You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA HÓA HỌC


KẾ HOẠCH BÀI DẠY


AMONIAC VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT AMONI

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Lan Anh


Môn : Thực hành dạy học
Lớp : 19SHH
Nhóm :2
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thu Thủy
Phạm Thị Ngọc Viên
Nguyễn Thị Bảo Trâm
Nguyễn Thị Ngọc Huệ
Phan Thị Kim Ngân

Đà Nẵng. tháng 9, năm 2022


KẾT HOẠCH BÀI DẠY
AMONIAC VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT AMONI
Thời gian thực hiện: 1 tiết (45 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực hóa học
1.1.1. Nhận thức hóa học
(1) Mô tả được công thức cấu tạo phân tử amoniac.
(2) Trình bày được các nội dung về tính chất, ứng dụng của amoniac.
(3) Giải thích được tính chất vật lí, tính chất hóa học của amoniac. Viết được PTHH
minh họa.
1.1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học
(4) Thực hiện được thí nghiệm về tính tan và tính bazơ của amoniac.
1.1.3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
(5) Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học.
(6) Vận dụng được kiến thức đã học về amoniac để giải thích ứng dụng.
1.2. Năng lực chung
(7) Năng lực tự chủ tự học: Thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích
các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về amoniac.
(8) Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc tham gia đóng
góp ý kiến của các thành viên trong nhóm.
2. Phẩm chất
(9) Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm về tính chất
của amoniac: Viết và trình bày đúng với kết quả thực nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
• Mô hình phân tử amoniac.
• Bộ câu hỏi và đáp án trò chơi “Hoàn thành ô chữ”.
• Dụng cụ và hóa chất:
Kẹp gỗ (2 cái), ống nghiệm (8 cái), chậu thủy tinh (1 cái), dung dịch NH3 , dung
dịch AlCl3 , dung dịch HCl (đặc), bình chứa nước cất (1 bình), bình thủy tinh (4 cái),
nút cao su có ống vút nhọn (4 cái), dung dịch phenolphtalein, tăm bông.
• Bộ câu hỏi và đáp án trò chơi “Đào Vàng – Mang Điểm Về Cho Mẹ”.
• Phiếu học tập, phiếu hướng dẫn thí nghiệm (xem phụ lục).
• Bảng kiểm (xem phụ lục).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về tính chất hóa học, ứng dụng,…N2, tạo
nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn năng lực tìm kiếm, xử lý thông tin, sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến,
nhận định của bản thân.
b) Nội dung
- Cho học sinh chơi trò chơi “Hoàn thành ô chữ”.
c) Sản phẩm
- HS điền được câu trả lời đúng vào ô chữ và tìm được ô chữ đặc biệt.
d) Tổ chức thực hiện
GV đưa ra bộ câu hỏi cho HS trả lời và điền vào ô chữ.
- Bộ câu hỏi:
• Câu 1: Trong phân tử N2, hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết gì?
• Câu 2: Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng chất natri nitrat, vậy khoáng chất
đó còn có tên gọi là gì?
• Câu 3: Trong tự nhiên, khi có sấm sét thì loại khí nào được sinh ra?
• Câu 4: Cho phản ứng 3Ca + N2 ⟶ Ca3N2. Tên gọi của Ca3N2 là gì?
• Câu 5: Trong phản ứng: N2 + 3H2 ⟶ 2NH3. N2 đóng vai trò gì?
• Câu 6: Trong y học, N2 lỏng được sử dụng để bảo quản chất gì?
• Câu 7: Trong công nghiệp, khí N2 được điều chế bằng phương pháp nào?
- HS lần lượt giơ tay để trả lời từng câu hỏi và tìm ra ô chữ đặc biệt.
- Hình thức trò chơi:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút).


a) Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích được công thức cấu tạo, cấu trúc hình học, tính chất vật lí,
tính chất hóa học, ứng dụng của amoniac và viết được các PTHH minh họa cho các tính
chất của amoniac. Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng
ngôn ngữ hóa học.
- Vận dụng được kiến thức về cân bằng hóa học. Thực hiện được thí nghiệm về tính
bazơ của amoniac và tính khử của amoniac.
b) Nội dung:
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, HS dự đoán suy ra được tính chất của amoniac. Xem
video biểu diễn thí nghiệm về tính khử, HS thực hiện các thí nghiệm về tính bazơ yếu
theo hướng dẫn của GV. HS nhận xét và dự đoán dẫn đến kết luận về tính chất của
amoniac.
c) Sản phẩm:
- Bài trình bày kết quả thực hiện các thí nghiệm về tính bazơ của amoniac. Mô
tả và giải thích một số tính chất vật lí, tính chất hóa học (tính bazơ yếu, tính khử
mạnh) của amoniac kèm theo PTHH minh họa tính chất hóa học của amoniac.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2.1. Tìm hiểu cấu tạo phân tử của amoniac: (5 phút)

- Thảo luận theo nhóm.


- Giới thiệu công thức cấu tạo phân tử của
amoniac (NH3 ). Chia lớp thành 8 nhóm, GV sẽ phát
những mô hình phân tử liên qua đến công thức cấu
tao của (NH3 ). Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để
lắp ráp công thức cấu tạo và mô tả liên kết của phân
tử amoniac (NH3 ).
- Trình bày và giới thiệu
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm, 3
sản phẩm, nhận xét và bổ
nhóm còn lại nhận xét và bổ sung, đánh giá.
sung, đánh giá.

- Rút ra kết luận công thức cấu tạo phân tử của


amoniac (NH3 ).

- Chép bài vào vở.


- Trong phân tử NH3, nguyên tử N liên kết với 3

nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực, ở


nguyên tử N còn một cặp electron chưa liên kết, cặp
electron hóa trị có thể tham gia liên kết với nguyên tử
khác.
- N có số oxh là -3.

2.2. Tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học của ammoniac (30 phút).
Chia lớp thành 4 trạm (1 tổ/ trạm): Trạm 1, trạm 2,
trạm 3, trạm 4. Yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm vụ ở
mỗi trạm trong thời gian quy định rồi luân chuyển
sang trạm khác.
1. Trạm 1: Từ CTCT của NH3 , kết hợp với SGK hãy
1. Các tổ tiến hành thảo luận
dự đoán các TCHH có thể có của NH3 và điền vào phiếu
và đưa ra kết quả dự đoán
học tập số 1.
của mình.
- Từ kết quả phiếu học tập, đưa ra các tính chất hóa học
của NH3 .
+ Liên kết N - H phân cực về phía N; phân tử NH3 phân
cực → dễ tan trong nước.
+ Nguyên tử N còn cặp electron tự do: có khả năng
nhận proton, là 1 bazơ.
+ Số oxi hóa của N là -3 (số oxi hóa thấp nhất) → có
tính khử.
3. Trạm 2: Cho HS tiến hành làm thí nghiệm NH3 tác 2. Các tổ nộp kế hoạch hoạt
dụng với muối, NH3 tác dụng với axit, NH3 tác dụng với động của tổ, tự đánh giá
nước theo phiếu hướng dẫn, sau đó điền vào phiếu học theo bảng kiểm và báo có
tập số 2. kết quả tự đánh giá.

Giáo viên quan sát các tổ làm việc, ghi lại những thiếu
sót trong quá trình làm việc của các tổ.
Cung cấp bảng mô tả hiện tượng, giải thích, PTHH và
kết luận để HS tự đánh giá. Nhận xét kết quả của các tổ,
giải thích (nếu cần).
3. Trạm 3: Cho HS quan sát video NH3 tác dụng với O2 3. Xem video và hoàn
sau đó điền vào phiếu học tập 3. thành phiếu học tập.
4. HS đọc bảng trợ giúp
4. Trạm 4: Từ phiếu bỗ trợ HS áp dụng giải các bài
(chỉ đối với góc xuất phát)
tập liên quan đến NH3 trong phiếu học tập 4.
sau đó áp dụng để giải bài
tập trong phiếu học tập 4.
• GV rút ra kết luận các tính chất:
- Tính chất vật lí: Amoniac là chất khí không màu,
có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. Khí amoniac
tan nhiều trong nước: Ở điều kiện thường, 1 lít nước - Ghi chép bài vào vở.
hoà tan được khoảng 800 lít khí amoniac.
- Tính chất hóa học:
 Tính bazơ yếu:
- Tác dụng với nước: Làm cho dung dịch có tính bazơ
và dẫn điện.
NH3 + H2 O ⇄ NH4+ + OH −
- Tác dụng với dung dịch muối: Tạo thành kết tủa của
hidroxit của các kim loại đó.
AlCl3 + 3NH3 + 3H2 O → Al(OH)3 ↓ +3NH4 Cl
Al3+ + 3NH3 + 3H2 O → Al(OH)3 ↓ +3NH4+
- Tác dụng với axit: Tạo muối amoni.
NH3 + HCl → NH4 Cl (Muối amoni clorua)
2NH3 + H2 SO4 → (NH4 )2 SO4 (Muối amoni sunfat)
 Tính khử: Tính chất này được thể hiện khi
amoniac tác dụng với các chất oxi hóa.
- Tác dụng với oxi: Tạo khí nitơ và hơi nước.
to
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2 O
3.2. Tìm hiểu về ứng dụng và điều chế của amoniac.
GV giao phần ứng dụng, yêu cầu HS về nhà tìm hiểu - HS về nhà tìm hiểu.
amoniac có những ứng dụng gì trong đời sống. Được
điều chế như thế nào? Phần này sẽ được trình bày vào
buổi học tiếp theo.

4. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)


a) Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất
vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của amoniac.
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “Đào Vàng – Mang Điểm Về Cho Mẹ”.
c) Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi trong trò chơi (xem phụ lục).
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phổ biến luật chơi: Trò chơi sẽ gồm 7 câu hỏi, tương ứng với 7 đáp án, HS
xung phong trả lời. Nếu HS trả lời đúng câu hỏi đó thì sẽ nhận được một phần thưởng.
Nếu trả lời sai thì HS khác được quyền trả lời và quay chọn phần thưởng.
- HS tham gia trò chơi.
- GV nhận xét và bổ sung những câu trả lời chưa chính xác.
IV. PHỤ LỤC: Hồ sơ dạy học.
4.1. Phiếu học tập hoạt đông 2.2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Từ cấu tạo của amoniac hãy dự đoán các tính chất có thể có của NH3 .

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
........................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

STT Thí Nghiệm Hiện Tượng PTHH

1 NH3 tác dụng với HCl.

2 NH3 tác dụng với AlCl3.

3 NH3 tác dụng với nước.

PHIẾU HỌC TẬP 3


Câu 1: NH3 cháy có ngọn lửa màu gì? Viết PTHH (nếu có).
…............................................................................................................................................
................................................................................................................................................

PHIẾU BỔ TRỢ
- Dung dịch NH3 là bazo yếu vì vậy dùng giấy quỳ ẩm để nhận ra khí NH3 .
- Amoniac kết hợp dễ dàng với axit tạo muối amoni:
NH3 + HCl → NH4 Cl
- Dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hydroxit kim loại khi tác dụng với
dung dịch muối của chúng.
AlCl3 + 3NH3 + 3H2 O → Al(OH)3 ↓ +3NH4 Cl
- NH3 cháy trong O2 với ngọn lửa màu vàng.
to
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2 O

PHIẾU HỌC TẬP 4


Câu 1: Dẫn một luồng khí NH3 dư qua một ống nghiệm đựng 100ml dung dịch AlCl3
xM. Kết thúc phản ứng thu được 0,78g chất rắn. Tính x?
…............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
…............................................................................................................................................
Câu 2: Chỉ dùng một thuốc thử, nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
O2 , N2 , NH3 , Cl2 .
….....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
4.2. Phiếu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm
STT Thí Nghiệm Cách Tiến Hành
1 NH3 tác dụng với HCl. - Dùng 2 cái tăm bông 1 cái nhúng vào dung dịch NH3
đặc, cái kia nhúng vào dung dịch HCl đặc. Thả cả 2 tăm
bông vào 1 ống nghiệm rồi đậy nút lại. Quan sát hiện
tượng. Viết PTHH xảy ra.
2 NH3 tác dụng với - Cho vào ống nghiệm 2-3ml dung dịch AlCl3. Nhỏ từ
AlCl3. từ giọt NH3 vào ống nghiệm cho đến khi dư NH3.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm.
3 NH3 tác dụng với - Quan sát bình chứa NH3, nêu
nước. trạng thái, màu sắc.
- Đậy bình chứa NH3 bằng nút
cao su có gắn ống dẫn khí vuốt
nhọn, đầu vuốt nhọn của ống
cắm vào phía trong bình. Dùng
ngón tay bịt đầu ống dẫn khí và
úp ngược bình vào 1 cốc thủy tinh đựng nước có thêm
vài giọt phenolphtalein. Mở ngón tay.
- Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, kết luận về tính
tan của NH3 trong nước.
4.3. Bảng kết quả phiếu học tập hoạt động 2.2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Từ cấu tạo của amoniac hãy dự đoán các tính chất có thể có của NH3 .
Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí.
- NH3 có tính bazơ yếu.
Vì có tính bazơ nên khí amoniac làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh và có đầy đủ
tính chất hóa học của một dung dịch kiềm nên nó có thể tác dụng với axit, kim loại,
muối…
 NH3 tác dụng với axit.
 NH3 tác dụng với oxi.
 NH3 tác dụng với muối.
 NH3 tác dụng với nước.
- NH3 có tính khử mạnh.
 NH3 tác dụng với oxi.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


TT Thí nghiệm Hiện tượng PTHH
1 NH3 tác dụng với - Có khói trắng NH3 + HCl → NH4 Cl
HCl tạo thành.
- Khói trắng là
những tinh thể
NH4Cl.
2 NH3 tác dụng với - Có kết tủa trắng AlCl3 + 3NH3 + 3H2 O
AlCl3. keo tạo thành, đó → Al(OH)3
chính là Al(OH)3 . ↓ +3NH4 Cl

3 NH3 tác dụng với - Dung dịch có NH3 + H2 O ⇄ NH4+ + OH −


nước. màu hồng. Nước
bắn vào bình.

PHIẾU HỌC TẬP 3


Câu 1: NH3 cháy có ngọn lửa màu gì? Viết PTHH (nếu có).
- NH3 cháy trong O2 với ngọn lửa màu vàng.
to
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2 O

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


Câu 1: Dẫn một luồng khí NH3 dư qua một ống nghiệm đựng 100ml dung dịch AlCl3
xM. Kết thúc phản ứng thu được 0,78g chất rắn. Tính x?
AlCl3 + 3NH3 + 3H2 O → Al(OH)3 ↓ +3NH4 Cl
0,78
𝑛Al(OH)3 = = 0,01 (mol).
78

→𝑛AlCl3 = 0,1.x = 0,01 → x = 0,1M.


Câu 2: Chỉ dùng một thuốc thử, nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
O2 , N2 , NH3 , Cl2 .

- Trích mẫu thử, đánh số thứ tự.


- Lần lượt cho quỳ tím ẩm vào từng mẫu thử:
 Quỳ tím hóa xanh là khí NH3.
PTHH: NH3 + H2 O ⇄ NH4+ + OH−
 Quỳ tím hóa đỏ sau đó mất màu là khí Cl2.
PTHH: Cl2 + H2 O ⇄ HCl + HClO
Còn lại là khí O2 và N2.
- Dùng tàn đóm nhận biết được O2 và N2:
 O2 làm que đóm bùng cháy.
Còn lại là khí N2.
4.4. Phần câu hỏi của trò chơi “Đào Vàng”.
Câu 1: Trong dung dịch amoniac là một bazơ vì
A. amoniac tan nhiều trong nước.
B. phân tử amoniac là phân tử có cực.
C. khi tan trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH− .
D. khi tan trong nước, NH3 kết hợp với ion H + cảu nước, tạo thành ion amoni NH4+ và
giải phóng ion hidroxit OH − .
Đáp án: D.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, để thử tính chất của khí X người ta đã thực hiện thí
nghiệm như hình vẽ dưới đây:

A. CO2 .

B. NH3 .

C. SO2 .

D. HCl.

Đáp án: B.

Câu 3: Amoniac có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. HCl, O2 , H2 O, dd AlCl3 . B. H2 SO4 , FeCl3 , O2 , NaOH.

C. HCl, KOH, FeCl3 , Cl2 . D. H2 , HNO3, O2 , AlCl3 .


Đáp án: A.
Câu 4: Khi bình NH3 vào bình chứa khí Cl2 thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất đó

A. N2 . B. NH3 . C. NH4 Cl. D. HCl.

Đáp án: C.

Câu 5: Cho phản ứng N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 ∆H = -92KJ.


Muốn làm cân bằng phản ứng tổng hợp NH3 chuyển dịch theo chiều thuận?

A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. Tăng nhiệt và tăng áp suất.


C. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
Đáp án: C.
Câu 6: Cho quỳ tím vào dung dịch amoniac ta thấy:

A. Quỳ tím không đổi màu.


B. Quỳ tím đổi sang màu xanh.
C. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
D. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ rồi mất màu.

Đáp án: B.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai về ứng dụng của amoniac?

A. Amoniac được sủ dụng chủ yếu để sản xuất axit nitric, phân đạm ure, amoni nitrat,
amoni sunfat.

B. Amoniac được dùng để chế tạo hidrazin N2 H4 làm nhiên liệu cho tên lửa.

C. Amoniac lỏng được dung làm chất lành mạnh trong thiết bị lạnh.

D. Amoniac có mùi khai khó chịu nên dung để làm tỉnh người bị ngất khi họ bị ngạt
nước.

Đáp án: D.

You might also like