You are on page 1of 7

2.

Xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục môn Hóa học trong năm học

Trình bày được:

 Khái niệm và các loại kế hoạch dạy học và giáo dục môn học;

* Khái niệm:

KHDH và GD môn học là sự cụ thể hóa nội dung và cách thức triển khai tất cả các hoạt động của
tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn
và của nhà trường.

* Các loại kế hoạch dạy học

- Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình

- Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

- Kế hoạch giáo dục của giáo viên và kế hoạch bài dạy

- kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì

 Ý nghĩa, các nguyên tắc, quy trình và vai trò của giáo viên trong xây dựng kế hoạch dạy học và giáo
dục môn Hóa học
* Ý nghĩa:
- Đối với công tác quản lý:
+ Là sự cụ thể hóa CTGD ở mức độ khái quát, là khâu quan trọng để thực hiện hiệu quả các mục tiêu
chung của CT môn Hóa học. Việc lập kế hoạch giúp chỉ ra các công việc cụ thể cần làm trong năm học
để có sự chuẩn bị phù hợp và lên kế hoạch để hoàn thành chúng.
+ Là cơ sở để Tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường theo dõi, đánh giá việc thực hiện các
kế hoạch, định hướng kế hoạch hoạt động, nhệm vụ dạy học và giáo dục nhằm đảm bảo thực hiện
có hiệu quả CT môn học, từ đó đáp ứng mục tiêu chung của KHDH của nhà trường
- Đối với giáo viên:
+ Là căn cứ để triển khai việc thực hiện dạy học của mỗi GV. Dựa vào KHDH và GD môn Hóa học, GV
có cơ sở để xây dựng các KHBD chủ đề/ bài học cụ thể.
+ Là cầu nối giữa mục tiêu của CT với các chủ đề/ bài học cụ thể mà GV giảng dạy và ngược lại
- > Tạo nên sự thông nhất nhất định giữa các GV bộ môn về việc triển khai thực hiện CTGD môn Hóa
học
* Quy trình
- Bước 1: Xác định chủ đề cốt lõi và thời lượng dạy học của chủ đề cốt lõi
- Bước 2: Xác định nội dung dạy học cụ thể của chủ đề cốt lõi
- Bước 3: Sắp xếp mạch nội dung dạy học; xây dựng các chủ đề/ bài học và dự kiến thời lượng
dạy học
- Bước 4: Xác định phương tiện, học liệu, định hướng hình thức dạy học và xây dựng kế hoạch
dạy học và giáo dục cho chủ đề/ bài học
* Vai trò
- Mỗi Gv dạy học môn Hóa học trong nhà trường THPT đều phải góp phần vào xây dựng KHGD
môn Hóa học. Dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, mỗi GV bộ môn tham gia đóng góp ý
kiến cá nhân vào việc xây dựng KHDH để xây dựng một KHDH và GV khoa học, phù hợp.
- KHDH và GD môn Hóa học sau khi đã được phê duyệt bởi nhà trờng sẽ là căn cứ để GV triển
khai thực hiện CT môn hóa học. Mỗi GV trong tổ bộ môn Hóa học có thể phát triển KHDH và GD một
cách chi tiết, cụ thể hơn để thực hiện.

3. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học môn Hóa học

 Trình bày được vị trí, ý nghĩa, các nội dung mới và khó, nguyên tắc về PPDH mỗi dạng bài học
 Cơ sở hóa học
 Vị trí:
- Lớp 10:
+ Cấu tạo nguyên tử;
+ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học;
+ Liên kết hóa học; Phản ứng oxi hóa-khử;
+ Năng lượng hóa học;
+ Tốc độ phản ứng hóa học;
+ Chuyên đề 10.1: Cơ sở hóa học
- Lớp 11:
+ Cân bằng hóa học
- Lớp 12:
+ Pin điện và điện phân
Giải thích: Sự phân bố các thuyết - định luật phần cơ sở hóa học chung chủ yếu ở đầu
chương trình hoặc phần đầu của các lớp cấp học đã thể hiện và đề cao được vai trò chủ đạo
của chúng, thể hiện sự phát triển liên tục của các lí thuyết, trang bị kiến thức nền tảng để HS
tiếp cận có bản chất, có quy luật đến những vấn đề thuộc chương trình hóa học vô cơ và
hóa học hữu cơ. Một số định luật, quy tắc học xen kẽ với phần cụ thể nghiên cứu về các chất
nhưng vẫn đảm bảo vai trò chủ đạo của lí thuyết; một số lí thuyết sau, được dự trên cơ sở
của các kiến thức lí thuyết trước đó và ngày càng phát triển giúp khám phá sâu sắc cấu trúc
của các chất và các mối liên hệ.
 Ý nghĩa:

- Là cơ sở lí thuyết để dự đooán; giải thích ở mức độ nhất định trong nghiên cứu các chất và
sự biến đổi của chúng; giúp học sinh hiểu được bản chất của các quá trình hóa học ở mức độ nhất
định.

- Hình thành thế giới quan khoa học, cơ sở của phép biện chứng

 Nội dung mới và khó: Bổ sung them một số kiến thức mới trong phần cơ sở hóa học chung
- Về liên kết hóa học: Bổ sung nội dung về liên kết hydrogen và tương tác van der waals, từ
đó HS vận dụng để giải thích được sự xuất hiện liên kết hydrogen; nêu được vai trò, ảnh
hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của H2O; nêu được ảnh hưởng của tương
tác van der waals tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất
- Về quá trình hóa học: Có xem xét ảnh hưởng của yếu tố năng lượng đến khả năng phản
ứng có thể xảy ra hay không, thông qua việc bổ sung them chủ đề mới “năng lượng hóa
học”, chủ yếu là tính enthalpy của một phản ứng hóa học ở mức độ áp dụng công thức.
- Về tốc độ phản ứng: Bổ sung khái niệm hệ số nhiệt độ Van’t Hoff, cân bằng hóa học có bổ
sung chuẩn độ acid base, khái niệm acid, base theo thuyết Bronsted – Lowry. Vị trí chủ đề
tốc độ phản ứng chuyển lên vị trí giữa lớp 10. CBHH chuyển sang đầu lớp 11.
 Nguyên tắc
- Nguyên tắc 1: Khi dạy học về các lí thuyết và các định luật hóa học cơ bản cần xuất phát
từ các sự kiện cụ thể, riêng lẻ có liên quan đến nội dung học thuyết, định luật để khái quát
hóa, tìm ra bản chất chung hoặc quy luật được nêu ra trong nội dung cơ bản của học
thuyết đó.

- Nguyên tắc 2: Cần phải nêu rõ một cách chính xác, khoa học nội dung của học thuyết
hoặc định luật cần nghiên cứu.

- Nguyên tắc 3: Từ nội dung của định luật, học thuyết cần chỉ ra cơ sở khoa học, ý nghĩa
của chúng để giúp học sinh giải thích, chứng minh được nội dung và vận dụng trong việc
nghiên cứu các vấn đề cụ thể, giải quyết các vấn đề học tập đặt ra.

- Nguyên tắc 4: Cần cho học sinh vận dụng những nội dung của các học thuyết vào việc
nghiên cứu các trường hợp cụ thể khác nhau để hiểu sâu sắc nội dung của nó, hoàn thiện
– phát triển, mở rộng phạm vi áp dụng của nó.

- Nguyên tắc 5: Cần ứng dụng các kiến thức lịch sử hóa học để giúp học sinh hiểu được
những nội dung khó của phần lý thuyết và giải thiệu cách tư duy khoa học của các nhà hóa
học để rèn luyện phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.

- Nguyên tắc 6: Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan: mô hình, tranh vẽ, thí
nghiệm, bảng biểu,…giúp học sinh tiếp thu được dễ dàng các nội dung của các học thuyết
và định luật hóa học.
 Hóa học vô cơ
 Vị trí:
- Lớp 10:
+ Nguyên tố nhóm VIIA
+ Chuyên đề 10.2: Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ
- Lớp 11:
+ Nitrogen – Sulfur
+ Chuyên đề 11.1: Phân bón
- Lớp 12:
+ Đại cương về kim loại
+ Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA
+ Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất
+ Chuyên đề 12.2: Trải nghiệm, thực hành hóa học vô cơ
+ Chuyên đề 12.3: Một số vấn đề cơ bản về phức chất
Giải thích
 Ý nghĩa
- Hoàn thiện và phát triển nội dung phần chất vô cở trường THCS ở mức độ mở rộng, sâu
sắc, hiện đại, đi sâu vào bản chất các quá trình biến đổi của các nguyên tố và hợp chất của
chúng.
- Hoàn thiện và phát triển các kiến thức lí thuyết như khái niệm về các loại phản ứng oxi
hóa- khử, phản ứng thủy phân muối, các dạng liên kết hóa học, các kiểu mạng tinh thể, khái
niệm phức chất,…
- Vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đoán, tìm hiểu và giải thích bản chất, nguyên
nhân của các biến đổi hóa học, tính chất của các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố và sự
biến thiên tính chất của các nguyên tố trong nhóm, so sánh tính chất của các nguyên tố phi
kim, kim loại trong cùng chu kì.
- Góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực hóa học.
 Nội dung mới và khó
- Trong chương trình Hóa học 2018, nội dung Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất
và phức chất là nội dung mới và khó trong chương trình.
- Trong nội dung này học sinh cần nêu được một số khái niệm liên quan phức chất và sự
hình thành phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp và H2O trong dung dịch nước.
- Học sinh mô tả được những phản ứng thay thế phối tử của phức chất bởi một số phối tử
đơn giản trong dung dịch nước và thực hiện được một số thí nghiệm tạo thành phức chất
của một ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch với một số phân tử đơn giản khác nhau.
 Nguyên tắc
- Nguyên tắc 1: Khi dạy học về các bài/ chủ đề về chất vô cơ và nguyên
tố hóa học cần tăng cường sử dụng các phương tiên trực quan, thí
nghiệm hóa học để hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh.

- Nguyên tắc 2: Khi nghiên cứu các chất phải đặt chúng trong mối liên
hệ với các chất khác theo sự biến đổi qua lại với nhau, không nên tách
biệt chúng vì các chất chỉ thể hiện tính chất của mình thông qua sự
biến đổi, tương tác với các chất khác.

- Nguyên tắc 3: Khi nghiên cứu các biến đổi của các chất cần vận dụng
lý thuyết chủ đạo để dự đoán, giải thích bản chất các biến đổi để học
sinh hiểu sâu sắc các kiến thức và thông qua đó để rèn luyện thao tác
tư duy.

- Nguyên tắc 4: Trong bài dạy về chất vô cơ, cần nghiên cứu sự vận
động, chu trình biến hóa của các chất trong tự nhiên để có những hiểu
biết về cách bảo vệ môi trường thiên nhiên, xử lí sản phẩm thừa trong
quá trình sản xuất.

- Nguyên tắc 5: Trong bài dạy về chất vô cơ, cần liên hệ kiến thức bài
học/ chủ đề các vấn đề thực tiễn để HS hiểu được bản chất, biết vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
 Hóa học hữu cơ
 Vị trí
- Lớp 11:
+ Đại cương về Hóa học hữu cơ
+ Hydrocarbon
+ Dẫn xuất halogen – alcohol – phenol
+ Hợp chất carbonyl (aldehyde – ketone) – Carboxylic acid
+ Chuyên đề 11.2: Trải nghiệm, thực hành hóa học hữu cơ
+ Chuyên đề 11.3 Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
- Lớp 12:
+ Ester – lipid
+ Carbohydrate
+ Hợp chất chứa nitrogen
+ Polymer
+ Chuyên đề 12.1: Cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ
 Ý nghĩa
- Cùng với phần cơ sở hóa học chung, hóa học vô cơ, các kiến thức, kĩ năng hóa học hữu cơ
tạo thành một hệ thống kiến thức, kĩ năng toàn vẹn của chương trình hóa học phổ thông.
- Các kiến thức, kĩ năng phần hóa học hữu cơ là những nội dung không thể thiếu được trong
chương trình hóa học phổ thông giúp cho học sinh có được kiến thức hóa học phổ thông cơ
bản, toàn diện, có nhận thức đúng về thế giới tự nhiên, vai trfo của hóa học với sự phát triển
xã hội mà có nhân sinh quan niệm sống đúng đắn, thể hiện thái độ tích cực của mình đối với
trách nhệm học tập hóa học với tự nhiên, môi trường.
 Nội dung mới và khó
Về đại cương Hóa học hữu cơ:
- Bổ sung nội dung về các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: trình bày
được nguyên tắc và cách tiến hành các phương pháp như chưng cất, chiết, kết tinh và sơ
lược về sắc kí cột; thực hiện được các thí nghiệm và vận dụng được các phương pháp này để
tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống.
- Bổ sung yêu cầu về sử dụng được kết quả phổ khối lợng (MS) để xác định phân tử khối của
hợp chất hữu cơ và sử dụng bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm
chức cơ bản, từ đó lập được công thức phân tử và dự đoán công thức cấu tạo của một số
hợp chất hữu cơ
Về các loại chất hữu cơ cụ thể
- Phần kiến thức về công nghệ sản xuất chất hữu cơ thể hiện được phương pháp tổng hợp
hữu cơ hiện đại, các công nghệ, quy trình sản xuất, chất xúc tác mới đợc áp dụng trong thực
tiễn để tạo ra các sản phẩm có giá thành hạ, chất lượng cao hơn, thay thế cho các quy trình
lạc hậu; giới thiệu các thuốc thử, các phản ứng đặc trưng được áp dụng trong thực tiễn
nghiên cứu hóa học hữu cơ,…
- Tăng cường, bổ sung vào chương trình các kiến thức thực tiễn trong các chủ đề như hợp
chất thiên nhiên, chất tẩy rửa, vật liệu compozit, keo dán, chất dẻo, dẫn xuất halogen,
acetone,… Vấn đề ô nhiễm môi trường được lồng ghép trong các nội dung cụ thể và được
cân nhắc tính toán trong các quy trình sản xuất hóa học
Về các chuyên đề học tập
- Chuyên đề 11.2: Trải nghiệm, thực hành hóa học hữu cơ, bao gồm các bài thực hành điều
chế, tách chất
- Chuyên đề 11.3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ, bao gồm các nội dung về nguồn gốc, thành
phần và phân loại dầu mỏ; chế biến và sản xuất dầu mỏ, vấn đề môi trường trong quá trình
khai thác dầu mỏ, một số nhiên liệu thay thế dầu mỏ.
- Chuyên đề 12.1: Cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ: khái niệm về cơ chế phản ứng,
các kiểu phân cắt liên kết cộng hóa trị và các tiểu phân trung gian, một số cơ chế phản ứng
trong hóa học hữu cơ.
 Nguyên tắc
- Nguyên tắc 1: Khi nghiên cứu các chất hữu cơ không nên tách biệt chúng với các chất vô
cơ, tách biệt hóa học hữu cơ với hóa học vô cơ

- Nguyên tắc 2: Khi nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cần chú trọng vận dụng kiến thức
lí thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ để làm tăng khả năng giải thích, dự đoán lí thuyết, vận
dụng kiến thức giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa hoạt động nhân thức, tư duy cho học
sinh. Chú ý về tính khái quát hóa từ việc nghiên cứu các trường hợp tiêu biểu.

- Nguyên tắc 3: Cần chú trọng rèn luyện thường xuyên kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học
trong quá trình nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể

- Nguyên tắc 4: Cần tăng cường sử dụng phương tiện trực quan mô tả đầy đủ, đúng đắn
cấu trúc phân tử các chất hữu cơ giúp học sinh quan sát, hiểu đúng được đặc điểm cấu
tạo phân tử, sự phân bố trong không gian của các nguyên tử trong phân tử.
- Nguyên tắc 5: Khi hình thành khái niệm mới cần chú trọng liên hệ củng cố phát triển các
kiến thức có liên quan trong quá trình nghiên cứu các loại chất hữu cơ.

- nguyên tắc 6: trong bài dạy về chất hữu cơ,cần liên hệ kiến thức chủ đề/bài học với các
vấn đề thực tiễn để học sinh hiêủ được bản chất,biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn

You might also like