You are on page 1of 14

BẢN BÁO CÁO

1. Lí do chọn biện pháp:

Như chúng ta đã biết: Chữ viết là phương tiện giao tiếp quan trọng trong
cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. Nét chữ là biểu
hiện của nết người, nó phản ánh ý thức rèn luyện tư duy của người học. Vì “Nét
chữ - nết người, luyện nét chữ - rèn nết người” đó là mục tiêu của mỗi một giáo
viên đã và đang ngày đêm chăm lo đến thế hệ trẻ.

Để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết của Tiếng Việt thì nhà trường đóng
vai trò vô cùng quan trọng, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ở mỗi
cấp học, bậc học. Trong đó, việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học là một trong
những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn Tiếng
Việt trong nhà trường. Thông qua việc rèn chữ viết các em sẽ có ý thức hơn
trong học tập.

Đối với bản thân tôi, được nhà trường phân công dạy lớp 5A2.Tôi nhận
thấy có rất nhiều em mắc phải một số lỗi phương ngữ trong khi viết và chữ viết
chưa đúng yêu cầu về mẫu chữ, cỡ chữ. Tôi rất băn khoăn, lo lắng luôn tìm tòi
mọi cách để rèn luyện chữ viết cho học sinh. Nên tôi mạnh dạn đưa ra biện
pháp: "Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 5” ở trường Tiểu học
để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

2. Nội dung biện pháp:

1: Bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn chữ viết cho học sinh.

Tôi luôn có suy nghĩ bất cứ việc gì nếu có lòng say mê thì việc thực hiện
mới có kết quả cao. Để bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện
chữ viết cho học sinh. Trước tiên tôi phải tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng học
sinh trong lớp để nắm bắt quá trình học tập cũng như sở thích, tâm lí,… của các
em. Từ đó tôi mới bước vào công việc rèn luyện chữ viết cho từng học sinh
thông qua việc kể cho các em nghe các tấm gương rèn luyện chữ viết như tấm
gương của ông Cao Bá Quát ngày xưa; gương rèn chữ của các học sinh năm
trước; gương rèn chữ của các bạn học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi chữ viết
trong những năm học trước; Cho các em xem vở luyện chữ của cô và những học
sinh tiêu biểu. Qua những mẩu chuyện, qua thực tế được nhìn những trang vở
trước và sau khi rèn chữ của cô, của bạn để các em thêm tin tưởng và quyết tâm
say mê rèn luyện.

Bên cạnh đó hàng ngày lên lớp, tôi luôn viết chữ đúng mẫu, đẹp và trình
bày bảng khoa học. Ngoài ra tôi còn cho các em xem vở luyện chữ của những
học sinh đạt giải cao trong các kì thi của năm trước nhằm nhắc nhở các em cần
thường xuyên rèn luyện. Việc làm này có tác dụng rõ rệt với các em.

2. Luyện các kiểu chữ viết cho học sinh.

Chữ viết của các em rất đa dạng nên trong quá trình rèn chữ tôi đã phân ra
các loại chữ khác nhau để có kế hoạch rèn chữ cho từng đối tượng học sinh cụ
thể:

Trước hết tôi yêu cầu các em luyện viết đúng bảng chữ cái theo mẫu viết
thường. Viết kiểu chữ nào đúng mẫu mới chuyển sang luyện các kiểu chữ khác.
Nếu viết đúng, đẹp tất cả các chữ cái các em dễ dàng viết đúng và đẹp hơn.
Trong quá trình luyện viết tôi đã phân hệ thống chữ cái viết thường ra nhóm các
chữ cái đồng dạng.

- Nhóm 1: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong : e, o, ô, ơ, ê, x.

- Nhóm 2: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét
móc và nét thẳng: a, ă, â, d, đ.

- Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có các nét cơ bản là nét móc: i, u, ư, p, n, m.

- Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong
phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.

- Nhóm 5: Nhóm các chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong: r, s, v

Khi đã xác định điểm yếu về chữ viết của học sinh trong lớp tôi phân loại
chữ viết thành các nhóm để rèn luyện dứt điểm.
Ví dụ:

+ Những em chữ viết thiếu nét móc như: Vàng Thị Sé, Hạng Thị Thu,… tôi
cho các em luyện viết các nét móc ngược, móc xuôi và móc hai đầu qua việc rèn
viết các chữ cái thuộc nhóm 3, 5.

+ Những em viết các chữ: h, l, g,… bị gãy giữa thân như: Chang A Hẹn, Vừ
A Đạt ...tôi hướng dẫn các em luyện chữ theo nhóm 4.

Mỗi nhóm chữ các em được luyện viết nhiều lần vào một quyển vở ô ly.
Hàng ngày tôi trực tiếp kiểm tra, đối chiếu, nhận xét để các em rút kinh nghiệm.

Khi các em đã viết đúng các nét cơ bản và đúng mẫu. Tôi hướng dẫn các
em viết liền nét để các em viết nhanh hơn.

Song song với việc luyện viết chữ thường tôi hướng dẫn các em viết chữ
hoa sao cho đúng, đẹp (bằng cách chia nhóm chữ tương tự cấu tạo nét giống
nhau).

Trong quá trình luyện chữ các em còn được luyện viết mẫu chữ sáng tạo
trong vở luyện viết chữ đẹp. Mới đầu đa số các em viết chưa đúng, chưa đẹp
nhưng sau khi được cô hướng dẫn, các em viết cẩn thận, nắn nót nên dần dần đã
tiến bộ. Tôi gợi ý, hướng dẫn học sinh viết chữ nghiêng vào vở ô ly vì viết
nghiêng dễ kéo nét thẳng, viết nhanh và chữ mềm mại hơn.

Khi học sinh đã viết đẹp tôi hướng dẫn cách viết có nét thanh nét đậm.

Với những em viết sai lỗi chính tả do phương ngữ tôi tìm tòi và hướng
dẫn tỉ mỉ về cách viết và trình bày bài chính tả, giúp các em hiểu và phân biệt
được nghĩa của các từ viết sai để từ đó viết đúng chính tả, ...

Ví dụ:

+ Đối với những em sai các tiếng có chứa vần ong và ông thường là các

em dân tộc Mông như: trong và trông tôi giúp các em phân biệt bằng cách viết
trong với các từ có nghĩa trong, ngoài hoặc trong trẻo,... viết trông với các từ có
nghĩa là trông nhìn...
+ Đối với những em sai các tiếng chứa vần in và inh như: nấu chín ->
nấu chính tôi giúp các em hiểu nấu chín ở đây là nấu thức ăn đến độ ăn được
khác với nấu chính là nấu món quan trọng nhất trong bữa ăn,...

+ Đối với những em sai các tiếng có âm cuối là âm t, âm p như: tập -> tật
tôi giúp các em hiểu tập trong từ tập viết, hiểu nghĩa của từ tật trong từ khuyết
tật ở đây là những người có nhiều khuyết điểm về thể chất hoặc tinh thần,...

+ Đối với những em sai các tiếng có thanh hỏi, thanh nặng như: cái chổi -
> cái chội do các em phát âm sai nên viết sai tôi giúp các em đọc lại từ đó nhiều
lần rồi mới viết ...

3. Hướng dẫn học sinh trình bày bài viết đúng thể loại.

Để học sinh viết đẹp tôi còn hướng dẫn các em tư thế ngồi viết đúng: lưng
thẳng, đầu hơi cúi, không tì ngực vào cạnh bàn, mắt cách vở khoảng 25-30
cm,tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở, hai chân để song song thoải
mái...

Hướng dẫn các em cách cầm bút, để vở, kỹ thuật viết như: lia bút, điểm
đặt bút, điểm dừng bút, cách đánh dấu thanh, viết liền mạch ...

Tư thế ngồi viết thoải mái cũng là một trong những điểm giúp các em viết
đẹp hơn và ít cảm thấy mỏi mệt, viết được lâu hơn, say mê luyện viết tốt hơn.

Ngoài những việc làm trên tôi còn hướng dẫn các em cách trình bày một
bài viết sao cho cân đối, hợp lý, đúng thể loại, phù hợp với trang viết. Hướng
dẫn các em viết thêm mẫu chữ sáng tạo để các em viết đẹp hơn. Dần dần đa số
các em đã biết trình bày một bài viết khoa học và có tính thẩm mĩ.

Ví dụ:

* Cách trình bài viết chính tả: Giúp học sinh có thói quen trình bày theo
đúng thể loại như: Văn xuôi, thể thơ lục bát, thơ tự do. Các em viết hoa các chữ
đầu câu, đầu dòng, độ cao và khoảng cách giữa các chữ trong bài, viết đúng tốc
độ, trình bày tên bài cân đối, cách viết tên tác giả, viết đúng mẫu chữ, viết đẹp,

* Cách trình bày bài viết về Tập làm văn: Biết cách trình bày bố cục bài
văn, đoạn văn, câu văn. Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân
hóa, miêu tả, tường thuật,…Bên cạnh đó mỗi học sinh cần phải viết đúng, viết
đẹp, viết đạt tốc độ theo yêu cầu mục tiêu.

* Cách trình bày bài viết về môn Toán: Đối với bài toán thì các em phải
biết cách viết đúng độ cao của các số, các dấu phép tính, lời giải và trình bày
một bài giải khoa học,…

4. Kết hợp dạy viết đúng chính tả.

4.1. Phát huy tính cách có ý thức viết đúng chính tả.

Việc rèn chữ đẹp không chỉ là thành tích mà là yêu cầu căn bản của người
học trò. Nét chữ thể hiện tính kiên trì, chăm chỉ của người viết. Những câu chữ
thẳng hàng, đẹp, rõ nét thể hiện sự sang trọng và tính cách cẩn thận của người
viết đối với người đọc. Song song với chữ viết đẹp thì phải viết đúng, chữ đẹp
mà viết sai lỗi chính tả thì cũng chẳng ai muốn đọc. Vì vậy cùng với việc rèn
chữ viết cho học sinh cần kết hợp rèn ý thức viết đúng chính tả cho các em.
Ngay từ đầu năm học 2020-2021, ở tuần đầu nhận lớp, ngoài việc củng cố nề
nếp lớp học, sinh hoạt nội qui của trường, của lớp; tôi cho các em viết chính tả
bài “ Quyết định độc đáo”. Nội dung bài như sau:

Quyết định độc đáo

Cách đây không lâu, lãnh đạo hội đồng thành phố Nót- tinh- ghêm ở nước
Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng
chuẩn. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi , công chức bị phạt 1 bảng. Ông
Chủ tịch hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ
pháp và chính tả. Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Anh.

Theo báo Công an nhân dân

Sau khi học sinh viết xong, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đoạn
văn bằng các câu hỏi sau đây:
+Vì sao những công chức nước Anh lại bị phạt tiền?

+ Mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt bao nhiêu ?

+ Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh, Ông Chủ tịch hội đồng thành phố
đã dùng biện pháp gì?

+ Vì sao viết sai lỗi chính tả lại bị phạt như vậy?

+ Muốn viết đúng chính tả thì các em phải làm sao?

Từ việc tìm hiểu bài văn này, tôi làm cho các em hiểu rằng ở đất nước nào
cũng vậy, việc viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe không hiểu
đúng những gì mình đã viết, thậm chí còn làm cho người đọc cảm giác khó chịu
và xem thường người viết. Có viết đúng chính tả thì mới học tốt môn Tiếng việt
và mới học tốt các môn học khác. Nếu như các em viết sai lỗi chính tả nhiều thì
sẽ bị điểm kém môn Tiếng Việt. Và cuối năm sẽ bị thi lại, thậm chí sẽ phải ở lại
lớp. Việc rèn luyện kĩ năng viết chính tả không phải là một việc làm dễ dàng
nhưng chỉ cần các em chú ý khi đọc, khi viết, có ý thức viết đúng chính tả và
làm theo hướng dẫn của cô thì nhất định các em sẽ thành công. Từ đó tôi yêu
cầu các em phải ghi nhớ luật chính tả:

(*) Luật viết hoa

a. Tiếng đầu câu

Tiếng đầu câu phải viết hoa.

b. Tên riêng

b1. Tên riêng Tiếng Việt:

- Viết hoa tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Vạn Xuân, Việt Nam.

- Tên riêng chỉ có một tiếng thì viết hoa tiếng đó.

Ví dụ: sông Hương, núi Ngự.

b2. Tên riêng tiếng nước ngoài


- Chỉ viết hoa tiếng đầu mỗi từ. Giữa các tiếng trong mỗi từ phải có gạch nối.
Ví dụ: Cam-pu-chia, Sinh-ga-po.

(*) Luật ghi tiếng nước ngoài

- Nghe thế nào viết thế ấy. (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ)
phải có gạch nối.

Ví dụ: Pa-nô, Pi-a-nô.

*) Luật ghi một số thành tố

a. Ghi dấu thanh

- Viết dấu thanh ở âm chính của vần.

Ví dụ: bà, bá…

- Ở tiếng có âm đệm thì dấu thanh đặt ở âm chính.

Ví dụ: loá, quỳnh...

- Ở tiếng có âm cuối là bán nguyên âm (u,o, i, y) thì dấu thanh đặt ở âm


chính.

Ví dụ: bào, mùi...

- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được viết
ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.

Ví dụ: mía, múa...

- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí
con chữ thứ hai của nguyên âm đôi.

Ví dụ: miến, buồn...

b. Ghi một số âm đầu

b1. Luật e, ê, i

- Âm cờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ k (gọi là ca)

- Âm gờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ gh (gọi là gờ kép)


- Âm ngờ trước e, ê, i phải viết bằng chữ ngh (gọi là ngờ kép)

b2. Luật ghi âm cờ trước âm đệm.

- Âm cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu) và âm đệm viết
bằng chữ u.

b3. Luật ghi chữ "gì”

- Ở đây có hai chữ đi liền nhau. Khi viết phải bỏ i của chữ gi, thành gì.

c. Ghi một số âm chính

c1. Âm ă

- Âm chính ă đi với âm cuối y và u, viết như a (không có dấu phụ)

c2. Quy tắc chính tả khi viết âm i.

- Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y
(y dài)

VD: + Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm)

+ Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá)

- Tiếng có âm đầu và âm i thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều
được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i: thi sĩ.

- Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): Huy

c3. Cách ghi nguyên âm đôi.

- Nguyên âm đôi iê: có 4 cách viết

+ Không có âm cuối: viết là ia. Ví dụ: mía.

+ Có âm cuối: viết là iê.

Ví dụ: biển.

+ Có âm đệm, không có âm cuối thì viết là: ya: Ví dụ: khuya.

+ Có âm đệm - có âm cuối, hoặc không có âm đầu thì viết là: yê

VD: yê -> chuyên, tuyết...


VD: yê -> yên, yểng...

- Nguyên âm đôi uô có hai cách viết:

+ Không có âm cuối: viết là ua. Ví dụ: cua.

+ Có âm cuối: viết là uô. Ví dụ: suối.

d. Âm cuối và thanh điệu

- Các tiếng có âm cuối là m, n, ng, nh, o, u, i, y có thể kết hợp với 6 thanh
điệu.

- Các tiếng có âm cuối là p, t. c, ch chỉ kết hợp với 2 thanh điệu: sắc,
nặng.

*) Bên cạnh việc ghi nhớ luật chính tả, tôi giúp các em phân biệt lỗi chính
tả theo khu vực.

4.2. Dạy viết đúng chính tả theo khu vực.

Như tôi đã trình bày ở trên, cách phát âm theo phương ngữ có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc viết đúng chính tả của học sinh Tiểu học.Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều. Nhưng chúng ta không
thể bắt buộc, không thể luyện cho các em đọc đúng chính âm được. Chúng ta chỉ
có thể khắc phục lỗi chính tả cho học sinh ở mỗi vùng miền khác nhau bằng
cách Dạy chính tả theo khu vực. Nghĩa là, chúng ta phải xác định được “trọng
điểm chính tả” cần dạy cho học sinh, nội dung về giảng dạy chính tả phải sát
hợp với tình hình thức tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở địa phương đó. Hiện
nay, SGK Tiếng Việt đã có những bài tập chính tả cho giáo viên lựa chọn hoặc
giáo viên có thể tự soạn nội dung bài tập sao cho phù hợp với học sinh thuộc
vùng miền mình đang dạy. Đó là điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhưng cũng
là những khó khăn đòi hỏi sự sáng tạo, sự đầu tư nhiều cho bài dạy ở mỗi giáo
viên.

Để dạy chính tả theo khu vực, tôi tiến hành như sau:

a ) Điều tra, phát hiện và tổng hợp những lỗi chính tả cơ bản của học sinh
*Lỗi mà đa số học sinh lớp tôi mắc phải chủ yếu là lỗi do ảnh hưởng của cách
phát âm theo phương ngữ. Cụ thể:

- Lẫn lộn các phụ âm đầu( r/d/gi; x/s; g/gh, ng/ngh; tr/ch).

- Lẫn lộn 2 âm chính ( o/ô; ă/â; ư/ơ ).

- Lẫn lộn các vần ( iu/iêu; in/ inh; ui/ uôi; un/uôn; êu/iêu; in/iên; ăc/ăt/ăp;
âc/ât/âp… ).

- Lẫn lộn các âm cuối ( n/ng; p/ t/c; i/y; o/u; m/n).

- Lẫn lộn thanh hỏi, thanh nặng.

* Ngoài các lỗi phổ biến trên, một số học sinh lớp tôi còn mắc một số lỗi riêng
biệt( lỗi chính tả do không nắm vững chính tự và cấu trúc âm tiết Tiếng Việt).
Cụ thể:

- Em Chang Sơn Hải và em Thào Thị Dùa thường xuyên lẫn lộn 2 âm m và n.
Ví dụ: chăm sóc thì viết thành chăn sóc;…

- Em Thào A Dinh lẫn lộn thanh hỏi và thanh nặng.

- Em Thào A Dung lại viết âm cuối nh thành ng. Ví dụ : thành công thì viết
là thàng công, củng cố viết thành củnh cố,…

- Em Hạng A Hải thường xuyên viết vần ây thành âi. Ví dụ: cây bàng thì viết
là câi bàng, nhìn thấy viết thành nhìn thấi,…

Căn cứ vào kết quả điều tra tôi tiến hành lập bảng tổng hợp sau đây và

phát đến từng học sinh.

BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG MẮC PHẢI

Ví dụ

Các lỗi chính tả Viết đúng Viết sai

1.Lẫn lộn âm đầu

- d/gi/r - cá rô, gia đình - cá dô, da đình


- x/s - hoa sen, màu xanh - hoa xen, màu sanh

- tr/ch - cây tre, trân trọng - cây che, chân chọng

- c/k - con kiến, kêu gọi,… - con ciến, cêu gọi

2. Lẫn lộn 2 âm chính

- o/ô - sóng biển, cuộc sống - sống biển, cuọc sóng

-ă/â - đắp bờ, cái cặp, … - đấp bờ, cái cập

- ư/ơ - Cá mập - Cá mợp

3 Lẫn lộn các vần:

- iu/ iêu - dịu dàng, kì diệu - diệu dàng, kì dịu

- in/ inh - niềm tin, trắng tinh - niềm tinh, trắng tin

- in/ iên - quả chín, đàn kiến - quả chính, đàn kín

- ui/ uôi - mặt mũi, cuối cùng - mặt muỗi, cúi cùng

- êu/ iêu - đều đặn, kêu gọi,… - điều đặn, kiêu gọi

4. Lẫn lộn các âm cuối:

- n/ng - buôn làng, mong muốn -buông làng, mong muống

- t/c - đôi mắt, ăn mặc - đôi mắc, ăn mặt

- y/ i - may vá, ngày đêm - mai vá, ngài đêm

- u/o - màu xanh, trước sau - mào xanh, trước sao

5. Lẫn lộn thanh hỏi, - vĩ đại/ vỉ thuốc, mãnh - vĩ đải, vị thuốc, mãnh
thanh nặng liệt/ mảnh vải, nỗi buồn/ liểt, mạnh vại, nội buồn,
nổi trôi, mủi lòng… nội trôi, mụi lòng,…

Nắm được lỗi chính tả hay mắc phải của học sinh khi chấm bài chính tả tôi
thường chú ý vào các lỗi mà các em hay mắc đó. Sau khi trả bài chính tả, tôi
hướng dẫn các em cách ghi các lỗi và sửa lại cho đúng (ghi từ chứa tiếng sai để
hiểu nghĩa rồi viết lại đúng chính tả), sửa trong vở chính tả, sau đó ghi vào bảng
tổng hợp. Mấy tuần đầu, những em viết sai nhiều, tôi nhắc nhở và khuyến khích
các em về nhà chép lại bài cho đẹp và đúng chính tả. Hết nửa kì, tôi thu bảng
tổng hợp và vở chính tả của học sinh để kiểm tra - đánh giá, chọn ra 5 học sinh
tiến bộ nhất để khen thưởng. Nhờ có bảng tổng hợp này, các em có ý thức hơn
trong việc rèn luyện chữ viết, thi đua viết đúng chính tả.

5. Phối kết hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên quản trú, và phụ huynh
trong việc rèn chữ cho học sinh.

Việc rèn chữ viết tiến hành ở lớp chưa đủ vì thời gian trên lớp còn hạn hẹp
mà còn phải rèn chữ ở nhà. Mỗi em đều có 2 loại vở rèn chữ ở nhà: vở ô ly, vở

luyện viết chữ đẹp, có như vậy các em mới có ý thức rèn luyện thường xuyên.

Lớp tôi 100% học sinh là người dân tộc Mông các em ở bán trú nên tôi
giao bài các em luyện viết trong giờ tự học buổi tối, nhờ giáo viên quản trú nhắc
nhở các em luyện viết. Có hôm tôi vẫn lên kiểm tra việc tự học ở lớp của các
em. Mỗi bài chỉ cần viết một đoạn văn ngắn, hoặc một khổ thơ… Tôi không yêu
cầu các em viết nhiều nhưng viết phải đẹp và đúng mẫu.

Ngoài ra, để giúp cho việc rèn luyện viết chữ trong lớp tôi có bảng mẫu
chữ treo ở góc học tập. Để đạt được chất lượng chữ viết, ngay từ đầu năm học.
Tôi luôn thông tin kịp thời với phụ huynh về ý thức và sự tiến bộ của học sinh
để bố mẹ các em giúp đỡ, tạo điều kiện cho con mình rèn chữ có hiệu quả hơn.

6. Tổ chức phong trào thi đua : “Rèn ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp”

Song song với việc luyện chữ, tôi còn dạy cho các em biết tiết kiệm giấy,
giữ vở sạch đẹp. Việc làm này sẽ giúp các em cẩn thận hơn trong việc rèn chữ
và giữ vở. Hướng dẫn các em sắp xếp vở ngăn nắp để vở khỏi bị quăn góc, nhàu
nát. Khi viết một số học sinh tay thường đổ mồ hôi thì giáo viên thường nhắc
học sinh đó luôn phải có giấy kê để khỏi bị nhòe.Tập cho các em tính cẩn thận
trong khi viết. Đặc biệt sau mỗi bài luyện viết, tôi tích cực nhận xét, chữa lỗi để
động viên và tuyên dương những em viết chữ tiến bộ một cách kịp thời. Không
những hướng dẫn các em viết đẹp ở vở mà còn viết đẹp ở bảng nhóm trong khi
thảo luận, tôi thường nhận xét thêm về chữ viết và cách trình bày chữ viết để các
em nắm bắt thêm và sửa chữa những lỗi sai về chữ viết mà các em còn m¾c
phải.

Hàng tuần tôi dành thời gian cho các em thi viết và trình bày một bài văn,

bài thơ. Sau khi học sinh hoàn thành bài viết tôi cho học sinh tự đánh giá lẫn
nhau, giáo viên kết hợp động viên khen thưởng kịp thời. Những bài viết đẹp
trong tuần được treo trưng bày ở bảng theo dõi thi đua của lớp nhằm khích lệ
các em phát huy hết khả năng và lòng say mê của mình để không thua bạn bè.
Việc “ Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” phải thường xuyên liên tục và xuyên suốt
trong quá trình dạy học. Các em cần được luyện tập, thực hành nhiều trong các
giờ học chính khoá và ngoại khoá.

Giáo viên phải kiên trì, tận tình, mềm dẻo nắm được đặc điểm tâm lý của
các em để kịp thời uốn nắn, giúp đỡ từng em. Khen thưởng và nhắc nhở kịp thời
để các em phấn đấu vươn lên. Ngay từ khi bắt tay vào rèn chữ cho các em tôi đã
chia nhóm em viết chữ đẹp ngồi chung một bàn với em viết chữ chưa đẹp để các
em sẽ tự rèn luyện với nhau vào các giờ học nhóm, nhóm nào tiến bộ sẽ được
cộng điểm thi đua trong tuần. Các nhóm học sinh đã làm việc rất hiệu quả. Buổi
tối các em tranh thủ cùng nhau luyện chữ viết đúng, viết đẹp để thành đôi bạn
cùng tiến, học đi đôi với hành. Kết hợp “vừa học thầy, vừa học bạn”, đưa lại kết
quả khả quan rất nhiều.

Phần 3: KẾT QUẢ

Để khẳng định tính khả thi của những biện pháp trên tôi đã tiến hành thử
nghiệm tại lớp 5A2 trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 2. Kết quả thực
nghiệm như sau:

Lớp Tổng Chất lượng bài viết


số Đầu năm Cuối năm

Viết Viết Viết sai Viết Viết Viết sai


đúng, đúng, lỗi, chưa đúng, đúng, lỗi, chưa
nhưng nhưng
viết đẹp chưa đẹp. viết đẹp chưa đẹp.
đẹp. đẹp.

S
% SL % SL % SL % SL % SL %
L

5A2 24 3 12,5 5 20,8 16 66,7 21 91,3 2 8,7 0 0

Sau một thời gian “thực nghiệm” trong năm học 2020 - 2021, cô trò
chúng tôi đã gặt hái được thành công, số bộ vở đạt loại A được tăng lên so với
đầu năm.

Phần 4: Kết luận

Trên đây là một số giải pháp nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra qua quá trình
nghiên cứu và giảng dạy ở lớp mình để rèn nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng cho
các em. Với một số giải pháp trên, tôi đã thực hiện thành công trong năm học
2020 - 2021 tại lớp học của tôi trong trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải số
2. Để các giải pháp rèn chữ viết của tôi được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn
tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của hội đồng BGK
Cuối cùng, xin được kính chúc sức khỏe đến các thầy cô trong hội đồng
BGK. Tôi xin chân thành cảm ơn!

You might also like