You are on page 1of 74

KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

vectorstock.com/28062415

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP


ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO
HỌC SINH TRONG NỘI DUNG DẠY HỌC
CHƯƠNG "CẤU TRÚC TẾ BÀO" SINH HỌC 10
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
AL
CI
FI
OF
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ƠN
Đề tài:

“SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN


NH
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG NỘI DUNG
DẠY HỌC CHƯƠNG "CẤU TRÚC TẾ BÀO" SINH HỌC 10
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”
Y

LĨNH VỰC: SINH HỌC


QU
M

Y
DẠ

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

AL
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5
------------------

CI
FI
OF
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ƠN
Đề tài:

“SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN


NH
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG NỘI DUNG
DẠY HỌC CHƯƠNG "CẤU TRÚC TẾ BÀO" SINH HỌC 10
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”
Y

LĨNH VỰC: SINH HỌC


QU
M

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuấn - Trường THPT Diễn Châu 5
SĐT:

Email:
Năm thực hiện: 2023
Y
DẠ

NĂM HỌC: 2022 - 2023


MỤC LỤC
Trang

AL
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1

CI
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................ 2

FI
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................................... 2

OF
5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học............................................................................................... 2
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
8. Dự kiến đóng góp của đề tài.................................................................................. 3
ƠN
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5
NH
1.1.1. Tổng quan về kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học ............................................ 5
1.1.2. Năng lực và năng lực hợp tác. ......................................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 9
1.2.1. Khảo sát về mức độ sử dụng các kĩ thuật dạy học của GV trong dạy học
Y

Sinh học. ........................................................................................................ 9


QU

1.2.2. Khảo sát mức độ quan tâm của GV về việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong
tổ chức dạy học trong chương “Cấu trúc tế bào”....................................................... 9
1.2.3. Khảo sát nhu cầu, mong muốn của học sinh được tham gia các hoạt động học
để phát triển năng lực hợp tác. ................................................................................ 10
M

1.2.4. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh được tham gia các hoạt động học tập
để phát triển năng lực hợp tác. ................................................................................ 10

CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG


LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG NỘI DUNG DẠY HỌC CHƯƠNG
"CẤU TRÚC TẾ BÀO" .......................................................................................... 12
Y

2.1. Phân tích cấu trúc chương "Cấu trúc tế bào" ................................................... 12
2.2. Nguyên tắc và quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. .................................... 12
DẠ

2.2.1. Nguyên tắc..................................................................................................... 12


2.2.2. Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép: ......................................................... 13
2.3. Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học chương "Cấu trúc tế bào" nhằm
phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. ................................................................ 17

AL
2.3.1. Xác định mục tiêu cần đạt chương "Cấu trúc tế bào". .................................. 17
2.3.2. Lựa chọn nội dung dạy học có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép và định
hướng tổ chức dạy học. ........................................................................................... 18

CI
2.3.3. Thiết kế các nhiệm vụ học tập và tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật mảnh ghép
trong chương "Cấu trúc tế bào" nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. .......... 18

FI
2.3.4. Tổ chức dạy học ............................................................................................ 18
2.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trong đề tài được áp

OF
dụng tại đơn vị ......................................................................................................... 37
2.4.1. Mục đích khảo nghiệm: ................................................................................. 37
2.4.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát: ............................................... 38
2.4.3. Nội dung khảo sát:......................................................................................... 39

ƠN
2.4.4. Đối tượng khảo nghiệm: ............................................................................... 40
2.4.5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. ... 41
CHƯƠNG 3.43 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 43
NH
3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 43
3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 43
3.3. Phương pháp thực nghiệm: .............................................................................. 43
3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm ......................................... 43
Y

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 46


QU

3.1. Kết luận ............................................................................................................ 46


3.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 4: PHỤ LỤC
M

Y
DẠ
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

AL
Các chữ viết tắt Ý nghĩa chữ viết tắt
ĐC Đối chứng

CI
ĐG Đánh giá
GV Giáo viên

FI
HS Học sinh

OF
PT Phát triển

KTDH Kĩ thuật dạy học

NL Năng lực

NLHT ƠN
Năng lực hợp tác

TB Tế bào
NH

SGK Sách giáo khoa

THPT Trung học phổ thông

Thực nghiệm
Y

TN
QU

TNSP Thực nghiệm sư phạm

DH Dạy học
M

Y
DẠ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

AL
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình GDTH PT 2018 kèm theo thông tư 32/2018/Bộ GD-ĐT ngày
26 tháng 12 năm 2018, nêu rõ mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm

CI
phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ

FI
nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao
dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự

OF
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Để nâng cao chất lượng
giáo dục cần đầu tư nâng cao chất lượng đại trà bằng nhiều phương pháp, kĩ thuật
dạy học phù hợp là một vấn đề hết sức quan trọng; làm thế nào đề học sinh hứng
thú say mê với môn Sinh học là vấn đề mà các thầy cô giáo dạy bộ môn trăn trở.

ƠN
Với chương trình giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu chung là hình thành và
phát triển cho học sinh những năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo... Trong đó, năng lực hợp tác có vai trò
hết sức quan trọng đối với học sinh. Phát triển năng lực hợp tác giúp các em rèn
NH
luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học
sinh học hỏi giao lưu lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội,
giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh,
nâng cao kết quả học tập và chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường.
Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực, mỗi kĩ thuật có những ưu điểm riêng
Y

và tùy thuộc vào nội dung của mỗi bài học, tiết học để có thể lựa chọn các kĩ thuật
QU

dạy học phù hợp. Kĩ thuật mảnh ghép được coi là một trong những kĩ thuật dạy học
tích cực, có hiệu quả cao trong tổ chức các hoạt động học cho học sinh từ đó hình
thành và phát triển được các nănglực cốt lõi. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy
học tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia vào các hoạt
động với nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kĩ thuật
M

mảnh ghép khiến học sinh chủ động, tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào
các hoạt động để hoàn thành vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân. Từ đó, tạo môi

trường thuận lợi cho học sinh được hoạt động, được trải nghiệm để phát huy tính
chủ động, sáng tạo, giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi và xây dựng câu hỏi để thảo
luận, giải thích, tranh luận hoặc động não trong lớp học; từ đó giúp học sinh chủ
động lĩnh hội kiến thức, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.
Y

Trong quá trình thiết kế tổ chức các hoạt động học tập, tôi nhận thấy các đơn
vị kiến thức trong chương "Cấu trúc tế bào" chủ yếu là tìm hiểu về tế bào nhân sơ,
DẠ

tế bào nhân thực, tìm hiểu lần lượt về các bào quan. Mỗi bào quan đều tìm hiểu về
cấu trúc và chức năng. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học để áp dụng để tổ chức dạy học
chương "Cấu trúc tế bào" đạt được hiệu quả và phát huy được năng lực học sinh.

1
Tuy nhiên, tôi nhận thấy để phát triển năng lực hợp tác thì sử dụng kĩ thuật mảnh
ghép là một trong những lựa chọn phù hợp và hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài:

AL
“Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
trong nội dung dạy học chương "Cấu trúc tế bào" Sinh học 10 – Bộ sách KẾT

CI
NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu và đề xuất quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép nhằm phát

FI
triển năng lực hợp tác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác của học sinh THPT.

OF
- Đề xuất quá trình dạy học trong một số nội dung chương “Cấu trúc tế bào”
phù hợp để dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép.
3. Đối tượng nghiên cứu

ƠN
- Kĩ thuật mảnh ghép nhằm phát triển năng lực hợp tác.
- Năng lực hợp tác của học sinh THPT.
- Quá trình dạy học chương “Cấu trúc tế bào” bằng kĩ thuật mảnh ghép.
NH
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực
hợp tác cho học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học
Y

cho học sinh.


- Phân tích nội dung kiến thức phần “Cấu trúc tế bào” để làm cơ sở xác
QU

định những nội dung để tổ chức hoạt động dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép nhằm
phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
- Nghiên cứu quy trình tổ chức hoạt động dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép
để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
M

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu:


+ Năm học 2022 - 2023, tại trường THPT Diễn Châu 5.
- Phạm vi nghiên cứu:
Y

+ Chương II “Cấu trúc của tế bào” Sinh học 10.


DẠ

6. Giả thuyết khoa học


- Nếu xây dựng được quy trình và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép một cách hợp
lí thì có thể phát triển được năng lực hợp tác cho học sinh.

2
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

AL
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý thuyết cho đề tài: Lý
luận dạy học sinh học, các tài liệu hướng dẫn dạy học, các tài liệu dạy học
tích cực…

CI
- Nghiên cứu nội dung “Chương II: Cấu trúc tế bào” để thiết kế và tổ chức
hoạt động dạy học.

FI
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan khác: Các bài báo về kĩ thuật dạy học
phát triển năng lực hợp tác, tài liệu về ứng dụng cấu trúc tế bào …
7.2. Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm

OF
- Khảo sát, dự giờ các tiết học môn Sinh học ở trường THPT.
- Trao đổi trực tiếp với các GV và HS về việc áp dụng kĩ thuật dạy học tích
cực để phát triển năng lực hợp tác trong dạy học Sinh học THPT.

ƠN
- Sử dụng phiếu điều tra đối với GV và HS.
7.3. Phương pháp chuyên gia
- Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia phương pháp dạy học, giáo
NH
dục học và GV dạy bộ môn Sinh học ở một số trường THPT về khả năng tổ chức
cũng như hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học tích cực nhằm rèn luyện
năng lực hợp tác.
- Lấy ý kiến đánh giá của các giảng viên, các nhà khoa học, GV THPT có
Y

kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như hiệu quả của việc tổ chức hoạt động
dạy học tích cực nhằm rèn luyện năng lực hợp tác.
QU

7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm


Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra, so sánh, đối chiếu kết
quả trước và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp nhằm kiểm tra
tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài.
M

7.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học


Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tiến hành thực
nghiệm sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm exel.
8. Dự kiến đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức các
Y

hoạt động dạy học để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học
DẠ

Sinh học THPT.


- Xây dựng được quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép tổ chức dạy học
chương "Cấu trúc tế bào" - Sinh học 10 để phát triển năng lực hợp tác cho
học sinh.
3
- Tổ chức được quá trình dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép để phát triển
năng lực hợp tác cho học sinh.

AL
- Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác bằng thiết kế rubric và bảng
kiểm quan sát.
- Tạo được không khí lớp học sôi nổi, học sinh sáng tạo, chủ động, tích cực,

CI
phát huy tốt năng lực của bản thân với phương châm "Học sâu, học thoải mái".

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1.

AL
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học

CI
1.1.1.1 Khái niệm về kĩ thuật mảnh ghép
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa

FI
cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp,
kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá

OF
trình hợp tác.
1.1.1.2. Mục tiêu của kỹ thuật mảnh ghép
- Giải quyết một nhiệm vụ kiến thức phức hợp.
- Kích thích sự tham gia tích cực, hiệu quả của học sinh trong hoạt động nhóm.
ƠN
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá hợp tác (không chỉ nhận thức hoàn
thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và
thực hiện nhiệm vụ ở mức độ cao hơn).
NH
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
1.1.1.3. Quy trình tổ chức dạy học bằng sử dụng kĩ thuật "mảnh ghép":
Quá trình thực hiện kĩ thuật mảnh ghép được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (Vòng 1): “Nhóm chuyên gia”.
Y

+ Giai đoạn 2 (Vòng 2): “Nhóm mảnh ghép”.


QU

* Vòng 1: “Nhóm chuyên gia”


- Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng từ 8– 9 học sinh). Mỗi nhóm được
giao một nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng
có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên gia”.
M

- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành
viên trong các nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung

trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành
“chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.
* Vòng 2: “Nhóm mảnh ghép”
Y

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm
“chuyên gia” khác nhau lại hợp lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm “mảnh ghép”.
DẠ

Lúc này, mỗi học sinh “chuyên gia” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm
mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh”
tổng thể.

5
- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên gia” trong nhóm “mảnh ghép” lần
lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo các thành viên trong
nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm

AL
chuyên gia giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể.
- Sau đó nhận nhiệm vụ mới được giao cho nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ
này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm

CI
“chuyên gia”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện
không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập
quan trọng.

FI
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu, thảo luận đảm bảo mỗi thành
viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung để trình bày trong nhóm “mảnh ghép”.

OF
ƠN
Hình 1.2.. Mô hình “kĩ thuật mảnh ghép”
1.1.1.4. Ưu điểm và hạn chế
NH

• Ưu điểm
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức.
Y

- Học sinh được phát triển kĩ năng sống: Kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp
QU

hợp tác, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự tin trình
bày trước đám đông.
- Theo Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà trong cuốn sách “Dạy và học tích
cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” (NXB Đại học Sư phạm, 2022) thì
phong cách học là mỗi học sinh đều có một cách học theo sở thích riêng. Quan tâm
M

đến phong cách học của người học là thúc đẩy tối đa sự phát triển năng lực của
người học.

Mà trong đó, kĩ thuật mảnh ghép kích thích sự tham gia tích cực của học
sinh trong hoạt động nhóm. Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác,
không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày
truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.
Y

Nhờ vậy, kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú thông qua
DẠ

2 giai đoạn của nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép, học sinh chủ động, tích cực
nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách
nhiệm của mỗi cá nhân và trách nhiệm chung của nhóm góp phần hình thành ở học
sinh tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập
6
đối với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở học sinh các kĩ
năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề...

AL
ĐỌC
5%

CI
NGHE
15%

FI
NHÌN
20%

OF
NGHE + NHÌN
25%

ƠN
THẢO LUẬN
55%
THU NHẬN KINH NGHIỆM
NH
BẰNG HÀNH ĐỘNG
75%
DẠY LẠI CHO NGƯỜI KHÁC
90%
Y

Hình 1.1. Biểu đồ mức độ thu nhận giữ thông tin


QU

• Hạn chế:
- Giáo viên phải hiểu sâu lôgic nội dung chương trình từ đó xác định được
nội dung bài học trong đó các phần có mối quan hệ lôgic với nhau để giao nhiệm
vụ học tập hợp lí.
M

- Quản lí hoạt động nhóm sát sao, kiểm soát thời gian cho từng hoạt động.

- Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòng thảo
luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả.
1.1.2. Năng lực và năng lực hợp tác.
1.1.2.1. Khái niệm năng lực.
Y

Hiện nay, khái niệm năng lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
DẠ

Theo tâm lý học: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân
phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo
hoạt động có kết quả tốt.

7
Theo Từ điển giáo dục học: Năng lực là khả năng được hình thành hoặc
phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí
lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt

AL
động, thực hiện một nhiệm vụ.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể (2018), năng
lực được định nghĩa: “Là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố

CI
chất có sẵn và quá trình học tập rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp
kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí …
thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong

FI
điều kiện cụ thể”.
Như vậy, “Năng lực là khả năng kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức, kĩ năng, thái độ

OF
để thực hiện hiệu quả một hoạt động nào đó trong những bối cảnh nhất định”.
1.1.2.2. Khái niệm năng lực hợp tác.
Theo Đinh Quang Báo, Phan Thị Thanh Hội, Trần Thị Gái trong cuốn sách

ƠN
“Dạy học phát triển năng lực sinh học trung học phổ thông” (NXB Đại học Sư
phạm, 2018); năng lực hợp tác là cùng với người khác thực hiện công việc nhằm
đạt mục đích chung nhờ xác định được mục đích và các hoạt động mà bản thân có
thể đảm nhiệm, biết được các nhu cầu, đặc điểm của người khác để tổ chức, hỗ trợ
NH
và chia sẽ kinh nghiệm, huy động được mọi người tham gia hoàn thành công việc.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về NL hợp tác như sau:
Là những khả năng tổ chức và quản lí nhóm học tập, đồng thời thực hiện nội dung
hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh động, sáng tạo để giải quyết
nhiệm vụ chung một cách tốt ưu nhất.
Y

1.1.2.3. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác theo rubric.
QU

NL thành phần Tiêu chí

Tổ chức quản lý TC1: Tập trung sự chú ý trong quá trình triển khai công
việc nhóm.
M

nhóm

TC2: Trình bày được ý kiến, báo cáo của nhóm.


TC3: Thể hiện được ý kiến không đồng tình của bản thân
Hoạt động hợp
một cách lịch thiệp.
tác nhóm
TC4: Tổng hợp lựa chọn sắp xếp ý kiến của các thành viên
Y

trong nhóm.
DẠ

Đánh giá hợp


TC5: Biết cách đánh giá lần nhau dựa trên các tiêu chí..
tác nhóm

8
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác
1.2. Cơ sở thực tiễn

AL
1.2.1. Khảo sát về mức độ sử dụng các kĩ thuật dạy học của GV trong dạy
học Sinh học.

CI
Qua phát phiếu thăm dò đối với 23 giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ
An, chúng tôi nhận được kết quả khảo sát sau:
Mức độ sử dụng (Tỉ lệ % )

FI
Kĩ thuật dạy học Thường Thỉnh Chưa bao
thoảng giờ

OF
xuyên
1. Kĩ thuật "Động não" 0% 30.43% 69.57%
2. Kĩ thuật đặt câu hỏi 82.61% 17.39% 0%
3. Kĩ thuật "Mảnh ghép"
4. Kĩ thuật "Tranh luận ủng hộ -
phản đối"
ƠN 0%

0%
17.39%

17.39%
82.61%

82.61%
NH
5. Kĩ thuật "Đấu thầu" 0% 13.04% 86.96%
6. Kĩ thuật "Lược đồ tư duy" 43.48% 52.18% 4.4%
7. Kĩ thuật "Chia sẽ nhóm đôi" 8.7% 39.13% 52.17%
Y

8. Kĩ thuật KWL 0% 4.35% 96.67%


QU

9. Kĩ thuật Kipling 0% 8.7% 91.3%


10. Khăn trải bàn 0% 69.6% 30.4%
Bảng 1.2. Kết quả quả điều tra về mức độ sử dụng các KTDH của GV
M

Từ kết quả khảo sát cho thấy GV đã có sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
Tuy nhiên mức độ sử dụng chưa nhiều, chỉ một số ít Gv sử dụng thường xuyên, đa
số GV có thỉnh thoảng sử dụng; trong đó kĩ thuật mảnh ghép chỉ 4/23 chiếm tỉ lệ

17,39% GV thỉnh thoảng sử dụng, còn lại đều chưa bao giờ sử dụng kĩ thuật này.
Do vậy, giáo viên chưa đa dạng hóa được các kĩ thuật dạy học tích cực dẫn đến
nhàm chán cho học sinh và học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.
Y

1.2.2. Khảo sát mức độ quan tâm của GV về việc sử dụng kĩ thuật mảnh
ghép trong tổ chức dạy học trong chương “Cấu trúc tế bào”
DẠ

Qua phát phiếu thăm dò ở 23 giáo viên, chúng tôi đã thống kê, xử lí số liệu
và thu được kết quả ở bảng sau:

9
Không
Rất nên tổ
Mức độ Nên tổ chức Phân vân nên tổ
chức

AL
chức
Tỉ lệ % 78.26% 17.34% 4.3% 0%

CI
Bảng 1.3. Kết quả thăm dò ý kiến giáo viên về mức độ quan tâm của GV về việc
sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong tổ chức dạy học.

FI
Qua số liệu khảo sát, có thể thấy giáo viên rất đồng ý với việc tổ chức dạy
học bằng kĩ thuật mảnh ghép trong quá trình tổ chức dạy học.
1.2.3. Khảo sát nhu cầu, mong muốn của học sinh được tham gia các hoạt

OF
động học để phát triển năng lực hợp tác.
Qua phát phiếu thăm dò ở 321 học sinh khối 10, chúng tôi đã thống kê, xử lí
số liệu và thu được kết quả ở bảng sau:

Mức
độ
Rất mong
muốn ƠN
Mong
muốn
Ít mong
muốn
Không
bao giờ
Tỉ lệ% 58.88% 36.72% 3.15 % 1.25 %
NH

Bảng 1.4 Kết quả thăm dò về nhu cầu, mong muốn của học sinh được tham gia
các hoạt động học để phát triển năng lực hợp tác.
Qua việc khảo sát nhu cầu của học sinh về phát triển năng lực hợp tác, chúng
tôi nhận thấy đa phần học sinh rất mong muốn và mong muốn được tham gia các
Y

hoạt động học tập để phát triển năng lực hợp tác trong quá trình học.
QU

1.2.4. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh được tham gia các hoạt động
học tập để phát triển năng lực hợp tác.
Qua phát phiếu thăm dò ở 321 học sinh khối 10, chúng tôi đã thống kê, xử lí
số liệu và thu được kết quả ở bảng sau:
M

Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

Rất hứng thú 261 81.31%


Hứng thú 40 12.46 %
Bình thường 17 5.3%
Y

Không hứng thú 3 0.93%


DẠ

Bảng 1.5. Kết quả thăm dò về mức độ hứng thú của học sinh được tham gia các
hoạt động học tập để phát triển năng lực hợp tác.

10
Qua việc khảo sát mức độ hứng thú của học sinh được tham gia các hoạt động
học tập để phát triển năng lực hợp tác, cho thấy rằng đa phần học sinh rất hứng thú
và hứng thú khi tham gia các hoạt động học tập tích cực để phát triển năng lực hợp

AL
tác trong quá trình học.
Qua đánh giá kết quả khảo sát, tôi đưa ra một số kết luận sau:

CI
Từ kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy việc giáo viên sử dụng các kĩ thuật
dạy học tích cực, trong đó có kĩ thuật mảnh ghép phát triển năng lực cho học sinh
còn chưa nhiều. Điều đó hạn chế việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo

FI
của người học.
Việc tạo môi trường học tập thoải mái, học sinh có thể đa dạng hóa phong

OF
cách học tập thông qua hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau là cần thiết và cần
được quan tâm nhiều hơn nữa.
Trên đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng để tôi thiết kế và sử dụng kĩ
thuật mảnh để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương
"Cấu trúc tế bào" – Sinh học 10.
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

11
CHƯƠNG 2.
SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG NỘI DUNG DẠY HỌC CHƯƠNG

AL
"CẤU TRÚC TẾ BÀO"

CI
2.1. Phân tích cấu trúc chương "Cấu trúc tế bào"
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Vì vậy, sinh học tế bào

FI
là một phần đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực của Sinh Học. Chương II: "Cấu
trúc tế bào" (gồm bài 7 đến bài 9)
Chương này, mở đầu bằng việc giới thiệu về tế bào nhân sơ và sau đó là tế

OF
bào nhân thực. Học sinh sẽ thấy được tại sao tế bào thường có kích thước rất nhỏ?
Tại sao tế bào lại có hình dạng khác nhau? Các bài học đi vào giới thiệu cấu trúc,
chức năng của 2 loại tế bào nhân sơ và nhân thực với mối liên hệ cấu trúc phù hợp
với chức năng. Chương II dừng lại ở bài 9 "Thực hành: Quan sát tế bào".

ƠN
2.2. Nguyên tắc và quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.
2.2.1. Nguyên tắc
- Nguyên tắc trong dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép học sinh chính là đối
NH
tượng chính để khai phá kiến thức. Chính vì thế, giáo viên phải làm sao đó, với
những cách thức gợi mở vấn đề ở một mức độ nhất định sẽ tác động đến tư duy của
học sinh, khuyến khích học sinh tìm tòi và cùng bàn luận về vấn đề đó.
- Đối với phương pháp dạy học tích cực bằng kĩ thuật mảnh ghép, giáo viên
Y

sẽ chú trọng cho học sinh cách thức rèn luyện, tự học, tự tìm ra phương pháp học
tốt nhất để có thể tự lĩnh hội kiến thức mới.
QU

Giáo viên phải biết cách chia đội, nhóm cho phù hợp về số lượng và nhiệm
vụ giúp các học sinh phối hợp cùng với nhau để tìm ra phương pháp học tốt nhất.
Ở mỗi hoạt động, giáo viên sẽ cùng học sinh tổng hợp lại những kiến thức tìm
hiểu được, đồng thời giải đáp những vấn đề học còn thắc mắc, cùng trao đổi và
M

chốt lại kiến thức cho tiết học.



Y
DẠ

Hình 8. Vai trò của người dạy và người học trong dạy và học tích cực
12
2.2.2. Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép:
Bước 1. Xác định mục tiêu cần đạt của chương/chủ đề

AL
GV phân tích nội dung để xác định mục tiêu cần đạt của chương/chủ đề/bài
học về năng lực và phẩm chất. Về năng lực bao gồm năng lực chung (Năng lực
giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng

CI
tạo) cũng như các năng lực đặc thù (Năng lực nhận thức sinh học, năng lực tìm
hiểu thế giới sống, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn). Tuy nhiên đối với
mỗi nội dung chúng ta cần xác định chú trọng phát triển năng lực nào cho học sinh

FI
để sử dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp.
Bước 2. Thiết kế các nhiệm vụ học tập để tổ chức dạy học sử dụng kĩ

OF
thuật mảnh ghép.
- Để sử dụng kĩ thuật mảnh ghép hiệu quả, giáo viên cần thiết kế các hoạt
động học phù hợp, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh.
- Nhằm phát huy tối đa ưu điểm của kĩ thuật mảnh ghép cần phối hợp khéo léo các

ƠN
phương pháp như: hỏi đáp – tìm tòi, phương pháp trực quan, hay dạy học hợp tác …
- Dự kiến thành lập nhóm phân công nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập
GV thiết kế:
NH
+ Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần
được phân công các nhiệm vụ như sau:
Vai trò Nhiệm vụ
Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ, điều khiển, kết luận chung.
Y

Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết.


QU

Hậu cần Ghi chép kết quả, quản lí thời gian.


Thư kí Đặt câu hỏi phản biện.
Phản biện Liên hệ với các nhóm khác.
M

Liên lạc giữa các nhóm khác Liên hệ với giáo viên xin trợ giúp.
Liên lạc với giáo viên Tham gia nhiệm vụ, thảo luận, kết luận, báo cáo.

Các thành viên

Bảng 2.1. Phân công nhiệm vụ của nhóm trong dạy học KT mảnh ghép.
Vòng 1. Nhóm chuyên gia: Thành lập ngẫu nhiên, mỗi nhóm 8 – 9 học sinh,
Y

nhận và thực hiện nhiệm vụ thứ nhất.


DẠ

Vòng 2. Nhóm mảng ghép: Nhiệm vụ của nhóm mảnh ghép phải mang tính
khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức học sinh nắm từ các
nhóm chuyên gia.

13
Từ các vai trò khác nhau đó, HS để rút ra vấn đề, góp ý, bổ sung và sửa
sai cho nhau và học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức cốt lõi và phát triển được
năng lực hợp tác. Vì vậy việc thiết kế các nhiệm vụ học tập phù hợp cho học

AL
sinh có vai trò cực kì quan trọng, góp phần tạo nên thành công trong việc sử
dụng kĩ thuật mảnh ghép.
Bước 3. Tổ chức dạy học.

CI
✓ Vòng 1. Vòng chuyên gia.
- Thành lập nhóm:

FI
+ Gv hướng dẫn thành lập nhóm.
+ Hs ổn định tổ chức nhóm, 8 - 9 người di chuyển đến vị trí chỗ ngồi phù

OF
hợp, phân công nhóm trưởng, thư kí….
- Phân công nhiệm vụ học tập cho các nhóm.
+ Gv: Giao nhiệm vụ cho Hs qua phiếu học tập, giải thích cho các nhóm
hiểu về nhiệm vụ của nhóm mình.
ƠN
+ HS: Nhận nhiệm vụ, mỗi HS nhận 1 phiếu học tập in trên giấy A4, làm
việc theo kĩ thuật mảnh ghép.
- Thực hiện hiệm vụ hợp tác:
NH

+ GV: Có vai trò quan sát cố vấn, giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo
các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có
khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ HS: Thực hiện theo qui trình:
Y

Cá nhân hình thành ý tưởng và làm việc.


QU

Thảo luận: Nhóm trưởng chỉ đạo nhóm, Hs khác nêu ý kiến đóng góp rồi
thảo luận, trao đổi cùng nhau, cùng thống nhất ý kiến.
HS ghi nhanh nội dung vào mặt sau PHT.
M

✓ Vòng 2. Vòng mảnh ghép.


- Chia lại nhóm:

Thành lập các nhóm “mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các
nhóm “chuyên gia”.
- Trong mỗi nhóm mảnh ghép:
+ Lần lượt các thành viên của nhóm chuyên gia sẽ giảng lại cho các thành
Y

viên của nhóm mình về nội dung đã lĩnh hội được qua thảo luận ban đầu.
DẠ

+ Nhóm trưởng khuyến khích các bạn đặt câu hỏi làm rõ vấn đề để đi đến kết
luận. Cuối cùng mỗi thành viên đều hiểu được toàn bộ nội dung của phiếu học tập.
+ Hs viết đáp án vào bảng phụ, dán lên bảng để báo cáo trước lớp.

14
- Các nhóm lớn (các nhóm mảnh ghép):
+ Các nhóm dán sản phẩm lên bảng, cử đại diện báo cáo.

AL
+ Các nhóm khác nhận xét:
HS các nhóm lắng nghe, so sánh với kết quả nhóm mình để nhận xét bổ
sung, có thể đặt câu hỏi làm rõ vấn đề.

CI
- Tổng kết:
+ Cả lớp thống nhất đáp án cuối cùng của nhiệm vụ học tập (như đáp án PHT).

FI
- Trong khi tổ chức cả 2 giai đoạn của kĩ thuật dạy học mảnh ghép GV cần:
+ Quan sát hỗ trợ, nhắc nhở các nhóm hoạt động và hoàn thành đúng thời

OF
gian, và đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm nắm chắc kiến thức.
+ Gợi ý cho HS trong nhóm hoàn thành phiếu học tập số (Gv vận dụng linh
hoạt các phương pháp vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi…).
+ Thông báo thời gian bắt đầu và kết thúc các hoạt động học tập.
ƠN
+ Trong quá trình HS thảo luận GV tiếp cận các nhóm nắm bắt mức độ
tích cực, mức độ lắng nghe, hợp tác của cá nhóm, của từng thành viên trong
nhóm làm căn cứ đánh giá các nhóm, các thánh viên trong nhóm theo tiêu chí đã
NH
đưa ra, và cũng đánh giá mức độ trung thực của các nhóm khi đánh giá các
thành viên trong nhóm.
Thông qua KTDH mảnh ghép, HS được lôi cuốn vào các vai trò khác nhau
trong vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học và đồng thời tạo không khí lớp
học thoải mái, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện được phong cách học của mình,
Y

đảm bảo vừa học sâu, vừa học thoải mái. Thông qua các hoạt động này học sinh
QU

lĩnh hội được kiến thức bài học và phát triển năng lực hợp tác.
Bước 4. Đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh.
Việc đánh giá, rút kinh nghiệm sau giờ dạy có vai trò rất quan trọng,
nhằm đánh giá hiệu quả việc tổ chức dạy học ở mức độ nào đối với giáo viên
M

cũng như học sinh.


Theo Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội trong cuốn sách “Dạy học theo

hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông” chúng tôi
xây dựng bảng kiểm theo bảng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác như
bảng 2.2.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm đánh giá năng lực hợp tác của các thành
Y

viên trong nhóm mình và đánh giá chéo bằng phương pháp sử dụng bảng kiểm
DẠ

theo bảng hệ thống tiêu chí đánh giá kĩ năng hợp tác sau:

15
NL Các mức độ đạt được của năng lực
thành Tiêu chí
phần Chưa đạt Đạt Thành thạo

AL
TC1: Tập trung hoàn Tập trung hoàn
Chưa tập trung
Tập trung thành các việc thành các việc
hoàn thành các
Tổ chức sự chú ý được giao và được giao và

CI
công việc được
quản lý trong quá công việc của công việc của
giao và công
nhóm trình triển toàn nhóm nhưng toàn nhóm với ý
việc của toàn
ý thức chủ động, thức chủ động,

FI
khai công nhóm.
việc nhóm. tự giác chưa cao. tự giác cao.
Trình bày được ý Trình bày được

OF
TC2: tưởng báo cáo ý tưởng báo cáo
Chưa trình bày
Trình bày của nhóm nhưng của nhóm mạch
được ý tưởng
được ý kiến, chưa mạch lạc, lạc, khoa học
báo cáo của
báo cáo của khoa học, ngôn với ngôn ngữ,
nhóm.

TC3:
nhóm.
ƠNngữ, cử chỉ chưa
thuyết phục.
cử chỉ thuyết
phục.

Thể hiện ý kiến Thể hiện ý kiến


Thể hiện Chưa thể hiện
không đồng tình không đồng tình
NH
được ý kiến được ý kiến
Hoạt lịch sự nhưng lịch sự, khéo léo
không đồng không đồng tình
động chưa khéo léo đặt đặt câu hỏi để
tình của bản của bản thân
hợp tác câu hỏi để biết rõ biết rõ ý hoặc
thân một một cách lịch
nhóm ý hoặc góp ý cho góp ý cho người
cách lịch thiệp.
Y

người khác. khác.


thiệp
QU

Biết lựa chọn


TC4: Biết lựa chọn
tổng hợp các ý
Tổng hợp tổng hợp các ý
Chưa biết lựa kiến của các
lựa chọn kiến của các
chọn, tổng hợp thành viên nhưng
sắp xếp ý thành viên, biết
các ý kiến của chưa biết chọn
M

kiến của các chọn ngôn ngữ,


các thành viên. ngôn ngữ, cách
thành viên cách trình bày
trình bày khoa
khoa học.

trong nhóm
học.
Chưa biết đánh
TC5: Biết đánh giá
giá chính xác, Biết đánh giá
Đánh Biết cách chính xác, công
công bằng, chính xác, công
giá hợp đánh giá lần bằng, công khai
Y

công khai khai người khác,


tác nhau dựa khách quan
quan nhóm khác nhưng
DẠ

khách
nhóm trên các tiêu người khác,
người khác, chưa khách quan,
chí nhóm khác.
nhóm khác.
Bảng 2.2. Bảng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác.
16
Để tổng hợp xếp loại năng lực hợp tác của học sinh, tôi đã quy đổi các mức độ đạt
được của mỗi tiêu chí (biểu hiện của năng lực) tương ứng với số điểm như sau:
Mức chưa đạt: 1 điểm; mức đạt: 2 điểm; mức thành thạo: 3 điểm tức là với 5

AL
tiêu chí tối đa sẽ đạt 15 điểm. Dựa vào điểm quy đổi, tôi phân loại năng lực tự học
của học sinh thành 3 mức:

CI
Mức I (chưa đạt): có số điểm đạt từ 1- 6 điểm quy đổi.
Mức II (đạt): có số điểm đạt từ 7-11 điểm quy đổi.

FI
Mức III (thành thạo): có số điểm đạt từ 12- 15 điểm quy đổi.
Trên cơ sở tiêu chí (rubric) đánh giá các NL hợp tác của HS, tôi đã tiến hành
xây dựng bảng hỏi để ĐG quá trình phát triển NL hợp tác cho HS (Bảng 2.2)

OF
2.3. Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học chương "Cấu trúc tế
bào" nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
2.3.1. Xác định mục tiêu cần đạt chương "Cấu trúc tế bào".
Thứ tự Nội dung
Bài 7. Tế bào
ƠN Yêu cầu cần đạt
- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các
1 nhân sơ thành phần của tế bào nhân sơ.
NH
(1 tiết)
- Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo
và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và
màng sinh chất.
- Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.
Y

- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức


QU

Bài 8. Tế bào
năng quan trọng của nhân.
2 nhân thực
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức
(5 tiết)
năng của các bào quan trong tế bào.
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế
M

bào thực vật và động vật.


- Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào

nhân thực.
- Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế
3 Bài 9. Thực bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).
Y

hành: Quan sát - Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (củ
tế bào hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào
DẠ

(2 tiết) niêm mạc xoang miệng,...) và quan sát nhân, một số


bào quan trên tiêu bản đó.
Bảng 2.3. Bảng mục tiêu yêu cầu cần đạt chương “Cấu trúc tế bào”

17
2.3.2. Lựa chọn nội dung dạy học có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép và
định hướng tổ chức dạy học.
Xác định các nội dung trong một bài học, có thể phân tích cấu trúc nội dung

AL
bài học. Mỗi nội dung tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt. Từ đó xác
định những nội dung có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép: các nội dung này phải có
sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau hoặc một mội dung có chứa các nội dung

CI
nhỏ có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau, sau khi tìm hiểu được nội dung
thành phần có thể hiểu được vấn đề lớn.

FI
Trong một bài học không phải tất cả các nội dung kiến thức đều áp dụng
được kĩ thuật mảnh ghép. Vì vậy cần phải chọn ra nội dung thích hợp có thể áp
dụng kĩ thuật mảnh ghép.

OF
TT Tên bài Đơn vi ̣kiến thức cần khai thác
1 Bài 7: Tế bào nhân sơ - Cấu tạo tế bào nhân sơ.

2 Bài 8: Tế bào nhân thực


ƠN
- Lưới nội chất
- Riboxom
- Bộ máy gôngi
NH
- Lizoxom
Bảng 2.4. Nội dung kiến thức được khai thác ở chương II: Cấu trúc của tế bào -
Sinh Học 10
2.3.3. Thiết kế các nhiệm vụ học tập và tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật
Y

mảnh ghép trong chương "Cấu trúc tế bào" nhằm phát triển năng lực hợp tác
QU

cho học sinh.


Sau khi xác định được các nội dung có khả năng áp dụng kĩ thuật mảnh
ghép, tiến hành thiết kế các hoạt động tương ứng với từng giai đoạn của kĩ thuật
mảnh ghép bằng việc xây dựng nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm chuyên gia.
Sau đó xây dựng nhiệm vụ mới cho nhóm “mảnh ghép”, nhiệm vụ mới
M

mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức (mang
tính bộ phận) HS đã lĩnh hội từ các nhóm “chuyên gia”.

2.3.4. Tổ chức dạy học


KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. MỤC TIÊU
Y

1. Năng lực:
DẠ

1.1. Năng lực đặc thù:


- Nhận thức sinh học:
+ Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
18
+ Mô tả cấu tạo và chức năng của các thành phần tế bào nhân sơ.
- Tìm hiểu thế giới sống:

AL
+ Tìm hiểu được một số loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) gây bệnh
cho con người.
- Vận dụng kiến thức:

CI
+ Tại sao vi khuẩn có thể có ở khắp mọi nơi, trong điều kiện thường, trong
tủ lạnh thậm chí trong miệng núi lửa đang hoạt động.

FI
+ Hiểu rõ được ý nghĩa trong y học của việc phân biệt vi khuẩn Gram (+) và
Gram (-).

OF
+ Giải thích được cơ sở việc sử dụng kháng sinh không đúng cách gây nên
tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn. Từ đó, học sinh có ý thức sử dụng thuốc kháng
sinh đúng cách.
1.2. Năng lực chung:

ƠN
+ Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua rèn luyện và phát triển
các kĩ năng sau:
- Năng lực tổ chức quản lý nhóm: Tập trung sự chú ý trong quá trình triển
khai công việc nhóm.
NH

- Năng lực hoạt động hợp tác nhóm.


+ Trình bày được ý kiến, báo cáo của nhóm.
+ Thể hiện được ý kiến không đồng tình của bản thân một cách lịch thiệp.
Y

+ Tổng hợp lựa chọn sắp xếp ý kiến của các thành viên trong nhóm.
QU

- Năng lực đánh giá hợp tác nhóm: Biết đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: có tinh thần tự học, ham học hỏi và hứng thú tìm hiểu về các
loài vi khuẩn gây bệnh, các biện pháp hạn chế sự lây nhiễm và tránh sự kháng
M

thuốc kháng sinh của vi khuẩn.


- Trách nhiệm: thực hiện bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng

học sinh.
- Yêu nước: tích cực, chủ động vận động người khác trong việc phòng chống
chống bệnh do vi khuẩn gây nên.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn
Y

trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.


DẠ

- Tinh thần giúp đỡ bạn bè trong học tập với phương châm “Không có bạn
nào bị bỏ lại”, có tinh thần tập thể, nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao

19
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)

AL
1.1. Mục tiêu:
- Tạo tình huống vào bài mới.
- Tạo không khí học tập, kích thích học sinh động não đầu giờ

CI
- Xác định được vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về vi khuẩn.
1.2. Tổ chức thực hiện:

FI
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên chiếu silde các hình ảnh và đưa ra tình huống sau:

OF
Hình ảnh 1. Vi khuẩn Chlamydomonas nivalis sống ở Nam Cực.

ƠN
NH
Y
QU

Hình ảnh 1. Vi khuẩn Chlamydomonas nivalis sống ở Nam Cực


M

Y
DẠ

Hình ảnh 2. Pyrodictium abyssi sống ở miệng núi lửa đang hoạt động

20
AL
CI
FI
Hình ảnh 3. Vi khuẩn E. Coli sống trong dạ dày người có pH gần bằng 2.

OF
Tình huống: Tại sao các loài vi khuẩn khác nhau sống ở nơi có điều kiện môi
trường khắc nghiệt như miệng núi lửa đang hoạt động với nhiệt độ hàng trăm độ C,
ở vùng Nam Cực có nhiệt độ âm hàng chục độ C, hay có thể sống trong dạ dày
người có pH rất thấp?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
ƠN
HS thảo luận cặp đôi chia sẽ. Đưa ra các giả thuyết, lựa chọn phương án tối ưu.
Bước 3. Báo cáo kết quả:
NH
GV gọi một số HS ở các nhóm cùng chia sẻ, đưa ra giả thuyết và thảo luận
chung cả lớp, lựa chọn phương án tối ưu.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
Có thể các phương án trả lời của học sinh chưa chính xác, giáo viên biến câu
Y

trả lời của học sinh để dẫn dắt vào bài mới. Giáo viên nhận xét năng lực kiến thức
sinh học và tốc độ trả lời câu hỏi, mức độ hào hứng của các HS tham gia hoạt
QU

động, sau đó chốt lại mục đích, ý nghĩa và gợi mở vào bài mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (27 phút)


M

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ (7 phút)
2.1.1. Mục tiêu

- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ


- Tạo được không khí sôi nổi, tích cực.
2.1.2. Tổ chức thực hiện:
Y

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


DẠ

Hình ảnh 1. Kích thước một số loại tế bào và dưới cấp độ tế bào.

21
AL
CI
GV: Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi sau:

FI
1. Em có nhận xét gì về cấu tạo tế bào nhân sơ so với tế bào nhân thực? Em có
nhận xét gì về kích thước của các tế bào?

OF
Hình ảnh 2. Khoai tây cắt nhỏ thành nhiều khối và hình ảnh khoai tây ngâm
trong xanhmetylen 60 phút.

ƠN
NH

2. Hãy nhận xét về màu sắc của 2 khối khoai tây sau khi ngâm xanhmetylen
60 phút.
Y

3. Tính tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích trong 3 trường hợp dưới đây. Hoàn
thiện thông tin vào bảng dưới đây.
QU

1 5 mm
M

2 3
1 mm 1 mm

1 2 3
Y
DẠ

22
3. Kích thước nhỏ mang lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

AL
HS thảo luận cặp đôi chia sẽ. Đưa ra các giả thuyết, lựa chọn phương án tối ưu.
Bước 3. Báo cáo kết quả:
GV gọi một số HS ở các nhóm cùng chia sẻ, đưa ra giả thuyết và thảo luận

CI
chung cả lớp, lựa chọn phương án tối ưu.
Bước 4. Kết luận, nhận định:

FI
Nhận xét các nội dung góp ý, câu hỏi của các nhóm dành cho nhau và giải trình,
trả lời của đại diện các nhóm, chính xác hóa câu trả lời, bổ sung nếu cần thiết.

OF
- GV chiếu slide về hình ảnh bạch cầu và một số hình thái NST.

ƠN
NH

Tế bào bạch cầu “ăn” vi khuẩn Hình thái vi khuẩn


Y

Giáo viên nhận xét năng lực kiến thức sinh học và tốc độ trả lời câu hỏi, mức
độ hào hứng của các HS tham gia hoạt động, sau đó chuẩn hóa và hướng dẫn nhóm
QU

học sinh hoàn thiện nội dung vào vở ghi.


I. Đặc điểm chung của TB nhân sơ:
- Kích thước nhỏ (khoảng 1-5µm).
- Nhân chưa hoàn chỉnh (chưa có màng nhân) → gọi là sinh vật nhân sơ.
M

- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng.


- Tế bào chất không có các bào quan có màng bao bọc.


- Kích thước nhỏ (tỉ lệ S/V lớn) giúp trao đổi chất với môi trường sống
nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh (thời gian sinh sản ngắn).
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ (20 phút) Áp dụng kĩ
Y

thuật mảnh ghép.


DẠ

2.2.1. Mục tiêu


- HS mô tả được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.
- HS hình thành được năng lực hợp tác, tư duy hình ảnh
23
2.2.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

AL
Quan sát H7.2 SGK Hãy cho biết cấu tạo tế bào nhân sơ gồm những thành
phần nào. Sau đó sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tìm hiểu cấu tạo của TB nhân sơ.
✓ Vòng 1. Vòng chuyên gia.

CI
GV:
- Chia lớp thành 4 nhóm “chuyên gia” (8 - 9 học sinh 1 nhóm), mỗi học sinh

FI
được phát 1 thẻ màu, trong mỗi nhóm đầy đủ màu: đỏ, cam, vàng, xanh nước biển.
- Giao nhiệm vụ học tập thông qua PHT, giải thích cho nhóm hiểu về nhiệm
vụ mỗi nhóm. Nhóm 1,2,3,4 thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập số 1,2,3,4 tương

OF
ứng, mỗi HS được phát 1 PHT.
HS: - HS nhận nhiệm vụ thông qua PHT làm việc theo kĩ thuật mảnh ghép.
Vòng 2. Mảnh ghép.

ƠN
Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ ở PHT mảnh ghép.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
✓ Vòng 1. Vòng chuyên gia (3 phút)
NH
Hoạt động của GV:
- Quan sát hỗ trợ, nhắc nhở các nhóm hoạt động và hoàn thành đúng thời
gian, và mỗi thành viên trong nhóm nắm chắc kiến thức.
- Gợi ý cho HS trong nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1,2,3,4. (Gv vận
Y

dụng linh hoạt các phương pháp vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi…).
- Thông báo kết thúc thời gian thực hiện vòng 1.
QU
M

Y

Gv quan sát, hỗ trợ nhắc nhở học sinh trong hoạt động học tập
Hoạt động của HS:
DẠ

HS hoạt động theo nhóm:


+ HSngồi vào vị trí nhóm được phân chia, họp nhóm, phân công nhiệm vụ:
Cử nhóm trưởng, thư kí, phân công các thành viêncùng thực hiện nhiệm vụ.
24
+ Hoạt động trong nhóm nhỏ:
Cá nhân hình thành ý tưởng và làm việc.

AL
Nhóm trưởng thảo luận theo nội dung, 1-2 thành viên trình bày, những
thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Các thành viên trong mỗi nhóm sau khi thảo luận cần ghi nhanh các nội

CI
dung ra mặt sau PHT. Sau đó nhanh chóng di chuyển về nhóm mới.
✓ Vòng 2. Vòng mảnh ghép. (8 phút)

FI
Hoạt động của GV:
- Chia lại nhóm: Những HS có cùng thẻ màu vào 1 nhóm theo hướng dẫn

OF
của GV.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 2 (nhiệm vụ mảnh ghép)
- Thông báo kết thúc thời gian thực hiện nhiệm vụ 2.
Hoạt động của HS:
- Hoạt động trong nhóm nhỏ: ƠN
Mỗi thành viên lần lượt giảng lại nội dung cho các thành viên trong nhóm
mình về nội dung đã lĩnh hội được qua thảo luận ở vòng 1, qua đây sinh được lĩnh
NH
hội kiến thức chủ động, tích cực.
Mỗi cá nhân trong nhóm tham gia hoạt động tích cực cùng hoàn thành
nhiệm vụ của nhóm.
Khuyến khích các bạn đặt câu hỏi làm rõ vấn đề, cùng nhau thảo luận đi đến
Y

kết luận. Cuối cùng mỗi thành viên đều hiểu chính xác toàn bộ nội dung.
QU

- Trong quá trình HS thảo luận Gv tiếp cận các nhóm nắm bắt mức độ tích
cực, mức độ lắng nghe, hợp tác của cá nhóm, của từng thành viên trong nhóm
làm căn cứ đánh giá các nhóm, các thành viên trong nhóm theo tiêu chí đã đưa
ra, và cũng đánh giá mức độ trung thực của các nhóm khi đánh giá các thành
viên trong nhóm.
M

Y
DẠ

25
AL
CI
FI
HS hợp tác trong hoạt động học tập

OF
Bước 3. Báo cáo và thảo luận
HS làm việc theo nhóm mảnh ghép:
- Mỗi nhóm dán bảng phụ lên bảng và cử đại diện báo cáo,

ƠN
- Các nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả nhóm mình.
- Nhóm trình bày có nhiệm vụ giải thích thắc mắc của nhóm bạn, đưa ra lí lẽ
giải thích cho sản phẩm nhóm mình.
NH
Y
QU

HS báo cáo trong hoạt động học tập


Bước 4. Kết luận, nhận định:
Gv liên hệ: Vậy dựa vào đặc điểm nào mà vi sinh vật nhân sơ sinh trưởng
M

nhanh, thích nghi với nhiều loại môi trường như vậy?

a. Tổng kết nội dung kiến thức


Sau khi các nhóm hoàn thành, giáo viên tổ chức hoạt động cả lớp học nhằm tổng
kết và chuẩn hóa nội dung kiến thức, đánh giá hoạt động đạt được của các nhóm.
- Gv chiếu Silde nội dung lên bảng.
Y

b. Đánh giá sản phẩm các nhóm


DẠ

GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, căn cứ vào bản đánh giá cá nhân
cho sản phẩm mỗi nhóm khi hoạt động học tập để đánh giá kết quả hoạt động
nhóm qua các tiêu chí:

26
Cá nhân mỗi học sinh ghi lại nhận xét về sản phẩm nhóm theo các 3 tiêu chí:
+ Viết chữ to, rõ ràng

AL
+ Thể hiện được đủ, đúng nội dung kiến thức nhiệm vụ được giao
+ Khả năng thuyết trình, giải đáp thắc mắc, giải trình kết quả.
Kết thúc hoạt động, kết hợp sự đánh giá giữa GV – HS, giữa HS - HS sẽ

CI
tuyên dương nhóm có kết quả hoạt động tốt nhất. Nhóm nào đạt kết quả tốt sẽ được
nhóm bạn gắn 1 ngôi sao. Như vậy, sản phẩm nào có nhiều ngôi sao nhất thì nhóm

FI
đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (10 PHÚT)

OF
3.1. Mục tiêu:
- HS củng cố kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng lí thuyết.
- Tạo không khí học tập sôi nổi.
3.2. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập ƠN
Trò chơi “Ai nhanh hơn” trên nền tảng kahoot.it
Bộ câu hỏi soạn thảo để tổ chức trò chơi trên kahoot.it
NH

Câu 1: Ba thành phần chính của tế bào nhân sơ gồm:


A. Màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
B. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
Y

C. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.


QU

D. Vỏ nhầy, thành tế bào, màng tế bào.


Câu 2: Chức năng trao đổi chất và bảo vệ cơ thể là của cơ quan nào?
A. Thành tế bào. B. Màng sinh chất. C. Nhân. D. Roi.
Câu 3: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì tế bào vi khuẩn
M

A. xuất hiện rất sớm. B. có cấu trúc đơn bào.


C. có cấu tạo rất thô sơ. D. chưa có màng nhân.

Câu 4: Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là:


A. Lạp thể. B. Trung thể. C. Ti thể. D. Ribosome.
Câu 5: Nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh của tế bào là:
Y

A. Tế bào chất. B. Nhân.


DẠ

C. Thành tế bào. D. Màng tế bào.


Câu 6: Khi nhuôm màu bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn gram âm có màu gì?
A. Màu xanh. B. Màu tím. C. Màu vàng. D. Màu đỏ.
27
Câu 7: Plasmid không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì:
A. số lượng nucleotit rất ít.
B. nó có dạng kép vòng.

AL
C. chiếm tỷ lệ rất ít.
D. thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường.

CI
Câu 8: Tế bào nhân sơ trao đổi chất nhanh chóng với môi trường xung quanh là
nhờ vào…

FI
A. kích thước nhỏ nên S/V lớn. B. kích thước nhỏ nên S/V nhỏ.
C. kích thước lớn nên S/V nhỏ. D. kích thước lớn nên S/V lớn.

OF
Câu 9: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp
vỏ nhầy giúp nó:
A. dễ di chuyển. B. dễ thực hiên trao đổi chất.
C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. D. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.

ƠN
Câu 10: Ở vi khuẩn, plasmid là ...(1).. nhỏ, có khả năng ..(2).. với DNA ở vùng
nhân. Nội dung thích hợp của (1) và (2) lần lượt là:
A. RNA/ liên kết. B. DNA thẳng/ nhân đôi cùng.
NH
C. DNA vòng/ nhân đôi độc lập. D. RNA / di truyền độc lập.
Tổ chức trò chơi trên kahoot.it.
Bước 1: Trên nền tảng Internet, HS vào: Kahoot.it
Bước 2: Nhập mã PIN vào điện thoại rồi chọn Enter.
Y

Bước 3: Gõ tên mình vào ô Nickname rồi chọn OK, Go!


QU

Bước 4: Tham gia chơi: Chọn màu sắc tương ứng đáp án trên màn hình.
Lưu ý: Trả lời đúng, chính xác và nhanh sẽ đạt điểm càng cao. Ai có tổng số điểm
cao nhất sẽ là người chiến thắng trong cuộc chơi này.
M

Y
DẠ

Ảnh chụp về trò chơi trực tuyến trên kahoot

28
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (3 phút)
4.1.Mục tiêu:

AL
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào thực tế
nghiên cứu khoa học. Tìm hiểu và trình bày về bệnh do vi khuẩn, tác hại của thuốc
kháng sinh và phòng tránh lây nhiễm bệnh do vi khuẩn trong cộng đồng.

CI
4.2.Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

FI
Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học về tế bào nhân sơ để
hoàn thành nhiệm vụ:

OF
Bài tập 1: Bạn Nam thường bị cúm và hay sử dụng thuốc kháng sinh. Sau
mỗi đợt sử dụng thuốc kháng sinh, Nam thường có cảm giác chán ăn, đại tiện
không bình thường, bạn ấy đi khám bác sĩ thì được bác sĩ khuyên bổ sung các loại
thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh Probiotic để có hệ tiêu hóa
mạnh khỏe và tốt hơn. Hãy giải thích?
ƠN
Bài tập 2: Vì sao nhiều bệnh do vi khuẩn thường lây nhiễm nhanh, phát sinh
thành dịch? Đặc điểm nào làm cho vi khuẩn có vai trò quan trọng trong tự nhiên và
trong ứng dụng vào đời sống con người?
NH
Bài tập 3. Vẽ sơ đồ tư duy bài 7 vào vở?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm
Học sinh về nhà thực hiện hoàn thành nhiệm vụ vào vở bài tập, giáo viên sẽ
kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở tiết học sau.
Y

HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC


QU

HS đánh giá theo bảng tiêu chí của GV phát.


Ngoài ra, trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên phải tích cực, chú
ý quan sát và lắng nghe phản hồi của học sinh thông qua bảng “Bảng kiểm quan sát
thái độ và kĩ năng của nhóm khi hợp tác nhóm” ở phụ lục 4.
M

KẾ HOẠCH BÀI DẠY: BÀI 8. TẾ BÀO NHÂN THỰC


I. Mục tiêu bài học:

1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức sinh học:
Y

+ Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân thực.


DẠ

+ Mô tả cấu tạo và chức năng của các thành phần tế bào nhân thực.
+ Phân biệt đặc điểm cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên
tế bào nhân thực.

29
- Tìm hiểu thế giới sống:
+ Làm mô hình các bào quan của tế bào nhân thực.

AL
+ Thấy được mối quan hệ giữa các bào quan trong hệ thống sống.
- Vận dụng kiến thức:
+ Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến các bào quan và đưa ra

CI
biện pháp bảo vệ các bào quan trong tế bào.
1.2. Năng lực chung:

FI
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua rèn luyện và phát triển
các kĩ năng sau:

OF
- Năng lực tổ chức quản lý nhóm: tập trung sự chú ý trong quá trình triển
khai công việc nhóm.
- Năng lực hoạt động hợp tác nhóm.
+ Trình bày được ý kiến, báo cáo của nhóm.
ƠN
+ Thể hiện được ý kiến không đồng tình của bản thân một cách lịch thiệp.
+ Tổng hợp lựa chọn sắp xếp ý kiến của các thành viên trong nhóm.
- Năng lực đánh giá hợp tác nhóm: Biết đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí.
NH

2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: có tinh thần tự học, ham học hỏi và hứng thú tìm hiểu về sự phù
hợp chức năng của các bào quan và mối quan hệ các bào quan gtrong tế bào.
Y

- Trung thưc: Thật thà trong học tập.


QU

- Trách nhiệm: Thực hiện bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình, môi trường.
- Nhân ái: Tôn trọng và giúp đỡ bạn bè.
- Yêu nước: Tích cực, chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
M

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT)


1.1. Mục tiêu:

- Tạo tình huống vào bài mới.


- Tạo không khí học tập, kích thích học sinh động não đầu giờ.
- Xác định được vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu nội dung
Y

bài học.
DẠ

1.2. Tổ chức thực hiện:


Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên chiếu silde các hình ảnh và đưa ra tình huống sau
30
Hình ảnh 1. Hình ảnh sản xuất bia cổ xưa

AL
CI
FI
OF
ƠN
Hình ảnh 2.
NH
Y
QU

Tình huống: Bia là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của các
Pharaoh Ai Cập cách đây hơn 5000 năm, hiện nay là món đồ uống đàn ông rất thích.
M

Vào trong cơ thể biến đổi ethanol tạo thành acetaldehyde. Đây là chất gây
độc lên hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể.

Vậy, cơ thể làm sao cơ thể có thể giải độc do uống bia, rượu tạo ra?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận cặp đôi chia sẽ. Đưa ra các giả thuyết, lựa chọn phương án tối ưu.
Y

Bước 3. Báo cáo kết quả:


DẠ

GV gọi một số HS ở các nhóm cùng chia sẽ, đưa ra giả thuyết và thảo luận
chung cả lớp, lựa chọn phương án tối ưu.
Bước 4. Kết luận, nhận định:

31
Có thể các phương án trả lời của học sinh chưa chính xác, giáo viên biến câu
trả lời của học sinh để dẫn dắt vào bài mới. Giáo viên nhận xét năng lực kiến thức
sinh họcvà tốc độ trả lời câu hỏi, mức độ hào hứng của các HS tham gia hoạt động,

AL
sau đó chốt lại mục đích, ý nghĩa và gợi mở vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 25 phút)

CI
Hoạt động 1: Cấu tạo TB nhân thực, áp dụng kĩ thuật mảnh ghép cho
lớp hoạtđộng theo nhóm .
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

FI
Quan sát H7.2 SGK Hãy cho biết cấu tạo tế bào nhân sơ gồm những thành
phần nào. Sau đó sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tìm hiểu cấu tạo của TB nhân sơ.

OF
✓ Vòng 1. Vòng chuyên gia.
Hoạt động của GV:
- Chia lớp thành 4 nhóm “chuyên gia” (8 - 9 học sinh 1 nhóm), mỗi học sinh

ƠN
được phát 1 thẻ màu, trong mỗi nhóm đầy đủ màu: đỏ, cam, vàng, xanh nước biển.
- Giao nhiệm vụ học tập thông qua PHT, giải thích cho nhóm hiểu về nhiệm
vụ mỗi nhóm. Nhóm 1,2,3,4 thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập số 1,2,3,4 tương
ứng, mỗi HS được phát 1 PHT.
NH

Hoạt động của HS:


- HS nhận nhiệm vụ thông qua PHT làm việc theo kĩ thuật mảnh ghép.
Vòng 2. Mảnh ghép.
Y

Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ ở PHT mảnh ghép.


QU

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập


Hoạt động của GV:
✓ Vòng 1. Vòng chuyên gia. (3 phút)
Hoạt động của GV:
M

- Quan sát hỗ trợ, nhắc nhở các nhóm hoạt động và hoàn thành đúng thời
gian, và mỗi thành viên trong nhóm nắm chắc kiến thức.

- Gợi ý cho HS trong nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1,2,3,4. (Gv vận
dụng linh hoạt các phương pháp vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi…).
- Thông báo kết thúc thời gian thực hiện vòng 1.
Y

Hoạt động của HS:


DẠ

HS hoạt động theo nhóm:


+ HS
ngồi vào vị trí nhóm được phân chia, họp nhóm, phân công nhiệm vụ:
Cử nhóm trưởng, thư kí, phân công các thành viêncùng thực hiện nhiệm vụ.

32
+ Hoạt động trong nhóm nhỏ:
Cá nhân hình thành ý tưởng và làm việc.

AL
Nhóm trưởng thảo luận theo nội dung, 1-2 thành viên trình bày, những
thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Các thành viên trong mỗi nhóm sau khi thảo luận cần ghi nhanh các nội

CI
dung ra mặt sau PHT. Sau đó nhanh chóng di chuyển về nhóm mới.
✓ Vòng 2. Vòng mảnh ghép. (8 phút)

FI
Hoạt động của GV:
- Chia lại nhóm: Những HS có cùng thẻ màu vào 1 nhóm theo hướng dẫn

OF
của GV.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 2 (nhiệm vụ mảnh ghép)
- Thông báo kết thúc thời gian thực hiện nhiệm vụ 2.
Hoạt động của HS:
- Hoạt động trong nhóm nhỏ: ƠN
Mỗi thành viên lần lượt giảng lại nội dung cho các thành viên trong nhóm
mình về nội dung đã lĩnh hội được qua thảo luận ở vòng 1, qua đây sinh được lĩnh
NH
hội kiến thức chủ động, tích cực.
Mỗi cá nhân trong nhóm tham gia hoạt động tích cực cùng hoàn thành
nhiệm vụ của nhóm.
Khuyến khích các bạn đặt câu hỏi làm rõ vấn đề, cùng nhau thảo luận đi đến
Y

kết luận. Cuối cùng mỗi thành viên đều hiểu chính xác toàn bộ nội dung.
QU

- Trong quá trình HS thảo luận Gv tiếp cận các nhóm nắm bắt mức độ tích
cực, mức độ lắng nghe, hợp tác của cá nhóm, của từng thành viên trong nhóm
làm căn cứ đánh giá các nhóm, các thành viên trong nhóm theo tiêu chí đã đưa
ra, và cũng đánh giá mức độ trung thực của các nhóm khi đánh giá các thành
viên trong nhóm.
M

- Thông báo kết thúc thời gian thực hiện nhiệm vụ 2.


Hoạt động của HS:


Thực hiện nhiệm vụ 2: Các chuyên gia trong nhóm mới truyền đạt lại kiến
thức tìm hiểu trước đó cho các thành viên trong nhóm. Các thành viên khác mau
chóng ghi lại kiến thức vào mặt sau của PHT.
Y

- Hs Tiến hành thảo luận thực hiện nhiệm vụ 2 ( 8 phút)


DẠ

Bước 3. Báo cáo và thảo luận


- Gv yêu cầu các nhóm treo bảng kết quả lên.

33
HS làm việc theo nhóm mảnh ghép:
- Mỗi nhóm dán bảng phụ lên bảng và cử đại diện báo cáo,

AL
- Các nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả nhóm mình.
- Nhóm trình bày có nhiệm vụ giải thích thắc mắc của nhóm bạn, đưa ra lí lẽ
giải thích cho sản phẩm nhóm mình.

CI
Bước 4. Kết luận, nhận định:
Hoạt động của GV:

FI
Gv yêu cầu các nhóm khác phản biện những điểm khác nhau trong báo cáo
của bốn nhóm.

OF
Cá nhân mỗi học sinh ghi lại nhận xét về sản phẩm nhóm theo các 3 tiêu chí:
+ Chữ to, rõ ràng.
+ Thể hiện được đủ, đúng nội dung kiến thức nhiệm vụ được giao.

ƠN
+ Khả năng thuyết trình, giải đáp thắc mắc, giải trình kết quả.
Các nhóm sẽ có các hướng trả lời khác nhau với câu hỏi của giáo viên. GV
cho các nhóm nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm còn lại. GV nhận xét
đánhgiá câu trả lời của từng nhóm và thông báo đáp án đúng .
NH

- Gv chiếu silde nội dung lên bảng.


HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (12 PHÚT)
(Áp dụng cho phần luyện tập sau khi đã học hết bào quan của tế bào nhân thực)
Y

3.1. Mục tiêu:


QU

- HS củng cố kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng lí thuyết.
- HS làm được mô hình tế bào nhân thực
3.2. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập:
M

Nhiệm vụ 1 (thực hiện ở nhà). Mỗi nhóm mảnh ghép làm 1 mô hình tế bào
nhân thực.

GV:
- Hướng dẫn, gửi links vi deo, các ý tưởng qua Zalo, từ đó động viên đôn
đốc, điều chỉnh kịp thời.
Y

HS:
DẠ

Lập nhóm Zalo, phân chia nhiệm vụ qua zalo.


Nhiệm vụ này HS chuẩn bị ở nhà, khi làm mô hình cần chú ý:
+ Mô hình phải thể hiện được cấu trúc phù hợp chức năng của các bào quan.

34
+ Vị trí các bào quan với nhau.
+ Ưu tiên sử dụng các sản phẩm qua sử dụng để góp phần bảo vệ môi trường
như sử dụng: Bìa capton, ống hút qua sử dụng, xốp đã qua sử dụng….

AL
Nhiệm vụ 2. Thực hiện trò chơi:
GV mời lớp trưởng làm trọng tài, cho các nhóm quay lựa chọn bào quan để

CI
trình bày?

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

Hình ảnh các thành phần để tạo con quay chọn bào quan

35
+ Gv làm con quay chọn bào quan gồm 4 lớp chồng lên nhau như hình
Lớp dưới cùng là hình về vòng tròn cấu tạo.

AL
Lớp tiếp theo là hình về vòng tròn chức năng.
Lớp thứ 3 là hình đánh số từ 1đến 8, tương ứng các bào quan được đánh số ở
lớp trên cùng.

CI
Lớp thứ 4, lớp trên cùng là hình ảnh các bào quan không ghi chú thích, chỉ
đánh số, và cắt một khoảng trống để quay HS quay chọn bào quan.

FI
+ HS tiến hành quay lựa chọn bào quan trả lời.
+ HS trình bày về cấu tạo và chức năng bào quan mà nhóm quay trúng.

OF
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác:
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà: Hs các nhóm làm mô hình tế bào nhân thực
- Thực hiện nhiệm vụ trên lớp: Trình bày sự phù hợp giữa cấu trúc và chức
năng bào quan nhóm mình quay được.
Bước 3. Báo cáo thảo luận:
- Hs
ƠN
lên trình bày đồng thời thuyết trình về sản phẩm nhóm mình
- Các nhóm khác lắng nghe và phản biện
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

HS trình bày và trả lời phản biện của các nhóm

36
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, căn cứ vào bản đánh giá cá nhân cho
sản phẩm mỗi nhóm hoạt động để đánh giá kết quả hoạt động nhóm qua các tiêu chí:

AL
Cá nhân mỗi học sinh ghi lại nhận xét về sản phẩm nhóm theo các 4 tiêu chí:
+ Thiết kế đẹp, màu sắc hài hòa, chính xác, rõ ràng

CI
+ Các bào quan được thể hiện rõ về cấu tạo, đúng về vị trí.
+ Trình bày được đủ, đúng nội dung kiến thức nhiệm vụ được giao

FI
+ Khả năng thuyết trình, giải đáp thắc mắc, giải trình kết quả.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (3 phút)

OF
4.1. Mục tiêu:
+ Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế và ứng dụng thực tiễn
trong việc đưa ra các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản than và gia đình.
4.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: ƠN
Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học về tế bào nhân sơ
để hoàn thành nhiệm vụ:
NH
Bài tập 1: Hãy giải thích vì sao những người nghiện thuốc lá thường hay bị
viêm đường hô hấp và viêm phổi, biết khói thuốc lá có thể làm liệt các lông rung
của các tế bào niêm mạc đường hô hấp.
Bài tập 2: Tại sai khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí
Y

sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khỏe con người hơn các loại kháng sinh
được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?
QU

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm


Học sinh về nhà thực hiện hoàn thành nhiệm vụ vào vở bài tập, giáo viên sẽ
kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở tiết học sau.
HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC (2 phút)
M

GV nhận xét chung, tuyên dương các hoạt động đạt được của các nhóm
trongsuốt quá trình học.

HS tiến hành đánh giá theo các tiêu chí và phiêu đánh giá mà GV đã phát tới
mỗi HS.
2.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trong đề tài
Y

được áp dụng tại đơn vị


2.4.1. Mục đích khảo nghiệm:
DẠ

Thông qua khảo sát nhằm khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của đề tài
SKKN sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực hợp tác của học sinh đã
đề xuất, để từ đó hoàn thiện đề tài cho phù hợp với thực tiễn.
37
2.4.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát:
2.4.2.1. Phương pháp khảo sát:

AL
Để tiến hành khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của đề tài, tác links khảo
sát trên Google Form:
Links khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi ở GV:

CI
https://docs.google.com/forms/d/1jNrAj4diSThm4x8-
9tTQY2cuUz4zpziIbBgURzGxAZU/edit#responses

FI
Links khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi ở HS:
https://docs.google.com/forms/d/1atq5PIHSDHDtje5PM690k6pZMW43pqZ

OF
MTlWAj1fdrf0/edit#responses
Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của đề tài kiến theo hai tiêu chí: sự cần
thiết và tính khả thi của đề tài sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực
hợp tác của học sinh bằng phương pháp chuyên gia. Thực hiện đánh giá các tiêu

ƠN
chí theo 4 mức độ từ cao đến thấp và được lượng hoá bằng điểm số.
+ Tính cần thiết: Rất cần thiết (4 điểm); cần thiết (3 điểm); ít cấp thiết (2
điểm); không cấp thiết (1 điểm).
+ Tính khả thi: Rất khả thi 4 (điểm), khả thi (3 điểm); ít khả thi (2 điểm);
NH

không khả thi (1 điểm).


Sau khi nhận kết quả thu được, chúng tôi tính điểm trung bình cho mỗi nội
dung khảo sát theo phần mềm excel.
Quy ước thang đo: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá và phân tích
Y

dữ liệu một cách hợp lí và khoa học, thông tin thu thập được từ kết quả khảo sát
QU

quy ước dựa vào giá trị trung bình trên thang đo với giá trị khoảng cách bằng
(điểm tối đa – điểm tối thiểu)/ n = (4-1)/4 = 0.75, vậy ý nghĩa của các mức tương
ứng với bản dưới đây:
Quy ước xử lí thông tin phiếu khảo sát
M

Điểm
1 2 3 4
quy ước

Không cấp
Mức độ Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết
thiết
Điểm trung
1.0 -1.75 1.75 -2.5 2.5 -3.25 3.25 - 4.0
bình
Y

Mức độ Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi
DẠ

Điểm trung
1.0 -1.75 1.75 -2.5 2.5 – 3.25 3.25 -4.0
bình

38
2.4.3. Nội dung khảo sát:
Tác giả thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng của giáo
viên Sinh học trên địa bàn tỉnh Nghệ An, học sinh trường THPT Diễn Châu 5….

AL
Với nội dung đã đã đề ra trong đề tài. Với thời gian cho phép chúng tôi đã tiến
hành khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của đề tài với các nội dung sau:

CI
2.4.3.1. Khảo sát tính cấp thiết.
Không Ít Rất
Cấp
Các biện pháp cấp cấp cấp

FI
TT
thiết
thiết thiết thiết
Căn cứ vào nội dung kiến thức, mục tiêu

OF
cần đạt của chương “Cấu trúc tế bào” sử
dụng kĩ thuật mảnh ghép ở hoạt động hình
thành kiến thức mới của bài 7 và bài 8 ở
1 nội dung sau: 0 2 44 366
Bài 7. Cấu tạo tế bào nhân sơ. ƠN
Bài 8. Tìm hiểu về 4 bào quan: Ribosome,
lưới nội chất, bộ máy Golgi, lysosome
NH

Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh


rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác
2 0 1 26 385
cho học sinh thông qua kĩ thuật dạy học
tích cực – kĩ thuật mảnh ghép.
Y

Sử dụng trò chơi theo nhóm kết hợp sản


QU

phẩm STEM vào hoạt động luyện tập để


3 khắc sâu kiến thức từ đó giải thích hiện 0 2 31 379
tượng thực tế và phát huy năng lực hợp
tác cho học sinh.
Sử dụng bảng kiểm theo bảng hệ thống
M

tiêu chí đánh giá kĩ năng hợp tác để các


4 0 3 43 366
nhóm đánh giá năng lực hợp tác của các

thành viên.
Y
DẠ

39
2.4.3.2. Khảo sát tính khả thi.
Không Ít Rất
Khả

AL
TT Các biện pháp khả khả khả
thi
thi thi thi
Căn cứ vào nội dung kiến thức, mục tiêu

CI
cần đạt của chương “Cấu trúc tế bào” sử
dụng kĩ thuật mảnh ghép ở hoạt động hình
thành kiến thức mới của bài 7 và bài 8 ở

FI
1 nội dung sau: 0 2 41 369
Bài 7. Cấu tạo tế bào nhân sơ.

OF
Bài 8. Tìm hiểu về 4 bào quan: Ribosome,
lưới nội chất, bộ máy Golgi, lysosome
Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
2
ƠN
rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác
cho học sinh thông qua kĩ thuật dạy học
tích cực – kĩ thuật mảnh ghép.
0 2 30 380

Sử dụng trò chơi theo nhóm kết hợp sản


NH
phẩm STEM vào hoạt động luyện tập để
3 khắc sâu kiến thức từ đó giải thích hiện 0 2 27 383
tượng thực tế và phát huy năng lực hợp
tác cho học sinh.
Y

Sử dụng bảng kiểm theo bảng hệ thống


tiêu chí đánh giá kĩ năng hợp tác để các
QU

4 1 3 48 360
nhóm đánh giá năng lực hợp tác của các
thành viên.
2.4.4. Đối tượng khảo nghiệm:
M

Tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 26 cán bộ và giáo viên có chuyên
môn Sinh học ở 7 trường THPT Diễn Châu 5; THPT Diễn Châu 3, THPT Diễn
Châu 4, THPT Nguyễn Xuân Ôn, THPT Hoàng Mai 2, THPT Cửa Lò, THPT

Quỳnh Lưu 2… trên địa bàn tỉnh Nghệ An và 386 HS lớp 10 trường THPT Diễn
Châu 5.
TT Đối trượng Số lượng
Y

1 Gv bộ môn Sinh học 26


DẠ

2 Học sinh khối 10 386


Tổng 412

40
2.4.5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã
đề xuất.

AL
2.4.4.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết đã đề xuất.
Thông số
TT Các biện pháp
Mức

CI
X
Căn cứ vào nội dung kiến thức, mục tiêu cần đạt của 3.88 Rất cấp
chương “Cấu trúc tế bào” sử dụng kĩ thuật mảnh thiết

FI
ghép ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài 7
1 và bài 8 ở nội dung sau:

OF
Bài 7. Cấu tạo tế bào nhân sơ.
Bài 8. Tìm hiểu về 4 bào quan: Ribosome, lưới nội
chất, bộ máy Golgi, lysosome

2 ƠN
Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh rèn luyện 3.92
và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông
qua kĩ thuật dạy học tích cực – kĩ thuật mảnh ghép.
Rất cấp
thiết

Sử dụng trò chơi theo nhóm kết hợp sản phẩm 3.91 Rất cấp
NH
STEM vào hoạt động luyện tập để khắc sâu kiến thiết
3
thức từ đó giải thích hiện tượng thực tế và phát huy
năng lực hợp tác cho học sinh.
Sử dụng bảng kiểm theo bảng hệ thống tiêu chí đánh 3.88 Rất cấp
Y

4 giá kĩ năng hợp tác để các nhóm đánh giá năng lực thiết
hợp tác của các thành viên.
QU

Bảng đánh giá sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất
Kết quả khảo sát tính cấp thiết ở bảng đánh sự cấp thiết cho thấy tính cấp
thiết của sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực hợp tác của học sinh.
M

Điểm trung bình chung của cả 4 biện pháp là 3.89 điểm. Khoảng cách giữa các giá
trị điểm trung bình không quá xa nhau (chênh lệch giữa X max và X min là 0.05).

Điều này chứng tỏ rằng, các ý kiến đánh giá chung là tương đối thống nhất. Tuy
nhiên, đi sâu vào từng biện pháp cụ thể và từng nhóm chủ thể đánh giá cụ thể thì
cũng có sự chênh lệch khác nhau.
Y
DẠ

41
2.4.5.1. Kết quả khảo sát tính khả thi đã đề xuất.
Thông số
Các biện pháp

AL
TT
X Mức
Căn cứ vào nội dung kiến thức, mục tiêu cần đạt của

CI
chương “Cấu trúc tế bào” sử dụng kĩ thuật mảnh
ghép ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài 7
và bài 8 ở nội dung sau: Rất khả
1 3.89

FI
thi.
Bài 7. Cấu tạo tế bào nhân sơ.
Bài 8. Tìm hiểu về 4 bào quan: Ribosome, lưới nội

OF
chất, bộ máy Golgi, lysosome
Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh rèn luyện
Rất khả
2 và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông 3.9
thi.
qua kĩ thuật dạy học tích cực – kĩ thuật mảnh ghép.
ƠN
Sử dụng trò chơi theo nhóm kết hợp sản phẩm
STEM vào hoạt động luyện tập để khắc sâu kiến Rất khả
3 3.92
thức từ đó giải thích hiện tượng thực tế và phát huy thi.
NH
năng lực hợp tác cho học sinh.
Sử dụng bảng kiểm theo bảng hệ thống tiêu chí để
Rất khả
4 đánh giá năng lực hợp tác để các nhóm, đánh giá 3.83
thi.
năng lực hợp tác của các thành viên.
Y

Bảng đánh giá sự khả thi của các biện pháp đã đề xuất
QU

Qua số liệu cho thấy, giá trị trung bình chung của cả 4 biện pháp là 3.88
điểm, trong đó có 3/4 biện pháp có điểm cao hơn giá trị trung bình chung, theo thứ
tự từ cao đến thấp là biện pháp 3, biện pháp 2, biện pháp 1 và biện pháp 4. Cho
thấy rằng HS rất thích được trải nghiệm thực tế và tạo ra sản phẩm quay lai ứng
dụng vào khắc sâu kiến thức một cách khoa học.
M

Tóm lại, từ bảng kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp thiết kế sử
dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để phát triển năng lực hợp tác của học sinh

đánh giá mức độ cần thiết và khả thi cao. Các biện pháp đưa ra đạt điểm trung
bình X = 3.89 về sự cần thiết và X = 3.88 về tính khả thi.
Kết quả nghiên cứu trên khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các
Y

biện pháp thiết kế sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để phát triển năng lực hợp
tác của học sinh. Điều này chứng tỏ các biện pháp của tác giả đề xuất bước đầu đã
DẠ

được đa số giáo viên và Hs đồng tình ủng hộ.

42
CHƯƠNG 3.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

AL
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả khi sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để phát

CI
triển năng lực hợp tác cho học sinh trong nội dung dạy học "Cấu trúc tế bào". Qua
hoạt động đánh giá nhận xét của học sinh trong giờ học bằng phiếu quan sát tổ

FI
chức ở hoạt động 5, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận về
mức độ phát triển năng lực hợp tác và hiệuquả lĩnh hội tri thức của học sinh.
3.2. Đối tượng thực nghiệm

OF
- Thời gian: Năm học 2022 - 2023
- Đối tượng thực nghiệm: Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm qua Ban giám
hiệu nhà trường, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên Sinh học và giáo viên chủ

ƠN
nhiệm chúng tôi đã lựa chọn được học sinh 4 lớp khối 10.
3.3. Phương pháp thực nghiệm:
- Ở lớp thực nghiệm: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực hợp
tác cho học sinh trong nội dung dạy học "Cấu trúc tế bào"
NH

3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm


Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học 2022 - 2023 tại 4 lớp,
gồm có 10A3, 10A4, 10A11,10A12. Mỗi lớp chúng tôi chọn ngẫu nhiên 4 HS để
tiến hành đánh giá quá trình phát triển năng lực hợp tác qua 2 lần.
Y

Lần 1: Đánh giá năng lực hợp tác khi học bài 7: Tế bào nhân sơ.
QU

Lần 2: Đánh giá năng lực hợp tác khi học bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực.
GV sử dụng bộ tiêu chí đánh giá năng lực đã được xây dựng. Các biện pháp
đã tiến hành với các công cụ đánh giá là vấn đáp, phiếu quan sát, bài tập và phần
tự đánh giá của HS ở cuối mỗi bài học.
M

Kết quả được thể hiện ở bảng 1. Mức độ đạt về các tiêu chí và năng lực hợp
tác của cá nhân học sinh và bảng 2: Số lượng và tỷ lệ học sinh có mức đạt khác

nhau về các tiêu chí và năng lực hợp tác.


Y
DẠ

43
Bảng 1. Mức độ đạt về các tiêu chí và năng lực hợp tác của các học sinh.
L
IA
Bài 7 Bài 8
Họ và tên học sinh Mức đạt của các tiêu Điểm quy đổi và Mức đạt của các tiêu

C Điểm quy đổi và mức


STT
chí theo thứ tự mức đạt của NL chí theo thứ tự

1 Nguyễn Thị Bảo An – 10A3


1-2-3-4-5
Đ-CĐ-Đ-CĐ-CĐ 7–I
hợp tác. 1-2-3-4-5
Đ-CĐ-Đ-Đ-Đ
F I đạt của NL hợp tác.
9 – II
2
3
4
Hồ Thị Phương Anh – 10A3
Trần Xuân Dũng Duy – 10A3
Trần Huy Ngọc – 10A3
Đ-CĐ-Đ-CĐ-Đ
Đ-CĐ-Đ-Đ-Đ
TT-Đ-TT-Đ-Đ
7–I
9 – II
13 – III
OF
Đ-CĐ-Đ-Đ-Đ
Đ-CĐ-Đ-Đ-Đ
TT-Đ-TT-Đ-TT
10 – II
10 – II
13 – III
5
6
7
Lê Thị Ngọc Anh – 10A4
Nguyễn Trung Anh – 10A4
Phạm Văn Khoa – 10A4
CĐ-CĐ-Đ-Đ-Đ
CĐ-CĐ-Đ-Đ-Đ
CĐ-Đ-Đ-Đ-Đ
8 – II
8 – II
9 – II
Ơ N Đ-CĐ-TT-Đ-Đ
Đ-CĐ-Đ-Đ-Đ
Đ-CĐ-Đ-Đ-Đ
10 – II
9 – II
9 – II
8
9
10
Nguyễn Thị Hải Yến – 10A4

Phạm Hùng Dũng – 10A11


Đ-CĐ-CĐ-CĐ-Đ
Lê Nguyễn Phương Chi – 10A11 CĐ-CĐ-Đ-CĐ –Đ
CĐ-CĐ-CĐ-CĐ-CĐ
N H 8 – II
6–I
5–I
Đ-CĐ-TT-CĐ-Đ
CĐ-CĐ-Đ-CĐ-Đ
CĐ-CĐ-CĐ-CĐ-Đ
10 – II
7–I
5–I
11
12
Nguyễn Thị Mai Lê – 10A11
Cao Thị Khánh Linh – 10A11
Trương Văm Hoàng – 10A12 U Y
Đ-CĐ-CĐ-Đ-Đ
TT-TT-Đ-Đ-TT
Đ-CĐ-Đ-CĐ-Đ
9 – II
13 – III
11 – II
TT-Đ-Đ-Đ-Đ
TT-TT-Đ-Đ-TT
Đ-CĐ-TT-Đ-Đ
13 – II
18 – III
10 – II

Q
13
14 Cao Văn Mạnh – 10A12 TT-Đ-Đ-Đ-Đ 10 – II TT-Đ-Đ-TT-TT 12 – III
Nguyễn Hải Minh – 10A12 Đ-CĐ-CĐ-CĐ-CĐ 5–I Đ-CĐ-Đ-CĐ-CĐ 6–I

M
15
16 Nguyễn Diệu Như – 10A12 CĐ-CĐ-CĐ-CĐ-CĐ 4–I CĐ-CĐ-CĐ-CĐ-CĐ 5 – I

K È TC1: 6CĐ-8Đ-2TT
TC2: 9CĐ-6Đ-1TT
Tổng hợp các mức đạt mỗi tiêu chí và TC3: 5CĐ-9Đ-2TT
-6/16(37,5%)
đạt mức I
TC1: 3CĐ-10Đ-3TT -4/16 (25%) đạt mức I
TC2: 6CĐ-9Đ-1TT -9/16(56,25%)
- 8/16 (50%) đạt TC3: 2CĐ-11Đ-3TT mức II
đạt

Ạ Y
mức đạt chung về năng lực hợp tác.
TC4: 9CĐ-7Đ-0TT
TC5: 7CĐ-8Đ-1TT
mức II
- 2/16 (12,5%)
đạt mức III
TC4: 6CĐ-9Đ-1TT
TC5: 4CĐ-10Đ-2TT
- 3/16 (18,75%) đạt
mức III

D 44
Bảng 2: Số lượng và tỷ lệ học sinh có mức đạt khác nhau về các tiêu chí và năng
hợp tác

AL
Số Năng
Bài Mức Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu
STT lượng/ lực hợp
học đạt chí 1 chí 2 chí 3 chí 4 chí 5
Tỷ lệ tác

CI
SL 6 9 5 9 7 6

TL 37,5% 56,25% 31,25% 56,25% 43,75% 37,5%

FI
Bài SL 8 6 9 7 8 8
1 Đ
7

OF
TL 50% 37,5% 56,25% 43,75% 50% 50%
SL 2 1 2 0 1 2
TT
TL 12,5% 6,25% 12,5% 0.00% 6,25% 12,5%


SL
TL
3
18,75%
ƠN6
37,5%
2
12,5%
6
37,5%
4
25%
4
25%
SL 10 9 11 9 10 9
NH
Bài
2 Đ
8 TL 62,5% 56,25% 68,75% 56,25% 65.5% 56,25%
SL 3 1 3 1 2 3
TT
TL 18,75% 6,25% 18,75% 6,25% 12,5% 18,75%
Y

Như vậy, qua bảng số liệu ta thấy: qua các bài 7 và bài 8 thì tỷ lệ học sinh
QU

đạt mức chưa đạt của mỗi tiêu chí và của năng lực hợp tác đều giảm mạnh và tỷ lệ
học sinh đạt mức thành thạo tăng lên. Đối với năng lực hợp tác nói chung, tỷ lệ học
sinh đạt mức thành thạo tăng từ 12,5% đến 18,75% và tỷ lệ học sinh ở mức chưa
đạt giảm từ 37,5% xuống còn 25%. Trong số 5 tiêu chí của năng lực hợp tác thì
được lựa chọn rèn luyện thì tiêu chí 2 và tiêu chí 4 có tỷ lệ học sinh ở mức thành
M

thạo còn chưa cao (dưới 10%).


Từ quy trình phát triển năng lực hợp tác cho học sinh, thông qua việc thiết

kế và tổ chức dạy học, tôi đã tiến hành thực nghiệm và kiểm chứng kết quả thực
nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của đề tài. Kết quả thực nghiệm, cho
thấy các năng lực, kĩ năng thành phần nói riêng cũng như năng lực hợp tác nói
chung của mỗi cá nhân học sinh và của cả lớp đều có sự tiến bộ qua các bài học về
Y

tổng điểm quy đổi cũng như mức độ đạt của năng lực. Mặc dù sự tiến bộ của các
DẠ

cá nhân học sinh là không đồng đều, có một số ít học sinh còn ở mức chưa đạt của
các năng lực thành phần và năng lực hợp tác. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm đã
chứng minh tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để phát
triển năng lực hợp tác cho HS.

45
PHẦN 3.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

AL
3.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi rút ra

CI
được một số kết luận sau:
3.1.1. Đánh giá quá trình thực hiện đề tài

FI
- Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc sử dụng KTDH mảnh ghép nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.

OF
- Đề tài đã xác định được khái niệm, đặc trưng cơ bản của KTDH mảnh
ghép, khẳng định vai trò của dạy học theo KTDH mảnh ghép đối với việc phá triển
năng lực của người học.
Đã đề xuất, xây dựng bộ tiêu chí, công cụ sử dụng (bảng hỏi và tiêu chí
ƠN
đánh giá NLHT vào việc đánh giá NL hợp tác cho HS ở các trường THPT.
Xây dựng được tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác của học sinh sau khi học
thông qua thiết kế rubric bao gồm 5 tiêu chí cơ bản: tập trung sự chú ý trong quá
trình triển khai công việc nhóm, trình bày được ý kiến, báo cáo của nhóm, thể hiện
NH

được ý kiến không đồng tình của bản thân một cách lịch thiệp, tổng hợp lựa chọn
sắp xếp ý kiến của các thành viên trong nhóm, biết đánh giá lẫn nhau dựa trên các
tiêu chí.
3.1.2. Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục
Y

3.1.2.1. Đối với giáo viên


QU

- Bản thân giáo viên năng động, sáng tạo trong việc vận dụng kĩ thuật dạy
học tích cực và đổi mới phương pháp dạy học.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển kĩ năng sử dụng kĩ thuật dạy
học linh hoạt phù hợp, phát triển được năng lực cho học sinh.
M

- Tạo sự hấp dẫn, nâng cao chất lượng dạy và học.


3.1.2.2. Đối với học sinh

+ Học sinh đã linh hoạt, tập trung sự chú ý trong hoạt động nhóm; biết trình
bày ý kiến và báo cáo nhóm, thể hiện được sự không đồng tình của bản thân một
cách lịch thiệp, tổng hợp lựa chọn sắp xếp ý kiến của các thành viên trong nhóm,
đã đánh giá lẫn nhau được dựa trên các tiêu chí.
Y

+ Biết lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng ý kiến người khác, sẵn sàng nhận
DẠ

nhiệmvụ khó khăn và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Biết kích lệ tinh thần, tính
tích cực, tự giác của các thành viên trong nhóm.
+ Tất cả học sinh đều có cơ hội học tập, trải nghiệm như nhau; tạo môi

46
trường thuận lợi cho học sinh học tích cực. Học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách,
trong môi trường đa dạng (với GV, với bạn, với tài liệu, với sự trải nghiệm trong
học tập, học ở lớp, học ở nhà, học từ trải nghiệm thực tế...).

AL
3.1.3. Bài học kinh nghiệm
- Khi muốn rèn luyện năng lực chung hoặc năng lực chuyên biệt theo môn

CI
học cho HS thì việc đầu tiên là phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực thông
qua phương pháp nghiên cứu lý thuyết và điều tra thực tiễn.
- Trong năng lực hợp tác, có rất nhiều năng lực thành phần cấu tạo thành,

FI
nhưng quan trọng nhất vẫn là năng lực hoạt động hợp tác nhóm.
3.1.4. Khả năng áp dụng và phát triển của đề tài

OF
- Đề tài làm tư liệu để giúp các giáo viên còn ngại đổi mới hiểu hơn về kĩ
thuật dạy học tích cực.
- Đề tài đã đưa ra quy trình và bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác và đã qua
đánh giá, điều chỉnh. Đây là nguồn tư liệu tốt cho bản thân và các đồng nghiệp.
ƠN
- Việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hoạt động hoá người học nhằm phát
triển năng lực hợp tác có thể thực hiện ở nhiều chủ đề khác trong chương trình sinh
học THPT như: Các phân tử sinh học trong TB, trao đổi chất qua màng tế bào,
NH
phân giải và tổng hợp các chất trong TB, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi
sinh vật - Sinh học 10; Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM, tiêu hóa ở
động vật, hô hấp ở động vật, tuần hoàn máu - Sinh học 11... Vì vậy cần khuyến
khích giáo viên, học sinh vận dụng cho chủ đề khác của môn sinh học 10,11,12; có
thể vận dụng cho môn học khác.
Y

3.2. Kiến nghị


QU

Đề tài mới nghiên cứu ở phạm vi hẹp, vì vậy cần khảo nghiệm trên diện rộng
để có thể đánh giá chính xác hơn tính khoa học và khả năng ứng dụng.
Cơ sở vật chất nhà trường cần được đầu tư, không gian lớp học hợp lí, sĩ số
lớp học vừa phải, phù hợp cho việc di chuyển của các nhóm trong khi các giai
M

đoạn trong dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép.


Trên đây chỉ là chút kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy học.

Vì là giáo viên trẻ, vốn kinh nghiệm còn ít ỏi, tôi rất mong nhận được sự góp ý của
đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Diễn Châu, tháng 4 năm 2023
Y
DẠ

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

AL
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông -
Chương trìnhtổng thể, website Bộ GD&ĐT
2. Đinh Quang Báo (chủ biên), Phan Thị Thanh Hội, Trần Thị Gái, Nguyễn Thị

CI
Việt Nga, Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học trung học phổ thông,
NXB Đại học Sư phạm.

FI
3. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Đỗ Hương Trà, Dạy và học tích cực một số
phương pháp và kĩ thuật dạy học.

OF
4. Lê Thị Thu Hiền, 2015, Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong
dạy học ở trường THPT, tạp chí giáo dục số 360.
5. Lê Đình Trung (Chủ biên), Phan Thị Thanh Hội (2018), Dạy học theo định
hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
ƠN
6. Tài liệu tập huấn chương trình GDPT môn Sinh học modun 02.
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PHẦN 4: PHỤ LỤC
Phụ lục 1

AL
PHIẾU THĂM DÒ GIÁO VIÊN
Chúng tôi đang khảo sát về thực trạng dạy học Sinh học bậc THPT. Kính
mong quý thầy/cô giúp đỡ để nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Thầy/cô hãy cho

CI
biết ý kiến về các nội dung sau:
1. Mức độ sử dụng các kĩ thuật dạy học sau đây trong quá trình dạy học của

FI
thầy/cô như thế nào? Thầy/cô vui lòng tích dấu (V) vào ô tương ứng
Mức độ sử dụng (Tỉ lệ % )
Kĩ thuật dạy học

OF
Thường xuyên Thỉnhthoảng Chưa baogiờ
1. Kĩ thuật "Động não"
2. Kĩ thuật đặt câu hỏi
3. Kĩ thuật "Mảnh ghép"
4. Kĩ thuật "Tranh luận ủng hộ -
ƠN
phản đối"
NH

5. Kĩ thuật "Đấu thầu"


6. Kĩ thuật "Lược đồ tư duy"
7. Kĩ thuật "Chia sẽ nhóm đôi"
Y

8. Kĩ thuật KWL
QU

9. Kĩ thuật Kipling
10. Khăn trải bàn
M

1. Theo thầy/cô khi dạy học chương "Cấu trúc tế bào" - Sinh học 10 chúng
ta có nên sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi để thiết kế các hoạt động

học cho học sinh nhằm phát triển năng lực hợp tác không? Hãy tích vào ô tương
ứng mà thầy cô đồng ý.
Rất nên tổ chức
Y

Nên tổ chức
Không nên tổ chức
DẠ

Phân vân
Phụ lục 2
PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH

AL
1. Trong quá trình học tập, em có mong muốn được thầy cô tổ chức các hoạt
động học tích cực để phát triển năng lực hợp tác không? Hãy tích vào ô tương ứng

CI
mà em suy nghĩ.
Rất mong muốn

FI
Mong muốn
Ít mong muốn

OF
Không bao giờ
2. Khi được tham gia các hoạt động tichis cực em cảm thấy như thế nào?
Hãy tích vào ô tương ứngmà em suy nghĩ.
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
ƠN
Không hứng thú
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
Phụ lục 3
PHIẾU HỌC TẬP VÀ ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP

AL
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

CI
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1- NHÓM 1
Tên các thành viên trong nhóm: ..................................Lớp: ……………..

FI
Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.2, kết hợp với thông tin SGK trang 45. Tìm hiểu về
nội dung lông, roi và màng ngoài.

OF
Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 1 là phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Cấu tạo và chức năng của lông?
- Cấu tạo và chức năng của roi?
- Cấu tạo và chức năng của màng ngoài?
ƠN
NH

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - NHÓM 2


Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.3, kết hợp với thông tin SGK trang 45,46. Tìm hiểu
về nội dung thành và màng sinh chất.
Y

Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 2 là phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Thành phần cấu tạo thành và chức năng của thành TB?
QU

- Thành phần cấu tạo thành và chức năng của màng sinh chất?
M

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - NHÓM 3


Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.2, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về nội dung
tế bào chất.
Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 3 là phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Vị trí của tế bào chất?
Y

- Tế bào chất được cấu tạo như thế nào?


DẠ

- Chức năng của tế bào chất?


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM 4
Tên các thành viên trong nhóm: ............................................. Lớp: ……………..

AL
Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.2, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về nội dung
vùng nhân.
Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 5 là phải trả lời được các câu hỏi sau:

CI
- Cấu tạo của vùng nhân?
- Chức năng của vùng nhân?

FI
- Tại sao gọi là TB nhân sơ?

OF
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP CÁC NHÓM “CHUYÊN GIA”

ƠN
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1
Nhiệm vụ: Quan sát H 7.2, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về lông và roi.
Cấu tạo và chức năng của lông: Có cấu tạo từ Protein có chức năng giúp vi khuẩn
bám trên bề mặt TB vật chủ.
NH

- Cấu tạo và chức năng của roi: Có cấu tạo từ Protein có chức năng giúp vi khuẩn
di chuyển
- Màng ngoài: Chủ yếu từ lipopolysaccharide, có chức năng bảo vệ tránh sự tấn
công của các TB bạch cầu.
Y
QU

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2


Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.2, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về nội dung
màng sinh chất.
M

Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 2 là phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Thành phần cấu tạo

thành TB: Peptidoglican= Cacbonhydrat+ Protein


- Chức năng của thành TB: Qui định hình dạng TB, Bảo vệ TB
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học thành TB vi khuẩn được chia làm 2
loại:Vi khuẩn Gram (+) và vi khuẩn Gram (-)
Y

- Cấu tạo của màng sinh chất: Gồm 2 lớp photpholipit và protein
DẠ

- Chức năng của màng sinh chất: Trao đổi chất và bảo vệ TB
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 3
Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.2, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về nội dung

AL
tế bào chất.
- Vị trí của tế bào chất: Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân
- Thành phần của tế bào chất: Gồm bào tương, ribosome và hạt dự trữ .

CI
- Chức năng của tế bào chất: Trao đổi chất với TB

FI
OF
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 4
Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.2, kết hợp với thông tin SGK.
- Cấu tạo của vùng nhân: Chứa 1 phân tử DNA dạng vòng
ƠN
- Chức năng của vùng nhân: Lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền
- Gọi là vùng nhân: Nhân không có màng bao bọc mà tập trung thành một vùng
nằm lẫn trong tế bào chất
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

AL
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM MẢNH GHÉP
Tên các thành viên trong nhóm: .............................................. Lớp: ……………..
Câu 1: Hoàn thành bảng cấu trúc và chức năng các thành phần theo mẫu sau:

CI
Thành phần Cấu trúc Chức năng

FI
Thành TB
Màng tế bào

OF
Tế bào chất
Vùng nhân
Lông, roi và màng ngoài

ƠN
Câu 2: Dựa vào đặc điểm thành phần nào của tế bào vi khuẩn, người ta phân biệt
được 2 nhóm vi khuẩn Gram (+) và vi khuẩn Gram (-)? Điều này có ý nghĩa gì
NH
trong y học?
Câu 3. Hãy quan sát hình 7.4. Một số cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn:
Tại sao dùng kháng sinh lại chữa khỏi bệnh do vi khuẩn? Tuy nhiên, nếu dùng
kháng sinh không đúng liều lượng thì không khỏi bệnh, thậm chí bệnh còn nặng
Y

hơn. Giải thích?


Câu 4: Hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra và các phòng tránh các bệnh đó.
QU

Thứ
Tên bệnh Tên vi khuẩn Cách phòng tránh
tự
1
M

2

3
4
Y
DẠ
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP NHÓM MẢNH GHÉP
Câu 1: Hoàn thành bảng cấu trúc và chức năng các thành phần theo mẫu

AL
sau:
Thành phần Cấu trúc Chức năng

CI
- Từ peptidoglycan. - Duy trì hình dạng của TB.
Thành TB
- Bảo vệ TB.

FI
- Từ phospholipid kép và - Trao đổi chất với môi
Màng tế bào
protein. trường.

OF
- Bảo vệ TB
- Thành phần chính của tế - Là nơi diễn ra các phản
bào chất là bào tương ứng hóa sinh, đảm bảo duy
Tế bào chất
- Có nhiều hạt dự trữ và trì các hoạt động sống của tế
ribosome. ƠN bào.

- Không được bao bọc bởi - Mang thông tin di truyền


các lớp màng nhân. điều khiển mọi hoạt động
NH
Vùng nhân - Thường chỉ chứa một phân sống của tế bào vi khuẩn.
tử ADN dạng vòng, mạch
kép.
- Lông, roi được cấu tạo từ - Lông giúp vi khuẩn bám
Y

protein trên bề mặt TB hoặc các bề


- Màng ngoài cấu tạo từ: mặt khác.
QU

Lông, roi và
polysaccharide. - Roi giúp vi khuẩn di
màng ngoài
chuyển.
- Màng ngoài có vai trò bảo
vệ TB.
M

Câu 2:

- Dựa vào độ dày của thành TB người ta chia vi khuẩn 2 nhóm vi khuẩn Gram
(+) và vi khuẩn Gram (-). Khi nhuộm Gram, vi khuẩn Gram có mỏng sẽ bắt màu
đỏ, vi khuẩn Gram (+) có thành dày bắt màu tím.
- Bằng phương pháp nhuộm Gram, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng
Y

sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn để gây bệnh.
DẠ

Câu 3.
- Kháng sinh có thể chữa được bệnh do vi khuẩn vì nó ngăn sự tổng hợp thành tế
bào vi khuẩn, ức chế enzyme hay tác động vào ribosome để ức chế quá trình
tổng hợp protein của vi khuẩn.
- Nếu dùng không đúng kháng sinh, liều lượng thì sẽ gây ra hiện tượng kháng

AL
thuốc kháng sinh ở vi khuẩn. Vi khuẩn có thể kháng thuốc kháng sinh bằng
nhiều cách như bơm thuốc ra khỏi tế bào, giảm độ thẩm thấu của thuốc vào trong
tế bào, biến đổi phân tử đích , tăng cường enzyme bất hoạt thuốc... dẫn tới bệnh
không khỏi thậm chí còn nặng hơn.

CI
Câu 4: Hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra và các phòng tránh các bệnh
đó.

FI
Thứ
Tên bệnh Tên vi khuẩn Cách phòng tránh
tự

OF
Lao Mycobacterium - Ăn uống hợp vệ sinh.
1
tuberculosis - Rửa tay sạch trước và sau
Sốt xuất huyết engue hemorrhagic khi ăn, sau khi tiếp xúc với
2 vật dụng chứa nguồn bệnh.

3
Ngộc độc thực
phẩm
fever
Samonella
ƠN - Đeo khẩu trang khi ra
đường ở những nơi đông
người…
NH
Giang mai Treponema - Dọn vệ sinh xung quanh
4 pallidum nhà ….
Y
QU
M

Y
DẠ
BÀI 8. TẾ BÀO NHÂN THỰC

AL
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - NHÓM 1
Tên các thành viên trong nhóm: ................................... Lớp: ……………..
Nhiệm vụ: Quan sát hình 8.3, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về

CI
Ribosome. Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 3 là phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Cấu tạo và chức năng của Ribosome?

FI
- Trong các loại tế bào của cùng một cơ thể: TB bạch cầu, TB gan, TB cơ.
Tế bào nào có xu hướng tổng hợp nhiều protein nhất? Giải thích?

OF
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - NHÓM 2
Tên các thành viên trong nhóm:................................... ..Lớp: ……………..

ƠN
Nhiệm vụ: Quan sát hình 8.4, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về nội
dung lưới nội chất
Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 2 là phải trả lời được các câu hỏi sau:
NH
- So sánh lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn về vị trí, cấu tạo và chức
năng?
So sánh Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn
Vị trí
Y

Cấu tạo
QU

Chức năng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - NHÓM 3


M

Tên các thành viên trong nhóm: ........................................... Lớp: ……………..


Nhiệm vụ: Quan sát hình 8.5, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về nội
dung bộ máy Golgi.
Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 3 là phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Cấu tạo và chức năng của bộ máy Golgi?
Y
DẠ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 - NHÓM 4
Tên các thành viên trong nhóm: ................................. Lớp: ……………..

AL
Nhiệm vụ: Quan sát hình 8.6, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về
lysosome.
Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 4 là phải trả lời được các câu hỏi sau:

CI
- Cấu tạo và chức năng của lysosome?
Trong các TB sau đây TB nào chứa nhiều lysosome nhất: TB bạch cầu, TB
thần kinh, TB cơ, TB hồng cầu.

FI
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

OF
Tên các thành viên trong nhóm: .....................................................
Nhiệm vụ: Quan sát hình 8.3, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về
ribosome. Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 2 là phải trả lời được nội dung cơ bản
sau:
- Cấu tạo của ribosome:
+ Không có màng bao bọc.
ƠN
+ Gồm 1 tiểu đơn vị lớn và 1 tiểu đơn vị bé.
NH
+ Thành phần gồm: Gồm một số loại rRNA và protein.
- Chức năng của ribosome:
+ Là nơi tổng hợp Protein cho TB
- TB bạch cầu, vì bạch cầu phải tổng hợp protein tạo kháng thể.
Y
QU

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Nhiệm vụ: Quan sát hình 8.4, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về nội
dunglưới nội chất.
Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 2 là phải trả lời được những nội dung cơ bản sau.
M

So sánh Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn


Vị trí Gần nhân Xa nhân

Hệ thống xoang dẹp . Trên Hệ thống xoang hình ống bề mặt


Cấu tạo mặt ngoài xoang có đính có nhiều enzim, không có hạt
nhiều hạt Ribosome Ribosome bám ở bề mặt
- Tổng hợp lipid chuyển hóa
Y

- Tổng hợp Protein đường, khử độc là kho dự trữ


- Hình thành các túi mang Ca2+ đối với cơ thể
DẠ

Chức năng
để vận chuyển protein mới - Điều hòa trao đổi chất , co duỗi
được tổng hợp cơ
- Tổng hợp sterol, phopholopid…
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhiệm vụ: Quan sát hình 8.5, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về nội dung

AL
bộ máy golgil.
Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 3 là phải trả lời được các nội dung cơ bản sau.
- Cấu tạo: Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (Nhưng cái nọ tách

CI
biệtvới cái kia theo hình vòng cung)
- Chức năng: Lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của TB.

FI
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

OF
Nhiệm vụ: Quan sát hình 8.5, kết hợp với thông tin SGK. Tìm hiểu về
Lysosome.
Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 4 là phải trả lời được các nội dung cơ bản sau:
Cấu tạo: - Có 1 lớp màng bao bọc
ƠN
- Chứa enzim thủy phân protein, nucleic axit, cacbohydrat, lipit, các bào quan.
Chức năng:
NH
- Phân hủy tế bào, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng
phục hồi.
- Tiêu hóa thức ăn.
Y
QU

PHIẾU HỌC TẬP – NHÓM MẢNH GHÉP


Tên các thành viên trong nhóm: ....................................... Lớp: ……………..
M

Câu 1: Vì sao người uống rượu nhiều hay bị bệnh gan?


Câu 2: Tại sao khi sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt động vật kí sinh (giun

tròn) thường ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều hơn các loại kháng sinh
được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?
Câu 3: Hậu quả gì xảy ra cho tế bào nếu lysosome bị vỡ?
Câu 4: Giải thích mối quan hệ về chức năng của ribosome, lưới nội chất và bộ
Y

máy Golgi? Trong các tế bào: TB tuyến giáp,TB thần kinh, TB tinh hoàn, TB gan,
DẠ

TB cơ, TB bạch cầu, TB nào có lưới nội chất trơn phát triển, TB nào có lưới nội
chất hạt phát triển? Giải thích?
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP – NHÓM MẢNH GHÉP
Câu 1. Gan có lưới nội chất bia rượu phát triển mạnh chứa các enzyem tham gia

AL
vào quá trình khử độc rượu. Người uống nhiều bia rượu, thì trong gan của họ có
lưới nội chất trơn phát triển hơn nhiều so với người không uống bia rượu có
nguy cơ tổn thương gan và ung thư gan tăng cao.

CI
Câu 2: Do giun tròn và nguời đều là sinh vật nhân thực, đều được cấu tạo từ tế
bào nhân thực nên có cấu tạo giống nhau. Vì vậy, thuốc tiêu diệt các loài động
vật kí sinh thường ảnh hưởng đến sưc khỏe của con người so với các loại kháng

FI
sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn?
Câu 3: Khi lysosome bị vỡ, cacsc enzyme thủy phân trong lysosome bọ giải

OF
phóng ra tế bòa chất sẽ phân giải các chất trong TB, làm tan TB, mô gây nguy
hiểm cho cơ thể
Câu 4.
Protein được tổng hợp từ ribosome trên lưới nội chất hạt được gửi đến bộ máy
-
ƠN
Golgi bằng các túi tiết. Tại đây chúng được gắn thêm các chất khác như chuỗi
đường ngắn tạo nên glycoprotein rồi bao gói vào trong túi tiết để chuyển đến
các vị trí khác nhau trong tế bào hoặc xuất ra ngoài qua màng tế bào.
NH
- TB gan có nhiều lưới nội chất trơn vì gan cần nhiều enzimtreen lưới nội chất để
khử độc, tổng hợp lipid,chuyển hóa đường.
- Tb bạch cầu có nhiều lưới nội chất hạt vì: Bạch cầu bảo vệ cơ thể cần tổng hợp
nhiều protein đặc hiệu và kháng thể.
Y

- Tb tuyến giáp, tinh hoàn có nhiều lưới nội chất hạt: vì nhu cầu protetin lớn để
tổng hợp hoocmon.
QU
M

Y
DẠ
Phụ lục 4
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THÁI ĐỘ VÀ KĨ NĂNG CỦA NHÓM
KHI HỢP TÁC NHÓM

AL
Nhóm
Tiêu chí Đặc điểm

CI
1 2 3 4
1.Di Trật tự nhanh nhẹ, đúng nhóm
chuyển

FI
Trật tự nhưng chậm chạp
Lộn xộn chưa đúng nhóm

OF
2. Tính Rất tích cực
tíchcực
Tích cực
Chưa tích cực

luận
ƠN
3. Tranh Sôi nổi, tích cực và đúng mục tiêu
Đúng mục tiêu nhưng chưa sôi nổi
NH
Trầm và chưa đúng mụctiêu
4. Giải Không có mâu thuẫn xảy ra
quyết
Giải quyết được mâu thuẫn
mâu
Y

thuẫn Chưa thể giải quyết được những mâu thuẫn


QU

5. Báo Ngắn gọn, súc tích, khoa học, có tính thuyết


cáo phục cao.
Ngắn gọn, mạch lạc nhưng còn vài chỗ chưa
thuyết phục
M

Khó hiểu, dài dòng


6. Đánh Chính xác, khách quan


giá
Chưa chính xác ở một số tiêu chí
Chưa chính xác, khách quan
Y

Hoàn thành xong trước thời gian đã quy định


DẠ

7. Thời Hoàn thành đúng với thời gian quy định


gian hoạt
động Hoàn thành sau thời gian quy định
Phụ lục 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC
NGHIỆM CHƯƠNG “ CẤU TRÚC TẾ BÀO” – SINH HOC 10.

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL

You might also like