You are on page 1of 15

KẾ HOẠCH DẠY HỌC/GIÁO ÁN MINH HỌA_HÓA HỌC 11 PHENOL

Phần 1. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Khái niệm
Phenol là hợp chất hữu cơ có một hay nhiều nhóm hydroxy kết hợp trực tiếp với nguyên tử carbon
của vòng thơm.
Phenol đơn giản nhất có công thức C6H5-OH có tên là phenol.
2. Danh pháp
- Danh pháp thay thế: Coi các phenol là dẫn xuất của benzene.

Benzene-1,3-diol Benzene-1-4-diol Benzene-1,2,3-triol Benzene-1,2,4-triol


- Danh pháp thường

Phenol o-Cresol m-Cresol p-Cresol


(o-methylphenol) (m-methylphenol) (p-methylphenol)

Carvacrol Thymol
(5-isopropyl-2-methylphenol) (2-isopropyl-5-methylphenol)
Catechol Resorcinol p-Hydroquinone
(benzene-1,2-diol) (benzene-1,3-diol) (benzene-1,4-diol)
3. Đặc điểm cấu tạo của phenol
Phenol có công thức phân tử C6H6O và có công thức cấu tạo C6H5-OH hoặc

hoặc

(a) (b)
Hình 1. Mô hình phân tử của phenol dạng rỗng (a) và dạng đặc (b)
4. Tính chất vật lí
Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn, không màu, nóng chảy ở 43oC. Phenol dễ bị chảy rữa và khi
để lâu trong không khí chuyển sang màu hồng do bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí.
Phenol ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong nước nóng.
Phenol rất độc. Khi dây vào tay, phenol gây bỏng da.
5. Tính chất hóa học
Phenol có phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH (thể hiện tính acid) và phản ứng thế vào vòng
benzene.
a) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH: Phenol thể hiện tính acid yếu
- Phản ứng với dung dịch NaOH
Phenol ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH do có phản ứng sau:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa (tan) + H2O
Điều đó chứng tỏ phenol có tính acid. Tuy nhiên, phenol có tính acid yếu: dung dịch phenol không
làm đổi màu quỳ tím. Tính acid của phenol yếu hơn carbonic acid.
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
- Phenol có khả năng phản ứng với dung dịch Na2CO3
C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3
b) Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene
- Phenol phản ứng với nước bromine
Nhỏ nước bromine vào dung dịch phenol,
thấy xuất hiện kết tủa trắng do phản ứng
sinh ra 2,4,6-tribromophenol.

Hình 2. Thí nghiệm phenol phản


ứng
với nước bromine

- Phản ứng của phenol với dung dịch HNO3

Nếu nhỏ dung dịch HNO3 vào dung dịch


phenol, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng do
phản ứng sinh ra 2,4,6-trinitrophenol (picric
acid):

Hình 3. Điều chế picric acid từ


phenol

6. Ứng dụng
Phenol là nguyên liệu sản xuất nhựa phenol-formaldehyde hay poly(phenol – formaldehyde) dùng
để sản xuất các đồ dân dụng.
Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ (2,4,6-trinitrophenol), chất diệt cỏ 2,4-D (2,4-
dichlorophenoxyacetic acid), chất diệt nấm mốc (nitrophenol)…
7. Điều chế
Trong công nghiệp, phenol được điều chế từ cumene (isopropylbenzene): Đầu tiên người ta oxi hóa
cumene bằng oxygen không khí, sau đó thủy phân trong dung dịch H2SO4.

Phenol cũng được tách ra từ nhựa than đá trong quá trình luyện cốc.
Phần 2. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC
(Dự kiến thời gian 2 tiết)
1. Một số lưu ý khi thiết kế kế hoạch bài học
So sánh về cấu tạo với các hợp chất đã học thì phenol vừa có điểm giống với alcohol (có nhóm
–OH) vừa có điểm giống hydrocarbon thơm (có vòng benzene). Nhưng do ảnh hưởng qua lại giữa
nhóm chức -OH và vòng benzene dẫn đến tính chất hóa học và khả năng tham gia các phản ứng hóa
học của phenol khác nhiều so với alcohol và hydrocarbon thơm đã học.
Khi dạy học GV cần khéo léo kiến tạo kiến thức mới từ những kiến thức đã có, đồng thời cần
chỉ rõ sự khác nhau và nguyên nhân của sự khác nhau đó để HS phân biệt được các chất, dễ nhớ
kiến thức và thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa cấu tạo và tính chất, học được cách suy luận, kiểm
chứng trong học tập, nghiên cứu hóa học.
Với khái niệm nên xuất phát và so sánh từ alcohol để hình thành khái niệm của phenol. Có thể
tổ chức đàm thoại hay làm việc nhóm. Cụ thể như sau:
Với tên gọi của phenol là quy ước nên có thể cho HS đọc hiểu và vận dụng, cũng có thể cho HS
suy luận cách gọi tên hệ thống từ cách gọi tên của các hợp chất đã học.
Với tính chất của nhóm chức, do vòng benzene của phenol hút electron làm liên kết C-OH bền
hơn và H trong nhóm –OH linh động hơn so với alcohol nên không có phản ứng thế nhóm –OH và
lực acid mạnh hơn alcohol. Có thể cho HS dự đoán tính acid của phenol, rồi dùng thí nghiệm để
kiểm chứng, hoặc chỉ ra điểm khác với dự đoán từ đó rút ra kết luận.
Với phản ứng thế vào vòng benzene có thể thực hiện thí nghiệm nghiên cứu hoặc giải quyết vấn
đề để hình thành kiến thức.
Có thể dạy riêng từng nội dung (tính chất vật lí, tính acid, phản ứng thế vào vòng benzene) và
làm thí nghiệm tương ứng hoặc ghép làm các thí nghiệm trong cùng một hoạt động để tiết kiệm thời
gian.
2. Kế hoạch bài học
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung của bài học
Góp phần phát triển cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm
hiểu KHTN (năng lực thực nghiệm) thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương
pháp trực quan, đàm thoại.
2. Mục tiêu cụ thể
Phát triển năng lực hóa học cho học sinh, bao gồm các thành phần năng lực sau:
a) Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
(1) Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản, đặc điểm
cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol.
(2) Nêu được tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, độ tan trong nước) của phenol.
(3) Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol:
+ Phản ứng thế H ở nhóm –OH (tính acid: thông qua phản ứng với sodium hydroxide, sodium
carbonate),
+ Phản ứng thế ở vòng thơm (tác dụng với nước bromine, với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc).
(4) Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả) thí nghiệm của phenol với sodium
hydroxide, sodium carbonate, với nước bromine, với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc; mô tả hiện
tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của phenol.
(5) Trình bày được ứng dụng của phenol và điều chế phenol (từ cumene và từ nhựa than đá).
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động
thảo luận, quan sát, tiến hành thí nghiệm… để tìm hiểu về tính chất vật lí và hóa học của
phenol.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng : thông qua các kiến thức, kĩ năng hoá học đã học để vận dụng
giải thích một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến ứng dụng của phenol.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp dạy học hợp tác.
- Phương pháp trực quan (sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, kiểm chứng).
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập (phụ lục), dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm. Cụ thể dụng
cụ, hóa chất gồm:
- Ống nghiệm, giá, đèn cồn, kẹp gỗ.
- Phenol rắn/dung dịch phenol dạng huyền phù. Các dung dịch: NaOH 10%, HCl 1:2; H2SO4 1:5,
NaHCO3 1M, Na2CO3 1M, nước bromine (màu cam đậm).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI
Mục đích: HS huy động kiến thức về alcohol có liên quan và là cơ sở để
tìm hiểu về phenol.
Thời gian: 5 phút
Tổ chức hoạt động:
GV đặt một số câu hỏi về alcohol.
- Alcohol là gì?
- Alcohol có những tính chất vật lí, hóa học nào? Cho biết nguyên nhân dẫn
đến những tính chất đó.
Sản phẩm của HS cần đạt được:
Trả lời được: alcohol là chất hữu cơ có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp
với nguyên tử carbon no, mỗi C chỉ liên kết tối đa với 1 nhóm –OH.
Alcohol tồn tại ở trạng thái lỏng và rắn (theo số nguyên tử carbon), có
nhiệt độ sôi, nóng chảy cao hơn hydrocarbon và dẫn xuất halogen do có liên
kết hydrogen liên phân tử; các alcohol từ C1-C3 tan vô hạn do có liên kết
hydrogen với nước từ C4 trở lên độ tan giảm dần (do gốc hydrocarbon tăng).
Alcohol có tính acid yếu, phản ứng thế nhóm –OH, phản ứng tách, phản
ứng oxi hóa do liên kết C-O-H phân cực về phía nguyên tử O.
GV tổng kết, giới thiệu bài học: Alcohol là hợp chất hữu cơ có chứa 1 hay
nhiều nhóm –OH, các nhóm –OH phải liên kết với C no, mỗi C chỉ liên kết tối
đa với 1 nhóm –OH.
Do 2 liên kết C-O-H đều phân cực về phía O nên dẫn đến các tính chất hóa
học đặc trưng: phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH, phản ứng thế nhóm –
OH, phản ứng tách, phản ứng oxi hóa.
Ngoài alcohol, phenol cũng là loại chất chứa nhóm –OH, đặc điểm cấu tạo
của chúng thế nào, chúng có gì giống và khác so với alcohol?
Hình thức đánh giá: hỏi đáp.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ DANH
PHÁP CỦA PHENOL
Mục đích: Hoạt động này nhằm đạt mục tiêu a (1). Hình thành khái niệm
phenol, nêu được cấu tạo và phân biệt được phenol với alcohol, gọi tên hệ thống
và tên thông thường của một số phenol.
Thời gian: 15 phút
Tổ chức hoạt động học:
GV đưa ra (chiếu, phát phiếu học tập) công thức của một số chất, cho HS
biết các chất đó chỉ thuộc một trong hai loại chất là alcohol hoặc phenol, yêu
cầu HS làm việc theo nhóm/cặp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chia các công thức thành 2 loại: alcohol và phenol.
- Nhận xét đặc điểm nhóm chức của phenol và phát biểu khái niệm phenol.
- So sánh điểm giống và khác về cấu tạo giữa alcohol với phenol.
Công thức GV đưa ra (gồm alcohol no, alcohol không no, alcohol thơm,
phenol, alcohol và phenol đơn hoặc đa chức).
CH2 OH OH OH
OH

CH2 CH2 OH CH3 CH2 OH


OH
(1) (2) (3) (4) (5) CH3

OH CH CH2 OH
OH

CH2 CH CH2 OH

(6) CH3 (7) CH3 (8) (9)

HS làm việc nhóm/cặp theo yêu cầu.


(Trong khi HS làm việc nhóm/cặp, GV có thể viết các công thức lên bảng
để đánh dấu phân biệt alcohol và phenol khi HS trả lời).
GV gọi các nhóm/cặp báo cáo kết quả, khẳng định khái niệm phenol, nhấn
mạnh đặc điểm cấu tạo để phân biệt alcohol và phenol (phenol có nhóm –OH
gắn trực tiết với vòng benzene). GV giới thiệu phenol đơn giản nhất và tên gọi
của nó.
GV yêu cầu HS đọc quy tắc gọi tên trong sách giáo khoa/tài liệu và gọi tên
cho các phenol đưa ra trong hoạt động trên. Gọi HS lên bảng viết tên các phenol.
GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa. Chú ý cách đánh số, bổ
sung tên thông thường của một số phenol quen thuộc như phenol, o(m, p)-
cresol.
GVchú ý giới thiệu hoạt động tìm hiểu tính chất của phenol (định hướng
HS về các tính chất của phenol, điểm khác so với alcohol và nguyên nhân):
Cùng có nhóm –OH vậy tại sao lại chia thành hai loại là phenol và alcohol?
Tính chất của chúng có gì khác nhau? Nguyên nhân nào dấn đến sự khác nhau
đó?
Sản phẩm HS cần đạt được:
HS xác định được: (1), (2), (3), (9) là alcohol (do nhóm –OH liên kết với
nguyên tử C no), các chất còn lại (4, (5), (7), (8) là phenol.
Phân tích thành phần phân tử nêu được: phenol là hợp chất hữu cơ có nhóm
–OH liên kết với vòng benzene.
Gọi tên được các phenol:
(4) Benzene-1,2-diol (5) 4-Methylphenol
(7) 5-Methyl-2-vinylphenol (8) Phenol
Hình thức đánh giá: Bài trả lời/viết của HS, GV nhận xét.
Hoạt động 3. TÌM HIỂU TÍNH CHẤT VẬT LÍ, HÓA HỌC CỦA
PHENOL
Mục đích: Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu a(2)(3)(4). HS dự đoán
và kiểm chứng/nghiên cứu, kết luận được tính chất vật lí, hóa học của phenol.
So sánh tính chất của phenol với alcohol và hydrocarbon, từ đó chỉ ra được mối
liên hệ giữa cấu tạo và tính chất, sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử, nhóm
nguyên tử trong phân tử. Rèn kĩ năng tư duy hóa học.
Thời gian: 35 phút.
Tổ chức hoạt động học:
Khi tổ chức dạy học có thể tách nội dung về tính chất của phenol thành 3
phần: tính chất vật lí, tính axit và phản ứng thế vào vòng benzene hoặc ghép lại
và tổ chức tìm hiểu đồng thời. Hoạt động dạy học dưới đây trình bày theo
phương pháp dạy học hợp tác kết hợp phương pháp trực quan (sử dụng thí
nghiệm kiểm chứng) và kĩ thuật khăn trải bàn tìm hiểu đồng thời ba phần trên.
(1) GV nêu mục đích, phương thức làm việc theo nhóm, chia nhóm,
nêu nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện: Làm việc nhóm, dự đoán và quan
sát/tiến hành thí nghiệm tìm hiểu tính chất vật lí, hóa học của phenol, chỉ ra mối
liên hệ giữa cấu tạo và tính chất, so sánh tính chất của phenol với alcohol và
benzene.
Chia nhóm: chia lớp thành các nhóm 4-8 HS.
Nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Thảo luận dự đoán tính chất của phenol (áp dụng kĩ thuật khăn
trải bàn)
Giai đoạn 1: Làm việc cá nhân (5 phút)
Nhận xét cấu tạo phân tử phenol về nhóm chức, gốc hydrocarbon từ đó dự
đoán về:
- Trạng thái, tính tan trong nước.
- Tính chất hóa học ở nhóm chức và ở gốc hydrocarbon (so sánh với alcohol
và benzene).
Yêu cầu HS ghi lại ý kiến của mình vào 1 góc giấy khăn trải bàn.
Giai đoạn 2: Thảo luận nhóm: (10 phút)
Các thành viên chia sẻ ý kiến của mình với các bạn trong nhóm, thống nhất
và ghi lại ý kiến chung vào mục 1 của phiếu học tập. Ghi rõ cơ sở đưa ra dự
đoán.
Nhóm trưởng đọc cách tiến hành từng thí nghiệm, các thành viên nêu ý kiến
dự đoán hiện tượng, thảo luận và ghi ý kiến chung vào cột “Hiện tượng dự
đoán” (nếu không dự đoán được thì bỏ trống)
Nhiệm vụ 2: Quan sát/tiến hành thí nghiệm (20 phút)
HS làm việc theo nhóm, quan sát/tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn
trong phiếu học tập, ghi hiện tượng quan sát được vào cột hiện tượng, kết luận
về tính chất vật lí, hóa học của phenol (có hay không có phản ứng với chất nào,
cho sản phẩm gì và PTHH như thế nào).
(2) Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo hướng dẫn
GV quan sát các nhóm làm việc, nhắc nhở, đôn đốc, hỗ trợ nếu cần.
(3) Các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận chung, kết luận về tính chất
của phenol
Sau khi HS quan sát/tiến hành thí nghiệm, GV gọi bất kì HS trong các nhóm
báo cáo kết quả, GV phân tích hiện tượng thí nghiệm tổng kết kiến thức.
Một số câu hỏi khai thác khi tổ chức cho HS báo cáo kết quả, thảo luận
chung:
 Tại sao phenol tồn tại dạng rắn và ít tan trong nước?
 Liên kết bị cắt trong phản ứng của phenol với NaOH và Na2CO3 là liên
kết nào? Từ phản ứng này có thể kết luận phenol có tính chất gì? So sánh tính
chất đó với alcohol. Giải thích sự khác nhau đó.
 Phenol không có phản ứng nào với nhóm chức -OH giống alcohol? Tại
sao?
 Từ phản ứng của với nước bromine, so sánh khả năng tham gia phản
ứng thế vào vòng benzene của phenol với benzene và các alkylbenzene. Giải
thích.
 Phenol có thể có phản ứng thế vào vòng benzene với nitric acid không?
GV cần chú ý tổng kết được các nội dung sau, chỉ ra mối liên hệ giữa cấu
tạo và tính chất, làm rõ ảnh hưởng qua lại giữa nhóm chức –OH và vòng
benzene bằng sơ đồ:
Sản phẩm HS cần đạt được:
Nêu được các tính chất vật lí và hóa học của phenol, giải thích được nguyên
nhân dẫn đến phenol tồn tại ở trạng thái rắn, ít tan trong nước, lực acid mạnh
hơn alcohol, phản ứng thế vào vòng benzene của phenol dễ hơn hydrocarbon
thơm:
 Tính chất vật lí
o Chất rắn, màu trắng, bị chảy rữa trong không khí.
o Ít tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng.
o Nhiệt độ nóng chảy thấp.
(Do phenol có gốc hydrocarbon có 6C lớn, có liên kết H liên phân tử nên
tồn tại trạng thái rắn, nhiệt độ nóng chảy thấp và ít tan trong nước)
 Tính chất hóa học:
o Có phản ứng thế H ở nhóm –OH (tính acid): phản ứng với NaOH,
Na2CO3 (Tính acid mạnh hơn alcohol do vòng benzene hút electron).
o Có phản ứng thế ở vòng thơm (với nước bromine, HNO3 đặc trong H2SO4
đặc). Điều kiện phản ứng đơn giản hơn nhiều so với benzene do nhóm –OH đẩy
electron làm khả năng tham gia phản ứng thế vào vòng benzene của phenol cao
hơn so với benzene và các alkylbenzene.
Hình thức đánh giá:
Đánh giá sản phẩm của HS thông qua bảng kết quả thảo luận và thí nghiệm
trên giấy A0/bảng phụ, một số HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4. TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ PHENOL
Mục đích: Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu a(5). HS nêu được các
ứng dụng, phương pháp điều chế phenol.
Thời gian: 10 phút
Tổ chức hoạt động học:
Sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với sử dụng sách giáo khoa/tài
liệu để nêu được các ứng dụng và phương pháp điều chế phenol.
GV đặt vấn đề: Từ các chất đã học, theo các em có thể điều chế phenol
bằng cách nào? Viết sơ đồ các phản ứng.
HS trả lời (thế clo vào benzene sau đó thủy phân chlorobenzene bằng kiềm
và acid hóa được phenol).
GV: theo lí thuyết có thể điều chế phenol từ benzene qua phản ứng thủy
phân thế và thủy phân. Tuy nhiên, phản ứng thủy phân phenyl halogenua rất
khó khăn. Trong thực tế người ta điều chế phenol cần chọn nguyên liệu sẵn có,
điều kiện phản ứng không quá khó khăn, hiệu suất cao do đó phenol được sản
xuất từ cumene (isopropylbenzene) và từ nhựa than đá.
Các phản ứng xảy ra như thế nào vào phenol có ứng dụng gì? Hãy đọc SGK
phần,… trang… và nêu các ứng dụng của phenol, sơ đồ và viết PTHH điều chế
phenol từ cumene và từ nhựa than đá.
Sản phẩm học sinh cần đạt được:
HS nêu được:
- Các ứng dụng của phenol là nguyên liệu sản xuất:
+ nhựa phenol-formaldehyde hay poly(phenol – formaldehyde) dùng để sản
xuất các đồ dân dụng.
+ phẩm nhuộm,
+ thuốc nổ (2,4,6-trinitrophenol),
+ chất diệt cỏ 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid),
+ chất diệt nấm mốc (nitrophenol)…
- Phương pháp điều chế phenol trong công nghiệp từ cumene
(isopropylbenzene) và các giai đoạn phản ứng.
Hoạt động 5. CỦNG CỐ
Mục đích: Tổng kết, làm bài tập vận dụng kiến thức đã học.
Thời gian: 25 phút
Tổ chức hoạt động học:
GV: Yêu cầu HS lập bảng so sánh và giải thích điểm giống, khác giữa
alcohol và phenol.
Alcohol Phenol Giải thích
Điểm giống nhau

Điểm khác nhau

GV tổ chức cho HS làm một số bài tập củng cố tính chất của phenol:
1. Viết PTHH xảy ra (nếu có) khi cho phenol và benzylic alcohol lần lượt
tác dụng; dung dịch NaOH, dung dịch bromine, acetic acid /có xúc tác, sulfuric
acid đặc ở 140oC.
2. Trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: dung dịch phenol, dung
dịch ethanol, dung dịch glycerol.
3. Đề xuất quy trình tách các chất ra khỏi hỗn hợp gồm benzene và phenol.
4. Tại sao ngày nay người ta khuyến cáo không nên dùng phenol để sản xuất
chất diệt cỏ 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid). Vậy có thể có biện pháp
nào điệt được cỏ mà không ảnh hưởng đến môi trường?

PHIẾU HỌC TẬP BÀI PHENOL


1. DỰ ĐOÁN TÍNH CHẤT CỦA PHENOL:
Tính chất Cơ sở đưa ra dự đoán
- Trạng thái, tính tan trong nước:
………………………………………………
- Tính chất hóa học ở nhóm chức:
……………………………………………
- Tính chất hóa học ở gốc hydrocarbon:
……………………………………………
2. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
Hiện
Hiện Kết luận –
tượng
TN Cách tiến hành tượng dự Giải thích,
quan sát
đoán viết PTHH
được
1 Quan sát trạng thái, màu sắc phenol
trong lọ đựng phenol đã để lâu ngày.
2 - Lấy vào 2 ống nghiệm đánh số 1, 2,
mỗi ống 1 thìa thủy tinh nhỏ phenol.
- Thêm vào ống nghiệm thứ 1 khoảng
2 ml nước. Lắc mạnh ống nghiệm, để
yên ống nghiệm và quan sát hiện
tượng.
Đun nóng hỗn hợp trên ngọn lửa đèn
cồn, quan sát hiện tượng.
- Hơ ống nghiệm thứ 2 trên ngọn lửa
đèn cồn.
(Sau thí nghiệm, thu hồi các dung dịch
vào 1 lọ chung)
3 - Lấy khoảng 1mL dung dịch phenol
dạng huyền phù vào ống nghiệm đánh
số 3.
- Thêm tiếp từ từ từng giọt dung dịch
NaOH 10% và lắc ống nghiệm đến khi
có sự thay đổi.
- Thêm tiếp từng giọt dung dịch HCl
1:2 loãng hoặc H2SO4 1:5 vào dung
dịch trên đến khi có sự thay đổi/hoặc
sục khí CO2 vào dung dịch.
4 - Lấy vào 2 ống nghiệm đánh số 4, 5,
mỗi ống 1mL dung dịch phenol dạng
huyền phù.
- Thêm 2mL dung dịch NaHCO3 1M
vào ống nghiệm số 4; 2mL dung dịch
Na2CO3 1M vào ống nghiệm số 5. Lắc
ống nghiệm, quan sát hiện tượng xảy
ra.
5 - Lấy 1 giọt dung dịch phenol dạng
huyền phù vào ống nghiệm đánh số 6,
pha thành 2mL dung dịch.
- Lấy khoảng 3mL nước bromine
(màu cam đậm) vào 1 ống nghiệm
đánh số 7.
- Nhỏ thêm 1-3 giọt dung dịch phenol
từ ống nghiệm số 6 vào nước bromine
(ống nghiệm số 7). Lắc đều và quan
sát hiện tượng.

You might also like