You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VINH TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Nam An


Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Thủy
Lớp : 48A – Giáo dục chính trị

VINH – 2011
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm
Khoa, Hội đồng Khoa học khoa Giáo dục Chính trị, các thầy, cô giáo trong
tổ bộ môn Triết học Mác – Lênin, sự động viên khích lệ của gia đình cùng
toàn thể các bạn sinh viên trong lớp 48A - Giáo dục Chính trị; đặc biệt là cô
giáo Th.s Lê Thị Nam An người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa
luận này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều trăn trở và nỗ lực nghiên cứu để hoàn
thành khóa luận nhưng khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo để tôi có thể tiếp tục nghiên cứu,
bổ sung và làm sâu sắc hơn đề tài của mình.
Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin gửi tới Ban chủ nhiệm Khoa,
Hội đồng Khoa học Khoa Giáo dục Chính trị, cùng tất cả các thầy, cô giáo
trong khoa, gia đình và bạn bè; đặc biệt là cô giáo Th.s Lê Thị Nam An lời
cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Vinh, tháng 5 năm 2011


Sinh viên
Lê Thị Hồng Thủy
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

ĐĐNN: Đạo đức nghề nghiệp


ĐH: Đại học
ĐHV: Đại học Vinh
GD: Giáo dục
KTSP: Kiến tập sư phạm
KT – TTSP: Kiến tập – Thực tập sư phạm
NN: Nghề nghiệp
NVSP: Nghiệp vụ sư phạm
SV: Sinh viên
SVSP: Sinh viên sư phạm
TCN: Trước Công nguyên
TTSP: Thực tập sư phạm
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
Trang

PHỤ LỤC.........................................................................................68
A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ông cha ta từng nói: “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, “một nghề cho
chín còn hơn chín nghề”. Ngày nay, mỗi người khi chọn nghề, làm nghề luôn
trăn trở tạo dựng uy tín nghề nghiệp với phương châm “uy tín quý hơn vàng”,
“uy tín tạo nên sự thịnh vượng”…Điều đó cho thấy, bên cạnh chuyên môn thì
cái đức của nghề, cái tâm với nghề đã được con người coi trọng. Bởi vậy, đạo
đức nghề nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân cách của
người làm trong nghề đó. Từ xưa cho đến nay, dân tộc Việt Nam đã có truyền
thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh người thầy giáo
“Không thầy đố mày làm nên” hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trong quan
điểm Nho giáo chính thống còn đặt vị trí người thầy quan trọng hơn cả cha
mẹ theo thứ bậc “Quân, Sư, Phụ” về phương diện giúp con người mở mang trí
tuệ, phát triển tài năng và hình thành những giá trị đạo đức. Đồng thời, truyền
thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam cũng đặt ra những yêu cầu rất
cao thậm chí là khắt khe đối với đạo đức của người thầy giáo.
Giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên xứng đáng với truyền thống tốt
đẹp là trọng trách của các trường đào tạo SVSP. SVSP là một đối tượng đặc
biệt trong các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm. Họ là những người
được đào tạo để phục vụ sự nghiệp “trồng người”, những người học nghề dạy
học, học để làm thầy giáo. Người thầy là những người đào tạo những thế hệ
cho hai mươi năm, ba mươi năm sau, do đó hình ảnh người thầy không chỉ
trong mắt mà thực sự đi vào trong tim các em. Ngày nay, trước những biến
đổi mạnh mẽ của xu thế thời đại và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học – kĩ thuật thì hệ thống nhà trường sư phạm phải có những đổi
mới căn bản về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo. Trong
đó, phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng ĐĐNN cho
SVSP vì xây dựng và hình thành ĐĐNN được xem là một trong những nội

1
dung cơ bản nhằm đào tạo ra đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn đạo đức nghề
nghiệp, thực sự có năng lực và phẩm chất đạo đức.
Trong những năm qua, khi đất nước đã và đang chuyển mình hòa vào làn
sóng hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác và giao lưu văn hóa với các nước
trên thế giới; một mặt, đã tạo nên nhiều chuyển biến tích cực và thu được
nhiều thành quả to lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như:
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nghệ thuật và đặc biệt là giáo dục và đào
tạo. Nền kinh tế thị trường, xu hướng mở cửa đã đem lại những thay đổi to
lớn trong nhận thức, hành vi và thái độ của SVSP và giáo viên về nghề dạy
học. Có thể nói: Đại bộ phận giáo viên và SVSP hiện nay rất năng động và
sáng tạo, mong muốn tạo ra và đóng góp nhiều của cải vật chất và tinh thần
cho bản thân, gia đình và xã hội. Họ mong được cống hiến, được làm giàu
chính đáng và hưởng thụ những thành quả do bàn tay và khối óc của mình tạo
ra. Đây là một trong những thay đổi rất lớn, là những phẩm chất mới trong
ĐĐNN của những người hành nghề sư phạm và những thầy cô giáo tương lai.
Tuy nhiên, mặt trái của xu thế hội nhập cũng đã có những ảnh hưởng
tiêu cực đến các vấn đề: đạo đức, luân lí, định hướng giá trị, thế giới quan,
nhân sinh quan trong nhân cách của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó có
giáo viên và SVSP. Cụ thể, một bộ phận nhỏ giáo viên và SVSP chạy theo lối
sống thực dụng, ích kỷ hẹp hòi, lý tưởng NN mờ nhạt, quá đề cao giá trị vật
chất. Sự xuống cấp, suy thoái nhân cách của một bộ phận nhỏ này đã ảnh
hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên làm
giảm đi sự tôn vinh, yêu quý mà nhân dân dành cho những người thầy giáo.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của những biểu hiện tiêu cực nêu trên
chính là sự nhận thức chưa đúng đắn, chưa sâu sắc về nghề sư phạm. Vì vậy,
xây dựng ĐĐNN cho SVSP là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng để đào tạo
ra những giáo viên có phẩm chất đạo đức mẫu mực, có nhân cách hoàn thiện.
Đây cũng là vấn đề khó, phức tạp nhưng có tính cấp bách hiện nay trong các
trường sư phạm hiện nay.

2
Ngày 16/7/1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định 375/NĐ thành lập
phân hiệu Đại học sư phạm Vinh, đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ trong
lịch sử nền giáo dục Việt Nam hiện đại. Qua 50 năm xây dựng và trưởng
thành, trường Đại học Vinh đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
giáo dục ĐH Việt Nam. Xuất phát từ chỗ một phân hiệu rồi trường Đại học
Sư phạm, Nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp học cho đất
nước, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cho ngành giáo
dục Việt Nam. Với thế mạnh là trung tâm đại học đa ngành, mà sư phạm là
nòng cốt, trường trở thành trường chuẩn vừa đào tạo giáo viên các cấp, cán bộ
khoa học kỹ thuật có chất lượng cao; vừa nghiên cứu khoa học đạt trình độ
tiên tiến thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội trong khu vực và cả nước.
Từ trường Đại học sư phạm Vinh trước đây đến trường Đại học Vinh hôm
nay, Nhà trường đã luôn tạo dựng và khẳng định được vị thế, uy tín của mình
trong hệ thống đại học nước nhà xứng đáng với danh hiệu “Ngọn cờ hồng trên
quê hương Xô viết”[33; 114]. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ và phát triển
mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và kĩ thuật, sự mở rộng nhanh chóng và
cạnh tranh quyết liệt giữa các trường ĐH, làm thế nào để Đại học Vinh giữ
vững và phát triển thương hiệu của mình, đặc biệt là “thương hiệu sư phạm”.
Thiết nghĩ đào tạo ra những giáo viên có phẩm chất ĐĐNN rất quan trọng.
Hơn nữa, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế bên cạnh những thuận lợi thì cũng
có nhiều vấn đề thách thức đặt ra đối với thế hệ trẻ nói chung và SVSP trường
Đại học Vinh nói riêng, như là sự suy thoái về đạo đức đi ngược lại với thuần
phong mĩ tục, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Do đó, việc đẩy mạnh xây dựng ĐĐNN cho sinh viên tất cả các ngành
nghề là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là đối với SVSP. Vì vậy, chúng
tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho Sinh viên
Sư phạm trường Đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận Tốt
nghiệp Đại học.

3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hàng ngàn năm nay dù trong chế độ xã hội nào ở phương Đông hay
phương Tây, thì vai trò và vị trí của người thầy giáo cũng được đề cao “…đó
là người đã giữ gìn những di huấn thiêng liêng của các bậc tiền bối đã đấu
tranh cho chân lý và hạnh phúc, là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mở
đường vươn tới tương lai”[29; 6], họ cũng là những người “…góp phần xua
tan bóng tối của trí tuệ, đưa ánh sáng của thái dương đến những ngôi nhà cỏ
thấp bé”[7; 17]. Họ là những người cần có tài cao đức trọng, trong đó mặt đạo
đức đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao.
Sinh thời, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của người thầy giáo
trong sự nghiệp cách mạng: “Tôi mong rằng trong một thời kì rất ngắn lòng
hăng hái và sự nỗ lực của anh chị em sẽ có kết quả vẻ vang. Đồng bào ta ai
cũng biết đọc, biết viết. cái vinh dự đó thì tượng đồng, bia đá nào cũng không
bằng”[20; 220] hay “Thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo là người
vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng báo, không được thưởng huân
chương, song người thầy giáo tốt là người anh hùng vô danh”[21; 492]
Ngày 29/06/1962 cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trong bài phát biểu tại trường
Đại học sư phạm Hà Nội, đã nhấn mạnh: “Những người thầy giáo không yêu
nghề cũng có nghĩa là đồng chí đó không yêu người, càng yêu nghề bao nhiêu
thì càng yêu người bấy nhiêu”. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố
Tổng Bí thư Lê Duẩn đã trở thành phương châm hành động của rất nhiều giáo
viên dưới mái trường XHCN. Các phẩm chất yêu người và yêu nghề là những
phẩm chất trụ cột, nền tảng trong ĐĐNN của nghề dạy học.
Trong cuốn “Tâm lý học” do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1995,
tác giả Phạm Minh Hạc đã giành toàn bộ chương VIII để đề cập đến người
thầy giáo. Ở chương này tác giả chỉ ra các thành tố tạo nên nhân cách của
người thầy giáo đó là năng lực và đạo đức.
Tác giả Lê Văn Hồng, trong công trình nghiên cứu “Tâm lý học lứa tuổi
và tâm lý học sư phạm” cho rằng: “người thầy giáo phải trau dồi nhân cách ;

4
[19; 169]. Tác giả cũng đi sâu phân tích những đặc điểm của lao động sư
phạm trên cơ sở đó chỉ ra các phẩm chất của người thầy giáo, đó là thế giới
quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề và
những phẩm chất đạo đức và ý chí của người thầy giáo. Đồng thời, tác giả
cũng cho rằng trường sư phạm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây
dựng nên những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cách thầy giáo tương lai.
Thời gian học tập và tu dưỡng của SVSP ở trường sư phạm như KTSP, TTSP,
rèn luyện NVSP là cực kỳ quan trọng để tạo nên những tiền đề cần thiết kiến
tạo nên nhân cách người thầy giáo hay ĐĐNN của nghề dạy học.
Hai tác giả Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng, trên cơ sở phân tích
các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong lịch sử giáo dục, đã chỉ ra
một số phẩm chất của người thầy giáo “Thầy giáo là người giàu lòng nhân ái,
sống mẫu mực, đạo đức trong sáng, không tham công danh, phú quý. Có thể
nói cái tâm, cái trí của thầy giáo là tấm gương sáng của con người trong các
thời kỳ lịch sử”[9; 94].
Tác giả Nguyễn Văn Phúc trong Tạp chí Triết học, số 7 (125) tháng
10/2001 cũng có đề cập đến vấn đề: “Xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong
nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến
các nghề nghiệp nói chung chứ chưa làm rõ vấn đề xây dựng ĐĐNN cho
SVSP hiện nay như thế nào.
Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến đưa ra một cách gọi khác về ĐĐNN của
nghề dạy học: “Sư đức”,“ …đến nay, trong các văn bản pháp quy của ta, vấn
đề sư đức chỉ được quy định một cách chung nhất, mang tính hình thức,
không có giá trị pháp lý trong việc điều chỉnh cách ứng xử và ĐĐNN của giáo
viên”. Như vậy, theo tác giả vấn đề ĐĐNN cần được quy định cụ thể và rõ
ràng trong các văn bản pháp quy để làm căn cứ cho người giáo viên có cách
ứng xử và có chuẩn mực đạo đức phù hợp với nghề dạy học. Tác giả cho rằng
cần phải xây dựng “Luật giáo viên”. Đây là cách tiếp cận đạo đức nghề nghiệp
rất hợp lý trong tình hình hiện nay, khi mà “…việc phân tích thực trạng đội

5
ngũ giáo viên cho thấy chất lượng đạo đức của đội ngũ giáo viên đang là vấn
đề bức xúc”.
Tác giả Vũ Thị Phương Lê trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Việt –
Trung có bài “Những giá trị cần định hướng cho SVSP Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay” cũng đã nêu bốn nội dung cơ bản cần định hướng cho SVSP.
Tác giả cũng cho rằng: “SVSP là những người đang ở độ tuổi thanh niên, là
công dân của nước nhà. Vì vậy, phải thống nhất giáo dục cả đạo đức, cả
chuyên môn và thực hành pháp luật. Sớm hình thành ý thức về nghề nghiệp,
say mê học tập, sớm làm quen với lao động khoa học, sớm nảy nở tình yêu
NN sẽ giúp SV hình thành phong cách và bản lĩnh”[24; 123]
Những phẩm chất đạo đức mà giáo viên phải có cũng được thể hiện rõ
trong Luật giáo dục sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua năm 2005. “Luật Giáo dục” ghi rõ: “Nhà giáo phải có
những tiêu chuẩn sau đây: phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn
được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; đủ sức khoẻ theo yêu cầu NN; lý
lịch bản thân rõ ràng”[25; 54]
Qua việc tìm hiểu các nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy:
các tác giả đều đánh giá cao vai trò của ĐĐNN trong nhân cách sư phạm của
người thầy giáo, và để hình thành các phẩm chất đó phải trải qua một quá
trình rèn luyện lâu dài và phức tạp ở trường có đào tạo hệ sư phạm. Ở trường
ĐHV để đáp ứng nhu cầu của xã hội, trường ĐHV đã xây dựng chuẩn đầu ra
cho các ngành nghề, trong đó đặt ra yêu cầu đối với hệ đào tạo sư phạm là
nắm vững chuyên môn và nắm vững kiến thức NVSP, bên cạnh chuyên môn
tốt cần có trách nhiệm ĐĐNN đối với nghề dạy học. Mục tiêu tổng quát của
Nhà trường đến năm 2020 là: “xây dựng Trường Đại học Vinh thành trường
ĐH trọng điểm quốc gia, một số ngành học đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo số
lượng và chất lượng đào tạo, đặc biệt là hệ sư phạm”[33; 111]. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể vấn
đề xây dựng ĐĐNN cho SVSP trường Đại học Vinh trong tình hình mới -

6
trước những tác động tích cực và tiêu cực của xu thế hội nhập tới ĐĐNN của
nghề sư phạm và tất nhiên chưa có những định hướng cụ thể khoa học trong
xây dựng ĐĐNN cho SVSP phù hợp với giai đoạn hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, làm rõ nội dung cơ bản của
ĐĐNN của nghề dạy học và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng ĐĐNN
cho sinh viên sư phạm trường ĐHV trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Làm rõ một số khái niệm liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến xây
dựng đạo đức nghề nghiệp cho Sinh viên sư phạm…
- Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng về đạo đức sinh viên sư
phạm ĐHV, công tác xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm
ĐHV, nguyên nhân của thực trạng…
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên sư phạm ĐHV
4. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học
Vinh trong thời kỳ hội nhập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp logic – lịch sử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích tài liệu.

7
6. Ý nghĩa của đề tài
Làm cơ sở cho việc góp phần xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên sư phạm Đại học Vinh, hình thành những chuẩn mực đạo đức người giáo
viên cho những thầy, cô giáo tương lai.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được trình bày trong 2
chương và 4 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên sư phạm
Chương 2: Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm
trường Đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay

8
B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM

1.1. Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp


1.1.1. Đạo đức
Đạo đức là gì? nó cần thiết đối với mỗi con người và cộng đồng, xã hội
như thế nào? chuẩn mực đạo đức và việc thực hiện chuẩn mực đạo đức để
được chấp nhận, ngợi ca trong cộng đồng là những gì? Các giá trị đạo đức
truyền thống cần được kế thừa và phát huy như thế nào? Đó là những vấn đề
được người ta nói và viết không ngớt trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại và
mỗi dân tộc.
Đặc biệt, trong những thập kỷ gần đây khi mà nền kinh tế bước vào thời
kỳ toàn cầu hóa, khu vực hoá thì những nét đồng điệu về kinh tế không thể
xoá nhòa ranh giới về văn hóa, đạo đức; mà ngược lại, như một lẽ tự nhiên,
lại làm cho những yếu tố về văn hóa, đạo đức rõ rệt hơn, nổi bật lên ở mỗi con
người, mỗi quốc gia.
Có thể nói, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã
hội, điều chỉnh hành vi của con người, là sản phẩm của quá trình phát triển
lịch sử của xã hội và góp phần phản ánh tồn tại xã hội. Trong sự nghiệp xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát
triển xã hội.
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo
đức học xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn
Độ, Hi Lạp cổ đại.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là “mos” (moris) - lề thói, đạo
nghĩa. Còn “luân lý” được xem như là đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc từ
tiếng Hi Lạp là “ethicos” - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức, tức là nói đến

9
những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người
trong sự giao tiếp với nhau hằng ngày.
Ở Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ
đại xuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về “đạo” và “đức” của họ.
Đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng của Triết học Trung Quốc
cổ đại. “Đạo” có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm “đạo” được
vận dụng trong triết học để chỉ con đường tự nhiên. “Đạo” còn có nghĩa là
đường sống của con người trong xã hội.
Khái niệm “đức” lần đầu tiên xuất hiện trong Kinh văn đời nhà Chu và
từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để
nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo
nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy, có thể nói đạo đức của người Trung
Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra
mà mỗi người phải tuân theo.
Ở Phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà tư tưởng. Cho đến nay, người ta vẫn coi Xôcrats (469 – 399 TCN) là
người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức học. Còn Arixtôt (384 –
322 TCN) đã viết bộ sách Đạo đức học với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt
quan tâm đến phẩm hạnh con người. Nội dung của phẩm hạnh chính là chỗ
biết định hướng, biết làm việc thiện. Ông nói: “chúng ta bàn về đạo đức
không phải để biết đức hạnh là gì mà là để trở thành con người có đức hạnh”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức. Theo từ điển Triết học thì:
“Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội
thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội không trừ một lĩnh vực nào”[36; 165].
Hay “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của
con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực

10
hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã
hội”[15; 7].
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã
hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Đạo đức cũng như các quan
điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo, đều thuộc kiến trúc thượng tầng.
Chế độ kinh tế - xã hội là nguồn gốc của quan điểm về đạo đức. Các quan
điểm này thay đổi theo cơ sở đã đẻ ra nó. Ví dụ: thích ứng với chế độ phong
kiến, dựa trên cơ sở bóc lột những người nông nô bị cột chặt vào ruộng đất là
đạo đức xã hội nông nô. Thích ứng với chế độ tư bản dựa trên cơ sở bóc lột
người công nhân làm thuê là đạo đức tư sản. Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra
một nền đạo đức biểu hiện mối quan hệ hợp tác trên tình đồng chí và quan hệ
tương trợ lẫn nhau của những người lao động đã được giải phóng khỏi ách
bóc lột. Như vậy, sự phát sinh phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá
trình do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định.
Trong bối cảnh đổi mới của đất nước cùng với xu hướng hội nhập quốc
tế mở rộng, các giá trị và phạm trù đạo đức ngày càng phong phú nhưng
chúng ta vẫn luôn coi trọng phạm trù luân lý, kế thừa gạn lọc những nội dung
đạo đức truyền thống dân tộc. Bên cạnh việc kế thừa, phát huy những nội
dung truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đạo đức ngày nay đòi hỏi con người
phải biết quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng của xã hội, đất nước. Cụ thể
là:
- Đạo đức được hiểu đó là trách nhiệm của con người trong việc tham
gia giữ gìn, bảo vệ, thực hiện giải quyết những mâu thuẫn của thời đại mà
nhân loại đang phải đối mặt để xây dựng một môi trường tự nhiên, xã hội lành
mạnh cho con người được sống, được phát triển. Đó là các vấn đề như: chiến
tranh, hòa bình, dân số, môi trường, tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, AIDS)…
- Đạo đức còn thể hiện ở hiệu quả của cá nhân trong quá trình hoàn thiện
nhân cách suốt đời, đóng góp của bản thân vào việc thực hiện các mục tiêu

11
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
- Người có đạo đức là người tự giác sáng tạo thực hiện tốt những quy
định của pháp luật, của xã hội; thực hiện có hiệu quả, có chất lượng cao
những nhiệm vụ, vị trí của bản thân trong công việc, trong xã hội và gia đình.
- Đạo đức có liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, tư tưởng, pháp
luật, văn hóa, lối sống. Là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt
nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hóa. Đạo đức được biểu hiện ra ở
cuộc sống tinh thần, tâm hồn trong sạch; ở thái độ, cảm xúc, tình cảm, ở hành
vi hoạt động hàng ngày một cách có hiệu quả góp phần giải quyết các mâu
thuẫn một cách hợp lý nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, cho cộng đồng và
cho người khác; từ đó phát triển và hoàn thiện nhân cách bản thân….
1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp
Trước hết, muốn tìm hiểu đạo đức nghề nghiệp là gì, các loại hình nghề
nghiệp được phân chia như thế nào? chúng ta phải hiểu được khái niệm thế
nào là nghề nghiệp? Theo từ điển Tiếng Việt “NN là một công việc mà người
ta thực hịên trong suốt cả cuộc đời” [35; 63].
Ví dụ: nghề dạy học, nghề y, nghề kinh doanh. NN không chỉ đảm bảo
cuộc sống mà còn tôn vinh con người làm việc trong lĩnh vực NN đó. Ví dụ:
trong nghề dạy học có rất nhiều thầy giáo được nhân dân và cả xã hội tôn vinh
như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, La sơn Phu tử Nguyễn
Thiếp, Nguyễn Đình Chiểu đến thầy giáo Nguyễn Tất Thành.
Bất cứ một loại hình NN nào cũng có đối tượng quan hệ trực tiếp của nó.
Dựa trên đặc điểm này, người ta đa chia NN thành 4 loại sau:
- Nghề quan hệ với kỹ thuật (thợ lắp máy, sữa chữa máy móc, gia công)
- Nghề quan hệ với tín hiệu (thợ sắp chữ, sửa bản in, đánh máy, mật mã)
- Nghề quan hệ với động vật và thiên nhiên (chăn nuôi, thú y, địa chất)
- Nghề quan hệ trực tiếp với con người (cán bộ quản lý, tuyên huấn, thầy
thuốc, bán hàng, sư phạm, hướng dẫn viên du lịch).

12
Dựa trên trình độ chuyên môn được đòi hỏi, có thể phân loại NN như
sau:
- Các nghề không chuyên môn hoá: như nghề bốc; dỡ; vận chuyển
nguyên liệu, vật liệu. Đây là những nghề sử dụng việc mang, vác trực tiếp
hoặc nhờ các phương tiện nửa cơ giới; những nghề này chỉ cần sự thích ứng
trong khoảng thời gian ngắn với những yêu cầu của lao động thấp (chỉ cần đạt
được một số ít tri thức và kĩ xảo NN).
- Các nghề nửa chuyên môn hoá: Là những nghề đỏi hỏi một trình độ
chuyên môn hạn chế, các tri thức và kĩ xảo nghề nghiệp chỉ đủ để thực hiện
những thao tác đơn giản hay những thao tác được chuyên biệt hoá một cách
chặt chẽ.
- Các nghề chuyên môn hoá: Là những nghề đòi hỏi một quá trình đào
tạo NN chính quy, cá nhân được nhận chứng chỉ công nhận tay nghề do các
cơ sở đào tạo cấp. Trên cơ sở đó, người lao động được nhận vào làm việc
thuộc lĩnh vực NN tương ứng. Các chứng chỉ NN có thể chứng nhận một trình
độ chuyên môn ở mức cơ sở, trung cấp, cao đẳng, đại học…
Lựa chọn NN là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với cá
nhân mà còn đối với xã hội. Nó không chỉ đơn thuần là sự lựa chọn một công
việc cụ thể nào đó để nuôi sống bản thân, đóng góp cho gia đình và xã hội, mà
đó còn là sự lựa chọn một cách sống, lối sống cho tương lai. Thực tế cho thấy
không phải tất cả thanh niên, sinh viên lựa chọn đúng đắn về NN.
Theo các chuyên gia tư vấn về NN, có 2 nguyên nhân dẫn tới sự sai lầm
trong lựa chọn NN, đó là:
- Thái độ không đúng đối với tình huống khác nhau của việc lựa chọn
NN, cụ thể: thái độ với việc lựa chọn NN như là với việc lựa chọn một nơi cư
trú suốt đời; những thành kiến về NN; ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của
NN; sự say mê chỉ xuất phát từ mặt bên ngoài hay một mặt cục bộ nào đó của
NN.

13
- Thiếu tri thức, kinh nghiệm, thông tin về các tình huống NN, cụ thể:
đồng nhất môn học với NN; những biểu tượng lỗi thời về tính chất lao động
của lĩnh vực NN; không hiểu về năng lực và động cơ của bản thân; không
đánh giá đúng về những đặc điểm thể chất, thiếu sót của bản thân khi lựa chọn
NN. Việc lựa chọn NN là rất quan trọng và phức tạp. Về phía cá nhân phải có
sự lựa chọn một cách tự giác, có suy nghĩ chín chắn. Xã hội cần có sự hướng
dẫn, định hướng NN trên cơ sở kết hợp được các yếu tố: nguyện vọng, năng
lực của cá nhân; những đỏi hỏi của NN; những yêu cầu của xã hội đối với các
loại hình NN.
Đào tạo NN được hiểu là toàn bộ quá trình học tập của con người và
những tích luỹ của cá nhân về kiến thức; kỹ xảo và các đặc điểm tâm lý.
Ngoài ra, đào tạo NN còn được hiểu là toàn bộ các hoạt động, được triển khai
theo cá nhân hay tập thể, một cách ngẫu nhiên hay có tổ chức. Đào tạo NN
được tiến hành thông qua các hình thức sau: dạy nghề, hoàn thiện NN, chuyên
môn hoá NN, đào tạo bằng kinh nghiệm, thông tin NN. Ba hình thức đầu
được xem là các giai đoạn của việc đào tạo NN chính quy. Hai hình thức sau
có thể gặp cả trong việc đào tạo chính quy lẫn trong đào tạo NN phi chính
quy. Trong các hình thức trên, dạy nghề là quan trọng nhất. Dạy nghề là hoạt
động trang bị cho người học những kiến thức tối thiểu, các kỹ năng, kỹ xảo và
những đặc điểm nhân cách để thực hiện tốt một loại hình NN nhất định.
Mỗi loại hình NN luôn đặt ra cho những người trong lĩnh vực NN đó
những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực mà họ phải tự giác thực hiện. Có bao
nhiêu loại NN thì cũng có bấy nhiêu loại ĐĐNN. Ví dụ: ĐĐNN của người
giáo viên, công an nhân dân, bác sỹ, kỹ sư, huấn luyện viên, vận động viên
thể thao, luật sư, dịch thuật, lái xe, người kinh doanh, nhà báo…
ĐĐNN luôn thể hiện qua hành vi NN và kết quả lao động. ĐĐNN thực
hiện các chức năng sau đây:
- Định hướng giáo dục những người làm việc trong NN để họ có được
những phẩm chất phù hợp với xã hội, với NN.

14
- Điều chỉnh hành vi của người làm việc trong NN phải tuân thủ những
quy tắc, chuẩn mực của lĩnh vực đó.
Với tư cách là phương thức kiếm sống, hoạt động nghề nghiệp là hoạt
động cơ bản của con người. Trong hoạt động nghề nghiệp, những lợi ích trực
tiếp và thiết yếu nhất của con người được thực hiện. Nhưng khi thực hiện lợi
ích của mình con người không thể không có quan hệ về mặt lợi ích với người
khác, với xã hội. Vì thế, hoạt động nghề nghiệp cũng là hoạt động mà ở đó
những quan hệ đạo đức giữa con người với con người, giữa con người với xã
hội được thể hiện. Do tính đặc thù của của hoạt động nghề nghiệp mà xã hội
có những yêu cầu, những đòi hỏi cụ thể về nghề nghiệp cũng như về đạo đức
đối với từng dạng hoạt động nghề nghiệp nhất định. Do đó, với mỗi loại hình
nghề nghiệp có một số chuẩn mực đạo đức thể hiện một cách nổi bật, làm
thành tính đặc thù đạo đức của nghề nghiệp đó. Ví dụ: y tế là một trong những
lĩnh vực mà từ lâu đã đề xuất những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp. Do có liên
quan trực tiếp đến sinh mạng của bệnh nhân, lĩnh vực này đỏi hỏi một trách
nhiệm cao, một sự tận tâm, một tình thương “lương y như từ mẫu”, đã hình
thành nên chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc: tình thương, lương tâm,
trách nhiệm; giữ chữ tín, trung thực là yêu cầu đạo đức của người kinh doanh
chân chính; tận tụy với công vụ, thanh liêm, gương mẫu là yêu cầu đạo đức
của người quản lý xã hội; với nghề luật sư ngoài các yếu tố Chân, Thiện, Mỹ,
luật sư phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm,
biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với
sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, đó chính là yêu cầu rất cao trong đạo đức
nghề nghiệp luật sư…Những yêu cầu, chuẩn mực đó một mặt là sự phản ánh
cụ thể những đòi hỏi của xã hội; mặt khác lại là động lực tinh thần để con
người có được hiệu quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp.
Theo T.s Nguyễn Anh Tuấn “ĐĐNN là hệ thống các chuẩn mực đạo đức
phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân NN đối với người

15
làm việc trong lĩnh vực NN đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với
kết quả cao nhất”[30; 27].
Như vậy, ĐĐNN là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong
một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. ĐĐNN bao gồm những
yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp
nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó
sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ xã hội. ĐĐNN có mối quan hệ chặt
chẽ với năng lực NN, chúng kết hợp với nhau, biểu hiện thông qua nhau, tạo
nên nhân cách của cá nhân hoạt động trong lĩnh vực NN nào đó. Các phẩm
chất NN là cơ sở để hình thành các năng lực NN. Ví dụ: tình yêu đối với NN
làm cho cá nhân hăng say, tích cực sáng tạo trong NN. Như vậy, tình yêu NN
là một trong những cơ sở để hình thành các năng lực NN. Đồng thời, năng lực
NN sau khi được hình thành và rèn luyện lại có những ảnh hưởng đối với việc
hình thành các chuẩn mực về đạo đức trong lĩnh vực NN nào đó. Ví dụ: có
năng lực giảng dạy và giáo dục tốt sẽ là cơ sở để củng cố lòng yêu nghề, yêu
trẻ của người giáo viên.
1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên sư phạm
1.2.1. Sinh viên sư phạm là một đối tượng đặc thù trong quá trình giáo
dục – đào tạo ở trường đại học, cao đẳng
SVSP là sinh viên học tập trong các trường đại học, cao đẳng để trở
thành người giáo viên. Về cơ bản SVSP là những sinh viên học tập ở các
trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm. Trong thực tiễn hiện nay, để mở
rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, một số trường đại học, cao
đẳng đa ngành có đào tạo hệ sư phạm. Những sinh viên được đào tạo để trở
thành giáo viên trong các trường này cũng được coi là SVSP.
SVSP là những trí thức trẻ, họ đang ở giai đoạn chuẩn bị tích cực nhất
cho tương lai nghề nghiệp của bản thân, chính vì vậy, đây cũng là lứa tuổi có
nhiều ước mơ, hoài bão và khát vọng nhất. Do đó, sự nhiệt tình năng động và

16
sáng tạo chính là những sức mạnh to lớn giúp họ làm chủ kiến thức, hình
thành kỹ năng cơ bản và thái độ tích cực của nghề dạy học. Quá trình được
giáo dục ở nhà trường là thời gian quý báu để SVSP tích lũy kiến thức chuyên
môn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm làm hành trang cho công tác “dạy chữ, dạy
người” sau này.
Đào tạo ngành sư phạm là đào tạo ra những người thầy để giáo dục cho
các thế hệ trẻ. Do vậy, bên cạnh việc giáo dục và nâng cao trình độ chuyên
môn cho sinh viên, ở các trường đại học cần coi trọng đúng mức việc giáo dục
đạo đức, đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, với SVSP họ phải thực sự giỏi
chuyên môn và nắm vững ĐĐNN. Bởi SVSP là những người sẽ góp phần
hình thành và phát triển trí tuệ và nhân cách cho thế hệ trẻ. Môi trường mà
người giáo viên tương lai hoạt động là nhà trường, một trong ba môi trường
của quá trình giáo dục con người. Lao động sư phạm của người thầy có những
đặc điểm:
- Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người
- Công cụ chủ yếu là trí tuệ, nhân cách của chính mình
- Tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội
- Đòi hỏi tính khoa học, tính mẫu mực, tính nghệ thuật và tính sáng tạo
cao
- Là lao động trí óc chuyên nghiệp
Hơn thế nữa, nghề dạy học là một nghề rất đặc biệt. Không chỉ học sinh
mà cha mẹ học sinh và cả nhân dân cũng gọi bằng một từ thể hiện lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc “Thầy”. Chính vì điều này mà nghề dạy học và bản
thân người thầy giáo tự đỏi hỏi mình phải trau dồi những phẩm chất đạo đức
hết sức cao đẹp: yêu nghề mến trẻ, bao dung, độ lượng.
Như vậy, có thể khẳng định ĐĐNN của nghề dạy học, một bộ phận trong
nhân cách sư phạm, là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu
cầu, đỏi hỏi của xã hội, của nghề dạy học đối với người thầy giáo, giúp người
thầy giáo hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất.

17
1.2.2. Những nhân tố tác động đến việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên sư phạm
C. Mác đã từng nói rằng: “Bản chất của con người không phải là một cái
gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Điều đó có nghĩa là không
có con người trừu tượng, thoát li mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội mà
thông qua các mối quan hệ xã hội con người hoàn thiện nhân cách, đạo đức
của mình. Việc hình thành phẩm chất ĐĐNN cho SVSP là một quá trình lâu
dài và phức tạp, quá trình đó diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau như:
môi trường xã hội, môi trường sư phạm, môi trường gia đình…
Thứ nhất, các nhân tố của môi trường xã hội hằng ngày, hàng giờ tác
động đến nhận thức, thái độ, hành vi của SVSP. SVSP là khách thể, chịu sự
tác động của môi trường xã hội, phản ánh những thay đổi của các điều kiện về
kinh tế, chính trị, tôn giáo, pháp luật, văn hóa, dư luận xã hội. Mặt khác,
SVSP lại là những chủ thể tích cực trong hoạt động tự giáo dục và tự rèn
luyện của bản thân. Các yếu tố trong môi trường xã hội tác động đến nhận
thức, thái độ và hành vi của SVSP đều thông qua “lăng kính chủ thể”, tức là
SVSP tiếp thu một cách có chọn lọc đối với những tác động đó. Môi trường
xã hội tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của SVSP theo hai chiều
hướng: tích cực và tiêu cực. Môi trường xã hội còn thể hiện với tư cách là nơi
mà nhận thức, thái độ, hành vi của SVSP được thể hiện, bộc lộ và được đánh
giá. Tức là, thông qua môi trường xã hội, có thể đánh giá được nhận thức, thái
độ, hành vi, của SVSP. Vì vậy, có thể khẳng định môi trường xã hội là nhân
tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của nhân cách sư phạm hay
đạo đức nghề nghiệp nghề dạy học.
Thứ hai, môi trường sư phạm là một bộ phận của môi trường xã hội,
phản ánh trình độ phát triển của môi trường xã hội. Trong đó, các tác động
tích cực được phát huy cao độ, mang “bản sắc sư phạm”, các tác động tiêu
cực được hạn chế một cách tối đa. Như vậy, môi trường sư phạm về mặt lý

18
thuyết sẽ là lý tưởng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung
và nhân cách sư phạm nói riêng. Môi trường sư phạm bao gồm nhiều yếu tố:
điều kiện sinh hoạt; các quan hệ giao tiếp; nhân cách người thầy giáo; dư
luận. Như vậy, môi trường sư phạm là một môi trường xã hội đặc biệt. SVSP
được sống, học tập, lao động, vui chơi trong môi trường sư phạm có nhiều
điều kiện thuận lợi để rèn luyện và hình thành các phẩm chất ĐĐNN; đồng
thời có khả năng phòng, chống những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
Có thể nói, môi trường sư phạm là nhân tố quan trọng hình thành cho SVSP
những phẩm chất ĐĐNN nghề dạy học.
Thứ ba, gia đình là nhân tố rất quan trọng đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách nói chung, nhân cách sư phạm nói riêng. Các yếu tố của gia
đình (quan hệ ruột thịt, huyết thống; nề nếp sinh hoạt; điều kiện sống; phương
thức giáo dục) ảnh hưởng một cách mạnh mẽ, sâu sắc tới nhận thức, thái độ,
hành vi và thói quen của con người. Mặt khác, gia đình cũng là môi trường để
con người bộc lộ một cách trung thực nhất thái độ, hành vi, nhận thức và thói
quen của mình. Như vậy, gia đình vừa được xem như một chủ thể giáo dục,
vừa được xem như một môi trường giáo dục. Đối với những SVSP sinh ra và
lớn lên trong gia đình có những người thân tham gia nghề dạy học, thì quá
trình hình thành và phát triển các phẩm chất ĐĐNN của nghề dạy học diễn ra
thuận lợi hơn, thậm chí sự định hướng nghề dạy học của những SVSP này
cũng do các thành viên trong gia đình thực hiện. Đối với những SVSP khác,
sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đối với quá trình hình thành và phát triển
các phẩm chất ĐĐNN của nghề dạy học cũng rất mạnh mẽ vì SVSP luôn chịu
ảnh hưởng bởi dư luận, định hướng NN, sự giáo dục của các thành viên trong
gia đình. Gia đình thực sự là một nhân tố tác động tới nhận thức, thái độ và
hành vi NN của SVSP.
Như vậy, môi trường xã hội, môi trường sư phạm và gia đình là những
nhân tố quan trọng đối với sự hình thành các phẩm chất ĐĐNN của nghề dạy
học. Các phẩm chất ĐĐNN của nghề dạy học ở mỗi người giáo viên và SVSP

19
cũng phản ánh trong đó trình độ phát triển của môi trường xã hội, môi trường
sư phạm và phương thức giáo dục của gia đình. Như vậy, môi trường xã hội,
môi trường sư phạm và gia đình được xem là những lực lượng giáo dục tích
cực, động lực giáo dục mạnh mẽ, vừa là môi trường giáo dục con người nói
chung và SVSP nói riêng. Ngoài những nhân tố khách quan nêu trên, có thể
đề cập đến một số nhân tố chủ quan như: điều kiện sống, ý thức xây dựng
ĐĐNN của chính những SVSP.
1.2.3. Tính tất yếu của việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên sư phạm trong quá trình giáo dục – đào tạo
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân công lao động
trở nên cực kỳ sâu sắc, nhiều hoạt động trước đây không mang tính nghề
nghiệp nay trở thành phương thức kiếm sống của con người; nhiều ngành
nghề mới xuất hiện. Điều đó gây ra những khó khăn cho con người khi phải
ứng xử trước những tình huống nghề nghhiệp. Các chuẩn mực đạo đức chung
của xã hội không còn đủ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động
nghề nghiệp. Đặc biệt tác động của kinh tế thị trường đang làm cho những đặc
trưng và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp thể hiện rõ hơn. Do đó, việc xây dựng
đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề nghiệp nghề dạy học nói
riêng trở thành một vấn đề tất yếu.
Tuy nhiên, không phải đến giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng đạo đức
nghề nghiệp mới được đặt ra. Giáo dục chuyên môn nghề nghiệp và giáo dục
ĐĐNN là hai mặt tất yếu của quá trình giáo dục. Song, trong phạm vi và
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề xây dựng
đạo đức nghề nghiệp mà thôi.
“Nghề nào nghiệp ấy”, nghề nào cũng có những chuẩn mực đạo đức
riêng. Hiện nay, có nhiều nghề trung gian thích ứng với sự năng động của nền
kinh tế thị trường. Do đó, đạo đức nghề nghiệp ngày càng được chú trọng
trong giáo dục và được quan tâm chú ý bằng dư luận xã hội. Đặc biệt, với
nghề “trồng người” như nghề dạy học, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp càng

20
được quan tâm trong quá trình đào tạo. “Đào tạo thế hệ trẻ là sự nghiệp của
Đảng, là trách nhiệm của toàn dân, của xã hội. Nhưng vai trò chính yếu nhất
là nhà trường. Trong trường, học sinh có được đào luyện tốt, thì ra ngoài các
em mới trở nên tốt được”.
Rõ ràng để có những thế hệ nhà giáo tương lai vừa có tài vừa có đức, đó
là trọng trách lớn lao và cũng hết sức khó khăn của các trường đại học, cao
đẳng. Và để trở thành nhà giáo mẫu mực, làm gương cho các thế hệ trẻ, SVSP
cần được xây dựng ĐĐNN ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Hình ảnh
của những người giáo viên tương lai này sẽ in đậm và có khi trở thành những
biểu tượng nhân cách, những hình mẫu mà các em định hình cho mình trong
tương lai.
Kết luận chương 1: Xây dựng ĐĐNN cho SVSP là một phạm trù vô
cùng phong phú và phức tạp. Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật và những biến đổi lớn lao của thời đại đã làm cho
đạo đức của một bộ phận nhỏ SVSP có những biểu hiện suy thoái. Dẫn đến
công tác xây dựng ĐĐNN, ban đầu hình thành cho SVSP những phẩm chất
đạo đức cần thiết của nhà giáo cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách mới nảy
sinh. Để xây dựng ĐĐNN cho SVSP đạt kết quả mong muốn nhà trường sư
phạm cần phải nắm bắt được các yếu tố tác động đến việc hình thành ĐĐNN
của SVSP và nhận thấy xây dựng ĐĐNN cho SVSP là một tất yếu. Đồng thời
trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng ĐĐNN nói riêng và đào tạo
SVSP nói chung phải bổ sung và phát triển những giá trị mới, những kinh
nghiệm mới, cách thức mới, bài học mới từ những quốc gia có nền giáo dục
hiện đại và phát triển.

21
Chương 2
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐẠI HỌC VINH TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
2.1. Trường Đại học Vinh đa ngành và công tác đào tạo sinh
viên sư phạm
2.1.1. Một số nét khái quát về trường Đại học Vinh
Ngày 16 tháng 07 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số
375/ NĐ thành lập phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Cở sở đầu tiên của Nhà
trường được đóng tại Nhà dòng (cũ) thuộc thị xã Vinh lúc bấy giờ. Phân hiệu
Đại học Sư phạm Vinh đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Vinh theo
Quyết định số 637/QĐ ngày 28 tháng 8 năm 1962 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số
62/2001/ QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại
học Vinh.
Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu
tượng riêng. Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng
Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của trường Đại học Vinh là đào tạo giáo
viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù
hợp với khả năng của Trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu
khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp ở khu
vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng
nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu
vực và cả nước; là trường đại học trọng điểm quốc gia, một số ngành đạt tiêu
chuẩn quốc tế.

22
Quy hoạch xây dựng trường Đại học Vinh đã xác định mục tiêu là xây
dựng trường thành một cơ sở đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đa lĩnh vực là
trung tâm nghiên cứu, tiếp thu và chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ
của khu vực Bắc Trung Bộ nhằm: đào tạo giáo viên và cán bộ khoa học đa
ngành, đa cấp; nghiên cứu khoa học – công nghệ gắn với đào tạo, thông tin
khoa học và triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống xã
hội; hỗ trợ, tư vấn về học thuật và bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ
cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và các cơ sở khác trong
khu vực.
Định hướng trong những năm tới của Nhà trường được nêu trong Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Trường nhiệm kì XXIX (2005- 2010) và Nghị quyết
Hội nghị Đảng ủy (mở rộng) giữa nhiệm kì (26/04/2008) là huy động mọi
nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng, mở rộng quan hệ hợp tác, phát huy sức
mạnh tổng hợp và dân chủ hóa Nhà trường để từng bước xây dựng và phát
triển trường Đại học Vinh thành đại học trọng điểm, tiến tới đạt tiêu chuẩn
quốc tế ở một số ngành với phương châm: đi tắt, đón đầu, hiệu quả, đồng bộ
và hiện đại.
Hiện tại, cơ cấu của trường Đại học Vinh là một đại học 3 cấp: Trường –
Khoa - Bộ môn.
Trường có 20 khoa đào tạo: Khoa Toán, Khoa Vật Lí, Khoa Hóa học,
Khoa Sinh học, Khoa Công nghệ - Thông tin, Khoa Ngữ văn, Khoa Lịch sử,
Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Thể dục, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục
Quốc phòng, Khoa Sau Đại học, Khoa Nông – Lâm – Ngư, Khoa Điện tử
Viễn Thông, Khoa Xây dựng, Khoa Luật, Khoa Kinh tế, Khoa Địa lý, Khoa
Giáo dục và Khối THPT Chuyên.
Trường có 18 phòng ban, trung tâm, viện, trạm: Tổ chức – Cán bộ, Hành
chính – Tổng hợp, Kế hoạch – Tài chính, Đào tạo, Khoa học – Thiết bị, Công
tác Chính trị - Học sinh, Sinh viên, Quản trị, Thanh tra giáo dục, Hợp tác
Quốc tế, Bảo vệ, Ban quản lý các Dự án xây dựng, Trung tâm Thư viện,

23
Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Đảm bảo Chất lượng, Trung
tâm Tin học – Ngoại ngữ, Trung tâm Nội trú, Viện nghiên cứu Văn hóa và
Ngôn ngữ, Trạm Y tế.
Trường có 8 trung tâm nghiên cứu, đào tạo, tư vấn và phục vụ: Trung
tâm Môi trường và Phát triển nông thôn, Trung tâm Công nghệ phần mềm,
Trung tâm nghiên cứu xóa đói giảm nghèo, Tiểu Dự án GD Đại học, Trung
tâm tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Đào tạo và ứng
dụng công nghệ thông tin, Trung tâm Kiểm định an toàn Thực phẩm – Môi
trường, Trung tâm phục vụ Sinh viên.
Chương trình giáo dục của trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ
sở chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo, học hỏi kinh nghiệm các
chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng yêu cầu xã hội và đảm bảo tính
liên thông. Hiện tại, trường Đại học Vinh đang áp dụng phương thức đào tạo
theo học chế tín chỉ. Sau năm 2010, trường Đại học Vinh sẽ đạt được một số
chương trình đào tạo tiên tiến.
Sinh viên trường Đại học Vinh, với cương lĩnh “bản lĩnh, trí tuệ, văn
minh, tình nguyện”[33; 100], được đến từ 50 tỉnh thành trong cả nước. Trong
đó, có trên 600 sinh viên, học viên của Thái Lan, Lào, Trung Quốc…
Cho đến năm học 2010, quy mô đào tạo của trường như sau:
Thứ nhất, hệ đào tạo Đại học có 18 khoa với 45 ngành đào tạo Đại học,
gần 34.000 sinh viên (trong đó có hơn 20.000 học tập trung tại trường) với
các ngành đào tạo:
Các ngành sư phạm cấp bằng Cử nhân sư phạm (16) gồm Toán học, Vật
lý, Hóa học, Tin học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, GD Chính trị, GD Chính trị
- quốc phòng, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Địa lý, GD Thể chất, GD Tiểu học,
GD mầm non, GD Thể chất – GD Quốc phòng
Các ngành cấp bằng Cử nhân khoa học chính quy (20): Ngữ văn, Lịch
sử, Toán học, Toán – Tin học ứng dụng, Vật lý – Tin ứng dụng, Hóa học,
Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Khoa học môi trường, Quản trị kinh doanh, Kế

24
toán, Tài chính – Ngân hàng, Công tác xã hội, Việt Nam học (chuyên ngành
Du lịch), Luật, Chính trị - Luật, Quản lí đất đai, Quản lí tài nguyên Rừng –
Môi trường.
Các ngành cấp bằng kĩ sư (7): Nuôi trồng thủy sản, Nông học, Xây dựng
dân dụng và công nghiệp, Công nghệ thông tin, Điện tử Viễn thông, Khuyến
nông và Phát triển nông thôn, Luật, Quản lý GD.
Các ngành cấp bằng Cử nhân khoa học Tại chức tập trung (15): Ngữ văn,
Lịch sử, Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Quản trị
kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Công tác xã hội, Việt Nam học
(chuyên ngành Du lịch), Luật, Quản lí GD.
Các ngành liên kết với các Trường ĐH (ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH
Thủy sản Nha Trang, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội, Viện ĐH Mở):
Hóa dầu, Điện tử Viễn thông, Tin học, Nuôi trồng Thủy sản, Xây dựng dân
dụng và Công nghiệp, Ngôn ngữ, Báo chí, Toán – Tin ứng dụng, Văn thư –
Lưu trữ, Du lịch, cử nhân Luật… Trường đã liên kết đào tạo theo phương
thức Du học bán phần (2 + 2) với các nước Trung Quốc, Thái Lan…
Thứ hai, GD Phổ thông. Trường Trung học phổ thông Chuyên ngoài
nhiệm vụ đào tạo HS khối chuyên hệ Trung học phổ thông với 5 môn chuyên:
Toán, Tin, Vật lí, Hóa học, Tiếng Anh. Trường còn được giao nhiệm vụ bồi
dưỡng kiến thức cho hệ Dự bị ĐH và Cử tuyển, SV nước ngoài và trung học
phổ thông không chuyên. Tổng số học sinh của khối trên 1000 học sinh.
Thứ ba, hệ đào tạo Sau ĐH: Kể từ 1976, khi trường nhận nhiệm vụ bồi
dưỡng Sau ĐH đến năm 2010 đã đào tạo được 25 khóa. Trường đào tạo Cao
học cấp bằng Thạc sĩ cho 28 chuyên ngành: Đại số và Lý thuyết số, Toán Giải
tích, Hình học và Tôpô, Lý luận và Phương pháp giảng dạy môn Toán, Lý
luận Ngôn ngữ, Lý luận Văn học, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới, Quang
học, Phương pháp giảng dạy Vật lý, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích,
Phương pháp giảng dạy hóa học, Tổ chức và quản lý văn hóa giáo dục, Lý
thuyết Xác suất và Thống kê Toán học, Thực vật, Động vật, Sinh lí động vật,

25
Phương pháp giảng dạy Sinh học, Giáo sục tiểu học, Văn học Việt Nam, Lý
luận và phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt, Lý luận và phương pháp
dạy học Sử, Lý luận và phương pháp dạy học Ngoại ngữ; Đào tạo Nghiên cứu
sinh 10 chuyên ngành: Đại số và Lý thuyết số, Giải thích, Hình học Tôpô,
Phương pháp giảng dạy Toán học, Lý luận Ngôn ngữ, Quang học, Thực vật,
Phương pháp giảng dạy Vật lý, Hóa hữu cơ…
Đội ngũ cán bộ và công chức. Hiện nay, trường có 856 cán bộ công
chức, trong đó có 583 giảng viên với chức danh, trình độ đào tạo như sau: 3
Giáo sư, 34 Phó Giáo sư, 4 giảng viên Cao cấp, 133 giảng viên chính, 108
Tiến sĩ, và 327 Thạc sĩ. Có 274 chuyên viên, kỹ thuật viên, cán bộ hành
chính, phục vụ, trong đó có 11 chuyên viên chính, 52 Thạc sĩ.
Hằng năm, trường có hơn 6000 SV tốt nghiệp, cung cấp cho xã hội một
nguồn nhân lực dồi dào và đa dạng bao gồm giáo viên có trình độ ĐH, cử
nhân Khoa học, cử nhân Kinh tế, Kĩ sư…
Quy trình đào tạo bước đầu thực hiện theo Hệ thống Tín chỉ. Phương
pháp giảng dạy đã được đổi mới theo hướng ứng dụng Công nghệ thông tin
và phương tiện kĩ thuật hiện đại vào quá trình dạy – học, sử dụng bài giảng
điện tử, dạy học trực tuyến, phát huy tính tích cực, chủ động của người học.
Từ khi thành lập trường cho đến nay, trường Đại học Vinh đã có những
bước phát triển toàn diện, vượt bậc. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng
cao, quy mô đào tạo được mở rộng, nhất là việc mở thêm các ngành cử nhân
(Hướng dẫn Du lịch thuộc Việt Nam học, Công tác xã hội, Khoa học Môi
trường…), kĩ sư (Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Điện tử Viễn thông,
Quản lý tài nguyên Rừng – Môi trường, Quản lý đất đai, Nuôi trồng Thủy
sản, Nông học…). Do quá trình đào tạo đa ngành được triển khai chu đáo, có
kế hoạch nên trường Đại học Vinh ngày càng thu hút được con em không
những của Bắc miền Trung mà còn trên cả nước theo học. Trường cũng đã đạt
được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt hoạt động như: xây dựng
cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ cán bộ công chức; mở rộng quan hệ hợp tác

26
với các trường ĐH; các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước; triển khai nhiều
dự án đầu tư, nghiên cứu, xây dựng phong trào sinh viên… Với thế mạnh của
một trường sư phạm hàng đầu, xây dựng trường ĐH đa ngành vẫn không làm
yếu đi các ngành sư phạm và luôn xem công tác đào tạo sư phạm làm nòng
cốt nhằm mục đích xây dựng thương hiệu sư phạm Đại học Vinh. Vì vậy,
công tác xây dựng ĐĐNN cho SVSP luôn được quan tâm chú ý.
2.1.2. Công tác đào tạo sinh viên sư phạm ở trường Đại học Vinh
Trong xu thế hội nhập và phát triển, từ năm 2001, trường Đại học Sư
phạm Vinh đổi tên thành trường Đại học Vinh. Trở thành trường Đại học đa
ngành, tuy nhiên nhà trường vẫn “xác định sư phạm là ngành then chốt”
[5;113], vì vậy công tác đào tạo SVSP luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu.
Theo thống kê của Phòng Đào tạo trường Đại học Vinh (2011) số lượng sinh
viên hệ chính quy tập trung toàn trường là: 12.230 SV. Trong đó, sinh viên sư
phạm chính quy là: 4.141 SV(chiếm 33.9%) chưa kể đến còn có nhiều sinh
viên cử nhân khoa học học thêm NVSP hằng năm, Cử nhân khoa học chính
quy tập trung 5.271 SV (chiếm 43.1%), hệ đào tạo kỹ sư 2.818 SV (chiếm
23%). Như vậy, số lượng SVSP vẫn chiếm một tỉ lệ khá cao trong tổng số
sinh viên toàn trường, tuy nhiên nhà trường luôn hướng tới việc đào tạo sinh
viên sư phạm đạt chất lượng, chứ không chạy đua về số lượng. Hiện nay, sinh
viên sư phạm được đào tạo ở 16 mã ngành khác nhau như: Sư phạm Toán, Sư
phạm Tin học, Sư phạm Vật lí, Sư phạm Hoá học, Sư phạm Sinh học, Sư
phạm Giáo dục thể chất, Sư phạm Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng
(ở khối ngành tự nhiên); ở khối ngành Xã hội như: Sư phạm Giáo dục Chính
trị, Sư phạm Giáo dục chính trị - Giáo dục quốc phòng, Sư phạm Ngữ văn, Sư
phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý; Sư phạm Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Giáo
dục Mầm non, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Tiếng Pháp(ở khối ngành xã
hội)
Theo điều 89, tại khoản 3, quy định của Luật giáo dục (2005), trường
Đại học Vinh tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đối với sinh viên sư

27
phạm như: miễn học phí đối với sinh viên sư phạm, tạo những điều kiện thuận
lợi cho sinh viên vay vốn theo quy định chung của Thủ tướng Chính phủ,
chính sách cấp học bổng đối với những sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên
hệ cử tuyển, con thương binh. Ngoài ra, nhà trường còn kêu gọi các tổ chức,
cơ quan cấp, tài trợ các suất học bổng cho sinh viên như: Bộ Khoa học và
Nghệ thuật bang Hessen, thuộc Cộng hoà Liên bang Đức; học bổng
SAMSUNG; Hội đồng doanh nghiệp Nam Yang Ju; Ngân hàng Thương mại
cổ phần Bắc Á; Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel; học bổng VNPT;
Mobifone. Hàng năm, nhà trường còn trích ngân sách để cấp học bổng
khuyến khích cho những sinh viên đạt kết quả từ khá trở lên xét theo tỷ lệ
10% mỗi lớp… Có thể nói, đó là một trong những nguồn động viên lớn để cổ
vũ, thúc đẩy tinh thần học tập, rèn nghề của những sinh viên sư phạm.
Không những vậy, nhà trường còn tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện
phương châm giáo dục: “Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì
học vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy”. Đó cũng là con đường
thực hiện có hiệu quả nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [25; 1]. Hàng năm, trường
Đại học Vinh tổ chức hoạt động Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đó thực
sự là một sân chơi bổ ích cho sinh viên sư phạm – nơi đó sinh viên được thể
hiện khả năng của mình, đồng thời có cơ hội học tập từ những sinh viên khác
các kỹ năng mềm như: nói trước đám đông; tập viết bảng; sưu tầm các bài
toán, bài văn hay; ngoài ra còn rèn luyện khả năng xử lý các tình huống sư
phạm, hiểu biết sư phạm, hùng biện, lời bình cho một bức tranh, thi viết bảng,
đồ dùng dạy học tự làm, bài giảng truyền thống, bài giảng có ứng dụng công
nghệ thông tin…
Trong khung chương trình đào tạo của trường, tuỳ từng chuyên ngành
đến năm thứ ba SVSP được đi thực tế chuyên ngành mà mình theo học, nhà
trường hỗ trợ một phần kinh phí cho những chuyến đi thực tế giáo dục đó.

28
Đồng thời nhà trường luôn chú ý chuẩn bị tốt mọi công tác cho SVSP năm
thứ ba đi KTSP và SVSP năm cuối đi TTSP: “Kiến tập sư phạm” là học phần
lồng ghép từ hai nội dung: Thực hành tổng hợp về Tâm lý học và Giáo dục
học, thực hiện trong hai tuần lễ. Khối lượng kiến thức của học phần là một tín
chỉ.
“Kiến tập sư phạm” nhằm mục đích giúp giáo sinh (SVSP) sớm tiếp cận
với giáo dục phổ thông, từ đó quán triệt các quan điểm của Đảng thể hiện
trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Ban chấp hành Trung
ương 4 khoá VII. Đưa giáo sinh vào thực tế để SVSP tập vận dụng những
kiến thức về tâm lý – giáo dục học vào việc tìm hiểu học sinh; các hoạt động
giáo dục cơ bản của nhà trường phổ thông, công tác của người giáo viên chủ
nhiệm lớp, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục: gia đình – nhà trường –
xã hội; tạo điều kiện để giáo sinh làm quen với công tác giảng dạy một môn
học ở phổ thông, theo tinh thần đổi mới phát huy tính tích cực độc lập của học
sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Bước đầu, hình thành ở giáo sinh tình cảm
nghề nghiệp và một số kỹ năng sư phạm cần thiết: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng điều khiển, lãnh đạo một tập thể học
sinh, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.
“Thực tập sư phạm cuối khoá” (TTSP) là một học phần bắt buộc trong
chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với sinh viên hệ đại học sư
phạm. Học phần TTSP có khối lượng kiến thức là năm tín chỉ, thực hiện trong
vòng tám tuần lễ. Thực tập sư phạm là điều kiện cần thiết để hình thành
khuynh hướng nghề nghiệp sư phạm; hình thành nhân cách, đạo đức nghề
nghiêp cho người giáo viên tương lai; đó cũng là điều kiện giúp trường sư
phạm có khả năng kiểm tra mức độ khuynh hướng nghề nghiệp.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động KT – TTSP đối với việc
hình thành đạo đức nghề nghiệp cho SVSP. Trong những năm qua, công tác
chuẩn bị cho các hoạt động này được nhà trường tiến hành thực hiện một cách
nghiêm túc, khẩn trương. Cụ thể: nhà trường đã chuẩn bị các văn bản quy

29
định và hướng dẫn KT – TTSP và các biểu mẫu cần thiết; phối hợp với các sở
Giáo dục và Đào tạo để liên hệ các địa bàn KT – TTSP, kiểm tra, tổ chức triển
khai, sơ kết, tổng kết TTSP trên địa bàn các tỉnh; ra quyết định thành lập các
đoàn KT – TTSP; cử cán bộ tham gia hướng dẫn KTSP, tham gia Ban chỉ đạo
TTSP tỉnh và cán bộ theo dõi, kiểm tra các đoàn TTSP; chuẩn bị kinh phí và
các điều kiện khác để phục vụ KT – TTSP; tổ chức hướng dẫn cho SVSP
trước khi đi KT – TTSP; hoàn chỉnh hồ sơ về kết quả KT – TTSP, tổng kết rút
kinh nghiệm về công tác tổ chức KT – TTSP của trường Đại học Vinh. Nhờ
có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban
liên quan, các khoa đào tạo sư phạm mà công tác KT – TTSP của SVSP
trường Đại học Vinh luôn được đánh giá cao; không những hầu hết SVSP
nắm vững về chuyên môn mà còn có tâm huyết với nghề, vừa học tập vừa rèn
nghề vừa hình thành được các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần có của một
người giáo viên trong tương lai thông qua hoạt động KT – TTSP.
Theo thống kê của phòng đào tạo trường Đại học Vinh, số lượng sinh
viên sư phạm chính quy của các ngành qua các năm là như sau: (xem bảng
bên)

30
Bảng 2. 1: Tổng số Sinh viên hệ sư phạm chính quy theo năm học và
theo chuyên ngành đào tạo
(Nguồn: Phòng Đào tạo - ĐHV)
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Các ngành
SP Toán học 381 396 356 333 309 273 275 307 285 345 345
SP Tin học 161 162 164 303 320 315 309 189 172 192 192
SP Vật lí 222 213 175 202 217 228 199 188 164 214 214
SP Hóa học 176 168 165 172 193 215 215 229 221 270 270
SP Sinh học 182 171 155 154 158 192 202 267 247 278 278
SP GD Thể
426 446 350 310 280 243 215 227 215 251 251
chất
SP GD Chính trị 341 347 354 323 314 271 261 263 255 304 304
SP Ngữ văn 490 473 393 393 362 340 379 444 408 476 476
SP Lịch sử 358 303 254 269 242 274 334 357 315 375 375
SP Địa lí 150 144 205 210 206 205 210 243 257 312 312
SP Tiếng Anh 361 359 330 239 213 195 196 233 232 265 265
SP Tiếng Pháp 161 155 145 152 147 142 131 112 75 65 65
SP GD Tiểu học 254 297 304 269 297 257 222 219 198 254 254
SP Mầm non 197 191 194 184 175 182 175 193 212 274 274
SP Thể chất &
49 93 143 197 212 165 161 161
Quốc phòng
SP GD Chính trị
49 105 105
- Quốc phòng
Tổng số 4141

2.1.3. Những nội dung đạo đức nghề nghiệp cần xây dựng cho sinh
viên sư phạm
2.1.3.1. Trang bị những nội dung cơ bản của nguyên tắc đạo đức xã hội
chủ nghĩa
Các quốc gia ngày nay đi vào nền kinh tế tri thức trước bối cảnh toàn cầu
hóa đều phải xác định chiến lược con người, chiến lược về nguồn nhân lực.

31
Chiến lược này phải bắt đầu từ vấn đề nhận thức toàn diện về đạo đức mới –
đạo đức xã hội chủ nghĩa và trang bị những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ
nghĩa cho thế hệ trẻ. Bàn về điều này, trong Bài nói chuyện với sinh viên và
cán bộ Việt Nam đi học tập và công tác tại Matxcơva, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nói: “Muốn xây dựng CNXH phải có những con người xã hội chủ nghĩa, tức
là phải có những con người có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đạo đức xã hội chủ
nghĩa không phải ở đâu cũng biểu hiện giống nhau. Ở nước ta, đạo đức xã hội
chủ nghĩa là cần kiệm xây dựng nước nhà. Mọi người thi đua học tập theo
cách xã hội chủ nghĩa, lao động theo xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã hội chủ
nghĩa” [20; 191]
Muốn đào tạo ra thế hệ lớp trẻ có đạo đức xã hội chủ nghĩa thì trước hết
phải trang bị những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa cho thế hệ SVSP –
đội ngũ nhà giáo tương lai. Cụ thể là các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa.
SVSP cần được giáo dục lòng trung thành với chủ nghĩa xã hội. Bởi họ
là những trí thức trẻ được đào tạo dưới mái trường XHCN, những gì họ được
giáo dục và đào tạo phải được phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội
XHCN, xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
Thứ hai, giáo dục chủ nghĩa yêu nước dựa trên lập trường giai cấp công
nhân.
SVSP phải được giáo dục chủ nghĩa yêu nước trên lập trường giai cấp
công nhân, nghĩa là chủ nghĩa yêu nước XHCN. Yêu nước là hết mình phục
vụ cho đất nước, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.
Thứ ba, xây dựng chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân.
Nguyên tắc này cần được quán triệt cho SVSP, những người sẽ đào tạo
ra những thế hệ trẻ biết cống hiến cho tập thể, vì lợi ích tập thể, đẩy lùi chủ
nghĩa cá nhân, thói vị kỷ. Cần làm cho SVSP thấy được “cá nhân chủ nghĩa

32
đẻ ra hàng trăm tính xấu như siêng ăn, biếng làm, kèn cựa, nghĩ đến mình mà
không nghĩ đến đồng bào, tham danh lợi, địa vị v.v..”[20; 145]
Thứ tư, xây dựng tinh thần lao động tự giác, sáng tạo.
Nguyên tắc xây dựng tinh thần tự giác, sáng tạo là nguyên tắc cần trang
bị cho sinh viên nói chung, SVSP nói riêng. SVSP thuộc tầng lớp trí thức, lao
động của họ trong tương lai là việc giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ. Sản phẩm
của họ phải là những con người biết quý trọng lao động, không phân biệt lao
động trí óc hay lao động chân tay. Do đó, lao động sư phạm trước hết là lao
động một cách tự giác, sáng tạo.
2.1.3.2. Hình thành tác phong sư phạm, văn hóa ứng xử sư phạm, ý thức
tôn trọng học sinh
SVSP cần rèn dũa sự mẫu mực trong lời ăn, tiếng nói; gương mẫu trong
cuộc sống; nghiêm khắc với bản thân; tác phong chững chạc; tự tin trong giao
tiếp; biết tạo lập các quan hệ giao tiếp; biết điều khiển, tổ chức giao tiếp; nhạy
cảm, tinh tế và mô phạm trong các quan hệ giao tiếp; tôn trọng nhân phẩm
của đối tượng giao tiếp; đồng cảm và chia sẻ với đối tượng giao tiếp.
Hình thành tác phong sư phạm, xây dựng văn hóa ứng xử sư phạm là
một nội dung quan trọng giúp SVSP hình thành được tác phong, quan hệ phù
hợp với yêu cầu của nghề dạy học, không bị ảnh hưởng bởi tác phong, quan
hệ ứng xử từ lối sống tiêu cực, ngoại lai. SVSP là những thanh niên trẻ, rất dễ
tiếp thu cái mới, lối sống mới kể cả những thói hư, tật xấu, những thói quen
không phù hợp với văn hóa dân tộc. Vì vậy, hình thành cho SVSP tác phong
mẫu mực, quan hệ ứng xử tốt là nội dung cần chú trọng trong xây dựng
ĐĐNN cho SVSP.
2.1.3.3. Xây dựng tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó
khăn
Các trường đào tạo sư phạm cần xây dựng cho SVSP tinh thần sẵn sàng
nhận công tác ở nơi khó khăn, vững vàng trước những thử thách của cuộc
sống và nghề nghiệp; chia sẻ những khó khăn với nhân dân và học sinh ở nơi

33
công tác; không đòi hỏi thái quá; tìm ra những biện pháp khắc phục khó khăn
trong nghề nghiệp; thương yêu và đồng cảm với học sinh; biết động viên đồng
nghiệp và học sinh vượt qua khó khăn; lối sống giản dị, hòa nhập với nhân
dân và học sinh nơi công tác.
Tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn phải được xem
là một nội dung quan trọng trong xây dựng ĐĐNN cho SVSP. Việc xây dựng
cho SVSP tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn là sự chuẩn
bị tâm lý vững vàng cho SVSP trước khi ra trường, trước khi nhận công tác.
2.1.3.4. Xây dựng lòng yêu nghề, mến trẻ cho sinh viên sư phạm
Yêu nghề là yêu công việc dạy học và giáo dục; có ý chí và nghị lực
vượt qua những khó khăn và thử thách của nghề nghiệp; sẵn sàng nhận công
tác ở những nơi khó khăn, gian khổ; mong muốn cống hiến cả cuộc đời mình
cho sự nghiệp giáo dục; luôn học hỏi những cái hay, mới, tiến bộ trong nghề
nghiệp; luôn phấn đấu để thành đạt trong nghề nghiệp.
Để xây dựng lòng yêu nghề cho SVSP cần xây dựng cho họ thái độ và
lối sống không tôn sùng, chạy theo giá trị vật chất tầm thường, biết trân trọng
các giá trị tinh thần của nghề dạy học, không lợi dụng vị trí nghề nghiệp để
mưu cầu lợi ích cá nhân, biết đặt lợi ích của tập thể, học sinh trên lợi ích của
Tải bản FULL (file word 77 trang): bit.ly/2Ywib4t
bản thân.
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Xây dựng lòng yêu trẻ là làm cho SVSP cảm thấy vui sướng khi được
tiếp xúc với trẻ; cống hiến cả cuộc đời mình cho thế hệ trẻ; sẵn sàng chia sẻ
hạnh phúc và bất hạnh của trẻ; biết tha thứ cho trẻ, khoan dung, độ lượng;
giàu lòng nhân ái, vị tha; không nuông chiều trẻ; không mua chuộc trẻ; không
định kiến và trù dập trẻ; công bằng trong đối xử với trẻ; tôn trọng nhân cách
trẻ; nhìn nhận, đánh giá trẻ trong tương lai; là chỗ dựa tin cậy cho trẻ; sẵn
sàng phối hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục trẻ; động viên trẻ kịp thời, đúng
lúc, đúng chỗ; yêu trẻ như yêu con em chính mình.
Chỉ có lòng yêu trẻ, người giáo viên mới có động lực để vượt qua khó
khăn, những cám dỗ, cạm bẫy của đời sống vật chất và hoàn thành nhiệm vụ.

34
Để xây dựng lòng yêu trẻ, ngay từ khi còn học tập thì SVSP chúng ta cần tiếp
xúc nhiều với trẻ, cố gắng hiểu các em trong đợt đi KT – TTSP, thâm nhập
vào cuộc sống tinh thần của các em. Lòng yêu trẻ sẽ trở nên bền vững khi
SVSP chính thức hành nghề dạy học, trải nghiệm và thách thức trước những
khó khăn của nghề dạy học.
2.1.3.5. Xây dựng ý thức học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn
Nhà trường cần xây dựng cho SVSP ý thức học tập không ngừng; dành
toàn bộ thời gian, tâm trí cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn
của bản thân; sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để học tốt; có động
cơ học tập đúng đắn; luôn tự học, tự nghiên cứu; có thói quen học tập cần cù,
chăm chỉ và sáng tạo; đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập; không có tiêu
cực trong học tập; tránh bệnh thành tích trong học tập; học tập ở mọi người,
mọi lúc, mọi nơi; luôn có ý thức tìm tòi những phương pháp học tập tốt nhất
và phù hợp với bản thân; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm học tập với mọi người.
Xây dựng ý thức học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn có ý nghĩa quan
trọng. Vì nó giúp cho chúng ta có khả năng chiếm lĩnh và làm chủ tri thức, tạo
động lực cho chúng ta phấn đấu vươn lên, tạo ra các cơ hội việc làm cho
chúng ta sau khi ra trường và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình
làm việc. Muốn vậy, mỗi chúng ta phải tự đặt ra và thực hiện tốt nhiệm vụ
học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.

Tải bản FULL (file word 77 trang): bit.ly/2Ywib4t


Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
2.1.3.6. Xây dựng ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng
Nhà trường sư phạm cần hình thành cho SVSP ý thức tự rèn luyện, tự
bồi dưỡng “học tập suốt đời”; có động cơ, có ý thức tự kiểm tra, tự đánh giá
bản thân; có ý thức tự phê bình và phê bình; có kế hoạch tự rèn luyện bản
thân; nghiêm khắc với bản thân, không tự ti, không tự mãn.
Xây dựng ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng là rất quan trọng. Tự rèn
luyện, tự bồi dưỡng sẽ tạo cho SVSP khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá, ý thức

35
tự phê bình và phê bình, giúp bản thân SVSP sẽ kiểm soát được hành vi của
bản thân trước những tác động tiêu cực của xã hội.
Để xây dựng ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng cần trang bị cho SVSP
cách thức, con đường, kỹ năng tự giáo dục và tự rèn luyện, luôn kiểm tra,
đánh giá, động viên, khích lệ, uốn nắn quá trình tự giáo dục và tự rèn luyện
của SVSP. Bên cạnh đó, cần tạo ra cơ chế và các điều kiện thuận lợi để SVSP
có thể tự giáo dục, tự rèn luyện.
2.1.3.7. Xây dựng phẩm chất kiên nhẫn, khiêm tốn, lịch sự
Nhà trường cần xây dựng phẩm chất kiên nhẫn cho SVSP. Bởi “công
việc của người thầy giáo chẳng khác gì công việc của người làm vườn, phải
chăm chút từng li từng tí, hết sức kiên nhẫn, thận trọng”[20; 385]. Bên cạnh
đó, nhà trường cũng cần xây dựng phẩm chất khiêm tốn, lịch sự không bao
giờ thỏa mãn với những gì đang có; không khoe khoang; khoác lác về bản
thân; luôn có ý thức học hỏi tất cả mọi người, lịch sự trong giao tiếp và cuộc
sống; mô phạm; mẫu mực trong lối sống; biết lên án những thái độ thiếu
khiêm tốn, thiếu lịch sự.
Phẩm chất khiêm tốn, lịch sự là một phẩm chất quan trọng trong nhân
cách của người giáo viên và SVSP. Nhờ có phẩm chất này mà giáo viên và
SVSP có khả năng ứng xử đúng mực, tác phong mô phạm. Vì vậy, xây dựng,
hình thành phẩm chất khiêm tốn, lịch sự là nội dung không thể thiếu trong xây
dựng ĐĐNN cho SVSP.
Các nội dung này cần được thực hiện đồng bộ và lồng ghép trong tất cả
các hoạt động của nhà trường: học tập, rèn luyện NVSP thường xuyên, KT -
TTSP. Hơn thế nữa, việc thực hiện các nội dung này là cả một quá trình khó
khăn và phức tạp. Nó cần được thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống
và liên tục thông qua việc tổ chức các hoạt động phong phú cho SVSP. SVSP
là lứa tuổi có nhiều khát vọng, hoài bão, đồng thời có vốn sống phong phú
hơn lứa tuổi, do đó rất thuận lợi cho việc xây dựng các nội dung định hướng
xây dựng ĐĐNN. Công tác xây dựng ĐĐNN cho SVSP là cả một quá trình

36 936490

You might also like