You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÚ BÀI


TỔ HÓA HỌC


ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ GIẢNG DẠY


BÁM SÁT 12: BÀI TẬP VỀ CHUYỂN HÓA CỦA
CACBON VÀ HỢP CHẤT. PHẢN ỨNG CO2 VỚI
KIỀM NAOH

Giáo viên giảng dạy: Lê Trịnh Minh Phương


Giáo viên HDGD: Lê Trịnh Minh Phương
Sinh viên kiến tập: Mai Thị Thu Hà
Lớp dự giờ: 11B2
Thời gian: Tiết 4, sáng thứ 6 , 15/11/2019

Hương Thủy, 11/2019


Hương Thủy, Thứ 6 ngày 15 tháng 11 năm 2019
GV lên lớp: Cô Lê Trịnh Minh Phương Tiết 4 (sáng) Lớp : 11B2
Môn học: Hóa học
Bài dạy : Bài tập về : Phản ứng CO2 với kiềm Ca(OH)2
GV hướng dẫn chuyên môn : Cô Lê Trịnh Minh Phương
Sinh viên kiến tập : Mai Thị Thu Hà

Tiết: BS13: BÀI TẬP VỀ : PHẢN ỨNG CO2 VỚI KIỀM


Ca(OH)2

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết


- Củng cố tính chất hóa của Cacbon và một số hợp chất
- Gỉai được một số bài tập định tính và định lượng liên quan
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ để dạy học

1. Hoạt động kết nối : 10 phút


2. Hoạt động hoàn thành kiến thức: 7 phút
3. Hoạt động luyện tập: 25 phút
4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng : 1 phút
5. Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ về nhà :2 phút

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

1. Kiến thức
a. Học sinh biết:
- Củng cố kiến thức về cacbon và hợp chất của cacbon, tính chất, ứng dụng, trạng
thái tự nhiên của cacbon và các hợp chất cacbon
b. Học sinh hiểu:
- Phương pháp điều chế cacbon và các hợp chất cacbon.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của cacbon và các hợp chất cacbon
- Phản ứng CO2 với kiềm Ca(OH)2
c. Học sinh vận dụng:
- Giải các bài tập về phản ứng CO2 với Ca(OH)2
- Giải các bài tập liên quan về hợp chất cacbon
- Hiểu tầm quan trọng của cacbon và hợp chất cacbon trong đời sống
2. Kĩ năng
- Viết được phương trình điều chế cacbon
- Làm bài tập định tính, định lượng về CO2 với kiềm Ca(OH)2
- Làm bài tập định tính, định lượng về cacbon và hợp chất cacbon
3. Thái độ
- Học sinh có hứng thú với môn học, kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học và nghiêm túc
- Xây dựng tích cực, chủ động, hợp tác cho học sinh
4. Trọng tâm
- Kiến thức về Cacbon ,hợp chất và giải các bài tập định lượng kiên quan đến phản ứng
CO2 với kiềm Ca(OH)2
5. Định hướng năng lực có thể hình thành và phát triển

Năng lực chung Năng lực riêng


- Năng lực tính toán - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
- Năng lực tự chủ và tự học. học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề thông
- Năng lực phát hiện và giải quyết qua môn hóa học
vấn đề - Năng lực vận dụng kiến thức hóa
học vào cuộc sống

6. Chuẩn bị:
 Giaó viên
- Phiếu học tập
- Phân lớp học theo nhóm
- Gíao án
 Học sinh
- Hệ thống hóa và ôn tập kiến thức về Cacbon và hợp chất
- Tìm hiểu các thông tin cần thiết liên quan đến bài học
7. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm
- Sử dụng câu hỏi và bài tập
8. Kĩ thuật dạy học.

- Chủ động rèn luyện phương pháp tự học


- Dạy học theo nhóm
- Sự đánh giá giữa , sinh-học sinh, học sinh- giáo viên
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi có thể sử dụng
đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh

Loại câu hỏi/ bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
tập thấp
Câu hỏi/ bài tập -Nêu tính chất - Từ trạng thái - Nắm PP - Ứng dụng
định tính của cacbon và số oxi hóa của điều chế cacbon và hợp
hợp chất cacbon dự đoán cacbon và chất cacbon vào
cacbon (năng tính chất hóa hợp chất thực tiễn ( năng
lực tự học) học của C cacbon.- Viết lực vận dụng kiến
-Tính chất vật ( Năng lực giải các phương thức hóa học vào
lý, cách nhận quyết vấn đề trình minh cuộc sống. )
biết muối thông qua môn họa tính chất
cacbonat bằng hóa học) ( năng lực
phương pháp - Viết được các giải quyết
hóa học ( năng PTHH thể hiện vấn đề thông
lực thực hành) tính chất của qua môn hóa
cacbon và hợp học)
chất cacbon
- Tìm hiểu
được các ứng
dụng của
cacbon và hợp
chất cacbon
Câu hỏi/ bài tập - Tính toán - Giải các bài
định lượng theo phương toán liên quan
trình hóa học ( Năng lực tính
(Năng lực toán tư duy sáng
tính toán) tạo
-Giải các bài
toán về phản
ứng CO2 với
kiềm
Ca(OH)2

Bước 5: Hệ thống các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo từng mức độ
1. Mức độ biết
2. Mức độ hiểu
3. Mức độ vận dụng
4. Mức độ vận dụng cao
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
1. Hoạt động kết nối ( tình huống xuất phát): 10 phút
a) Mục tiêu hoạt động
- Huy động các kiến thức đã học của học sinh và tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức
mới
- Phát huy năng lực tự học, hợp tác làm việc nhóm.
- Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học trong bài về cacbon và hợp chất cacbon.
Phản ứng giữa CO2 với kiềm Ca(OH)2
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông
qua môn hóa, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Phương pháp tổ chức hoạt động: hoạt động tập thể lớp
- Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành nhiệm vụ đã được giao ở
tiết trước
GV Đặt câu hỏi ‘‘Dự đoán các sản phẩm có thể xảy ra khi cho CO 2 đi qua dung
dịch Ca(OH)2’’.
-Hoạt động cá nhân: học sinh làm phiếu bài tập số 1 và hoạt động nhóm: mời 1
HS của 1 nhóm trả lời câu hỏi và các nhóm còn lại nhận xét và đánh giá.
+ Nhóm 1,4: Hệ thống lại kiến thức cơ bản về Cacbon và hợp chấtCacbon bằng
sơ đồ tư duy
+ Nhóm 2, 3: Nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức đã học hoàn thành phiếu học
tập

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1:

Câu 2:

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP


Câu 1:

Câu 2:

+ Tổ chức hoạt động chung cả lớp: Mời đại diện 2 nhóm lên báo cáo, các nhóm
còn lại góp ý, bổ sung
b) Đánh giá két quả của hoat động
- GV biết được những kiến thức nào các em nắm vững , những kiến thức nào cần
bổ sung ở các hoạt động tiếp theo
*HS: Ôn lại về tính chất của cacbon và hợp chất của cacbon
* Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2:
Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)
Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)
T= nCO2/nCa(OH)2
- Nếu T = 1 : chỉ tạo muối CaCO3
- Nếu T = 2 : chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
- Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
* Khi những bài toán không thể tính T ta dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra
khả năng tạo muối.
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi dư thì chỉ tạo muối CaCO3
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm NaOH dư vào thấy có
kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng
nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.
Sự tăng giảm khối lượng dung dịch : Khi cho sàn phẩm cháy vào bình
Ca(OH)2 hay Ba(OH)2
m bình tăng = m hấp thụ
m dd tăng = m hấp thụ - m kết tủa
m dd giảm = m kết tủa – m hấp thụ
- Nếu không có các dữ kiện trên ta phải chia trường hợp để giải.
- GV nhận xét và đánh giá, đưa ra các lưu ý khi làm bài tập.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: 7 phút

a) Mục tiêu hoạt động


- Hệ thống lại được lí thuyết tính chất vật lí, tính chất hóa học đặc trưng, ứng dụng
và phương pháp điều chế của Cacbon và hợp chất của Cacbon
- Rèn luyện khả năng tự học, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng
lực sáng tạo.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Các nhóm học sinh trình bày sản phẩm đã chuẩn bị
- Tổ chức hoạt động chung cả lớp: Góp ý, bổ sung cho phần trình bày của các bạn
đưa đến kết quả cuối cùng . GV chốt kiến thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện đầy đủ lý thuyết về các tính chất của Cacbon và
hợp chất Cacbon.
- Thông qua hoạt động báo cáo của nhóm: GV biết được học sinh đã có những kiến
thức nào, những kiến thức nào HS cần phải điều chỉnh, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức về Cacbon và hợp chất trên sơ đồ tư duy
- Tính toán được các các bài toán liên quan đến phản ứng CO2 với kiềm Ca(OH)2
2. Hoạt động luyện tập: 25 phút
a) Mục tiêu hoạt động
- Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học trong bài, tính chất hóa học của Cacbon
và hợp chất
- Tiếp tục phát triển các năng lực tự học , hợp tác, năng lưc phát hiện và giải quyết
vấn đề thông qua môn hóa học, sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Nội dung hoạt động: Tổ chức trò chơi “ Hóa học vui”
b) Phương thức hoạt động:
- Hoạt động chung cả lớp: GV chia HS thành 4 nhóm tương ứng 4 đội chơi. Mỗi
đội chơi sẽ lần lượt ứng cử các thành viên tham gia một phần thi dưới sự hướng
dẫn trước của GV. Các thành viên còn lại theo dõi và làm bài tập vào vở.

3. Hoạt động vận dụng, tìm tòi: 1 phút


a) Mục tiêu hoạt động
- Giúp HS sử dụng những kiến thức đã học để giải quyết 1 số câu hỏi iên quan đến
thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
- Hình thành năng lực nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề
b) Phương thức hoạt động
- Lồng ghép phần này vào trò chơi luyện tập
c) Sản phẩm và đánh giá kết quả:
- HS trình bày theo nhóm
- GV nhận xét, bổ sung cho kết quả
4. Hướng dẫn nhiệm vụ về nhà :2 phút
a) Mục tiêu hoạt đông:
- Giúp HS sử dụng kiến thức đã học giải quyết một số câu hỏi/ bài tập và chuẩn bị
kiến thức cho tiết học sau.
- Hình thành năng lực nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Nội dung hoạt động: Giao nhiệm vụ về nhà cho HS
- Hoàn thành phiếu hoc tập số 1 vào vở
- Tìm hiểu bài : Bài tập có dạng : CO2 với Ca(OH)2
b) Phương thức hoạt động
- HS tìm hiểu qua các tài liệu Internet, sách vở tham khảo.
c) Sản phẩm và đánh giá kết quả:
- HS viết báo cáo và trình bày ở tiết sau

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………..

GV GIẢNG DẠY SINH VIÊN KIẾN TẬP

Lê Thị Thu Hồng Mai Thị Thu Hà

You might also like