You are on page 1of 108

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN


--------------- * -------------

BÀI GIẢNG

PPDH TOÁN Ở TIỂU HỌC 1


( TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC )

Quảng Ngãi: 12 / 2014

1
LỜI NÓI ĐẦU
Tập bài giảng nầy là tài liệu được biên soạn từ: [ 1] Vũ Quốc Chung (chủ biên) - Đào
Thái Lai – Đỗ Tiến Đạt – Trần Ngọc Lan – Nguyễn Hùng Quang – Lê Ngọc Sơn:
Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học - trình độ Cao
Đẳng và ĐHSP) NXB Giáo dục – NXB ĐHSP, năm 2007 và dựa theo đề cương chi tiết
học phần: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 1 của Trường Đại học Phạm văn Đồng
dùng cho sinh viên năm thứ hai trình độ Cao Đẳng đào tạo giáo viên Tiểu học.
Mục đích của tài liệu nầy nhằm hệ thống, cụ thể hóa đề mục các nội dung cơ bản, thiết

thực của môn học từ các môđun được thiết kế dưới dạng các hoạt động mở của tài liệu [ 1]
chuyển sang cấu trúc lại cách trình bày giúp sinh viên nắm được một cách tổng thể và
tính hệ thống của các nội dung được trình bày theo chương trình dạy học môn toán ở tiểu
học, tạo thuận tiện, chủ động và linh hoạt trong cách tìm hiểu, đối chiếu, khai thác làm
tích cực hóa hoạt động của người học .
Tài liệu có 6 chương gồm 4 tín chỉ (60 tiết). Ở mỗi chương đều có mục tiêu và cuối mỗi
mục đều có phần tự học tự nghiên cứu, thảo luận thực hành và phần câu hỏi, bài tập đánh
giá. Cụ thể:
Chương 1 : Những vấn đề chung về dạy học Toán tiểu học. (10 ; 6)
Chương 2 : Dạy học các yếu tố số học (6;6)
Chương 3 : Dạy học các yếu tố hình học. (5;3)
Chương 4 : Dạy học đại lượng và đo đại lượng. (6;2)
Chương 5 : Dạy học các yếu tố thống kê. (2;2)
Chương 6 : Dạy học giải toán (5;7)
Để sử dụng tập tài liệu nầy đạt hiệu quả, ngoài việc sinh viên thực hiện phần tự học, thực
hành, thảo luận và trình bày kết luận thảo luận ở các nhóm trên lớp,cần đọc trước các

thông tin cơ bản của [ 1] và các nội dung cần chuẩn bị tiếp theo, SGK toán tiểu học theo
yêu cầu của giảng viên.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong việc biên soạn theo hướng hệ thống đề mục, dùng kèm

với tài liệu [ 1] , chắc chắn không tránh khỏi mặt hạn chế và thiếu sót. Nhóm biên soạn
chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để tập bài giảng ngày càng hoàn thiện.
Nhóm biên soạn.

2
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp sinh viên có những hiểu biết:
- Mục tiêu dạy học toán ở tiểu học ? Mối quan hệ về mục tiêu của từng lớp và cả
bậc học
- Các quan điểm cơ bản của việc lựa chọn, sắp xếp nội dung môn toán tiểu học
- Chuẩn học tập môn toán ở tiểu học.
- Về các phương pháp thường dùng trong dạy học toán ở tiểu học. (ưu, nhược điểm
và nguyên tắc sử dụng)
- Để trình bày được mục đích ý nghĩa, tác dụng của kế hoạch dạy học của năm học
và từng tiết dạy học. Cấu trúc của một kế hoạch dạy học và cách lập kế hoạch dạy
học cho cả năm và từng tiết dạy
Kỹ năng: Hình thành và phát triển một số kĩ năng:
- Xác định đúng, đủ mục tiêu bài học.
- Phân tích mối quan hệ và sự kết hợp giữa các nội dung từng mạch kiến thức, từng
lớp.
- Vận dụng phối hợp các phương pháp để thể hiện ý tưởng dạy học môn toán tiểu học.
- Thực hành thiết kế (soạn) kế hoạch dạy học từng tiết dạy học.
Thái độ:
- Thái độ chu đáo,tận tình, chăm lo đúng cách việc học của học sinh tiểu học.
- ý thức tìm tòi, vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong một số tình
huống dạy học cụ thể.
- Ý thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tinh thần trách nhiệm trong dạy học toán.
Yêu cầu:
Sinh viên đọc trước các thông tin cơ bản của [ 1] , từ trang 9 - 29 ; 31 – 114 ; 95 – 125;
125 – 148.
1.1. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
1.1.1. Mục tiêu dạy học môn toán tiểu học
1.1.1.1.Mục tiêu chung: Nhằm giúp học sinh.
• Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số hoc: các số tự nhiên, phân số, số thập
phân ; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

3
• Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng
thiết thực trong đời sống.
• Góp phần bước đầu phát triễn năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn
đạt, hình thành bước đầu phương pháp tự học, làm việc khoa học, chủ động, linh
hoạt, sáng tạo.
Những điểm mới về mục tiêu dạy học Toán ở tiểu học.
• Nhấn mạnh đến việc giúp học sinh có những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực
có hệ thống và chú ý hơn đến tính hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức, kĩ năng
cơ bản đó.
• Quan tâm đúng mức hơn đến việc:
- Rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề
- Phát triển năng lực tư duy theo đặc trưng của môn toán
- Xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy học dựa vào các
hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự biết cách học
toán có hiệu quả.
1.1.1.2. Mục tiêu dạy học Toán ở từng lớp.
(Xem SGV môn Toán các lớp 1, 2, 3, 4, 5 phần viết về mục tiêu ).
1.1.2. Nội dung, chương trình môn toán tiểu học
1.1.2.1. Cấu trúc nội dung, chương trình.
• Chương trình môn toán tiểu học gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: (lớp 1,2,3): Học tập cơ bản
Giai đoạn 2: (lớp 4,5): Học tập sâu.
Chương trình gồm 5 nội dung kiến thức lớn (Số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố
hình học, yếu tố thống kê, giải toán) thể hiện cấu trúc sau:
- Thu gọn việc dạy học số tự nhiên và rèn luyện kĩ năng thực hiện 4 phép tính với số
tự nhiên (chủ yếu ở giai đoạn 1)
- Dành thời gian chủ yếu để dạy học sâu hơn và tổng kết về số tự nhiên, dạy học
phân số và 4 phép tính về phân số (lớp 4); dạy học số thập phân, 4 phép tính về số
thập phân, tính % và tổng ôn tập (lớp 5).
- Quán triệt quan điểm của toán học hiện đại trong qúa trình dạy học toán tiểu học,
đặc biệt khi dạy học về số tự nhiên, phân số, số thập phân.

4
• Các nội dung được chọn lọc đảm bảo tính cơ bản,thiết thực,gắn với trẻ thơ và trình
bày theo kiểu đồng tâm, tích hợp giữa các tuyến kiến thức, giữa các môn học và
đảm bảo tính thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5. Các nội dung thể hiện trong cách trình
bày không dưới dạng có sẳn theo quan điểm của toán học hiện đại, từ trực quan
sinh động đến trừu tượng khái quát,đa dạng, phong phú tạo điều kiện để học sinh
tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức một cách linh hoạt,
phát triển theo năng lực từng đối tượng học sinh.
1.1.2.2. Một số đặc điểm của chương trình môn toán tiểu học.
• Bổ sung một số nội dung có nhiều ứng dụng trong học tập và đời sống.
• Sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm hợp lí,mở rộng và phát triển dần theo các vòng
số
• Dạy học số học tập trung vào số tự nhiên, số thập phân; Các yếu tố đại số được
tích hợp trong nội dung số học, góp phần làm nổi rõ dần một số quan hệ số lượng
và cấu trúc của các tập hợp số.
1.1.2.3.Chương trình môn toán tiểu học ở từng lớp.
(Xem tài liệu [ 1] từ trang 16 đến trang 24)
1.2. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG MÔN TOÁN TIỂU HỌC
(Chuẩn học tập môn Toán tiểu học)
Chuẩn kiến và kỹ năng học tập môn toán Tiểu học là sự cụ thể hóa mục tiêu môn Toán ở
Tiểu học nói chung, là những tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứ để xác nhận học sinh đã đạt
được những yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất của mục tiêu môn Toán từng lớp, đó là
những tiêu chuẩn mà mọi học sinh phát triển bình thường đều cần phải và có thể phấn
đấu đạt được sau khi hoàn thành chương trình môn Toán ở từng lớp.
(Xem tài liệu [ 1] trang 26, 27, 28, 29)
Tự học :
Xem kỹ mục tiêu ở các chương nhằm định hướng, chuẩn bị tốt các nội dung cần tìm hiểu
nghiên cứu.Tự nghiên cứu chương trình, SGK, SGV toán tiểu học để tìm hiểu mục tiêu
dạy học ở từng lớp.
Thảo luận: (Các nhóm cử đại diện trình bày)
Từng nội dung của chương trình môn Toán Tiểu học về: Số học và yếu tố đại số ; Yếu tố
hình học ; Đại lượng và đo đại lượng ; Yếu tố thống kê và giải toán.

5
Mối quan hệ mục tiêu dạy học toán ở từng lớp với việc thực hiện mục tiêu chung dạy học
Toán Tiểu học .
Câu hỏi:
1/ Nội dung,chương trình môn Toán Tiểu học có đặc điểm g ì? (nêu ví dụ)
2/ Nêu mục tiêu chung và những điểm mới về mục tiêu dạy học Toán ở Tiểu học.
3/ Thế nào là chuẩn học tập môn toán ở tiểu học ? Cho ví dụ về chuẩn học tập của toán 1.
1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC TOÁN
1.3.1. Một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học
Nêu một số phương pháp dạy học mà anh (chị) biết và hiểu như thế nào về từng phương
pháp đó ? Vai trò,tác dụng- yêu cầu sử dụng từng phương pháp ?
Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động (bao gồm các hành động và
thao tác) của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học xác
định.
1.3.1.1. Phương pháp trực quan.
• Quan niệm:
Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở tiểu học là phương pháp dạy học trong đó
giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ
dùng trực quan từ đó giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng cần thiết của môn toán.
Ví dụ 1: Bài: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (lớp 3)
Chẳng hạn:
- Để kiểm tra lại biểu tượng về góc, giáo viên vẽ một vài góc lên bảng và yêu cầu
các nhóm học sinh chỉ ra góc nào là góc không vuông, góc vuông? (đã học ở lớp
2). Sau đó vẽ lên bảng góc nhọn (hay trên giấy bìa) và trực tiếp giới thiệu: đây là
góc nhọn
- Mô tả: góc nhọn nầy có đỉnh O, hai cạnh là OA và OB.
- Dùng eke kiểm tra giúp học sinh nhận thấy góc nhọn bé hơn góc vuông.
- Giáo viên vẽ lên bảng một góc nhọn khác và nêu: Làm thế nào để biết đây có phải
là góc nhọn hay không ? (để nhận biết cần dùng eke để kiểm tra)
- Giới thiệu góc tù cũng tiến hành tương tự như trên.
- Giới thiệu góc bẹt: Bằng phương pháp trực quan giáo viên có thể từ góc tù cho
tăng dần độ lớn đến khi hai cạnh của góc tù thẳng hàng (dùng thước áp sát để xác
nhận hai cạnh thẳng hàng) và bằng hình ảnh trực quan giáo viên giới thiệu góc bẹt,

6
đồng thời gợi ý học sinh chỉ ra đâu là đỉnh, cạnh của góc bẹt Dùng eke kiểm tra
giúp học sinh thấy được góc bẹt bằng hai góc vuông.
2 3
Ví dụ 2: Bài : So sánh hai phân số cùng mẫu số : và (Toán 4)
5 5
Chẳng hạn:
- Dựa hình vẽ:
2 2
Mô tả: Độ dài AC = AB A C D B
5 5
3
AD = AB
5
3
5

Tổ chức các nhóm nhận xét:


2 3 3 2
- So sánh phân số chỉ độ dài AC, AD để rút ra kết luận: < (hay > )
5 5 5 5
- Dựa kết quả so sánh trực quan trên, gợi ra cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
• Vai trò, tác dụng:
Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học (có tính trực giác,cụ thể) và do tính chất đặc
thù của các đối tượng toán học (tính trừu tượng, khái quát cao) mà phương pháp nầy có
vai trò quan trọng trong dạy học Toán ở tiểu học
Việc kết hợp hình ảnh trực quan từ đồ dùng trực quan mang lại và lời giảng của giáo viên
sẽ có tác dụng dễ dàng hơn cho học sinh trong việc tiếp cận và lĩnh hội kiến thức toán
học trừu tượng. Vì vậy: Bản chất của phương pháp dạy học nầy là giáo viên đã tác động
vào tư duy của học sinh theo đúng qui luật nhận thức: ‘Từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” .
Phương pháp nầy thường sử dụng khi hình thành kiến thức mới, các nội dung có tính chất
trừu tượng.
• Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp trực quan.
1. Sử dụng phương pháp trực quan không thể thiếu phương tiện dạy học
- Các phương tiện dạy học (đồ dùng trực quan) nầy phải phù hợp với từng giai đoạn
nhận thức của học sinh (ở giai đoạn 1: chủ yếu là các đồ vật thật hoặc hình ảnh đồ vật

7
thật; giai đoạn 2: thường ở dạng sơ đồ, mô hình có tính chất tượng trưng,trừu tượng
và khái quát hơn)
- Các đồ dùng trực quan với mục đích chủ yếu là tạo chổ dựa ban đầu cho hoạt động
nhận thức của học sinh. Vì vậy cần phải tập trung làm bộc lộ rõ những dấu hiệu bản
chất của các mối quan hệ toán học giúp học sinh dể thấy,dễ cảm nhận được các nội
dung kiến thức đó.
- Các đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung,yêu cầu của bài học; dễ làm dễ
kiếm, phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương và bảo đảm tính thẩm mĩ, chính xác
của đồ dùng trực quan.
2. Khi sử dụng phương pháp trực quan cần sử dụng đúng lúc, đúng chổ, đúng mức
độ và đúng cách các phương tiện trực quan.
3. Sử dụng phương pháp trực quan cần linh hoạt và đúng mức không quá lạm
dụng(cần thì dùng, không cần thì thôi) trên cơ sở phối hợp một cách hợp lí với các
phương pháp dạy học khác.
Tự học:
Cần có kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lý dành cho việc đọc tài liệu ở nhà.
Mô tả cách dạy học bài 9 cộng với 1 số: 9 + 5 (Toán 2)
Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học toán tiểu học cần chú ý điều gì về đồ dùng
trực quan và về cách sử dụng phương pháp nầy ở các giai đoạn học tập.
Thảo luận:
1/ Yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học toán ở tiểu học.
2/ Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả phương tiện trực quan trong dạy học ?
Câu hỏi:
Nêu vai trò, tác dụng của phương pháp trực quan trong dạy học toán ở tiểu học; cho biết
phương pháp nầy thường được dùng ở những loại bài dạy nào ?
1.3.1.2. Phương pháp gợi mở – vấn đáp
• Quan niệm:
Phương pháp gợi mở – vấn đáp trong dạy học Toán ở tiểu học là phương pháp dạy học
trong đó giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ
thống câu hỏi hướng dẫn học sinh suy nghĩ lần lượt trả lời, từ đó tiến tới các kiến thức, kỹ
năng cần thiết.

8
Ở ví dụ 2 phần phương pháp trực quan, hãy nhận xét phương pháp vấn đáp – gợi mở thể
hiện ở chổ nào và có tác dụng gì ?
2 3
Ví dụ 1: Nêu vấn đề dẫn đến việc so sánh hai phân số: và
5 5
2 3
(Chia đoạn thẳng AB thành 5 phần bằng nhau; AC = AB ; AD = AB)
5 5
Giải quyết vấn đề thông qua việc vận dụng phương pháp vấn đáp – gợi mở:
Chẳng hạn:
- Độ dài đoạn thẳng AB gồm mấy phần bằng nhau ?
- Độ dài đoạn thẳng AC , AD bằng mấy phần của độ dài đoạn thẳng AB ?
- So sánh độ dài đoạn thẳng AC với AD và phân số biểu thị tương ứng độ dài AC và AD

2 3 3 2
Từ kết quả so sánh trực quan: < (hay > ) gợi ý học sinh nêu ra cách so sánh hai
5 5 5 5
phân số cùng mẫu số ?
(Chẳng hạn: Để so sánh hai phân số cùng mẫu số, ta dựa vào so sánh tử số hay mẫu số
của hai phân số đó ? )
Ví dụ 2: Bài: Bảng nhân 6 (Toán 3)
Chẳng hạn:
Dựa vào phương tiện trực quan (Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn) qua thao tác (số
lần lấy tấm bìa) hướng dẫn học sinh thành lập các công thức:
6 x 2 = 12, 6 x 3 = 18, 6 x 4 = 24 (Dựa phép cộng các số hạng bằng nhau)
Giáo viên tiếp tục gợi mở: Làm thế nào để tìm được 6 x 5 = ?
(Học sinh nói cách tìm tương tự như các trường hợp trên hoặc có thể có cách tìm khác).
Nếu học sinh không có cách tìm khác, tùy điều kiện thực tế của lớp, dựa vào số lần lấy
tấm bìa giáo viên có thể gợi mở: trong các tích đã tìm được thì tích sau hơn tích trước bao
nhiêu ? theo đó học sinh nêu ra cách tìm, giáo viên nhận xét, kết luận và tiếp tục thành
lập các công thức còn lại của bảng nhân 6.
Ví dụ 3: Diện tích hình bình hành (Toán 4)
Dựa phương tiện trực quan (Hình vẽ mấu, các mẫu hình đã cắt, ghép sẵn cùng kích cở
như hình vẽ mẫu)
Chẳng hạn:

9
Sau khi nhắc lại một số tính chất của hình bình hành, giáo viên sử dụng phương pháp trực
quan kết hợp các thao tác giúp học sinh nhận biết các yếu tố cơ bản của hình bình hành
như : (đáy, độ dài đáy ; chiếu cao)
- Giáo viên nêu vấn đề: Để tính diện tích hình bình hành, ta có thể dựa vào cách tính diện
tích hình chữ nhật được không ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh cắt hình bình hành theo chỉ dẫn, rồi ghép các mảnh hình đã
cắt ra để được hình chữ nhật và gợi ý học sinh nêu nhận xét về diện tích hình bình hành
và diện tích hình chữ nhật vừa ghép thành ?
(Giáo viên sử dụng các mẫu hình đã cắt, ghép sẵn cùng kích cở để minh họa xác nhận
nhận xét của học sinh)
- Sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp giúp học sinh nhận ra:
+ Mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản của hình bình hành và hình chữ nhật vừa ghép
thành như : độ dài đáy của hình bình hành với chiều dài hình chữ nhật, chiều cao của hình
bình hành với chiều rộng hình chữ nhật ?
+ Tính diện tích hình chữ nhật vừa ghép thành bằng cách nào ?
+ Diện tích hình bình hành và diện tích hình chữ nhật vừa ghép như thế nào ?
- Giáo viên kết luận và rút ra công thức tính diện tích hình bình hành, qui tắc tính diện
tích hình bình hành.
• Vai trò, tác dụng:
Phương pháp gợi mở- vấn đáp phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay,bởi nó không bày đặt sẵn kiến thức. Với phương pháp nầy giáo viên kích
thích học sinh tự tìm kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, giúp người học tập dượt
suy nghĩ và diễn đạt khi trả lời câu hỏi. Vì vậy kiến thức được hình thành theo cách
nầy giúp học sinh nhớ lâu, hiểu kĩ và tự tin hơn (giúp học sinh dần hình thành
phương pháp học tập).
Phương pháp nầy phù hợp dạy học toán ở tiểu học và được dùng ở các bước trong
một tiết học.
• Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp
Để hướng dẫn học sinh tìm được kiến thức hoặc tiếp cận với các nội dung học tập có hiệu
quả thông qua sử dụng phương pháp gợi mở-vấn đáp, giáo viên cần chú ý xây dựng và
sử dụng hệ thống những câu hỏi gợi mở có tác dụng khơi gợi những kiến thức có liên

10
quan mật thiết hoặc khơi gợi những giải pháp, những con đường để giải quyết những
nhiệm vụ học tập của học sinh một cách phù hợp. Cụ thể:
1. Hệ thống câu hỏi thoả các yêu cầu sau :
Phù hợp đối tượng, yêu cầu và nội dung dạy học cụ thể, không khó quá hoặc dễ quá
Mỗi câu hỏi cần có nội dung xác định, phù hợp với mục tiêu của tiết học
Cùng một nội dung có thể hỏi bằng nhiều cách khác nhau để học sinh tư duy năng động,
hiểu kiến thức từ nhiều góc độ
Dựa vào kinh nghiệm dạy học, cần dự đoán trước các khả năng trả lời của học sinh để
chuẩn bị sẵn một số câu hỏi phụ, kiên trì dẫn dắt học sinh tìm tòi kiến thức qua qúa trình
suy nghĩ trả lời câu hỏi.
2. Sau khi các câu hỏi được đặt ra thì giáo viên cần lắng nghe và yêu cầu cả lớp cùng
nghe, thảo luận về các câu trả lời để nhận xét, bổ sung, sửa sai nếu cần. Giáo viên phải là
người đưa ra kết luận cuối cùng khẳng định tính đúng sai của các câu trả lời, cần chú ý
làm rõ, khen ngợi những điều hay, sửa chữa chỉ ra những chổ sai sót và dựa vào đó mà
chính xác hoá các kiến thức
3. Cần sử dụng phương pháp nầy đúng lúc, đúng chổ, đúng mức độ. Chú ý tới gía trị định
hướng của các câu hỏi, thể hiện rõ dụng ý sư phạm như hướng tới đối tượng nào, hướng
tới giải pháp nào? Giáo viên tránh áp đặt quá nhiều câu hỏi vụn vặt gây căng thẳng không
cần thiết cho số đông học sinh
Tự học:
Nêu một tình huống dạy học toán ở tiểu học có sử dụng phương pháp gợi mở-vấn đáp.
Xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi ý giúp học sinh giải quyết một bài tập trong SGK
toán tiểu học theo dụng ý sư phạm định trước.
Thảo luận:
Điều kiện để sử dụng phương pháp gợi mở-vấn đáp trong dạy học toán ở tiểu học ?
Câu hỏi:
1/ Quan niệm thế nào là phương pháp gợi mở - vấn đáp trong dạy học toán ở tiểu học.
Hãy thể hiện việc vận dụng phương pháp nầy qua một ví dụ.
2/ Vai trò, tác dụng và phạm vi sử dụng của phương pháp gợi mở-vấn đáp trong dạy học
toán ở tiểu học.
1.3.1.3. Phương pháp Thực hành- luyện tập
• Quan niệm:

11
Phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt
động thực hành, thông qua đó để giải quyết những tình huống cụ thể có liên quan tới các
kiến thức, kĩ năng về môn toán. Từ đó hình thành được kiến thức, kĩ năng cần thiết cho
học sinh.
Ví dụ 1: Bài: Rút gọn phân số ( Toán 4).
Chẳng hạn giáo viên cho học sinh thực hành theo yêu cầu các bước sau:
10
Bước 1: Tìm các phân số bằng phân số đã cho, chẳng hạn: ?
15
(nhằm ôn tập tính chất bằng nhau của phân số)
Bước 2: Chọn phân số bằng phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu số bé hơn ?
( rút gọn phân số)
Bước 3: Qua thực hành giúp học sinh nhận biết thế nào là rút gọn phân số .
(gợi học sinh nêu ra cách rút gọn phân số)
Bước 4: Qua rút gọn phân số, giúp học sinh nhận biết thế nào là phân số tối giản và biết
cách rút gọn phân số đến tối giản một cách linh hoạt.
30 30 : 5 6 6 6:3 2 30 30 :15 2
Chẳng hạn: = = ; = = hoặc : = =
45 45 : 5 9 9 9:3 3 45 45 :15 3
Ví dụ 2: Dấu hiệu chia hết cho 2 (Toán 4)
Chẳng hạn:
Giáo viên nêu vấn đề cho các nhóm: làm sao biết được những số nào chia hết cho 2,
không chia hết cho 2 ? Số chia hết cho 2 là số như thế nào ?
Qua thực hành chia (kết hợp dựa bảng chia 2), gợi ý các nhóm học sinh nhận xét những
số chia hết cho 2 có đặc điểm gì ? Và dựa vào đặc điểm đó (xem là dấu hiệu) để nêu cách
nhận biết.
Tùy điều kiện thực tế của lớp, giáo viên chia hai nhóm và giao nhiệm vụ: Một nhóm tự
phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2; nhóm kia là dấu hiệu không chia hết cho 2.
Tổ chức cho học sinh thảo luận phát hiện ra dấu hiệu.
Qua đại diện các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận về dấu hiệu chia
hết cho 2.
• Vai trò, tác dụng
Từ thực tiễn dạy học cho thấy việc học tập môn toán của học sinh tiểu học sẽ không có
kết quả nếu thiếu các hoạt động thực hành-luyện tập.

12
Phương pháp thực hành - luyện tập thường dùng trong dạy học toán ở tiểu học vì đặc
điểm nhận thức của học sinh tiểu học mang nặng tính cụ thể; các kiến thức, kĩ năng toán
có tính trừu tượng cao nên các kiến thức, kĩ năng toán thường được hình thành thông qua
thực hành, luyện tập. Vì vậy phương pháp thực hành- luyện tập có tác dụng phát huy
được tốt nhất tính độc lập của học sinh.
Chẳng hạn:
Qua so sánh hai biểu thức số, học sinh nắm được cách so sánh qua các bước:
Bước 1: Tính giá trị của mỗi biểu thức
Bước 2: So sánh hai giá trị vừa tìm được
Bước 3: Rút ra kết luận so sánh hai biểu thức đã cho.
Hoặc qua thực hành so sánh hai phân số khác mẫu số, học sinh biết thêm cách so sánh hai
phân số cùng tử số khác mẫu số và tự áp dụng để làm bài tập.
Chú ý:
1/ Phạm vi sử dụng phương pháp nầy phổ biến trong các tiết luyện tập, ôn tập, thực hành.
(Xem thêm ở phần hình thức tổ chức hoạt động học tập cá nhân)
2/ Các hoạt động thực hành-luyện tập bao gồm:
Giải quyết các nhiệm vụ hay bài tập do giáo viên nêu ra để tự học sinh có thể tìm kiếm
hoặc chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới ; tập vận dụng kiến thức vào làm tính, giải
toán để củng cố kiến thức, hình thành kỹ năng; tập điều tra số liệu và lập bảng thống kê
đơn giản ; từ các vấn đề thực tiễn tự đặt đề toán để giải; trong đó luyện tập giải các bài
tập (Ở SGK, phiếu giao việc, vở bài tập in sẵn) và làm việc trên các bộ đồ dùng học tập
cá nhân đóng vai trò rất quan trọng.
• Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thực hành- luyện tập
- Cần xác định rõ mục tiêu, những kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài học cần được
thực hành, phân bố thời gian thích hợp cho các hoạt động thực hành với từng nội
dung cụ thể. Xác định những nội dung nào cần ưu tiên thực hành nhiều hơn.
- Dự kiến nhiệm vụ thực hành cho các đối tượng để mọi đối tượng học sinh đều
được thực hành một cách tích cực. Chuẩn bị đủ các phương tiện thực hành đủ cho
mỗi học sinh
- Trong khi thực hành, cần giám sát, kiểm tra và điều chỉnh những sai sót nếu có,
tránh làm thay hoặc làm hết phần việc của học sinh; tạo những tình huống có dụng
ý sư phạm để học sinh hoạt động tích cực, tự giác

13
- Nhà trường cần phải tự trang bị đủ những phương tiện tối thiểu đáp ứng được các
hoạt động thực hành cơ bản
- Mọi học sinh phải chuẩn bị kiến thức và phương tiện theo yêu cầu của giáo viên,
phải tích cực tham gia thực hành và chủ động trình bày giải pháp hoặc nêu những
khó khăn mắc phải, từ đó giúp giáo viên nắm bắt được tình hình học tập của lớp để
giúp đỡ kịp thời.
Ví dụ : Thực hành đo độ dài (Toán 3) (Chuẩn bị các loại thước đo cơ bản )
- Xác định cụ thể các vật được đo
- Chia nhóm và phân công cụ thể tới từng cá nhân
- Giáo viên quan sát các thao tác đo trong qúa trình học sinh thực hành đo như: cách đặt
thước, xử lí số đo, đọc,viết số đo, báo cáo kết quả đo.
Tự học:
Nêu tên một số tiết dạy học trong SGK toán tiểu học và mô tả việc sử dụng phương pháp
thực hành-luyện tập trong tiết đó. Phương pháp nầy thường được dùng vào những loại bài
học nào (nội dung dạy học nào) thì đạt hiệu quả tốt ?
Thảo luận: Phương pháp thực hành- luyện tập có vai trò, tác dụng như thế nào trong quá
trình hình thành kiến thức và kỹ năng môn toán cho học sinh tiểu học.
Câu hỏi: Nêu các yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thực hành- luyện tập.
1.3.1.4. Phương pháp giảng giải- minh hoạ
• Quan niệm:
Phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời để giải thích tài liệu có sẵn, kết hợp với
phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích, từ đó giúp học sinh hiểu nội dung bài
học.
Ví dụ 1: Bài “ Phân số” (Toán 4)
Chẳng hạn:
Dựa vào trực quan: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu vào 5 phần.
Để hình thành khái niệm phân số và ý nghĩa ban đầu của tử số và mẫu số, giáo viên giảng
giải như sau:
5 5
Ta nói đã tô màu vào 5 phần 6 hình tròn, viết: (đọc: 5 phần 6) và gọi là phân số.
6 6
5
Phân số có tử số là 5 viết trên gạch ngang, mẫu số là 6 viết dưới gạch ngang.
6

14
Mẫu số cho biết số phần bằng nhau mà hình tròn được chia. Tử số cho biết số phần bằng
nhau của hình tròn đã được tô màu.
Ví dụ 2: Bài : Chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0. (Toán 4) .
Dựa vào qui tắc: Một số chia cho một tích để giải thích khi thực hành chia.
Chẳng hạn: 320 : 40 = ? Thực hành:
320 : 40 = 320 : (10 x 4) 320 40
= 320 : 10 : 4 0 8
= 32 : 4
= 8 32000 400
Vậy 320 : 40 = 32 : 4 00 80
Tương tự: 32000 : 400 = 320 : 4 0
Ở đây cần giúp học sinh nhận thấy kết luận trên cũng đã giải thích kết quả của phép chia
(thương) không thay đổi. Tuy nhiên giá trị của số dư nếu có sẽ thay đổi
Chẳng hạn: 330 : 40 = 8 (dư 10) nhưng 33 : 4 = 8 (dư 1).
Vì vậy cần giải thích 1 là 1 chục (ở cột chục) và thử lại để kiểm chứng kết quả phép chia.
• Vai trò, tác dụng
Phương pháp giảng giải- minh hoạ cần thiết trong qúa trình dạy học Toán ở tiểu học vì
trong nội dung môn toán có những khái niệm rất trừu tượng học sinh khó có thể tự tìm
thấy được kiến thức. Khi đó giáo viên cần sử dụng phương pháp nầy để giảng giải giúp
học sinh hiểu được kiến thức, hình thành được khái niệm.
Ưu điểm:
Truyền đạt được khá nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian.
Nhược điểm:
Mức độ tích cực của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức bị hạn chế (thụ động).
Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, phương pháp nầy ít được khuyến
khích sử dụng.
Vì thế phạm vi sử dụng chủ yếu khi hình thành các kiến thức mới khó hiểu, trừu tượng .
• Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp giảng giải- minh hoạ
Trong các tiết thực hành, luyện tập, ôn tập, phương pháp nầy thường được dùng khi phát
hiện các vấn đề mà dùng các phương pháp dạy học khác không hiệu quả. Khi học sinh
không hiểu rõ các kiến thức hoặc hiểu chưa đầy đủ thì giáo viên nên sử dụng phương
pháp nầy.

15
Chẳng hạn: Viết phân số thích hợp vào chổ chấm.
1 2 5 9
0 … … … … … 1
10 10 10 10

1 2
0 … … … 1
3 3

Biện pháp hạn chế giảng giải là:


Xác định rõ nhu cầu cần giảng giải đối với một đơn vị kiến thức hoặc đối tượng cần được
giảng giải. Giáo viên tìm cách giảng giải ngắn gọn dễ hiểu hoặc đưa ra một luận điểm
mâu thuẩn với kiến thức vừa được hình thành cho học sinh và yêu cầu học sinh nêu ý
kiến của mình về luận điểm (chẳng hạn: một cách giải sai, một lí giải mâu thuẩn với qui
tắc vừa có,…) Như vậy giáo viên sẽ biết học sinh hiểu kiến thức đúng hay chưa, từ đó
tìm cách giảng giải cho phù hợp.
Cần thực hiện biện pháp giúp học sinh tích cực trong khi nghe giảng giải-minh hoạ.
Chẳng hạn không giảng giải quá tỉ mĩ theo kiểu bày đặt sẵn kiến thức mà theo cách giáo
viên gợi yêu cầu để học sinh tự tiếp tục hoàn thiện.
Tự học:
Hãy chọn một bài tập trong SGK toán ở tiểu học cần sử dụng phương pháp nầy và nêu
cách giải để thấy là hợp lý và hiệu quả.
Câu hỏi:
Phương pháp giảng giải-minh hoạ được sử dụng trong trường hợp nào và khi nào nên sử
dụng phương pháp nầy trong dạy học toán cho học sinh tiểu học.
1.3.2. Một số hình thức tổ chức hoạt động dạy học toán ở tiểu học
Việc lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động dạy học nào (trên lớp, nhóm, cá nhân, …) cho
phù hợp phải căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện dạy học hiện
có.
1.3.2.1. Tổ chức nhóm học tập tương tác trong dạy học toán ở tiểu học.
• Quan niệm:
Lý luận dạy học hiện đại quan niệm rằng học sinh hình thành được kiến thức, rèn luyện
được kĩ năng và tích luỹ được vốn kinh nghiệm chủ yếu là do qúa trình học tập tương tác
giữa thầy và trò, giữa trò và trò thông qua môi trường dạy học và giáo dục.

16
Kết quả học tập cao hay thấp là do mỗi học sinh tích cực tương tác và trao đổi nhiều hay
ít trong môi trường học tập.Như vậy tổ chức nhóm học tập tương tác có vai trò quan
trọng trong xu hướng dạy học nhằm tích cực hoá người học.
• Ý nghĩa và tác dụng
Giáo dục học hiện đại coi trọng phương pháp dạy học kích thích được tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh, trong đó chú trọng đến hình thức học tập hợp tác thông
qua thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm có thể được áp dụng ở bất kì lớp học nào (từ 30 – 35 học sinh / lớp)
Tạo cơ hội để học sinh đưa ra giải pháp, trình bày cách giải quyết, hướng suy nghĩ của
mỗi cá nhân về nội dung học tập.
Thông qua thảo luận, mỗi học sinh có thể tự so sánh biết được tính hợp lí, đúng đắn trong
cách giải quyết ,trình bày của mình và của bạn. Học sinh tự đưa ra những thông tin phản
hồi nhanh thể hiện sự hiểu biết hoặc không hiểu về nội dung học tập, từ đó học sinh so
sánh, đối chiếu với các thông tin từ bạn bè mà tự điều chỉnh nhận thức. Tuy nhiên nếu
không tổ chức tốt có thể dẫn tới phản tác dụng như tốn nhiều thời gian không đi tới kiến
thức cần thiết.
• Một số hình thức chia nhóm học tập.
1. Chia nhóm đồng đẳng (ngẫu nhiên)
Khi không cần sự phân biệt giữa các đối tượng học sinh, không khác nhau nhiều về nội
dung, độ khó và yêu cầu chung.
Cách chia: Chia theo tổ, chia theo dãy bàn,..
Ưu điểm:
Khả năng giao tiếp rộng giữa các đối tượng trong lớp
Nhược điểm:
Một số học sinh chưa phù hợp cùng hợp tác,trình độ không đồng đều giữa các nhóm và
trong nhóm với nhau.
Nếu chia nhóm kiểu nầy thì giáo viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh sao cho phù hợp
với nhiều trình độ, mức độ yêu cầu khác nhau.
2. Chia nhóm kiểu vòng tròn đồng tâm
Chia thành hai nhóm, trong đó một nhóm thực hiện nhiệm vụ do giáo viên đặt ra còn
nhóm kia quan sát, nhận xét cách làm, sau đó đổi lại vai trò của hai nhóm.
Ưu điểm:

17
Giúp các nhóm học tập lẫn nhau và tự nâng cao kiến thức,kĩ năng của mình; rút kinh
nghiệm từ những lúng túng, sai sót của bạn mà tránh
Nhược điểm:
Cần có không gian lớp học rộng rãi; giáo viên phải có khả năng quan sát tốt để theo dõi
các hoạt động của từng nhóm.
3. Chia nhóm theo sở trường
Giáo viên cần phân hoạch các đối tượng học sinh trong lớp theo trình độ nhằm giao
nhiệm vụ phù hợp cho các nhóm theo các mức độ ,yêu cầu khác nhau.
Ưu điểm:
Bảo đảm phân hoá đối tượng và dạy theo sở trường của học sinh; giúp mỗi nhóm đều
phát triển năng lực theo khả năng có thể.
Nhược điểm:
Có một số học sinh có cảm giác phân biệt đối xử nếu giáo viên không khéo léo; phải
chuẩn bị nội dung bài giảng đa dạng, công phu hơn nhiều cũng như việc xử lí các tình
huống ở trên lớp rất phức tạp.
4. Chia nhóm hỗn hợp trình độ
Trên cơ sở các nhóm đối tượng học sinh trong lớp,giáo viên có chú ý đến việc phân
hoạch đều thành các nhóm gồm các đối tượng có trình độ khác nhau.
Ưu điểm:
Có thể tân dụng khả năng tương tác giữa các học sinh khá giỏi để có sự hỗ trợ, giúp đỡ
lẫn nhau
Nhược điểm:
Có thể có một số học sinh yếu kém sẽ dựa dẫm, ỷ lại vào học sinh khá giỏi, còn học sinh
khá giỏi cảm thấy mất thời gian và không thu được gì trong qúa trình học nhóm.
• Một số kĩ thuật tiến hành tổ chức thảo luận nhóm.
Khi thảo luận nhóm, ta thường mong được điều gì ?
1. Muốn tìm thấy tiếng nói chung, suy nghĩ chung, giải pháp chung từ một vấn đề nào đó.
2. Muốn được mọi người xác nhận giải pháp của mình hoặc tìm kiếm một gợi ý, một giải
pháp cho vấn đề mình đang quan tâm.
Như vậy trong một buổi thảo luận thì điều quan trọng nhất là xác định đúng vấn đề cần
thảo luận. Theo đó khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm cần giúp học sinh xác định

18
được các kiến thức nào đã rõ ràng, kiến thức nào còn cần thảo luận, tranh luận để hiểu
vấn đề như thế nào là đúng, sai.
Một số tình huống xảy ra trong khi thảo luận nhóm và biện pháp giải quyết:
Làm thế nào để mau chóng bắt đầu cuộc thảo luận ?
Giáo viên ”khơi ngòi” bằng việc đặt các câu hỏi hoặc nêu tình huống”chọc tức”
Chẳng hạn:
Nếu làm…thì sẽ có kết quả… (Dạng nhân- quả)
Cách làm nào hiệu quả hơn ? (Dạng so sánh)
Ai làm nhanh hơn,gọn hơn hoặc ai làm đúng,sai? (Dạng đánh giá)
Cách nào làm hay hơn,chính xác hơn ? (Dạng phê phán,xem xét độ tin cậy)
Vậy điều khiển cuộc thảo luận như thế nào cho hiệu quả ?
Một trong những thủ thuật là chia nhỏ vấn đề cần thảo luận. Theo đó giáo viên cần tổ
chức cho học sinh thảo luận về các căn cứ, liên hệ với các yêu cầu đặt ra từng bước sao
cho thích hợp. Trong các giải pháp mà cuộc thảo luận đưa ra đâu là giải pháp khả thi để
chọn hướng giải quyết và chính xác hoá thành qui tắc.
Chẳng hạn:
Thảo luận cách cộng hai số thập phân : 1,84 + 2,45 = ? (m)
Đã biết cách cộng những loại số nào ? Có thể đưa về cách cộng các loại số đã biết cộng
hay không ? Từ đó tổ chức thảo luận, nhận xét một trong hai cách sau:
Cách 1: Đưa về việc cộng các số tự nhiên (như SGK)
Giải pháp khả thi: Chuyển đổi đơn vị đo và biểu diễn số đo về dạng số tự nhiên
Cách 2: Đưa về việc cộng các phân số cùng mẫu số
Giải pháp khả thi: Chuyển đổi số đo dạng số tự nhiên về dạng phân số thập phân
Có nhiều học sinh không tham gia thảo luận thì làm thế nào ?
Giáo viên cần tìm nguyên nhân
Chẳng hạn :
Nếu học sinh không quan tâm thì cần giao nhiệm vụ cụ thể yêu cầu thực hiện báo cáo.
Nếu học sinh sợ sai, sợ bị chế giễu thì yêu cầu học sinh tự chọn một vấn đề mà học sinh
đó thông thạo nhất.
Có học sinh nói quá nhiều, làm quá nhiều hết phần cả nhóm thì có giải pháp gì ?
Giáo viên cần can thiệp vào việc phân công các việc của nhóm cho các cá nhân khác
nhau.

19
Câu hỏi:
1/ Nêu ý nghĩa, tác dụng và các mặt hạn chế có thể có của hình thức tổ chức nhóm học
tập tương tác.
2/ Nêu các cách chia nhóm học tập tương tác; ưu, nhược điểm của mỗi cách chia đó.
Thảo luận: Nêu các tình huống có thể có khi học sinh thảo luận nhóm.
1.3.2.2. Tổ chức hoạt động học tập cá nhân bằng phiếu giao việc.
• Ý nghĩa, tác dụng của hình thức tổ chức học tập cá nhân.
Học sinh tiểu học khi học toán cần thiết có những nội dung phải thực hiện học cá nhân.
Chẳng hạn:
Hình thành và rèn luyện kĩ năng tính với 4 phép tính; kĩ năng trình bày,diễn đạt khi giải
toán; kĩ năng vẽ hình; kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo,…
Nhờ những hoạt động học cá nhân mà học sinh đưa ra thông tin phản hồi chính xác về
mức độ tiếp thu kiến thức, về kĩ năng thực hành,về phương pháp suy luận,…Từ đó giúp
giáo viên có kế hoạch dạy học hợp lí tiếp theo và giúp học sinh hoàn thiện kiến thức đã
học.
Hoạt động học tập cá nhân là rất cần thiết bởi mục tiêu cuối cùng dạy học ở trên lớp là
hình thành kiến thức, kĩ năng cho từng học sinh.
Chẳng hạn:
Sau khi hình thành biểu tượng về trung điểm đoạn thẳng, học sinh cần được hoạt động cá
nhân để tự mình xác định trung điểm một đoạn thẳng AB cho trước.
Sau khi biết khái niệm đường gấp khúc, học sinh cần thực hành cá nhân để tạo ra những
đường gấp khúc (tự nối các điểm cho trước) gồm một số đoạn theo yêu cầu; tính độ dài
đường gấp khúc gồm một số đoạn cho trước, …
• Một số hình thức tổ chức học tập cá nhân.
Việc tổ chức học tập cá nhân có thể có các hình thức sau:
Cá nhân thực hành nộp sản phẩm (làm bài tập được giao, tự điều tra số liệu và lập bảng
thống kê đơn giản , làm đồ dùng học tập,…)
Yêu cầu trả lời câu hỏi cá nhân (nhận xét hay cách giải quyết tình huống,..)
Viết tự luận nêu một yêu cầu của nhiệm vụ.
Hoạt động trên các phiếu giao việc.
(Phiếu giao việc bao gồm các công việc mà học sinh phải tiến hành để có thể tự chiếm
lĩnh kiến thức, kỹ năng mới và được thiết kế phù hợp với nhiều trình độ khác nhau)

20
Ưu điểm:
Tạo điều kiện để mỗi cá nhân học sinh phải độc lập, nổ lực tự học, tự hoàn thiện các kiến
thức, kĩ năng. Từ đó giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra.
Qua mỗi hình thức học tập nêu trên, từng cá nhân học sinh sẽ bộc lộ rõ các khả năng của
mình, giúp giáo viên dễ dàng biết được những điểm mạnh, yếu trong kiến thức, kĩ năng
của học sinh. Nhờ vậy mà hình thành được kế hoạch dạy học và điều chỉnh được phương
pháp cho giai đoạn tiếp theo.
Nhược điểm:
Học sinh không có tương tác trao đổi. Vì vậy giáo viên khó phát hiện sớm những sai lầm
của học sinh để điều chỉnh và giúp đỡ kịp thời
• Một số thủ thuật tổ chức hoạt động cá nhân
Để thực hiện dạy học cá nhân, giáo viên không chỉ đơn giản là giao việc cho mỗi cá nhân
mà điều quan trọng hơn là giáo viên cần ước lượng được mức độ thực hiện nhiệm vụ của
các đối tượng học sinh cụ thể trong lớp; dự kiến được cách giúp đỡ, gợi ý khi cần thiết.
Điều đó đòi hỏi giáo viên hiểu rõ các đối tượng và xử lí tốt các nội dung dạy học.
Chẳng hạn:
Sau khi đã hình thành khái niệm số 6, từng cá nhân học sinh phải tự tập viết số 6 theo
mẫu, đọc số 6, lấy đủ đồ vật chỉ đúng số lượng là 6, tự phân tích số 6, …
Ngoài ra, ngôn ngữ của giáo viên rất quan trọng, phải làm sao cho lời nói trước lớp đều
hết sức chính xác, ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý. Theo đó khi tổ chức các hoạt động cá nhân
có thể xảy ra một số tình huống: học sinh làm sai, làm ẩu, làm một cách máy móc hoặc
không thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau:
Giúp học sinh nhận thức được rõ mục đích, động cơ hoạt động cá nhân. Giáo viên không
thể áp đặt mục đích cho học sinh; cần tạo điều kiện giúp học sinh tự nhận thức được mục
đích, từ đó hình thành động cơ hoạt động học.
Cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với các kiến thức hiện có
của học sinh với kiến thức mới, với yêu cầu thực hành mới.
Khích lệ cá nhân làm tốt, phê phán một cách hài hước những sai lầm khi cá nhân bộc lộ,
có gợi ý định hướng các hoạt động khi phát hiện dấu hiệu sai lầm ở mỗi cá nhân.
Câu hỏi:
1/ Nêu ý nghĩa, tác dụng của hình thức tổ chức dạy học cá nhân ?

21
2/ Khi dạy học cá nhân có thể có những tình huống nào xảy ra ở trên lớp ? Có thể áp
dụng biện pháp nào để tổ chức tốt dạy học cá nhân.
Thảo luận: Việc tổ chức hoạt động cá nhân cần có những hình thức nào ? Ưu, nhược
điểm của mỗi hình thức.
1.3.2.3. Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học toán
• Luận điểm cơ bản
Nếu trẻ không sợ việc chúng làm,chúng sẽ dùng hết khả năng của mình để làm việc tốt
nhất trong chừng mực có thể.
Nếu trẻ thực sự quan tâm đến nội dung của chủ đề, chúng sẽ tự học
Nếu trẻ có thái độ tích cực hướng tới tài liệu học tập,chúng sẽ tự tìm đọc
Nếu trẻ có cơ hội trao đổi những điều chúng hiểu về taì liệu học tập với bạn bè cùng lứa
tuổi thì chúng có dịp tốt để nhận thức về việc chúng đang làm
• Vai trò, tác dụng
Trò chơi dạy học toán đưa học sinh vào những tình huống vui vẻ, khiến trẻ không thấy e
sợ; tạo hứng thú và kích thích tính tò mò của trẻ, do đó cuốn hút trẻ. Khi trẻ chơi sẽ là lúc
bộc lộ rõ những khả năng hiểu biết kiến thức và ứng dụng kiến thức theo trình độ thực có
của trẻ. Vì vậy có tác dụng tốt trong việc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và tạo cơ
hội để học sinh ứng dụng vào giải quyết một vấn đề cụ thể thiết thực mà các em đang
quan tâm.
• Nguyên tắc tổ chức trò chơi
Mỗi trò chơi phải thoả mãn một số yêu cầu sau:
Cần phải củng cố một nội dung toán học trong chương trình toán ở một lớp cụ thể.
Gây được hứng thú trong qúa trình hoạt động của học sinh.
Mỗi trò chơi có một tên gọi ngộ nghĩnh chứa đựng yếu tố may rũi, kích thích người tham
gia bộc lộ kiến thức và kĩ năng thực sự.
Mỗi trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian học tập trong các giờ học toán để học sinh
vui mà học, học mà vui.
• Chuẩn bị và tổ chức một trò chơi
Căn cứ nội dung kiến thức,trình độ học sinh và điều kiện hiện có, giáo viên lựa chọn trò
chơi phù hợp mục đích yêu cầu bài dạy và phù hợp với thực tế trường, lớp, đối tượng học
sinh để đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học toán. Cần chú ý xác định rõ mục

22
đích học tập của trò chơi cũng như lường trước một số tình huống có thể xảy ra và cách
giải quyết khi tổ chức một trò chơi
Công việc tiến hành như sau:
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết hoặc có thể giao cho học sinh chuẩn bị những
dụng cụ dễ kiếm
Công bố luật chơi:
Giáo viên nêu rõ cách chơi và làm mẫu, thời gian chơi và phần thưởng. Chú ý chọn hình
thức ngắn gọn, rõ ràng để giải thích cách chơi
Tiến hành chơi:
Dù trực tiếp hay gián tiếp, cả lớp phải tham gia vào trò chơi, giáo viên theo dõi và giúp
đỡ học sinh tháo gỡ vướng mắt nếu cần
Nhận xét:
Giáo viên nhận xét, kết luận và luôn động viên khuyến khích học sinh
1.3.2.4. Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học toán ở tiểu học
Hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa quan trọng trong qúa trình học tập của học sinh ở nhà
trường, đặc biệt ở trường tiểu học. Nó giúp học sinh xem xét, nhìn nhận, so sánh, liên hệ
các kiến thức được trang bị trong sách vở với những thực tiễn đa dạng phong phú ở ngoài
cuộc sống. Đồng thời có tác dụng củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triễn nhận
thức và giao tiếp xã hội.
Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá.
Chẳng hạn:
1. Thảo luận trao đổi giữa các học sinh
2. Phát động phong trào trong các lớp hoặc trong toàn trường
3. Thông báo tin tức
4. Khảo sát thực tế
Đối với mỗi hình thức cũng có nhiều nội dung ngoại khoá tương ứng
Chẳng hạn: Tìm hiểu tiểu sử một số nhà toán học có công lao xây dựng các tập hợp số,
các hình hình học ,..
Tìm hiểu tính thực tế của các số liệu trong các bài toán ở SGK toán tiểu học
Những báo cáo điển hình về học giỏi toán ở các khối lớp trong trường
Phong trào tìm người giải toán giỏi,….

23
1.3.3. Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học toán ở tiểu học
1.3.3.1. Quan niệm:
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là tổ chức tạo ra tình huống có chứa đựng vấn đề
(toán học). Trong quá trình hoạt động, học sinh sẽ phát hiện ra vấn đề, có nguyện vọng
giải quyết vấn đề đó bằng sự cố gắng trí lực, nhờ đó nâng cao một bước trình độ kiến
thức, kĩ năng và tư duy.
Ví dụ: Khi dạy học về tính gía trị biểu thức có dấu ngoặc.
Các nhóm nêu ra nhận xét về tác dụng hai cách dạy sau đây:
Cách 1: Giới thiệu trực tiếp
Chẳng hạn:
Giáo viên đưa ra biểu thức có dấu ngoặc: (30 + 15) : 5 = ?
Giáo viên tự giới thiệu biểu thức trên là biểu thức có dấu ngoặc và đưa ra qui tắc tính giá
trị biểu thức có dấu ngoặc, rồi yêu cầu học sinh trực tiếp áp dụng qui tắc để tính giá trị
biểu thức nêu trên.
Cách 2: Theo hướng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Chẳng hạn:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tính giá trị biểu thức: 30 + 15 : 5 = ?
(Nhắc lại kiến thức, kỹ năng đã biết)
+ Giáo viên nêu tình huống: Hãy tìm cách viết thêm kí hiệu để thực hiện phép cộng
trước.
+ Học sinh (nhóm học sinh) phát hiện vấn đề: phải tự sáng tạo ra một kí hiệu đặt vào vị
trí thích hợp để thực hiện phép cộng trước.
+ Học sinh (nhóm học sinh) tự giải quyết vấn đề và trình bày theo cách thống nhất kí
hiệu đó.
+ Giáo viên lựa chọn, thống nhất cách kí hiệu và yêu cầu học sinh (nhóm học sinh) nêu
ra qui tắc tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc .
Chú ý:
- Khái niệm vấn đề chỉ là tương đối. Với học sinh nầy tình huống đặt ra có thể chứa đựng
vấn đề nhưng với học sinh khác thì không có vấn đề gì hoặc với học sinh nầy thì vấn đề
là lớn nhưng với học sinh khác thì vấn đề đó là nhỏ. Có loại bài tập, khi học sinh gặp lần
đầu tiên thì sẽ thấy có vấn đề nhưng sau đó qua thực hành giải sẽ không còn là vấn đề
nữa.

24
- Khi học sinh phát hiện vấn đề, cần tổ chức cho học sinh huy động những hiểu biết của
bản thân học sinh hoặc một nhóm học sinh để lập mối liên hệ giữa các vấn đề mới phát
hiện với các kiến thức thích hợp đã biết, từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề. Theo đó các
bài tập có chứa vấn đề cần đa dạng gồm các mức độ thích hợp với các đối tượng học sinh
khác nhau.
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay. Nó giúp học sinh có điều kiện để tự thể hiện tài năng, trí thông minh,sáng
tạo; rèn luyện tính linh hoạt; năng lực trình bày,diễn đạt ; tính tự tin trong cuộc sống.
1.3.3.2.Ý nghĩa của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học toán không chỉ là dạy tri thức, kĩ năng toán học mà còn hình thành và phát triển
ở học sinh phương pháp, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Trong quá trình dạy học, cần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn
đề, vì vậy dạy học giải quyết vấn đề là một định hướng xuyên suốt quá trình dạy học toán
từ tiểu học đến THPT.
Do đặc điểm của học sinh tiểu học, các vấn đề được hướng tới là những vấn đề đơn giản.
phần lớn các vấn đề được phát hiện và được giải quyết trên cơ sở dựa vào trực quan.
(Ví dụ: 9 cộng với một số: 9 + 5; phép cộng không nhớ trong phạm vị 100 theo hướng
phát hiện và giải quyết vấn đề ; toán 2)
1.3.3.3. Qúa trính dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
• Lược đồ quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề:
Phát hiện vấn đề - Tìm hiểu vấn đề - Xác định lược đồ giải quyết vấn đề - Tiến hành giải
quyết vấn đề, đưa ra lời giải – Phân tích, khai thác lời giải.
• Trong quá trình dạy học hình thành một đơn vị kiến thức, kỹ năng nào đó, chúng
ta quan tâm tới ba giai đoạn:
o Trước khi dạy:
Chuẩn bị các kiến thức gần gũi cần thiết cho học sinh.
Xây dựng tình huống, xác định đối tượng học sinh và cách tổ chức dạy học
Chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học.
o Trong khi dạy:
Tổ chức triển khai kế hoạch dạy học, xử lý các tình huống nảy sinh
Tổ chức triển khai tình huống có vấn đề
Tổ chức hoạt động của học sinh nhằm phát hiện vấn đề, gợi động cơ giải quyết vấn đề

25
Tổ chức các hình thức học tập để giải quyết vấn đề. Hoạt động phân hóa trong tổ chức
học sinh giải quyết vấn đề. Can thiệp thích hợp của giáo viên vào hoạt động của các đối
tượng học sinh.
Tổ chức thảo luận về giải pháp giải quyết vấn đề
Phân tích lời giải đưa ra tri thức mới
o Sau khi dạy:
Củng cố một số kỹ năng, kiến thức đã hình thành trong quá trình giải quyết vấn đề, chuẩn
bị cho việc phát hiện và giải quyết vấn đề tiếp theo.
1.3.3.4. Các cách tạo ra tình huống có vấn đề:
1/ Tạo tình huống có vấn đề từ thực tiễn
Ví dụ: Có 42 học sinh, một thuyền chỉ chở 8 học sinh, cần ít nhất bao nhiêu thuyền để
chở hết học sinh cùng một lúc.
2/ Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã biết bằng cách biến đổi hoặc dấu đi một
yếu tố (yếu tố của phép tính, một số chữ số khuyết trong khi thực hiện thuật toán, một vài
nét khuyết của hình vẽ,..) và yêu cầu học sinh tìm lại yếu tố đó.
Ví dụ: 3 + …= 5 ; …+ …= 5
Điền dấu phép tính vào chổ chấm (có thể thêm dấu ngoặc) sao cho:
5…5…5…5…5 = 100
Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho: 24 chia hết cho 3 và 5
3/ Yêu cầu học sinh sử dụng phương pháp tương tự để phát hiện kiến thức mới.
Chẳng hạn: Dựa vào cách lập bảng nhân 2, 3, 4, 5 có thể yêu cầu học sinh sử dụng
phương pháp tương tự để tự lập bảng nhân 6; hoặc từ chổ học sinh đã biết: trong phép
cộng, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết, có thể hướng dẫn học
sinh rút ra cách tìm một thừa số chưa biết trong phép nhân.
4/ Lật ngược một khẳng định đã biết.
Chẳng hạn khi học dấu hiệu chia hết cho 5, có thể cho học sinh nhận xét những câu sau
đây đúng hay sai, qua đó tự suy nghĩ và xét các trường hợp cụ thể để kiểm nghiệm:
Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 5.
Nếu một số không có chữ số tận cùng là 0 thì không chia hết cho 5.
Mọi số chia hết cho 5 thì có tận cùng là 0.
5/ Tạo tình huống có vấn đề về yêu cầu hoạt động khái quát hoá.
Ví dụ:

26
Viết tiếp thêm ba số trong dãy số: 1, 1, 2, 3, 5, … hoặc: 1, 4, 9, 16, …
Tìm số hạng thứ 30 của dãy số : 5, 8, 11, 14, …
6/ Tạo tình huống có vấn đề về yêu cầu hoạt động đặc biệt hoá.
Chẳng hạn tùy thời điểm thích hợp, có thể liên hệ hình vuông là trường hợp đặc biệt của
hình chữ nhật.
7/ Tạo tình huống có vấn đề liên quan đến trí tưởng tượng không gian của học sinh
8/ Tổ chức trên các đồ vật,mô hình để rút ra một tri thức toán học (tính chất, công thức,.)
1.3.3.5. Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong các giai
đoạn khác nhau của qúa trình dạy học.
• Dạy học giải quyết vấn đề khi hình thành kiến thức mới.
(phép cộng không nhớ phạm vi 100)
• Dạy học giải quyết vấn đề khi thực hành,củng cố kiến thức (nêu dạng bài tập cụ
thể)
• Dạy học giải quyết vấn đề khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn
(Bài toán trồng cây,.. ; hình thành cách giải các bài toán điển hình)
Tùy theo mục đích dạy học là hình thành, củng cố hay vận dụng kiến thức mà các ví dụ
nêu ra cần chú ý các điều sau:
Vấn đề đưa ra có phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh trong thời điểm học tương
ứng không ?
Tình huống có vấn đề được sắp đặt có phù hợp không ?
Việc tổ chức cho học sinh hoạt động để giải quyết vấn đề có hợp lý không ?
Câu hỏi:
1/ Nêu ví dụ về một bài tập toán ở tiểu học, trong đó xác định vào thời điểm nào của quá
trình dạy thì nó là tình huống có vấn đề với học sinh.
2/ Bài toán có lời văn, khi nào thì trở thành tình huống có vấn đề, khi nào thì không còn
là tình huống có vấn đề ?
Thảo luận: Các cách tạo ra tình huống có vấn đề, ví dụ minh hoạ.
1.4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC TOÁN TIỂU HỌC
1.4.1. Kế hoạch dạy học môn toán
1.4.1.1. Quan niệm chung
Kế hoạch dạy học môn toán là một bản thể hiện tiến trình thực hiện các nội dung môn
toán trong một học kỳ hay một năm học ở một lớp cụ thể.

27
Nó cụ thể hóa các yêu cầu chung của chương trình và sách giáo khoa sao cho phù hợp
vào điều kiện dạy học cụ thể về: Chất lượng đầu năm, đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức
thực hiện dạy học, các mức độ yêu cầu về kiến thức,kỹ năng cho các đối tượng học sinh
cụ thể, thời gian, thời điểm thực thi các nội dung dạy học cũng như các vấn đề về nội
dung, hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ và cả năm.
1.4.1.2. Mục đích, ý nghĩa, tác dụng
Nhằm chuẩn bị cho một qúa trình dạy học đạt chất lượng và hiệu quả
Nó vạch rõ, sắp đặt tiến trình thực hiện chương trình dạy học nội dung môn toán cho phù
hợp với đối tượng cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể về: cơ sở vật chất ; phương tiện dạy học
và thời gian triển khai
Nó có tác dụng tạo thế chủ động của giáo viên khi thực hiện chương trình dạy học, thấy
rõ nhiệm vụ cụ thể và tổng quát cho toàn năm học, cho tới từng học kỳ, từng tuần.
1.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học của năm học
1.4.2.1 Kế hoạch dạy học của năm học cần thể hiện rõ các nội dung sau:
Xác định đúng mục tiêu cần đạt được của môn toán trong lớp sẽ dạy. Ngoài các mục tiêu
chung nhất theo yêu cầu của chương trình, cần cụ thể hóa mục tiêu đối với các đối tượng
học sinh của lớp sẽ dạy trong năm học đó
Làm rõ nội dung trọng tâm của chương trình và lập kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện
các nội dung đó trong năm học
Phân phối thời gian cho từng nội dung một cách hợp lý
Lập kế hoạch đăng ký sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học
Liệt kê hệ thống tài liệu tham khảo cần thiết
Lập kế hoạch cho các hoạt động ngoại khóa
Điều chỉnh kế hoạch dạy học khi cần thiết
1.4.2.2. Cấu trúc và cách xây dựng
Mục tiêu:
Cần nêu rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cơ bản cho từng nội dung kiến thức của
chương trình lớp dạy
Kế hoạch cụ thể : Bao gồm
+ Thời gian (số tiết dạy) cho từng phần nội dung kiến thức của chương trình theo trình tự.
+ Kiến thức trọng tâm, yêu cầu cần đạt, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đồ
dùng dạy học.

28
1.4.3. Kế hoạch dạy học cho từng tiết lên lớp
1.4.3.1. Những việc cần làm khi chuẩn bị kế hoạch dạy học một tiết lên lớp
Kế hoạch dạy học một tiết lên lớp (giáo án) là một bản thể hiện khá chi tiết tiến trình thực
hiện một tiết dạy học trên lớp (35 - 40 phút).
Nó là sản phẩm của quá trình chuẩn bị cho giờ dạy học trên lớp.
Để xây dựng được kế hoạch dạy học tốt, giáo viên cần chuẩn bị một số việc như:
• Nghiên cứu nội dung toán sẽ được dạy trong tiết học.
• Xem xét vai trò, vị trí của nội dung tiết học trong chương trình và mối quan hệ với
các tiết học trước và sau nó.
• Suy nghĩ tìm tòi các phương tiện, đồ dùng dạy học sao cho tiết dạy hiệu quả nhất.
• Tìm hiểu đối tượng tiếp thu nội dung tiết dạy, dự kiến các tình huống sư phạm có
thể xảy ra và cách xử lý.
• Trình bày kế hoạch dạy học và thông qua đó giúp giáo viên hiểu rõ mục tiêu cần
đạt được trong tiết học,cũng như chủ động giải pháp chuyển tải nội dung tới người
học.
1.4.3.2. Cấu trúc nội dung của một kế hoạch dạy học một tiết dạy học toán
o Mục tiêu:
Cần ghi ngắn gọn nhưng bảo đảm đúng, đủ và cụ thể các yêu cầu cần đạt được về kiến
thức, kỹ năng và thái độ vận dụng kiến thức.
o Đồ dùng dạy học:
Nêu rõ phương tiện, đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh cần chuẩn bị để đạt hiệu
quả cho tiết học.
o Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Cần trình bày các hoạt động dạy học trên lớp đều phải hướng vào người học và thể hiện
rõ giáo viên là người chủ đạo, tổ chức hướng dẫn; còn học sinh là người chủ động, tích
cực, tự giác sao cho khi nhìn tổng thể từ các hoạt động nầy thì thấy mục tiêu của tiết dạy
đạt được từ các mục tiêu thành phần thông qua các yêu cầu cụ thể, các nhiệm vụ vừa sức
cho các đối tượng học sinh cũng như dự kiến được các phương án hoạt động của học
sinh, các kết quả mong đợi từ hoạt động học tập.

29
Ở phần nầy thường chia hai cột: Cột bên trái ghi Giáo viên (các hoạt động của giáo viên)
cần ghi tên các hoạt động (nhằm định hướng nhiệm vụ của hoạt động là gì) và cột bên
phải ghi Học sinh (các hoạt động của học sinh)
Chẳng hạn:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ; ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng liên quan; nêu vấn đề
giới thiệu bài mới, …
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới, kỹ năng mới, chính xác hoá qui tắc, công thức,
tính chất,..
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập, củng cố kiến thức, kỹ năng mới, …
Hoạt động 4: Nhận xét tiết học, giao việc về nhà, …
Cần làm sao trong các hoạt động nêu trên thể hiện rõ vai trò tương ứng của giáo viên và
học sinh như sau :

Giáo viên Học sinh


- Hỏi : …………. ………….. - Trả lời: …………………..
- Yêu cầu: …………………. - Thực hiện: …….. ……….
- Nhận xét, đánh giá: ……… - Nhận xét bổ sung: ………..
- Chính xác hóa cách làm: …. - Nói lại cách làm: …………

1.4.3.3. Thực hành soạn kế hoạch dạy học một tiết trên lớp.
Ví dụ: Kế hoạch dạy học bài : Chia cho số có hai chữ số (Toán 4)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia
hết và chia có dư)
Kĩ năng: Học sinh biết đặt tính và thực hiện phép tính chia số có ba chữ số cho số có 2
chữ số. Vận dụng tìm thừa số chưa biết trong một tích, tìm số chia và giải toán có lời văn.
Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, tự tin trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập cho học sinh thực hành.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
• Ổn định lớp: Hát
• Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:

30
Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ta làm như thế nào ? Áp dụng
đặt tính và tính: 4500 : 500
Gọi học sinh khác: Áp dụng phép chia một số cho một tích để tính: 672 : (3 x 7)
Nhận xét đánh giá
• Bài mới: Từ kết quả phép chia 672 : (3 x 7), giáo viên nêu vấn đề và giới thiệu
bài, ghi đề bài trên bảng: Chia cho số có hai chữ số.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Giới thiệu phép chia 672 : 21 = ?
Hỏi: khi thực hiện phép chia ta thực hiện theo - Thực hiện theo thứ tự từ trái sang
thứ tự nào ? phải.
Hỏi: ở đây số chia là số có mấy chữ số? - Số chia là số có hai chữ số.
Hướng dẫn học sinh cách đặt tính và thực
hiện phép chia:
672 21
042 32
00
- Khi chia cho số có hai chữ số,ở lượt chia thứ
nhất ta lấy ở số bị chia ít nhất là hai chữ số để
chia. Cụ thể ở đây ta lấy 67 chia cho 21 và
nêu cách ước lượng chữ số đầu tiên của
thương, cách nhân, trừ nhẩm
Hỏi: sau lượt chia thứ nhất số dư còn lại là - Số dư còn lại là 4
mấy ?
Hỏi: Bước tiếp theo ta phải làm gì? - Hạ 2 xuống để được 42 chia cho 21
Hướng dẫn lượt chia thứ hai tương tự như ở
lượt chia thứ nhất.
Hỏi: sau lượt chia thứ hai số dư còn lại là - Hố dư còn lại là 0
mấy?
Yêu cầu học sinh nêu lại cách chia - Học sinh nêu lại cách chia
Kết luận: đây là phép chia cho số có hai chữ

31
số có số dư cuối cùng bằng 0; ta gọi đây là
phép chia hết.
Hoạt động 2:
Giới thiệu phép chia thứ hai: 779 : 18 = ?
Yêu cầu: - Đặt tính và thực hiện phép chia
- 1 học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện 779 18
phép tính. Cả lớp cùng làm vào giấy nháp. 059 43
- 1 học sinh nhận xét bài làm của bạn và nêu 05
lại cách thực hiện phép chia; thử lại để kiểm - Nhận xét và nêu lại cách chia
tra kết quả phép chia. Thử lại: 43 x 18 + 5 = 779
Giáo viên vừa kiểm tra vừa nêu lại cách chia Vậy: 779 : 18 = 43 (dư 5)
đồng thời lưu ý cách ước lượng từng chữ số
của thương.
- Hỏi: số dư cuối cùng trong phép chia nầy là - Số dư là 5
mấy?
Kết luận: đây là phép chia có dư; số dư cuối
cùng bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
Ghi đề bài lên bảng, yêu cầu học sinh đặt tính Học sinh lần lượt lên bảng thực hiện.
rồi tính Cả lớp làm vào vở nháp.
a/ 288 : 24 ; 740 : 45 Học sinh nhận xét bài của bạn
b/ 469 : 67 ; 397 : 56 Học sinh nói lại cách chia
Giáo viên nhận xét, đánh giá. - 1 học sinh đọc lại đề bài.
Bài 2: giáo viên ghi đề bài toán lên bảng - Đóng 3500 bút chì theo từng tá.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? - Hỏi số bút chì đóng được nhiều nhất
Bài toán hỏi gì? bao nhiêu tá? Còn thừa bao nhiêu cái
bút chì?
- Học sinh giải bài toán theo nhóm
Chia nhóm và yêu cầu học sinh giải bài toán - Đại diện nhóm trình bày:
theo nhóm Thực hiện phép chia ta có:
Giáo viên gọi các nhóm trình bày, nhận xét và 3500 : 12 = 291 (dư 8)

32
đánh giá. Vậy số bút chì đóng được nhiều nhất là
291 tá và còn thừa 8 bút chì.
Đáp số: 291 tá bút chì ;
Còn thừa 8 bút chì

Bài 3: Giáo viên ghi đề lên bảng. Tìm x :


a/ 75 × x = 1800 2 học sinh lên bảng giải,cả lớp giải vào
b/ 1855 : x = 35 vở.
Hỏi:
x ở phép tính a/ gọi là gì? Tìm x bằng cách - x là thừa số chưa biết. Tìm x ta lấy
nào? tích chia cho thừa số đã biết.
x ở phép tính b/ gọi là gì? Tìm x bằng cách - x là số chia chưa biết. Tìm x ta lấy số
nào? bị chia chia cho thương đã biết.
Giáo viên nhận xét đánh giá. Học sinh nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố (tổ chức trò chơi)
Yêu cầu học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện
phép chia cho số có hai chữ số và lưu ý trong
phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn
số chia
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá tiết học và
giao việc về nhà.

Câu hỏi:
1/ Nêu cấu trúc của một bản kế hoạch dạy học cho một tiết dạy học Toán
2/ Để xây dựng kế hoạch dạy học được tốt, giáo viên cần thực hiện những nhiệm vụ nào?
3/ Thực hành tập soạn một số bài dạy cụ thể trong SGK toán tiểu học ( Soạn theo nhóm).

33
Chương 2. DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ SỐ HỌC

MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Sinh viên hiểu biết và trình bày được mục đích, yêu cầu nội dung và phương pháp dạy
học các hệ thống số (Số tự nhiên, phân số, số thập phân) ở tiểu học
Kỹ năng:
Sinh viên phát triển được các kĩ năng phân tích chương trình, kĩ năng soạn kế hoạch dạy
học các loại bài học ở tiểu học.
Thái độ:
Sinh viên tự tin khi giảng dạy một nội dung số học trong chương trình toán tiểu học.
Yêu cầu:
Sinh viên cần đọc trước các thông tin cơ bản của [ 1] , từ trang 149
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ SỐ HỌC
Các yếu tố số học là nội dung trọng tâm đồng thời là hạt nhân trong chương trình môn
toán ở tiểu học. Các nội dung: đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, yếu tố
thống kê, giải bài toán có lời văn được dạy học trên cơ sở các nội dung số học nhằm tạo
ra sự gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau; các yếu tố đại số được tích hợp trong nội dung dạy học
các yếu tố số học góp phần nâng tầm khái quát hóa của nội dung số học và tăng điều kiện
để thực hành, vận dụng kiến thức số học.
2.1.1.Về dạy học Số tự nhiên
• Mục đích:
Nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ sở ban đầu về số tự nhiên. Biết đếm và
có kỹ năng đếm số lượng đồ vật, biểu thị đúng các kết quả của phép đếm. Biết được mối
quan hệ số lượng. Trang bị kỹ thật tính nhẩm, tính viết trên số tự nhiên có nhiều chữ số
• Yêu cầu tối thiểu cần đạt:
Biết đếm, đọc, viết, phân tích cấu tạo số theo hàng, lớp; biết so sánh và sắp thứ tự các số
có nhiều chữ số
Có kĩ năng thực hiện thành thạo 4 phép tính trên các số tự nhiên
Thuộc tính chất của các phép tính, các qui tắc nhẩm để tính giá trị biểu thức số, biểu thức
chứa chữ, …
2.1.2. Về dạy học Phân số

34
• Mục đích:
Cung cấp cho học sinh một loại số mới, biểu diễn được thương đúng của hai số tự nhiên
(số chia khác 0); đáp ứng nhu cầu biểu diễn chính xác các số đo đại lượng. Từ đó, có cơ
sở để so sánh, tính toán giá trị các đại lượng trong đời sống thực tiễn.
• Yêu cầu tối thiểu cần đạt:
Có biểu tượng đúng về phân số, biết được ý nghĩa của tử số, mẫu số trong trường hợp cụ
thể. Biết đọc, viết đúng các phân số
Biết tính chất cơ bản của phân số để rút gọn, qui đồng mẫu số
Biết so sánh và sắp thứ tự các phân số
Có kĩ năng thực hiện đúng 4 phép tính trên phân số trường hợp đơn giản
Biết một số tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính giá trị biểu thức và giải toán
Biết vận dụng vào đọc tỉ lệ bản đồ và tính các khoảng cách theo tỉ lệ đã biết
Biết vận dụng khái niệm phân số, tỉ số để giải toán
2.1.3. Về dạy học Số thập phân
• Mục đích:
Nhằm cung cấp cho học sinh một loại số mới, một công cụ biểu diễn số đo đại lượng, là
một dạng biểu diễn của phân số thập phân, tiện dụng hơn trong tính toán và trong thực
tiễn.
• Yêu cầu tối thiểu:
Biết đọc, viết, phân tích cấu tạo hàng của số thập phân. Biết so sánh sắp thứ tự các số
thập phân và thực hiện khá thành thạo các phép tính với số thập phân.
Cụ thể: biết cộng, trừ hai hay nhiếu số thập phân không nhớ và có nhớ không quá ba lần
với mỗi số hạng có không quá ba chữ số ở phần thập phân; biết nhân với số thập phân có
không quá ba tích riêng; biết chia cho số thập phân có không quá ba chữ số kể cả phần
nguyên và phần thập phân; biết ứng dụng số thập phân để biểu thị số đo đại lượng, tính
giá trị các biểu thức và giải toán có liên quan.
2.1.4. Về dạy học Yếu tố đại số
• Mục đích:
Giúp học sinh củng cố, phát triển khái quát hoá một số kiến thức số học
Giúp học sinh có một số hiểu biết ban đầu sơ giản về dùng chữ thay số, về biểu thức toán
học, về phương trình, bất phương trình đơn giản
Chuẩn bị một số kiến thức ban đầu cho việc học môn đại số ở bậc học sau

35
• Yêu cầu tối thiểu cần đạt:
Học sinh biết dùng chữ thay số
Biết đọc, viết, tính gía trị các biểu thức số có tới 3 dấu phép tính; biểu thức chứa 1,2,3
chữ, ….có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
Biết cách giải và thực hành giải đúng cách giải các phương trình, bất phương trình đơn
giản theo phương pháp phù hợp với yêu cầu ở tiểu học
Biết sử dụng các kí hiệu < , > , = để xác lập các đẳng thức, bất đẳng thức số; biết vận
dụng để giải quyết tình huống đơn giản có liên quan
2.2. DẠY HỌC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
2.2.1. Nội dung dạy học Số tự nhiên
Lớp 1:
Khái niệm các số tự nhiên (đọc, viết, phân tích cấu tạo số trong phạm vi 100)
So sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên có hai chữ số
Hình thành kĩ năng cộng trừ các số tự nhiên (không nhớ) trong phạm vi 100
Lớp 2:
Hình thành khái niệm số tự nhiên (đọc, viết, phân tích cấu tạo) số tự nhiên trong phạm vi
1000
So sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên có 3 chữ số
Hình thành kĩ năng cộng trừ có nhớ phạm vi 100, không nhớ phạm vi 1000
Hình thành khái niệm phép nhân, phép chia và các bảng nhân, chia trong phạm vi 5
Hình thành tên gọi thành phần các phép tính. Cách tìm thành phần chưa biết trong phép
tính.
Lớp 3:
Khái niệm hàng trong các số tự nhiên (đọc, viết, phân tích cấu tạo số trong phạm vi
10000)
So sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên có 5 chữ số (phạm vi 100000)
Cộng trừ không nhớ và có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi 100000
Các bảng nhân,chia phạm vi 10. Kĩ năng nhân chia ngoài bảng (cho số có một chữ số)
Biểu thức số, cách tính giá trị biểu thức số có và không có dấu ngoặc đơn.
Lớp 4:
Khái niệm các số tự nhiên, dãy số tự nhiên (đọc, viết, phân tích cấu tạo số phạm vi lớp
triệu)

36
So sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên có 6 chữ số (phạm vi lớp triệu)
Cộng trừ không nhớ và có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi lớp triệu
Nhân chia ngoài bảng cho số có 2, 3 chữ số
Tính giá trị biểu thức có chứa 1, 2, 3 chữ (có hoặc không có dấu ngoặc đơn)
2.2.2. Dạy học khái niệm Số tự nhiên
2.2.2.1. Hình thành khái niệm số tự nhiên (phạm vi 10)
• Phương Pháp chung
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ nhận thức,định hướng sự chú ý và yêu cầu quan sát của
học sinh vào đối tượng hình thành (khái niệm số)
Bước 2: Giáo viên tổ chức các hoạt động của học sinh trên phương tiện,đồ dùng dạy học
cụ thể để tích luỹ số liệu,dữ liệu,dấu hiệu (bản chất, không bản chất) có liên quan
Bước 3: Trừu tượng hoá thông qua việc loại bỏ dần những dấu hiệu không bản chất ,
thay thế các hình ảnh trực quan cụ thể bằng mô hình tượng trưng (sơ đồ Ven) chỉ giữ lại
các dấu hiệu đặc trưng (có cùng số lượng chỉ số đang học)
Bước 4: Khái quát hoá qua việc làm quen kí hiệu, tên gọi số, tập viết kí hiệu số (theo
mẫu), nhận dạng kí hiệu số và vị trí của số trong dãy các số đã học
Bước 5: Thực hành chỉ ra các nhóm đồ vật có số lượng biểu thị đúng số mới học
• Phương pháp hình thành các số (phạm vi 5)
Bước 1:
Hình thành biểu tượng về các tập hợp tương đương ứng với số đang học thông qua các
nhóm đồ vật cụ thể .
Chẳng hạn:
Giới thiệu số hai: Bằng phương pháp trực quan, giáo viên lần lượt vừa đưa ra vừa nói: Có
hai bông hoa, hai quả cam,...
Bước 2:
Yêu cầu học sinh nhắc lại số lượng từng nhóm đồ vật cụ thể khác nhau đó (có mấy bông
hoa, có mấy quả cam ?, …) và trừu tượng hóa về mặt số lượng qua việc thay thế bằng
hình tượng trưng: Có mấy chấm tròn ? (hai chấm tròn)
Bước 3:
Khái quát hóa qua giới thiệu số bằng đọc số, viết số
Chẳng hạn:

37
Ta có số hai, người ta dùng số hai để chỉ số lượng bông hoa, số lượng quả cam, ..., viết số
hai và tập viết kí hiệu số hai: 2 (theo mẫu).
(Cần kết hợp hoạt động học cá nhân: mỗi học sinh phải tập viết số 2 đúng theo mẫu)
Bước 4:
Tổ chức cho học sinh tự tìm và nêu ra các nhóm đồ vật cụ thể có số lượng chỉ số đang
học.
Riêng các số ( phạm vi: 6 đến 10) được hình thành trên cơ sở nhận biết về mặt số lượng
trong phạm vi 5, đồng thời gắn với việc học đếm bằng cách thêm 1.
Chẳng hạn:
5 thêm 1 là 6 và phân tích số để biết cấu tạo số (thông qua tổ chức cho học sinh thực hành
tự tách số lượng chỉ số 6 thành 2 nhóm bằng que tính: 6 gồm 5 và 1; 4 và 2 ; 3 và 3 )
Chú ý:
Số 0 được dạy sau số 9 . Khi giới thiệu số 0 nên tiến hành bằng thao tác bớt dần cho đến
hết.(Chẳng hạn: Có 3 quả cam trên dĩa: bớt đi 1 qủa cam còn 2 qủa cam, bớt đi 1 qủa cam
nữa còn 1 qủa cam, lại bớt đi 1 qủa cam nũa còn lại 0 qủa cam)
Sau bài dạy số 4, 5 học sinh được học các dấu quan hệ (<, >, =), vì vậy cần giúp học sinh
so sánh, sắp thứ tự các số trong phạm vi 10.
(Xem mục 2.2.3. dạy học so sánh số tự nhiên)
2.2.2.2. Hình thành khái niệm số tự nhiên (Phạm vi 20, 100)
Cụ thể tiến hành theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Dựa hình ảnh trực quan : là các bó que tính, que tính rời
Bước 2: Phân tích cấu tạo số : theo chục và đơn vị giúp học sinh hiểu rõ cấu tạo của kí
hiệu ghi số (10 đơn vị gộp thành 1 chục; vậy: 1 chục = 10 đơn vị)
Bước 3: Kí hiệu số bằng viết số : Dựa vào bảng kẻ sẳn giúp học sinh nhận biết chữ số
đứng trước chỉ cho số chục, chữ số đứng sau chỉ cho số đơn vị
Bước 4: Giới thiệu số : thông qua việc gọi tên số bằng đọc số
Ví dụ: Đọc, viết số 12
Chẳng hạn:
Dựa bảng kẻ sẳn, kết hợp thao tác, gợi ý của giáo viên theo trình tự các bước sau:

38
ĐDTQ Phân tích số Kí hiệu số Tên gọi số
(Bước 1) (Bước 2) (Bước 3) (Bước 4)
Chục Đơn vị Viết số Đọc số

1 2 12 Mười hai

Bước 1:
Dựa đồ dùng trực quan: Một bó que tính và hai que tính rời. Giáo viên thao tác: đếm
mười que tính (mười que tính còn gọi là một chục que tính) gộp thành một bó. Nói: mười
que tính và hai que tính là mười hai que tính.
Bước 2:
Phân tích số: Số mười hai gồm mấy chục ? : một chục (chỉ 1 bó) viết 1 ở cột chục và
mấy đơn vị ? : hai đơn vị (chỉ 2 que tính) viết 2 ở cột đơn vị
Bước 3:
Kí hiệu số: Số mười hai có hai chữ số, chữ số 1 viết trước (chỉ cho 1 chục) và chữ số 2
viết liền sau (chỉ cho 2 đơn vị) viết số như sau : 12
Bước 4: Gọi tên số bằng đọc số: Mười hai
Chú ý:
• Các số tự nhiên trong phạm vi 10 hình thành theo nguyên tắc đếm thêm 1; các số
tự nhiên có nhiều chữ số hình thành theo nguyên tắc ghép các đơn vị chục, trăm để
có số mới. ví dụ: 1 chục thêm 1 chục bằng 2 chục, 3 trăm thêm 1 trăm bằng 4 trăm
(đếm theo chục, đếm theo trăm)
• Trong phạm vi 100 khi hình thành một số mới thì cũng xác định ngay thứ tự của
số đó trong dãy số tự nhiên và so sánh với các số đã biết trên cơ sở khái niệm số
liền trước, số liền sau của một số tự nhiên. ( Dựa vào tia số)
• Đối với các số có 3 chữ số cũng thực hiện phương pháp dạy học như trên, đồng
thời lưu ý khi đọc,viết số ta đọc,viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp (từ trái
qua phải). Riêng đối với các số có từ 4 chữ số trở lên nên phối hợp đọc,viết số cụ
thể theo hệ ghi số thập phân với việc hình thành qui tắc đọc, viết số (kết hợp việc
sử dụng thẻ số)
• Khi học các số có 5, 6 chữ số,học sinh bắt đầu biết thêm về lớp. Dùng bảng kẻ sẳn
để giới thiệu khái niệm lớp: Mỗi lớp có 3 hàng. Lớp đơn vị (có hàng đơn vị; hàng

39
chục; hàng trăm); lớp nghìn (có hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn); …tên gọi
của lớp là tên hàng thấp nhất trong lớp đó.
• Cần giúp học sinh nắm chắc cấu tạo thập phân của số, thuộc tên gọi các hàng và
mối quan hệ của các hàng (cứ 10 đơn vị của một hàng nào đó gộp thành một đơn
vị của hàng cao hơn tiếp liền), thứ tự của các hàng và hiểu được giá trị của mỗi
chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong mỗi số cụ thể.
Chẳng hạn:
Số 333 (chữ số 3 bên trái chỉ 3 trăm, chữ số 3 ở giữa chỉ 3 chục, chữ số 3 bên phải chỉ 3
đơn vị ). Phân tích theo cấu tạo thập phân của số: 333 = 300 + 30 + 3
Ví dụ:
Viết số tự nhiên M biết: M = 9 × 1000000 + 5 × 1000 + 8 (sử dụng thẻ số)
Viết số tự nhiên lớn nhất (nhỏ nhất) có 3 chữ số.
Viết số tự nhiên nhỏ nhất có tổng các chữ số của nó bằng 20.
Viết số tự nhiên gồm 4 chữ số có tổng các chữ số của nó bằng 3.
Một số tự nhiên sẽ thay đổi thế nào nếu viết thêm (xóa) chữ số 3 ở bên phải số đó ?
2.2.3. Dạy học so sánh, sắp thứ tự các Số tự nhiên
• Các số tự nhiên trong phạm vi 10 được thực hiện thông qua các bước sau:

3 2
Bước 1: Tổ chức hoạt động nối tương ứng 1-1 (gọi là thao tác ghép đôi) giữa các phần tử
của hai tập hợp. (chẳng hạn: số quả cam và số hình chữ nhật)
Bước 2: Diễn tả bằng ngôn ngữ tự nhiên: nhiều hơn, ít hơn (số quả cam nhiều hơn số
hình chữ nhật hay số hình chữ nhật ít hơn số quả cam)
Bước 3: Chính xác hoá bằng ngôn ngữ và kí hiệu toán học: 3 > 2 ; 2 < 3 ( > , <, = ).
• Dạy học so sánh số tự nhiên phạm vi 100, 1000 đều dựa vào nguyên tắc trên
nhưng bước đầu học sinh tập rút ra nhận xét khái quát
(so sánh theo số trăm, số chục, số đơn vị )
• Dạy học so sánh số tự nhiên phạm vi các vòng số lớn hơn (lớp 3, 4) được dựa vào
phân tích cấu tạo thập phân của số. Từ đó giúp học sinh hình thành qui tắc tổng

40
quát: so sánh theo cấu tạo hàng và lớp (so sánh số đơn vi theo từng hàng tương
ứng, bắt đầu từ hàng cao nhất )
2.2.4. Dạy học một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
Nội dung nầy được giới thiệu rõ dần từng bước trong suốt quá trình dạy học các số tự
nhiên. Thời gian đầu học sinh nhận biết bằng các hoạt động đếm, đọc, viết từng đoạn của
dãy số tự nhiên và so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên đó.
Càng về sau, đặc biệt ở vòng các số có nhiều chữ số (đầu lớp 4) mới chính thức giới thiệu
về tên gọi số tự nhiên và dãy số tự nhiên, một số đặc điểm của dãy số tự nhiên ở dạng
khái quát hơn nhưng chỉ yêu cầu học sinh nhận biết để làm bài tập.
Một số đặc điểm của dãy số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, …,9, 10, 11, 12, …
Không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi .
Số 0 là số tự nhiên bé nhất .
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau một đơn vị .
2.2.5. Dạy học các phép tính với Số tự nhiên ở Tiểu học
2.2.5.1. Phương pháp chung:
Dạy học các phép tính ở tiểu học tiến hành theo trình tự sau:
Hình thành khái niệm phép tính.
Hình thành kĩ thuật tính (cách đặt tính, thưc hiện tính, kiểm tra kết quả)
Rèn kĩ năng tính (theo mức độ, yêu cầu ở từng lớp)
Hình thành các tính chất của phép tính, các qui tắc tính nhẩm.
2.2.5.2. Phương pháp hình thành khái niệm phép tính (phạm vi 10)
• Phép cộng.
Biểu tượng đặc trưng của phép cộng là hình ảnh hợp của hai tập hợp không giao nhau với
ý nghĩa thêm vào, gộp vào.
Sau khi giới thiệu về phép cộng cần giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của phép cộng và
biết được khi nào phải dùng đến phép cộng.
Ở lớp 1 chỉ giới thiệu tên gọi và kí hiệu phép cộng, trừ, đến lớp 2 mới giới thiệu tên gọi
các thành phần của các phép tính đó
Các bước tiến hành như sau :
Bước 1:
Thao tác trên đồ dùng dạy học để hình thành biểu tượng hợp hai tập hợp không giao
nhau.

41
Chẳng hạn: Hai que tính thêm một que tính là ? que tính , …..
Học sinh nhận ra kết quả bằng cách đếm .
Bước 2:
Thay thế hình ảnh trực quan nêu trên bằng hình tượng trưng (số chấm tròn).
Sau đó khái quát bằng lời, giới thiệu phép tính, kí hiệu phép tính .
Chẳng hạn:
2 thêm 1 bằng 3, vừa nói vừa viết 2 + 1 = 3 ; đọc là 2 cộng 1 bằng 3 và giới thiệu dấu +
chỉ cho dấu phép cộng. (Tương tự : 1 + 2 = 3)
Bước 3:
Tổ chức thực hành lập các công thức cộng theo phạm vi từng bảng cộng
• Phép trừ
Biểu tượng đặc trung của phép trừ là hình ảnh còn lại số phần tử thuộc phần bù của một
tập hợp với ý nghĩa bớt đi, cho đi
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1:
Thao tác trên ĐDDH giúp học sinh nhận ra kết quả tính bằng cách đếm phần còn lại.
Chẳng hạn: Có 3 que tính, bớt đi 1 que tính còn lại ? que tính
(Phần còn lại- đó là phần bù của phần bớt đi, cho đi của một- tập hợp. Ở đây 2 là phần bù
của 1 để có 3).
Bước 2:
Thay thế hình ảnh trực quan trên bằng hình tượng trưng (số chấm tròn).
Sau đó khái quát bằng lời, giới thiệu phép tính, kí hiệu phép tính.
Chẳng hạn: 3 bớt 1 còn 2, vừa nói vừa viết 3 – 1 = 2 ; đọc là 3 trừ 1 bằng 2 và giới thiệu
dấu - chỉ cho dấu phép trừ. (Tương tự : 3 – 2 = 1)
Bước 3:
Tổ chức thực hành lập các công thức trừ theo phạm vi từng bảng trừ.
• Phép nhân
Biểu tượng đặc trưng của phép nhân là hình ảnh các tập hợp có số phần tử giống nhau
được lấy nhiều lần với ý nghĩa gấp lên nhiều lần hoặc tổng các số bằng nhau
Phương pháp tiến hành như sau:
Bước 1:

42
Nêu bài toán,chẳng hạn: An lấy một lần 2 hình vuông và lấy 3 lần như vậy. Hỏi An đã lấy
tất cả bao nhiêu hình vuông ?
Qua thao tác trên đồ dùng dạy học giúp học sinh nhận ra kết quả bằng phép cộng :
2+2+2=6
Bước 2:
Gợi học sinh nhận xét các số hạng và chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành
cách viết mới, rồi giới thiệu phép nhân, kí hiệu phép nhân.
Chẳng hạn, từ : 2 + 2 + 2 = 6 nói: 2 được lấy mấy lần ? (2 được lấy 3 lần)
viết: 2 x 3 = 6 đọc: 2 nhân 3 bằng 6, dấu x chỉ dấu phép nhân
• Phép chia
Biểu tượng đặc trưng của phép chia được thể hiện qua thao tác chia cụ thể với ý nghĩa
chia đều thành các phần bằng nhau và chia đều theo nhóm.
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1:
Nêu bài toán: Có 6 ô vuông chia hai phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần có mấy ô ?
(Dạng bài tóan sau đây SGK đưa vào bài tập: Có 6 ô vuông chia đều mỗi phần 3 ô vuông.
Hỏi chia được mấy phần ?)
Qua thao tác chia cụ thể (Lần lượt 3 lần chia đều cho 2 phần), giúp học sinh nhận ra số ô
vuông trong mỗi phần ? (3 ô vuông)
Bước 2:
Giới thiệu phép chia để tìm số ô vuông trong mỗi phần và khái quát.
Chẳng hạn:
Có 6 ô vuông chia hai phần bằng nhau, mỗi phần dược 3 ô vuông, ở đây ta có phép chia:
6 chia 2 được 3 , viết 6 : 2 = 3 , dấu : chỉ cho dấu phép chia.
Bước 3:
Giới thiệu cách tìm kết quả phép chia dựa vào phép nhân tương ứng.
Ở bước nầy cần lưu ý: Trong thực tế không phải lúc nào cũng dùng cách chia cụ thể như
trên mà cần tìm cách để có kết quả nhanh hơn.
Chẳng hạn:
Sau khi chia ta được mỗi phần có 3 ô vuông, gộp hai phần đó lại ta có:
3 + 3 = 3 x 2 = 6 và 6 : 2 = 3 .

43
Dựa vào quan hệ giữa nhân và chia trong trường hợp cụ thể nầy, gợi học sinh nêu ra nhận
xét: Vậy để biết 6 : 2 = ? (chỉ cần biết 2 x ? để bằng 6). Tương tự: 6 : 3 = ?
2.2.5.3. Phương pháp hình thành kĩ thuật tính
• Kĩ thuật tính trong bảng
Học sinh cần học thuộc bảng cộng, trừ phạm vi 10, bảng cộng trừ phạm vi 20 (có nhớ);
chú ý hướng dẫn học sinh xây dựng các bảng nhân, chia và tích cực hóa hoạt động học
tập giúp các em tự lập bảng và học thuộc.
Yêu cầu chủ yếu ở đây là học sinh hiểu nguyên tắc lập bảng nhân dựa trên khái niệm
phép nhân; lập bảng chia dựa trên quan hệ giữa nhân và chia.
Chẳng hạn khi hình thành bảng nhân 2; bảng chia 2, giáo viên cần thực hiện các thao tác
và cách sử dụng các thẻ có ghi chấm tròn giúp học sinh hình thành những biểu tượng trực
quan về phép nhân, phép chia.
Bảng nhân 2 Bảng chia 2
00
2 được lấy 1 lần, ta viết: 2x1 = 2 2x1=2 2:2=1
00 00
2 được lấy 2 lần, ta có: 2x2=2+2=4 2x2=4 4:2=2
00 00 00
2 được lấy 3 lần,ta có: 2x3=2+2+2=6 2x3=6 6:2=3
…………………………………………………… ………. ………
…………….......................................................... 2x10 = 20 20 : 2 = 10
Riêng đối với bảng nhân, có thể tùy từng giai đoạn, điều kiện học tập khi lập bảng có thể
nêu vấn đề gợi mở cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa các tích ở từng công thức
trong bảng nhân.
(Đếm thêm 2; thêm 3; thêm 4; thêm 5; …tương ứng với bảng nhân 2; 3; 4; 5; …)
Kĩ thuật tính trong bảng giúp học sinh biết sử dụng liên tiếp các bảng tính để có kết quả.
Ví dụ: Tính 4 x 2 x 6 ; 6x6:9; …
• Kĩ thuật tính ngoài bảng ( tính viết )
Cần chú ý về phương pháp dạy học khi hình thành các thao tác tính nhẩm như:
(60 + 20; 500 – 200; 600 x 2; 8000 : 4) và các kiến thức cơ sở là các bảng tính.
Kĩ thuật tính gồm 3 thao tác: Đặt tính - Thực hiện tính – Kiểm tra các kết quả.
Chẳng hạn :
Phép nhân với số có 2, 3, …chữ số được giới thiệu trên cách nhân một số với một tổng.
Trên cơ sở đó hướng dẫn cách đặt tính (đặt thừa số nầy dưới thừa số kia) và nhân từ phải

44
sang trái. Cần lưu ý học sinh đặt tích riêng thứ 2, 3, …lùi sang trái một cột so với tích
riêng thứ 1, 2, …tương ứng.
Khi thực hiện phép chia, cần đặt tính và thực hiện chia theo thứ tự từ trái qua phải.
Cần lưu ý một số trường hợp học sinh dễ sai sót, khó như: phép chia có chữ số 0 ở
thương (ví dụ: 9450 : 35 = ? ; 2448 : 24 = ? ); cách tìm các chữ số của thương (ước
lượng) và cách tìm số dư từng phần (phải nhân nhẩm và trừ nhẩm).
(Xem phần kế hoạch dạy học bài: chia cho số có hai chữ số)
• Rèn kĩ năng tính
Thực hiện theo mức độ, yêu cầu của chương trình đối với từng bài, từng lớp.
Cụ thể:
Lớp 1: Cộng, trừ không nhớ phạm vi 100
Lớp 2: Cộng, trừ có nhớ phạm vi 100 ; cộng, trừ không nhớ phạm vi 1000
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi bảng tính
Lớp 3: Cộng, trừ có nhớ không quá hai lần phạm vi 1000, 100000
Nhân số có 2, 3 chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
Chia số có đên 5 chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư)
Lớp 4: Cộng, trừ các số có đến 5, 6 chữ số có nhớ không quá 3 lần
Nhân (chia) với (cho) số có 3 chữ số
2.2.6. Hình thành các tính chất của các phép tính
Việc dạy một số tính chất của các phép tính chủ yếu giúp học sinh học toán một cách
thông minh và chuẩn bị tổng kết về tập hợp số tự nhiên.
Ví dụ: Tính nhanh: 98 x 89 + 89 + 89 = …
Ở các lớp dưới yêu cầu chỉ nhận biết và vận dụng đúng thông qua một số bài tập cụ thể
và để tính nhẩm, tính nhanh giá trị các biểu thức số.
Ví dụ: Tính 2 + 9 + 8 = ?
Ở đây học sinh nhẩm: 2 + 8 = 10, 10 + 9 = 19. Vậy: 2 + 9 + 8 = 19
Đến lớp 4 mới chính thức giới thiệu các tính chất. Khi hình thành các tính chất nầy, chủ
yếu dựa vào việc yêu cầu học sinh tính và so sánh giá trị hai biểu thức chứa chữ có gắn
với gía trị của chữ cho một vài trường hợp cụ thể (dựa bảng kẻ sẳn).
Tự học:

45
Tự tìm hiểu,trình bày nội dung dạy học số tự nhiên ở tiểu học; Mục đích yêu cầu cần đạt
khi dạy học số tự nhiên.
Trình bày các bước hình thành số tự nhiên trong phạm vi 10, 100 qua một số cụ thể.
Thảo luận:
1/ PPDH so sánh các số tự nhiên trong phạm vi 10, 100, 1000; từ đó có nhận xét gì về
mức độ yêu cầu ở các bài dạy so sánh số tự nhiên ở toán 1, toán 2
2/ Trình bày các bước thực hiện bài:9 cộng với 1 số: 9 + 5 ; bài: 29 + 5 (Toán 2)
3/ Các nhóm tập soạn bài dạy cụ thể trong SGK toán tiểu học
Câu hỏi:
1/ Trình bày các bước hình thành khái niệm số tự nhiên trong phạm vi 20, 100 qua ví dụ
cụ thể : đọc, viết số 14
2/ Nêu phương pháp dạy học so sánh các số tự nhiên ở tiểu học.
3/ Trình bày các bước hình thành khái niệm các phép tính ở tiểu học .
4/ Khi rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cho học sinh, giáo viên cần chú ý gì ?
2.3. DẠY HỌC VỀ PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN
2.3.1. Dạy học Phân số
2.3.1.1. Dạy học khái niệm phân số
• Các cách tiếp cận khái niệm phân số ở tiểu học
Cách 1: Tiếp cận kiểu tập hợp (Toán 2)
Dựa vào việc so sánh số lượng của một bộ phận của tập hợp so với toàn bộ tập hợp đó.
Ví dụ: Đã khoanh vào 1/3 số quả cam trong hình nào ?
Cách 2: Tiếp cận kiểu diện tích (Toán 3)
Dựa vào việc chia một hình thành các phần bằng nhau và quan tâm đến một số phần nào
đó.
Ví dụ: Đã tô màu vào 1/4 hình nào ? ; Tìm 1/4 số ô vuông trong hình đã cho.
Cách 3: Tiếp cận kiểu phép chia (Toán 4)
Dựa nhu cầu biểu diễn thương đúng của phép chia hai số tự nhiên (số chia khác 0) và nhu
cầu biểu thị số lượng mà số tự nhiên không đáp ứng được.
Ví dụ: Bài phân số và phép chia số tự nhiên (Toán 4) nhằm làm rõ thêm ý nghĩa của dấu
gạch ngang thay cho phép chia, đặc biệt là bước đầu cho học sinh thấy phân số là loại số
mới, tổng quát hơn (mỗi số tự nhiên là một phân số đặc biệt).

46
Vì vậy cần giúp học sinh nhận thấy thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên
(khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
8 5 3
Chẳng hạn: 8:4= ; 5:5= ; 3:4=
4 5 4
Như vậy với sự xuất hiện của phân số, mọi phép chia hai số tự nhiên (số chia khác 0) bao
giờ cũng thực hiện được.
Cách 4: Tiếp cận trên tia số
(Dạng bài tập toán 4: Viết phân số thích hợp vào chổ chấm)
Cách 5: Tiếp cận kiểu tỉ số
(Bài toán dạng: Tìm hai số khi biết tổng, hiệu và tỉ số của hai số đó)
• Các bước hình thành khái niệm phân số (Toán 4) :
Các nhóm nêu cách hình thành khái niệm phân số theo SGK toán 4
Các nhóm góp ý, giáo viên nhận xét và tổng kết.
Cụ thể cách tiến hành như sau:
o Dựa mô hình trực quan: Chia một hình thành các phần bằng nhau và tô màu vào
một số phần nào đó (Xem ở phần phương pháp giảng giải-minh hoạ)
o Biểu diễn số phần đã tô màu bằng phân số (viết, đọc phân số đó)
o Giới thiệu phân số, ý nghĩa của tử số và mẫu số, cách viết phân số.
o Thực hành đọc, viết phân số.
(Chẳng hạn: Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình đã cho sẵn).
2.3.1.2. Dạy học tính chất cơ bản của phân số:
• Các bước hình thành tính chất cơ bản của phân số (phân số bằng nhau)
Chẳng hạn:
Bước 1:
Dựa vào trực quan, giáo viên giới thiệu hai băng giấy như nhau và yêu cầu học sinh chia
băng giấy thứ nhất thành 4 phần bằng nhau (2 lần gấp đôi băng giấy), tô màu 3 phần và

3
viết phân số chỉ số lượng giấy đã được tô màu: (băng giấy). Tương tự chia băng giấy
4
thứ hai thành 8 phần bằng nhau (3 lần gấp đôi băng giấy), tô màu 6 phần và viết phân số

6
chỉ số lượng giấy đã được tô màu : (băng giấy)
8
Bước 2:

47
3 6
Gợi học sinh so sánh số lượng giấy đã tô màu ở hai băng giấy: (băng giấy) và (băng
4 8

3 6
giấy), rút ra kết luận về hai phân số biểu thị cùng một lượng giấy: =
4 8
Bước 3:
Nhận xét quan hệ về hai phân số ở bước trên, sau đó chính xác hoá tính chất bằng lời .
3 6
(Chẳng hạn: Làm cách nào để phân số: bằng phân số ? và ngược lại ?)
4 8
Các nhóm thảo luận các bước hình thành tính chất bằng nhau của phân số
• Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và qui đồng mẫu số
1) Trước khi dạy phần nầy, nên sử dụng một số bài tập nhỏ để ôn tập và rèn luyện kĩ
năng vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 đã học vào việc phát hiện các
thừa số chung giữa 2, 3 số tự nhiên đã cho.
2) Khi dạy về rút gọn phân số, qui đồng mẫu số của nhiều phân số cần làm cho học
sinh hiểu rõ thế nào là rút gọn phân số, phân số tối giản, qui đồng mẫu số và mẫu
số chung của nhiều phân số. Từ đó nắm chắc và vận dụng thành thạo các qui tắc
thực hành để rút gọn phân số và qui đồng mẫu số của nhiều phân số.
3) Đối với việc qui đồng mẫu số nhiều phân số, phương pháp chung là lấy tích của
các mẫu số của các phân số làm mẫu số chung, từ đó tìm ra thừa số phụ thích hợp
của các phân số. Vì vậy,nên chú ý tập cho học sinh có thói quen quan sát các mẫu
số ở các phân số đã cho để phát hiện những thừa số chung có thể có trong cấu tạo
của các mẫu số đó và tìm ra các thừa số phụ thích hợp của từng phân số, nhất là
đối với trường hợp mẫu số của một phân số nào đó chia hết cho mẫu số của các
phân số kia.
2.3.1.3. Dạy học so sánh và sắp thứ tự các phân số
• So sánh hai phân số : Các nhóm tự trình bày (Dựa SGK Toán 4)
2 3
 Cùng mẫu số: So sánh hai phân số: và
5 5
Thông qua các bước sau :
Bước 1: Chia đơn vị thành các phần bằng nhau, chẳng hạn:biểu thị đơn vị bằng độ dài
đoạn thẳng AB, rồi chia thành 5 phần bằng nhau. Sau đó chọn các điểm C, D trên AB
theo điểm chia tương ứng phù hợp vấn đề nêu ra ở trên.

48
Bước 2: Yêu cầu học sinh viết (đọc) phân số biểu thị độ dài AC, AD và so sánh hai phân
số chỉ độ dài tương ứng AC và AD
Bước 3: Gợi ý học sinh nhận xét mối quan hệ giữa hai phân số đó và rút ra qui tắc so
sánh hai phân số cùng mẫu số.
(Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta so sánh các tử số hay mẫu số ?)
Chú ý:
Có thể sử dụng hai băng giấy như nhau cùng chia thành 5 phần bằng nhau; tô màu lần
lượt vào từng băng giấy tương ứng theo vấn đề nêu trên và yêu cầu học sinh viết (đọc)
phân số chỉ phần giấy tô màu. Sau đó gợi học sinh nhận xét mối quan hệ giữa hai phân số
đó và nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
2 3
 Khác mẫu số: So sánh hai phân số : và
3 4
Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đề theo gợi
ý một trong hai cách sau:
Cách 1
So sánh một cách trực quan dựa vào việc chia hai băng giấy như nhau theo số phần được
biểu thị ở mỗi phân số đã cho ở trên.
Gợi ý học sinh nhận xét và nêu kết luận trong trường hợp cụ thể nầy
Nhận xét:
Cách 1 có tính trực quan nhưng không nêu được cách giải quyết chung.
Cách 2 (SGK áp dụng)
Nêu vấn đề: Có thể chuyển về so sánh hai phân số cùng mẫu số đã biết ?
Giải pháp khả thi: Qui đồng mẫu số hai phân số.
Gợi học sinh thực hiện qua các bước sau:
Qui đồng mẫu số hai phân số - so sánh hai phân số cùng mẫu số - kết luận.
Việc so sánh hai phân số cùng tử số khác mẫu số đưa vào phần bài tập. Trường hợp nầy
học sinh vẫn áp dụng cách so sánh hai phân số cùng mẫu số đã biết.
Từ kết quả so sánh nầy, gợi học sinh nhận xét và rút ra cách so sánh hai phân số cùng tử
số khác mẫu số rồi áp dụng.
5 7
Ví dụ: So sánh và
21 27

49
5 5× 7 35 5 5 1
Cách 1: B1/ Ta có: = = Cách 2: Ta có: < =
21 21× 7 147 21 20 4
7 7× 5 35 7 7 1
= = > =
27 27 × 5 135 27 28 4
35 35 7 1 5
B2/ mà < mà > >
147 135 27 4 21
5 7 5 7
B3/ Vậy : < Vậy : <
21 27 21 27
• Sắp thứ tự các phân số
Việc so sánh và sắp thứ tự các phân số chỉ dừng ở mức độ giới thiệu để học sinh bước
đầu nhận biết (chủ yếu chỉ đến 3 phân số)
Chú ý kết hợp so sánh phân số với đơn vị và với việc qui đồng mẫu số
Cần gợi học sinh nhận biết giữa hai phân số chỉ xảy ra 1 trong 3 trường hợp (<, >, =),
nhận biết quan hệ bắc cầu khi so sánh và sắp thứ tự các phân số.
Ví dụ: Viết phân số thích hợp vào chổ chấm trên tia số.
1 2
0 … … … 1
3 3

1 1 5 3
Sắp xếp các phân số : ; ; ; theo thứ tự tăng dần.
3 6 2 2
2.3.1.4. Dạy học các phép tính trên phân số
 Một số chú ý chung
Qúa trình hình thành các qui tắc về các phép tính trên phân số được thực hiện nhờ qui nạp
không hoàn toàn, giúp học sinh có căn cứ thực nghiệm để thừa nhận qui tắc.
Ở đây không hình thành lại ý nghĩa phép tính mà chỉ mở rộng, khắc sâu thêm.
Việc hình thành qui tắc tính (cộng, trừ, nhân, chia) thông qua các bước sau:
Bước 1: Nêu tình huống thực tiển (bài toán) có nhu cầu sử dụng phép tính
Bước 2: Thao tác trên phương tiện trực quan để tìm kết quả bằng trực giác
Bước 3: Nhận xét kết quả, rút ra cách làm
Bước 4: Chính xác hoá cách làm, rút ra qui tắc
 PPDH các phép tính trên phân số
• Phép cộng hai phân số: Tiến hành qua các bước sau:
Cùng mẫu số:

50
3 2
Bước 1: Nêu bài toán cụ thể dẫn đến phép cộng hai phân số cùng mẫu số : + = ?
8 8
Bước 2: Bằng trực quan, giáo viên tô màu lần lượt số phần biểu thị từng phân số trên
cùng 1 băng giấy và yêu cầu học sinh đọc(viết) tùng phân số chỉ số phần đã được tô màu,
số phần đã tô màu ở cả 2 lần và nêu phân số chỉ số phần đã tô màu ở cả 2 lần. Dựa vào

3 2 5
trực quan, học sinh nhận ra kết quả phép cộng: + =
8 8 8
Bước 3: Từ kết quả phép cộng, gợi ý học sinh nhận xét và nêu cách cộng hai phân số
cùng mẫu số ở trường hợp cụ thể nầy rồi nêu qui tắc khái quát.
5 3 2
(Chẳng hạn so sánh tử số của phân số với tử số của các phân số : và )
8 8 8
Khác mẫu số:
1 1
Bước 1: Nêu bài toán cụ thể dẫn đến phép cộng hai phân số khác mẫu số: + = ?
2 3
Bước 2: Gợi học sinh phát hiện vấn đề (cộng hai phân số khác mẫu số) và cách giải
quyết vấn đề: Đưa về cách cộng hai phân số cùng mẫu số đã biết bằng cách qui đồng
mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
Bước 3: Gợi ý học sinh cách cộng và nêu qui tắc cộng hai phân số khác mẫu số.
• Phép trừ hai phân số : Phương pháp tiến hành tương tự như phép cộng.
• Phép nhân phân số: Tiến hành qua các bước sau:
4 2
Bước 1: Nêu bài toán dẫn đến phép nhân hai phân số: × = ?
5 3
4 2
Ví dụ: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m và chiều rộng m .
5 3
4 2
Bước 2: Để tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m và chiều rộng m, ta dựa vào
5 3
một hình vuông cạnh 1m bằng cách đếm số ô tô màu của hình chữ nhật (mỗi ô có diện

1 2
tích bằng m )
15
Chẳng hạn:
Dựa hình vẽ dưới đây, hình vuông có diện tích 1 m 2 và gồm 15 ô , mỗi ô có diện tích

1
bằng m2
15

51
Hình chữ nhật (ô tô màu) có 8 ô , nên diện tích hình chữ nhật (ô tô màu) có diện tích bằng

8
m2
15

2
m 1m
3
4
m
5
4 2 8
Bước 3: Dựa vào kết quả: × = gợi ý học sinh nhận xét về cách nhân hai phân số
5 3 15

4 2 4× 2 8
trong trường hợp cụ thể nầy ? ( × = = ) , rồi nêu qui tắc khái quát.
5 3 5 × 3 15
Chú ý:
Phép nhân một phân số với một số tự nhiên được nêu ra dưới dạng bài tập.
Lưu ý trường hợp rút gọn rồi tính, nhất là tính rồi rút gọn
7 4 2 7× 4× 2 1
Ví dụ: × × = = (chia nhẩm từng bước tích trên và dưới gạch ngang)
8 3 7 8× 3× 7 3
• Phép chia phân số
Giới thiệu trực tiếp qui tắc. (Dựa phân số đảo ngược)
Phép chia một số tự nhiên cho một phân số, phép chia một phân số cho một số tự nhiên
được nêu ra dưới dạng bài tập.
Tự học:
Mục đích dạy học nội dung phân số ở tiểu học; yêu cầu tối thiểu cần đạt của học sinh khi
dạy học nội dung nầy.
Câu hỏi:
1/ Trình bày các bước hình thành tính chất cơ bản của phân số ở tiểu học.
2/ Nêu các bước hình thành qui tắc tính (cộng, trừ, nhân, chia) các phân số.
2.3.2. Dạy học Số thập phân
2.3.2.1. Dạy học khái niệm số thập phân
• Các cách tiếp cận khái niệm số thập phân ở tiểu học
Cách 1: Tiếp cận kiểu dựa vào phân số

52
Số thập phân được coi như một dạng biểu diễn mới của phân số thập phân.
(Thể hiện theo lược đồ sau)
Phân số dạng tổng quát → Phân số dạng đặc biệt (phân số thập phân) → Phân số dạng
không có mẫu số (số thập phân)
2 2× 2 4
Ví dụ: = = = 0, 4 (Cách hình thành khái niệm số thập phân SGK toán 5)
5 5 × 2 10
Cách 2: Mã hoá lại số đo phức hợp
(Dựa kiến thức đo đại lượng và quan hệ giữa các đơn vị đo mà học sinh đã học).
7 56
Ví dụ: 2m7dm = 2 m = 2,7m ; 8m56cm = 8 m = 8,56m (SGK Toán 5)
10 100
Cách 3: Mã hoá lại số nguyên.
(Dựa vào quan hệ giữa các đơn vị đo của một số đại lượng)
Ví dụ : 1760 kg = 1,76 tấn
760
(Vì: 1760 kg = 1 tấn 760 kg = 1 tấn = 1,760 tấn = 1,76 tấn )
1000
Ví dụ : 1760 m 2 = 0,176 ha
1 1760
(Vì 1 m 2 = ha , nên 1760 m 2 = ha = 0,1760 ha = 0,176 ha )
10000 10000

• Các bước hình thành khái niệm số thập phân: (Xem cách 1 và cách 2)
Bước 1: Thực hành đo độ dài và viết số đo độ dài.
Chẳng hạn: 1dm ; 7cm ; 2m 7cm
Bước 2: Viết số đo độ dài dưới dạng phân số thập phân hoặc hỗn số :

1 7 7
1dm = m ; 7cm = m (tiết 1, 2 toán 5) ; 2m7cm = 2 m (tiết 3 toán 5)
10 100 10
Bước 3: Nêu cách viết thuận tiện của số đo độ dài :
1 7 7
1dm = m = 0,1m ; 7cm = m = 0,07m ; 2m7cm = 2 m = 2,7m
10 100 10
Bước 4: Giới thiệu số thập phân và cấu tạo số thập phân:
0,1 ; 0,07 ; 2,7 là các số thập phân
• Cấu tạo số thập phân ; Cách đọc, viết số thập phân:
- Mỗi số thập phân gồm hai phần:
Phần nguyên và phần thập phân; chúng được phân cách bởi dấu phảy
- Qui ước đọc, viết số thập phân:

53
Bắt đầu lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp đọc (viết) phần nguyên, dấu phảy, phần thập
phân.
Ví dụ: Viết số thập phân có 24 đơn vị, 24 phần nghìn : 24,024 ; đọc: 24 phảy 024.
Một số chú ý khi hình thành khái niệm số thập phân:
- Số thập phân là loại số mới, một dạng biểu diễn khác của phân số thập phân. Nó mở
rộng tác dụng so với số tự nhiên ở chổ có thể biểu diễn chính xác hơn các số đo đại lượng
- Cách ghi số thập phân cũng dựa trên nguyên tắc ghi số theo vị trí với hệ cơ số 10 (hệ
ghi số thập phân), như vậy giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vị trí hàng mà nó đứng trong
cách ghi.
Chẳng hạn số thập phân 24,024: chữ số 2 ở phần nguyên có giá trị 2 chục, chữ số 2 ở

2 4
phần thập phân có giá trị 2 phần trăm. Phân tích : 24, 024 = 24 + +
100 1000
- Số thập phân có mối liên hệ mật thiết với phân số thập phân và số tự nhiên.
Chẳng hạn:
Mọi số tự nhiên đều có thể coi là số thập phân và phần thập phân là 0 ( 12 = 12,0)
Mọi số thập phân đều có thể biểu diễn dưới dạng Phân số thập phân và ngược lại :
725 725
7,25 = ; = 7,25
100 100
2.3.2.2. Dạy học so sánh số thập phân
• Số thập phân bằng nhau
Cách 1:
Sử dụng một số ví dụ làm cơ sở qui nạp không hoàn toàn, từ đó giúp học sinh nhận thức
được tính chất bằng nhau của số thập phân.
Chẳng hạn:
Yêu cầu học sinh viết 14,3 thành phân số thập phân có mẫu số là 10, 100, 1000 (

143 1430 14300


= = )
10 100 1000
Yêu cầu học sinh viết các phân số thập phân đó thành các số thập phân tương ứng
(14,3 = 14,30 = 14,300 )
Yêu cầu học sinh nhận xét và rút ra kết luận khái quát.
Cách 2:
SGK Toán 5 sử dụng quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng .

54
Chẳng hạn:
Từ : 9dm = 0,9m ; 9dm = 90cm = 0,90m nên 0,9m = 0,90m
Vậy : 0,9 = 0,90 hay 0,90 = 0,9
Trên cơ sở đó gợi học sinh rút ra kết luận và khái quát về tính chất bằng nhau của số thập
phân.
• So sánh số thập phân
Dạy học so sánh số thập phân dựa trên kiến thức cơ sở là thuật toán so sánh số tự nhiên
có nhiều chữ số và so sánh phân số có cùng mẫu số mà học sinh đã biết
SGK sử dụng chuyển số đo dạng số thập phân về số đo dang số tự nhiên.
• Trường hợp phần nguyên khác nhau
Chẳng hạn: So sánh 3,1m và 2,98m
Ta có: 3,1m = 310cm và 2,98m = 298cm
Vì 310cm > 298cm nên 3,1m > 2,98m
(Gợi ý, hướng dẫn học sinh nhận xét khái quát về cách so sánh ở trường hợp cụ thể nầy –
so sánh phần nguyên với nhau: 3 > 2)
• Trường hợp phần nguyên bằng nhau
(Tiến hành so sánh các phần thập phân tương tự như trên)
Thông qua so sánh hai số thập phân cần giúp học sinh biết sắp xếp một nhóm số thập
phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Cần chú ý, bao giờ cũng tìm được số thập
phân ở giữa hai số cho trước.
2.3.2.3. Dạy học các phép tính với số thập phân
 Một số vấn đề chung
Việc dạy 4 phép tính với số thập phân chú trọng hơn đến việc hình thành kĩ thuật tính.
Qua đó cần giúp học sinh ôn tập, chuẩn bị tốt các kĩ năng tính trên tập số thập phân và
phân số làm cơ sở cho việc hình thành kĩ năng tính trên tập số thập phân. Theo đó cần
chú ý 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Nêu tình huống thực tiển có nhu cầu sử dụng phép tính trên tập số thập phân,
giúp học sinh phát hiện vấn đề cần nhận thức.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh huy động các kiến thức và kỹ năng tính toán đã có trên tập
số tự nhiên, phân số để tìm kết quả.
Bước 3: Gợi ý giúp học sinh nhận xét kết quả, rút ra cách làm
Bước 4: Chính xác hoá cách làm, nêu qui tắc.

55
Phương pháp chung hình thành kĩ thuật tính đối với các số thập phân (SGK) thông qua sơ
đồ sau:

Tình huống thực tế


Kỹ thuật tính:
- Đặt tính
Phép tính với số thập phân - Tính (như đối với
Số tự nhiên có dấu phảy)

Chuyển về phép tính với


Số tự nhiên

 Phương pháp dạy học các phép tính với số thập phân
Theo sơ đồ trên, khi dạy học các phép tính với số thập phân cần tiến hành qua các bước
sau:
Bước 1: Nêu bài toán đơn hình thành phép tính với số thập phân
Chuyển đổi số đo dạng thập phân sang số đo dạng số tự nhiên và thực hiện phép tính trên
số tự nhiên
Chuyển đổi số đo kết quả của phép tính (theo đơn vị mới) thành số đo dạng số thập phân
(theo đơn vị cũ)
Bước 2: So sánh, đối chiếu và chuyển sang thực hiện phép tính trên số thập phân
(Cần hướng dẫn cách đặt tính và tính như đối với số tự nhiên có dấu phảy)
Bước 3: Nêu qui tắc thực hiện phép tính đối với số thập phân
Bước 4: Luyện tập qua vài ví dụ cụ thể
(Có số chữ số ở phần nguyên và phần thập phân khác nhau)
Ví dụ:
• Dạy phép cộng, trừ hai số thập phân
Phương pháp tiến hành như sau:
Bước 1:
Nêu bài toán đơn hình thành phép cộng với số thập phân : 1,84 + 2,45 = ? (m)
Chuyển đổi số đo dạng số thập phân (với đơn vị cũ) sang số đo dạng số tự nhiên (với đơn
vị mới) và thực hiện phép cộng trên số tự nhiên.

56
Chuyển đổi số đo kết quả của phép cộng (với đơn vị mới) thành số đo dạng số thập phân
(với đơn vị cũ)
Chẳng hạn:
Ta có: 1,84m = 184cm 184
+
2,45m = 245cm 245
429 (cm)
429cm = 4,29m
Vậy: 1,84 + 2,45 = 4,29 (m)
Bước 2:
So sánh, đối chiếu kết qủa và giới thiệu kĩ thuật tính (đặt tính, rồi tính như sau)
1,84 - Cộng như cộng số tự nhiên
+
2,45 - Viết dấu phảy ở tổng thẳng cột với các dấu phảy
4,29 (m) của các số hạng
Bước 3:
Nhận xét cách cộng, rút ra qui tắc cộng hai số thập phân (quy tắc cộng như nêu trên)
Bước 4: Học sinh thực hành luyện tập tính.
Chú ý:
Việc mở rộng trường hợp cộng nhiều số thập phân cần gợi học sinh dựa vào cơ sở cộng
hai số thập phân đã biết, từ đó giúp học sinh nhận xét và rút ra qui tắc cộng 3 số thập
phân và bằng qui nạp gợi học sinh rút ra qui tắc cộng nhiều số thập phân
Cần chú ý kết hợp tính chất giao hoán, kết hợp để thực hiện phép tính linh hoạt và thuận
tiện hơn.
• Dạy phép nhân với số thập phân (Thực hiện tương tự các bước như trên)
1. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Áp dụng trường hợp đặc biệt: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
2. Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Áp dụng trường hợp đặc biệt: Nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
• Dạy phép chia với số thập phân (Thực hiện tương tự các bước như trên)
1. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Áp dụng trường hợp đặc biệt: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000
2. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (Thương là một số thập phân)
3. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân

57
(Dựa tính chất cơ bản cơ bản của phân số) chuyển sang trường hợp: Chia số tự nhiên cho
số tự nhiên
4. Chia một số thập phân cho một số thập phân (Dựa tính chất cơ bản của phân số)
chuyển sang trường hợp: Chia số thập phân cho số tự nhiên
Chú ý:
Trong phép chia số thập phân có thể xác định được số dư của mỗi bước chia, còn số dư
của phép chia phụ thuộc vào việc xác định thương có mấy chữ số ở phần thập phân.
Ví dụ: Tìm số dư của phép chia 218 : 3,7
a/ Nếu chỉ lấy đến 1 chữ số ở phần thập phân của thương.
b/ Nếu chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương.

a/ 218 : 3,7 2180 : 37 2180 37


330 58,9
340
07 (dư 7/10)
Vậy với thương là 58,9 thì số dư của phép chia 218 cho 3,7 là 0,07
b/ 218 : 3,7 2180 : 37 2180 37
330 58,91
340
070
33 (dư 33/100)
Vậy với thương là 58,91 thì số dư của phép chia 218 cho 3,7 là 0,033
Tự học:
Nội dung dạy học số thập phân bao gồm các vấn đề cơ bản nào? (SGK, SGV Toán 5)
Nêu mục đích yêu cầu về kiến thức và kĩ năng khi dạy học số thập phân.
Câu hỏi:
Trình bày các bước hình thành kĩ thuật cộng, nhân, chia số thập phân qua ví dụ cụ thể.
2.4. DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ ĐẠI SỐ
2.4.1. Nội dung dạy học các yếu tố đại số
Trong chương trình môn toán tiểu học, nội dung dạy học các yếu tố đại số được tích hợp
vào mạch nội dung số học bao gồm:

58
Biểu thức số, biểu thức chứa chữ, phương trình đơn giản, bất đẳng thức, đẳng thức và bất
phương trình đơn giản.
2.4.2. Phương pháp dạy học các yếu tố đại số
2.4.2.1. Dạy học biểu thức số ( Bắt đầu từ lớp 1 và chính thức giới thiệu ở lớp 3)
 Hình thành biểu thức đơn giản (tổng, hiệu, tích, thương của hai số) gắn liền việc
tính giá trị thông qua cách giới thiệu trực tiếp.
Chẳng hạn:
Khi yêu cầu học sinh tính: 125 + 51 = ? ; 62 – 11 = ? ; 13 x 3 = ? ; 84 : 4 = ? giáo viên
giới thiệu: 125 + 51, 62 – 11, 13 x 3 ; 84 : 4 là các biểu thức và từ kết quả của phép tính
giáo viên giới thiệu gía trị của biểu thức.
Chẳng hạn:
Biểu thức 125 + 51 có giá trị là 177 hay 177 là gía trị của biểu thức 125 + 51
 Đối với biểu thức dạng phức tạp (nhiều hơn một phép tính) cần hướng dẫn học
sinh cách đọc theo thứ tự viết và viết theo thứ tự đọc. Trang bị cho học sinh biết
qui tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức, bao gồm:
• Biểu thức chỉ có dấu phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có dấu phép tính nhân, chia
(thực hiện các phép tính từ trái sang phải theo thứ tự viết)
• Biểu thức có chứa cả 4 dấu phép tính
( thực hiện phép nhân, chia trước; cộng, trừ sau )
• Biểu thức có chứa cả dấu ngoặc đơn (thực hiện các phép tính trong ngoặc trước
theo hai qui tắc trên)
Ví dụ: Cho dãy tính: a/ 4 x 12 + 18 : 6 + 3 ; b/ 32 : 8 x 4 x4 + 52 : 4
Hãy đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí thích hợp để kết quả là số tự nhiên bé nhất, lớn nhất.
Việc rèn luyện kỹ năng tính gía trị biểu thức số cần lựa chọn hoặc thiết kế các dạng bài
tập giúp học sinh bộc lộ khả năng thực hành,vận dụng qui tắc hoặc để giúp học sinh tư
duy tích cực, cũng như tạo cho học sinh có thói quen xem xét các biểu thức trước khi tính
gía trị, so sánh giá trị các biểu thức cho một số trường hợp đặc biệt nào đó.
Ví dụ: Không cần tính giá trị, hãy so sánh:
97 x 97 và 96 x 98 ; 6666 x 65 và 6565 x 66 ; …
Ví dụ: Điền dấu vào ô trống: 1a86 + 9b8 + 3c 2014 + abc ; …
5 7 26 78 × 15 − 28
Ví dụ: Tính bằng cách thuận tiện nhất: × × ;
14 13 25 50 + 78 × 14

59
2.4.2.2. Dạy học biểu thức chứa chữ
Đây là một nội dung khó đối với học sinh tiểu học, một bước chuyển quan trọng trong
nhận thức của trẻ: Từ việc nhận thức các biểu thức số với các giá trị xác định sang nhận
thức những biểu thức chứa các giá trị biến đổi nên học sinh cần nhận thức được sự biến
đổi tương ứng của giá trị các biểu thức tuỳ thuộc giá trị các chữ chứa trong biểu thức
• Các bước hình thành biểu thức chứa chữ ở tiểu học (1, 2, 3 chữ):
Bước 1: Nêu tình huống thực tiển làm xuất hiện yếu tố chưa xác định (biến đổi)
Bước 2: Tạo điều kiện để học sinh tập diễn đạt và gán các gía trị số cho các yếu tố biến
đổi đó (qui nạp)
Bước 3: Khái quát hoá, hình thành khái niệm biểu thức chứa chữ
Bước 4: Giới thiệu giá trị của các chữ và giá trị biểu thức chứa chữ. Hình thành kỹ năng
tính
Ví dụ: (giáo viên cần sử dụng bảng kẻ sẵn và thể hiện theo trình tự các bước sau)
1. An có 3 quyển vở, mẹ cho An thêm …quyển vở. Vậy An có tất cả …quyển vở
2. Có 3 thêm 1, 2, 3, …, a tương ứng: Có tất cả 3 + 1, 3 + 2, 3 + 3, …, 3 + a
3. Giới thiệu 3 + a là biểu thức chứa một chữ
4. Hình thành kĩ năng tính giá trị dưới dạng mệnh đề: “nếu….thì”
Chẳng hạn: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4, 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a
(Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét, từ đó giúp học sinh nhận biết: Mỗi lần thay
chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức chứa chữ đó).
2.4.2.3. Dạy học giải phương trình ở tiểu học (3 giai đoạn)
• Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị
Học sinh lớp 1 làm quen bước đầu với các dạng tìm ẩn số như: điền số vào ô trống :
+ 3 = 5, Phương pháp chủ yếu là dựa vào cấu tạo số hoặc các bảng cộng, trừ đã biết.
Khi học sinh không nói ngay được kết quả mới thực hiện thử chọn rồi kiểm tra.
• Giai đoạn 2: Dạy giải phương trình đơn giản.
Ở giai đoạn nầy hình thành kĩ năng giải 6 dạng phương trình cơ bản sau :
x + a = b ; (a + x = b) : Tìm một số hạng của tổng (a, b là các số đã biết)
x – a = b ; a – x = b : Tìm số bị trừ ; tìm số trừ (lớp 3)
x × a = b ; (a × x = b) : Tìm một thừa số của tích
x:a=b ; a:x=b : Tìm số bị chia ; tìm số chia (lớp 3)

60
Phương pháp giải các dạng nầy là tuân thủ các qui tắc tìm thành phần chưa biết trong các
phép tính. Do vậy học sinh cần có kĩ năng xác định đúng thành phần tên gọi trong các
phép tính và thuộc qui tắc tính và có kĩ năng tính đúng.
Thời gian đầu cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo qui trình 4 bước sau:
Bước 1: Xác định việc cần làm : phải tìm thành phần nào chưa biết ?
Bước 2: Nêu cách làm : tìm thành phần chưa biết đó bằng cách nào?
Bước 3: Nêu phép tính và thực hiện phép tính để tìm thành phần chưa biết.
Bước 4: Kiểm tra kết quả.
Ví dụ: Tìm x, biết 3 + x = 8
Bước 1: Trong phép cộng trên: 3, x, 8 lần lượt gọi là gì ? (số hạng, số hạng, tổng); phải
tìm số hạng nào ? (số hạng x)
Bước 2: Tìm số hạng x bằng cách nào ? (lấy tổng trừ đi số hạng đã biết: tổng ?, ..?)
Bước 3: Nêu phép tính và thực hiện phép tính để tìm xố hạng x:
3+x=8
x=8–3
x= 5
Bước 4: Kiểm tra kết quả: Chỉ vào biểu thức 3 + x nói : nếu x = 5 thì 3 + 5 = ? , từ đó
kết luận: Vậy số hạng x cần tìm đúng bằng 5.
• Giai đoạn 3: Giải phương trình dạng phức tạp (đưa vào phần bài tập phát triển)
Nhằm rèn luyện kĩ năng giải và vận dụng các qui tắc đã học để lần lượt qui về dạng
phương trình cơ bản đã biết cách giải đối với các dạng sau:
Phương trình có vế phải là một biểu thức số. ví dụ: 5 × x = 18 – 3
Phương trình có một trong hai thành phần ở vế trái là một biểu thức số hoặc biểu thức
chứa chữ. ví dụ: x–5 × 2=3 ; 3 × x–5=7
2.4.2.4. Dạy đẳng thức, bất đẳng thức và bất phương trình đơn giản
Việc dạy đẳng thức, bất đẳng thức được thể hiện trong quá trình so sánh hai số, hai số đo
đại lượng cùng loại.
Ở lớp 1, sau khi giới thiệu các dấu quan hệ <, >, = (sau bài dạy số 4, 5) học sinh được
làm quen với các ví dụ về đẳng thức, bất đẳng thức trong quá trình sử dụng các dấu quan
hệ đó để nối hai số.
Cần tạo điều kiện giúp học sinh làm quen với tính chất bắc cầu thông qua các bài tập đơn
giản, dễ hiểu. Ở tiểu học,các bất phương trình thường rất đơn giản.

61
Phương pháp giải chủ yếu là thử chọn. Việc hướng dẫn học sinh trình bày lời giải có vai
trò chủ yếu trong việc dạy giải bất phương trình ở tiểu học.
Ở lớp 1,2,3 chỉ yêu cầu học sinh chỉ ra các giá trị rồi lần lượt kiểm tra và kết luận; các lớp
4,5 yêu cầu học sinh diễn đạt bài giải theo mệnh đề “nếu….thì” và kết luận
Ví dụ: Tìm số tự nhiên x , biết 2,5 × x < 7
nếu x = 0 thì 2,5 × 0 = 0 , 0< 7
nếu x = 1 thì 2,5 × 1 = 2,5 , 2,5 < 7
nếu x = 2 thì 2,5 × 2 = 5 , 5< 7
nếu x = 3 thì 2,5 × 3 = 7,5 , 7,5 > 7
Vậy x = 0, 1, 2

Tự học:
1/ Mục đích dạy học các yếu tố đại số; Trình bày một số yêu cầu cơ bản học sinh cần đạt
2/ Cho ví dụ về một bài tập giải phương trình cho học sinh lớp 3 và lớp 4; qua đó làm rõ
mức độ khác biệt về yêu cầu đối với học sinh của hai lớp.
Soạn bài: Biểu thức có chứa 1, 2 chữ ( toán 4)
Câu hỏi:
Trình bày các bước hướng dẫn học sinh giải phương trình cơ bản qua một ví dụ cụ thể

62
Chương 3. DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC

MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học yếu tố hình học ở tiểu học.
Luận điểm cơ bản, hoạt động chủ yếu khi hình thành biểu tượng hình học cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động hình học.
Kỹ năng: Hình thành và phát triển các kĩ năng:
Xác định mục tiêu dạy học nội dung hình học cụ thể..
Phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung, cách thể hiện yếu tố hình học.
Lập kế hoạch dạy học yếu tố hình học 1 bài học và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học.
Thái độ:
Bồi dưỡng nhận thức về khả năng phát triển trí tưởng tượng không gian trong dạy học
yếu tố hình học cho học sinh tiểu học.
Yêu cầu:
Sinh viên đọc trước các thông tin cơ bản của [ 1] , từ trang 187 – 198; 199 - 210
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
3.1.1. Mục tiêu, yêu cầu dạy học các yếu tố hình học
3.1.1.1. Mục tiêu:
Các yếu tố hình học trong chương trình môn toán tiểu học không đặt thành chương riêng
mà kết hợp chặc chẽ với số học.
Mục tiêu dạy học yếu tố hình học là: Học sinh bước đầu tiếp xúc với các biểu tượng hình
học cơ bản cũng như một số tính chất của các hình trên cơ sở trực giác, thực hành, thử
nghiệm. Cụ thể:
- Nhận biết được một số hình hình học, từ nhận biết tổng thể tiến lên nhận biết theo đặc
điểm, tính chất và các yếu tố của hình để có biểu tượng ngày càng chính xác, đầy đủ về
hình
- Có ý niệm về đại lượng hình học như độ dài đoạn thẳng,chu vi,diện tích, thể tích một số
hình hình học thường gặp; có khái niệm ban đầu về phép đo các đại lượng hình học
- Bước đầu hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành như đo độ dài đoạn thẳng, vẽ hình,
xếp ghép hình; đặc biệt có kĩ năng tính toán với các số đo đại lượng hình học

63
- Bước đầu làm quen các thao tác phân tích, tổng hợp; phát triển trí tưởng tượng không
gian
- Bồi dưỡng khả năng áp dụng kiến thức về đo đại lượng hình học gắn với số học vào các
thực tiễn đơn giản, nâng cao nhận thức về hình học đo lường
3.1.1.2.Yêu cầu cơ bản cần đạt
Lớp 1:
Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, điểm, đoạn thẳng.
Biết đo độ dài đoạn thẳng và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước; biết vẽ, gấp một số hình
đơn giản.
Lớp 2:
Nhận biết đường thẳng,đường gấp khúc, hình tứ giác,hình chữ nhật
Biết vẽ đoạn thẳng, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác; vẽ, gấp, cắt được các hình đơn
giản.
Lớp 3:
Nhận biết một số yếu tố của hình: góc, đỉnh, cạnh của góc ; góc vuông, góc không
vuông ; trung điểm ; tâm, bán kính, đường kính của hình tròn
Biết tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông
Lớp 4:
Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt ; hai đường thẳng vuông góc, song song
Hình bình hành, hình thoi và biết tính diện tích hình bình hành, hình thoi
Lớp 5:
Nhận biết hình trụ, hình cầu; Biết tính chu vi hình tròn, diện tích hình tròn, hình tam giác,
hình thang; diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình
lập phương.
3.1.2. Đặc điểm về nội dung dạy học các yếu tố hình học
• Nội dung các yếu tố hình học được sắp xếp trong mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ với
các nội dung khác mà hạt nhân là số học, thể hiện quan điểm thống nhất, tích hợp
với các môn học khác
• Sự lựa chọn nội dung yếu tố hình học là cơ bản, thiết thực, phù hợp với từng giai
đoạn phát triển tư duy hình học của học sinh tiểu học
• Cách thể hiện các nội dung yếu tố hình học đa dạng, phong phú, hỗ trợ đối với đổi
mới phương pháp dạy học, giúp học sinh phát triển tốt nhất năng lực cá nhân.

64
3.2. NGUYÊN TẮC DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
3.2.1. Luận điểm cơ bản trong dạy học hình thành biểu tượng hình học
Việc hình thành các biểu tượng hình học ở tiểu học tuân theo các qui luật chung mà lý
luận nhận thức đã đúc kết qua sơ đồ sau:
Đồ vật,hiện tượng Tri giác Biểu tượng khái niệm
(cảm tính) (thuật ngữ)
Ở tiểu học, hình thành biểu tượng hình học là việc xác định biểu tượng qua đối chiếu, so
sánh với các biểu tượng đã có, hay biễu diễn trực quan hoặc qua mô tả .
Chẳng hạn:
Hình vuông, hình tam giác, hình tròn (lớp 1); hình cầu, hình trụ (lớp 5): Học sinh nhân
biết bằng trực giác trên tổng thể của hình thông qua so sánh,đối chiếu với biểu tượng đã
có (vật mẫu) ở các đồ vật có dạng hình đó.
Điểm, đoạn thẳng: Học sinh nhận biết qua biểu diễn trực quan (hình ảnh) là dấu chấm
nhỏ trên giấy, là nối hai điểm đã cho bằng thước thẳng .
Góc : Học sinh nhận biết qua hình ảnh là hai kim đồng hồ tạo thành một góc, từ đó mô tả
để có khái niệm về góc (góc gồm có hai cạnh cùng xuất phát từ một điểm)
3.2.2. Các hoạt động dạy học chủ yếu khi hình thành biểu tượng hình học
Cần lưu ý rằng trong quá trình hình thành biểu tượng hình học, học sinh phải dựa trên
những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước. Chỉ khi nào chính học sinh tạo được
mối liên hệ hữu cơ giữa kiến thức cũ và mới, biết sắp xếp kiến thức mới vào hệ thống
kiến thức hiện có thì việc học mới có ý nghĩa và giá trị. Theo đó khi dạy học hình thành
biểu tượng hình học có thể tiến hành các hoạt động sau:
• Liên hệ các kiến thức đã học để chuyển sang biểu tượng hình học mới.
Chẳng hạn:
Từ điểm chuyển sang đoạn thẳng; từ đoạn thẳng sang đường thẳng ; hoăc từ độ dài đường
gấp khúc sang chu vi một hình ; từ cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác sang hình
thành qui tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông ; từ việc làm quen với khái niệm diện
tích của một hình và đơn vị đo diện tích làm cơ sở để tìm cách tính diện tích của hình chữ
nhật, hình vuông
Thông qua hoạt động cắt ghép hình, từ công thức tính diện tích hình chữ nhật chuyển
sang hình thành công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi, hình tam giác hoặc từ
công thức tính diện tích hình tam giác sang công thức tính diện tích hình thang

65
• Dùng đồ dùng trực quan hoặc liên hệ với các đồ vật trong thực tế có hình dạng
hình học thích hợp giúp học sinh có hình ảnh, có biểu tượng hình học và nhận biết
được hình đó
• Dùng phản ví dụ để củng cố biểu tượng hình học(chẳng hạn:để củng cố biểu tượng
hình vuông, học sinh chỉ ra những hình nào không phải là hình vuông)
• Giáo viên không nên làm thay hoặc hướng dẫn quá kĩ, mà nên tạo điều kiện cho
học sinh hoạt động (tự vẽ, xếp, ghép hình ; tự đo đạc, tính toán để tìm kết quả)
3.3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HÌNH HỌC
3.3.1. Nhận dạng các đối tượng hình học (bao gồm các mức độ sau)
3.3.1.1. Nhận dạng hình học được tiến hành bằng trực giác, tri giác như là một toàn thể
thông qua so sánh, đối chiếu với vật mẫu (lớp 1).
Chẳng hạn giới thiệu Hình vuông theo trình tự sau:
• Giới thiệu vật mẫu: Giáo viên đưa ra một tấm bìa hình vuông và giới thiệu đây là
hình vuông.
• Giới thiệu mẫu hình học: Giáo viên vẽ hình vuông trên bảng (có kẻ ô vuông) để
giới thiệu hình vuông.
• Thực hành nhận biết: Học sinh tự tìm và nêu ra các vật có dạng hình vuông.
3.3.1.2. Nhận dạng hình học theo đặc điểm của hình
Học sinh không cần đối chiếu với vật mẫu mà căn cứ đặc điểm của hình để nhận dạng
hình đó .
Chẳng han:
Học sinh kiểm tra các đặc điểm của hình bằng dụng cụ hoặc có thể bằng trực giác.
Hình đơn lẻ (bằng cách: dựa vào việc đếm số cạnh, so sánh độ dài cạnh, góc vuông hoặc
dựa vào tính chất vuông góc, song song của hình)
Hình có nhiều yếu tố chung (cần dựa vào các cách sau):
• Phân tích-tổng hợp hình thông qua cắt, ghép hình .
Ví dụ: Trong (Hình vẽ 1) có tất cả bao nhiêu hình tam giác ?
A AA A A A
( Hình vẽ 1)

1 2 3 1 2 3 1 2 2 3
B E F C B E E F F C B E F E F C

66
Cắt hình tam giác ABC theo AE, AF ( Hình vẽ 1), được 3 hình tam giác đơn: 1; 2; 3
Ghép từng cặp hai hình tam giác đơn có một cạnh chung AE ; AF ta được hai hình tam
giác ghép đôi: 12 ; 23
Ghép các hình tam giác đơn có cạnh chung AE và AF có một hình tâm giác ghép ba.
Vậy trong (hình vẽ 1) có tất cả: 3 + 2 + 1 = 6 (hình tam giác)
• Ghi số và ghép hình theo số (hoặc tô màu)
Chẳng hạn:
- Hình tam giác ghi 1 số gồm có hình 1; 2; 3 : có 3 hình
- Hình tam giác ghi 2 số gồm có hình 12 ; 23 : có 2 hình
- Hình tam giác ghi 3 số gồm có hình 123 : có 1 hình
Vậy trong (hình vẽ 1) có tất cả: 3 + 2 + 1 = 6 (hình tam giác)
Cách khác:
Tính từ trái qua phải:
Hình tam giác có cạnh chung AB gồm có: ABE ; ABF ; ABC : Có 3 hình
Hình tam giác có cạnh chung AE gồm có: AEF ; AEC : Có 2 hình
Hình tam giác có cạnh chung AF gồm có: AFC : Có 1 hình
Vậy trong (hình vẽ 1) có tất cả: 3 + 2 + 1 = 6 (hình tam giác)
• Dựa cách lập bảng theo tính chất của hình ; dựa qui luật .
Chẳng hạn: Trên đường thẳng BC có 4 điểm: B, E, F, C . Nếu ghép mỗi điểm nầy lần
lượt từ trái qua phải với mỗi điểm còn lại, ta được 6 đoạn thẳng: BE, BF, BC, EF, EC, FC
Nối điểm A với các đoạn thẳng nầy ta được 6 hình tam giác: ABE, ABF, ABC, AEF,
AEC, AFC.
(Với cách nầy, có thể khái quát trường hợp trên đường thẳng BC có 5; 100điểm;…)
3.3.2. Vẽ hình hình học
3.3.2.1.Một số điều cần chú ý
• Học sinh biết sử dụng các dụng cụ để vẽ và chức năng của mỗi dụng cụ đó
• Học sinh phải được hướng dẫn và luyện tập kĩ năng vẽ
• Học sinh vẽ hình rõ,chính xác về hình dạng và đặc điểm của hình, ghi đúng chỗ
3.3.2.2. Các dạng hoạt động vẽ hình hình học ở tiểu học : (nêu ví dụ minh hoạ)
• Nối các điểm đã cho bằng thước thẳng (để tạo thành đoạn thẳng,đường gấp khúc,
hình tam giác, hình vuông,..)

67
• Vẽ hình hình học bất kì không có thêm điều kiện gì (tuỳ ý về kích thước,vị trí, qui
trình vẽ)
• Vẽ hình hình học trên giấy kẻ ô vuông (hình tam giác, hình vuông,…)
• Vẽ hình hình học theo các yếu tố cho trước (vẽ theo qui trình và sử dụng dụng cụ
để vẽ)
• Vẽ thu nhỏ (theo tỉ lệ xích)
3.3.3. Cắt, ghép các hình hình học
3.3.3.1.Cắt hình thành nhiều mảnh rồi ghép lại thành một hình khác (theo chỉ dẫn)
Ví dụ:
Cho hình thang ABCD và điểm M là trung điểm của cạnh BC. Hãy cắt hình thang nầy
theo đường AM tạo thành 2 mảnh, rồi ghép lại thành một hình tam giác
A B

D H C

3.3.3.2. Tự cắt hình thành nhiều mảnh rồi ghép lại thành một hình khác
Ví dụ: Hãy cắt một hình chữ nhật có chiều dài gấp 5 lần chiều rộng bằng 4 lần cắt (tạo
thành 5 mảnh) rồi ghép lại thành một hình vuông. (Dựa vào hình vuông gồm 9 ô vuông)
3.3.3.3. Lựa chọn các mảnh hình riêng biệt rồi ghép lại thành hình khác.(theo mẫu)
Khi hướng dẫn ghép hình,cần chú ý giúp học sinh biết so sánh các đoạn thẳng,các góc –
yêu cầu đầu tiên là đặt trùng khít hai đoạn thẳng bằng nhau, rồi sau đó mới điều chỉnh các
yêu cầu khác.
Ví dụ: Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình bên:
Hãy xếp thành hình dưới đây:

3.3.4. Giải bài toán có nội dung hình học


3.3.4.1.Các bài toán có nội dung hình học thường được cho dưới dạng :

68
• Tính chu vi,diện tích,thể tích các hình (áp dụng trực tiếp công thức)
• Vận dụng công thức tính chu vi,diện tích,thể tích để tìm kích thước của hình
• Vận dụng kiến thức số học kết hợp với nội dung hình học
3.3.4.2. Trong dạy học giải toán có nội dung hình học cần giúp học sinh:
Nắm vững công thức tính chu vi,diện tích,thể tích các hình
Rèn luyện kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo, sử dụng đúng các đơn vị đo trong bài toán
Nắm vững các qui tắc cơ bản của các phép tính số học.
Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD (Hình vẽ) có AB = 12cm, chiều cao KH = 6cm. So
sánh diện tích hình tam giác KDC với tổng diện tích của hình tam giác AKD và hình tam
giác KBC.
A K B

D H C
Diện tích hình bình hành ABCD là: 12 x 6 = 72 (cm 2 )
Diện tích hình tam giác KDC là: 12 x 6 : 2 = 36 (cm 2 )
Tổng diện tích của hình tam giác AKD và hình tam giác KBC là: 72 – 36 = 36 (cm 2 )
Vậy diện tích tam giác KDC bằng tổng diện tích hai hình tam giác AKD và KBC.
Ví dụ: (SGK Toán 5)
1/ Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng 2 đáy là 36m. Diện tích thửa ruộng đó
bằng diện tích một mảnh đất hình vuông có chu vi 96m.
a/ Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang.
b/ Biết hiệu hai đáy là 10m, tính độ dài mỗi cạnh đáy của thửa ruộng hình thang.
Gợi ý:
a/ Tính cạnh hình vuông (lấy chu vi chia cho 4)
Tính diện tích hình vuông ( theo công thức tính diện tích)
Tính chiều cao hình thang (lấy diện tích chia cho trung bình cộng hai đáy)
b/ Tính tổng hai đáy hình thang (lấy trung bình cộng hai đáy nhân 2)
Tính đáy bé hình thang (lấy tổng hai đáy trừ đi hiệu hai đáy rồi chia cho 2)
Tính đáy lớn hình thang (lấy đáy bé cộng với hiệu hai đáy)

69
2/ Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22,5m , chiều rộng 19,2m. Nếu bể
chứa 414,72m 3 nước thì mực nước trong bể lên tới 4/5 chiều cao của bể. Hỏi chiều cao
của bể là bao nhiêu mét ?
Gợi ý:
Cách 1
Tính diện tích đáy bể (lấy chiều dài nhân với chiều rộng của đáy bể)
Tính chiều cao nước trong bể (lấy thể tích bể chứa chia cho diện tích đáy bể)
Tính chiều cao của bể (lấy chiều cao nước trong bể chia cho 4/5)
Cách 2
Tính diện tích đáy bể (lấy chiều dài nhân với chiều rộng của đáy bể)
Tính thể tích của bể (lấy thể tích nước trong bể chia cho 4/5)
Tính chiều cao của bể (lấy thể tích của bể chia cho diện tích đáy bể)

Tự học:
1/ Mục tiêu,mức độ yêu cầu dạy học yếu tố hình học từng lớp ở tiểu học.
2/ Nội dung dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học.
Câu hỏi:
1/ Dạy học hình thành biểu tượng hình học có thể tiến hành theo các hoạt động nào?
2/ Nêu các mức độ nhận dạng các đối tượng hình học và cho ví dụ minh họa.
3/ Nêu các dạng hoạt động vẽ hình hình học và cho ví dụ minh họa.

70
Chương 4. DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG

MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Sinh viên nắm được nội dung dạy học các đại lượng ở tiểu học.
Nắm được từng nội dung kiến thức và kĩ năng phân bố ở từng lớp.
Nắm được các yêu cầu cơ bản khi dạy học đại lượng ở tiểu học.
Kỹ năng:
Có kĩ năng tổ chức dạy học một số tình huống dạy học cơ bản khi dạy đại lượng ở tiểu
học.
Thái độ:
Có ý thức tổ chức hoạt động tích cực của học sinh khi dạy đại lượng.
Có ý thức gắn việc dạy học đại lượng với các tình huống thực tế, với các kiến thức ở các
mạch kiến thức khác.
Yêu cầu:
Sinh viên đọc trước các thông tin cơ bản của [ 1] , từ trang 211 – 222; 222 - 232
4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG
4.1.1. Mục đích
• Hình thành biểu tượng về các đại lượng,các đơn vị đo đại lượng thường gặp. Có kĩ
năng sử dụng các dụng cụ đo đại lượng, chuyển đổi đơn vị đo và tính toán với các
số đo đại lượng.
• Góp phần củng cố các kiến thức và kĩ năng trong các mạch kiến thức khác như: số
và phép tính ; các yếu tố hình học ; yếu tố thống kê ; giải toán.
• Góp phần phát triển các thao tác trí tuệ : phân tích, tổng hợp ; khái quát hoá; suy
luận.
4.1.2. Nội dung
Phân bố xen kẽ trong khi học các vòng số. Các kiến thức, kĩ năng về đại lượng và đo đại
lượng được tăng dần trong quá trình mở rộng vòng số.
Nội dung các đại lượng dạy ở tiểu học bao gồm:
Độ dài: (lớp 1) cm; (lớp 2) m, km, mm, dm; (lớp 3) dam, hm
Diện tích: (lớp 3) cm 2 ; (lớp 4) dm 2 , m 2 ; (lớp 5) km 2 , hm 2 (ha), dam 2 (a)
Thể tích: (lớp 5) m 3 , dm 3 , cm 3

71
Khối lượng: (lớp 2) kg ; (lớp 3) gam ; (lớp 4) yến, tạ, tấn ; dag, hg
Dung tích: (lớp 2) lít
Thời gian: (lớp 1) ngày, tuần lễ, thứ trong tuần, xem giờ đúng
(lớp 2) ngày trong tháng, xem giờ (khi kim phút chỉ số 12, 3, 6)
(lớp 3) tháng, năm ; xem giờ chính xác đến phút
(lớp 4) giây, thế kỉ ; (lớp 5) bảng đơn vị đo thời gian
Góc : (lớp 3) góc, góc vuông, góc không vuông; (lớp 4) các loại góc
Tiền VN: (lớp 2) 1000đ, 2000đ, 5000đ ;
(lớp 3) 10000đ, 20000đ, 50000đ, 100000đ
Tốc độ: (lớp 5) m/giây , m/phút , km/giờ
4.1.3. Định hướng chung về dạy học đại lượng và đo đại lượng
Việc dạy các đại lượng được thực hiện trong một quá trình dài; ở mỗi giai đoạn, mỗi lớp,
học sinh sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng về từng đại lượng với mức độ yêu cầu
khác nhau. Nhìn chung việc dạy học thường bảo đảm các yêu cầu sau:
• Hình thành biểu tượng về đại lượng.
Cần tổ chức cho học sinh hoạt động, thao tác với các đồ vật cụ thể thông qua so sánh các
đối tượng theo một thuộc tính nào đó (Chẳng hạn: so sánh độ dài – ngắn ; nặng – nhẹ; to
– nhỏ ; …) và bằng hoạt động khái quát hoá giúp học sinh có biểu tượng về các đại
lượng thông dụng.
• Dạy đơn vị đo đại lượng và phép đo đại lượng, hệ thống đơn vị đo đại lượng.
Từ việc cảm nhận được các đại lượng, học sinh có nhu cầu tất yếu về việc lượng hóa giá
trị của đại lượng cụ thể (cây viết dài bao nhiêu, hay cây viết ngắn hơn cây thước bao
nhiêu ?).Điều nầy tất yếu dẫn tới nhu cầu cần xác định giá trị các đại lượng theo một đơn
vị đo nào đó (hình thành đơn vị đo không chuẩn, chuẩn).
Như vậy việc đo đại lượng là nhằm xác định gía trị của đại lượng theo một đơn vị đo nào
đó. Một phép đo đại lượng được xác định bởi các yếu tố:
đại lượng cần đo; đơn vị đo; số đo.
Khi thực hiện phép đo, nên gợi ý học sinh chọn đơn vị đo phù hợp.
• Việc chuyển đổi đơn vị đo thường dựa vào bảng đơn vị đo hoặc bằng tính toán.
Chẳng hạn: 6m 3cm = 603cm. (dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo)
Hoặc có thể tính toán: 6m = 600cm, vậy 6m 3cm = 600cm + 3cm = 603cm.

72
Cần giúp học sinh nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn và quan hệ giữa các đơn vị đo; nhận
biết và đọc, viết số đo với nhiều dạng khác nhau .
Chẳng hạn: 5cm ; 2m 15cm ; 2/5kg ; 20,5m 2 ; …
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chổ chấm:
2014 m = … km …m = … km ; 8m 2 5dm 2 = … m 2 …dm 2 = … m 2 ;
8,05 m 3 = …m 3 …dm 3 = … dm 3 ; 2 giờ 48 phút = … giờ
• Giới thiệu công cụ đo đại lượng thông dụng và cách sử dụng công cụ đo.
Cần hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng các công cụ đo để xác định giá trị đại lượng cụ
thể, bao gồm các thao tác đo: đọc, viết số đo kèm tên đơn vị đo sau mỗi lần đo, tính toán
trên các số đo và đọc, viết kết quả đo.
• Tổ chức cho học sinh thực hành về đo đại lượng.
Góp phần giúp học sinh có cảm nhận tốt hơn về đại lượng và đơn vị đo đại lượng ; có kĩ
năng thực hành đo đạc trong thực tế cuộc sống
• Tổ chức cho học sinh ước lượng số đo đại lượng.
Cần kết hợp khi thực hành đo đại lượng và thông qua ước lượng nhiều lần, học sinh có
cảm nhận tốt về giá trị đại lượng, điều nầy rất cần thiết trong đời sống thực tế sau nầy của
học sinh.
• Tổ chức cho học sinh giải quyết các bài toán có liên quan đến đại lượng.
Chú ý kĩ năng tính toán trên các số đo đại lượng, chuyển đổi đơn vị đo đại lượng,.
4.2. DẠY HỌC VỀ ĐỘ DÀI, DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH
4.2.1. Dạy học về độ dài
4.2.1.1. Hình thành biểu tượng độ dài, đơn vị đo độ dài
• Tổ chức cho học sinh thực hành so sánh trực tiếp độ dài các vật cụ thể
Chẳng hạn:So sánh độ dài cây bút chì và độ dài cây thước để có kết luận: cây thước
dài hơn hay ngắn hơn cây bút chì. Qua đó giúp học sinh có cảm nhận về độ dài.
Trường hợp không thể so sánh trực tiếp,cho học sinh so sánh gián tiếp qua vật trung
gian (thước, que tính, …)
• Đơn vị đo chuẩn (chẳng hạn: cm - lớp 1)
Khi giới thiệu đơn vị đo (cm) cần cho học sinh cảm nhận được đơn vị đo (cm) thông qua
các vật dụng gần gũi học sinh và có độ dài bằng đơn vị đã nêu (cm), từ đó có biểu tượng

73
đúng về đơn vị đo (cm). Khi học sinh có biểu tượng về đơn vị đo (cm), cần gắn đơn vị đo
đó với cả gía trị đại lượng cần đo. (Chẳng hạn: đoạn thẳng AB nầy có độ dài bằng 5cm)
Ở các lớp trên, khi giới thiệu các đơn vị đo độ dài lớn, nên cho học sinh liên hệ với độ
dài, khoảng cách giữa các đối tượng quen thuộc
Cần giúp học sinh biết đọc,viết đúng kí hiệu các đơn vị đo độ dài; nhận biết mối liên hệ
giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng . (hai đơn vị kế tiếp hơn kém nhau 10 lần)
Tổ chức các hoạt động chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
(Từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ và ngược lại. Ví dụ: 5m3cm = …cm ; 2052 m = …km)
Thực hành tính toán với các đơn vị đo độ dài (chuyển về cùng một đơn vị đo).
4.2.1.2. Giới thiệu công cụ đo độ dài và thực hành đo độ dài:
Thước đo có vạch chia cm; thước mét; thước dây, …
• Khi giới thiệu các công cụ đo, cần hướng dẫn cụ thể các thao tác đo.
Chẳng hạn: cách đặt thước - đọc kết qủa đo; trường hợp đặt thước nhiều lần mới tìm
được kết qủa đo. Cần chú ý thao tác lấy dấu sau mỗi lần đặt thước; cách chọn kết qủa gần
đúng của phép đo
• Ước lượng số đo độ dài (cần thực hiện trước khi thực hành đo)
• Tổ chức các hoạt động thực hành
(luyện tập đo độ dài, giải toán liên quan đại lượng và đo đại lượng)
4.2.2. Dạy học về diện tích và thể tích
4.2.2.1 Hình thành biểu tượng về diện tích ; thể tích
Diện tích:
Thông qua việc đặt hình nầy nằm trọn trong hình kia rồi kết luận mối quan hệ về diện
tích của hai hình đó.
Chẳng hạn: Diện tích hình nầy bé hơn, hay lớn hơn diện tích hình kia, từ đó học sinh có
cảm nhận về diện tích của một hình; đồng thời cần giúp học sinh nhận biết một số tính
chất sau (dựa số ô vuông như nhau):
• Hai hình có cùng số ô vuông như nhau thì có diện tích bằng nhau.
Chẳng hạn: hình A gồm 5 ô vuông như nhau và hình B cũng gồm 5 ô vuông như vậy, từ
đó kết luận: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
Đặc biệt hai hình bằng nhau (đặt trùng khít lên nhau) thì có diện tích bằng nhau.
• Khi chia một hình thành nhiều phần thì diện tích của hình ban đầu bằng tổng diện
tích các phần.

74
Chẳng hạn:
Hình P gồm 5 ô vuông như nhau được tách thành hình M gồm 3 ô vuông và hình N gồm
2 ô vuông, dựa vào đó kết luận: diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và hình N.
Thể tích:
Phương pháp hình thành biểu tượng về thể tích của một hình; một số tính chất về thể tích
đều tiến hành tương tự như diện tích.
Chẳng hạn: Đặt hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, dựa vào đó kết
luận: thể tích của hình lập phương bé hơn thể tích của hình hộp chữ nhật, hay thể tích
hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.Qua hoạt động với các khối hình hình
học, học sinh sẽ có biểu tượng đúng về thể tích của một hình.
Việc thông qua hình ảnh trưc quan: Hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm,
chiều cao 4cm chứa được (vừa đủ) bao nhiêu hình lập phương cạnh 1cm sẽ giúp học sinh
có biểu tượng ban đầu về thể tích của hình hộp chữ nhật và từ đó nhận ra cách tính thể
tích của một hình.
4.2.2.2. Đơn vị đo diện tích, thể tích
Trên cơ sở đơn vị đo độ dài đã biết, giới thiệu các đơn vị đo diện tích, thể tích tương ứng.
Chẳng hạn: cm 2 (xăng-ti-mét vuông) là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm; cm 3 là
thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1cm.
Việc tính diện tích, thể tích thực hiện được bằng cách xác định kích thước của hình
phẳng, khối hình và nhờ vào các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học.
Cần giúp học sinh nhận biết : Hai đơn vị diện tích kế tiếp hơn kém nhau 100 lần .
(tương tự đối với thể tích là 1000 lần).
Chú ý: 9m 2 5dm 2 = 9m 2 05dm 2 ; 9,5m 2 = 9m 2 50dm 2
Tương tự: 9m 3 5dm 3 = 9m 3 005dm 3 ; 9m 3 15dm 3 = 9m 3 015dm 3
9,5m 3 = 9m 3 500dm 3 ; 9,15m 3 = 9m 3 150dm 3
Cách chuyển đổi đơn vị đo diện tích, thể tích tương tự như đối với độ dài.
4.3. DẠY HỌC VỀ DUNG TÍCH
4.3.1. Hình thành biểu tượng về dung tích
Thông qua tổ chức cho học sinh thực hành so sánh khả năng đựng chất lỏng (nước) của
một vài vật dụng (như cốc, ca, ly, chai): đổ đầy nước vào ca, rồi rót nước từ ca vào ly và
nêu kết luận về dung tích của ca và ly (Chẳng hạn: dung tích của ca lớn hơn hay bé hơn
dung tích của ly), từ đó có biểu tượng về dung tích.

75
4.3.2. Đơn vị đo dung tích , công cụ đo dung tích
Đơn vị đo không chuẩn ( Chẳng hạn chọn cái ly, cái gáo làm đơn vị đo)
Đơn vị đo chuẩn ( lít – l )
• Khi hình thành đơn vị đo dung tích (l), giáo viên thường dùng cái lít: đó là cái ca 1
lít , cái chai 1 lít ; đồng thời qua hoạt động thực hành đong đo giúp học sinh nhận
thấy đơn vị lít (l) có thể nằm trong các đồ vật hình dạng khác nhau như cái chai,
cái can, cái bình (1 lít).
Ngoài ra, giáo viên cũng cần cho học sinh làm quen với một số vật dụng đựng chất
lỏng thông dụng như can: 5lít, 10lít, 20lít, …; Chai: 0,5lít ; 0,75lít.
• Ước lượng dung tích (cần kết hợp khi cho học sinh thực hành đong đo dung tích ở
một vài vật dụng thông dụng)
4.4. DẠY HỌC VỀ KHỐI LƯỢNG
4.4.1. Hình thành biểu tượng về khối lượng
Thông qua tổ chức cho học sinh hoạt động so sánh khối lượng hai vật dựa vào một công
cụ đo (cái cân hai dĩa) để có kết luận: Chẳng hạn vật nầy nặng hơn (hay nhẹ hơn) vật kia,
từ đó có biểu tượng về khối lượng.
4.4.2. Đơn vị đo khối lượng (Chẳng hạn: kg - lớp 2)
• Kêt hợp sử dụng công cụ đo (cái cân 2 dĩa), đơn vị đo khối lượng (kg) được giới
thiệu thông qua các quả cân 1 kg và tiếp xúc trực tiếp với các quả cân nầy, học
sinh sẽ có cảm nhận về đơn vị đo khối lượng (kg).
Chẳng hạn: Dựa vào thực hành cân hai dĩa, học sinh biết đươc vật nầy có khối lượng
(nặng) 1kg, 2kg, 3kg .
Đến lớp 4, hệ thống các đơn vị đo khối lượng hoàn thiện bằng bảng đơn vị đo khối lượng.
• Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (tương tự như đối với độ dài )
- Đổi danh số đơn sang danh số đơn (đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ và ngược lại)
- Đổi danh số phức (nhiều tên đơn vị đo) sang danh số đơn và ngược lại.
Chẳng hạn: 5kg 30g = …g ; 2014 kg = …tấn…kg
Ngoài ra giáo viên cần chú ý giúp học sinh biết cách chuyển đổi qua một số bài tập:
1
Ví dụ: Điền số thích hợp vào ô trống: 5kg = tấn

1 1× 5 5 1
Vì: 1kg = tấn, nên : 5kg = tấn = tấn = tấn .
1000 1000 1000 200

76
1
Vậy: 5kg = tấn
200

• Thực hiện phép tính trên số đo khối lượng


(Thực hiện như các phép tính trên số tự nhiên, phân số, số thập phân theo cùng một đơn
vị đo)
Ví dụ: Cách 1: 2 tấn 45kg + 5 tấn 25kg = 7 tấn 70kg
Cách 2: 2 tấn 45kg = 2045kg ; 5 tấn 25kg = 5025kg
Vậy : 2 tấn 45kg + 5 tấn 25kg = 7070kg = 7 tấn 70kg
• Ước lượng số đo khối lượng. Cần kết hợp khi thực hành cân đo.
• Giới thiệu các công cụ đo khối lượng và thực hành đo khối lượng.
Công cụ đo khối lượng : Cân hai dĩa, cân đồng hồ, ..
• Thực hành cân đo : Chú ý rèn luyện các thao tác sử dụng công cụ cân đo theo một
qui trình hợp lý và kết hợp đọc, viết kết quả đo.
4.5. DẠY HỌC VỀ THỜI GIAN VÀ VẬN TỐC
4.5.1. Thời gian
• Biểu tượng về đại lượng thời gian khó hình thành hơn biểu tượng các đại lượng
khác. Vì các lý do:
- Khi học các đại lượng khác, ta có thể so sánh giá trị của hai đối tượng nào đó thông
qua so sánh trực tiếp nhờ quan sát hay thông qua một công cụ đo nào đó.
- Thời gian không nhìn thấy và được cảm nhận một cách gián tiếp, nó gắn với một quá
trình và như thế khó cảm nhận.
Tuy nhiên,có thể hình thành dần biểu tượng về thời gian cho học sinh trong suốt 5 năm
học ở tiểu học: Ở lớp 1, bắt đầu từ những hiện tượng gắn đến thời gian mà học sinh dễ
quan sát,dễ nhận biết như: ngày,các buổi sáng, trưa, chiều trong ngày đến các biểu tượng
về hôm qua,hôm nay, ngày mai,…,các thứ trong tuần, xem giờ đúng. Sang các lớp tiếp
theo,biểu tượng về thời gian sẽ được củng cố thông qua quan sát,cảm nhận thời gian
trong các quá trình (gắn từng thời điểm) qua hoạt động xem giờ, phút,…qua giải các bài
tập liên quan đến thời gian.
• Đơn vị đo thời gian
Các đơn vị đo thời gian không theo hệ thập phân.
Đơn vị đo thời gian khá phức tạp,các đơn vị đo thời gian quan hệ với nhau không giống
như các đơn vị độ dài và khối lượng.

77
Chẳng hạn: Các đơn vị giờ, phút, giây quan hệ với nhau theo hệ 60 phân: 1 giờ bằng 60
phút; 1 phút bằng 60 giây.
Ngoài ra, học sinh còn đươc giới thiệu các quan hệ khác: 1 ngày gồm 24 giờ; 1 tuần gồm
7 ngày; số ngày trong từng tháng, trong năm, …
Lớp 1:
Ngày, tuần lễ, thứ trong tuần, các thời điểm như sáng, trưa, chiều, tối, hôm nay, hôm qua,
ngày mai; xem giờ đúng. Khi xem đồng hồ, học sinh cần xác định thời điểm (giờ) mà sự
kiện xảy ra thích hợp.
Lớp 2, 3:
Phân biệt được thời điểm và thời gian; biết mối quan hệ giữa giờ và phút; biết xem giờ
chính xác đến phút, biết xem lịch và biết số ngày trong tuần, trong tháng, năm.
Lớp 4:
Giây và thế kỉ (cần liên hệ phù hợp để học sinh dễ cảm nhận, ví dụ: quan sát kim giây
chuyển động và đồng hồ điện tử để học sinh cảm thấy một cách trực quan về giây); phân
biệt chính xác thời điểm và thời gian (sử dụng mô hình trục thời gian), qua đó biết cách
tính thời gian dựa vào từng thời điểm.
• Chuyển đổi đơn vị đo thời gian :
Chú ý các nhóm chuyển đổi: giờ, phút, giây ; ngày, tháng, năm
Ví dụ: Một năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng (đổi năm ra tháng)
2 2
0,5 giờ = 60phút x 0,5 = 30phút ; giờ = 60phút x = 40phút (đổi giờ ra phút)
3 3
Ví dụ: 216 phút = …. giờ …. phút = …. giờ
Ta có: 216 : 60 = 3 (dư 36) ; 216 : 60 = 3,6
Vậy : 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ
• Thực hiện các phép tính trên số đo thời gian
Cần làm cho học sinh thấy tính chất tương tự với các phép tính tương ứng đối với các số
thập phân đã học,thể hiện qua các bước :
1. Tính theo từng nhóm đơn vị (từ phải qua trái)
2. Chuyển đổi kết quả tính một cách hợp lí.
Ví dụ 1: 2 giờ 45 phút + 4 giờ 37 phút = ?

78
2 giờ 45 phút
+
4 giờ 37 phút
6 giờ 82 phút (chuyển đổi 82 phút = 1 giờ 22 phút )
Vậy: 2 giờ 45 phút + 4 giờ 37 phút = 7 giờ 22 phút
Ví dụ 2: 7 giờ 40 phút : 4 = ?
7 giờ 40 phút 4
3 giờ = 180phút 1 giờ 55 phút
220phút
20phút
0
Vậy 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút
• Công cụ đo thời gian:
Đồng hồ (biết xem giờ,phút,giây); lịch (biết xem ngày,tuần, tháng trong năm)
4.5.2. Vận tốc
Ở lớp 5, học sinh được học một đại lượng vật lý đó là vận tốc của một chuyển động.
Khi hình thành biểu tượng về khái niệm vận tốc cần dựa vào bài toán thực tế về tìm vận
tốc trung bình và gắn liền với các bài toán thực tế về tìm vận tốc của một chuyển động.
Chẳng hạn từ bài toán: Một ô tô đi được quảng đường dài 170km hết 4 giờ. Hỏi trung
bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
Qua giải bài toán nầy,giúp học sinh nhận ra: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,5 ki-lô-mét giờ, viết tắt là
42,5 km/giờ
Như vậy mức độ yêu cầu dạy học về vận tốc là: giúp học sinh bước đầu làm quen, nhận
biết được vận tốc của một chuyển động; biết tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc
như: km/giờ ; m/phút ; m/giây ; từ đó biết tính vận tốc của một chuyển động đều theo
các đơn vị đo khác nhau.
4.6. DẠY HỌC TIỀN VIỆT NAM
Khi giới thiệu về tiền Việt Nam cần tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp hoặc hình ảnh
các tờ giấy bạc nhằm giúp học sinh nhận biết các loại tiền giấy với mệnh giá trong phạm
vi các số đang học. Lớp 2: Tờ 1000 đồng ; 2000 đồng ; 5000 đồng.
Lớp 3: 10000 đồng ; 20000 đồng ; 50000 đồng ; 100000 đồng

79
Thông qua nhận biết cần tổ chức cho học sinh thực hành tập đổi tiền, qua mua bán bằng
tiền với các trường hợp đơn giản; đọc, viết và làm tính trên các số với đơn vị là đồng.
Câu hỏi:
1/ Nêu mục đích và nội dung các đại lượng dạy ở tiểu học.
2/ Trình bày định hướng chung dạy học đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học.

80
Chương 5. DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ THỐNG KÊ

MỤC TIÊU:
Kiến thức: Sinh viên biết được:
Vai trò, vị trí, mục tiêu và quan điểm xây dựng nội dung các yếu tố thống kê trong môn
toán ở tiểu học.
Nội dung dạy học các yếu tố thống kê trong môn toán ở tiểu học
Phương pháp dạy học các yếu tố thống kê ở tiểu học
Kỹ năng:
Sinh viên có kĩ năng dạy học các bài cụ thể có liên quan đến thống kê ở các lớp tiểu học.
Thái độ:
Có ý thức vận dụng quan điểm thống kê trong thực tế dạy học hằng ngày.
Yêu cầu:
Sinh viên cần đọc trước các thông tin cơ bản của [ 1] , từ trang 233 - 246
5.1. CÁC YẾU TỐ THỐNG KÊ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
5.1.1.Vai trò, vị trí
Yếu tố thống kê có vai trò,vị trí quan trọng trong dạy học toán ở tiểu học vì được chính
thức đưa vào chương trình môn toán tiểu học nhằm tăng cường các nội dung kiến thức có
nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế, trong thực hành tính toán,giải quyết vấn đề, đồng
thời góp phần thiết lập mối liên hệ chặc chẽ giữa các kiến thức toán học trong nhà trường
với thực tiễn phong phú của cuộc sống.
5.1.2. Mục tiêu dạy học
• Giúp học sinh làm quen với một số tri thức chứa đựng các yếu tố thống kê như dãy
số liệu,bảng thống kê số liệu, số trung bình cộng, biểu đồ tranh,biểu đồ cột, biểu
đồ hình quạt từ đó tạo cơ sở để học sinh bước đầu có biểu tượng trực quan về
thống kê
• Góp phần chuẩn bị,rèn luyện và củng cố một số kĩ năng thống kê thường thức,phù
hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học như:
- Kĩ năng thu thập và ghi chép số liệu thống kê
- Kĩ năng đọc và phân tích một dãy số liệu
- Kĩ năng đọc và nhận xét một số đặc điểm đơn giản của một bảng số liệu hoặc một
biểu đồ thống kê

81
- Kĩ năng tính toán,xử lí các số liệu thông kê
- Kĩ năng vận dụng kiến thức cơ bản đã học vào giải các bài tập và một số bài toán
thực tế đơn giản
- Góp phần rèn luyện tư duy thống kê, rèn luyện tính ham hiểu biết,yêu khoa
học,phong cách làm việc khoa học,tỉ mỉ kiên trì,ý thức vận dụng kiến thức thống
kê vào các môn học khác và vào cuộc sống
5.1.3. Quan điểm xây dựng nội dung về yếu tố thống kê
• Nội dung dạy học các yếu tố thống kê chủ yếu được tích hợp trong nội dung dạy
học số học và đo lường. Vì vậy cần phân tích,khai thác những bài tập số học và đo
lường mang ý nghĩa thống kê hoặc chứa đựng các yếu tố thống kê để giúp học
sinh hình thành biểu tượng trực quan về thống kê và bước đầu rèn luyện kĩ năng
thống kê qua việc thu thập,ghi chép,phân tích và xử lí số liệu. Theo đó sẽ giúp học
sinh vừa củng cố được kiến thức số học và đo lường đã biết vừa bồi dưỡng khả
năng áp dụng kiến thức thống kê vào các trường hợp thực tiễn đơn giản
• Tích hợp nội dung dạy học các yếu tố thống kê với các kiến thức của các khoa học
khác như kiến thức về dân số,môi trường,…góp phần hướng dẫn học sinh thực
hiện các yêu cầu giáo dục chung cũng như yêu cầu giáo dục của từng địa phương
• Nội dung dạy học các yếu tố thống kê phải được thực hiện trong mối liên hệ gắn
bó với thực tiễn sinh hoạt,đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học
sinh. Dữ liệu thực tế được sử dụng thường gồm 3 dạng:
1) Liên quan đến gia đình, nhà trường, xã hội
2) Liên quan đến các yếu tố thể chất của học sinh
3) Liên quan đến sở thích học sinh
• Tăng cường bài tập thực hành, tiết học thực hành có chứa nội dung về yếu tố
thống kê
• Trình bày theo chủ đề riêng về các yếu tố thống kê (xem phần nội dung)
5.2. DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ THỐNG KÊ
5.2.1. Nội dung
Ngay từ lớp 1 và lớp 2, các yếu tố thống kê thực chất đã được giới thiệu nhưng dưới dạng
ẩn tàng bằng cách:

82
Học sinh quan sát các hình vẽ hay mô hình toán học từ đó nhận biết về các số liệu được
phản ảnh thông qua các tranh vẽ và mô hình đó.
Hoặc cho học sinh làm quen với một vài bảng thống kê đơn giản nói về chiều dài quảng
đường giữa các tỉnh hay phân bố thời gian sinh hoạt, học tập trong ngày của một học
sinh, …
Lớp 3:
Các yếu tố thống kê được chính thức giới thiệu từ lớp 3 với các nội dung:
- Giới thiệu về dãy số liệu và bảng thống kê số liệu đơn giản.
- Sắp xếp số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước.
Cụ thể:
Làm quen với dãy số liệu và thực hành phân tích một dãy số liệu
Giới thiệu bảng số liệu đơn giản (số đo chiều cao của một số học sinh trong lớp), theo đó
học sinh tự điền số liệu vào bảng để thành lập bảng số liệu đơn giản, tập nhận xét bảng số
liệu đó (theo gợi ý của giáo viên, chẳng hạn: Bạn A cao bao nhiêu cm, B cao hơn D bao
nhiêu cm, bạn nào cao nhất, thấp nhất ?, …)
Lớp 4:
- Thực hành phân tích bảng thống kê số liệu đơn giản
- Bước đầu làm quen với biểu đồ tranh, biểu đồ cột và tập nhận xét trên biểu đồ
- Bước đầu làm quen với số trung bình cộng, giải toán về số trung bình cộng
(Chứa đựng yếu tố thống kê)
Lớp 5:
- Giới thiệu biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó.Tập đọc biểu đồ hình quạt
- Nhận xét một số đặc điểm đơn giản của một bảng số liệu hoặc một biểu đồ thống kê
(gắn với %)
5.2.2. Phương pháp dạy học các yếu tố thống kê
• Tăng cường định hướng tích hợp thể hiện ở các biện pháp như: nội dung dạy học
các yếu tố thống kê tích hợp trong nội dung dạy học số học và đo lường, tích hợp
với các kiến thức của các khoa học khác; thực hiện trong mối liên hệ, gắn bó với
thực tiễn sinh hoạt,đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
• Tăng cường thực hành (bài tập thực hành, tiết thực hành)

83
• Tận dụng cơ hội trình bày theo chủ đề riêng về các yếu tố thống kê để học sinh
được làm quen và được cung cấp tri thức về thống kê, góp phần rèn luyện tư duy
thống kê.
• Một trong những điều kiện để đạt được mục đích dạy học là giáo viên cần nắm
vững cấu trúc và mức độ nội dung cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động
học tập cho học sinh.
Chẳng hạn:
Ở biểu đồ tranh,cần giúp học sinh nhận biết ý nghĩa của các hình vẽ hoặc kí hiệu tượng
trưng; hướng dẫn đọc, phân tích và xử lí một số thông tin cho trên biểu đồ
Ở biểu đồ cột, cần tổ chức các hoạt động giúp học sinh làm quen với biểu đồ; đọc phân
tích và xử lí một số thông tin trên biểu đồ ; thực hành lập biểu đồ đơn giản .
(Nêu ví dụ minh họa)
Tự học:
Phân tích nội dung cụ thể các yếu tố thống kê chứa đựng trong các SGK Toán 3,4,5
Thảo luận:
Các nhóm tự lập một biểu đồ tranh, cột, hình quạt về một nội dung cụ thể (tự chọn) và
nêu các câu hỏi cho học sinh nhận xét trả lời trên biểu đồ.
Câu hỏi:
Nêu mục tiêu dạy học các yếu tố thống kê trong môn toán ở tiểu học.
Nêu nội dung các yếu tố thống kê được học ở các lớp:3, 4, 5.
Bài tập:
1/ Số dân ở một xã hiện nay là 5000 người và cứ sau mỗi năm số dân tăng thêm 4%. Hỏi
sau 2 năm số dân xã đó có tất cả bao nhiêu người ?
2/ Hình dưới đây là biểu đồ cho biết tỉ lệ về ý thích chơi các môn thể thao của học sinh
khối 5 trường tiểu học A. Tính số học sinh mỗi môn, biết số học sinh thích môn đá cầu là
30 học sinh.

Bơi
25%
Đá bóng
60%
Đá cầu
?

84
Chương 6. DẠY HỌC GIẢI TOÁN
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Sinh viên có những hiểu biết:
Các dạng toán thường gặp trong dạy học toán ở tiểu học
Nắm được cách phân loại các dạng toán
Về phương pháp và cách thức tổ chức dạy học giải toán cho học sinh tiểu học
Trình độ chuẩn học tập giải toán ở tiểu học
Một số phương pháp thường dùng trong giải toán ở tiểu học
Kỹ năng: Hình thành và phát triển một số kĩ năng:
Vận dụng các bước giải toán trong dạy học giải toán ở tiểu học.
Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong khai thác và sáng tác một số bài toán ở tiểu học
Vận dụng một số phương pháp và thủ thuật thường dùng trong giải toán ở tiểu học
Thiết kế các bài tập toán ở tiểu học
Thái độ:
Niềm say mê trong dạy học giải toán ở tiểu học ; tinh thần trách nhiệm trong dạy học
toán.
Yêu cầu:
Sinh viên đọc trước các thông tin cơ bản của [ 1] , từ trang 247 – 257; 254 - 275
6.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
 Dạy học giải toán ở tiểu học nhằm các mục đích chủ yếu sau đây:
• Giúp học sinh luyện tập,củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác đã học, luyện
kỹ năng tính toán, bước đầu tập dượt vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hành vào
thực tiễn
• Qua dạy học giải toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư
duy,rèn luyện phương pháp và khả năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng
quan sát, phỏng đoán, tìm tòi
• Qua giải toán, học sinh rèn luyện những đức tính và phong cách làm việc của
người lao động mới như ý chí khắc phục khó khăn,thói quen xét đoán có căn
cứ,tính cẩn thận chu đáo,cụ thể,làm việc có kế hoạch,có kiểm tra. Từng bước hình
thành và rèn luyện thói quen và khả năng suy nghĩ độc lập,linh hoạt,khắc phục
cách suy nghĩ máy móc,rập khuôn,xây dựng lòng ham thích tìm tòi,sáng tạo theo
những mức độ khác nhau

85
 Trong dạy học giải toán các yêu cầu cơ bản được sắp xếp có chủ định trong từng
lớp,tạo thành một hệ thống các yêu cầu từ thấp đến cao, từ lớp 1 đến lớp 5 trong
sự kết hợp chặc chẽ với lý thuyết. Nhiều yêu cầu cơ bản của giải toán được trải ra
ở nhiều lớp nên việc nắm chắc yêu cầu ở từng lớp là rất quan trọng. Đặc biệt phải
nắm vững trình độ chuẩn của dạy giải toán ở từng lớp.
Cụ thể:
Lớp 1:
Nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài toán có lời văn. Biết giải và trình bày bài giải các
bài toán về thêm, bớt.
Lớp 2:
Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn (một bước tính) về cộng, trừ (nhiều
hơn, ít hơn) về nhân, chia (phạm vi bảng tính)
Lớp 3:
Biết giải và trình bày bài giải bài toán có đến hai bước tính
(về một số dạng bài toán: tìm một trong các phần bằng nhau của một số, bài toán liên
quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học)
Lớp 4:
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến 3 bước tính,trong đó có các bài toán liên
quan đến: tìm số trung bình cộng của nhiều số; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó; tìm phân số của một số; tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó; tính chu
vi và diện tích một số hình đã học
Lớp 5:
Giải bài toán chủ yếu đến 3 bước tính. Bao gồm các bài toán ở lớp 3, 4 và các bài toán
về: quan hệ tỉ lệ; tỉ số phần trăm, về chuyển động đều; bài toán có nội dung hình học và
các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
Các bài toán về tỉ số phần trăm; về chuyển động đều
Ví dụ 1:
Một cửa hàng bán hoa quả thu được 1.800.000 đồng. Tính ra số tiền lãi bằng 20% số tiền
mua. Hỏi tiền vốn để mua số hoa quả đó là bao nhiêu đồng ?
Cần giúp học sinh nhận dạng bài toán đã học: Tìm 2 số (tiền lãi và tiền mua) biết tổng

20
(1800000) và tỉ số của 2 số đó (20% = )
100

86
Bài giải: Vì tiền lãi bằng 20% tiền mua (tiền vốn) nên 1800000 đồng gồm :
20% + 100% = 120%
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là : 1800000 : 120 x 100 = 1500000 (đồng)
Đáp số: 1500000 đồng
Ví dụ 2:
Một thư viện có 6000 quyển sách. Cứ sau mỗi năm số sách của thư viện lại được tăng
thêm 20% (so với số sách của năm trước). Hỏi sau 2 năm thư viện đó có tất cả bao nhiêu
quyển sách ?
Cách 1/ Bài giải:
Sau 1 năm số sách tăng thêm là: 6000 x 20 : 100 = 1200 (quyển)
Sau 1 năm số sách có tất cả là: 6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau 2 năm số sách tăng thêm là: 7200 x 20 : 100 = 1440 (quyển)
Sau 2 năm số sách có tất cả là: 7200 + 1440 = 8640 (quyển)
Đáp số: 8640 quyển sách
Cách 2/ Bài giải:
Vì cứ sau mỗi năm số sách năm sau tăng thêm 20% (so với số sách của năm trước) nên số
sách năm sau gồm : 20% + 100% = 120%
Số sách sau 1 năm là: 6000 x 120 : 100 = 7200 (quyển)
Số sách sau 2 năm là: 7200 x 120 : 100 = 8640 (quyển)
Đáp số: 8640 quyển sách
Về giải toán chuyển động đều, có 3 bài toán cơ bản về chuyển động đều (của một vật
chuyển động hay của một động tử)
• Biết quảng đường S và thời gian t. Tìm vận tốc v : v = S : t
• Biết vận tốc v và thời gian t. Tìm quảng đường S : S = v x t
• Biết vận tốc v và quảng đường S. Tìm thời gian t : t = S:v
- Hai vật chuyển động ngược chiều: Thời gian gặp nhau t = S : ( v1 + v 2 )

- Hai vật chuyển động cùng chiều: Thời gian gặp nhau t = S : ( v1 − v 2 ) với v1 > v 2
Chuyển động trên dòng sông:
• Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực + vận tốc dòng nước
• Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực - vận tốc dòng nước
• Vận tốc dòng nước = ( vận tốc xuôi dòng – vận tốc ngược dòng) : 2

87
Ví dụ 1:
Một ô tô và một xe máy xuất phát cùng một lúc từ A đến B. Quảng đường AB dài 90 km.
Hỏi ô tô đến B trước xe máy bao lâu, biết thời gian ô tô đi là 1,5 giờ và vận tốc ô tô gấp
hai lần vận tốc xe máy ?
Bài giải:
Vận tốc ô tô là : 90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là : 60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi hết quảng đường AB là: 90 : 30 = 3 (giờ)
Thời gian ô tô đến B trước xe máy là: 3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
Đáp số : 1,5 giờ
Nhận xét :
Trên cùng một quảng đường AB, nếu vận tốc ô tô gấp hai lần vận tốc xe máy thì thời
gian xe máy đi sẽ gấp 2 lần thời gian ô tô đi. Theo đó, gợi ý cách giải khác.
Bài giải:
Trên cùng một quảng đường AB, vận tốc ô tô gấp hai lần vận tốc xe máy nên
thời gian xe máy đi hết quảng đường AB là: 1,5 x 2 = 3 (giờ)
Thời gian ô tô đến B trước xe máy là: 3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
Đáp số : 1,5 giờ
Ví dụ 2:
Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36km/giờ. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô
cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy
giờ ?
Bài giải: (bài toán dạng: hai chuyển động cùng chiều)
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Với thời gian nầy xe máy đã đi được quảng đường là: 36 x 2,5 = 90 (km)
Quảng đường mỗi giờ ô tô đi hơn xe máy là: 54 – 36 = 18 (km)
Thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy là: 90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc: 11 giờ 7 phút + 6 giờ = 16 giờ 7 phút
Đáp số : 16 giờ 7 phút
6.2. CÁC BÀI TOÁN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN TIỂU HỌC
Bài toán đơn (giải bằng 1 bước tính): Bao gồm 5 nhóm sau:

88
Nhóm 1: Thể hiện ý nghĩa cụ thể của các phép tính số học
Nhóm 2: Thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả phép tính
• a+x=b ( x + a = b ) : Tìm số hạng chưa biết (a, b : các số đã biết)
• x–a=b; a–x=b : tìm số bị trừ ; tìm số trừ
• a × x = b ; (x × a = b) : tìm một thừa số của tích
• x:a=b ; a:x=b : tìm số bị chia ; tìm số chia
Nhóm 3: Phát triển thêm ý nghĩa mới của phép tính số học
• Nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị
• Gấp một số lên nhiều lần
• Giảm một số đi một số lần
• So sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn
Nhóm 4: Liên quan đến phân số và tỉ số
• Tìm một trong các phần bằng nhau của một số (lớp 3).
Ví dụ: A có 12 cái kẹo, A cho bạn 1/3 số kẹo đó. Hỏi A cho bạn mấy cái kẹo ?
(sử dụng sơ đồ đoạn thẳng)
• Tìm phân số của một số (lớp 4 – nhân một số tự nhiên với phân số)
2 2 2
Ví dụ: Tìm của 12 ( của 12 là: 12 x = 8)
3 3 3

• Tìm tỉ số của hai số


Ví dụ: Tỉ số của 2 số 10 và 6 là : 10 : 6 hay 5 : 3
10 5
Tỉ số của 2 số và là: 30 : 35 hay 6 : 7
7 3
Biết tỉ số của 1 số và 8 là 3 : 2. Tìm số đó ?
Dựa sơ đồ: ?
Số cần tìm :
8 :
Số cần tìm là: 8 : 2 x 3 = 12
• Tìm một số biết tỉ lệ bản đồ và một số cho trước
• Tìm tỉ số phần trăm của hai số
• Tìm một số biết tỉ số phần trăm của số đó so với số đã biết
• Tìm một số biết một số khác và tỉ số phần trăm của số đã biết so với số đó

89
Ví dụ: Tỉ số phần trăm của 24 và 40 là (24 : 40) = 0,60
0,60 = 60%
Biết tỉ số phần trăm của một số và 40 là 60%. Tìm số đó ?
( Số cần tìm là: 40 x 60 : 100 = 24 )
Hay: Một lớp có 40 học sinh, trong đó số học sinh nam chiếm 60%. Tính số học sinh
nam ?
Số học sinh nam là: 40 x 60 : 100 = 24 (học sinh)
Nhóm 5: Áp dụng công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học; tính vận tốc, quảng
đường, thời gian trong chuyển động đều
2/ Bài toán hợp: (từ hai bước tính trở lên)
Nhóm 1:
Các bài toán không điển hình (Các bài toán mà cách giải không nêu thành mẫu)
Nhóm 2:
Các bài toán điển hình (Các bài toán mà qúa trình giải có phương pháp giải riêng theo
mẫu cho từng dạng bài toán)
Bao gồm:
Bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ mà khi giải có thể dùng phương pháp rút về đơn vị
hoặc đưa về tỉ số; bài toán tìm số trung bình cộng; bài toán tìm hai số khi biết tổng và
hiệu của hai số đó; bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
6.3. TỔ CHỨC DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
6.3.1. Mức độ tổ chức dạy học giải toán ở tiểu học
Để giúp học sinh tự mình tìm hiểu các dữ kiện trong bài toán, từ đó thiết lập được các
phép tính tương ứng phù hợp, giáo viên cần xây dựng các mức độ dạy học từng giai đoạn
cho phù hợp tư duy và kiến thức của học sinh.
Có 3 mức độ đối với việc tổ chức dạy học giải toán:
• Hoạt động chuẩn bị cho giải toán
• Hoạt động làm quen với giải toán
• Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán
6.3.2. Tổ chức các hoạt động của quá trình dạy học giải toán
6.3.2.1. Hoạt động chuẩn bị:
Trong nhiều trường hợp (lớp1, 2) học sinh cần được rèn luyện các thao tác giải toán
thông qua hoạt động với các nhóm đồ vật, tranh ảnh, hình vẽ.

90
(Chẳng hạn học sinh lớp 1 tập phát hiện vấn đề nhờ hình vẽ để viết phép tính thích hợp
vào ô trống)
Ví dụ: hoặc : Có: 5 qủa cam
Bớt: 2 qủa cam
Còn: ....qủa cam?

Các bài toán liên quan đến các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng là một phần
quan trọng trong giải toán ở tiểu học. Vì vậy học sinh cần được rèn luyện kĩ năng đo đại
lượng, tính toán trên các số đo đại lượng
6.3.2.2. Hoạt động làm quen với giải toán
Trong việc dạy giải toán ở tiểu học, giáo viên phải giải quyết hai vấn đề then chốt:
• Làm cho học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn
luyện kĩ năng thực hiện các bước đó một cách thành thạo
• Làm cho học sinh nắm được và có kĩ năng vận dụng các phương pháp chung,các
thủ thuật giải toán vào việc giải các bài toán một cách hiệu quả.
Trước hết cần thấy rằng việc giải bài toán hợp thực chất là giải hệ thống các bài tóan đơn.
Dạy kĩ các bài toán đơn là chuẩn bị tốt cho việc giải bài toán hợp.
Để giúp học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán,cần chú ý hướng
dẫn học sinh thực hiện theo 4 bước sau đây : (hướng dẫn giải toán theo qui trình 4 bước)
Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài toán
Để giúp học sinh hiểu nội dung đề bài toán, giáo viên cần chú ý tập trung vào các yếu tố
cơ bản của bài toán thông qua các câu hỏi.
Chẳng hạn: Bài toán cho biết gì ? Cái gì là điều kiện của bài toán ? Bài toán hỏi gì ?
Thông qua đó giúp học sinh biết cách tóm tắt đề bài toán dưới dạng ngắn gọn,cô đọng
nhất bằng sơ đồ lời, hình vẽ, bằng sơ đồ đoạn thẳng, …
Bước 2: Lập kế hoạch giải
Để giúp học sinh tìm hướng giải cho bài toán, giáo viên thường dùng phương pháp phân
tích và tổng hợp. Phân tích thường tiến hành dưới hai dạng: phân tích để sàng lọc nhằm
loại bỏ các yếu tố thừa,các tình tiết không cơ bản trong bài toán và phân tích thông qua
tổng hợp,đây là khâu chủ yếu của quá trình giải toán nên giáo viên cần từng bước giúp
học sinh sử dụng thao tác nầy thông qua luyện tập.

91
Ở đây dựa vào bước 1, giáo viên thường sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm giúp học
sinh nhận ra cách giải bài toán, nhất là việc nhận dạng được bài toán cỏ bản đã biết cách
giải (dựa vào sơ đồ đoạn thẳng).
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải (trình bày bài giải theo yêu cầu ở tiểu học)
Bước 4: Kiểm tra bài giải và đánh giá cách giải
Đối với học sinh tiểu học, mục đích cơ bản của bước nầy là rèn cho học sinh thói quen
kiểm tra, rà soát lại công việc giải. Đối với học sinh khá,giỏi cần rèn luyện thói quen tìm
cách giải khác (nếu có) và so sánh, đánh giá các cách giải đó.
Ví dụ 1: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán sau đây theo qui trình 4 bước:
Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài toán.
Sau khi học sinh đọc kĩ đề, giáo viên nêu câu hỏi nhằm giúp học sinh xác định phần đã
cho và phần cần tìm của bài toán. ( Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?).
Thông qua đó giúp học sinh biết cách tóm tắt đề bài toán.
4 con cá
Bể 1: ? con cá
3 con cá
Bể 2:
Bước 2: Lập kế hoạch giải.
Dựa tóm tắt (Bước 1) giáo viên nêu hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm cách giải
bài toán. Chẳng hạn:
- Để tìm cả hai bể có bao nhiêu con cá ta cần biết số con cá ở những bể nào ?
(số con cá ở bể 1 và bể 2)
- Bể 1 có mấy con cá ? (4 con), bể 2 đã biết có mấy con cá chưa ? (chưa) nhưng bể 2
nhiều hơn bể 1 mấy con cá ? (3 con).
- Vậy làm cách nào để biết được bể 2 có bao nhiêu con cá ? (dạng bài toán nhiều hơn)
- Biết được số con cá ở bể 1 và bể 2 rồi ta dùng phép tính gì để tìm được số con cá ở cả
hai bể ? (phép tính cộng)
- Đến đây ta đã tìm được phần cần tìm của bài toán chưa ?
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải (trình bày theo yêu cầu ở tiểu học)
Bài giải: Số cá ở bể 2 là: 4 + 3 = 7 (con)
Số cá ở cả hai bể là: 4 + 7 = 11 (con)
Đáp số: 11 con cá
Bước 4: Giáo viên cho học sinh tự kiểm tra bài giải và đánh giá cách giải.

92
Ở bài toán nầy giáo viên cho học sinh tự kiểm tra lời giải có phù hợp với phép tính giải
và đáp số không. (Chẳng hạn: 11 – 4 = 7 ; 7 – 4 = 3)
Ví dụ 2:
Tổng của hai số là 72. Tìm hai số đó, biết rằng nếu số lớn giảm 5 lần thì được số bé.
Bước 1: Học sinh đọc kĩ đề bài toán để xác định phần đã cho và phần cần tìm.
Bài toán đã cho biết gì ? (tổng của hai số là 72; số lớn giảm 5 lần thì được số bé)
Bài toán hỏi gì ? (tìm số lớn, số bé)
Gợi ý:
Số lớn giảm 5 lần thì được số bé. Suy ra số lớn gấp mấy lần số bé ? (5 lần)
Hay số bé bằng 1 phần mấy số lớn ? (số bé bằng 1 phần 5 số lớn)
Số bé bằng 1 phần 5 số lớn, vậy nếu coi số bé là 1 phần thì số lớn gồm mấy phần như vậy
? (5 phần)
Cho học sinh tóm tắt đê bài toán (bằng sơ đồ đoạn thẳng):
Số lớn: ?
? 72
Số bé:
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm cách giải bài toán
Chẳng hạn:
- Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau của số bé và số lớn bằng bao nhiêu ? (6 phần)
- Tổng của hai số bằng bao nhiêu ? (72)
- Bài toán có dạng đã biết nào ?
(Dạng: tìm hai số khi biết tổng là 72 và tỉ số của hai số đó là 1 : 5)
- Giáo viên tóm tắt các bước giải:
Ở dạng bài toán nầy, đầu tiên ta tìm tổng số phần bằng nhau, rồi tìm mỗi số.
Giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh biết cách tóm tắt đề bài toán bằng sơ đồ đoạn
thẳng nhằm hình thành ở học sinh kỹ năng nhận dạng các bài toán điển hình đã học với
các mức độ khác nhau.
Bước 3: Học sinh trình bày bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là : 72 : 6 x 1 = 12
Số lớn là : 72 – 12 = 60
Đáp số: số bé: 12 ; số lớn: 60
Bước 4: Học sinh kiểm tra kết quả bài toán:

93
60 + 12 = 72 ; 60 : 5 = 12 (hay : 12 x 5 = 60)
Ví dụ 3:
Trước đây ba năm, tuổi anh gấp 3 lần tuổi em. Hiện nay tổng số tuổi của hai anh em là 26
tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay.
Bước 1: Học sinh đọc kĩ đề bài toán để xác định phần đã cho và phần cần tìm.
Bài toán cho biết gì ? (trước đây ba năm tuổi anh gấp 3 lần tuổi em; hiện nay tổng số tuổi
của hai anh em là 26);
Bài toán hỏi gì ? (tìm tuổi mỗi người hiện nay).
Bước 2: Nêu câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm cách giải bài toán, chẳng hạn:
- Biết tổng số tuổi của hai anh em hiện nay là bao nhiêu? (26), vậy có thể tính được
tổng số tuổi của hai anh em trước đây 3 năm không ? bằng cách nào ?
Ta lấy 26 – (3 + 3) = 20 (vì trước đây 3 năm nên tuổi mỗi người phải lùi 3 tuổi)
- Vậy đã biết tổng số tuổi của hai anh em trước đây 3 năm là 20, còn tỉ số giữa số tuổi
của hai anh em trước đây 3 năm đã biết chưa ? (tuổi anh gấp 3 lần tuổi em)
- Lúc nầy bài toán liên quan đến dạng bài toán nào đã biết ?
(Tìm hai số khi biết tổng của hai số là 20 và tỉ số của hai số đó là 1 : 3)
Ta có sơ đồ đoạn thẳng:
Tuổi em trước đây 3 năm: ? tuổi
20 tuổi
Tuổi anh trước đây 3 năm:

- Tìm được tuổi mỗi người trước đây 3 năm, vậy có thể tìm được tuổi mỗi người hiện nay
? bằng cách nào ? Đến đây đã tìm được phần cần tìm của bài toán chưa ?
Bước 3: Trình bày bài giải:
Tổng số tuổi của 2 anh em trước đây 3 năm là: 26 – (3 + 3) = 20 (tuổi)
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 (phần)
Tuổi em trước đây 3 năm là: 20 : 4 x 1 = 5 (tuổi)
Tuổi em hiện nay là : 5 + 3 = 8 (tuổi)
Tuổi anh hiện nay là: 26 – 8 = 18 (tuổi)
Đáp số: Anh: 18 tuổi ; Em: 8 tuổi
Bước 4: Học sinh tự kiểm tra lời giải và đáp số.
18 + 8 = 26; 18 – 3 = 15; 8 – 3 = 5; 5 : 15 = 1 : 3

94
6.4. HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN
Thông qua quá trình thực hành giải toán nhằm giúp học sinh dần hình thành năng lực
khái quát hóa và kỹ năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo trong học tập, ta cần tiến
hành các hoạt động sau:
6.4.1. Giải các bài toán nâng dần mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa các số đã
cho và số cần tìm hoặc điều kiện bài toán :
• Giữ nguyên giả thiết bài toán, nâng cao yêu cầu đối với kết luận.
• Thay đổi gỉa thiết và giữ nguyên kết luận
• Thay đổi gỉa thiết và kết luận
Ví dụ:
Hai lớp A và B có tổng số là 75 học sinh. Tìm số học sinh mỗi lớp, biết 3 lần số học sinh
lớp A bằng 2 lần số học sinh lớp B.
Tiếp tục giải bài toán nếu đổi điều kiện bài toán thành mỗi điều kiện sau:
• ¾ số học sinh lớp A bằng ½ số học sinh lớp B
• 2/5 số học sinh lớp B nhiều hơn ½ số học sinh lớp A là 3 học sinh
• chuyển 10 học sinh từ lớp B sang lớp A thì số học sinh của lớp A hơn số học sinh
lớp B là 5 học sinh
6.4.2. Giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau (nếu có)
6.4.3. Tiếp xúc với các bài toán thiếu hoặc thừa dữ kiện
6.4.4. Giải các bài toán trong đó phải xét đến nhiều khả năng xảy ra để chọn được
một khả năng thỏa mãn điều kiện của đề bài toán.
6.4.5. Lập và biến đổi bài toán theo các hình thức sau :
• Đặt câu hỏi cho bài toán
• Đặt điều kiện cho bài toán
• Lập bài toán tương tự với bài toán đã giải
• Lập bài toán ngược với bài toán đã giải
• Lập bài toán theo tóm tắt hoặc sơ đồ minh hoạ.
Ví dụ: Nêu bài toán rồi giải bài toán theo sơ dồ sau:
Gạo nếp: ? kg
? kg
Gạo tẻ:
540kg

95
6.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN TIỂU HỌC
6.5.1. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
(Kết hợp phương pháp tỉ lệ , phương pháp thay thế)
Ví dụ 1:
Trung bình cộng của hai số bằng 14. Biết rằng một phần ba số thứ nhất bằng một phần tư
số thứ hai. Tìm mỗi số đó.
Bài giải: (sử dụng phương pháp tỉ lệ)
Trung bình cộng của hai số bằng 14 nên tổng của hai số đó bằng ? (14 x 2 = 28)
Ta có sơ đồ đoạn thẳng:

?
Số I:
? 28
Số II:

(Bài toán dạng: tìm hai số khi biết tổng của hai số là 28 và tỉ số của hai số đó là 3 : 4)
Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 4 = 7 (phần)
Số thứ I là : 28 : 7 x 3 = 12
Số thứ II là : 28 – 12 = 16
Đáp số: Số thứ I: 12 ; Số thứ II: 16
Ví dụ:
Ba tổ trồng tất cả 216 cây, biết rằng nếu tổ 1 trồng 3 cây thì tổ 2 trồng 6 cây, tổ 3 trồng 6
cây thì tổ 1 trồng 4 cây. Hỏi mỗi tổ trồng được bao nhiêu cây ? (dạng 3/)
Phương pháp tỉ lệ.
 I : II = 2 : 3
1/  ⇔ I : II : III = 2 : 3 : 4
 II : III = 3 : 4
 I : II = 2 : 3  I : II = 10 :15
2/  ⇔  ⇔ I : II : III = 10 :15 :18
 II : III = 5 : 6  II : III = 15 :18
 I : II = 1: 2  I : II = 2 : 4
3/  ⇔  ⇔ I : II : III = 2 : 4 : 3
 III : I = 3 : 2  III : I = 3 : 2
Ví dụ 2:
Có ba tổ trồng cây, tổ 1 trồng được 14 cây, tổ 2 trồng được ít hơn tổ 1 là 2 cây. Tổ 3
trồng được nhiều hơn trung bình cộng của cả 3 tổ là 4 cây. Hỏi trung bình mỗi tổ trồng
được bao nhiêu cây và số cây tổ 3 đã trồng được ?

96
Bài giải:

TBC ? TBC ? TBC ?


Ta có sơ đồ: 4
tổ 1 + tổ 2 tổ 3 ? cây

Số cây tổ 2 trồng được là: 14 – 2 = 12 (cây)


Số cây trung bình mỗi tổ trồng được là: (14 + 12 + 4) : 2 = 15 (cây)
Số cây tổ 3 trồng được là: 15 + 4 = 19 (cây)
Đáp số: 15 cây ; 19 cây
(Hãy giải bài toán trên khi thay điều kiện: tổ 3 trồng được ít hơn trung bình cộng của cả 3
tổ là 4 cây)
15
Ví dụ 3: Cho phân số . Phải cùng cộng thêm số tự nhiên nào vào tử số và mẫu số để
31

3
được phân số .
5
Bài giải:
15
Khi cộng thêm vào tử số và mẫu số của phân số cùng một số tự nhiên thì hiệu của
31
chúng không thay đổi và bằng: 31 – 15 = 16
Nếu coi tử số mới (sau khi cộng thêm) gồm 3 phần bằng nhau thì mẫu số mới gồm 5 phần
như vậy.
Ta có sơ đồ: ?
Tử số mới:
Mẫu số mới: ?

16
(Dạng bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó)
Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 3 = 2 (phần)
Tử số mới là: 16 : 2 x 3 = 24
Mẫu số mới là: 16 : 2 x 5 = 40
24 24 : 8 3
Ta có: = =
40 40 : 8 5
Vậy số tự nhiên cần tìm là: 24 – 15 = 9 (Hay 40 – 31 = 9)

97
Nhận xét:
Bài toán có dạng tìm hai số (tử số và mẫu số mới sau khi thêm cùng một số tự nhiên) khi
biết hiệu của hai số đó là: 31 – 15 = 16 và tỉ số là: 3 : 5
(Cách giải tương tự đối với trường hợp cả tử và mẫu trừ đi cùng một số tự nhiên; Nếu tử
trừ hoặc cộng, mẫu cộng hoặc trừ cùng một số tự nhiên thì bài toán có dạng: tìm hai số
khi biết tổng và tỉ của hai số đó)
Ví dụ 4:
Một hình chữ nhật có chu vi 60m, nếu tăng chiều rộng thêm 5m, giảm chiều dài 5m thì
được một hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Cách 1: (Sử dụng phương pháp thay thế)
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là: 60 : 2 = 30 (m)
Ta có sơ đồ :
Chiều dài: 5m
Chiều rộng: 5m 30m
?m
Bài toán dạng: tìm hai số khi biết tổng (30) và hiệu của hai số đó (10)
Chiều dài hơn chiều rộng là: 5 + 5 = 10 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là: (30 – 10 ) : 2 = 10 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là: 10 + 10 = 20 (m)
Diện tích hình chữ nhật là: 20 x 10 = 200 (m 2 )
Đáp số: 200 m 2
Cách 2: (Sử dụng phương pháp tính ngược từ cuối)
Bài giải:
Nếu tăng chiều rộng thêm 5m và giảm chiều dài 5m thì được một hình vuông nên chu vi
hình chữ nhật bằng chu vi hình vuông .
Cạnh hình vuông là: 60 : 4 = 15 (m)
Chiều dài hình chữ nhật lúc đầu là : 15 + 5 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật lúc đầu là: 15 – 5 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật lúc đầu là: 20 x 10 = 200 (m 2 )
Đáp số: 200 m 2
Cách 3/ (Sử dụng phương pháp cắt ghép hình)

98
Bài giải:
Nếu tăng chiều rộng thêm 5m và giảm chiều dài 5m thì được một hình vuông nên chu vi
hình chữ nhật bằng chu vi hình vuông .
Cạnh hình vuông là: 60 : 4 = 15 (m)
Diện tích hình vuông hơn diện tích hình chữ nhật là: 5 x 5 = 25 (m 2 )
Diện tích hình chữ nhật là : 15 x 15 – 25 = 200 (m 2 )
Đáp số: 200 m 2
Ví dụ 5:
Tuổi của con gái bằng 1/4 tuổi mẹ, tuổi của con trai bằng 1/5 tuổi mẹ. Tuổi của con gái
cộng với tuổi của con trai là 18 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi ?
Cách 1:
1 1 9
Tổng số tuổi của con gái và con trai là: + = (tuổi mẹ)
4 5 20
Nếu xem tổng số tuổi của con gái và tuổi con trai là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là

20
20 phần như vậy. Do đó tuổi của mẹ là: 18 × = 40 (tuổi)
9
Đáp số: 40 tuổi
Cách 2:
Ta có: Tuổi của con gái bằng 1/4 tuổi mẹ
Tuổi của con trai bằng 1/5 tuổi mẹ
Hay : Tuổi mẹ = 4 lần tuổi con gái = 5 lần tuổi con trai
Do đó: Tuổi con gái bằng 5/4 tuổi con trai
Ta có sơ đồ: tuổi con gái :
18 tuổi
Tuổi con trai:
Tuổi của con gái là : 18 : (5 + 4) x 5 = 10 (tuổi)
Tuổi của mẹ là: 10 x 4 = 40 (tuổi)
Đáp số: 40 tuổi
Bài tập
1/ Một hình tam giác đều và một hình vuông có cùng chu vi, cạnh hình nầy dài hơn cạnh
hình kia 2 cm. Tính chu vi tam giác đều và diện tích hình vuông đó.
2/ Hai túi có 80 bi, nếu chuyển từ túi trái sang túi phải một số bi đúng bằng số bi ở túi
phải thì túi phải hơn túi trái 16 bi. Hỏi lúc đầu mỗi túi có bao nhiêu bi ?

99
3/ Tổng số tuổi 3 cha con hiện nay là 62 . Sau 5 năm tuổi cha hơn tổng số tuổi 2 con là
23 và khi đó tuổi con đầu kém cha 34 tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay .
4/ Ba số có tổng bằng 130. Nếu lấy số I chia cho số II, số II chia cho số III thì đều được
thương là 2 dư 1. Tìm ba số đó.
5/ Ba lớp A, B, C tham gia trong một đợt trồng cây. Lớp A trồng được nhiều hơn trung
bình cộng số cây trồng của ba lớp là 12 cây. Lớp B trồng được nhiều hơn trung bình cộng
số cây trồng của 2 lớp B và C là 8 cây. Lớp C trồng được 60 cây. Hỏi cả 3 lớp trồng được
bao nhiêu cây ? (mỗi lớp A, B trồng được bao nhiêu cây ?)
6/ Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 480m. Tính diện tích mảnh đất đó biết nếu viết
thêm chữ số 2 vào trước số đo chiều rộng thì số đo chiều rộng bằng số đo chiều dài.
6.5.2. Phương pháp rút về đơn vị và tỉ số
Hãy nêu bài toán rồi giải bài toán theo tóm tắt sau:
Ví dụ 1: 2 giờ : 90 km
4 giờ : …..km ?
Cách 1/
Dùng phương pháp rút về đơn vị.
Bài giải:
Trong 1 giờ ô tô đi được là: 90 : 2 = 45 (km)
Trong 4 giờ ô tô đi được là: 45 x 4 = 180 (km)
Đáp số: 180 km
Cách 2/
Dùng phương pháp tỉ số.
Bài giải:
4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4 : 2 = 2 (lần)
Trong 4 giờ ô tô đi được là: 90 x 2 = 180 (km)
Đáp số: 180 km
Ví dụ 2: 15 người : 10 ngày
5 người : ….ngày ?
(…người ? : 5 ngày )
Cách 1/
Dùng phương pháp rút về đơn vị.
Bài giải:

100
1 người làm xong công việc cần số ngày là : 15 x 10 = 150 (ngày)
5 người làm xong công việc đó cần số ngày là: 150 : 5 = 30 (ngày)
Đáp số: 30 ngày
Cách 2/
Dùng phương pháp tỉ số.
Bài giải:
15 người gấp 5 người số lần là: 15 : 5 = 3 (lần)
5 người làm xong công việc cần số ngày là: 10 x 3 = 30 (ngày)
Đáp số: 30 ngày
Chú ý:
Ở tiểu học không gọi tên bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận hay đại lượng tỉ lệ nghịch mà
học sinh cần nhận biết bản chất mối tương quan giữa hai đại lượng cho trong bài toán qua
thực hành vận dụng 1 trong 2 cách giải nêu trên. Tùy theo trình độ học sinh, có thể gộp
hai bước tính nêu trên thành một bước tính như sau:
Ở ví dụ 1 có thể tính gộp như sau: 90 : 2 x 4 = 180 (km)
Ở ví dụ 2 có thể tính gộp như sau: 15 x 10 : 5 = 30 (ngày)
Ví dụ 3: (Dạng nâng cao)
Một đội 15 công nhân dự định lắp xong một cái máy trong 20 ngày, mỗi ngày làm việc 8
giờ. Nếu thêm 5 người nữa mà cả đội mỗi ngày làm việc 10 giờ thì lắp xong cái máy đó
trong bao nhiêu ngày ? (năng suất làm việc như nhau)
Tóm tắt: 15 người : 8 giờ : 20 ngày
20 người : 10 giờ : …ngày ?
Bài giải:
1 người mỗi ngày làm 8 giờ để lắp xong cái máy cần số ngày là:
15 x 20 = 300 (ngày)
1 người mỗi ngày làm 10 giờ để lắp xong cái máy cần số ngày là:
8 x 300 : 10 = 240 (ngày)
20 người mỗi ngày làm 10 giờ để lắp xong cái máy cần số ngày là:
240 : 20 = 12 (ngày)
Đáp số: 12 ngày

101
Cách khác:
1 người mỗi ngày làm 8 giờ để lắp xong cái máy cần số ngày là:
15 x 20 = 300 (ngày)
20 người mỗi ngày làm 8 giờ để lắp xong cái máy cần số ngày là:
300 : 20 = 15(ngày)
20 người mỗi ngày làm 10 giờ để lắp xong cái máy trong thời gian là:
15 x 8 : 10 = 12(ngày)
Đáp số: 12 ngày
Bài tập:
1/ Một xe tải chỉ có thể chở được 300 bao gạo, mỗi bao 50 kg. Nếu chất lên xe đó loại
bao gạo 75 kg thì xe chở được nhiều nhất bao nhiêu bao?
2/ Một đội 10 người trong 1 ngày đào được 35 m mương. Người ta bổ sung thêm 20
người nữa cùng đào thì trong 1 ngày đào được bao nhiêu mét mương ? (mức đào của mỗi
người như nhau)
3/ Một đơn vị có 45 người đã chuẩn bị đủ gạo ăn trong 15ngày. Sau 5 ngày có thêm 5
người nữa. Hỏi số gạo còn lại đủ cho đơn vị ăn trong bao nhiêu ngày ?
4/ Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 45 chiếc ghế. Hỏi nếu tổ có 5
người làm trong 7 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu chiếc ghế ? (năng suất làm việc như
nhau)
6.5.3. Phương pháp thử chọn
Ví dụ 1:
Tìm số có hai chữ số mà khi chia cho 2 dư 1, chia cho 3 và 5 đều dư 2 .
Baì giải:
Goị số cần tìm là ab ( a ≠ 0, a, b < 10 )
Vì ab : 2 dư 1 nên ab lẻ
ab : 5 dư 2 nên ab − 2M 5 . Suy ra b = 2, 7 ; Vì ab lẻ nên b = 7.

Với b = 7 , ta có a7 : 3 dư 2 ,do đó a 7 − 2M 3 hay a5M 3 ⇒ a = 1, 4, 7


Xét: a = 1, b = 7 ta có số 17 (chọn)
a = 4, b =7 ta có số 47 (chọn)
a = 7, b = 7 ta có số 77 (chọn)
Vậy các số cần tìm là : 17, 47, 77

102
Gợi ý:
Thay điều kiện trên bằng điều kiện: chia cho 2, 3, 4, 5, 6 (dư 1) ; (dư 1, 2, 3, 4, 5)
Ví dụ 2:
Tìm số có 4 chữ số, biết số đó không đổi khi đọc từ phải sang trái và số đó chia hết cho
cả 3, 5 và 7.
Gọi số cần tìm là abba, ( a ≠ 0, a, b < 10 )

Vì abba chia hết cho 5 nên a = 5 ( do a ≠ 0 )


Với a = 5, ta có 5bb5M 3 ⇒ (5 + b + b + 5)M 3 ⇒ b = 1, 4, 7
Nếu b =1 thì abba = 5115 (loại), vì 5115 không chia hết cho 7
Nếu b =4 thì abba = 5445 (loại), vì 5445 không chia hết cho 7
Nếu b =7 thì abba = 5775 (chọn), vì 5775 chia hết cho 7
Vậy số cần tìm là 5775.
Ví dụ 3:
Cho 3ab là số tự nhiên có 3 chữ số. Biết rằng số 3ab chia hết cho 5, chia cho 7 dư 2, chia
cho 9 dư 4. Tìm các chữ số a, b.
Cách 1:
Ta có: 3ab chia cho 7 dư 2, chia cho 9 dư 4, vậy ( 3ab + 5) chia hết cho 7 và 9.
Ta có: 3ab chia hết cho 5, suy ra b = 5, 0
+ Với b = 5, ta có ( 3a5 + 5) chia hết cho 7 và 9
Mà ( 3a5 + 5) có tận cùng là 0, trong đó chỉ có số 350 chia hết cho 7 nhưng không chia
hết cho 9 và số 360 chia hết cho 9 nhưng không chia hết cho 7 (loại)
+ Với b = 0, ta có ( 3a0 + 5) = 3a5 chia hết cho 9, suy ra a = 1.
Thay a = 1, ta có số 315 chia hết cho 7. (chọn)
Thử lại :
Với a = 1, b = 0, ta có: 310 chia hết cho 5; 310 : 7 = 44(dư 2); 310 : 9 = 34(dư 4).
Vậy a = 1, b = 0.
Cách 2:
Ta có 3ab chia cho 7 dư 2, chia cho 9 dư 4, vậy ( 3ab + 5) chia hết cho 7 và 9.
Vì 7 và 9 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1, nên ( 3ab + 5) chia hết cho 63
Vì 3ab chia hết cho 5 nên ( 3ab + 5) chia hết cho 5.

103
Vì 63 và 5 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1, nên ( 3ab + 5) chia hết cho 63 x 5
= 315.
Từ ( 3ab + 5) chia hết cho 315, suy ra 3ab + 5 = 315 hay 3ab = 310.
Thử lại: 310 chia hết cho 5 ; 310 : 7 = 44 (dư 2) ; 310 : 9 = 34 (dư 4).
Vậy a = 1, b = 0.
Ví dụ 4:
Tìm một số có 2 chữ số, biết nếu ta viết thêm số đó vào giữa 2 chữ số của số đó thì được
một số gấp 99 lần số cần tìm.
Cách 1:
Gọi số cần tìm là ab, ( a ≠ 0, a, b < 10 )

Theo bài toán ta có : aabb = ab × 99 ⇒ aabb + ab = ab × 100


Ta có phép trừ: ab00 - không nhớ: 0 – b = b , suy ra b = 0
- ab với b = 0 thì 0 – a = 0 , suy ra a = 0 (loại)
aabb
- có nhớ: 0 – b = b suy ra b = 5
với b = 5 thì 0 – a = 5, suy ra a = 4 .
Thử lại: 4500
- 45
4455
Vậy số cần tìm là 45.
(Tương tự thử chọn bằng phép cộng)
Cách 2:
Gọi số cần tìm là ab, ( a ≠ 0, a, b < 10 )

Theo bài toán ta có : aabb = ab × 99


1100 × a + 11 × b = ab × 99 (cùng chia cho 11)
100 × a + b = ( 10 × a + b ) × 9
100 × a + b = 90 × a + 9 × b (cùng bớt đi 90 × a + b)
10 × a = 8 × b (cùng chia cho 2)
5× a = 4× b ⇒ a = 4 , b = 5.
Vậy số cần tìm là 45

104
Bài tập:
1/ Tìm số có 2 chữ số, biết nếu lấy số đó chia cho chữ số hàng đơn vị thì được thương là
6 và dư 5.
2/ Tìm số có 3 chữ số, biết nếu xoá đi chữ số hàng trăm thì số đó giảm đi 7 lần.
3/ Tìm số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số, biết nó chia hết cho 6 và có tổng các chữ số ở
hàng đơn vị và hàng trăm bằng 17.
4/ Tìm số có hai chữ số mà khi chia cho 2 dư 1,chia cho 3 dư 2,chia cho 5 dư 4.
5/ Tìm số có bốn chữ số biết rằng nếu số đó nhân với 9 thì được một số có bốn chữ số
nhưng được viết theo thứ tự ngược lại với số phải tìm.
6/ Tìm số có hai chữ số, biết nếu lấy số đó chia cho tổng các chữ số thì được thương là 5
và dư 13.
7/ Tìm một số tự nhiên , biết số đó cộng với tổng các chữ số của nó bằng 2004
8/ Thay a bằng chữ số thích hợp sao cho: aaa + aa + a + a + a = 750
9/ Thay ∗ và các chữ a, b, c ở phép tính bằng chữ số thích hợp:

a/ abb b/ 8∗ c/ 15abc abc


× 5 ∗ 8 ∗ ∗ ∗ 1∗ 1
2abb ∗ 88 ∗ ∗ ∗
∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗
∗ 8∗ 8 0

105
TÀI LIÊU THAM KHẢO

[1] Vũ Quốc Chung (Chủ biên) – Đào Thái Lai - Đỗ Tiến Đạt - Trần Ngọc Lan - Nguyễn
Hùng Quang – Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học toán ở tiểu học (Tài liệu đào
tạo giáo viên tiểu học – Trình độ cao đẳng và đại học sư phạm), NXB Giáo dục, NXB
Đại học sư phạm.
[2] Đỗ Đình Hoan (2002 – 2006), Sách giáo khoa và sách giáo viên toán lớp 1 đến lớp 5.
NXB Giáo dục.
[3] Đỗ Đình Hoan (2002 – 2006), Hỏi - đáp về dạy học toán lớp 1 đến lớp 5, NXB Giáo
dục .
[4] Trần Diên Hiển (2006), Toán và phương pháp dạy học toán ở tiểu học, NXB Giáo
dục .
[5] Trần Diên Hiển (2004), 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4 – 5 (2 tập).
NXB Giáo dục .
[6] Đào Tam (2004), Thực hành phương pháp dạy học toán ở tiểu học, TTĐT Từ Xa -
ĐH Huế .
[7] Phạm Đình Thực (2003), Một số vấn đề suy luận trong dạy học toán tiểu học, NXB
ĐHSP .

106
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu . …………… ……………………………………………….. 2
Chương 1 : Những vấn đề chung về dạy học Toán tiểu học …………… 3
1.1: Mục tiêu và nội dung chương trình môn toán ở tiểu học ……………… 3
1.2 : Chuẩn kiến thức và kỹ năng môn toán tiểu học ……………………… 5
1.3 : Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học toán …………………… 6
1.4 : Xây dựng kế hoạch dạy học toán tiểu học …………………………… 27
Chương 2 : Dạy học các yếu tố số học ……..……………………………... 34
2.1 : Những vấn đề chung về dạy học các yếu tố số học ………………… 34
2.2 : Dạy học về số tự nhiên ……………………………………………. 36
2.3 : Dạy học về phân số và số thập phân ...……………………………. 46
2.4 : Dạy học các yếu tố đại số ………………………………………… 58
Chương 3 : Dạy học các yếu tố hình học ………………………………… 63
3.1 : Những vấn đề chung về dạy học các yếu tố hình học ……………… 63
3.2 : Nguyên tắc dạy học các yếu tố hình học …………………………… 65
3.3 : Tổ chức các hoạt động hình học ……………………………………. 66
Chương 4 : Dạy học đại lượng và đo đại lượng ………………………….. 71
4.1 : Những vấn đề chung về dạy học đại lượng ………………………… 71
4.2 : Dạy học về độ dài, diện tích, thể tích ….…………………………… 73
4.3 : Dạy học về dung tích ……………………………………………… 75
4.4 : Dạy học về khối lượng ……………………………………………... 76
4.5 : Dạy học về thời gian và vận tốc …………………………………… 77
4.6 : Dạy học tiền Việt Nam ……………………………………………. 79
Chương 5 : Dạy học các yếu tố thống kê …………….. ……………….. 81
5.1 : Các yếu tố thống kê trong chương trình tiểu học ……………… …. 81
5.2 : Dạy học các yếu tố thống kê ……………………………………... 82
Chương 6 : Dạy học giải toán ……. …………………………………… 85
6.1 : Những vấn đề chung về giải toán có lời văn ……………………… 85
6.2 : Các bài toán trong chương trình toán tiểu học …………………… 89
6.3 : Tổ chức dạy học giải toán có lời văn …………………………….. 90
6.4 : Hình thành và rèn luyện kỹ năng giải toán ………………………. 95

107
6.5 : Các phương pháp giải toán tiểu học ……………. ………………... 96
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………… 106
Mục lục ………………………………………………………………… 107

108

You might also like