You are on page 1of 10

ĐÈ CƯƠNG DỰ GIỜ

Bài 15 : LUYỆN TẬP POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

Giáo viên lên lớp: Lê Thị Hương

Bộ môn: Hóa học

Lớp : 12/1

Sinh viên dự giờ: Đinh Thị Tường Vân

Tiết 1 - thứ 4 ngày 13 tháng 11 năm 2019

BƯỚC 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài


1. Củng cố kiến thức về cấu trúc polime, tính chất, ứng dụng của polime và vật
liệu polime.
2. Củng cố những hiểu biết về phương pháp điều chế polime, vật liệu polime.
3. Giải các bài tập định tính và định lượng liên quan.
BƯỚC 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
1. Hoạt động kết nối (7 phút)
2. Hoạt động hình thành kiến thức (15 phút)
3. Hoạt động luyện tập (20 phút)
4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng (1 phút)
5. Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ về nhà (2 phút)
BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
a. Học sinh biết:
- Củng cố kiến thức về cấu trúc polime, tính chất, ứng dụng của polime và vật
liệu polime.
b. Học sinh hiểu:
- Phương pháp điều chế polime và vật liệu polime.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của polime và vật liệu polime.
c. Học sinh vận dụng:
- So sánh hai phản ứng trùng hợp và trùng ngưng để điều chế polime ( định
nghĩa, sản phẩm, điều kiện)
- Giải các bài tập liên quan về hợp chất polime.

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 1


2. Kĩ năng:
- Viết được phương trình điều chế polime.
- Làm bài tập định tính, định lượng về polime và vật liệu polime.
3. Thái độ:
- Học sinh hứng thú với môn học, kích thích lòng say mê, sáng tạo của học
sinh.
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học và nghiệm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác cho học sinh.
4. Các năng lực cần hướng tới:

Năng lực chung Năng lực riêng


Năng lực tự học Năng lực sử dụng ngôn ngưc hóa học
Năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực giải quyết vấn đề thông qua
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề bộ môn hóa học.
Năng lực tính toán Năng lực vần dụng kiến thức hóa học
vào cuộc sống.

BƯỚC 4: Xác định và mô tả mức độ yêu vầu

Loại Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
câu
hỏi/ bài
tập
Câu Khắc sâu được Khắc sâu phương Viết được các
hỏi/ bài các khái niệm pháp điều chế phương trình
tập của polime và polime và vật liệu điều chế
định vật liệu polime. polime. polime và vật
tính liệu polime.
Bài tập Giải các bài tập
định liên quan.
lượng

BƯỚC 5: Hệ thống câu hỏi/ bài tập cụ thể thep các mức độ
1. Mực độ biết:
Câu 1:Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 2


B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với
nhau tạo nên.
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 2: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) đồng
thời loại các phân tử nhỏ như H2O, NH3, HCl,...được gọi là:
A. Sự tổng hợp. B. Sự polime hóa.
C. Sự trùng hợp. D. Sự trùng ngưng.
2. Mức độ hiểu:
Câu 1: Khái niệm nào sau đây phát biểu không đúng?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
B. Monome và mắt xích trong phân tử polime là một.
C. Cao su thiên nhiên là polime của isopren.
D. Sợi xenlulozo có thể bị đepolime hóa khi đun nóng.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng:
A. Bản chất cấu tạo hóa học của sợi bông là xenlulozo.
B. Bản chất cấu tạo hóa học của nilon là poliamit.
C. Quần áo nilon, len, tơ tằm, không nên giặt với xà phồng có độ kiềm cao.
D. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt.
Câu 3: Poli(vinyl clorua) được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, để tổng hợp ta
dùng phản ứng?
A. Trùng ngưng. B. Trùng hợp. C. Polime hóa. D. Thủy phân.
3. Mức độ vận dụng:
Câu 1: Cho các chất sau: caprolactam, phenol, stiren, toluen, metyl metacrylat,
isopren. Số chất có khản năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 2: Cho các công thức sau:
[-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]; [-NH-(CH2)5-CO-];
[-NH-(CH2)6-CO-]; [-CH2-CH(C6H5)-]; [-CO-C6H5-CO-O-CH2-CH2-O-]
Thứ tự sắp xếp đúng tên gọi các công thức trên là:
A. Tơ nilon-6,6; PS; tơ lapsan; tơ nilon-7; tơ nilon-6.
B. Không có thứ tự nào đúng.
C. Tơ nilon – 6,6; tơ nilon- 6; tơ nilon- 7; PS; tơ lapsan.
D. Tơ lapsan; tơ nilon- 7; tơ nilon- 6; PS; tơ nilon- 6,6.
4. Mức độ vận dụng cao:

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 3


Câu 1: Ứng với tổng hợp chất dẻo. Biết rằng hiệu suất phản ứng tách nước và phản
ứng trùng hợp lần lượt là 60% và 100%. Khối lượng chất dẻo thu được là:
A. 37,8g. B. 63g. C. 105,4g. D. 54g.
Câu 2: Hợp chất X có công thức là C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng ( theo
đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O;
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4;
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O;
(d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O.
Phân tử khối của X5 là:
A. 202. B. 174. C. 198. D. 216.
BƯỚC 6: Thiết kế tiến trình dạy học
1. Phần chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập
- Phân lớp học thành các nhóm.
- Giáo án.
2. Phần chuẩn bị của học sinh:
- Hệ thống hóa và ôn tập kiến thức về polime và vật liệu polime.
- Tìm hiểu các thông tin cần thiết liên quan đến bài học.
3. Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại, gợi mở.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
- Sử dụng cây hỏi và bài tập.
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NHIỆM KẾT NỐI:
a. Mục tiêu hoạt động:
- Huy động các kiến thức đã học của học sinh và tạo nhu cầu tìm hiểu kiến
thức mới.
- Phát huy năng lực tự học.
- Nội dung hoạt đông: Hệ thống hóa lại tổng quan các kiến thức về cấu trúc,
tính chất, phương pháp điều chế và ứng dụng của polime, vật liệu polime.
b. Phương pháp tổ chức hoạt động:
- Giáo viên hệ thống kiến thức theo dạng sơ đồ tư duy một cách tổng quan.
Học sinh hợp tác, phát biểu những gì đã học, đã ghi nhớ.
c. Đánh giá kế quả hoạt động:

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 4


- Học sinh trả lời có thể thiếu sót, chưa đầy đủ hay quá nhiều nội dung không
trọng tâm.

- Giáo viên biết được những kiến thức nào các em nắm vững, nhứng kiến thức
nào cần bổ sung ở hoạt động tiếp theo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động 1: Kết nối tri thức.
a. Mục tiêu hoạt động:
- Hệ thống các dạng bài tập mà hcoj sinh cần phải nắm rõ.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học,
năng lực sáng tạo.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê các dạng bài tập về polime đã gặp.
- Đưa ra các dạnh bài tập cụ thể và phương pháp giải.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Học sinh có thể nêu được hoaowcj không nêu được các dạng bài tập.
- Giáo viên bổ sung và nêu các dạng mà nhất định học sinh cần phải nắm.
Dạng 1: Tính số mắt xích ( hệ số polime hóa)
m( polime) M ( polime)
- Hệ số polime hóa (n) = hệ số trùng hợp= m(monome) = M (momome)
- Ví dụ:
 Polietilen có khối lượng phân tử 14000 đvC. Hệ số polime hóa n là?
Giải: -( CH2-CH2)-n
14000
→ n= 28 =500.
 Polime X có phân tử khối M= 280000 đvC và đọ polime hóa n=
10000. X là?
Giải: Phân tử khối của một mắt xích là X

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 5


M 280000
→ X = n = 10000 =28 đvC → X là polietilen (PE)
 Clo hóa PVC dduwwocj một loại tơ clorin chứa 66,6% clo. Trung
bình một phân tử cho tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?
Giải: Phản ứng clo hóa:
CnH2nCln + Cl2 → CnH2n-1Cln+1 + HCl
35 , 5(n+1)
→ %Cl= ×100 %=66 , 6 % → n≈ 2
62 ,5 n+34 ,5
Dạng 2: phản ứng điều chế polime
- Định luật bảo toàn khối lượng:
xt, t◦, p
Momome polime
→ mmonome= mpolime + mpolime dư
- Ví dụ:
 Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối
lượng polime thu được là:
Giải: Số mol C2H4 0,25 mol → khối lượng : 0,25. 28= 7 gam.
H=90% → khối lượng polime: 7. 0,9 = 6,3 gam
 Polivinyl clorua được điều chế từ khí thiên nhiên ( metan chiếm 95%)
theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:

CH4 15% C2H2 95% C2H3Cl 90% PVC


3
Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m khí thiên nhiên (đktc)
100
Giải: Khối lượng C2H3Cl = 1. 90 =1 ,11(tấn) = 1,11.106 (gam).
1 , 11
→ Số mol C2H3Cl = 63 ,5 . 106 = 0,01776.106 mol
Theo sơ đồ chuyển hóa ( số mol CH4 gấp đôi số mol C2H3Cl) và hiệu suất
100 100
mỗi giai đoạn→số mol CH4 =2.0,0177666.106. 95 . 15 =0,2493.106 mol.
→ VCH4= 0,2493.106.22,4= 5,5835.106 lít = 5583,5 m3
100
Vậy thể tích khí thiên nhiên là: V= 5583,5. 95 = 5877 m3

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu hoạt động:

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 6


- Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học trong bài: đại cương về polime,
vật liệu polime.
- Tiếp tực phát triển các năng lực tự học, hợp tác, năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đềthông qua môn hóa học, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Nội dung hoạt động: Tổ chức trò chơi “BINGO”
b. Phương thức hoạt động:
- Hoạt động theo nhóm đã phân công từ ban đầu, tương ứng với 4 đội
chơi.Học sinh chú ý nghe luật chơi và lắng nghe, tiếp thu những kiến thức.
- Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm: các nhóm thảo luận tham gia trò
chơi.
TRÒ CHƠI: BINGO
Luật chơi:
- Mỗi đội được nhận một bảng số gồm 9 chữ số được sắp xếp ngẫu nhiên khác
nhau thành 3 cột và 3 hàng.
Nhóm 1 Nhóm 2
4 59 72
1 7 8
5 6 3
2
1 4 3
9 8 6
Nhóm 4 Nhóm 4
5 71 39
6 8 4
7 3 2
1
9 5 2
6 4 8

- Tiến hành bóc thăm để dành quyền trả lời trước. Mỗi câu trả lời đúng sẽ
được cộng 5 điểm và tất cả các nhóm khoanh vào con số ứng với câu hỏi đã
trả lời được. Đội khoanh được hàng ngang hoặc hàng dọc đầu tiên sẽ hô to
“BINGO” để nhận được 10 điểm cộng.
- Trò chơi sẽ kết thúc khi các đội trả lời hết 9 câu hỏi của giáo viên đưa ra.
- Đội có tổng số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.
Câu 1: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 7


A. Propen. B. Stiren. C. Isopren. D. Toluen.
→ Đáp án: D
Câu 2: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polietilen. B. Tinh bột. C. Polistiren. D. Xenlulozo trinitrat.
→ Đáp án: B
Câu 3: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật
liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,...PVC được tổng hợp trục tiếp từ
monome naod sau đây?
A. Vinyl clorua. B. Acrilonitrin. C. Propilen. D. Vinyl axetat.
→ Đáp án: A
Câu 4: Nilon-6,6 thuộc loại?
A. Tơ visco. B. Polieste. C. Tơ poliamit. D. Tơ axetat
→ Đáp án: C
Câu 5: Cho các loại tơ sau: sợi bông, tơ capron, tơ xenlulozo axetat, tơ tằm, tơ
nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
→ Đáp án: A
Câu 6: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng
là:
A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
D. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
→ Đáp án: C
Câu 7: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết
hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55. B. 2,8. C. 2,52. D. 3,6.
→ Đáp án: C
Câu 8: Polime X có phẩn tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là:
A. PE. B. PP. C. PVC. D. PMM.
→ Đáp án: A
Câu 9: Mô tả ứng dụng của polime nào sau đây là không đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) làm kính máy bay, oto, đồ dân dụng, răng giả.
B. Cao su dùng để sản xuất lốp xe, chất dẻo, chất dẫn điện.
C. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện.

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 8


D. PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống đẫn nước, vải che mưa...
→ Đáp án: B
- Giáo viên tổng kết số điểm, công bố đội thắng. Trường hợp ngang bằng số
điểm sẽ tiến hành câu hỏi phụ.
Câu hỏi phụ: 1. Vì sao không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm?
2. Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polime được gọi là?
3. Tơ nào được sản xuất từ xenluloza?

Đáp án câu hỏi phụ:


1. Vì có chứa nhóm –(CO-NH)- kém bề với nhiệt.
2. Hệ số trùng hợp hoặc là hệ số polime hóa, độ polime hóa.
3. Visco.
→ Tổng kết đội thắng cuộc.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI
a. Mục tiêu hoạt động:
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số câu hỏi liên
quan đến thực tiễn mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Hình thành năng lực nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.
b. Phương thức hoạt đông:
- Lồng ghép phần này vào trò chơi luyện tập.
c. Sản phẩm và đánh giá kết quả:
- Học sinh trả lời các câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho kết quả.
E. HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
a. Mục tiêu hoạt động:
- Giúp học sinh sử dụng những kiến thức đã học để giải quyết 1 số câu hỏi/ bài
tập và chuẩn bị kiến thức cho tiết học sau.
- Hình thành năng lực nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Nội dung hoạt động: Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Làm tất cả bài tập trang 76- 77 SGK.
Tìm hiểu trước chương đại cương kim loại.
b. Phương thức tổ chức:
- Học sinh qua các tài liệu internet, sách vở tham khảo.
c. Sản phẩm và đánh giá kết quả:
- Học sinh ghi chép và trình bày ở tiết sau.

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 9


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Huế, ngày 9 tháng 11 năm 2019
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên kiến tập

Lê Thị Hương Đinh Thị Tường Vân

Đề cương dự giờ - Luyện tập polime và vật liệu polime 10

You might also like