You are on page 1of 12

TRƯỜNG CĐSP TRUNG ƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
“Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong thiết kế bài giảng học phần Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động của SV trường CĐSPTƯ ”.
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ Ứng Triển
Kỹ Môi bản dụng khai
Tự nhiên
thuật trườn
g x
Kinh tế; Nông
ATLĐ
XH-NV Lâm
Sở
x
Y hữu
Giáo dục
Dượ trí tuệ
c
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 12 tháng
Từ tháng 01 năm 2024 đến tháng 12 năm 2024
6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Tên cơ quan: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Điện thoại:
E-mail:
Địa chỉ: Số 387 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng cơ quan chủ trì: PGS TS. Trần Đình Tuấn

7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


Họ và tên: Trần Thùy Chi Học vị: Thạc sỹ
Chức danh khoa học: Năm sinh: 1986
Địa chỉ: Khoa Giáo dục đại cương Địa chỉ nhà riêng: CC Bắc Hà Lucky, 30 Phạm
Điện thoại cơ quan: Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Di động: 0943407074 Điện thoại nhà riêng:
E-mail: tranthuychi3310@gmail.com
8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đơn vị công tác và Chữ
TT Họ và tên Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao
lĩnh vực chuyên môn ký
1 Trần Thùy Chi Khoa Giáo dục đại - Chủ nhiệm đề tài: Xây dựng cơ sở lý luận
cương, Thạc sỹ và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu, xác định các yêu cầu của việc
vận dụng lý thuyết kiến tạo trong thiết kế
bài giảng.
- Xây dựng bài giảng vận dụng lý thuyết
kiến tạo trong học phần Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thực nghiệm sư phạm
2` Phạm Thị Kim Khoa Giáo dục đại - Xây dựng bài giảng vận dụng lý thuyết
Lan cương, Tiến sỹ kiến tạo trong học phần Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thực nghiệm sư phạm
3 Trần Thị Bình Khoa Giáo dục đại - Xây dựng bài giảng vận dụng lý thuyết
Minh cương, Thạc sĩ kiến tạo trong học phần Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thực nghiệm sư phạm
4 Nguyễn Thị Khoa Giáo dục đại - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
Thanh Nga cương, Tiến sĩ - Xây dựng bài giảng vận dụng lý thuyết
kiến tạo trong học phần Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thực nghiệm sư phạm
- Thư ký đề tài
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
trong và ngoài nước Họ và tên người đại
Nội dung phối hợp nghiên cứu
diện đơn vị

Khoa Giáo dục đại cương, trường - Nghiên cứu, khảo sát thực trạng dạy học
CĐSPTW - Bộ môn Lý luận chính học phần Đường lối cách mạng của Đảng ThS. Trần Thị Bình
Cộng sản Việt Nam Minh
trị
Giảng viên, sinh viên trường Cao Phối hợp nghiên cứu phần cơ sở thực tiễn Giảng viên, sinh viên
đẳng Sư phạm Trung ương của đề tài, khảo nghiệm sư phạm trường CĐSPTW
10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Ngoài nước:
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu việc hình thành, phát triển Lý thuyết kiến tạo
(LTKT) và vận dụng nó vào dạy học.
- LTKT xuất phát từ những nghiên cứu về sự phát triển và giáo dục trẻ em của nhà tâm lí học nổi
tiếng người Thụy Sĩ, Jean Piaget (1896 - 1980) [Jean Piagiê (1986), Tâm lí học và giáo dục học, NXB
Giáo dục, Hà Nội]. Theo ông, quá trình nhận thức là sự thích nghi với môi trường (bằng đồng hóa hay
điều ứng).
- John Dewey cũng đã phát triển học thuyết này, ông cho rằng giáo dục phải dựa trên kinh nghiệm
thực tế - điều này đã tạo nên bước tiến cho LTKT [John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, NXB Tri
thức, Hà Nội]. LTKT là một trong những lí thuyết có uy tín của tâm lí học thế kỷ XX và có ứng dụng
rộng rãi trong dạy học. Đồng thời nó là nguồn mạch dồi dào cho nhiều nghiên cứu tiếp theo về tâm lí học
dạy học.
- Các triết gia, nhà tâm lí học có công trong việc thêm những triển vọng mới cho LTKT và áp dụng
LTKT vào TT là: Lev Vƣgotsky, Jerome Bruner, và David Ausubel [Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lí học
Vư-gốt-xki, Tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội]. Vưgotsky nhà tâm lí học Xô Viết, đã đưa khía cạnh xã hội
của việc học vào LTKT. Trong đó, Ông đã đưa ra định nghĩa "vùng phát triển gần" (Zone of Proximal
Developtment - ZPD).
- Jerome Bruner, một nhà tâm lí học người Mỹ, đã dành nhiều công sức nghiên cứu và vận dụng lí
thuyết phát sinh nhận thức để xây dựng mô hình dạy học dựa vào sự khám phá của HS [Dr. Debra
Sprague and Dr. Chris Dede (1999), “Constructivism in classroom If I teach this way am I doing my
job?” Learning & Leading with Technology, Volume 27 Number 1].
Cho đến nay, nhiều nhà sư phạm ủng hộ quan điểm dạy học kiến tạo của Piaget và mô hình dạy học
khám phá (Inquiry - based learning) của Bruner, vì nó phù hợp với cách con người học và phát triển.
Điểm chung của các công trình nghiên cứu nói trên là đều nhấn mạnh vào vai trò chủ động của
người học và cách thức người học thu nhận tri thức cho bản thân.
10.2. Trong nước:
- Cuốn sách Quá trình dạy - tự học (1998) của Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn
Tảo, Bùi Tường giới thiệu các kết quả nghiên cứu thực nghiệm "ứng dụng các phương pháp dạy học tích
cực, lấy người học làm trung tâm" (từ 1977 đến 1988 và từ 1993 đến nay) theo trình tự logic: Từ việc
học, tự học đến dạy - tự học. Từ dạy - tự học ở nhà trường đến dạy - tự học trong gia đình.
- Cuốn sách "Phương pháp dạy học lịch sử" tập 2, (2017) của Giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ biên),
cung cấp cho người đọc về các con đường, biện pháp sư pháp để thực hiện hệ thống phương pháp dạy
học lịch sử. Cuốn sách giúp nhóm tác giả nghiên cứu các yêu cầu của giảng viên và sinh viên khi thực
hiện các phương pháp dạy học.
- Cuốn sách “Cẩm nang phương pháp sư phạm” (2022) của tác giả Nguyễn Thị Minh Phương, Lê
Viết Chung, Phạm Thị Thúy cung cấp cho người đọc cách mở đầu bài giảng như thế nào để thu hút sự
chú ý của người học ngay từ những giây phút đầu tiên của giờ học; cách neo chốt kiến thức giúp người
học nhớ được bài lâu hơn; cách lập kế hoạch bài giảng chi tiết sao cho phù hợp giữa nội dung - phương
pháp - phương tiện và thời gian cho một tiết giảng/bài giảng; cách trực quan hóa bài giảng để cho giờ
học trở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn... Các tác giả còn đưa ra những cách thức giúp người đọc có thể
sử dụng linh hoạt các phương tiện chủ yếu trong giảng dạy, từ bảng đen đến máy chiếu hiện đại, cũng
như hoàn thiện kỹ năng giao tiếp với người học, kỹ năng nhận xét, góp ý cho đồng nghiệp, giải đáp một
số thắc mắc khi áp dụng phương pháp vào giảng dạy chuyên môn..
Riêng LTKT đã được đề cập đến trên nhiều diễn đàn trao đổi về đổi mới phương pháp dạy và học.
Đó là công trình của các tác giả: Phan Trọng Ngọ (1994), Lý thuyết kiến tạo, một hướng phát triển mới
của lí luận dạy học hiện đại; Nguyễn Phương Hồng (1997), Tiếp cận kiến tạo trong dạy học khoa học
theo mô hình tương tác; Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học. Lý thuyết kiến tạo đã được vận dụng để dạy học một số môn học như Vật lý, Toán học, Hóa
học, Sinh học. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu theo trình tự thời gian: Dương Bạch Dương
(2002), Nghiên cứu phương pháp giảng dạy một số khái niệm định luật trong chương trình Vật lý lớp 10
THPT theo quan điểm kiến tạo; Cao Việt Hà (2006), Dạy học một số chủ đề hình học không gian (hình
học 11) theo quan điểm kiến tạo; Lương Việt Thái (2006), Nghiên cứu tổ chức quá trình dạy học một số
nội dung vật lí trong môn khoa học ở tiểu học và môn vật lí ở trung học cơ sở trên cơ sở vận dụng tư
tưởng của lý thuyết kiến tạo; Ngô Văn Cảnh (2007), Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào quá trình dạy học,
kiểm tra đánh giá học phần Ngữ pháp tiếng Việt; Lê Thanh Hùng (2009), Phương pháp dạy học kiến tạo
và vận dụng trong dạy học phần hidrocacbon lớp 11 nâng cao trung học phổ thông; Ngô Tất Hoạt
(2012), Dạy học xác suất thống kê ở trường Đại học Sư phạm kỹ thuật theo hướng phát hiện và bồi
dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức cho sinh viên; Hồ Thị Mỹ Dung (2011), Vận dụng lý thuyết kiến tạo
trong dạy chương “Dẫn xuất Halogel - Ancol – Phenol” Hóa học THPT; Nguyễn Thị Diễm (2013), Vận
dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy Đại số 10; Trần Thị Mai Lan (2015), Nghiên cứu vận dụng lý thuyết
kiến tạo để nâng cao chất lượng dạy học Di truyền học (Sinh học 12)…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và vận dụng LTKT trong dạy học tập trung nhiều ở các
môn khoa học tự nhiên. Đối với lĩnh vực dạy học các môn khoa học xã hội nói chung, các môn Lý luận
chính trị nói riêng, theo chúng tôi, các công trình nghiên cứu còn khiêm tốn.
Có thể khẳng định: Lý thuyết kiến tạo và việc vận dụng lý thuyết này để thiết kế bài giảng trong
quá trình dạy học đã và đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, triển khai, áp dụng
của nhiều cơ sở giáo dục đào tạo trên quốc tế, bước đầu được đề cập tới tại Việt Nam, nhưng chưa có
công trình khoa học nào cùng hướng nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của
những công trình khoa học trên là vô cùng hữu ích giúp nhóm tác giả xác định mục đích nghiên cứu của
đề tài và các biện pháp triển khai đề tài đạt kết quả tốt nhất.
10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành
viên tham gia nghiên cứu
- Trần Thùy Chi (Chủ nhiệm), (2019), Ứng dụng phần mềm Auto play Media Studio để xây dựng kho học
liệu điện tử trong giảng dạy học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề tài
NCKH cấp cơ sở
- Nguyễn Thị Thanh Nga (Chủ nhiệm), Trần Thùy Chi (Tham gia), (2017), Vận dụng phương pháp sơ đồ
hoá trong giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH cấp cơ sở, mã số 430/QĐ-
CĐSPTW.
- Phạm Thị Kim Lan (Chủ nhiệm), (2018), Sử dụng truyền thông đa phương tiện (Multimedia) để thiết
kế bài giảng điện tử môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nội dung: Sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam), Đề tài NCKH cấp cơ sở
- Nguyễn Thị Thanh Nga (Chủ nhiệm), (2022), Thiết kế và triển khai học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh
trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến của Trường CĐSPTƯ, Đề tài NCKH cấp cơ sở
- Trần Thị Bình Minh (Thành viên), (2022), Thiết kế và triển khai học phần Đường lối cách mạng của
ĐCSVN trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến của Trường CĐSPTƯ, Đề tài NCKH cấp cơ sở
Tài liệu tham khảo:
* Trong nước:
1. Bộ Giáo dục - Đào tạo, 2018, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB
CTQG, Hà Nội.
2. PGS.TS Vũ Quang Hiển, TS Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường
Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Đại học Quốc gia, Hà Nội
3. Giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phó giáo sư. Tiến sĩ Trịnh Đình Tùng, Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn
Thị Côi (2017), "Phương pháp dạy học lịch sử" tập 1,2, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
4. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy - tự học,
NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Nguyễn Thị Minh Phương, Lê Viết Chung, Phạm Thị Thúy (2022), Cẩm nang phương pháp sư phạm,
NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Thị Phương Nhung, Nguyễn Thị Thiên Chung (2018), Vận Dụng Lý Thuyết Kiến Tạo Trong
Thiết Kế Bài Học Lịch Sử Lớp 4, 5, Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4B
7. Đỗ Mạnh Cường, 2004. Ứng dụng lí thuyết của Piaget và việc xây dựng môi trường học tập
multimedia. Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, Số 106/2004, tr. 34-37
8. Phó Đức Hòa, 2016. Lí thuyết dạy học hiện đại và cách tiếp cận dạy học khám phá trong giáo dục.
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8A), tr. 77-87
9. Trần Bá Hoành, 2004. Dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn. Tạp chí Thông tin Khoa
học Giáo dục, Số 102/2004, tr. 2-6
10. Nguyễn Hữu Châu (2007), “Dạy học kiến tạo”, in trong Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo
giáo viên trung học cơ sở theo chương trình CĐSP mới, Nxb ĐHSP Hà Nội
11. Lê Thị Hồng Hạnh (2015), Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học văn bản kịch ở trường Phổ
thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Vinh
12. Dương Bạch Dương (2001), Nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo (xây dựng) đối với
một số khái niệm, định luật trong chương trình vật lí lớp 10 trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ giáo
dục học, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội.
13. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lí học Vư-gốt-xki, Tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội
* Nước ngoài
1. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering- Jane E. Pollock (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả,
Nxb Giáo dục Việt nam.
2. Robert J. Marzano (2011), Quản lý lớp học hiệu quả ( người dịch: Phạm Trần Long), Nxb Giáo dục
Việt Nam.
3. DeSeCo, 2000. Education - Lifelong Learning and the Knowledge Economy: Key Competencies for
the Knowledge Society. Proceedings of the DeSeCo Symposium, Stuttgart.
4. Williamson, B., 2007. Viewpoints: Teaching and Learning with Games? Learning, Media and
Technology
5. Bruner, J. Toward a Theory of Instruction. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1996
6. Jean Piagiê (1986), Tâm lí học và giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội
7. John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, NXB Tri thức, Hà Nội
8. Dr. Debra Sprague and Dr. Chris Dede (1999), “Constructivism in classroom If I teach this way am I
doing my job?” Learning & Leading with Technology, Volume 27 Number 1
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đang được giảng dạy ở trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương là môn học cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi
mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác. Do đó, để phù
hợp với cuộc cách mạng công nghiệp mới, việc đổi mới giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị
nói chung, học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng có tính chiều sâu, nâng
cao chất lượng dạy và học, phù hợp với sự tiến bộ tri thức khoa học và hiện thực xã hội nhất đáp ứng yêu
cầu giảng dạy trong bối cảnh hiện nay.
Để thực hiện được điều đó, ngoài việc đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, khai thác triệt để các
phương pháp dạy học truyền thống, ứng dụng công nghệ thông tin, cần vận dụng linh hoạt một số
phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Trong đó, lý
thuyết kiến tạo đang là lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giảng dạy ở các bậc học, giúp
người học học tập chủ động, năng động và sáng tạo hơn.
Lý thuyết kiến tạo là lí thuyết dạy học dựa trên việc nghiên cứu quá trình học của con người, từ đó
hình thành quan điểm dạy học phù hợp. Theo đó, người học phải là chủ thể tích cực xây dựng nên kiến
thức cho bản thân dựa trên những kinh nghiệm đã có chứ không phải chỉ thu nhận kiến thức một cách thụ
động từ bên ngoài. Vai trò của người dạy chỉ là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ khi cần thiết thay vì cố gắng
làm cho SV nắm nội dung bằng giải thích, minh hoạ hay truyền đạt các kiến thức có sẵn và ghi nhớ, vận
dụng một cách máy móc. Trong quá trình này, SV vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết một tình
huống mới nảy sinh và sắp xếp kiến thức mới nhận được vào cấu trúc hiện có để xây dựng nên hệ thống
kiến thức mới.
Thực trạng SV thờ ơ trong học tập, các nhiệm vụ học tập theo hướng mở của SV hạn chế. Để
khắc phục tình trạng này, cả người học và người dạy đều phải cùng thay đổi nhiều mặt để xác định được
phương pháp dạy - học phù hợp. Cần có sự đổi mới mạnh mẽ chuyển từ mục tiêu truyền thụ tri thức là
chủ yếu sang mục đích phát triển ở người học năng lực học tập chủ động và giải quyết vấn đề của thực
tiễn là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy học các môn khoa học LLCT.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay cần bám sát nhu cầu người học, căn cứ vào mục
tiêu và cấu trúc chương trình môn học, tăng cường gắn lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động nhận thức trong dạy và học cho SV. Do vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn vấn đề: “Vận dụng lý
thuyết kiến tạo trong thiết kế bài giảng học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của SV trường CĐSPTƯ” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở.
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng của đề tài, nhóm tác giả xây dựng quy
trình và biện pháp sử dụng lý thuyết kiến tạo trong thiết kế bài giảng học phần Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho SV trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương hiện nay.
13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết kiến tạo để thiết kế bài giảng học phần Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam
13.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung:
+ Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Mục I.2.a - Chính sách cai trị của thực dân Pháp
+ Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)
Mục II.1 - Chủ chương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
+ Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội
Mục I.2.a - Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa
- Đối tượng nghiên cứu: SV năm thứ 2 của Trường CĐSPTƯ
- Không gian nghiên cứu: Trường CĐSPTƯ
- Thời gian: từ tháng 03 - 12/ 2024
14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14.1. Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận theo quan điểm giáo dục hiện đại; phương pháp tiếp cận hệ thống; cách tiếp cận
truyền thống của môn học là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lích sử và phương
pháp logic - lịch sử...
14.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để thu thập và phân tích,
tổng hợp các tài liệu về khái niệm, những đặc trưng của lý thuyết kiến tạo, đồng thời xác định những
thuận lợi, khó khăn, yêu cầu khi vận dụng lý thuyết kiến tạo trong thiết kế bài giảng học phần ĐLCM
của ĐCSVN.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn để khảo sát sự
cần thiết và tính hiệu quả khi vận dụng lý thuyết kiến tạo trong thiết kế bài giảng nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động của sinh viên trong dạy học học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam; đồng thời trực tiếp sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn để bước đầu xây dựng quy
trình vận dụng lý thuyết kiến tạo phù hợp với đặc trưng môn học.
15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
15.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào một số nội dung chính sau:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan của tình hình nghiên cứu
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Lý thuyết kiến tạo
- Thiết kế bài giảng
- Thiết kế bài giảng kiến tạo
- Thiết kế bài giảng Đường lối CM của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng lý thuyết kiến tạo trong thiết kế bài giảng môn Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm của môn học và quá trình dạy - học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
1.2.2. Thực trạng và sự cần thiết của việc vận dụng lý thuyết kiến tạo trong thiết kế bài giảng
môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chương 2: Vận dụng lý thuyết kiến tạo để thiết kế bài giảng học phần Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của SV trường CĐSPTƯ
2.1. Nguyên tắc vận dụng lý thuyết kiến tạo để thiết kế bài giảng học phần Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2. Quy trình vận dụng lý thuyết kiến tạo để thiết kế bài giảng học phần Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam
2.3. Vận dụng lý thuyết kiến tạo để thiết kế bài giảng học phần Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích, đối tượng, thời gian thực nghiệm
3.2. Nội dung, phương pháp thực nghiệm
3.3. Kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
15.2. Tiến độ thực hiện
Các nội dung, công việc thực hiện Sản phẩm Thời gian Người thực hiện
Sưu tầm, thu thập và xử lý tài liệuHệ thống tài liệu Tháng 1 - 2/ Trần Thùy Chi
2024 Phạm Thị Kim Lan
Nguyễn Thị Thanh Nga
Xây dựng đề cương chi tiết Đề cương chi Tháng 3/2024 Trần Thùy Chi
tiết Trần Thị Bình Minh
Phạm Thị Kim Lan
Nguyễn Thị Thanh Nga
- Viết cơ sở lý luận và cơ sở thực Chương 1, Tháng 4-7/2024 Trần Thùy Chi
tiễn chương 2 Trần Thị Bình Minh
- Xây dựng nội dung và khảo nghiệm Phạm Thị Kim Lan
sư phạm môn ĐLCMCĐCSVN Nguyễn Thị Thanh Nga
Tổng hợp báo cáo đề tài Toàn bộ đề tài Tháng 10.2024 Trần Thùy Chi
Trần Thị Bình Minh
Phạm Thị Kim Lan
Nguyễn Thị Thanh Nga
Nghiệm thu cấp khoa Toàn bộ đề tài Tháng 11/2024 Trần Thùy Chi
Trần Thị Bình Minh
Phạm Thị Kim Lan
Nguyễn Thị Thanh Nga
Nghiệm thu cấp trường Toàn bộ đề tài Tháng 12/ 2024 Trần Thùy Chi
Trần Thị Bình Minh
Phạm Thị Kim Lan
Nguyễn Thị Thanh Nga
16. SẢN PHẨM
16.1. Sản phẩm khoa học
Sách chuyên khảo Bài báo đăng tạp chí nước ngoài
Sách tham khảo Bài đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế
Giáo trình Bài báo đăng tạp chí trong nước
16.2. Sản phẩm đào tạo
Nghiên cứu sinh Cao học
16.3. Sản phẩm ứng dụng
Mẫu Vật liệu Thiết bị máy móc
Giống cây trồng Giống vật nuôi Qui trình công nghệ
Tiêu chuẩn Qui phạm Sơ đồ, bản thiết kế
Tài liệu dự báo Đề án Luận chứng kinh tế
Phương pháp Chương trình máy tính Bản kiến nghị
Dây chuyền công nghệ Báo cáo phân tích X Bản quy hoạch
16.4. Các sản phẩm khác
16.5. Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm
17. HIỆU QUẢ
17.1. Hiệu quả giáo dục và đào tạo:
- Công trình có tính ứng dụng cao: phục vụ cho giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị; trực tiếp
trang bị kiến thức Lịch sử dân tộc và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên, đồng thời giúp sinh
viên chủ động tự học, tự nghiên cứu; góp phần mang lại hiệu quả và hứng thú cho người dạy, người học.
- Công trình nhằm tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số, đổi mới các hoạt động giáo dục đào tạo
của trường CĐSPTƯ
17.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
- Giúp sinh viên có được kiến thức nền tảng về chính trị, xã hội, về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách
mạng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
- Tạo thuận lợi cho SV có thể theo dõi bài giảng trên hệ thống học tập LMS của nhà trường
18. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
- Nộp bản cứng và phần mềm theo quy định của Nhà trường
- Đơn vị sử dụng: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
19.1. Căn cứ pháp lý lập dự toán:
- Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 về hướng dẫn định mức xây dựng,
phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà
nước.
- Quyết định số 5832/QĐ-BGDĐT ngày 27/11/2015 về định mức xây dựng, phân bổ dự toán kinh phí áp
dụng đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ có sử dụng ngân sách nhà nước.
19.2. Kinh phí cấp: 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng)
19.3. Giải trình các khoản chi từ kinh phí cấp: Đơn vị tính: VNĐ
TT Nội dung chi Số lượng Mức chi Thành tiền
1 Văn phòng phẩm, in ấn phục vụ nghiên cứu 199.000
2 Kinh phí điều tra thu thập số liệu 82 phiếu 20.000 1.640.000
3 Kinh phí chuyên gia góp ý 0 3 người 300.000 900.000
4 Tính công lao động khoa học
4.1. Nghiên cứu tổng quan
- Trần Thùy Chi 3.5 ngày công 0.21 1.095.150
- Nguyễn Thị Thanh Nga 3.5 ngày công 0.15 782.250
- Trần Thị Bình Minh 3.0 ngày công 0.07 312.900
- Phạm Thị Kim Lan 3.0 ngày công 0.07 312.900
4.2. Đánh giá thực trạng
- Trần Thùy Chi 2.0 ngày công 0.21 625.800
- Nguyễn Thị Thanh Nga 3.0 ngày công 0.15 670.500
- Trần Thị Bình Minh 3.5 ngày công 0.07 365.050
- Phạm Thị Kim Lan 4.0 ngày công 0.07 417.200
4.3. Thu Thập TT tài liệu, xử lý số liệu….
- Trần Thùy Chi 2.0 ngày công 0.21 625.800
- Nguyễn Thị Thanh Nga 3.0 ngày công 0.15 670.500
- Trần Thị Bình Minh 3.5 ngày công 0.07 365.050
- Phạm Thị Kim Lan 2.5 ngày công 0.07 260.750
4.4. Thống nhất biện pháp và cách thử nghiệm
- Trần Thùy Chi 1.5 ngày công 0.21 469.350
- Nguyễn Thị Thanh Nga 2.0 ngày công 0.15 447.000
- Trần Thị Bình Minh 3.0 ngày công 0.07 312.900
- Phạm Thị Kim Lan 2.5 ngày công 0.07 260.750
4.5. Đề xuất biện pháp
- Trần Thùy Chi 3.5 ngày công 0.21 1.095.150
- Nguyễn Thị Thanh Nga 3.5 ngày công 0.15 782.250
- Trần Thị Bình Minh 3.0 ngày công 0.07 312.900
- Phạm Thị Kim Lan 3.0 ngày công 0.07 312.900
4.6. Thử nghiệm sản phẩm
- Trần Thùy Chi 4.0 ngày công 0.21 1.251.600
- Nguyễn Thị Thanh Nga 3.5 ngày công 0.15 782.250
- Trần Thị Bình Minh 4.0 ngày công 0.07 417.200
- Phạm Thị Kim Lan 3.0 ngày công 0.07 312.900
5 Kinh phí quản lý cấp đề tài (5% kinh phí đề tài)
a. Cấp khoa, cấp phòng 1% 200.000
b. Kinh phí quản lý cấp trường 4% 800.000
6 Chi phí nghiệm thu các cấp
6.1. Nghiệm thu cấp khoa 01 1.250.000 1.250.000
6.2. Nghiệm thu cấp trường 01 1.750.000 1.750.000
Tổng cộng: Bằng chữ: Hai mươi triệu đồng chẵn./. 20.000.000

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2024


Chủ nhiệm đề tài Tổ chức chủ trì đề tài
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
HIỆU TRƯỞNG

Trần Thùy Chi

You might also like