You are on page 1of 6

ĐỀ THI VĂN HAY CHỮ TỐT

Thành phố Lào Cai tôi yêu!


(Có thể viết bằng đoạn văn, bài văn ngắn (không quá 200 từ); Khuyến khích
trình bày và trang trí sáng tạo).
PH

Cuộc sống qua cái nhìn tuổi thơ

L8,9: Bằng cách mở rộng lòng mình để quan sát và lắng nghe, bạn sẽ nhận
biết và thấu hiểu được những lời thì thầm của cuộc sống
L6,7: Giữa bãi đất đen cằn cỗi mọc lên một mầm xanh nhỏ bé, yếu ớt. Mầm
xanh còn non yếu nhưng luôn cố gắng vươn lên, chắt lọc tinh hoa từ đất mẹ
để tự nuôi sống. Và trở thành một cây non xanh tươi.

RÈN LUYỆN VĂN HAY CHỮ TỐT


Tác giả: CÔ VÕ THỊ THU NGUYỆT, Thứ năm,24/10/2013
Vấn đề chữ viết từ xưa đến nay luôn được mọi người coi trọng.
Bởi họ quan niệm "nét chữ nết người", văn hay chữ đẹp có vai
trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách c ủa m ỗi
người. Chữ viết không những làm phương tiện giao lưu học
tập, nghiên cứu, truyền thụ kiến thức mà còn thể hiện óc sáng
tạo, tính thẩm mĩ của con người. Trong cuộc sống hiện đại, với
sức hút của công nghệ thông tin" nét chữ nết người "không
còn được quan tâm nhiều như xưa kia nữa. Đó là vấn đề trăn
trở của ngành giáo dục đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp
giảng dạy bộ môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Những
năm gần đây, cuộc thi " Prudential - văn hay chữ tốt" do báo
Sài sòn giải phóng tổ chức đã thu hút và góp phần phong trào
rèn luyện" Văn hay chữ tốt " cho khu vực đồng bằng sông Cửu
Long. Cuộc thi đã được sự hưởng ứng từ phía học sinh, nhà
trường, phụ huynh và được xã hội ủng hộ. Không những tập
trung vào các em trực tiếp tham dự cuộc thi mà các em học
sinh khác cũng ý thức về chữ viết và văn chương của mình, từ
đó hình thành kĩ năng rèn luyện để từng bước tiến b ộ. Hưởng
ứng cuộc thi này, phòng giáo dục và đào tạo huyện Cai Lậy
nói chung và trường THCS Mỹ Thành Nam 2 nói riêng từng
bước rèn luyện và tham dự cuộc thi hàng năm với các trường,
huyện khác trong tỉnh. Một điều đáng khích lệ trong 2 n ăm
gần đây trường THCS Mỹ Thành Nam 2 đã có những chuyển
biến khá tích cực với kết quả như sau: - Năm học 2011-2012:
Tham dự cấp huyện 6 học sinh (3 em khối 8,9 và 3 em khối
6,7) Trong đó: Khối 9: 1 em đạt giải 4, 2 em đạt giải khuyến
khích Khối 7: 1 em đạt giải 2, 2 em tiếp tục tham dự vòng
tỉnh, tuy chưa đạt kết quả nhưng có số điểm khá cao.
- Năm học 2012 - 2013, khối 9 không đạt giải Khối 7: 1 em đạt
giải 2 Tiếp tục tham dự vòng tỉnh đạt giải khuyến khích Để có
kết quả như thế không thể chỉ nói đến năng khiếu bẩm sinh
của học sinh mà phải khẳng định sự nổ lực của cô trò nhà
trường, từ việc tuyển chọn đến quá trình rèn luyện. Tất c ả
được thực hiện theo các bước như sau:
* Bước 1: Tuyển chọn
- Học sinh có học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, yêu thích
bộ môn ngữ văn, chữ viết rõ ràng, mềm mại, đúng kiểu chữ,
đúng chính tả, dấu câu.
- Học sinh phải qua vòng sơ tuyển do giáo viên trực tiếp gi ảng
dạy ra đề.
+ Đối với khối 6 ,7: thể loại văn tự sự Yêu cầu bài viết: phải
biết xây dựng tình huống, bài viết phải có cảm xúc chân
thành
+ Đối với khối 8,9: thể loại nghị luận Yêu cầu bài vi ết: biết
cách xây dựng đoạn văn, nhạy bén với các vấn đề xã hội.
* Bước 2: Rèn luyện chữ viết
- Chọn viết bút mực nét thanh đậm
- Hướng dẫn cách cầm viết nhẹ nhàng để tạo đường nét của
chữ được thanh thoát.
- Cách viết chữ đúng qui định, đúng các kiểu chữ viết hoa.
- Rèn chữ trên giấy ô li sau đó chuyển sang giấy kẻ ngang
( giấy thi học kì) - Độ chữ nghiêng hay đứng GV tôn trọng
quyết định của HS nhưng thường hướng dẫn HS cách vi ết chữ
nghiêng vì như thế sẽ dễ tạo ra nét thanh đậm.
- Tư thế ngồi thoải mái, đúng qui định
* Bước 3: Rèn luyện kĩ năng làm bài văn
- Đối với khối 6,7: kiểu bài tự sự Xây dựng cho học sinh vi ết
bài theo mô hình quả núi: chân núi bên trái là phần mở bài,
chân núi bên phải là phần kết bài, hai bên sườn và đỉnh núi
chính là thân bài ( trên đỉnh núi là tình huống cao trào c ủa
bài văn, hai bên sườn có sử dụng các yếu tố kết hợp). Nếu đề
bài là một câu nhận định thì phải giải thích câu nói và nắm
chắc vấn đề để có thể xây dựng tình huống câu chuyện đúng
yêu cầu. Giáo viên từng bước hướng dẫn học sinh làm bài
theo từng chủ đề. Sau mỗi phần có kiểm tra đánh giá, nhận
xét ưu khuyết điểm của các bài văn để từng bước rút kinh
nghiệm.
- Đối với khối 8,9: Kiểu bài nghị luận xã hội Hình thành cho
học sinh kĩ năng viết câu, xây dựng đoạn văn nghị luận -
Hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận xã hội: có 2 kiểu bài +
Nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội . Mở
bài: Nêu vấn đề cần nghị luận . Thân bài: Nêu thực trạng của
vấn đề Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề Nêu vấn đề đúng sai,
lợi hại của vấn đề Nêu giải pháp khắc phục . Kết bài: Nêu
nhận xét, đánh giá vấn đề + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng,
đạo lí. . Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận . Thân bài: Giải thích
khái niệm Phân tích các mặt đúng, lợi Phân tích các mặt sai,
hại Phân tích nguyên nhân, hậu quả Xây dựng thái đ ộ đúng
cần phải có . Kết bài: Thái độ, kết luận chung của bài nghị
luận. Trong quá trình xây dựng bài văn, học sinh hình thành
các kĩ năng: tìm hiểu đề tìm ý, lập dàn ý, viết bài và kiểm tra
sửa chữa. Đồng thời kết hợp với các kĩ năng chuyển đoạn,
chuyển ý, lập luận trong văn nghị luận. Học sinh chú ý lựa
chọn góc độ riêng để phân tích, giải thích, chứng minh, nhận
định, đánh giá vấn đề, từ đó đưa ra ý kiến và cảm thụ riêng
của bản thân đối với vấn đề nghị luận. Nhìn chung, học sinh
phải đọc kĩ và phân tích đề bài, chú ý các từ khoá để giải
thích cho chính xác. Đánh giá xem quan điểm tư tưởng đúng
sai, lợi hại thế nào và thể hiện quan điểm của bản thân đ ể rút
ra bài học cho bản thân và xã hội. Muốn lí lẽ mang tính thuyết
phục, học sinh cần có những dẫn chứng xác thực từ trong
thực tế, văn học, trong lịch sử... kể cả các phương tiện thông
tin hằng ngày là tư liệu cần thiết thuyết phục được người đọc.
Lập luận sắc bén là yếu tố quan trọng trong văn nghị luận, vì
vậy học sinh phải không ngừng trau dồi kĩ năng vi ết bài nghị
luận, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng sao cho phù
hợp để bài văn đạt được hiệu quả cao. Trong quá trình giảng
dạy, giáo viên sưu tầm các đề thi văn hay chữ tốt cấp huyện,
tỉnh của những năm trước để học sinh luyện tập, thường xuyên
kiểm tra đánh giá phát hiện ưu điểm cần phát huy, những hạn
chế cần khắc phục và thắp lên trong học sinh sự say mê, ý
thức học tập tốt. Từ đó hiệu quả công việc cao hơn. Những
kinh nghiệm trên còn hạn chế, kết quả chưa cao nhưng đó là
quá trình phấn đấu của cô trò trường THCS Mỹ Thành Nam 2.
Hi vọng rằng với sự phấn đấu ấy, bản thân giáo viên rút ra
được nhiều kinh nghiệm giảng dạy và thu hút sự yêu thích bộ
môn văn cũng như quá trình rèn luyện chữ viết của học sinh.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm
từ quý thầy cô để công tác bồi dưỡng văn hay chữ tốt ngày
càng được nâng cao hơn.

You might also like