You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG MÔN PHÁT TRIỂN DẠY HỌC

Câu 1: Trình bày hệ thống năng lực cần phát triển cho HS THPT qua chương
trình môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực ( 26/ 12/2018)

Khái niệm:

- Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất
định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân
khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực của cá nhân được đánh giá qua
phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của
cuộc sống.

* Năng lực chung:( cần hình thành cho HS)

+ Năng lực tự chủ và tự học: được hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức hợp. Nó
bao gồm kỹ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm
cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực CNTT và truyền thông
*Năng lực đặc thù môn hóa
+ Năng lực hóa học :
- Năng lực nhận thức hóa học
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Sử dụng kí hiệu từ ngữ , biểu tượng hóa học
- Sử dụng thuật ngữ hóa học
- Sử dụng danh pháp hóa học
+ Năng lực thực hành hóa học
- Tiến hành thí nghiệm : sử dụng an toàn các thí nghiệm tránh các thí nghiệm
độc hại , nguy hiểm rơi vỡ ,…
- Quan sát mô tả, giải thích thí nghiệm,rút ra kết luận
- Xử lí thông tin có liên quan đến thí nghiệm
+ Năng lực tính toán
- Sử dụng các các công thức đã học để tính toán các bài tập về định lượng : ví
dụ tìm mol , khối lượng , thể tích hay một số công thúc hóa học
+ Năng lực giải quyết vấn đề hóa học
- Là năng tìm hiểu giải quyết một số vấn đề liên quan đến hóa học hs phải suy
ngẫm đưa ra hướng giải quyết
+ Năng lực vận dụng vào cuộc sống
- Vận dụng những kiến thức đã học của hh vào cuộc sống như các bài liên
quan đến thực tiễn : phân bón,…
+ Năng lực tư duy hóa học
- Các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh
- Suy luận logic
- Tư duy độc lập
- Tư duy sáng tạo

Câu 2: Trình bày những quan điểm xây dựng chương trình môn Hóa học theo
định hướng phát triển năng lực
1. Chương trình môn Hoá học quán triệt đầy đủ các quy định cơ bản được nêu
trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, gồm:

i) Định hướng chung cho tất cả các môn học về: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu
cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá
kết quả giáo dục, điều kiện t hực hiện chương trình và phát triển chương trình;

ii)Định hướng xây dựng chương trình lĩnh vực giáo dục Khoa học tự nhiên và
môn Hoá học

2.Chương trình môn Hoá học cấp trung học phổ thông đảm bảo tính khoa học
(cơ bản, hiện đại), kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học
tự nhiên ở trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính
nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Ở cấp trung học cơ
sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến
thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan, chưa hiểu rõ cơ sở của
cấu tạo chất và bản chất của quá trình biến đổi hoá học. Chương trình Hoá học cấp
THPT chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu
tạo chất và quá trình biến đổi hoá học, là cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh giải
thích được bản chất của các chất và quá trình biến đổi hoá học của các chất vô cơ,
chất hữu cơ quan trọng, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

3.Điểm mới quan trọng nhất trong Chương trình môn Hoá học là định hướng
tăng cường bản chất hoá học của đối tượng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải
ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu “toán học hoá”, ít đi vào bản
chất hoá học và gắn với thực tiễn.

4.Để phát triển phẩm chất và năng lực của người học, Chương trình môn Hoá
học chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ,
đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng

vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất
định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

5.Chương trình môn Hoá học vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực
hoá hoạt động của người học, nhằm khơi gợi hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kĩ
năng cho học sinh. Cách đánh giá kết quả giáo dục cũng được đổi mới để hỗ trợ
việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Câu 3: Sau khi nghiên cứu chương trình và sgk Hóa học THPT các quốc gia
anh chị hãy so sánh và đề xuất cấu trúc nội dung theo quan điểm phát triển
chương trình dạy học bộ môn theo định hướng phát triển năng lực 1 trong 3 nội
dung sau
1. Điện hóa…
2. Năng lực và biến đổi hóa học
3. Hóa học đời sống
SO SÁNH
Giống nhau:
- Đều đưa ra được các mục tiêu cần đạt được sau mỗi bài học.
- Cấu trúc sgk tương đối giống nhau: khái niệm, cấu trúc, tính chất vật lý,
tính chất hóa học.
- Có sự lồng ghép giữa nội dung bài học và liên hệ thực tế.
Khác nhau:
Việt:
- Nội dung sgk chưa đưa ra được mục tiêu cần đạt được mà phần này
chủ yếu có ở giáo án dạy của giáo viên.
- Nội dung chương trình được phân chia thành nhiều phần riêng dựa
trên thành phần phân tử và nhóm chức và tập trung nghiên cứu chuyên sâu
đặc biệt là các tính chất hóa học của chỉ một số hợp chất đặc trưng. Ví dụ
như: Bài 2 Lipit, Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp, Bài
11: Peptit và Amino axit…
- Nội dung bài học chủ yếu tập trung vào tính chất hóa học, các
phương trình phản ứng; phần tiến hành thí nghiệm được trình bày theo bố
cục ngắn gọn, không chia bước rõ ràng ( đa số các thí nghiệm về phần này
không được thưc hành ở trường THPT).
- Phần liên hệ thực tế rất gần gũi với đời sống như là về dầu, bơ, xà
phòng tuy nhiên chưa được nhiều và còn tương đối bao quát.
=> Chủ yếu học lí thuyết và giải quyết các bài tập dựa trên lí thuyết, chưa có
sự vận dụng cụ thể vào thực tế hay các thí nghiệm chứng minh.
Nước ngoài:
- Bắt đầu mỗi bài đề đề cập các mục tiêu cần đạt được, nhắc lại các từ
khoa học đã học và những từ mới; đưa ra ý chính của bài học; liên hệ thực tế
tổng quát để đặt ra vấn đề của bài học.
- Nội dung chương trình học không phải là thuần hóa học mà có sự
kết hợp lẫn nhau giữa học học-sinh học-đời sống. Do đó chương trình học
không đặt nặng vào các tính chất hóa học mà đòi hỏi học sinh có được kiến
thức tổng quát về mối liên hệ giữa môn học với đời sống.
- Nội dung bài học được chia theo mối liên hệ giữa các chất hóa học
với thực tế. Ví dụ như bài Hóa học của sự sống gồm các phần: Protein,
cacbonhidrat, Lipit, axit nucleic và sự trao đổi chất.
- Bài học không đi sâu vào các tính chất hóa học, người học chỉ tìm
hiểu các phản ứng rất cơ bản và đặc trưng. Nội dung bài học tập trung khá
nhiều vào cấu tạo, chức năng của các chất hóa học trong cơ thể sinh vật
sống. Ví dụ như trong bài Lipids, sách đã đưa ra ví dụ điển hình của
phospholipit là nọc rắn, các dấu hiệu nhận biết khi bị rắn cắn và nhắc nhở
người học biết rằng cần phải điều trị ngay khi bị rắn cắn.
- Có sự lồng ghép phần thực hành với phần lí thuyết, các bước tiến
hành được phân chia rõ ràng, các điểm cần lưu ý, đặc biệt là nguy hiểm
trong quá trình tiến hành được in đậm và viết in hoa. Sau bài thí nghiệm có
đứa ra các phần câu hỏi phân tích để đánh giá sự hiểu bài của học sinh.
=> Hạn chế lí thuyết, chủ yếu vận dụng vào thực tiễn và các thí nghiệm
chứng minh.
ĐỀ XUẤT:
- Cải tiến các phòng thí nghiệm ở các vùng nông thôn, các vùng khó
khăn…
- Cần có thêm nhiều bài thực hành cho học sinh, đặc biệt là phần thực
hành ngay vào sau mỗi bài học.
- Cần thiết kế một trang wed để học sinh có thể trao đổi học tập, cũng
như tham khảo các bài giảng, đề kiểm tra, thông tin và dự án cho các bài học
tiếp theo.
- Đầu mỗi bài học cần có phần liên hệ thực tế để gợi sự liên tưởng cho
người học, gây tò mò để từ đó đặt ra vấn đề trọng tâm của bài học.
- Cuối bài, giải đáp các thắc mắc thực tiễn liên quan đến bài học và
hướng tài liệu đọc thêm cho học sinh.

You might also like