You are on page 1of 22

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA SƯ PHẠM
--------------------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: GIÁO DỤC THỜI ĐẠI 4.0

Mã học phần: LING062 nhóm HK1.CQ.08


Học kì 1, Năm 2021-2022
Tên đề tài: Tác động của 4.0 đến phương pháp dạy học của giáo
viên Trường Đại học Bình Dương

Bình Dương, tháng 12 năm 2021


TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: GIÁO DỤC THỜI ĐẠI 4.0

Mã học phần: LING062 nhóm HK1.CQ.08

Tên đề tài: Tác động của 4.0 đến phương pháp dạy học của giáo viên Trường Đại học
Bình Dương

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Mã số sinh viên Lớp

1 Hoàng Anh Thư 2021402020702 D20GDTH07

2 Nguyễn Thanh Nguyên 2021402020704 D20GDTH07

3 Doanh Thị Thúy Kiều 2021402020367 D20GDTH07

Bảng tự đánh giá của nhóm:

Mức độ hoàn
STT Họ và tên Công việc được phân công
thành (%)

Chương III, IV
1 Hoàng Anh Thư 100%
Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài, chương II
2 Nguyễn Thanh Nguyên 100%
Phần mở đầu
Chương I, Kết luận
3 Doanh Thị Thúy Kiều 100%
Phần mở đầu
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận
I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học
2.Công nghệ 4.0 trong giáo dục
3.Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục
4. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phương pháp dạy và học
Chương II. Thực trạng phương pháp dạy học tại Trường Đại học Bình Dương:
Chương III: Tác động của công nghệ 4.0 đến trường đại học Bình Dương

1. Tác động đối với nội dung dạy học

2. Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với phương pháp dạy học

3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hình thức tổ chức dạy học

Chương IV: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0
1. Thay đổi tư duy quá trình dạy và học.
2. Áp dụng mô hình giáo dục 4.0 trong thời đại giáo dục đại học.
3. Vai trò người dạy
4. Đầu tư cơ sở hạ tầng
C. PHẦN KẾT LUẬN
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới chúng ta đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn trong
lịch sử đánh dấu những bước tiến quan trọng trong lịch sử. Giờ đây chúng ta lại
bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng công nghiệp mới- cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây là cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi cách
chúng ta sống, cách chúng ta làm việc và quan hệ với nhau. Qua đó, cạnh tranh
kinh tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới
công nghệ để tăng năng suất lao động và đặt vị trí mới của nền giáo dục. Giáo
dục phải đào tạo những con người có tri thức, có đạo đức và tư duy sáng tạo,
ngoài ra có kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp các tình huống trong cuộc sống.
Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp dạy học là vấn đề then chốt làm đổi mới
nền giáo dục Việt Nam. Mục đích của việc vận dụng các phương pháp dạy học
là nhằm phát huy tính chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Giáo dục đại học là một trong những nền tảng giáo dục ở mức độ cao và
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn tri thức mới cho sự phát triển
của xã hội, còn là nền tảng bền vững cho sự phát triển của mọi quốc gia. Trong
thời đại 4.0 có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực trong đời sống. Vì vậy,
phương pháp dạy học giảng viên là người diễn giảng là trung tâm cho sinh viên
lắng nghe và tiếp thu những kiến thức, ghi chép theo sự dẫn dắt của giảng viên
đã không còn phù hợp với xu thế phát triển trong thời đại 4.0. Để hòa nhập vào
cuộc cách mạng công nghệ 4.0, yếu tố then chốt là nguồn lực. Do đó, cần phải
cải cách giáo dục, đào tạo để tạo ra những con người đáp ứng đầy đủ năng lực,
theo tiêu chuẩn 4.0. Đã đến lúc giáo dục Việt Nam cần có những nhận thức đầy
đủ về vị trí cũng như vai trò của mình để đáp ứng công nghệ 4.0 này, trong đó
vai trò dạy học của đội ngũ giảng viên là rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi chọn
“ Tác động của 4.0 đến phương pháp dạy học của giáo viên Trường Đại học
Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài:
Sự phát triển tiến bộ không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin và truyền
thông những năm gần đây liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cách
mạng công nghiệp 4.0 đã và đang sẽ mang lại những thay đổi gốc rễ trong mọi
lĩnh vực xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và tính chất việc làm trong
tương lai ở mô hình toàn cầu. Hàng triệu việc làm mới sẽ bị thay thế bởi rô-bốt,
trí tuệ nhân tạo. Hàng triệu việc làm mới chưa từng có trong lịch sử sẽ xuất
hiện. Trường đại học, dưới góc độ là cái nôi cung cấp nguồn nhân lực lớn nhất,
có trình độ cao nhất của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo,

1
đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn và cần thay đổi mạnh mẽ các
hoạt động của mình để thích ứng với xã hội tương lai.
Phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới phương pháp dạy học luôn là một
trong những vấn đề thời sự của giáo dục. Ý tưởng về một PPDH phát huy cao
độ tính tích cực của người học không phải đến bây giờ mới được đặt ra mà nó
đã được các nhà tư tưởng lớn đề cập đến như một kim chỉ nam trong giáo dục
qua mọi thời đại. Về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ở
nước ngoài:
Thời cổ đại, Khổng Tử (551-470 TCN), mặc dù sống trong khuôn khổ khắc
nghiệt của thể chế phong kiến nhưng đã rất coi trọng tính tích cực, hứng thú của
học trò.
Socrates (469-399 TCN) thường cùng học trò dùng “Phương cách tiêu dao”,
vừa đi chơi vừa đàm đạo, trao đổi và gợi mở để học trò tự đi đến kết luận.
I.A. Comenxki (1592 -1670) cho rằng trong quá trình dạy học, trẻ em không
chỉ đơn giản ngồi nghe, lĩnh hội thụ động mà còn phải tìm hiểu sự việc hiện
tượng. Từ đó ông đề một số nguyên tắc dạy học rất có giá trị là: nguyên tắc trực
quan; nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh; nguyên tắc hệ
thống liên tục; nguyên tắc củng cố kiến thức; nguyên tắc dạy theo khả năng tiếp
thu của học sinh; nguyên tắc dạy học phải thiết thực và nguyên tắc dạy học cá
biệt.
John Dewey (1859-1952) triết gia nổi tiếng ở Mỹ đã phát hiện trẻ em phải
học bằng trải nghiệm, do đó cần “giáo dục bằng việc làm”, dạy học thông qua
trải nghiệm, thực hành.
Về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ở trong nước:
Từ năm 1960 (Đại hội Đảng lần thứ III), nhà trường được chỉ đạo cải tiến
PPDH theo những hướng sau đây: Dạy học theo hướng gắn với đời sống; Đào
tạo theo nhu cầu; dạy học ít mà chu đáo, không tham nhiều, hiện đại, khoa học,
thực tiễn.
Từ năm 1975, đất nước được giải phóng, dạy học hướng vào mục đích thi cử,
phương pháp thuyết trình là chủ yếu. Để thiết kế phương pháp dạy cần đảm bảo
4 nguyên tắc: tuân theo khái niệm phương pháp dạy học, thích hợp hài hòa với
thiết kế tổng hợp của bài học. Dựa vào kinh nghiệm sư phạm và trình độ phát
triển dạy học của giảng viên. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động cho học
sinh là con đường hình thành và phát triển năng lực, phù hợp với xu hướng đổi
mới giáo dục, thay đổi phương pháp dạy học trong giai đoạn phát triển công
nghệ 4.0

2
Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về
việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sau đó một
ngày, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký công văn số 1891/BGDĐT-GDĐH gửi các
trường Đại học, cao đẳng về nhiệm vụ đào tạo nguồn năng lực có khả năng
thích ứng với cuộc CMCN 4.0.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích: Cho ta thấy sự tác động công nghệ 4.0 đến phương pháp dạy
học ở Trường Đại học Bình Dương.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học.
+ Tìm hiểu thực trạng phương pháp dạy học ở Trường Đại học Bình Dương
+ Tìm hiểu tác động công nghệ 4.0 đến phương pháp dạy học Trường Đại học
Bình Dương.
+ Đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của các giảng
viên đại học.

4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở Trường Đại học Bình Dương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tác động công nghệ 4.0 đến phương pháp dạy học ở trường
Đại học Bình Dương.
+ Về đối tượng: Giảng viên trường Đại học Bình Dương.
5. Giả thuyết khoa học:
- Các nhà nghiên cứu lí luận dạy học đã xây dựng các phương pháp dạy học
ở trường Đại học, dựa trên cơ sở lí luận hiện đại và khẳng định rằng nếu việc sử
dụng các phương pháp dạy học vào các môn học ở trường Đại học có hiệu quả
thì sẽ phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Tuy nhiên trong thực tế, thái
độ, kỹ thuật của giảng viên tại trường Đại học Bình Dương về các phương pháp
dạy học có những tồn tại sau:
+ Về nhận thức: Một số giảng viên chưa hiểu rõ các vấn đề liên quan đến
phương pháp dạy học tích cực như: những định hướng đổi mới phương pháp
dạy học ở Đại học, tầm quan trọng của sự tác động công nghệ 4.0 đến phương
pháp dạy học, ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học.

3
+ Về thái độ: Phần lớn các giáo viên có hứng thú với các phương pháp dạy học
nhưng chỉ sử dụng các phương pháp dạy học này mang tính hình thức, chủ yếu
các tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi,
+ Về kĩ thuật: Giảng viên còn lúng túng khi sử dụng, kết hợp chưa nhuần
nhuyễn, hợp lý.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
- Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp luận: chúng tôi đã sử dụng phương pháp luận sau:
+ Quan điểm lịch sử và logic: Căn cứ vào quan điểm lịch sử và logic, trong
quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã chú ý đến quá trình phát triển của cuộc
cách mạng công nghiệp từ giai đoạn 1.0  giai đoạn 4.0 để cho thấy sự tác
động của cuộc công nghiệp 4.0 đến phương pháp dạy học ở trường Đại học.
+ Quan điểm hệ thống- cấu trúc: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dựa vào
quan điểm này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các thành tố của quá trình dạy học:
mục đích, nội dung, kích thích động cơ, tổ chức hoạt động ( phương pháp,
phương tiện, hình thức tổ chức), kiểm tra điều tiết và đánh giá kết quả. Tất cả
các thành tố trên nằm trong mối liên hệ tác động qua lại theo một qui luật nhất
định, chỉ có sự tác động tổng hợp của tất cả các thành tố đó mới tạo ra chất
lượng và hiệu quả cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích và tổng hợp lí
thuyết: Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để phân tích những vấn đề có
liên quan đến phương pháp dạy học nói chung và ở đại học nói riêng để từ đó
chắt lọc, khái quát lại nội dung, làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra: chúng tôi dùng phương pháp quan sát để thu thập
thông tin về cơ sở, phương tiện dạy học của trường Đại học Bình Dương.

4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học
- Theo Trần Khánh Đức (2013) phương pháp dạy và học là một phạm trù khoa
học giáo dục. Phương pháp dạy học cần dựa trên những cơ sở khoa học và thực
tiễn giáo dục. Trong thực tiễn cần xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể để xác định và
áp dụng những định hướng, biện pháp thích hợp.
- Theo Đinh Văn Tiến (2003) phương pháp dạy và học có một số đặc điểm như
sau: Định hướng thực hiện mục tiêu dạy học, là sự thống nhất của phương pháp
dạy và phương pháp học, thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục, là
sự thống nhất của logic nội dung dạy học và logic tâm lý nhận thức. Phương
pháp dạy học có mặt khách quan và mặt chủ quan, là sự thống nhất của cách
thức hành động và phương tiện dạy học.
- Tóm lại, phương pháp dạy học ở Đại học bao gồm hoạt động dạy của giảng
viên và hoạt động học của sinh viên. Trong đó giảng viên phải có cách thức dạy
và sinh viên phải có cách thức học. Cách thức giảng dạy và học tập hợp thành
các phương pháp dạy học nhằm giúp cho thầy và trò hoàn thành được các nhiệm
vụ dạy học, phù hợp với mục đích đã đề ra.
-Hiện nay, nhiều trường Đại học tiên tiến thực hiện phương pháp dạy học chủ
động nhằm giúp sinh viên học tập chủ động và đầy sự trải nghiệm như:
 Phương pháp động não: là cách thức vận dụng đầu óc, trí thông minh và
sáng kiến của mỗi người trong thời gian tối thiểu, tuỳ vấn đề đưa ra để có
được tối đa những dữ kiện tốt nhất.
 Phương pháp học dựa trên vấn đề: mục tiêu của học dựa trên vấn đề là
để học nhiều hơn về một chủ để chứ không phải là chỉ tìm ra những câu
trả lời đúng cho những câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
 Phương pháp mô phỏng: mô phỏng thường được dùng trong nghiên cứu
khoa học, là quá trình phát triển mô hình hóa rồi mô phỏng một đối tượng
cần nghiên cứu.Thay cho việc phải nghiên cứu đối tượng cụ thể mà nhiều
khi là không thể hoặc chưa đủ điều kiện, chúng ta xây dựng những mô
hình hóa của đối tượng đó trong phòng thí nghiệm và tiến hành nghiên
cứu đối tượng đó dựa trên mô hình hóa này.
 Nghiên cứu tình huống: yếu tố cấu thành chủ yếu của phương pháp đào
tạo mới này dựa trên các tình huống thực tế của cả sinh viên và giảng
viên. Mục đích chính của các tình huống là để miêu tả, trao đổi kinh

5
nghiệm về cách thức giải quyết vấn đề và những mâu thuẫn trong khi
thực hiện.
 Phương pháp hoạt động nhóm: tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học
tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì
ổn định hay thay đổi nhóm trong từng môn học. Tiếp đó giáo viên sẽ đưa
ra câu hỏi, yêu cầu, các nhóm sẽ thảo luận và từng nhóm sẽ đại diện trình
bày.
2.Công nghệ 4.0 trong giáo dục
- Công nghệ 4.0 trong giáo dục là hệ thống giáo dục hiện đại áp dụng những
thành tựu khoa học công nghệ vượt trội của thời đại công nghiệp 4.0 vào trong
giáo dục. Người học được giáo dục kiến thức và kĩ năng liên ngành nhất là các
kỹ năng quản trị và kỹ năng điều khiển máy móc. Giáo dục được phát triển như
một hệ sinh thái, nơi mà mọi yếu tố được liên kết với nhau thông qua không
gian mạng và điện toán đám mây. Quan hệ dạy và học được mở rộng không chỉ
giữa giảng viên với sinh viên mà còn là học sinh với học sinh, học sinh với mọi
người xung quanh.
- Công nghệ 4.0 giúp đơn giản hóa các nguồn tài liệu, giúp quá trình học tập trở
nên thuận tiện hơn, Sách báo điện tử, thư viện online, từ điển trực tuyến,.. chính
những nguồn tài liệu mở giúp người dạy và người học có thể tìm tòi chọn lọc
thông tin theo nhu cầu của mình, hơn nữa những ứng dụng có thể hỗ trợ đắc lực
quá trình dạy và học của giáo viên, sinh viên.
3.Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục
- Công nghệ 4.0 đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức
vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cải thiện chất
lượng học và dạy. Trong thời đại công nghệ số với sự bùng nổ của internet, việc
người học sở hữu những chiếc máy tính hay điện thoại thông minh có kết nối
internet ngày càng trở nên phổ biến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương
pháp dạy và học, đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức giáo dục truyền thống,
vươn tới một không gian giáo dục chủ động và toàn cầu. Những nền tảng số cho
giáo dục ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các trường đại học trong
nước.
- Hiện nay có rất nhiều ứng dụng hiện đại và bắt kịp xu hướng đáp ứng nhu cầu
dạy và học của học sinh, sinh viên có thể cập nhật và theo dõi tài liệu, nộp bài
nhanh chóng, ứng dụng thiết bị mang theo mình hỗ trợ cho công tác giảng dạy,
đào tạo và học tập. Microsoft Teams, Zoom,.. là những ứng dụng được nhiều
trường đại sử dụng để thực hiện giảng dạy trực tuyến bởi giao diện thân thiện,

6
dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng phục vụ cho các hoạt động liên quan đến
công tác giảng dạy một cách đầy đủ nhất có thể.
4. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phương pháp dạy và học
- Chúng ta có thể thấy việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy rõ rệt nhất
ở chỗ thay vì chỉ sử dụng giấy, bút, bảng, phấn để truyền tải nội dung học thì
ngày nay rất nhiều công nghệ thông minh để đưa vào hỗ trợ việc giảng dạy.
Thậm chí, trước những biến động trong cuộc sống ví dụ như đại dịch covid -19
hiện nay, công nghệ 4.0 còn tạo ra cho người học môi trường học mới đó là các
phòng học trực tuyến.
- Áp dụng công nghệ số hiện đại, có tính sáng tạo cao, tiếp cận với những công
nghệ tiên tiến trên thế giới để nâng cao hiệu quả trong phương pháp dạy học.
Một số phần mềm hiện đại như: Ứng dụng phần mềm mô phỏng, phần mềm
thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học. Tổ chức thi, kiểm tra trên các phần
mềm trực tuyến như e-learning,..Cụ thể E-learning còn có những công cụ hỗ trợ
giảng dạy như: Sử dụng công cụ soạn bài điện tử, công cụ mô phỏng, công cụ
tạo bài kiểm tra, công cụ tạo bài trình bày,..Giáo viên trực tiếp giảng dạy cho
người học hoặc giao bài tập, lưu trữ bài giảng, tài liệu học tập dưới nhiều định
dạng khác nhau như word, PDF,..còn có thể tổ chức cho học sinh kiểm tra dưới
hình thức trắc nghiệm.Triển khai hiệu quả giải pháp dạy - học, kiểm tra, đánh
giá có tính tương tác cao qua hệ thống công nghệ thông tin ( giải pháp lớp học
thông minh), qua đó giáo viên có thể dễ dàng nắm bắt tình hình học tập của các
em, hơn nữa học sinh, sinh viên có thể tự học, nâng cao kiến thức và nhận được
sự trợ giúp của giáo viên và bạn học trong suốt quá trình học tập trực tuyến.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
Theo kết quả nghiên cứu thì chúng tôi có những nhận định sau:
- Giảng viên ở trường Đại học Bình Dương đã nổ lực tích cực trong quá trình
chuẩn bị bài lên lớp, song chưa đồng đều bởi lẽ còn một số ít giảng viên lên lớp
cho rằng kiến thức có sẵn trong đầu.
- Hầu hết các giảng viên đã có sự xác định mục tiêu có thể cân đo đong điếm
để có thể theo dõi và kiểm soát được. Giảng viên đều có ý thức rõ tầm quan
trọng của việc xác định mục tiêu bài giảng, chương trình môn học. Tuy nhiên,
việc xác định mụ tiêu để đạt tiêu chí tốt và phải theo hướng mở nhằm giúp sinh
viên sớm thích ứng với xã hội không phải điều dễ dàng.
- Phương pháp dạy của giảng viên là cách thức hoạt động của giảng viên trong
quá trình tổ chức và điều khiển sinh viên chiếm lĩnh trí thức khoa học. Hoạt

7
động dạy là một hoạt động hết sức phức tạp, nó có động cơ là sự phát triển tâm
lý của sinh viên. Để đạt tới động cơ này, người giảng viên phải đề ra mục đích
trong hoạt động của mình như: truyền đạt, kiểm tra, đánh giá và ôn tập. Dựa
trên cơ sở đó, chúng tôi chia nhỏ phương pháp dạy của giảng viên thành các
phương pháp bộ phận, tương ứng với các mục đích như sau: Phương pháp
truyền đạt, Phương pháp ôn tập, củng cố kiến thức, Phương pháp kiểm tra, đánh
giá, thi cử.
- Về phương pháp truyền đạt của giảng viên trong nhà trường đã có sự đan xen
giữa các phương pháp truyền đạt theo kiểu thầy đọc- trò ghi vơi các phương
pháp truyền đạt mang tính tích cực . Nhưng phương pháp truyền đạt theo kiểu
truyền thống được nhiều giảng viên áp dụng thường xuyên. Trong một chừng
mực nào đó, phương pháp truyền đạt theo lối truyền thống vẫn phát triển hiệu
quả nhưng xét về khía cạnh do phát triển công nghệ 4.0 thì không còn là xu thế.
- Với những giảng viên đã thay đổi cách truyền đạt trong giờ học đã thúc đẩy
tinh thần học tập của các sinh viên và sẽ giúp sinh viên năng động, hăng hái hơn
trong việc tham gia xây dựng và chiếm lĩnh mọi tri thức trong bài học.
- Về phương tiện dạy học của giảng viên chỉ đạt mức tích cực trung bình,
thậm chí ở mức thấp. Sô liệu thu được đã cho thấy phương tiện hỗ trợ khá đơn
giản, dễ kiếm và dễ sử dụng như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh,…cũng chỉ được rất
ít giảng viên áp dụng thường xuyên. Trên thực tế, mặc dù giảng viên có sự nổ
lực trong vấn đề tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại nhưng chỉ mới
dừng lại ở mục đích là minh họa, kiểm nghiệm những tri thức trong bài giảng
hoặc minh họa lời nói của giảng viên.
- Nhìn chung giảng viên nhà trường đã cố gắng nhiều trong việc biên soạn bài
giảng theo hướng gần gũi và phù hợp với trình độ của sinh viên. Chính vì điều
này đã có những giá trị tích cực tạo ra hứng thú, lòng tham muốn lĩnh hội tri
thức của sinh viên làm cho các em tích cực hơn trong học tập.
- Trong nhận thức, không ít giảng viên đã cho rằng nhiệm vụ của giảng viên là
truyền đạt tri thức còn việc ôn tập là công việc của sinh viên. Theo chúng tôi,
việc ôn tập và củng cố kiến thức cho sinh viên một cách thường xuyên trong
quá trình học và kết thúc môn học đây là điều cần thiết để thông qua kiểm tra,
đánh giá của giảng viên.
- Về phương pháp kiểm tra, đánh giá, phần đông các giảng viên trong nhà
trường nhận thức được vai trò. Tuy nhiên, hình thức kiểm tra, đánh giá còn
nghèo nàn và hầu như không có khả năng bao quát, nặng về kiểm tra mức độ
ghi nhớ hơn là kiểm tra tính tích cực, tự giác.

8
- Về hình thức thi cử, trong nhà trường hiện nay là thi viết vân được áp dụng
thường xuyên. Do tình hình dịch hiện nay thì hình thức nhà trường thường là
vấn đáp và trắc nghiệm. Về nội dung thi thì yêu cầu tái hiện lại tri thức đã được
học, chỉ đòi hỏi sinh viên về khả năng sáng tạo và tính độc lập trong việc chiếm
lĩnh tri thức.
- Do đó, để thích nghi, ứng phó với những thách thức, trường đại học cần giảng
dạy những kiến thức tích hợp, thay đổi phương pháp giảng dạy, tăng cường
giảng dạy kỹ năng làm việc nhóm, tự học, biết cách tìm hiểu vấn đề, xử lý thông
tin.
- Tóm lại, về thực trạng phương pháp dạy học của giảng viên trường Đại học
Bình Dương hiện nay cũng có một số giảng viên thay đổi về phương pháp dạy
học như phương pháp kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn một số giảng viên
vẫn còn áp dụng phương pháp dạy học mang tính truyền thống, nặng nề về
thuyết trình, ít đòi hỏi sự tham gia của sinh viên trong tri thức.
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐẾN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

1. Tác động đối với nội dung dạy học:


- Với mức độ lan tỏa của mình, cuộc cách mạng 4.0 đã tạo ra sự thay đổi đối với
thị trường lao động trong mọi khía cạnh, đặc biệt là đối với trình độ chuyên
môn. Điều này đặt ra yêu cầu cho giáo dục là cần đáp ứng nhu cầu của xã hội,
cần phải đào tạo nguồn nhân lực có đủ chuyên môn để thích nghi được với môi
trường kỹ thuật mới.

- Nếu như trước đây, nội dung đào tạo chỉ chú trọng vào việc truyền tải kiến
thức hàn lâm, thì hiện nay, những kiến thức đó nhanh chóng trở nên lạc hậu,
thậm chí vô dụng trong nhiều môi trường doanh nghiệp, xí nghiệp năng động.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi người lao động cần có đủ kiến thức cơ bản,
các kỹ năng và khả năng tự học trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh. Các
nội dung đó bao gồm: các kiến thức và kỹ năng liên quan tới nhận thức, tư duy
hệ thống, tư duy phản biện, khả năng ứng phó với thay đổi, khả năng làm việc
sáng tạo; kỹ năng về thể chất: kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp, kỹ năng số và kết

9
nối internet; kỹ năng về xã hội: giao tiếp, ứng xử, giải quyết xung đột, làm việc
nhóm, tạo lập và duy trì mối quan hệ...

- Chính yêu cầu đó đã biến môi trường giáo dục vốn chỉ tập trung truyền tải
những kiến thức hàn lâm thì nay đã đổi mới bằng việc cung cấp cho người học
cả những kiến thức về kỹ năng bao gồm kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phản biện, khả năng thích nghi với
cách thách thức và yêu cầu công việc thay đổi để tránh nguy cơ bị đào thải;
đồng thời trang bị cho người học những công cụ để tự giải quyết vấn đề với cái
nhìn đa diện, giải quyết xung đột. Cách mạng 4.0 trong giáo dục cũng buộc
người học phải chủ động thay đổi và chủ động hơn trong việc học tập của mình.

2. Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với phương pháp dạy học
- Để giúp người học tiếp cận nhanh với công nghệ mới, quá trình dạy học và
đào tạo nghề cũng cần ứng dụng các công nghệ mới nhất của cách mạng 4.0, để
biến người giáo viên trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp.

- Quá trình dạy học không đơn thuần được triển khai trên giấy bút, theo hình
thức lớp học truyền thống, mà cần có sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, thông
qua các lớp học trực tuyến. Điều này cho phép giáo viên có thể phát huy hết khả
năng, tạo môi trường thuận lợi cho người tự học, tự tiến bộ, tự tư duy. Ví dụ
như đại dịch Covid 19 hiện nay, công nghệ 4.0 còn tạo ra cho người học một
môi trường học mới đó là các phòng học trực tuyến

- Thông qua việc cải tiến chất lượng làm việc của thầy và trò, với sự hỗ trợ của
các thiết bị nghe - nhìn - kỹ thuật số, giáo dục thời đại 4.0 giúp tăng cương
thông tin liên tục, bổ sung chuẩn xác vào độ xác thực của nhiệm vụ học tập và
thông tin nâng cao; giúp tăng động cơ của người học; thúc đẩy việc học tập và
trang bị cho người học cách tự kiểm soát việc học của mình; phát triển tư duy
người học ở cấp độ cao hơn, có năng lực ứng dụng kiến thức và kỹ năng phân
tích vấn đề thách thức, nắm bắt khái niệm rộng, có khả năng sáng tạo ý tưởng

10
và đưa ra giải pháp mới. Không chỉ đóng khung trong kiến thức hàn lâm, khoa
học cơ bản, với khối lượng tài liệu, giáo trình đồ sộ, nhà trường cần phải kết nối
với các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ, từ đó, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc liên kết,
tự chủ và nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng cho giảng viên của trường.

- Đặc biệt, trong môi trường giáo dục của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0,
người thầy còn đảm nhiệm thêm các vai trò xúc tác, điều phối và hướng dẫn
người học nắm bắt được các nhu cầu, xu hướng mới cũng như chuẩn bị cho họ
các công cụ cần thiết để tự học, tự rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.

- Trước lượng kiến thức và thông tin khổng lồ của thời đại, giảng viên cần sử
dụng nhiều phương pháp, phương tiện kết nối internet để điều chỉnh định hướng
chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, tạo nên tương tác tích cực và hỗ trợ
hiệu quả cho người học, cung cấp cho họ những tri thức mới và năng lực giải
quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, góp phần tạo nên các công dân toàn cầu.

- Sinh viên thời đại 4.0 là sản phẩm của thế hệ số. Họ có thể kết nối học tập qua
mạng xã hội, truy cập điện toán đám, khai thác dữ liệu lớn bằng điện thoại di
động 24/7. Người đọc không phụ thuộc vào không gian và thời gian, điều đó
cho phép họ chủ động học tập một cách linh hoạt. Ngày nay có rất nhiều các
phương thức học mới như E-books, mô phỏng máy tính, video tương tác và
game online phục vụ trong học tập. Nhờ đó mà sinh viên có thể tiếp thu kiến
thức một cách trực giác thông qua mô phỏng các quá trình phức tạp và đánh giá
các kết quả một các dễ dàng

3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hình thức tổ chức dạy
học
- Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, người giảng viên phải đóng vai trò
là tác nhân tích cực tác động tới người học thông qua việc tìm tòi phương thức
và cấu trúc hỗ trợ người học phát triển các kỹ năng học tương tác, học công tác

11
và học độc lập; giúp hình thành tư duy phản biện, óc sáng tạo và nhiệt tình khoa
học trong người học, từ đó giúp họ có thể tự học, tự đổi mới suốt đời. Muốn
vậy, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, giảng viên còn phải là người chủ
học thuật hỗ trợ tâm lý con người, tâm lý xã hội, cung cấp các dịch vụ hướng
dẫn cho người học; làm chủ các công nghệ nhằm trao quyền cho người học
được phép sử dụng công cụ và công nghệ trong cải tiến việc dạy và học. Họ
phải mài sắc kỹ năng của mình trên quan điểm, phương pháp dạy- học có tính
cạnh tranh với công nghệ số. Khi thay đổi trong cách dạy, cách học, giáo dục sẽ
thay đổi cách đánh giá người học không còn đóng khung trong các lớp học và
giờ học trên lớp. Bên cạnh đánh giá kiến thức lý thuyết, cần kết hợp đánh giá
các kỹ năng mà người đọc được sáng tạo, cũng như thái độ đối với nghề nghiệp
bản thân.

- Hoạt động quản trị trong trường đại học cũng cần đổi mới nhàm tạo ra những
“sản phẩm” có chất lượng ( những người lao động tương lai có năng lực làm
việc trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh). Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi
hỏi phải thay đổi phương thức và phương pháp đào tạo, với việc ứng dụng mạnh
mẽ của công nghệ thông tin. Việc đưa các mô hình đào tạo ảo, mô phỏng, số
hóa vào áp dụng sẽ trở nên phổ biến tác động tới việc bố trí cán bộ quản lý,
phục vụ và đội ngũ giáo viên của nhà trường. Trường cần chuyển đổi sang mô
hình đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục với
doanh nghiệp, hoặc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ
các nguồn lực chung, trong đó lấy người học làm trung tâm và ứng dụng công
nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng.

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG


DẠY VÀ HỌC TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Sau đây là một số hướng giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao năng lực
của các giảng viên đại học:

12
1.Thay đổi tư duy quá trình dạy và học.
- Mục đích: nhằm thay đổi nhận thức về vai trò của giáo viên do sự tác động của
cuộc cách mạng 4.0. Giáo viên phải có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa
chọn nội dung giáo dục; sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; sử
dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy - học hiện đại; hợp tác rộng rãi chặt
chẽ hơn với các giáo viên cùng trường.

- Sự thay đổi về quan niệm, tư duy của quá trình dạy và học là một trong những
yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nói chung
và đổi mới theo hướng giáo dục 4.0 nói riêng.

- Đối với quá trình dạy, cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành
phẩm chất và phát triển và năng lực người học hay là tổ chức một nền giáo dục
mở, thực học, thực nghiệp; chuyển phát giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số
lượng, chất lượng và hiệu quả; chuyển từ chỉ trọng giảng dạy nhân cách nói
chung sang kết hợp giảng dạy nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá
nhân; chuyển từ quan niệm cứ có kiến thức là có năng lực sang quan niệm kiến
thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực.

- Còn với việc học, cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng
lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc lập. Không chỉ học trong
từ nhiều hình thức khác như trò chơi, liên hệ tương tác, cung ứng đám đông,
học bằng dự án. Đặc biệt, với học sinh, sinh viên là người lao động trong tương
lai cần thay đổi suy nghĩ học một lần cho cả đời bằng việc học cả đời để làm
việc cả đời.

- Như vậy, nền giáo dục cần chuyển đổi cách thức giáo dục từ truyền thụ kiến
thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Cần đổi mới mô hình,
chương trình và phương thức đào tạo, từ khâu tuyển sinh đến khâu đánh giá,
kiểm định chất lượng,nhất là đánh giá sinh viên tốt nghiệp.

13
- Trên cơ sở đó, chương trình giáo dục mới cần xác định các chuẩn năng lực
chung và năng lực chuyên môn; các hình thức tích hợp hoặc phân hóa trong
chương trình dạy học tùy theo cấp học. Phương pháp giáo dục cũng phải đổi
mới mạnh mẽ hơn nữa trong việc tổ chức giáo dục qua Internet. Qua đó, hình
thức giáo dục sẽ linh hoạt về thời gian, không gian, phù hợp với điều kiện và
nhu cầu cá nhân phát triển

E-learning hay sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép người
dạy có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học và thu thập lại các kết quả
của quá trình dạy học từ phía người học một cách liên tục và linh hoạt.

2.Áp dụng mô hình giáo dục 4.0 trong thời đại giáo dục đại học.

- Nhằm mục đích nâng cao những kỹ năng cần thiết mà sinh viên nên có, giáo
viên nên áp dụng mô hình giáo dục 4.0 trong thời đại giáo dục đại học.

- Thời đại mới đòi hỏi những con người có năng lực tư duy và sáng tạo, đổi
mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập
và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Đây cũng là
những kỹ năng mà sinh viên đang thiếu nhiều nhất. Để giải quyết vấn đề này,
giáo dục 4.0 sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả mà giáo dục đại học cần
triển khai. Cụ thể là xây dựng những công cụ thông minh, gồm cả công cụ quản
lý sinh viên dựa trên thẻ thông minh, phần mềm trí tuệ nhân tạo, bản địa hóa
kho tài liệu học và đẩy mạnh liên kết quốc tế; áp dụng mô hình giáo dục mới
như phòng học ảo, phòng thí nghiệm, thư viện ảo,... Dưới sự hỗ trợ của các thiết
bị thông minh; tạo ra điều kiện để sinh viên tham gia các nhóm nghiên cứu, các
đề tài gắn liền với giải quyết một vấn đề cụ thể trong chuyên môn, hoặc trong
đời sống kinh tế, xã hội,...

- Trường liên doanh với doanh nghiệp lớn để hình thành mô hình trường học
doanh nghiệp. Thay đổi từ chỗ “dạy những gì giới học thuật sẵn có” sang cách

14
“dạy những gì thị trường cần, doanh nghiệp cần”, hoặc thậm chí xa hơn là “dạy
những gì thị trường và doanh nghiệp sẽ cần”.

3. Vai trò người dạy


- Chức năng định hướng và dẫn dắt của nhà trường không thay đổi nhưng không
thể thực hiện theo mô hình dạy học cũ. Cần xác định lại vai trò người thầy trong
học tập kết nối mạng.

- Mỗi nhà giáo ở thế kỉ XXI cần hiểu rằng: sự thay đổi là sống còn và phải chấp
nhận, chuẩn bị cho mình phát triển. Để vượt qua thách thức, người giảng viên
phải trở lại 3 chức năng rất quan trọng của mình: chức năng sáng tạo, chức năng
phản biện và chức năng giáo dục.

- Về mặt định tính, tiêu chí người giảng viên phải có sức cảm hóa thông quan
hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học khi tiếp cận sinh viên, phải truyền
được cảm hứng đến với họ; thúc đẩy và lan tỏa rộng cả về nhân cách, thái độ và
những kỹ năng cơ bản.

- Điều quan trọng đầu tiên của một người giáo viên là phải luôn có ý tưởng mới,
đi trước thời đại và chỉ dẫn - khai sáng và thức đẩy, tìm tòi và tạo điều kiện,
chức năng nhà giáo “sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo” lại càng thể hiện rõ
nhất trong thời điểm hiện nay. Với điện toán mây ( cloud computingy), công
nghệ số kết nối toàn cầu và giao tiếp trong không gian rộng và thời gian đa
chiều, bởi trong thế giới “ảo” lại hóa thật và sâu, tưởng rộng và xa nhưng rất
gần và hữu ích với việc học và cả trong cuộc sống.

- Trong vai trò của người tham gia vào quá trình dạy - học, người dạy hoạt động
như là một thành viên tham gia vào quá trình học tập, người dạy còn có thêm
một vai trò bổ sung nữa; đó là, nguồn tham khảo cho người học, giúp họ tháo gỡ
những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

4. Đầu tư cơ sở hạ tầng

15
- Nhà trường cần phải tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và công nghệ trong giáo
dục, thông qua việc xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho việc thu hút
các nguồn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo giáo viên. Bên cạnh
chính sách đào tạo, cũng cần có chính sách thu hút nhân tài, giữ chân cán bộ
giỏi ở trường, hoặc áp dụng thông qua các hình thức liên kết, hợp tác, giao lưu
cán bộ, chuyên gia trong và ngoài nước trong hoạt động giảng dạy, cũng như
đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ ,đổi mới sáng tạo. Đầu tư nhiều hơn
về công nghệ giáo dục tiên tiến, lấy hoạt động của người học làm trung tâm,
thông qua kết nối mạng để dưỡng phát triển năng lực sư phạm cho người học,
giáo viên, trong mối liên hệ chung với hệ thống giáo dục quốc gia và toàn cầu.

- Từ đó đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ,
thông qua đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, phương tiện dạy học và công
nghệ thông tin trong công tác dạy- học và quản lý đào tạo; nâng cao chất lượng
nghiên cứu khoa học ở trường, gắn chặt việc nghiên cứu với chuyển giao công
nghệ tại cơ sở. Trường cũng cần chủ động tăng cường trao đổi học thuật, giao
lưu nghiên cứu khoa học với các viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước, hình
thành mạng lưới nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, nhất là các quốc gia
có nền khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo tiên tiến.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục, đặc biệt với các cơ sở đào tạo sư
phạm hàng đầu trên thế giới, với nhiều hình thức ( như nghiện cứu khoa học,
trao đổi học thuật, liên kết đào tạo, công nhận chứng chỉ quốc tế, trao đổi người
học với các trường đại học nước ngoài, trao đổi hợp tác giáo viên, quốc tế hóa
các chương trình đào tạo trình độ đại học), áp dụng tiêu chí hội nhập quốc tế,
quốc tế hóa trong đánh giá giáo dục đại học.

16
C.PHẦN KẾT LUẬN
Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng
sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đối với hoạt động dạy và học
trong trường đại học Bình Dương.
Trước hết, nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy vô cùng đa dạng nhờ sự tiến bộ
của hệ thống internet kết nối và dữ liệu khổng lồ giúp giáo viên tiếp cận được
nhiều tài liệu trong và ngoài nước, phục vụ tốt việc xây dựng bài học. giáo viên
có thể tìm hiểu sâu sắc về vấn đề giảng dạy với nhiều hướng nhận thức khác
nhau, làm phong phú thêm cách nhìn nhận của bản thân với môn học, giúp các
giáo viên tự tin hơn trong giảng dạy.
Bên cạnh đó, giáo viên cần rèn luyện bản lĩnh, luôn luôn sáng tạo và không
ngừng đổi mới để đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất. Ngoài việc học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các giáo viên cần phải chú trọng bồi dưỡng
năng lực sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu

17
giáo dục đào tạo trong điều kiện kết nối toàn cầu, để có thể tiếp cận những tri
thức khoa học do cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại.
Tiếp đến, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật
dạy học hiện đại áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình. Với nhiều phần
mềm dạy học hiện đại, giáo viên có nhiều lựa chọn đối với các phương tiện kĩ
thuật phù hợp với giảng dạy. Đồng thời, có thể vận dụng các phương pháp gắn
với công nghệ hiện đại như dạy học trực tuyến E-learning, phương pháp giáo
dục tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (giáo dục STEM), các
phương pháp mô phỏng, số hóa bài giảng,…
Hiện nay, trên thế giới, các nhà khoa học giáo dục đã tìm kiếm và xây dựng
trên 200 phần mềm dạy học hiện đại, đây là một kho phần mềm tiện ích giúp
giáo viên tìm hiểu, vận dụng và linh hoạt sử dụng trong giảng dạy để tạo ra hiệu
quả giáo dục tốt nhất. Quan trọng nhất, chính là việc cuộc cách mạng này đặt ra
cho giáo viên một sự thay đổi lớn trong giảng dạy, với sự xuất hiện của việc dạy
học online, e-learning. Vậy nên, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang đem
lại nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên tại các trường đại học hiện nay, đặc
biệt trong phương pháp dạy học của giáo viên trường Đại học Bình Dương theo
hướng hiện đại.

18
Nguồn tài liệu tham khảo:

- Developing Potential of University Lecturers in Context of Education Reformation Challenged by


Industrial Revolution 4.0 - TS Nguyễn Hoàng Tiến ( Đại học Thủ Dầu Một).

https://www.researchgate.net/publication/
351411463_MOT_SO_NHAN_DINH_VE_TRUONG_DAI_HOC_TRUOC_CUOC_CACH_MANG_CONG_N
GHIEP_40

-https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-40-doi-voi-
giao-duc-38

- https://robotsteam.vn/cong-nghe-4-0-trong-giao-duc

-Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0 (tapchicongthuong.vn)

https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-40-doi-voi-
giao-duc-38

https://tailieutuoi.com/tai-lieu/phuong-phap-day-va-hoc-thoi-dai-cach-mang-cong-nghe-4-0?
fbclid=IwAR1MlfQUyUJj_OjemeG_9fY9Sx-d7cBSsC_Yi9o4c2KXdunpsbk9JWMYKGI

19

You might also like