You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 12

HÀ NỘI - AMSTERDAM
HỌC KỲ 1-NĂM HỌC 2023-2024
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I/ Chương I: ESTE – LIPIT
Bài Nội dung Các dạng bài tập
ESTE - Khái niệm este, cấu tạo phân tử, danh - Viết CTCT, goi tên các đồng phân
pháp, tính chất vật lý, hóa học của este, viết este, chất béo cơ bản.
được phản ứng minh họa. - Điều chế este.
- Phương pháp điều chế este của ancol. - Bài tập xác định CTPT của este,
LIPIT - Khái niệm, phân loại lipit. dựa vào phản ứng đốt cháy, phản
- Khái niệm chất béo, tính chất vật lý, hóa ứng xà phòng hóa…
học của chất béo

II/ Chương II. CACBOHIĐRAT


Bài Nội dung Các dạng bài tập
GLUCO ZƠ - Khái niệm, phân loại cacbohiđrat. - Nhận biết.
SACCAROZƠ - CTPT, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, - Bài tập điều chế: tính khối lượng
TINH BỘT hóa học của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, sản phẩm sinh ra hoặc các chất
tinh bột, xenlulozơ. tham gia phản ứng (có hiệu suất
XENLULOZƠ - Phản ứng đặc trưng dùng để nhận biết các phản ứng).
hợp chất cacbohiđrat tiêu biểu. - Bài tập về phản ứng tráng bạc.

III / Chương III. AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN


Bài Nội dung Các dạng bài tập
AMIN - Khái niệm, cấu tạo, danh pháp của amin, - Viết CTCT các đồng phân amin,
amino axit, peptit, protein. amino axit, peptit.
AMINO AXIT, - Tính chất vật lý, hóa học của amin, amino - So sánh tính bazơ của các amin.
PEPTIT, PROTEIN axit, peptit, protein. - Nhận biết dựa vào phản ứng đặc
trưng.
- Xác định CTPT amin, amino axit.

IV/ Chương IV. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME


Bài Nội dung Các dạng bài tập
POLIME - Khái niệm, phân loại polime, vật liệu - Tính số mắt xích, xác định
polime. polime.
- Danh pháp, cấu trúc, tính chất vật lý, hóa - Viết phương trình điều chế polime
học của polime. từ các nguyên liệu ban đầu cho sẵn.
VẬT LIỆU POLIME - Viết phương trình điều chế một số polime - Tính khối lượng polime tạo thành;
dùng làm chất dẻo, tơ, cao su. tính khối lượng, thể tích các chất
- Lấy ví dụ minh hoạ và nêu điều kiện để tham gia phản ứng điều chế polime
các monome tham gia phản ứng trùng hợp (có hiệu suất phản ứng).
và trùng ngưng.
B – CHÚ Ý
I/ Một số chất tham gia phản ứng oxi hóa – khử với AgNO 3/NH3, Cu(OH)2/OH-: anđehit, axit
fomic HCOOH, muối và este của axit HCOOH, glucozơ, fructozơ, mantozơ...
II/ Một số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit: este, chất béo, các
đisaccarit (mantozơ, saccarozơ), polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ), peptit, protein, polime có nhóm chức este
(poli(metyl metacrylat), vinyl axetat...), poliamit (nilon-6, nilon-6,6...).
III/ Một số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm: este, chất béo, peptit,
protein.
IV/ Một số thuốc thử thường gặp:

Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam


1. Cu(OH)2: dùng để nhận biết ancol đa chức có các nhóm –OH cạnh nhau (etylen glicol, glixerol...), hợp
chất có các nhóm –OH cạnh nhau (glucozơ, fructozơ, mantozơ, sacarozơ...), các peptit có từ 2 liên kết peptit
trở lên...
2. Cu(OH)2/OH-, to; AgNO3/NH3,to: dùng để nhận biết anđehit, hợp chất có nhóm –CHO (axit HCOOH,
muối và este của axit HCOOH, glucozơ, fructozơ, mantozơ...).
3. Quỳ tím: dùng để nhận biết axit, amin, amino axit.
4. Nước brom: dùng để nhận biết hợp chất có liên kết bội C=C, C≡C; anđehit; phenol; anilin.

C – CÁC BÀI TẬP ĐIỂN HÌNH TRONG SÁCH BÀI TẬP HÓA HỌC 12
Trên cơ sở nội dung ôn tập ở trên, giáo viên dạy các lớp tự hướng dẫn học sinh lớp mình trong quá
trình giảng dạy từng bài.
D – BÀI TẬP THAM KHẢO
I/ Chương I: ESTE – LIPIT
Câu 1: Este được tạo thành từ axit no, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức mạch hở có công thức là
A. CnH2n-1COOCmH2m-1. B. CnH2n+1COOCmH2m+1.
C. CnH2n-1COOCmH2m+1. D. CnH2n+1COOCmH2m-1.
Câu 2: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân đơn chức?
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp HCOOC 2H5 và CH3COOCH3 bằng lượng NaOH vừa đủ.
Các muối tạo thành được sấy khô cân nặng 30,7 gam. Số mol HCOOC2H5 và CH3COOCH3 lần lượt là
A. 0,15 mol và 0,25 mol. B. 0,2 mol và 0,1 mol.
C. 0,25 mol và 0,05 mol. D. 0,1 mol và 0,2 mol.
Câu 4: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH 4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung
dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOCH2CH2CH3. B. HCOOCH(CH3)2.
C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 5: Đun nóng 6 gam CH3COOH với 6 gam C2H5OH có H2SO4 đặc làm xúc tác. Khối lượng este tạo
thành là (biết hiệu suất phản ứng là 80%)
A. 12 gam. B. 8 gam. C. 7,04 gam. D. 10 gam.
Câu 6: Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH 2O. X tác dụng được với NaOH nhưng không
tác dụng được với natri. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOH. C. OHCCH2OH. D. HCOOCH3.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam este X thu được 26,4 gam CO 2 và 10,8 gam H2O. Nếu cho 7,4 gam X
tác dụng hết với KOH thì thu được 9,8 gam muối. Công thức của X là
A. HCOOC2H5. B. HCOOC2H3. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol este B rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu
được 40 gam kết tủa. Công thức của B là
A. HCOOCH3. B. HCOOC3H7. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 9: Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối
của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó

A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. HCOOCH3 và HCOOC2H5
Câu 10: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 18,38 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 17,80 gam.

II/ Chương II. CACBOHIĐRAT


Câu 11: Khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 0,1 lít ancol etylic (D=0,8g/ml) với hiệu suất 80% là
A. 156,5 gam. B. 196,5 gam. C. 195,7 gam. D. 212,1 gam.
Câu 12: Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4 gam glucozơ, biết hiệu suất của phản ứng đạt
80%. Khối lượng Ag bám trên tấm gương là
A. 6,156 gam. B. 5,184 gam. C. 6,256 gam. D. 6,152 gam.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit thu được dung
dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì thu được bao nhiêu gam bạc?
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
A. 13,5 gam. B. 10,8 gam. C. 6,75 gam. D. 21,6 gam.
Câu 14: Cho các chất sau: saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Dãy chất khi thủy phân đến cùng đều cho một
monosaccarit là
A. xenlulozơ, tinh bột. B. saccarozơ, tinh bột.
C. saccarozơ, xenlulozơ. D. saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột.
Câu 15: Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat [C6H7O2(ONO2)3]n, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu
suất phản ứng 90%). Giá trị của m là
A. 30. B. 21. C. 42. D. 10.
Câu 16: Khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân 1 kg bột gạo có 85% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ là
A. 0,765 kg. B. 0,850 kg. C. 1 kg. D. 0,944 kg.
Câu 17: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với
axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch
axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là
A. (3), (4), (5) và (6). B. (1), (3), (4) và (6). C. (1), (2), (3) và (4). D. (2), (3), (4) và (5).
Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?
A. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
B. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.
C. Thực hiện phản ứng tráng bạc.
D. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.
III/ Chương III. AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
Câu 19: Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-1N (n  2) B. CnH2n-5N (n  6) C. CnH2n+1N (n  2) D. CnH2n+3N (n  1)
Câu 20: Số amin thơm bậc một ứng với công thức phân tử C7H9N là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 21: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở
đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H9N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. C3H7N.
Câu 22: Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch
HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 200. B. 100. C. 320. D. 50.
Câu 23: Thành phần % m của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các
dữ kiện trên là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 24: Từ 3 α-amino axit: glixin, alanin, valin; có thể tạo thành bao nhiêu tripeptit chứa cả 3 gốc α-amino
axit trên?
A. 9. B. 27. C. 6. D. 3.
Câu 25: Phát biểu không đúng là
A. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
B. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
C. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.
D. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
Câu 26: 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Cũng 0,1 mol amino axit X phản ứng
vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,8M thu được 19,1 gam muối. Công thức của X là
A. C3H5(COOH)2(NH2). B. C4H8(COOH)(NH2).
C. H2N-CH2-COOH. D. C4H7(COOH)(NH2)2.
Câu 27: Cho 22,25 gam alanin (CH3CH(NH2)COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối
thu được là
A. 28,1 gam. B. 27,75 gam. C. 11,1 gam. D. 21,1 gam.
Câu 28: Thuốc thử dùng để phân biệt một đipeptit với một tetrapeptit là
A. dung dịch NaCl. B. Cu(OH)2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO 2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo
ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H 2N-CH2-
COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-CH2-COO-C3H7. B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-COO-C2H5.
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Câu 30: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol
valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và
tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
C. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. D. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
Câu 31: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H 2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy
xếp theo thứ tự pH tăng dần là
A. (2), (1), (3). B. (2), (3), (1). C. (3), (1), (2). D. (1), (2), (3).
Câu 32 : Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino
axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X
tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
A. 7,82 gam. B. 8,15 gam. C. 16,30 gam. D. 7,09 gam

IV/ Chương IV. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME


Câu 33: Polime dùng để điều chế thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C6H5CH=CH2. B. CH2=CHCOOCH3.
C. CH2=C(CH3)COOCH3. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 34: Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5)
poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch
axit và dung dịch kiềm là
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (6). D. (2), (5), (6).
Câu 35: Nhựa phenol-fomanđehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch
A. CH3COOH trong môi trường axit. B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. HCHO trong môi trường axit. D. HCOOH trong môi trường axit.
Câu 36: Trong các loại tơ sau: tơ tằm; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ xenlulozơ axetat; tơ capron; tơ nilon - 7.
Những loại tơ thuộc tơ nhân tạo là
A. tơ nilon-6,6 và tơ capron. B. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
C. tơ tằm và tơ nilon – 7. D. tơ visco và tơ nilon-6,6.
Câu 37: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
B. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
Câu 38: Khối lượng của một đoạn mạch nilon-6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC.
Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152 B. 121 và 114 C. 121 và 152 D. 113 và 114
Câu 39: Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là
A. polietilen; cao su buna; polistiren. B. poli(vinyl axetat); polietilen; cao su buna.
C. tơ capron; nilon-6,6; polietilen. D. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren.
Câu 40: Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu
hóa. Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ, cao su lưu hóa.
B. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hóa.
C. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ.
D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.

E – HÌNH THỨC BÀI THI HỌC KỲ 1


I/ Học sinh làm bài tập trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
II/ Cấu trúc:
1. Phần chung dành cho tất cả các lớp (bao gồm cả TN và tự luận)
2. Phần riêng: cho ban Nâng cao và ban cơ bản ( bài tự luận)
- Học sinh các lớp T1, L1, T2, L2, Ti: làm phần dành cho chương trình Nâng cao.
- Học sinh các lớp V, S, Đ, Sh, A1, A2, Tr, N, P1, P2: làm phần dành cho chương trình cơ bản.

Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

You might also like