You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG

1. TÊN ĐỀ TÀI: 2. MÃ LỚP HỌC PHẦN – NHÓM

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ [2223CHEM1487 – Nhóm Lung linh long
DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG lanh lấp lánh]

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU

Tự nhiên Xã hội nhân Giáo dục Kỹ thuật Nông Y dược Môi trường Cơ bản Ứng dụng Triển khai

văn
Lâm-Ngư

☐ ☐ x ☐ ☐ ☐ ☐ x ☐ ☐

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 06 tháng, từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 5 năm 2022

6. SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT Họ và Tên MSSV Email SĐT

1 Nguyễn Phi Hùng 46.01.201.040

2 Dương Thị Ngọc Đạt 46.01.201.020

2 Hồ Lê Đăng Khôi 46.01.202.053

3 Chu Kim Phương Thủy 46.01.201.126

4 Nguyễn Ngọc Bảo Ân 46.01.201.002

5 Ngô Thị Yến Nhi 46.01.201.083

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên: Thái Hoài Minh Học vị: Tiến sĩ


E-mail: minhth@hcmue.edu.vn
I. NỘI DUNG THUYẾT MINH

1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1. Trên thế giới

Hiện nay đổi mới trong giáo dục đã và đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt, vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học rất được chú

trọng. Xu hướng dạy học hiện nay là phải hướng vào người học, tập trung vào rèn luyện và phát triển khá năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập

sáng tạo cho học sinh ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông (Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier, 2010).

1.2. Tại Việt Nam

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, trên cơ sở lấy người học làm trung tâm đang là định hưởng chủ yếu trong

hoạt động dạy học của các trường phổ thông nước ta (Tạ Thúy Vân, 2020).

2. Lý do chọn đề tài

Hóa học là môn học khoa học và thực nghiệm, nhưng với chương trình giáo khoa nặng nề về kiến thức hàn lâm như hiện nay, không phải tất cả các

giáo viên đều có khả năng hiểu biết và vận dụng được toàn bộ tất cả các phương pháp dạy học để tích cực hóa người học. Thực tế, kiến thức càng thiết thực, càng

hấp dẫn, càng lôi cuốn thì học sinh càng dễ dàng tiếp nhận và nhớ lâu. Để những kiến thức khoa học khô cứng trở nên gần gũi với học sinh, thông qua việc giải

quyết các tình huống gắn với thực tiễn, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện tư duy, hoạt hoá năng lực tự học, tự nghiên cứu, biến họ từ khách thể trở thành chủ thể của

quá trình nhận thức và học tập, từng bước giành lấy tri thức khoa học, phát triển khả năng thích ứng với các tình huống khác nhau trong học tập cũng như cuộc

sống (Ngô Ngọc Minh Châu, 2013).

Tuy nhiên, việc dạy và học hoá học trong trường phổ thông hiện nay giáo viên mới chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa thực sự tạo được mối

liên hệ giữa kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan đến hóa học trong đời sống và sản xuất của

giáo viên cũng như học sinh.

Từ những lý do đó, chúng em đã chọn đề tài “Nghiên cứu và thiết kế tình huống gắn với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học hóa học trung học

phổ thông” để nghiên cứu và thiết kế, xây dựng một số tình huống có nội dung gắn với thực tiễn nhằm góp phần xây dựng nguồn tư liệu cho giáo viên và học

sinh trong quá trình dạy học Hoá học ở THPT. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra “học đi đôi

với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn” (Luật giáo dục, 2001).

3. Mục tiêu đề tài

3.1. Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu đánh giá thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong dạy học Hoá học ở THPT.

Nghiên cứu các yếu tố cần thiết để sử dụng tình huống gắn với thực tiễn có hiệu quả trong dạy học Hoá học ở THPT.

Thiết kế và xây dựng tình huống gắn liền với thực tiễn trong bài dạy Hoá học cụ thể theo chương trình GDPT 2018 mới.

Ứng dụng tình huống vào dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học Hoá học ở trường phổ thông.

3.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

- Thiết kế tình huống dạy học hóa học gắn với thực tiễn có hiệu quả hay không?

- Làm thế nào để thiết kế các tình huống dạy học gắn với thực tiễn có hiệu quả?

- Quy trình thiết kế tình huống gắn liền với thực tiễn trong dạy Hoá học như thế nào?

Giả thuyết nghiên cứu:


1
- Nếu người giáo viên thiết kế và sử dụng tốt hệ thống các tình huống có nội dung gắn với thực tiễn vào trong dạy học hóa học THPT sẽ phát huy được

tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hoá học ở trường phổ thông.

- Thiết kế các tình huống dạy học gắn liền với thực tiễn có hiệu quả cần dựa trên các yếu tố: tình huống đưa ra dễ tiếp cận, là một tình huống dễ gặp trong

thực tiễn, có sức hút, giải đáp được thắc mắc của học sinh.

4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Việc thiết kế và sử dụng các tình huống có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học ở trường THPT.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu và thiết kế hệ thống các tình huống có nội dung gắn với thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT và vận dụng vào

thiết kế một số bài lên lớp thuộc chương trình Hóa học THPT.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2022 - tháng 5/2023.

Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Nguyễn Hữu Huân.

4.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động với các nhóm tương đương:

Chọn 2 lớp 11 có học môn hoá học tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân có học lực ngang nhau, thực hiện bài kiểm tra lần đầu. Sau đó, chọn 1 lớp dạy học

theo tình huống thực tiễn, lớp còn lại để so sánh, làm bài kiểm tra sau tác động để nghiệm thu kết quả.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu tài liệu tham khảo, bài báo, tạp chí khoa học liên quan đến:

Nghiên cứu thực tiễn (quan sát, điều tra, phỏng vấn): Điều tra hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh bằng phiếu hỏi và phỏng vấn

nhằm đánh giá thực trạng thiết kế tình huống gắn với thực tiễn, thiết kế các tình huống dạy học gắn liền với thực tiễn trong quá trình dạy học môn Hoá học ở

trường THPT.

Thực nghiệm sư phạm: Thực hiện dạy ở các lớp tương đương nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. (kiểu thiết kế, công cụ để đo đánh giá)

Phương pháp thống kê toán học: Dùng thống kê toán học để xử lí các số liệu thực nghiệm sư phạm thu được bằng phần mềm SPSS từ đó rút ra kết luận.

6. Công cụ đánh giá

Đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra, đánh giá kiến thức sau bài học.

Đánh giá kĩ năng của học sinh qua bảng hỏi, bảng kiểm; thẻ đặt câu hỏi, thẻ vận dụng kiến thức.

Đánh giá thái độ của học sinh qua thang đo khoảng.

7. Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo

dục trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội – Berlin.

2. Luật giáo dục (2001), NXB Chính trị quốc gia.

3. Ngô Ngọc Minh Châu (2013), Thiết kế tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 10, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí

Minh.

4. Tạ Thúy Vân (2020), Thiết kế tình huống dạy học hợp tác trong dạy học phương trình và bất phương trình mũ – logarit cho học sinh lớp 12 THPT,

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên.

You might also like