You are on page 1of 32

Luận văn ở đại học (Nguyễn Hưng Quốc)

Lời tác giả:  Một trong những khó khăn lớn nhất của các sinh viên, Việt Nam cũng như ngoại
quốc, khi bước chân vào đại học là phương pháp học tập vốn khác hẳn ở trung học. Riêng trong
lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, những khó khăn ấy thể hiện rõ nhất là trong việc viết
luận văn. Nhận ra điều ấy, một số trường đại học mở ra những môn học căn bản (Foundation
unit) bắt buộc cho mọi sinh viên năm thứ nhất để các em được học tập và rèn luyện kỹ năng
nghiên cứu, trong đó, có kỹ năng viết được một bài luận văn đúng với yêu cầu ở bậc đại học. Tuy
nhiên, dù học như vậy, không ít sinh viên, đặc biệt, theo kinh nghiệm của tôi, các sinh viên du
học từ Việt Nam cũng như nhiều nước Á châu khác, vẫn thấy rất khó khăn. Lý do là phần lớn,
trước khi du học, ở trong nước, các em ít được dạy về cách thức nghiên cứu hay viết lách theo
phong cách hàn lâm (academic). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều email của bạn đọc, hầu hết là
sinh viên ở các nơi, kể cả ở Việt Nam, yêu cầu viết về đề tài này. Tôi sẽ cố gắng viết một cách
giản dị và gọn gàng, tuy nhiên, vì đề tài khá lớn nên tôi sẽ chia thành nhiều kỳ. Chúng sẽ được
đăng xen kẽ với các bài có tính thời sự hơn. – NHQ

 
I. Vị trí của luận văn trong chương trình đại học
 
Các trường đại học ở Tây phương, có thông lệ cho phát hành hằng năm -  trước, trên giấy; gần
đây, trên mạng - tập Sách hướng dẫn (Handbook) của từng Khoa (Faculty/College). Ðọc Sách
hướng dẫn ấy, chúng ta không những biết được cơ cấu tổ chức của Khoa cũng như các thủ tục
hành chính liên quan đến việc học nói chung mà còn có thể biết đích xác những môn học mà
mình có thể chọn lựa. Các môn học ấy được tóm tắt trong vòng vài ba trăm từ, chủ yếu là nhấn
mạnh vào các vấn đề căn bản như: điều kiện nhập học, mục tiêu và nội dung chính của môn học,
các tài liệu tham khảo được dùng trong khoá học, và cách tính điểm cho cả học kỳ (assessment).
Chúng ta cần đọc kỹ những cách tính điểm ấy. Tôi thử nêu lên vài ví dụ rút ra từ một số môn học
thuộc các ngành Á châu học, Quốc tế học, Truyền thông, Lịch sử, Tâm lý học và Xã hội học của
trường Văn Khoa thuộc Viện đại học Victoria ở Melbourne, nơi tôi đang dạy: 
 

Nhìn vào bảng thang điểm của các môn trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét:
 
1.     Ở đại học, các hoạt động viết được ưu tiên hầu như tuyệt đối. Chỉ có một số ít môn học tính
điểm hiện diện và thảo luận trong lớp. Tuy nhiên, tỉ lệ của loại điểm này cũng không cao. Trung
bình nó chỉ chiếm từ 10% đến 20%. Còn lại, khoảng từ 80% đến 90% tổng số điểm là dành cho
các bài viết.
 
2.     Các bài viết ở đại học có thể chia thành ba loại: một là báo cáo, điểm phim hay điểm sách;
hai là luận văn, và ba là bài thi cuối khóa. Trong phần lớn các môn thuộc lãnh vực Khoa học Xã
hội và Nhân văn, điểm bài luận văn bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất. Hơn nữa, trong bài thi
cuối khoá, sinh viên thường được yêu cầu viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi dưới hình thức luận
văn ngắn (khoảng từ 500 đến 1000 từ). Do đó, có thể nói, công việc chính yếu ở đại học là viết
luận văn.
 
Từ hai nhận xét trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Việc học tập và rèn luyện cách viết luận văn
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nếu sinh viên muốn thành công trên đường học vấn. Để đạt được
kết quả cao, đặc biệt trong các ngành Nhân văn và Khoa học Xã hội, điều sinh viên cần nắm
vững trước tiên và cần đầu tư nhiều công sức nhất trong suốt thời gian đi học chính là việc viết
luận văn. Có thể nói: một sinh viên đạt được kết quả cao nhất chưa chắc đã là người nói giỏi,
nhưng chắc chắn phải là người viết luận văn giỏi.
 
Nhưng tại sao luận văn lại được coi trọng như vậy?
 
II. Ý nghĩa của luận văn
 
Công việc viết luận văn được coi trọng vì mấy lý do chính:
 
1.  Viết luận văn được coi là một khâu cốt yếu trong công việc học tập ở bậc đại học vì bản thân
nó cũng chính là một tiến trình học tập. Hơn nữa, nó là một tiến trình học tập tích cực, chủ động,
và do đó, rất có hiệu quả, nếu không muốn nói là có hiệu quả nhất trong các phương cách học
tập. Ðể viết được một bài luận văn, sinh viên phải tham khảo thật nhiều tài liệu, phải hiểu rõ đề
tài, phải tự xác định cho mình một thái độ, một quan điểm rõ rệt, nghĩa là, nói cách khác, phải
biết phân tích và tiêu hoá lượng kiến thức mình thu nhận được. Không phải không có lý do khi
học giả Nguyễn Hiến Lê thường nhắc đi nhắc lại câu châm ngôn, đại ý: “Muốn tìm hiểu kỹ càng
về vấn đề gì thì hãy viết về vấn đề đó.” Cuộc đời cầm bút của ông là một chuỗi thực hành liên
tục lời khuyên khôn ngoan ấy.
 
2. Qua tất cả những công việc nêu trên, việc viết luận văn sẽ góp phần phát triển năng lực của
sinh viên một cách toàn diện. Thứ nhất, nó giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng
tìm tài liệu, và đánh giá tài liệu. Thứ hai, nó giúp sinh viên phát triển khả năng liên kết các bằng
chứng cụ thể với các ý niệm (concept) vốn gắn liền với các lý thuyết để có thể nhìn vấn đề ở một
tầm rộng vừa trừu tượng vừa bao quát hơn. Thứ ba, nó giúp sinh viên trau dồi khả năng phân tích
vấn đề và khả năng tổng hợp, hệ thống hoá, biết phân biệt ý chính và ý phụ, biết cách sắp xếp các
ý tưởng của mình theo một trật tự hợp lý và có sức thuyết phục. Cuối cùng, nó giúp sinh viên
luyện tập khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc và trôi chảy - một yếu tố cần thiết cho
các công việc hành chính và trí thức của họ sau này.
 
3. Với những đặc điểm nêu trên, không còn gì để hoài nghi nữa cả, luận văn là một yếu tố đáng
tin cậy nhất trong việc đánh giá khả năng và công phu của sinh viên trong học tập. Cách tính
điểm chỉ dựa trên bài thi cuối khoá như ở Việt Nam không có gì bảo đảm là chính xác: một là, nó
nhiều khi mang tính chất may rủi, do đó, dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là ‘học tủ’,
tức là chỉ tập trung học một số đề tài sinh viên đoán là có nhiều khả năng được ra nhất; hai là, nó
chỉ đánh giá được mức độ học thuộc bài, do đó, sễ dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là
‘học vẹt’ hay ‘học gạo’, tức chỉ lo nhồi nhét kiến thức vào trí nhớ, bất chấp chuyện mình có hiểu
và có ứng dụng được lượng kiến thức ấy hay không. Bài luận văn, ngược lại, bởi vì nó huy động
nhiều năng lực khác nhau, loại trừ được khá nhiều yếu tố ngẫu nhiên, may rủi.
 
III. Khuyết điểm của sinh viên Việt Nam
 
Mặc dù luận văn có vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng chúng ta phải thành thực thừa
nhận với nhau một điều là: đó không phải là một mặt mạnh của đại đa số sinh viên Việt Nam khi
đi du học. Một phần là vì ngôn ngữ. Nhưng lý do ấy, theo tôi, chắc cũng không phải là lý do
chính. Với khoảng thời gian ba, bốn hay có khi sáu, bảy tuần từ lúc chọn đề đến lúc nộp bài, sinh
viên có đủ thì giờ và điều kiện để khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ. Lý do chính, theo tôi,
nằm ở thói quen tư duy của sinh viên.
 
Nền giáo dục của Việt Nam có nhiều lỗ hổng, trong đó, có một lỗ hổng nghiêm trọng là nó
không chú ý đúng mức đến việc tập luyện khả năng nghiên cứu độc lập của người đi học. Từ tiểu
học đến trung học, và thậm chí, đến đại học, học sinh và sinh viên chỉ sử dụng trí nhớ là chính.
Người học giỏi là người nhớ giỏi. Hiếm khi, nếu không nói là không bao giờ người đi học được
dạy bảo cách tìm kiếm tài liệu hay phân tích tài liệu. Ngay ở bậc đại học, trả lời những câu hỏi
nhỏ, cụ thể, có sẵn trong bài học, sinh viên làm được dễ dàng. Nhưng khi được đòi hỏi phải giải
quyết những vấn đề tương đối lớn và tương đối mới, chưa có câu đáp sẵn trên sách giáo khoa
hoặc bài giảng của thầy/cô giáo, sinh viên thường bị hoang mang và lúng túng, không biết bắt
đầu từ đâu.
 
Ðó là lý do chính giải thích tại sao trong các bài luận văn của các sinh viên Việt Nam thường
thấy có mấy loại khuyết điểm chính:
 

 Thay vì trả lời thẳng vào câu hỏi, người viết cứ đi lòng vòng, có khi rất xa đề.
 Thay vì tham khảo tài liệu thật nhiều, thật rộng, người viết chủ yếu chỉ sử dụng những
kiến thức đơn giản và nghèo nàn ghi chép trong lớp hoặc trong sách giáo khoa, do đó, bài
viết không những kém sức thuyết phục mà còn gợi cho người đọc ấn tượng là người viết
không nắm vững vấn đề.
 Ít khi biết nối các chi tiết cụ thể với các khái niệm trừu tượng nên tính lý thuyết bị hạn
chế.
 Kết cấu lỏng lẻo, dường như nhớ cái gì viết cái ấy; dễ thấy nhất là hiện tượng: phần nhập
đề nhiều khi quá dài; cách phân đoạn không rõ ràng; ý tưởng giữa các đoạn không mạch
lạc.
 Cách diễn đạt lủng củng, rối rắm.

 
Nhiều người nói đùa: họ không học đại học mà là đang học phổ thông cấp 4.
Thế nào là một bài luận văn hay? (Nguyễn Hưng Quốc)

13 tháng 4, 2013 lúc 02:08


I. Luận văn ở đại học và ở trung học
 
Nhận xét cho đại học là trường phổ thông cấp 4 nêu lên trong bài trước có thể đúng với tình hình
giáo dục ở Việt Nam, tuy nhiên, ở các quốc gia tiên tiến, đại học là đại học, chứ không phải là
một thứ trường cấp 3 nối dài. Trong phạm vi chúng ta đang bàn, viết luận văn ở đại học khác hẳn
việc làm luận ở dưới trung học. Khác ở nhiều phương diện:
1. Về yêu cầu, ở trung học, làm luận là một cách ‘trả bài’; ở đại học, viết luận văn là một
cách kiểm tra năng lực nghiên cứu một cách độc lập, ở đó, sinh viên phải tự mình chọn
lựa đề tài, tìm kiếm và sử dụng tài liệu ở ngoài bài giảng, với sự trợ giúp rất giới hạn của
các thầy, cô giáo.
 
2. Về quy mô, do tính chất đơn giản của nó, bài luận văn ở trung học thường ngắn, trong
vòng trên dưới 500 từ, hoàn tất trong vòng một hay hai tuần; ở đại học, ngược lại, bài
luận văn dài hơn, trung bình từ 1000 đến 3000 từ, được yêu cầu hoàn tất trong khoảng
thời gian từ ba đến sáu, bảy tuần.
 
3. Về phạm vi tư liệu, với yêu cầu và quy mô kể trên, ở trung học, học sinh chỉ cần tham
khảo bài giảng, sách giáo khoa và một vài bài báo hay vài cuốn sách căn bản khác -
thường là từ điển bách khoa; ở đại học, sinh viên cần phải đọc rộng hơn, từ bài giảng đến
sách, báo và các tạp chí chuyên môn, có khi phải sử dụng cả đến những cuộc phỏng vấn
trực tiếp do sinh viên tự thực hiện; hơn nữa, tất cả các tài liệu ấy phải được kén chọn cẩn
thận: Chúng phải khả tín. 
 
4. Về cách thức thể hiện, ở trung học, học sinh thường chỉ được đòi hỏi miêu tả hoặc kể lại
một sự kiện hay một hiện tượng nào đó; ở đại học, sinh viên cần phải lý luận, phân tích
và chứng minh một vấn đề với yêu cầu là phải làm sao thuyết phục được người đọc. 
5. Về phương pháp luận, ở trung học, học sinh chỉ cần biết một số sự kiện chính liên hệ đến
vấn đề mình phân tích; ở đại học, sinh viên thường được/bị đòi hỏi nhìn vấn đề ấy từ góc
độ lý thuyết với một thứ ngôn ngữ mang nhiều tính khái niệm và từ góc độ lịch sử để
thấy quá trình nhận thức về vấn đề ấy theo chiều lịch đại, tức theo thời gian. 

Ví dụ, về đề tài gia đình:


 
 Ở trung học, người ta thường chỉ yêu cầu học sinh miêu tả một sinh hoạt, một cảnh
tượng, hoặc một sự kiện nào đó liên quan đến đời sống gia đình mà học sinh ấy từng
chứng kiến hoặc trực tiếp có kinh nghiệm. Có khi, tổng quát hơn, vẽ lại cây gia phả của
một đại gia đình để thấy cấu trúc dòng họ và mối quan hệ mang tính đẳng cấp giữa các
thế hệ.
 
 Ở đại học, sinh viên được đòi hỏi nhìn gia đình không phải như một thực thể trước mắt
với hình ảnh một người cha, một người mẹ và mấy đứa con quây quần với nhau quanh
một bữa cơm tối hay trong phòng khách như chúng ta thường thấy trong sách báo cho trẻ
em. Ngược lại, sinh viên phải nhìn gia đình như những con số thống kê (về các vụ đám
cưới, các vụ ly dị, số con cái, v.v.), hoặc như một khái niệm trừu tượng về hôn nhân: nó
được hình thành như thế nào trong lịch sử; nó có những chức năng gì, có những đặc điểm
gì; có những quan hệ tương tác gì với các sinh hoạt khác như kinh tế, chính trị, xã hội và
văn hoá, v.v..

 
Nhưng nhìn vấn đề như thế, sinh viên sẽ phát hiện ra một điều là gia đình có quan hệ chặt chẽ
với các cơ chế xã hội khác, từ phương thức sản xuất đến chế độ chính trị, từ một phát kiến khoa
học đến một trào lưu tư tưởng, v.v.. Bởi vậy, để giải thích vấn đề gia đình, dù muốn hay không,
người ta cũng phải dựa trên những lý thuyết chính trị, xã hội hay văn hoá rộng hơn bản thân vấn
đề gia đình. Lúc ấy sinh viên sẽ thấy là cách nhìn về gia đình sẽ khác hẳn nhau nếu người ta sử
dụng những phương pháp luận khác nhau, chẳng hạn, cách nhìn của các nhà chức năng luận
(functionalism) sẽ không giống các nhà mác xít (Marxism), lại càng không giống các nhà phê
bình nữ quyền (feminism).
 
Chúng ta có thể tóm tắt những sự khác biệt giữa các bài luận văn ở trung học và đại học như sau:

II. Một bài luận văn hay


 
Với những điểm khác biệt kể trên, tiêu chuẩn đánh giá luận văn ở trung học và đại học khác hẳn
nhau.
 
Ở trung học, vì chỉ nhắm tới việc kiểm tra kiến thức nên một bài luận văn “hay” thường có thể
chỉ là một bài tường thuật trôi chảy và mạch lạc những gì thầy đã giảng trong lớp hoặc đã được
trình bày trong các sách giáo khoa (textbook). Nếu người viết liên hệ những kiến thức ấy với
kinh nghiệm của bản thân mình để bài luận có cảm xúc hơn thì lại càng hay.
 
Ở đại học, ngược lại, vì nhắm đến việc kiểm tra khả năng nghiên cứu độc lập, cho nên ở đây khả
năng tìm kiếm và sử dụng tài liệu, phương pháp làm việc, óc phê bình và óc lý luận của người
viết được coi là những tiêu chuẩn quan trọng nhất.
 
Nói chung, ở đại học, một bài luận văn đặc sắc cần phải đạt được một số yêu cầu tối thiểu như
sau:
1. Tập trung vào vấn đề. Cả bài viết dù cho dài cả 2000 - 3000 từ cũng chỉ tập trung vào
việc làm sáng tỏ một vấn đề duy nhất.
 
2. Trong cái gọi là “tập trung vào một vấn đề” ấy, điều quan trọng nhất là phải có một ý
tưởng trung tâm được thể hiện qua một lập luận chặt chẽ và được củng cố bởi các bằng
chứng thích hợp.
 
3. Phải bao quát được những kiến thức căn bản và cập nhật nhất liên quan đến đề tài.
 
4. Phải biết cách tìm kiếm, chọn lọc, phân tích và đánh giá các tài liệu mình sử dụng.
 
5. Phải biết nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau, qua nhiều cách diễn dịch khác nhau,
với những ý kiến từ nhiều học giả khác nhau.
 
6. Phải biết cách vận dụng các lý thuyết vào việc lý giải những vấn đề cụ thể.
 
7. Phải được diễn đạt một cách trôi chảy, đúng phong cách học thuật (academic). Nghĩa là,
về phương diện ngôn ngữ, phải sử dụng các từ trung tính (neutral) và phi ngã
(impersonal), các kiểu câu phức và dài; về giọng điệu, phải trang trọng hơn là thân mật;
về phong cách, phải thiên về phân tích hơn là ấn tượng, khách quan hơn là chủ quan, trí
thức hơn là cảm xúc, lý luận chặt chẽ hơn là sự hùng hồn.

III. Tiêu chuẩn chấm điểm


 
Ở Úc, hoặc ở Tây phương nói chung, khi ra đề luận, các giáo sư bao giờ cũng nêu rõ các yêu cầu
và tiêu chí chấm điểm, ví dụ, về lập luận, cấu trúc, cách diễn đạt hoặc về cách trích dẫn. Có khi
người ta còn yêu cầu rất cụ thể: Phải trích dẫn từ ít nhất năm hay bảy cuốn sách khác nhau; và
khi trích dẫn, sinh viên cần phải trình bày theo phương pháp nào.
 
Căn cứ vào những tiêu chí ấy, mỗi giáo sư sẽ có một bảng thang điểm riêng. Ví dụ điểm dành
cho một bài luận văn nào đó là 100. Nó có thể sẽ được phân bố đại khái như sau:
Chú thích:
 
* Bao gồm cách trích dẫn và cách ghi các tài liệu được trích dẫn (references) cũng như tài liệu
tham khảo nói chung (bibliography).
** Ở đây, tôi lấy số chẵn cho tiện. Thật ra, hạng giỏi phải là 70-79%, khá 60-69% và Trung bình
50-59%. Cũng xin lưu ý là ở mỗi đại học, điểm chuẩn cho mỗi thứ hạng có thể khác nhau. Ví dụ,
điểm chuẩn của hạng Xuất sắc (High Distinction), có trường quy định là trên 80; có trường lại
quy định là phải trên 85, v.v..
 
Xin lưu ý: bảng thang điểm ở trên chỉ là một ví dụ. Thường, các giáo sư không công bố bảng
thang điểm này cho sinh viên biết. Tuy nhiên, trên thực tế, bất cứ giáo sư nào cũng dựa vào bảng
thang điểm ấy để chấm bài. Có điều là tỉ lệ dành cho từng phần có thể thay đổi tuỳ từng giáo sư.
Ví dụ, người coi trọng lập luận thì nâng số điểm dành cho phần đó lên cao hơn các phần khác
một chút, ví dụ 25% thay vì 20% như trên; hay người coi trọng cách diễn đạt, cách viết văn thì
cũng có thể nâng nó lên cao hơn tỉ lệ điểm dành cho các phần kiến thức, lập luận hay kết cấu một
chút, v.v..
 
Cho dù bảng điểm ở trên chỉ là một ví dụ, nhưng nó cũng có thể giúp cho sinh viên hiểu cách
chấm điểm của giáo sư thể hiện trong bảng đánh giá đính kèm vào bài luận văn trả lại cho sinh
viên. Bảng đánh giá đó đại khái như sau:

Qua bảng đánh giá trên chúng ta thấy:


 
 Về phương diện kiến thức, bài viết được đánh giá rất cao, thuộc loại xuất sắc, có thể đạt
điểm tối đa (ví dụ: 20% của bài luận văn).
 Về phương diện lập luận, bài viết nằm phần cao nhất của “Giỏi”, tức khoảng 15-16%.

 Về phương diện kết cấu, tức đối với yêu cầu về tính hệ thống, bài viết chỉ thuộc mức
trung bình của hạng khá, có thể đạt khoảng 13-14%
 Về phương diện diễn đạt, bài viết chỉ ở mức thấp nhất của hạng khá, có thể đạt khoảng 
12 %.
 Về phương diện trình bày, bày viết thuộc mức thấp của giỏi, có thể đạt 14%.

 
Như vậy, cộng tất cả số điểm trên lại, bài viết được khoảng từ 74 đến 76%, tức là nói chung,
thuộc loại Giỏi (Distinction).
Luận văn ở đại học: Giai đoạn chuẩn bị
19/04/2013
 Nguyễn Hưng Quốc

Ở Úc, mỗi học kỳ (semester) kéo dài 12 tuần. Các đề luận văn thường được thầy, cô giáo phát
vào những tuần lễ thứ ba hay thứ tư. Sinh viên thường có khoảng từ 4 đến 5 tuần để viết. Nhìn
hạn nộp (due date) xa như thế, rất nhiều sinh viên đâm ỷ lại, cứ lần khân không chịu bắt đầu
ngay. Đó là một sai lầm rất trầm trọng. Bởi vì đến những tuần lễ cuối cùng của học kỳ, sinh viên
không phải chỉ nộp một mà là ba bốn bài luận văn của nhiều môn học khác nhau. Rồi phải viết
bài thuyết trình. Đối với một số môn học, sinh viên phải làm bài kiểm tra giữa học kỳ, v.v.. Tất
cả những công việc ấy dồn lại sẽ thành một gánh nặng mà nhiều sinh viên không kham nổi. Hậu
quả là họ phải vội vàng rút bớt môn học hoặc chấp nhận rớt. Nhưng như vậy thì thời gian để
hoàn tất chương trình cử nhân lại sẽ dài ra.

Để tránh gánh nặng phi lý ấy, cách tốt nhất là biết sắp đặt thì giờ và bắt đầu công việc viết luận
văn ngay sau khi nhận được đề chứ không đợi đến năm bảy ngày trước hạn nộp. Việc bắt đầu
sớm như thế không những có lợi là tránh tình trạng ối đọng công việc về sau mà còn có cái lợi
khác nữa là có đủ thời gian để nghiền ngẫm đề tài, để tiêu hoá lượng kiến thức liên quan đến đề
tài.

Nhưng trước khi bắt đầu, sinh viên phải quyết định là mình sẽ chọn đề tài nào.

1. Chọn đề tài

Ở đại học, các thầy cô giáo thường cho khá nhiều đề để sinh viên lựa chọn. Kinh nghiệm cho
thấy: thoạt đầu, đọc các đề ấy, sinh viên không hề thấy gì ngoài cái ấn tượng là đề nào cũng khó
và cũng khô khan. Điều này tương đối dễ hiểu. Thứ nhất, đề luận thường liên quan đến các bài
học mà các bài học thì được rải đều trong cả học kỳ. Như vậy vào thời điểm nhận đề luận
(thường là vào tuần thứ ba hay thứ tư của học kỳ), có rất nhiều đề tài sinh viên chưa hề học, thậm
chí chưa hề nghe, chưa hề biết bao giờ cả. Thứ hai, ngay cả đề luận văn liên quan đến một vấn đề
đã được giảng xong, nó cũng không vì thế mà dễ hơn những đề khác. Lý do là khi soạn đề luận
văn, các thầy cô giáo thường có khuynh hướng tránh những loại đề chỉ cần sinh viên chép lại hay
xào xáo lại các kiến thức cũ ghi nhận trong lớp. Đề luận văn ở đại học thường tương đối phức
tạp. Lời giải đáp cho vấn đề được đặt ra có thể đã có, hơn nữa, có thể đã có nhiều, nhưng chúng
nằm rải rác trong nhiều tài liệu khác nhau, bàng bạc trong nhiều bài viết khác nhau, chứ không
có sẵn để sinh viên chỉ cần tìm đọc và diễn đạt lại.

Vấn đề là: sinh viên căn cứ vào đâu để quyết định là mình sẽ viết về đề tài nào?

1.1. Cơ sở để chọn đề

Sinh viên có thể dựa trên hai cơ sở chính:

1.1.1. Tài liệu hướng dẫn về môn học (subject/unit guide) mà thầy cô phát cho sinh viên vào đầu
học kỳ. Trong các tài liệu hướng dẫn ấy, các thầy cô giáo không chỉ ghi rõ là tuần lễ nào học bài
gì mà thường còn mô tả những vấn đề chính sẽ được trình bày và thảo luận về bài học ấy. Tuỳ
theo từng thầy cô giáo, sự mô tả sẽ sơ lược hay là chi tiết. Tuy nhiên dù sao chúng cũng đủ cung
cấp cho sinh viên một số thông tin tối thiểu để có thể hình dung ít nhiều về bài học. Nếu cần,
sinh viên có thể đọc liếc qua những tài liệu căn bản, cần đọc mà thầy cô giáo đã ghi sẵn cho tuần
lễ ấy.

1.1.2. Kiến thức phổ thông có sẵn của mình. Một vấn đề mà chúng ta đã có chút kiến thức, dù là
rất mỏng, dù sao cũng dễ hơn là đề tài mà chúng ta hoàn toàn chưa có chút ý niệm gì cả.

1.2. Tiêu chuẩn chọn đề

Trên hai cơ sở trên, sinh viên có thể dùng ba tiêu chuẩn sau đây để chọn đề luận văn:

1.2.1. Sở thích. Nếu có thể được thì nên chọn những đề tài mình thích nhất. Ví dụ, nếu có ba đề
luận văn chương liên quan đến ba tác giả khác nhau, thì ưu tiên số một sẽ là đề tài liên quan đến
tác giả mình thích nhất. Nếu mình chưa có ý niệm gì về ba tác giả ấy thì chọn theo lãnh vực: giả
dụ mình thích thơ thì chọn một nhà thơ, thích tiểu thuyết thì chọn một nhà tiểu thuyết, v.v..

1.2.2. Khả năng của mình. Ví dụ, có hai đề: Đề thứ nhất yêu cầu điểm một cuốn sách (book-
review); và đề thứ hai điểm một cuốn phim (film-review). Một người còn yếu tiếng Anh dĩ nhiên
nên chọn đề thứ nhất. Lý do đơn giản là, trong trường hợp ấy, đọc một cuốn sách dễ hơn là nghe
trọn vẹn một cuốn phim. Đọc sách, có chỗ nào không hiểu, chúng ta có thể đọc lại, có thể tra từ
điển, có thể ngẫm nghĩ từ từ. Còn xem phim, nhất là những cuốn phim chúng ta chỉ có thể xem
trong một thời gian ngắn, không phải dễ. Càng không dễ khi, để phê bình nó, chúng ta cần phải
hiểu rõ để trích dẫn từng câu đối thoại quan trọng.

1.2.3. Tình hình tài liệu. Chúng ta cần phải kiểm tra trước khi quyết định chọn một đề nào là:
trong thư viện của đại học cũng như các thư viện công cộng gần chúng ta có nhiều sách, báo liên
quan đến đề tài ấy hay không. Công việc kiểm tra này rất dễ dàng: chỉ cần xem số tài liệu tham
khảo các thầy cô giáo cho, hoặc xem trong máy điện toán tại thư viện, phần mục lục sách sắp
theo chủ đề (subject). Ở đây cần chú ý là: cùng lúc với mình, có cả hàng trăm hay hàng chục sinh
viên cũng có thể cần sử dụng tài liệu ấy. Cho nên, nếu tài liệu hiếm, nó cũng có nghĩa là rất
hiếm. Tài liệu chỉ được coi là dồi dào khi: có nhiều tên sách liên quan đến đề tài; mỗi tên sách có
được hai, ba bản trong thư viện hoặc có thể được đọc dưới hình thức ebook; một số sách, báo cần
thiết nhất đã được cất trong khu 'Lưu trữ' (Reserve) tại thư viện để không ai có thể giữ nó quá
lâu.

Trong ba tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn cuối cùng (về tài liệu) là quan trọng nhất. Theo tiêu chuẩn
chấm bài ở đại học, khó có ai có thể viết được một bài luận văn đặc sắc với một nhúm tài liệu
trong tay.

Sau khi chọn đề xong, có ba công việc cần tiến hành càng sớm càng tốt, đó là:

 phân tích đề
 động não về đề tài
 phác hoạ dàn bài sơ khởi

2. Phân tích đề

Mục tiêu của việc phân tích đề là để hiểu rõ chủ đích của người ra đề, yêu cầu của đề, trên cơ sở
đó, xác định những vấn đề mình sẽ phải giải quyết trong bài luận văn. Công việc này sẽ giúp sinh
viên tránh được một khuyết điểm đáng tiếc rất thường thấy: lạc đề, hoặc đỡ hơn một chút, lòng
vòng chung quanh đề.

2.1. Ý nghĩa:

Phân tích đề thực chất là phân tích ba yếu tố hàm chứa sẵn trong đề: (a) phần mệnh lệnh, (b)
phần nội dung và (c) phần giới hạn nội dung. Phần nội dung và phần giới hạn nội dung tức là cái
vấn đề cần phải được giải quyết. Phần mệnh lệnh sẽ cho chúng ta biết cụ thể chúng ta sẽ phải làm
gì. Ví dụ:

Ví dụ 1:

Mệnh lệnh: (Hãy) phân tích


Nội dung: ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái kinh tế những năm 1929 và 1930
Giới hạn nội dung: đối với người thất nghiệp tại Úc

Ví dụ 2:

Mệnh lệnh: (Hãy) đối chiếu


quan niệm của các nhà mác xít (Marxists) và các nhà chức năng luận
Nội dung:
(functionists)
Giới hạn nội dung: về vấn đề gia đình

Ví dụ 3:

Mệnh lệnh: (Hãy) so sánh


Nội dung: phong cách trào phúng
Giới hạn nội dung: trong thơ của Nguyễn Khuyến và của Trần Tế Xương

Cấu trúc ba phần: mệnh lệnh + nội dung + giới hạn nội dung như trên là dạng hoàn chỉnh nhất
của đề luận văn. Trên thực tế, tuỳ từng thầy cô giáo, cấu trúc trên có thể có một số biến dạng.
Chủ yếu là theo các dạng sau đây:

a. Phần mệnh lệnh nằm sau cùng. Ví dụ:

 “Có phải chúng ta đang chứng kiến cái chết của gia đình? Thảo luận.”
Có khi ở phần nội dung, thay vì nêu ra một câu hỏi như trên, thầy cô giáo có thể đưa ra một lời
phát biểu của ai đó, ví dụ:

 “Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của chủ nghĩa thực dân là đã góp phần tạo
nên một hệ thống nhà nước hiện đại tại các quốc gia Đông Nam Á.” Anh / chị có đồng ý
với nhận định này hay không?
o

o “Văn hoá không phải chỉ là toàn bộ những công trình tưởng tượng hay trí thức, nó
còn, hơn nữa, chủ yếu còn là toàn bộ phong cách sống của một dân tộc.”
(Raymond Williams). Hãy nhận xét về quan niệm trên và hãy đánh giá ý nghĩa
của nó trong các lý thuyết văn hoá đương đại.

o “Người ta có thể hiểu lịch sử nước Úc qua việc khảo sát mối quan hệ giữa nó với
các siêu cường quốc trên thế giới.” (Abe David và Ted Wheelwright). Hãy nhận
định về lời phát biểu này và cho biết ý kiến của anh / chị về tương lai của Úc tại
vùng châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt trên các phương diện chính trị, kinh tế và
văn hoá.

b. Cả phần mệnh lệnh, phần nội dung và giới hạn nội dung được cô đọng lại thành một
câu hỏi. Ví dụ:

o Các nhà nước hiện đại tại vùng Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
thực dân và chủ nghĩa quốc gia trong quá khứ đến chừng mức nào?

o Vai trò của nước Úc trong vùng châu Á Thái Bình Dương ra sao?

o Anh / chị hiểu thế nào về thuật ngữ 'Orientalism' của Edward Said? Quan niệm ấy
có cần thiết trong ngành Á châu học hiện nay không? Tại sao?

o “Khi nghe những lời phát biểu về bản sắc của dân tộc, chúng ta không nên hỏi là
nó đúng hay sai, mà nên hỏi là những nhận định ấy của ai và chúng nhắm đến
mục đích gì, phục vụ cho những lợi ích gì, của ai.” (Richard White, Inventing
Australia). Anh chị nghĩ gì về các cuộc tranh luận về vấn đề bản sắc. Hãy thảo
luận về chức năng của nó.
c. Mệnh lệnh hoàn toàn vắng mặt. Ví dụ:

o Cấu trúc luận (structuralism) và hậu cấu trúc luận (post-structuralism).

o Chủ nghĩa hiện đại (modernism) và chủ nghĩa hậu hiện đại (post-modernism).

 Chủ nghĩa quốc gia và vấn đề bản sắc dân tộc.

 Những sự thay đổi về kinh tế và xã hội tại các quốc gia Đông Nam Á
trong thời kỳ thuộc địa.

 Phản ứng của nước Úc trước sự lớn mạnh của các con rồng Á châu từ mấy
thập niên gần đây.

Không có mệnh lệnh rõ ràng, tuy nhiên, nếu tinh ý, sinh viên sẽ hiểu ngay là thầy
cô giáo đang đòi hỏi mình phải làm gì. Với những đề tài gồm một nhận định (như
hai đề sau cùng), yêu cầu chính là phân tích. Với những đề tài bao gồm hai vế
song song với nhau (như ba đề đầu), yêu cầu chính là so sánh.

2.2. Các kiểu luận văn

Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy lời mệnh lệnh trong đề luận văn thay đổi theo
nhiều kiểu khác nhau: ‘hãy phân tích’, ‘hãy thảo luận’, ‘hãy so sánh’, v.v.. Đó là
điều sinh viên cần chú ý một cách đặc biệt để tránh bị lạc đề. Sau đây là ý nghĩa
của những từ thường được dùng trong phần mệnh lệnh:

Giải thích một từ hay một thuật ngữ. Cần đặt từ hay thuật ngữ
ấy vào những phạm trù (category) hay những loại (class) thích
hợp. Cũng cần cả việc khu biệt (differentiate) từ và thuật ngữ
Định nghĩa
ấy với những từ và thuật ngữ khác tương cận. Ở bậc đại học,
(Define):
loại đề này thường chỉ yêu cầu sinh viên so sánh những định
nghĩa khác nhau về cùng một sự kiện hoặc hiện tượng để chọn
một định nghĩa tương đối hợp lý hơn cả.
So sánh Nêu lên những sự giống nhau và khác nhau giữa hai sự kiện, sự
(Compare): vật, hoặc giữa hai tư tưởng, hai lý thuyết.
Đối chiếu Giống như so sánh, nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào những sự
(Constrast): khác biệt hơn là những sự tương đồng.
Phân tích để làm sáng tỏ ý nghĩa của một vấn đề hay những
Giải thích
nguyên nhân chính quyết định sự hình thành hay phát triển của
(Explain):
một sự kiện.
Trình bày một sự kiện hay một sự vật nào đó. Không cần giải
Miêu tả thích lý do tại sao nó như thế này mà không như thế kia.
(Describe): Thường, người ra đề chỉ cần sinh viên nêu bật lên được những
điểm chính.
Chia vấn đề ra thành từng phần nhỏ để dễ khảo sát bản chất,
Phân tích
đặc điểm, chức năng của nó, và đặc biệt mối tương liên giữa
(Analyse):
các phần nhỏ ấy với nhau.
Phê bình
Đánh giá.
(Criticize):
Thảo luận Đưa ra lý lẽ và bằng chứng để bênh vực hoặc để chống lại một
(Discuss): ý kiến nào đó.

Trong đề luận văn, các thầy cô giáo thường dùng một trong các từ trên. Những từ
ấy có ý nghĩa khác nhau như đã trình bày. Tuy nhiên, nên chú ý là không có hoạt
động nào lại hoàn toàn độc lập, không có quan hệ ít nhiều với các hoạt động khác.
Ví dụ: làm sao chúng ta có thể đánh giá một điều gì mà không cần phải miêu tả nó
hay phân tích những ý kiến, những sự đánh giá khác nhau về nó? Hay làm sao
chúng ta có thể so sánh hai lý thuyết khác nhau mà không cần phân tích những
điểm chính trong hai lý thuyết ấy hoặc ít nhất là định nghĩa chúng? Như vậy, sự
phân chia ở đây chỉ có tính chất tương đối.

Trong số các kiểu đề luận văn dẫn trên, có ba kiểu phổ biến nhất ở đại học: phân
tích, so sánh, và thảo luận. Kiểu thứ ba hình như càng ngày càng có khuynh
hướng được dùng nhiều. Cũng nên chú ý là những kiểu đề luận này có thể được
diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:
- Là gì? (What?).
- Bằng cách nào....? (In what ways?).
- Như thế nào? (How?)
- Tới mức độ nào...? (How far?)
- Tại sao? (Why?)
- Anh / chị nghĩ gì về... ? (What do you think of?)

3. Diễn dịch đề

Sau khi phân tích đề, chúng ta cần diễn dịch (interpret) ý nghĩa của đề bằng cách
viết lại yêu cầu và nội dung của đề ấy một cách thật giản dị.

Ví dụ, với đề: “Có phải chúng ta đang chứng kiến cái chết của gia đình hay
không? Thảo luận”, chúng ta có thể diễn dịch như sau:

Hiện nay, trước sự tăng vọt của các vụ ly dị cũng như trước sự bộc phát của vấn
đề đồng tính luyến ái, hình thức gia đình truyền thống trong đó có một chồng, một
vợ và con cái đang dần dần bị tan vỡ. Thế vào đó là cảnh những người đồng tính
sống chung với nhau, hoặc hai người khác phái sống chung với nhau một cách
tạm bợ, không có một sự cam kết lâu dài nào cả. Từ sự thay đổi này, một số người
cho là hình thức gia đình truyền thống đang chết dần. Sự thực ra sao?

Tại sao phải viết lại lời diễn dịch như thế? Có ba lý do chính. Thứ nhất là nó tạo
cơ hội cho chúng ta nghiền ngẫm thêm về đề tài. Thứ hai, nó giúp chúng ta nhập
tâm yêu cầu và nội dung của đề. Cuối cùng, thứ ba, nó giúp chúng ta dễ dàng
kiểm tra lại xem cách hiểu của chúng ta về cái đề ấy có chính xác hay không.

4. Động não về đề tài

Sau khi diễn dịch đề, nên dành một số thì giờ để tập trung suy nghĩ về đề tài. Tốt
nhất là nên chia ra làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 30, 40 phút. Cách động não
nhiều người cho là có hiệu quả nhất là cách viết nguệch ngoạc trên giấy tất cả
những gì hiện ra trong đầu. Không cần sắp đặt. Không cần đi vào chi tiết. Không
cần diễn ra thành văn. Cứ viết từng từ, từng cụm từ một. Viết rời rạc, viết tản
mạn, viết lung tung: cũng được nữa. Điều quan trọng là cứ viết. Chủ yếu là để
khơi gợi óc liên tưởng, để kích thích tiềm thức của chúng ta làm việc.

Ví dụ, với đề “Có phải chúng ta đang chứng kiến cái chết của gia đình hay
không? Thảo luận” ở trên, chúng ta có thể viết:

Gia đình
1 vợ + 1 chồng + con cái chung của hai người
1 vợ + 1 chồng + con riêng và con chung
Một mình nuôi con (single mum/dad)
tiểu gia đình
đại gia đình
nông nghiệp / công nghiệp
nông thôn / thành thị
lao động trí óc / lao động chân tay
vai trò của người phụ nữ
phong trào nữ quyền
giải phóng tình dục
ly dị
đồng tính luyến ái
sự chung thuỷ
luật pháp

5. Làm dàn bài sơ khởi

Giai đoạn kế tiếp, chúng ta cố gắng nối kết các từ hay cụm từ ghi chép được một
cách ngẫu nhiên trong giai đoạn động não lại với nhau. Nối kết có nghĩa là (i)
phát hiện những từ cùng nhóm; (ii) phân biệt ý chính và ý phụ, ý mẹ và ý con;
(iii) tìm hiểu mối quan hệ nhân quả hay quan hệ logic giữa các nhóm.
Cuối cùng, sắp xếp tất cả các ý ấy lại với nhau, chúng ta có một dàn bài sơ khởi,
đại khái như sau:

a. Hai hình thức chính của gia đình:


i. Đại gia đình (extended family)
ii. Tiểu gia đình (nuclear family)
b. Những yếu tố có ảnh hưởng đến gia đình:
i. Sinh hoạt kinh tế: công nghiệp hay nông nghiệp
ii. Môi trường sinh sống: nông thôn hay thành thị.
iii. Ý thức về quyền cá nhân
c. Những biến đổi trên thế giới từ mấy thập niên gần đây:
i. Sự ra đời của thuốc ngừa thai.
ii. Phong trào giải phóng tình dục.
iii. Phong trào nữ quyền (feminism)
iv. Xu hướng toàn cầu hóa (globalization)
d. Những biến đổi trong phạm vi tiểu gia đình:
i. Thay đổi về kích thước: Nó nhỏ hơn trước vì mức sinh sản bị hạn
chế.
ii. Thay đổi về quyền lực: Người phụ nữ được độc lập hơn nhờ đi
làm.
iii. Thay đổi về chức năng: Không còn là đơn vị sản xuất mà chủ yếu
chỉ còn là một đơn vị tiêu thụ về kinh tế; không còn là một đơn vị
nuôi dạy trẻ (đã có nhà trẻ và nhà trường lo), v.v...
iv. Thay đổi về giá trị: Nó ít bền vững vì sự gia tăng của các vụ ly dị.
e. Một số biến tướng của gia đình hiện nay:
i. Nơi hai người đồng tính chung sống công khai với nhau.
ii. Nơi hai người khác phái chung sống với nhau sau khi đã từng ly dị.
iii. Nơi chỉ có hoặc bố hoặc mẹ nuôi con.
f. Nhận định:
i. Bi quan: gia đình đang tan rã.
ii. Lạc quan: dù có sự thay đổi ở một số khía cạnh, gia đình vẫn tồn
tại và sẽ còn tồn tại mãi.
g. Kết luận: ?

Dàn bài sơ khởi trên chưa đầy đủ? Không sao cả. Chúng ta sẽ dần dần bổ sung
sau. Nó chưa chính xác? Cũng không sao. Chúng ta sẽ dần dần sửa chữa. Điều
quan trọng là chúng ta cần có một dàn bài sơ khởi như thế để (i) làm chỗ dựa từ
đó chúng ta suy nghĩ tiếp; (ii) làm cái sườn để căn cứ vào đó chúng ta dễ tìm tài
liệu. Có cái sườn ấy, chúng ta mới biết chúng ta cần tìm cái gì trong hàng trăm
ngàn cuốn sách bày đầy trong thư viện. Chẳng hạn, từ dàn bài sơ khởi về vấn đề
gia đình ghi trên, chúng ta sẽ tìm thêm tài liệu về:
- Hình thức đại gia đình và tiểu gia đình có quan hệ với kinh tế, khoa học kỹ thuật
và môi trường sinh sống của con người ra sao?
- Hình thức đại gia đình biến thành tiểu gia đình ra sao? và từ bao giờ?
- Thuốc ngừa thai ra đời từ bao giờ? Ảnh hưởng?
- Phong trào giải phóng tình dục cụ thể ra sao? Ảnh hưởng?
- Phong trào nữ quyền là gì? Ảnh hưởng?
- Tỉ lệ sinh sản thay đổi ra sao trong lịch sử?
- Con số ly dị thay đổi ra sao?
- Con số phụ nữ có việc làm toàn thời?
- Con số những người đồng tính luyến ái sống chung với nhau?
- Những ai cho là gia đình đang tan rã?
- Những ai chống lại ý kiến trên?
- Có những ai có ý kiến gì khác?
- v.v...

6. Ví dụ:

Dưới đây, tôi xin nêu một số đề luận văn của môn ASI2003 Many Vietnams: War
Culture and Memory tại trường Victoria University trong năm 2013 làm ví dụ. Đề
luận bao gồm các chi tiết cần thiết liên quan đến việc viết và nộp bài:

ESSAY TOPICS
2013

Date due: Week 10, COB Thursday 9 May 2013


Length: Approximately 2,000 words (but not to exceed 2,500 words).
Weighting: The essay is worth 40% of the overall marks for this subject.
Extensions: Extensions will be granted only in exceptional circumstances and
must be applied for at least two day’s before the submission date.
Place to submit: Tuan Nguyen’s letterbox on level 2, building E.
Format: Essays should be typed, with DOUBLE SPACING.

All quotations must be acknowledged in the appropriate style. If you paraphrase


you should also indicate the source of ideas or information.

Essays must contain a bibliography, properly set out.

Essays should be accompanied by appropriate cover sheet.

Topics: Choose one of the topics listed below. Students may design their own
topic, but this must be approved by your tutor well in advance of the due date.

1. According to Marilyn Young, “[m]ore divisive than any conflict


Americans have engaged in since the Civil War, the Vietnam War raised
questions about the nation’s very identity. These questions have not been
settled. The battle over interpreting the Vietnam war is a battle over
interpreting America and it continues to the present day.” (Quoted in
Heonik Kwon, Ghosts of War in Vietnam, Cambridge University, 2008, p.
13). Discuss.
 How did images and information become central to the exercise of
political power during the Vietnam War? Discuss the role of the media in
the Vietnam War.

3. In After Vietnam: Legacies of a Lost War (The John Hopkins University


Press, 2000, p. 40), Charles E. Neu states: “Hollywood played a crucial
role in projecting the Vietnam metaphor onto screens across the nation.”
Discuss with special reference to at least TWO films.

4. “The Vietnam War changed everything because it changed the way we


looked at everything.” Discuss.

5. Drawing on details and quotations from TWO novels by Vietnamese


writers, analyse the way in which they interpret the Vietnam War.

6. The American President, Mr George W. Bush, stated in August 2007 that


“Whatever your position in that debate, one unmistakable legacy of
Vietnam is that the price of America’s withdrawal was paid by millions of
innocent citizens whose agonies would add to our vocabulary new terms
like ‘boat people,’ ‘re-education camps,’ and ‘killing fields.’” (The New
York Times 22 August 2007,
http://www.nytimes.com/2007/08/22/world/middleeast/22prexy.html?
_r=1&oref=slogin). Discuss the consequences of the Vietnam War in
Vietnam.

7. “The Vietnam War has not ended for the nation of Vietnam nor its
people”. More than 37 years after it ended why should this be the case? (In
your answer you can address one or more of the following aspects: The
Diaspora, health or ecological effects or the consequences of one party
rule in Vietnam.)

Notes: A MINIMUM of EIGHT different sources should be referred to directly


and substantively in your essay.

Films presented during the course may not be used.


References: Many of the sources you need for your essay can be found in the
“Course Readings” booklet. However, you are expected to search for additional
references in the Victoria University and/or other libraries. (See the Unit Guide
for examples of further reading and for an electronic bibliographic guide.)

Assessment: Your essay will be assessed on the basis of the following criteria:

a. The depth of your knowledge of the topic (a wide range of research should
be evident in the essay);
b. How effective your analytical abilities are;
c. How well you construct your argument;
d. How relevant is the evidence used to support your ideas;
e. How well your essay accords with the standards of presentation
recommended in the faculty essay writing guide and the essay
requirements (e.g. the style of referencing; the number of referent sources,
etc); and
f. The quality of your academic written expression.

See also the section on assessment in the Unit Guide.


Luận văn ở đại học: Tìm tài liệu

Sau khi phác thảo dàn bài sơ khởi, sinh viên đã biết phần nào những tài liệu mình cần. Vấn đề là:
tìm những tài liệu ấy ở đâu? Một số khá đông sinh viên có thói quen hay than thở: tài liệu liên
quan đến đề tài mình viết quá hiếm hoặc thậm chí không có. Lời than thở ấy thường ít khi đúng
sự thật. Lý do là khi ra đề, phần lớn các thầy cô giáo đã kiểm tra trước để xem nguồn tài liệu mà
sinh viên sẽ sử dụng cho bài viết của họ có đủ hay không.

1. Tìm tài liệu ở đâu?

Những cái được gọi là tài liệu thường rất đa dạng, bao gồm các dạng chính sau:

a. Bài giảng ghi trong lớp (lecture notes)


b. Sách giáo khoa (textbooks)
c. Từ điển chuyên ngành (discipline dictionaries)
d. Từ điển bách khoa (encyclopedia)
e. Sách liên hệ đến đề tài
f. Tạp chí
g. Internet

a. Bài giảng ghi trong lớp:

Đây là tài liệu đầu tiên mà sinh viên cần đọc. Nó sẽ cung cấp cho sinh viên những thông tin căn
bản nhất. Nó lại dễ hiểu hơn so với các loại tài liệu viết khác vì khi giảng trong lớp, các thầy cô
giáo thường quảng diễn, cho nhiều ví dụ, vừa tầm với trình độ của sinh viên. Tuy nhiên, khi sử
dụng bài giảng trong lớp, sinh viên

(i) nên xem đó như là một sự gợi ý tốt, chứ không nên chép nguyên vẹn bài giảng hay một phần
của bài giảng vào luận văn của mình. Đó chỉ là cách làm của học sinh trung học. Nó dễ làm cho
giáo sư có ấn tượng là mình lười biếng, thiếu công phu hoặc phương pháp nghiên cứu.

(ii) khi sử dụng một vài thông tin trong bài giảng thì khỏi cần ghi xuất xứ, khỏi cần ghi, đại khái
kiểu “Theo bài giảng của thầy Nguyễn V.A. trong lớp ngày 20.4.2013...” vì hai lý do: một là,
không có gì chắc mình hiểu đúng và ghi đúng ý của thầy cô giáo; hai là, kiến thức thầy cô giáo
giảng trong lớp phần nhiều là thứ kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chứ chưa
chắc đã là sáng kiến riêng của họ. Dĩ nhiên, nếu những bài giảng ấy đã được thầy cô giáo biên
soạn và xuất bản chính thức thì việc ghi xuất xứ sẽ là điều bắt buộc.

b. Sách giáo khoa:


Giống như bài giảng ghi trong lớp, sách giáo khoa là loại tài liệu cần ưu tiên đọc trước. Có bốn
lý do chính: (i) kiến thức trong đó là những kiến thức căn bản, gần với chương trình; (ii) nó lại
bao quát được nhiều khía cạnh của vấn đề, có tính hệ thống cao; (iii) nó giới thiệu những tác giả
có thẩm quyền về vấn đề ấy để dựa vào đó sinh viên có thể đọc thêm; và (iv) cách viết giản dị,
trong sáng, hợp với trình độ của sinh viên. Ngay cả khi sinh viên không sử dụng được gì từ bài
giảng và sách giáo khoa thì việc đọc kỹ hai loại tài liệu này cũng cực kỳ hữu ích: nhờ đó, sinh
viên sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn khi đọc các loại tài liệu chuyên ngành khác. Hơn nữa, sinh viên nên
chú ý đến phần “tài liệu tham khảo” (references) và “tài liệu đọc thêm” (further readings) ghi ở
cuối mỗi chương trong các sách giáo khoa. Đó là những chỉ dẫn tốt, giúp sinh viên biết những gì
cần đọc tiếp.

c. Từ điển chuyên ngành:

Để hiểu rõ nội dung các thuật ngữ được sử dụng trong đề luận văn, sinh viên nên sử dụng loại từ
điển chuyên ngành. Ví dụ, với môn Văn học, nên sử dụng các loại từ điển như Dictionary of
Literary Terms, Dictionary of Literature, Bibliography of American Literature, Encyclopedia of
World Literature in the 20th Century. Với môn Xã hội học, có các loại A Dictionary of
Sociology. Hình như không có môn học nào ở đại học mà lại không có từ điển về nó. Sau này,
định nghĩa của các thuật ngữ ấy cũng được đưa lên internet rất nhiều.

d. Từ điển bách khoa:

Nếu qua các từ điển chuyên ngành, sinh viên có thể hiểu rõ nội dung của các thuật ngữ thì nhờ
các từ điển bách khoa, sinh viên có thể có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề. Cách trình bày trong từ
điển bách khoa thường ngắn, gọn, bao quát những vấn đề thiết yếu, có thể giúp cho sinh viên
hiểu rõ về đề tài. Ví dụ, viết về đề “Có phải chúng ta đang chứng kiến cái chết của gia đình hay
không?”, sinh viên có thể xem mục từ 'gia đình', hay 'hôn nhân' hay 'ly dị' trong các từ điển bách
khoa.

e. Sách và báo:

Ở mỗi đầu học kỳ, các thầy cô giáo đều phát cho sinh viên danh sách tài liệu tham khảo cho môn
học. Khi viết luận văn, sinh viên có thể dựa theo đó mà tìm tài liệu. Tuy nhiên, thường thì danh
sách ấy không đủ bởi vì các giáo sư chỉ cho một số tài liệu căn bản nhất và để phần còn lại cho
sinh viên tự tìm, xem như là một cách giúp họ thực tập những thói quen, những kỹ năng cần thiết
trong công việc nghiên cứu. Trong trường hợp này, sinh viên phải tự tìm thêm sách báo để đọc.

Về báo, sinh viên nên chú ý đến các tạp chí chuyên ngành, ví dụ, làm luận về ngôn ngữ học thì
tra cứu các tạp chí ngôn ngữ học, làm luận về xã hội học thì tra cứu các tạp chí về xã hội học,
v.v.. Việc tìm kiếm các bài viết liên quan đến đề tài mình cần trên báo chí, trước đây, tương đối
phức tạp và mất nhiều thì giờ. Tại Úc, sinh viên có thể tham khảo loại sách APAIS: Australian
Public Affairs Information Service: A Subject Index to Current Literature hay The Social
Sciences Index hay Humanities Index; tại Hoa Kỳ, có các Readers' Guide to Periodical
Literature, 1901-, Popular Periodicals Index, 1973-, Essay and General Literature Index, 1900-,
International Bibliography of Book Reviews, 1971-, Library Literature, 1933-, v.v.. Trong những
tập sách này, sinh viên sẽ tìm thấy danh sách các bài báo được sắp xếp theo tên tác giả và theo
chủ đề. Tuy nhiên, sau này, khi hầu hết các tạp chí chuyên ngành đều có ấn bản trên mạng, việc
tìm kiếm trở thành rất dễ dàng. Sinh viên chỉ cần vào trang Thư viện ở đại học mình đang học,
đánh tên đề tài (topic) mình muốn tìm, tất cả sẽ hiện ra ngay tức khắc. Sinh viên chỉ cần đọc liếc
qua các đoạn tóm tắt để quyết định chọn đọc những bài thích hợp nhất.

Về sách, cách đơn giản nhất là sử dụng máy vi tính tại các thư viện. Tìm phần 'Subject'. Nên nhớ
là một đề luận văn có thể liên hệ đến nhiều subject khác nhau. Ví dụ, về đề “Có phải chúng ta
đang chứng kiến cái chết của gia đình hay không?”, có thể tìm trong ba 'subject': 'gia đình', 'hôn
nhân' và 'ly dị'. Về đề tài “Văn hoá luận (Culturalism) và Cấu trúc luận”, chúng ta có thể tìm
nhiều subjects: 'Văn hoá luận', 'Cấu trúc luận', 'Lý thuyết văn học' (Literary theories), 'Nghiên
cứu văn hoá' (Cultural Studies) và 'Ngôn ngữ học' (Linguistics), v.v..

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bản thân tôi, tìm sách không nên chỉ dựa hoàn toàn vào các
mục lục hiện lên trên màn ảnh máy vi tính. Thứ nhất, nhiều lúc nhan đề của cuốn sách không gây
cho chúng ta một ấn tượng nào cụ thể, chúng ta khó biết được là cuốn sách ấy có liên quan đến
đề tài chúng ta cần tìm hay không. Thứ hai, nhiều cuốn sách thực chất là một thứ tuyển tập
(collection) ở đó tác giả tập hợp nhiều bài viết trong nhiều thời điểm khác nhau và về nhiều đề
tài khác nhau: chỉ nhìn vào nhan đề, chúng ta không thể biết được trong cuốn sách ấy có bài nào
mình cần dùng hay không. Ví dụ: trong khi tìm tài liệu để viết bài luận văn về đặc điểm và
những sự thay đổi trong tiếng Việt, nhìn nhan đề cuốn Tiểu luận của Võ Phiến, hẳn sinh viên
không thể ngờ được là trong đó có bài “Cái tiếng mình nói” rất đặc sắc, hay nhìn tựa cuốn Con
đường qua mùa đông của Thế Uyên, hẳn sinh viên cũng không thể ngờ trong đó có bài “Bể dâu
trong tiếng Việt” với nhiều nhận xét tế nhị.

Theo kinh nghiệm của tôi, sau khi tìm tên sách trên máy vi tính, tốt nhất sinh viên nên rảo qua
các kệ sách, tự tay mình lật xem các cuốn sách để lựa chọn. Công việc ấy, thật ra, không mất bao
nhiêu thì giờ cả. Phần lớn các thư viện ở Tây phương đều dùng một trong hai cách phân loại
chính:

+ Cách phân loại theo Dewey (Dewey Decimal Classification/System) rất thông dụng ở Úc và
trên 135 quốc gia khác nhau trên thế giới. Do Melvil Dewey phát minh năm 1876, được cải tiến
nhiều lần sau đó, cách phân loại này xếp sách theo số thứ tự từ 0 đến 9:

000-099: Khoa học vi tính, Thư viện và Khoa học Thông tin và Kiến thức tổng quát
100-199: Triết học và Tâm lý học
200-299: Tôn giáo
300-399: Khoa học Xã hội
400-499: Ngôn ngữ
500-599: Khoa học thuần tuý
600-699: Kỹ thuật: Khoa học ứng dụng
700-799: Mỹ thuật và giải trí
800-899: Văn học
900-999: Địa lý đại cương, lịch sử và du lịch.

Trong mỗi khu vực, sách lại được chia ra thành từng lãnh vực nhỏ. Chẳng hạn, phần văn học
được chia ra như sau:

800 - 809: Sách lý luận, phê bình, nghiên cứu về văn học
810 - 819: Văn học Mỹ
820 - 829: Văn học Anh
830 - 839: Văn học Đức
840 - 849: Văn học Pháp
850 - 859: Văn học Ý
860 - 869: Văn học Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
870 - 879: Văn học La tinh
880 - 889: Văn học Hy Lạp
890 - 899: Văn học các nước khác (trong đó có Việt Nam)

Rồi trong từng phần, sách lại được phân chia theo từng thể loại khác nhau. Ví dụ, về văn học
Anh, sách sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau:

821: Thơ
822: Kịch
823:Tiểu thuyết
824: Tiểu luận
825: Các bài hùng biện, thuyết trình
826: Thư từ
827: Trào phúng và châm biếm
828: Tạp văn
829: Văn học Anglo-Saxon nói chung.

Như vậy, muốn tìm đọc các cuốn tiểu luận văn học của Anh, chẳng hạn, chúng ta chỉ cần đến
khu vực đánh số 824. Số lượng sách trong các thư viện đại học thường vừa phải, chỉ cần mất
khoảng một, hai tiếng đồng hồ, chúng ta có thể liếc qua để biết chắc được những cuốn nào mình
cần.

+ Cách phân loại của Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress Classification), vốn thông
dụng ở Mỹ và một vài nước khác, xếp sách theo thứ tự các chữ cái, như sau:

A Kiến thức tổng quát


B Triết học, tâm lý học và tôn giáo
C–F Lịch sử
G Địa lý và nhân học
H Khoa học xã hội
J Chính trị học
K Luật
L Giáo dục
M Âm nhạc
N Mỹ thuật
P Ngôn ngữ và văn học
Q Khoa học
R Y khoa
S Nông nghiệp
T Kỹ thuật
U Khoa học quân sự
V Khoa học hàng hải
Z Thư mục, thư viện, các thông tin tổng quát

Ở mỗi mục sẽ có những ngăn nhỏ hơn. Ví dụ, trong mục P về ngôn ngữ và văn học, từ P đến PM
tập trung chủ yếu về ngôn ngữ (và cả văn học, đối với các nước nhỏ); từ PN đến PZ tập trung
chủ yếu vào văn học.

f. Internet:
Trên internet hiện nay có vô số tài liệu về đủ các lọai đề tài khác nhau. Chỉ có điều, nó khá tạp
nham, thượng vàng hạ cám. Không phải tài liệu nào cũng có thể sử dụng trong các bài luận văn ở
đại học. Ở đại học, sinh viên được/bị yêu cầu phải sử dụng các loại tài liệu khả tín, nghĩa là: Một,
từ sách của những tác giả chuyên môn và ít nhiều có uy tín; và hai, từ các tạp chí chuyên ngành,
có ban tuyển đọc đàng hoàng (peer review).

2. Lựa sách:

Theo những lời chỉ dẫn ở trên, sinh viên có thể sẽ tìm ra khá nhiều tài liệu liên quan đến đề tài
mình viết. Nếu có quá nhiều sách thì nên chọn đọc những cuốn nào? Nguyên tắc đầu tiên là:
chọn đọc những cuốn trực tiếp liên hệ đến đề tài luận văn của mình. Sau khi loại trừ các cuốn
không liên hệ, nếu số sách còn lại vẫn còn quá nhiều thì nên lựa chọn tiếp theo mấy nguyên tắc
sau đây:

 Chọn đọc những tác giả có uy tín và có thẩm quyền nhất trong lãnh vực ấy.
 Nếu không chắc về tác giả thì có thể căn cứ vào uy tín của nhà xuất bản: ưu tiên chọn
sách của những nhà xuất bản lớn.
 Nên dành ưu tiên cho những cuốn sách mới in.

2.1. Đọc cái gì trước, cái gì sau?

Sau khi lựa sách xong, lại nảy sinh ra một vấn đề khác: trong số sách mình lựa ấy, nên bắt đầu từ
đâu? đọc cái gì trước, cái gì sau?

Một cách tổng quát, nên bắt đầu đọc bài giảng ghi được trong lớp, sau đến các sách giáo khoa,
sau nữa, đến các loại từ điển, cuối cùng đến sách và báo. Riêng đối với sách và báo, thứ tự các
ưu tiên là:

a. đọc những gì tổng quát trước, chuyên sâu sau


b. đọc những tài liệu trực tiếp liên quan đến đề tài trước, sau đó dần dần mở rộng ra
c. đọc cái gì dễ trước, khó sau
d. đọc sách, báo mới xuất bản trước; sách báo cũ đọc sau
e. nếu đề tài luận văn liên quan đến các cuộc tranh luận mới bùng nổ, có tính chất ít nhiều
thời sự, nên ưu tiên đọc báo trước, sách sau.
Luận văn ở đại học: Đọc và ghi chép
1. Đọc như thế nào?

Dựa theo cách chỉ dẫn trong bài “Luận văn ở đại học: Tìm tài liệu”, sinh viên có thể tìm ra cả
hàng chục cuốn sách cần phải đọc. Cho dù đã biết rõ cái gì cần đọc trước, cái gì cần đọc sau thì
sinh viên vẫn phải đối diện với một vấn đề khác: làm sao để có thể đọc hết ngần ấy tài liệu? Sinh
viên chỉ có mấy tuần để viết luận văn. Trong mấy tuần ấy sinh viên phải đi học, phải làm các bài
tập và phải viết nhiều bài luận văn khác nhau. Làm sao để có thể đọc đủ các tài liệu cần thiết
được?

Dĩ nhiên là có cách. Cách ấy nằm trong cách đọc của chúng ta. Nói chung, có ba cách đọc chính:

 nghiền ngẫm
 đọc lướt
 đọc nhảy

1.1. Nghiền ngẫm:


Nghiền ngẫm là cách đọc từ từ, chậm rãi, cẩn thận; đọc từ trang đầu đến trang cuối, vừa đọc vừa
suy nghĩ để hiểu hết mọi khía cạnh của vấn đề; vừa đọc vừa ghi chép. Đây là một cách đọc để
học, chứ không phải để giải trí hay chỉ để cốt tìm tài liệu. Đối với bất cứ vấn đề gì, sinh viên
cũng cần nghiền ngẫm ít nhất là vài tài liệu căn bản nhất, chủ yếu là các bài viết trong sách giáo
khoa. Không có giai đoạn nghiền ngẫm này, sinh viên khó có thể nắm vững được vấn đề, do đó,
khó mà nghiên cứu sâu rộng thêm được điều gì.

Nếu mỗi đề tài, sinh viên nghiền ngẫm khoảng hai chương sách, mỗi chương 20 trang, thì tổng
cộng số trang cần phải đọc kỹ lên đến khoảng 40 trang. Nên thu xếp thì giờ để có khoảng một
tuần lễ cho công việc này.

1.2. Đọc lướt:


Đọc lướt (skimming) là cách đọc thật nhanh, chỉ cần quét mắt lên các trang sách. Mục đích là để
(i) nắm được đại ý của cuốn sách hay của bài báo; (ii) tìm hiểu cách nhìn của tác giả về vấn đề
mình đang nghiên cứu để xem có thể sử dụng vào bài viết của mình được hay không; (iii) và để
phát hiện những chi tiết trực tiếp liên quan đến đề tài của mình, những chi tiết mình có thể sử
dụng trong bài viết.

Đọc lướt là đọc nhanh nhưng phải biết dừng lại ở một số trọng tâm. Các trọng tâm ấy là:

(i) Trong cả cuốn sách :


a. nhan đề
b. mục lục
c. lời nói đầu (trừ đoạn cuối. Trong sách tiếng Anh, đoạn cuối của “Lời nói đầu” bao giờ
cũng chỉ dành cho mấy lời cảm tạ)
d. lời kết luận (nếu có)
e. các đồ biểu (diagrams)

(ii) Trong từng chương:


a. phần tóm tắt ở đầu chương (nếu có)
b. đoạn đầu
c. đoạn cuối

(iii) Trong từng đoạn:

Trong văn nghị luận, mỗi đoạn (paragraph) thường là một đơn vị ý tưởng, có kết cấu nội tại chặt
chẽ và có quan hệ mật thiết với các đoạn đi trước và đi sau, cũng như với toàn bộ bài viết hoặc
chương sách. Nhờ đặc điểm ấy, đối với từng đoạn văn nghị luận, chúng ta có thể chỉ cần đọc lướt
qua câu mở đầu cũng có thể hình dung ít nhiều được đại ý của cả đoạn.

Ví dụ, chúng ta thử đọc mấy đoạn trích trong bài “Hôn nhân và nghề cầm viết” của Nguyễn Hiến
Lê in trong cuốn 10 câu chuyện văn chương do Văn Nghệ xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1986 (tr.
126-7). Tạm gọi mấy đoạn này là bản A:

“Một nhà văn có một lối làm việc: người viết đứng như Hugo, kẻ viết nằm như Đông Hồ, đại đa
số viết ngồi và sau này chắc các nhà văn của ta cũng sẽ đánh máy như các nhà văn phương Tây,
một số sẽ đọc trước máy ghi âm, rồi có thư kí đánh máy lại; có nhà như Balzac được một nhà
quí phái vẫy là bỏ hết công việc, nhảy qua Thuỵ Sĩ hay Ba Lan cả tháng, cả năm, về nhà lại cắm
cổ viết, uống cà phê đặc quánh để viết mỗi ngày mười tám, hai mươi giờ, chân ngâm trong nước
hột cải cho bớt nhức đầu; có nhà như Hugo sống rất chừng mực, viết đều đều mỗi buổi sáng,
buổi chiều nghỉ, lại nhà tình nhân. Lối nào cũng có kết quả, lối của Balzac tổn thọ hơn lối của
Hugo. Nhưng dù sống rất chừng mực, làm việc rất đều đều như một công chức, nhà văn vẫn
không phải là một công chức.

Họ khác nhau xa từ tính tình đến lối sống. Nhà văn sống một đời độc lập và tự lập: không nhận
chỉ thị của ai, không chịu một kỉ luật nào trừ kỉ luật chính mình tự đặt cho mình; họ tự tạo lấy
giá trị của mình chứ không nhờ một quyền uy nào cả, có khi từ chối cả những vinh dự thế tục coi
trọng nữa, cho nên tính tình thường ngang tàng, kỳ cục ít nhiều, bất chấp dư luận, thích cái gì
thì làm cái đó, dù biết nó không có lợi về danh vọng, tiền bạc. Bà Tolstoi không hiểu tâm lý ấy
của chồng nên phàn nàn rằng sao ông không chịu viết tiểu thuyết mà viết những tập sách nhăng
nhít cho con nít; sao ông không nhận tiền đặt trước cả vạn rúp (Nga kim) của các nhà xuất bản,
mà đi viết những truyện bình dân bán ba xu một tập.

Một số nhà văn, nhất là các tiểu thuyết gia đại tài còn có tính tình kì cục này nữa là thay đổi như
chong chóng, lúc muốn thế này, lúc muốn thế khác, tâm hồn đầy mâu thuẫn. Trường hợp điển
hình nhất là Tolstoi: ông vừa muốn giữ những đặc quyền quí tộc của ông, mà lại vừa muốn làm
bình dân, ăn mặc như nông dân; muốn chia ruộng đất cho nông dân mà lại cứ tậu thêm điền
trang; ham săn bắn mà làm bộ che chở loài vật; mạt sát đàn bà là gây tật xấu cho đàn ông mà
xa vợ ít bữa thì chịu không nổi; thích ăn ngon mà lại hô hào cả nhà ăn chay...
Một số khác như Dostoievski, Maupassant... sau mỗi cơn bệnh thần kinh ý tưởng mới dồi dào,
sâu sắc. Một phần kinh Coran là do Mohamed đọc cho đệ tử chép sau những cơn động kinh của
ông.

Những tật đó có lợi cho sự nghiệp của họ nhưng có hại cho hạnh phúc gia đình; nhà văn thường
đau khổ, cô độc, nỗi đó người thân phải hiểu cho họ.”

Sau khi đọc toàn văn của mấy đoạn trên, chúng ta hãy thử đọc lại chỉ những câu mở đầu của từng
đoạn. Tạm gọi những câu này là bản B:

Một nhà văn có tài có một lối làm việc...


Họ khác nhau xa từ tính tình tới lối sống...
Một số nhà văn, nhất là các tiểu thuyết gia đại tài còn có những tính tình kì cục này nữa là thay
đổi như chong chóng, lúc muốn thế này, lúc muốn thế khác, tâm hồn đầy mâu thuẫn...
Một số khác như Dostoievski, Maupassant... sau mỗi cơn bệnh thần kinh ý tưởng mới dồi dào,
sâu sắc...
Những tật đó có lợi cho sự nghiệp của họ nhưng có hại cho hạnh phúc gia đình...

So sánh bản A và bản B với nhau, chúng ta sẽ thấy ngay bản B là dạng tóm tắt của bản A. Ý
chính của hai bản không hề khác nhau. Điều này chứng tỏ là, trong công việc nghiên cứu, với
mục đích tìm tài liệu cho bài viết của mình, chúng ta không cần phải mất quá nhiều thì giờ để
đọc toàn văn các cuốn sách chúng ta có trong tay. Ngược lại, chỉ cần liếc qua các câu mở đầu,
chúng ta cũng có thể nắm bắt những ý chính và những tài liệu chính chúng ta cần dùng.

Một ví dụ khác: Chúng ta thử đọc mấy câu mở đầu của mỗi đoạn trong bài viết dưới đây:

Suốt hơn năm mươi năm hết lòng với chữ nghĩa, Võ Phiến hoàn tất 35 quyển sách....
Với một đời người 35 quyển sách quả là nhiều....
Nguyễn Tuân hơn Võ Phiến 15 tuổi và sớm có một vị trí cao ngay từ khi mới xuất hiện....
Ngoài tuỳ bút, Võ Phiến còn sở trường về truyện ngắn....
Trên lãnh vực biên khảo, bộ Tổng quan văn học miền Nam là một bộ sách mà...
Giá trị của bộ sách thì hiện nay còn mới mẻ....
Trong cái nhìn rất chủ quan của người viết bài này, truyện dài của ông không đạt được những
thành quả như trong tuỳ bút, truyện ngắn cũng như biên khảo....

Đọc những câu văn mở đầu của mỗi đoạn như trên, chúng ta cũng nắm bắt được đại khái một số
chi tiết và luận điểm chính của tác giả:

 Võ Phiến là một nhà văn có sức sáng tác khá dồi dào.
 Trong sự nghiệp sáng tác của Võ Phiến, tuỳ bút là một thể loại nổi bật. Tác giả có ý so
sánh tuỳ bút của Võ Phiến và tuỳ bút của Nguyễn Tuân, một nhà văn thuộc thế hệ đàn
anh. Chúng ta chưa biết kết luận của tác giả trong sự so sánh ấy ra sao, tuy nhiên, dựa vào
các câu sau, chúng ta có thể đoán một điểm mà tác giả có lẽ sẽ muốn nêu bật lên là: Võ
Phiến không những là một cây bút dồi dào mà còn là một cây bút đa dạng, bởi vì
 ngoài tuỳ bút, ông còn viết truyện ngắn, truyện dài và biên khảo.
 Trong tất cả các thể loại ấy, Võ Phiến thành công nhất ở tuỳ bút, truyện ngắn và biên
khảo.

Bây giờ, chúng ta thử đọc lại nguyên cả mấy đoạn văn trên của Hoàng Khởi Phong đăng trên tạp
chí Thế Kỷ 21 tại California, Hoa Kỳ, số 68 (Tháng 12.1994):

“Suốt hơn năm mười năm hết lòng với chữ nghĩa, Võ Phiến hoàn tất 35 quyển sách. Trong số đó
có: truyện dài, truyện ngắn, truyện dịch, tuỳ bút, tạp bút, tạp luận, biên khảo. Ấy là chưa kể thơ.
Nếu tính theo niên biểu thì quyển đầu tiên Chữ tình in năm 1956 tại Quy Nhơn, quyển cuối cùng
Ký, Bút, Kịch miền Nam 1 in năm 1993 tại Hoa Kỳ. Nếu nói về nơi xuất bản thì hai quyển đầu in
tại Quy Nhơn, 22 quyển in tại Sài Gòn, 10 quyển in tại Hoa Kỳ, một quyển đăng báo Tiền Tuyến
năm 1973 chưa kịp xuất bản thì năm 75 ập đến. Chi li hơn một chút thì Võ Phiến viết có 29
quyển... rưỡi, vì trong số các sách có đề tên Võ Phiến này phải trừ đi năm quyển, dịch từ truyện
ngoại quốc, và sau cùng quyển Ly Hương viết chung với Lê Tất Điều vào năm 1977, nghĩa là
thời gian cả hai chân ướt, chân ráo mới định cư tại Mỹ chưa đầy hai năm.

Với một đời người, 35 quyển sách quả là nhiều, nhưng chưa hết vì quyển sau cùng tên sách có số
1, hẳn là quyển 2, và có thể là quyển 3 còn đang viết dở chưa in. Những người yêu đọc sách,
những người chuộng văn chương, những nhà biên khảo chuyên về phê bình văn học, hầu như đã
đồng ý với nhau một điểm: Võ Phiến là một trong hai người viết tuỳ bút cực hay của văn học
Việt Nam, người còn lại tên là Nguyễn Tuân. Tuy nhiên bút pháp của hai nhà hoàn toàn không
giống nhau.

Nguyễn Tuân hơn Võ Phiến 15 tuổi và sớm có một vị trí cao ngay từ khi mới xuất hiện. Khi Võ
Phiến vào nghề văn thì địa vị của Nguyễn Tuân đã cao vòi vọi với tác phẩm Vang bóng một thời.
Trong tuỳ bút của họ Nguyễn, nét tài hoa rõ mồn một khiến người đọc ông như đang xem một
bức hoạ toàn cảnh của câu chuyện nhà văn đang đề cập tới. Trong cái tài hoa này, vẻ khinh bạc
của Nguyễn Tuân cũng lộ hẳn ra không giấu giếm. Đối với họ Võ thì khác, tuỳ bút và tạp bút của
Võ Phiến nhẹ nhàng thanh thoát hơn, người đọc có cảm giác như trông thấy nhà văn nheo mắt
một cách nghịch ngợm trước trang giấy. Võ Phiến vẽ những nét chi li, thậm chí có khi nhỏ như
sợi lông trên cánh tay của nhân vật trong câu chuyện. Cái nhìn của Nguyễn Tuân cực đoan, khe
khắt (thí dụ như trong Chùa Đàn chẳng hạn), trong khi Võ Phiến bao dung, tinh quái hơn. Nếu
như Nguyễn Tuân nhấn sâu vào sự kiện, thì Võ Phiến lại trải rộng tầm nhìn...

Ngoài tuỳ bút, Võ Phiến còn sở trường về truyện ngắn. Ông có một kỹ thuật rất cao trong thể
loại này. Những nhân vật trrong truyện ngắn của Võ Phiến là những con người ta bắt gặp nhan
nhản hàng ngày, ngay trước mắt ta mà ta không thấy. Truyện ngắn của ông không khô khan,
nhờ ông dặm thêm những đoạn tả cảnh cần thiết để cho cái tình, cái tính của nhân vật có chỗ
tựa vào.

Trên lãnh vực biên khảo của Võ Phiến, bộ Tổng quan văn học miền Nam là một bộ sách mà
trong đó người đọc bắt được những cảm nghĩ của Võ Phiến trong khi ông đọc và viết về những
nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia và những nhà báo của miền Nam trong giai đoạn 1954-75. Hầu
như ông không bỏ sót một tác phẩm, một cây bút giá trị nào. Từ thơ, văn, truyện dài, truyện gắn,
ký, bút, kịch... và ngay cả báo chí, ông cũng giúp cho những người đi sau ông một cái nhìn theo
chủ quan của ông. Có thể nói chưa một nhà phê bình nào phân tích các tác giả chi li như ông.
Thỉnh thoảng ông có cái nhìn nghiêm khắc trong những nhận định của ông.

Giá trị của bộ sách thì hiện nay còn mới mẻ, nhưng tôi tin rằng sau này, khi nói tới giai đoạn
văn học thời đất nước chia đôi người ta không thể không bước vào quyển sách này. Chúng ta có
nhiều nhà viết phê bình văn học, nhưng hình như chúng ta chỉ được đọc những bài viết điểm
sách rời rạc. Ngoài bộ Tổng quan văn học miền Nam của Võ Phiến, hầu như không có một công
trình quan trọng nào trong bộ môn này.

Trong cái nhìn rất chủ quan của người viết bài này, truyện dài của ông không đạt được những
thành quả như trong tuỳ bút, truyện ngắn cũng như biên khảo. Cái chi li của biên khảo, cái tinh
quái của truyện ngắn, cái dí dỏm trong tuỳ bút, cái hiểu biết thật rộng về ngôn ngữ, tất cả hình
như không có chỗ dụng võ trong truyện dài của ông. Nhiều tuỳ bút và truyện ngắn của ông đọng
lại trong đầu tôi một thời gian thật lâu, song truyện dài Nguyên vẹn đến bây giờ tôi không còn
nhớ nổi cả cốt truyện. Tôi chỉ nhớ quyển truyện viết về những thay đổi, chộn rộn của năm 75,
trước và tháng Tư một thời gian ngắn...”

Đọc nguyên cả đoạn văn dài của Hoàng Khởi Phong, chúng ta thấy cách hiểu ban đầu của chúng
ta ở trên không có gì sai lầm cả. Nó không có những chi tiết cụ thể, dĩ nhiên. Nhưng ấn tượng và
ý niệm chung về vấn đề thì như nhau. Điều đó chứng tỏ là việc đọc lướt khá có kết quả: nó giúp
chúng ta thu nhận được nhiều tài liệu trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Một điều cần chú ý là: trong khi đọc lướt như thế, nếu phát hiện được chi tiết nào quan trọng và
cần thiết cho bài luận văn, chúng ta dừng lại, đọc kỹ những chi tiết ấy; nếu không, chỉ ghi lại
những luận điểm chính của tác giả.

1.3. Đọc nhảy:

Nếu đọc lướt là đọc gần hết cuốn sách với một tốc độ thật nhanh thì đọc nhảy, ngược lại, là đọc
lỗ mỗ một số đoạn trong cả cuốn sách mà thôi. Đó là những đoạn trực tiếp liên quan đến vấn đề
chúng ta đang tìm. Để phát hiện ra những đoạn ấy, chúng ta chỉ cần dò tìm trong “Bảng tra cứu”
(Index) in ở cuối sách. Ví dụ, để tìm tài liệu về học giả Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Văn học
miền Nam, tổng quan (1996) của Võ Phiến, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem phần “Danh
biểu”, ở đó, chúng ta sẽ biết được là Võ Phiến nhắc đến Nguyễn Hiến Lê trong các trang 21, 40,
48, 52, 53, 60, 62, 63, 65, 92, 93, 94, 97, 142, 143, 158, 191, 237 và 285. Thử mở trang 21:

“Thật vậy, trước 1975 học giả Nguyễn Hiến Lê đã cho xuất bản hơn một trăm tác phẩm, bây giờ
mở tập thư mục thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ấn bản 1982 đếm thử được bảy nhan đề!”

Trang 40:

“Nguyễn Hiến Lê có lần nói một câu chua chát: ‘Trong những thời loạn thì văn hoá chỉ đóng vai
trò rất phụ, có thì thêm rôm rả mà chẳng có thì cũng chẳng ai thấy thiếu’.”

Trang 53:
“Tiêu biểu cho nếp sống mẫu mực, nghiêm chỉnh là Nguyễn Hiến Lê. Ông không thức quá
khuya, dậy quá sớm, ông không làm việc ‘bù đầu bù óc’. Ông làm vừa sức mình, nhưng rất đều,
giữ đúng chương trình, mỗi ngày ngồi vào bàn viết vào giờ nhất định, rời khỏi bàn viết vào giờ
nhất định. ‘Tôi tự đặt cho tôi một kỉ luật, trừ khi đau ốm còn ngày nào thì cũng dậy từ 6 giờ hay
6 giờ rưỡi, điểm tâm lúc 7 giờ, rồi nằm đọc sách, chín giờ lại bàn viết để viết luôn đến 12 giờ,
bữa trưa. Ăn trưa xong tôi nghỉ khoảng một giờ, nhắm mắt lại, chợp độ nửa giờ là nhiều; một giờ
rưỡi dậy, nằm ở giường đọc sách đến 3 giờ. Chiều lại viết từ 3 giờ đến 5 giờ rưỡi, 6 giờ; tắm
xong, ăn bữa tối lúc 7 giờ. Cả buổi tối, cho đến 10 giờ, tôi chỉ nằm đọc sách báo.’ Cứ như vậy
trong hơn 30 năm ông viết được 120 nhan đề. Ông tính ra: ‘120 nhan đề đó được khoảng 30.000
trang, chia cho 33 năm chỉ có khoảng 900 trang một năm, trung bình chưa được 3 trang mỗi ngày
mà!’ (Đời viết văn của tôi).”

Cứ thế, đọc 19 chỗ Võ Phiến nhắc đến Nguyễn Hiến Lê, có lẽ mất chừng từ 10 đến 20 phút.
Trong mục đích tìm tài liệu, chỉ để tìm tài liệu, với cách đọc nhảy như thế, chúng ta có thể 'đọc'
một cuốn sách trong vòng từ 10 đến 20 phút. Bạn không nên lấy làm lạ khi nhiều nhà nghiên cứu
có thể 'đọc' cả hàng chục cuốn sách dày cộm trong một ngày. Không đọc như thế, không có cách
nào 'ngốn' hết cả hàng núi tài liệu cứ ùn ùn được xuất bản khắp nơi trên thế giới.

2. Ghi chép tài liệu

2.1. Tại sao phải ghi chép?


Đọc nhiều và đọc nhanh như trên, chúng ta không thể nhớ tất cả những gì chúng ta đã đọc. Nếu
nhớ thì cũng nhớ mơ hồ, lõm bõm. Trong khi công việc viết luận văn lại đòi hỏi chúng ta phải
trích dẫn chính xác từng số liệu, từng ý kiến với những xuất xứ rõ ràng: tên sách, tên tác giả, nhà
xuất bản, năm và nơi xuất bản, và thêm cả số trang, nơi số liệu hoặc ý kiến ấy xuất hiện nữa. Bởi
vậy, việc ghi chép là điều cực kỳ cần thiết.

Ngoài ra, qua quá trình ghi chép, chúng ta có thể:

 tóm tắt những ý tưởng quan trọng liên quan đến vấn đề
 chọn lọc những điểm thích hợp cho bài viết của mình
 hiểu rõ hơn và sâu hơn tài liệu mình đang đọc
 học cách diễn tả và cách lý luận của tác giả

Cuối cùng, qua công việc ghi chép, chúng ta tiếp tục tư duy, tiếp tục động não về đề tài của
mình: nhiều ý kiến loé lên có vẻ như là một sự bất ngờ thật ra chính là kết quả của công việc đọc,
ghi chép và nghiền ngẫm liên tục ấy.

2.2. Ghi chép cái gì?

Có hai trường hợp thường thấy: có sinh viên quá tham lam, ghi chép quá nhiều, cuối cùng họ bị
ngập lụt trong đống tài liệu mình ghi chép được đến độ không còn biết số liệu mình cần nằm ở
đâu; lại cũng có những sinh viên đọc xong cả mấy cuốn sách vẫn hoang mang không biết ghi
chép cái gì, cứ tiếp tục than thở là 'không đủ tài liệu' để viết.
Không có nguyên tắc nào có thể giúp chúng ta biết được thế nào là ghi chép vừa đủ. Nó tuỳ đề
tài, tuỳ nguồn tài liệu, tuỳ thời gian chúng ta có, tuỳ tham vọng chúng ta muốn đạt được qua bài
luận văn. Chỉ có điều là: chỉ ghi chép những gì trực tiếp liên hệ đến đề tài mình đang viết.

Những cái liên hệ ấy thường thuộc hai loại:

 số liệu: ví dụ, đối với đề “Có phải chúng ta đang chứng kiến cái chết của gia đình hay
không?”, những số liệu liên hệ là số liệu về hôn nhân, về ly dị, về người đồng tính luyến
ái, người sống độc thân, trẻ em không có gia đình, v.v. qua những mốc thời gian khác
nhau.
 ý kiến của các tác giả về vấn đề mình đang bàn luận. Cũng lấy ví dụ như trên: ở đây, chủ
yếu là những nhận định của các chuyên gia về vấn đề gia đình; cách họ phân tích những
sự thay đổi trong cấu trúc gia đình, cách họ lý giải nguyên nhân của những sự thay đổi
ấy, và cách họ tiên đoán xu thế của những sự thay đổi ấy trong tương lai. Nên chú ý đến
những loại ý kiến khác nhau.

Ngoài ra, có một điều quan trọng cần nhớ: nên ghi lại ngay tất cả những ý nghĩ gì liên quan đến
đề tài tình cờ loé lên trong óc bạn. Bất kỳ ý gì. Đúng hay sai, hay hay dở sẽ tính sau. Cần nhất lại
phải ghi lại ngay, nếu không, chúng rất dễ biến đi mất.

2.3. Ghi chép như thế nào?

Có hai cách chính:

Thứ nhất là chép nguyên văn. Lưu ý: Chỉ nên chép nguyên văn những số liệu, những ý kiến ngắn
mình dự định sẽ trích lại trong bài luận văn mà thôi. Càng ngắn càng tốt.

Thứ hai là tóm tắt, tức chỉ ghi lại các ý chính bằng văn của bạn. Cách này có nhiều cái lợi. Một là
nó tiết kiệm được thì giờ: chúng ta chỉ viết năm bảy câu thay vì phải viết cả trang giấy, chẳng
hạn. Hai là nó là hình thức kiểm tra để chúng ta biết được là mình có hiểu rõ những gì mình vừa
đọc hay không: nếu chưa hiểu, chúng ta sẽ không thể nào tóm tắt được. Ba là, nó bắt chúng ta tập
viết, tập diễn đạt ý tưởng bằng văn của mình, ngôn ngữ của mình.

Nên lưu ý: Cần ghi đầy đủ xuất xứ của tài liệu với các chi tiết về tác giả, nhan đề, nhà xuất bản,
năm xuất bản và số trang.

You might also like