You are on page 1of 13

BÀI 4: AMMONIA VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT AMMONIUM

Tuần: 6,7 Tiết: 12,13 Ngày soạn: 09/10/2023 Thời gian thực hiện: 02 tiết
Người soạn Duyệt của TTCM

Trần Thị Kim Phượng Lê Văn Chương

I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
- Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia. Viết được CTPT, CTCT của NH 3
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hoá
học (tính base, tính khử). Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ NH3 có tính base, tính khử.
- Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitơ
và hydrogen.
- Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hoá thành ammonia trong
kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch.
- Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản xuất
nitric acid; làm dung môi...); của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân
ammophos...
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion
ammonium.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóa học, tự đề xuất cách thực hiện thí nghiệm
nhận biết ammonium trong mẫu phân đạm chứa ammonium
- Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử
ammonia, giải thích được tính chất vật lí, tính chất hoá học của ammonia, vận dụng được kiến thức về cân
bằng hoá học, tốc độ phản ứng cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitơ và hydrogen, trình bày được tính
chất cơ bản của muối ammonium và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch, trình bày được ứng
dụng của ammonia, của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân ammophos;
hoạt động nhóm cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều
được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong
bài học hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực hóa học
- Nhận thức hóa học:
+ Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia
+ Trình bày được các nội dung về tính chất, ứng dụng của ammonia và muối ammonium.
+ Giải thích được tính chất vật lí, tính chất hóa học của ammonia. Viết được PTHH minh họa.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học:
+ Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa
ion ammonium.
+ Thực hiện được thí nghiệm về tính tan và tính base của ammonia.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp
ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber.
+Vận dụng được kiến thức đã học về muối ammonium để giải thích ứng dụng của bột khai (một loại bột
nở dùng để làm bánh).
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Khách quan, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm về tính chất của ammonia và thí nghiệm nhận biết
ion ammonium: Viết và trình bày đúng với kết quả thực nghiệm.
- Có niềm say mê hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Hình ảnh về cấu tạo phân tử, công thức Lewis, mô hình phân tử ammonia, hình ảnh một số muối
ammonium, một số loại phân bón ammonium
- + Thí nghiệm tính tan của ammonia(1 bộ/lớp):
Ống vuốt nhọn (1 cái); chậu thủy tinh (1 cái); bình đầy khí NH3 (1 bình); dung dịch phenolphthalein.
+ Thí nghiệm tính base của ammonia (1 bộ/nhóm):
Kẹp gỗ (2 cái); quỳ tím (1 cuộn); ống nghiệm (6 cái); chậu thủy tinh (1 cái); dung dịch NH3 loãng; dung dịch
AlCl3; bình tia chứa nước cất (1 bình).
+ Thí nghiệm nhận biết ion ammonium (1 bộ/1 nhóm):
Kẹp gỗ (1 cái); ống nghiệm (2 cái); đèn cồn (1 cái); diêm (1 hộp) hay bật lửa; mẫu phân đạm ammonium;
dung dịch Ba(OH)2; dung dịch NaOH; nước cất; quỳ tím (1 hộp).
- Phiếu học tập
- Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập.
- Bài giảng powerpoint và các thiết bị hỗ trợ trình chiếu
2. Học sinh
Sách giáo khoa, đọc trước bài ở nhà.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ
động, tích cực, hiệu quả.
b. Nội dung: HS quan sát đoạn phim phóng sự trả lời câu hỏi của GV

CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG


Câu 1: Qua phóng sự trên em rút ra được điều gì ?

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.


TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Amonia là chất khí rất độc, nếu bị rò rỉ ra môi trường bên ngoài sẽ để lại hệ quả khôn lường Tuy
nhiên ammonia lại có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống thực tiến, nên nguy cơ xảy ra sự cố là rất
cao.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trong đời sống và trong lớp
học hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Hầu hết mọi thứ xung - Nhận nhiệm vụ
quanh chúng ta đều liên quan đến hóa học. Em hãy lấy một số ví
dụ để minh họa cho điều này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV ghi nhận các ý kiến của HS và
Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả giới thiệu bài học.

Bước 4: Kết luận và nhận định


GV đưa ra vấn đề vào bài: Amonia là chất khí rất độc, nếu bị rò
rỉ ra môi trường bên ngoài sẽ để lại hệ quả khôn lường Tuy nhiên
ammonia lại có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống thực
tiến, nên nguy cơ xảy ra sự cố là rất cao. Vậy nó tính chất như
thế nào có vai trò ra sao trong đời sống và sản xuất?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Hoạt động tìm hiểu cấu tạo phân tử của ammonia
a. Mục tiêu
Trình bày và giải thích được công thức Lewis, cấu trúc hình học, tính chất (vật lí, hoá học), ứng
dụng của ammonia và viết được các PTHH minh họa cho các tính chất hóa học; vận dụng được kiến thức về
cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia trong quá trình Haber.
b. Nội dung
Từ đặc điểm cấu tạo phân tử, HS dự đoán tính chất của ammonia. Nhóm HS thực hiện các thí
nghiệm về tính base, xem GV biểu diễn thí nghiệm về tính tan và xem video thí nghiệm về tính khử của
ammonia để kiểm chứng dự đoán và đi đến kết luận về tính chất của ammonia. HS tham khảo SGK để trình
bày ứng dụng và điều chế của ammonia.
c) Sản phẩm:
(1) Bài trình bày kết quả thực hiện các thí nghiệm về tính tan, tính base của ammonia; Mô tả và giải
thích một số tính chất vật lí, tính chất hóa học (tính base yếu, tính khử mạnh) của ammonia kèm theo PTHH
minh họa tính chất hóa học của ammonia.
(2) Nội dung trình bày về tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, tác dụng với dung
dịch kiềm, dễ bị nhiệt phân) và các PTHH minh họa cho các tính chất này; kết quả và kết luận về thí nghiệm
nhận biết ion ammonium.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
2.1. Tìm hiểu cấu tạo của ammonia:
- Giới thiệu công thức và mô hình phân tử của ammonia
(NH3), yêu cầu HS thảo luận theo cặp để viết công thức - Thảo luận theo cặp.
electron, công thức cấu tạo và mô tả đặc điểm liên kết của
phân tử ammonia.
- Gọi đại diện một cặp lên bảng trình bày câu trả lời, một - Trình bày câu trả lời hoặc nhận xét, bổ sung.
số cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận công thức đúng của ammonia:
- HS kết luận vào vở.

Kiến thức trọng tâm


- Đặc điểm cấu tạo: nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực, ở nguyên tử N
còn một cặp electron chưa liên kết; Nguyên tử N có số oxi hóa là -3 (số oxi hóa thấp nhất của N); phân tử
NH3 phân cực.

2.2 Hoạt động tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học của ammonia
a. Mục tiêu
- Trình bày và giải thích được tính tính tan của muối ammonia; thực hiện được thí nghiệm về tính tan của
ammonia.
- Trình bày được tính chất cơ bản, ứng dụng của ammonia, muối amoni um; thực hiện được thí nghiệm về
tính base của ammonia và
b. Nội dung:
Từ đặc điểm cấu tạo phân tử, HS dự đoán tính chất của ammonia. Nhóm HS thực hiện các thí nghiệm về
tính base, xem GV biểu diễn thí nghiệm về tính tan và xem video thí nghiệm về tính khử của ammonia để
kiểm chứng dự đoán và đi đến kết luận về tính chất của ammonia. HS tham khảo SGK để trình bày ứng dụng
và điều chế của ammonia.
(2) Nhóm HS tìm hiểu về tính chất cơ bản của muối ammonium và thực hiện thí nghiệm nhận biết ion
ammonium theo câu hỏi định hướng của giáo viên.
c) Sản phẩm:
(1) Bài trình bày kết quả thực hiện các thí nghiệm về tính tan, tính base của ammonia; Mô tả và giải thích
một số tính chất vật lí, tính chất hóa học (tính base yếu, tính khử mạnh) của ammonia kèm theo PTHH minh
họa tính chất hóa học của ammonia.
(2) Nội dung trình bày về tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, tác dụng với dung dịch
kiềm, dễ bị nhiệt phân) và các PTHH minh họa cho các tính chất này; kết quả và kết luận về thí nghiệm nhận
biết ion ammonium.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
2.1. Tìm hiểu tính tan ammonia
Chia lớp thành các nhóm (khoảng 5 - 6 HS/nhóm).
1. Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử ammonia, dự đoán 1. Kết hợp làm việc cá nhân và thảo luận theo nhóm
tính tan và tính chất vật lí của ammonia. Giải thích. lần lượt đưa ra các dự đoán theo gợi ý của GV.
2. Thực hiện bước 1 trong phiếu học tập (phụ lục). Kiểm 2. Thảo luận nhóm về cách tiến hành TN, ghi lại
tra để đảm bảo HS đã hiểu rõ nhiệm vụ thông qua các câu kết quả bước 1 vào phiếu chung (giấy A3).
hỏi phụ.
Cho HS quan sát lọ đựng khí NH3, sau đó biểu diễn thí
nghiệm tính tan của ammonia.
Kiến thức trọng tâm
Tính chất vật lí: Ammonia là chất khí không màu, mùi khai, xốc, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, tạo
thành dung dịch có tính kiềm.
2.2. Tìm hiểu tính chất hóa học của ammonia
Yêu cầu HS thảo luận và thực hiện các nội dung sau:
3. Các nhóm thực hiện thí nghiệm theo phiếu hướng dẫn 3. Xem GV biểu diễn thí nghiệm, thực hiện các thí
(phụ lục) và dụng cụ, hóa chất đã chuẩn bị sẵn. nghiệm về tính base của ammonia, trình bày kết
4. quả.
GV chiếu video thí nghiệm về tính khử của ammonia. 4. Xem video thí nghiệm tính khử của ammonia.
HS thảo luận và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của Ghi hiện tượng, giải thích, viết PTHH và kết luận
phiếu học tập. về tính chất vào phiếu chung của nhóm.
- Quan sát các nhóm làm việc, ghi lại những thiếu sót - Các nhóm nộp kết quả hoạt động của nhóm, tự
trong quá trình làm việc của các nhóm. đánh giá theo bảng kiểm và báo cáo kết quả tự đánh
- Cung cấp bảng mô tả hiện tượng, giải thích, PTHH và giá.
kết luận để HS tự đánh giá. - Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động và kết
Nhận xét kết quả của các nhóm, giải thích thêm (nếu quả đánh giá, các nhóm khác bổ sung.
cần).
Kết luận về các tính chất của ammonia: - Kết luận vào vở

Kiến thức trọng tâm


Tính chất hóa học:
- Tính base:
Tác dụng với nước tạo dung dịch base:
NH3(g) + H2O(l) NH4+ + OH-
Tác dụng với acid tạo muối ammonium:
NH3(g) + HCl(g) NH4Cl(s)
Tác dụng với dung dịch muối tạo hydroxide không tan:
AlCl3(aq) + 3NH3(g) + 3H2O(l)
Al(OH)3(s) + 3NH4Cl(aq)
- Tính khử:

4NH3(g) + 3O2(g) 2N2(g) + 6H2O(l)


C.Kh C.Oxh

Giao nhiệm vụ sau tiết 1: Yêu cầu HS về nhà tìm những ứng dụng của ammonia trong đời sống, trong các
lĩnh vực khác để trình bày ở tiết học tiếp theo (Ghi kết quả vào vở bài tập).
TIẾT 2
2.3. Tìm hiểu về ứng dụng và điều chế amonia
a. Mục tiêu
- Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản xuất
nitric acid; làm dung môi...); của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân
ammophos...
- Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitơ
và hydrogen.
b. Nội dung
HS hoàn thành nhiệm vụ giao vè nhà từ tiết trước, cử đại diện lên trình bày ứng dụng của ammonia
HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tâp số 5

c. Sản phẩm
Bảng kết quả của nhóm chính xác nhất
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS. Gọi 1 đến 2 HS Trình bày kết quả hoặc nhận xét, bổ sung.
trình bày kết quả về ứng dụng của ammonia.
- Nhận xét và sử dụng sơ đồ tổng hợp cung cấp một số ứng
dụng của ammonia: chất làm lạnh, làm dung môi, sản
xuất nitric acid, sản xuất phân bón như đạm,
ammophos…
Chiếu video hoặc sử dụng tranh in sẵn về quá trình
sản xuất ammonia, Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả - Làm việc theo cặp.
lời các câu hỏi sau: 1. Phản ứng tổng hợp ammonia:
N2(g) +3H2(g) 2NH3(g)

2. Các biện pháp sử dụng


Đặc điểm Biện pháp
Yếu tố phản ứng để tăng
1. Viết PTHH của phản ứng tổng hợp ammonia trong công
thuận hiệu suất
nghiệp. Nêu đặc điểm của phản ứng tổng hợp.
Nhiệt độ ? ?
2. Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier
Áp suất ? ?
nêu các biện pháp đã sử dụng để tăng hiệu suất phản ứng.
Vai trò
- Câu hỏi bổ sung:
chất xúc
+ Vì sao nhiệt độ sử dụng là 450 – 500oC?
tác
+ Vai trò của chất xúc tác?
- Biện pháp: hạ nhiệt độ, tăng áp suất. Tuy nhiên,
Giới thiệu thêm về chu trình tổng hợp là khép kín: hóa
nhiệt độ thấp quá thì tốc độ phản ứng xảy ra rất
lỏng và tách NH3 (do NH3 dễ hóa lỏng) còn N2 và H2 chưa
chậm và áp suất cao quá thì đòi hỏi thiết bị cồng
phản ứng đưa trở lại tháp tổng hợp.
kềnh, phức tạp.

- Kết luận vào vở.

Kiến thức trọng tâm


- Ứng dụng
+ Ammonia được dung để sản xuất nitric acid, các loại phân đạm.
+ Làm chất làm lạnh, dung môi…
- Điều chế
+ Phản ứng tổng hợp ammonia:

N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g); = -92kJ


+ Đặc điểm: Phản ứng tỏa nhiệt và áp suất giảm.
+ Điều kiện tối ưu: 200 - 300 atm, 450 - 500oC, xúc tác Fe trộn Al2O3.K2O.
+ Biện pháp tang hiệu suất tổng hợp NH 3: hạ nhiệt độ, tăng áp suất. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp quá thì tốc độ
phản ứng xảy ra rất chậm và áp suất cao quá thì đòi hỏi thiết bị cồng kềnh, phức tạp.

2.4. Tìm hiểu muối ammonium


a. Mục tiêu
- Trình bày được tính chất cơ bản, ứng dụng của muối ammonium; thực hiện được thí nghiệm về tính base
của ammonia và thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium.
- Thực hiện được thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium.
b. Nội dung
Nhóm HS tìm hiểu về tính chất cơ bản của muối ammonium và thực hiện thí nghiệm nhận biết ion
ammonium theo câu hỏi định hướng của GV.
c. Sản phẩm
Nội dung trình bày về tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, tác dụng với dung dịch kiềm,
dễ bị nhiệt phân) và các PTHH minh họa cho các tính chất này; kết quả và kết luận về thí nghiệm nhận biết ion
ammonium.

2.4. Tìm hiểu muối ammonium

Giới thiệu về vụ nổ ở Liban do sự phân hủy ammonium


nitrate.
Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi
sau:
1. Kể tên, công thức một số muối ammonium và nêu một - Đọc SGK và thảo luận theo cặp để trả lời các câu
số ứng dụng của muối ammonium. hỏi.
2. Nhận xét về tính tan của muối ammonium. Viết phương
trình điện li của muối NH4Cl.
3. Nhận xét về tính bền với nhiệt của các muối
ammonium. Viết phương trình nhiệt phân của muối
NH4Cl, NH4HCO3, NH4NO3. Nhận xét về sản phẩm của
các phản ứng nhiệt phân.
4. Viết PTHH dạng phân tử và ion thu gọn xảy ra giữa các - Đại diện HS viết các PTHH lên bảng và trình bày
cặp chất sau đây (nếu có): các câu trả lời còn lại trước lớp. Các HS khác quan
NH4Cl(aq) + Ba(OH)2 (aq) sát, lắng nghe, nhận xét và góp ý.
NH4Cl(aq) + AgNO3(aq)
Nhận xét, bổ sung lưu ý về sản phẩm nhiệt phân của
muối ammonium phụ thuộc vào đặc điểm gốc acid.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đề xuất phương án nhận
biết ion ammonium trong mẫu phân đạm ammonium.
- Nhận xét, phân tích những phương án chưa hợp lí.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo phương án
đề xuất đã được duyệt, nêu hiện tượng, viết PTHH, - Kết luận vào vở.
phương trình ion thu gọn và rút ra kết luận tổng quát về - Các nhóm thảo luận đưa ra phương án, chọn
cách nhận biết ion ammonium. những phương án hợp lí như: dung dịch NaOH,
KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, rút ra kết luận về


cách nhận biết ion ammonium.
Kiến thức trọng tâm
- Tính chất vật lí: là tinh thể ion tan tôt trong nước
- Tính chất hóa học:

+ Dễ phân hủy khi đun nóng


* Muối amonium tạo bởi gốc acid không có tính oxi hóa (HCl,...) → NH3 + acid
o

Ví dụ: NH4Cl(s)  NH3(g) + HCl(g)


t

NH4HCO3(s)  NH3(g) + CO2(g) + H2O(l)


t

* Muối amonium tạo bởi gốc acid có tính oxi hóa (HNO3, HNO2):
o

NH4NO3(s)  N2O(g) + 2H2O(l)


t

NH4NO2(s)  N2(g) + 2H2O(l)


t

+ Tác dụng với dung dịch kiềm:


(NH4)2SO4(aq) + 2NaOH(aq) → Na2SO4(aq) + 2NH3(g) + 2H2O(l)
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
(Để điều chế NH3 trong PTN và nhận biết muối amonium).

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu: Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính
chất hóa học, điều chế và ứng dụng của ammonia và muối ammonium.
b. Nội dung: Tổ chức trò chơi “Gắp thăm may mắn” (Bộ câu hỏi ở phần phụ lục).
c. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi trong trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV phổ biến luật chơi: có 8 lá thăm tương ứng với 6 câu hỏi được chọn (trong đó có 2 thăm may mắn) người
chơi xung phong chọn. Nếu người chơi trả lời và giải thích đúng thì được gắp thăm phần thưởng Nếu trả lời sai
thì HS khác được quyền trả lời và gắp thăm chọn phần thưởng. Con số trên thăm phần thưởng là số kẹo nhận
thưởng. Trong 8 lá thăm câu hỏi sẽ có 2 lá thăm may mắn, người chơi không phải trả lời câu hỏi vẫn được
nhận thưởng.
- HS tham gia trò chơi, nhận xét câu trả lời các bạn.
- GV theo dõi câu trả lời của HS, trao phần thưởng và nhận xét, bổ sung những câu trả lời chưa chính xác.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học về phương pháp Haber để sản xuất phân bón cung cấp cho
ngành trồng trọt để sản xuất nguồn thực phẩm cho khoảng một phần ba dân số thế giới.
b. Nội dung: Nhiệm vụ về nhà:
Các nhà khoa học ước tính công nghiệp sản xuất phân bón từ amoniac theo phương pháp Haber đã giúp duy
trì nguồn thực phẩm cho khoảng một phần ba dân số trên Trái đất.Em hãy tìm hiểu và giải thích
c. Sản phẩm: Bài trình bày của HS được ghi vào vở.
d. Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ ở nhà. HS nộp
bài làm vào buổi học tiếp theo.
- GV chấm bài, nhận xét và có thể cho điểm.
IV. PHỤ LỤC: Hồ sơ dạy học
4.1. Phiếu học tập của hoạt động 2.2 và 2.3
4.1.1.Phiếu học tập liên quan câu hỏi cho các phần kiến thức:
Phiếu học tập số 1
Quan sát mô tả cấu tạo phân tử ammonia. Dự đoán tính tan (trong nước) và tính oxi hóa – khử của
ammonia. Giải thích?

Phiếu học tập số 2


- Nêu và giải thích hiện tương thí nghiệm. Từ đó cho biết tại sao không thu khí NH 3 bằng phương pháp đẩy
nước.
- Tính tỉ khối NH3 so với không khí. Từ kết quả đó hãy giải thích vì sao có thể thu khí NH 3 bằng phương
pháp đẩy không khí (úp ngược bình)

Phiếu học tập số 3


1. Căn cứ vào hiện tượng thí nghiệm về tính tan của NH 3 trong nước và khả năng thay đổi số oxi hóa của N.
Em hãy dự đoán tính chất hóa học của NH3?
2. Cho các phương trình phản ứng sau:
(a) NH3 + HCl → NH4Cl
(b) 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

(c) 4NH3 + 3O2 → 2 N2 + 6H2O


Tìm các phản ứng phù hợp để minh chứng cho tính chất hóa học mà em đã dự đoán.

Phiếu học tập số 4


Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra.
Kết hợp với tính acid – base của NH3 trong dung dịch. Hãy đề xuất phương pháp nhận biết NH3 bằng 2
cách:
+ Quỳ tím
+ Dung dịch HCl đặc

Phiếu học tập số 5


Viết phương trình nhiệt động học tổng hợp ammonia?
Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, hãy cho biết để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp
NH3 cần điều chỉnh nhiệt độ và áp suất như thế nào. Điều đó có gây trở ngại pư tổng hợp NH3 trên thực tế
không? Vì sao?

Phiếu học tập số 6


Kể tên, công thức của một số muối ammonium và nêu một số ứng dụng của muối ammonium.
Nhận xét về tính tan của muối ammonium. Viết phương trình điện li của ammonium chloride, ammonium
sulfate và ammonium nitrate trong dung dịch.

4.1.2.Phiếu học tập liên quan phần thực hành thí nghiệm
Bước 1: Đọc cách tiến hành thí nghiệm 1 đến 4 (trong phần hướng dẫn tiến hành thí nghiệm). Viết
dự đoán hiện tượng vào các ô “Dự đoán hiện tượng”.
Bước 2: Xem GV biểu diễn thí nghiệm tính tan của ammonia, ghi lại hiện tượng và giải thích.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm 2, 3, 4 theo hướng dẫn, ghi lại hiện tượng. So sánh kết quả thí nghiệm
với dự đoán, giải thích và viết PTHH (nếu có).
Bước 4: Xem video thí nghiệm 5. Ghi lại hiện tượng, viết PTHH và giải thích.
Bước 5: Rút ra kết luận về tính chất của ammonia.
Dự đoán Hiện tượng
TT Thí nghiệm Giải thích/ PTHH
hiện tượng thí nghiệm
1 Tính chất vật lí và tính tan
của NH3 trong nước.
(Xem GV biểu diễn)
2 NH3 với chất chỉ thị
3 NH3 tác dụng với HCl
4 NH3 tác dụng với AlCl3
5 NH3 tác dụng với O2
(Xem video thí nghiệm)
4.2. Phiếu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm
PHIẾU HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
(Xem GV biểu diễn thí nghiệm 1, thực hiện thí nghiệm 2, 3, 4 )
TT Thí nghiệm Cách tiến hành
Tính chất - Quan sát bình
vật lí và tính chứa NH3, nêu
tan của NH3 trạng thái, màu
trong nước sắc.
(Xem GV - Đậy bình chứa
biểu diễn) NH3 bằng nút cao su có gắn ống dẫn khí vuốt nhọn,
1
đầu vuốt nhọn của ống cắm vào phía trong bình.
Dùng ngón tay bịt đầu ống dẫn khí và úp ngược bình
vào 1 chậu thuỷ tinh đựng nước có thêm vài giọt
phenolphthalein. Mở ngón tay.
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, kết luận về
tính tan của NH3 trong nước.
NH3 với Nhỏ vài giọt dung dịch NH3 vào một mẩu giấy quỳ
2 chất chỉ thị tím. Quan sát hiện tượng.

NH3 tác Dùng 2 cái tăm bông, 1 cái nhúng vào dung dịch
dụng với NH3 đặc, cái kia nhúng vào dung dịch HCl đặc. Thả
3
HCl cả 2 tăm bông vào 1 ống nghiệm rồi đậy nút lại.
Quan sát hiện tượng. Viết phản ứng hoá học xảy ra.
NH3 tác Cho vào ống nghiệm 2 - 3 mL dung dịch AlCl 3. Nhỏ
4 dụng với từ từ từng giọt NH3 vào ống nghiệm cho đến dư NH3.
dung dịch Quan sát hiện tượng thí nghiệm.
AlCl3
4.3. Bảng kết quả các thí nghiệm để học sinh đối chiếu tự đánh giá hoạt động 2.2 và 2.3
BẢNG KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM
PTHH và vai trò của các chất
Thí nghiệm Hiện tượng và giải thích
tham gia phản ứng
1. Tính chất vật lí - Chất khí, không màu.
và tính tan của - Nước phun vào bình thành tia có
NH3 trong nước màu hồng do khí NH3 tan nhiều
NH3 + H2O NH4+ + OH-
trong nước và tạo thành dung dịch
Base
có tính base.
2. NH3 với chất - Quỳ tím hóa xanh
chỉ thị - Phenolphthalein hóa hồng
NH3 + H2O NH4+ + OH-
Do dung dịch NH3 có tính base
Base
3. NH3 tác dụng Có khói trắng tạo thành NH3(g) + HCl(g) NH4Cl(s)
với HCl Khói trắng là những tinh thể Base acid
NH4Cl.
4. NH3 tác dụng Có kết tủa trắng keo tạo thành, đó AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH4Cl
với AlCl3 chính là Al(OH)3.

5. NH3 tác dụng Ammonia cháy với ngọn lửa màu to


4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O
với O2 vàng do phản ứng với oxygen tạo
C.Kh C.Oxh
thành N2.
4.4. Bảng kiểm để học sinh tự đánh giá hoạt động 2.2 và 2.3
BẢNG KIỂM
(Đánh X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho các tiêu chí của từng thí nghiệm)
TIÊU CHÍ
GHI CHÚ
Mô tả đúng và
Thí Có ghi lại hiện Giải thích và (Sửa chữa, bổ sung)
đầy đủ
nghiệm tượng dự đoán viết đúng PTHH
hiện tượng
Không Không Không
Đạt Đạt Đạt
đạt đạt đạt
1

5
4.5. Bộ câu hỏi ở hoạt động luyện tập
BỘ CÂU HỎI CỦA TRÒ CHƠI GẮP THĂM MAY MẮN
Câu 1: Liên kết trong phân tử Ammonia thuộc loại kiên kết nào sau đây?
A. Cộng hóa trị không cực B. Ion
C. Cộng hóa trị D. Kim loại
Câu 2: Chất khí nào sau đây làm xanh quỳ tím ẩm?
A.N2 B. O2 C. NH3 D. HCl
Câu 3: Ammonia có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? (các điều kiện coi như có
đủ)
A. HCl, O2, H2O, dd AlCl3. B. H2SO4, FeCl3, O2, NaOH.
C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2. D. H2, HNO3, O2, AlCl3.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Tính chất hóa học của NH3 là tính baze yếu. B. Tăng nhiệt và tăng áp suất.
C. Trong phòng thí nghiệm, khí NH3 được tổng hợp từ H2 và N2
D. Khí NH3 nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, không màu, mùi khai.
Câu 5: Cho NaOH dư tác dụng với 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M, đun nóng. Sau phản ứng thu được bao
nhiêu lít NH3 (đkc) ?
A. 5,498 B. 3,7185 C. 2,479 D. 7,437
Câu 6: Để điều chế 17 gam NH3, cần lấy V lít khí N2 (đkc)? Biết hiệu suất phản ứng tính theo N2 là 25%. Giá
trị của V là
A. 49,58. B. 24,79. C. 37,185. D. 74,37.

You might also like