You are on page 1of 14

Trường: TH và THCS Việt Dân

Tổ KHTN
GV: Ngô Thị Thùy Linh
CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
BÀI 5. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
Môn KHTN lớp 8
Thời gian thực hiện: 04 tiết
Tiết theo PPCT: 15,16,17,18
Kế hoạch chung
Phân phối
thời gian Tiến trình dạy học

Hoạt động mở đầu


KT1: Xác định khối lượng, số mol của chất phản
Tiết 1 Hoạt động hình thành ứng và sản phẩm trong phản ứng hoá học.
kiến thức mới
KT2: Chất phản ứng hết, chất phản ứng dư

KT3: Hiệu suất phản ứng.


Tiết 2,3
Hoạt động luyện tập
Tiết 4
Hoạt động vận dụng

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Tính được lượng chất trong phương trình hoá học theo số mol, khối lượng hoặc thể
tích ở điều kiện 1 bar và 25oC (đkc).
- Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng
dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
- Đối với HSKT Trí tuệ: Phạm Thị Hằng HS lớp 8B
+ HS xác định chất tham gia và chất sản phẩm của phương trình hóa học
+ HS ghi chép bài đầy đủ .
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tự tìm hiểu về số mol, khối lượng hoặc thể tích ở
điều kiện 1 bar và 250C.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm hiệu suất của phản ứng
+ Hoạt động nhóm có hiệu quả theo yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các
thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành
viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành
2

các nhiệm vụ học tập.


2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức KHTN: Trình bày được khái niệm khái niệm hiệu suất của phản ứng.
- Năng lực tìm hiểu KHTN: tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm
thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Trung thực: Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề của bài học.
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu


1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Máy chiếu, phiếu học tập, bảng nhóm, các hình ảnh theo SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo
yêu cầu của giáo viên.
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.
- Đọc trước nội dung bài 4 tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học qua internet, sách báo.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề để học sinh biết được về phương
trình hóa học.
b. Nội dung:
- Trả lời câu hỏi: Trong công nghiệp, người ta sản xuất aluminium từ aluminium oxide
(Al2O3). Làm thế nào tính được khối lượng nguyên liệu cần dùng để sản xuất aluminium
hoặc tính khối lượng aluminium tạo ra nếu biết khối lượng nguyên liệu đã dùng?
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời: Do tỉ lệ số nguyên tử, phân tử trong phản ứng hoá học tương ứng với tỉ lệ
số mol nguyên tử, phân tử nên thông qua phương trình hoá học người ta tính được khối
lượng các chất cần tìm dựa vào dữ liệu ban đầu.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV đưa nội dung câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Học sinh đưa ra những nhận định ban đầu.
3

- Kết luận nhận định: GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đặt vấn đề vào bài: Bằng cách nào
có thể tính được lượng chất tham gia và lượng chất sản phẩm trong quá trình sản xuất? Sau
khi học xong bài học hôm nay, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên – Bài 5: Tính theo
phương trình hoá học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách xác định khối lượng, số mol của chất phản ứng và
sản phẩm trong phản ứng hoá học.
a. Mục tiêu:
- Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể
tích ở điều kiện 1 bar và 250C.
b. Nội dung:
(1). Giáo viên lấy ví dụ trang 32 – 33 SGK, học sinh đọc đề bài.
Ví dụ: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí hydrogen (H 2) bằng cách
cho Zinc tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) theo phương trình hoá học sau:
Zn + HCl → ZnCl2 + H2
Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng và thể tích khí H 2 (đkc) thu được khi hoà tan
1,3 gam Zinc.
(2). Giáo viên phân tích, hướng dẫn, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
? 1. Đề bài cho biết lượng chất nào?
?2. Yêu cầu của đề bài là gì?
?3. Nhắc lại công thức tính khối lượng của chất? Áp dụng với ví dụ của bài học,
muốn tính khối lượng HCl cần xác định đại lượng nào?
?4. Nhắc lại công thức tính thể tích của chất (đkc)? Áp dụng với ví dụ của bài học,
muốn tính thể tích H2 (đkc) thu được cần xác định đại lượng nào?
- Học sinh trả lời các câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập ví dụ;
học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
?5. Các bước tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm trong
một phản ứng hóa học?
(3). Hoàn thiện phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM:……..
Bài tập. Đốt cháy hết 0,54 gam Al trong không khí thu được aluminium oxide theo sơ
đồ phản ứng:
Lập phương trình hóa học của phản ứng rồi tính:
a. Khối lượng aluminium oxide tạo ra.
b. Thể tích khí oxygen tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn
Biết khối lượng nguyên tử: Al = 27; O = 16.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
c. Sản phẩm:
4

(1). Học sinh nắm được đề bài cần phân tích.


(2). Trả lời các câu hỏi trong ví dụ 1:
+ Câu 1: Đề bài cho biết khối lượng của Zn.
+ Câu 2: Yêu cầu của đề bài: “Tính khối lượng acid HCl tham gia phản ứng và thể
tích khí H2 (đktc) thu được khi hoà tan 1,3 gam zinc”
+ Câu 3: Công thức tính khối lượng của chất:

Muốn tính khối lượng HCl cần xác định số mol của HCl dựa vào số mol Zn thông
qua PTHH.
+ Câu 4: Công thức tính thể tích của chất (đkc):

Muốn tính thể tích H2 (đkc) thu được cần xác định số mol H2 dựa vào số mol Zn
thông qua PTHH.
→Như vậy muốn xác định khối lượng hoặc thể tích của chất khí ở điều kiện chuẩn cần
xác định số mol chất đó theo số mol chất đã biết dựa vào PTHH.
+ Câu 5: Các bước tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm
trong một phản ứng hóa học: 4 bước.
(3). Đáp án phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM:……..
Bài tập. Đốt cháy hết 0,54 gam Al trong không khí thu được aluminium oxide theo sơ
đồ phản ứng:
Lập phương trình hóa học của phản ứng rồi tính:
a. Khối lượng aluminium oxide tạo ra.
b. Thể tích khí oxygen tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.
Biết khối lượng nguyên tử: Al = 27; O = 16.

a.
PTHH: 4Al + 3O2 2Al2O3
Tỉ lệ phản ứng: 4 3 2 (mol)
Phản ứng: 0,02  0,015  0,01 (mol)
Vậy 0,02 mol Al phản ứng với 0,15 mol O2 và tạo ra 0,01 mol Al2O3
Khối lượng aluminium oxide tạo ra là:

b. Thể tích khí oxygen tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn là:

d. Tổ chức thực hiện:


- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên phân tích ví dụ trong sách giáo khoa trang 32 – 33, hướng dẫn học sinh
tính theo các bước (vận dụng quy tắc tam suất: nhân chéo – chia ngang)
5

- Thực hiện nhiệm vụ:


+ Học sinh làm việc cá nhân, lắng nghe câu hỏi, trả lời, ghi nhớ nội dung giáo viên
phân tích, hướng dẫn qua ví dụ 1→rút ra các bước tính khối lượng và số mol của chất phản
ứng và chất sản phẩm trong một phản ứng hóa học?
HSKT: thực hiện nhiệm vụ có thể rút ra được các bước tính khối lượng và số mol của
chất phản ứng. có thể nhờ học sinh khác hỗ trợ để hoàn thành phiếu học tập số 1
+ Học sinh thảo luận nhóm theo bàn, hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Cá nhân học sinh trả lời câu hỏi, rút kết luận.
+ Đại diện học sinh treo bảng nhóm và trình bày kết quả thảo luận phiếu học tập số 1.
+ Giáo viên mời đại diện nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét, tổng kết lại các bước tính để xác
định khối lượng và số mol của chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng hoá học.
I. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG, SỐ MOL CỦA CÁC CHẤT PHẢN ỨNG VÀ SẢN
PHẨM TRONG PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
- Để tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm trong một phản
ứng hóa học, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính số mol chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích

Bước 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng


Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học và số mol chất đã biết để tìm số mol của các
chất phản ứng hoặc chất sản phẩm.
Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích của chất cần tìm.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về chất phản ứng hết, chất phản ứng dư, hiệu suất phản ứng
Hoạt động 2.2.1: Tìm hiểu về chất phản ứng hết, chất phản ứng dư
a. Mục tiêu:
- Thông qua hoạt động, học sinh hiểu và biết cách xác định chất tham gia hết hay dư
trong một phản ứng hoá học.
b. Nội dung:
(1). Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Gói bánh chưng” với thẻ tìm hiểu nội dung
bài học.
?1. Biết 2 bát gạo và 1 bát đỗ có thể tạo ra 1 chiếc bánh chưng. Giả thiết 1 thẻ tương
đương 1 bát, hãy xác định số bánh chưng thu được khi ghép các thẻ với nhau.
6

?2. Có thẻ dư hay không?


(2). Giáo viên phân tích ví dụ SGK-Trang 33.
“Đốt cháy hydrogen trong khí oxygen đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra nước”.
?1. Xác định tỉ lệ số phân tử chất tham gia và sản phẩm tạo thành?
?2. Nếu cho 3 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2 thì thu được bao nhiêu phân tử H2O?
Chất nào còn dư sau phản ứng?
- Hình 5.1. Sơ đồ mô tả số lượng phân tử chất trước và sau phản ứng.
(3). Hoàn thiện phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM:……..
Bài tập. Đốt nóng bình chứa hỗn hợp gồm 1 mol khí hydrogen và 0,4 mol khí oxygen
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
(4). Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục Em có biết- Sgk-T34
c. Sản phẩm:
(1). Các thẻ đã được ghép với nhau.
1. Tổng số bánh chưng ghép được: 5 bánh.
2. Có trường hợp vừa đủ thẻ, có trường hợp thẻ Gạo dư hoặc thẻ Đỗ dư.
→Tương tự, khi phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn, có chất phản ứng hết, có chất phản ứng dư.
(2).
1. Cứ 2 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử H2O.
2. Nếu cho 3 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2 thì thu được 1 phân tử H2O. Sau phản
ứng 1 phân tử H2 còn dư.
- Hình 5.1. Sơ đồ mô tả số lượng phân tử chất trước và sau phản ứng.

(3). Đáp án phiếu học tập số 2.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM:……..
Đốt nóng bình chứa hỗn hợp gồm 1 mol khí hydrogen và 0,4 mol khí
oxygen đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
7

Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng?


PTHH: 2H + O 2H O Nhận xét:
2 2 2

Ban đầu: 1 0,4 0 (mol)



Phản ứng: 0,8 0,4 0,8 (mol) O2 hết, H2 dư
Sau phản ứng: 0,2 0 0,8 (mol)
Vậy hydrogen còn dư 0,2 mol sau phản ứng.
(4). Nắm được nội dung mục Em có biết- Sgk-T34: Thiết bị cảm biến oxygen trong
động cơ xe ô tô, xe máy chạy bằng xăng, dầu.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
(1). Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phát thẻ cho mỗi nhóm (với tỉ lệ số thẻ GẠO- ĐỖ
là khác nhau), yêu cầu học sinh từ số thẻ nhóm mình có, sắp xếp để có thể tạo ra bánh chưng
(thời gian 1 phút).
- Giáo viên đưa câu hỏi.
(2). Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích phản ứng H2 tác dụng với O2.
- Giáo viên chiếu sơ đồ Hình 5.1. Sơ đồ mô tả số lượng phân tử chất trước và sau phản ứng.
(3). Giáo viên phát phiếu học tập số 2, phân tích, hướng dẫn học sinh làm bài tập theo
phương pháp 3 dòng (Ban đầu, phản ứng, sau phản ứng) (cá nhân); lưu ý học sinh xét tỉ lệ
mol chất theo đề bài: tỉ lệ mol chất theo phương trình, tìm ra chất hết, chất dư. Tính số ml
chất theo yêu cầu của đề bài dựa vào chất hết.
(4). Giáo viên gọi học sinh đọc mục Em có biết- Sgk-T34
- Thực hiện nhiệm vụ:
(1). Học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành.
(2). Học sinh lắng nghe, ghi nhớ các bước tiến hành.
- Quan sát sơ đồ Hình 5.1.
(3). Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2, rút ra được chất hết, chất dư trong phản ứng.
(4). Cá nhân học sinh đọc mục Em có biết- Sgk-T34; học sinh khác lắng nghe, ghi nhớ
kiến thức.
*HSKT: lắng nghe và ghi nhớ các bước tiến hành. Phiếu học tập số 2 có thể cùng HS
khá giỏi để hỗ trợ.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Kết luận nhận định:
+ GV chốt kiến thức theo từng nội dung.
II. HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
1. Chất phản ứng hết, chất phản ứng dư
- Chất phản ứng hết là chất không còn sau khi phản ứng kết thúc.
- Chất phản ứng dư là chất còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
* Trong một phản ứng hóa học, lượng chất sản phẩm tạo thành được tính theo chất phản
ứng hết.
8

Hoạt động 2.2.2: Tìm hiểu về hiệu suất phản ứng


a. Mục tiêu:
- Thông qua hoạt động, học sinh nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính
được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng
sản phẩm thu được theo thực tế.
b. Nội dung:
- Giáo viên trình bày vấn đề;
- Học sinh lắng nghe, đọc mục II.2 sách giáo khoa;
- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 34.
- Hoàn thành phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM:……..
Bài 1: Đốt 12 gam carbon trong oxygen dư thu được 39,6 gam carbon dixide
CO2 theo phương trình hóa học:

Tính hiệu suất của phản ứng trên.


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 2: Trong công nghiệp, aluminium được sản xuất từ aluminium oxide

(Al2O3) theo phương trình hóa học sau: 2Al2O3 4Al + 3O2
a. Tính hiệu suất phản ứng khi điện phân 102 kg Al 2O3, biết khối lượng aluminium
thu được sau phản ứng là 51,3 kg.
b*. Biết khối lượng aluminium thu được sau điện phân là 54 kg và hiệu suất phản
ứng là 92%, tính khối lượng Al2O3 đã dùng.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
c. Sản phẩm:
- Khái niệm hiệu suất của phản ứng, tính hiệu suất của phản ứng;
- Đáp án phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM:……..
Bài 1: Đốt 12 gam carbon trong oxygen dư thu được 39,6 gam carbon dixide
CO2 theo PTHH:
9

Tính hiệu suất của phản ứng trên.

PTHH: C + O2 CO2
1 1 1 (mol)
Khối lượng carbon dioxide tạo ra (theo lí thuyết)

Trên thực tế, lượng CO2 thu được là 39,6 gam.


Hiệu suất của phản ứng:

Bài 2: Trong công nghiệp, aluminium được sản xuất từ aluminium oxide

(Al2O3) theo phương trình hóa học sau: 2Al2O3 4Al + 3O2
a. Tính hiệu suất phản ứng khi điện phân 102 kg Al2O3, biết khối lượng aluminium
thu được sau phản ứng là 51,3 kg.
b*. Biết khối lượng aluminium thu được sau điện phân là 54 kg và hiệu suất phản
ứng là 92%, tính khối lượng Al2O3 đã dùng.
0
a) PTHH: 2Al2O3  t
4Al + 3O2
204 → 108 (g)
102 → 54 (kg)
Khối lượng Al thực tế thu được là 51,3 kg

Hiệu suất phản ứng:


0
b) PTHH: 2Al2O3 
t
4Al + 3O2
204 → 108 (g)
? 54 (kg)
Khối lượng Al2O3 đã dùng:

d. Tổ chức thực hiện:


- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên phân tích và hướng dẫn học sinh từng bước xử lý bài tập thông qua ví dụ
mục II.2 sgk trang 34-35. Giáo viên lưu ý có thể tính theo khối lượng chất.
B1: Thực hiện bài toán tính theo phương trình hóa học cơ bản.
B2: Vận dụng công thức tính hiệu suất phản ứng theo sản phẩm tạo thành.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo bàn, hoàn thành nội dung phiếu học tập số 3.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
+ Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 3.
* HSKT: lắng nghe ghi nhớ kiến thức
10

- Báo cáo, thảo luận:


+ Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, phiếu học tập số 3.
+ GV mời đại diện nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận nhận định:
+ GV đánh giá, nhận xét.
2. Hiệu suất phản ứng
- Hiệu suất phản ứng là tỉ số giữa lượng chất sản phẩm thu được trên thực tế và lượng chất
sản phẩm thu được trên lí thuyết.

* Công thức tính hiệu suất phản ứng:

Trong đó:
mtt : khối lượng chất sản phẩm thực tế
mlt : khối lượng chất sản phẩm theo lý thuyết
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b. Nội dung:
- Bài tập phiếu học tập số 4.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
NHÓM:……..
MỨC ĐỘ 1: BIẾT
Câu 1. Hiệu suất phản ứng là
A. Tỉ lệ số mol giữa chất sản phẩm và chất tham gia phản ứng.
B. Tích số mol giữa chất sản phẩm và chất tham gia phản ứng.
C. Tỉ lệ giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế với lượng sản phẩm thu
được theo lí thuyết.
D. Tỉ lệ giữa lượng chất tham gia phản ứng theo thực tế với lượng chất tham gia
phản ứng theo lí thuyết.
Câu 2. Chọn phát biểu đúng
Khi hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% thì
A. Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương
trình hóa học.
B. Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình
hóa học.
C. Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình
hóa học.
11

D. Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ lớn hơn hoặc bằng lượng tính theo
phương trình hóa học
MỨC ĐỘ 2: HIỂU
Câu 3. Cho phương trình hóa học nhiệt phân muối calcium carbonate:
Số mol CaCO3 cần dùng để điều chế được 0,2 mol CaO là
A. 0,2 mol. B. 0,3 mol. C. 0,4 mol. D. 0,1 mol.
Câu 4. Cho phương trình hóa học sau: Khối lượng Fe cần dùng
để điều chế được 2 mol iron(III) chloride là
A. 3 mol. B. 2 mol. C. 1 mol. D. 1,5 mol.
Câu 5. Cho phương trình hóa học sau: Thể
tích khí O2 (đkc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 1 mol KMnO4 là
A. 24,79 lít. B. 12,395 lít. C. 49,58 lít. D. 11,2 lít.
Câu 6. Một nhà máy dự tính sản xuất 100 tấn NH 3 từ N2 và H2 trong điều kiện thích hợp.
Tuy nhiên, khi đưa vào quy trình sản xuất thực tế chỉ thu được 25 tấn NH 3. Hiệu suất của
phản ứng sản xuất NH3 nói trên là
A. 4,0% gam. B. 2,50%. C. 40%. D. 25 %.
Câu 7. Một nhà máy dự tính sản xuất 80 tấn vôi sống CaO từ đá vôi. Tuy nhiên, khi đưa
vào quy trình sản xuất thực tế chỉ thu được 25 tấn CaO. Hiệu suất của quá trình nói trên là
A. 25,0% gam. B. 31,52%. C. 31,25%. D. 30,5 %.
Câu 8. Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được FeSO4 và khí
hidrogen. Nếu dùng 5,6 gam sắt thì số mol H2SO4 cần để phản ứng là bao nhiêu?
A. 0,1 mol. B. 0,1 mol. C. 0,2 mol. D. 0,3 mol.
Câu 9. Cho 3 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2 (trong điều kiện thích hợp):

Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây:
A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chỉ thu được 2 phân tử nước, không còn phân tử H2 và O2.
B. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2 phân tử nước và còn 1 phân tử H2 dư.
C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2 phân tử nước và còn 1 phân tử O2 dư.
C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1 phân tử nước và còn 1 phân tử H2 dư.
Câu 10. Nếu đốt 12,0 gam carbon trong khí oxygen dư thu được 39,6 gam CO 2 thì hiệu
suất phản ứng là
A. 80%. B. 95,0%. C. 90%. D. 85%..
Câu 11. Đốt 32,0 gam Sulfur trong khí oxygen dư, tính khối lượng SO 2 thu được nếu hiệu
suất phản ứng đạt 80%.
A. 51,2 gam. B. 5,12 gam. C. 80 gam. D. 52,1 gam.
12

MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG


Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam than đá (biết than đá có thành phần chính là carbon,
chứa 4% tạp chất không cháy) thu được CO 2. Tính thể tích khí oxygen cần dùng (đkc) để
đốt cháy hết lượng than đá trên.
Câu 13. Cho hỗn hợp X (chứa 2,3 gam natri và 1,95 gam Potasium) tác dụng hết với nước,
thu được khí hidrogen và dung dịch chứa NaOH và KOH. Tính thể tích khí hidrogen thu
được (đkc).
Câu 14. Trộn 4 gam bột sulfur với 14 gam bột iron rồi nung nóng trong điều kiện không có
không khí. Tính khối lượng FeS thu được sau phản ứng.
c. Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 4.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Đáp án C C A B B D C A B C A

Câu 12. Khối lượng carbon nguyên chất trong 7,5 gam than đá là:
mC = 7,5 .
PTHH:
C + O2 CO2
1 1 (mol)
0,6  0,6 (mol)

Câu 13.

2Na + 2H2O 2NaOH + H2


2 1 (mol
)
0,1  0,05 (mol
)
2K + 2H2O 2KOH + H2
2 1 (mol
)
0,05  0,025 (mol
)

Câu 14.

Fe + S FeS
13

Ban đầu: 0,25 0,125 0 (mol)


Phản ứng 0,125 0,125 0,125
Sau phản ứng 0,125 0 0,125 (mol)
mFeS = n.M = 0,125.88 = 11,0 (g)
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học, hoàn
thành nội dung.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh lựa chọn đáp án và giải thích (làm việc cá nhân) →Giáo viên theo dõi, đôn
đốc hỗ trợ học sinh nếu cần.
+ Học sinh hoàn thành các bài tập tính toán.
* HSKT: Hoàn thành các bài tập tính toán dưới sự trợ giúp của GV và các bạn.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Học sinh báo cáo kết quả từng câu hỏi (lựa chọn đáp án, lên bảng chữa bài hoặc
chiếu bài làm trên giấy nháp của học sinh; học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
+ Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức đúng.
- Kết luận nhận định:
+ GV nhận xét đánh giá và chốt nội dung kiến thức.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Khắc sâu nội dung toàn bài bằng sơ đồ tư duy.
b. Nội dung:
- Học sinh thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy A4
c. Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy tổng kết bài.
14

d. Tổ chức thực hiện:


- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên tổ chức 4 nhóm học sinh thiết kế sơ đồ tư duy.
+ Giáo viên phát phiếu đánh giá sản phẩm cho các nhóm.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh nhận nhiệm vụ, lên ý tưởng và phác hoạ sơ đồ tư duy trên giấy A3.
+ Treo sản phẩm nhóm.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Giáo viên cho học sinh trưng bày sơ đồ tư duy các nhóm và chấm điểm (Kỹ thuật
phòng tranh).
+ Các nhóm di chuyển, quan sát sản phẩm của nhóm bạn, sử dụng phiếu đánh giá để
đánh giá sản phẩm.
- Kết luận nhận định:
+ Giáo viên tổng kết, đánh giá kết quả giờ học.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM


Nhóm………
STT Tiêu chí Nội dung tiêu chí Điểm tối Điểm đạt
đa được
1 Hình thức sản Ý tưởng mới lạ, hình thức độc đáo 20
phẩm Hình ảnh minh hoạ phù hợp, dễ
20
nhìn, dễ hiểu
Trang trí hợp lí 20
2 Nội dung Kết cấu logic 20
Độ chính xác của thông tin 20
Trình bày dễ hiểu 20
Tổng điểm sản phẩm 100

* Hướng dẫn chuẩn bị cho giờ học sau:


- Học nội dung ghi nhớ sách giáo khoa trang 35.

You might also like