You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ

BÀI 14: VẬT LIỆU POLIME ( Tiết 1)

Giáo viên lên lớp: Trương Thị Thu Thảo

Bộ môn : Hóa học

Lớp : 12/2

Sinh viên dự giờ : Đinh Thị Tường Vân

Tiết 5, thứ 4, ngày 13, tháng 11, năm 2019.

BƯỚC 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

- Tại sao vật liệu polime ngày càng phổ biến trong đời sống?
- Khái niệm chất dẻo? Polime ngày càng phổ biến trong cuộc sống?
- Khái niêm tơ? Có những loại tơ nào?

BƯỚC 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học

1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit.


2. Một số polime dùng làm chất dẻo.
3. Khái niệm tơ.
4. Phân loại tơ.
5. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp.

BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học

1. Kiến thức:
a. Học sinh biết:
- Khái niệm chất dẻo và vật liệu compozit.
- Khái niệm và phân loại tơ.
- Một số loại polime dùng làm chất dẻo và một số loại tơ tổng hợp.
b. Học sinh hiểu:
- Lựa chọn phản ứng điều chế chất dẻo và tơ phù hợp ( Phản ứng trùng hợp
hay trùng ngưng).
- Học sinh vận dụng: giải các bài tập liên quan đến chất dẻo và tơ.
2. Kĩ năng:
- Viết các phương trình điều chế một số loại polime làm chất dẻo và tơ.
- Biết cách sử dụng và bảo quản một số vật liệu polime trong đời sống.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực chủ động trong các hoạt động.
- Học sinh yêu khoa học, ham thích học tập bộ môn.
- Thích tự tìm tòi, nghiên cứu.
- Hợp tác, trung thực và cẩn thận trong các hoạt động.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Các năng lực cần hướng tới:
- Năng lực quan sát.
- Năng lực tự học.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực phân tích, dự đoán.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
BƯỚC 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi có thể kiểm
tra đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh:

Loại
câu
Nhận biết Thông hiểu Vân dụng Vận dụng cao
hỏi/
bài tập
Khái niệm
chất dẻo, vật
Câu liệu compozit,
Lựa chọn phản Viết phương trình Giải thích các
hỏi/ tơ và phân loại
ứng điều chế điều chất một số câu hỏi, bài tập
bài tập tơ.
chất dẻo và tơ polime dùng làm gắn liền với thực
định Thành phần
phù hợp. chất dẻo và tơ. tiễn.
tính tính chất và
ứng dụng của
chất dẻo và tơ
Bài tập Giải các bài tập
định liên quan đến
polime và vật
lượng
liệu polime.
Câu
Vai trò của vật Sử dụng và bảo
hỏi
liệu polime đối quản vật liệu
thực
với đời sống. polime.
nghiệm

BƯỚC 5: Hệ thống các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo mức độ
1. Mức độ biết:
Câu 1: Khái niệm chất dẻo và vật liệu compozit?
Câu 2: khái niệm tơ? Phân loại tơ?
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tơ tằm là tơ thiên nhiên.
B. Tơ visco là tơ thiên nhiên và xuất xứ từ sợi xenlulozo.
C. Tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp.
D. Tơ hóa học gồm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.
2. Mức độ hiểu:
Câu 1: Cho các polime sau đây: tơ tằm, sợi bông, len lông cừu, tơ visci, tơ nilon- 6,
tơ axetat, tơ nitron. Những polime nào có nguồn gốc từ xenlulozo là:
A. Tơ tằm, tơ bông, tơ nitron.
B. Sợi bông, tơ visco, tơ axetat,
C. Sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6.
D. Tơ visci, tơ nilon-6, tơ axetat.
Câu 2: Loại chất nào sau đây không phải là polime tổng hợp:
A. Teflon. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon. D. Tơ capron.
3. Mức độ vận dụng:
Câu 1: Tơ nilon- 6,6 là:
A. Polieste vủa axit adipic và etylen glicol.
B. Hexaclo xiclohexan.
C. Poliamint của axit adipic và hexametylenđiamin.
D. Poliamit của ↋ - aminocaproic.
Câu 2: Polime nào sao đây được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng?
A. Tơ nilon-6,6.
B. Tơ nitron.
C. Tơ tằm.
D. Cả A, B, C.
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày sẽ bị biến màu và trở nên giòn?
Câu 2: Vì sao không ngâm lâu áo quần len trong bột giặt?
Câu 3: Làm sao có thể phân biệt được các vật dụng làm bằng da thật và da nhận tạo
(PVC)?
BƯỚC 6: Thiết kế tiến trình dạy học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối ( 6 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Huy động kiến thức đã có của học sinh, tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung hoạt động:
- Tìm hiểu vai trò và ứng dụng của vật liệu polime đối với đời sống.
- “ Công nghiệp phát triển, con người đã nghiên cứu và sản xuất ra những vật
liệu mới, có đặc tính bền, rẻ, tính thẩm mỹ cao. Ví dụ như tre, nứa được thay
bằng túi nilon, nhựa...Tuy nhiên, những vật liệu mới này không tiếp tục sử
dụng mà thải ra môi trường, nó sẽ tác động như thế nào đến Trái đất?
c. Phương pháp tổ chức hoạt động:
- Giáo viên cho học sinh trình bày nội dung đã được giao nhiệm vụ từ tiết
trước.
- Sử dung phương pháp phong tranh: học sinh chuẩn bị tranh, ảnh về các vật
liệu polime theo nhóm đã phân công. Trình bày công dụng- tác hại của các
vật liệu polime sau đó rút ra biện pháp xử lí.
- Các nhóm lần lượt trình bày theo chỉ dẫn của giáo viên. Nhóm nào trình bày
thuyết phục, lưu loát, tự tin sẽ giành chiến thắng.
d. Đánh giá kết quả hoạt động:
- Học sinh có thể trình bày không rõ ràng, thiếu hoặc thừa nội dung.
- Giáo viên biết được kiến thức, kĩ năng nào các em nắm vững, kiến thức nào
cần bổ sung cho các hoạt động tiếp theo.
Thời Hoạt động của giáo viên và Hoạt động của học Nội dung
gian năng lực cần hướng tới sinh ghi bảng
3 phút/ - Giáo viên cho học sinh từ - Đại diện từng nhóm - Công dụng.
1 nhóm nhóm trình bày tranh, ảnh. trình bày vấn đề. - Tác hại.
- Yêu cầu các nhóm trình bày - Lắng nghe, quan sát - Biện pháp.
về công dung- tác hại và biện các nhóm trình bày.
pháp để ngăn ngừa tác hại đó.
- Lắng nghe, quan sát cách - Nhận xét và rút ra kết
trình bày của học sinh và cho luận cho bản thân.
các nhóm khác nhận xét.
Sau khi tất cả các nhóm trình
bày xong thì giáo viên nhận
xét và rút ra kết luận,
→ Năng lực: làm việc nhóm,
phát hiện và giải quyết vấn đề,
sử dụng ngôn ngữ hóa học.

B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 30 phút)


 Hoạt động 1: Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit.
a. Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được khái niệm chất dẻo và vật liêu compozit.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,
năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực thực hành.
b. Phương thức tổ chức:
- Giáo viên làm thí nghiệm: Hơ nóng một chiếc thước nhựa, sau đó uốn công
và đề nguội. Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét.
c. Sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Học sinh ghi bài vào vở.
- Giáo viên đánh giá câu trả lời của học sinh từ đó biết được kiến thức nào học
sinh đã có, kiến thức nào cần hình thành.
Thời Hoạt động của giáo Hoạt động của học Nội dung ghi bảng
gian viên và năng lực sinh
hướng tới
8 - Giáo viên tiến hành - Học sinh quan sát I. Chất dẻo:
phút thí nghiệm, yêu cầu thí nghiệm. 1. Khái niệm về chất dẻo
học sinh quan sát và - Nhận xét: khi hơ và vật liệu compozit:
rút ra nhận xét. nóng thì chiếc thước a. Chất dẻo:
nhựa bị biến dạng. - Tính dẻo: là tính biến
Để nguội thì không dạng khi chịu tác dụng
trở lại trạng thái ban của áp lực bên ngoài vẫn
- Giáo viên nhận xét đầu. giữ được biến dạng.
kết quả trả lời của - Nghiên cứu sách - Chất dẻo: là những vật
học sinh. Từ đó, rút giáo khoa và trả lời. liệu polime có tính dẻo.
ra khái niệm tính dẻo
và chất dẻo.
- Đặt vấn đề: Khi trộn
polime với chất độn
thì thu được vật liệu
mới gọi là gì?
- Yêu cầu học sinh b. Vật liệu compozit: là
nêu khái niệm và ưu - Vật liệu compozit. vật liệu hộn hợp ít nhất
điểm của vật liệu hai thành phần phân tán
compozit. vào nhau mà không tan
- Cho học sinh quan vào nhau.
sát một số hình ảnh - Nghiên cứu sách - Thành phần: chất nền
của vật liệu compozit. giáo khoa và trả lời. (polime), chất độc, phụ
→Năng lực: quan sát, Quan sát và ghi nhận. gia.
phát hiện và giải
quyết vấn đề, sử dụng
ngôn ngữ hóa học.
1. Hoạt động 2: Một số polime dùng làm chất dẻo
a. Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được một số polime dùng làm chất dẻo ( tên gọi, tính chất, điều chế, và
ứng dụng).
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
b. Phương thức tổ chức:
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hoàn thành bảng sau:
Polietilen Poli ( vinyl clorua) Poli (metyl metacrylat)
(PE) (PVC) (PMM)
Điều chế

Tính chất
Ứng dụng

- Học sinh trình bày phiếu học tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên tổng kết, đưa ra nhận xét và kết luận.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: học sinh ghi bàn vào vở.
- Giáo viên theo giỏi các nhóm làm việc để kịp phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của học sinh để có hướng hỗ trợ hợp lí.
- Giáo viên đưa ra kết luận.
Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Nội dung ghi bảng
gian và năng lực cần hướng học sinh
tới
8 - Giáo viên phát phiếu - Hoàn thành phiếu 2. Một số polime dùng
phút học tập số 1 cho học sinh. học tập số 1. làm chất dẻo.
a. Polietilen (PE)
- Nhóm hoàn thành sớm - Đại diện nhóm b. Poli (vinyl clorua)
nhất trình bày phiếu học lên trình bày phiếu c. poli (metyl metacrylat)
tập ( trình bày chính xác học tập. ( Trình bày theo bảng ở
sẽ nhận được điểm cộng). phiếu học tập số 1)

- Yêu cầu các nhóm khác - Nhận xét, bổ


nhận xét, bổ sung. sung. Quan sát,
Giáo viên nhận xét và lắng nghe.
chỉnh sửa.
→Năng lực: tư học, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ
hóa học, phát hiện và giải
quyết vấn đề.

 Hoạt động 3: khái niệm và phân loại tơ


a. Mục đích hoạt động:
- Nêu được khái niệm tơ và phân loại được các loại tơ.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân: nghiên cứu SGK và trả lời câu
hỏi.
- Câu hỏi: + Tơ là gì?
+ Hoàn thành bàng phân loại tơ.

Loại tơ Nguồn gốc Ví dụ


Tơ thiên nhiên

Tơ tổng
hợp

Tơ hóa học
Tơ bán
tổng hợp
hay tơ
nhân tạo
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản pẩm: học sinh ghi bài vào vở.
- Đánh giá hoạt động: thông qua câu trả lời và đap án điền bảng của học sinh,
giáo viên kịp thời điều chỉnh, nhận xét.
Thời Hoạt động của giáo viên và Hoạt động của Nội dung ghi
gian năng lực cần hướng tới học sinh bảng
- Yêu cầu học sinh nghiên - Nghiên cứu SGK I. Tơ:
cứu SGK và trả lời câu hỏi: và trả lời câu hỏi. 1. Khái niệm:
+ Tơ là gì? - Tơ là những vật
- Yêu cầu 3 học sinh lên - 3 bạn lên bảng liệu polime hình
bàng hoàn thành mẫu bảng hoàn thành bảng sợi, dài và mảnh
giáo viên đã cho về phân theo yêu cầu. với độ bền nhất
loại tơ. Những học sinh định.
7 phút khác tự hoàn thành 2. Phân loại:
vào vở. - Hoàn thành
- Nhận xét câu trả lời của - Quan sát lắng bảng vào vở.
học sinh và hết luận. nghe, chỉnh sửa
bài.
- Cho học sinh quan sát một - Quan sát
số hình ảnh về các loại tơ.
→ Năng lực tự học, quan
sát, dử dụng ngôn ngữ hóa
học, phát hiện và giải quyết
vấn đề.
Đáp án của bảng phân loại tơ
Loại tơ Nguồn gốc Ví dụ
Tơ thiên nhiên Có sẵn trong thiên Bông len, tơ tằm…
nhiên, được sử dụng
trực tiếp.
Tơ tổng Polime được tổng hợp Tơ poliamit (nilon 6,6,
hợp bằng phản ứng hóa học. capron), tơ vinylic ( nitron,
vinilon), tơ lapsan...
Tơ hóa học Tơ bán Chế biến polime thiên Tơ visco, tơ xenlulozo
tổng hợp nhiên bằng phương pháp axetat...
hay tơ hóa học.
nhân tạo

 Hoạt động 4: Một số loại tơ thường gặp


a. Mục tiêu hoạt động:
- Biết được một số loại tơ thường gặp ( tên gọi, điều chế, tính chất và ứng
dụng).
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ hóa học, năng lực
phát hiện và năng lực giải quyết vấn đề.
b. Phương thức tổ chức:
- Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm: hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tơ nilon-6,6 Tơ nitron (olon)
Tính chất
Điều chế
Ứng dụng
- Giáo viên gọi một nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: học sinh ghi bài vào vở.
- Giáo viên theo dõi, quan sát các nhóm làm việc để phát hiện những khó
khăn, vướng mắc của học sinh đề hỗ trợ kịp thời.
- Thông qua báo cáo của học sinh, học sinh các nhóm khác nhận xét góp ý,
giáo viên chất vấn đưa ra kết luận.
Thời Hoạt động của giáo Hoạt động Nội dung ghi bảng
gian viên và năng lực cần của học sinh
hướng tới
- Giáo viên phát - Hoàn thành 1. Một số loại tơ tổng hợp thường
8 phiếu học tập số 2 phiếu học gặp:
phút cho học sinh. tập. a. Tơ nilon-6,6
- Chọn 1 nhóm lên - Nhóm cử - Thuộc loại poliamit.
trình bày. đại diện lên - Tính chất: dai, bền, mềm mại, ít
trình bày. thấm nước, giạt mau khô, kém bền
- Yêu cầu các nhóm - Các nhóm với nhiệt, axit và kiềm.
khác nhận xét, bổ khác nhận - Điều chế:
sung. xét, bổ sung. H2N-[CH2]6-NH2+
- Rút ra kết luận. nHOOC-[CH2]4-COOH →
- Chiếu một số hình - Quan sát. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n
ảnh về một số loại tơ + 2nH2O
và ứng dụng của nó. - Ứng dụng: dệt vải may mặc, vải
→Năng lực: tự học, lót sắm lốp xe, bệt làm giây cáp,
hợp tác, quan sát, sử dây dù...
dụng ngôn ngữ hóa b. Tơ nitron (tơ olon)
học, phát hiện và giải - Thuộc loại tơ vinylic.
quyết vấn đề. - Tính chất: dai, bền với nhiệt, giữ
nhiệt tốt.
- Điều chế:
t◦, xt, p
nCH2=CH (- CH2-CH-)n
CN CN
- Ứng dựng: dệt vải may áo quần,
bện thành sợi len đan áo rét...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Học sinh hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân và cặp đôi để thảo luận, chia sẽ
kết quả.
- Hoạt động chung cả lớp: giáo viên trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm, học sinh
trả lời và giải thích.
c. Sản phẩm và đánh giá kết quả của hoạt động:
- Đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh thông qua các câu hỏi trắc
nghiệm.
- Giáo viên quan sát, phát hiện những vướng mắc của học sinh và có phương
pháp hỗ trợ hợp lí.
- Qua hệ thống câu hỏi, học sinh thảo luận, tìm ra những điểm sai cần điều
chình, chuẩn hóa kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 2 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các
câu hỏi/ bài tập gắn liền với thực tiễn và mở rộng kiến thức học sinh.
Khuyến kích học sinh tham gia tạo hứng thú nghiên cứu khoa học.
b. Phương thức tổ chức:
- Giải quyết các câu hỏi cho sẵn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm, giới thiệu nguồn tài liệu tham
khảo ( internet, thư viện...)
c. Nội dung hoạt động:
- Hoạc sinh hoạt đông nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Vì sao không ngâm lâu áo quần len trong bột giặt?
Câu 2: Vì sao đồ nhựa để lâu ngày sẽ bị biến màu và trở nên giòn hơn?
Câu 3: Làm thế nào để phân biệt được các vật dụng bằng da thật và da nhân tạo
(PVC)?
d. Sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: các nhóm viết báo cáo hoặc có thể làm powerpoint gửi về địa
chie của giáo viên.
- Giáo viên cho học sinh báo cáo sản phẩm ở đầu giờ tiết sau.
E. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ (2 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu và thực hiện các nội dung cần giải
quyết do giáo viên yêu cầu, mục đích giúp cho học sinh giải quyết các câu
hỏi, bài tập,...và chuẩn bị kiến thức cho bài học tiếp theo.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Nội dung hoạt động: hoàn thành hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra.
b. Phương thức tổ chức:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà tìm hiểu chuẩn bị bài cho tiết tiếp
theo: Luyện tập polime và vật liệu polime, giải các bài tập trong sách giáo
khoa.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Bài tập hoàn thành ở vở bài tập.
- Đánh giá kết quả hoạt động: giáo viên đánh giá thông qua các câu hỏi mà
học sinh trả lời ở tiết tiếp theo.

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên kiến tập

Trương Thị Thu Thảo Đinh Thị Tường Vân

You might also like