You are on page 1of 75

TẠO LẬP VĂN BẢN

(Giáo trình, tr 7-88)


Định nghĩa “văn bản”:
Văn bản là “ một tập hợp các câu được tổ chức xoay quanh một chủ đề
nào đó, nhằm vào một định hướng giao tiếp nhất định” (Nguyễn Minh
Thuyết, 2004, tr7). Các câu trong văn bản được sắp xếp một cách logic
và liên kết chặt chẽ với nhau về mặt hình thức. (Nguyễn Minh Thuyết,
2004, tr8).
Văn bản bao gồm hai hình thức: văn bản nói và văn bản viết. Trong đó,
văn bản viết là đối tượng chủ yếu của môn học.
Tạo lập và tiếp nhận văn bản
Tạo lập văn bản chính là quá trình tạo ra một văn bản: xây dựng chủ đề
chung và các chủ đề bộ phận cho văn bản (các ý), sắp xếp các chủ đề bộ
phận theo một trình tự logic, nêu ra các luận điểm, luận cứ làm rõ các
chủ đề bộ phận, qua đó, làm rõ chủ đề chung của văn bản...
Tiếp nhận văn bản là quá trình phân tích tìm ra các chủ đề chung, chủ
đề bộ phận ...của một hoặc nhiều văn bản sẵn có nhằm nắm được ý mà
người viết (người nói) muốn truyền tải.
Kết cấu của giáo trình
- Tạo lập văn bản (xác định chủ đề chung, chủ đề bộ phận, xây dựng lập
luận, xây dựng kết cấu văn bản, xây dựng các đoạn văn, liên kết các
đoạn văn) : tr 7 – 88
- Tiếp nhận văn bản (tóm tắt, tổng thuật): tr 88 – 118.
- Thực hành viết luận văn, tiểu luận khoa học.
Tạo lập văn bản
1. Phần mở đầu
2. Phần khai triển (phần nội dung)
3. Phần kết thúc
Phần mở đầu
1. Nêu những nhận định khái quát về vấn đề được trình bày.
2. Nêu lên chủ đề chung và các chủ đề bộ phận.
3. Nêu vắn tắt phương hướng giải quyết vấn đề.
Phần mở đầu
• Hãy cho biết, những phần mở đầu dưới đây đã thực hiện được mấy
nhiệm vụ?
Phần mở đầu của một bài văn phân tích hay nghị
luận
• https://doctailieu.com/mo-bai-hay-cong-thuc-va-nhung-doan-mo-bai-
dac-sac
Phần mở đầu của một bài văn phân tích hay
nghị luận
Phần mở đầu của một bài viết về văn hóa –
địa lý
1) Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà
cũng vừa thật thống nhất như In-đô-nê-xia. Sự đa dạng và thống
nhất ấy được biểu hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu
tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn
hóa.
Phần mở đầu của một bài viết về văn hóa- địa

CĐC: Sự đa dạng và thống nhất của In-đô-nê-xia.
Chủ đề bộ phận: 1. Sự đa dạng và thống nhất trong địa hình, khí hậu.
2. Sự đa dạng và thống nhất trong thành phần dân tộc.
3. Sự đa dạng và thống nhất trong đời sống con người.
4. Sự đa dạng và thống nhất trong lịch sử văn hóa.
Phần mở đầu của chương mở đầu luận án
“So sánh hiệu quả đọc viết chữ Hán với chữ Latinh”

Mục đích cơ bản của đề tài là so sánh hiểu quả của việc học đọc
và viết chữ Hán với đọc và viết chữ Latinh. Chữ Quốc Ngữ Việt Nam
và chữ Hán Bopomo được chọn là những đại diện của chữ Latinh trong
nghiên cứu so sánh với chữ Hán. Chương Mở đầu có bố cục 3 phần:
Mục 1.1. trình bày mục đích và động cơ nghiên cứu; Mục 1.2 mô tả câu
hỏi và giả thiết nghiên cứu, Mục 1.3 là bố cục và cái nhìn tổng quát về
Luận án.
(Wi-vun Chiung, 2003, Dotoral dissertation , University of Texas, Arlington.)
Phần mở đầu một bài báo khoa học
Phần mở đầu một bài báo khoa học
Phần mở đầu một bài báo khoa học
Hình thức này đã và đang được nước ta áp dụng cho hệ thống giáo dục
do diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 (Lữ Thị Mai Oanh và
cộng sự, 2020). Hai là, học trực tuyến không đồng bộ. Đây là hình thức
cho phép người học tham gia vào học ở các thời điểm khác nhau và theo
mức độ tiếp thu của từng cá nhân thông qua các bài giảng đã được xây
dựng sẵn và với hệ thống đánh giá tự động. Ba là, hình thức học trực
tuyến kết hợp. Đây là hình thức kết hợp của hai hình thức trực tuyến
đồngbộ và không đồng bộ nhằm phát huy các mặt tích cực và khắc phục
những mặt tiêu cực đem lại hiệu quả tích cực cho sinh viên trong học
tập.
Phần mở đầu của bài báo khoa học
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì việc lựa chọn hình thức
học trực tuyến nhằm thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”
là phương án tối ưu các trường đã và đang triển khai. Với hình thức học trực tuyến thì quá trình đào
tạo của nhà trường sẽ không bị ngắt quãng và sinh viên vẫn đáp ứng đúng tiến độ khóa học (Ngô
Thị Lan Anh và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, đây là lần đầu áp dụng việc học tập trực tuyến nên
không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ cho cả đội ngũ giảng viên và sinh viên. Trong bài viết
này, tác giả nhấn mạnh đến những khó khăn của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Phân
hiệu tại Quảng Nam, từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn
trên để sinh viên có thể thích ứng với hình thức học tập mới.
Phần mở đầu của luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, tiểu luận khoa học,
báo cáo nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học:
- Lý do chọn đề tài, mục đích chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài (về mặt lý
luận và thực tiễn), ý nghĩa của đề tài, nhiệm vụ của đề tài v.v, đối tượng
nghiên cứu: nêu khái quát vấn đề được nghiên cứu.
- Bố cục của đề tài: Nêu chủ đề chung, chủ đề bộ phận của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thiết
nghiên cứu, các bước nghiên cứu...: nêu vắn tắt phương hướng giải quyết
vấn đề.
Lưu ý: - Trước khi đi vào mỗi phần, phần nhỏ, nên có một câu luận đề khái
quát những thông tin sắp nêu ra (nêu chủ đề chung và chủ đề bộ phận của nội
dung sắp trình bày).
- Kết cấu luận văn, tiểu luận khoa học có tính chuẩn mực cao và chung cho
mọi quốc gia.
BCKHSV
BCKHSV
Từ những căn cứ trên, người viết quyết định chọn đề tài : KHẢO SÁT
NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT VÀ ĐỀ RA HƯỚNG GIẢI
QUYẾT.
BCKHSV
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra những giải pháp để giúp cho những bạn có
sự bối rối trong bước đầu ngồi trên giảng đường của mình vượt qua
những khó khăn, đôi khi là cả sai lầm của mình bao gồm trên phương
diện tâm lý và phương diện trải nghiệm trong cuộc sống của sinh viên
ĐH. - Nghiên cứu này sẽ là những đề xuất đối với lãnh đạo, quản lý các
trường đại học là làm sao tạo điều kiện thỏa mái hơn nữa, nắm bắt tâm
trạng của sinh viên khi mới bước vào đại học. - Nhằm góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo cho nhà trường và sinh viên.
BCKHSV
1.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Là đề tài mang tính xã hội và thực tiễn nên cần có ít nhất 200 sinh viên
thuộc các nhóm khác nhau tham gia trả lời bảng khảo sát.
- Đề tài nhờ đến một số thầy cô là những người trải nghiệm trong công
tác chủ nhiệm lớp, công tác giảng dạy và nghiên cứu cho ý kiến về hai
mặt: những khó khăn SV gặp phải và cách khắc phục…
- Phỏng vấn thầy cô phụ trách ở phòng công tác sinh viên - Phỏng vấn
và bẳng câu hỏi Lãnh đạo Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên
Bài báo khoa học
Bài báo khoa học
-TÓM TẮT
Bài báo khoa học
1 GIỚI THIỆU
1.1 Những vấn đề chung
Mỗi năm, trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) chào đón hàng ngàn tân SV
(SV) đến từ khắp Đồng bằng sông Cửu Long vào học tại trường. Những
SV này bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ môi trường học ở phổ thông
sang môi trường đại học và phải đối mặt với nhiều thử thách, ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống và kết quả học tập. Một số SV có sự chuẩn bị
tốt cho cuộc sống SV ở bậc đại học và có khả năng thích ứng cao với
môi trường mới có thể nhanh chóng tự vượt qua khó khăn và hòa nhập
tốt.
1.1 Những vấn đề chung

Tuy nhiên, có rất nhiều SV không thể làm được như vậy vì đây là
lần đầu tiên họ phải sống tự lập, ít nhận được sự quan tâm chăm sóc của gia đình.
Những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lí và thói quen sinh hoạt
của SV, và đặc biệt ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV trong năm học đầu tiên
và kể cả những tiếp theo ở bậc đại học. Tình trạng SV bỏ học ngay sau năm I và
nhiều SV bị cảnh báo học vụ đang là mối bận tâm của các bậc phụ huynh, giảng
viên (GV), cố vấn học tập (CVHT) và cán bộ quản lí của nhà trường.
Để tìm hiểu đầy đủ những yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng
học tập của SV năm nhất tại trường ĐHCT, nhóm GV chúng tôi thực hiện nghiên
cứu “Thuận lợi và khó khăn trong học tập của SV năm nhất – ĐHCT” nhằm tìm
ra những giải pháp mang tính khả thi giúp các tân SV sớm khắc phục khó khăn và
đạt kết quả tốt nhất trong học tập.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Tính cấp thiết của đề tài.
kiểm chứng phương thức cũng như hiệu quả của biện pháp mà nhóm SV các khóa trước đã
áp dụng để vượt qua khó khăn trong học tập ở bậc đại học.
Như vậy, đề tài này mở rộng đối tượng nghiên cứu bằng việc thu thập ý kiến của
tân SV thuộc nhiều ngành đào tạo khác nhau ở trường ĐHCT để có thể tìm hiểu
vấn đề đầy đủ hơn. Ngoài ra, nhằm hiểu các vấn đề sâu hơn và đầy đủ hơn, nhóm nghiên
cứu còn thực hiện phỏng vấn với GV, đặc biệt là CVHT ở nhiều khoa khác
nhau để thu thập ý kiến của họ trong khi tiếp cận tìm hiểu hoàn cảnh học tập của
SV và các biện pháp mà họ sử dụng để phát huy năng lực tự học, tư duy sáng tạo của SV
năm nhất. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi chỉ trình bày
kết quả nghiên cứu thông qua phiếu điều tra mà thôi.
Mục tiêu nghiên cứu
Phần khai triển
Gồm một hay nhiều đoạn văn, phát triển các chủ đề bộ phận. Các đoạn
văn được liên kết với nhau bằng hình thức và logic:
+ logic khách quan
+ logic chủ quan
Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển
giới ở Việt Nam (Chủ đề chung)

Chủ đề chung -> chủ đề bộ phận (ý lớn -> ý nhỏ)


Lượng phân (chia hai), tam phân (chia ba)
• Tổng quan tình hình học tập của sinh viên năm 1, ĐH Cần Thơ
• Phương pháp nghiên cứu
+ thiết kế nghiên cứu
+ đối tượng nghiên cứu
+ công cụ thu thập số liệu
+ thu thập số liệu
• Kết quả
+ Số liệu định lượng
+ Phân tích kết quả từ 3 nhóm nguyên nhân:
- Từ phía sinh viên
- Từ phái giảng viên và CVHT
- Từ phái gia đình và xã hội
Lưỡng phân và tam phân
• Ảnh hưởng của Facebook đối với giới trẻ.
- Ảnh hưởng tích cực của Fb đối với giới trẻ.
- Ảnh hưởng tiêu cực của FB đối với giới trẻ.

• Vai trò của sinh viên trong thế kỷ 21.

• Trách nhiệm của công dân trong đại dịch Covid.


Phần kết thúc
- Tóm lược, tổng kết lại các luận điểm trong phần khai triển.
- Gợi ý hướng đi tiếp theo (nếu có).

Thái độ của sinh viên đối với việc sống thử (khảo sát trên các sinh viên trường ĐH KHXH&NV)
Khai triển:
- Thái độ của các bạn nữ…
- Thái độ của các bạn nam…
Kết quả: Các bạn nữ đa phần (80%) không đồng tình với việc sống thử. Trong khi đó, đa số các bạn
nam lại không phản đối việc làm này.
Kết luận:
- nhắc lại kết quả
- Gợi ý hướng nghiên cứu nghiên cứu tiếp theo?
Kết luận của bài báo khoa học
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phụ lục
Chữa bài tập về tạo lập chủ đề cho văn bản
• Bài tập 1 (Giáo trình, tr 16-17)

Về mặt hình thức, đoạn văn là tập hợp những câu nằm giữa hai dấu
chấm xuống dòng liền nhau. Như vậy, nếu đơn thuần giữa vào hình
thức, văn bản “Bảo vệ môi sinh” có thể phân thành 13 đoạn.
“Đoạn” 1

“Đoạn” 2
“Đoạn” 12

“Đoạn” 13
“Đoạn” 1 : Môi sinh đang ở trong tình trạng báo động, cần sự can thiệp của con
người.
“Đoạn” 2: Tình trạng báo động của môi sinh. I
“Đoạn” 3: Nhiều nhân tố hủy hoại mội sinh, đặc biệt là chất thải.
“Đoạn” 4: Số lượng chất thải nói chung.
“Đoạn” 5: Chất thải có ba dạng: rắn, lỏng, khí.
“Đoạn” 6: Số lượng chất thải rắn.
“Đoạn” 7: Số lượng nước thải.
II
“Đoạn” 8: Số lượng dầu thải.
“Đoạn” 9: Số lượng khí thải.
“Đoạn” 10: Môi sinh bị tổn hại nghiêm trọng đòi hỏi nhiều quốc gia phải chịu trách
nhiệm.
“Đoạn” 11: Bảo vệ môi sinh gồm nhiều mặt.
“Đoạn” 12: Các hướng giải quyết để bảo vệ môi sinh (khắc phục v/đ chất thải) III
“Đoạn” 13: Bảo vệ môi sinh là bảo vệ sự sống.
1. Xác định chủ đề chung:
- Tất cả các đoạn đều có nội dung liên quan đến môi sinh.
- Đoạn mở đầu và đoạn kết thúc đều nhấn mạnh việc bảo vệ môi sinh.
- Tiêu đề bài viết là “Bảo vệ môi sinh”.
ÞChủ đề chung là “Bảo vệ môi sinh”.

2. Xác định chủ đề bộ phận:


a. Nêu tình trạng báo động của môi sinh
b. Phân tích các mặt của chất thải, nhân tố chính gây ô nhiễm môi
sinh.
c. Các phương pháp xử lý, kiểm soát chất thải bảo vệ môi sinh.
Bài viết nói về vấn đề bảo vệ môi sinh nhưng nhấn mạnh vào chất
thải - nhân tố gây ảnh hưởng sâu sắc tới môi sinh- và việc xử lý, kiếm
soát chất thải.
Vậy, ta có thể bố cục lại bài viết như sau:
1. Chủ đề chung: Xử lý chất thải – bảo vệ môi sinh.
2. Chủ đề bộ phận: a) các loại chất thải ; b) các hướng giải quyết chất
thải.
Về hình thức, bố cục của bài viết mới gồm 3 phần:
- Phần mở đầu: “Môi sinh đang ở trong tình trạng báo động…ngôi nhà
chung của loài người”.
Môi sinh rơi vào tình trạng báo động do chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân
tố, trong đó có nhân tố chất thải. (Tính cấp thiết của vấn đề)
- Phần triển khai: “Riêng năm 1970…đối với môi sinh”
Phần này triển khai hai ý bộ phận: a) phân loại chất thải ; b) các hướng
khắc phục vấn đề chất thải.
- Phần kết thúc: “Vấn đề môi sinh…mỗi chúng ta”
Nêu lên ý kiến tổng kết, khẳng định bảo vệ môi sinh là vấn đề cấp thiết
và mang tính toàn cầu.
Phân tích kết cấu các phần:
Phần mở đầu trình bày theo phương pháp diễn dịch (không điển hình).
Môi sinh đang ở trong tình trạng báo động, nói một cách khẩn thiết:
thiên nhiên đang kêu cứu.
Báo động như thế nào?
- Đe dọa hủy diệt loài người.
- Nhiều biểu hiện xấu: thủng ozon, thiên tai…
- Ngày càng xuất hiện nhiều nhân tố gây ảnh hưởng xấu tới môi sinh
Câu luận đề (câu nêu chủ đề chung và chủ đề bộ phận của toàn bài,
trong phần mở đầu): “Từ những thập kỷ ….loài người”: nêu thực trạng
có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới môi sinh, trong đó nhân tố chất thải
giữ vai trò quan trọng.
Câu luận đề trong phần mở đầu theo phương pháp diễn dịch thường
mang nội dung hẹp so với câu mở đoạn.
Phần nội dung:
Phần nội dung triển khai 2 ý bộ phận:
a) phân loại chất thải
Phần này trình bày theo phương pháp tổng hợp (tổng-phân- hợp, kết
hợp diễn dịch và quy nạp)
Tổng: Con người sản ra nhiết chất thải, bao gồm 3 dạng: rắn, lỏng, khí.
Phân: a) chất rắn b) chất lỏng: nước, dầu c) chất khí
Hợp: Hậu quả là môi sinh trở nên tồi tệ.
Logic liên kết các đoạn trong phần này là logic khách quan: vật chất bao
gồm ba dạng: rắn, lỏng, khí.
b) các hướng khắc phục vấn đề chất thải
Phần này được trình bày theo phương pháp diễn dịch (điển hình).
Tổng: Bảo vệ môi sinh bao gồm nhiều mặt với nhiều hướng giải quyết.
Phân: Hướng thứ nhất…; Hướng thứ hai…; Hướng thứ ba…
Logic trong phần này là logic chủ quan. Theo đánh giá của người viết,
có ba hướng giải quyết: a. hạn chế chất thải ; b. đổi mới công nghệ ; c.
tăng cường quản lý
Phần kết luận:
Phần này được trình bày theo phương pháp quy nạp (không điển hình).
Phân: - Môi sinh là vấn đề toàn cầu
- Môi sinh đang suy thoái nghiêm trọng.
Hợp: Bảo vệ môi sinh là bảo vệ cuốc sống.
Lập luận, luận điểm, luận chứng, luận cứ
Lập luận là chiến lược trình bày vấn đề: trình bày vấn đề bảo vệ môi
sinh, trong đó nhấn mạnh vào chất thải -> a) trình bày tính cấp thiết của
vấn đề chất thải trong việc bảo vệ môi sinh b) chất thải là gì? c) xử lý
chất thải như thế nào.
Luận điểm là các ý a, b, c nói trên.
Luận chứng là phép suy luận logic (diễn dịch hay quy nạp, liên kết theo
logic chủ quan hay khách quan)
Luận cứ: lý lẽ và dẫn chứng chứng minh cho các luận điểm.
Các phương pháp chuyển đoạn
- Chuyển đoạn bằng từ: tuy nhiên, dù sao…
- Chuyển đoạn bằng ngữ, câu: trong luận án này, chúng tôi chỉ đề cập
đến …., như mọi người đều biết….,
Về nội dung, có thể phân loại các chuyển đoạn thành 4 loại cơ bản:
+ quan hệ trình tự: trước tiên…, tiếp theo…
+ quan hệ tương đồng: ngoài ra, bên cạnh đó, tương tự,…
+ quan hệ tương phản: tuy nhiên, trái lại, …
+ quan hệ nhân quả: do vậy, vì lý do trên…
Các phương pháp nếu luận cứ
• Dẫn chứng thực tế.
• Sử dụng số liệu thống kê.
• Trích dẫn luận điểm của tác giả khác (trực tiếp, gián tiếp).
Chữa bài tập
Bài 2, tr 18: “Sức khỏe và thể dục”.
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc gì
cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả
nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe.
-> Cần có sức khỏe để xây dựng đất nước.(1)
Vậy nên luyện sức khỏe, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của một người
dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng
nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày
nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.
Bộ giáo dục có nha thể dục, mục đích để khuyên và dạy cho đồng bào
tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khỏe.
-> Muốn có sức khỏe phải tập thể dục. (2)
Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể
dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
Bài tập 3, tr 19: Dựa vào câu luận đề, xác định chủ đề chung và bộ
phận:

1) Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng
mà cũng vừa thật thống nhất như In-đô-nê-xia. Sự đa dạng và
thống nhất ấy được biểu hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình,
khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch
sử văn hóa.
CĐC: Sự đa dạng và thống nhất của In-đô-nê-xia.
Chủ đề bộ phận: 1. Sự đa dạng và thống nhất trong địa hình, khí hậu.
2. Sự đa dạng và thống nhất trong thành phần dân tộc.
3. Sự đa dạng và thống nhất trong đời sống con người.
4. Sự đa dạng và thống nhất trong lịch sử văn hóa.
3) Trong báo cáo khoa học này, chúng tôi muốn khảo sát ảnh hưởng của
Trung Quốc đối với Việt Nam trên hai lĩnh vực văn hóa và ngôn ngữ.

CĐC: Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam (trên hai lĩnh vực
văn hóa và ngôn ngữ).
Chủ đề bộ phận:
1. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa.
2. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam trên lĩnh vực ngôn
ngữ.
Bài 4, tr 20 : Thêm chủ đề bộ phận để hoàn
thiện các luận đề sau:
1. Vai trò của phụ nữ đang được khẳng định….
2. Một người thầy giáo cần phải có những phẩm chất quan trọng sau
đây….
3. Tình trạng đói nghèo đang gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội
chẳng hạn như….
4. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới bởi những lý do
chủ yếu sau đây:…
5. Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều nhân tố thúc đẩy sự giao
lưu văn hóa…
Bài 5, tr 21: Dựa vào các chủ đề được cho, hãy xác
lập chủ đề bộ phận tương ứng và viết câu luận đề
a) Du lịch và đời sống
b) Chọn nghề
c) Thám hiểm vũ trụ
d) Điện ảnh và tuổi trẻ
e) Giáo dục công dân
Hãy sửa lại những câu luận đề sau đây:
1. Một người thầy giáo cần phải có phẩm chất quan trọng sau đây:
“cần kiệm liêm chính trí công vô tư”.
-> Một người thầy giáo cần phải có phẩm chất quan trọng sau đây: “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
chí công vô tư: 至公無私
2. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới bởi những lý do
chủ yếu sau đây: Phụ nữ rất ít khi uống rượu, hút thuốc lá còn nam giới
thì diễn ra thường xuyên. Thuốc lá và rượu là 1 trong những nguyên
nhân gây ra những căn bệnh ung thư khiến hàng triệu người tử vong
mỗi năm.

-> Tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới bởi những lý do
chủ yếu sau đây: ( 1 ) so với nam giới, phụ nữ có nếp sinh hoạt điều
độ hơn , ( 2 ) phụ nữ ít sử dụng các chất kích thích độc hại như
rượu, bia, thuốc lá , ( 3 ) phụ nữ ít phải làm những công việc nặng
nhọc, quá sức.
3. Sinh viên sau khi ra trường phải đối mặt với biết bao nỗi lo của cuộc
sống: chọn nghề, lo cơm, áo, gạo, tiền; lập gia đình…Nhưng trong đó
chọn nghề để được làm việc trong môi trường phù hợp với chuyên
ngành mình đã được đào tạo trong thời buổi hiện nay quả thật không
đơn giản.

 Đối với sinh viên, chọn được một nghề phù hợp với chuyên ngành
sau khi tốt nghiệp ra trường quả thật không đơn giản: nhiều bạn phải
chấp nhận mức lương thấp để được làm đúng chuyên ngành, nhiều bạn
phải chuyển sang làm những công việc không liên quan gì tới chuyên
môn, thậm chí có những bạn phải về quê lao động chân tay.
4. Tôi có rất nhiều sở thích, hoài bão, ước mơ. Trong đó, ước mơ lớn
nhất là được trở thành một nhà thám hiểm vũ trụ.

- > Tôi có rất nhiều sở thích, hoài bão. Trong đó, hoài bão lớn nhất là
được trở thành một nhà thám hiểm vũ trụ, khám phá những vùng đất
loài người chưa từng biết đến cũng như thử thách khả năng chống chọi
của bản thân trước môi trường mới lạ.
Bài 1, tr27:
a. Tìm luận điểm chính của đoạn văn
b. Nêu những lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng để làm rõ luận điểm
chính.
c. Những từ ngữ, kết cấu được đánh dấu có tác dụng gì? Thay thế
chúng bằng cách diễn đạt đồng nghĩa.
XÁC ĐỊNH LUẬN ĐIỂM, LUẬN CHỨNG, LUẬN CỨ (LÝ LẼ VÀ DẪN
CHỨNG)

Bài tập 1, trang 28.


Luận điểm 1: Lý thuyết điều khiển tối ưu chưa được ứng dụng rộng rãi, hiệu
quả vì việc tính chính xác các điều kiện tối ưu đối với các phương trình quy
hoạch rộng là không đơn giản.
Luận điểm 2: Giải bài toán bằng phương pháp xấp xỉ là một phương pháp phù
hợp thực tế và có ý nghĩa không kém việc giải chính xác.
Bài tập 2, trang 28.
Sau khi giành được độc lập, Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng và phát
triển chữ Hán. Tuy nhiên, tiếng Hán mất đi vai trò của một sinh ngữ, trở thành
một thành tố của tiếng Việt, phát triển theo các quy luật của tiếng Việt. Ngược
lại, tiếng Việt mạnh dần lên, trở thành ngôn ngữ uy thế trong xã hội.
Bài tập 3, trang 30.
Đoạn văn trình bày theo phương pháp diễn dịch.
- Luận điểm (đoạn mở đầu)
+ Luận cứ 1 (đoạn 2)
+ Luận cứ 2 (đoạn 3)

Hai luận cứ được sắp xếp theo trình tự: sửa chữa sự thật, giảm nhẹ bi
thương từ nhiều đến ít.
• Bài tập 4, trang 31.
Đoạn văn trình bày theo lối diễn dịch.
Luận điểm: Lăng Khải Định bảo lưu nhiều đặc điểm thời Nguyễn trong
cách trang trí.
Luận cứ 1: Kỹ thuật trang trí nội ngoại thất bằng mảnh sứ gắn lên mặt
vôi vữa có từ thời Gia Long (nhưng đến Khải Định thì bị đẩy lên mức
“bệnh hoạn”).
Luận cứ 2: Rồng vẫn là rồng thời Nguyễn (vẫn được Khải Định bảo tồn
vì ông dồn tâm trí vào các chi tiết học đòi Tây phương nhiều hơn).
Kể ra, ở lăng Khải Định không thiếu gì những đặc điểm của mỹ thuật
Nguyễn, trước hết là trong trang trí, mà các bạn đồng hành không nề hà
chỉ cho tôi xem, giảng cho tôi hiểu.
Thị hiếu của một ông vua đâu có xóa nổi thành tựu của một thời. Nói
đâu xa (Chẳng hạn như), kỹ thuật trang trí ngoại thất và nội thất bằng
mảnh sứ nội phủ gắn lên mặt vôi vữa đã trở thành phổ biến từ Gia Long
(kia). Có điều là (Tuy nhiên), (phải) đến Khải Định (thì) hình thức ấy
mới bị đẩy đến mức “bệnh hoạn” trên các vách tường lăng này.
Vẫn theo lời các anh (Một ví dụ khác, vẫn theo lời các bạn đồng hành),
rồng ở đây chẳng hạn, vẫn là rồng Nguyễn. Vả chăng tôi tự nhủ, với
tâm lý khoe của và có lẽ ít nhiều cả tâm lý học đòi “kiểu Tây”, thì Khải
Định, thông qua những người thiết kế lăng cho ông, còn đâu đủ tâm lực,
đủ trí tưởng tượng, để cải biến hình tượng con rồng, mà mẫu mực đã
sẵn có trong kiến trúc Đại Nội, của lăng tẩm các đời vua trước?
Bài tập 5, trang 31:
CỘNG HÒA….

ĐƠN XIN THÔI HỌC


Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường Đại học KHXH & NV
- Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học
Em tên là…, hiện là học sinh lớp …, trường….
(Trong hai năm qua, em luôn là học sinh mẫu mực của trường.) Tuy nhiên,
hiện nay, do hoàn cảnh gia đình (bố mẹ em đều đã sang định cư tại Pháp, hơn nữa,
sức khỏe của mẹ em lại không tốt, cần người chăm sóc), em không thể tiếp tục theo
học tại trường được nữa.
Vì vậy, em viết đơn này xin phép Nhà trường cho em được thôi học và rút lại
học bạ để em có thể sang Pháp định cư cùng bố mẹ.
Kính mong trường xem xét giải quyết!
Em xin chân thành cảm ơn.
Bến tre, ngày 4 tháng 4 năm 1992
Học sinh
Đinh Trường Giang
1.1.3 Xây dựng kết cấu văn bản.

I. Lập dàn ý.
- Xác lập ý lớn
- Xác lập ý nhỏ.
- Sắp xếp các ý (theo nguyên tắc thiết thực, giá trị tương đương).
II. Các kiểu tổ chức văn bản.
- Trình bày vấn đề theo trình tự khách quan (thời gian, logic khách
quan): trình từ thời gian xuôi, trình tự thời gian ngược; quan hệ toàn
thể - bộ phận, quan hệ nhân quả (tổ chức theo khối, chuỗi).
- Trình bày vấn đề theo các trình tự chủ quan (logic chủ quan, tâm lý).
1.1.4. Viết đoạn văn và liên kết đoạn văn
I. Kết cấu đoạn văn: chủ đề, khai triển, kết thúc.
II. Tính nhất thể và mạch lạc của đoạn văn:
Đoạn văn cần xoay quanh một ý chính, có sự liên kết về nội dung (liên
kết về chủ đề, liên kết về logic).
Về mặt hình thức, đoạn văn thường sử dụng 4 phép liên kết sau:
- Liên kết quy chiếu
- Liên kết tỉnh lược
- Liên kết liên từ
- Liên kết theo trường từ vựng
Thực hành: tìm các phép liên kết hình thức trong đoạn miêu tả chị em
Thúy Kiều, Thúy Vân.
a. Liên kết quy chiếu:
Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân/…/Mỗi người
một vẻ, mười phân vẹn mười/ Vân xem trang trọng khác vời/…/Kiều
càng sắc sảo mặn mà.

b. Liên kết tỉnh lược:
Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc (với Vân), lại là phần hơn.
c. Liên kết theo trường từ vựng:
Sắc sảo mặn mà, (làn) thu thủy, (nét) xuân sơn, thắm, xanh, nghiêng
nước nghiêng thành….
Viết luận văn, tiểu luận khoa học
• Để trình bày một kết quả nghiên cứu khoa học, ta phải viết các văn
bản khoa học: bài báo, khóa luận (bậc đại học), luận văn (bậc thạc sỹ),
luận án (bậc tiến sỹ)….và các văn bản phụ trợ: đề cương nghiên cứu
(trước khi tiến hành nghiên cứu), tóm tắt luận văn, luận án (sau khi đã
hoàn thành luận văn, luận án...), v.v.
• Về cơ bản, các văn bản khoa học nói trên đều có kết cấu rất chặt chẽ,
theo chuẩn mực, phải nêu được các nội dung như: lý do chọn đề tài
nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, nội dung nghiên cứu (đối với đề cương là nội dung dự kiến), kết
quả đạt được (đề cương nghiên cứu không cần nêu phần này), kết
quả nghiên cứu (đề cương nghiên cứu không cần nêu phần này, hoặc
có thể nêu dưới hình thức giả thiết, dự kiến)
- Kết cấu đề cương nghiên cứu.
- Kết cấu khóa luận, luận văn, luận án.
- Kết cấu tóm tắt khóa luận, luận văn, luận án.
(Giáo trình, trang 118 - )
Lưu ý: Các ý kiến trích dẫn đều phải dẫn nguồn!
Cách thức dẫn nguồn, trình bày danh mục tài liệu tham khảo ở các
ngành, các tạp chí, các nước khác nhau có những điểm khác nhau. Cần
tham khảo quy định của khoa, tạp chí v.v. khi viết bài.
Kỹ năng lập dàn ý và tóm tắt văn bản
• Luyện tập hai loại bài tập thường gặp:
(1) Cho chủ đề, yêu cầu lập dàn ý chi tiết
(2) Cho một văn bản, yêu cầu tóm tắt lại văn bản.
Những điều lưu ý khi lập dàn ý:
- Đối với văn bản trình bày một vấn đề (Bảo vệ môi sinh, Các lỗi ngữ pháp
thường gặp, …): cần chú ý đến trình tự logic của vấn đề (chủ quan/khách
quan), sự tương đương giữa các ý trong trình tự đó.
- Đối với văn bản phản biện một vấn đề (Bỏ phiếu cho Trump hay Hilary? Sống
ở thành phố hay nông thôn?...): cần chú ý khẳng định quan điểm (chọn A
hay B) trước, sau đó đưa ra các luận điểm chứng minh.
Kỹ năng lập dàn ý và tóm tắt văn bản
• Những điều cần lưu ý khi tóm tắt văn bản:
Trình tự thao tác: tìm luận điểm chính của các đoạn văn > loại bỏ hoặc
quy nạp các luận điểm trùng lặp > liên kết các luận điểm vừa tìm, viết
lại (xây dựng một văn bản mới : văn bản tóm tắt).
Chú ý:
+ không viết các nội dung mà văn bản gốc không có.
+ tránh lặp ý trong văn bản tóm tắt.
+ sử dụng từ liên kết phù hợp.

You might also like