You are on page 1of 8

Tiết 76: PHENOL

I. Mục tiêu bài học :


1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến thức.
Biết được :
Khái niệm phenol.
Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
Tính chất hoá học : Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.
Một số ứng dụng của phenol.
Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
b. Kĩ năng
Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.
Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
* Học sinh vận dụng: Giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng: phân biệt phenol và rượu
thơm, vận dụng các tính chất hoá học của phenol để giải đúng các bài tập
c. Thái độ.
HS có ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập.
2. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển.
a. Năng lực đặc thù.
- năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
b. Các năng lực khác.
- Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
nhóm.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Qua việc thực hiện các hoạt động học trong bài học, HS được rèn luyện về năng lực tự
học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị :
1.GV: Đồ dùng dạy học, máy tính, câu hỏi và bài tập, phiếu học tập, bảng phụ.
2.HS: Tham khảo SGK. Ôn lại kiến thức đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ : ( kết hợp trong bài học)
Hoạt động 1: Trải nghiệm kết nối.
A. Hoạt động trải nhiệm, kết nối (Thời gian: 07 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu
kiến thức mới.
- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, cách gọi tên và tính chất
của phenol.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
- Giáo viên cho HS hoạt động chung cả lớp bằng cách mời 1 số nhóm báo cáo,
các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- Dự kiến 1 số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ Dựa vào kiến thức đã học ở bài ancol, HS nhận ra các ancol và nhận ra
loại hợp chất mới có nhóm OH nhưng không thuộc loại ancol. HS so sánh đặc điểm cấu
tạo, kết hợp SGK để nhận ra, định nghĩa ra được hợp chất phenol.
+ HS có thể dự đoán được 1 số tính chất của phenol giống ancol (T/d với
Na), không xác định được tính chất khác ancol  Nảy sinh nhu cầu tìm hiểu.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Cho các hợp chất: CH3OH, C2H5OH, CH2=CH-CH2OH, CH2OH-CH2OH, C6H5CH2OH,
C6H5OH, H3C-C6H4-OH, HO-C6H4-OH
Học sinh kết hợp SGK trả lời các câu hỏi sau:
1) Phân loại các hợp chất trên.
2) Định nghĩa hợp chất phenol.
3) Dự đoán tính chất hóa học của phenol? Giải thích.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm GV cần quan
sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc của HS và có giải
pháp hợp lý (Nếu HS gặp khó khăn về việc nêu định nghĩa phenol, GV gợi ý so sánh
điểm gióng và khác nhau giữa CTCT của ancol và phenol).
+ Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm
khác, GV biết được, HS đã có được những kiến thức nào; những kiến thức nào cần phải
điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (Thời gian: 30 phút)
Hoạt động 2: Tìm hiểu định nghĩa, phân loại, danh pháp (Thời gian: 5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được định nghĩa, cách phân loại, danh pháp của phenol.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu
học tập số 1 và gọi tên 1 số phenol theo danh pháp thông thường.

Phenol Cachenol Hiđroquinon


- Hoạt động chung: GV mời 1 số cá nhân trình bày kết quả, các cá nhân khác bổ sung.
(Nếu cần)
Dự kiến 1 số khó khăn vướng mắc của HS.
HS có thể gặp khó khăn khi gọi tên phenol (C6H5OH) với loại hợp chất phenol.
GV lưu ý học sinh:
+ Phenol là tên loại hợp chất, đồng thời là tên riêng của hợp chất C6H5OH.
+ Phân biệt – OH ancol và – OH phenol.
+ Tên thông thường liên quan đến nguồn gốc, tính chất của chúng.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học
tập số 1.
1) Định nghĩa (SGK)
Công thức chung của phenol đơn vòng, đơn chức (dãy đồng đẳng của C 6H5OH):
CnH2n-7OH (n  6)
2) Phân loại (SGK)
3) Danh pháp: Danh pháp thông thường của 1 số chất.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV chú ý để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng
mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ kịp thời.
+ GV hướng dẫn HS chốt kiến thức định nghĩa, phân loại, cách gọi tên.
Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của phenol (Thời gian: 8 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nếu được đặc điểm cấu tạo của liên kết O-H và ảnh hưởng của gốc phenyl làm
tăng sự phân cực của liên kết O-H, tăng độ bền liên kết C-O, ảnh hưởng của –OH làm tăng
mật độ electron của gốc phenyl.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động nhóm: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết đặc điểm
của liên kết
- OH và ảnh hưởng qua lại giữa –OH và C 6H5- trong phân tử phenol, từ đó hoàn
thành Câu hỏi 3 trong phiếu học tập số 1 : Dự đoán tính chất hóa học của phenol. Giải
thích.
- Hoạt động chung của cả lớp: Giáo viên mời một số nhóm báo cáo, các nhóm
khác góp ý, bổ sung, giáo viên hướng dẫn để học sinh chốt được các kiến thức về đặc
điểm cấu tạo của phenol.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Nhóm –OH đẩy electron vào vòng benzen vào vòng benzen

làm tăng mật độ electron  dễ thế (o, p)


- Gốc phenyl hút electron  liên kết O-H phân cực hơn liên kết O-H của ancol
phenol tác dụng với NaOH, không tác dụng dụng với axit.
- Liên kết C-O bền hơn liên kết C-O trong ancol  không có phản ứng tách như
ancol.
- Đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi học sinh hoạt động nhóm, kịp thời
phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua hoạt động chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về
ảnh hưởng qua lại trong phân tử phenol và TCHH của phenol.
Hoạt động 4: Tìm hiểu TCVL, TCHH (Thời gian: 12 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được 1 số tính chất vật lý, hóa học của phenol.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Tìm hiểu TCVL.
+ Hoạt động cá nhân: Từ đặc điểm cấu tạo kết hợp nghiên cứu SGK và quan sát
trực tiếp HS nêu TCVL của phenol.
+ Hoạt động chung cả lớp: Một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung.
GV lưu ý độc tính phenol và cách bảo quản phenol.
- Tìm hiểu TCHH:
+ Hoạt động nhóm: Từ đặc điểm cấu tạo và kết hợp với những TCHH đã dự đoán
ở phiếu học tập số 1, kết hợp các dụng cụ hóa chất thí nghiệm, GV đã chuẩn bị, các
nhóm lựa chọn và đề xuất cách thực hiện các thí nghiệm (chiếu thí nghiệm đối với
những thí nghiệm khó tiến hành tại lớp) để kiểm chứng các TCHH đã dự đoán của
phenol.
Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời đại diện một số nhóm báo
cáo quá trình thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra. GV hướng dẫn
HS chuẩn hóa kiến thức về các TCHH của phenol.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
* Sản phẩm:
- Nêu được 1 số TCVL của phenol (SGK)
- Nêu được cách tiến hành, kết quả thí nghiệm sau:
+ Phenol + H2O
+ Phenol + dung dịch NaOH
+ Phenol + quỳ tím
+ Phenol + dung dịch Br2
- Rút ra được TCHH cơ bản của phenol
+ Tính axit yếu:
Tác dụng NaOH: (Phenol) C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O
Không tác dụng với chất chỉ thị: Quỳ tím không đổi màu.
Tính axit yếu hơn H2CO3: C6H5ONa + CO2 + H2O  C6H5OH + NaHCO3
+ Phản ứng thế của phenol: Dễ thế hơn benzen (C6H6)
Tác dụng dung dịch Br2:

- Dự kiến 1 số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS không so
sánh được lực axit của phenol nên GV sẽ thông báo về lực axit của phenol với H2CO3
Lưu ý: Yếu hơn nấc 2, mạnh hơn nấc 1 của H2CO3 nên chỉ tạo sản phẩm là
NaHCO3.
Hoạt động 5: Tìm hiểu điều chế, ứng dụng của phenol (Thời gian: 05 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được phương pháp điều chế dùng để điều chế phenol.
- Nêu được một số ứng dụng của phenol.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV cho HS hoạt động nhóm: Tìm hiểu sơ đồ điều chế phenol từ benzen trong
SGK và các ứng dụng của phenol.
- HĐ chung của lớp: GV cho 1 số nhóm trình bày phương pháp điều chế phenol
và ứng dụng của phenol.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Báo cáo của các nhóm về phương pháp điều chế và ứng dụng của
phenol.
- Kiểm tra, đánh giá kết qủa của hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV quan sát hoạt động của các nhóm, kịp thời phát hiện
các khó khăn của HS gặp phải và giúp đỡ các nhóm khi cần thiết.
+ Thông qua SP học tập: Báo cáo của các nhóm về phương pháp điều chế phenol,
chỉnh sửa, bổ sung các điểm chưa đúng hoặc thiếu của HS.
C. Luyện tập (Thời gian: 07 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa
học của phenol.
- Tiếp tục phát triển các năng lực:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Nội dung hoạt động: Hoàn thành các câu hỏi bài tập trong phiếu học tập
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi để giải quyết câu
hỏi trong phiếu học tập.
- Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên mời một số học sinh trình bày kết quả, lời
giải, học sinh khác góp ý bổ sung; Giáo viên giúp học sinh nhận ra sai sót cần chỉnh sửa
và chuẩn hóa kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Ghi Đ ( đúng ) hoặc S ( sai ) vào ô trống bên cạnh các câu sau:
a ) Phenol C6H5 –OH là một rượu thơm.
b ) Phenol tác dụng với natri hiđroxit tạo thành muối và nước.
c ) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
d ) Dung dịch phenol làm quì tím hóa đỏ do nó là axit.
e ) Giữa nhóm –OH và vòng benzen trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại với
nhau.
Câu 2: Phenol phản ứng được với các chất nào sau đây: NaOH(1), HCl(2), nước Br 2(3),
KBr(4), Na(5).
A. (1), (2), (5) B. (1), (3), (4) C. (1), (3), (5) D. (3), (4), (5)
Câu 3: Khi cho phenol vào dung dịch NaOH thấy phenol tan. Sục khí CO 2 vào dung
dịch lại thấy phenol tách ra. Điều đó chứng tỏ:
A. Phenol là axit mạnh B. Phenol là một loại ancol đặc biệt
C. Phenol là chất có tính bazo mạnh D. Phenol là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Kết quả của bài tập, câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập
- Kiểm tra đánh giá hoạt động:
+ Thông qua quan sát: khi học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, Giáo
viên chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của học sinh và có
giải pháp hỗ trợ họp lý.
+ Thông qua sản phẩm học tập: bài trình bày/ sản phẩm học tập của học sinh.
D. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (Thời gian: 01 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến
thực tiễn.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Cho HS tìm hiểu qua internet trả lời các câu hỏi:
1) Ngoài có trong cá (hải sản), phenol còn có trong những thực phẩm nào?
2) Tác hại của phenol với sức khỏe con người?
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Báo cáo/trả lời của HS.

You might also like