You are on page 1of 13

SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài

dạy môn Hóa học lớp 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI


TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH

Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÌM HIỂU MỘT SỐ PHÁT MINH, THÀNH TỰU


CỦA KHOA HỌC HÓA HỌC TRONG BÀI DẠY
MÔN HÓA HỌC LỚP 10

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH VÂN


Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác: ......................................................... 

Có đính kèm:

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2012 - 2013


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch -1-
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN


1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH VÂN
2. Ngày tháng năm sinh: 1980
3. Nam, nữ: Nữ

4. Địa chỉ: Ấp Phú Mỹ II - Xã Phú Hội - Nhơn Trạch – Đồng Nai

5. Điện thoại: (CQ)/ 0613.5221927 (NR); ĐTDĐ:


6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX huyện Nhơn Trạch
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa học
Số năm có kinh nghiệm: 08
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
o Rèn kỹ năng giải bài tập hóa học cho học viên khối 10 các lớp BTVH
o Hướng dẫn học viên cân bằng nhanh phản ứng oxi hóa khử.
o Phát huy tính tích cực của học viên trong giờ học môn Hóa học
o Liên hệ thực tế vào bài dạy môn Hóa Học

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch -2-
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:


TÌM HIỂU MỘT SỐ PHÁT MINH, THÀNH TỰU CỦA KHOA HỌC
HÓA HỌC TRONG BÀI DẠY MÔN HÓA HỌC LỚP 10

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:


Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2020
Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Xã hội đòi hỏi mỗi con người năng
lực tự chủ và khả năng xét đoán cao hơn. Yêu cầu của cách mạng đòi hỏi ngành
giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện. Giảng dạy hóa
học phải góp phần quan trọng vào việc thực hiện yêu cầu trên.
Kết quả nghiên cứu tâm – sinh lí của học sinh và điều tra xã hội gần đây trên
thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự
phát triển tâm – sinh lí, đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát triển của
các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học viên
được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc
sống, hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi
trước đây. Sự phát triển nhanh và mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa
học công nghệ thể hiện qua sự ra đời nhiều lý thuyết và thành tựu mới cũng như
khả năng ứng dụng chúng vào thực tế rất cao.
Học vấn trong chương trình phổ thông (cụ thể là sách giáo khoa) không thể
thâu tóm được mọi tri thức mong muốn. Trách nhiệm đặt ra cho mỗi giáo viên dạy
môn hóa học, cũng như giáo viên dạy các môn khoa học khác, cần chú trọng
phương pháp giảng dạy, dạy cho học viên cách học và cách ghi nhớ kiến thức mới.
Ngoài việc trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản giáo viên cần
giúp học viên tìm hiểu về những phát minh của khoa học hóa học và ứng dụng
những phát minh đó vào thực tế phục vụ cho đời sống con người và quan trọng hơn
nữa là hình thành những kỹ năng vận dụng và sử dụng kiến thức một cách độc lập,
hoàn chỉnh, đánh giá các sự việc, hiện tượng mới khi gặp trong học tập, trong cuộc
sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người.
Hiểu biết về những phát minh của khoa học hóa học và ứng dụng những phát
minh đó vào thực tế sẽ góp phần tạo nên sự hứng thú, lôi cuốn học viên tham gia
vào các bài học hóa học, từ đó say mê và yêu thích học môn hóa học hơn. Trong
quá trình dạy và học, sự nhiệt thành của giáo viên cùng với sự say mê hứng thú của
học viên là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong mỗi tiết dạy.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:


Hóa học được hình thành như một khoa học độc lập với vài trăm năm, nhưng
cội nguồn của hóa học đã có từ hàng nghìn năm về trước. Ngay từ xã hội nguyên
thủy, con người đã biết tìm ra lửa, con người biết dùng lửa để sưởi ấm và chế biến
thức ăn, và sau này giúp con người chế biến ra nhiều sản phẩm khác. Trải qua nhiều
thời kỳ hình thành và phát triển, hóa học mới có diện mạo như ngày nay, với những
cơ sở lý thuyết vững vàng và kiến thức thực nghiệm đầy thuyết phục.
Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch -3-
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

Để có sự hiểu biết đúng đắn về thế giới xung quanh, các nhà Hóa học đã phải
trải qua nhiều khó khăn, từ quan sát, suy ngẫm, giải thích, chứng minh bằng thực
nghiệm... từ đó rút ra các kết luận.
Nhiều phát minh của khoa học hóa học được ví như tinh hoa trí tuệ của loài
người. Hiểu biết về những phát minh của khoa học hóa học và ứng dụng những phát
minh đó vào thực tế giúp học viên hiểu rõ hơn một số vấn đề của Hóa học, từ đó say
mê và yêu thích học môn hóa học hơn, đồng thời việc tìm hiểu những phát minh từ
các nhà Hóa học cũng góp phần trong việc giáo dục học viên những đức tính chăm
chỉ, cẩn thận, kiên trì trong quá trình khám phá tri thức.
III. THỰC TRẠNG:
1/ Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các Ban ngành, sự quan tâm của Ban giám
đốc Trung Tâm.
- Công nghệ thông tin phát triển đã hỗ trợ cho giáo viên trong việc tìm tư liệu
tham khảo, tranh ảnh phục vụ bài dạy...
2/ Khó khăn:
- Tại các lớp BTVH: kiến thức của học viên còn chưa vững chắc, đa số các em
chưa có kỹ năng sử dụng kiến thức lý thuyết vận dụng vào việc giải bài tập, giải
thích các hiện tượng hóa học thông thường xảy ra trong đời sống và sản xuất. Học
viên với nhiều độ tuổi, trình độ khác nhau nên giáo viên gặp khó khăn trong việc
lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp, dẫn đến kết quả dạy
học cũng bị hạn chế.
- Không có tổ bộ môn để trao đổi kiến thức, rút kinh nghiệm chuyên môn.
3/ Số liệu thống kê:
- Khảo sát 52 học viên lớp 10B1 và 10B2 (năm học 2011 – 2012): khi tìm
hiểu bài Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (không kết hợp các kiến thức về
phát minh các nguyên tố hóa học, bảng tuần hoàn vào bài dạy) .
- Kết quả khảo sát:

Số học viên Học viên thụ động Học viên có phát biểu Học viên tích cực phát
biểu

52 30 (57,7 %) 14 (26,9 %) 8 (15,4 %)

IV. NỘI DUNG :

Tìm hiểu những phát minh của khoa học hóa học và ứng dụng của những phát
minh khoa học đó vào thực tế sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm say mê, học viên hiểu
được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của bộ môn Hoá học. Để thực hiện yêu cầu này,
người giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo tài liệu về các
phát minh khoa học, những ứng dụng thực tiễn liên quan phù hợp với bộ môn hóa
học, với nội dung bài dạy và đối tượng học viên. Đồng thời phải có sự sáng tạo
trong việc sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực
chủ động của học viên.
Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch -4-
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

Phân phối chương trình hóa học lớp 10 bậc THPT bao gồm 7 chương:
Chương 1: Nguyên tử
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.
Chương 3: Liên kết hóa học.
Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử.
Chương 5: Halogen
Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh.
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

Nội dung kiến thức nghiên cứu trong mỗi chương đều có lịch sử phát minh,
quá trình nghiên cứu và các ứng dụng thực tiễn.
Thông tin về lịch sử ra đời của các học thuyết hóa học, tác giả cũng như
phương thức tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng của những
thành tựu, phát minh khoa học đó trong trong sản xuất, đời sống cũng như trong
việc nghiên cứu Hóa học là những kiến thức mà giáo viên có thể sử dụng trong các
tiết dạy để kích thích tính tò mò, phát triển tư duy, tính sáng tạo của học viên. Học
viên thấy được ý nghĩa của việc học hóa học, hứng thú hơn khi hiểu rõ một số vấn
đề về hóa học, mở rộng hơn những hiểu biết trong thực tế khi tìm hiểu các ứng dụng
hóa học…
Tùy vào nội dung mỗi bài dạy, tùy theo đối tượng học viên mà giáo viên chọn
lọc những thông tin cung cấp cho học viên một cách hiệu quả nhất, có thể sử dụng
trong mỗi tiết học hoặc có thể xem đây là tài liệu tham khảo, hướng dẫn học viên tự
tham khảo trước hoặc sau khi nghiên cứu bài học (chú ý: không sử dụng quá nhiều
thông tin làm ảnh hưởng đến mục tiêu chính của bài dạy).
Một số phát minh, thành tựu của khoa học hóa học, ý nghĩa trong thực tiễn,
giáo viên có thể giới thiệu kết hợp với nội dung bài học.
1. Lịch sử các học thuyết về cấu tạo nguyên tử:
Đặc điểm của học thuyết về cấu tạo nguyên tử là khái quát, trừu tượng. Khi
học phần này thì kiến thức về hóa học của học viên còn ít nên khó tiếp thu. Ngoài
việc tổ chức các hoạt động dạy học phối hợp giữa giáo viên và học viên, sử dụng
các đoạn phim thí nghiệm (thiết kế mô hình động trên máy tính), tranh ảnh… có
thể giới thiệu kết hợp vào bài giảng những thông tin thực tế giúp học viên thấy
được ý nghĩa thực tiễn của những học thuyết, tạo không khí lớp học sôi nổi hơn.
Giáo viên có thể chọn lọc một số nội dung, khái quát quá trình tìm ra cấu tạo
nguyên tử :
+ Trong khoảng thời gian 2300 năm, nguyên tử được coi là phần tử nhỏ bé
nhất cấu tạo nên các chất. Thời kỳ đó kéo dài từ thế kỷ IV trước công nguyên, khi
Nhà triết học cổ Hi Lạp Đêmôcrit đưa ra khái niệm nguyên tử cho đến cuối thế kỷ
XIX.
+ Bằng những thí nghiệm hiện đại, năm 1897 nhà bác học Tômxơn (Anh)
đã tìm ra hạt electron. Đến 1911, Rơdơfo đã phát hiện ra hạt proton. Đến 1932,
Trevich (Anh) đã phát hiện ra nơtron .
Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch -5-
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

+ Năm 1938, O.Gan và S.Stratman thử nghiệm bắn phá thành công hạt nhân
Uranium. Năm 1942 Fermi khởi động thành công lò phản ứng hạt nhân ở Chicago
nhằm chế tạo bom nguyên tử. Năm 1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống
thành phố Hiroxima và Nagaxaki của Nhật Bản, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến
sức mạnh ghê gớm của năng lượng hạt nhân.

Đám mây hình nấm từ bom nguyên tử trên bầu trời Hiroshima (trái)và Nagasaki (phải)

+ Năm 1961, tại Xôphia đã xây dựng lò phản ứng nguyên tử nhằm sản xuất
một số đồng vị phóng xạ và tiến hành nghiên cứu khoa học
Ý nghĩa thực tiễn: Các công trình nghiên cứu lý thuyết về cấu tạo nguyên tử
đã mở ra khả năng sử dụng nguồn năng lượng to lớn tàng trữ trong hạt nhân
nguyên tử, các đồng vị phóng xạ có ứng dụng rộng rãi trong y học, nông nghiệp…
2. Sự phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
+ Thời trung cổ loài người đã biết các nguyên tố vàng, bạc, đồng, chì, sắt,
thủy ngân, cacbon và lưu huỳnh.
+ Năm 1862, nhà địa chất De Chancuortois (Pháp) đã sắp xếp các nguyên tố
hóa học theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử lên một băng giấy. Ông nhận
thấy tính chất của các nguyên tố giống như tính chất của các con số, và tính chất đó
lặp lại sau 7 nguyên tố.
+ Năm 1864, nhà hóa học John Newlands (Anh) tìm ra quy luật: Mỗi
nguyên tố hóa học đều thể hiện tính chất tương tự như nguyên tố thứ 8 khi xếp các
nguyên tố theo khối lượng nguyên tử tăng dần.
+ Năm 1860, nhà bác học Menđêlêep (Nga) đề xuất ý tưởng xây dựng bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Năm 1869, ông công bố bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học đầu tiên” với 63 nguyên tố.
Cho đến nay bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học kéo dài đến ô
thứ 118, tức đã có 118 nguyên tố hoá
học đã được phát hiện. Trong số đó,
cho đến thời điểm hiện nay, còn 4
nguyên tố, dù có thể xem như đã được
tìm thấy, nhưng chủ nhân của phát
minh chưa được xác nhận và chưa
được đặt tên, đó là các nguyên tố 113,

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch -6-
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

115, 117 và 118 ( (Nguyên tố 113 chỉ có một tên gọi tạm thời là Ununtrium và ký
hiệu hoá học cũng tạm thời là Uut).
 Marie Curie (1867 – 1934) nhà vật lí- hóa học người Pháp gốc Ba
Lan là một người đi đầu trong ngành tia X

Năm 1898, bà và chồng là Pierre Curie đã công bố những


nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng urani. Sau
nhiều năm nghiên cứu họ đã tinh chế quặng urani và tìm ra hai
nguyên tố mới. Nguyên tố thứ nhất là poloni (Pologne theo tiếng
Pháp chỉ nước Ba Lan- quê hương của Marie ), và nguyên tố kia
tên radi (theo tiếng Latinh radius: phát tia phóng xạ).

Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và
Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận
giải này. Năm 1911, bà nhận giải Nobel hóa học cho việc khám phá ra hai nguyên
tố hóa học radi và poloni. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radi, mà
để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.
Bà là người đầu tiên đoạt, hay chia cùng người khác, hai giải Nobel. Bà là
một trong hai người duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau
(người kia là Linus Pauling).
Trong Đệ nhất thế chiến, bà vận động để có các máy chụp tia X di động để có
thể điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radi, một
khí không màu, phóng xạ từ radi, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí
này từ radi bà đã tinh chế. Năm 1921, bà đã đến Hoa Kỳ để gây quỹ trong cuộc
nghiên cứu radi. Bà qua đời gần Sallanches, Pháp trong năm 1934 vì ung thư bạch
cầu, chắc chắn là vì bà đã tiếp xúc với một số lượng bức xạ quá cao trong các
nghiên cứu.
Năm 1995, tro xương của bà được đưa vào điện Panthéon, bà trở thành người
phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến của mình.
Nguyên tố số 96, Curium, ký hiệu Cm, được đặt tên để tôn vinh bà và Pierre.
Ý nghĩa thực tiễn: Bảng tuần hoàn các nguyên tố có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển của hóa học. Nó không những là sự phân loại tự nhiên đầu tiên các
nguyên tố hóa học, cho biết các nguyên tố có mối liên hệ chặt chẽ và hệ thống, mà
còn định hướng cho việc nghiên cứu tiếp tục các nguyên tố mới.
Trong cuộc sống con người, trong thiên nhiên cũng có nhiều diễn biến tuần
hoàn. Về mặt tư tưởng, định luật tuần hoàn góp phần hình thành thế giới quan
duy vật biện chứng cho học viên.
3. Những nghiên cứu về liên kết hóa học:
Bản chất của quá trình hình thành liên kết hóa học là sự sắp xếp lại lớp
electron hóa trị trong các nguyên tử để tạo ra phân tử chất mới. Quá trình đó đòi hỏi
những điều kiện nhất định: chỉ những electron độc thân mới có khả năng tham gia

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch -7-
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

tạo thành liên kết. Đó là nội dung của thuyết hóa trị spin, một trong những cơ sở lý
thuyết giúp chúng ta nghiên cứu sự hình thành liên kết hóa học.
Ngay từ đầu thế kỷ XX, Vantec Côxen đã phát hiện bản chất quá trình di
chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác khi chúng tạo thành liên kết
với nhau. Các nguyên tử luôn thể hiện khuynh hướng hình thành cấu hình electron
hoàn chỉnh của các khí hiếm. Để đạt mục đích đó các nguyên tử phải trao đổi
electron của mình cho nhau (Nguyên tử có ít electron ở vỏ ngoài thì nhường
electron, những nguyên tử có nhiều electron ở vỏ ngoài thì thu thêm để hoàn thành
lớp vỏ electron của khí hiếm). Kết quả của sự giao lưu đó là nguyên tử này trở thành
ion dương, nguyên tử kia trở thành ion âm. Các ion hút nhau theo định luật tĩnh
điện, tạo thành liên kết ion.
Thuyết Côxen chưa giải quyết liên kết hóa học giữa các nguyên tử có độ âm
điện bằng nhau hay chênh lệch nhau không nhiều. Trường hợp này các nguyên tử
kiên kết với nhau không có sự nhường và thu electron. Thuyết Liuyt (1923) đã giải
quyết vấn đề này. Theo quan điểm Liuyt, muốn có cấu tạo vỏ electron bền vững của
khí hiếm, các nguyên tử bỏ electron ra góp chung thành từng cặp, đây là liên kết
cộng hóa trị
Ý nghĩa thực tiễn: Khi sử dụng các vật liệu được làm bằng các chất cấu tạo
từ các loại mạng tinh thể khác nhau nên có tính chất khác nhau. Hiểu được cấu tạo
của vật liệu (liên kết hóa học) sẽ giúp cho việc sử dụng chúng hiệu quả hơn.
4. Phản ứng oxi hóa khử:
Năm 1844, nhà hóa học Senbâynơ (Đức) nghiên cứu tác dụng của nguyên tử
oxi hoạt động. Năm 1855, ông xây dựng lý thuyết về các quá trình oxi hóa, trong đó
có xét đến vai trò của oxi.
Ý nghĩa thực tiễn: Phản ứng oxi hóa khử là một trong những quá trình quan
trọng nhất của thiên nhiên. Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí CO2 giải
phóng O2 , sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là các
phản ứng oxi hóa khử.
Các phản ứng oxi hóa khử được ứng dụng nhiều trong môi trường để xử lý
các chất ô nhiễm trong nước thải như: oxi, thuốc tím, clo lỏng, hợp chất của Fe,
hợp chất của Mn, các hipoclorit…
5. Lịch sử tìm ra các nguyên tố halogen:
* Flo: Năm 1771, nhà hóa học Sile (Thụy Điển) chưng cất hỗn hợp khoáng
vật fluorit (CaF2) với axit sunfuric, ông thu được một chất mới. Lavoadiê gọi chất
mới này là axit fluoric (Lavoadiê nghĩ rằng hợp chất này có chứa oxi).
Năm 1810, từ những nghiên cứu của nhà điện hóa Đêvi (Anh) ông đã giả
thuyết axit flohiđric là hợp chất của nguyên tố mới với hiđro. Năm 1816 Fluo được
thay thế bằng flo, theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là hủy hoại, chết chóc ( lịch sử tìm ra
Flo là lịch sử của sự nguy hiểm và hi sinh của nhiều nhà khoa học)
Năm 1854-1856, giáo sư Frêmi (Pháp) đã điều chế được Flo bằng cách điện
phân CaF2 nóng chảy nhưng ông chưa thu được khí Flo để nghiên cứu tính chất.

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch -8-
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

Năm 1886, nhà hóa học Moaxăng (Pháp) đã thành công trong việc điều chế Flo ở
trạng thái tự do.
Ý nghĩa thực tiễn: Hóa học Flo chỉ phát triển mạnh mẽ vào những năm chiến
tranh thế giới thứ hai. Hợp chất UF6 được sử dụng trong việc tách đồng vị 235U ra
khỏi đồng vị urani tự nhiên 238U (Urani là nhiên liệu dùng cho vũ khí hạt nhân).
Sản xuất nhựa nhân tạo teflon (-CF2-CF2- )n là chất cách điện tốt, chịu nhiệt
đến 3000C
Trong nước uống nếu thiếu flo dễ bị sâu răng, nên nhiều hãng sản xuất đã
cho thêm hợp chất của flo vào thành phần thuốc đánh răng.
* Clo: Năm 1774, nhà hóa học Sile (Thụy Điển) đã tìm ra được nguyên tố
clo, khi ông dùng axit clohiđric tác dụng với khoáng vật piroluzit ( MnO2)
Năm 1811, clo có thêm tên mới là halogen (có nghĩa là tạo muối).
Ý nghĩa thực tiễn: Tìm ra clo, trong lịch sử hóa học mở màn cho một quan
niệm đúng dắn và đầy đủ hơn về axit (Lavoadiê nhầm lẫn khi cho rằng axit đều có
chứa oxi)
Nước clo có tính sát trùng, để đảm bảo vệ sinh của nước, người ta thường
cho thêm 4-5% Clo vào nước. Nước có chứa clo dù sao cũng có mùi và không ngon
nên hiện nay người ta dùng ozon thay clo ( nước uống vệ sinh hơn lại không có
mùi). Nhưng chú ý dùng quá liều lượng sẽ rất độc.
Khí Clo kích thích hệ hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Clo ở dạng
lỏng làm bỏng da.
Hiện nay, điều chế clo từ quặng MnO2 chỉ dùng trong phòng thí nghiệm.
Trong công nghiệp người ta thực hiện phương pháp điện phân dung dịch NaCl.
* Brom và Iot:
Năm 1825, trợ lý phòng thí nghiệm Bala (Pháp) trở thành Viện sĩ hàn lâm.
Công việc của anh là điều chế các muối đã kết tinh, phần dung dịch còn lại gọi là
nước cái. Khi Bala cho nước Clo vào dung dịch nước cái này, anh ngạc nhiên khi
thấy một chất màu nâu đỏ xuất hiện (brom), anh dùng ete chiết suất chất này ra và
nghiên cứu.
Năm 1811, nhà thầu khoán Cuoctoa (Pháp) khi điều chế K2CO3 từ nước tro
rong biển, phần nước muối còn lại coi như nước thải, khi ông cho H2SO4 đặc vào
nước thải này thì phát hiện hơi màu tím bay ra có mùi giống clo. Hơi này không tụ
lại thành giọt lỏng mà kết tinh thành tinh thể đen óng như kim loại (Iot).
Ý nghĩa thực tiễn:Ngay sau khi được tìm ra, Iot đã có công dụng thực tế
trong y học để cầm máu và sát trùng. Muối iotđua có trong nước biển, một số
rong biển, bọt biển có khả năng hấp thụ iot từ nước biển. Cơ thể con người chứa
trung bình 20mg iot, một nữa số này tập trung ở tuyến giáp, thiếu iot là nguyên
nhân của bệnh bướu cổ. Để đề phòng bênh này, người ta thường cho thêm KI vào
muối ăn hay nước uống.

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch -9-
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

6. Lịch sử tìm ra các nguyên tố oxi, lưu huỳnh:


* Oxi: Lịch sử ghi nhận năm 1774 là năm tìm ra oxi và tác giả gồm Prixli
(Anh) và Sile (Thụy Điển)
Năm 1774, Prixli đã lấy một ít hợp chất thủy ngân màu đỏ (HgO) cho vào
ống nghiệm rồi dùng thấu kính để đun nóng. Ông nhận thấy có chất khí bốc ra và
thủy ngân óng ánh xuất hiện, khí này làm cho cây nến đang cháy sáng rực lên. Vào
thời gian trên, nhà hóa học Sile cũng đã tìm ra oxi bằng nhiều cách (nung nóng
sanpêt NaNO3 , nung nóng MgNO3 , chưng cất hỗn hợp sanpêt với H2SO4 )
Ý nghĩa thực tiễn: Người ý thức hơn ai hết vai trò của nguyên tố oxi là
Lavoadiê, ông đã thức tỉnh tất cả các nhà hóa học thế giới thế kỷ 18, làm cho họ tự
nguyện từ bỏ thuyết nhiên tố và công nhận một thuyết mới về sự cháy tức là thuyết
oxi. Cây cối là nguồn cung cấp oxi lớn nhất cho khí quyển, khoảng 400.000 triệu
tấn/ năm.
* Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim thứ hai được biết từ thời trung cổ. Trong
tự nhiên, nhiều nơi đã có những mỏ lưu huỳnh, đó là lý do để con người sớm biết
lưu huỳnh.
Sự khám phá ra những mỏ lưu huỳnh ở sâu dưới đất khoảng 100-200 m ở
bang Luidiana (Mỹ) đã có một ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế về lưu huỳnh.
Năm 1930, Vônkôp (kỹ sư hóa học Liên xô) đã tìm ra được phương pháp lấy lưu
huỳnh từ quặng.

Lưu huỳnh khai thác ở Alberta

Trongnhững năm gần đây, những mỏ lưu huỳnh giàu có đã được tìm thấy ở
Ucren, nhờ vậy mà trữ lượng về lưu huỳnh so với năm 1945 đã tăng lên rất nhiều
Ý nghĩa thực tiễn: Khoảng thế kỷ 12- 9 trước CN, những người cổ Hi Lạp đã
biết đốt lưu huỳnh để tẩy uế nhà cửa, dùng khí thoát ra (SO2) để tẩy trắng vải sợi.
Thời Trung cổ, con người đã biết dùng lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh để
điều chế mĩ phẩm và chữa bệnh ngoài da. Năm 670 người Hi Lạp đã biết dùng lưu
huỳnh chế tạo thuốc súng (thành phần lưu huỳnh, than và diêm tiêu)
7. Lịch sử các học thuyết về phản ứng hóa học:
Năm 1885, Anri Lơ Satơliê nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến cân bằng
hóa học đối với một số phản ứng. Ông xác định rằng sự tăng áp suất làm cho cân
bằng chuyển dịch về phía làm giảm thể tích của hệ và ngược lại. Trên cơ sở quan sát
này, ông đã phát biểu nguyên lí về cân bằng động. Van Hôp cũng rút ra kết luận
tương tự về ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học.

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch - 10 -
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

Năm 1889, nhà hóa học Arêniuyt (Thụy Điển) đưa ra thuyết va chạm hoạt
động đã giải thích đầy đủ cơ chế ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
Ý nghĩa thực tiễn: Quan sát thực tiễn, nghiên cứu các hiện tượng xảy ra từ
các phản ứng hóa học cụ thể, các nhà khoa học đã tổng kết kinh nghiệm, khái quát
thành quy luật, xây dựng nên lý thuyết về phản ứng. Vận dụng lý thuyết về phản ứng
để điều khiển phản ứng xảy ra theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống.
V. KẾT QUẢ:
- Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khi thường xuyên cho học viên tìm
hiểu về những phát minh hóa học và liên hệ từ thực tế ứng dụng những phát minh
đó vào nội dung bài dạy, học viên rất chăm chú lắng nghe và hứng thú khi tìm hiểu
làm cho không khí lớp học sẽ sôi nổi hơn, học sinh phát biểu cũng như tham gia vào
bài học tích cực hơn. Nhiều học sinh không thích học môn hóa cũng dần có hứng
thú với bộ môn này, các em thích thú khi biết và giải thích được nhiều sự vật, hiện
tượng của thế giới xung quanh bằng kiến thức hóa học. Phát triển khả năng tư duy,
sáng tạo từ đó kết quả học tập được nâng cao.
Thông qua tiến trình lịch sử các công trình khoa học kế tiếp nhau của các nhà
khoa học, giáo dục cho học viên tinh thần làm việc cộng đồng: mỗi vấn đề mà nhà
khoa học này chưa giải quyết được thì lại được các thế hệ kế tiếp giải quyết. Khả
năng của con người khi khám phá các quy luật của tự nhiên để biết cách sống hòa
hợp nhằm nâng cao đời sống của mình mà vẫn bảo vệ được môi trường.
- Qua việc triển khai thực hiện chuyên đề có kết quả như sau:

Số học viên Học viên tích cực Học viên có phát biểu Học viên còn thụ động
phát biểu.

52 15 (28,8%) 26 (50,0%) 11 (21,2%)

VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:


- Mục đích cao nhất của việc dạy học là phát triển năng lực tư duy, rèn luyện
trí thông minh của học sinh. Kiến thức lý thuyết lâu ngày học sinh có thể quên,
nhưng những kiến thức thực tế có tác dụng kích thích tư duy của các em thì rất bền
vững.
- Tìm hiểu về những phát minh của khoa học hóa học, ứng dụng thực tiễn
những phát minh đó trong thực tế khi nghiên cứu bộ môn hóa học là rất cần thiết.
Trong qua trình dạy và học, một tiết học đạt hiệu quả cao khi người giáo viên luôn
nâng cao tinh thần trách nhiệm, cập nhật thông tin kịp thời, sáng tạo trong việc kết
hợp các phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học phù hợp cùng với sự
chuẩn bị chu đáo từ khâu soạn bài, tổ chức các bước lên lớp… đồng thời hướng dẫn
học viên phương pháp học tập, khuyến khích học viên đọc các thông tin tư liệu
trong sách giáo khoa, tìm đọc các sách tham khảo mở rộng kiến thức, phát triển tư
duy để phân tích hay tổng hợp những nội dung kiến thức đã học, biết vận dụng tốt
kiến thức vào trong thực tiễn đời sống.

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch - 11 -
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

- Để đạt được những yêu cầu trên, là một việc làm không dễ. Đòi hỏi tinh
thần trách nhiệm của người giáo viên cùng với sự sáng tạo luôn phải cải tiến
phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, hướng dẫn học sinh phương
pháp học tập. Học sinh có phương pháp học tập tốt, có phương pháp tư duy dúng
đắn sẽ hứng thú và tự tin hơn trong học tập.
- Ngòai ra, phải tạo được không khí lớp học thật tốt, giữa giáo viên và học
viên phải có sự đồng cảm: “dạy học cần phải vui vẻ trong sự nghiêm túc”. Đây cũng
là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học.

VII. KẾT LUẬN:


Qua việc cải tiến phương pháp giảng dạy, thường xuyên cập nhật thông tin,
tham khảo những tài liệu có liên quan đến hóa học, tìm hiểu những phát minh,
những thành tựu và ứng dụng thực tiễn của hóa học vào cuộc sống. Vận dụng kiến
thức đó vào mỗi bài dạy sẽ kích thích tính tò mò, đồng thời cũng phát triển tư duy,
tính sáng tạo giúp học viên tích cực hoạt động lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến
thức để giải đáp những thắc mắc của bản thân về sự vật, hiện tượng của thế giới
xung quanh. Từ đó các em yêu thích môn hóa học hơn.
Học viên yêu thích môn Hóa học khi thấy rõ vai trò thực tiễn của bộ môn Hóa
học. Học sinh thấy hứng thú khi giải thích được một số hiện tượng khoa học trong
tự nhiên và đời sống.
Dưới sự quan tâm của Ban Giám Đốc Trung Tâm cùng với tinh thần trách
nhiệm luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Người giáo viên luôn phát huy vai trò là
người điều khiển, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh có phương
pháp và kỹ năng tự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện
tượng, tham gia vào bài giảng tích cực hơn. Bên cạnh đó tại các cơ sở Trung Tâm
GDTX, giáo viên cố gắng vận dụng tốt công nghệ thông tin vào bài giảng sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học.

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Sách giáo khoa Hóa học 10 (cơ bản, nâng cao) .............................. NXB giáo dục
2. Sách giáo viên Hóa học 10 (cơ bản, nâng cao) ............................... NXB giáo dục
3. Truyện kể 109 nguyên tố hóa học ........................ Trần Ngọc Mai- NXB giáo dục
4. Hóa học dành cho người yêu thích .................... Dương Văn Đảm- NXB giáo dục
5. Tài liêu bồi dưỡng giáo viên môn hóa học khối 10.................Bộ giáo dục đào tạo
Nhơn Trạch, ngày 01 tháng 11 năm 2012
Người viết

Nguyễn Thị Thanh Vân

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch - 12 -
SKKN: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học Hóa học trong bài dạy môn Hóa học lớp 10

BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nhơn Trach, Trạch, ngày 21 tháng 5 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Năm học: 2012 - 2013
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học hóa học
trong bài dạy môn hóa học lớp 10
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Vân... Đơn vị (Tổ): Dạy văn hóa
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: …………........... 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .................................................... 
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn
ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị
có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


(Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân – Giáo viên TrungTâm GDTX Nhơn Trạch - 13 -

You might also like