You are on page 1of 59

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

LƢỜNG THỊ QUỲNH DUY


SINH VIÊN LỚP CĐ SƢ PHẠM TIẾNG ANH K46

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG


CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TIẾNG ANH K46
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG


NĂM HỌC 2011-2012

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: Nguyễn Thị Mai Hƣơng

Sơn la, tháng 8 năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương
- Giảng viên môn tiếng Anh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa
Ngoại Ngữ, phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ quốc tế, cùng toàn thể bạn bè
và đặc biệt là các sinh viên lớp Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao
đẳng Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp những ý kiến hay, bổ ích cho
em trong quá trình thực hiện đề tài. Để đề tài thêm phần hoàn thiện, em rất kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, ngày tháng năm 2012


Chủ nhiệm đề tài
Lường Thị Quỳnh Duy
Lớp Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh
K46

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................2
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................................2
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................................2
7. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................3
8. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................3
PHẦN HAI: NỘI DUNG................................................................................................4
Chƣơng I: Cơ sở lý thuyết về từ vựng.........................................................................4
1.1. Định nghĩa từ vựng.....................................................................................................4
1.2. Phân loại từ vựng ........................................................................................................4
1.3. Vai trò của từ vựng trong học ngoại ngữ ................................................................5
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến người học trong quá trình học từ vựng.................6
1.5. Định nghĩa phương pháp học từ vựng .....................................................................6
1.6. Phân loại phương pháp học từ vựng.........................................................................7
1.6.1. Phương pháp học từ vựng tiêu biểu trong một số phương pháp dạy
ngôn ngữ .............................................................................................................................7
1.6.2. Phân loại phương pháp học từ vựng .....................................................................8
1.7. Một số phương pháp học từ vựng tiêu biểu hiện nay theo
Norbert Schmitt (1997, p207-208) .................................................................................12
1.7.1. Phương pháp đoán từ ............................................................................................12
1.7.1.1. Đoán từ dựa vào cấu trúc ngôn ngữ ..................................................................12
1.7.1.2. Đoán từ dựa vào từ cùng gốc .............................................................................13
1.7.1.3. Đoán từ dựa vào ngữ cảnh ..................................................................................13
1.7.1.4. Sử dụng tài liệu tham khảo .................................................................................14
1.7.1.5. Thiết kế danh mục từ và thẻ từ ..........................................................................16
1.7.2. Phương pháp giao tiếp ...........................................................................................17
1.7.3. Phương pháp ghi nhớ..............................................................................................18
1.7.3.1. Sử dụng tranh ảnh ................................................................................................18
1.7.3.2. Liên hệ với những từ có liên quan .....................................................................18
1.7.3.3. Nhóm từ ................................................................................................................18
1.7.3.4. Một số phương pháp ghi nhớ khác ....................................................................19

3
1.7.4. Phương pháp nhận thức ........................................................................................19
1.7.4.1. Đọc nhiều, viết nhiều ..........................................................................................19
1.7.4.2. Sử dụng danh mục từ trong sách giáo khoa .....................................................19
1.7.4.3. Ghi chép từ mới ...................................................................................................20
Chƣơng II: Tổ chức nghiên cứu ...................................................................................21
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ..............................................................................21
2.1.1. Chương trình học ....................................................................................................21
2.1.2. Điều kiện học ..........................................................................................................21
2.2. Câu hỏi điều tra ..........................................................................................................22
2.3. Phương pháp điều tra.................................................................................................22
2.3.1. Sử dụng bảng câu hỏi điều tra...............................................................................22
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn .........................................................................................22
2.4. Miêu tả quá trình điều tra..........................................................................................23
2.5. Phân tích dữ liệu ........................................................................................................23
2.5.1. Vai trò của từ vựng trong học tiếng Anh..............................................................23
2.5.2. Phương pháp đoán từ .............................................................................................24
2.5.3. Phương pháp giao tiếp ...........................................................................................26
2.5.4. Phương pháp ghi nhớ..............................................................................................27
2.5.5. Phương pháp nhận thức .........................................................................................28
2.5.6. Một số phương pháp khác......................................................................................30
Chƣơng III: Kết luận và một số định hƣớng về phƣơng pháp học
từ vựng tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành ........................................................32
3.1. Bàn về kết quả nghiên cứu........................................................................................32
3.2. Một số biện pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên
chuyên ngành tiếng Anh....................................................................................................33
3.3. Một số gợi ý cho những hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................36
3.4. Kết luận .......................................................................................................................36
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................38
Phụ lục ...............................................................................................................................39

4
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng bởi nó đã trở thành ngôn
ngữ quốc tế và được sử dụng như ngôn ngữ chính thức trong tất cả các ngành như
hàng không, thương mại khoa học, công nghệ... ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng
trở nên quan trọng hơn và được đưa vào môi trường học đường như một môn học
bắt buộc. Có thể nói nếu ta coi việc học tiếng Anh như xây nhà, thì việc học từ vựng
chính là xây nền móng cho ngôi nhà đó. Có rất nhiều cách để học từ vựng, nhưng để
có được chiến thuật làm giàu từ vựng một cách hiệu quả thì không phải là dễ và
trong thực tế cho thấy phương pháp học từ vựng cũng chưa thực sự hiệu quả.
Mặc dù sau nhiều năm học tiếng Anh nhưng người học khó có thể giao tiếp
thành công. Họ có xu hướng sử dụng những từ vựng đơn giản thay vì những gì họ
đã được học. Bên cạnh đó, cách sử dụng từ vựng cũng là một yếu tố thiết yếu để
đánh giá chất lượng của một bài viết. Trong kĩ năng viết, người học thường gặp
khó khăn để lựa chọn từ vựng vừa chính xác vừa hợp lý.
Một bí quyết giúp người học sử dụng tiếng Anh thành công là trang bị kiến
thức về từ vựng. Chúng ta chỉ có thể hiểu một cách chính xác trừ phi từ vựng
được sử dụng đúng và phù hợp. Do đó, sự hạn chế về kiến thức từ vựng tiếng Anh
ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng tiếng Anh.
Từ những lý do trên, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu những phương pháp
học từ vựng của sinh viên chuyên ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46
trường Cao đẳng Sơn La để từ đó tìm ra những phương pháp học từ vựng chủ
yếu của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và nghiên cứu những phương pháp
học mới nhằm củng cố và cải thiện phương pháp học cho những sinh viên
chuyên ngành sau này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, đề tài giúp sinh viên xác định được tầm quan trọng của việc học
từ vựng và mối quan hệ của nó với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Thứ hai, đề tài đi sâu vào nghiên cứu phương pháp học từ vựng chủ yếu
của sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng
Sơn La.
Thứ ba, đề tài đưa ra một số gợi ý về cách học từ vựng hiệu quả để giúp
người học tiếng Anh xây dựng vốn từ của riêng mình.

5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về từ vựng.
Nghiên cứu phương pháp học từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên
ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La.
Đề xuất một số gợi ý về cách học từ vựng hiệu quả.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có cơ sở lý
luận khoa học, thông tin chính xác cho những phân tích trong đề tài.
4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
Phát phiếu câu hỏi điều tra, thu thập thông tin từ những sinh viên chuyên
ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trưòng Cao đẳng Sơn La để thấy những
phương pháp học từ vựng chủ yếu của các sinh viên chuyên ngành tiếng Anh.
4.3. Phƣơng pháp phỏng vấn
Trực tiếp phỏng vấn các sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng
Anh K46, K47 và một số giảng viên tiếng Anh để thấy được những phương
pháp học từ vựng chủ yếu của họ và mức độ hiệu quả của các phương pháp đó.
4.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Từ những kết quả thu được trên phiếu điều tra, tổng hợp và thống kê để
cho ra những số liệu chúnh xác nhất cho đề tài.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp học từ vựng
5.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên chuyên ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao
đẳng Sơn La.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Để phù hợp với một sinh viên năm cuối đang vừa học tập tại trường, vừa
nghiên cứu khoa học, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

6.1. Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu


Nghiên cứu một số phương pháp học từ vựng chủ yếu của sinh viên
chuyên ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La và
đưa ra một số gợi ý về cách học từ vựng hiệu quả.

6
6.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp học từ vựng của khách thể là 67 sinh viên chuyên
ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La. (Có thể có thêm sự
tham khảo ý kiến của một số giảng viên và một số sinh viên năm thứ hai)
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài đưa ra cái nhìn tổng quan về từ vựng và phương pháp học từ vựng
trong học ngoại ngữ. Trên cơ sở đó, đề tài giúp tìm ra những phương pháp học
từ vựng hiệu quả cho người học tiếng Anh.
8. Câu hỏi nghiên cứu
1. Từ vựng có vai trò như thế nào trong quá trình học tiếng Anh?
2. Sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao
đẳng Sơn La thường Sử dụng những phương pháp học từ vựng nào?
3. Làm thế nào để học từ vựng có hiệu quả?

7
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chƣơng I: Cơ sở lý thuyết vể từ vựng
1.1. Định nghĩa từ vựng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ vựng. Tương ứng với vai trò đặc
biệt quan trọng của nó trong học ngoại ngữ, từ vựng trở thành mối quan tâm chủ
yếu của các nhà nghiên cứu, người dạy và người học.
Ur, Penny (1996) định nghĩa từ vựng là những từ chúng ta dạy trong một
ngoại ngữ nào đó. Tuy nhiên 1 đơn vị từ vựng có thể có một từ đơn cũng có thể
có nhiều hơn một từ đơn. Nó là sự kết hợp giữa hai hay ba từ hay thậm chí là
những thành ngữ đa từ.
Pyles và Alges (1970) cũng cho rằng: Khi nghĩ về một ngôn ngữ, yếu tố
đầu tiên chúng ta nghĩ đến là từ. Từ chính là sự tập trung của ngôn ngữ. Chúng
là sự gắn kết giữa âm thanh và nghĩa để cho phép chúng ta giao tiếp với người
khác. Hơn nữa, chúng còn được sắp xếp cùng nhau để tạo câu, đoạn hội thoại
giao tiếp hay diễn ngôn ở những dạng khác nhau. Điều đó chỉ ra rằng từ vựng rất
cần thiết cho việc học một ngôn ngữ nào đó.
Theo định nghĩa của từ điển trên trang web world.IQ.com, từ vựng là
những từ được một cá thể con người hay thực thể khác biết đến, nó là một phần
của một ngôn ngữ cụ thể. Vốn từ vựng của một cá nhân vừa là sự cấu thành của
tất cả những từ mà người đó có thể hiểu được, cũng vừa là sự cấu thành của tất
cả những từ được người đó sử dụng trong quá trình tạo câu mới.
1.2. Phân loại từ vựng
Có rất nhiều cách phân loại từ vựng theo những tiêu chí, đặc điểm, và
chức năng khác nhau.
Dựa vào ngữ nghĩa, từ được phân loại thành từ thể hiện nội dung và từ có
chức năng ngữ pháp.
Dựa vào ngữ pháp, từ được chia thành những từ loại khác nhau. Chúng có
thể là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, mạo từ hay liên từ.
Theo thứ tự sắp xếp về mức độ sử dụng, có 3 nhóm từ xuất hiện ở những
mức độ khác nhau: từ có mức độ sử dụng cao, từ có mức độ sử dụng thấp, và từ
đặc biệt hoá. Một nghiên cứu đáng chú ý đã tìm ra những danh sách của 1000,
2000, hay 3000 từ được sử dụng thường xuyên nhất trong tiếng Anh. Những
danh sách này có tác dụng rất lớn đối với người dạy và người học tiếng Anh.

8
Dựa vào khái niệm về hình vị, từ được chia thành những từ đơn (chỉ chứa
một hình vị gốc); những từ chuyển hoá (bao gồm một hình vị gốc và một hay
nhiều hơn các hình vị phụ để biến hoá nghĩa của từ); những từ ghép (có ít nhất
hai hình vị gốc với hình vị phụ hoặc không có hình vị phụ).
Dựa vào phương pháp học ngôn ngữ, vốn từ vựng của một người học
ngôn ngữ được chia thành vốn từ tích cực (active vocabulary) và tiêu cực
(passive vocabulary) hay vốn từ sản sinh và tiếp nhận. Vốn từ tích cực của một
cá nhân bao gồm các từ mà người đó có thể hiểu, phát âm chính xác, sử dụng
hiệu quả trong nói và viết. Ngược lại vốn từ tiêu cực của một cá nhân chứa
những từ mà người đó có thể nhận biết và hiểu được khi chúng diễn ra trong một
ngữ cảnh nhất định nhưng thậm chí vẫn có thể tạo ra chúng hay sử dụng chúng
một cách chính xác.
1.3. Vai trò của từ vựng trong học ngoại ngữ
Không thể phủ nhận rằng từ vựng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối
với một ngôn ngữ, có thể nói nếu ta coi học tiếng Anh như xây nhà, thì việc học
từ vựng chính là xây nền móng cho căn nhà đó. Có rất nhiều cách để học từ
vựng, nhưng để có được chiến thuật làm giàu từ vựng một cách hiệu quả thì
không phải là dễ cho nên rất nhiều những khía cạnh liên quan đến từ vựng đã
được nghiên cứu bao gồm cách sử dụng từ vựng, cách thiết kế giáo trình học từ
vựng, sự đánh giá và các chiến lược học từ vựng. Không có vốn từ vựng rộng,
bạn sẽ khó tạo được một đoạn hội thoại bất kỳ. Do vậy, người học cần phải nỗ
lực để tiếp thụ ngôn ngữ đích không chỉ trong lớp học mà còn ở thế giới bên
ngoài. Như Troike (1976) đã khẳng định: Từ vựng là quan trọng nhất cho việc
hiểu và nhận biết tên sự vật, sự việc, hành động hay các khái niệm.
Scott thornbury (2002:13) nhấn mạnh rằng: “Không có ngữ pháp thì chỉ có thể
diễn đạt được rất ít nhưng không có từ vựng thì không thể truyền đạt được điều gì”.
David Willkin (2007:76) khẳng định thêm rằng: “Nếu bạn sử dụng hầu
hết thời gian để học ngữ pháp thì tiếng Anh của bạn sẽ không được cải thiện
nhiều lắm. Bạn sẽ thấy được sự tiến triển đáng kể nếu bạn học nhiều từ và cụm
từ. Bạn chỉ có thể nói rất ít về ngữ pháp nhưng bạn có thể nói rất nhiều thứ với
từ vựng”. Rõ ràng, từ vựng rất cần thiết để luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết nói riêng và học ngoại ngữ nói chung.

9
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến ngƣời học trong quá trình học từ vựng
Theo Lightbown và Spada (1999: 51 – 68), những yếu tố ảnh hưởng đến
việc học từ vựng của một cá nhân bao gồm: trí thông minh, năng khiếu, tính
cách, động lực và quan điểm, hứng thú, niềm tin, độ tuổi và các phương pháp
học của người học.
Rubin và Thompson (1994: 3 – 8) cũng đồng quan điểm như vậy khi cho
rằng độ tuổi, năng khiếu, tính cách, phương pháp học và những kinh nghiệm đã
trải qua là những yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng của người học.
Polsky (1989) đã bổ sung thêm hai yếu tố nữa đó là phong cách học và
phương pháp học. Tầm quan trọng của phương pháp học được Nunan (1999:
171) nhấn mạnh rằng: Kiến thức thức về các phương pháp rất quan trọng, bởi vì
nó giúp người học nhận thức rõ họ đang làm gì, nếu họ ý thức được quá trình
học của mình, việc học sẽ hiệu quả hơn. Ellis (1997: 76 – 8) cũng có chung quan
điểm như vậy khi ông khẳng định các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những
người học thành công sử dụng nhiều phương pháp học hơn những người học
không thành công và họ áp dụng những phương pháp khác nhau cho mỗi giai
đoạn khác nhau trong quá trình tiến bộ đi lên của họ. Ông cũng nhấn mạnh rằng
nếu họ nhận ra những phương pháp học mang tính quyết định thì họ sẽ có thể
tiến hành giảng dạy cho sinh viên.
Như vậy, phương pháp học là yếu tố quyết định cho việc học từ vựng
thành công của mỗi cá nhân.
1.5. Định nghĩa phƣơng pháp học từ vựng
Không có một định nghĩa chính thống nào về phương pháp học từ vựng.
Lý do có thể là vì các phương pháp học từ vựng chính là một phần của các
phương pháp học ngôn ngữ. Cho nên có thể coi định nghĩa về các phương pháp
học ngôn ngữ chính là định nghĩa về phương pháp học từ vựng.
Theo Oxford (1990), một trong những giảng viên và các nhà nghiên cứu
đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu phương pháp học ngôn ngữ đã đưa ra quan
điểm của mình về phương pháp học như sau: Phương pháp có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong học một ngôn ngữ nào đó bởi vì nó chính là những công cụ hỗ
trợ đắc lực cho việc tham gia học tập một cách tích cực và trực tiếp của người
học nhằm phát huy tối đa năng lực giao tiếp của họ.

10
Rubin (1987) và Schmitt (1997) đã đồng quan điểm khi định nghĩa về
phương pháp học như là một quá trình trong đó các thông tin được truyền đạt,
tích luỹ tiếp thu và sử dụng. Nói cách khác, phương pháp học là những suy nghĩ
và hành vi đặc biệt mà các cá nhân sử dụng để giúp họ hiểu, nhận thức hay ghi
nhớ những thông tin mới.
1.6. Phân loại phƣơng pháp học từ vựng
1.6.1. Phƣơng pháp học từ vựng tiêu biểu trong một số phƣơng pháp
dạy ngôn ngữ
Trong trường phái cổ điển “Grammar Translation Method” một phương
pháp dạy từ vựng truyền thống là giáo viên đưa ra các từ mới trong bài sau đó
yêu cầu học sinh tìm từ có nghĩa tương đương trong tiếng mẹ đẻ của chúng.
Trong khi tìm nghĩa tương ứng học sinh có thể trao đổi với nhau hoặc lắng nghe
sự gợi ý từ giáo viên hay thậm chí là tra từ trong từ điển. Cách học này không
chỉ giúp học sinh có thể bổ sung vốn từ vựng ngay ở trên lớp mà còn tạo cơ hội
cho họ làm việc theo nhóm và tận dụng trí nhớ của mình.
Không giống với trường phái truyền thống trên, cách dạy từ vựng trong
trường phái trực tiếp “Direct Method” đã có sự đổi mới hơn. Khi giáo viên giới
thiệu cho học sinh một từ hay cụm từ mới ở ngôn ngữ đích họ thường minh họa
nghĩa của từ đó bằng những hình ảnh, dụng cụ trực quan hay bằng những vở
kịch; họ tuyệt đối không bao giờ dịch sang tiếng mẹ đẻ. Học sinh phải thực hành
nói và hội thoại giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ đích trong những tình huống
cụ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc học sinh bổ sung vốn từ vựng của mình
thông qua sử dụng các từ mới trong những câu hoàn chỉnh để giao tiếp với nhau.
Phương pháp học từ vựng như vậy giúp học sinh linh hoạt hơn trong việc đặt
câu và tạo ra được những đoạn hội thoại mới mẻ.
Trong trường phái thính thoại “Audio Lingual Method” từ và cấu trúc mới
được trình bày thông qua các bài hội thoại. Các bài hội thoại đó lại được học thông
qua sự bắt chước và nhắc lại. Nghĩa là giáo viên giới thiệu một bài hội thoại mới
bằng ngôn ngữ đích kết hợp với hình ảnh minh họa. Sau đó giáo viên đọc mẫu hai
lần. Học sinh nhắc lại từng dòng của bài hội thoại đó một vài lần. Giáo viên chữa
lỗi nếu học sinh nói sai. Lúc này, việc học ngôn ngữ chính là một quá trình hình
thành thói quen. Việc luyện tập máy móc như vậy không phát huy được tính tư duy
độc lập sáng tạo ở học sinh và việc học từ vựng do đó cũng ít hiệu quả.

11
Trường phái dạy ngôn ngữ giao tiếp “CLT” đã duy trì một phương pháp
dạy từ vựng hết sức hiệu quả bằng cách tổ cức các trò chơi ô chữ. Người học
được tham gia vào rất nhiều các hoạt động có ý nghĩa với những nhiệm vụ khác
nhau. Học dưới dạng các trò chơi như vậy người học sẽ cảm thấy hứng thú hơn
và việc học sẽ trở nên hiệu quả hơn. Có nhiều học sinh trả lời rất nhanh và chính
xác nhưng cũng có những em học sinh không thể tìm được câu trả lời nhưng cái
chính là họ có thể học được rất nhiều từ các câu trả lời của những người khác.
Cách học này nhằm góp phần làm tăng năng lực giao tiếp bằng cách khuyến
khích họ trở thành những tham thể tham gia trực tiếp vào bài học. Newton
(2001) cho rằng đây là cách học vừa giúp người học bổ sung vốn từ vựng vừa
phát triển kỹ năng giao tiếp cho họ. Rất nhiều các chuyên gia công nhận rằng
chơi trò chơi ngay trên lớp học là một cách học từ vựng hiệu quả.
Tóm lại, mỗi trường phái nói trên duy trì một cách dạy và học từ vựng
khác nhau. Tuy nhiên mục đích chính của mỗi trường phái đó đều nhằm tạo ra
sự tiến bộ trong việc học ngôn ngữ nói chung và học từ vựng nói riêng.
1.6.2. Phân loại phƣơng pháp học từ vựng
Mặc dù đã có rất nhiều các nghiên cứu về phương pháp học từ vựng của
các tác giả: Lawson và Hogben, 1996; Avina và Sadoski, 1996; Hell và Mahn,
1997, tuy nhiên chỉ có hai nghiên cứu đã tìm hiểu về phương học từ vựng một
cách tổng thể.
Trong một nghiên cứu gần đây của Stoffer (1995), bà đã triển khai một
bản điều tra bao gồm 53 mục được thiết kế để tìm hiểu về các phương pháp học
từ vựng. 53 mục này dược tổng hợp lại trong 9 tiêu chí:
Phương pháp bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ xác thực.
Phương pháp sử dụng cho động lực cá nhân.
Phương pháp sử dụng để tổ chức từ.
Phương pháp sử dụng để tạo ra sự liên kết bên trong.
Phương pháp ghi nhớ.
Phương pháp bao gồm các hoạt động sáng tạo.
Phương pháp bao gồm các hoạt động thể chất.
Phương pháp sử dụng để tạo ra sự tự tin.
Phương pháp tra từ điển.

12
Trong một nghiên cứu khác của Schmitt (1997), ông đã đưa ra đề xuất của
riêng mình về việc phân loại phương pháp học từ vựng. Ông phân biệt các
phương pháp mà người học dùng để tiếp cận nghĩa của từ trong lần tiếp xúc đầu
tiên với những phương pháp mà người học dùng để củng cố lại nghĩa của từ đó
trong những lần tiếp xúc tiếp theo. Những phương pháp dùng để tiếp cận nghĩa
của từ bao gồm phương pháp đoán từ và phương pháp giao tiếp. Những phương
pháp dùng để củng cố nghĩa của từ gồm phương pháp giao tiếp, phương pháp
ghi nhớ, phương pháp nhận thức và phương pháp siêu nhận thức. Phương pháp
giao tiếp xuất hiện ở cả hai nhóm phương pháp trên vì nó có thể được sử dụng
cho cả hai mục đích. Cách phân loại này một phần căn cứ vào hệ thống phân
loại của Oxford (1990).
Nhóm phƣơng pháp tiếp cận nghĩa của từ
Phương pháp đoán nghĩa của từ gồm:
Phân tích từ loại.
Phân tích từ thêm tiền tố, hậu tố và từ gốc.
Kiểm tra nhận thức về ngôn ngữ thứ nhất.
Phân tích hình ảnh hay cử chỉ có sẵn.
Đoán nghĩa từ ngữ cảnh của văn bản.
Sử dụng từ điển song ngữ.
Sử dụng từ điển đơn ngữ.
Sử dụng danh mục từ.
sử dụng bảng từ.
Phương pháp giao tiếp gồm:
Yêu cầu giáo viên dịch sang ngôn ngữ thứ nhất.
Yêu cầu giáo viên giải thích từ mới hay tìm từ đồng nghĩa.
Hỏi giáo viên nghĩa của một câu hoàn chỉnh trong đó có chứa từ mới.
Hỏi bạn cùng lớp về nghĩa của từ.
Khám phá nghĩa của từ mới thông qua các hoạt động tập thể.
Nhóm phƣơng pháp củng cố nghĩa của từ
Phương pháp giao tiếp gồm:
Nghiên cứu nghĩa của từ và thực hành theo.

13
Kiểm tra sự chính xác trong dang mục từ hay bảng từ của học sinh.
Giao tiếp với người nước ngoài.
Phương pháp ghi nhớ gồm:
Nghiên cứu nghĩa của từ thông qua tranh ảnh minh hoạ.
Mô tả nghĩa của từ.
Liên hệ với kinh nghiệm bản thân.
Gắn với từ cùng loại.
Gắn với từ động nghĩa và trái nghĩa.
Sử dụng bản đồ về ngữ nghĩa.
Sử dụng thang chia độ cho tính từ chỉ mức độ.
Sử dụng phương pháp định mức.
Sử dụng phương pháp từ vựng theo chủ điểm.
Nhóm từ với nhau để nghiên cứu.
Nhóm từ theo từng khoảng trên một trang giấy.
Sử dụng từ mới để đặt câu.
Nhóm các từ trong một cốt truyện.
Nghiên cứu cách viết của từ.
Nghiên cứu cách phát âm của từ.
Đọc to từ trong khi học thuộc.
Hình ảnh hóa cấu tạo của từ.
Gạch chân chữ cái đầu tiên của từ.
Sắp xếp các từ theo nhóm.
Sử dụng phương pháp từ chìa khoá.
Ghi nhớ gốc từ và phụ tố.
Ghi nhớ từ loại của từ.
Giải thích nghĩa của từ.
Sử dụng các từ cùng gốc.
Học các từ trong một thành ngữ.
Sử dụng hoạt động cơ thể.

14
Sử dụng hệ thống các đặc điểm về ngữ cảnh.
Phương pháp nhận thức bao gồm:
Đọc nhiều lần.
Viết nhiều lần.
Sử dụng thẻ từ.
Ghi chép từ.
Tham khảo mục từ vựng trong sách giáo khoa.
Nghe băng danh mục từ.
Sử dụng sổ tay từ vựng.
Phương pháp siêu nhận thức gồm:
Sử dụng các phương pháp giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Kiểm tra trình độ cá nhân bằng những bài kiểm tra về từ vựng.
Sử dụng trò chơi ô chữ.
Bỏ qua từ mới.
Tiếp tục học từ ngoài giờ lên lớp.
1.7. Một số phƣơng pháp học từ vựng tiêu biểu hiện nay theo Norbert
Schmitt (1997, p 207-208)
Bởi vì hệ thống phân loại từ vựng do Schmitt (1997) đề xuất sẽ được sử dụng
như một lý thuyết nền cho các nghiên cứu trong lĩnh này nên việc làm rõ và đưa ra ví
dụ minh họa cho các phương pháp học đó đã được sử dụng trong các câu hỏi điều tra
của chúng tôi. Theo Schmitt thì có các phương pháp học từ vựng sau:
1.7.1. Phƣơng pháp đoán từ
Phương pháp đoán từ được sử dụng khi người học phải đối mặt với việc
tiếp cận nghĩa của một từ mới nào đó trong khi không có trong tay bất kỳ một
nguồn tài liệu tham khảo nào cũng như sự trợ giúp từ người khác. Người học
buộc phải sử dụng một số thủ thuật sau để xác định nghĩa của từ.
1.7.1.1. Đoán từ dựa vào cấu trúc ngôn ngữ
Nhận biết từ loại của các từ mới sẽ giúp người học dễ dàng hơn trong việc
đoán nghĩa của từ. Thông thường, những từ đứng sau trợ động từ is/are;
has/have; don’t/ doesn’t và có các đuôi “ing”; “ed”; hay “s” thì là động từ.
Những từ có đuôi “ly” đứng sau động từ “to be” và đứng trước động từ thường
là trạng từ. Những từ đứng sau động từ “to be” và đứng trước danh từ thường là
15
tính từ. Chẳng hạn trong câu “Let me acquaint you with my family” chúng dễ
dàng xác định được từ “acquaint” là một động từ. Sau đó chúng ta liên hệ với
ngữ cảnh trong câu trên để nhanh chóng tìm ra nghĩa của động từ đó.
Những dấu hiệu nhận biết nghĩa của từ cũng được thể hiện trực tiếp thông
qua gốc từ của nó. Trong tiếng Anh có rất nhiều từ được cấu tạo bằng các từ
nguyên gốc Latin và Hylạp. Nắm rõ các gốc từ này chúng ta có thể suy luận một
cách nhanh chóng nghĩa của từ là gì. Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây một bảng
gốc từ theo cuốn “Bí quyết học từ vựng tiếng Anh” do tác giả Phan Hà chủ biên
để người đọc tham khảo. (Xem phụ lục II)
Bên cạnh đó tiền tố và hậu tố cũng là một trong những yếu tố quan trọng,
trợ giúp đắc lực cho việc đoán nghĩa.
Hay xem bảng sau: (Xem phụ lục III)
Nếu người học không biết rằng muốn chuyển một số các động từ hoặc
tính từ sang danh từ ta chỉ đơn giản thêm vào một chữ cái hay một nhóm các
chữ cái thì đương nhiên họ sẽ xem hai từ “improve” và “improvement” là hai từ
riêng rẽ. Điều đó khiến người học dễ dàng quên chúng. Do vậy, người học sẽ
tăng vốn từ vựng của mình một cách có hệ thống nhờ biết được tiền tố và hậu tố
của từ.
Dưới đây là một số thống kê về tiền tố và hậu tố của danh từ, động từ, tính
từ, trạng từ (Bí quyết học tiếng Anh, 2003, NXB giáo dục, Phan Hà).
(Xem phụ lục IV, V, VI, VII, VIII)
1.7.1.2. Đoán từ dựa vào từ cùng gốc
Từ cùng gốc là những từ tồn tại trong những dạng ngôn ngữ khác nhau
nhưng bắt nguồn từ một gốc từ chung. Nếu ngôn ngữ đích có liên quan gần gũi
với ngôn ngữ mẹ đẻ của người học thì những từ cùng gốc chính là một nguồn tài
liệu hữu dụng cho cả việc đoán từ và ghi nhớ nghĩa của từ. Ví dụ như từ “haus”
trong tiếng Đức là một từ cùng gốc với từ “house” trong tiếng Anh. Tuy nhiên
việc đoán nghĩa theo cách này chỉ thật sự hiệu quả đối với những ngôn ngữ có
sự tương đồng chẳng hạn như tiếng Đức và tiếng Hà Lan là hai ngôn ngữ có
cùng gốc.
1.7.1.3. Đoán từ dựa vào ngữ cảnh
Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng có những từ được sử dụng một cách
thường xuyên và những từ ít được sử dụng. Theo ước tính của một nghiên cứu

16
gần đây, chỉ có 2500 từ trong tổng số vốn từ vựng của một người Anh được sử
dụng thường xuyên còn lại rất ít được sử dụng. Do vậy việc gặp phải những từ
chưa từng xuất hiện trong khi học tiếng Anh là một điều đương nhiên.
Một từ không biết nghĩa có thể được đoán dựa vào ngữ cảnh. Tuy nhiên,
phương pháp này đòi hỏi người học phải đạt được một trình độ nhất định trong
sự thành thạo về ngôn ngữ cũng như một kiến thức nền đầy đủ về vấn đề đang
xem xét và đặc biệt là những kiến thức mang tính chiến lược về việc làm sao để
quá trình suy luận diễn ra một cách hiệu quả.
Ngƣời học có thể đoán nghĩa của từ theo 5 bƣớc sau:
- Căn cứ vào sự lặp lại của từ đó trong những câu tiếp theo, phân tích để
từ đó tìm ra sự giống và khác nhau về ngữ cảnh sử dụng của chúng.
- Xác định loại từ.
- Xác định tên riêng. Thông thường, tên người và tên địa danh thường
được viết hoa nên rất dễ xác định.
- Liên hệ với những từ đứng sau hoặc trước nó. Đọc cả đoạn chứa nó để
hiểu nội dung chính trong đoạn.
- Kiểm tra lại độ chính xác của việc đoán từ bằng cách thay thế từ đó bằng
một từ đồng nghĩa hay từ tiếng Việt tương ứng để xem câu có nghĩa hay không.
Đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh là một thủ thuật tương đối khó. Tuy
nhiên nếu thực hiện thành công và thường xuyên thủ thuật này thì người học
không những có thể phát triển kỹ năng phán đoán của mình mà còn có thể hoàn
thành các bài tập một cách nhanh chóng.
1.7.1.4. Sử dụng tài liệu tham khảo
Mục đích của tài liệu tham khảo là để người học kiểm tra lại độ chính xác
của những từ vừa đoán. Từ điển là nguồn tài liệu quan trọng và hữu dụng nhất
đối với người học tiếng Anh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại từ điển
khác nhau tuy nhiên một cuốn từ điển tốt phải là từ điển của nhà xuất bản đáng
tin cậy, tốt nhất là từ điển Anh – Anh hay Anh – Anh - Việt.
Trong những cuốn từ điển đơn ngữ và song ngữ, tác giả thường trình bày
theo trình tự dưới đây:
- Thông tin đầu tiên được in đậm đó là cách viết chính tả của từ đang
được tra cứu.
17
- Cũng trong phần từ đầu mục, bạn sẽ thấy các dấu ngắt từ ở các âm tiết.
Thông tin này giúp bạn dùng dấu gạch nối ngắt từ ở cuối dòng khi không còn đủ
chỗ trống cho cả từ và viết tiếp các âm tiết ở dòng sau.
- Thông tin thứ ba là ký hiệu phiên âm. Nó giúp chúng ta phát âm chính
xác từ đang được tra cứu. Âm tiết được đánh dấu trọng âm ngay trước nó sẽ là
âm tiết cần nhấn mạnh.
- Trong phần giải thích bạn sẽ thấy có từ viết tắt như: n, v, a, adv… Điều
này có nghĩa là bạn đang xem nghĩa của từ khi nó được dùng với tư cách là một
danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ…
- Phần tiếp theo sẽ là một số biến thể của từ nếu có. Nếu là danh từ thì tác
giả sẽ cung cấp cho chúng ta dạng số nhiều của nó; nếu là động từ tác giả sẽ
cung cấp dạng “s” hoặc “es” ở thì hiện tại hay dạng “ed” hoặc bất quy tắc ở
dạng quá khứ…
- Khi từ được tra có nhiều nghĩa, các nghĩa này sẽ được đánh số từ nghĩa
thông dụng nhất đến nghĩa ít thông dụng nhất. Tuy nhiên, để chọn được nghĩa
đúng của từ bạn cần phải dựa vào văn cảnh.
- Để làm rõ hơn, ở mỗi nghĩa đều có những ví dụ minh họa. Các ví dụ
này hầu hết đều quen thuộc và dễ hiểu.
- Một số cụm từ thông dụng cũng được trình bày ở phần mở rộng.
- Tác giả sẽ cung cấp thêm thông tin về từ đồng nghĩa và trái nghĩa của từ nếu có.
Tuy nhiên chỉ trong một số cuốn từ điển nhất định mới có phần này.
Thông thường từ đồng nghĩa được giải thích rõ ràng và cụ thể hơn để tránh
nhầm lẫn khi sử dụng.
Như vậy, một cuốn từ điển tốt phải đảm bảo có đủ các thông tin sau:
- Cách viết.
- Cách phát âm.
- Từ loại.
- Các biến thể đặc biệt (nếu có).
- Định nghĩa.
- Ví dụ.
- Nguồn gốc từ.

18
- Các dạng kết hợp của từ với những từ khác.
- Từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế một cuốn từ điển nhỏ của riêng mình.
Bạn sắp xếp từ theo bảng chữ cái và thứ tự như trên. Cuốn từ điển này rất tiện
mang theo mọi lúc mọi nơi.
Từ điển rất hữu dụng. Tuy nhiên, người học cần lưu ý rằng lạm dụng nó
quá mức sẽ làm giảm khả năng tư duy. Vì vậy, người học cần sử dụng nó một
cách hợp lý. Mỗi từ có thể có nhiều nghĩa do vậy cần căn cứ vào văn cảnh để
xác định nghĩa phù hợp nhất. Trong quá trình làm bài đọc (Reading), càng tránh
sử dụng từ điển nhiều càng tốt. Hãy tập trung để đoán nghĩa sau đó mới tra lại từ
điển để củng cố.
1.7.1.5. Thiết kế danh mục từ và thẻ từ
Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến danh mục từ và thẻ từ do người học
tự thiết kế. Trình bày danh mục từ và thẻ từ một cách khoa học và có hệ thống sẽ
rất thuận tiện cho việc ôn lại và bổ sung vốn từ.
Danh mục từ
Có rất nhiều cách trình bày một danh mục từ. Trong đó liệt kê từ theo chủ
điểm; theo từ đồng nghĩa, trái nghĩa và theo từ loại là ba cách phổ biến nhất.
Liệt kê từ theo chủ điểm
Mỗi chủ điểm khác nhau giúp người học tự tra cứu các từ theo chủ đề đó
một cách tập trung và chính xác. Người học được làm quen với những từ thường
dùng nhất, nâng cao khả năng dùng từ và làm giàu thêm vốn từ đã có.
Người học có thể liệt kê từ theo chủ điểm theo các dạng sau:
+ Liệt kê theo cách thông thường (Xem phụ lục IX)
+ Sử dụng biểu đồ hình cây (Xem phụ lục X)
+ Sử dụng biểu đồ hình bóng (Xem phụ lục XI)
Liệt kê theo từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Cách 1: (Xem phụ lục XII)
Cách trình bày này giúp người học vừa nhớ được từ đồng nghĩa, vừa phân
biệt được cách dùng của chúng thông qua những ví dụ cụ thể.

19
Cách 2: (Xem phụ lục XII)
Cách này giúp người học có thể nhớ từ mà liên tưởng đến cả từ trái nghĩa
của chúng. Sự tác động trái ngược đó sẽ ghi sâu vào trong trí nhớ của người học.
Liệt kê theo từ loại (Xem phụ lục XIII)
Thẻ từ
Hãy tưởng tượng những tấm thẻ từ này giống như những trang từ điển lưu
động có thể đồng hành với người học đến mọi nơi. Trên đó trình bày các thông
tin mà một cuốn từ điển cần có. Để chúng đặc sắc hơn, người học có thể dùng
bút màu, giấy màu vẽ lên đó những hình vẽ ngộ ngĩnh sao cho hình vẽ giúp liên
tưởng đến nghĩa của từ. Để tiết kiệm giấy, người học có thể sử dụng cả hai mặt:
mặt trước ghi phiên âm, từ loại của từ; mặt sau là nghĩa, hình vẽ hay ví dụ minh
hoạ. Khi nhìn vào mặt trước không nên vội vã xem nghĩa ở mặt sau, hãy từ từ
nhớ lại nghĩa của từ đó. Đây là một cách kiểm tra trí nhớ rất hiệu quả.
Ví dụ: (Xem phụ lục XIV)
Thẻ từ rất tiện lợi. Người học nên dán chúng lên những chỗ dễ nhìn thấy
nhất như vậy sẽ giúp nhớ rất lâu. Hơn nữa, người học có thể coi nó như là một
cách để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi.
1.7.2. Phƣơng pháp giao tiếp
Phương pháp giao tiếp vừa được dùng để khám phá nghĩa của từ mới, vừa
để củng cố lại từ đó trong những lần gặp sau. Có thể hiểu phương pháp này
chính là cách hỏi người khác về nghĩa của một từ nào đó.
Giáo viên chính là một nguồn thông tin trực tiếp và chính xác. Khi gặp
khó khăn với các từ mới, thay vì mất thời gian tra từ điển, sinh viên có thể gặp
trực tiếp giáo viên để hỏi. Giáo viên sẽ giúp đỡ bằng cách giải thích bằng tiếng
Việt, cung cấp từ đồng nghĩa, đưa ra định nghĩa về từ đó hay lấy ví dụ cụ thể để
minh hoạ nghĩa của từ.
Người học có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ các bạn học trong lớp thông qua
những hoạt động tương tác lẫn nhau. Cách này tương đối hay vì mỗi người có
một vốn từ riêng, người này biết từ này nhưng người khác lại không biết; thông
qua làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm có thể trao đổi thông tin với
nhau góp phần làm giàu thêm vốn từ của mỗi người.
Giao tiếp với người nước ngoài cũng là một trong những cách phổ biến để
nâng cao vốn từ. Họ rất thân thiện và sẵn sàng giao tiếp. Thông qua những đoạn

20
hội thoại đó, người học có thể bắt chước cách phát âm cũng như điệu bộ cử chỉ
giao tiếp của họ để ngày càng tự tin nói tiếng Anh.
Phương pháp giao tiếp không những giúp người học cải thiện vốn từ mà
còn giúp họ mở rộng các mối quan hệ không chỉ trong trường học mà còn cả bên
ngoài xã hội.
1.7.3. Phƣơng pháp ghi nhớ
Ghi nhớ là phương pháp học từ vựng qua tranh ảnh, đồ vật hay các nhóm
từ. Người học thường ghi nhớ theo những cách sau:
1.7.3.1. Sử dụng tranh ảnh
Thay vì học thuộc các định nghĩa dài dòng, khó nhớ tốt nhất nên tự sáng tạo
ra một cuốn sổ minh họa nghĩa của từ bằng tranh ảnh sưu tầm hay do chính tay
người học thiết kế. Cuốn sổ vừa độc đáo, vừa dễ xem, dễ nhớ lại rất hiệu quả.
Ví dụ: (Xem phụ lục XV)
Ngoài ra người học cũng có thể liên hệ các từ mới với những sự kiện,
kinh nghiệm đặc biệt của cá nhân. Đương nhiên những từ mới đó sẽ luôn khắc
sâu trong trí nhớ của mỗi người.
Trong khi học từ mới, cần nghĩ ra một hình ảnh gì đó về từ đang học. Hãy
cố nghĩ ra một hình ảnh thật dễ nhớ để có thể nhanh chóng nhớ nghĩa khi gặp lại
nó. Để giúp ích, hình ảnh mà người học tưởng tượng nên liên quan về nghĩa của
từ hơn là liên quan về cách phát âm hoặc cách viết.
1.7.3.2. Liên hệ với những từ có liên quan
Từ mới có thể được liên hệ với những từ mà người học đã biết ở ngôn ngữ
thứ hai. Nó thường bao gồm một số kiểu quan hệ về nghĩa như từ cùng loại (red,
blue, white…); từ đồng nghĩa (beautiful, nice, good – looking…); từ trái nghĩa
(cold – hot, tall – short…); tập con (dog, cat, lion… là tập con của animal).
Những mối quan hệ này có thể được minh họa bằng bản đồ ngữ nghĩa - một
cách thường dùng để củng cố từ (Oxford–1990).
1.7.3.3. Nhóm từ
Các từ có thể được nhóm lại với nhau để dễ nhớ, dễ tích luỹ và dễ gợi lại. Điều
này có nghĩa là tất cả các từ có quan hệ với nhau về mặt nghĩa cần phải được sắp xếp
thành các nhóm từ theo chủ đề hoặc chức năng… Đây chính là cách nhóm từ theo chủ
điểm, từ đồng nghĩa và từ loại mà chúng tôi đã đề cập ở mục 1.7.1.5.

21
1.7.3.4. Một số phƣơng pháp ghi nhớ khác
Một sự phân tích về cấu trúc của từ có thể rất hữu dụng cho việc xác định
nghĩa của từ đó. Nghiên cứu hậu tố, gốc từ và lớp từ là một cách cực kì hiệu quả
để củng cố nghĩa của từ. Sự giải thích có thể được dùng như một chiến lược
nhằm cải thiện vốn từ sản sinh có giới hạn của người học. Học từ mới thông qua
các cụm từ, thành ngữ hay những câu tục ngữ là một biện pháp tối ưu cho việc
nhớ nghĩa của những từ riêng lẻ. Căn cứ vào những dấu hiệu đặc trưng về ngữ
nghĩa cũng là một cách được gợi ý áp dụng cho việc học từ vựng.
Tóm lại, phương pháp ghi nhớ đòi hỏi người học phải có một trí nhớ tốt
và những cách ghi nhớ thông minh. Người học cần chọn cho mình một phương
pháp ghi nhớ phù hợp và hiệu quả nhất.
1.7.4. Phƣơng pháp nhận thức
Phương pháp này phần nào tương tự như phương pháp ghi nhớ. Tuy
nhiên, sự khác nhau ở chỗ phương pháp nhận thức không tập trung quá sâu vào
quá trình vận dụng kỹ năng. Nhóm phương pháp này bao gồm quá trình lặp lại
và sử dụng những công cụ máy móc cho quá trình học từ vựng như:
1.7.4.1. Đọc nhiều, viết nhiều
Đây là quá trình lặp lại thông qua dạng nói và dạng viết.
Dạng nói chính là cách đọc đi đọc lại từ mới nhiều lần. Thông thường có
hai cách đọc cơ bản: đọc thầm và đọc to. Đọc thầm để khắc sâu từ vào trí nhớ;
đọc to để học cách phát âm của từ đó.
Việc viết từ sẽ giúp người học nhớ từ lâu hơn vì họ đã thấy, đọc và nghe
từ đó và giờ đây họ đang cảm nhận từ. Cố gắng viết từ trong câu có liên quan
đến cuộc sống và những sở thích cá nhân.
1.7.4.2. Sử dụng danh mục từ trong sách giáo khoa
Cuối mỗi cuốn sách giáo khoa đều có một phần danh mục từ của các bài
học. Mỗi phần đó có ghi từ mới, cách phát âm và nghĩa của từ đó. Đây là một
phần tài liệu tham khảo tương đối bổ ích cho người học.
Mục đích sử dụng của danh mục từ trong phương pháp nhận thức hoàn
toàn khác với phương pháp đoán từ. Nếu phương pháp đoán từ dùng danh mục
từ cho mục đích khai thác nghĩa ban đầu thì phương pháp nhận thức sử dụng
chúng để ôn tập và củng cố lại.

22
1.7.4.3. Ghi chép từ mới
Trong lớp học hay môi trường ngoài lớp học, bất cứ khi nào được tiếp cận
với từ mới, ngay lập tức hãy ghi lại vào một cuốn sổ nhỏ và sau đó kiểm tra lại
bằng từ điển để bổ sung và sửa dổi thông tin cần thiết. Cách học này sẽ hình
thành cho người học một thói quen tốt, từ đó cải thiện vốn từ của họ.

23
Chƣơng II: Tổ chức nghiên cứu
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
2.1.1. Chƣơng trình học
Theo kế hoạch đào tạo, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ ba gần
như đã hoàn thành các môn lý thuyết tiếng và các môn thực hành tiếng (nghe, nói,
đọc, viết). Sinh viên đã và đang được đi sâu vào tiếp xúc và tìm hiểu về từ vựng
thông qua các kỹ năng đó. Bởi vì cả bốn kỹ năng và các môn lý thuyết tiếng đều sử
dụng khối lượng từ vựng rất lớn như một nguồn không thể thiếu trong quá trình học
của sinh viên. Do vậy, qua việc thực hành các kỹ năng đó và đi sâu vào tìm hiểu về
lý thuyết, vốn từ vựng của sinh viên được tăng dần. Các chủ đề của mỗi bài học
đều rất quen thuộc với cuộc sống hằng ngày để sinh viên có thể sử dụng từ một
cách thường xuyên. Duy chỉ có một số bài trong các môn lý thuyết tiếng là hơi trừu
tượng và gây khó khăn đối với sinh viên trong quá trình học.
2.1.2. Điều kiện học
Ban chủ nhiệm khoa cũng như các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều
kiện và giúp đỡ rất nhiều để sinh viên chuyên ngữ có một môi trường học tiếng
bổ ích và lý thú.
Trong mỗi giờ học, sinh viên được khuyến khích phát huy khả năng thực
hành tiếng của mình thông qua các hoạt động nhóm, cặp hay cá nhân. Vốn từ
của sinh viên theo đó cũng tăng lên đáng kể.
Thầy cô rất nhiệt tình tìm thêm tài liệu và thông tin trên mạng để cung cấp
thêm cho sinh viên. Qua đó, sinh viên có nhiều cơ hội để mở rộng vốn từ hơn.
Giáo trình hầu hết đều phù hợp với trình độ của sinh viên chuyên ngành tiếng
Anh năm thứ ba mà giá cả lại phù hợp nên các bạn đều có khả năng mua được.
Thư viện nhà trường cũng có một số loại sách chuyên ngành tiếng Anh
phục vụ cho sinh viên chuyên ngữ nhưng không nhiều và còn hạn hẹp về thể
loại cũng như số lượng. Đặc biệt là những cuốn sách về phương pháp học từ
vựng, sử dụng từ vựng tiếng Anh… còn hạn chế. Điều này gây ra một phần khó
khăn không nhỏ cho việc học từ vựng của sinh viên.
Đặc biệt, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn hơn 67 sinh viên chuyên
ngành tiếng Anh và được biết hầu hết các bạn đều rất ít học từ vựng ở nhà. Do
vậy, đay là một trở ngại lớn cho việc bổ sung vốn từ của bạn.

24
2.2. Câu hỏi điều tra
Trong chương này, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào giải quyết hai
câu hỏi là:
- Sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao
đẳng Sơn La đánh giá như thế nào về vai trò của từ vựng trong học ngoại ngữ?
- Họ sử dụng những phương pháp nào trong quá trình học từ vựng?
Ở câu hỏi thứ hai, chúng tôi muốn nhấn mạnh vào mức dộ sử dụng của
người học đối với từng phương pháp và quan điểm của học về mức độ hiệu quả
của những phương pháp đó.
Với hai câu hỏi điều tra này, chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra được những
phương pháp học từ vựng mà sinh viên chuyên ngành CĐ SP tiếng Anh K46 áp
dụng để từ đó tìm ra những gợi ý về phương pháp học từ vựng hiệu quả cho
ngươig học tiếng Anh.
2.3. Phƣơng pháp điều tra
2.3.1. Sử dụng bảng câu hỏi điều tra
Trong bảng câu hỏi điều tra, chúng tôi chỉ đưa ra những câu hỏi dành cho
sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường Cao đẳng Sơn La để thu thập thông tin
về những phương pháp học từ vựng của họ.
Từ những kết quả thu được, chúng tôi lập bảng thống kê để phân tích số liệu.
Qua phân tích, chúng tôi rút ra những kết luận về vấn đề đang nghiên cứu.
2.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giảng viên đang trực tiếp giảng dạy
tại lớp CĐ SP tiếng Anh K46 và K47 ở các bội môn nghe, nói, đọc, viết và một số
môn lý thuyết tiếng để tìm hiểu về vốn từ của sinh viên trong quá trình học.
Trong quá trình phỏng vấn các sinh viên chuyên ngành CĐ SP tiếng Anh
K46, K47, họ đã cung cấp cho chúng tôi một số kinh nghiệm trong quá trình học
từ vựng. Từ đó chúng tôi có cài nhìn tổng quan hơn về các phương pháp học từ
vựng của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường Cao đẳng Sơn La.
2.4. Miêu tả quá trình điều tra
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho đối tượng là sinh viên
chuyên ngành CĐSP tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La. Bản điều tra gồm
ba câu hỏi trắc nghiệm và một câu hỏi mở trong đó câu hỏi số 3 có 25 mục nhỏ.

25
Trắc nghiệm dưới hình thức khoanh tròn vào phương án phù hợp nhất. Các câu
trả lời đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin hữu ích về những phương
pháp học từ vựng của sinh viên chuyên ngành CĐSP tiếng Anh K46 trường Cao
đẳng Sơn La.
67 phiếu điều tra được phát đi cho 67 sinh viên chuyên ngành CĐSP tiếng
Anh K46. Trong đó có cả sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên dân tộc thiểu số
(Thái, Mường, Dao…) với những khả năng học tiếng Anh khác nhau.
2.5. Phân tích dữ liệu
2.5.1. Vai trò của từ vựng trong học tiếng Anh
Bảng 1: Đánh giá vai trò của từ vựng trong học tiếng Anh (Xem phụ lục I)
Rất quan Không quan
Mức độ đánh giá Quan trọng Bình thường
trọng trọng
Vai trò của từ vựng 91% 9% 0% 0%

Quan sát bảng trên chúng ta nhận thấy: đa số sinh viên (91%) đánh giá
rằng từ vựng rất quan trọng trong quá trình học tiếng Anh, 9% cho rằng học từ
vựng là quan trọng, 0% cho rằng vai trò của từ vựng là bình thường và 0% cho
rằng học từ vựng là không quan trọng. Từ vựng chính là điều kiện cần và đủ đối
với quá trình học tiếng Anh. Không có một vốn từ nhất định, chúng ta không thể
thực hành được bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cũng như hiểu rõ về các môn lý
thuyết tiếng.
Nhận thức đúng đắn của sinh viên về vai trò của từ vựng là một yếu tố
thuận lợi cho cả người dạy và người học. Rõ ràng, khi nhận thức được vai trò
của việc học từ vựng thì sinh viên sẽ thích học từ vựng hơn. Nhờ sự hứng thú đó
mà chất lượng và hiệu quả của việc học cũng cao hơn. Tuy nhiên có đến hàng
nghìn từ chúng ta phải ghi nhớ do vậy sinh viên phải lựa chọn phưong pháp học
từ vựng phù hợp nhất với trình độ của mình.

26
2.5.2. Phƣơng pháp đoán từ
Bảng 2: Đánh giá mức độ sử dụng của phương pháp đoán từ (Xem phụ lục I)
Mức độ sử dụng
Câu hỏi
Luôn luôn Thường xuyên Bình thường Hiếm khi
2.1 19,4% 50,7% 25,4% 4,5%
2.2 14,9% 41,8% 38,8% 4,5%
2.3 9% 44,8% 31,3% 14,9%
2.4 17,9% 41,8% 23,9% 16,4%
2.5 41,8% 32,8% 20,9% 4,5%
2.6 74,6% 13,4% 9% 3%
2.7 9% 34,3% 29,8% 26,9%
2.8 7,5% 28,3% 41,8% 22,4%
2.9 13,4% 31,3% 40,3% 14,9%
2.10 3% 19,4% 28,4% 49,2%

Đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, cách học này rất hay được áp
dụng với kỹ năng đọc. Việc phân tích ngữ cảnh vừa giúp người đọc tập trung
vào bài đọc, vừa giúp họ đoán nghĩa của từ một cách nhanh chóng và chính xác.
Đó là lý do dẫn tới 41,8% sinh viên luôn học từ vựng theo cách này, 32,8%
thường xuyên sử dụng, 20,9% bình thường, và 4,5% hiếm khi sử dụng.
Sau khi điều tra chúng tôi nhận thấy sinh viên rất thích sử dụng từ điển
trong khi học tiếng Anh và đây cũng là thủ thuật được áp dụng thường xuyên
nhất trong quá trình học từ vựng với 74,6% luôn sử dụng, 13,4% thường xuyên,
9% bình thường và chỉ có 3% hiếm khi. Hầu hết sinh viên đều cho rằng khi
không biết nghĩa của một từ nào đó thì tra từ điển là cách hay nhất và hữu dụng
nhất. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt và sử dụng từ điển quá nhiều sẽ
làm giảm khả năng tư duy của người học. Vì vậy người học cần biết sử dụng từ
điển hợp lý và đúng cách.
Mục đích của cách học từ thông qua từ cùng gốc là dựa vào những gốc từ
sẵn có để có những suy đoán về nghĩa của từ. Những gốc từ này đều xuất phát từ
tiếng Latin và Hylạp, chúng mang nghĩa nhất định. Từ những hiểu biết về gốc từ

27
đó người học có thể dễ dàng suy luận được nghĩa của từ. Tuy nhiên, cách học
này đòi hỏi người học phải có một trí nhớ tốt. Vì vậy chỉ có 14,9% luôn sử dụng,
41,8% thường xuyên sử dụng, 38,8% bình thường, 4,5% hiếm khi sử dụng.
Một điều đặc biệt là sinh viên cũng rất hay đoán từ dựa vào từ loại (19,4%
luôn luôn sử dụng, 50,7% thường xuyên sử dụng, 25,4% sử dụng ở mức độ bình
thường và 4,5% hiếm khi sử dụng). Điều này chứng tỏ việc nhớ được các dạng
từ loại của từ không quá khó khăn đối với người học. Người học có thể dễ dàng
nhận biết một từ thuộc loại từ nào thông qua cấu trúc ngữ pháp của câu hoặc
một số dạng đặc trưng và cách biến đổi của từ. Như vậy cách học này khá thông
dụng và có thể áp dụng với nhiều từ kể cả với những từ khó.
Sử dụng thẻ từ là thủ thuật có mức độ sử dụng ít nhất với 3% luôn luôn sử
dụng, 19,4% thường xuyên sử dụng, 28,4% bình thường và có tới 49,2% hiếm
khi sử dụng thẻ từ. Cách học này ít được sử dụng vì người học phải tốn thời gian
để tạo ra một tấm thẻ từ nhưng lại chỉ có thể ghi lại từ một đến hai từ lên đó.
Hơn nữa, thẻ từ khá nhỏ nên rất dễ bị mất và thất lạc do vậy hiệu quả sử dụng
không cao.
Thiết kế danh mục từ là một thủ thuật được sinh viên sử dụng cũng khá
nhiều trong quá trình học từ vựng. Mỗi dạng danh mục từ khác nhau có mức độ
sử dụng và mức độ hiệu quả khác nhau:
+ Kết quả điều tra cho thấy: 9% luôn luôn, 34,3% thường xuyên, 29,8%
bình thường và 26,9% hiếm khi sử dụng danh mục từ theo chủ điểm. Người học
có thể tự mình thiết kế danh mục từ theo sở thích riêng của mình để tạo sự hứng
thú với việc học từ vựng. Cách học này tương đối hay do vậy người học có thể
sử dụng thêm một số dạng biểu đò hình cây, hình bóng hay bảng từ… để làm
cho danh mục từ trở nên sinh động hơn, tạo hứng thú khi học từ.
+ Trong khi đó chỉ có 7,5% luôn sử dụng, 28,3% thường xuyên sử dụng,
41,8% bình thường, 22,4% hiếm khi sử dụng danh mục từ đồng nghĩa, trái
nghĩa. Học từ thông qua cách này là một cách học rất thú vị do vậy người học
nên áp dụng nó trong quá trình học từ vựng.
+ Trên thực tế, có những từ dạng động từ và danh từ của nó giống nhau
nhưng cũng có những từ khác nhau cả về danh từ, động từ, tính từ và trạng từ.
Với cách học thông qua danh mục từ theo từ loại, người học có thể nắm rõ các
dạng từ loại của một từ nhất định để từ đó hình thành những dấu hiệu nhận biết

28
về chúng. Có lẽ do vậy mà có tới 13,4% luôn luôn sử dụng, 31,3% thường
xuyên sử dụng, 40,3% bình thường, 14,9% hiếm khi sử dụng. Do vậy chúng ta
thấy được rằng cách học này cũng có thể là một cách học khá hay đối với người
học.
2.5.3. Phƣơng pháp giao tiếp
Bảng 3: Đánh giá mức độ sử dụng của phương pháp giao tiếp (Xem
phụ lục I)
Mức độ sử dụng
Câu hỏi
Luôn luôn Thường xuyên Bình thường Hiếm khi
2.11 31,3% 23,9% 37,3% 7,5%
2.12 43,3% 44,8% 10,4% 1,5%
2.13 6% 12% 12% 70%

Quan sát bảng trên ta nhận thấy, hỏi bạn bè là cách học từ vựng được sinh
viên áp dụng nhiều nhất trong nhóm phương pháp trên (43,3% luôn luôn, 44,8%
thường xuyên, 10,4% bình thường và chỉ có 1,5% hiếm khi sử dụng). Trong mỗi giờ
học giáo viên đều cung cấp cho sinh viên những hoạt động tương tác lẫn nhau. Do
vậy, sinh viên có thể tự do trao đổi và hỏi đáp. Hơn nữa, với những đối tượng cùng
trang lứa thì việc trao đổi thông tin sẽ diễn ra thuận lợi hơn và thoải mái hơn.
Với 31,3% luôn luôn sử dụng, 23,9% thường xuyên, 37,3% bình thường và
7,5% hiếm khi thì phương pháp hỏi trực tiếp giáo viên về nghĩa của từ và những
vấn đề có liên quan đến nó cũng nhận được sự ủng hộ của khá nhiều sinh viên và
được cho là một cách học hiệu quả. Giáo viên sẽ cung cấp cho người học những
thông tin cần thiết và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của họ. Tuy nhiên, không nên
quá ỷ lại vào giáo viên dẫn tới việc thụ động tiếp nhận kiến thức.
Nếu có cơ hội giao tiếp với người Anh bản xứ một cách thường xuyên thì
khả năng nói cũng như vốn từ của người học sẽ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên,
đối với sinh viên trường Cao đẳng Sơn La thì cơ hội tiếp xúc với người nước
ngoài rất ít. Thêm vào đó, họ sợ bị từ chối hoặc bị người khác chê cười hay
không đủ tự tin nên việc học từ vựng bằng cách này không phổ biến (6% luôn sử
dụng, 12% thường xuyên sử dụng, 12% ở mức độ bình thường và có tới 70%
hiếm khi sử dụng).
29
2.5.4. Phƣơng pháp ghi nhớ
Bảng 4: Đánh giá mức độ sử dụng của phương pháp ghi nhớ (Xem phụ lục I)
Mức độ sử dụng
Câu hỏi
Luôn luôn Thường xuyên Bình thường Hiếm khi
2.14 31,3% 23,9% 37,3% 7,5%
2.15 13,4% 38,8% 37,3% 10,4%

2.16 10,4% 43,3% 35,8% 10,4%

Từ bảng trên chúng ta nhận thấy nhóm từ với nhau theo chức năng và chủ
đề là thủ thuật được sinh viên áp dụng khá nhiều với 10,4% luôn luôn sử dụng,
43,3% thường xuyên sử dụng, 35,8% sử dụng ở mức độ bình thường, 10,4%
hiếm khi sử dụng. Hiện nay, có nhiều sách về từ vựng theo chủ điểm và từ vựng
theo chức năng, người học có thể tham khảo chúng để học từ vựng tốt hơn.
Sử dụng tranh ảnh minh họa là thủ thuật cũng được sinh viên khá ưa
chuộng (31,3% luôn luôn sử dụng, 23,9% thường xuyên, 37,3% bình thường và
7,5% hiếm khi sử dụng). Mục đích của việc sử dụng tranh ảnh là để quá trình
học từ vựng không trở nên nhàm chán. Rõ ràng, nhớ nghĩa của từ thông qua hình
ảnh đơn giản hơn qua các định nghĩa. Tuy nhiên, không phải từ nào cũng có thể
minh hoạ bằng hình ảnh. Với những từ trừu tượng, người học cần phải áp dụng
cách học khác.
Theo kết quả điều tra, số lượng sinh viên học từ thông qua những từ có liên
quan tương đối nhiều: 13,4% luôn luôn, 38,8% thường xuyên, 37,3% bình thường và
10,4% hiếm khi sử dụng. Các nhóm từ có thể có liên quan với nhau về nghĩa, chức
năng hay từ loại. Do vậy đây là cách học từ vựng logic và hệ thống.
2.5.5. Phƣơng pháp nhận thức
Bảng 5: Đánh giá mức độ sử dụng của phương pháp nhận thức(Xem
phụ lục I)
Mức độ sử dụng
Câu hỏi
Luôn luôn Thường xuyên Bình thường Hiếm khi
2.17 47,8% 41,8% 9% 1,5%

30
2.18 34,3% 49,3% 11,9% 4,5%
2.19 26,9% 43,3% 26,9% 3%

2.20 20,9% 44,8% 31,3% 3%


2.21 16,4% 31,3% 37,3% 14,9%
2.22 25,4% 34,3% 29,9% 10,4%

Kết quả điều tra cho thấy đọc to nhiều lần để luyện phát âm là thủ thuật
được sinh viên áp dụng thường xuyên nhất trong nhóm các phương pháp nhận
thức (47,8% luôn luôn sử dụng, 41,8% sử dụng thường xuyên, 9% bình thường
và chỉ có 1,5% là hiếm khi sử dụng). Rất nhiều bạn sinh viên cho rằng đây là
cách học vừa giúp họ tăng vốn từ, vừa nâng cao khả năng nói của họ và giúp họ
phát âm chuẩn hơn. Tuy nhiên, để áp dụng được cách học này, người học cần
tránh hiện tượng học vẹt, học chỉ để nhớ ngay lúc đó mà không nhớ lâu dài.
Đọc thầm để nhớ dường như giúp người học khắc sâu từ và nhớ từ lâu
hơn do họ chỉ tập trung vào ghi nhớ từ đó chứ không chú trọng đến cách phát
âm của nó. Để thành công, người học nên đi sâu vào ghi nhớ không chỉ nghĩa
của từ đó mà còn cả các yếu tố khác liên quan đến nó. Số lượng sinh viên sử
dụng cách học này cũng khá cao: 34,3% luôn sử dụng, 49,3% thường xuyên sử
dụng, 11,9% bình thường và 4,5% hiếm khi.
Viết nhiều để nhớ chính tả là thủ thuật có mức độ sử dụng đồng đều với
26,9% sinh viên luôn luôn sử dụng, 43,3% thường xuyên sử dụng, 26,9% bình
thường và 3% hiếm khi sử dụng. Cách học này không những giúp người học
nhớ từ lâu hơn mà còn là cách kiểm tra độ chính xác quá trình ghi nhớ của người
học. Có một mẹo học từ vựng khá hay mà sinh viên có thể áp dụng đó là sử
dụng những từ vừa học để ghép lại thành những câu có ý nghĩa như một lời
chúc, một sự cảm ơn… sau đó viết ra mẩu giấy nhỏ dành tặng bạn bè và người
thân hoặc đặt câu với những từ đã học ấy để khắc sâu từ đó. Với cách học như
vậy, người học vừa nhớ được cách viết của từ, vừa nhớ từ đó lâu hơn.
Quan sát bảng trên chúng ta nhận thấy thủ thuật sử dụng danh mục từ
trong sách giáo khoa cũng được sinh viên thường xuyên áp dụng (20,9% luôn sử
dụng, 44,8% thường xuyên sử dụng, 31,3% bình thường, 3% hiếm khi). Danh
mục từ trong sách giáo khoa rất hữu ích, mục đích của danh mục từ là để người
31
học kiểm tra các thông tin về từ ngay khi gặp khó khăn với chúng, nhưng danh
mục từ trong sách giáo khoa thường hạn chế về số lượng và chỉ đưa ra những từ
mới có liên quan trong nội dung bài học. Vì thế người học cũng không nên quá
dựa dẫm vào danh mục từ có trong sách.
Nghe băng mô tả đồ vật bằng tiếng Anh lả thủ thuật có mức độ sử dụng ít
nhất với 16,4% luôn sử dụng, 31,3% thường xuyên sử dụng, 37,3% bình thường
và 14,9% hiếm khi sử dụng. Từ kết quả trên cho thấy, khả năng nghe hiểu tiếng
Anh của người học còn hạn chế. Để áp dụng được thủ thuật này đòi hỏi sinh
viên phải nghe tốt. Chính vì thế cách học này thường chỉ áp dụng được cho
những sinh viên có khả năng nghe hiểu tiếng Anh.
Thực tế điều tra cho thấy sinh viên học từ vựng bằng cách tạo sổ ghi từ
mới tương đối nhiều (25,4% luôn luôn sử dụng, 34,3% sử dụng thường xuyên,
29,9% bình thường và 10,4% hiếm khi). Sổ ghi từ mới vừ dễ làm, vừa tiện lợi là
một cách học mà sinh viên nên áp dụng.
2.5.6. Một số phƣơng pháp khác
Vì đây là dạng câu hỏi mở nên ý kiến của sinh viên đưa ra rất đa dạng. Đa
số sinh viên đều học từ vựng theo những cách trên, có khoảng 10% - 20% đưa ra
thêm một số cách học khác khá thú vị. Chúng tôi đã tổng hợp lại như sau:
Dựa trên cơ sở kết quả điều tra của câu hỏi 2.23 và những ý kiến chung
của sinh viên, sử dụng phương tiện giải trí bằng tiếng Anh được sinh viên rất ưa
chuộng, sử dụng thường xuyên và phổ biến. Hiện nay, có rất nhiều các phương
tiện giải trí như sách vở, báo chí, phim ảnh… Người học có thể sử dụng những
phương tiện đó để phục vụ cho nhu cầu và việc học tập của mình như: luyện kỹ
năng đọc hiểu và kỹ năng viết của mình qua việc đọc báo, đọc truyện, tạp chí,
sách, các tác phẩm văn học… được viết bằng tiếng Anh. Hay luyện kỹ năng
nghe, nói và cách phát âm bằng cách nghe nhạc nước ngoài và học hát theo các
bài hát đó hoặc xem các bộ phim nước ngoài có phụ đề bằng tiếng Anh. Bên
cạnh đó, các bạn có thể nghe và xem các bản tin tiếng Anh trên radio và trên ti
vi. Qua đó, người học sẽ có thêm rất nhiều thông tin về những lĩnh vực khác
nhau để mở rộng vốn kiến thức chung và cập nhật được các thông tin quốc tế
mới nhất. Để phát huy được hiệu quả của các phương tiện giải trí bằng tiếng
Anh, người học nên kết hợp thêm cách đoán từ và tra từ điển.

32
Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và cuộc sống
số, mạng Internet trở nên phổ biến, được mở rộng toàn cầu và là một phần thiết
yếu không thể thiếu trong cuộc sống. Một cách học rất hay mà các bạn đưa ra là
học tiếng Anh trực tiếp qua mạng Internet. Hiện nay, có rất nhiều khoá học tiếng
Anh và cấp chứng chỉ tiếng Anh trực tuyến qua mạng. Nhiều dạng bài tập cũng
như những bài học, cách học hay, bổ ích được cập nhật thường xuyên và mới
nhất thông qua mạng Internet và có nhiều chuyên gia tiếng Anh tham gia giảng
dạy trực tuyến. Bên cạnh đó, người học có thể tập nói chuyện và giao lưu với
người nước ngoài thông qua việc Chat với họ để nâng cao khả năng giao tiếp và
trình độ tiếng Anh của mình cùng rất nhiều tiện ích khác mà Internet mang lại.
Sử dụng các trò chơi ô chữ sau giờ học và chơi đố từ lúc thời gian rảnh rỗi
là một cách vừa chơi vừa học rất thú vị. Cách này vừa đem lại hiệu quả là giúp
người học nhớ từ một cách nhanh chóng, vừa tạo không khí vui vẻ, giảm căng
thẳng cho người học sau những giờ lên lớp. Tuy nhiên, dựa vào kết quả điều tra
của câu hỏi 2.25 và sự tham khảo ý kiến bạn học thì việc học từ vựng thông qua
các trò chơi vẫn chưa phổ biến với sinh viên.
3% ít ỏi trong tổng số 10% - 20% thường xuyên học từ vựng bằng cách
đọc truyện song ngữ. Đầu tiên người học đọc phần tiếng Anh, cố gắng để hiểu
được cốt truyện sau đó đọc lại bằng tiếng Việt để kiểm tra lại thông tin vừa đọc.
Người học thấy cách học này hiệu quả vì khi không biết nghĩa của một từ nào
đó, ngay lập tức họ có thể tìm nghĩa bên phần tiếng Việt. Hơn nữa, trong một
câu chuyện, có những từ được lặp lại nhiều lần; Như vậy, người học có thể củng
cố lại nghĩa của từ vừa tra để nhớ từ lâu hơn.
Một cách học khác được một số bạn đề cập đến đó là tổ chức các buổi học
nhóm, tham gia các buổi ngoại khoá, cuộc thi tiếng Anh cũng là một cách hay để
người học trao đổi, nâng cao kiến thức, thể hiện tài năng cũng như thử sức mình.
Như vậy, bên cạnh việc người học phải tự trau dồi và bổ sung thêm được vốn từ
vựng của mình họ còn có thêm được sự tự tin, năng động, sáng tạo mà chính bản
thân chưa khám phá ra.
Một cách học thông minh là gọi tên tiếng Anh của những đồ vật xung
quanh hay tên những sản phẩm quảng cáo trên ti vi. Cách học này giúp nhớ từ
lâu vì người học tiếp xúc với những vật dụng đó một cách thường xuyên.
Tóm lại, có rất nhiều cách học từ vựng khác nhau. Tuy nhiên, cách học đó
có hiệu quả hay không là do đánh giá của mỗi người. Để chọn được cách học từ
33
vựng phù hợp nhất, người học cần căn cứ vài mục đích học của mình là để biết
từ hay nhớ từ, nhớ nghĩa của từ hay cách phát âm của từ, học từ để xây dựng
vốn từ hay để giải quyết các bài tập… Ngoài ra, người học cần thường xuyên
tiếp xúc với từ thông qua những bài luyện tập về từ vựng để củng cố vốn từ
vựng của mình.

34
Chƣơng III: Kết luận và một số định hƣớng về phƣơng pháp học
từ vựng tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành
Trong chương này chúng tôi đưa ra một số gợi ý về cách học từ vựng hiệu
quả cho người học tiếng Anh và những hướng nghiên cứu tiếp theo mà đề tài có
thể phát triển trong tương lai.
3.1. Bàn về kết quả nghiên cứu
Các câu hỏi điều tra của chúng tôi được đưa ra dựa trên những tiêu chí
phân loại phương pháp học từ vựng của tác giả Norbert Schmitt. Ông phân loại
các phương pháp học từ vựng dựa trên hai tiêu chí đó là những phương pháp
người học sử dụng để tiếp cận nghĩa của từ trong lần tiếp xúc đầu tiên và những
phương pháp học sử dụng để củng cố lại nghĩa của từ trong những lần tiếp xúc
tiếp theo. Theo đó, phương pháp đoán từ và phương pháp giao tiếp được tác giả
phân loại theo tiêu chí thứ nhất. Các phương pháp còn lại được phân loại thei
tiêu chí thứ hai.
Trước khi điều tra chúng tôi dự đoán rằng đoán từ sẽ là phương pháp
được người học sử dụng nhiều nhất. Dự đoán của chúng tôi hoàn toàn căn cứ
vào đặc điểm cơ bản của nhóm phương pháp này là hỗ trợ cho người học khi họ
phải đương đầu với những từ mới trong khi không có bất cứ nguồn tài liệu nào
trong tay. Hầu hết người học tiếng Anh đều trong tình trạng đó nên chúng tôi
phỏng đoán đến 80% trong tổng số sinh viên được điều tra sẽ lựa chọn nhóm
phương pháp này để khắc phục tình trạng trên.
Tuy nhiên, trái với dự đoán của chúng tôi, phương pháp nhận thức mới là
phương pháp được sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46
trường Cao đẳng Sơn La sử dụng nhiều nhất. Phương pháp này không tập trung
vào vận dụng kỹ năng mà phần lớn nhấn mạnh vào quá trình lặp lại (đọc nhiều,
viết nhiều) và sử dụng những công cụ máy móc (danh mục từ trong sách giáo
khoa, sổ ghi từ mới) để học từ vựng. Về cơ bản, Phương pháp nhận thức chỉ đơn
thuần là cách người học tìm nghĩa và nhớ từ mới. Họ hoàn toàn không khai thác
và sử dụng chúng để luyện tập các kỹ năng thực hành tiếng. Cách học này không
có chiều sâu và không tạo được sự tiến bộ cho người học. Đa số sinh viên lựa
chọn phương pháp này là vì nó khá quen thuộc và đơn giản.
Một điều đáng chú ý là phương pháp giao tiếp được nhiều người đánh giá
là hiệu quả cũng được sử dụng với tần suất khá cao. Phương pháp này không

35
những giúp người học bổ sung được vốn từ của mình mà còn giúp họ mở rộng
thêm các mối quan hệ xung quanh. Hơn nữa, học từ vựng theo cách này khiến
người học nhớ từ lâu hơn. Tuy nhiên, thực tế về môi trường học của sinh viên
chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La cho
thấy họ ít có môi trường giao tiếp để có thể phát triển năng lực giao tiếp của
mình. Thêm vào đó, người học vẫn chưa thực sự tự tin vào khả năng nói của họ,
vẫn còn e dè, sợ sệt khi hỏi đáp với giáo viên và nói chuyện với người nước
ngoài. Điều này chứng tỏ không phải bất kì phương pháp nào được xem là hiệu
quả cũng là phương pháp phổ biến nhất. Thực tế chứng minh rằng, người học
lựa chọn phương pháp học theo điều kiện, môi trường và phong cách học của
mình chứ không căn cứ vào mức độ hiệu quả của mỗi phương pháp.
Kết quả điều tra cho thấy mức độ sử dụng của người học với mỗi phương
pháp là khác nhau. Kết quả này phần lớn đã giải quyết được các yêu cầu trong
các câu hỏi điều tra mà chúng tôi đưa ra.
3.2. Một số biện pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên
chuyên ngành tiếng Anh
Muốn giỏi tiếng Anh, điều kiện bắt buộc đầu tiên là người học phải giàu
vốn từ vựng. Từ vựng được xem là hiệu quả theo trang web http//:
Hocngoaingu.com.vn. Sở dĩ nó hiệu quả là vì nó có thể phù hợp với một phong
cách học, một điều kiện học hay một thói quen học bất kì nào đó.
Muốn giỏi từ vựng phải biết cách tổ chức học từ vựng. Từ vựng được chia
làm hai loại: từ nội dung và từ chức năng.
Từ nội dung là những từ chỉ:
+ Đồ vật
+ Sự vật
+ Hành động
+ Tính chất, trạng thái hay còn gọi là động từ, danh từ, tính từ, trạng từ.
Ví dụ: house, cat, dog, beautiful, ugly, sad, poor, cheap…
Từ chức năng là loại từ có nhiệm vụ liên kết các từ “nội dung” để trở
thành câu có nghĩa.
Ví dụ:
+ Trợ từ: have, be, do, may, can…

36
+ Giới từ: by, from, at, in, into…
+ Liên từ: that, which, if, because…
+ Nghi vấn từ: who, that, when, how…
+ Đại từ: I, you, he, she…
+ Phiếm từ: là loại từ không chỉ định về một sự vật hay sự việc nào cụ thể
(ví dụ: anybody, nobody, each, both, some…).
Muốn học từ vựng cho nhanh thuộc và dễ nhớ, người học phải học từ nội
dung riêng. Còn từ chức năng học theo mẫu câu.
Phƣơng pháp học từ
Học từ nội dung:
Viết khoảng 10 từ hay nhiều hơn nữa tuỳ theo khả năng tiếp thu của người
học vào một mảnh giấy:
- Mỗi lần học 5 từ, và bắt đầu học từng từ một.
- Lưu ý giọng đọc, dấu nhấn và trọng âm cho đúng. Đọc lớn giọng sau khi
đọc xong một từ nên viết ngay từ ấy lên bảng, rồi tiếp tục đọc từ khác.
Nhớ là đọc và viết kết hợp với nhau. Cứ thế đọc và viết một lúc 5 từ. Sau
đó cứ đọc đi đọc lại 5 hay 10 lần như vậy, cho đến lúc thấy mình đã thuộc kỹ 5
từ ấy mới chuyển sang 5 từ khác.
Sau khi đã thuộc kỹ các từ vựng trong buổi học, người học nên ôn lại một
lần cuối bằng cách đọc và viết hết các từ vựng lên bảng. Bằng cách này, sẽ giúp
họ khắc sâu hơn trước khi chấm dứt buổi học, gấp mảnh giấy có ghi các từ vựng
vào túi. Người học sẽ phải dùng đến nó vào những lúc cần ôn nhẩm đi nhẩm lại
các từ vựng đã học qua. Như vậy dù đi đâu hay làm việc gì, người học cũng có
thể mở mảnh giấy ra xem khi bạn ôn bài.
Một câu hỏi đặt ra là: “ Tại sao không chỉ đọc mà lại phải viết mỗi khi học
ngoại ngữ?”
Bằng cách viết, giúp người học dễ khắc sâu từ ngữ hơn. Cũng vì vậy, ta
kết hợp đọc và viết trong môn học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng,
chỉ nhằm mục đích giúp chúng ta nói và viết chính xác. Nhất là để giúp chúng ta
có kỹ năng viết đúng chỉnh tả Anh ngữ.

37
Làm sao để nhớ từ vựng lâu hơn?
Phải biết kết hợp các nhóm từ, để từ lưu lại trong óc.
Kết hợp danh từ, động từ, tính từ trong cùng một sự kiện. Chỉ cần ta nhớ
một từ ta sẽ nhớ một chuỗi từ.
Kết hợp theo bộ phận của một sự vật hay sự kiện, hiện tượng nào đó.
Ví dụ: Khi viết ra từ: nose (cái mũi), ta phải liên hệ ngay tới các bộ phận
trên mặt ta để nhớ ra một từ loại từ ở phần đầu đó là: hair (tóc), forehead (mặt
trước của đầu, trán), eye (mắt), ear (tai), mouth (miệng), throat (cổ họng), face
(khuôn mặt).
Kết hợp bộ phận của một hiện tượng.
Ví dụ:
Rain (mưa) là phải nghĩ ngay đến (gió) wind.
Cũng vậy, khi nghĩ về mặt trời (sun) là phải nghĩ ngay đến mặt trăng
(moon) và sao (star).
Kết hợp từ trái nghĩa.
Ví dụ:
Black (đen) >< White (trắng)
Hot >< Cold (lạnh)
Nhiều người học ngoại ngữ, nhưng không nắm được mục đích, phương
pháp học. Nên một số học viên đâm ra nản chí, bỏ cuộc.
Chúng ta thường vấp phải cách học ôm đồm, chỉ biết cắm cúi đi tìm đủ
loại sách tiếng Anh, rồi cắm cúi tra từ điển để dịch sang tiếng Việt. Sau thời gian
sự tiến bộ không nhiều đến lúc gặp người nước ngoài thì ấp úng, không sao giao
thiệp được và vì thế đâm ra nản chí.
Phải học theo trình tự như thế thì trong quá trình học tiếng Anh mới hiểu
nhanh và nhớ lâu được.
3.3. Một số gợi ý cho những hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài này đã chứng minh được rằng phương pháp học có vai trò rất quan
trọng đối với việc học từ vựng của sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm
tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La nói riêng cũng như người học tiếng

38
Anh nói chung. Để lựa chọn được phương pháp học phù hợp, người học cần căn
cứ vào mục đích, hứng thú và khả năng học của mình.
Tuy nhiên, để người học có thể lựa chọn được những phương pháp học
hiệu quả nhất thì một yếu tố cần quan tâm là những ưu điểm và nhược điểm của
từng phương pháp học từ vựng trên. Người này có thể thích sử dụng phương
pháp đoán từ và thấy nó hiệu quả nhưng người khác lại không. Điều đó xuất
phát từ những đánh giá chủ quan của mỗi người. Do vậy, những nghiên cứu tiếp
theo trong lĩnh vực này có thể tập trung vào phân tích ưu điểm và nhược điểm
của từng phương pháp học nói trên để từ đó sinh viên căn cứ đánh giá và lựa
chọn phương pháp học từ vựng hiệu quả cho riêng mình.
Trong đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên khách thể là sinh
viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La.
Những nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu trên các đối tượng khác như:
người mới bắt đầu học tiếng Anh, sinh viên không chuyên, học sinh phổ
thông…
3.4. Kết luận
Học từ vựng không dễ nhưng học từ vựng như thế nào mới là điều đáng
quan tâm. Phương pháp học có vai trò đặc biệt quan trọng trong học ngoại ngữ
bởi vì nó là những công cụ trợ giúp đắc lực cho việc phát triển năng lực giao tiếp
của người học. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học hiệu quả đã được đưa ra
cho người học áp dụng. Các nhà phương pháp vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để
tìm ra những phương pháp học từ vựng mới.
Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh nói riêng và người học từ vựng nói
chung có rất nhiều cơ hội thử nghiệm những phương pháp học từ vựng khác
nhau. Mỗi phương pháp có mục đích và những ưu điểm riêng. Lựa chọn được
phương pháp vừa phù hợp với khả năng của người học, vừa đem lại hiệu quả
cao nhất là một yếu tố vô cùng cần thiết với người học tiếng Anh.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hoàn toàn dựa trên những nghiên
cứu trước đó của tác giả Norbert Schmitt để làm cơ sở lý luận cho nội dung
nghiên cứu chính của chúng tôi về phương pháp học từ vựng của sinh viên
chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La.
Chúng tôi hy vọng đây không đơn thuần chỉ là nghiên cứu mà sẽ là những
phương pháp học từ vựng hiệu quả nhất cho người học tiếng Anh.

39
Qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng một người học
tiếng Anh thành công là người biết vận dụng khéo léo những phương pháp học
phù hợp với mục đích và phong cách học của mình. Điều quan trọng là phải phát
huy được tối đa tác dụng của những phương pháp đó để đạt được những tiến bộ
trong quá trình học từ vựng nói riêng và học tiếng Anh nói chung.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ur, Penny (1996), A course in Language Teaching, Cambridge: Cambridge


University Press.
2. Pyles,T & Algeo, J (1979), English – An Introduction to Language, New
York: Harcourt, Brace.
3. Ellis, R (1997), Second Language Acquisition, Oxford: OUP.
4. Nation, I.S.P (1990), Teaching and Learning Vocabulary, New York:
Newbury House Publisher.
5. Nunan, D (1990), Second Language Teaching and Learning, Boston: Heinle
and Heinle Publisher.
6. Oxford, R (1990), Language Learning Stratergies, Boston: Heinle and Heinle
Publisher.
7. Spolsky, B (1989), Conditions for Second Language Learning, Oxford: OUP.
8. Rubin, J and Thompson, I (1994), How to be a more successful Language
Learner, Boston: Heinle and Heinle Publisher.
9. Schmitt, N (1997), Vocabulary Learning Stratergies, Cambridge: Cambridge
University Press.
10. Stoffer, I (1995), University Foreign language student’ choice of vocabulary
learning stratergies as related to individual different variables, Unublished
doctoral dissertation, University of Alabama, Alabama.
11. Wilskins, D (1972), Linguistics in Language Teaching, London: Edward
Arudd.
12. Rivers, W.M (1983), Comunicating Naturally in a second language,
Cambridge: Cambridge University Press.
13. Phan Hà (2003), Bí quyết học từ vựng tiếng Anh, nxb Giáo dục.

41
PHỤ LỤC I

PHIẾU ĐIỀU TRA PHƢƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG CỦA


SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TIẾNG
ANH K46 TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Mục đích của những câu hỏi dưới đây là để tìm ra được những phương
pháp học từ vựng chủ yếu của sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng
Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La. Câu trả lời của các bạn sẽ được chúng tôi
nghiên cứu và là nguồn đóng góp rất có giá trị cho đề tài. Chúng tôi đánh giá cao
sự giúp đỡ cũng như những câu trả lời thành thật và chính xác của các bạn.
Bạn hãy khoanh tròn vào phương án phù hợp nhất với bạn.

Câu hỏi 1: Đánh giá của bạn về vai trò của từ vựng trong học ngoại ngữ?

a. Rất quan trọng

b. Quan trọng

c. Bình thường

d. Không quan trọng

Câu hỏi 2: Bạn thƣờng sử dụng phƣơng pháp học từ vựng nào dƣới đây?

Phương pháp Mức độ sử dụng

2.1. Đoán từ dựa vào từ loại a b c d

2.2. Đoán từ dựa vào gốc từ a b c d

2.3. Đoán từ dựa vào phụ tố a b c d

2.4. Đoán từ dựa vào từ cùng gốc a b c d

2.5. Đoán từ dựa vào ngữ cảnh a b c d

2.6. Tra từ điển a b c d

2.7. Thiết kế danh mục từ theo chủ điểm a b c d

42
2.8. Thiết kế danh mục từ theo từ đồng nghĩa, trái nghĩa a b c d

2.9. Thiết kế danh mục từ theo từ loại a b c d

2.10. Sử dụng thẻ từ a b c d

2.11. Hỏi trực tiếp giáo viên a b c d

2.12. Hỏi bạn bè a b c d

2.13. Giao tiếp với người nước ngoài a b c d

2.14. Sử dụng tranh ảnh minh hoạ a b c d

2.15. Liên hệ từ cần học với những từ có liên quan a b c d

2.16. nhóm các từ với nhau theo chức năng và chủ đề a b c d

2.17. Đọc to nhiều lần để luyện phát âm a b c d

2.18. Đọc thầm để nhớ a b c d

2.19. Viết nhiều để nhớ chính tả a b c d

2.20. Sử dụng danh mục từ trong sách giáo khoa a b c d

2.21. Nghe băng mô tả đồ vật bằng tiếng Anh a b c d

2.22. Tạo sổ ghi từ a b c d

2.23. Sử dụng các phương tiện giao tiếp bằng tiếng Anh a b c d

2.24. Bỏ qua các từ mới a b c d

2.25. Thường xuyên kiểm tra vốn từ vựng bằng trò chơi
a b c d
ô chữ

Lưu ý: Mức độ sử dụng:

a. Luôn luôn

b. Thường xuyên

c. Bình thường

d. Hiếm khi

43
Câu hỏi 3: Bạn có cách học nào khác ngoài các cách trên? Tại sao bạn
sử dụng cách đó?

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!

44
PHỤ LỤC II
BẢNG GỐC TỪ ( THEO CUỐN BÍ QUYẾT HỌC TỪ VỰNG
TIẾNG ANH DO TÁC GIẢ PHAN HÀ CHỦ BIÊN )
Gốc từ Nghĩa Ví dụ
agr cánh đồng, nông trại Agriculture: nông nghiệp
anthro con người Anthropoid: dạng người
aqua nước Aquatic: sống dưới nước
astro ngôi sao Astronomy: thiên văn học
aud nghe Audience: thính giả
biblio sách Bibliography: thư mục
bio cuộc sống Biology: sinh vật học
cap, capt, cip cầm, nắm, giữ, đưa Capture: bắt giữ
ced, cess, cede Đi, chuyển động về phía Procedure: tiến trình
trước
cep, cept, ceive cầm, nắm, giữ, cho, Reception: sự tiếp nhận
nhận
chron thời gian Chronology: bảng niên đại
cid giết Suicide: tự tử
clud, clus Đóng, tắt, khép Conclude: kết luận
cosmo thế giới Cosmopolitant: người theo chủ
nghĩa thế giới
crat sức mạnh Autocrat: người độc tài
cred sự thật, tin tưởng Credit: tin tưởng, tín nhiệm
cur, curr chạy Incurable: không thể chữa chạy
được
Demo người Democrat: người theo chủ nghĩa dân
chủ
Dict nói Diction: cách phát âm
duct, duc dẫn, hướng dẫn, dẫn đầu Induce: dẫn tới hành động nào đó
fact, fac làm, tạo ra Manufacture: sản xuất
fec, fect làm, tạo ra Effect: làm ảnh hưởng
fic, fict làm, tạo ra Fiction: điều hư cấu
fund, fus đổ, rót, tuôn ra Refund: trả lại, bồi thường

45
gen, gener sinh ra, nòi giống Regenerate: làm cho hồi sinh
Geo đất, mặt đất Geography: địa lý
Glot lưỡi Glottal: thanh hầu
Gram viết Grammar: ngữ pháp
Graph viết, soạn ra Paragraph: đoạn văn
gress, grad đi, bước đi Progress: quá trình
Hydra nước Hydrant: vòi rồng
lect, leg lựa chọn Elect: được lựa chọn
Min nhỏ nhất, ít hơn Minimize: tối thiểu hoá
Nom tên Nominal: thuộc tên
Phone âm thanh, giọng nói Telephone: điện thoại
reg, rect quy luật, mức độ Direct: trực tiếp
Scop xem, nhìn Telescope: kính thiên văn
tang, tact sờ vào, chạm vào Tangible: hữu hình
Voca gọi Invocation: sự kêu gọi

46
PHỤ LỤC III
BẢNG TIỀN TỐ, HẬU TỐ
Verb Noun
Improve (cải tiến) Improvement (sự cải tiến)
Govern (cầm quyền) Government (sự cầm quyền)
Elect (lựa chọn) Election (sự lựa chọn)

Adj Noun
Happy (hạnh phúc) Happiness (sự hạnh phúc)
Shy (xấu hổ) Shyness (sự xấu hổ)
Sad (buồn) Sadness (sự buồn chán)

Noun Adj
Month (tháng) Monthly (hàng tháng)
Person (người) Personal (cá nhân)
Nation (quốc gia) National (thuộc quốc gia)

47
PHỤ LỤC IV
BẢNG TIỀN TỐ CỦA DANH TỪ
Tiền tố Nghĩa Ví dụ
after sau, muộn Afternoon: buổi chiều
bi hai, đôi Bilingual: song ngữ
con cùng với Connection: sự kết hợp
dis phủ định (không) Disagreement: không đồng ý
fore trước, sớm Foreleg: chân trước
homo đồng, cùng Homosexual: người đồng tính
in phủ định (không) Incapacity: không có khả năng
giữa, từ một cái này sang cái Internation: quốc tế
inter
khác
mini bé, nhỏ, ít Minibus: xe buýt nhỏ
mis sai, nhầm Mispronunciation: phát âm sai
mono đơn, một Monolingual: đơn ngữ
non phủ định (không) Nonpayment: không hoàn trả lại
tách, cách xa Outlook: người sống ngoài vòng
out
pháp luật
nhiều hơn, phía ngoài Overcrowding: tình trạng quá đông
over
người
poly nhiều, rất nhiều Polygamy: chế độ nhiều vợ
post đằng sau, sau Posterity: đời sau
pre trước, đằng trước Prepayment: sự trả trước
re lại Redecoration: sự trang hoàng lại
Semi một nửa, một phần Semicircle: một nửa vòng tròn
Sub dưới, bên dưới Subway: đường hầm
Super quá, trên Supermarket: siêu thị
Tele khoảng cách Television: truyền hình
Un phủ định (không) Untruth: không thật
under thấp, dưới Underbelly: bụng dưới
Uni một, đơn lẻ, đồng nhất Uniform: đồng phục
Up cao hơn Upstair: cầu thang trên
Vice người thay thế Vicepresident: phó thủ tướng

48
PHỤ LỤC V
BẢNG HẬU TỐ CỦA DANH TỪ
Hậu tố Nghĩa Ví dụ
Age hành động Marriage: kết hôn
ance, enc biểu diễn Performance: sự trình diễn
ancy, ency lưỡng lự Hesitancy: sự lưỡng lự
ant, ent chỉ người hoặc sự vật Participant: người tham gia
ary, ory chỉ người, nơi chốn Secretary: thư kí
ery, ry nghiên cứu về lĩnh vực nào đó Chemistry: hoá học
Dom lãnh địa, lãnh thổ Kingdom: cung điện
Ee chỉ người Employee: người làm thuê
Ess chỉ giới nữ Actress: nữ diễn viên
Hood giai đoạn Childhood: thời thơ ấu
Ian chỉ người Musician: nhạc sĩ
Ics khoa học Mathematics: toán học
ion, ation hành động, trạng thái Invention: phát minh
sion, tion sự thành lập Organization: sự thành lập
Ism quan điểm, học thuyết, chủ Idealism: chủ nghĩa lí tưởng
nghĩa
Ist chỉ người, người được tin Realist: người theo chủ nghĩa
tưởng hiện thực
Ity chất lượng Rapidity: sự nhanh chóng
Ment hành động Movement: sự chuyển động
Ness tình trạng, trạng thái Sickness: sự ốm đau
Or chỉ người Inventor: nhà phát minh

49
PHỤ LỤC VI
BẢNG HẬU TỐ CỦA TÍNH TỪ
Hậu tố Nghĩa Ví dụ
able, ible có thể, khả năng Visible: có thể nhìn thấy
Al thuộc về, tương tự Musical: thuộc về âm nhạc
Ed bị ảnh hưởng, được bao quanh Clothed: được cung cấp quần áo
En làm từ Silken: làm từ lụa
Ful đầy cái gì, có Useful: có ích
Ic có tính, thuộc về Heroic: có tính anh hùng
Ish hơi, giống, thuộc về Childish: hơi trẻ con
Ive thuộc về, có tính Active: chủ động
Less không, thiếu Careless: bất cẩn
Like mang phẩm chất của Manlike: giống người
Ly phẩm chất Manly: đàn ông, phong độ
Ous có tính, thuộc về Ambitious: tham vọng
Ward phong cách, vị trí Foreward: thẳng về phía trước

50
PHỤ LỤC VII
BẢNG HẬU TỐ CỦA TRẠNG TỪ
Hậu tố Nghĩa Ví dụ
Ly mang một phong cách nào đó Strangely: kì lạ
Ward(s) hướng chuyển động Homeward: thẳng nhà
Vise phong cách, phong thái Bên cạnh

51
PHỤ LỤC VIII
BẢNG HẬU TỐ CỦA ĐỘNG TỪ
Hậu tố Nghĩa Ví dụ
En tạo ra, trở nên Widen: mở rộng
ify, ize gây ra, tạo nên Beautify: làm đẹp

52
PHỤ LỤC IX
DANH MỤC TỪ LIỆT KÊ THEO CÁCH THÔNG THƢỜNG
The family (gia đình)

Grandparent: ông bà Aunt: cô, thím


Parent: bố mẹ Niece: cháu gái
Children: con cái Nephew: cháu trai

53
PHỤ LỤC X
DANH MỤC TỪ LIỆT KÊ THEO BIỂU ĐỒ HÌNH CÂY
System of human body ( Các hệ thống trong cơ thể )

System of digestion system of nerve


(hệ tiêu hoá) (hệ thần kinh)

Stomach plorus cerebrum cortex


(bao tử) (môn vị) (đại não) (vỏ
não)
Chỗ trống dùng để điền thêm từ mới vào biểu đồ.

54
PHỤ LỤC XI
DANH MỤC TỪ LIỆT KÊ THEO DẠNG HÌNH BÓNG

stick Pencil case

eraser pencil

Stationary

staple
pen

feit staple
r

Các bóng còn trống dùng để thêm từ mới vào trong hệ thống.

55
PHỤ LỤC XII
DANH MỤC TỪ LIỆT KÊ THEO TỪ ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHIÃ
Cách 1:
Synonym (từ đồng
Meaning (nghĩa) Examples (ví dụ)
nghĩa)
cadge xin cadge a cigarette: xin một điếu
thuốc
beg xin xỏ beginning for chance: xin một sự
thay đổi
bum hỏi xin bum a drink: xin ly rưọu
mooch ăn xin mooching money off from sb: van
xin tiền của ai

Cách 2:
Beautiful (xinh đẹp) > < ugly (xấu xí)
Selfish (ích kỷ) > < generous (rộng lượng)
Happy (hạnh phúc) > < sad (buồn)
Tall (cao) > < short (thấp)

56
PHỤ LỤC XIII
DANH MỤC TỪ LIỆT KÊ THEO TỪ LOẠI
Verb Noun Adjective Adverb
calculate (tính toán) calculation calculable calculably
construct (xây dựng) construction constructive constructively
expect (mong đợi) expectation expectative expectatively
disappoint (thất vọng) disappointment disappointed disappointely

57
PHỤ LỤC XIV
THẺ TỪ
Ví dụ:

Star /sta:(r)/<n>
Starless /sta:l∂s/<adj>
Eg: There are no star out
tonight.

MẶT TRƢỚC MẶT SAU

58
PHỤ LỤC XV
SỬ DỤNG TRANH ẢNH HỌC TỪ VỰNG
Ví dụ:

moon: mặt trăng cloud: mây

heart: trái tim computer:máy tính

59

You might also like