You are on page 1of 74

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH


MÔN HÓA HỌC
(Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018)

HÀ NỘI, 2019
Người biên soạn:

1. Đặng Thị Oanh (Chủ biên)


2. Nguyễn Ngọc Hà
3. Vũ Quốc Trung

1
MỤC LỤC

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HOÁ HỌC ...........................................................................3


II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .........................................................4
III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH .......................................................................5
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ......................................5
V. NỘI DUNG GIÁO DUC ..........................................................................................1 0
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ................................................................................2 1
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .....................................................................5 4
VIII. THIẾT BỊ DẠY HỌC ..........................................................................................66

2
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HOÁ HỌC
1. Vị trí và tên môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông
Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về
thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá học có
sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự
nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực
hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các
ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản
xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng
dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư
nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) môn Hóa học là môn học
thuộc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp Trung học phổ thông
(THPT), được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực
của bản thân.
2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn Hóa học trong giai đoạn giáo
dục định hướng nghề nghiệp
Môn Hoá học đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn giáo dục định
hướng nghề nghiệp.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Hoá học là môn học thuộc
nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp THPT, được học sinh lựa chọn theo định hướng
nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được
những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống,
đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác.
Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các
mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học
dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở hóa học chung
làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.
Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng kiến
thức hoá học chuyên sâu được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của
bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu
cầu phân hoá sâu, giúp HS tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng
nghề nghiệp.
3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác
Môn Hóa học là môn học có quan hệ mật thiết với các môn học và hoạt động
giáo dục khác, cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá

3
học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được
coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn
học, nhấn mạnh các quan điểm sau:
1. Bảo đảm tính kế thừa và phát triển
a) Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình
hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo
dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những thành tựu của khoa
học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của
học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
b) Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của
môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu
trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Ở cấp
trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một
số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan. Ở cấp trung học
phổ thông, môn Hoá học chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học
chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải
thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết.
2. Bảo đảm tính thực tiễn
Chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về
tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc
biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá
học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp
ứng được yêu cầu của cuộc sống.
3. Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp
Chương trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề
nghiệp. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri
thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên
đề học tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong
thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp.
4. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần
hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong
Chương trình tổng thể.

4
III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình
- Căn cứ Luật giáo dục
- Căn cứ Nghị quyết 29/NQ-TW.
- Nghị quyết 88/2014/QH13
- Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể.
- Yêu cầu xã hội phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghệ hoá, hiện đại hoá.
- Tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
- Căn cứ kinh nghiệm phát triển chương trình của Việt Nam, đặc biệt là kế thừa chương
trình giáo dục phổ thông hiện hành.
- Điều kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể của chương trình
Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp
phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh
các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng
thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên
nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa
chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản
thân.
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
Phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù được thực hiện thông qua
nội dung dạy học hoá học. Theo đó, nội dung vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện hình
thành và phát triển phẩm chất và năng lực. Phẩm chất và năng lực vừa là đầu ra của
chương trình môn Hoá học vừa là điều kiện để học sinh tự học, tự khám phá chiếm
lĩnh hiệu quả kiến thức hoá học.
1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt
Chương trình môn Hoá học xác định các yêu cầu cần đạt dựa vào các căn cứ sau đây:
- Mục tiêu chung, mục tiêu 2 giai đoạn, các yêu cầu về phẩm chất năng lực trong
Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể.
- Mục tiêu cấp học.
- Các điều kiện thực tiễn đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình.
- Tính hiện đại, cập nhật nội dung khoa học môn học.
- Đặc điểm tâm sinh lí học sinh.
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn Hoá
học trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh
Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu
đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

5
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh hình
thành và phát triển thế giới quan khoa học, rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao
động và tinh thần trách nhiệm; dựa vào các hoạt động thực nghiệm, thực hành, đặc
biệt là tham quan, thực hành ở phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất và các địa bàn khác
nhau để góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về việc bảo vệ và sử dụng hợp lí
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm của người lao động và
nguyên tắc bảo đảm an toàn trong lao động sản xuất, đặc biệt trong các ngành liên
quan đến hoá học. Giáo viên vận dụng các hình thức học tập đa dạng để bồi dưỡng
cho học sinh hứng thú và sự tự tin trong học tập, tìm tòi khám phá khoa học, thái độ
trân trọng thành quả lao động khoa học, khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào
đời sống.
3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong
việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh
Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực
chung đó là các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và
sáng tạo, theo các mức độ phù hợp với môn Hóa học, cấp học đã được quy định tại
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018.
Đóng góp của môn Hóa học trong việc hình thành, phát triển các năng lực
chung cho học sinh như sau:
- Trong dạy học môn Hoá học, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các
hoạt động tìm tòi, khám phá, thực hành khoa học, đặc biệt là tra cứu, xử lí các nguồn
tài nguyên hỗ trợ tự học (trong đó có nguồn tài nguyên số), thiết kế và thực hiện các
thí nghiệm, các dự án học tập để nâng cao năng lực tự chủ và tự học ở học sinh.
- Môn Hoá học có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực giao tiếp
và hợp tác khi học sinh thường xuyên được thực hiện các dự án học tập, các bài thực
hành thí nghiệm theo nhóm được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập,
tạo cơ hội để giao tiếp và hợp tác.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc thù của việc tìm hiểu, khám phá thế giới
khoa học.Thông qua các hoạt động học tập môn Hoá học, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh
vận dụng kiến thức hoá học, từ đó tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề trong thế giới tự
nhiên và đề xuất cách giải quyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn
đề một cách sáng tạo. Vận dụng phương pháp học tập theo dự án và hình thức làm việc
nhóm để giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực
trên cơ sở phân tích khoa học.
4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong
việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh

6
Môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học - một biểu
hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hoá học;
tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Bảng 1. Bảng mô tả các biểu hiện cụ thể của năng lực hóa học
Thành phần
năng lực Biểu hiện
Nhận thức Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá
hoá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng;
học một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng
dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu hiện cụ
thể:
- Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái
niệm hoặc quá trình hoá học.
- Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối
tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học.
- Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ
đồ, biểu đồ, bảng.
- So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm
hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau.
- Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm
hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định.
- Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối
tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất,
nguyên nhân - kết quả,...).
- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối
được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và
trình bày các văn bản khoa học.
- Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có liên
quan đến chủ đề.
Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự
Tìm hiểu thế đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong
giới tự nhiên tự nhiên và đời sống. Các biểu hiện cụ thể:
dưới - Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn
góc độ hoá học đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được
vấn đề.
- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn
đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả
7
Thành phần
Biểu hiện
năng lực
thuyết nghiên cứu.
- Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung
tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực
nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...); lập được kế hoạch triển khai
tìm hiểu.
- Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát,
ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu
nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận và
và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết.
- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ,
hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm
hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác
bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến
đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình,
phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
Vận dụng kiến Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số
vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ
thức, kĩ năng thể trong thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể:
đã - Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích
học được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong
cuộc sống.
-Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh
hưởng của một vấn đề thực tiễn.
- Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của
một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô
hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp
trung học phổ thông.
- Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản
thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền
vững xã hội và bảo vệ môi trường.

8
Hình 1. Mô hình chân dung người học (HS) phổ thông Việt Nam:

Hình 2. Mô hình phẩm chất, năng lực môn Hóa học

9
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn Hóa học
Chương trình môn Hoá học xác định nội dung giáo dục dựa vào các căn cứ sau
đây:
- Mục tiêu, yêu cầu cần đạt.
- Phân hoá, định hướng ngành nghề thực hiện cuộc cách mạng 4.0.
- Tính hiện đại, cập nhật nội dung khoa học môn học.
- Kiến thức cốt lõi, nền tảng HS đã học ở các cấp dưới.
- Đặc điểm môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm.
- Đối tượng hoá học gần gũi với HS và đa dạng vùng miền.
- Kế thừa chương trình hiện hành và tiếp cận xu thế phát triển hoá học của thế giới.
2. Nội dung giáo dục cụ thể của chương trình
2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong chương trình môn học
Từ các căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương tình môn Hóa học đã nêu ở
trên, cách trình bày nội dung giáo dục chương trình sẽ chia thành 2 phần:
(1) Giới thiệu định hướng nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập
(2) Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở từng lớp
Trong phần nội dung giáo dục cốt lõi (thời lượng 70 tiết/ lớp/năm học) sẽ giới
thiệu tổng quát các chủ đề theo mạch nội dung chính và cách sắp xếp trong từng lớp. Các
chuyên đề học tập dành cho những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên được
chọn học một số chuyên đề học tập (thời lượng 35 tiết/ lớp/năm học) sẽ giới thiệu tên
các chuyên đề và cách sắp xếp ở các lớp.
Trong nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt được trình bày thành 2 cột: cột về
mạch nội dung và cột yêu cầu cần đạt. Cột về mạch nội dung nêu tên các chủ đề cần
được nghiên cứu. Cột yêu cầu cần đạt được mô tả dựa vào bảng mô tả các biểu hiện
năng lực được trình bày trong Chương trình tổng thể và Chương trình môn Hóa học.
2.2. Định hướng nội dung giáo dục của chương trình môn học
2.1.1. Nội dung giáo dục cốt lõi
Nội dung hoá học cốt lõi bao gồm bao gồm 3 mạch nội dung chính là: Kiến thức cơ
sở hoá học chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ.
Các chủ đề được sắp xếp trong chương trình như sau (Dành cho đối tượng học sinh
lựa chọn trong 3 nhóm ngành; Thời lượng 70 tiết / lớp):

10
Bảng 3: Các mạch nội dung kiến thức hoá học thể hiện qua các lớp học
Mạch
STT Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
nội
1 dung - Cấu tạo nguyên tử - Cân bằng hoá học - Pin điện và điện
Kiến thức - Bảng tuần hoàn phân
cơ sở hoá các nguyên tố hoá
học chung học
- Liên kết hoá học
- Phản ứng oxi hoá-
khử
- Năng lượng hoá
học
- Tốc độ phản ứng
hoá học
2 - Nguyên tố nhóm - Nitrogen - Sulfur - Đại cương về kim
Hoá học VIIA loại
vô cơ - Nguyên tố nhóm
IA và nhóm IIA
- Sơ lược về dãy kim
loại chuyển tiếp thứ
nhất và phức chất
3 - Đại cương về hoá - Ester - Lipid
Hoá học học hữu cơ - Carbohydrate
hữu cơ - Hydrocarbon - Hợp chất chứa
- Dẫn xuất halogen, nitrogen
Alcohol -Phenol - Polymer
- Hợp chất carbonyl
(Aldehyde -
Ketone)
- Carboxylic acid

2.1.2. Chuyên đề học tập


a) Mục tiêu
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có thiên
hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số chuyên đề học tập. Mục tiêu của các
chuyên đề này là:

11
- Mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp trung học phổ
thông.
- Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở
giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên
quan đến hoá học.
- Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những
ngành nghề có liên quan đến hoá học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau
này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và
tiếp tục tự học hoá học suốt đời.
b) Nội dung các chuyên đề học tập
Lớp Lớp Lớp
Chuyên đề học tập
10 11 12
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC
Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học 
Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ 
Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất 
CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH
Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ
thông tin 

Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ 


Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ 
CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA HỌC
Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy
nổ 
Chuyên đề 11.1. Phân bón 
Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ 

2.1.3. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp
CƠ SỞ KIẾN THỨC HOÁ HỌC CHUNG
Sau khi học xong phần kiến thức cơ sở hoá học chung (chủ yếu ở lớp 10), học
sinh củng cố, hệ thống hoá được các kiến thức, kĩ năng đã học ở giai đoạn giáo dục
cơ bản, đặc biệt từ môn Khoa học tự nhiên, trên cơ sở đó học sinh được học các chủ
đề và chuyên đề về kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo chất và quá trình biến
đổi hoá học. Các kiến thức này sẽ là cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh giải thích
được bản chất của các quá trình biến đổi hoá học vận dụng vào nhóm nguyên tố VIIA

12
và phần hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ. Các chuyên đề chuyên sâu dành cho đối
tượng học sinh có thiên hướng lựa chọn lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ sẽ
được học chuyên sâu, mở rộng nâng cao kiến thức, được tăng cường kĩ năng thực
hành, luyện tập và vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Về yêu cầu cần đạt trong các chủ đề, đây là những yêu cầu tối thiểu mà học cần thiết
và có thể đạt được theo các mức độ nhận thức được biểu thị bằng các động từ có thể lượng
hóa được .
Ví dụ: với chủ đề “Các thành phần của nguyên tử”
Yêu cầu cần đạt được đặt ra với các động từ cụ thể có thể lượng hóa được với các
mức độ: Biết - Hiểu - Vận dụng, ví dụ dưới đây minh họa mức độ HIỂU
Trình bày được (học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ của mình) để diễn đạt các
thành phần của nguyên tử.
So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt
nhân với kích thước nguyên tử.
Chủ đề “Nguyên tố hóa học”, yêu cầu cần đạt ở mức độ BIẾT được thể hiện bằng các
động từ có thể lượng hóa được , ví dụ:
- Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.
Chủ đề “Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử” mức độ BIẾT được mô tả như sau:
- Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s,
p), số lượng electron trong 1 AO.
Mức độ HIỂU được mô tả bằng động từ sau:
- Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford - Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự
chuyển động của electron trong nguyên tử.
- Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp
trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp. Hay mức
độ VẬN DUNG:
- Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi
biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
- Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính
chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Các thành phần của - Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng
nguyên tử nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt
nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi
các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt).
- So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron,

13
kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử.
Nguyên tố hoá học - Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệu
nguyên tử và kí hiệu nguyên tử.
- Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.
- Tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối
lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị
theo phổ khối lượng được cung cấp.
Cấu trúc lớp vỏ - Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford - Bohr với mô
electron nguyên tử hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên
tử.
- Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được
hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO.
- Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ
về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng
AO trong một phân lớp, trong một lớp.
- Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp
electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20
nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
- Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của
nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi
kim) của nguyên tố tương ứng.

HOÁ HỌC VÔ CƠ
Sau khi học xong phần Hóa học vô cơ:
- Học sinh củng cố, vận dụng được hệ thống các kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp 10
vào giải thích quy luật biến đổi tính chất của nhóm các chất vô cơ điển hình, có ứng
dụng phổ biến, có liên quan nhiều đến cuộc sống (kim loại, nguyên tố nhóm IA, nguyên
tố nhóm IIA, một số hợp chất của nitrogen và lưu huỳnh...). Bên cạnh đó, học sinh được
cập nhật về loại chất có nhiều ứng dụng trong đời sống, liên quan đến cơ thể động thực
vật và sức khỏe, đó là phức chất, ở mức độ sơ lược.
- Học sinh giải thích được bản chất của các quá trình biến đổi hoá học chất vô cơ;
vận dụng được kiến thức hóa học vô cơ giải quyết một số vấn đề liên quan thiết thực
đến đời sống, sản xuất cũng như biết ứng xử với tự nhiên, môi trường.
- Học sinh có thiên hướng lựa chọn lĩnh vực khoa học tự nhiên trong định hướng
nghề nghiệp sẽ hiểu được một số chuyên đề chuyên sâu. Qua đó, mở rộng nâng cao
kiến thức, được tăng cường kĩ năng thực hành, luyện tập và vận dụng kiến thức giải
quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
14
HOÁ HỌC HỮU CƠ
Sau khi học xong phần Hoá học hữu cơ, học sinh củng cố, hệ thống hoá được các
kiến thức, kĩ năng đã học ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt từ môn Khoa học tự
nhiên, trên cơ sở đó học sinh được học các chủ đề và chuyên đề về kiến thức cơ sở
hoá học chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học. Các kiến thức này sẽ là
cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh giải thích được bản chất của các quá trình biến đổi
hoá học hữu cơ. Các chuyên đề chuyên sâu dành cho đối tượng học sinh có thiên
hướng lựa chọn lính vực khoa học tự nhiên và công nghệ sẽ được học chuyên sâu,
mở rộng nâng cao kiến thức, được tăng cường kĩ năng thực hành, luyện tập và vận
dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng
nghề nghiệp cho học sinh.
2.3. Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình môn học
2.3.1. Kế thừa về mục tiêu
Chương trình hiện hành giáo dục trung học phổ thông vừa nhằm hoàn chỉnh tri
thức hoá học phổ thông tương đối hoàn chỉnh về các chất, sự biến đổi các chất, mối
liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người vừa định hướng học
sinh lựa chọn học tiếp các ngành nghề về công nghệ hóa học, y - dược học, sư phạm
Hóa học…
Chương trình giáo dục phổ thông mới chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2 cấp
THPT giáo dục phân hóa định hướng ngành nghề. Như vậy, về cơ bản chương trình
Hóa học THPT mới kế thừa quan điểm giáo dục định hướng ngành nghề của chương
trình hiện hành. Điểm khác nhau là, nếu như chương trình giáo dục phổ thông hiện
hành phân hóa rộng theo 3 ban KHTN, KHXH, KHKT (từ 2006 SGK chỉ còn SGK cơ
bản và SGK nâng cao), thì chương trình giáo dục phổ thông mới phân hóa ngành nghề
theo phương thức tự chọn linh hoạt hơn bằng các tổ hợp môn học đa dạng từ các lĩnh vực
KHTN, KHXH, Mĩ thuật - Công nghệ, trên cơ sở các môn học chung nền tảng phổ
thông, bắt buộc.

2.3.2. Kế thừa về cấu trúc và thành phần nội dung


Chương trình mới kế thừa chương trình hiện hành ở mạch nội dung chính gồm có
ba mạch là: Kiến thức cơ sở hóa học chung; Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ.
Việc đề cao vai trò chủ đạo của lí thuyết trong dạy học được thể hiện ở việc đưa
các lí thuyết lên đầu chương trình, ở việc tăng cường mức độ lí thuyết của nội dung,
tăng cường chức năng giải thích, khái quát hoá và dự đoán. Vì vậy phần kiến thức cơ
sở hoá học chung được đặt chủ yếu ở lớp 10, đầu chương trình lớp 11 (chủ đề cân
bằng hoá học) sẽ trang bị kiến thức nền tảng để HS tiếp cận có bản chất, có quy luật

15
đến những vấn đề thuộc chương trình hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ. Kiến thức phần
này gồm 2 phần chính:
+ Cấu tạo chất: Cấu tạo nguyên tử, phân tử (liên kết hoá học): Từ cấu tạo sẽ suy luận
được tính chất (vật lí, hoá học) của các chất.
+ Quá trình hoá học: Xem xét phản ứng có xảy ra hay không, mức độ phản ứng.
Để đảm bảo tính sư phạm, chương trình đã sắp xếp nhóm VIIA vào cuối lớp 10 nhằm
giúp HS vận dụng được kiến thức cơ sở hoá học chung làm cơ sở để vận dụng giải
thích được quy luật biến đổi hoá học vào nhóm chất cụ thể. Chương trình hiện hành
đưa 2 nhóm: Nhóm Halogen và Nhóm Oxi- Lưu huỳnh. Chương trình mới không
nghiên cứu nguyên tố oxi, nguyên tố phot pho và gộp thành một chủ đề “Niơ và lưu
huỳnh (Nitrogen và Sulfur)” sắp xếp ở lớp 11 sau khi học “Cân bằng hoá học”.
Chương trình đảm bảo sự phối hợp logic giữa cấu trúc tuyến tính kết hợp với cấu trúc
“đồng tâm”, xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Cơ sở kiến thức hoá học
chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ, từ cấp THCS lên cấp THPT.
Ở môn Khoa học tự nhiên, bậc Trung học cơ sở, học sinh đã làm quen và tích luỹ
kiến thức hoá học một cách cơ bản và trải rộng. Mức độ cơ bản và sự trải rộng kiến
thức ấy giúp học sinh cảm nhận được hoá học gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, các
kiến thức dù rộng nhưng chỉ ở mức độ định tính, mô tả trực quan và chưa được giải
thích cặn kẽ trên cơ sở của cấu tạo chất và bản chất của quá trình biến đổi hoá học.
Vì vậy, theo quy luật của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, và
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn thì chương trình Hoá học lớp 10 cần có
nhiệm vụ
hệ thống hoá các kiến thức hoá học về cấu tạo chất và các quá trình biến đổi; tránh
việc tiếp tục cung cấp kiến thức hoá học chỉ ở mức độ mô tả các tính chất.
2.3.3. Kế thừa phương pháp, hình thức dạy học
Chương trình mới cũng như chương trình hiện hành đều nhấn mạnh học gắn với
hành, ứng dụng thực tiễn, đa dạng các hình thức tổ chức dạy học: trên lớp, ngoại
khóa, trong phòng thí nghiệm, quan sát ngoài thiên nhiên.
2.3.4. Kế thừa về nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá
Chương trình mới và hiện hành đều đánh giá kết quả học tập về kiến thức, kĩ
năng, thái độ, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết; với các công cụ trắc nghiệm
khách quan, tự luận. Tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt nhấn
mạnh đánh giá năng lực chung và năng lực hóa học.
Những nội dung kế thừa nêu trên trong chương trình giáo dục phổ thông mới nói
chung và chương trình Hóa học nói riêng cấp THPT đều phải được cụ thể hóa triển khai
trong SGK Hóa học.
2.4. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong chương trình môn học
2.4.1. Về mục tiêu

16
Chương trình mới tiếp thu tư tưởng giáo dục phân hóa định hướng nghề nghiệp ở cấp
THPT trên nền tảng tri thức phổ thông cơ bản đã được lĩnh hội ở giáo dục cấp THCS.
Việc thiết kế chương trình giáo dục phổ thông theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn giáo
dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 tạo tri thức cơ bản, phổ quát làm cơ sở cho phân hóa sâu,
mở ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến 12 là một đột phá dựa
trên kinh nghiệm nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Chương trình Hóa học mới đã quán triệt sâu sắc tính mở, tính phân hóa sâu,
trong đó việc lựa chọn nội dung luôn luôn bám sát các ngành nghề liên quan. Các
chuyên đề tự chọn ở mỗi lớp tạo thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu, hứng thú của
từng HS. Phát triển phẩm chất và năng lực là mục tiêu cơ bản được cụ thể hóa bằng
chuẩn đầu ra, hệ thống các phẩm chất, năng lực chung và năng lực môn Hóa học.
2.4.2. Về nội dung môn học
Nội dung kiến thức hoá học được lựa chọn đưa vào chương trình giáo dục phổ
thông môn học là những kiến thức cơ bản nhất về hoá học nhưng vẫn phải bảo đảm
tính thiết thực, cơ bản và hiện đại của chương trình tức là phải đưa trình độ của môn
học đến gần trình độ của khoa học, sử dụng trong môn học những ý tưởng và học
thuyết khoa học chủ yếu, làm sáng tỏ trong đó những phương pháp nhận thức Hoá
học và các quy luật của nó, những hệ thống quan điểm cơ bản của kiến thức Hoá học
(về thành phần, về cấu tạo các hợp chất hoá học, về các quá trình hoá học…), tính
đúng đắn và tính hiện đại của các sự kiện được lựa chọn, quan điểm biện chứng đối
với việc xem xét các hiện tượng hoá học, sự phát triển biện chứng các kiến thức.
Tham khảo chương trình của một số nước như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Singapore, Hàn
Quốc, Nhật Bản…, đặc biệt chương trình Hóa học của Singapore thì thấy hầu hết các
nước chương trình môn Hóa học được sắp xếp như sau: Các kiến thức cơ sở hóa học
chung xếp trước, sau đó là Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ
Kế thừa chương trình hiện hành và học tập kinh nghiệm của chương trình một số
nước có xem xét đến yếu tố phù hợp với điều kiện Việt Nam, nội dung Chương trình môn
Hóa học được sắp xếp như đã trình bày ở trên.
Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình môn Hóa học là đề cao tính thực
tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị kiến thức nền tảng cơ
sở, về phương pháp phân tích công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành
thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở
mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
(1) Về nội dung kiến thức:
Về cấu trúc, chương trình mới cũng giống như chương trình hiện
hành vì vẫn
có ba mạch nội dung gồm: Kiến thức cơ sở hóa học chung, Hóa học
vô cơ và Hóa
học hữu cơ. Tuy nhiên các mạch kiến thức này sẽ được xây dựng theo
chủ đề. Trong
17
đó, từng chủ đề được quy định về tổng thời lượng mà không quy
định chi tiết cho từng nội dung bài học.
Để tăng cường sự hiểu biết về bản chất hóa học, tăng cường tính quy luật,

chương trình môn Hóa học 2018 bổ sung thêm kiến thức về quá trình hóa học (bên
cạnh các nội dung về cấu tạo chất như chương trình hiện hành). Về quá trình hóa học,
có xem xét ảnh hưởng của yếu tố năng lượng đến khả năng phản ứng có thể xảy ra
hay không, thông qua việc bổ sung thêm chủ đề mới “Năng lượng hóa học”, chủ yếu
là tính enthalpy của một phản ứng hóa học (enthalpy của một phản ứng hóa
học (kí
hiệu ∆rH) chính là nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện nhiệt
độ và áp suất
xác định, không đổi. Nếu phản ứng tỏa nhiệt thì ∆rH < 0; thu nhiệt ∆rH >
0) chỉ ở
mức độ áp dụng công thức từ bảng số liệu cho sẵn. Như vậy HS chỉ cần
nhớ công
thức tính là vận dụng được ngay.
Như vậy: Các kiến thức cơ sở hóa học là cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh giải
thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết.
Trong phần Hóa học vô cơ:
+ Chương trình đã có sự lựa chọn các nhóm nguyên tố hóa học thể hiện rõ
tính quy luật, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và gắn liền với cuộc sống như:
Nguyên tố nhóm VIIA; Nitrogen- Sulfur (Nitơ- Lưu huỳnh); Đại cương về kim loại;
Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA; Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và
phức chất
+ Sự giảm tải thể hiện ở việc: Không lựa chọn học riêng các nguyên tố
oxygen, phosphorus, carbon-silicon; Lược bỏ bài nhôm - sắt; nitric acid; Phân biệt một
số chất vô cơ ; Hóa học và vấn đề KTXHMT; Các nội dung thiết thực liên quan đến các
nguyên tố, hợp chất trên … đã được lồng ghép trong các chủ đề.
+ Sự cập nhật thể hiện ở việc bổ sung chủ đề: Sơ lược về dãy kim loại
chuyển tiếp thứ nhất và phức chất
Trong phần Hóa học hữu cơ về cơ bản giống chương trình hiện hành gồm: Đại
cương về hóa học hữu cơ; Hydrocarbon; Dẫn xuất halogen, Alcohol -Phenol; Hợp
chất carbonyl (Aldehyde - Ketone); Carboxylic acid - Ester - Lipid;
Carbohydrate; Tuy nhiên nội dung có lược bỏ một số nội dung của đại cương hữu cơ
(phân tích nguyên tố), bỏ cycloalkane, terpene và một số nội dung của alkyne (chỉ chú
trọng vào acetylene), hydrocarbon thơm (styrene, naphthalene). Bổ sung phổ khối,
phổ hồng ngoại.
Phương pháp phổ khối lượng (MS) được biết từ giữa thế kỉ XIX khi các nhà
khoa học nghiên cứu bản chất của vật chất liên quan đến hiện tượng tia âm cực và tia
dương cực. Kể từ đó phương pháp phổ MS được sử dụng để nghiên cứu đồng vị của
các nguyên tố. Đến giữa thế kỉ XX, phương pháp phổ MS được phát triển kết hợp với
18
phương pháp sắc kí khí. Kể từ đó nó được sử dụng một cách rất hữu ích trong việc
nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. Trước đây, việc xác định phân tử khối của hợp chất
hữu cơ dựa vào việc đo độ hạ nhiệt độ đông đặc (phương pháp nghiệm lạnh) hay dựa
vào việc đo độ tăng của nhiệt độ sôi (phương pháp nghiệm sôi). Các phương pháp
này mất nhiều thời gian, công sức và sai số lớn. Nhờ dựa vào khối lượng các đồng vị
cho nên phương pháp phổ MS cho biết chính xác khối lượng chất cần xác định và
đưa ra chính xác công thức phân tử của chất nghiên cứu. Phương pháp phổ MS tự
động, dựa trên các thiết bị máy móc hiện đại nên việc phân tích đơn giản, nhanh và
chính xác. Nhờ phương pháp MS mà việc xác định được phân tử khối của chất
nghiên cứu nhanh và chính xác.
Trong chương trình Hóa học các nước tiên tiến (Anh, Mỹ, Singapore, Úc…),
phương pháp phổ MS đã được đưa vào từ lâu. Học sinh THPT được trang bị thêm các
phương tiện nghiên cứu, đáp ứng một phần nhu cầu nghiên cứu khoa học của các em.
Ngoài ra, đưa phương pháp phổ MS góp phần đưa hóa học trở về đúng bản chất của
nó, hạn chế những bài tập kiểu đốt cháy tràn lan và thiếu thực tế hiện nay.
Ví dụ:
Một hydrocarbon X chứa hàm lượng carbon là 85,7%. Từ phương pháp phổ MS, xác
định được phân tử khối của X là 56.
a) Xác định công thức phân tử của X.
b) Viết các đồng phân cấu tạo của X. Gọi tên các đồng phân.
c) Viết các đồng phân hình học của X.
Nếu như phương pháp phổ MS cho biết khối lượng phân tử dễ dàng, chính xác thì
phương pháp phổ hồng ngoại cho biết các nhóm chức có trong phân tử của chất nghiên
cứu. Đối với chất không quá phức tạp, kết hợp với tính chất vật lí, hóa học của chất
nghiên cứu cho phép ta xác định được công thức cấu tạo của chất.
Việc đưa phương pháp phân tích như phổ MS và IR vừa thể hiện tính cập nhật với
các chương trình các nước tiên tiến, vừa thể hiện tính hiện đại, vừa góp phần sửa chữa các
bất cập đang tồn tại trong việc giảng dạy hóa học và thi cử hiện nay.
Đối với học sinh trung học phổ thông chỉ cần yêu cầu học sinh sử dụng bảng
tín hiệu của các nhóm chức để xác định công thức cấu tạo của chất. Đối với học sinh
khá giỏi, yêu cầu của có thể nâng cao hơn như cho phổ IR để xác định tín hiệu của
nhóm chức từ đó mới xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ. Cũng có thể
cho phổ IR của chất ban đầu, chất cuối để xác định chất phản ứng và sản phẩm tạo
thành…
Ví dụ. Hợp chất A có công thức C3H6O. Trên phổ IR không thấy tín hiệu mạnh ở
vùng 3200-3600 cm-1 nhưng lại có tín hiệu mạnh ở vùng 1720 cm-1. Chất A không có phản
ứng tráng gương. Xác định công thức cấu tạo của chất A.

19
Chú ý: Học sinh sử dụng bảng tín hiệu phổ IR sau (được trình bày trong bài phổ
hồng ngoại):
Liên Nhóm chức Vùng hấp thụ Cường độ tín hiệu
kết chứa liên kết (y: yếu, m: mạnh)
(số sóng/cm-
C-O Alcohol, ether, m
ester 1
)
C=C Hợp chất thơm, y (trừ khi liên hợp
1040-1300
alkene thì mạnh hơn)
C=O Ketone và 1500-1680 m
aldehyde m
Ester 1670-1740
O-H Carboxylic acid 1715-1750 m (rộng)
RCOO-H
Alcohol (liên kết 2500-3000 m
hydrogen)
3200-3600

Hướng dẫn:
- Trên phổ IR không thấy tín hiệu mạnh ở vùng 3200-3600 cm -1 nhưng lại có tín
hiệu mạnh ở vùng 1720 cm-1 chứng tỏ chất A không phải alcohol mà là hợp chất
carbonyl.
- Chất A không có phản ứng tráng gương chứng tỏ A không phải aldehyde mà là
ketone.
Vậy công thức cấu tạo của A là CH3COCH3.
Hóa học là một môn học có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, vì vậy
Chương trình môn Hóa học đặc biệt chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và
phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí
nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức
độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
(2) Về việc sử dụng thuật ngữ:
Việc sử dụng thuật ngữ hoá học và danh pháp hoá học trong văn bản Chương trình
môn Hoá học tuân theo các nguyên tắc sau:
Việc sử dụng thuật ngữ hoá học và danh pháp hoá học trong văn bản chương trình môn
Hoá học tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc khoa học: Khái niệm mà thuật ngữ biểu thị phải được cập nhật phù
hợp với sự phát triển của khoa học thế giới; hình thức của thuật ngữ phải bảo đảm tính
hệ thống.

20
- Nguyên tắc thống nhất: Thuật ngữ phải có cách hiểu thống nhất trong toàn bộ
Chương trình môn Hoá hoc và Chương trình giáo dục phổ thông nói chung.
- Nguyên tắc hội nhập: Danh pháp hoá học sử dụng theo khuyến nghị của Liên
minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International
Union of Pure and Applied Chemistry) có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
5529:2010 và 5530:2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Quyết định số
2950-QĐ/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ), phù hợp với thực tiễn Việt Nam,
từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.
- Nguyên tắc thực tế: Sử dụng tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt:
vàng, bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thuỷ ngân;
đồng thời có chú thích thuật ngữ tiếng Anh để tiện tra cứu. Hợp chất của các nguyên tố
này được gọi tên theo khuyến nghị của IUPAC.
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn Hóa học
 Căn cứ vào định hướng về phương pháp giáo dục trong chương trình Giáo dục phổ
thông Tổng thể;
 Căn cứ vào đặc thù môn Hóa học và chú trọng quan điểm dạy học tích hợp
Để tiếp cận tích hợp phát huy hiệu quả trong hình thành, phát triển các phẩm
chất, năng lực chung và năng lực hóa học, giáo viên cần thiết kế các chủ đề kết nối
được nhiều kiến thức với phạm vi càng rộng càng tốt trong việc phát triển năng lực
cho học sinh. Cùng với các chủ đề đó, giáo viên cần xây dựng các tình huống đòi hỏi
học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức, thực tiễn và
công nghệ.
2. Phương pháp giáo dục của chương trình môn Hóa học
2.1. Định hướng chung
Phương pháp giáo dục môn Hoá học được thực hiện theo các định hướng chung sau
đây:
a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có
thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực sau
khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
b) Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học để phát hiện và giải quyết các vấn
đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo
trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá,
vận dụng.
c) Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với
mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Tuỳ theo yêu cầu
21
cần đạt, giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề. Các
phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy
học đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học
phân hoá,... bằng những kĩ thuật dạy học phù hợp).
d) Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện một cách đa dạng và linh hoạt; kết hợp
các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, tự học,... Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hoá học. Coi trọng các
nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết bị dạy học được trang bị; khai thác
triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương
tiện kho tri thức - đa phương tiện, tăng cường sử dụng các tư liệu điện tử (như phim thí
nghiệm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng,...).
2.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
những kiểu/dạng bài học khác nhau
TT Các kiểu/dạng bài học Các phương pháp dạy học đặc trưng
Dạng bài về hình - PPDH giải quyết vấn đề
1 thành khái niệm hóa - PPDH trực quan (Thí nghiệm; Quan sát mẫu vật
học, thuyết và định trong phòng thí nghiệm; tranh, ảnh, mô hình,
luật hóa học cơ bản. video clip thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo…)
Dạng bài về Chất và - PPDH giải quyết vấn đề;
nguyên tố hóa học. - PPDH dự án; DH theo góc; DH theo hợp
2 đồng…
- PPDH trực quan (Sử dụng thí nghiệm; Video thí
nghiệm; TN mô phỏng, TN ảo; sơ đồ, tranh
ảnh…)
Dạng bài về Hóa học - PPDH giải quyết vấn đề;
hữu cơ - PPDH dự án; DH theo góc; DH theo hợp
3 đồng…
- PPDH trực quan (Thí nghiệm; Video thí
nghiệm; TN mô phỏng, TN ảo; sơ đồ, tranh
ảnh…)
Thực hành và hoạt - Thực hành thí nghiệm
động trải nghiệm. - Tham quan thực tế cơ sở sản xuất
- Dự án, đề tài;
- Câu lạc bộ hóa học.
- Hoạt động giáo dục STEM
22
2.3. Thiết kế kế hoạch bài học
2.3.1. Căn cứ thiết kế kế hoạch bài học
- Căn cứ vào mục tiêu môn học/chủ đề/bài học để xác định mục tiêu chung cần
hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù
của môn Hóa học.
- Căn cứ vào nội dung của chủ đề/bài học cần nghiên cứu, tham khảo sách
giáo khoa, sách tham khảo, các nguồn tài liệu khác để hiểu sâu sắc nội dung của chủ
đề/bài học. Suy nghĩ phương pháp sử dụng, khai thác kiến thức một cách hợp lý sáng tạo;
Từ đó xác định nội dung cơ bản trọng tâm, các kiến thức cần và có thể mở rộng trong
quá trình dạy học chủ đề/bài học đó.
- Căn cứ vào đặc điểm của từng kiểu/ dạng bài học; Căn cứ vào các điều kiện cơ
sở vật chất, tình hình thực tiến của nhà trường và đối tượng học sinh để lựa chọn các
hình thức tổ chức dạy học, các PPDH và kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển
năng lực cho HS.
2.3.2. Cấu trúc của kế hoạch bài học
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC
(Thời gian …)
I. Mục tiêu bài học: Căn cứ vào cấu trúc năng lực và đặc điểm của nội dung kiến
thức để giáo viên xác định mục tiêu
1. Mục tiêu chung: (Chủ đề/ Bài học góp phần phát triển năng lực chung nào?)
2. Mục tiêu cụ thể: (Mô tả các thành phần của năng lực Hóa học thông qua chủ đề / bài
học - kí hiệu mã hóa các năng lực cụ thể)
a) Nhận thức hóa học
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: Lựa chọn các phương pháp và
kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm của bài học.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (Các phương tiện trực quan sử dụng
trong
quá trình dạy học, có thể là: dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, mô hình, video… hoặc các
thông tin mà học sinh cần tìm kiếm và điều tra…).
IV. Các hoạt động học
1. Hoạt động 1: Có thể là hoạt động khởi động hoặc đặt vấn đề vào bài
- Mục đích: giúp học sinh huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học, kinh nghiệm của bản
thân trong cuộc sống để tìm hiểu vấn đề được nghiên cứu trong chủ đề/ bài học nhằm kích thích
sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới;
Tổ chức dạy học: giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề; có thể đặt vấn đề vào
bài bằng câu chuyện hoặc sự kiện… có liên quan đến bài học hoặc có thể tổ chức trò
chơi…
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung 1
23
Mục đích: Hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu nào của bài học, được diễn đạt
dưới dạng các hành vi cụ thể với các mức độ của tiêu chí chất lượng hành vi.
Tổ chức hoạt động: Thiết kế các hoạt động học và dự kiến các sản phẩm mong muốn
của học sinh tương ứng với các tiêu chí chất lượng hành vi đã mô tả ở mục tiêu hoạt
động.
Dự kiến cách thức đánh giá mục tiêu hoạt động: có thể thông qua quan sát
hoạt động của nhóm, qua phiếu học tập, qua quá trình tiến hành thí nghiệm, qua sản phẩm
của học sinh…Sản phẩm của hoạt động được đánh giá qua mức độ biểu hiện của hành vi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung 2.
Mục đích: Hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu nào của bài học
Tổ chức hoạt động học:
………………..
Hoạt động củng cố, luyện tập; Hoạt động mở rộng, hướng dẫn nhiệm
vụ ra bài tập về nhà. Các hoạt động này tùy vào nội dung của các bài học/
chủ đề

Về cách trình bày tiến trình tổ chức các hoạt động học (mục IV), có thể trình bày theo
cách trình bày như trên, có thể ghi theo thứ tự các hoạt động và thời gian: tổ chức lớp, kiểm tra
bài cũ, hoạt động khởi động (đặt vấn đề nghiên cứu), thực hiện các hoạt động dạy học tìm hiểu
các nội dung của chủ đề/bài học; Củng cố, luyện tập vận dụng kiến thức trong từng phần hoặc
cuối giờ học.
Cúng có thể ghi tiến trình hoạt động dạy học theo các cột sau:

Thời
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
gian
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động (Đặt
vấn đề vào bài)
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung 1 Nội dung 1
………..…………………………

Lưu ý cột thời gian có thể không cần mà thời gian sẽ ghi ngay cuối mỗi hoạt động.
2.3.3 Minh họa một số thiết kế kế hoạch bài học
Dưới đây chúng tôi lựa chọn một số nội dung kiến thức thuộc chủ đề hoặc bài học
để minh họa dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Các chủ đề/bài học này được trình bày thành 2 phần:
Phần 1: Nội dung dạy học của chủ đề/bài học.
Phần 2: Hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài học.

24
HÓA HỌC 10 CHỦ ĐỀ: NĂNG LƯỢNG HOÁ
HỌC
Phần 1. NỘI DUNG BÀI HỌC
SỰ BIẾN THIÊN ENTHALPY TRONG CÁC PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. Enthalpy tạo thành chuẩn và enthalpy chuẩn của phản ứng hoá học
1. Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) ∆ fHo298 của
một chất (f viết tắt của formation: tạo thành).
Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt kèm theo (nhiệt tỏa ra,
mang dấu âm hoặc nhiệt thu vào, mang dấu dương) phản ứng tạo thành 1
mol chất đó từ các đơn chất bền trong điều kiện chuẩn.
(Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar, nhiệt độ 25 oC )
Ví dụ: ∆fHo298 (CO2) = -393,509 kJ/mol chính là lượng nhiệt tỏa ra (chú ý liên hệ với
dấu của ∆fH) khi tạo ra 1 mol CO2 từ phản ứng ở điều kiện chuẩn.
C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g)
Chú ý: Carbon dạng graphite, oxygen dạng phân tử chính là các dạng đơn chất bền của
carbon và oxygen.
Bảng 1. ∆fHo298 (theo kJ/mol) của một số chất:

g (gas): Chất khí; s (solid): Chất rắn; aq (aqueous): Dạng dung dịch tan trong nước

2. Enthalpy chuẩn (hay nhiệt chuẩn) ∆ rHo298 của một phản ứng
hoá học
(r viết tắt của reaction: phản ứng).
Enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học chính là nhiệt kèm theo
phản ứng đó trong điều kiện chuẩn.
Ví dụ 1: Phản ứng giữa H2SO4 và NaOH
H2SO4(aq) + 2NaOH(aq)→Na2SO4(aq)+2H2O(l) ∆rHo298 = -111,68
kJ
Đây là phản ứng tỏa nhiệt. Ví
dụ 2: Phản ứng đốt cháy cồn
C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) ∆rHo298 = −1370,7 kJ

25
Ví dụ 3: Phản ứng nhiệt phân CaCO2
CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ∆rHo298 = 178,49 kJ Ví
dụ 2, 3 là phản ứng thu nhiệt.
3. Ý nghĩa của dấu và giá trị ∆rHo
- Từ các ví dụ trên và liên hệ với thực tế: Khi đốt trong không khí, cồn sẽ bắt cháy và
tự cháy đến hết trong khi phải đốt nóng liên tục bằng nguồn nhiệt ngoài để duy trì
phản ứng nung vôi.
Nhận xét: Các phản ứng có ∆ rHo càng âm thì phản ứng càng thuận lợi, mức độ
phản ứng càng cao. Các phản ứng có ∆ rHo dương cần thu nhiệt bên ngoài thì mới xảy ra
phản ứng nên không thuận lợi bằng các phản ứng có ∆rHoâm.
II. Tính enthalpy chuẩn của phản ứng một phản ứng hoá học
Giả sử có phản ứng tổng quát: aA + bB → mM + nN
Enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học ∆rHo298 Kcó thể tính được dễ dàng nếu biết
các giá trị ∆fHo298 hoặc ∆cHo298 của tất cả các chất (tham gia và sản phẩm) theo các công
thức sau:
 Tính theo ∆fHo298
∆rHo298 = m.∆fHo298 (M) + n.∆fHo298 (N) - a.∆fHo298 (A) - b.∆fHo298 (B)
Hãy tính ∆rHo298 của các phản ứng: (a1) O2 → 2O (b1) 3O2 → 2O3 (c) O2
→ O2
(a2) 2O → O2 (b2) 2O3 → 3O2
o298
Liên hệ giữa ∆rH thu được với khả năng tồn tại của O, O3, O2 và đề xuất
cách giải thích.

 Ngoài ra cũng có thể tính được ∆rHo298 của một phản ứng nếu biết tất cả các
giá trị năng lượng liên kết theo công thức:
∆rHo298 = a.Eb(A) + b.Eb(B) - m.Eb(M) - n.Eb(N)
Trong đó, chẳng hạn Eb(A) là tổng năng lượng tất cả các liên kết trong 1 phân tử
A.
Bảng 2. Năng lượng liên kết trung bình (kJ /mol) ở 298, 1 bar. Liên
kết đơn

26
Bảng 3. Năng lượng liên kết trung bình (kJ /mol) ở 298, 1 bar. Liên
kết đôi, ba

Xác định ∆rHo298 các phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết:
-
a) N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)

) Từ việc tính ∆rHo298 đề xuất lí do vì sao chất sau được sử dụng làm chất nổ? Biết
rằng sản phẩm cuối cùng của phản ứng nổ là CO2, H2O, N2 và O2.
-

BÀI TẬP
Bài 1. Ở điều kiện chuẩn, để nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol CaCO 3 thì cần phải đốt
cháy hoàn toàn:
a) Bao nhiêu gam ethanol?
b) Bao nhiêu gam graphite?
Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
Cho biết:
27
C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) ∆rHo298 = −1370,7 kJ
C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g) ∆rHo298 = -393,509 kJ
Bài 2. Xác định ∆rHo298 phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết:
CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)
Từ đó suy luận mức độ xảy ra thuận lợi của phản ứng hoá học này theo khía cạnh
nhiệt.

Phần 2: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC


(Dự kiến thời gian: 3 tiết)
1. Một số lưu ý khi thiết kế kế hoạch bài học
Trong mỗi chủ đề/bài học, GV chú ý bám sát mục tiêu để dạy học đạt được mục tiêu
nhận thức hóa học (kiến thức); chú ý các động từ diễn đạt yêu cầu cần đạt để thiết kế hoạt
động phù hợp; chú ý thiết kế các hoạt động dạy học ứng dụng thực tiễn: giải thích, vận
dụng vào thực tiễn.
Để HS thực hiện được các hoạt động học, GV phải hướng dẫn tổ chức cụ thể thể hiện
được nội dung thông tin để HS khai thác.
Những nội dung hoạt động dạy học ở đây chỉ mang tính chất gợi ý. Vì vậy, mỗi
GV sau khi nghiên cứu kỹ yêu cầu cần đạt, có thể sáng tạo những phương án khác về
phương pháp, kĩ thuật dạy học và cách đưa thông tin cho HS. Đặc biệt là có thể chọn
các hoạt động khác, trong đó chú ý tới các hoạt động liên quan đến thực tiễn địa
phương.
Kiểm tra, đánh giá: chú ý đánh giá quá trình tức là đánh giá trong suốt quá trình
HS thực hiện từng hoạt động học tập thông qua quan sát và qua kết quả thực hiện từng
hoạt động và GV có thông tin ngược kịp thời để điều chỉnh sửa chữa bài học. Đánh giá
tổng kết khi thực hiện từng chủ đề nội dung được xem là khâu đánh giá cuối chủ đề.
Đánh giá tổng kết kết hợp cả câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, trong đó câu hỏi tự luận
là chủ yếu.
Với chủ đề/bài học này HS được học sau khi học cấu tạo nguyên tử và liên kết
hóa học. Các kiến thức đã học có liên quan đến chủ đề là công thức phân tử và liên kết
hóa học.
Nội dung của bài học này chủ yếu là tính enthalpy của một phản ứng hoá học
(enthalpy của một phản ứng hoá học (kí hiệu ∆rH) chính là nhiệt kèm
theo phản ứng
đó trong điều kiện nhiệt độ và áp suất xác định, không đổi. Nếu phản
ứng tỏa nhiệt thì
∆rH < 0; thu nhiệt ∆rH > 0) chỉ ở mức độ áp dụng công thức từ bảng số liệu
cho sẵn.
Như vậy HS chỉ cần nhớ công thức tính là vận dụng tính được ∆ rH. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu sự biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học là: Các phản ứng hoá
học xảy ra, ngoài sản phẩm là các chất hoá học, còn có một đại lượng vô cùng quan
28
trọng đi kèm theo, đó là nhiệt. Nhiệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tế, do vậy
hiểu biết về cách tính lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào trong phản ứng hoá học có ý nghĩa
quan trọng trong việc học và ứng dụng môn hoá học trong thực tế. Vì vậy khi thiết kế
các hoạt động học GV cần lưu ý liên hệ với thực tiễn.
2. Thiết kế kế hoạch bài học
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung của bài học
Góp phần phát triển cho HS năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm,
dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan và sử dụng bài tập hoá học có nội
dung gắn với thực tiễn.
2. Mục tiêu cụ thể: Phát triển năng lực hóa học cho học sinh, bao gồm các
thành phần của năng lực
a) Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt sau:
1.(i)Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn
(áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25oC hay 298 K); (ii) enthalpy tạo thành
chuẩn (nhiệt tạo thành)
 H o 298 và (iii)biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của
o
f ,
phản ứng  H
r 298
2. Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị  H o
r 298
o
3. Tính được  H của một phản ứng dựa vào bảng số liệu năng lượng liên
r 298
kết, nhiệt tạo thành cho sẵn, vận dụng công thức:
 H298 
r E b ( cđ )  E b ( sp )
0
0
 0
r H298    f H 298(sp)    f H 298(cđ )
Eb(cđ), Eb(sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm
phản ứng.
b) Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các
hoạt động thảo luận, quan sát thực tiễn, tìm tòi thông tin… để tìm hiểu về việc sử dụng
các nguồn năng lượng khác nhau; Nguồn năng lượng được sinh ra từ các phản ứng hoá
học nào? So sánh nhiệt các phản ứng khác nhau để giải thích được mức độ thuận lợi
của các phản ứng hoá học khác nhau trong thực tiễn.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua các kiến thức, kĩ năng
hoá học đã học để vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến nội
dung bài học và một số hiện tượng thực tiễn có liên quan năng lượng của phản ứng hoá
học và vai trò của năng lượng đối với cuộc sống.

29
II. Phương pháp dạy học chủ yếu
PPDH hợp tác nhóm kết hợp với phương pháp đàm thoại tìm tòi/ gợi mở; dạy
học giải quyết vấn đề và sử dụng bài tập hóa học.
Chủ đề này dự kiến 3 tiết, 2 tiết tổ chức hình thành kiến thức mới
và 1 tiết luyện tập (Tiết luyện tập không trình bày ở đây)
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Sưu tầm hình ảnh có nội dung liên quan đến bài học, thiết kế phiếu học tập
(phụ lục)
Học sinh: Sưu tầm các hình ảnh liên quan đến năng lượng của phản ứng được ứng
dụng trong Sinh học, Hóa học và trong cuộc sống.
IV. Các hoạt động học
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động (đặt vấn đề vào bài) (Thời gian: 5 phút).
Mục đích: giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về
việc sử dụng các nguồn năng lượng trong cuộc sống để kích thích sự tò mò, mong muốn
tìm hiểu bài học mới;
Tổ chức hoạt động học: GV có thể sử dụng hình ảnh dưới đây hoặc tổ chức hoạt động
sinh động khác nhau để giải quyết vấn đề được đặt ra :
Em có biết: Trái đất sẽ trở nên lạnh lẽo băng giá nếu
không được
Mặt Trời sưởi ấm?

Nguồn năng lượng sưởi ấm Trái


đất
đến từ một phản ứng xảy ra trên
Mặt Trời

Vậy:
- Trái đất của chúng ta được sưởi ấm lên nhờ nguồn năng lượng nào?
- Hãy nêu một vài ví dụ về việc con người sử dụng các nguồn năng lượng khác
nhau để phục vụ cuộc sống?
- Nguồn năng lượng (từ ví dụ đã nêu) được sinh ra từ các phản ứng hoá học nào?
30
I. Enthalpy tạo thành chuẩn và enthalpy chuẩn của phản ứng hoá học
Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò quan trọng của việc học tập và nghiên cứu
về nhiệt hoá học. ( Thời gian:10 phút)
Mục đích: Hoạt động này nhằm giúp cho HS nhận thấy được vai trò quan trọng của
việc học tập và nghiên cứu về nhiệt hoá học và mục tiêu a1(i) là:
- Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn của phản
ứng hóa học; Thông qua hoạt động nhóm góp phần phát triển năng lực hợp tác; Quan sát
phát hiện tìm tòi khám phá trong tự nhiên một số phản ứng xảy ra có kèm theo sự tỏa nhiệt,
thu nhiệt.
Tổ chức hoạt động học:
Để chuẩn bị cho việc tìm hiểu khái niệm về enthalpy tạo thành chuẩn và enthalpy chuẩn của
phản ứng hoá học, HS cần phải hiểu vai trò quan trọng của việc học tập và nghiên cứu về nhiệt hoá
học, vì vậy GV có thể sử dụng một số ví dụ HS đã nêu trong hoạt động 1, thảo luận và thấy các
phản ứng hoá học xảy ra, ngoài sản phẩm là các chất hoá học, còn có một đại lượng vô cùng
quan trọng đi kèm theo, đó là nhiệt. Nhiệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tế, do vậy
hiểu biết về cách tính lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào trong phản ứng hoá học có ý nghĩa quan
trọng trong việc học và ứng dụng môn hoá học trong thực tế.
GV. Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở bằng hệ thống câu hỏi sau:
Câu 1. Khi đốt cháy than (carbon), ngoài sản phẩm khí CO2 còn thu được
A. khí carbon monoxide (CO)
B. nhiệt.
C. cả CO và nhiệt.
Câu 2. a) Cho ví dụ minh họa về phản ứng có kèm theo sự tỏa nhiệt, sự thu nhiệt. Từ đó nêu khái
niệm phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt là gì?
b) Có thể tính được lượng nhiệt tỏa ra/thu vào của một phản ứng hoá học được không?
c) Nêu ý nghĩa của việc tính nhiệt tỏa ra/ thu vào của một phản ứng hóa học?
Yêu cầu sản phẩm của HS:
Câu 1: Đáp án C
Câu 2.a) Ví dụ: Phản ứng tôi vôi (CaO tác dụng với nước) có kèm theo sự tỏa nhiệt.
Phản ứng nung vôi là phản ứng có kèm theo sự thu nhiệt.
(HS có thể lấy các ví dụ khác)
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học có kèm theo sự giải phóng năng lượng dưới dạng
nhiệt.
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học có kèm theo sự thu nhận năng lượng dưới dạng
nhiệt
b) Có thể tính được lượng nhiệt tỏa ra/thu vào của một phản ứng hoá học.
c) Ý nghĩa của việc tính nhiệt tỏa ra/ thu vào để biết chiều của phản ứng hóa học và có sự
tác động theo chiều mà chúng ta cần.

31
Hình thức đánh giá:
Đánh giá sản phẩm của HS thông qua câu trả lời của HS so với đáp án ở trên.
Mức 1. Trả lời đầy đủ như đáp án ở trên
Mức 2. Trả lời chưa đầy đủ
Ví dụ: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học có kèm theo sự giải phóng nhiệt
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng có kèm theo sự thu nhiệt
Mức 3. Chưa trả lời được 1hoặc 2 ý a hoặc b hoặc c trong câu 2.
Hoạt động 3. Tìm hiểu khái niệm enthalpy tạo thành chuẩn (Thời gian: 15 phút)
Mục đích: Hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu a1(ii) của bài học. Góp phần phát
triển năng lực hợp tác thông qua hoạt động thảo luận theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ trong phiếu
học tập số 1.
Tổ chức hoạt động:
GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm hoặc sử dụng PPDH tích cực khác
như PP đàm thoại tìm tòi gợi mở hoặc sử dụng kĩ thuật “Mảnh ghép”… phù hợp với đối
tượng HS.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, sử dụng phiếu học tập số 01
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc thông tin trong Mục 1: Enthalpy tạo thành chuẩn, thảo luận nhóm và trả lời các câu
hỏi sau:
1. Enthalpy tạo thành chuẩn là gì? Thế nào gọi là điều kiện chuẩn?
2. Kí hiệu và giải thích kí hiệu enthalpy tạo thành chuẩn
3. Từ thông tin ở bảng 1 hãy cho biết:
∆fHo298 của O2 bằng bao nhiêu kJ/mol
∆fHo298 của O nguyên tử bằng bao nhiêu kJ/mol?
Vì sao với cùng nguyên tố oxi nhưng 2 giá trị này lại khác nhau?
4. Giải thích ý nghĩa của số liệu sau: ∆fHo298 (H2O (g) ) = − 241,818 kJ/mol trong
phản ứng giữa H2 và O2.
Trong cùng điều kiện phản ứng về nhiệt độ và áp suất, phản ứng giữa H 2 và O2 tạo
ra nước ở trạng thái lỏng hay hơi tỏa ra nhiều nhiệt hơn? Có thể tính được ∆ rHo298 quá trình từ
nước lỏng thành nước hơi được không?

Yêu cầu sản phẩm của HS :


1. Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt kèm theo (nhiệt tỏa ra,
mang dấu âm hoặc nhiệt thu vào, mang dấu dương) phản ứng tạo thành 1
mol chất đó từ các đơn chất bền trong điều kiện chuẩn.
Điều kiện chuẩn là: áp suất 1 bar, nhiệt độ 25 oC
2. Kí hiệu ∆fHo298 của một chất (f viết tắt của formation: tạo thành).
+ Giải thích ý nghĩa của số liệu: ∆fHo298 (CO2) = -393,509 kJ/mol chính là lượng nhiệt tỏa
ra (chú ý liên hệ với dấu của ∆ fH - dấu âm) khi tạo ra 1 mol CO 2 từ phản ứng đốt cháy C ở điều
kiện chuẩn.
C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g)
GV lưu ý cho HS: Carbon dạng graphite, oxygen dạng phân tử chính là các dạng đơn chất
bền của carbon và oxygen.
3.Từ thông tin ở bảng 1 biết
II. Tính Enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học
Hoạt động 5. Tìm hiểu cách tính enthalpy chuẩn của một phản
ứng hoá học ( Thời gian: 15 phút)
Mục tiêu: Hoạt động này nhằm giúp HS đạt được mục tiêu a3 của chủ đề.
Tổ chức hoạt động học: Vận dụng các phương pháp tính ∆rHo.
GV giới thiệu công thức tính:
Giả sử có phản ứng tổng quát: aA + bB → mM + nN
Enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học ∆ rHo298 có thể tính được dễ dàng nếu biết
các giá trị ∆fHo298 hoặc ∆cHo298 của tất cả các chất (tham gia và sản phẩm) theo các công
thức sau:
 Tính theo ∆fHo298
∆rHo298 = m.∆fHo298 (M) + n.∆fHo298 (N) - a.∆fHo298 (A) - b.∆fHo298 (B)
Ví dụ : Cho biết ∆fHo298 (Al2O3) = -1675,7 kJ/mol; ∆fHo298 (Fe2O3) = -824,2 kJ/mol. Hãy tính
∆rHo298 phản ứng nhiệt nhôm và từ đó lí giải vì sao (a) trong thực tế phản ứng này tự duy trì sau
khi được khơi mào (đốt nóng ban đầu). (b) Phản ứng này có thể dùng để hàn sắt, thép (tìm hiểu tài
liệu khi cần).
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe ∆rHo298
∆rHo298 = 1.∆fHo298 (Al2O3) + 2.∆fHo298 (Fe) - 2.∆fHo298 (Al) - 1.∆fHo298 (Fe2O3)
= 1.( -1675,7) + 2.0 - 2.(0) - 1.( -824,2) = -851,5 kJ
a) Để phản ứng xảy ra, cần nhiệt ban đầu để khơi mào một lượng bột Al và Fe 2O3, sau khi
phản ứng xảy ra sẽ tỏa nhiệt, nhiệt tỏa sẽ sẽ sử dụng để khơi mào lượng Al, Fe 2O3 tiếp theo…
và phản ứng cứ như vậy tiếp diễn.
b) Phản ứng nhiệt nhôm tỏa rất nhiều nhiệt nên có thể làm nóng chảy sắt, thép. Phản ứng
lại sinh ra sắt dạng nóng chảy nên lượng sắt này dùng để hàn gắn sắt thép. Thêm vào đó,
Al2O3 sinh ra lại nổi lên trên bảo vệ bề mặt trong lúc hàn, hạn chế sự oxi hóa sắt thép.
GV: tổ chức cho học sinh làm việc nhóm theo phiếu học tập số 03

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


Hãy tính ∆rHo298 của phản ứng hóa học sau:
1. Phản ứng tạo thành 1 mol H2O và 1 mol H2O2 (thành phần chính nước oxy già) từ H2
và O2.
2. Hãy tính ∆rHo298 của các quá trình sau:
(a1) O2 → 2O (b1) 3O2 → 2O3 (c) O2 → O2
(a2) 2O → O2 (b2) 2O3 → 3O2
o298
Liên hệ giữa ∆rH thu được với khả năng tồn tại của O, O3, O2 và đề xuất cách giải thích.

Yêu cầu sản phẩm của HS:


1. Tính ∆rHo298 của phản ứng tạo ra 1 mol H2O:
Viết PTHH 2H2 + O2 → 2H2O
∆rHo298 = 2.∆fHo298 (H2O) - 2.∆fHo298 (H2) - 1.∆fHo298 (O2)

33
= 2. (- 285,830) - 2.(0) - (0) = - 571,660 kJ
Phản ứng trên tính cho 2 mol H2O, vậy năng lượng cho sự hình thành 1 mol H2O là:
(-) 576,660/2 = - 285,83 kJ
Tính ∆rHo298 của phản ứng tạo ra 1 mol H2O2.
Viết PTHH: H2+ O2 → H2O2
∆rHo298 = ∆fHo298 (H2O2) - ∆fHo298 (H2) - ∆fHo298 (O2)
= -187, 78 - 0 - 0 = - 187,78 kJ
2. Hãy tính ∆rHo298 của các quá trình :
∆rHo298 (a1) = 2.∆fHo298 (O) - 1.∆fHo298 (O2) = 2.(249,17) - 1.(0,0) = 498,34 kJ.
∆rHo298 (a2) = 1.∆fHo298 (O2) - 2.∆fHo298 (O) = 1.(0,0) - 2.(249,17) = - 498,34 kJ.
∆rHo298 (b1) = 2.∆fHo298 (O3) - 3.∆fHo298 (O2) = 2.(142,7) - 3.(0,0) = 285,4 kJ.
∆rHo298 (b2) = 3.∆fHo298 (O2) - 2.∆fHo298 (O3) = 3.(0,0) - 2.(142,7) = - 285,4 kJ.
∆rHo298 (c) = 1.∆fHo298 (O2) - 1.∆fHo298 (O2) = 1.(0,0) - 1.(0,0) = 0,0 kJ.
* Liên hệ giữa ∆rHo298 thu được với khả năng tồn tại của O, O3, O2 và đề xuất cách giải thích.
- Phản ứng (a1) O2 → 2O và (b1) 3O2 → 2O3 là phản ứng thu nhiệt do tốn năng lượng
(498,34 kJ) để phá vỡ liên kết O=O nên khó tồn tại.
- Phản ứng (a2) 2O → O2 ; (b2) 2O3 → 3O2 là phản ứng tỏa nhiệt do 2 nguyên tử O khi
hình thành liên kết tạo thành phân tử O2 tỏa ra lượng nhiệt (- 498,34 kJ ) dễ dàng tồn tại.
- Phản ứng (c) O2 → O2 không có sự biến đổi (hóa học, vật lí) nào nên ∆ fHo298 (O2) = 0,0
kJ/mol
Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá sản phẩm của HS thông qua bảng kết quả thảo luận và trình bày của HS.
Mức 1. Trả lời đầy đủ như đáp án ở trên
Mức 2. Trả lời được các câu hỏi 1; Câu 2 tính toán được ∆rHo298 của các quá trình nhưng
chưa giải thích được ý sau:
Liên hệ giữa ∆rHo298 thu được với khả năng tồn tại của O, O3, O2 và đề xuất cách giải thích Mức
3. Trả lời được các câu hỏi 1;
Câu 2 tính toán chưa đủ hết cả 5 quá trình (có thể chỉ tính được 1 hoặc 2 quá trình) và chưa
trả lời được ý: Liên hệ giữa ∆rHo298 thu được với khả năng tồn tại của O, O 3, O2 và đề xuất cách giải
thích.
b) Đánh giá năng lực hợp tác thông qua phiếu đánh giá năng lực hợp tác (phụ lục)
Hoạt động 6. Tính rHo298 dựa theo năng lượng liên kết từ bảng số liệu cho
sẵn của một số phản ứng hóa học đơn giản ( Thời gian: 15 phút)
Mục tiêu: Hoạt động này nhằm giúp HS vận dụng được công thức để tính enthalpy
chuẩn của phản ứng một phản ứng hoá học nếu biết các giá trị năng lượng liên kết.
Tổ chức hoạt động học:
Hoạt động 6.1. Tìm hiểu cách tính rHo298 dựa theo năng lượng liên kết
GV giới thiệu cách tính được ∆rHo298 của một phản ứng nếu biết tất cả các giá trị năng
lượng liên kết theo công thức:
∆rHo298 = a.Eb(A) + b.Eb(B) - m.Eb(M) - n.Eb(N)

34
Trong đó, chẳng hạn Eb(A) là tổng năng lượng tất cả các liên kết trong 1 phân tử A.
Lưu ý: Khác với việc tính ∆rHo298 từ ∆fHo298: “chất cuối trừ chất đầu”; việc tính theo
năng lượng liên kết lại lấy “chất đầu trừ chất cuối”.
GV đưa ra bài tập sau, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
a) Tính ∆rHo298 của qua trình hình thành 1 mol HX (X là F, Cl, Br, I) từ H2 và X2.
b) So sánh mức độ phản ứng, từ đó rút ra điều gì về khả năng hoạt động giữa các phân tử
X2.
GV hướng dẫn học sinh dựa vào bảng 2 đã cho trong tài liệu, vận dụng công thức dưới đây để
tính, lưu ý học sinh:
Để tính được ∆rHo298 theo năng lượng liên kết cần phải:
- Cân bằng được phương trình hoá học.
- Viết được công thức cấu tạo để tính được số liên kết cho mỗi phân tử.
- Có bảng số liệu về năng lượng liên kết.
Yêu cầu sản phẩm của HS :
a) Tính ∆rHo298 của qua trình hình thành 1 mol HX từ:
(i) Phản ứng của H2 với F2 H2 + F2 → 2HF
o298
∆rH = 1.Eb( H-H) +1.Eb(F-F) - 2.Eb(H-F) = 436 + 155 - 2. 567= - 543 kJ/mol
Năng lượng cho sự hình thành 1 mol HF là: - 543 /2 = --271,5 kJ
(ii) Phản ứng của H2 với Cl2 : H2 + Cl2 → 2HCl
∆rHo298 = 1.Eb( H-H) +1.Eb(Cl-Cl) - 2.Eb(H- Cl) = 436 + 242 - 2. 431= - 184
kJ/mol
Năng lượng cho sự hình thành 1 mol HCl là: - 184 /2 = - 92 kJ
(iii) Phản ứng của H2 với Br2 : H2 + Br2 → 2HBr
o298
∆rH = 1.Eb( H-H) +1.Eb(Br-Br) - 2.Eb(H- Br) = 436 + 193 - 2. 366 = - 103
kJ/mol
Năng lượng cho sự hình thành 1 mol HBr là: - 103 /2 = - 51,5 kJ
(iv) Phản ứng của H2 với I2 : H2 + I2 → 2HI
∆rHo298 = 1.Eb( H-H) +1.Eb(I-I) - 2.Eb(H-I) = 436 + 151 - 2. 299 = - 11 kJ
Năng lượng cho sự hình thành 1 mol HI là: - 11 /2 = - 5,5 kJ
b) So sánh mức độ phản ứng nhận thấy phản ứng giữa H2 với F2 phản ứng tỏa ra lượng
nhiệt lớn nhất rồi tiếp đến Cl2; Br2 và cuối cùng là I2, từ đó rút ra kết luận là khả năng hoạt động
hóa học giữa các phân tử X2 giảm dần từ Fluorine đến iodine.
Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá sản phẩm của HS qua thảo luận cặp
đôi Mức 1. Trả lời đầy đủ như đáp án trên.
Mức 2. Tính được câu a nhưng chưa trả lời được câu b
Mức 3. Tính được câu a nhưng chưa tính được đầy đủ cả 4 trường hợp và chưa trả lời được
câu b.
b) Đánh giá năng lực hợp tác HS tự đánh giá lẫn nhau thông qua phiếu đánh giá năng

lực hợp tác (phụ lục)

35
Hoạt động 6.2. Vận dụng
GV tổ chức cho học sinh vận dụng làm bài tập sau ( làm việc cá nhân)
Sử dụng bảng 2, 3 trong tài liệu đã cung cấp số liệu để vận dụng làm bài tập dưới đây:
Tính ∆rHo298 các phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết:
a. N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)
b) Từ việc tính ∆rHo298 đề xuất lí do vì sao chất sau đã từng được sử dụng làm chất nổ?
Biết rằng sản phẩm cuối cùng của phản ứng nổ là CO2, H2O, N2 và O2.

Yêu cầu sản phẩm của HS :


a) H2N-NH2 có công thức cấu tạo:

Từ đó xác định được: một phân tử có 1 liên kết đơn N-N (Eb = 163 kJ/mol); 4 liên kết đơn
N-H (Eb = 391 kJ/mol. N2 có 1 liên kết ba NN (Eb = 941 kJ/mol), H2 có 1 liên kết đơn H-H
(Eb = 436 kJ/mol). Áp dụng công thức tính ∆rHo298 K theo năng lượng liên kết: ∆rHo298 = (1EN-N +
4EN-H) - (1ENN + 2EH-H) = (163 + 4.391) - (941 + 2.436)
= -86 kJ/mol.
b)N2H4 là chất lỏng ở điều kiện thường (sôi ở 114oC, khối lượng riêng khá nhẹ 1,021
g/cm3), phản ứng phân hủy tỏa nhiều nhiệt lại tạo một lượng khí rất lớn nên được sử
dụng trong động cơ tên lửa.
Hình thức đánh giá:
Đánh giá sản phẩm của cá nhân thông qua thu phiếu trả lời hoặc
gọi lên bảng Mức 1. Trả lời được đầy đủ như đáp án ở trên
Mức 2. Tính ∆rHo298 các phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết:
N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)
Chưa trả lời được câu b
Mức 3. Viết được CTCT của H2N-NH2 nhưng xác định số liên kết chưa đúng nên chưa
tính được ∆rHo298 và chưa trả lời được câu b.
Hoạt động 6.3. GV đặt câu hỏi để phát triển tư duy sáng tạo của HS, liên hệ
kiến thức môn Vật lí:
1. Vì cao cần tạo lượng lớn khí với nhiên liệu tên lửa?
2. Khi xảy ra phản ứng nổ, có cần sự có mặt của oxi không khí hay không?
Đáp án:
1.Luồng khí phụt mạnh ra phía sau mới tạo được lực đẩy cho tên lửa tiến lên.
2. Khi xảy ra phản ứng nổ không cần sự có mặt của oxi vì chất nổ có thể được sử dụng
36
ngay cả dưới nước, trong các điều kiện không có oxi.
Phản ứng nổ của nitroglycerin (nitroglycerol):
C3H5N3O9 → 3CO2 + 5/2 H2O + 3/2 N2 + 1/2 O2
GV có thể kể câu chuyện liên quan đến nhà bác học Alfred Nobel, các giải thưởng Nobel,…
Ngày nay không sử dụng chất này nữa vì rất dễ nổ ngay cả khi va chạm nhẹ nên rất nguy
hiểm).
Hoạt động 7. Củng cố - Luyện tập và giao nhiệm vụ (thời gian
10 phút) Củng cố
GV có thể tổng kết bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc cho HS tự xây dựng sơ đồ tư duy của chủ
đề đã học. Hoặc GV có thể cho HS thảo luận câu hỏi:
a) Vì sao nói rằng “việc nghiên cứu về nhiệt (một loại năng lượng) trong phản ứng hoá
học có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và thực tiễn”?
b) Có những cách nào tính ∆rHo? Nêu công thức tính.
Đáp án câu trả lời:
a) Việc nghiên cứu về nhiệt (một loại năng lượng) trong phản ứng hoá học có ý nghĩa
quan trọng trong nghiên cứu: Để biết mức độ các phản ứng hoá học. Trong thực tiễn:
Tính toán lượng nhiên liệu cần cho các quá trình, chọn nhiên liệu phù hợp.
b) Các cách tính ∆rHo
o
c) Tính rH 298 của một phản ứng dựa vào bảng số liệu năng lượng liên kết, nhiệt tạo
thành cho sẵn, vận dụng công thức:
d)
 r H298   E b ( cđ )   E b ( sp )
0 0 0
H   H ( sp )   H ( cđ )
Luyện tập
r 298
 f 298  f 298
Bài 1. Ở điều kiện chuẩn, để nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol CaCO 3 thì cần phải đốt
cháy hoàn toàn:
e) Bao nhiêu gam ethanol?
f) Bao nhiêu gam graphite?
Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
Bài 2. Xác định ∆rHo298 phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết:
CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)
Từ đó suy luận mức độ thuận lợi của phản ứng hoá học này theo khía cạnh nhiệt.

Đáp án
Bài 1. Dựa theo các giá trị ∆rHo298 các phản ứng
CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ∆rHo298 = 178,49 kJ/mol
C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) ∆fHo298 = −1370,7 kJ/mol
C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g) ∆fHo298 = −393,509 kJ/mol
Lượng nhiệt cần để thu được 0,1 mol CaO là Q = 0,1.178,49 = 17,849 kJ.

37
Vậy:
+ lượng C2H5OH(l) cần dùng: 17,849/1370,7 = 0,013 mol hay 0,598 gam.
+ lượng C (graphite, s) cần dùng: 17,849/393,509 = 0,045 mol hay 0,54 gam.
Bài 2. Dựa vào công thức tính ∆rHo298 theo năng lượng liên kết cho phản ứng:
CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)
∆rHo298 = 4EC-H + ECl-Cl - (3EC-H + EC-Cl) - EH-Cl = EC-H + ECl-Cl - EC-Cl - EH-Cl =
413 + 242 - 328 -431= -104 kJ/mol.
Phản ứng có ∆rHo âm nên thuận lợi về mặt nhiệt.

Thực tế chỉ cần đưa ra anh sáng mặt trời hỗn hợp CH4 và Cl2 là lập tức phản ứng xảy
ra và có thể nổ.
Giao nhiệm vụ: HS chuẩn bị bài cho tiết luyện tập tiếp sau bài học này.

38
PHỤ LỤC
Phiếu đánh giá năng lực hợp tác của học sinh
Tiêu chí
Mức độ 1(1 đ) Mức độ 2 Mức độ 3 (3 đ)
(2
Chưa hiểu rõ đ) Tích cực hỗ trợ
1.Thực hiện nhiệm vụ, chưa Hiểu được mục nhóm xác định mục
nhiệm vụ để đạt tích cực thực hiện tiêu của nhóm và tiêu và tích cực
mục tiêu chung nhiệm vụ để đạt tích cực thực hiện tham gia các hoạt
của nhóm được mục tiêu nhiệm vụ để đạt động để đạt được
được mục tiêu mục tiêu chung của
chung của nhóm nhóm.
2.Thể hiện các kĩ Tham gia hoạt Chủ động tạo ra sự
năng phối hợp động nhóm chưa Tham gia hoạt tương tác tích cực
với các bạn trong động nhóm một
tích cực và chia sẻ trong nhóm và chia
nhóm một cách cách tích cực, chia
ý kiến không phù sẻ ý kiến phù hợp
hiệu quả sẻ ý kiến phù hợp
hợp với các thành với các thành viên
viên khác. với các thành viên khác trong nhóm
Chưa cố gắng xác khác trong nhóm Tích cực, chủ động
đinh các thay đổi Có cố gắng giúp thúc đẩy nhóm
3.Đóng góp cho cần thiết, từ chối nhóm xác định các cùng xác định các
sự duy trì phát làm việc để tiến thay đổi cần thiết thay đổi cần thiết
triển của nhóm hành các thay đổi trong quá trình trong qua strinhf
hoạt động và cùng hoạt động và cùng
làm việc để tiến làm việc để tiến
hành các thay đổi hành thay đổi
Chưa đánh giá Đánh giá được mức
được mức độ đạt Đánh giá được độ đạt mục đích
mục đích của cá mức độ đạt mục của cá nhân và
4.Đánh giá hoạt nhân và nhóm. đích của cá nhân và nhóm.
động hợp tác Chưa rút kinh nhóm. Rút kinh nghiệm
nghiệm được cho Rút kinh nghiệm được cho bản thân
bản thân và từng được cho bản thân và từng thành viên
thành viên trong nhưng chưa đánh trong nhóm.
nhóm. giá được từng
thành viên trong
nhóm.

39
HOÁ HỌC HỮU CƠ CHỦ ĐỀ. HỢP CHẤT CARBONYL

Phần 1. NỘI DUNG BÀI HỌC


I. Tính chất hoá học
1) Phản ứng khử hợp chất carbonyl
Aldehyde và ketone đều bị khử bằng NaBH4 hoặc LiAlH4 sinh ra alcohol.
[H]
R CH O R CH2 OH

H
[H]
RC R' R C R'
O OH

Ví dụ:
[H]
CH3 CH O CH3 CH2 OH
Ethanal Ethanol

H
[H]
CH3 C CH3
O CH3 C CH3
Propanone (Acetone) OH
Prophanone (acetone) Propan-1-ol
Propan-2-ol
2) Phản ứng oxi hoá aldehyde
- Phản ứng với nước bromine:
Nước brom oxi hóa aldehyde thành carboxylic acid:
R-CH=O + Br2 + H2O → R-COOH + 2HBr
Ví dụ: CH3-CH=O + Br2 + H2O → CH3-COOH + 2HBr
Khi nhỏ nước bromine vào dung dịch ethanal thấy nước bromine mất màu.
- Phản ứng với thuốc thử Tollens
Thuốc thử Tollens được tạo thành khi cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch
NH3 dư:
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
Thuốc thử Tollens
Aldehyde phản ứng với thuốc thử Tollens:
R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
Ví dụ:
CH3-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3-COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

40
Ag sinh ra
sau phản Thuốc
ứng của thử Tollens
ethanol với
thuốc thử
Tollens
Hình 1: Trước (bên phải) và sau (bên trái) khi phản ứng
của ethanol với thuốc thử Tollens
Thuốc thử Tollens oxi hóa aldehyde thành muối ammonium. Lớp bạc sinh ra trên
thành ống nghiệm nên phản ứng này còn gọi là phản ứng tráng bạc.
- Phản ứng với Cu(OH)2/OH- (thuốc thử Fehling):
R-CHO + 2Cu(OH)2 + OH- → R-COO- + Cu2O↓ + 3H2O
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đóng vai trò là chất oxi hoá, oxi hoá aldehyde
thành muối carboxylate. Cu2O sinh ra có màu đỏ.
Ví dụ: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
CH3-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH3-COONa + Cu2O↓ + 3H2O

Hình 2: Trước và sau khi phản ứng của Cu(OH)2/OH- với ethanal
Ketone không có phản ứng với thuốc thử Tollens hoặc với Cu(OH) 2/OH- nên
thuốc thử Tollens và hoặc Cu(OH)2 được dùng để phân biệt aldehyde với ketone.
3) Phản ứng với hydrogen cyanide (HCN)
Aldehyde hoặc ketone có phản ứng cộng hydrogen cyanide tạo thành hợp chất
cyanohydrin:
R-CHO + HCN → R-CH(CN)-OH
R-CO-R’ + HCN → R-C(CN)(OH)-R’
Ví dụ:
CH3 CH O + HCN CH3 CH OH
CN
Ethanal Ethanal cyanohydrin
OH
CH3 C CH3 + HCN CH3 C CH3
O CN
Propanone (acetone) Propanone cyanohydrin

41
4) Phản ứng tạo iodoform của hợp chất carbonyl
Chất kết tủa iodoform
(triiodomethane) được hình thành khi cho
hợp chất chứa nhóm methyl ketone
(CH3CO-) phản ứng với iodine trong môi
trường kiềm.

Kết tủa
iodoform
CH3CO-R + 2I2 + NaOH → R-COONa + NaI + CHI3↓ vàng
Ví dụ:
CH3CO-CH3 + 2I2 + NaOH → CH3-COONa + NaI + CHI3↓ vàng
CH3CO-H + 2I2 + NaOH → H-COONa + NaI + CHI3↓ vàng
Phản ứng này dùng để nhận biết các hợp chất có chứa nhóm CH 3CO-. II.
Ứng dụng
a) Formaldehyde được dùng chủ yếu để sản xuất nhựa
poly(phenolformaldehyde) và dùng trong dược phẩm, phẩm nhuộm.
Dung dịch 37-40% formaldehyde được gọi là formalin được dùng để ngâm xác
động thực vật, thuộc da, tẩy uế, tiệt trùng.
b) Acetaldehyde (ethanal) được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.
c) Acetone được làm dung môi do tan tốt trong nhiều dung môi hữu cơ và có khả
năng hòa tan nhiều chất.
Acetone còn được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ như để tổng hợp
bisphenol-A…
III. Điều chế hợp chất carbonyl
a) Trong công nghiệp, người ta điều chế acetaldehyde bằng phương pháp oxi hóa
ethylene:
2 CH2 = CH2 + O2 xt,t 2 CH3 - CH=O
b) Trong công nghiệp, acetone thu được trong quá trình oxi hóa cumen:
(CH3)2CHC6H5 
OXI
2S O 4  sản phẩm trung gian

H  CH3COCH3 + C6H5-OH

Phần 2. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC


(Thời gian dự kiến: 3 tiết)
1. Một số lưu ý khi thiết kế kế hoạch bài học
Khi dạy phần tính chất hóa học của hợp chất carbonyl, cần so sánh aldehyde với
ketone và so sánh hai loại này với các chất có cấu tạo, tính chất tương tự để thấy

42
được điểm giống và khác giữa chúng, giúp chúng phân biệt được các hợp chất và dễ nhớ
hơn. Cụ thể các tính chất cần, so sánh nhấn mạnh như sau:
Dù aldehyde và ketone đều là các chất chứa nhóm C=O, tuy nhiên aldehyde
nhóm CO này liên kết với H nên có một số tính chất khác với ketone như bị oxi hóa bởi
nước bromine, thuốc thử Tollens, Cu(OH)2/OH-. Các phản ứng này có hiện tượng rõ ràng,
nên có thể dùng để nhận biết aldehyde.
So với alkene, aldehyde cũng có 1 nối đôi trong phân tử, tuy nhiên do liên kết C=O
trong aldehyde phân cực còn liên kết C=C trong alkene không phân cực nên cùng là
phản ứng cộng nhưng tác nhân cộng của hợp chất carbonyl khác với alkene và cùng làm
mất màu nước bromine nhưng bản chất phản ứng là không giống nhau (của aldehyde là
phản ứng oxi hóa khử còn của alkene là phản ứng cộng).
Về phương pháp dạy học, GV có thể sử dụng phương pháp dạy học hợp tác,
phương pháp trực quan, trò chơi, đàm thoại… để HS tự hình thành kiến thức. Có thể so
sánh với alkene để suy ra phản ứng cộng của hợp chất carbonyl, suy đoán tính oxi hóa
khử của aldehyde, ketone từ phản ứng điều chế các chất này. Sử dụng thí nghiệm hoặc
hình ảnh, video,... để kiểm chứng các dự đoán đó.
2. Kế hoạch bài học
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung của chủ đề
Góp phần phát triển cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự
học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác
theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan và sử dụng bài tập hoá
học.
Mục tiêu cụ thể:
a) Năng lực nhận thức hoá học. Học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt sau:
(1) Trình bày được tính chất hoá học của aldehyde, ketone: Phản ứng khử (với
NaBH4 hoặc LiAlH4); Phản ứng oxi hoá aldehyde (với nước bromine, thuốc thử
Tollens, Cu(OH)2/OH-); Phản ứng cộng vào nhóm carbonyl (với HCN); Phản ứng
tạo iodoform.
(Phản ứng khử của hợp chất carbonyl bằng LiAlH 4 hay NaBH4 chỉ viết dưới
dạng sơ đồ: R-CO-R + 2[H] R-CH(OH)-R)
(2) Giải thích được tính chất hoá học của hợp chất carbonyl và xác định được hợp
chất có chứa nhóm CH3CO-.
(3) Thực hiện được (hoặc quan sát qua video, hoặc qua mô tả) các thí nghiệm:
phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH) 2/OH-, phản ứng tạo iodoform từ acetone;
mô tả hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất của aldehyde,
ketone.
43
(4) Trình bày được ứng dụng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế
acetaldehyde bằng cách oxi hoá ethylene, điều chế acetone từ cumene.
b) Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học thông qua
các hoạt động thảo luận, quan sát thực tiễn, tiến hành thí nghiệm, tìm tòi thông tin… để
tìm hiểu các yêu cầu về mục tiêu nhận thức kiến thức hoá học ở trên.
c) Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nhận thấy được mối liên hệ
giữa kiến thức với ứng dụng của hợp chất carbonyl trong dược phẩm, phẩm nhuộm, y
tế, dung môi…
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phương pháp trực quan (sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, kiểm chứng, đối
chứng).
Phương pháp hợp tác theo nhóm.
Phương pháp đóng vai
Kĩ thuật Think - Pair - Share
3. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a) Dụng cụ: Ống nghiệm; đèn cồn;
b) Hoá chất: ethanal và acetone; nước bromine; dung dịch AgNO3, NH3; I2, CuSO4 và
NaOH
c) Hình ảnh kết quả một số thí nghiệm trong bài.
4. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Bài “Hợp chất carbonyl” thực hiện trong 3-4 tiết, trước tiên nội dung tìm hiểu về tính
chất hóa học và ứng dụng này GV tổ chức cho HS tìm hiểu khái niệm, tính chất vật lí,
cấu tạo và phương pháp điều chế aldehyde và ketone. Ở nội dung này GV sẽ tổ chức cho
HS tìm hiểu về tính chất hoá học, ứng dụng của chúng và củng cố.
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Mục đích: Học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng đã học từ nội dung bài học
trước đó, trong thực tiễn, kinh nghiệm của bản thân về cấu tạo và tính chất của alkene, phản
ứng hóa học tạo ra aldehyde, ketone; từ đó dự đoán tính chất của hợp chất carbonyl; kích thích
sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
Thời gian: 10 phút
Tổ chức hoạt động:
GV tổ chức cho HS làm việc theo kĩ thuật Think - Pair - Share, thực hiện hoạt động
sau:
Think (Suy nghĩ cá nhân): Chia lớp thành 2 nửa, HS ở mỗi nửa thực hiện 1 trong
2 nhiệm vụ sau (suy nghĩ và viết ra giấy nháp):
(1) Nêu các phản ứng đặc trưng với nối đôi C=C của alkene và nguyên nhân gây ra
phản ứng đó.
Chỉ ra điểm giống và khác về cấu tạo của 2 nhóm C=C và nhóm C=O, dự đoán phản

44
ứng hóa học có thể có với nhóm C=O, giải thích cơ sở đưa ra dự đoán đó.
(2) Viết các PTHH tạo ra aldehyde, ketone từ alcohol.
Xác định sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong mỗi phản ứng, xác định loại phản
ứng và vai trò của aldehyde, ketone.
Dự đoán về tính oxi hóa, khử của aldehyde và ketone và chỉ ra cơ sở của các dự đoán
đó.
Pair (Trao đổi cặp đôi): Hai HS ngồi cạnh nhau chia sẻ suy nghĩ của mình theo câu
hỏi ở hoạt động trên với nhau.
Share (chia sẻ ý kiến với cả lớp): GV mời một số cặp HS đại diện ở mỗi nửa lớp
chia sẻ câu trả lời với cả lớp.
GV tổng kết các dự đoán thành sơ đồ (phản ứng cộng, oxi hóa, khử). Nếu HS không dự
đoán được tính oxi hóa khử, GV có thể gợi ý: nhận xét số oxi hóa của C trong nhóm carbonyl
so với các số oxi hóa có thể có của carbon để dự đoán.
GV giới thiệu bài học: Các hợp chất carbonyl có phản ứng cộng và có phản ứng oxi hóa,
khử như dự đoán không? Chúng có thể phản ứng với những tác nhân cộng, oxi hóa, khử nào?
Ngoài ra còn phản ứng nào khác nữa? Tính chất hóa học của aldehyde và ketone có gì khác
nhau?
Sản phẩm của HS cần đạt được:
Nêu được alkene có liên kết pi kém bền nên có các phản ứng đặc trưng là cộng, trùng hợp,
oxi hóa.
Chỉ ra được điểm giống nhau của 2 nhóm C=C và C=O là đều có liên kết pi kém bền,
nhưng khác nhau là liên kết C=C không phân cực còn và liên kết C=O phân cực về phía
nguyên tử O.
Dự đoán C=O có phản ứng cộng, trùng hợp và oxi hóa do cũng có liên kết pi kém bền.
Viết được phản ứng oxi hóa alcohol bậc 1, 2 bằng CuO thành aldehyde và ketone, các
phản ứng này là phản ứng oxi hóa khử, xác định aldehyde và ketone là sản phẩm oxi hóa.
Dự đoán: aldehyde và ketone vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (bị khử thành
alcohol, bị oxi hóa C nhóm C=O lên số oxi hóa cao hơn.
Hình thức đánh giá: HS trình bày, nhận xét.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA CARBONYL
Mục đích: Hoạt động này nhằm đạt mục tiêu a (1), (2), (3). HS nêu được các phản ứng hóa
học của hợp chất carbonyl khẳng định các dự đoán ở hoạt động 1, bổ sung tính chất hóa học khác
thông qua việc tìm hiểu sách giáo khoa và tiến hành thí nghiệm, giải thích nguyên nhân. Chỉ
ra được các phản ứng hóa học phân biệt aldehyde và ketone.
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu phản ứng oxi hoá, khử và phản
ứng cộng Thời gian: 45 phút
Tổ chức dạy học:
- GV chia nhóm, nêu mục đích, nhiệm vụ, hướng dẫn HS làm việc nhóm (mỗi nhóm
khoảng 6 HS):
+ Đọc cách tiến hành thí nghiệm, ghi dự đoán hiện tượng, sản phẩm và viết PTHH

45
nếu có vào phiếu học tập (xem ở phụ lục).
+ Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát hiện tượng, sửa vào phiếu học tập
(dùng bút màu khác khi viết dự đoán hiện tượng). Đọc sách giáo khoa/tài liệu về phản ứng
cộng, oxi hóa khử, bổ sung chính xác PTHH và vai trò các chất.
Các nhóm hoàn thành phiếu học tập trên giấy A0/bảng phụ. GV lưu ý HS viết phiếu học
tập bằng 2 màu mực khi viết các dự đoán trước khi làm thí nghiệm và sau khi làm thí nghiệm,
đọc sách giáo khóa/tài liệu mô tả hiện tượng và dự đoán và phần bổ sung khi đọc sách giáo
khoa (để có thể đánh giá năng lực thực nghiệm của HS, chỉnh lí, bổ sung khi chữa bài). Có
thể thay ethanal bằng formaldehyde.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm treo giấy A0/bảng phụ ghi kết quả lên bảng, GV gọi đại diện một nhóm trình
bày, các nhóm khác theo dõi và trình bày những kết quả khác của nhóm mình so với nhóm bạn.
GV nhận xét và bổ sung.
Một số điểm GV chú ý:
+ Chữa các câu mô tả hiện tượng chính xác, ngắn gọn, nhấn mạnh
dấu hiệu/hiện tượng rút ra kết luận trong mỗi thí nghiệm.
+ Khi viết PTHH cần nhấn mạnh nhóm chức thay đổi trong phản ứng,
hiện tượng đặc trưng để nhận biết phản ứng.
+ GV cần chú ý cho HS phản ứng của aldehyde với nước bromine
không phải là
phản ứng cộng mà là phản ứng oxi hóa, khác với alkene, nguyên nhân là
do nhóm C=O
phân cực.
+ Kết luận về các thuốc thử và hiện tượng phân biệt aldehyde và ketone.
GV ghi các kết luận về tính chất của aldehyde, ketone theo bảng, HS cũng ghi theo bảng
vào vở.
Chất phản ứng Aldehyde Ketone
Phản ứng oxi hóa
Phản ứng khử
Phản ứng cộng
HS đọc sách giáo khoa/tài liệu (về phản ứng khử và cộng), cho biết aldehyde, ketone
có phản ứng cộng, phản ứng khử với những chất nào? Viết PTHH (ghi vào bảng tổng kết
trên).
GV gọi HS lên bảng viết PTHH. Chú ý hướng dẫn HS cách viết PTHH, hướng dẫn học
sinh gọi tên sản phẩm (tên aldehyde/ketone + cyanohydrin).
Sản phẩm HS cần đạt được:
Mô tả được hiện tượng các thí nghiệm và giải thích, kết luận về tính chất hóa học của
aldehyde và ketone.
Thí nghiệm 1: Ở ống nghiệm cho dung dịch ethanol, nước bromine mất màu, ở ống
nghiệm cho acetone không có hiện tượng gì.
PTHH: CH3-CH=O + Br2 + H2O → CH3-COOH + 2HBr
Kết luận: aldehyde bị oxi hóa bởi nước bromine, ketone thì không.
46
Thí nghiệm 2: Ở ống nghiệm cho dung dịch ethanol có một lớp bạc trắng sáng bám ở
thành ống nghiệm (trong dung dịch có kết tủa đen), ở ống nghiệm cho acetone không có hiện
tượng gì.
PTHH:
CH3-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Kết luận: aldehyde bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens, ketone thì không.
Thí nghiệm 2: Ở ống nghiệm cho dung dịch ethanol, kết tủa xanh làm chuyển thành màu
đỏ, ở ống nghiệm cho acetone không có hiện tượng gì (đun lâu có kết tủa màu đen do Cu(OH)2
phân hủy thành CuO).
PTHH:
CH3-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH3-COONa + Cu2O + 3H2O
Kết luận: aldehyde bị oxi hóa bởi Cu(OH)2/OH-, ketone thì không.
Hoàn thành bảng tổng kết tính oxi hóa, khử, phản ứng cộng cảu aldehyde, ketone.
Hình thức đánh giá: HS trưng bày phiếu học tập (khổ giấy lớn), trình bày, nhận xét,
hỏi đáp.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu phản ứng tạo iodoform của hợp chất carbonyl
(để nhận biết hợp chất chứa nhóm methyl ketone)
Thời gian: 15 phút
Tổ chức dạy học:
GV đặt vấn đề: Ngoài phản ứng cộng, oxi hóa khử còn phản ứng nào nữa?
GV làm thí nghiệm/quan sát video, hình ảnh phản ứng idoform (tiến hành thí nghiệm
nghiên cứu, đối chứng, gồm thí nghiệm của ethanal, acetone, formaldehyde với I 2/dung dịch
NaOH). HS quan sát, nêu hiện tượng, kết luận có hay không có phản ứng trong mỗi trường
hợp.
GV đặt câu hỏi: So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo trong 3 hợp chất carbonyl, từ
đó suy đoán nguyên nhân gây ra phản ứng idoform này.
GV viết PTHH lên bảng/HS đọc sách viết vào vở, kết luận về điều kiện cấu tạo của hợp
chất carbonyl tham gia phản ứng idoform, hiện tượng và ứng dụng của phản ứng này để nhận
biết nhóm CH3-CO- trong aldehyde và ketone.
Sản phẩm HS cần đạt:
HS nêu được: ethanal, acetone đều có nhóm CH 3-CO- còn formaldehyde không có. Suy
ra phản ứng idoform xảy ra với các chất có nhóm CH3-CO- và dùng phản ứng này đề nhận biết
chúng.
Viết được PTTH của phản ứng idoform với ethanol và acetone.
Hình thức đánh giá: HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 3. TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ CỦA CARBONYL
Hoạt động 3.1. Tìm hiểu về ứng dụng của carbonyl
Mục đích: Hoạt động này nhằm đạt mục tiêu a (4). HS nêu được các ứng dụng của
hợp chất carbonyl.
Thời gian: 10 phút
47
Tổ chức dạy học:
Với nội dung này GV có thể tìm hiểu trước sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở
nhà hoặc cho HS tìm hiểu kiến thức thực tế kết hợp tài liệu (SGK) ở trên lớp trình bày các
ứng dụng của hợp chất carbonyl. Giáo viên nhận xét và bổ sung nếu cần, chỉ ra các ví dụ
gần gũi của aldehyde, ketonee trong cuộc sống hành ngày. Các sử dụng đúng và chưa
đúng.
Sản phẩm HS cần đạt được:
Nêu được các ứng dụng gồm:
a) Formaldehyde được dùng chủ yếu để sản xuất nhựa poly(phenol-formaldehyde) và dùng
trong dược phẩm, phẩm nhuộm.
Dung dịch formaldehyde 37-40% (gọi là formalin) được dùng để ngâm xác động thực
vật, thuộc da, tẩy uế, tiệt trùng.
b) Acetaldehyde (ethanal) được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.
c) Acetone được làm dung môi do tan tốt trong nhiều dung môi hữu cơ và có khả năng
hòa tan nhiều chất.
Acetone được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ như để tổng hợp bisphenol-A.
Hình thức đánh giá: HS trình bày.
Hoạt động 3.2. Tìm hiểu về điều chế carbonyl
Mục đích: Hoạt động này nhằm giúp HS đạt được mục tiêu a4
Tổ chức dạy học: GV nên tổ chức cho HS tìm kiếm thông tin kết hợp với phần trình bày
của GV và cho HS làm bài tập vận dụng.
Thời gian : 5 phút
Tổ chức dạy học:
GV yêu cầu HS viết PTHH phản ứng oxi hóa ethylene?
GV giới thiệu đây cũng là PP điều chế acetaldehyde ngoài ra còn một
PP điều chế nữa đó là oxi hóa cumen
a) Trong công nghiệp, người ta điều chế acetaldehyde bằng phương pháp oxi hóa
ethylene:
2 CH2 = CH2 + O2 xt,t 2 CH3 - CH=O
b) Trong công nghiệp, acetone thu được trong quá trình oxi hóa cumene:

OXI 2S O4
(CH3)2CHC6H5  sản phẩm trung gian H  CH3COCH3 +C6H5-
OH
Hoạt động 4. CỦNG CỐ - THỰC HÀNH
Mục đích: Hoạt động này nhằm đạt mục tiêu a (1), (2), (3). Hệ thống kiến thức về
tính chất hóa học của aldehyde, ketone, làm bài tập (hoàn thành sơ đồ, nhận biết, xác định cấu
tạo, bài toán) vận dụng các tính chất đó.
Thời gian: 45 phút
Tổ chức dạy học:
Một số bài tập củng cố:

48
1. Lập sơ đồ Ven so sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất vật lí, tính
chất hóa học của aldehyde và ketone.

aldeh keton

(có thể thay bằng bài tập đóng vai: Tưởng tượng mình là aldehyde hoặc ketone, viết 1 đoạn
văn không quá 10 câu hoặc 1 bài vè/bài thơ/bài hát,.. giới thiệu về bản thân.)
2. Viết CTCT của các chất hữu cơ đơn chức mạch hở có CTPT là C 3H6O. Trình bày tối thiểu
2 phương pháp hóa học để phân biệt các chất đó. Lập sơ đồ (hoặc bảng), ghĩ rõ hiện tượng, viết
PTHH.
3. Cho các chất sau: CH3-CH2-OH, CH3CHO, CH2=CH2. Lập sơ đồ chuyển hóa giữa các
chất sao cho số chuyển hóa là nhiều nhất.
4. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O. Trên phổ hồng ngoại, X hấp thụ một
tín hiệu mạnh ở vùng 1670 - 1740 cm-1. X phản ứng được với thuốc thử Fehling cho chất kết
tủa màu đỏ. Xác định công thức cấu tạo của X.
5. Hỗn hợp M gồm ba chất hữu cơ A, B, C là đồng phân của nhau có CTPT là C 4H8O. A có
mạch carbon thẳng và phản ứng tráng bạc, B không có phản ứng tráng bạc nhưng có phản ứng
idoform, C làm mất màu nước bromine, hydrogen hóa rồi khử bằng LiAlH 4 thì được A. Xác
định công thức cấu tạo và gọi tên A, B, C theo danh pháp thay thế.
6. Oxi hóa m gam hỗn hợp HCHO và CH3CHO bằng oxi (xt) thu đươc (m+1,6) gam
hỗn hợp axit X. Nếu cho m gam hỗn hợp 2 anđehít trên phản ứng với AgNO 3 dư/NH3 thu
được 25,92 gam Ag. Tính phần trăm khối lượng của mỗi anđehit. (Bình thay giúp bài mới)
Tổ chức: Bài tập 1 có thể tổ chức thành trò chơi tiếp sức: chia lớp thành 2 đội, mỗi đội
được phát 1 viên phấn có màu khác nhau, các đội lần lượt cử thành viên lên viết vào sơ đồ, mỗi
thành viên chỉ được viết 1 ý, lần lượt từng người lên viết đến khi hết vòng mới lặp lại lần 2. Các
đội tự giám sát để đội bạn viết sau không trùng ý với ý đội mình đã viết. Nếu các ý trùng nhau
sẽ không được tính cho cả 2 đội. Kết quả được tính bằng số ý mà mỗi đội ghi đúng vào sơ đồ
Ven. Đội nào nhiều ý đúng hơn sẽ thắng.
Bài tập 2, 3 có thể thi theo nhóm, cách tính điểm như sau:
Đội nào hoàn thành bài theo yêu cầu (có thể đúng hoặc sai nhưng cần làm đủ các yêu cầu)
nhanh trước thời gian quy định đầu tiên cộng 3 điểm, thứ 2 cộng 2 điểm và thứ 3 cộng 3 điểm.
Chưa xong trong thời gian quy định trừ 2 điểm.
Bài 2: viết đúng 3 CTCT được 3 điểm. Mỗi phương pháp đúng được 3 điểm. đúng mỗi chất
cả hiện tượng và PTHH được 1 điểm.
Bài 3: Mỗi chuyển hóa được 1 điểm, sai 1 chuyển hóa trừ 0,5 điểm.

49
Đáp án
4. Trên phổ IR của X có tín hiệu mạnh ở vùng 1670-1740 cm -1 chứng tỏ X là hợp chất
carbonyl. Chất X có phản ứng với thuốc thử Fehling chứng tỏ X không phải là ketone mà là
aldehyde. Vậy công thức cấu tạo của X là CH3CH2CH=O.
5. A = anđehit buthanal, B = buthan-2-on, C= alcohol butha-3-en-1-ol
6. %mHCHO = 14,56% và %m CH3CHO = 85,34%
Hoạt động 6: Đánh giá học sinh
GV đánh giá thông qua các hoạt động đã được tổ chức trong quá trình dạy học với các kết
quả là quá trình thảo luận, trả lời câu hỏi vận dụng kiến thức trong bài, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
Cũng có thể tổ chức cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút.

50
PHIẾU HỌC TẬP
Ethanal Acetone
Tên TN Cách làm Hiện PTHH - vai trò Hiện PTHH - vai trò Kết luận
tượng của các chất tượng của các chất
1.Phản ứng - Lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2mL dung dịch
với nước ethanal hoặc acetone.
bromine - Nhỏ từng giọt nước bromine vào mỗi ống nghiệm,
lắc và quan sát.
2.Phản ứng - Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1mL
với thuốc thử dung dịch AgNO3 5%, thêm từ từ từng giọt dd NH3
Tollens loãng vào từng ống nghiệm đến khi kết tủa tan hết.
- Nhỏ 1mL ethanol hoặc acetone vào mỗi ống
nghiệm trên (nhỏ vòng quanh theo thành ống
nghiệm).
- Ngâm 2 ống nghiệm trên trong cốc nước nóng.
3.Phản ứng - Lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 - 3 giọt dung
với thuốc thử dịch CuSO4 loãng.
-
Cu(OH)2/OH Thêm tiếp từng giọt dung dịch NaOH 10% để thu
được kết tủa, sau đó cho dư 5 - 6 giọt.
- Nhỏ 1mL dung dịch ethanal hoặc acetone vào mỗi
ống nghiệm.
- Đun nhẹ từng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

53
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của
chương trình môn Hóa học
- Dựa vào chuẩn đầu ra, đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất, năng lực
chung và năng lực môn học của HS.
- Dựa vào chức năng kiểm tra, đánh giá.
- Dựa vào đặc điểm nội dung môn Hóa học.
- Dựa vào đặc điểm đối tượng là HS cấp THPT.
2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình (có bài minh họa)
2.1. Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có
giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học
sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và
phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng
giáo dục.
2.2. Căn cứ và nội dung đánh giá
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định
trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi
đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Hoá học cấp
trung học phổ thông.
2.3. Cách thức đánh giá
- Về hình thức đánh giá: Kết hợp các hình thức đánh giá như đánh giá lớp học, đánh
giá quá trình, đánh giá tổng kết. Đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá
trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế. Đánh giá
lớp học đảm bảo đánh giá toàn diện học sinh kết hợp với đánh giá quá trình được tiến
hành thường xuyên, liên tục và tích hợp vào trong các hoạt động dạy và học của giáo
viên và học sinh. Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả
học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình.
- Về phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá: Kết hợp đa dạng các phương pháp
đánh giá như: tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; đánh giá tình huống; trắc nghiệm; đánh
giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua
quan sát;
+ Sử dụng phương pháp quan sát (sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm quan
sát theo các tiêu chí đã xác định) để quan sát học sinh trong quá trình giải quyết vấn
đề (như cách tiến hành quan sát, tiến hành thí nghiệm; trao đổi, thảo luận), cũng như
trong hoạt động xây dựng kiến thức mới hoặc thực hành, luyện tập.
+ Sử dụng cách đánh giá qua các sản phẩm của người học (chẳng hạn sản phẩm của
các dự án học tập). Quan tâm hợp lí đến các nhiệm vụ đánh giá mang tính tích hợp
54
(ví dụ STEM)
+ Cần lưu ý lựa chọn các phương pháp, công cụ phù hợp để đánh giá một năng lực cụ
thể.
- Với năng lực nhận thức hoá học, có thể sử dụng các câu hỏi (nói, viết), bài
tập,... mà đòi hỏi người học phải trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay phải
vận dụng kiến thức hoá học để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.
- Với năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học có thể sử dụng các
phương pháp như:
i) Phương pháp quan sát: sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm quan sát theo
các tiêu chí đã xác định, quan sát quá trình thực hiện tiến trình tìm tòi, khám phá, quá
trình thực hành thí nghiệm của học sinh,...
ii) Sử dụng các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của người học về kĩ
năng thí nghiệm; khả năng suy luận để rút ra hệ quả, đưa ra phương án kiểm
nghiệm, xử lí các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận; khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc
nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và có thể đề xuất các thiết bị,
kĩ thuật thích hợp,...
iii) Sử dụng báo cáo thực hành để đánh giá toàn diện quá trình thực hành (ví dụ quá
trình thực nghiệm để kiểm tra một giả thuyết) của học sinh.
- Với năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, có thể yêu cầu người
học trình
bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó học sinh phải sử dụng được ngôn ngữ
hoá học, các bảng biểu, mô hình,... để mô tả, giải thích hiện tượng hoá học trong vấn
đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi
người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn.
Những biểu hiện của năng lực hóa học được mô tả ở bảng 1 trình bày ở trên.
Với mỗi năng lực thành phần biểu hiện cụ thể được mô tả bằng các động từ có thể
lượng hóa được và ở các mức độ từ thấp đến cao.
Chương trình môn Hoá học sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu
cầu cần đạt của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau
nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.
Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ
dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra
đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế
bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và
nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.

55
Bảng 2. Bảng sử dụng các động từ mô tả mức độ của các biểu hiện
về năng lực
hóa học đã được mã hóa
Năng lực
thành phần Biểu hiện
1. Nhận thức hóa 1.1. Gọi tên, nhận biết, nhận ra, kể tên, phát biểu, nêu: các đối tượng, sự
học kiện, khái niệm hoặc quá trình hóa học.
1.2. Trình bày các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng, sự kiện,
khái niệm hoặc quá trình hóa học.
1.3. Mô tả bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ
đồ, biểu đồ, bảng.
1.4. Phân loại các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình tự nhiên
theo các tiêu chí khác nhau.
1.5. Phân tích các khía cạnh của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá
trình hóa học theo một logic nhất định.
1.6 So sánh, lựa chọn các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình
hóa học dựa theo các tiêu chí.
1.7. Giải thích được các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hóa
học (cấu tạo -tính chất, nguyên nhân- kết quả, vận dụng công thức tính
toán...).
1.8. Lập được dàn ý hoặc tìm được từ khoá, sử dụng được ngôn ngữ khoa học
khi đọc các văn bản khoa học.
1.9. Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa một vấn đề hoặc lời giải thích. Thảo luận
đưa ra những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề.
2.Tìm hiểu thế 2.1.Đề xuất vấn đề. Đặt câu hỏi cho vấn đề tìm tòi, khám phá: Nhận ra và đặt
giới tự nhiên câu hỏi liên quan đến vấn đề; Phân tích bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ
dưới góc độ hóa kết nối tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt
học vấn đề đã đề xuất.
2.2. Đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết: phân tích vấn đề để nêu được
phán đoán; xây dựng và phát biểu giả thuyết cần tìm hiểu.
2.3. Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa
chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng
vấn, ...); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu
2.4. Thực hiện kế hoạch: Thu thập sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu
thập dữ liệu, thực nghiệm); Phân tích dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả
thuyết; Rút ra kết luận và và điều chỉnh khi cần thiết.
2.5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận : Sử dụng được ngôn ngữ, hình
vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được
báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng
nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa
ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu
56
Năng lực
Biểu hiện
thành phần
một cách thuyết phục.
2.6. Ra quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu.

3.Vận dụng kiến 3.1. Phát hiện và giải thích các tình huống trong học tập và các hiện tượng
thức, kĩ năng đã trong thực tiễn có liên quan đến hoá học.
học 3.2. Phát hiện và giải thích các ứng dụng của hoá học với các vấn để, các
lĩnh vực khác nhau trong thực tiễn.
3.3. Vận dụng kiến thức hoá học và kiến thức liên môn để giải thích một số
hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống.
3.4. Có khả năng phân tích, tổng hợp các kiến thức hoá học để phản biện,
đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
3.5. Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện (đánh giá) ảnh hưởng của
một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp mới, thiết kế
mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.
3.6. Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia
đình và cộng đồng; Ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền
vững xã hội và bảo vệ môi trường.

2.4. Đề đánh giá minh họa


Chủ đề: Sự biến thiên enthalpy trong các phản ứng
hoá học
(HOÁ HỌC 10)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT (đã trình bày ở trên)
II. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Điều kiện chuẩn là điều kiện áp suất và nhiệt độ không đổi? Phát biểu này đã
đúng và đầy đủ chưa. Vì sao?
Câu 2. Một phản ứng có rHo298 dương thì phản ứng đó chắc chắn không tự xảy ra.
Hãy giải thích vì sao.
Câu 3. Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → mM + nN
Hãy lựa chọn các phương án tính đúng rHo298
A. ∆rHo298 = m.∆fHo298 (M) + n.∆fHo298 (N) - a.∆fHo298 (A) - b.∆fHo298 (B)
B. ∆rHo298 = a.∆fHo298 (A) + b.∆fHo298 (B) - m.∆fHo298 (M) - n.∆fHo298 (N)
C. ∆rHo298 = a.∆cHo298 (A) + b.∆cHo298 (B)-m.∆cHo298 (M) - n.∆cHo298 (N)
D. ∆rHo298 = m.∆cHo298 (M) + n.∆cHo298 (N) - a.∆cHo298 (A) - b.∆cHo298 (B)
E. ∆rHo298 = a.Eb(A) + b.Eb(B) - m.Eb(M) - n.Eb(N)
F. ∆rHo298 = m.Eb(M) + n.Eb(N) - a.Eb(A) - b.Eb(B)
Câu 4. Cho phản ứng: N2H4 → N2 + 2H2
a) Tính rHo298 theo năng lượng liên kết cho phản ứng.
57
b) Cho biết hydrazine N2H4 là chất lỏng ở điều kiện thường (sôi ở 114 oC, khối
lượng riêng 1,021 g/cm3). Hãy đề xuất các lí do vì sao hydrazine thường được sử dụng
làm nhiên liệu trong động cơ tên lửa.
Cho biết:
Eb (N-N)= 163 kJ/mol; Eb (N-H)= 391 kJ/mol; Eb (NN)= 941 kJ/mol, Eb (H-
H)= 436 kJ/mol.
Câu 5. Cho các phản ứng:
CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ∆rHo298 = 178,49 kJ/mol
C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) ∆rHo298 = −1370,7 kJ/mol
C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g) ∆rHo298 = −393,509 kJ/mol
a) Phản ứng nào có thể tự xảy ra (sau giai đoạn khơi mào ban đầu), phản ứng nào
không thể tự xảy ra?
b) Ở điều kiện chuẩn, để cung cấp đủ năng lượng nhằm nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol
calcium carbonate CaCO3 thì cần phải đốt cháy hoàn toàn:
- Bao nhiêu gam ethanol?
- Bao nhiêu gam graphite?
Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
Câu 6. Cho biết phản ứng sau dễ dàng xảy ra khi đặt hỗn hợp phản ứng dưới ánh
sáng mặt trời:
CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)
Hãy tính ∆rHo298 của phản ứng theo năng lượng liên kết và cho biết kết quả tính
có mâu thuẫn với khả năng dễ xảy ra phản ứng như đã nói trên hay không?
Cho biết:
Eb (C-H)= 413 kJ/mol; Eb (Cl-Cl)= 242 kJ/mol; Eb (C-Cl)= 328 kJ/mol, Eb (HCl)=
431 kJ/mol.
2.5. Phân tích đề đánh giá minh họa
(Theo từng mức độ biểu hiện của năng lực hoá học- Bảng 2 )
Phát triển thành tố Trả lời
của năng lực
[1.1] Nhận ra điều kiện Câu 1. Đúng nhưng chưa đủ. Phải là điều kiện áp suất 1 bar và
chuẩn của phản ứng hóa nhiệt độ 25oC (hay 298 K).
học
[1.5] Phân tích được ý
Câu 2. Phản ứng có rHo298 dương thì không tự xảy ra do cần
nghia về mối quan hệ
phải được cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Vì vậy, nếu chỉ có hỗn
giữa biến thiên enthalpy
hợp phản ứng mà không có nguồn nhiệt khác thì phản ứng
(nhiệt phản ứng) rHo298
không tự xảy ra.
và vận dụng công thức Câu 3. Các phương án đúng là A, C và E.
tính để xét phản ứng có

58
tự xảy ra hay không.
[3.1] Phát hiện được Câu 4.
tình huống trong học a) H2N-NH2 có công thức cấu tạo:
tập: từ CTCT của H2N-
NH2 xác định số liên kết
của nguyên tử các nguyên
tố hóa học và vận dụng
Từ đó xác định được: một phân tử có 1 liên kết đơn N-N (E b = 163
công thức tính nhiệt
kJ/mol); 4 liên kết đơn N-H (Eb = 391 kJ/mol. N2 có 1 liên kết ba
phản ứng rHo298
NN (Eb = 941 kJ/mol), H2 có 1 liên kết đơn H-H (E b = 436
kJ/mol). Áp dụng công thức tính ∆rHo298 K theo năng lượng liên kết: ∆rHo298
= (1EN-N + 4EN-H) - (1ENN + 2EH-H)
= (163 + 4.391) - (941 + 2.436) = -86 kJ/mol.
b)
[3.3] Vận dụng được
- N2H4 là chất lỏng ở điều kiện thường nên dễ bảo quản (nếu là
một số tính chất vật lí
chất khí cần nén ở áp suất cao gây nguy hiểm).
của N2H4 và dựa vào
- Khối lượng riêng nhỏ nên nhẹ, phù hợp với nhiên liệu động cơ
∆rHo298 để giải thích
tên lửa (nếu nặng sẽ gây tốn năng lượng).
được ứng dụng vì sao
- ∆rHo298 = -86 kJ/mol nên phản ứng có thể tự xảy ra mà không cần
hydrazine thường được
nguồn nhiệt ngoài.
sử dụng làm nhiên liệu
- Giả sử 1 mol N2H4 lỏng phản ứng (có thể tích khá nhỏ) sẽ sinh ra 3
trong động cơ tên lửa.
mol khí có thể tích lớn hơn rất nhiều nên sẽ tạo được luồng khí đẩy
tên lửa đi.
[3.4] Vận dụng kiến Câu 5.
thức tính nhiệt của phản
a) Phản ứng nung vôi không tự xảy ra do ∆ rHo298 > 0 nên cần
ứng để giải thích được
nguồn nhiệt ngoài. Hai phản ứng còn lại có thể tự xảy ra sau giai
một số hiện tượng trong
đoạn khơi mào do ∆rHo298 < 0.
thực tế cuộc sống: phản
b) Lượng nhiệt cần để thu được 0,1 mol CaO là Q = 0,1.178,49 =
ứng nào có thể tự xảy
17,849 kJ.
ra, phản ứng nào không Vậy:
thể tự xảy ra và so sánh
- Lượng C2H5OH(l) cần dùng: 17,849/1370,7 = 0,013 mol hay
được nhiệt của 1 số 0,598 gam.
phản ứng hóa học - Lượng C(graphite, s) cần dùng: 17,849/393,509 = 0,045 mol hay 0,54
gam.

[3.4] Vận dụng công


Câu 6. Dựa vào công thức tính ∆rHo298 theo năng lượng liên kết
o298 K
thức tính tính ∆rH cho phản ứng:
theo năng lượng liên kết
CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)
để giải thích được phản
∆rHo298 = 4EC-H + ECl-Cl - (3EC-H + EC-Cl) - EH-Cl = EC-H + ECl-Cl -
ứng CH4(g) + Cl2(g) → EC-Cl - EH-Cl
CH3Cl(g) + HCl(g) = 413 + 242 - 328 -431= -104 kJ/mol.

59
xảy ra dễ dàng khi đặt Phản ứng có ∆rHo âm nên thuận lợi về mặt nhiệt nên có thể tự
hỗn hợp phản ứng dưới xảy ra. Do vậy kết quả tính không mâu thuẫn mà hoàn toàn
ánh sáng mặt trời phù hợp với thực tế phản ứng xảy ra dễ dàng như phần câu
hỏi đưa ra.

CHỦ ĐỀ: NITƠ (nitrogen) -LƯU HUỲNH (sulfur) (HÓA HỌC 11)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT (Theo CT môn học)
II. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ (10 CÂU)
Câu 1. Hãy cho biết ứng dụng của đơn chất nitơ trong các hoạt động nghiên cứu
khoa học.
Câu 2. Hãy cho biết tại sao đơn chất nitơ có hoạt động hóa học kém?
Câu 3. Hoàn thành phương trình hóa học tổng hợp ammonia theo chu trình
Haber.
Câu 4. Tại sao tổng hợp ammonia theo chu trình Haber cần phải tăng áp suất của
hỗn hợp khí?
Câu 5. Hãy so sánh hàm lượng đạm có trong ammonium nitrate và urea
(NH2)2CO?
Câu 6. Điền tên gọi các hóa chất thích hợp vào các ô trống trong đoạn thông tin sau
nhằm giải thích quá trình làm giàu đạm trong đất sau trời mưa giông:
Do sự phóng điện xảy ra giữa các đám mây tích điện trái dấu
nằm cạnh nhau
(sấm) và giữa đám mây tích điện dương với vùng đất cao tích điện âm
khi gió mạnh
(không khí chuyển động mạnh cọ xát mặt đất) đã gây ra hiện tượng
sét. Trong điều
kiện đó, khí …(1)… và oxygen trong không khí tác dụng với nhau
tạo khí…(2)…
không màu nhanh chóng hóa nâu trong không khí để chuyển hóa
thành …(3)… . Khí
này tác dụng với nước tạo ... (4)… acid cùng khí …(2).... Nước mưa
mang acid rơi
xuống đất, hòa tan các chất có trong đất như đá vôi, magnesite, dolomite …
tạo muối
nitrate, là nguồn cung cấp đạm cho đất. Ngoài ra lượng acid trong
mưa liên kết với
các phân tử khí ... (5)... (sinh ra do sự phân hủy nước tiểu, phân động
vật … dưới tác
dụng của vi khuẩn) tạo muối ...(6)..., là nguồn phân đạm mà cây xanh
có thể đồng
hóa được.
Câu 7. Phân đạm ammonium nitrate là nguồn cung cấp nitơ quan trọng cho cây
trồng. Tuy nhiên, ion ammonium từ ammonium nitrate có thể bị biến đổi trong môi
trường đất do quá trình:
NH4+(aq)  NH3(g) + ? (aq)
Do đó, người ta cho rằng ammonium nitrate là loại phân sinh lí chua. Tại sao?
Câu 8. Trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid, người ta dùng chất nào sau đây tác
dụng với nước:

60
A. Sulfur trioxide B. Sulfur dioxide C. Lưu huỳnh D. Barium
sulfate
Câu 9. Hòa tan iron(II) sulfide trong dung dịch hydrochloric acid thu được khí (X).
Đốt cháy hoàn toàn khí (X) trong oxygen thu được khí (Y) có mùi hắc.
Khí (X) và (Y) lần lượt là:
A. Sulfur dioxide, sulfur trạng thái hơi.
B. Hydrogen sulfide, sulfur trạng thái hơi.
C. Hydrogen sulfide, sulfur dioxide.
D. Sulfur trioxide, hydrogen sulfide.
Câu 10. Dung dịch sulfuric acid nồng độ khoảng 34- 37 % theo khối lượng
thường được dùng để cho vào bình accu (một loại pin điện hóa).
Ở nhiệt độ phòng, để pha chế được 1000 mL dung dịch sulfuric acid 36% (D=
1,27 g/mL) theo khối lượng, thì cần sử dụng bao nhiêu mL dung dịch sulfutric acid
98% (D= 1,84 g/mL).
Phân tích đề đánh giá minh họa
(Theo từng mức độ biểu hiện của năng lực hoá học- Bảng 2 )
Phát triển thành tố Trả lời
của
năng lực
Câu 1:
[1.1]
- Nitrogen khí: tạo môi trường trơ cho các phản ứng; -
Câu 1: Nêu được ứng
Nitrogen lỏng: tạo môi trường nhiệt độ thấp cho các
dụng
phản ứng, cho vận hành các thiết bị.
của đơn chất nitơ trong các
hoạt động nghiên cứu khoa
Câu 3: Hoàn thành PTHH với đầy đủ các chi tiết
học.
(trạng thái, cân bằng, điều kiện)
Câu 3: Nhớ các điều
450 0C ,150 Bar 1
kiện
trạng thái, cân bằng, điều

kiện…của PTHH của phản


N (g )  3 H (g ) 2 (g ),  H 0(  H  92 kJmol )
NH
ứng tổng hợp NH3 hợp
[1.4] ammonia theo chu trình Haber
Câu 8: Dựa vào tính chất hóa
học của SO2 lựa chọn
được phương án đúng
[1.7]
Câu 2: Giải thích được tại sao
đơn chất nitơ có hoạt động
hóa học kém.
Câu 4: Tại sao tổng
2 2 Fe (s ) 3 r r

Câu 8: A

Câu 2: Vì có liên kết ba, với năng lượng liên kết


lớn

Câu 4: Giải thích theo nguyên lí


chuyển dịch cân bằng
61
cần phải tăng áp suất của hỗn
hợp khí?
[1.8]
Câu 6 : Điền tên các chất liên Câu 6: Điền tên các chất liên quan (kiến thức có
quan vào trong đoạn thông tin trong bài học):
đã cho (1): nitrogen; (2): nitrogen monoxide; (3): nitrogen
dioxide; (4): nitric; (5): ammonia; (6): ammonium
nitrate
[2.6]
Câu 5: So sánh hàm Câu 5: Tính phần trăm khối lượng N trong hai hợp
lượng chất rồi so sánh độ đạm
đạm có trong ammonium
nitrate và urea (NH2)2CO dựa
trên việc tính toán % khối
lượng N trong 2 hợp chất
[3.1] Câu 7: Dấu ? trong PHTH chính là ion H+. Sự xuất
Câu 7: Giải thích hiện H+ đã làm giảm pH của đất, đất bị chua.
được
ammonium nitrate là loại phân
sinh lí chua. Dựa vào PTHH
phan li của ra ion H=
Câu 9: C
[3.6].
Câu 9. Vận dụng kiến
thức tổng hợp để đưa ra
phương án lựa chọn khí X
Câu 10: Tính toán (Chú ý: BT này còn giúp cho HS
và Y là cặp chất khí nào
biết được ứng dụng của dung dịch sau khi pha chế
[3.6]
nồng độ)
Câu 10. Vận dụng kiến thức
- Khối lượng của 1000 mL acid 36% là:
tổng hợp để tính toán cách pha
chế nồng độ c) m DV  1,27( g )x1000(mL)  1270(g)
mL
- Khối lượng acid phải có trong dung dịch acid
36% là:

d) mH SO  36
x 1270(g)  457,20(g)
2 4
100
- Khối lượng dung dịch sulfuric acid 98% cần
sử dụng là:

e) m dd 98
100
 x 457,20( g )  476,25( g )

98
62
- Vậy thể tích dung dịch sulfuric acid 98% cần
sử dụng là:

f) V d d98
476,25( g )
  258,83 ( mL )
1,84( g )
mL

MINH HỌA ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG HOÁ HỌC HỮU CƠ


CHỦ ĐỀ: HỢP CHẤT CARBONYL (HOÁ HỌC 11)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT (Đã trình bày ở trên)
II. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
1. Công thức cấu tạo của dimethyl ketone là
A. CH3COCH2CH3. B. CH3CH2COCH2CH3.
C. CH3COCH3. D. CH3CHO.
2. Khử CH3CHO bằng LiAlH4 trong ether khan, thu được sản phẩm là
A. ethanol. B. acetone. C. propanol. D. propan-2-ol.
3. Oxi hoá propan-2-ol bằng CuO, t thu được
o

A. CHI3. B. C2H5CHO, C. CH3CHO. D.


CH3COCH3.
4. Trong các hợp chất sau, chất nào khi phản ứng với I2 trong môi trường kiềm
cho kết tủa màu vàng?
A. CH3COCH2CH3. B. CH3CH2COCH2CH3.
C. CH2CH2CHO. D. (CH3)3C-CHO.
5. Trong số các dung dịch sau, dung dịch nào dùng để bảo quản xác động vật?
A. HCHO. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. CH3OH.
6. Hãy chọn câu đúng.
A. Trong công nghiệp, acetaldehyde được sản xuất chủ yếu từ ethanol.
B. Trong công nghiệp, acetone được sản xuất chủ yếu từ propan-2-ol.
C. Formaldehyde thường được bán dưới dạng khí hoá lỏng.
D. Aketone hoà tan nhiều chất hữu cơ và dễ bay hơi.
7. Trên phổ hồng ngoại (IR), các hợp chất carbonyl có tín hiệu mạnh ở vùng
A. 1670-1740 cm-1. B. 3200-3600 cm-1.
C. 2850-2950 cm-1. D. 2150-2250 cm-1.
8. Trong các hợp chất dưới đây, hợp chất nào không có tín hiệu mạnh ở vùng
1670-1740 cm-1.
A. CH3CH2OH. B. CH3CHO. C. CH3COCH3. D.
HCHO.
9. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân carbonyl có công thức phân tử C 3H6O,
C4H8O.
63
10. Cách đơn giản để đo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao
thông như sau: Cảnh sát yêu cầu người lái xe thổi hơi qua một dụng cụ chứa sẵn hỗn
hợp K2Cr2O7 và H2SO4. Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên sự oxi hoá
ethanol có trong hơi thở bởi K2Cr2O7 và H2SO4. Áp suất riêng phần của ethanol trong
hơi thở của người lái xe tỉ lệ thuận với với hàm lượng ethanol trong máu. Cường độ
của màu lục trong thiết bị đo sẽ cho biết hàm lượng alcohol trong máu của người lái
xe là bao nhiêu.
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra biết trong phản ứng này ethanol bị
oxi hoá thành acetaldehyde. Nêu vai trò của K2Cr2O7 trong phản ứng.
11. Dấu hiệu quan sát được khi cho Cu(OH) 2 phản ứng với acetaldehyde trong
môi trường kiềm. Viết phương trình hoá học để minh họa.
12. Làm thế nào phân biệt được propanal với acetone?
13. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3H6O. Trên phổ hồng ngoại, X hấp thụ
một tín hiệu mạnh ở vùng 1670-1740 cm -1. X phản ứng được với thuốc thử Fehling
cho chất kết tủa màu đỏ. Xác định công thức cấu tạo của X.
14. Ngày nay nhu cầu về đồ gỗ nội thất ngày càng nhiều song nguồn gỗ tự nhiên
không còn dồi dào nên việc chuyển sang sử dụng gỗ công nghiệp đang là xu hướng
của nhiều nước trên thế giới. Việc sử dụng gỗ công nghiệp góp phần bảo vệ rừng,
bảo vệ môi trường. Qui trình sản xuất gỗ công nghiệp là nghiền các cây gỗ trồng
ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… sau đó sử dụng keo kết dính và ép để tạo độ
dày ván gỗ. Keo được sử dụng trong gỗ công nghiệp thường chứa dư lượng
formaldehyde và hoá chất gây độc hại cho sức khỏe con người. Đối với các nước
phát triển như ở Châu Âu và Mỹ, dư lượng formaldehyde được kiểm soát rất nghiêm
ngặt. Châu Âu qui định tiêu chuẩn dư lượng tối đa formaldehyde trong gỗ công
nghiệp là 120 µg/m³ gỗ. Cơ quan kiểm định lấy 300 g gỗ trong một lô gỗ của một
doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu và kiểm tra bằng phương pháp sắc
kí thấy chứa 0,03 µg formaldehyde. Biết khối lượng riêng của loại gỗ này là
800kg/m3.
a) Tại sao formaldehyde lại có trong gỗ công nghiệp.
b) Lô gỗ của doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiêu chuẩn để xuất sang Châu Âu không?
Phân tích đề đánh giá minh họa
(Theo từng mức độ biểu hiện của năng lực hóa học- Bảng 2)
Phát triển thành tố Trả lời
của
năng lực
Câu 1. C. Câu 3. D. Câu 5.A Câu 7. A.
[1.1]
Nhận ra được CTCT, sản
phẩm của các phản ứng,
64
các kiến thức có trong tài
liệu là trả lời được các câu
hỏi 1; 3; 5; 7.
[1.3]
Câu 9. Viết được CTCT và Câu 9. C3H6O có các đồng phân là CH3COCH3 (acetone)
gọi tên carbonyl có công và CH3CH2CHO.
thức phân tử C3H6O, C4H8O có các đồng phân là CH3CH2COCH3 (butan-2-on),
C4H8O. (CH3)2CHCHO (2-methylpropanal) và CH3CH2CH2CHO
Câu 11. Hiện tượng quan sát (butanal).
được khi cho acetaldehyde Câu 11. Có xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch của Cu2O.
phản ứng với Cu(OH)2/OH-.
[1.5] Câu 2. A.
Phân tích các điều kiện Câu 4. A.
của các quá trình hoá học, Câu 6. D.
các nội dung kiến thức hoá Câu 8. A
học phù hợp lựa chọn
phương án đúng và trả lời
được các câu hỏi 2; 4; 6; 8.
[3.2] Câu 10. Phương trình hoá học của phản ứng:
Câu 10. Từ tình huống 3CH3-CH2-OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3-CH=O +
thực tiễn để đo nồng độ K2SO4 + Cr2(SO4)3 +7H2O
cồn của người điều khiển K2Cr2O7 đóng vai trò chất oxi hoá.
phương tiện giao thông,
vận dụng kiến thức thực
tiễn để giải thích bằng
PTHH chỉ ra chất nào
đóng vai trò chất oxi hoá
[3.1] Câu 12. Acetone có phản ứng iodoform còn propanal thì
Câu 12. Làm thế nào phân không có.
biệt được propanal với
CH3COCH3 + 2I2 + NaOH → CH3-COONa + NaI +
acetone?
HCI3↓ vàng
(có thể dùng nước bromine, thuốc thử Tollens hay thuốc thử
Fehling để nhận biết).
[3.2] Câu 13. Trên phổ IR của X có tín hiệu mạnh ở vùng
Câu 13. Hợp chất hữu cơ 1670-1740 cm-1 chứng tỏ X là hợp chất carbonyl. Chất X
X có công thức phân tử có phản ứng với thuốc thử Fehling chứng tỏ X không phải
C3H6O. Trên phổ hồng là ketone mà là andehyde. Vậy công thức cấu tạo của X là
65
ngoại, X có một tín hiệu CH3CH2CH=O.
hấp thụ mạnh ở vùng
1670-1740 cm-1. X phản
ứng được với thuốc thử
Fehling cho chất kết tủa
màu đỏ. Xác định công
thức cấu tạo của X.
[ 3.6] Câu 14. a) Keo kết dính dùng trong gỗ công nghiệp
Câu 14. Vận dụng kiến thường là nhựa poly(phenol formaldehyde) do vậy nó
thức tổng hợp để tính toán chứa một lượng dư formaldehyde trong keo.
lượng dư formaldehyde tối b) Khối lượng 1 m3 gỗ là 800kg. Dư lượng tối đa
đa trong 300g gỗ để xác formaldehyde tối đa trong 1 kg gỗ là 120 µg / 800 = 0,15
định xem có đủ tiêu chuẩn µg/kg.
xuất sang châu Âu hay Dư lượng formaldehyde tối đa trong 300g gỗ là
không 0,15x300/1000 = 0,045 µg.
Theo kiểm tra, lượng formaldehyde trong 300g gỗ là 0,03 µg. Do
vậy lô gỗ đạt tiêu chuẩn xuất sang Châu Âu.

VIII. THIẾT BỊ DẠY HỌC


1. Định hướng thiết bị dạy học môn Hóa học cấpTHPT
Bộ thiết bị dạy học Hoá học gồm có:
a) Các thiết bị dùng để trình diễn, chứng minh
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; bảng tính tan/độ tan của muối và hydroxide; bảng
cấu hình electron kim loại/ ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất; bảng màu sắc của một
số hợp chất của kim loại chuyển tiếp.
- Tranh ảnh giới thiệu hình học của một số phức chất, của muối Cu 2+ trong dung môi
nước; cấu tạo của một số phức chất sinh học heme B, chlorophyll, vitamin B 12 và
dùng trong y học như cisplatin, carboplatin,...; biểu tượng 3R; tái chế nhôm; công
nghiệp silicate; sản xuất xi măng, gốm sứ công nghiệp và thủ công. Tranh vẽ sơ đồ
chưng cất, chế hoá và ứng dụng của dầu mỏ. Tranh ảnh về ứng dụng của alkane,
alkene, alkadiene, arene trong thực tiễn; ứng dụng của dẫn xuất halogen; alcohol và
phenol trong thực tiễn; vai trò của amino acid, vai trò của glucose, tinh bột trong
cuộc sống.
- Mô hình/bộ lắp ráp phân tử dạng rỗng, dạng đặc của một số alkane; benzene, dẫn
xuất halogen, ethylic alcohol (ancol etylic) và phenol; amine, amino acid, peptide và
protein.
- Học liệu điện tử:
66
+ Phần mềm: phần mềm để tính toán; phần mềm thí nghiệm ảo.
+ Video một số thí nghiệm độc hại, nguy hiểm gây nổ, thí nghiệm phức tạp,... ví dụ
như các thí nghiệm với chlorine, bromine,... kim loại kiềm, kiềm thổ tương tác với
nước,...
b) Các thiết bị dùng để thực hành
- Dụng cụ phân tích, đo lường: bộ dụng cụ điện phân dung dịch copper(II) sulfate và
dung dịch sodium chloride; dụng cụ thử tính dẫn điện; pH mét cầm tay;...
- Có đủ thiết bị, dụng cụ thủy tinh, hóa chất theo danh mục thiết bị hóa chất tối thiếu
do Bộ GDĐT quy định.
2. Ví dụ minh hoạ sử dụng một số thiết bị dạy học môn Hóa học
2.1. Các thiết bị dạy học để trình diễn, chứng minh:
2.1.1. Thí nghiệm biểu diễn (GV hoặc HS biểu diễn): GV sử dụng thí nghiệm
nghiên cứu về tính chất của chất, ví dụ: trong chủ đề: Hợp chất carbonyl (Tính
chất hoá học và ứng dụng của hợp chất carbonyl.
GV sử dụng các thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu với các thí nghiệm sau:
+ Phản ứng oxi hoá aldehyde gồm các thí nghiệm (Phản ứng với nước
bromine; Phản ứng với thuốc thử Tollens; Phản ứng với thuốc thử
Cu(OH)2)/OH-);
+ Thí nghiệm nhận biết hợp chất chứa nhóm methyl ketone
2.1.2. Sử dụng video thí nghiệm với các thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, thời gian thí
nghiệm diễn ra lâu,… ví dụ thí nghiệm: nhôm phản ứng với bromine; thí nghiệm của các
kim loại kiềm, kiềm thổ phản ứng với nước như: Li; K; Ca…với nước
2.1.3. Sử dụng học liệu điện tử: ví dụ như:
- Phần mềm HyperChem mô hình phân tử; Phần mềm Crocodile Chemistry
(mô phỏng thí nghiệm hóa học); phần mềm thí nghiệm ảo.
- Phần mềm mô phỏng cơ chế thế gốc SR, cơ chế cộng electrophile AE, cơ chế thế
electrophile vào nhân thơm SE2Ar, cơ chế thế nucleophile, cơ chế cộng
nucleophile vào hợp chất carbonyl AN.
2.1.4. Sử dụng tranh ảnh, mô hình, sơ đồ biểu bảng….
a) Tranh ảnh, mô hình
- Tranh ảnh giới thiệu hình học của một số phức chất.
- Tranh ảnh giới thiệu cấu tạo của một số phức chất sinh học heme B, chlorophyll,
vitamin B12 và dùng trong y học như cisplatin, carboplatin…
-Tranh ảnh giới thiệu hình học của một số phức chất.
-Tranh ảnh giới thiệu phổ hấp thụ electron của [Ti(OH 2)6]3+, của muối Cu2+ trong
dung môi nước và bảng màu.
- Tranh ảnh giới thiệu mô hình lai hóa thẳng, tứ diện, vuông phẳng, bát diện.

67
Tranh ảnh/ Mô hình/ bộ lắp ráp hoặc phần mềm mô phỏng phân tử dạng rỗng,
dạng đặc của một số alkane; ankene; benzene; dẫn xuất halogen, ethylic alcohol
(ancol etylic) và acetic acid (axit axetic)…
- Tranh ảnh/ Mô hình hoặc video mô phỏng về cấu trúc phân tử dạng mạch hở,
dạng mạch vòng của glucose và fructose; cấu trúc phân tử của sucrose, maltose; cấu trúc
của tinh bột và cellulose.
a) Bảng:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Bảng cấu hình electron kim loại/ ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.
- Bảng màu sắc của một số hợp chất của kim loại chuyển tiếp.
- Bảng tính tan/ độ tan của muối và hydroxide.
2.1. Các thiết bị dùng để thực hành
- Dụng cụ đo lường: Dụng cụ phân tích, đo lường: bộ dụng cụ điện phân dung dịch
copper(II) sulfate và dung dịch sodium chloride; dụng cụ thử tính dẫn điện; pH mét
cầm tay;...
- Có đủ thiết bị, dụng cụ thủy tinh, hóa chất theo danh mục thiết bị hóa chất tối thiếu
do Bộ GDĐT quy định.

68

You might also like