You are on page 1of 9

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc Lập- Tự Do -Hạnh Phúc.

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH:


“ LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH LÀM TỐT BÀI
TẬP LÀM VĂN”
1.Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Kim
2. chức vụ: giáo viên.
3.đơn vị công tác: Trường PTDTNT Lâm Hà.
4.Lý do chọn đề tài:
Môn Ngữ Văn là môn học thuộc nhóm môn học khoa học xã hội , là môn học có tầm
quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng tình cảm cho học sinh. Đây là một
môn học chủ chốt mà qua các đợt thi chuyển cấp đều phải có . Học sinh có học tốt môn
Ngữ Văn thì sẽ có tác dụng tích cực đến việc học các bộ môn khác.
Hiện nay mỗi đơn vị bài học được tổ chức theo trình tự là: Văn học- tiếng Việt –Tập làm
văn. Cả 3 phân môn đều cùng dựa vào văn bản để khai thác ngữ liệu theo hướng tích cực.
Vì vậy để học sinh làm tốt một bài Tập làm văn viết thì phải đòi hỏi các em phải học tốt
phần văn bản và phần tiếng Việt. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc
THCS, tôi thường xuyên chấm bài cho học sinh tôi đã phát hiện ra phần bài viết Tập làm
văn của các em mắc nhiều sai sót và chất lượng chưa cao, thậm chí có học sinh còn chưa
biết làm một bài làm bài theo bố cục quy định mặc dù trước bài viết giáo viên đã hướng
dẫn ( trong làm bài còn gạch đầu hàng; hoặc 1 là mở bài, 2 là thân bài và 3 là kết bài).
Trong khi đó khi làm bài kiểm tra Tiếng Việt và văn học thì điểm đạt cao hơn. Từ những
kết quả trên tôi có thể rút ra một điều là: việc học sinh tiếp thu tốt kiến thức Văn học và
kiến thức Tiếng Việt mới chỉ là bước đầu tích lũy cho các em vốn kiến thức. Còn vận
dụng kiến thức đó vào làm bài Tập làm văn viết thì quả là một quá trình khó khăn đòi hỏi
các em phải tự rèn luyện thường xuyên thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
Trong thực tế cho thấy đối với học sinh muốn viết được bài Tập làm văn đạt yêu yều hay
khá giỏi thì không phải các em học thuộc lý thuyết về các kiểu bài thì sẽ có được kết quả
như ý muốn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( quá trình hiểu đề, nội dung bài viết,
hình thức trình bày…)
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy nhiều năm đã tích lũy
được kinh nghiệm “ Giúp học sinh biết làm và làm tốt một bài tập làm văn viết”. Chính
vì vậy nên tôi chọn đề tài này với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu
quả học Ngữ văn nói chung và làm tốt một bài Tập làm văn viết nói riêng cho học sinh
bậc THCS và nhất là đối với những học sinh lớp 6 mới chuyển cấp.
5.Nội dung giải pháp hữu ích:
5.1. Khón khăn, thuận lợi:
* Khó khăn:
+Về phía học sinh:
- Nhìn chung đa phần học sinh thích học phân môn Văn học và Tiếng Việt hơn phân
môn Tập làm văn nên ít cố gắng và sinh ra chán học phân môn này.
-Văn viết đa số còn yếu , chưa biết xác định yêu cầu của đề; ttrong khi viết chưa biết
dùng từ, đặt câu câu văn lủng củng…
-Lười suy nghĩ, không chịu trau dồi kiến thức, chưa tìm tòi những từ ngũ hay, đẹp nên
không thấy cái lợi của phân môn này.

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Kim 1


GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN

-Trình bày bài văn tùy thích, chưa có ý thức trong phần yêu cầu về hình thức.
+Về phía nhà trường và giáo viên:
-Phương tiện dạy học phục vụ bộ môn còn thiếu, tài liệu tham khảo còn hạn chế.
-Giáo viên chưa có những chuyên đề bộ môn thiết thực nhằm trao đổi kinh nghiệm. Việc
đầu tư giáo án cho phân môn tập làm văn còn hạn chế.
* Thuận lợi:
-Học sinh ngoan ngoãn, biết vâng lời giáo viên. Tuy chậm tiến bộ nhưng có kế hoạch học
theo “ đôi bạn cùng tiến”, học theo nhóm.
-Có tiết tăng cường trái buổi bộ môn ngoài tiết chính khóa.
-được sự quan tâm của nhà trường, đồng nghiệp và tổ bộ môn.
5.2. Phạm vi áp dụng:
-Phân môn Tập làm văn trong chương trình cấp II.
-Đối tượng: Học sinh Trường PTDTNT Huyện Lâm Hà ( trong đó nghiên cứu nhiều chủ
yếu là khối 6).
5.3. thời gian áp dụng: học kỳ II năm học 2012-2013.
5.4. Giải pháp thực hiện:
III. Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp trao đổi và thảo luận: cùng trao đổi và thảo luận với các đồng nghiệp
trong tổ về chất lượng bài viết tập làm văn của học sinh trong học kỳ I.
-Phương pháp khảo sát thực tế: Cho học sinh viết bài sau đó chấm và phân loại đối
tượng học sinh.
-Phương pháp phân tích: Phân tích để nắm được thực trạng của học sinh, biết khả năng
viết bài của học sinh để hướng dẫn học sinh làm bài.
-Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp lại kết quả bài làm của học sinh để hướng dẫn học
sinh viết bài tốt
PHẦN II: NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lý luận:
Giúp học sinh làm tốt một bài tập làm văn đó chính là giúp học sinh tự nhận thức
đánh giá, nhận xét một cách chính xác trong quá trình học tập.
2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tế giảng dạy môn Ngữ Văn, nếu xét về mặt tâm lý học sinh thì đại đa số các
em sẽ thích học phân môn Văn học và Tiếng Việt hơn phân môn tập làm văn. Bởi vì
thông qua việc phân tích các tác phẩm thơ, văn, văn bản nhật dụng các em cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ đã mang lại cho các em nhiều điều bổ ích và
thiết thực trong tâm hồn, tình cách, giao tiếp và ứng xử.Từ đó giúp các em nâng cao về
nhận thức: chân, thiện, mỹ và biết tự điều chỉnh, tự hoàn thiện mình. Còn đối với phân
môn Tập làm văn thì bắt buộc các em phải dùng cách suy nghĩ của mình, lời văn của
mình; trong khi đó phần lý thuyết thì chung chung nên rất khô khan, đơn điệu , khó thu
hút sự hứng thú ở các em. Hơn nữa trong xu thế hiện nay học sinh thường xem nhẹ các
môn khoa học xã hội trong đó có môn Ngữ văn. Nhiều học sinh còn có quan niệm đối với
phân môn Tập làm văn thì chẳng cần học cũng làm được bài . Trong thực tế đối với bất
cừ đề bài Tập làm văn nào ( kiểm tra hoặc thi) học sinh cũng có thể viết được dù ngắn, dù
dài mà không phải bỏ giấy trắng nhưng cuối kết quả lại quá thấp ( có trường hợp bị điểm
liệt ). Chính vì thế nên vấn đề đặt ra là làm thế nào cho học sinh làm được bài Tập làm
văn ở mức trung bình trở lên, ,làm thế nào cho học sinh hiểu ở mỗi đề bài thì nên viết nội
dung gì? Và viết như thế nào?. Có làm được điều đó thì các em mới có thể làm tốt được
bài văn viết. Chình điều này đòi hỏi giáo viên dạy môn Ngữ văn là phải làm cho học sinh

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Kim 2


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN

hiểu được tầm quan trọng của bài Tập làm văn đối với kết quả của môn Ngữ Văn. Trước
yêu cầu cấp thiết của thực tế, yêu cầu của toàn ngành: Không ngừng đổi mới và nâng cao
chất lượng dạy và học, việc tìm hiểu và đưa ra phương pháp giúp các em học tốt môn tập
làm văn, đặc biệt là làm tốt một bài văn viết và việc làm cần thiết nhất.
B.THỰC TRẠNG:

PHẦN C: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:


I.KHẢO SÁT THỰC TẾ:
Ngay từ khi được phân công phụ trách lớp mình giảng dạy ( hai lớp 6A,6B ở KHII vì
tôi nghỉ hộ sản trong HKI) tôi đã tiến hành khảo sát thực tế để nắm được chất lượng
và bài tập làm văn viết của các em. Công việc này đòi hỏi phải có thời gian vì thế tôi
đã trực tiếp gặp giáo viên giảng dạy cả hai lớp 6 trong học kỳ I để trao đổi và kiểm tra
kết quả thi học kỳ I của học sinh. Tiếp theo đó tôi đã xin tổ chuyên môn cho tôi tiến
hành làm bài kiểm tra tập làm văn viết vào tiết tăng cường trái buổi, sau khi chấm bài
kết quả cụ thể như sau:
Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu Điểm kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
6A 30 01 3,3% 06 20% 11 36,7% 07 23,3% 05 16,7%
6B 30 01 3,3% 07 23,3% 10 33,3% 08 26,7% 04 13,3%

Qua khảo sát tôi nhận thấy số học sinh đạt khá giả còn quá thấp, số học sinh điểm yếu
nhiều và có cả những điểm kém. Qua những vấn đề đã trình bày ở trên, để giúp HS
biết làm và làm tốt bài tập làm văn viết cần phải thực hiện qua các yêu cầu sau:
II.NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ KIẾN THỨC:
Học sinh muốn làm tốt bài Tập làm văn viết thì trước hết cần trang bị cho mình một
vốn kiến thức được tích lũy từ nhiều lĩnh vực khác nhau:
-Thực tế cuộc sống là môi trường vô cùng phong phú cung cấp cho học sinh kiến thức
về văn hóa xã hội, về giao tiếp, về cách ứng xử với gia đình, với mọi người. Từ đó
học sinh có thể rút ra được cách nhìn nhận đánh giá và tự tích lũy vốn hiểu biết cho
bản thân.
-Trong cuộc sống hiện nay một số nguồn kiến thức mà không thể bỏ qua được đó là
các phương tiện thông tin đại chúng, các lĩnh vực khao học công nghệ có thể trau dồi
mọi lĩnh vực kiến thức về tự nhiên, xã hội , thiên nhiên, đất nước, con người…
-Qua các giờ học Văn các tác phẩm văn học đã giúp cho học sinh tích lũy được vốn
kiến thức về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm ấy. Một nhiệm vụ rất quan
trọng đối với học sinh là phải học thuộc tất cả các bài thơ trong chương trình mà các
em đã được học. Còn về các văn bản văn xuôi thì yêu cầu các em phải nắm được hoàn
cảnh ra đời của tác phẩm, những nét cơ bản về tác giả, nội dung cốt truyện, đặc điểm
nhân vật , nghệ thuật của tác phẩm. Các văn bản nhật dụng còn cung cấp thêm cho
học sinh vốn kiến thức về những vấn đề hiện nay mà xã hội quan tâm như thiên nhiên,
xã hội và con người.Ngoài các tác phẩm được học trong chương trình học sinh có thể
tìm tòi trong sách báo của các tác giả có tên tuổi trong làng VHVN để tham khảo mở
rộng kiến thức văn học của nình.
-Giờ Tiếng Việt giúp cho học sinh tiếp thu lý thuyết và rèn luyện kỹ năng sử dụng từ
ngữ, đặt câu, viết đoạn văn, sử dụng các loại dấu câu một cách thành thạo và thích
hợp.
-Đối với phân môn Tập làm văn mà mình được học cần nắm phương pháp chung và
phương pháp của từng thể loại bài tập làm văn viết.

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Kim 3


GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN

Tất cả những yêu cầu trên đây đòi hỏi học sinh phải thực hiện vì đây là những yêu cầu
tối thiểu, cần thiết về vốn kiến thức cơ bản mà học sinh phải trang bị cho mình. Tại
sao giáo viên phải yêu cầu học sinh như vậy? Bởi vì trong thực tế các dạng bài Tập
làm văn vô cùng phong phú đa dạng. Nếu học sinh không trang bị vốn kiến thức nhất
định cho mình thì không thể nào làm tốt một bài tập làm văn viết được.
Ví dụ: Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo
lý “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
-Muốn làm được đề văn trên học sinh cần phải có vốn kiến thức không chỉ trong sách
vở mà cần phải có kiến thức thực tế trong cuộc sống, nắm bắt được phong tục tập
quán của vùng miền… thì mới giải quyết được yêu cầu của đề trên.
Ở đề khác: Em hãy phân tích bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
Muốn làm được đề văn trên học sinh không chỉ đơn thuần học thuộc bài thơ là làm tốt
được bài. Mà muốn làm được đề bài này, học sinh cần nắm được những nét chủ yếu
về nhà thơ chính Hữu, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, giá trị nội dung và nghệ thuật
của bì thơ…..
Từ hai ví dụ trên cho thấy việc chuẩn bị những kiến thức ban đầu , là nguồn tư liệu
quan trọng mà bất cứ học sinh muốn biết được bài Tập làm văn viết đều phải có. Hơn
nữa khi giáo viên chấm bài và đánh giá chất lượng bài luôn quan tâm đến hai mặt:
“nôi dung kiến thức và hình thức trình bày”. Chính vì thế để giúp học sinh làm tốt bài
tập làm văn viết không chỉ yêu cầu về kiến thức cơ bản mà phải tiến hành các bước
theo một trình tự nhất định.
III.NHỮNG YÊU CẦU TRƯỚC KHI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN:
1.Tìm hiểu đề:
Trong chương trình THCS học sinh được học rất nhiều thể loại , ở bất kỳ tiết tìm hiểu
chung về thể loại Tập làm văn nào cũng cần có tiết tìm hiểu đề. Vì vậy để tìm hiểu đề
bài là khâu rất quan trọng và cần thiết không thể thiếu được trước mỗi bài viết . Muốn
tìm hiểu đề cần phải tiến hành như thế nào?
1.1.Đọc kỹ đề văn:
-Khi thầy cô giáo đưa ra đề văn thì học sinh phải đọc đề bài. Nhưng yêu cầu là học
sinh phải đọc kỹ đề văn đó . vậy “ đọc kỹ” là đọc như thế nào? Đọc kỹ có tác dụng gì
đến bài viết?
-“Đọc kỹ” là phải đọc đi đọc lại nhiếu lần để hiểu thấu đáo từng từ, từng ngữ, từng
câu. Bởi nếu hiểu được đề thì mới xác định chính xác yêu cầu về thể loại cũng như
nội dung của bài văn.
-Trong thực tế có những đề đọc một đến hai lần là học sinh đã hiểu được đề. Ví dụ
như đề: “ Hãy tả lại cảnh sân trường trong giờ ra chơi”.
Đề bài trên thuộc đề bài “có lệnh” nên yêu cầu của đề rất rõ ràng vì vậy rất dễ xác
định.Nhưng củng có thể có những đề học sinh đọc một lần sẽ không hiểu hết nội dung
yêu cầu của đề. Ví dụ đề :
“ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua hai câu thơ này?Vì sao việc trồng cây trong mùa
xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Với đề bài trên, nếu học sinh chủ quan không đọc đi đọc lại nhiều lần thì sẽ dẫn đến
không hiểu hết yêu cầu của đề ra. Như vậy điều đầu tiên khi tìm hiểu đề là phải đọc
kỹ đề là việc làm vô cùng cần thiết không thể thiếu được đối với học sinh.
1.2. Xác định thể loại:

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Kim 4


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN

Xác định đúng thể loại là giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài, tránh được
tình trạng lạc đề. Đây là trường hợp học sinh hay mắc phải, nhất là đối với những học
sinh có tính cẩu thả thiếu thận trọng, không coi việc đọc đề là quan trọng. Nếu không
xác định đúng thể loại sẽ dẫn đến làm bài không đúng phương pháp, lạc đề. Hơn nữa
trong thể loại Tập làm văn rất đa dạng và phong phú, có những đề học sinh nhận thấy
ngay yêu cầu của đề nhưng cũng có đề cần phải suy ngẫm từng từ, từng chữ mới hiểu
được yêu cầu thể loại mà đề ra.
Ví dụ: Ở lớp 6 học sinh được học thể loại văn tự sự ( kể chuyện) thường thì đề ra rõ
ràng, cụ thể như: “ Hãy kể về một người bạn tốt”.
Với đề trên học sinh chỉ cần đọc một đến hai lần sẽ hiểu đề ngay.
Ở lớp 7, khi học về thể loại lập luận giải thích có đề: Dân gian có câu “ Lời nói gói
vàng” đồng thời lại có câu: “ Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau”. Qua hai câu trên em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị,
ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Với đề bài trên đòi hỏi học sinh phải đọc kỹ đề bài nhiều lần, xác định đúng thể loại
nghị luận giải thích thì mới làm được.
1.3.Xác định nội dung:
Việc xác định nội dung của đề bài là rất quan trọng, nhiệm vụ của học sinh là tìm xem
yêu cầu của đề viết về nội dung gì? Có mấy ý? Ý nào là ý chính? Ý nào là ý phụ?. Có
những đề nội dung đơn giản, rõ ràng nhưng cũng có những đề ra có yêu cầu nhiều nội
dung, nhiều ý.
Ví dụ đề: Dân gian ta có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nhưng có
bạn bảo rằng “ Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã sáng”. Em có
đồng tình với ý kiến của bạn hay không? Hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục
mọi người theo ý kiến của mình.
Với đề bài trên yêu cầu học sinh phải xác định nội dung yêu cầu gồm 3 ý như sau:
-Ý nghĩa câu tục ngữ
-Sự đồng tình với ý kiến của mình với bạn về câu tục ngữ.
-Chứng minh thuyết phục mọi người.
Tóm lại: để góp phần nâng cao chất lượng bài viết Tập làm văn, việc hướng dẫn học
sinh tìm hiểu đề trước kghi viết là rất cần thiết, đây là bước đầu quan trọng để học
sinh hiểu đề và chuẩn bị cho bài viết của mình được tốt.
2.Tìm ý:
Sau khâu tìm hiểu đề bài học sinh tìm ý bắng cách dựa trên các nội dung đã tiến hành
trong tìm hiểu đề và tự đặt ra các câu hỏi để có các ý lớn, ý nhỏ để sau đó sắp xếp vào
dàn ý bài Tập làm văn. Có thể tìm các ý cho phần mở bài, thân bài và kết bài để chuẩn
bị đầy đủ tư liệu cho bước tiếp theo là lập dàn ý cho bài viết.
Ví dụ: Muốn tìm dàn ý cho phần mở bài của bài phân tích tác phẩm học sinh cần đặt
những câu hỏi sau:
-Tên tác giả là ai?
-Tên tác phẩm là gì?
-Tác phẩm được sáng tác trong thời gian và hoàn cảnh nào?
-Tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật gì nổi bật?
Trả lời cho những câu hỏi trên học sinh sẽ có những ý chình cơ bản cho phần mở bài
của bài phân tích tác phẩm.
Cũng bằng cách đặt các câu hỏi như thế học sinh cũng sẽ tìm được các ý lớn, ý nhỏ
cho phần thân bài và kết bài. Bên cạnh đó học sinh có thể tìm hiểu thêm những kiến
thức, những vấn đề liên quan đến đề bài nhằm cho bài viết thêm phong phú.

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Kim 5


GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN

3.Lập dàn ý:


Lập dàn ý có tác dụng rất quan trọng trước khi tiến hành viết bài văn, vì đây là cơ sở,
là định hướng của bài viết. Học sinh sẽ dựa vào định hướng này để viết bài. Nếu học
sinh làm tốt phần lập dàn ý thì khi viết bài sẽ tránh được những thiếu sót như: không
bị lạc đề, bài văn sẽ có bố cục hợp lý, chặt chẽ.
Lập dàn ý có hai dạng: dàn ý khái quát ( dàn ý đại cương) và dàn ý chi tiết.
 Với dàn ý khái quát: vẫn có 3 phần chính là mở bài, thân bài và kết bài nhưng đó
là những ý lớn, học sinh phải sắp xếp những ý lớn thích hợp cho dàn bài.
 Dàn ý chi tiết: Trong các phần trong dàn bài ngoải ghi những ý lớn cần ghi những
ý nhỏ, chi tiết hơn, và việc sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ phải thích hợp và logic.
4.Viết bài tập làm văn:
Tất cả 3 bước trên chỉ là khâu chuẩn bị cho việc tiến hành viết bài Tập làm văn. Để
bài viết đạt kết quả tốt thì một yếu tố quan trọng chính là chữ viết. Chữ viết là phương
tiện truyền tải nội dung bài viết đến với thầy cô giáo và người đọc, là một trong
những yếu tố góp phần cho sự thành công của bài viết. Chính vì thế mà học sinh phải
tuân theo quy định về chữ viết như sau:
*Quy định về chữ viết:
-Chữ viết trong bài Tập làm văn phải rõ ràng, đúng chuẩn chính tả, không được dùng
ký hiệu, không viết tắt, viết số, viết hoa tùy tiện…
-Yêu cầu chữ viết trong bài tập làm văn phải cẩn thận, rõ ràng cho người khác dễ đọc.
Nhưng trong thực tế khi chấm bài tập làm văn cho học sinh, bản thân tôi cũng như các
đồng nghiệp gặp một số bài viết chữ quá cẩu thả, thậm chí có bài chữ không đọc
được. Vậy làm thế nào để giúp những học sinh này viết chữ mà người chấm có thể
đọc được ? đây là một vấn đề khó khăn đối với giáo viên vì chữ viết đã trở thành thói
quen không dễ gì sửa ngay được. Chính vì thế mà phải cần uốn nắn, sửa chữa cho các
em. Bản thân tôi đã làm điều đó bằng cách: sau khi chấm bài xong, tôi phê vào bài
làm của học sinh “ cần viết chữ cẩn thận, rõ ràng”; trong tiết trả bài tôi gặp riêng
những học sinh ấy nhắc nhở và yêu cầu cho học sinh phải tự rèn chữ. Trong các tiết
trái buổi tôi cho học sinh rèn chữ và gọi học sinh viết chữ xấu, không rõ ràng lên kiểm
tra và nhận xét, động viên khích lệ khi thấy học sinh có tiến bộ. Bên cạnh đó tôi
thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn khác để cùng
nhau rèn chữ cho các em và cách làm này có hiệu quả rõ rệt.
*Cách sử dụng các loại dấu câu:
-Trong bài tập làm văn viết, ngoài yếu tố quan trọng là chữ viết thì cách sử dụng các
loại dấu câu cũng góp phần tạo nên sự thành công của bài viết. Trong thực tế khi học sinh
làm bài việc học sinh sử dụng các loại dấu câu đa số chưa tốt, không những vậy mà có
những bài học sinh không hề có một dấu chấm hoặc dấu phẩy nào cả. Điều này dẫn đến
cho giáo viên khó đọc, khó chấm.
-Chính vì vậy trong bài viết tập làm văn cần yêu cầu học sinh phải biết sử dụng các loại
dấu câu như: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm. Đây là những loại dấu
câu thường dùng trong bài tập làm văm viết. Ngoài ra còn phải biết sử dụng các laoi5 dấu
câu khác nhằm tạo ra sự thành thạo và linh hoạt trong bài văn.
*Lỗi chính tả: thực tế trong các bài làm văn của học sinh hầu hết các bài dù ít, dù nhiều
đều mắc lỗi chính tả. Có những bài mà lỗi chính tả lên đến trên 10 lỗi vì vậy đây là một
vấn đề băn khoăn của bản thân tôi cũng như các giáo viên khác.Mặc dù trong các tiết
Chương trình địa phương đã cho học sinh làm về lỗi chính tả nhưng vẫn nhiều học sinh
mắc phải. Với thực tế trên, bản thân tôi qua các tiết trả bài gọi ngay học sinh mắc phải ấy

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Kim 6


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN

lên ghi lại trên bảng lỗi mình mắc và sửa lại. Cách làm này cũng đã hạn chế được phần
nào về lỗi và có sự tiến bộ rõ rệt hơn.
*Cách diễn đạt: Cùng với các yếu tố nêu trên thì cách diễn đạt trong bài tập làm văn cũng
là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một bài tập làm văn viết.
Trong thực tế nhiều em diễn đạt rất vụng về, lủng củng, có khi giáo viên đọc câu văn mà
chẳng hiểu các em viết gì. Như vậy cách diễn đạt trong bài văn phụ thuộc vào yếu tố
ngôn ngữ, đó là cách chọn từ ngữ thích hợp để đưa vào câu văn, đoạn văn cho phù hợp
với nội dung cần diễn đạt. Học sinh nên tránh từ địa phương hẹp và theo cách giao tiếp
của phong tục tập quán mà tạo nên sự vụng về và cộc lốc của câu văn. Muốn cho cách
diễn đạt hay cần chú ý cách liên kết trong câu và sự liên kết các đoạn trong bài văn. Liên
kết câu, liên kết đoạn sẽ giúp cho bài văn có cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc hơn.
* Cách trình bày: Một bài văn viết thông thường có bố cục ba phần và yêu cầu học sinh
phải trình bày rõ ràng mỗi phần bằng một đoạn văn; nhưng riêng phần thân bài học sinh
thường trình bày từ hai đoạn trở lên, vì vậy sau mỗi đoạn cần phải xuống dòng và viết
hoa chữ cái đầu tiên. Cách trình bày chữ viết phải sạch sẽ hạn chế đến mức tối đa việc tẩy
xóa. Học sinh có thói quen khi bỏ một chữ hay một hàng thường tô đậm hoặc gạch, xóa
nhiều đường khiến bài viết bẩn. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách bỏ những từ sai,
câu sai bằng cách gạch nhẹ một đường.
Cách trình bày bài sạch, đẹp, cân đối sẽ gây ấn tượng tốt cho người cấm bài.
5.Đọc và kiểm tra sửa chữa:
Đây là một khâu rất quan trọng nhằm để học sinh phát hiện ra những lỗi thiếu sót của
mình trong bài làm tập làm văn.Tuy nhiên trong thực tế , nhiều học sinh sau khi làm bài
xong dư thời gian vẫn không chịu đọc lại bài làm của mình. Trước vấn đề trên tôi đã tiến
hành thường xuyên nhắc nhở học sinh trong quá trình làm bài, theo dõi từng học sinh về
quá trình làm bài để nhắc nhở cho học sinh thực hiện tốt đúng các bước khi làm một bài
tập làm văn viết.
 KẾT QUẢ:
Sau khi áp dụng giải pháp này tôi thấy nó mang lại hiệu quả rất thiết thực trong quá trình
giảng dạy và hướng dẫn học sinh làm bài Tập làm văn viết. bài viết của học sinh có nhiều
sự tiến bộ rõ rệt, hệ số điểm trung bình và điểm khá giỏi tăng lên, điểm yếu kém giảm
xuống điều này thể hiện trong bảng so sánh:
Bảng khảo sát khi chưa áp dụng giải pháp
Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu Điểm kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
6A 30 01 3,3% 06 20% 11 36,7% 07 23,3% 05 16,7%
6B 30 01 3,3% 07 23,3% 10 33,3% 08 26,7% 04 13,3%
Bảng khảo sát khi áp dụng giải pháp
Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu Điểm kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
6A 30 03 10% 07 23,3% 14 46,7% 05 16,7% 01 3,3%
6B 30 02 6,7% 08 26,7% 15 50% 04 13,3% 01 3,3%
Như vậy trong thời gian từ đầu học kỳ II ( năm học 2012-2013) tôi đã tiến hành thực hiện
giải pháp này ở khối 6 của trường đã thu được kết quả khả quan và bài làm của học sinh

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Kim 7


GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN

có nhiều tiến bộ rõ rệt. Thực hiện giải pháp này giúp cho học sinh sử dụng từ ngữ chính
xác, vận dụng các loại dấu câu thích hợp không những cho bài viết tập làm văn mà còn
có tác dụng trực tiếp tới môn Ngữ văn cũng như các môn học khác. Áp dụng giải pháp
này còn giúp học sinh nâng cao trình độ nhận thức tự rèn luyện bản thân của các em.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn viết là việc làm rất cần và thiết thực trong quá
trình dạy học môn Ngữ văn nói chung và bài Tập làm văn viết nói riêng. Trong quy chế
điểm thì cột điểm Tập làm văn viết nhiều hơn phân môn Tiếng Việt và phân môn Văn
học ( lớp 6,7,8 có 3 bài viết tập làm văn; lớp 9 có 4 bài viết Tập làm văn) vì vậy nếu bài
viết tập làm văn thấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của bộ môn.
Trên thực tế việc rèn luyện cho học sinh viết tốt một bài Tập làm văn là rất khó khăn
không phải ngày một, ngày hai là được; mà phải tốn rất nhiều thời gian vì thế mà đòi hỏi
giáo viên phải kiên trì, có lòng yêu nghề, thật sự nghiêm túc và sư phạm trong việc chấm
và phê bài cho học sinh.Có như vậy thì bài viết của học sinh mới ngày càng cải thiện tốt
hơn trong quá trình học tập ở cấp học.
Giải pháp này được áp dụng cho tất cả các khối nhưng đặc biệt nhất là đối với khối 6 đầu
cấp. Đối với khối này giáo viên cần phải quan tâm nhiều tới việc luyện cho học sinh có
những thao tác cần thiết như đã nêu trên để làm tốt bài Tập làm văn viết, đồng thời tạo
cho học sinh có hứng thú học môn Ngữ văn nóichung và phân môn tập làm văn nói riêng.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn, tôi đã tìm tòi và rút ra giải pháp này để giúp học sinh
viết tốt bài Tập làm văn viết. Trong quá trình viết giải pháp, bản thân tôi đã có nhiều cố
gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong sự góp ý chân
thành của quý thành cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn!

Người viết

Nguyễn Thị Thanh Kim

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Kim 8


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Kim 9

You might also like