You are on page 1of 4

KHDH :Hóa học 9 Giáo viên : Nguyễn Thị Anh Trường THCS Thiên Hương

Ngày Dạy Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 9A5


soạn: Tiết 4 2 3 2 1
15/9/23 Ngày 27/9 26/9 25/9 25/9 25/9
TIẾT 9
Bài 6: THỰC HÀNH
Tính chất hoá học của oxit và axit
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Hs biết: Mục đích tiến hành thí nghiệm.
- Hs hiểu: Cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm
- Hs vận dụng:
+Tiến hành thí nghiệm oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ
hoặc axit.
+ Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat
b. Kĩ năng:
+ Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm
trên
+ Quan sát và mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các PTHH của thí
nghiệm
+ Viết tường trình thí nghiệm
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh:
a. Các phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn hoá học
b.Các năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác.
c. Các năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán,
năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức vào đời sống.
* Tích hợp giáo dục môi trường: GV giáo dục cho hs ý thức cẩn thận, tiết
kiệm hóa chất … trong thực hành hóa học để tránh gây ô nhiễm môi trường
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên :
- Máy tính, BGĐT.
- Chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm gồm:
* Dụng cụ:
- Giá ống nghiệm: 1 chiếc
- ống nghiệm: 04 chiếc (3 ống nghiệm có đánh số thứ tự, 1 ống nghiệm
không đánh số)
- Chổi rửa, kẹp gỗ, ống hút: 1 chiếc
- Muối sắt, lọ thuỷ tinh miệng rộng: 1 chiếc, đèn cồn.
* Hoá chất:
- Dung dịch HCl, BaCl2 , H2SO4 loãng, Na2SO4
- H2O, CaO , P đỏ
- Quì tím
2. Học sinh:
- Ôn tập lại tính chất hóa học của oxit và axit.
1
Năm học : 2023-2024
KHDH :Hóa học 9 Giáo viên : Nguyễn Thị Anh Trường THCS Thiên Hương
- Nghiên cứu trước các thí nghiệm
- Chuẩn bị nội dung và kẻ bảng tường trình ra giấy.
- Phân công chức danh, nhiệm vụ các thành viên trong nhóm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Hoạt động khởi động :
Thi trả lời nhanh vào phiếu giữa các nhóm
Đánh dấu (X) vào ô có cặp chất phản ứng được với nhau

Quỳ tím H2O NaOH H2SO4 Al


CaO
P2O5
HCl

? Tính chất hóa học của oxit bazơ và oxit axit?


? Tính chất hóa học của axit?
Chúng ta đã được biết được tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và axit và
đã được làm quen một số thí nghiệm hoá học. Giờ học này chúng ta sẽ được trực
tiếp được thực hành các thao tác thí nghiệm, trong giờ thực hành các em tập
trung chú ý vào các thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng , giải thích và rút ra
kết luận .
B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò


HĐ1. Kiểm đồ dùng các nhóm
Mục tiêu: Học sinh nhận biết các đồ dung thí nghiệm và các hóa chất sẽ dùng trong
bài

- GV chiếu trên màn hình các đồ dung - HS: Nhóm trưởng các nhóm nhận khay
dụng cụ và hóa chất của các nhóm, yêu đồ, kiểm đếm và báo cáo với GV
cầu các nhóm mang khay đồ dung về,
kiểm đếm và báo cáo
Kết luận: Nhận xét kĩ năng quan sát
HĐ2: Tính chất hóa học của oxit
Mục tiêu: Phát triển năng lực quan sát, làm thí nghiệm, giải thích, viết PTHH
- GV: chiếu yêu cầu - HS theo dõi
? Quan sát các đoạn video sau, ghi lại:
dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành
các thí nghiệm. - HS: Với mỗi video, HS các nhóm ghi lại
dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành của
- GV lần lượt chiếu 2 video hướng dẫn từng thí nghiệm vào bảng nhóm
cách tiến hành của 2 thí nghiệm
- GV chiếu yêu cầu tiếp theo: - HS: Sau khi có hiệu lệnh làm TN, các
2
Năm học : 2023-2024
KHDH :Hóa học 9 Giáo viên : Nguyễn Thị Anh Trường THCS Thiên Hương
Hoạt động nhóm: trong 8 phút, thực nhóm hợp tác làm TN, làm đến đâu ghi lại
hành các thí nghiệm đã được xem và hiện tượng đến đó. Nhóm nào hoàn thiện
báo cáo hiện tượng, giải thích bằng xong bảng nhóm thì dán lên bảng
PTHH
- Sau khi các nhóm HS dán bảng - HS quan sát
nhóm, GV chiếu các đoạn video hiện
tượng cho HS kiểm chứng với những
khẳng định của các nhóm mình
- Chuẩn kiến thức - Chuẩn kiến thức vào phiếu cá nhân
- GV: nhận xét các nhóm về ý thức,
cách làm thí nghiệm. GV yêu cầu HS
chốt lại những kiến thức được củng cố
thông qua 2 thí nghiệm trên.
Kết luận
1. Kiến thức:
a. Thí nghiệm 1:Phản ứng của canxi oxit với nước.
- Hiện tượng: Dung dịch tạo thành làm cho quì tím hoá xanh, phenolphtalein không
màu chuyển thành màu hồng chứng tỏ dung dịch thu được có tính bazơ.
- Giải thích: CaO tan trong nươc tạo dung dịch bazơ làm xanh quì tím.
- PTHH:
CaO + H2O Ca(OH)2
b. Thí nghiệm 2: Điphotpho pentaoxit tác dụng với nước
- Hiện tượng:
P cháy tạo khói trắng P2O5
P2O5 tan hết tạo thành dung dịch
Qùi tím chuyển thành màu đỏ
- giải thích: P2O5 tan trong nước tạo dung dịch axit làm đỏ quì tím
- PTHH:
P2O5 + 3H2O H3PO4
2. Kĩ năng: Quan sát, làm thí nghiệm, giải thích, viết PTHH
HĐ3. Nhận biết các dung dịch
Mục tiêu: Phát triển năng lực quan sát, làm thí nghiệm, giải thích, viết PTHH
Phương thức tổ chức hoạt động: HĐ nhóm
- Gv: Yêu cầu học sinh nêu phương
pháp nhận biết 3 dung dịch trong suốt
không màu là Na2SO4, HCl, H2SO4
loãng. - Đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét
- GV chuẩn kiến thức của HS
3
Năm học : 2023-2024
KHDH :Hóa học 9 Giáo viên : Nguyễn Thị Anh Trường THCS Thiên Hương
- Chiếu sơ đồ nhận biết 3 chất lỏng
Na2SO4, HCl, H2SO4 loãng.
=> Yêu cầu các nhóm nêu dụng cụ, hóa - Quan sát, ghi lại dụng cụ, hóa chất và
chất cần dùng, sau đó tiến hành thí cách tiến hành vào bảng nhóm
nghiệm trong 8 phút
- Thực hành thí nghiệm, nhóm nào hoàn
thiện xong bảng nhóm thì dán lên bảng
- Chuẩn kiến thức
=> Yêu cầu HS rút ra các bước chính
trong làm bài nhận biết?
Kết luận
1. Kiến thức: Nhận biết mỗi dung dịch Na2SO4, HCl, H2SO4 mất nhãn
- Chia mẫu
- Dùng quì tím nhận ra Na2SO4 không đổi màu quì.
- Dùng BaCl2 nhận ra H2SO4 với dấu hiệu có kết tủa trắng.
PTPƯ
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl

C. Hoạt động luyện tập


1. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dd không màu: H2SO4, Na2SO4, NaCl. Cách nào sau
đây dùng để nhận biết 3 dd trên?
A. Chỉ dùng quỳ tím.
B. Chỉ dùng dd BaCl2.
C. Đầu tiên dùng quỳ tím, sau đó dùng dd BaCl2.
D. Tất cả đều sai.
2. Cho dd BaCl2 vào dd H2SO4 có hiện tượng gì xảy ra?
A. Có khí không màu thoát ra.
B. Không có hiện tượng gì.
C. Xuất hiện kết tủa trắng tan dần trong dd.
D. Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong dd.
D. Hoạt động vận dụng
- GV: Nhận xét về ý thức, thái độ của HS trong buổi thực hành đồng thời nhận
xét về kết quả thực hành của các nhóm.
- GV: Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa ống nghiệm, vệ sinh phòng thực hành
- GV: Yêu cầu HS làm bản tường trình thực hành theo mẫu

Hiện tượng Giải thích kết quả


STT Tên TN Cách tiến hành TN viết ptpư (nếu có)
quan sát được

4
Năm học : 2023-2024

You might also like