You are on page 1of 79

Ngày soạn:

Ngày dạy:
Tiết: 1, 2, 3, 4, 5, 6
BÀI 1. LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ HÌNH HỌC PHÂN TỬ
Thời gian thực hiện: 6 tiết

I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức
Học xong bài này, học sinh có thể:
- Viết được công thức Lewis, sử dụng được mô hình VSEPR để dự đoán dạng hình học cho một
số phân tử đơn giản.
- Trình bày được khái niệm về sự lai hóa orbital (sp, sp 2, sp3) và vận dụng để giải thích liên kết
trong một số phân tử (CO2, BF3, CH4, ...).
2) Năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và
điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
- Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm
vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao
tiếp.
- Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề
xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra
là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học.
b) Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất và vận dụng được công thức Lewis, mô hình
VSEPR để dự đoán dạng hình học cho một số phân tử đơn giản.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: mô tả được dạng hình học của một số
phân tử xung quanh cuộc sống.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được các liên kết trong một số phân tử.
3) Phẩm chất
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên Học sinh


Máy tính, mô hình phân tử Chuẩn bị bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.
b) Nội dung: GV đưa ra vấn đề liên quan đến bài học.
c) Sản phẩm: HS trả lời và nắm được vấn đề liên quan đến bài học.
d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.

1
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Công thức Lewis và mô hình VSEPR - Công thức Lewis
a) Mục tiêu: HS biết khái niệm công thức Lewis.
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân, làm việc nhóm
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm công thức Lewis và viết được công thức Lewis của một số phân
tử đơn giản.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu khái niệm công thức Lewis.
GV chú ý bổ sung nội dung kênh phụ.
- GV đưa ra trình tự các bước để viết công thức Lewis.
- Chia 2 nhóm HS, mỗi nhóm chuẩn bị nội dung công thức
Lewis của CO2 và NH3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


HS đọc SGK; HS lắng nghe GV trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đại diện HS từng nhóm trình bày.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Công thức Lewis và mô hình VSEPR - Mô hình VSEPR
a) Mục tiêu: HS biết khái niệm mô hình VSEPR.
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân, làm việc nhóm
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm mô hình VSEPR và dự đoán được dạng hình học của một số
phân tử đơn giản.
d) Tổ chức thực hiện:

2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV trình bày nội dung và lưu ý xét dạng hình học đối với
một số phân tử dạng AE2

- GV lưu ý nội dung tuyến phụ, vấn đáp HS cùng trả lời.
- Yêu cầu HS trình bày mô hình VSEPR của một số phân tử
đơn giản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


HS đọc SGK và chuẩn bị các nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
3
Đại diện HS lên bảng trình dạng hình học của một số phân tử đơn giản.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 3: Sự lai hóa orbital - Khái niệm
a) Mục tiêu: HS biết khái niệm sự lai hóa orbital.
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân, làm việc nhóm
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm lai hóa orbital và trình bày được các dạng lai hóa sp, sp2, sp3.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trình bày khái niệm lai hóa orbital.
- GV đưa ra hình học các dạng lai hóa.

- GV lưu ý nội dung tuyến phụ, vấn đáp HS cùng trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


HS đọc SGK; HS lắng nghe GV trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trình bày khái niệm orbital và nêu được các dạng hình học orbital lai hóa.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 3: Sự lai hóa orbital - Các dạng lai hóa phổ biến
4
a) Mục tiêu: HS biết các dạng lai hóa phổ biến.
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân, làm việc nhóm
c) Sản phẩm: HS trình bày được các dạng lai hóa sp, sp2, sp3.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung về lai hóa: sp, sp2, sp3.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; và chuẩn bị các nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài.
b) Nội dung: HS tổng kết những nội dung đã học.
c) Sản phẩm: HS sơ đồ hóa nội dung kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện:


GV vấn đáp HS những nội dung chính của bài học.
HS tự tổng kết.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS đưa ra các ví dụ và phân tích ví dụ.
c) Sản phẩm: Kỹ năng vận dụng vào giải thích các vấn đề đặt ra.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS chuẩn bị các bài tập trong sách chuyên đề.
Yêu cầu HS sưu tầm các công thức Lewis và mô hình hình học VSEPR của một số phân tử.

Ngày tháng năm


Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

5
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 7, 8, 9 BÀI 2. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
Thời gian thực hiện: 6 tiết

I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức
Học xong bài này, học sinh có thể:
- Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên; lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.
- Nêu được sơ lược về sự phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân.
- Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân.
- Nêu được ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, y học, sản
xuất và đời sống.
2) Năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và
điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
- Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm
vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao
tiếp.
- Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề
xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra
là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học.
b) Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất của phản ứng hạt nhân.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: mô tả được những hiện tượng tự nhiên
xảy ra có liên quan đến phản ứng hạt nhân.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: nêu được những ứng dụng điển hình của phản
ứng hạt nhân vào thực tế cuộc sống.
3) Phẩm chất
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên Học sinh


Máy tính, mô hình phân tử Chuẩn bị bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.
b) Nội dung: GV đưa ra vấn đề liên quan đến bài học.
c) Sản phẩm: HS trả lời và nắm được vấn đề liên quan đến bài học.
d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.

6
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Sự phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo - Sự phóng xạ tự nhiên
a) Mục tiêu: HS biết khái niệm về sự phóng xạ tự nhiên.
b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm về phóng xạ tự nhiên và viết được phản ứng hạt nhân của phóng
xạ tự nhiên.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu khái niệm sự phóng xạ tự
nhiên.
- GV lưu ý HS phương trình tổng quát

- GV yêu cầu HS tìm hiểu tuyến phụ để khắc sâu kiến thức.
- GV đưa thêm các ví dụ:

7
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; đưa ra khái niệm phóng xạ tự nhiên.
HS đưa ra ví dụ, phân tích theo phương trình tổng quát.
HS trả lời các câu hỏi trong tuyến phụ theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu ví dụ và phân tích.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Sự phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo - Sự phóng xạ nhân tạo
a) Mục tiêu: HS biết khái niệm về sự phóng xạ nhân tạo.
b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm về phóng xạ nhân tạo và viết được phản ứng hạt nhân của phóng
xạ nhân tạo.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu khái niệm sự phóng xạ nhân tạo.
- GV lưu ý HS phương trình tổng quát

- GV yêu cầu HS tìm hiểu tuyến phụ để khắc sâu kiến thức.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


HS đọc SGK; đưa ra khái niệm phóng xạ nhân tạo, phân tích theo phương trình tổng quát.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu ví dụ và phân tích.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
8
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 3: Phản ứng hạt nhân
a) Mục tiêu: HS biết khái niệm về phản ứng hạt nhân.
b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm về phản ứng hạt nhân và lấy được ví dụ.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu khái niệm về phản ứng hạt
nhân.
- GV lưu ý HS tìm hiểu hai nhóm phản ứng: Phản ứng thay đổi
thành phần hạt nhân - Phản ứng thay đổi năng lượng hạt nhân.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu tuyến phụ để khắc sâu kiến thức.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


HS đọc SGK, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu ví dụ và phân tích.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 4: Định luật bảo toàn số khối và điện tích
a) Mục tiêu: HS biết định luật bảo toàn số khối và điện tích.
b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được định luật bảo toàn số khối và điện tích.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu nội dung và biểu thức của định luật bảo toàn số khối và điện tích.
- Yêu cầu HS cho ví dụ và phân tích.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu tuyến phụ để khắc sâu kiến thức.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu ví dụ và phân tích.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 5: Ứng dụng của phản ứng hạt nhân

9
a) Mục tiêu: HS biết ứng dụng của phản ứng hạt nhân.
b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được một số ứng dụng của phản ứng hạt nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu tuyến phụ để khắc sâu kiến thức.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


HS đọc SGK, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu ví dụ và phân tích.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài.
b) Nội dung: HS tổng kết những nội dung đã học.
c) Sản phẩm: HS sơ đồ hóa nội dung kiến thức.

10
d) Tổ chức thực hiện:
GV vấn đáp HS những nội dung chính của bài học.
HS tự tổng kết.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS đưa ra các ví dụ và phân tích ví dụ.
c) Sản phẩm: Kỹ năng vận dụng vào giải thích các vấn đề đặt ra.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS làm các bài tập trong sách chuyên đề.
GV yêu cầu HS tìm hiểu và sưu tầm thêm tranh ảnh các ứng dụng của phản ứng hạt nhân.

Ngày tháng năm


Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

11
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 10, 11, 12
BÀI 3. NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
+ Trình bày được khái niệm năng lượng hoạt hóa.
+ Nêu được ảnh hưởng của năng lượng hoạt hóa và nhiệt độ tới tốc độ phản ứng thông qua phương trình
Arrhenius:
+ Giải thích được vai trò của chất xúc tác.
+ Vận dụng được kiến thức Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học để giải thích một số vấn đề
trong cuộc sống.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực hóa học
2.1.1. Nhận thức hóa học
(1) Trình bày được khái niệm năng lượng hoạt hoá (theo khía cạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng).
(2) Nêu được ảnh hưởng của năng lượng hoạt hoá và nhiệt độ tới tốc độ phản ứng thông qua
phương trình Arrhenius
(3) Giải thích được vai trò của chất xúc tác.
2.1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học
(4) Tìm tòi khám phá kiến thức thông qua các vốn kiến thức đã học và xử lí thông tin, thảo luận
rút ra được kiến thức mới.
2.1.3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
(5) Vận dụng được kiến thức Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học để giải thích một số
vấn đề trong cuộc sống
2.2. Năng lực chung
(6) Năng lực tự chủ tự học: Các nhóm học tập tìm hiểu một thí nghiệm trong thực tế có sử dụng
chất xúc tác và làm bài thuyết trình, báo cáo trong tiết học sau.
3. Về phẩm chất
(7) Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm: Viết và trình bày đúng
với kết quả thực nghiệm.
(8) Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm hoàn thành phiếu học tập khi giáo
viên yêu cầu.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV:
+ Sưu tầm hình ảnh hoặc video hoặc thí nghiệm mô phỏng có nội dung liên quan đến bài học:
mô phỏng 3D, hình 3.1 sách CĐHT “Hòn bi hóa học” và hàng rào năng lượng Ea.
+ Chuẩn bị video tiến hành thí nghiệm hoặc tiến hành thí nghiệm phản ứng phân hủy H2O2 và
MnO2 làm xúc tác.
+ Dụng cụ: bình tam giác loại 100 mL; hóa chất H2O2 3% và MnO2.
+ Thiết kế phiếu học tập.
- HS: đọc trước bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng đã học và vốn kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến năng lượng
12
để di chuyển một vật.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh xem video thí nghiệm (hoặc thí nghiệm mô phỏng), yêu cầu HS xem và trả lời các câu
hỏi trong sách CĐHT/22.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hiện tượng.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi HS trả lời câu hỏi, cả lớp lắng nghe, nhận xét.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV ghi nhận các ý kiến của HS, giới thiệu hàng rào năng lượng Ea.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
2.1. Hoạt động 1: Năng lượng hoạt hóa (Khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm năng lượng hoạt hoá (theo khía cạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng).
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong sách CĐHT, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập
số 1( Phụ lục)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV quan sát, theo dõi, nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đưa ra kết luận nội dung trọng tâm.
Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh theo phiếu học tập.
Năng lượng hoạt hóa (kí hiệu là Ea) là năng lượng tối thiểu mà các chất tham gia cần phải có để
phản ứng có thể xảy ra.
2.2. Hoạt động 2: Ảnh hưởng của năng lượng hoạt hóa và nhiệt độ tới tốc độ phản ứng qua
phương trình Arrhenius (khoảng 25 phút)
a) Mục tiêu:
- Nêu được ảnh hưởng của năng lượng hoạt hoá và nhiệt độ tới tốc độ phản ứng thông qua phương trình
Arrhenius
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong sách CĐHT, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập
số 2 ( Phụ lục)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV quan sát, theo dõi, nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đưa ra kết luận nội dung trọng tâm.
Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh theo phiếu học tập.
+ Phương trình Arrhenius: biểu diễn sự ảnh hưởng của năng lượng hoạt hóa và nhiệt độ đến hằng số
tốc độ phản ứng.

13
Trong đó:
k là hằng số tốc độ phản ứng
A là hằng só thực nghiệm Arrhenius
e là cơ số của logarit tự nhiên, e = 2,7183
Ea là năng lượng hoạt hóa (J/mol)
R là hằng số khí lí tưởng, R = 8,314 (J/mol·K)
T là nhiệt độ theo thang Kelvin (K)
+ Khi năng lượng hoạt hóa Ea lớn, hằng số tốc độ k nhỏ, tốc độ phản ứng chậm.
+ Phương trình Arrhenius viết lại cho 2 nhiệt độ T1 và T2 xác định, ứng với 2 hằng số tốc độ k1 và k2:

+ Phản ứng có năng lượng hoạt hóa nhỏ hoặc nhiệt độ của phản ứng cao, tốc độ phản ứng càng
lớn.
2.3. Hoạt động 3: Vai trò của chất xúc tác (khoảng 25 phút)
a) Mục tiêu: Giải thích được vai trò của chất xúc tác.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi sau:
Nêu khái niệm về chất xúc tác, lấy 1 số ví dụ các phản ứng trong hóa học có sử dụng chất xác tác.
Cho HS tiến hành thí nghiệm phân hủy H 2O2 trong điều kiện không xúc tác và có xúc tác MnO 2 và
yêu cầu HS thảo luận và thực hiện các nội dung sau:
1. Các nhóm thực hiện thí nghiệm theo phiếu hướng dẫn (phụ lục) và dụng cụ, hóa chất đã chuẩn bị sẵn.
2. HS thảo luận và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của phiếu học tập số 3.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện HS viết các PTHH lên bảng và trình bày các câu trả lời còn lại trước lớp. Các HS khác quan
sát, lắng nghe, nhận xét và góp ý.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, rút ra kết luận về vai trò của chất xúc tác.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV quan sát, theo dõi, nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đưa ra kết luận nội dung trọng tâm.
Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh theo phiếu học tập.
+ Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi về lượng và chất khi phản
ứng kết thúc.
+ Chất xúc tác có vai trò làm giảm năng lượng hoạt hóa để tăng tốc độ của phản ứng. Chất xúc tác có
tính chọn lọc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 30 phút)
a) Mục tiêu: Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài Năng lượng hoạt hóa của
phản ứng hóa học.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Tổ chức trò chơi “Vòng quay may mắn” (Bộ câu hỏi ở phần phụ lục).
- GV phổ biến luật chơi: có 10 ô chọn câu hỏi, mỗi đội trả lời 5 câu. Nếu người chơi trả lời và giải thích
đúng thì được quay phần thưởng. Nếu trả lời sai thì HS khác được quyền trả lời và quay chọn phần
thưởng. Con số trên vòng quay là số điểm nhận thưởng. Trong 10 ô sẽ có 2 ô may mắn, người chơi không
phải trả lời câu hỏi vẫn được thưởng 5 điểm. 2 đội có điểm cao hơn sẽ thi đấu trực tiếp 5 câu hỏi, mỗi câu
5 điểm.
14
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia trò chơi.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS tham gia trò chơi, nhận xét câu trả lời các bạn.
- GV theo dõi câu trả lời của HS và nhận xét.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV bổ sung, chỉnh sửa những câu trả lời chưa chính xác, tổng kết, trao thưởng cho HS.
Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh theo phiếu học tập.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học về Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học
giải quyết phiếu học tập số 4, liên hệ lý thuyết của bài học với hiện tượng tự nhiên, sản xuất trong thực
tế.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Học sinh thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4 ( phụ lục)
- Tìm hiểu thí nghiệm sau:
Thí nghiệm vui với “bath bombs”
Bước 1: Điều chế bath bombs – sản phẩm được sử dụng an toàn khi tắm.
Cân 30 gam bột nở (NaHCO3), 15 gam citric acid (C6H8O3) và 15 gam muối Epsom (MgSO4), thêm vài
giọt màu thực phẩm, trộn đều hỗn hợp. Phun một lượng nước vừa đủ để làm ướt hỗn hợp, tạo sự kết
dính và trộn đều. Nén hỗn hợp vào các khuôn nhỏ, có kích thước như nhau, để khô, thu được bath
bombs.
Bước 2: Chuẩn bị 3 cốc nước ở 3 nhiệt độ khác nhau:
+ Cốc (1) đun nóng ở nhiệt độ khoảng 80° C.
+ Cốc (2) ở nhiệt độ thường.
+ Cốc (3) cho vào một ít nước đá, duy trì nhiệt độ ở khoảng 10° C.
Cho vào mỗi cốc 1 viên bath bombs.
Phương trình hóa học của phản ứng được viết thu gọn như sau:
H+ + HCO3- → H2O + CO2
Khí trong cốc nào sẽ thoát ra nhanh nhất? Giải thích. HS báo cáo trong tiết học sau.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh làm bài vào vở và nộp.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
Sản phẩm: Bài trình bày của HS được hoàn thành vào vở và bài thuyết trình của nhóm.
- GV chấm bài, nhận xét và có thể cho điểm.
IV. PHỤ LỤC: Hồ sơ dạy học

4.1. Phiếu học tập


15
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Em hãy quan sát Hình 3.2, Hình 3.3 (sách CĐHT/23) và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Va chạm hiệu quả là gì? Va chạm không hiệu quả là gì?
(2) Năng lượng hoạt hóa là gì?
(3) Trả lời câu hỏi trong logo hỏi 1 sách CĐHT.
(4) Trả lời câu hỏi trong logo vận dụng 1 sách CĐHT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


(1) Viết biểu thức tốc độ phản ứng, nêu ý nghĩa của từng ký hiệu trong biểu thức.
(2) Phát biểu định luật tác dụng khối lượng về tốc độ của phản ứng hóa học.
(3) Viết phương trình Arrhenius và cho biết ý nghĩa các ký hiệu trong phương trình đó.
(4) Làm ví dụ 1 trang 24 sách CĐHT
(5) Trả lời câu hỏi logo luyện tập 1 trang 24 sách CĐHT.
(6) Làm ví dụ 2 trang 25 sách CĐHT.
(7) Trả lời câu hỏi logo luyện tập 1 trang 24 sách CĐHT.
Nhóm 1 các nội dung: 1,2,3,4.
Nhóm 2 các nội dung: 1,2,3,5.
Nhóm 3 các nội dung: 1,2,3,6.
Nhóm 4 các nội dung: 1,2,3,7.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Làm việc nhóm, thời gian 15 phút)
Bước 1: Viết dự đoán hiện tượng thí nghiệm phân hủy H 2O2 trong điều kiện không xúc tác và có xúc
tác MnO2 vào các ô “Dự đoán hiện tượng”.
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, ghi lại hiện tượng. So sánh kết quả thí nghiệm với dự
đoán, giải thích và viết PTHH (nếu có).
Dự đoán Hiện tượng
TT Thí nghiệm Giải thích/ PTHH
hiện tượng thí nghiệm
1 Phân hủy H2O2 trong điều
kiện không xúc tác
2 Phân hủy H2O2 trong điều
kiện có xúc tác MnO2
Bước 3: Rút ra kết luận về vai trò của chất xúc tác
Bước 4: Thảo luận và đưa ra kết luận:
- Logo hỏi 3 trang 25 sách CĐHT.
- Logo vận dụng 3 trang 26 sách CĐHT.
BỘ CÂU HỎI “Vòng quay may mắn”
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng hoạt hóa càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhỏ.
B. Tốc độ phản ứng chỉ phụ thuộc vào năng lượng hoạt hóa.
C. Chất xúc tác làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
D. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng của phản ứng tỏa ra.
Câu 2. Yếu tố nào sau đây làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng?
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác.
Câu 3. Hằng số R trong phương trình Arrhenius có giá trị là
A. 8,314 kJ/mol·K. B. 0,082 kJ/mol·K. C. 8,314 J/mol·K. D. 0,082 J/mol·K.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng tối thiểu mà chất phản ứng cần phải có để phản ứng có thể
xảy ra.
B. Khi năng lượng hoạt hóa lớn, hằng số tốc độ k nhỏ, tốc độ của phản ứng nhanh.
16
C. Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học, những vẫn được bảo toàn về khối lượng và
chất khi kết thúc phản ứng.
D. Chất xúc tác có vai trò làm giảm năng lượng hoạt hóa để tăng tốc độ của phản ứng.
Câu 5. Cho đồ thị biểu diễn năng lượng hoạt hóa của hai phản ứng như sau:

Nhận định nào sau đây đúng?


A. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng (1) nhỏ hơn phản ứng (2).
B. Phản ứng (2) xảy ra thuận lợi hơn phản ứng (1).
C. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt.
D. Biến thiên entropy của hai phản ứng trên đều âm.
Câu 6. Cho đồ thị biểu diễn năng lượng hoạt hóa của một phản ứng như sau:

Năng lượng hoạt hóa của phản ứng trên là


A. 10 kJ. B. 45 kJ. C. 108 kJ. D. 58 kJ.
Câu 7. Cho đồ thị biểu diễn năng lượng của một phản ứng như sau:

Đoạn nào trên đồ thị tương ứng với năng lượng hoạt hóa của phản ứng?
A. Đoạn (A). B. Đoạn (B). C. Đoạn (C). D. Đoạn (D).
Câu 8. Tốc độ của một phản ứng hóa học xảy ra chậm có thể là do nguyên nhân nào dưới đây?

17
A. Nhiệt độ của phản ứng cao.
B. Sự có mặt của chất xúc tác.
C. Nồng độ của các chất tham gia cao.
D. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng cao.
Câu 9. Phương pháp nào sau đây được sử dụng để làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa
học?
A. Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
B. Tăng diện tích bề mặt chất tham gia.
C. Giảm nồng độ của các chất tham gia.
D. Thêm xúc tác vào hệ phản ứng.
Câu 10. Các phân tử ozone có thể bị phá hủy theo hai giai đoạn:
(1) Cl + O3 → ClO + O2 và (2) ClO + O3 → Cl + 2O2. Chất xúc tác trong các quá trình này là
A. Cl. B. O3. C. ClO. D. O2.
4+ +
Câu 11. Các giai đoạn trong phản ứng giữa ion X và Z được mô tả như sau:
Giai đoạn 1: X4+ + Y2+ → X3+ + Y3+.
Giai đoạn 2: X4+ + Y3+ → X3+ + Y4+.
Giai đoạn 3: Y4+ + Z+ → Z3+ + Y2+.
Ion đóng vai trò chất xúc tác trong phản ứng này là
A. X3+. B. Z+. C. Y4+. D. Y2+.
Câu 12. Hằng số tốc độ của một phản ứng ở 500 ° C và 750° C lần lượt là 0,113 s và 0,150 s-1. Năng
-1

lượng hoạt hóa của phản ứng này là


A. 7,44 kJ/mol. B. 14,4 kJ/mol. C. 57,6 kJ/mol. D. 115,2 kJ/mol.
Câu 13. Tốc độ của một phản ứng tăng gấp đôi khi tăng nhiệt độ từ 20 ° C lên 30° C. Năng lượng hoạt
hóa của phản ứng này là
A. 0,35 kJ/mol. B. 6,2 kJ/mol. C. 22 kJ/mol. D. 51 kJ/mol.
Câu 14. Cho phản ứng sau: 2NOCl (k) → 2NO (k) + Cl 2 (k). Hằng số tốc độ phản ửng ở nhiệt độ 300
K và 400 K lần lượt là 2,6.10 -8 và 4,9.10-4 L/mol·s. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng tính theo kJ/mol
có giá trị gần bằng
A. 70. B. 98. C. 24. D. 104.
Câu 15. Cho phản ứng sau: 2N2O5 (g) → 2N2O4 (g) + O2 (g). Năng lượng hoạt hóa của phản ứng ở
300K là 103 kJ. Ở nhiệt độ nào sau đây thì hằng số tốc độ phản ứng tăng gấp đôi?
A. 298K. B. 310K. C. 305K. D. 313K.
Câu 16. Cho phản ứng: CO (g) + NO 2 (g) → CO2 (g) + NO (g), có hằng số tốc độ phản ứng ở 425 ° C
và 525° C lần lượt là 1,3 L/mol·s và 23 L/mol·s. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng trên là
A. 133 kJ. B. 130 kJ. C. 53 kJ. D. 100 kJ.
Câu 17. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa bằng 60 kJ/mol. Khi tăng nhiệt độ từ 300K lên 500K thì
tốc độ phản ứng tăng khoảng
A. 15000 lần. B. 150 lần. C. 10 lần. D. 1500 lần.
Câu 18. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 123 kJ/mol, xảy ra ở nhiệt độ 38,0 ° C. Ở nhiệt độ nào
tốc độ phản ứng sẽ tăng gấp đôi so với tốc độ phản ứng ở nhiệt độ 38,0° C?
A. 48,0° C B. 42,6° C C. 321,0° C D. 315,6° C
Câu 19. Trong quá trình làm sữa chua có công đoạn ủ sữa chua. Phản ứng xảy ra trong giai đoạn nay
có năng lượng hoạt hóa là 43,05 kJ/mol. Tốc độ của phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ từ
25° C lên 60° C?
A. Tăng 1,83 lần. B. Tăng 6,21 lần. C. Giảm 1,83 lần. D. Giảm 6,21 lần.
Câu 20. Cho hằng số tốc độ của một phản ứng là 11 M -1.s-1 tại nhiệt độ 345K và hằng số thực nghiệm
Arrhenius là 20 M-1.s-1. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng trên (tính theo J/mol) là
A. 1714,8. B. 1481,2. C. 16,9. D. 14,6.

18
Câu 21. Cho phản ứng phân hủy sau: N2O5 (g) → N2O4 (g) + ½ O2 (g). Biết rằng ở 273K, năng lượng
hoạt hóa là 111 kJ/mol và hằng số tốc độ phản ứng là 1,22.10-12 s-1. Hằng số tốc độ phản ứng k (s-1) ở
300K của phản ứng trên là
A. 10-10. B. 10-11. C. 2.10-10. D. 2.10-11.
Câu 22. Một phản ứng đơn giản xảy ra ở nhiệt độ 100° C, trong điều kiện có xúc tác và không có xúc
tác, năng lượng hoạt hóa của phản ứng lần lượt là Ea1 = 25 kJ/mol và Ea2 = 50 kJ/mol. Khi năng lượng
hoạt hóa giảm từ 75kJ về 50kJ thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
A. Tăng khoảng 1,146.1013 lần. B. Giảm khoảng 1,146.1013 lần.
C. Tăng khoảng 3170 lần. D. Giảm khoảng 3170 lần.
Câu 23. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 24 kJ/mol, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi
tăng nhiệt độ là từ 25° C tăng lên 100° C?
A. Tăng 7 lần. B. Giảm 7 lần. C. Tăng 4 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 24. Một phản ứng hóa học khi nhiệt độ tăng từ 300K lên 310K thì tốc độ phản ứng tăng 3,7 lần.
Năng lượng hoạt hóa của phản ứng (tính theo kJ/mol) là
A. 101160. B. 101,160. C. 112,420. D. 112420.
Câu 25. Cho đồ thị biểu diễn năng lượng hoạt hóa của một phản ứng như sau:

Đường cong số (1) ứng với phản ứng không sử dụng chất xúc tác.
Đường cong số (2) ứng với phản ứng có sử dụng chất xúc tác.
Phản ứng trên diễn ra ở nhiệt độ 25° C (nhiệt độ thường).
Cho các phát biểu sau về đồ thị trên:
(a) Khi không sử dụng chất xúc tác, năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 82 kJ.
(b) Khi sử dụng chất xúc tác, năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 20 kJ.
(c) Khi sử dụng chất xúc tác, năng lượng hoạt hóa của phản ứng giảm đi 37 kJ so với lúc không sử
dụng xác tác.
(d) Khi sử dụng xúc tác, tốc độ của phản ứng tăng lên khoảng 300 000 lần.
(e) Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt.
(f) Khi sử dụng chất xúc tác thì biến thiên enthalpy của phản ứng giảm xuống.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


Câu 1. Cho giản đồ năng lượng của các phản ứng:

19
(a) (b) (c)
a) Hãy biểu diễn năng lượng hoạt hóa trên giản đồ năng lượng của phản ứng trong từng trường hợp.
b) Giản đồ năng lượng nào biểu diễn ảnh hưởng của xúc tác đến năng lượng hoạt hóa của phản ứng?
Trả lời:
a)

b) Giản đồ (c).

Câu 2. Cho hằng số tốc độ của một phản ứng là 11 M -1.s-1 tại nhiệt độ 345K và hằng số thực nghiệm
Arrhenius là 20 M-1.s-1. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng trên.
Trả lời:

Câu 3. Tìm hằng số tốc độ phản ứng k ở 273K của phản ứng phân hủy
N2O5 (g) → N2O4 (g) + ½ O2 (g)
Biết rằng ở 300K, năng lượng hoạt hóa là 111 kJ/mol và hằng số tốc độ phản ứng là 10-10s-1.
Trả lời:
Đặt k’ = 10-10s-1 ứng với T’ = 300K, T = 273K.

Câu 4. Phản ứng tổng hợp SO3 trong dây chuyền sản xuất sulfuric acid:
2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g)
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ từ 350° C lên 450° C. Biết năng lượng hoạt hóa
của phản ứng là 314 kJ/mol.
Trả lời:
T1 = 350 + 273 = 623 (K)
T2 = 450 + 273 = 723 (K)

Vậy khi nhiệt độ tăng từ 350° C lên 450° C, tốc độ phản ứng tăng 4380 lần.

20
Câu 5. Một phản ứng đơn giản xảy ra ở nhiệt độ 100° C, trong điều kiện có xúc tác và không có xúc
tác, năng lượng hoạt hóa của phản ứng lần lượt là E a1 = 25 kJ/mol và Ea2 = 50 kJ/mol. So sánh tốc độ
phản ứng trong 2 điều kiện.
Trả lời:
Phương trình Arrhenius trong hai điều kiện là

Chia vế theo vế ta được: .


Vậy khi năng lượng hoạt hóa giảm từ 50kJ về 25kJ thì tốc độ phản ứng tăng 3170,4 lần.

Câu 6. Phản ứng phân hủy N2O5 xảy ra ở 45° C theo phương trình phản ứng:
N2O5 (g) → N2O4 (g) + ½ O2 (g)
Tốc độ của phản ứng thay đổi thế nào khi tăng nhiệt độ phản ứng lên 65 ° C? Biết năng lượng hoạt hóa
của phản ứng là 103,5 kJ/mol.
Trả lời:
T1 = 45 + 273 = 318 (K)
T2 = 65 + 273 = 338 (K)

Vậy khi nhiệt độ tăng từ 45° C lên 65° C, tốc độ phản ứng tăng 10,1 lần.

Câu 7. Phản ứng phân hủy N2O5 xảy ra ở 45° C theo phương trình phản ứng:
N2O5 (g) → N2O4 (g) + ½ O2 (g)
Tốc độ của phản ứng thay đổi thế nào khi giảm nhiệt độ phản ứng xuống 25 ° C? Biết năng lượng hoạt
hóa của phản ứng là 103,5 kJ/mol.
Trả lời:
T1 = 45 + 273 = 318 (K)
T2 = 25 + 273 = 298 (K)

Vậy khi nhiệt độ giảm từ 45° C lên 25° C, tốc độ phản ứng giảm 13,89 lần.

Câu 8. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 24 kJ/mol, so sánh tốc độ phản ứng khi phản ứng diễn
ra ở 2 nhiệt độ là từ 27° C tăng lên 127° C.
Trả lời:
T1 = 27 + 273 = 300 (K)
T2 = 127 + 273 = 400 (K)

Vậy khi nhiệt độ tăng từ 27° C lên 127° C, tốc độ phản ứng tăng 11,09 lần.

Câu 9. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 70 kJ/mol, khi tăng nhiệt độ là từ 300K lên 400K, tốc
độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời:

21
Vậy khi nhiệt độ tăng từ 300K lên 400K, tốc độ phản ứng tăng 1115 lần.

Câu 10. Cho phản ứng: 2NOCl (g) → 2NO (g) + Cl 2 (g), năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 100
kJ/mol. Ở 350K, hằng số tốc độ của phản ứng là 8.10-6 l/(mol·s). Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 400K.
Trả lời:

Câu 11. Tính năng lượng hoạt hóa của một phản ứng biết rằng khi nhiệt độ tăng từ 300K lên 310K thì
tốc độ phản ứng tăng 3 lần.
Trả lời:

Câu 12. Thực nghiệm cho biết phản ứng: N2O5 (g) → N2O4 (g) + ½ O2 (g) ở 45° C có hằng số tốc độ
phản ứng là 8,17.10-3 s-1; Ea = 103,5 kJ/mol. Tính hằng số tốc độ phản ứng tại 65° C.
Trả lời:
T1 = 45 + 273 = 318 (K)
T2 = 65 + 273 = 338 (K)

Câu 13. Sự suy giảm tầng ozone và lỗ thủng tầng ozone (O 3) đã gây ra mối lo ngại về việc gia tăng
nguy cơ ung thư da, cháy nắng, mù mắt và đục thủy tinh thể,… Tầng ozone ngăn chặn hầu hết các
bước sóng có hại của tia cực tím (UV) đi qua bầu khí quyển Trái Đất. Các phân tử ozone có thể bị phá
hủy theo hai giai đoạn:
Cl + O3 → ClO + O2
và ClO + O3 → Cl + 2O2
Chất xúc tác trong các quá trình này là chất nào?
Trả lời:
Quan sát PTHH biểu diễn các giai đoạn phản ứng thấy Cl là chất không mất đi trong phản ứng nên nó
là chất xúc tác của quá trình phá hủy tầng ozone.

Câu 14. Một phản ứng xảy ra ở 500° C, năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi không có xúc tác và khi
có xúc tác lần lượt là 55,4 kJ/mol và 13,5 kJ/mol. Chứng minh rằng chất xúc tác có ảnh hưởng đến tốc
độ phản ứng (bằng tính toán).
Trả lời:
T = 273 + 500 = 773K.
Phương trình Arrhenius trong hai điều kiện là

(có xúc tác) và (không có xúc tác)

Chia vế theo vế ta được: .


Vậy chất xúc tác làm cho tốc độ phản ứng tăng 678,58 lần.
22
Câu 15. Một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ không đổi là 25 ° C, năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi
không có xúc tác là 100 kJ/mol và khi có xúc tác 50 kJ/mol. So sánh tốc độ của phản ứng trong hai
trường hợp này.
Trả lời:
T = 273 + 25 = 298K.
Phương trình Arrhenius trong hai điều kiện là

(có xúc tác) và (không có xúc tác)

Chia vế theo vế ta được: .


Vậy chất xúc tác làm cho tốc độ phản ứng tăng 581 triệu lần.

Câu 16. Một phản ứng hóa học có E a = 100 kJ/mol nhưng diễn ra ở hai nhiệt độ khác là 25 ° C và 35° C.
So sánh tốc độ của phản ứng trong hai trường hợp này.
Trả lời:
T1 = 25 + 273 = 298 (K)
T2 = 35 + 273 = 308 (K)

Vậy khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 25° C lên 35° C thì tốc độ phản ứng nhanh hơn 3,7 lần.

Câu 17. Một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ không đổi là 75 ° C, năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi
không có xúc tác là 150 kJ/mol và khi có xúc tác 100 kJ/mol. So sánh tốc độ của phản ứng trong hai
trường hợp này.
Trả lời:
T = 273 + 75 = 348K.
Phương trình Arrhenius trong hai điều kiện là

(có xúc tác) và (không có xúc tác)

Chia vế theo vế ta được: .


Vậy chất xúc tác làm cho tốc độ phản ứng tăng 32 triệu lần.

Câu 18. Một phản ứng hóa học có E a = 50 kJ/mol nhưng diễn ra ở hai nhiệt độ khác là 25 ° C và 35° C.
So sánh tốc độ của phản ứng trong hai trường hợp này.
Trả lời:
T1 = 25 + 273 = 298 (K)
T2 = 35 + 273 = 308 (K)

Vậy khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 25° C lên 35° C thì tốc độ phản ứng nhanh hơn 1,9256 lần.

Câu 19. Cho phản ứng: 2NO2 (g) → 2NO (g) + O2 (g). So sánh tốc độ phân hủy NO 2 ở nhiệt độ 25° C
(nhiệt độ thường) và 800° C (nhiệt độ ống xả khí thải động cơ đốt trong). Biết Ea = 114 kJ/mol.
Trả lời:
23
T1 = 25 + 273 = 298 (K)
T2 = 800 + 273 = 1073 (K)

Vậy khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 25° C lên 800° C thì tốc độ phản ứng nhanh hơn 2,7119.1014 lần.
Câu 20. Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g). Biết Ea = 314 kJ/mol.
a) Hãy so sánh tốc độ phản ứng ở 25° C và 450° C .
b) Nếu sử dụng xúc tác là hỗn hợp V 2O5 và TiO2 thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 84 kJ/mol.
Hãy so sánh tốc độ phản ứng khi có và không có chất xúc tác ở nhiệt độ 450° C.
Trả lời:
a) T1 = 25 + 273 = 298 (K)
T2 = 450 + 273 = 723 (K)

Vậy khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 25° C lên 450° C thì tốc độ phản ứng nhanh hơn 2,263.1032 lần.
b) T = 723K, Ea1 = 84 kJ/mol (có xúc tác), Ea2 = 314 kJ/mol (không có xúc tác).
Phương trình Arrhenius trong hai điều kiện là

(có xúc tác) và (không có xúc tác)

Chia vế theo vế ta được: .


Vậy chất xúc tác làm cho tốc độ phản ứng tăng 4,144.1016 lần.

Câu 21. Cho phản ứng: C2H4 (g) + H2 (g) → C2H6 (g). Năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi có xúc
tác Pd là 35 kJ/mol, Hãy so sánh sự thay đổi tốc độ phản ứng khi có xúc tác Pd ở nhiệt độ 300K và
475K.
Trả lời:

Vậy khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 300K lên 475K thì tốc độ phản ứng nhanh hơn 175,9 lần.

Câu 22. Xét phản ứng sau ở 327° C: H2 (k) + I2 (k) → 2HI (k). Năng lượng hoạt hóa của phản ứng bằng
167 kJ/mol. Khi có mặt chất xúc tác tốc độ của phản ứng tăng lên 2,5.10 9 lần. Xác định năng lượng
hoạt hóa của phản ứng khi có mặt chất xúc tác.
Trả lời:
T = 273 + 327 = 600 (K)
Phương trình Arrhenius trong hai điều kiện là

(có xúc tác) và (không có xúc tác)

Chia vế theo vế ta được: .


Vậy khi sử dụng chất xúc tác thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 59 kJ/mol.

4.3. Phiếu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm


PHIẾU HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

24
(HS thực hiện thí nghiệm trong thời gian: 5 phút)
Thí nghiệm Cách tiến hành
- Cho vào 2 bình tam giác, mỗi bình khoảng 5 ml nước oxi già (H 2O2) ,
Phân hủy H2O2 trong
có đánh số thứ tự lần lượt là (1) và (2).
điều kiện không xúc
- Thêm vào ống số (2) bột ít bột MnO2.
tác và có xúc tác
- Thử khí thoát ra bằng tàn đóm đỏ.
MnO2
- Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
4.4. Bảng kết quả các thí nghiệm để học sinh đối chiếu tự đánh giá hoạt động 3
BẢNG KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM
PTHH và vai trò của MnO2
Thí nghiệm Hiện tượng
o

2H2O2  O2 + 2H2O


t

- Khi thêm MnO2 thì phản ứng xảy ra


Phân hủy H2O2 - Ở ống nghiệm (2) tàn đóm bùng cháy nhanh hơn, khí thoát ra nhiều hơn làm
trong điều kiện có nhanh và mãnh liệt hơn ống nghiệm (1) tàn đóm bốc cháy mạnh hơn.
xúc tác MnO2 - Xúc tác MnO2 làm tăng tốc độ của
phản ứng, không bị thay đổi về lượng
sau khi kết thúc phản ứng.
4.4. Bảng kiểm để học sinh tự đánh giá hoạt động 3
BẢNG KIỂM
(Đánh X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho các tiêu chí của từng thí nghiệm)
TIÊU CHÍ
GHI CHÚ
Mô tả đúng và
Thí Có ghi lại hiện Giải thích và (Sửa chữa, bổ sung)
đầy đủ
nghiệm tượng dự đoán viết đúng PTHH
hiện tượng
Không Không Không
Đạt Đạt Đạt
đạt đạt đạt
1

Ngày tháng năm


Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

25
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 13, 14, 15
BÀI 4. ENTROPY VÀ BIẾN THIÊN NĂNG LƯƠNG TỰ DO GIBBS
Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm về Entropy S (đại lượng đặc trưng cho độ mất trật tự của hệ).

- Nêu được ý nghĩa của dấu và trị số của biến thiên năng lượng tự do Gibbs (không cần giải thích ΔrG
là gì, chỉ cần nêu: Để xác định chiều hướng phản ứng, người ta dựa vào biến thiên năng lượng tự do
ΔrG) của phản ứng (ΔrG) để dự đoán hoặc giải thích chiều hướng của một phản ứng hoá học.
- Tính được ΔrGo theo công thức ΔrGo = ΔrHo – TΔrSo từ bảng cho sẵn các giá trị ΔfHo và So của
các chất.
2. Về năng lực
1.1.. Năng lực hóa học
1.1.1. Nhận thức hóa học
(1) Nêu được khái niệm về Entropy S (đại lượng đặc trưng cho độ mất trật tự của hệ).
(2) Nêu được ý nghĩa của dấu và trị số của biến thiên năng lượng tự do Gibbs (không cần giải thích
ΔrG là gì, chỉ cần nêu: Để xác định chiều hướng phản ứng, người ta dựa vào biến thiên năng lượng tự
do ΔrG) của phản ứng (ΔrG) để dự đoán hoặc giải thích chiều hướng của một phản ứng hoá học.
(3) Tính được ΔrGo theo công thức ΔrGo = ΔrHo – TΔrSo từ bảng cho sẵn các giá trị ΔfHo và So của
các chất.
1.1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học
(4) Thực hiện được thí nghiệm về quá trình hòa tan NaCl, K2Cr2O7 tinh thể vào H2O.
(5) Thực hiện được thí nghiệm nhiệt phân NaHCO3(s)
1.1.3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
(6) Vận dụng được kiến thức về entropy và năng lượng tự do Gibbs giải thích khi đun nóng chảy tinh
thể NaCl, độ mất trật tự của các ion tăng hay giảm
(7) Vận dụng được kiến thức đã học về enthalpy, entropy và năng lượng tự do Gibbs dự đoán được
chiều của phản ứng hóa học.
1.2. Năng lực chung
(8)Năng lực tự chủ tự học: Tự đề xuất cách thực hiện thí nghiệm hòa tan NaCl, K2Cr2O7, nung
NaHCO3
3. Về phẩm chất
(9) Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm .Viết và trình bày đúng với kết
quả thực nghiệm.
26
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Dụng cụ và hóa chất:
+ Thí nghiệm hòa tan NaCl, K2Cr2O7, (2 bộ/lớp):
Ống vuốt nhọn (1 cái); chậu thủy tinh (1 cái); NaCl s(1 lọ), K2Cr2O7 s, (1 lọ); đĩa sứ.
+ Thí nghiệm nung NaHCO3 (1 bộ/1 nhóm):
Kẹp gỗ (1 cái); ống nghiệm (2 cái); đèn cồn (1 cái); diêm (1 hộp) hay bật lửa; ống dẫn khí; mẫu
NaCl, K2Cr2O7 ; dd Ca(OH)2
- Bộ câu hỏi và đáp án của “Trò chơi ai nhanh hơn”.
- Phiếu học tập, phiếu hướng dẫn thí nghiệm (xem phụ lục).
- Bảng kiểm (xem phụ lục).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút)
a) Mục tiêu: Mô tả trật tự sắp xếp của các phân tử nước ở ba thể: rắn, lỏng và khí. Giới thiệu về mức độ
“mất trận tự” của hệ theo chiều từ nước đá tới hơi nước và tạo tình huống có vấn đề để kích thích hứng
thú HS tìm hiểu về Entropy.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh xem video thí nghiệm (hoặc thí nghiệm mô phỏng), yêu cầu HS xem và trả lời câu
hỏi trong sách CĐHT/28.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hiện tượng.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi HS trả lời câu hỏi, cả lớp lắng nghe, nhận xét.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV ghi nhận các ý kiến của HS, cho biết người ta dùng đại lượng entropy (kí hiệu là S) để đặc trưng
cho mức độ mất trận tự của các tiểu phân (nguyên tử, phân tử, ion) trong một hệ và giới thiệu bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8-10 học sinh.
2.1: Hoạt động 1: I. Entropy:
1. Ý nghĩa của entropy (Khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được ý nghĩa của entropy, đơn vị của entropy, điều kiện chuẩn của entropy (nhiệt
độ, áp suất)

b) Tổ chức thực hiện:


* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- HS biểu diễn thí nghiệm: Hòa tan muối ăn vào nước. Nêu hiện tượng quan sát được?
- Khi đun nóng chảy tinh thể NaCl, độ mất trật tự của các ion tăng hay giảm? Tại sao?
- Muối ăn (NaCl) ở trạng thái tinh thể với các ion được sắp xếp một cách trật tự, khi hòa tan muối ăn
vào nước trật tự này bị phá vỡ.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm làm thí nghiệm, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV quan sát, theo dõi, nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đưa ra kết luận nội dung trọng tâm.
Sản phẩm:

27
+ Entropy (S) là đại lượng đặc trưng cho độ mất trật tự của một hệ ở một trạng thái và điều kiện xác
định. Entropy càng lớn hệ càng mất trật tự.
+ Đối với cùng một chất, khi chuyển từ thể rắn, lỏng sang khí hoặc tăng nhiệt độ thì entropy của chất sẽ
tăng.
+ Đơn vị của entropy thường là J mol-1 K-1. Giá trị entropy S của một chất xác định ở điều kiện chuẩn
(298K, 1 bar) gọi là entropy chuẩn và kí hiệu là (J/mol·K).
2.2: Hoạt động 2: I. Entropy:
2. Tính biến thiên entropy của một phản ứng hoặc một quá trình.
a) Mục tiêu:
- Hiểu được công thức tính biến thiên entropy của một phản ứng hoặc một quá trình.
- Áp dụng được công thức để tính biến thiên entropy của một phản ứng hoặc một quá trình.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV quan sát, theo dõi, nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đưa ra kết luận nội dung trọng tâm.
Sản phẩm:
Xét phản ứng: aA + bB → mM + nN

2.3: Hoạt động 3:


II. Biến thiên năng lượng tự do Gibbs và khả năng xảy ra của phản ứng hóa học
a) Mục tiêu:
- Trình bày được ý nghĩa của biến thiên năng lượng tự do Gibbs, đơn vị của biến thiên năng lượng tự
do Gibbs, điều kiện chuẩn của e biến thiên năng lượng tự do Gibbs (nhiệt độ, áp suất)
- Hiểu được công thức tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của một phản ứng hoặc một quá
trình.
- Áp dụng được công thức để tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của một phản ứng hoặc
một quá trình.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV quan sát, theo dõi, nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đưa ra kết luận nội dung trọng tâm.
Sản phẩm:
Khả năng tự xảy ra của một phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ T, biến thiên enthalpy và biến thiên
entropy của phản ứng tại nhiệt độ tương ứng là và
+ Biến thiên năng lượng tự do Gibbs: .

28
Trong đó:
T là nhiệt độ (theo thang Kelvin) tại đó phản ứng xảy ra;
là biến thiên năng lượng tự do Gibbs chuẩn của phản ứng ở nhiệt độ T;
là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng ở nhiệt độ T;
là biến thiên entropy chuẩn của phản ứng ở nhiệt độ T.
Lưu ý: Đơn vị ΔG là kJ/mol thì ΔH là kJ/mol và ΔS kJ/mol·K.
Dựa vào dấu của có thể dự đoán được hoặc giải thích được chiều hướng của một phản ứng hóa
học ở nhiệt độ T như sau:
< 0: phản ứng tự xảy ra ở điều kiện chuẩn, nhiệt độ T.
> 0: phản ứng không tự xảy ra ở điều kiện chuẩn, nhiệt độ T.
= 0: phản ứng đạt trạng thái cân bằng.
+ Ở nhiệt độ T, một phản ứng có càng âm thì phản ứng tự xảy ra ở điều kiện chuẩn càng thuận
lợi và ngược lại.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài Entropy và biến thiên năng lượng
tự do Gibbs.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thảo luận, tích cực hoạt động nhóm trong trò chơi.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, theo dõi, nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV bổ sung, chỉnh sửa những câu trả lời chưa chính xác, tổng kết, trao thưởng cho HS.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học về Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học giải quyết
phiếu học tập số 4, liên hệ lý thuyết của bài học với hiện tượng tự nhiên, sản xuất trong thực tế.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 4 ( phụ lục)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hoạt động cá nhân, hoàn thành phiếu học tập số 4.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, theo dõi, nhận xét kết quả.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chấm bài, nhận xét và có thể cho điểm vào buổi học tiếp theo.

IV. PHỤ LỤC: Hồ sơ dạy học


4.1. Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP 1
(Làm việc nhóm, thời gian 20 phút)
Bước 1: Đọc cách tiến hành thí nghiệm 1 (trong phần hướng dẫn tiến hành thí nghiệm). Viết dự
đoán hiện tượng vào các ô “Dự đoán hiện tượng”.

29
Bước 2: Xem GV biểu diễn thí nghiệm hòa tan K2Cr2O7 s ghi lại hiện tượng và giải thích.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm 2 theo hướng dẫn, ghi lại hiện tượng. So sánh kết quả thí nghiệm với
dự đoán, giải thích và viết PTHH (nếu có).
Bước 4: Xem video thí nghiệm 2. Ghi lại hiện tượng, viết PTHH và giải thích.
Bước 5: Rút ra kết luận về entropy S
Dự đoán Hiện tượng
TT Thí nghiệm Giải thích/ PTHH
hiện tượng thí nghiệm
1 Sự phá vỡ trận tự sắp xếp
của các ion trong tinh thể
NaCl khi hòa tan vào nước.
2 Sự phá vỡ trận tự sắp xếp
của các ion trong tinh thể
K2Cr2O7 khi hòa tan vào
nước.
(Xem GV biểu diễn)
3 Nhiệt phân NaHCO3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Câu 1. Nêu công thức tính Entropy chuẩn của phản ứng?
Câu 2. Khi chuyển thể của chất từ trạng thái khí rắn sang lỏng và khí thì entropy của chất tăng hay
giảm? Giải thích.
Nhóm 1: Ví dụ 1/29 + Bài Luyện tập, ý a/29 (Làm vào bảng phụ).
Nhóm 2: Ví dụ 2/29 + Bài Luyện tập, ý b/29 (Làm vào bảng phụ).
Nhóm 3: Ví dụ 2/29 + Bài Luyện tập, ý c/29 (Làm vào bảng phụ).
Nhóm 4: Hoàn thành các ví dụ và Bài tập, đánh giá kết quả của 3 nhóm 1, 2, 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- HS biểu diễn thí nghiệm: 1 mẩu Cu vào dd HNO3 loãng. HS quan sát - nêu hiện tượng.
Đại lượng nào cho biết khả năng xảy ra một phản ứng hóa học nói riêng hay một quá trình nói chung?
- Nêu công thức tính năng lượng tự do Gibbs?
Vận dụng làm bài các ví dụ:
Nhóm 1: Ví dụ 3/30 (Làm vào bảng phụ).
Nhóm 2: Ví dụ 4/31 (Làm vào bảng phụ).
Nhóm 3: Ví dụ 5/31 (Làm vào bảng phụ).
Nhóm 4: Hoàn thành các ví dụ và đánh giá kết quả của 3 nhóm 1, 2, 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Dạng bài về entropy (10 CÂU)

Câu 1. Tại sao khi tăng nhiệt độ lại làm tăng entropy của hệ?
Trả lời:
Khi tăng nhiệt độ thì các phân tử chuyển động hỗn loạn hơn, mức độ mất trật tự của hệ tăng lên làm
tăng entropy của hệ.

Câu 2. Khi chuyển thể của chất từ trạng thái khí rắn sang lỏng và khí thì entropy của chất tăng hay
giảm? Giải thích.
Trả lời:
Chuyển thể của chất từ trạng thái rắn sang lỏng và khí thì entropy của chất tăng. Giải thích: khi chất
chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng và khí, liên kết giữa các hạt càng yếu, dao động của các hạt càng
mạnh dẫn đến độ mất trật tự càng cao và làm entropy của chất tăng.

30
Câu 3. So sánh entropy của nước đá, nước lỏng và hơi nước.
Trả lời:
Entropy: nước đá < nước lỏng < hơi nước.

Câu 4. Hãy cho biết các quá trình sau làm tăng hay giảm entropy? Giải thích.
a) Bình đựng Br2 (l) đang bay hơi.
b) Bình đựng I2 (s) đang thăng hoa.
Trả lời:
Các quá trình treo làm tăng entropy vì quá trình bay hơi của bromine hay quá trình thăng hoa của
iodine làm các phân tử chất chuyển động hỗn loạn hơn, mức độ mất trật tự của hệ tăng nên entropy
tăng.
Câu 5. Hãy cho biết các quá trình sau làm tăng hay giảm entropy:
a) Trộn nước và propanol thu được dung dịch propanol.
b) Hòa tan muối ăn NaCl vào nước thu được dung dịch NaCl.
c) Đun nóng chảy tinh thể NaCl.
Trả lời:
a) Quá trình này làm tăng mức độ hỗn loạn của hệ nên entropy tăng.
b) Ở trạng thái hòa tan, mức độ hỗn lộn của các ion Na+ và Cl- cao hơn trong tinh thể nên entropy tăng.
c) Khi đun nóng thì các ion dao động mạnh hơn dẫn đến entropy tăng.

Câu 6. Hãy dự đoán trong các phản ứng sau, phản ứng nào có ΔS > 0, ΔS < 0 và ΔS ≈ 0. Giải thích.
a) C (s) + CO2 (g) → 2CO (g)
b) CO (g) + ½ O2 (g) → CO2 (g)
c) H2 (g) + Cl2 (g) → 2 HCl (g)
d) S (s) + O2 (g) → SO2 (g)
e) Zn (s) + 2HCl (aq) → ZnCl2 (aq) + H2 (g)
Trả lời:
a) ΔS > 0, do số mol chất khí tăng.
b) ΔS < 0, do số mol chất khí giảm.
c) và d) ΔS ≈ 0, do số mol chất khí trước và sau phản ứng không đổi.
e) ΔS > 0, do ban đầu không có chất khí, sau phản ứng tạo thành chất khí.

Câu 7. Hãy dự đoán trong các phản ứng sau, phản ứng nào có ΔS > 0, ΔS < 0 và ΔS ≈ 0. Giải thích.
a) AgNO3 (aq) + NaCl (aq) → AgCl (s) + NaNO3 (aq)
b) Na2CO3 (aq) + 2HCl (aq) → 2NaCl (aq) + CO2 (g) + H2O (l)
c) CaCO3 (s) → CaO (s) + CO2 (g)
d) 2H2 (g) + O2 (g) → 2H2O (g)
e) CO2 (g) + C (s) → 2CO (g)
Trả lời:
a) ΔS < 0, do phản ứng tạo thành chất rắn.
b) ΔS > 0, do ban đầu không có chất khí, sau phản ứng tạo thành chất khí.
c) ΔS > 0, do ban đầu không có chất khí, sau phản ứng tạo thành chất khí.
d) ΔS < 0, do số mol chất khí giảm.
e) ΔS > 0, do số mol chất khí tăng.
Câu 8. So sánh entropy chuẩn của các cặp chất sau:
a) NaCl (s) và NaCl (aq)
b) CH4 (g) và CH3CH2CH3 (g)
c) HCl (aq) và HCl (g)
d) PCl3 (g) và PCl5 (g)
31
Trả lời:
Dựa vào tính chất của entropy: S (chất rắn) < S (chất lỏng) < S (chất khí) và phân tử càng phức tạp thì
entropy càng lớn.
a) (NaCl (s)) < (NaCl (aq))
b) (CH4 (g)) < (CH3CH2CH3 (g))
c) (HCl (g)) > (HCl (aq))
d) (PCl3 (g)) < (PCl5 (g))

Câu 9. Cho biết các số liệu sau:


Chất SO2 (g) O2 (g) SO3 (g)
(J/mol·K) 248,10 205,03 256,66

a) Tính của phản ứng sau: SO2 (g) + ½ O2 (g) → SO3 (g).
b) Tính của phản ứng sau: SO3 (g) → SO2 (g) + ½ O2 (g) và so sánh giá trị của phản
ứng này với phản ứng ở câu a). Giải thích.
Trả lời:
a) Áp dụng công thức tính biến thiên entropy, ta có:

b) Áp dụng công thức tính biến thiên entropy, ta có:

Nhận xét; Biến thiên entropy chuẩn của phản ứng này bằng biến thiên entropy chuẩn của câu a nhưng
ngược dấu. Giải thích: phản ứng này xảy ra làm số phân tử khí tăng lên, chuyển động các phân tử hỗn
loạn hơn nên entropy của hệ tăng.

Câu 10. Cho biết các số liệu sau:


Chất C (graphite, s) O2 (g) CO2 (g)
(J/mol·K) 5,69 205,03 213,70

Tính của phản ứng sau: C (graphite, s) + O2 (g) → CO2 (g). Giải thích tại sao giá trị này lại lớn
hơn 0 không đáng kể.
Trả lời:

Nhận xét; Giá trị này lớn hơn 0 không đáng kể vì khi 1 mol C (graphite, s) phản ứng với 1 mol O2 (g)
sinh ra 1 mol CO2 thì mức độ hỗn loạn các phân tử không tăng lên đáng kể, số mol khí trước và sau
phản ứng bằng nhau.

Dạng bài về năng lượng tự do Gibbs (8 Câu)


32
Câu 11. Tính của các phản ứng sau và cho biết điều kiện chuẩn của các phản ứng đó có tự xảy
ra hay không. Cho biết các số liệu sau:
Chất (J/mol·K) Chất (J/mol·K)
Na (s) 51,3 H2O (l) 70,0
Na2O2 (s) 95,0 H2 (g) 130,7
O2 (g) 205,2 HCl (g) 186,9
CH4 (g) 186,3 Cl2 (s) 223,1
CO2 (g) 213,8
a) H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g) = -184,6 kJ
b) CH4 (g) + 2O2 (g) → CO2 (g) + 2H2O (l) = -890,3 kJ
c) 2Na (s) + O2 (g) → Na2O2 (s) = -510,9 kJ
Trả lời:
a) Tính biến thiên entropy của phản ứng:

Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của phản ứng:

< 0 => phản ứng tự xảy ra ở điều kiện chuẩn, T = 298K.


b) Tính biến thiên entropy của phản ứng:

Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của phản ứng:

< 0 => phản ứng tự xảy ra ở điều kiện chuẩn, T = 298K.


c) Tính biến thiên entropy của phản ứng:

Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của phản ứng:

< 0 => phản ứng tự xảy ra ở điều kiện chuẩn, T = 298K.

Câu 12. Cho phản ứng: 2NO (g) + O2 (g) → 2NO2 (g).
a) Phản ứng trên có tự xảy ra ở 25℃, điều kiện chuẩn hay không?
b) Phản ứng trên có tự xảy ra ở 0℃, điều kiện chuẩn hay không?
Biết rằng = -120 kJ, = -150 J/K. Giả sử biến thiên enthalpy và biến thiên entropy của
phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
c) Từ giá trị tính được, hãy cho biết ở nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn thì phản ứng xảy ra thuận
lợi hơn?

33
Trả lời:
a) T = 25 + 273 = 298K, thay vào công thức, ta có

Vậy ở điều kiện chuẩn, 25℃ phản ứng tự xảy ra.


b) T = 0 + 273 = 273K, thay vào công thức, ta có

Vậy ở điều kiện chuẩn, 0℃ phản ứng tự xảy ra.


c) Ở nhiệt độ cao phản ứng xảy ra thuận lợi hơn do giá trị âm hơn.

Câu 13. Xét phản ứng nung vôi: CaCO3 (s)  CaO (s) + CO2 (g).
Biết các số liệu sau:
Chất CaCO3 (s) CaO (s) CO2 (g)
(J/mol·K) 92,9 38,2 213,70

(kJ/mol) -1206,9 -635,1 -393,5


a) Hãy cho biết ở điều kiện chuẩn và 25℃ , phản ứng nung vôi có tự xảy ra không? Tại sao?
b) Ở nhiệt độ nào thì phản ứng trên có thể tự xảy ra trong điều kiện chuẩn? Giả sử và
không thay đổi theo nhiệt độ.
Trả lời:
a) Ta có:

=> Phản ứng nung vôi ở điều kiện chuẩn, 25℃ không thể xảy ra được.
b) Muốn phản ứng trên xảy ra, ta phải có:

Như vậy, muốn phản ứng nung vôi tự xảy ra ở điều kiện chuẩn phải duy trì ở nhiệt độ lớn hơn 1123K
(hay 850℃).

Câu 14. Cho phản ứng hóa học: CO2 (g) → CO (g) + ½ O2 và các dữ kiện:
Chất O2 (g) CO2 (g) CO (g)
(J/mol·K) 205,03 213,69 -197,50

(kJ/mol) 0 -393,51 -110,05


a) Ở điều kiện chuẩn và 25℃ phản ứng trên có tự xảy ra được không?
b) Nếu coi và không phụ thuộc vào nhiệt độ, hãy cho biết ở nhiệt độ nào phản ứng trên có
thể tự xảy ra ở điều kiện chuẩn?
Trả lời:
a) Ta có:

34
=> Phản ứng trên ở điều kiện chuẩn, 25℃ không tự xảy ra được.
b) Muốn phản ứng trên xảy ra, ta phải có:

Câu 15. Cho phản ứng hóa học: 2NO (g) + O2 (g) → 2NO2 (g) và các dữ kiện:
Chất O2 (g) NO2 (g) NO (g)
(J/mol·K) 205,0 239,9 210,7

(kJ/mol) 0 33,2 90,3


Ở điều kiện chuẩn và 25℃ phản ứng trên có tự xảy ra được không?
Trả lời:

=> Phản ứng tự xảy ra ở điều kiện chuẩn và 25℃.


Câu 16. Cho phản ứng hóa học: KClO3 (s) → KCl (s) + 3/2O2 (g) và các dữ kiện:
Chất KClO3 (s) KCl (s) O2 (g)
(J/mol·K) 143,1 82,6 205,0

(kJ/mol) -397,7 -436,7 0


Ở điều kiện chuẩn và 25℃ phản ứng trên có tự xảy ra được không?
Trả lời:

=> Phản ứng tự xảy ra ở điều kiện chuẩn và 25℃.


35
Câu 17. Cho phản ứng hóa học: 3C (graphite, s) + 2Fe2O3 (s) → 4Fe (s) + 3CO2 (g) và các dữ kiện:
Chất C (graphite, s) Fe2O3 (s) Fe (s) CO2 (g)
(J/mol·K) 5,7 87,4 27,3 213,7

(kJ/mol) 0 -825,5 0 -393,5


Ở điều kiện chuẩn và 25℃ phản ứng trên có tự xảy ra được không?
Trả lời:

=> Phản ứng không tự xảy ra ở điều kiện chuẩn và 25℃.

Câu 18. Cho phản ứng hóa học: 3C (graphite, s) + 2Fe2O3 (s) → 4Fe (s) + 3CO2 (g) và các dữ kiện:
Chất C2H4 (g) H2O (g) C2H5OH (g)
(J/mol·K) 219,6 188,72 282,0

(kJ/mol) 52,28 -241,82 -235,30


a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
b) Ở điều kiện chuẩn và 25℃ phản ứng trên có tự xảy ra được không?
Trả lời:
a) Áp dụng công thức tính biến thiên enthalpy, ta có:

=> Phản ứng tỏa nhiệt.


b) Áp dụng công thức tính biến thiên entropy, ta có:

=> Phản ứng tự xảy ra ở điều kiện chuẩn và 250.

4.2. Phiếu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm


PHIẾU HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
(Xem GV biểu diễn thí nghiệm 1, thực hiện thí nghiệm 2, 3, 4 trong thời gian: 10 phút)
TT Thí nghiệm Cách tiến hành
Sự phá vỡ trận - Quan sát tinh thể NaCl nêu trạng thái, màu sắc.
tự sắp xếp của - Cho 5g tinh thể NaCl vào cốc 50ml H2O, dùng đũa khuấy nhẹ
các ion trong Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, kết luận độ mất trật tự của các ion
1
tinh thể NaCl trong tinh thể NaCl và khi tan trong H2O
khi hòa tan vào
nước.
2 Sự phá vỡ trận - Quan sát tinh thể K2Cr2O7 nêu trạng thái, màu sắc.

36
tự sắp xếp của - Cho 5g tinh thể K2Cr2O7 vào cốc 50ml H2O, dùng đũa khuấy nhẹ
các ion trong Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, kết luận độ mất trật tự của các ion
tinh thể trong tinh thể K2Cr2O7 và khi tan trong H2O
K2Cr2O7 khi
hòa tan vào
nước.
(Xem GV biểu
diễn)
Nhiệt phân Dùng ống nghiệm có lắp ống dẫn khí để nhiệt phân 10 g NaHCO3 s.
3 NaHCO3 Dẫn khí sinh ra vào bình đựng dd Ca(OH)2. Quan sát hiện tượng. Viết
phản ứng hoá học xảy ra.
4.3. Bảng kết quả các thí nghiệm để học sinh đối chiếu tự đánh giá hoạt động 2.2
BẢNG KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM
PTHH và vai trò của các chất
Thí nghiệm Hiện tượng và giải thích
tham gia phản ứng
1. Sự phá vỡ - Chất rắn, không màu.
trận tự sắp xếp - Mức độ “mất trật tự” của hệ tăng khi tan
của các ion vào H2O NaCl s+ H2O  Na+(aq) + Cl-
trong tinh thể (aq)
NaCl khi hòa
tan vào nước.
2. Sự phá vỡ - Chất rắn, màu cam đỏ.
trận tự sắp xếp - Mức độ “mất trật tự” của hệ tăng khi tan
của các ion vào H2O K2Cr2O7 s+ H2O  2K+(aq) +
trong tinh thể Cr2O72-(aq)
K2Cr2O7 khi
hòa tan vào
nước.

3. Nhiệt phân Có khí không màu tạo thành 2NaHCO3 Na2CO3(s) +H2O
NaHCO3 Khí không màu là CO2 + CO2
CO2 + Ca(OH)2 dư  CaCO3 
+ H2O
4.4. Bảng kiểm để học sinh tự đánh giá hoạt động 2.2
BẢNG KIỂM
(Đánh X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho các tiêu chí của từng thí nghiệm)
TIÊU CHÍ
GHI CHÚ
Mô tả đúng và
Thí Có ghi lại hiện Giải thích và viết (Sửa chữa, bổ sung)
đầy đủ
nghiệm tượng dự đoán đúng PTHH
hiện tượng
Không Không Không
Đạt Đạt Đạt
đạt đạt đạt
1

2
3
37
4

4.5. Bộ câu hỏi ở hoạt động luyện tập


BỘ CÂU HỎI CỦA TRÒ CHƠI AI NHANH HƠN
Mức độ nhận biết:
Câu 1
Hình 4.1 dưới đây mô tả trật tự sắp xếp của các phân tử nước ở ba thể: rắn, lỏng và khí. Em hãy cho
biết mức độ “mất trật tự” của hệ tăng hay giảm theo chiều từ nước đá tới hơi nước.

Trả lời: Mức độ “mất trật tự” của hệ tăng theo chiều từ nước đá tới hơi nước.
Câu 2
Khi đun nóng chảy tinh thể NaCl, độ mất trật tự của các ion tăng hay giảm? Tại sao?
Trả lời: Khi đun nóng chảy tinh thể NaCl, độ mất trật tự của các ion tăng vì muối ăn đã chuyển từ trạng
thái tinh thể sang trạng thái lỏng.
Câu 3
Thả một vài tinh thể patassium dichromate K2Cr2O7 màu cam đỏ vào nước (Hình 4.3). Entropy của
quá trình hòa tan này tăng hay giảm? Giải thích.

Trả lời: Thả một vài tinh thể patassium dichromate K2Cr2O7 màu cam đỏ vào nước, tinh thể patassium
dichromate K2Cr2O7 tan trong nước ⇒ Độ mất trật tự của các ion trong tinh thể tăng ⇒ Entropy của
quá trình hòa tan này tăng.
Mức độ hiểu:
Câu 4:
Hãy xác định nhiệt độ thấp nhất để phản ứng nhiệt phân NaHCO3 dưới đây diễn ra:
2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O(l) + CO2(g)

38
Biết rằng: ΔrH2980= 9,16 kJ, ΔrS0298 được tính theo số liệu cho trong Phụ lục 1. Giả sử biến thiên
enthapy và biến thiên entropy của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Trả lời:
Câu 5: Tính ΔrG0298 của các phản ứng sau và cho biết ở điều kiện chuẩn các phản ứng có tự xảy ra
hay không ?
a) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)
ΔrH0298 = -184,6 kJ
b) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)
ΔrH0298 = -890,3 kJ
c) 2Na(s) + O2(g) → Na2O2(s)
ΔrH0298 = -510,9 kJ
Trả lời:

CÂU HỎI KIỂM TRA


TRẮC NGHIỆM (20 câu)
39
Câu 1. Đại lượng đặc trưng cho độ mất trật tự của một hệ ở trạng thái và điều kiện xác định gọi là
A. Enthalpy. B. Năng lượng tự do Gibbs.
C. Entropy. D. Năng lượng hoạt hóa.
Câu 2. Khi so sánh entropy của cùng một chất ở ba trạng thái khác nhau, cùng điều kiện, kết quả nào
dưới đây là đúng?
A. S (khí) < S (rắn) < S (lỏng). B. S (rắn) < S (lỏng) < S (khí).
C. S (lỏng) < S (rắn) < S (khí). D. S (khí) < S (lỏng) < S (rắn).
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Entropy càng lớn thì hệ càng ổn định.
B. Khi tăng nhiệt độ thì entropy của chất tăng.
C. Một phản ứng có ΔH < 0 thì ΔS > 0.
D. Entropy của chất lỏng lớn hơn entropy của chất khí.
Câu 4. Quá trình nào sau đây có biến thiên entropy âm?
A. Quá trình ngưng tụ hơi nước thành nước mưa.
B. Quá trình nấu chảy sắt thép phế liệu.
C. Nước đá tan ra ở nhiệt độ thường.
D. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày.
Câu 5. Dãy nào sau đây các chất sắp xếp theo chiều tăng giá trị entropy chuẩn?
A. CO2 (s) < CO2 (l) < CO2 (g). B. CO2 (g) < CO2 (l) < CO2 (s).
C. CO2 (s) < CO2 (g) < CO2 (l). D. CO2 (g) < CO2 (s) < CO2 (l).
Câu 6. Phản ứng nào dưới đây xảy ra kèm theo sự giảm entropy?
A. N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g).
B. N2O4 (g) → 2NO2 (g).
C. 2CO (g) → C (s) + CO2 (g).
D. 2HCl (aq) + Fe (s) → FeCl2 (aq) + H2 (g).
Câu 7. Biến thiên entropy chuẩn của phản ứng nào dưới đây có giá trị dương?
A. Ag+ (aq) + Br- (aq) → AgBr (s).
B. 2C2H6 (g) + 3O2 (g) → 4CO2 (g) + 6H2O (l).
C. N2 (g) + 2H2 (g) → N2H4 (g).
D. 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (g).
Câu 8. Biến thiên entropy chuẩn của phản ứng nào dưới đây có giá trị âm?
A. C (s) + CO2 (g) → 2CO (g).
B. Zn (s) + 2HCl (aq) → ZnCl2 (aq) + H2 (g).
C. CaCO3 (s) → CaO (s) + CO2 (g).
D. 2H2 (g) + O2 (g) → 2H2O (g).
Câu 9. Cho phản ứng có dạng: A → 2B + C. Biến thiên entropy chuẩn của phản ứng được tính bằng
biểu thức nào sau đây?
A. (A) - (B) - (C). B. (B) + (C) - (A).
C. (A) - 2 (B) - (C). D. 2 (B) + (C) - (A).
Câu 10. Đại lượng nào sau đây được dùng để dự đoán hoặc giải thích chiều của một phản ứng phù hợp
nhất ở điều kiện nhiệt độ, áp suất không đổi?
A. Biến thiên entropy.B. Biến thiên enthalpy.
C. Biến thiên năng lượng tự do Gibbs. D. Năng lượng hoạt hóa.
Câu 11. Biến thiên năng lượng tự do Gibbs được tính theo biểu thức nào dưới đây?
A. ΔG = TΔH – ΔS. B. ΔG = ΔS – TΔH.
C. ΔG = ΔH – TΔS. D. ΔG = TΔS – ΔH.
Câu 12. Một phản ứng hóa học ΔH < 0, ΔS > 0 và ΔG < 0. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phản ứng trên tự xảy ra ở điều kiện đã cho.
B. Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt.
40
C. Độ mất trật tự của hệ phản ứng giảm xuống.
D. Phản ứng trên đạt trạng thái cân bằng.
Câu 13. Trường hợp nào sau đây có entropy lớn nhất?
A. 01 mol C (s) ở 25℃. B. 01 mol CH3Cl (l) ở 25℃.
C. 01 mol C2H6 (g) ở 25℃. D. 01 mol C6H6 (l) ở 25℃.
Câu 14. Một phản ứng thu nhiệt và không tự xảy ra ở một điều kiện xác định. Ở điều kiện đó, mệnh đề
nào sau đây đúng?
A. ΔS > 0. B. ΔH > 0. C. ΔG = 0. D. ΔS < 0.
Câu 15. Cho phản ứng hóa học sau: Cu (s) + ½ O2 (g) → CuO (s). Biết rằng entropy chuẩn của các
chất ở 298K như sau: (Cu,s) = 33,15 J/mol·K; (O2,g) = 205,14 J/mol·K; (CuO,s) = 42,63
J/mol·K. Biến thiên entropy của phản ứng trên là
A. 195,66 J/K. B. 93,09 J/K. C. -195,66 J/K. D. -93,09 J/K.
Câu 16. Một phản ứng hóa học có ΔH = 119 kJ và ΔS = 263 J/K. Ở nhiệt độ nào sau đây thì phản ứng
trên tự xảy ra?
A. 500K. B. 382K. C. 363K. D. 200K.
Câu 17. Cho phản ứng hóa học sau xảy ra ở 250: SnCl4 (l) + 2H2O (l) → SnO2 (s) + 4HCl (g) có
= 133,0 kJ; = 401,5 J/K. Biến thiên năng lượng tự do Gibbs ( ) của phản ứng trên là
A. -252,6 kJ. B. -13,4 kJ. C. 13,4 kJ. D. 252,6 kJ.
Câu 18. Hydrogen phản ứng với nitrogen tạo thành ammonia (NH3) theo phương trình sau: 3H2 (g) +
N2 (g) → 2NH3 (g) có = -92,38 kJ/mol; = -198,2 J/mol·K. Biến thiên năng lượng tự do
Gibbs của phản ứng trên ở 25℃ là
A. 5897 kJ/mol. B. 297,8 kJ/mol. C. -33,32 kJ/mol. D. -16,66 kJ/mol.
Câu 19. Dinitrogen tetraoxide (N2O4) phân hủy tạo thành nitrogen dioxide (NO2). Cho biết =
58,02 kJ/mol; = 176,1 J/mol·K. Ở nhiệt độ nào sau đây thì phản ứng trên đạt trạng thái cân bằng?
A. 329,5℃. B. 56,5℃. C. 25,0℃. D. 98,5℃.
Câu 20. Hydrochloric acid (HCl) phản ứng với sodium hydroxide (NaOH) tạo thành sodium chloride
(NaCl) và nước. Biết rằng = 56,13 kJ/mol; = 79,11 J/mol·K. Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt.
(2) Ở 20℃, phản ứng trên có = -79,31 kJ/mol.
(3) Phản ứng trên tự xảy ra ở 25℃.
Những phát biểu đúng là
A. Cả (1), (2) và (3). B. Chỉ (1) và (3).
C. Chỉ (1) và (2). D. Chỉ (1).

Ngày tháng năm


Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

41
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 16, 17, 18
BÀI 5. SƠ LƯỢC VỀ PHẢN ỨNG CHÁY NỔ
Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy (thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử và là phản ứng
toả nhiệt, phát ra ánh sáng).
+ Nêu được một số ví dụ về sự cháy các chất vô cơ và hữu cơ (xăng, dầu cháy trong không khí; Mg
cháy trong CO2,...).
+ Nêu được điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra.
+ Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy , nhiệt độ ngọn lửa.
+ Nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ (xảy ra với tốc độ rất nhanh kèm theo sự tăng
thể tích đột ngột và toả lượng nhiệt lớn)
+ Nêu được khái niệm phản ứng nổ vật lí và nổ hoá học.
+ Trình bày được khái niệm về “nổ bụi” (nổ bụi là vụ nổ gây bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ
(hầu hết các vật liệu hữu cơ rắn như bột nhựa, bột đường, bột ngũ cốc cũng như bột kim loại có khả
năng tác dụng với oxi và toả nhiệt mạnh) trong không khí).
+ Phân tích dấu hiệu để nhận biết những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy nổ.
2. Năng lực
2.1. Về năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phản ứng cháy nổ.
- Giao tiếp, hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về phản ứng cháy nổ (nêu được
khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy,phản ứng nổ); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng
yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các
vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2 Năng lực hóa học
- Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy,phản ứng nổ.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Nêu và giải thích được các hiện tượng thực tế liên
quan đến phản ứng cháy, nổ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân tích dấu hiệu để nhận biết những nguy cơ và cách giảm
nguy cơ gây cháy nổ
3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Một số hình ảnh về phản ứng cháy nổ.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
a, Mục tiêu
- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức
chủ động, tích cực, hiệu quả.
b, Nội dung hoạt động
42
HS quan sát hình 5.1 và hình 5.2 (sgk trang 34), trả lời câu hỏi của GV và giải thích.

CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG


Câu 1: Quan sát hình 5.1 và hình 5.2 cho biết trường hợp nào có thể gây cháy, nổ, trường hợp nào
không? Giải thích.

c, Sản phẩm dự kiến


Các câu trả lời của HS.
TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Hình 5.1 có thể gây cháy nổ vì giữa trưa nắng nhiệt độ trong xe tăng cao, ánh nắng chiếu
vào chai nước có thể đẩy nhiệt độ lên cao nữa và có thể gây cháy nổ.

d, Tổ chức thực hiện


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu
hỏi. Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho HS. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Gọi HS trả lời câu hỏi Trả lời câu hỏi
Bước 4: Kết luận và nhận định
Nhận xét và dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới


2.1 . Hoạt động tìm hiểu khái niệm phản ứng cháy
a. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm phản ứng cháy.
- Nêu được ví dụ những quá trình xảy ra trong thực tế có gắn với phản ứng cháy.
b. Nội dung hoạt động
Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Em hãy chỉ ra những sự khác biệt có thể cảm nhận và quan sát được của hai quá trình oxi
hóa- khử mô tả ở hình 5.3a và hình 5.3b.
Câu 2: Nêu khái niệm phản ứng cháy.
Câu 3: Em hãy chỉ ra những quá trình xảy trong thực tế có gắn với phản ứng cháy.
Câu 4: Bóng đèn điện phát nhiệt và ánh sáng có phải do nguyên nhân gây ra bởi phản ứng cháy
hay không?
c. Sản phẩm dự kiến
Câu trả lời của học sinh
DỰ KIẾN CÂU TRẢ LỜI
Câu 1: Hình 5.3a: phản ứng oxi hóa – khử diễn ra với tốc độ phản ứng chậm.
Hình 5.3b: phản ứng oxi hóa – khử diễn ra với tốc độ phản ứng nhanh và tỏa nhiều nhiệt.
Câu 2: Khái niệm phản ứng cháy: Những phản ứng oxi hóa- khử mà chất oxi hóa thường là
oxygen trong không khí tỏa ra nhiều nhiệt và phát ra ánh sáng gọi là phản ứng cháy.
Câu 3: Ví dụ: đốt cháy nhiên liệu như xăng, dầu; đốt cháy than...
Câu 4: Bóng đèn điện không phải là phản ứng cháy vì không có oxygen mà là dây tóc bóng đèn
nóng lên và phát sáng nhờ nguồn điện.

43
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành 6 nhóm
Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong Nhận nhiệm vụ
phiếu học tập số 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 1 Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm

Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức
Kiến thức trọng tâm
Khái niệm phản ứng cháy: Những phản ứng oxi hóa- khử mà chất oxi hóa thường là oxygen
trong không khí tỏa ra nhiều nhiệt và phát ra ánh sáng gọi là phản ứng cháy
2.2 . Hoạt động tìm hiểu điều kiện để xảy ra phản ứng cháy
a. Mục tiêu
– Nêu được điều kiện để xảy ra phản ứng cháy.
- Lấy được một số ví dụ phản ứng cháy của chất hữu cơ, chất vô cơ.
b. Nội dung hoạt động
Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hãy lấy một số ví dụ phản ứng cháy của chất hữu cơ, chất vô cơ. Nêu các điều kiện để
phản ứng cháy xảy ra.
Câu 2: Thảo luận nguyên nhân cháy và tác hại của vụ cháy rừng Amazon diễn ra trong thế kỉ
XXI.
Câu 3: Nêu các nguyên nhân có thể gây ra các vụ cháy, nổ bình gas.

c. Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
DỰ KIẾN CÂU TRẢ LỜI
Câu 1: Ví dụ phản ứng cháy của chất hữu cơ: xăng, dầu cháy trong không khí, phản ứng cháy của
chất vô cơ: Mg cháy trong CO2
Các điều kiện để phản ứng cháy xảy ra:
- Có chất cháy ( nhiên liệu): xăng, dầu, gỗ, giấy, nhựa, cao su...
- Có chất oxi hóa: oxygen.
- Có nguồn nhiệt khơi mào (mồi lửa): ngọn lửa, ánh nắng mặt trời, nhiệt do ma sát..
Câu 2: Nguyên nhân cháy: chặt phá rừng, vứt tàn thuốc lá, nền nhiệt tăng cao, tia sét...
Hậu quả: nhiều sinh vật bị thiêu rụi gây mất cân bằng sinh thái, không khí bị ô nhiễm gây hại cho
sức khỏe con người, tăng khí thải nhà kính làm cho trái đất nóng lên gây biến đổi khí hậu
Câu 3: Nguyên nhân gây cháy nổ bình gas:
- Dây nối bình gas với bếp bị rò rỉ.
- Không khóa gas sau khi đun nấu hoặc khóa sai quy trình
- Khi đun nấu bằng bếp gas nên tránh gió thổi trực tiếp vào bếp, không để giấy tờ, chai nhự cạnh
bếp để tránh bắt lửa.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

44
Chia lớp thành 6 nhóm
Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong Nhận nhiệm vụ
phiếu học tập số 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 1 Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm

Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức
Kiến thức trọng tâm
Các điều kiện để phản ứng cháy xảy ra:
- Có chất cháy ( nhiên liệu): xăng, dầu, gỗ, giấy, nhựa, cao su...
- Có chất oxi hóa: oxygen.
- Có nguồn nhiệt khơi mào (mồi lửa): ngọn lửa, ánh nắng mặt trời, nhiệt do ma sát..
2.3 . Hoạt động tìm hiểu khái niệm điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa
a. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan.
b. Nội dung hoạt động
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Nêu các khái niệm điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa, lấy ví dụ.
Câu 2: Vì sao ở ngay điều kiện nhiệt độ phòng ( khoảng 25 oC ) cần bảo quản xăng cẩn thận hơn
so với dầu hỏa?
Câu 3: Vì sao nhiệt độ tự bốc cháy của xăng lớn hơn nhiệt độ tự bốc cháy của da làm túi xách
nhưng người ta lại chỉ đặt biển cấm lửa tại các trạm bơm xăng?
c. Sản phẩm dự kiến
Câu trả lời của học sinh
DỰ KIẾN CÂU TRẢ LỜI
Câu 1: Khái niệm điểm chớp cháy: của một chất là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà hơi
của chất đó sẽ bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc với nguồn lửa.
Ví dụ: Điểm chớp cháy của xăng: - 43oC , ethanol là 13 oC , dầu hỏa là 38- 72 oC
- Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà chất cháy tự cháy trong
không khí dù không cần tiếp xúc với nguồn lửa.
Ví dụ: Nhiệt độ tự bốc cháy của xăng là 247- 280 oC , ethanol là 426 oC , da làm túi xách là 200-
212 oC
- Nhiệt độ ngọn lửa là nhiệt độ cao nhất có thể tạo ra bởi phản ứng cháy của chất cháy trong
không khí ở áp suất khí quyển.
Ví dụ: Nhiệt độ ngọn lửa cao nhất khi cháy trong không khí của methane khoảng 1963 oC
Câu 2: Ở ngay điều kiện nhiệt độ phòng ( khoảng 25oC ) cần bảo quản xăng cẩn thận hơn so với
dầu hỏa vì điểm chớp cháy của xăng là - 43oC thấp hơn dầu hỏa là 38- 72 oC . Ở nhiêt độ phòng
25oC xăng rất dễ bắt cháy.
Câu 3: Nhiệt độ tự bốc cháy của xăng 247- 280 oC tuy nhiên điểm chớp cháy của xăng rất thấp là -
43oC nên khi tiếp xúc với nguồn lửa xăng dễ bốc cháy nên phải đặt biển cấm lửa tại các trạm bơm
xăng

d. Tổ chức thực hiện


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

45
Chia lớp thành 6 nhóm
Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong Nhận nhiệm vụ
phiếu học tập số 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 1 Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm

Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức
Kiến thức trọng tâm
- Điểm chớp cháy của một chất là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà hơi của chất
đó sẽ bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc với nguồn lửa.
- Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà chất cháy tự cháy trong
không khí dù không cần tiếp xúc với nguồn lửa.
- Nhiệt độ ngọn lửa là nhiệt độ cao nhất có thể tạo ra bởi phản ứng cháy của chất cháy trong
không khí ở áp suất khí quyển.

2.4 . Hoạt động tìm hiểu khái niệm phản ứng nổ, nổ vật lý, nổ hóa học.
a. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ, nổ vật lý, nổ hóa học.
- Lấy được một số ví dụ về phản ứng nổ và xác định được loại phản ứng nổ vật lý hay hóa học.
b. Nội dung hoạt động
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Hãy kể một số quá trình nổ quan sát được trong thực tế.
Câu 2: Nêu khái niệm phản ứng nổ, nổ vật lý, nổ hóa học. Đặc điểm cơ bản của nổ vật lý, nổ hóa
học. Lấy ví dụ.
Câu 3: Phích đựng nước với phần ruột phích làm bằng thủy tinh tráng bạc gồm 2 lớp, giữa 2 lớp
này là chân không. Giải thích vì sao nổ ruột phích đựng nước là sự nổ vật lí.
Câu 4: Các trường hợp sau là nổ vật lí hay hóa học:
a, Nổ nồi áp suất khi đun nấu.
b, Nổ khoang tàu chứa dầu đã hút cạn dầu.
c. Sản phẩm dự kiến
Câu trả lời của học sinh
DỰ KIẾN CÂU TRẢ LỜI
Câu 1: Một số quá trình nổ trong thực tế: nổ khí gas, nổ bình xăng, nổ săm lốp...
Câu 2: Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất lớn kèm theo sự tăng thể tích đột ngột và
tỏa nhiệt lượng lớn.

Nổ vật lí Nổ hóa học


Khái niệm là quá trình nổ gây ra bởi sự giãn nở là quá trình nổ gây ra bởi phản ứng hóa
rất nhanh về thể tích mà không kèm học diễn ra với tốc độ rất nhanh, tỏa
theo phản ứng hóa học. nhiều nhiệt nên gây ra sự tăng thể tích
đột ngột
Đặc điểm Không liên quan đến phản ứng hóa Phải có phản ứng hóa học
học
Ví dụ Nổ săm lốp Nổ khí gas,

46
Câu 3: Nổ ruột phích đựng nước là sự nổ vật lí vì nổ ruột phích là do nước nóng và hơi nước
trong ruột giãn nở đột ngột khiến cho áp suất tăng, không kèm theo phản ứng hóa học.
Câu 4:
a, Nổ nồi áp suất khi đun nấu là nổ vật lí.
b, Nổ khoang tàu chứa dầu đã hút cạn dầu là nổ hóa học.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi
Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho HS Quan sát, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Gọi học sinh trả lời câu hỏi Trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận và nhận định
Nhận xét và chốt kiến thức Nhận xét câu trả lời của bạn.
Kiến thức trọng tâm
Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất lớn kèm theo sự tăng thể tích đột ngột và tỏa nhiệt
lượng lớn.
+ Căn cứ vào tính chất nổ phản ứng nổ được chia thành 2 loại chính: nổ vật lý và nổ hóa học.
* nổ vật lý là quá trình nổ gây ra bởi sự giãn nở rất nhanh về thể tích mà không kèm theo
phản ứng hóa học.
* nổ hóa học là quá trình nổ gây ra bởi phản ứng hóa học diễn ra với tốc độ rất nhanh, tỏa
nhiều nhiệt nên gây ra sự tăng thể tích đột ngột.
2.5 . Hoạt động tìm hiểu khái niệm nổ bụi.
a. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm về nổ bụi.
- Các điều kiện gây nổ bụi.
b. Nội dung hoạt động
Câu hỏi
Câu 1: Hãy nêu khái niệm về nổ bụi. Các điều kiện gây nên nổ bụi.
Câu 2: Nổ bụi có thể gây ra bới các bụi mịn nào sau đây: bụi đường ăn, bụi giấy, bụi cát?
c. Sản phẩm dự kiến
Câu trả lời của học sinh
DỰ KIẾN CÂU TRẢ LỜI
Câu 1: Nổ bụi là vụ nổ gây bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ (như bột nhựa, bột đường,
bột ngũ cốc cũng như bột kim loại,…) có khả năng tác dụng với oxygen và tỏa nhiệt mạnh trong
không khí.
Điều kiện gây nên nổ bụi:
- Nhiên liệu dạng bụi mịn.
- Bụi nhiên liệu phân tán trong không khí.
- Có oxygen.
- Nguồn nhiệt gây kích nổ; ngọn lửa, tia lửa điện.
- Không gian kín.
Câu 2: Bụi đường ăn, bụi giấy.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập trả lời câu hỏi
Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

47
Theo dõi và hỗ trợ cho HS Quan sát, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Gọi học sinh trả lời câu hỏi Trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận và nhận định
Nhận xét và chốt kiến thức Nhận xét câu trả lời của bạn.
Kiến thức trọng tâm
Nổ bụi là vụ nổ gây bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ (như bột nhựa, bột đường, bột ngũ
cốc cũng như bột kim loại,…) có khả năng tác dụng với oxygen và tỏa nhiệt mạnh trong không
khí.
Điều kiện gây nên nổ bụi:
- Nhiên liệu dạng bụi mịn.
- Bụi nhiên liệu phân tán trong không khí.
- Có oxygen.
- Nguồn nhiệt gây kích nổ; ngọn lửa, tia lửa điện.
- Không gian kín.

Hoạt động 3. Luyện tập


a. Mục tiêu
- Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài Sơ lược về phản ứng cháy nổ.
b. Nội dung hoạt động
- GV cho HS trả lời các câu hỏi trong powerpoint qua trò chơi: “ Ai là triệu phú”.
Câu 1. Phản ứng oxi hóa – khử giữa chất cháy và chất oxi hóa, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng là
A. phản ứng hạt nhân. B. phản ứng cháy.
C. phản ứng trung hòa. D. phản ứng nổ.
Câu 2. Các điều kiện cần cho phản ứng cháy là:
A. chất cháy, chất oxi hóa, nguồn nhiệt.
B. chất cháy, chất khử, nguồn nhiệt.
C. chất cháy, chất oxi hóa, chất xúc tác.
D. chất cháy, nguồn nhiệt, chất xúc tác.
Câu 3. Phản ứng xảy ra với tốc độ rất lớn kèm theo sự tăng thể tích đột ngột và tỏa nhiệt lượng lớn

A. phản ứng trao đổi. B. phản ứng cháy.
C. phản ứng trung hòa. D. phản ứng nổ.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nổ bụi là một trường hợp của nổ vật lí.
B. Nổ bụi có thể làm hỏng nghiêm trọng các công trình, thiết bị.
C. Nổ bụi gây ra bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ với nồng độ đủ lớn.
D. Có năm yếu tố để hình thành nổ bụi.
Câu 5. Khí X là một loại khí rất độc với con người, ở nồng độ 1,28% khí X, con người bất tỉnh sai
2-3 nhịp thở, tử vong sau 2-3 phút. Khí X là
A. HCl. B. CO2. C. H2O. D. CO.
Câu 6. Nổ quả bóng bay do bơm quá căng là hiện tượng nổ
A. vật lí. B. hóa học. C. hạt nhân. D. sinh học.
Câu 7. Cho phản ứng cháy sau: 2Mg + CO2 → 2MgO + C. Chất cháy trong phản ứng trên là
A. Mg. B. CO2. C. MgO. D. C
Câu 8. Đâu không phải là dấu hiệu đặc trưng của phản ứng cháy?
A. Có phản ứng hóa học xảy ra. B. Có tỏa nhiệt.
C. Có phát sáng. D. Có sự tăng thể tích đột ngột.
Câu 9. Đâu không phải là mục đích sử dụng của các phản ứng nổ?

48
A. Phá đá, đào hầm. B. Phá dỡ công trình.
C. Pháo hoa, pháo sáng. D. Sản xuất điện năng.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong vụ nổ vật lí không xảy ra phản ứng hóa học.
B. Nổ bom mìn, thuốc nổ là một dạng nổ vật lí.
C. Nổ vật lí xảy ra thường do áp suất cao.
D. Nổ hóa học bắt nguồn từ các phản ứng hóa học.
Câu 11. Cho hai phản ứng hóa học sau:
(1) C4H8 + 6O2 4CO2 +4H2O.
(2) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. (1) là phản ứng cháy, (2) không phải là phản ứng cháy.
B. (2) không phải là phản ứng cháy, (2) là phản ứng cháy.
C. Cả (1) và (2) đều là phản ứng cháy.
D. Cả (2) và (2) đều không phải là phản ứng cháy.
Câu 12. Hiện tượng nổ nào sau đây là nổ hóa học?
A. Nổ lốp xe khi đang di chuyển trên đường.
B. Bong bóng bay bị nổ do bơm quá căng.
C. Pháo hoa được bắn trong các dịp lễ hội.
D. Nổ nồi hơi khi đang sử dụng.
c. Sản phẩm dự kiến
1.B 2.A 3.D 4.A 5.D 6.A
7.A 8.D 9.D 10.B 11.A 12.C
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi câu
hỏi trong powerpoint qua trò chơi: “ Ai là triệu Nhận nhiệm vụ
phú”.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Hs xung phong trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi
Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét câu trả lời của các bạn
Nhận xét và chốt kiến thức
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục tiêu
- Vận dụng được kiến thức đã học phân tích được dấu hiệu nhận biết về những nguy cơ và cách giảm
nguy cơ gây cháy nổ.
b. Nội dung hoạt động
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Phân tích các dấu hiệu nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ cháy nổ.

c. Sản phẩm dự kiến


TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Những nguy cơ và cách giảm nguy cơ cháy nổ
+ Những nguy cơ gây cháy nổ:
- Nhiệt độ cao: hàn hơi, hàn điện..
49
- Do hóa chất, do phản ứng hóa học.
- Do điện.
- Do tia bức xạ: tia nắng mặt trời tiếp xúc với hỗn hợp cháy.
- Do sét đánh, tia lửa sét.
- Do áp suất thay đổi đột ngột.
+ Cách giảm nguy cơ cháy nổ:
- Che chắn cẩn thận khi dùng các thiết bị hàn có tình trạng phóng tia lửa điện.
- Không dùng lửa để kiểm tra các thiết bị chứa chất dễ cháy như bình gas, xăng dầu.
- Tắt bếp, thiết bị điện khi ngừng sử dụng.
- Sử dụng thiết bị điện đúng công suất.
- Không lưu trữ những chất dễ cháy nổ
- Khi có cháy cần ngắt các thiết bị điện trong gia đình.
- Sử dụng bình chữa cháy gần nhất để dập tắt các đám lửa nhỏ không liên quan đến xăng
dầu.
- Không sử dụng nước để dập lửa phát ra từ xăng dầu

d. Tổ chức thực hiện


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành 6 nhóm
Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong Nhận nhiệm vụ
phiếu học tập số 5
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm
số …..
Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức

Ngày tháng năm


Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

50
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 19, 20, 21, 22
Bài 6. HÓA HỌC VỀ PHẢN ỨNG CHÁY NỔ
Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức
Học xong bài này, học sinh có thể:
- Tính được một số phản ứng cháy, nổ để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy,
nổ.
- Tính được sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, tốc độ phản ứng "hô hấp" theo giả định về sự
phụ thuộc vào nồng độ oxygen.
2) Năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và
điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
- Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm
vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao
tiếp.
- Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề
xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra
là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học.
b) Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất hóa học của phản ứng cháy, nổ.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: xem xét, dự đoán mức độ của phản
ứng cháy, nổ dựa vào tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: xem xét sự thay đổi tốc độ phản ứng cháy, nổ dựa
vào nồng độ oxygen.
3) Phẩm chất
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên Học sinh


Máy tính, mô hình phân tử Chuẩn bị bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.
b) Nội dung: GV đưa ra vấn đề liên quan đến bài học.
51
c) Sản phẩm: HS trả lời và nắm được vấn đề liên quan đến bài học.
d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


Hoạt động 1: Biến thiên enthalpy của phản ứng cháy nổ
a) Mục tiêu: HS biết biến thiên enthalpy của phản ứng cháy nổ.
b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được biến thiên enthalpy của phản ứng cháy nổ.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu biến thiên enthalpy của phản ứng
cháy nổ.
Yêu cầu HS nêu ví dụ và phân tích.
Chú ý trả lời các câu hỏi trong tuyến phụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


HS đọc SGK;
HS lấy các ví dụ và phân tích.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày, nêu từng ví dụ và phân tích.

52
53
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Sự thay đổi tốc độ phản ứng theo nồng độ oxygen
a) Mục tiêu: HS biết sự thay đổi tốc độ phản ứng theo nồng độ oxygen.
b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được sự thay đổi tốc độ phản ứng theo nồng độ oxygen.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu về sự thay đổi tốc độ phản ứng theo nồng độ oxygen với các phản
ứng cháy và phản ứng hô hấp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK;
HS lấy các ví dụ và phân tích.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày, nêu từng ví dụ và phân tích.
54
55
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài.
b) Nội dung: HS tổng kết những nội dung đã học.
c) Sản phẩm: HS sơ đồ hóa nội dung kiến thức.

56
d) Tổ chức thực hiện:
GV vấn đáp HS những nội dung chính của bài học.
HS tự tổng kết.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS đưa ra các ví dụ và phân tích ví dụ.
c) Sản phẩm: Kỹ năng vận dụng vào giải thích các vấn đề đặt ra.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS làm các bài tập trong sách chuyên đề.
GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm các ví dụ thực tế về phản ứng cháy nổ và các biện pháp ngăn ngừa
nguy cơ cháy nổ.

Ngày tháng năm


Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 23, 24, 25
Bài 7: PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÍ CHÁY NỔ
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Nêu được nguyên tắc phòng chống và xử lí cháy nổ.
57
– Giải thích được nguyên tắc của việc sử dụng nước, cát, khí CO 2, bọt chữa cháy để xử lí đám
cháy cũng như các trường hợp không sử dụng được các chất chữa cháy này.
- Biết được các dụng cụ phòng cháy chữa cháy tại gia đình
2. Năng lực
 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát mô hình, video
để tìm hiểu về nguyên tắc phòng chống và xử lí cháy nổ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tiếp cận tình huống có vấn đề được gợi ý;
Đề xuất giả thuyết, đưa ra các phương án và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; đánh giá việc thực hiện kế
hoạch giải quyết vấn đề và rút ra kết luận.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ
trợ của các thành viên trong nhóm;
 Năng lực hóa học
a. Nhận thức hóa học
- Trình bày được nguyên tắc phòng chống và xử lí cháy nổ
– Giải thích được nguyên tắc của việc sử dụng nước, cát, khí CO 2, bọt chữa cháy để xử lí đám cháy
cũng như các trường hợp không sử dụng được các chất chữa cháy này.
b. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học
- Quan sát hình ảnh bình chữa cháy, búa thoát hiểm, mặt nạ chống khói, đầu báo cháy, thang dây
inox, chăn chống cháy.
- Quan sát video liên quan đến việc xử lí cháy nổ
c. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
- Dựa vào nguyên tắc chữa cháy của các chất chữa cháy mà tùy tính chất đám cháy sử dụng chất
chữa cháy thích hợp.
-Sử dụng 1 số dụng cụ phòng cháy chữa cháy tại gia đình.
3. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về phòng chống và xử lí cháy nổ
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác;
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, tivi, phiếu học tập,
- Hình ảnh bình chữa cháy, búa thoát hiểm, mặt nạ chống khói, đầu báo cháy, thang dây inox, chăn
chống cháy.
- Video liên quan đến việc xử lí cháy nổ, cách sử dụng bình cứu hỏa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, tạo mối liên kết với kiến thức mới, tạo tình huống có vấn đề để
kích thích hứng thú HS.
b) Tổ chức thực hiện:
+ Chuyển giao nhiệm vụ: gv chiếu 2 câu hỏi lên bảng
+ Thực hiện nhiệm vụ: hs hoạt động nhóm nhỏ trả lời 2 câu hỏi:
Câu 1: Nêu khái niệm phản ứng cháy, điều kiện để phản ứng cháy xảy ra, chỉ ra các sản phẩm
của phản ứng cháy và tác hại đối với con người?
Câu 2: kể tên các chất chữa cháy thường dung mà em biết ?Quan sát hình ảnh đám cháy tại 1
kho chứa dầu và hình ảnh cháy ổ điện do chập điện. Hãy đề xuất cách dập tắt 2 đám cháy trên?
+ Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu nhóm khác nhận xét câu trả lời
Đối với câu hỏi 2, hs sẽ dựa vào kinh nghiệm để trả lời nên không đầy đủ và rõ ràng
+ Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, kết luận

58
GV dẫn dắt: có những đâm cháy diễn ra ngoài ý muốn gây ra những hậu quả đáng tiếc, vậy nên cần
phải phòng chống và xử lý cháy nổ. Có những biện pháp nào để phòng và chữa cháy? Chúng ta chùng
tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Phòng cháy
a.Mục tiêu: – Nêu được nguyên tắc và phương pháp phòng cháy, nổ
b. tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: *Nguyên tắc chung để phòng cháy, nổ: tách rời 3 yếu
+ Chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu, 1 nhóm tố là chất cháy nổ, chất oxi hóa, và mồi lửa
từ 12-14 HS, đặt tên nhóm (nhóm chuyên sâu *Các biện pháp cơ bản phòng cháy, nổ:
1, 2, 3), lập danh sách nhóm, lấy số thứ tự cho 1. Mồi lửa (nguồn phát sinh nhiệt)
từng thành viên, hoàn thành phiếu chuyên sâu. -Thường gặp là: nguồn lửa (que diêm, bật lửa, đốt
+ Sau khi các nhóm chuyên sâu hoạt động, hương, tia sét, tia lửa điện từ hàn cắt kim loại…); bức
những học sinh của các nhóm chuyên sâu có xạ nhiệt (ánh nắng mặt trời hội tụ); ma sát tĩnh điện
cùng số thứ tự ghép thành nhóm mảnh ghép, ( các vật thể chất cháy cọ xát với nhau); đun bếp; thiết
hoàn thành phiếu mảnh ghép 1. bị điện (bàn là, bếp điện, máy sấy, tia lửa điện khi
Thực hiện nhiệm vụ: đóng cầu dao…)
Hoàn thành phiếu chuyên sâu 1, 2, 3 và phiếu -Biện pháp phòng cháy nổ :Không để chất cháy ở gần
mảnh ghép 1. những nơi có nguồn nhiệt;Loại trừ các khả năng tiếp
PHIẾU CHUYÊN SÂU 1 xúc , phát sinh nguồn nhiệt ở những nơi có chất cháy
Hãy kể tên các nguồn phát sinh nhiệt thường 2.Chất cháy nổ (nguồn phát sinh chất cháy)
gặp và cách kiểm soát nguồn phát sinh nhiệt -Thường gặp là: nhiên liệu (bình ga, xăng dầu , cồn,
ấy khí nén); vật liệu hóa chất
-Biện pháp phòng cháy nổ: Hạn chế tối thiểu lượng
chất cháy trong khu vực dân cư ;Thay thế vật liệu dễ
PHIẾU CHUYÊN SÂU 2
cháy hoặc có khả năng cháy bằng các vật liệu không
Hãy kể tên các nguồn phát sinh chất cháy
cháy hoặc khó cháy;Cách li chất cháy với môi trường
thường gặp và cachs kiểm soát nguồn phát
ngoài bằng vật liệu không cháy
sinh chất cháy ấy
3.Chất oxi hóa
- Thường gặp là: oxygen trong không khí, hóa chất
( thuốc sung, pháo, bom, thuốc nổ)
PHIẾU CHUYÊN SÂU 3 Biện pháp phòng cháy nổ: cachs li chất cháy và chất
Hãy kể tên nguồn phát sinh chất oxi hóa oxi hóa khi chưa cần sử dụng, các vật chứa phải riêng
thường gặp và cách kiểm soát nguồn phát biệt và cách xa nguồn nhiệt; không tang trữ chế tạo trái
sinh oxi hóa ấy phép thuốc nổ, thuốc pháo
Tạo môi trường không có oxygen hoặc có nồng độ
oxygen thấp
PHIẾU MẢNH GHÉP 1 Luôn sẵn sàng các phương án thoát hiểm và chữa cháy.
Vận dụng ý nghĩa của tam giác lửa cho biết (lắp thiết bị báo cháy, dụng cụ thoát hiểm, đủ không
nguyên tắc chung của phòng cháy, nổ gian để sơ tán…)
Báo cáo, thảo luận:
Nhóm mảnh ghép trình bày.
Kết luận, nhận định:

Hoạt động 2.2: Chữa cháy,


a.Mục tiêu
– Nêu được nguyên tắc và phương pháp chữa cháy, các chất chữa cháy

59
b. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập:
+ Chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu, 1 nhóm *Nguyên tắc chung để chống và xử lí cháy nổ: hạ
từ 12-14 HS, đặt tên nhóm (nhóm chuyên sâu thấp tốc dộ cháy của vật liệu đang cháy đến mức tối
4,5,6), lập danh sách nhóm, lấy số thứ tự cho thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra
từng thành viên, hoàn thành phiếu chuyên sâu. ngoài
+ Sau khi các nhóm chuyên sâu hoạt động, *Phương pháp chung: hạ nhiệt độ, hạn chế nguồn
những học sinh của các nhóm chuyên sâu có oxygen, cách li chất cháy
cùng số thứ tự ghép thành nhóm mảnh ghép, * các chất chữa cháy
hoàn thành phiếu mảnh ghép 1. 1.Nước
Thực hiện nhiệm vụ: -Đặc điểm: phổ biến, sẵn có, dễ sử dụng, có khả năng
Hoàn thành phiếu chuyên sâu 4,5,6 và phiếu dập tắt nhiều đám cháy thông thường
mảnh ghép 2. -cách dung: phun trực tiếp lên đám cháy hoặc phun
PHIẾU CHUYÊN SÂU 4 làm mát ngăn đám cháy lan rộng
Một trong những chất chữa cháy thường -nguyên lí: nước hấp thụ nhiệt, ngăn cản oxygen cho
dung là nước. Hãy nêu đặc điểm, cách dung phản ứng cháy
và nguyên lí chữa cháy phạm vi áp dụng, Phạm vi:đám cháy gỗ, giấy, vải, rác, vật liệu thông
của nước? thường
Lưu ý: ngắt điện khi chữa cháy, không dung cho đám
cháy xăng dầu mỡ vì nổi trên mặt nước làm đám
cháy lan rộng, không dung cho đam cháy kim loại
PHIẾU CHUYÊN SÂU 5
kiềm, kiềm thổ sẽ tiếp tục cháy cdo phản ứng với
Một trong những chất chữa cháy thường
nước
dung là cát. Hãy nêu đặc điểm, cách dung và
2.cát
nguyên lí chữa cháy và phạm vi áp dụng của
-Đặc điểm: thường không có sắn
cát?
-cách dung:phun trực tiếp lên đám cháy, đắp thành
bờ để cách li đám cháy
-nguyên lí: thành phần chính là SiO2 có nhiệt độ
PHIẾU CHUYÊN SÂU 6 nóng chảy cao, khả năng hấp thụ nhiệt rất lớn, làm
Một trong những chất chữa cháy thường giảm nhiệt độ đám cháy, hạn chế nguồn oxygen
dung là khí cacbonic và bọt chữa cháy. Hãy Phạm vi: đám cháy xăng, dầu,
nêu đặc điểm, cách dung và nguyên lí chữa 3.Khí CO2
cháy phạm vi áp dụng, của khí cacbonic và -Đặc điểm: nén trong các bình én chịu áp suất, các
bọt chữa cháy? bình chữa cháy loại nhỏ và vừa thường có sẵn tiện
dụng
-Cách dung: phun trực tiếp lên đám cháy
PHIẾU MẢNH GHÉP 2 -Nguyên lí: Khí CO2 phun ra khỏi bình ở dạng tuyết
1.Hãy giải thích tại sao: có nhiệt độ -79 độ làm giảm nhiệt độ và hạn chế
-không dung nước để chứa đám chaý do guồn oxygen
xăng dầu và 1 số hóa chất như lithium, -Phạm vi: có khả năng dập tắt phần lớn các đám cháy
sodium… trừ đám cháy kim loại kiềm, kiềm thồ, nhôm vì
-không dung cát, nước, khí cacbonic để chữa chúng sẽ tiếp tục cháy do có phản ứng với khí CO2
đám cháy kim loại magie. Xử lí đám cháy Lưu ý: có thể gây bỏng lạnh;bình khí CO 2 ít hiệu quả
Mg như thế nào? với nơi thoáng gió khuyếch tán nhanh trong không
2. Cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng khí,trong không gian kín thì cẩn thận vì có tể gây
độ oxyxgen tới tốc độ phản ứng cháy như ngạt thở
thế nào từ đó cho biết Phương pháp chung 4.bọt chữa cháy
để chữa cháy là gì? -Đặc điểm: là hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt
động bề mặt tích trong các bình chữa cháy nhỏ, tiện
60
Báo cáo, thảo luận: -Cách dung: phun trực tiếp phủ lên bề mặt
Nhóm mảnh ghép trình bày. Nguyên lí: cách li chất cháy với oxygen do tạo lớp
Kết luận, nhận định: bọt bao phủ bề mặt chất cháy
-Phạm vi: khả năng dập tắt nhiều đám cháy kể cả
đám cháy xăng dầu
-Lưu ý:
không dung cho đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ vì
sẽ tiếp tục cháy do có phản ứng với không khí và
nước có trong bọt
*Để xử lí đám cháy kim loại như Mg không thể dung
nước, khí cacbonic, bọt chữa cháy vì
Mg +2 H2O → Mg(OH)2 + H2 phản ứng có thể gây ra
1 vụ nổ hidro lớn khi Mg tan chảy
Mg + CO2 → MgO + C phản ứng tỏa nhiệt mãnh liệt
và tạo muội than, muội than này tiếp tục cháy làm
đám cháy càng khó kiểm soát
Nên sử dụng chất bột khô chữa cháy kim loại ( có kí
hiệu M trên vỏ bình)
Đám cháy có thể tự tắt mà không cần tác động từ bên
ngoài vì chúng không thổi bùng lên, mà có xu hướng
sản sinh ra lớp tro ngăn cản oxygen không thấm sâu
vào trong

Hoạt động 2.3: các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy tại gia đình
a. Mục tiêu
hs kể tên và biết cách sử dụng các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy tại gia đình
b. tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: Những dụng cụ PCCC mà mỗi hộ gia đình nên
Kể tên 1 số dụng cụ phòng cháy chưa cháy tại trang bị: bình chữa cháy, búa thoát hiểm, mặt nạ
nhà chống khói, đầu báo cháy, thang dây inox, chăn
Gv chiếu hình ảnh mô tả cấu tạo bình chữa cháy chống cháy
khí cacbonic, tiêu lệnh chữa cháy yêu cầu hs nêu
các bước xư lí khi xảy ra hỏa hoạn
Gv chiếu hình ảnh 1 só biểu tượng liên quan đến
cháy nổ yêu cầu hs giải thích ý nghĩa
GV chiếu video cách sử dụng bình chữa cháy,
bình tạo bọt, sử dụng mặt nạ chống khói, đầu báo
cháy, thang dây và chăn chống cháy, yêu cầu hs
nhắc lại được cách sử dụng các dụng cụ trên
Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi?
Báo cáo, thảo luận:
Cử đại diện một số học sinh trả lời.
Kết luận, nhận định:

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

61
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cách phòng, chống và xử lí cháy nổ
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ 2 thành viên (sử dụng kĩ thuật Think – Pair – Share), hoàn thành các
câu hỏi sau:
1.Dựa vào dấu hiệu nào có thể nhận biết sớm đám cháy? Em cần làm gi khi phát hiện đám cháy?
-Dựa vào dấu hiệu như cột khói, lửa cháy, mùi có thể nhận biết sớm đám cháy
-Khi phát hiện đám cháy cần: báo cho mọi người biết, cúp cầu dao điện khu vực bị cháy, dung vật dụng
tại chỗ để dập lửa, gọi 114
2.Nêu các biện pháp đề phòng cháy nổ khi sử dụng bếp ga và cách xử lí sự cố khi phát hiện rò rỉ ga
trong nhà?
Biện pháp đề phòng:
-mua bình ga tại các ơ sở uy tín
-kiểm tra van ga, ống dẫn ga thường xuyên
-vị trí lắp đặt bếp, bình ga đúng cách
- Thường xuyên có mặt quan sát trong quá trình đun nấu
-khóa van ga sau khi sử dụng
-khong sử dụng bếp ga quá cũ
-Không sử dụng bình ga mini sang chiết nhiều lần
Xử lí sự cố khi phát hiện rò rỉ:
-tắt bếp, đóng van ga
-tạo điều kiện thông thoáng để khí ga thoát ra ngoài: mở cửa sổ, ra vào
- Dùng quạt tay hoặc bìa carton quạt theo phương ngang hỗ trợ đẩy nhanh khí ga thoát ra ngoài, không
quạt theo phương thẳng đứng làm khí ga bay lên hít phải (nên dùng khăn ướt che mũi)
-Không tắt mở bất kì thiết bị điện nào
- không dùng điện thoại trong khu vực rò rỉ
- dùng bọt xà phòng xoa lên dây dẫn ga và chỗ nối ống ga với bếp để xác định chỗ rò rỉ ga, chỗ rò rỉ sẽ
có bong bóng nổi lên thì dùng băng keo quấn lại

4. Hoạt động 4: Vận dụng


a) Mục tiêu:
- HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng
kiến thức của HS, bắt buộc tất cả HS đều phải làm.
b) Tổ chức thực hiện:
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 tổ, GV yêu cầu mỗi tổ tự thiết kế 1 bình chữa cháy minni tại
nhà từ baking xô đa, giấm ăn
hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện,...), hỗ trợ hs trong suốt quá trình hoàn
thiện sản phẩm.
+ Thực hiện nhiệm vụ:
Hs hoạt động cá nhân, thảo luận theo nhóm và tiến hành hoàn thiện sản phẩm
+ Báo cáo, thảo luận:
- 4 tổ nộp sản phẩm vào tiết luyện tập.
- GV yêu cầu 4 học sinh của 4 tổ bất kì lên trình bày kết quả.
- Các tổ đối chiếu, so sánh, nhận xét kết quả của tổ mình và các tổ khác.
+ Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tổ, đánh giá mức độ hoàn thành, chốt lại
kết quả và cho điểm các tổ.
62
Ngày tháng năm
Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 26, 27, 28
Bài 8. VẼ CẤU TRÚC PHÂN TỬ
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức
Học xong bài này, học sinh có thể:
63
- Sử dụng được phần mềm vẽ cấu trúc phân tử.
- Vẽ được công thức cấu tạo, công thức Lewis của các chất vô cơ và hữu cơ.
- Lưu được file hình ảnh từ phần mềm vẽ hình.
- Chền được file hình ảnh vào file Microsoft Word, PowerPoint.
2) Năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và
điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
- Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm
vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao
tiếp.
- Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề
xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra
là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học.
b) Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học: biết vẽ cấu trúc phân tử.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: sử dụng được phần mềm hỗ trợ vẽ cấu
trúc phân tử.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: vẽ được và lưu được file cấu trúc phân tử dưới
các dạng cơ bản.
3) Phẩm chất
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên Học sinh


Máy tính Chuẩn bị bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.
b) Nội dung: GV giới thiệu bài học.
c) Sản phẩm: HS trả lời và nắm được vấn đề liên quan đến bài học.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu bài học.

64
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Phần mềm chemsketch
a) Mục tiêu: HS biết phần mềm chemsketch.
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân với máy tính.
c) Sản phẩm: HS sử dụng được phần mềm chemsketch.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu phần mềm chemsketch.
GV yêu cầu HS cài đặt phần mềm theo link:
http://www.acdlabs.com/resources/freeware/chemsketch/download.php
các bước hướng dẫn đăng ký theo HD của sách.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; thực hiện đăng ký, tải và cài đặt phần mềm chemsketch.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS mở ứng dụng phần mềm để kiểm tra đã cài đặt xong hay chưa.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Vẽ công thức cấu trúc 2D (cấu trúc 2 chiều)
a) Mục tiêu: HS biết cách vẽ công thức cấu trúc 2D.
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân với máy tính.
c) Sản phẩm: HS vẽ được công thức cấu trúc 2D.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc SGK.
Yêu cầu HS theo dõi thao tác theo từng bước hướng dẫn của GV.
Yêu cầu HS thực hành thao tác lại các ví dụ.

65
66
67
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; lắng nghe GV hướng dẫn.
HS tự thực hành thao tác theo ví dụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS tự thực hành thao tác trên máy tính.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV xem kết quả, đánh giá, kết luận và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 3: Lưu file và chuyển công thức sang Word, PowerPoint
a) Mục tiêu: HS biết cách lưu file và chuyển công thức sang Word, PowerPoint.
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân với máy tính.
c) Sản phẩm: HS biết lưu file và chuyển công thức sang Word, PowerPoint.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc SGK.
Yêu cầu HS theo dõi thao tác theo từng bước hướng dẫn của GV.
Yêu cầu HS thực hành thao tác lại các ví dụ.
68
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; lắng nghe GV hướng dẫn.
HS tự thực hành thao tác theo ví dụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS tự thực hành thao tác trên máy tính.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV xem kết quả, đánh giá, kết luận và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 4: Chuyển sang hình ảnh 3D (cấu trúc 3 chiều)
a) Mục tiêu: HS biết cách chuyển sang hình ảnh 3D (cấu trúc 3 chiều).
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân với máy tính.
c) Sản phẩm: HS chuyển sang được hình ảnh 3D (cấu trúc 3 chiều).
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc SGK và theo dõi thao tác theo từng bước hướng dẫn của GV.
Yêu cầu HS thực hành thao tác lại các ví dụ.

69
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; lắng nghe GV hướng dẫn.
HS tự thực hành thao tác theo ví dụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS tự thực hành thao tác trên máy tính.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV xem kết quả, đánh giá, kết luận và chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài.
b) Nội dung: HS tổng kết những nội dung đã học.
c) Sản phẩm: HS sơ đồ hóa nội dung kiến thức.

70
d) Tổ chức thực hiện:
GV vấn đáp HS những nội dung chính của bài học.
HS tự tổng kết.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS đưa ra các ví dụ và phân tích ví dụ.
c) Sản phẩm: Kỹ năng vận dụng vào giải thích các vấn đề đặt ra.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS làm các bài tập trong sách chuyên đề.

Ngày tháng năm


Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

71
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 29, 30, 31, 32
BÀI 9: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA HỌC ẢO
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực hóa học
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được:
- Khái niệm thí nghiệm ảo trong hóa học.
- Cách sử dụng một số phần mềm thực hành thí nghiệm ảo hóa học (Yenka, PhET).
- Thí nghiệm tán xạ hạt α của Rodopho.
- Thí nghiệm về năng lượng hóa học
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động:
- Sử dụng được phần mềm thực hành thí nghiệm ảo.
- Thực hiện được thí nghiệm hóa học ảo.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để:
- Phân tích và lí giải được kết quả thí nghiệm ảo.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát video về thí nghiệm tán
xạ Rodopho, thí nghiệm về năng lượng hóa học để tìm hiểu về hiện tượng tán xạ hạt α, về sự biến đổi
năng lượng hóa học trong phản ứng giữa các chất.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về thí nghiệm tán xạ lá vàng Rodopho, thí
nghiệm về năng lượng hóa học qua phản ứng giữa magnesium và dung dịch hydro chloric acid.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tại sao khi quan sát ở cấp độ hạt nhân, các
hạt α đều bị lệch quỹ đạo ban đầu còn khi quan sát ở cấp độ nguyên tử thì ít bị lệch, vì sao electron (hạt
mang điện tích âm -1) hầu như không làm thay đổi quỹ đạo chuyển động của hạt α, vì sao có sự sai
khác giữa kết quả tính toán của học sinh và thực tế trong thí nhiệm năng lượng hóa học?
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Video hướng dẫn sử dụng phần mềm PhET và Yenka.
- Sách giáo khoa.
- Nhiệm vụ học tập nhóm A, B.
- Máy tính có kết nối internet.
- Bảng phụ nhóm, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ: Không
1. Hoạt động 1: Khởi động (45 phút)
a) Mục tiêu: Thông qua video giúp HS biết cách sử dụng phần mềm thực hành thì nghiệm hóa học
ảo?
b) Nội dung:
- Giáo viên cho học sinh xem video.
- Đặt ra câu hỏi: Phần mềm PhET và Yenka sử dụng miễn phí hay mất phí, cho phép sử dụng trực
tuyến hay ngoại tuyễn, 2 phần mềm được ứng dụng để nghiên cứu vẫn đề gì trong thực hành thí nghiệm
hóa học ảo, tại sao có nhiều thí nghiệm không làm thực tế mà làm thực hành hóa học ảo, cách cài đặt?
c) Sản phẩm: HS dựa trên sách giáo khoa, video, đưa ra dự đoán của bản thân.
+ Cả 2 phần mềm đều miễn phí.
72
+ Phần mềm phET sử dụng cả trực tuyến và ngoại tuyến, Yenka sử dụng trực tuyến.
+ Tại sao không làm thí nghiệm thực tế: độc hại, thiếu dụng cụ hóa chất đắt.
+ Cách cài đặt: theo link có sẵn.
+ Nghiên cứu vấn đề gì: chưa trả lời được.
Cách tải, cài đặt và sử dụng 2 phần mềm:
- Phần mềm PhET:
B1: đăng nhập theo link: http://phet.colorado.edu/vi/
B2: chọn mục Hóa học.
B3: chọn mục thí nghiệm muốn làm.
- Để làm thí nghiệm trong bài chọn Tán xạ Rutherford
B4: nhấn biểu tượng “tải về” nếu muốn làm offline, biểu tượng “∆” nếu muốn làm online.
- Phần mềm Yenka:
B1: đăng nhập theo link: http://yenka.com /science/ để tải phần mềm.
B2: Cài đặt phần mềm:
- Trong mục “nội dung Yenka” chọn chủ đề khoa học, tiếp chọn mục Hóa học.
- Trong mục “sử dụng tại nhà miễn phí” chọn “nhận bản sao Yenka cá nhân miễn phí”, trong giao
diện tiếp theo chọn “dành cho sinh viên”.
- Làm theo hướng dẫn trên màn hình.
B3: chọn thí nghiệm
- trong giao diện Yenka: chọn “I’m at home”, tiếp chọn “ok”.
- Để làm thí nghiệm trong bài: chọn Chemystry rồi vào mục “Reaction energies”, chọn “open”.
d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1: Thí nghiệm lá vàng của Rutherford (tán xạ hạt α) (30 phút)
Mục tiêu: Học sinh làm và quan sát được hiện tượng thí nghiệm tán xạ lá vàng của Rutherford
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: 1. Mô hình Rutherford
GV chia lớp theo nhóm cặp đôi thực hiện nhiệm Đường đi của hạt α
vụ sau: Cấp độ nguyên tử
B1: đăng nhập theo link: Cấp độ hạt nhân
http://phet.colorado.edu/vi/.
- chọn mục Hóa học Đường đi của hạt α
B2: chọn Tán xạ Rutherford Tăng năng Giảm năng
- nhấn biểu tượng “∆” để làm online. lượng lượng
- chọn vào mô hình Rutherford để làm trước. Nguyên tử
(Hoặc chọn vào mô hình bánh pudding để làm Phân tử
sau).
Muốn quan sát: 2. Mô hình bánh pudding
- Quan sát cấp độ nguyên tử: chọn 1 (để làm
trước) Đường đi của hạt α
- Quan sát ở cấp độ hạt nhân: chọn 2 (để làm Cấp độ nguyên tử
sau) Cấp độ hạt nhân
B3: Bấm nút số 4 để mở nguồn hạt α (nút xanh).
- Quan sát đường đi của các hạt α.
Đường đi của hạt α
- Ghi lại hiện tượng quan sát được.
Tăng năng Giảm năng
B4: Thay đổi năng lượng của hạt α
lượng lượng
- Kéo sang trái để giảm, sang phải để tăng.
- Ghi lại hiện tượng quan sát được. Nguyên tử
B5: Lặp lại thí nghiệm ở cấp độ hạt nhân. Phân tử
- Ghi lại hiện tượng quan sát được.
73
B6: Lặp lại thí nghiệm với mô hình nguyên tử
bánh pudding.
- Ghi lại hiện tượng quan sát được.
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu học
tập theo các nhóm.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra
nội dung kết quả thảo luận của nhóm.
Kết luận, nhận định: GV gọi các nhóm nhận
xét, bổ sung, GV chốt kiến thức.

Nội dung 2: Thí nghiệm về năng lượng hóa học thông qua phản ứng giữa magnesium và
hydrochloric acid (30 phút)

Mục tiêu: Học sinh làm và quan sát được hiện tượng thí nghiệm về năng lượng hóa học thông qua
phản ứng giữa magnesium và hydrochloric acid
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập:
GV chia lớp theo nhóm cặp đôi thực hiện nhiệm Câu 1: để đo được lượng dung dịch là 50ml, từ
vụ sau: đó tính được khối lượng nước.
B1: đăng nhập theo link: http://yenka.com Câu 2: để hạn chế nhiệt lượng tỏa ra cốc gây sai
/science/ để tải phần mềm số khi đo năng lượng.
B2: Cài đặt phần mềm: Câu 3: phản ứng tỏa nhiệt.
- Trong mục “nội dung Yenka” chọn chủ đề khoa Câu 4:
học, tiếp chọn mục Hóa học. Câu 5: trao đổi nhiệt với môi trường.
- Trong mục “sử dụng tại nhà miễn phí” chọn
“nhận bản sao Yenka cá nhân miễn phí”, trong
giao diện tiếp theo chọn “dành cho sinh viên”.
- Làm theo hướng dẫn trên màn hình.
B3: chọn thí nghiệm
- trong giao diện Yenka: chọn “I’m at home”,
tiếp chọn “ok”.
- chọn Chemystry rồi vào mục “Reaction
energies”, chọn “open”.
B4: Chọn biểu tượng “=>” để đọc hướng dẫn.
- Giữ chuột trái và rê chuột nếu để dịch chuyển
các chất về vị trị mong muốn. Phản ứng bắt đầu
xảy ra.
B5: Quan sát:
- Hệ thống có một cốc chia độ, lọ đựng HCl và lọ
đựng Mg, một nhiệt kế chỉ nhiệt độ môi trường
là 25oC (bao gồm cả nhiệt độ của lọ HCl và Mg.
- Trong cốc xuất hiện bọt khí.
- Nhiệt kế chỉ ra nhiệt độ tăng dần.
- Biểu đồ sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
- Biến thiên enthalpy của phản ứng là
-466kJ/mol Mg.
B6: Để quan sát phản ứng ở cấp độ phân tử: đưa
chuột lên cốc, chọn “atom viewer”.

74
- Để xem các câu hỏi: chọn biểu tượng “=>”
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành các câu
hỏi.
Câu 1: Vì sao phải sử dụng cốc chia độ?
Câu 2: Vì sao dung dịch HCl được cho rất dư
với lượng cần phản ứng?
Câu 3: Vì sao nhiệt độ lại tăng lên khi phản ứng
xảy ra?
Câu 4: Vì sao nhiệt độ của hỗn hợp chỉ tăng lên
46º?
Câu 5: Vì sao nhiệt độ của dung dịch lại giảm
dần?
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra
nội dung kết quả thảo luận của nhóm.
Kết luận, nhận định: GV gọi các nhóm nhận
xét, bổ sung, GV chốt kiến thức.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút)


a) Mục tiêu: Củng cố lại phần kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi liên quan.
b) Nội dung: GV đưa ra các bài tập cụ thể, gọi HS lên làm và chữa lại.
HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài tập thí nghiệm tán xạ hạt α:
Câu 1: Thực nghiệm quan sát chùm hạt α sau khi đi qua lá vàng: có những hạt không thay đổi quỹ đạo
ban đầu (đi thằng), có những hạt thay đổi quỹ đạo ban đầu (lệch hướng hoặc quay ngược trở lại.
Từ kết quả thí nghiệm, hãy cho biết mô hình nguyên tử Rutherford hay mô hình nguyên tử bánh
pudding có kết quả phù hợp với thực nghiệm. Giải thích vì sao mô hình đó phù hợp với thực
nghiệm.
Câu 2: Khi tăng năng lượng của hạt α:
a. Hiện tượng quan sát thấy là gì?
b. Năng lượng tăng thêm đó gọi là động năng hay thế năng?
c. Hạt α có năng lượng cao hơn có làm thay đổi bản chất của thí nghiệm không?
Câu 3: Đối với lá vàng, nếu tăng số lượng neutron ở hạt nhân thì hiện tượng quan sát sẽ thay đổi ra
sao?
Câu 4: Vì sao quan sát ở cấp độ hạt nhân, trong khung hình quan sát thấy hầu như tất cả các hạt α đều
thay đổi quỹ đạo ban đầu. Trái lại trong khung hình nguyên tử, chỉ có một số ít hạt thay đổi.
Câu 5: Vì sao electron (hạt mang điện tích âm -1) hầu như không làm thay đổi quỹ đạo chuyển động
của hạt α (hạt mang điện tích +2)?
Bài tập thí nghiệm năng lượng hóa học:
Câu 6: Một bạn học sinh tính nhiệt tỏa ra trong thí nghiệm như sau (biết nhiệt dung riêng của nước là
4,184J/g.K, khối lượng riêng của nước là 1g/ml):
- khối lượng nước: m = d.V = 1.50 = 50 (g)
- nhiệt tỏa ra tính theo công thức: Q = m.C.∆T = 50.4,184.(46-25) = 4393,2J
Lượng nhiệt tỏa ra thực tế trong thí nghiệm này là bao nhiêu J? Tại sao lại có sự khác nhau giữa
kết quả tính toán của bạn học sinh và kết quả thực tế?
Câu 7: Cho biết ∆fHo298 (kJ/mol) của các chất ở trạng thái tương ứng như sau:
Chất Mg (s) H2 (g) HCl (g) HCl (aq) MgCl2 (s) MgCl2 (aq)
o
∆fH 298 0 0 -92,3 -167,16 -641,1 -800
Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên và tính ∆fHo298 của phản
ứng.
75
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời

d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để giải quyết các câu hỏi, nội
dung và mở rộng thêm kiến thức của HS.
b) Nội dung:
- Thực hành về tính chất phân cực của phân tử qua bài thí nghiệm cực tính của phân tử bằng phần
mềm PhET.
- Thực hành về tính chất của halogens qua bài thí nghiệm Halogens mục Periodic table của phần mềm
Yenka. Thực hiện theo chỉ dẫn của phần mềm và trả lời các câu hỏi do phần mềm đưa ra.
- Tìm hiểu các bài thí nghiệm hóa học ảo trong phần mềm Yenka và PhET có liên quan đến các chủ
đề và chuyên đề trong Chương trình Hóa học 10. Tiến hành thí nghiệm, quan sát để liên hệ với các nội
dung lí thuyết đã học.
c) Sản phẩm:
- Học sinh nghiên cứu thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS về nhà làm việc nhóm.

Ngày tháng năm


Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Ngày soạn:
Ngày dạy:
76
Tiết: 33,34,35
ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 3
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức
Học sinh có thể:
- Sử dụng được phần mềm vẽ cấu trúc phân tử và một số phần mềm thực hành thí nghiệm ảo hóa
học (Yenka, PhET).
- Vẽ được công thức cấu tạo, công thức Lewis của các chất vô cơ và hữu cơ.
- Lưu được file hình ảnh từ phần mềm vẽ hình.
- Chền được file hình ảnh vào file Microsoft Word, PowerPoint.
2) Năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và
điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
- Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm
vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao
tiếp.
- Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề
xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra
là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học.
b) Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học: biết vẽ cấu trúc phân tử và thực hiện được thí nghiệm hóa học ảo.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: sử dụng được phần mềm hỗ trợ vẽ cấu
trúc phân tử.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: vẽ được và lưu được file cấu trúc phân tử dưới
các dạng cơ bản.
3) Phẩm chất
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên Học sinh


Máy tính Máy tính

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.
2) Nội dung: Mở bức tranh về công thức 3D của ethanol có 4 mảnh ghép tương ứng 4 câu hỏi sau:
1. Chất hữu cơ có có trong cồn, rượu, bia...là gì?
2. Thành phần nguyên tố của acetic acid?
3. Kể các ảnh hưởng đến sức khoẻ khi lạm dụng rượu bia quá mức? (tổn hại hại đến hệ thần
kinh, gây rối loạn tâm thần, viêm gan, xơ gan, viêm loét dạy dày, … dị tật thai nhi,…
4. Hãy cho biết ở nồng độ nào cồn có tác dụng diệt khuẩn tốt nhất? 700
3) Sản phẩm: HS trả lời và mở được bức tranh.
77
4) Tổ chức thực hiện: GV gọi cá nhân trả lời câu hỏi
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài.
2) Nội dung: Làm phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
ND1: Vẽ CTCT của các chất sau: propene, methalol, butane, acetic acid.
ND2: Vẽ công thức Lewwis, lưu file và chuyển công thức sang Word, PowerPoint các chất sau: NH 3,
O2, SO2,
ND3: Vẽ công thức cấu tạo và chuyển sang hình ảnh 3D các chất sau: CH 2OH-CHOH-CH2OH;
C6H5OH, C6H5NH2, CH3CH2CHO.
ND4: Cho phản ứng đốt cháy butane sau:
C4H10(g) + O2(g) CO2(g) + H2O(g)(1)
Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau:
Liên kết Phân tử Eb (kJ/mol) Liên kết Phân tử Eb (kJ/mol)
C–C C4H10 346 C=O CO2 799
C–H C4H10 418 O–H H2O 467
O=O O2 495
a) Cân bằng phương trình phản ứng (1)
b) Xác định biến thiên enthalpy ( ) của phản ứng (1).
c) Một bình gas chứa 12 kg butane có thể đun sôi bao nhiêu ấm nước? (Giả thiết mỗi ấm nước chứa
2 L nước ở 250C, nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K, có 40% nhiệt đốt cháy butane bị thất thoát ra ngoài
môi trường).
Hướng dẫn giải

a. Xét phản ứng: C4H10(g) + O2(g) 4CO2(g) + 5H2O(g)


b. 3.EC-C + 10.EC-H + 6,5.EO=O – 4.2.EC=O – 5.2.EO-H
= 3.346 + 10.418 + 6,5.495 – 8.799 – 10.467 = - 2626,5 (kJ).

c.
Nhiệt cần đun 1 ấm nước: 2.103.4,2.(100 – 25) = 630 000 (J) = 630 (kJ).

Số ấm nước: (ấm nước).


3) Sản phẩm: kết quả bài làm của học sinh.
4) Tổ chức thực hiện:
B1: Chia nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập
B2: Các nhóm thảo luận và làm các nội dung trong phiếu học tập
B3: Hết mỗi ND trong phiếu học tập, GV cho đại diện các nhóm báo cáo, phản biện nhau.
B4: GV nhận xet cho điểm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1) Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để giải quyết các câu hỏi, nội
dung và mở rộng thêm kiến thức của HS.
2) Nội dung:
- Thực hành về tính chất phân cực của phân tử qua bài thí nghiệm cực tính của phân tử bằng phần
mềm PhET.

78
- Thực hành về tính chất của halogens qua bài thí nghiệm Halogens mục Periodic table của phần mềm
Yenka. Thực hiện theo chỉ dẫn của phần mềm và trả lời các câu hỏi do phần mềm đưa ra.
- Tìm hiểu các bài thí nghiệm hóa học ảo trong phần mềm Yenka và PhET có liên quan đến các chủ
đề và chuyên đề trong Chương trình Hóa học 10. Tiến hành thí nghiệm, quan sát để liên hệ với các nội
dung lí thuyết đã học.
3) Sản phẩm:
- Học sinh nghiên cứu thực hiện.
4) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS về nhà làm việc nhóm.

Ngày 09 tháng 5 năm 2023


Ký duyệt

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

79

You might also like