư ký tổng hợp kết quả BGK, Ban Thư ký
– BGK nhận xét chung

10:45 – 11:00 Công bố kết quả, công bố giải thưởng, phát thưởng MC, BGH/Đại diện
Sở GD&ĐT

PHỤ LỤC | 97
Phụ lục 1.4. Tiêu chí chấm điểm Hội thi Hùng biện tiếng Anh

a. Phần thuyết trình


Cấu trúc (4 điểm): bài thuyết trình có cấu trúc rõ ràng; ý tưởng được phát triển theo
trình tự logic, sử dụng tốt các từ/cụm từ nối nhằm liên kết chặt chẽ bài thuyết trình cả về
mặt ý tưởng và ngôn ngữ.
Nội dung (8 điểm): Bài thuyết trình thể hiện rõ quan điểm và mục đích của tác giả,
cung cấp đầy đủ ý tưởng và minh chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Bài
thuyết trình thể hiện năng lực ngôn ngữ có độ chính xác cao về ngữ pháp và từ vựng, thể
hiện vốn từ phong phú đa dạng và sử dụng phù hợp.
Kỹ năng thuyết trình (8 điểm): Phát âm chính xác, ngữ điệu phù hợp với tác phong
hùng biện; Sử dụng ngôn ngữ trôi chảy với âm lượng và tốc độ phù hợp; Thí sinh giao tiếp
bằng mắt với khán giả, thu hút khán giả lắng nghe và ủng hộ; Cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể
phù hợp để thuyết phục khán giả; Thời lượng bài thuyết trình đúng yêu cầu theo thể lệ; Các
minh hoạ nếu có phải được sử dụng khéo léo, phù hợp với nội dung bài thuyết trình và hỗ
trợ thêm tính thuyết phục cho bài thuyết trình đó.

b. Phần tranh luận và trả lời câu hỏi từ BGK (10 điểm)

Phần này được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
●● Tự tin;

●● Phản ứng câu hỏi nhanh, thông minh, dí dỏm;

●● Quan điểm rõ ràng, mạch lạc, thẳng thắn;

●● Ý tưởng và dẫn chứng thuyết phục, rõ ràng, cụ thể;

●● Phản biện thông minh, dí dỏm với ý tưởng và dẫn chứng thuyết phục.

c. Điểm tổng hợp


●● Giám khảo không công bố điểm thi ngay sau mỗi bài thi mà sẽ công bố điểm tổng hợp
cho tất cả 6 thí sinh vào cuối cuộc thi.
●● Điểm thành phần nhỏ nhất được áp dụng cho mỗi tiêu chí là 0,5. Ví dụ: 6; 6,5; 7; 7,5,
v.v. không áp dụng 6,1; 6,2; 6,25, v.v.
●● Điểm tổng hợp là trung bình cộng tổng số điểm của 04 giám khảo.

98 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 1.5. Phiếu chấm điểm Hội thi Hùng biện tiếng Anh

TT Đội thi trường Phần 1 Phần 2 Phần 3 Tổng

PHỤ LỤC | 99
Phụ lục 1.6. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động và truyền thông đến các đơn
1
vị/cá nhân.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng phân
2
công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân chuyên


3
trách.

Tổ chức xây dựng nội dung chương trình chi tiết, đưa ra chủ
4
đề cuộc thi và tiêu chí cho các vòng thi.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Vận động HS/GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia hoạt động/
6
công tác tổ chức.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra như
7
mong muốn (kinh phí, CSVC, nhân sự, v.v.).

Phân công, hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức độ tham gia của
8
các đơn vị trong quá trình diễn ra hoạt động.

9 Lấy ý kiến của người tham gia.

10 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

100 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 2
CUỘC THI KỂ CHUYỆN BẰNG TIẾNG ANH
ENGLISH STORY-TELLING CONTEST

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Kể chuyện
Phụ lục 2.1
bằng tiếng Anh

Bảng danh sách học sinh tham gia cuộc thi Phụ lục 2.2

Kịch bản dẫn chương trình Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh Phụ lục 2.3

Phiếu lấy ý kiến của các cá nhân tham gia cuộc thi Phụ lục 2.4

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 2.5

PHỤ LỤC | 101


Phụ lục 2.1. Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Kể chuyện bằng
tiếng Anh

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI KỂ CHUYỆN BẰNG TIẾNG ANH
DÀNH CHO HỌC SINH BẬC TIỂU HỌC
NĂM HỌC .......
___________________

Căn cứ nhiệm vụ năm học ...., Phòng GD&ĐT Quận/Huyện xây dựng kế hoạch tổ chức
Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học năm học .... Nội dung kế hoạch
như sau:
I. Mục đích yêu cầu
Hội thi nhằm xây dựng sân chơi tiếng Anh bổ ích ngoài lớp học, tạo tâm lý vui tươi, thoải
mái cho các em học sinh, thúc đẩy sự yêu thích học tiếng Anh, khả năng tư duy, phản biện
thông qua hình thức kể chuyện bằng tiếng Anh.
II. Nội dung hoạt động
1. Chủ đề
2. Đối tượng dự thi
3. Thời gian
●● Hội thi ở cấp trường: từ ... đến ...
●● Hội thi ở cấp quận/huyện: từ ... đến ...

4. Thể lệ hội thi


(Nêu rõ hội thi gồm những phần thi nào, cách thức thi, thể lệ, cách chấm điểm, các tiết
mục văn nghệ của các trường, v.v.)
III. Kinh phí
●● Các trường tự hỗ trợ kinh phí cho hội thi cấp trường và cho đội tuyển;

●● Phòng GD&ĐT sẽ chi trả các kinh phí tổ chức cuộc thi cấp quận/huyện.

III. Tổ chức thực hiện


(Phân công trách nhiệm của Phòng, của BGH các nhà trường)
Trên đây là kế hoạch tổ chức cuộc thi “Hội thi Kể̉ chuyện bằng tiếng Anh” dành cho
học sinh cấp Tiểu học năm học ... Đề nghị các trường triển khai thực hiện nghiêm túc kế
hoạch này.
* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

102 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 2.2. Bảng danh sách học sinh tham gia cuộc thi

DANH SÁCH HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THAM GIA CUỘC THI
KỂ CHUYỆN BẰNG TIẾNG ANH NĂM HỌC ....

STT Họ và tên Lớp Trường Tiết mục dự thi Ghi chú

PHỤ LỤC | 103


Phụ lục 2.3. Kịch bản dẫn chương trình Hội thi Kể chuyện bằng tiếng Anh

KỊCH BẢN DẪN CHƯƠNG TRÌNH HỘI THI KỂ CHUYỆN BẰNG
TIẾNG ANH
DÀNH CHO HỌC SINH BẬC TIỂU HỌC
NĂM HỌC .......

A. CHUẨN BỊ
1. Ổn định tổ chức.
2. Đón đại biểu khách mời, các thầy cô giáo.
Nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn đội viên về dự với
hội thi “Kể chuyện bằng tiếng Anh dành cho học sinh bậc tiểu học” của Phòng Giáo dục
Huyện/Thị/Thành ....................................
Đội trống đánh trống chào mừng.

II. VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG


Trước khi bước vào phần thi xin mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các
bạn đội viên đón xem tiết mục múa khai mạc, ... do các bạn đến từ trường TH .....................
................ trình bày.

III. TUYÊN BỐ LÝ DO, GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU


1. Tuyên bố lý do
Kính thưa các vị đại biểu!
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Và các bạn học sinh thân mến!
Nhằm giúp cho các bạn học sinh có một sân chơi bổ ích, có cơ hội giao lưu và phát triển
khả năng ứng dụng tiếng Anh vào cuộc sống, đồng thời tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo
viên đánh giá được các hoạt động giảng dạy tiếng Anh của đơn vị mình, Phòng GD&ĐT
Huyện/Thị/Thành .... tổ chức hội thi “Kể chuyện bằng tiếng Anh dành cho học sinh bậc tiểu
học” năm học ....
2. Giới thiệu đại biểu
Về dự với hội thi hôm nay, em xin trân trọng giới thiệu...............................................
Cùng toàn thể các thầy cô giáo thuộc các trường TH ...., ...., ....
Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!
Đặc biệt là sự có mặt đông đủ của ..... các bạn đội viên đến từ ..... liên đội các Trường
TH ...., ... đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh.

104 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
3. Giới thiệu ban giám khảo
Một phần rất quan trọng trong kỳ thi đó là những người cầm cân nảy mực. Em xin
trân trọng giới thiệu thành phần ban giám khảo và ban thư ký. Em xin giới thiệu ban
giám khảo gồm có:
1. Thầy ..................................... đến từ Trường ... – Trưởng ban giám khảo
2. .............................................. đến từ Trường ... – Ủy viên
3. .............................................. đến từ Trường ... – Ủy viên
Sau đây em xin trân trọng giới thiệu ban thư ký
1. Thầy ...................................... – Trưởng ban thư ký
2. Cô ......................................... – Ủy viên
3. Cô ......................................... – Ủy viên
Xin kính mời ban giám khảo và ban thư ký lên làm việc.

IV. KHAI MẠC HỘI THI


●● Trước khi bước vào hội thi em xin trân trọng giới thiệu thầy ............................. Trưởng
Phòng GD&ĐT Huyện/Thị/Thành ... lên khai mạc hội thi và tặng hoa cho đại diện các đội
thi. Trân trọng kính mời thầy.
●● Xin mời tổ trưởng của các đội ra nhận hoa. Xin cảm ơn thầy.

V. THÔNG QUA THỨ TỰ VÀ NỘI DUNG THI

Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng các bạn HS, trước khi bước vào hội thi
em xin thông qua thứ tự và nội dung thi như sau:
Chương trình sẽ bắt đầu với tiết mục kể chuyện “...” của các đội viên Trường TH ...
Tiết mục thứ 2 là phần kể chuyện của các bạn Trường TH ... với câu chuyện “...”
Kế tiếp là ....
Phần thi dành cho khán giả
Trước khi bước vào vòng thi em xin mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn
HS đón xem chương trình văn nghệ. Với bài ... do các bạn đến từ trường .............. trình bày.
Xin cảm ơn các bạn trong đội văn nghệ.

VI. THỂ LỆ VÀ DIỄN BIẾN HỘI THI


Thể lệ như sau:
●● Mỗi đội sẽ tham gia thi với một câu chuyện cổ tích dân gian bằng tiếng Anh;
●● Thời gian cho mỗi đội từ 20–25 phút;
■■ Điểm tối đa cho phần thi là 10 điểm.

PHỤ LỤC | 105


Trong đó: – Trang phục, đạo cụ là 3 điểm (các đội có thể phụ hoạ);
– Khả năng diễn cảm, hay, tự nhiên là 5 điểm;
– Trả lời câu hỏi của BGK là 2 điểm.
Diễn biến hội thi như sau:
Xin mọi người hãy hướng về sân khấu để xem các bạn đội viên Trường TH ... kể
chuyện nhé.
Buổi biểu diễn của các bạn trường TH ... đã xong, xin mời kết quả của BGK.
Vâng! Xin cảm ơn ban giám khảo và Đội ....
(Lần lượt các đội biểu diễn)
* Trong 1 thời gian ngắn các đội đã hoàn thành phần thi của mình hết sức tốt đẹp. Xin
các bạn cổ vũ cho các bạn 1 tràng pháo tay thật to đi nào.
Phần thi dành cho khán giả
Trong khi chờ đợi ban thư ký tổng hợp kết quả chúng ta đến với phần thi dành cho khán
giả. BTC chúng tôi có một số câu hỏi đưa ra cho các bạn. Ai trả lời được hãy giơ tay thật cao
để trả lời nhé. Trả lời đúng các bạn sẽ nhận được 1 phần quà từ BTC.
2 câu hỏi từ BTC và trao quà cho khán giả.

VII. PHẦN TRAO GIẢI


Xin mời các đội bước ra sân khấu. Các đội đang hết sức hồi hộp chờ đợi kết quả của
mình. Em xin trân trọng kính mời thầy ..... trưởng ban thư ký đọc kết quả của các đội.
1. Giải ba: ....
2. Giải nhì: ...
3. Giải nhất: .....

VIII. KẾT THÚC PHẦN THI


Kính thưa các vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn đội viên
thân mến.
Sau hơn 3 giờ, hội thi đã diễn ra hết sức sôi nổi và khẩn trương. Các bạn đã thể hiện hết
tài năng diễn xuất cũng như khả năng tiếng Anh của mình. Có thể nói, đến thời điểm này hội
thi đã thành công rực rỡ. Em thay mặt cho các bạn đội viên xin kính chúc các vị đại biểu,
các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt; chúc các bạn đội viên chăm ngoan,
học giỏi.
Xin chào và hẹn gặp lại!

106 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 2.4. Phiếu lấy ý kiến của các cá nhân tham gia cuộc thi

PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA CÁC EM HỌC SINH


(Về Hội thi kể chuyện bằng tiếng Anh)

Bảng câu hỏi này được thiết kế nhằm lấy ý kiến của các em học sinh về Hội thi kể
chuyện bằng tiếng Anh. Ý kiến của các em sẽ giúp Ban tổ chức chuẩn bị tốt hơn cho các hội
thi sau này.
Vui lòng hoàn thành các câu hỏi sau đây bằng cách lựa chọn phương án trả lời phù hợp
nhất với ý kiến của em.

Hoạt động này Đồng ý Không đồng ý

1. Giúp em rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh

2. Giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp

3. Phù hợp với sở thích của em

4. Thu hút được nhiều người tham gia

5. Nên được tổ chức nhiều lần trong năm

6. Các em mong muốn có thêm loại hoạt động nào được tổ chức trong năm?

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

7. Các ý kiến khác ________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

PHỤ LỤC | 107


Phụ lục 2.5. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động và truyền thông đến các đơn
1
vị/cá nhân.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng phân
2
công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân chuyên
3
trách.

4 Xây dựng nội dung chương trình chi tiết.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông phục vụ
5
hội thi.

Vận động HS/GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia hoạt đông/
6
công tác tổ chức.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra như
7
mong muốn (kinh phí, CSVC, nhân sự, v.v.).

Tổ chức, giám sát và hỗ trợ xuyên suốt quá trình diễn ra
8
hoạt động.

Lấy ý kiến người tham gia về hội thi sau khi kết thúc
9
chương trình.

10 Họp tổng kết và rút kinh nghiệm.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

108 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 3
HỘI THI VIẾT BẰNG TIẾNG ANH
ENGLISH WRITING CONTEST

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Viết bằng tiếng Anh Phụ lục 3.1

Thể lệ hội thi Phụ lục 3.2

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 3.3

PHỤ LỤC | 109


Phụ lục 3.1. Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Viết bằng tiếng Anh
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI VIẾT BẰNG TIẾNG ANH
NĂM HỌC ...
Thực hiện Kế hoạch năm học ..., Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức Hội
thi Viết bằng tiếng Anh dành cho học sinh bậc ... với những nội dung như sau:
I. Mục đích
●● Thúc đẩy phong trào thi đua nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, đặc biệt kỹ
năng viết bằng tiếng Anh cho học sinh;
●● Tạo sân chơi cho học sinh trau dồi tiếng Anh để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày;
khơi dậy trong học sinh đam mê và hứng thú đối với môn học;
v.v.
II. Nội dung thực hiện
1. Chủ đề
2. Đối tượng tham dự
●● Học sinh tại các trường ... trên địa bàn tỉnh ...
●● Các bài viết dự thi cấp tỉnh là những bài đã được tuyển chọn từ cuộc thi cấp huyện/trường.
3. Thể lệ hội thi (văn bản đính kèm)
(Nêu rõ chủ đề, cách thức viết bài, giới hạn số từ, quy cách trình bày bài dự thi, quy định
về đạo văn, tính trung thực, quy định tiêu chí chấm điểm, giải thưởng, v.v.)
4. Thời gian:
●● Tháng .../năm ...: Tổ chức hội thi cấp trường/quận/huyện;
●● Tháng .../năm ...: Tổ chức hội thi cấp tỉnh/thành phố.
III. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
●● Xây dựng kế hoạch tổ chức, ban hành thể lệ hội thi: hoàn thành trong tháng .../năm ...;
●● Tổ chức chấm thi cấp tỉnh (lập dự toán chi phí, thành lập Ban tổ chức, Ban giám
khảo): hoàn thành trong tháng .../năm ...
2. Các phòng Giáo dục và Đào tạo/trường Trung học phổ thông
●● Triển khai, chỉ đạo các trường ... hưởng ứng hội thi theo kế hoạch và thể lệ hội thi do
Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành;
●● Xây dựng kế hoạch, tổ chức hội thi cấp huyện, thành phố;
●● Tuyển chọn đội dự thi hội thi cấp tỉnh;
●● Báo cáo.
* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

110 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 3.2. Thể lệ hội thi

1. Chủ đề: [Ví dụ: Câu chuyện cuộc sống]

2. Cách thức viết: [Ví dụ: Bài viết được viết theo dạng một bức thư bằng tiếng Anh gửi
đến một người mình yêu quý như bố mẹ, anh chị, thầy cô, bạn bè, v.v. để kể về một câu
chuyện cuộc sống mà mình trải nghiệm và cảm nhận.]

3. Quy cách trình bày: [Ví dụ: Bài viết không quá 1500 chữ. Bài viết được đánh máy cỡ
chữ 13, font Times New Roman, cách lề 2cm, cách dòng 1.5pt, cách đoạn 12pt. Đầu bài
viết có thông tin tác giả (gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, trường, lớp, giới tính).

4. Các quy định khác: Bài viết chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng và chưa được gửi tham gia các cuộc thi khác. Nghiêm cấm sao chép, đạo văn từ các
bài viết khác, nếu bị phát hiện sẽ bị loại và xử lý kỷ luật theo các quy định của ngành giáo
dục và đào tạo. Bài viết dự thi phải được 02 giáo viên của trường nơi học sinh học biên
tập và ký xác nhận.

5. Tiêu chí chấm điểm: Bài dự thi được chấm theo các tiêu chí: (1) Nội dung, ý tưởng:
5 điểm; (2) Ngôn ngữ: ngữ pháp, cú pháp, liên kết ý, liên kết đoạn, cách dùng từ, chính
tả: 4 điểm; (3) Trình bày: Tuân thủ các quy định về trình bày theo thể lệ hội thi: 1 điểm.

6. Giải thưởng: Giải A: trên 9 điểm; Giải B: từ 7 điểm đến 8,5 điểm; Giải C: từ 5 điểm
đến 6.5 điểm. Tùy theo số lượng dự thi sẽ có các hình thức khen thưởng cho các giải.
Các bài dự thi xuất sắc lần lượt được chọn để đăng tải trên mạng xã hội/trang mạng và
được chọn lọc để in tập san.

PHỤ LỤC | 111


Phụ lục 3.3. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng phân
2
công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

4 Tổ chức xây dựng thể lệ hội thi và phổ biến thông tin.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Phổ biến về kế hoạch, chủ đề, thể lệ và truyền thông về cuộc


6
thi đến các trường.

Vận động HS/GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia hoạt động/
7
công tác tổ chức.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra như
8
mong muốn, bao gồm các hình thức phổ biến bài viết.

Phân công, hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức độ tham gia của
9
các trường trong quá trình diễn ra hoạt động.

Đăng tải các bài viết lên các trang thông tin truyền thông
10
hoặc đăng tập san.

11 Khảo sát ý kiến các cá nhân/đơn vị tham gia.

12 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

112 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 4
HỘI THI PHÓNG VIÊN HỌC ĐƯỜNG
SCHOOL JOURNALISM CONTEST

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Phóng viên
Phụ lục 4.1
học đường

Thể lệ hội thi Phụ lục 4.2

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 4.3

PHỤ LỤC | 113


Phụ lục 4.1. Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Hội thi Phóng viên
học đường

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI PHÓNG VIÊN HỌC ĐƯỜNG

NĂM HỌC...
_______________

Thực hiện nhiệm vụ năm học ..., Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức
Hội thi Phóng viên học đường dành cho học sinh bậc ... năm ... với những nội dung như sau:

I. Mục đích
●● Thúc đẩy phong trào thi đua nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, đặc biệt khả
năng diễn đạt bằng tiếng Anh cho học sinh;
●● Tạo môi trường cho học sinh trao đổi, học hỏi, trau dồi tiếng Anh theo từng chủ điểm
đã học để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày; khơi dậy trong học sinh đam mê và hứng thú
đối với môn học;
●● Tạo cơ hội để các trường ... giao lưu trao đổi kinh nghiệm dạy và học tiếng Anh, đặc
biệt là kỹ năng nghe và nói.

II. Nội dung thực hiện

1. Chủ đề

2. Đối tượng tham dự


●● Học sinh tại các trường ... trên địa bàn tỉnh ... (Có danh sách kèm theo)

●● Tác phẩm dự thi cấp tỉnh là những tác phẩm đã được tuyển chọn từ hội thi cấp huyện/
trường.
3. Thể lệ hội thi (văn bản đính kèm)
(Nêu rõ chủ đề, hình thức dự thi, quy định độ dài tác phẩm video, số lượng hình ảnh, các
quy định cấm, tiêu chí chấm điểm, giải thưởng, v.v.)

4. Thời gian
●● Tháng .../năm ...: Tổ chức hội thi cấp quận/huyện/trường;

●● Tháng .../năm ...: Tổ chức chấm thi cấp tỉnh/thành phố;

●● Tháng ..../năm ...: Trưng bày/trình chiếu/phố biến tác phẩm.

114 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
III. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
●● Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi phóng viên học đường năm..., ban hành thể lệ hội
thi: Hoàn thành trong tháng .../năm ...;
●● Tổ chức chung khảo Hội thi phóng viên học đường cấp tỉnh (lập dự toán chi phí, thành
lập Ban tổ chức, Ban giám khảo): Hoàn thành trong tháng .../năm ...

2. Các phòng Giáo dục và Đào tạo và trường Trung học phổ thông
●● Triển khai, chỉ đạo các trường ... hưởng ứng Hội thi phóng viên học đường năm ...
theo kế hoạch và thể lệ hội thi do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành;
●● Xây dựng kế hoạch, tổ chức hội thi cấp huyện, thành phố;

●● Tuyển chọn đội dự thi hội thi cấp tỉnh.

* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

PHỤ LỤC | 115


Phụ lục 4.2. Thể lệ hội thi

1. Chủ đề: [Ví dụ: Cuộc sống quanh em.]

2. Cách thức thể hiện: [Ví dụ: Nhóm học sinh thực hiện 01 video clip theo hình thức
phóng sự, phỏng vấn, kể chuyện, bản tin, v.v. về một đề tài trong cuộc sống.]

3. Quy cách trình bày: [Ví dụ: Video clip có độ dài không quá 7 phút. Ngôn ngữ trình
bày bằng tiếng Anh. Nếu nhân vật trình bày tiếng Việt phải có phụ đề tiếng Anh. Video
clip phải ghi rõ thông tin những người tham gia thực hiện gồm tên, trường, lớp. File được
chia sẻ trên google drive và gửi về địa chỉ email .... kèm bản chụp biên bản kiểm duyệt
của giáo viên.]

4. Các quy định khác: Video clip chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng và chưa được gửi tham gia các cuộc thi khác. Nghiêm cấm sao chép các đoạn phim
từ nguồn khác. Nếu dùng hình ảnh phải ghi rõ nguồn. Nếu bị phát hiện sai phạm sẽ bị loại
và bị xử lý kỷ luật theo các quy định của ngành giáo dục và đào tạo. Video clip phải được
02 giáo viên tiếng Anh kiểm duyệt và gửi biên bản về cho Ban tổ chức kèm video clip.

5. Tiêu chí chấm điểm: Video dự thi được chấm theo các tiêu chí: (1) Nội dung, ý tưởng:
4 điểm; (2) Ngôn ngữ: Phát âm, ngữ điệu, từ vựng, ngữ pháp: 3 điểm; (3) Trình bày video
clip: 3 điểm.

6. Giải thưởng: Giải A: trên 9 điểm; Giải B: từ 7 điểm đến 8,5 điểm; Giải C: từ 5 điểm
đến 6.5 điểm. Tùy theo số lượng dự thi BTC sẽ có các hình thức khen thưởng cho các giải.
Các video clip dự thi xuất sắc lần lượt được chọn để đăng tải trên [các phương tiện truyền
thông].

116 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 4.3. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng phân
2
công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân chuyên


3
trách.

4 Tổ chức xây dựng thể lệ hội thi và phổ biến thông tin.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Phổ biến về kế hoạch, chủ đề, thể lệ hội thi và truyền thông
6
về hoạt động đến các trường.

Vận động HS, GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia hoạt động/
7
công tác tổ chức.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra như
8
mong muốn, bao gồm các hình thức phổ biến bài viết.

Phân công, hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức độ tham gia của
9
các trường trong quá trình diễn ra hoạt động.

Tuyển chọn bài dự thi và chia sẻ sản phẩm được bình chọn
10
trên các phương tiện truyền thông đại chúng

11 Khảo sát ý kiến các cá nhân/đơn vị tham gia.

12 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.
PHỤ LỤC | 117
HOẠT ĐỘNG 5
NGÀY HỘI TIẾNG ANH LIÊN TRƯỜNG
INTER-SCHOOL ENGLISH FESTIVAL

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Ngày hội tiếng Anh
Phụ lục 5.1
liên trường

Chương trình Ngày hội tiếng Anh liên trường Phụ lục 5.2

Ví dụ về hoạt động tại Ngày hội tiếng Anh liên trường


Phụ lục 5.3
nhân dịp Giáng sinh

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 5.4

118 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 5.1. Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Ngày hội tiếng Anh liên trường

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY HỘI TIẾNG ANH LIÊN TRƯỜNG

Thực hiện nhiệm vụ năm học ..., Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức
Ngày hội tiếng Anh liên trường dành cho học sinh bậc ... năm ... với những nội dung như sau:
I. Mục đích
●● Thúc đẩy phong trào thi đua nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, đặc biệt khả
năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh;
●● Tạo môi trường tích cực, tạo môi trường cho HS có thể sử dụng tiếng Anh mọi lúc,
mọi nơi;
●● Tăng cường sự tương tác cao giữa HS với nhau, giúp HS từng bước xoá bỏ mặc cảm
nói tiếng Anh, khai thác năng lực nội sinh của HS và phát triển kỹ năng mềm;
●● Tạo cơ hội để các trường giao lưu trao đổi kinh nghiệm dạy và học tiếng Anh, đặc biệt
là kỹ năng nghe và nói.
II. Kế hoạch tổ chức
1. Thời gian
Thứ ..., ngày ... – Từ ... giờ – ... giờ
(Tập trung học sinh và giáo viên tiếng Anh lúc ...; học sinh ra về lúc ...)
2. Địa điểm
3. Ban tổ chức
●● Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ...

●● Phỏng Giáo dục và Đào tạo Quận/Huyện/Thành phố ...

4. Thành phần Ban tổ chức:


●● Ông/Bà ... – Chức vụ – Trưởng ban
●● Ông/Bà ... – Chức vụ – Phó ban
●● Ông/Bà ... – Chức vụ – Uỷ viên
●● Ông/Bà ... – Chức vụ – Uỷ viên
●● Ông/Bà ... – Chức vụ – Uỷ viên
●● Ông/Bà ... – Chức vụ – Uỷ viên

5. Thành phần tham dự:


●● Lãnh đạo Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh;

PHỤ LỤC | 119


●● Cán bộ phụ trách bộ môn tiếng Anh của Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo;

●● Đại diện Ban giám hiệu của các trường;

●● Giáo viên tiếng Anh;

●● Học sinh.
Lưu ý: Các trường gửi email cho ông/bà ... theo địa chỉ ... trước ngày ... với các thông tin sau:
●● Danh sách giáo viên tiếng Anh tham gia công tác hỗ trợ ngày hội;

●● Tên tiết mục + file nhạc nền (nếu có). Lưu ý không gửi đường dẫn của file nhạc hoặc
đĩa CD;
●● Số lượng học sinh tham gia thực tế.

III. Chương trình ngày hội: (văn bản đính kèm)


●● Học sinh tham gia các hoạt động ở sân khấu chính, 02 khu vực sinh hoạt và 01 khu
vực ẩm thực.
●● Giáo viên tiếng Anh tham gia hướng dẫn học sinh tại khu vực trò chơi.

IV. Kinh phí tổ chức:


Các trường nộp kinh phí về Sở GD&ĐT, hạn chót ngày ... – Liên hệ: Ông/Bà ... –
Phòng Hành chính (giờ hành chính – Điện thoại: ...).

V. Họp công tác chuẩn bị:


●● Địa điểm: Sở GD&ĐT

●● Thời gian:
■■ HọpBan tổ chức, Ban nội dung, đại diện Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn
tiếng Anh các trường TH, THCS, THPT trực thuộc Sở GD&ĐT: ... giờ ... phút ngày ...
■■ Họpgiáo viên tiếng Anh tham gia công tác hỗ trợ của các trường (theo danh sách
đã đăng ký) để nhận phân công, hướng dẫn tham gia ngày hội: ... giờ ... phút ngày ...
■■ Họp Ban tổ chức, Ban nội dung, phục vụ: ... giờ ... phút ngày ...
Nhằm tạo điều kiện giao lưu – học tập cho học sinh, Sở GD&ĐT đề nghị hiệu trưởng
các trường tạo điều kiện cho học sinh tham gia đầy đủ, hỗ trợ Sở GD&ĐT công tác chuẩn
bị để thực hiện ngày hội theo đúng kế hoạch, hiệu quả.

* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

120 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 5.2. Chương trình Ngày hội tiếng Anh liên trường

CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI TIẾNG ANH LIÊN TRƯỜNG

BẬC... NĂM....
(Kèm theo Kế hoạch số.../KH-GD&ĐT ngày .../.../... của Sở GD-ĐT)

Thời gian Nội dung Người phụ trách

................ Ổn định chỗ ngồi, sinh hoạt tập thể MC

................ Tiết mục văn nghệ chào mừng HS

................ Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự MC

Phát biểu chào mừng của BGH/Đại diện Sở BGH/Đại diện Sở


................
GD&ĐT GD&ĐT

Hướng dẫn chung vị trí và cách thức tham gia các


................ MC
hoạt động của lễ hội

................ Sân chơi hoạt động tiếng Anh GV

................ Đổi quà GV

PHỤ LỤC | 121


Phụ lục 5.3. Ví dụ về hoạt động tại Ngày hội tiếng Anh liên trường nhân dịp
Giáng sinh

Chủ đề lễ hội: Christmas Fun Fair (Hội chợ Giáng sinh)


Ghi chú:
●● GV nên khuyến khích HS tham gia vào việc chuẩn bị và trang trí các gian hàng.

●● Người quản trò có thể là GV hoặc HS và phải sử dụng tiếng Anh khi đưa ra hướng
dẫn chơi trò chơi.

Hoạt động lễ hội tiếng Anh tại Trung tâm SEAMEO RETRAC, năm 2008
(Nguồn: Trung tâm SEAMEO RETRAC)
●● GVcó thể viết luật chơi bằng tiếng Anh và trang trí vào các gian hàng để HS dễ dàng
nắm bắt cách chơi.

122 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Hoạt động lễ hội tiếng Anh tại Trung tâm SEAMEO RETRAC, năm 2008
(Nguồn: Trung tâm SEAMEO RETRAC)
●● BTC có thể thêm 1 số cuộc thi bình chọn hoạt động thú vị và thu hút nhiều người chơi
nhất, hoạt động có gian hàng trang trí đẹp nhất, và yêu cầu HS trình bày bằng tiếng Anh ý
nghĩa của trò chơi.

Hoạt động lễ hội tiếng Anh tại Trung tâm SEAMEO RETRAC, năm 2008
(Nguồn: Trung tâm SEAMEO RETRAC)
●● Một số ví dụ về hoạt động có thể tổ chức tại lễ hội.

PHỤ LỤC | 123


Tên hoạt động 1: “Xmas Hand-made frame design”
(Thiết kế khung ảnh Giáng sinh)
Nguyên vật liệu:
●● Keo mút 2 mặt
●● Keo 2 mặt
●● Hồ dán
●● Bìa cứng
●● Mút màu
●● Kéo
●● Giấy màu
●● Các vật liệu dùng trang trí (ngôi sao, hoa giả, v.v.)
Cách làm khung hình:
●● Mỗi bé sẽ được phát 1 miếng mút màu và 1 miếng bìa cứng có kích thước bằng nhau
(miếng mút làm khung, miếng bìa làm bìa lót của khung).
●● Sau khi hoàn tất các bé được mang về và nhận một phần thưởng là bánh hoặc kẹo.
●● Cách thực hiện được thể hiện qua hình dưới đây:

124 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Tên hoạt động 2: “Santa’s Maze” (Mê cung của Santa)
Nguyên liệu:
●● 1 tấm ván khoảng 1m2
●● 1 cây gỗ để chống cho tấm ván nghiêng
●● Khoảng 100 cây đinh 5cm
●● Giấy A0: 5 tờ
●● Bóng nhỏ hoặc bóng bàn: 10 quả
●● Bút màu, ruy băng, dây kim tuyến, hồ dán

Cách chơi: Trò chơi gồm 1 tấm ván được đóng nhiều đinh theo hình ô vuông và được
đặt nằm nghiêng. Cuối tấm ván sẽ có ô có quà và ô không có. Người chơi sẽ dùng 1 quả
bóng thả từ đầu này tới đầu kia. Trúng ô nào có quà thì được món quà đó.

Tên hoạt động 3: Knock Them Down (Ném tháp lon)


Nguyên liệu:
●● 30 lon sữa bò (đã sử dụng)

●● 10 quả bóng tennis

●● Giấy màu, băng keo, hồ dán, ruy băng, dây kim tuyến

Cách chơi: Xếp các lon sữa thành 3 tháp, 2 tháp 6 lon, 1 tháp 9 lon. Người chơi dùng
bóng ném vào các tháp lon sao cho đổ hết (3 lượt ném).
●● Ném đổ tháp lon với 1 lượt ném: Giải đặc biệt

●● Ném đổ tháp lon với 2 lượt ném: Giải nhì

●● Ném đổ tháp lon với 3 lượt ném: Giải khuyến khích

Tên hoạt động 4: “Santa’s Tongue Challenge” (Thử thách nếm thức ăn)
Nguyên liệu:
●● 20 cái đĩa giấy và ly sử dụng 1 lần
●● 3 cái khăn to dùng bịt mắt

●● Thức ăn nhẹ

Cách chơi: Mỗi lượt sẽ có 3 đĩa đựng 3 loại thức ăn khác nhau. Người chơi sẽ bị bịt
mắt và nếm. Tuy nhiên, để nhận được quà người chơi phải gọi đúng tên cả 3 món ăn bằng
tiếng Anh.

PHỤ LỤC | 125


Tên hoạt động 5: Xmas tree soccer (Bóng đá cây Giáng sinh)

Nguyên liệu:
●● Giấy roki hoặc giấy cứng
●● 3 thùng mì trống loại 20 gói
●● 3 quả bóng nhựa

●● 1 bình sơn xịt màu trắng

●● 1 hộp màu nước

●● Keo

Cách chơi:
●● Mỗi lượt 1 bạn chơi;

●● Từ mức vạch, mỗi bạn sẽ đá một quả bóng nhựa màu trắng (loại bóng dùng để chơi
đá bóng);
●● Đá 3 lần vào 3 khung thành khác nhau. Mỗi khung thành được tạo hình là một cây
thông có khoét một lỗ từ dưới trở lên. Khung thành đầu tiên sẽ có lỗ to nhất và nhỏ dần ở
khung thành thứ 2 và 3;
●● Bạn nào đá bóng vào được cả 3 khung thành sẽ nhận được “món quà lớn” (ví dụ: 1
hộp bánh kẹo);
●● Bạn nào chỉ đá vào 1 hoặc 2 khung thành sẽ nhận được 1 món quà nhỏ hơn.

* Lưu ý: Bạn nào đá hỏng ở khung thành thứ 1 sẽ không được đá khung thành tiếp theo.
Tương tự với khung thành thứ 2.

126 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 5.4. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng phân
2
công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

Xây dựng kịch bản ngày hội tiếng Anh liên trường gồm
4
mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức thực hiện.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Phổ biến kế hoạch và truyền thông về hoạt động đến các


6
trường.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết (kinh phí, CSVC,


7 trang thiết bị, v.v.) để ngày hội tiếng Anh diễn ra như
mong muốn.

Phân công các GV cốt cán hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức
8 độ tham gia của các trường trong quá trình diễn ra hoạt
động.

9 Tổ chức lấy ý kiến của những người tham gia.

10 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

PHỤ LỤC | 127


HOẠT ĐỘNG 6
CÂU LẠC BỘ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH
ENGLISH TEACHER CLUB

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Câu lạc bộ giáo viên
Phụ lục 6.1
tiếng Anh

Bảng danh sách giáo viên tham gia câu lạc bộ Phụ lục 6.2

Bảng phân công nhiệm vụ Phụ lục 6.3

Nội dung chương trình buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ giáo
Phụ lục 6.4
viên tiếng Anh

Phiếu lấy ý kiến của người tham gia Phụ lục 6.5

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 6.6

128 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 6.1. Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức Câu lạc bộ giáo viên
tiếng Anh

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH

Thực hiện Văn bản số ... của Sở GD&ĐT ... về việc tổ chức hoạt động câu lạc bộ giáo
viên tiếng Anh năm học 20... – 20...; Câu lạc bộ tiếng Anh ... xây dựng kế hoạch tổ chức sinh
hoạt câu lạc bộ dành cho các thầy cô dạy tiếng Anh ... trong ... như sau:
I. Mục đích
●● Tạo điều kiện để giáo viên tiếng Anh giao lưu học hỏi, trao đổi và tăng cường sử dụng
tiếng Anh trong giao tiếp;
●● Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đổi mới hình
thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực học sinh theo định hướng
hình thành kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong nhà trường phổ
thông.
II. Đối tượng tham dự
Giáo viên tiếng Anh tại các trường ... trên địa bàn huyện ... (Có danh sách kèm theo)
III. Nội dung và hình thức tổ chức
1. Nội dung
Tập trung vào các hoạt động nhằm tạo môi trường giao tiếp, sử dụng tiếng Anh và hỗ
trợ nhau cùng hoàn thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phục vụ công tác giảng dạy cho
các thầy cô.
Thời gian, địa điểm và nội dung hoạt động cụ thể của CLB:

Thời gian Địa điểm Nội dung


... giờ, ngày ... Trường 1 ...
... giờ, ngày ... Trường 2 ...
... giờ, ngày ... Trường 3 ...
... giờ, ngày ... Trường 4 ...

2. Hình thức
●● Trình bày chuyên đề và cách thức giải quyết từng vấn đề trong chuyên đề;
●● Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và kinh nghiệm từ các thành viên tham dự;
●● Giao lưu văn nghệ bằng tiếng Anh;
●● Diễn dàn tiếng Anh;
●● Thư kí ghi nhận những đóng góp từ các thành viên tham dự.
(Có thể lựa chọn thêm các hình thức khác)

PHỤ LỤC | 129


IV. Kinh phí
●● Các trường được đặt địa điểm tổ chức câu lạc bộ và các trường có giáo viên tham gia
câu lạc bộ hỗ trợ kinh phí hoạt động.
●● Dự toán kinh phí/1 đợt.

TT Nội dung chi Dự toán (đ)


1 Trang trí, hoa ...
2 Hỗ trợ đồ dùng + tài liệu ...
3 Nước uống ...
4 Giải thưởng ...
Tổng dự toán ...

V. Tổ chức thực hiện


●● Nhóm giáo viên tiếng Anh sinh hoạt câu lạc bộ dưới sự phân công của chủ nhiệm câu
lạc bộ:
■■ Xây dựng kế hoạch, nội dung của chủ đề tham luận;
■■ Thông báo thời gian tổ chức, triệu tập các thành viên tham dự;
■■ Điều hành các hoạt động tổ chức.
●● Các trường tham gia:
■■ Các trường đặt địa điểm tổ chức câu lạc bộ: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phối
hợp với các trường có giáo viên tham gia hỗ trợ kinh phí hoạt động;
■■ Các
trường có giáo viên tham gia câu lạc bộ: Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ
kinh phí để cho giáo viên là thành viên câu lạc bộ tham gia có hiệu quả;
Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh bậc ... năm học 20... – 20...
Rất mong sự hợp tác, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện của Ban giám hiệu các nhà trường để các
buổi sinh hoạt chuyên môn của nhóm đạt hiệu quả và thành công.

* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

130 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 6.2. Bảng danh sách giáo viên tham gia câu lạc bộ

DANH SÁCH GIÁO VIÊN TIẾNG ANH BẬC ...


SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH NĂM HỌC 20... – 20...

Điện thoại
TT Họ và tên giáo viên Trường Nhiệm vụ
liên hệ

1 Chủ nhiệm CLB

3 Thành viên

4 Thành viên

5 Thành viên

PHỤ LỤC | 131


Phụ lục 6.3. Bảng phân công nhiệm vụ

Người Đơn vị/ Thời


Nhiệm vụ
thực hiện Chức vụ hạn
●● Chỉ đạo chung. ............... Chủ nhiệm ............
CLB/
●● Chủ trì họp triển khai, phân công nhiệm vụ. ............... ............
Chuyên viên
●● Thông báo các trường cử GV tham gia chương ............... ............
tiếng Anh
trình hoạt động. ............... ............
●● Họp tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt
động.
●● Phối hợp với nhóm GV cốt cán xây dựng nội ............... Ban chủ ............
dung chương trình hoạt động chi tiết. nhiệm CLB
............... ............
●● Mời diễn giả/báo cáo viên. ............... ............
●● Lựa chọn và trao đổi với người dẫn chương trình. ............... ............
●● Giám sát tiến trình triển khai nội dung hoạt động. ............... ............
●● Hỗ trợ GV trong quá trình diễn ra hoạt động
tương tác.
●● Phổ biến kế hoạch chương trình hoạt động đến ............... Ban chủ ............
GV từng trường, truyền thông cho hoạt động. nhiệm CLB
............... ............
●● Vận động GV tham gia tích cực vào chương ............... BGH trường ............
trình hoạt động. được chọn
............... làm địa điểm ............
●● Phụ trách công tác CSVC cho hoạt động (địa ............... tổ chức ............
điểm tổ chức, máy tính, máy chiếu, thiết bị thu -
phát âm thanh, micro, v.v.). ............... Ban chủ ............
nhiệm CLB
............... ............
●● Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người tham
gia chương trình bằng bảng câu hỏi.
●● Phối hợp với Ban chủ nhiệm CLB xây dựng ............... ............
nội dung chương trình. ............... Nhóm GV cốt ............
●● Trực tiếp triển khai chương trình. cán
............... ............
●● Giám sát, hỗ trợ các thành viên tham gia trong ............... ............
quá trình diễn ra hoạt động. ............... ............
●● Phát/thiết kế tài liệu cho hoạt động; phối hợp
với Ban Chủ nhiệm CLB phát và thu phiếu phản
hồi của người tham gia chương trình.

132 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 6.4. Nội dung chương trình buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ giáo viên
tiếng Anh

CHƯƠNG TRÌNH
Câu lạc bộ giáo viên tiếng Anh
Chủ đề: ....................
(Lần ........ tháng ....... Năm học 20... – 20...)
(Từ ...., ngày .../.../20..., tại ...................)

TT Thời gian Nội dung Phụ trách


Ổn định tổ chức
1 tiết mục văn nghệ
Ban kỹ thuật
(tên tiết mục, người/nhóm biểu diễn)
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có); giới
MC
thiệu mục đích của chương trình
Hoạt động 1
Trò chơi MC
Hoạt động 2
Biểu diễn văn nghệ (tiếng Anh)
Hoạt động 3
Thảo luận nhóm
Trao thưởng và bế mạc
Phát và thu phiếu khảo sát

BAN TỔ CHỨC

PHỤ LỤC | 133


Phụ lục 6.5. Phiếu lấy ý kiến của người tham gia

Phiếu lấy ý kiến bằng tiếng Việt

PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN


Về Hoạt động của CLB giáo viên tiếng Anh, ngày ...

Bảng câu hỏi này được thiết kế nhằm lấy ý kiến của GV về mức độ hài lòng đối với nội
dung, hình thức hoạt động của Câu lạc bộ giáo viên tiếng Anh. Ý kiến của thầy/cô sẽ giúp
Ban chủ nhiệm CLB chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động tiếp theo.
Vui lòng hoàn thành các câu sau đây bằng cách lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất
với ý kiến của thầy/cô.

Hoạt động này Đồng ý Không đồng ý

1. Giúp tôi rèn luyện các kỹ năng dạy tiếng Anh

2. Giúp tôi tự tin hơn khi đứng lớp

3. Phù hợp với trình độ của tôi

4. Phù hợp với sở thích của tôi

5. Thu hút được nhiều người tham gia

6. Nên được tổ chức thường xuyên hơn

7. Thầy/Cô có đề xuất chủ đề/hoạt động nào cho lần sinh hoạt CLB sắp tới?

8. Những nhận xét/đề nghị khác:

Cảm ơn thầy/cô đã tham gia trả lời câu hỏi!

134 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phiếu lấy ý kiến bằng tiếng Anh

PARTICIPANTS’ SURVEY
On the English Teacher Club, date ...

This survey is aimed at getting your satisfaction feedback on the English teacher club’s
activities. Your feedback will be helpful for us to improve the quality of the future activities.
Please answer the following questions by putting a tick (√) in the appropriate box.

The activities Agree Disagree

1. helped me practice English language teaching


skills

2. helped me be more confident in teaching English


language

3. corresponded to my English language proficiency


level

4. fit my needs

5. engaged many participants

6. should be organized frequently

7. Which topics would you suggest to be conducted in the future Club’s activities?

8. Other comments:

Thank you for your cooperation!

PHỤ LỤC | 135


Phụ lục 6.6. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng phân
2
công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

Xác định hình thức hoạt động và xây dựng nội dung chương
4
trình chi tiết cho buổi sinh hoạt CLB.

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


5
các nội dung hoạt động.

Phổ biến về kế hoạch, chủ đề CLB và truyền thông về hoạt


6
động của CLB đến các trường.

Nhận đăng ký giam gia từ các trường và mời diễn giả/báo


7
cáo viên.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để hoạt động diễn ra như
8
mong muốn.

Phân công các GV cốt cán hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát mức
9
độ tham gia của GV trong quá trình diễn ra hoạt động.

Tổ chức lấy ý kiến của người tham gia CLB về mức độ hài
10
lòng đối với hoạt động của CLB.

11 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Ban chủ nhiệm CLB ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho
lần sau.
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

136 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 7
TRÒ CHƠI LỚN BẰNG TIẾNG ANH
TEAM GAME IN ENGLISH

Kịch bản trò chơi lớn bằng tiếng Anh Phụ lục 7.1

Bảng ký hiệu Morse quốc tế Phụ lục 7.2

Bảng ký hiệu Semaphore quốc tế Phụ lục 7.3

Bảng dấu đi đường quy ước quốc tế Phụ lục 7.4

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 7.5

PHỤ LỤC | 137


Phụ lục 7.1. Kịch bản trò chơi lớn bằng tiếng Anh
(Lưu ý: Kịch bản này dành cho các thành viên Ban quản trò. Thông tin gửi đến người
chơi chỉ bao gồm chủ đề, thời gian, địa điểm, thể lệ, nội quy trò chơi. Thông tin về lộ trình,
nội dung các thử thách, yêu cầu, v.v. được giữ bí mật, do những người quản trò truyền đạt
tại các “trạm” trên lộ trình trò chơi, hoặc được truyền đạt qua các ký hiệu truyền tin và các
mật thư.)
1. Chủ đề: [Ví dụ: Discover your journey to a secret city]
2. Thời gian: [Từ ... giờ đến ... giờ, ngày ... tháng ... năm ...]
3. Địa điểm tập trung xuất phát: [Ví dụ: Công viên văn hoá thành phố]
4. Lộ trình trò chơi:
●● Trạm 1: Chủ điểm “Lên đường”, tập trung tại [Ví dụ: Công viên văn hoá thành phố],
do thầy/cô ... làm trạm trưởng;
●● Trạm 2: Chủ điểm “Vượt chướng ngại vật”, di chuyển đến [Ví dụ: Sân trường tiểu học
A], do thầy/cô ... làm trạm trưởng;
●● Trạm 3: Chủ điểm “Tăng tốc”, di chuyển đến [Ví dụ: Sân bóng cộng đồng], do thầy/
cô ... làm trạm trưởng;
●● Trạm 4: Chủ điểm “Về đích”, trở về lại [Ví dụ: Công viên văn hoá thành phố], do
thầy/cô ... làm trạm trưởng.

5. Số đội chơi: [Ví dụ: 6 đội]


●● Đội trường A gồm ... thành viên do học sinh Nguyễn Văn A làm đội trưởng.

●● Đội trường B gồm ... thành viên do học sinh Trần Văn B làm đội trưởng.
v.v.

6. Quy định trò chơi:


●● Các đội khám phá hành trình bí mật bằng cách thực hiện đúng và đủ các yêu cầu được
đưa ra, giải các thông tin được truyền đạt bởi Ban quản trò hoặc giải các mật thư trên lộ trình
của mình;
●● Đội phải đảm bảo quân số qua từng trạm cho đến khi về đích so với quân số khi
xuất phát;

138 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
●● Trên đường đi, đội phải tuân thủ hiệu lệnh của người quản trò tại các trạm, di chuyển
theo dấu đi đường, không vi phạm an toàn giao thông, không có các hành động gây ảnh
hưởng đến người dân;
●● Mỗi đội cử một thành viên ghi lại tất cả các dấu đi đường được vẽ trên đường đi;

●● Mỗi đội cử một thành viên giữ giấy thông hành. Qua mỗi trạm, đội phải được trưởng
trạm ký xác nhận đã vượt qua các thử thách trên giấy thông hành trước khi di chuyển đến
trạm tiếp theo;
●● Tất cả các thông tin được báo cáo với Ban quản trò phải bằng tiếng Anh. Khi đội được
yêu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh trong đội thì các thành viên phải nói tiếng Anh. Nếu bị phát
hiện nói tiếng Việt xem như đội đó không vượt qua thử thách;
●● Đội nào thực hiện đúng và đủ tất cả các yêu cầu và về đích trước sẽ giành chiến thắng.

7. Yêu cầu, nội dung truyền tin và thử thách tại mỗi trạm:
TRẠM 1:
●● Yêu cầu: Trưởng trạm yêu cầu mỗi đội tập trung vòng tròn, điểm danh, phân công
nhiệm vụ, đặt cho đội một tên gọi và một khẩu hiệu bằng tiếng Anh, ghi vào giấy thông hành
tên gọi và khẩu hiệu rồi báo cáo trưởng trạm. Thời gian thực hiện yêu cầu: 10 phút.
●● Nội dung truyền tin: Trưởng trạm dùng còi thổi ký hiệu Morse hoặc dùng cờ đánh ký
hiệu Semaphore với nội dung sau: [Ví dụ: Find a woman with a red hat]. Sau khi giải đúng
ký hiệu Morse hoặc Semaphore với nội dung trên, đội trưởng báo cáo người truyền tin rồi
thực hiện yêu cầu (tìm 1 người phụ nữ đội mũ đỏ).
●● Nội dung mật thư: Người cần tìm nêu trên trao cho đội một mật thư. Sau khi đội giải
được mật thư thì báo cáo trưởng trạm để ký giấy thông hành và di chuyển đến trạm tiếp theo.
Mật thư có thể là một ô chữ bằng tiếng Anh, trong đó ô chữ hàng dọc sau khi giải ra sẽ là
hướng dẫn để di chuyển đến trạm tiếp theo. [Ví dụ: Follow the START sign]
TRẠM 2:
●● Yêu cầu: Trạm trưởng yêu cầu đội tập trung điểm danh, kiểm tra giấy thông hành và
phiếu ghi dấu đi đường. Sau đó ra một thử thách trí tuệ cho đội thực hiện [Ví dụ: Liệt kê
20 từ tiếng Anh có 3 âm tiết bắt đầu bằng chữ T, hoặc hát 1 bài hát tiếng Anh, hoặc yêu cầu
1–2 thành viên thuyết trình bằng tiếng Anh về một thành phố mơ ước của mình trong vòng
3 phút, v.v.]
●● Nội dung truyền tin: Trạm trưởng yêu cầu đội xếp hàng dọc, nói thầm 1 câu yêu cầu
bằng tiếng Anh [Ví dụ: Please find a secret letter hidden under the bricks] cho người
đứng đầu hàng. Sau đó cả đội lần lượt nói thầm câu yêu cầu đó cho đến người đứng cuối

PHỤ LỤC | 139


hàng. Nếu người cuối hàng nói đúng câu trên thì cả đội được phép thực hiện yêu cầu (tìm
mật thư dưới những viên gạch).
●● Nội dung mật thư: Sau khi tìm được mật thư, cả đội giải theo yêu cầu trong mật thư.
Sau khi đội giải được mật thư thì báo cáo trưởng trạm để ký giấy thông hành và di chuyển
đến trạm tiếp theo. Mật thư có thể theo hình thức chữ đối chữ, hoặc chữ đối số, lời giải là câu
hướng dẫn bằng tiếng Anh cho đội di chuyển đến trạm tiếp theo. (Tham khảo mật thư chữ
đối chữ và chữ đối số trong phần Phụ lục 7.2, 7.3) [Nội dung ví dụ: Move to the stadium
to see a goalkeeper]
TRẠM 3:
●● Yêu cầu: Trạm trưởng yêu cầu đội tập trung điểm danh, kiểm tra giấy thông hành và
phiếu ghi dấu đi đường. Sau đó ra một thử thách vừa có tính trí tuệ, vừa có tính đồng đội cho
đội thực hiện [Ví dụ: Trưởng trạm trao cho đội 1 số bảng câu hỏi điều tra. Những người có
bảng câu hỏi lần lượt phỏng vấn bằng tiếng Anh các thành viên trong đội để điền phiếu điều
tra, sau đó báo cáo bằng tiếng Anh cho trưởng trạm. Câu hỏi có thể là Who was born in
February? / Who has ever gone abroad? v.v.].
●● Nội dung mật thư: Sau khi thực hiện được yêu cầu, trưởng trạm trao 1 mật thư. Sau
khi đội giải được mật thư thì báo cáo trưởng trạm để ký giấy thông hành để di chuyển về
đích. Mật thư có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, lời giải là câu hướng dẫn bằng tiếng
Anh cho đội di chuyển đến trạm tiếp theo. [Nội dung ví dụ: Return to the place where you
started]
TRẠM 4:
●● Yêu cầu: Trạm trưởng yêu cầu đội tập trung điểm danh, kiểm tra giấy thông hành và
phiếu ghi dấu đi đường. Sau đó yêu cầu đội thảo luận để vẽ hành trình thành phố bí mật mình
đã đi qua và chuẩn bị tường thuật lại hành trình với những thử thách bằng tiếng Anh. Nếu đội
thực hiện xong yêu cầu xem như đã về đích.
Từ kịch bản minh hoạ, có thể thấy trò chơi lớn là trò chơi rất công phu, đòi hỏi Ban quản
trò gồm nhiều thành viên, có khả năng tổ chức, có nhiều kỹ năng tổng hợp. Đồng thời trò
chơi đòi hỏi tính sáng tạo, óc hài hước của người tổ chức để đem lại sự hứng thú khám phá
cho người chơi.
Nếu được tổ chức tốt, trò chơi lớn sẽ là hoạt động có nhiều ý nghĩa đối với học sinh cả
về mặt giáo dục và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh.

140 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 7.2. Bảng ký hiệu Morse quốc tế

(Dùng còi chuyên dụng để phát âm “tích” và “tè”. Dấu [.] tượng trưng cho âm “tích”,
dấu [–] tượng trưng cho âm “tè”. Ví dụ thổi còi là “tích tè” thì ký hiệu chữ cần truyền là
chữ A)

PHỤ LỤC | 141


Phụ lục 7.3. Bảng ký hiệu Semaphore quốc tế

(Dùng 2 chiếc cờ hình vuông được chia 2 phần tam giác, 1 tam giác màu đỏ và 1 tam giác
màu trắng để phát tín hiệu. Mỗi vị trí kết hợp của 2 chiếc cờ tượng trưng cho 1 chữ trong hệ
thống chữ cái như dưới đây.)

142 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 7.4. Bảng dấu đi đường quy ước quốc tế

PHỤ LỤC | 143


Phụ lục 7.5. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

Lập kế hoạch tổ chức trò chơi lớn (có thể kết hợp trong ngày
1
hội tiếng Anh liên trường).

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng phân
2
công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

Xây dựng kịch bản trò chơi lớn (gồm mục đích, thời gian,
4
địa điểm, lộ trình, nội quy, cách thức thực hiện, v.v.).

Thiết kế các tài liệu phục vụ trò chơi (gồm giấy thông hành
qua các trạm để chấm điểm các đội nhóm, nội dung truyền
5
tin, nội dung mật thư, nội dung thử thách để người chơi vui
học tiếng Anh, v.v.).

Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ


6
các nội dung hoạt động.

Phổ biến kế hoạch và truyền thông về hoạt động đến các


7
trường/đội nhóm.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết (kinh phí, CSVC, trang
8 thiết bị như còi, cờ, vật dụng tổ chức trò chơi, v.v.) để trò
chơi diễn ra như mong muốn.

Phân công các GV cốt cán có kỹ năng tốt để làm trưởng trạm
9
trên hành trình trò chơi lớn.

10 Tổ chức lấy ý kiến của những người tham gia.

11 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

144 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 8
TẠP CHÍ TIẾNG ANH
JOURNAL OF ENGLISH TEACHER AND LEARNING

Thông báo tham gia viết bài cho Tạp chí tiếng Anh Phụ lục 8.1

Bảng phân công nhiệm vụ Phụ lục 8.2

Hướng dẫn viết bài cho Tạp chí tiếng Anh Phụ lục 8.3

Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức hoạt động Phụ lục 8.4

Phiếu trình duyệt nội dung tờ tạp chí tiếng Anh Phụ lục 8.5

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 8.6

PHỤ LỤC | 145


Phụ lục 8.1. Thông báo tham gia viết bài cho Tạp chí tiếng Anh

THÔNG BÁO
THAM GIA VIẾT BÀI CHO TẠP CHÍ TIẾNG ANH
(TẬP SAN NỘI BỘ CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TỈNH...)

I. Mục đích và đối tượng tham gia


1. Mục đích
●● Giúp giáo viên được đọc và tham khảo nhiều phương pháp, chiến lược giảng dạy
tiếng Anh hiệu quả và phù hợp;
●● Tạo môi trường để giáo viên chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong giảng dạy tiếng
Anh: các yếu tố, các cách thức nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh;
●● Tạo điều kiện cho giáo viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng đọc và viết tiếng Anh;

●● Giúp giáo viên có đủ năng lực chia sẻ và hướng dẫn đồng nghiệp nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển chuyên môn;
●● Tạo mối liên kết giữa giáo viên và các trường khác nhau nhằm xây dựng và phát triển
cộng đồng học tập và sử dụng tiếng Anh.

2. Đối tượng tham gia: Các chuyên gia và giáo viên tiếng Anh.

II. Thể lệ tham dự


●● Bài viết có nội dung về kinh nghiệm, phương pháp thực hiện hiệu quả của cá nhân
trong công tác giảng dạy tiếng Anh;
●● Bài viết có tóm tắt với độ dài tối đa 02 tờ giấy A4 (khoảng 500 – 1000 từ) bao gồm
hình ảnh minh hoạ (nếu có);
●● Tác giả ghi rõ họ tên và đơn vị ở phía cuối bài viết. (Ví dụ: Giáo viên: Nguyễn Văn
A – Bộ môn tiếng Anh – Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh);
●● Trích dẫn nội dung tham khảo theo quy định. (Ví dụ: Theo định dạng APA).

III. Thời gian tổ chức, cách thức gửi bài


1. Thời gian tổ chức
●● Nhận bài viết: từ ngày ......... đến hết ngày ......

●● Thông báo những bài viết được chọn: ngày ...............

146 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
●● Điều chỉnh, bổ sung nội dung theo góp ý của ban chuyên môn: ngày ...............

●● Biên tập và thiết kế nội dung: ngày ...............

2. Cách thức gửi bài

●● Giáo viên viết bài theo thể lệ đã thông báo; tập hợp bài viết theo lớp/Bộ môn và gửi
bài về Ban biên tập trước ngày .........................

●● Ban chuyên môn lựa chọn bài viết có chất lượng để đề xuất đưa vào tạp chí và nhận
thù lao viết bài.

●● Thời hạn nộp bài viết trước ngày .......................................

* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

PHỤ LỤC | 147


Phụ lục 8.2. Bảng phân công nhiệm vụ

Người Đơn vị/ Thời


Nhiệm vụ
thực hiện Chức vụ hạn

Lập nhóm công tác chuyên môn. ............... Sở/Phòng


GD&ĐT

●● Chỉ đạo chung. ............... Trưởng


●● Chủ trì họp triển khai, phân công nhiệm vụ ............... Ban biên
theo từng số tạp chí. tập
...............
●● Đôn đốc GV tích cực hưởng ứng cuộc thi.
...............
●● Chủ trì họp và duyệt nội dung, thiết kế theo
từng số tạp chí.
v.v.

●● Vận động GV tham gia viết bài. ............... Ban


●● Hỗ trợ, hướng dẫn GV về mặt chuyên môn, ............... chuyên
bình chọn bài cấp lớp. môn,
............... GVTA

●● Tập hợp bài của GV và tuyển chọn thông tin ............... Ban biên
về hội thảo, bài báo cáo, nghiên cứu mới nhất ............... tập và Ban
theo chủ đề của từng số tạp chí. chuyên
............... môn
●● Tuyển chọn bài viết được đăng và góp ý bổ
sung, điều chỉnh (nếu có). ...............

●● Phân công các thành viên tham gia viết tóm


tắt bản tin theo từng chuyên đề của tờ tạp chí (Ví
dụ: tin tức về hội thảo, mẩu chuyện vui, v.v.)
●● Đề xuất thù lao cho những tác giả được chọn
đăng bài viết.

●● Trình bày và thiết kế nội dung tạp chí. ............... Ban biên
●● Trình duyệt nội dung và thiết kế. ............... tập

●● In và xuất bản. ...............


●● Đưa tờ tạp chí lên trang mạng của trường. ...............

148 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 8.3. Hướng dẫn viết bài cho Tạp chí tiếng Anh
1. Giới thiệu chung

Tạp chí tiếng Anh được xuất bản định kỳ 4 số/1 năm đăng tải những bài viết chia sẻ kinh
nghiệm, những nghiên cứu của cá nhân, những bài viết tóm tắt cập nhật thông tin nghiên cứu,
tin tức hội thảo, khoá học, học bổng, v.v. trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh.

2. Yêu cầu chung của một bản thảo


●● Bản thảo được viết bằng tiếng Anh;

●● Bản thảo cần được viết tuân thủ theo định dạng APA xuất bản lần thứ 6 (Tham khảo
định dạng APA 6th trên trang https://www.apastyle.org/manual);
●● Bản thảo có độ dài 1 – 2 trang giấy A4 (500 – 1000 từ).

3. Nội dung

●● Bài viết chia sẻ kinh nghiêm về phương pháp giảng dạy tiếng Anh mà cá nhân đã
và đang trải nghiệm theo chủ đề của từng số tạp chí;

●● Bài viết nêu rõ cách thức thực hiện, kết quả và tiến bộ ghi nhận được;

●● Bài viết nêu rõ những trở ngại khi thực hiện phương pháp và cách khắc phục.

PHỤ LỤC | 149


Phụ lục 8.4. Các nội dung cơ bản của kế hoạch tổ chức hoạt động

Bộ phận/ Thời hạn


STT Nội dung công việc
Người phụ trách hoàn thành

1 Họp triển khai và phân công nhiệm vụ.

2 Chọn lựa chủ đề của từng số tạp chí.

3 Mời GV tham gia viết bài chia sẻ.

4 Tuyển chọn bài viết.

Tổng hợp và phân công viết tóm tắt bản tin


5 theo từng chuyên đề (hội thảo, nghiên cứu,
v.v.).

Biên tập bài viết, bản tin tóm tắt, chọn lọc
6
hình ảnh minh hoạ.

7 Thiết kế tờ tạp chí.

8 Duyệt nội dung và thiết kế của tờ tạp chí.

Truyền thông (các trang mạng xã hội, trang


9 mạng của trường, bản tin, v.v.) và in ấn (sau
khi nội dung và thiết kế đã được duyệt).

150 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 8.5. Phiếu trình duyệt nội dung tờ tạp chí tiếng Anh

PHIẾU TRÌNH DUYỆT NỘI DUNG TỜ TẠP CHÍ TIẾNG ANH

Nơi nhận: Ban giám hiệu


Từ: Ban chuyên môn
Ngày trình duyệt:
Về việc: Phê duyệt thiết kế và nội dung tờ Tạp chí tiếng Anh, số ...., năm.....
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Ban chuyên môn tờ tạp chí tiếng Anh kính trình Ban giám hiệu xem và phê duyệt thiết
kế và nội dung tờ Tạp chí tiếng Anh số ....., chủ đề “........................”, với nội dung cụ thể
như sau:
●● Creating Environment for School Students to Use English
■■ How Can We Help Students Who Are English Language Learners Succeed?
■■ v.v.

●● News
■■ The 54th RELC International Conference and 5th Asia-Pacific LSP & PC Association
Conference in Singapore
■■ v.v.

●● Fun Corner
■■ The Hospitality of The Pigeon
■■ v.v.

(Nội dung chi tiết xin xem file đính kèm)


Trân trọng cảm ơn.

PHỤ LỤC | 151


Phụ lục 8.6. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.

Thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và lập bảng phân
2
công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân chuyên


3
trách.

Tổ chức xây dựng định hướng, chủ đề, thể loại bài viết, quy
4
định bài viết, v.v.

Phổ biến về kế hoạch và truyền thông về tạp chí/đặc san đến


5
các trường.

6 Liên hệ mời/vận động GV tham gia viết bài chia sẻ.

7 Tổng hợp bài viết và gửi về Ban chuyên môn.

Tổng hợp và phân công viết tóm tắt bản tin theo từng
8
chuyên đề.

9 Biên tập bài viết, bản tóm tắt, chọn lọc hình ảnh minh hoạ.

Phân công các GV cốt cán hướng dẫn, hỗ trợ các trường
10
trong quá trình diễn ra hoạt động.

11 Truyền thông và in ấn, phát hành tạp chí/đặc san.

Tổ chức lấy ý kiến của người viết và đọc giả về mức độ hài
12
lòng đối với tạp chí, đặc san.

13 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

BTC ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

152 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 9
DIỄN ĐÀN/NHÓM HỌC TRỰC TUYẾN
ONLINE FORUMS/STUDY GROUPS

Quy định tham gia diễn đàn/nhóm học trực tuyến Phụ lục 9.1

Cuộc thi ảnh trực tuyến Phụ lục 9.2

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 9.3

PHỤ LỤC | 153


Phụ lục 9.1. Quy định tham gia diễn đàn/nhóm học trực tuyến

(Tham khảo Nhóm Facebook “CLB giáo viên tiếng Anh toàn quốc”)

1. HÃY CHÂN THÀNH VÀ LỊCH SỰ


Cùng nhau xây dựng một môi trường học tập hài hoà và thân thiện. Không nói tục,
chửi bậy hay nói trống không. Hãy thể hiện sự tôn trọng nhau. Không ghi nhận xét mang
tính khích bác, kỳ thị hay thù hằn.

2. KHÔNG GỬI THƯ RÁC VÀ QUẢNG CÁO


Không tự quảng bá bản thân. Nghiêm cấm bán hàng dưới mọi hình thức. Không
đăng những đường dẫn không phù hợp trong phần nhận xét, không để lại dấu (.) vô cảm
ở nhận xét.

3. HÃY CHỦ ĐỘNG TRONG KHAI THÁC TÀI LIỆU


Mọi đường dẫn tài liệu đều được chia sẻ công khai. Do đó, hãy tự lưu lại đường dẫn
hoặc tải về ngay khi bạn có điều kiện. Đừng chỉ để lại địa chỉ hòm thư điện tử của bạn.

4. HÃY LÀ NGƯỜI CHIA SẺ CÓ TÂM


Nếu bạn thực lòng muốn chia sẻ thì hãy luôn gửi đường dẫn tài liệu để cộng đồng có
thể dễ dàng tiếp cận. Đừng kèm theo những yêu cầu hay bất cứ điều kiện gì mang tính mặc
cả hay quảng bá.

5. HÃY LÀ NGƯỜI ĐỌC CÓ CẢM XÚC


Bạn đừng chỉ chăm chăm quan tâm vào tài liệu được chia sẻ mà hãy quan tâm xem nội
dung. Hãy tương tác với nhau bằng cảm xúc và tôn trọng người có nội dung muốn chia sẻ.

6. TÔN TRỌNG QUẢN TRỊ NHÓM


Quản trị nhóm là người thật, không phải robot trả lời tự động. Không yêu cầu quản trị
nhóm cung cấp tài liệu riêng. Không gọi hay gửi tin nhắn vào khung thời gian không thích
hợp (tối, khuya, v.v).

154 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 9.2. Cuộc thi ảnh trực tuyến

1. Thời gian: từ ngày ...... đến ngày ......


2. Phạm vi: .......
3. Đối tượng tham gia chương trình: Giáo viên tiếng Anh
4. Chi tiết về cuộc thi và thể lệ:
Tham gia dự thi bằng cách thực hiện theo các bước dưới đây:
●● Bước 1: Giáo viên chụp hình với học sinh trong lớp học mình dạy.

●● Bước 2: Gửi ảnh dự thi đến BTC với tiêu đề “….” kèm họ tên và số điện thoại trong
thời gian diễn ra cuộc thi.
●● Bước 3: BTC sẽ đăng các bài thi trong album “.....” trên Fanpage/Nhóm/Diễn đàn ...
và gửi đường dẫn ảnh của người dự thi qua ....
●● Bước 4: Người dự thi chia sẻ bài thi của mình trong album về Facebook cá nhân để
chế độ công khai cùng hashtag #.... và kêu gọi các lượt tương tác trên hình ảnh của mình
trong album “……” trên Fanpage/Nhóm/Diễn đàn.
Lưu ý:
●● Bài dự thi hợp lệ là bài dự thi đúng yêu cầu, và thực hiện đầy đủ các bước trên.

●● Trường hợp nhiều tài khoản hoặc người chơi gửi bài dự thi có nội dung hình ảnh
giống nhau thì BTC sẽ chọn bài dự thi đầu tiên (thời gian dự thi sớm nhất) là bài dự thi hợp
lệ duy nhất để xét trao giải.
●● Ảnh tham gia phải phù hợp với văn hoá thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam,
không có các yếu tố mang tính chính trị.
5. Cổng bình chọn sẽ kết thúc vào cuối ngày ......
Cơ cấu giải thưởng:
●● 10 giải ẤN TƯỢNG dành cho ảnh dự thi có kiểu độc đáo và ấn tượng nhất: <giải thưởng>;
●● 10 giải LỚP HỌC VUI dành cho ảnh dự thi có nội dung vui, sinh động: <giải thưởng>;

●● 30 giải LAN TỎA dành cho ảnh dự thi thu hút được nhiều lượng tương tác nhất:
<giải thưởng>.
Lưu ý:
Giải thưởng không có giá trị quy đổi, chuyển nhượng hay thay thế cho tiền mặt.

PHỤ LỤC | 155


6. Thông báo kết quả:
●● Kết quả sẽ được thông báo trên Fanpage/Nhóm/Diễn đàn ...

●● Người thắng giải gửi các thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng
minh nhân dân) với tiêu đề “…..” kèm theo thông tin trước … giờ ngày …… cho BTC.
●● BTC không chịu trách nhiệm đối với những thông tin không chính xác do người thắng
giải cung cấp.
7. Điều khoản và điều kiện khác:
●● Mỗi tài khoản chỉ được gửi 01 bài dự thi. Mỗi tài khoản chỉ được nhận 1 giải, trong
trường hợp tài khoản được trên 2 giải, BTC sẽ lựa chọn giải cao nhất để trao tặng.
●● BTC có toàn quyền gỡ bỏ phần dự thi có chứa nội dung nhạy cảm hoặc ảnh hưởng đến
thuần phong mỹ tục và văn hoá Việt Nam, hay bất kỳ nội dung nào khác mà BTC cho rằng
có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh cuộc thi, vi phạm pháp luật. Nếu người dự thi đăng nội
dung không hợp lệ sẽ bị mất quyền tham dự cuộc thi mà không cần thông báo trước.
●● Bài dự thi phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người tham gia cuộc thi. Người dự
thi tự chịu trách nhiệm về mọi tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, đòi bồi thường liên quan đến
bản quyền, quyền sở hữu nội dung dự thi. BTC không chịu trách nhiệm và không có nghĩa
vụ giải quyết bất kỳ khiếu nại hay tranh chấp nào liên quan đến quyền tác giả của tác phẩm
dự thi do thí sinh gửi.
●● BTC không chịu trách nhiệm trong trường hợp không liên lạc được với người thắng
cuộc do thông tin cung cấp không chính xác.
●● Bằng cách tham gia chương trình, người tham gia xem như đồng ý với tất cả thể lệ
chương trình. Người tham gia có trách nhiệm đọc kỹ thể lệ chương trình trước khi tham gia.
●● Bằng cách tham gia chương trình, người tham gia đồng ý cho phép BTC sử dụng
thông tin, hình ảnh cá nhân của người thắng cuộc cho các mục đích quảng bá chương trình
trong toàn bộ thời gian diễn ra chương trình.

156 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 9.3. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không

1 Thành lập Ban chủ nhiệm diễn đàn/nhóm học trực tuyến.

Lập kế hoạch, thành lập các nhóm nhân sự chuyên trách và


2
lập bảng phân công nhiệm vụ.

Họp và triển khai nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân


3
chuyên trách.

Tổ chức thiết kế kỹ thuật (tìm nền tảng trực tuyến, xây dựng
4
giao diện, v.v.), xây dựng nội dung, quy chế hoạt động.

5 Thực hiện công tác truyền thông, vận động người tham gia.

6 Kiểm duyệt, kiểm soát các bài đăng, bình luận trên diễn đàn.

7 Quản lý bình luận trên diễn đàn.

Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của người tham gia về mức
8
độ hài lòng đối với diễn đàn/ nhóm học trực tuyến.

9 Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Ban chủ nhiệm diễn đàn /nhóm học trực tuyến ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để
rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

PHỤ LỤC | 157


HOẠT ĐỘNG 10
GIAO LƯU TRỰC TUYẾN LIÊN TRƯỜNG
INTERSCHOOL ONLINE EXCHANGE

Các nội dung cơ bản của kế hoạch triển khai hoạt động Phụ lục 10.1

Thủ tục xin phép cơ quan chức năng Phụ lục 10.2

Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện Phụ lục 10.3

158 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 10.1. Các nội dung cơ bản của kế hoạch triển khai hoạt động

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU TRỰC TUYẾN


LIÊN TRƯỜNG
Được sự chấp thuận của Sở Giáo dục và Đào tạo ... tại Công văn số ... và ý kiến của
Sở Nội vụ tại Công văn số... về việc cho phép Trường ... tổ chức hoạt động giao lưu trực
tuyến trường với trường; Căn cứ Văn bản thoả thuận giữa Trường [ghi tên trường, địa
phương, quốc gia] với Trường ... về việc phối hợp tổ chức giao lưu trực tuyến giữa hai
đơn vị; Trường ... xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giao lưu trực tuyến trường với
trường như sau:
I. Mục đích
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ tổ chức hoạt động tăng cường môi trường dạy và
học tiếng Anh đã được phê duyệt trong Kế hoạch thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục và đào tạo tỉnh ..... giai đoạn ... năm 20...”, nhằm:
●● Mở rộng giao lưu với học sinh quốc tế [hoặc học sinh ở địa phương khác] nhằm tăng
cường hiểu biết về văn hoá, con người và các bối cảnh giáo dục ở nơi khác cho học sinh;
●● Học tập, chia sẻ kinh nghiệm dạy/học tiếng Anh;
●● Phát triển kỹ năng thảo luận, trình bày trực tuyến cho học sinh;
●● Tạo môi trường thực hành tiếng Anh tích cực để giáo viên/học sinh thể hiện những
hiểu biết, ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm về các vấn đề xã hội, văn hoá và giáo dục;
●● Nâng cao sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh.
II. Đối tượng tham gia
●● Giáo viên tiếng Anh trong toàn trường;
●● Học sinh các lớp/khối lớp ... Số lượng tham gia: ...
●● Giáo viên và học sinh của Trường ... [Tên trường, tên địa phương, quốc gia].
III. Nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm
1. Nội dung
●● Giới thiệu trường, giới thiệu văn hoá, và chia sẻ những kinh nghiệm trong tổ chức
hoạt động dạy và học của nhà trường với trường bạn;
●● Trao đổi về phương pháp dạy và học.
2. Hình thức
●● Buổi giao lưu được thực hiện bằng hình thức trực tuyến với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin;
●● Giáo viên và học sinh của 02 trường lần lượt trình bày giới thiệu về trường mình theo
các nội dung đã đề ra;

PHỤ LỤC | 159


●● Giáo viên và học sinh đặt câu hỏi và trả lời để giao lưu, học hỏi;
●● Xen kẽ trong buổi giao lưu có các tiết mục văn nghệ.

3. Thời gian
Từ ... giờ đến ... giờ ngày ... tháng ... năm ...
4. Địa điểm
Hội trường/sân trường/phòng học số ...
IV. Kinh phí
●● Kinh phí cho buổi giao lưu gồm: Trang trí, nước uống, hỗ trợ kỹ thuật.
●● Nguồn kinh phí: [Ghi nguồn kinh phí của Nhà trường hay tài trợ]

V. Tổ chức thực hiện


1. Tổ Anh văn
●● Chịu trách nhiệm phối hợp với trường bạn để xây dựng nội dung và chương trình chi
tiết của buổi giao lưu;
●● Phân công giáo viên và học sinh chuẩn bị các bài trình bày;
●● Phân công giáo viên và học sinh chuẩn bị các câu hỏi giao lưu căn cứ vào mục
tiêu đề ra;
●● Điều hành buổi giao lưu.

2. Ban chấp hành Đoàn trường


●● Phân công trang trí;
●● Phối hợp với bộ phận tin học chuẩn bị hạ tầng, phần mềm giao lưu trực tuyến, âm
thanh, ánh sáng, kiểm tra và chạy thử kỹ thuật với trường bạn;
●● Phân công học sinh chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phù hợp với nội dung giao lưu.

3. Giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh tham gia
●● Đôn đốc học sinh tham gia tích cực, có thái độ đúng đắn nhằm để lại ấn tượng tốt đẹp
cho trường bạn;
●● Tạo điều kiện thuận lợi để các học sinh được phân công tham gia các hoạt động phát
huy hết khả năng, góp phần đem lại thành công cho buổi giao lưu.
Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động giao lưu liên trường. Đề nghị các bộ phận và
cá nhân được phân công bám sát kế hoạch này để triển khai thực hiện. Trong quá trình thực
hiện có những vướng mắc phát sinh kịp thời báo cáo Ban giám hiệu nhà trường để xử lý.

* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

160 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 10.2. Thủ tục xin phép cơ quan chức năng

TỜ TRÌNH
V/v: Xin phép tổ chức hoạt động giao lưu trực tuyến trường với trường
_______________

Kính gửi:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Sở Ngoại vụ ...

Nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ tổ chức hoạt động tăng cường môi trường dạy
và học tiếng Anh đã được phê duyệt trong Kế hoạch thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục và đào tạo tỉnh ….. giai đoạn … năm 20...”. Được sự hợp tác của
trường [tên trường/địa phương/quốc gia] tại văn bản thoả thuận số …. Trường … dự kiến
tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với trường [tên trường/địa phương/quốc gia]. Dự kiến kế
hoạch tổ chức như sau:

I. Mục đích
●● Mở rộng giao lưu với học sinh quốc tế [hoặc học sinh ở địa phương khác] nhằm tăng
cường hiểu biết về văn hoá, con người và các bối cảnh giáo dục ở nơi khác;
●● Học tập, chia sẻ kinh nghiệm dạy/học tiếng Anh;

●● Phát triển kỹ năng thảo luận, trình bày trực tuyến cho học sinh;

●● Tạo môi trường thực hành tiếng Anh tích cực để giáo viên/học sinh thể hiện những
hiểu biết, ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm về các vấn đề xã hội, văn hoá và giáo dục;
●● Nâng cao sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh.

II. Đối tượng tham gia:


●● Giáo viên tiếng Anh trong toàn trường;
●● Học sinh các lớp/khối lớp ... Số lượng tham gia: ...
●● Giáo viên và học sinh của Trường ... [Tên trường, tên địa phương, quốc gia].

III. Nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm
1. Nội dung
●● Giới thiệu trường, giới thiệu văn hoá, và chia sẻ những kinh nghiệm trong tổ chức
hoạt động dạy và học của nhà trường với trường bạn;
●● Trao đổi về phương pháp dạy và học.

PHỤ LỤC | 161


2. Hình thức
●● Buổi giao lưu được thực hiện bằng hình thức trực tuyến với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin;
●● Giáo viên và học sinh của 02 trường lần lượt trình bày giới thiệu về trường mình theo
các nội dung đã đề ra;
●● Giáo viên và học sinh đặt câu hỏi và trả lời để giao lưu, học hỏi;

●● Xen kẽ trong buổi giao lưu có các tiết mục văn nghệ.
3. Thời gian
Từ ... giờ đến ... giờ ngày ... tháng ... năm ...
4. Địa điểm
Hội trường/sân trường/phòng học số ...
IV. Kinh phí
●● Kinh phí cho buổi giao lưu gồm: trang trí, nước uống, hỗ trợ kỹ thuật.

●● Nguồn kinh phí: [Ghi nguồn kinh phí của Nhà trường hay tài trợ].
Nay Nhà trường làm tờ trình này kính đề nghị các cơ quan chức năng xem xét cho phép
Nhà trường triển khai hoạt động theo kế hoạch nêu trên. Nhà trường cam đoan sẽ tuân thủ
các quy định hiện hành và tổ chức hoạt động theo đúng mục đích và nội dung chương trình
đã đề ra.
Trân trọng cảm ơn.
* Lưu ý:
●● Nếu tổ chức giao lưu trực tuyến với 01 đơn vị ngoài tỉnh thì chỉ cần làm thủ tục xin
phép Sở Giáo dục và Đào tạo.
●● Nếu tổ chức giao lưu trực tuyến với 01 đơn vị ở nước ngoài hoặc trường trong nước có
yếu tố quốc tế thì làm thủ tục xin ý kiến Sở Giáo dục và Đào tạo, sau đó xin phép Sở Ngoại
vụ (hoặc bộ phận Ngoại vụ thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương nếu địa phương không có Sở Ngoại vụ).
●● Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản quy định riêng về việc tổ chức
quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại địa phương. Các trường cần tham khảo quy định này
để tiến hành các thủ tục xin phép cho phù hợp.

* Lưu ý: Trình bày theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ.

162 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
Phụ lục 10.3. Danh mục kiểm soát tổ chức thực hiện

STT Nội dung* Có Không


Giao cho tổ Anh văn liên hệ với trường bạn (trong nước
1 hoặc quốc tế), sau đó lập văn bản thoả thuận giữa hai trường
về việc phối hợp tổ chức hoạt động giao lưu trực tuyến.
Lập tờ trình xin phép các cơ quan chức năng (Sở GD&ĐT
2 nếu giao lưu với trường trong nước, Sở GD&ĐT và Sở
Ngoại vụ nếu giao lưu với trường ở nước ngoài).
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động sau khi được cơ quan chức
3
năng chấp thuận.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chuyên môn, các đoàn
4
thể, các lớp có HS tham gia, thành lập nhóm phụ trách.
Họp và triển khai nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn, các
5
đoàn thể và cá nhân phụ trách.
Xây dựng kịch bản giao lưu, nội dung và chương trình giao lưu
6
chi tiết sau khi thống nhất với trường bạn.
Chuẩn bị các bài trình bày, câu hỏi và dự kiến các câu trả lời
7
đối với câu hỏi của trường bạn.
Thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ
8
các nội dung hoạt động.
Phổ biến về kế hoạch và truyền thông về hoạt động đến HS
9
toàn trường.
Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết (hạ tầng, phần mềm trực
10 tuyến, âm thanh, ánh sáng, v.v.) để hoạt động diễn ra như
mong muốn.

11 Kiểm tra kỹ thuật, chạy thử nghiệm.

12 Tập hợp HS và tiến hành giao lưu.

13 Viết thư cảm ơn trường bạn.

Tổ chức lấy ý kiến của người tham gia về mức độ hài lòng
14
đối với hoạt động.

15 Báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.

Nhóm phụ trách ghi chép lại lưu ý khi tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm cho lần sau.
..............................................................................................................................................

* Nội dung danh mục có thể được điều chỉnh theo thực tế triển khai.

PHỤ LỤC | 163


SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC
VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG
In .............. bản (QĐ in số..........), khổ 19 x 26,5cm
In tại: ..............................................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................

164 | SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN TRƯỜNG

You might also like