You are on page 1of 12

DANH SÁCH NHÓM 1

ST Thành viên Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành


T
1 Ngô Gia Hân - Đề xuất tên đề tài 100%
47.01.601.011 - Đề xuất đề cương
(Nhóm trưởng) - Viết phần lý do chọn đề tài
- Viết phần phương pháp
nghiên cứu
- Tổng hợp, chỉnh sửa các
phần trong đề cương
2 Tô Quốc Nam - Góp ý đề cương 100%
47.01.601.076 - Viết phần lịch sử nghiên
cứu vấn đề
3 Nguyễn Thị Cúc -Góp ý đề cương 100%
47.01.601.042 - Bổ sung, hoàn thiện phần
lý do chọn đề tài
4 Lâm Thị Thảo Vân - Góp ý đề cương 100%
47.01.601.107 - Viết phần lịch sử nghiên
cứu vấn đề
5 Trần Thị Hằng - Góp ý đề cương 100%
47.01.601.053 - Làm rubric chấm đề cương
6 Trần Quang Sáng - Góp ý đề cương 100%
47.01.601.090 - Làm rubric chấm đề cương
7 Nguyễn Hoài Trâm - Góp ý đề cương 100%
47.01.601.095 - Viết phần lịch sử nghiên
cứu vấn đề
8 Phạm Nguyễn Dung - Góp ý đề cương 100%
Huyền - Viết phần lịch sử nghiên
47.01.601.062 cứu vấn đề
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI TẬP NHẬT KÝ ĐỌC SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINH LỚP 11

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thứ nhất, chương trình Ngữ văn 2018 định hướng dạy học nhằm phát triển
năng lực, phẩm chất cho HS. Như vậy, việc tiếp cận những phương pháp dạy học hiện
đại rất cần thiết. Cụ thể, mục tiêu của việc đổi mới CT đã đặt ra yêu cầu mới về việc
cập nhật lý thuyết dạy học hiện đại nói chung và mô hình dạy đọc nói riêng trong việc
dạy học đọc hiểu. Mô hình CLB sách là mô hình tiềm năng nhằm đáp ứng những yêu
cầu trong chương trình Ngữ Văn 2018 về kỹ năng đọc và những kỹ năng ngôn ngữ, tư
duy, sáng tạo và phân tích.
Thứ hai, mô hình câu lạc bộ sách là một phương pháp giáo dục nâng cao khả
năng đọc hiểu và sự thích thú của học sinh đối với việc đọc. Mô hình này tạo ra một
môi trường thuận lợi để học sinh thảo luận, phân tích và chia sẻ ý kiến về các tác
phẩm nói chung và truyện ngắn nói riêng. Đặc biệt, nó khuyến khích học sinh sáng
tạo. Trong quá trình triển khai mô hình này, việc thiết kế ra các bài tập mang tính phân
hóa và tương tác là vô cùng quan trọng để khuyến khích sự tường tận và đa chiều của
HS trong việc đọc hiểu truyện ngắn. Các dạng bài tập đồng thời là công cụ giảng dạy
hiệu quả cho giáo viên cũng như người hướng dẫn để dạy học đọc hiểu truyện ngắn
trong câu lạc bộ sách.
Thứ ba, việc triển khai mô hình dạy đọc nói chung và mô hình câu lạc bộ sách
trong dạy học đọc hiểu trong trường phổ thông nói riêng còn gặp một số bất cập. Mặc
dù việc lựa chọn và xây dựng bài tập mẫu đã có căn cứ khoa học, hợp lý và phù hợp
với mục tiêu và nội dung giáo dục của chương trình Ngữ văn 2018, nhưng chưa được
đề cập và ứng dụng vào một thể loại cụ thể. Đồng thời, việc thiết kế một số bài tập
cho mô hình CLB sách phức tạp và mất nhiều thời gian.
Thứ tư, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về việc vận dụng mô hình CLB sách
vào dạy đọc, nhưng vấn đề đề xuất một số bài tập mẫu cho mô hình câu lạc bộ sách
trong dạy học một thể loại nói chung, đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 nói riêng
vẫn còn nhiều khoảng trống cả về thành tựu nghiên cứu lẫn thực nghiệm.
Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn và tiến hành thực hiện đề tài
“Đề xuất một số bài tập cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu truyện
ngắn hiện đại lớp 11 theo CT Ngữ văn 2018”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


2.1. Nghiên cứu về hoạt động dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại theo CT NV
2018.
2.1.1. Nghiên cứu về hoạt động dạy học đọc hiểu theo CT NV 2018:
Ở Việt Nam, quan niệm về đọc hiểu được vận dụng trước hết vào lĩnh vực dạy học
tác phẩm văn học để khắc phục những hạn chế của phương pháp thuyết trình nói
chung và phương pháp giảng văn truyền thống nói riêng. Nhiều công trình đã xác định
cụ thể cấp độ, mô hình, thủ thuật, nguyên lý dạy học đọc hiểu Ngữ văn phù hợp với
nhà trường Việt Nam.
Khoảng hai thập niên trở lại đây, các vấn đề về đọc hiểu bắt đầu được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Các nhà nghiên cứu tâm huyết như Trần Đình Sử, Nguyễn
Thanh Hùng, Lê Phương Nga, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Vân và
Dương Thị Hồng Hiếu… và nhiều tác giả khác đã hình thành và phát triển những vấn
đề lý thuyết cơ bản về đọc hiểu ở Việt Nam. Từ năm 2000, thuật ngữ này đã xuất hiện
trong sách giáo khoa phổ thông nhằm khẳng định vững chắc hơn vai trò của đọc hiểu.
Nền giáo dục Việt Nam những năm trở lại đây đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc
hơn đối với dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường, coi đó là một trong những
phương pháp dạy học quan trọng mà giáo viên cần phải nắm vững. Chẳng hạn như
trong công trình Kỹ năng đọc hiểu văn của GS.TS Nguyễn Thanh Hùng, tác giả đã
nhấn mạnh đọc - hiểu là vấn đề cơ bản trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học Ngữ Văn như sau: “Đọc hiểu được thực hiện bởi năng lực và tố chất từng người
nhưng muốn đạt tới sự hiểu biết thoả đáng đều cần phải học hỏi và thể nghiệm lâu
dài;… Ngày nay cần phải xem đọc hiểu là một bộ phận có ý nghĩa và tác dụng đào
tạo văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học môn Ngữ Văn”. Với nền tảng đó, tác
giả Phạm Thị Thu Hương trong cuốn sách tham khảo Đọc hiểu và chiến thuật đọc
hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông đã đề xuất những chiến thuật với mục đích
tạo hứng thú và hiệu quả trong quá trình dạy học đọc hiểu cho học sinh. Hướng nghiên
cứu trên cũng thể hiện sự đồng tình đối với công trình của GS. Phan Trọng Luận -
người được xem là tiên phong, đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu phương pháp dạy
học. Nhìn chung, các nghiên cứu ở Việt Nam đều hướng tới việc giải quyết những vấn
đề liên quan tới dạy học đọc hiểu cơ bản, đều đi tới hướng kết luận rõ ràng cho
phương pháp dạy học này.
Tiếp cận những công trình trên, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của dạy học đọc
hiểu đối với việc đọc hiểu nói riêng và trong quá trình học tập Ngữ Văn nói chung. Vì
thế, để đáp ứng được mục tiêu của chương trình 2018, cần có những nghiên cứu và kết
luận rõ ràng về dạy học đọc hiểu, nhằm hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong quá
trình học tập.

2.1.2. Nghiên cứu về hoạt động dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại theo CT
NV 2018.
Trong các nghiên cứu của quan điểm dạy học nội dung, các phương pháp dạy
học của bộ môn Ngữ Văn nói chung cũng như dạy học đọc hiểu truyện ngắn nói riêng
đều xoay quanh tác phẩm văn học. Chẳng hạn, trong công trình Giảng văn ở trường
Phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng) (1995) của Nguyễn Đức Ân, các phương
pháp mà tác giả này đề ra trong dạy học tác phẩm văn chương là “đọc diễn cảm, so
sánh trong phân tích văn học, phân tích nêu vấn đề, gợi mở, giảng bình…” [tr.154].
Có thể thấy, quan điểm dạy học trên với các phương pháp hầu như xoay quanh nội
dung của tác phẩm văn học và các vấn đề mở rộng ra từ nội dung ấy. Vì thế, người
giáo viên, lúc này đóng vai trò chủ đạo trong dạy và học, phải nắm vững và truyền đạt
các tri thức (về văn học sử, làm văn và lí luận văn học) của từng tác phẩm đến học
sinh. Như vậy, việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại theo quan điểm trước kia
hướng đến việc tìm hiểu và bình xét nội dung của các văn bản cụ thể bằng hoạt động
truyền đạt tri thức của người giáo viên.
Việc nghiên cứu về dạy học đọc hiểu dần được phát triển thành một hệ thống
có tính khoa học hơn. Dạy học đọc hiểu gắn với quá trình đọc đòi hỏi tính chủ động và
sáng tạo của học sinh, quá trình đó gắn bó rất chặt chẽ với đặc trưng loại thể của văn
bản và đòi hỏi một hệ thống phương pháp phù hợp (Nguyễn Trọng Hoàn (2002),
Nguyễn Thành Bình (2013), Nguyễn Thị Hồng Nam & Dương Thị Hồng Hiếu (2023)
…). Theo đó, việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại cũng được định hướng rõ
ràng là “hướng dẫn học sinh đọc theo loại thể”, “theo các giai đoạn trong quá trình
đọc”, “yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các
tình huống trong học tập và trong cuộc sống” [Nguyễn Thị Thu Hường & Lê Thị Bích
Hảo, 2021].
Có thể thấy, việc nghiên cứu phương pháp dạy học đọc hiểu hướng đến đối
tượng cụ thể là truyện ngắn hiện đại chưa được tiến triển nhiều. Hầu hết các công
trình thường hướng đến việc dạy học môn Ngữ Văn hoặc dạy học đọc hiểu nói chung,
từ đó liên hệ đến dạy học đọc hiểu các tác phẩm truyện ngắn hiện đại.

2.2. Nghiên cứu về mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn
hiện đại theo CT NV 2018.
2.2.1. Nghiên cứu về mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu theo CT NV
2018
Mô hình CLB sách trong dạy học đọc hiểu VB là một hình thức dạy học phù
hợp với phương pháp Dạy học hợp tác và phù hợp với mục tiêu dạy học theo hướng
phát triển năng lực của Chương trình giáo dục 2018. Theo Tài liệu hướng dẫn bồi
dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán, ở phần Module 2 đã nghiên cứu về mô hình CLB
sách trong dạy học đọc hiểu VB như sau: “CLB sách cũng là hình thức chuyên dùng
trong dạy đọc VB, đặc biệt phù hợp với các lớp HS có trình độ khá, giỏi; trong đó, HS
được chọn VB để đọc, sau đó thực hiện các bài tập nhật kí đọc sách.” Việc vận dụng
mô hình CLB sách trong dạy học đọc hiểu VB đã đáp ứng YCCĐ về phẩm chất chăm
chỉ cho HS qua các mục tiêu: Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết;
Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết; Có ý thức
vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn
tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày. Để thực hiện được các mục tiêu trên,
trong phần Module 2 đã đề cập một số bài tập nhật kí đọc sách được coi là phổ biến để
đánh giá mức độ đạt được của YCCĐ như: vẽ một hình ảnh về VB đã đọc; miêu tả kĩ
hơn về một nhân vật nào đó theo quan điểm cá nhân; tìm từ hay, từ mới trong VB,...
Trong bài báo Sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn, Vũ Thị Dung (Trường THPT
n Thi - Hưng Yên) đã đề xuất đổi mới phương pháp dạy học để thu hút học sinh như
sau: “Để hoạt động đọc trở thành phong trào, giáo viên có thể gây dựng các nhóm/câu
lạc bộ đọc sách, yêu sách. Đây sẽ là nơi để các em trao đổi, thảo luận với nhau về
những vấn đề mình quan tâm trong quá trình đọc.”
Những nghiên cứu trên đã đề cập đến việc áp dụng mô hình CLB sách vào dạy
học đọc hiểu VB thế nhưng lại chưa có những bài tập phong phú, đa dạng. Vì thế cần
có những nghiên cứu và hệ thống bài tập phù hợp để hỗ trợ đánh giá mức đạt được
mục tiêu, YCCĐ của chương trình giáo dục 2018.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Đề xuất một số bài tập mẫu cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo CT Ngữ văn 2018.

4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Bài tập cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo CT Ngữ văn 2018.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc xây dựng bài tập mẫu
cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo
CT Ngữ văn 2018.
+ Đánh giá thực trạng lựa chọn và sử dụng bài tập mẫu cho mô hình câu lạc bộ sách
trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo CT Ngữ văn 2018 cũng như
thực trạng nhận thức của người dạy về bài tập mẫu, HĐ đọc hiểu, HĐ dạy học đọc
hiểu. Từ đó, đưa ra nội dung dự kiến tác động vào thực trạng lựa chọn và sử dụng một
số bài tập mẫu cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện
đại lớp 11 theo CT Ngữ văn 2018.
+ Đề xuất một số bài tập mẫu cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo CT Ngữ văn 2018.
+ Thực nghiệm sư phạm đánh giá và kiểm định tính hiệu quả của một số bài tập mẫu
cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo
CT Ngữ văn 2018 trên bình diện lý thuyết và thực tế.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Một số bài tập cho mô hình câu lạc bộ sách sử dụng trong dạy
học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo CT Ngữ văn 2018.
- Không gian nghiên cứu: một số trường THPT ở TP HCM
+ Khảo sát thực trạng trên GV đang công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn 11 ở một số
trường THPT trên địa bàn TP HCM.
+ Thực nghiệm các bài tập đã đề xuất ở GV và HS lớp 11 trường Trung học Thực
Hành Đại học Sư phạm TP HCM.
- Thời gian nghiên cứu: 10/2023 - 5/2024.

6. Phương pháp nghiên cứu (mục tiêu, cách tiến hành)


6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Mục đích: Nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc thiết kế một số bài tập mẫu
cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo
CT Ngữ văn 2018, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết,
hệ thống các nguồn tài liệu đáng tin cậy liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Cách tiến hành:
+ Thu thập những tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu: mô hình
câu lạc bộ sách, dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại. (Các đề tài nghiên cứu khoa
học, luận văn, luận án, bài báo khoa học, sách…)
+ Chọn lọc, hệ thống lại những nguồn tài liệu đáng tin cậy và bổ trợ cho đề tài
nghiên cứu.
+ Phân tích - tổng hợp những kết quả nghiên cứu từ các tài liệu liên quan.
+ Xác định cơ sở lí luận của đề tài.

6.2. PP điều tra bằng bảng hỏi:


- Mục đích:
+ Thu thập thông tin về thực trạng nhận thức và sử dụng BT mẫu cho mô hình
CLB sách trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn lớp 11 ở một số trường THPT tại TP
HCM.
+ Thu thập ý kiến đánh giá của GV và HS tham gia TN sau giờ học TN.
+ Thu thập ý kiến đánh giá của GV và HS về một số kiểu BT đề xuất trong giờ
học TN.
- Cách tiến hành: Quá trình thực hiện điều tra bằng bảng hỏi được tuân thủ theo
3 giai đoạn: Thiết kế bảng hỏi, khảo sát thử, điều tra chính thức. Mỗi giai đoạn có mục
đích và nội dung cụ thể khác nhau. Các khách thể tham gia điều tra được trả lời độc
lập, theo nhận định của cá nhân, không trả lời theo ý kiến chung của số đông.
+ Thiết kế bảng hỏi có nội dung liên quan đến các vấn đề cần điều tra. Bảng hỏi
được thiết kế xen lẫn các câu hỏi đóng, nhằm mục đích kiểm tra và bổ sung lẫn nhau.
+ Tiến hành khảo sát thử trên phạm vi nhỏ để kiểm tra độ chính xác và độ tin cậy
của bảng hỏi được thiết kế.
+ Tiến hành điều tra chính thức đối với đối tượng tham gia khảo sát: dự kiến
gồm khoảng 30 GV được chọn ngẫu nhiên từ các trường trên địa bàn TP HCM.
+ Xử lý dữ liệu thu thập được.
+ Đưa ra các nhận xét, kết luận dựa trên kết quả dữ liệu đã được phân tích.

6.3. PP quan sát:


- Mục đích: Quan sát, ghi chép hoạt động của GV và HS trong giờ học TN,
nhận xét cách thức GV sử dụng các bài tập đã đề xuất.
- Cách tiến hành:
+ Xác định nội dung, phương pháp quan sát: Quan sát cách thức GV tổ chức
hoạt động dạy học có sử dụng bài tập đã đề xuất và thái độ, hành vi của HS trong giờ
học TN.
+ Lập kế hoạch quan sát và thiết kế phiếu điền kết quả quan sát.
+ Tiến hành quan sát.
+ Kiểm tra lại kết quả: trò chuyện với những người tham gia, sử dụng các tài liệu
khác có liên quan; người có trình độ cao hơn quan sát lại.
+Xử lý kết quả quan sát: Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã hóa,
phân tích để đi đến một nhận định khoa học.

6.4. PP thực nghiệm sư phạm:


- Mục đích: Đánh giá tính hiệu quả của một số BT cho mô hình CLB sách đã
đề xuất.
- Cách tiến hành:
+ Thiết kế các bài học TN: Bài học được thiết kế căn cứ các YCCĐ về đọc hiểu
TNHĐ ở lớp 11 của CTNV 2018 và một số BT mẫu cho mô hình CLB sách mà tiểu
luận đề xuất;
+ Chọn đối tượng TN và kiểm tra NL đọc hiểu văn bản truyện của nhóm TN
trước khi tiến hành TN;
+ Tổ chức TN; trong quá trình TN, chúng tôi quan sát, ghi chép các hoạt động
dạy và học, điều chỉnh công cụ tác động;
+ Đánh giá kết quả TN thông qua phiếu đánh giá tiết học, bài kiểm tra KN đọc
hiểu TNHĐ trên nhóm đối tượng tham gia TN;
+ Đối chiếu kết quả đánh giá khi đọc hiểu TNHĐ của nhóm TN trước và sau
khi chịu sự tác động của giải pháp đề xuất để kiểm chứng mức độ biến chuyển do tác
động của giải pháp đề xuất.
- Thống kê, phân tích các số liệu, những thông tin thu thập được từ quá trình
TN, đưa ra các nhận xét, kết luận về tính khả thi và hiệu quả của một số kiểu BT mẫu
cho mô hình CLB sách trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo CT
Ngữ văn 2018.

7. Giả thuyết khoa học


Hiện nay việc xây dựng và sử dụng một số bài tập cho mô hình câu lạc bộ sách trong
dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo CT Ngữ văn 2018 còn gặp một số
khó khăn, hạn chế. Nếu GV sử dụng một số bài tập cho mô hình câu lạc bộ sách trong
dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo CT Ngữ văn 2018 thì có thể hỗ trợ
HS phát triển năng lực đọc hiểu TNHĐ.
8. Dự kiến đóng góp của tiểu luận
- Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa lý thuyết khi xây dựng một số bài tập mẫu
- Về mặt thực tiễn:
Đề xuất được một số bài tập mẫu …, cung cấp tư liệu hỗ trợ việc dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại nhằm phát triển năng lực đọc hiểu của HS.

9. Bố cục của tiểu luận

NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Về dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại
1.1.2. Về mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu Ngữ văn
1.1.3. Về bài tập nhật ký đọc sách dùng trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Yêu cầu cần đạt liên quan đến kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo
Chương trình Ngữ văn 2018.
1.2.2. Thực trạng sử dụng bài tập cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo chương trình Ngữ văn 2018 hiện nay ở Việt Nam
Tiểu kết chương 1

Chương 2. Thiết kế một số bài tập cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc
hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo chương trình Ngữ văn 2018
2.1. Mục tiêu thiết kế
2.2. Nguyên tắc thiết kế
2.2.1. Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cần đạt về dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại
ở lớp 11.
2.2.2. Đảm bảo đặc điểm bài tập nhật kí đọc sách trong quá trình đọc.
2.2.3. Đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với định hướng dạy học phân hóa.
2.3. Thiết kế một số bài tập cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo chương trình Ngữ văn 2018
2.3.1. Một số bài tập được sử dụng ở giai đoạn trước khi đọc
2.3.2. Một số bài tập được sử dụng ở giai đoạn trong khi đọc
2.3.3. Một số bài tập được sử dụng ở giai đoạn sau khi đọc
2.4. Định hướng sử dụng một số bài tập cho mô hình câu lạc bộ sách trong dạy
học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại lớp 11 theo chương trình Ngữ văn 2018
2.4.1. Sử dụng bài tập cho mô hình CLB sách dựa trên vòng đọc văn bản ở nhà, trên
lớp
2.4.2. Sử dụng bài tập cho mô hình CLB sách dựa trên mục tiêu đọc hiểu các yếu tố cụ
thể
2.4.3. Sử dụng bài tập cho mô hình CLB sách dựa trên năng lực học sinh, điều kiện tổ
chức hoạt động trong lớp học
2.4.4. Sử dụng bài tập cho mô hình CLB sách kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật
dạy học, đánh giá khác
2.5. Thiết kế minh họa
(Đưa vào 1 KHBD cụ thể - lớp 11)
Tiểu kết chương 2

Chương 3. Thực nghiệm


3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
3.2. Cách thức lựa chọn đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm
3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
3.2.2. Thời gian thực nghiệm
3.3. Quy trình thực nghiệm
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
3.4.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.1. Tiêu chí đánh giá
3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.6. Kết luận thực nghiệm

KẾT LUẬN

You might also like